1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh phú yên hiện nay

27 143 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 40,98 KB

Nội dung

Phú Yên là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, với diện tích tự nhiên5.060 km2, nằm giáp ranh với vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, cùng vớinhiều lợi thế về điều kiện địa lý, tài nguyên t

Trang 1

-o0o -LÊ THỊ KIM HUỆ

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÔNG NGHIỆP HÓA,

HIỆN ĐẠI HÓA Ở TỈNH PHÚ YÊN HIỆN NAY

Ngành: CNDVBC & CNDVLS

Mã số: 62.22.03.02

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHỦ NGHĨA DUY VẬT

BIỆN CHỨNG VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2017

Trang 2

Vào lúc giờ, ngày tháng năm 2017.

Có thể tìm hiểu luận án tại:

Thư viện Trường Đại học khoa học xã hội và Nhân văn thuộc Đạihọc Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 3

1 Lê Thị Kim Huệ (2016), Những đòi hỏi cấp thiết của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đối với nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Khoa học Chính trị, ISSN 1859 – 0187, số 4/2016, tr.53 - 56.

2 Lê Thị Kim Huệ (2016), Bàn về hệ tiêu chí nước công nghiệp theo hướng hiện đại trong Văn kiện Đại hội lần thứ XII của Đảng, Tạp chí Khoa học Chính trị, ISSN 1859 - 0187, số 7/2016, tr.40 - 43.

3 Lê Thị Kim Huệ (2017), Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực đáp

ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Phú Yên hiện nay, Tạp

chí Khoa học Chính trị, ISSN 1859 - 0187, số 6/2017, tr.90 - 94

4.Lê Thị Kim Huệ (2015), Kinh nghiệm thu hút nhân tài ở một số nước và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu Tài

chính Marketing, ISSN 1859 - 3690, số 31 (số 47 bộ cũ), tháng 12/2015,tr.91 - 96

5 Lê Thị Kim Huệ (2014), Giải pháp phát triển nguồn nhân lực tỉnh Phú

Yên, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, ISSN 0866.7120, số tháng 09/2014 - số

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Mỗi quốc gia để phát triển bao giờ cũng phải tạo ra các nguồn lực cho

sự phát triển Trong bất kỳ hình thái kinh tế - xã hội nào, mặc dù trình độ vàtính chất phát triển khác nhau, nhưng các nguồn lực cho sự phát triển vẫn là

tư liệu sản xuất (đất đai, tài nguyên, máy móc thiết bị, công nghệ, tàichính ) và sức lao động Trong đó, sức lao động - nguồn nhân lực - conngười là yếu tố động nhất, là nguồn gốc của mọi của cải vật chất và của cảitinh thần trong xã hội Chính vì vậy, trong công cuộc đổi mới, đặc biệt trongthời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế,Ðảng và Nhà nước Việt Nam luôn chú trọng đến chiến lược phát triển nguồnnhân lực, xác định đây là nguồn lực quý báu nhất, có vai trò quyết định đẩymạnh quá trình phát triển

Phú Yên là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, với diện tích tự nhiên5.060 km2, nằm giáp ranh với vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, cùng vớinhiều lợi thế về điều kiện địa lý, tài nguyên thiên nhiên và truyền thống vănhóa, Phú Yên được đánh giá là một trong những tỉnh có nhiều tiềm năng đểphát triển nguồn nhân lực và đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.Tuy nhiên sau hơn 25 năm kể từ ngày tái lập tỉnh, tỉnh Phú Yên vẫn là tỉnhnghèo, có trình độ phát triển kinh tế - xã hội thấp hơn so với các tỉnh, thànhkhác trong khu vực duyên hải Nam Trung Bộ nói riêng và cả nước nói chung

Cơ cấu kinh tế tuy đã có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp,tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, nhưng sự chuyển dịch này còn diễn rachậm chạp với số lượng việc làm không có trình độ tay nghề vẫn gia tăng Đếnnăm 2015, lao động nông nghiệp vẫn còn chiếm 51,5% tổng lao động đang làmviệc trong các ngành kinh tế và còn đến 44,99 % lực lượng lao động chưa đượcqua đào tạo.1 Điều đó đã đặt ra yêu cầu cấp thiết là tỉnh Phú Yên cần được đầu

tư, phát triển nhanh chóng và đúng hướng để cất cánh cùng với các tỉnh, thànhkhác trong khu vực duyên hải Nam Trung bộ, trong đó đầu tư phát triển nguồnnhân lực là một trong những giải pháp quyết định

1 Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Yên, Báo cáo tổng hợp điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh

tế - xã hội tỉnh Phú Yên đến

năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, kèm theo Nghị quyết số 163/2015/NQ-HĐND, 2015, tr.31.

Trang 5

Trên cơ sở nhận thức một cách sâu sắc về vị trí, vai trò và ý nghĩachiến lược của việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạnhiện nay ở tỉnh Phú Yên, Tỉnh ủy Phú Yên đã ban hành, chỉ đạo mạnh mẽviệc thực hiện các chương trình hành động về phát triển nguồn nhân lực đápứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Phú Yên và đạt đượcnhững thành quả nhất định Mạng lưới cơ sở giáo dục, đào tạo tiếp tục đượcđầu tư phát triển Chất lượng giáo dục ở các cấp học được nâng cao Giáodục đại học, cao đẳng có bước phát triển về quy mô và chất lượng đào tạo.Trình độ học vấn, chuyên môn của người lao động từng bước được cải thiện.Trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được nâng lên, đápứng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới Cơ cấu lao động của tỉnh

có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng lao động trong lĩnh vực côngnghiệp và dịch vụ

Tuy nhiên, việc phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệphóa, hiện đại hóa, nhất là trên một số ngành, lĩnh vực quan trọng của tỉnh PhúYên, vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu Cơ cấu, chất lượng nguồn nhânlực còn nhiều hạn chế, bất cập Tỉ lệ lao động có trình độ chuyên môn cao,tay nghề giỏi còn ít Ngành nghề đào tạo chưa thật sự gắn kết với nhu cầu thịtrường lao động Một bộ phận lực lượng lao động trẻ được đào tạo chính quychưa có việc làm hoặc làm những việc trái với ngành, nghề, lĩnh vực đào tạo.Tình trạng vừa thừa, vừa thiếu nhân lực ở một số ngành, lĩnh vực, tổ chức kháphổ biến Một số chính sách, đề án phát triển nguồn nhân lực chậm được triểnkhai xây dựng Các chính sách đào tạo, thu hút, đãi ngộ tuy được quan tâmthực hiện nhưng kết quả còn hạn chế, bất cập; một số ít đối tượng được thuhút, bố trí công tác trái ngành đào tạo; việc giải quyết cho hưởng chế độ,chính sách thu hút, đào tạo sau đại học trong một số trường hợp chưa phùhợp Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhất là đào tạo sau đại học chưa chútrọng đúng mức các lĩnh vực, ngành mà địa phương, đơn vị đang cần Một bộphận cán bộ, công chức học những chuyên ngành không phù hợp với vị tríviệc làm, yêu cầu nhiệm vụ, có xu hướng chạy theo bằng cấp; tuy đạt chuẩntrình độ nhưng năng lực hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu công việc Một số cơ

sở liên kết đào tạo sau đại học tại tỉnh chưa chú trọng đầu vào, chất lượng đàotạo thấp…

Điều đó cho thấy, việc phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Phú Yên đang là vấn đề vô cùng cần

Trang 6

thiết, bởi vì nguồn nhân lực chính là trung tâm và chủ thể quyết định quátrình phát triển trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưngvấn đề phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Phú Yên lại còn quá nhiều hạn chế,trong khi tỉnh Phú Yên lại là địa bàn chiến lược, có nhiều lợi thế so sánh đểphát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình khoa học độc lập nào nghiêncứu một cách trực tiếp, có hệ thống về phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh PhúYên, nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa Trong bối cảnh

đó, nghiên cứu sinh nhận thấy việc nghiên cứu về “Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Phú Yên hiện nay” là thực sự cần thiết và hữu ích, cả về mặt lý luận và thực tiễn, nhằm

làm sáng tỏ những vấn đề lý luận dưới góc độ triết học xã hội về nguồn nhânlực và phát triển nguồn nhân lực, đồng thời đề xuất những giải pháp có tínhđịnh hướng cho việc phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệphóa, hiện đại hóa ở tỉnh Phú Yên hiện nay Vì vậy, nghiên cứu sinh chọn vấn

đề “Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa

ở tỉnh Phú Yên hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ triết học.

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

Thứ nhất, những công trình nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Liên quan đến chủ đề này, có thể kể đến các công trình khoa học tiêu

biểu như: Phạm Minh Hạc (chủ biên), Phát triển toàn diện con người thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001; Nguyễn Thanh, Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005; Đoàn Văn Khái, Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Nxb.

Lý luận chính trị, Hà Nội, 2005; Vũ Bá Thể, Phát huy nguồn lực con người

để công nghiệp hóa, hiện đại hóa: kinh nghiệm quốc tế và lịch sử Việt Nam, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội, 2005; Đào Quang Vinh, Phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, Luận

án tiến sĩ, Viện Kinh tế Việt Nam, Hà Nội, 2006; Nguyễn Văn Nam, Nguyễn

Văn Áng (chủ biên), Các giải pháp cơ bản gắn đào tạo với sử dụng nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Nxb Nông

nghiệp, Hà Nội, 2007; Vũ Văn Phúc, Nguyễn Duy Hùng (đồng chủ biên),

Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại

Trang 7

hóa và hội nhập quốc tế, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2012 Ở nước

ngoài, các học giả cũng có các công trình nghiên cứu về phát triển nguồn

nhân lực như: Asian Development Bank, Human resource policy and economic development: selected country studies, Manila, ADB, 1990; Jim Stewart và Graham Beaver (đồng chủ biên), Human resource development in Small Organisations - Research and practice – Phát triển nguồn nhân lực trong các tổ chức quy mô nhỏ - nghiên cứu và thực tiễn, Nxb Routledge,

British, 2004 Đây là những công trình của các nhà khoa học nghiên cứuxoay quanh vấn đề về lý luận nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực, vaitrò và sự cần thiết phát triển nguồn nhân lực, kinh nghiệm phát triển nguồnnhân lực ở một số quốc gia Từ đó, làm rõ thực trạng và đề xuất giải phápphát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ởViệt Nam hiện nay

Thứ hai, những công trình nghiên cứu về công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Về chủ đề này, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu nổi bật

như: Ngô Đình Giao (chủ biên), Suy nghĩ về công nghiệp hóa hiện đại hóa ở nước ta: một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996; Nguyễn Thế Nghĩa, Triết học với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997; Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Thế Nghĩa, Đặng Hữu Toàn (đồng chủ biên), Công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở Việt Nam – Lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002; Trần Đình Thiên (chủ biên), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam - phác thảo lộ trình, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002; Nguyễn Thanh (chủ nhiệm), Những quan niệm cơ bản về công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đặc điểm, nội dung của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, 2002; Đỗ Hoài Nam (chủ biên), Một số vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2004; Lê Cao Đoàn, Công nghiệp hóa, hiện đại hóa rút ngắn những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thế giới, Nxb Khoa học

Xã hội, Hà Nội, 2008; Nguyễn Văn Hường, Chiến lược công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và cách mạng công nghệ, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996; Đỗ Mười, Về công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997; Công nghiệp hóa Việt Nam trong thời đại châu Á

- Thái Bình Dương của Trần Văn Thọ, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh,

1997;

Trang 8

Lê Cao Đoàn, Triết lý phát triển quan hệ công nghiệp - nông nghiệp thành thị - nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2001; Vũ Hy Chương (chủ biên), Vấn đề tạo nguồn lực tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị Quốc gia,

Hà Nội, 2002; Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam của Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002; Những quan niệm khác nhau về công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đặc điểm, nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam của

Nguyễn Thanh, Nguyễn Văn Hà, Vũ Anh Tuấn, Nxb Thống kê, chi nhánh

Thành phố Hồ Chí Minh, 2004; Đỗ Hoài Nam (chủ biên), Mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa: Con đường và bước đi, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2010; Phạm Ngọc Dũng, Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp từ lý luận đến thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011; Nguyễn Đắc Hưng, Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và vấn đề đặt ra với giáo dục Việt Nam,

Nxb Quân đội Nhân dân, 2017 Nội dung của các công trình khoa học nóitrên đều xoay quanh những vấn đề lý luận về công nghiệp hóa, hiện đại hóanhư: quan niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa; mục tiêu, nhiệm vụ, bước

đi, điều kiện và biện pháp của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam; các

mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; thực trạng và phương hướng pháttriển của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay

Thứ ba, những công trình nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở cấp vùng hoặc các địa phương cụ thể.

Liên quan đến chủ đề này, đã có khá nhiều tổ chức, cá nhân tiến hànhnghiên cứu với rất nhiều công trình khoa học đã được công bố Cụ thể như:

Trương Thị Minh Sâm, Nguyễn Thế Nghĩa, Phương Ngọc Thạch, Những luận cứ khoa học của việc phát triển nguồn nhân lực công nghiệp cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2003; Bùi Thị Thanh, Phát triển nguồn nhân lực vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm

2020, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, 2005; Lê Văn Thanh, Phát triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Tây Nguyên, Luận án tiến sĩ triết học, Viện Khoa học Xã hội vùng Nam bộ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2007; Dương Anh Hoàng, Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Đà Nẵng,

Trang 9

Luận án tiến sĩ triết học, Viện Phát triển Bền vững Vùng Nam Bộ, Thành phố

Hồ Chí Minh, 2008; Lê Quang Hùng, Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Luận án tiến sĩ kinh tế, Viện Chiến lược phát triển, Hà Nội, 2012; Nguyễn Long Giao, Phát triển nguồn nhân lực

ở Thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án tiến sĩ triết học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Thành phố

Hồ Chí Minh, 2013; Nguyễn Thị Kim Nguyên, Nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng, Luận án tiến sĩ kinh tế chính trị, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc

gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2015 Điểm chung của các công trình nghiên cứu

là đều đi sâu phân tích đặc điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bànvùng hoặc các địa phương; làm rõ thực trạng và nguyên nhân phát triểnnguồn nhân lực ở các vùng, địa phương; trên cơ sở đó đề xuất các giải phápphát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở các địabàn trên

Riêng đối với đề tài phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Phú Yên, phải kể

đến công trình của tác giả Lưu Thị Xuân, Đảng bộ tỉnh Phú Yên lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 1989 - 2010, Luận văn thạc sĩ, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân

văn, Thành phố Hồ Chí Minh, 2012 Ngoài ra, năm 2010, Ủy ban Nhân dân

tỉnh Phú Yên đã phê duyệt Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Phú Yên thời kỳ 2011 - 2020 Năm 2016, Tỉnh ủy Phú Yên đã ban hành “Chương trình hành động của Tỉnh ủy về tăng cường đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đào tạo và thu hút nhân lực trình độ cao, gắn đào tạo với sử dụng” Các công

trình nêu trên đều có đề cập và phân tích về vấn đề phát triển nguồn nhân lực

ở tỉnh Phú Yên, những thành tựu đạt được, những hạn chế còn tồn tại trongphát triển nguồn nhân lực, đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực

ở tỉnh Phú Yên Tuy nhiên các công trình đó chỉ đề cập đến một cách sơ lược,

mà chưa phân tích sâu về vấn đề nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực ởtỉnh Phú Yên dưới góc độ triết học; đồng thời cũng chưa chỉ ra được nhữngđiều kiện ảnh hưởng đến quá trình phát triển nguồn nhân lực và công nghiệphóa, hiện đại hóa ở tỉnh Phú Yên; đặc điểm của quá trình phát triển nguồnnhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Phú Yên cũngnhư chưa đánh giá về thực trạng và đề ra mục tiêu, giải pháp phát triển nguồnnhân lực một cách có hệ thống và cụ thể, nhằm phát

Trang 10

triển nguồn nhân lực của tỉnh Phú Yên đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa,hiện đại hóa Trên cơ sở kế thừa thành quả của các học giả đi trước, luận án

cố gắng đi sâu vào nghiên cứu về vấn đề phát triển nguồn nhân lực tại tỉnhPhú Yên nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa mang tínhchuyên biệt và hệ thống hơn

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận án

3.1 Mục đích của luận án: Luận án tập trung nghiên cứu, làm rõ một

số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầucông nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Phú Yên Trên cơ sở đó, luận án đề xuấtmột số phương hướng và giải pháp, nhằm đẩy mạnh việc phát triển nguồnnhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Phú Yên hiệnnay

3.2 Nhiệm vụ của luận án: Để đạt được mục đích nêu trên, luận án

thực hiện những nhiệm vụ cơ bản như sau:

Thứ nhất, phân tích, làm rõ lý luận chung về nguồn nhân lực và phát

triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ởViệt Nam hiện nay

Thứ hai, trình bày và phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực

đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Phú Yên hiện nay

Thứ ba, đề xuất, luận giải một số phương hướng và giải pháp để phát

triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnhPhú Yên hiện nay

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

4.1 Cơ sở lý luận của luận án: Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ

nêu trên, luận án được tiếp cận trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin;

tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam,cùng những giá trị lý luận chung của thế giới khi nghiên cứu về nguồn nhânlực, phát triển nguồn nhân lực, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và vai trò củaphát triển nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

4.2 Phương pháp nghiên cứu của luận án: Thực hiện luận án, tác

giả căn cứ vào những quan điểm, nguyên tắc, phương pháp luận mácxít như:quan điểm khách quan, quan điểm toàn diện, quan điểm phát triển, quanđiểm lịch sử cụ thể… Đồng thời tác giả còn sử dụng các phương pháp nghiêncứu cụ thể như: phương pháp phân tích và tổng hợp, so sánh và đối chiếu,lịch sử và lôgich, thống kê xã hội học… Luận án tiếp cận dưới góc độ triết

Trang 11

học xã hội, triết học con người và căn cứ vào hoàn cảnh thực tiễn của tỉnh Phú Yên để thực hiện nghiên cứu.

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu về vấn đề phát triển nguồn

nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Phú Yên

Phạm vi nghiên cứu: Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu về phát

triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnhPhú Yên giai đoạn từ năm 2005 đến nay

6 Cái mới của luận án

Thứ nhất, luận án đã góp phần làm rõ những vấn đề lý luận chung về

nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực và vai trò của phát triển nguồnnhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Thứ hai, luận án đã phân tích, đánh giá và chỉ ra được thực trạng phát

triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnhPhú Yên hiện nay

Thứ ba, luận án đã đề xuất được một số phương hướng và giải pháp

chủ yếu, có tính khả thi nhằm phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầucông nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Phú Yên trong giai đoạn hiện nay

7 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án

7.1 Ý nghĩa khoa học: Luận án góp phần trình bày một cách có hệ

thống và sâu sắc hơn những vấn đề lý luận chung về nguồn nhân lực; pháttriển nguồn nhân lực; công nghiệp hóa, hiện đại hóa; vai trò của nguồn nhânlực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; những yêu cầu đặt ra đốivới nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đồngthời, luận án đã phân tích, làm rõ điều kiện và những đặc điểm cơ bản củaquá trình phát triển nguồn nhân lực và công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnhPhú Yên Luận án cũng đã phân tích, đánh giá đúng đắn thực trạng phát triểnnguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh PhúYên, từ đó đề xuất các giải pháp để phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêucầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Phú Yên hiện nay

7.2 Ý nghĩa thực tiễn: Nội dung và các kết quả của luận án là tài liệu

khoa học hữu ích cho việc hoạch định các chủ trương, chính sách để pháttriển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnhPhú Yên Kết quả nghiên cứu của luận án cũng có thể sử dụng làm tài liệutham khảo cho việc học tập, nghiên cứu, giảng dạy các lĩnh vực triết học, xã

Trang 12

hội học… và cho các nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn đề phát triển nguồnnhân lực nói chung và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu côngnghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Phú Yên nói riêng.

8 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,luận án được kết cấu gồm 3 chương, 6 tiết, 15 tiểu tiết

Chương 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN NHÂN LỰC, PHÁT TRIỂN

NGUỒN NHÂN LỰC VÀ VAI TRÒ CỦA NGUỒN NHÂN LỰC

TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA

1.1 QUAN ĐIỂM VỀ NGUỒN NHÂN LỰC, PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VÀ QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA

1.1.1 Quan điểm về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực

* Quan điểm về nguồn nhân lực

Khái niệm “nguồn nhân lực” (hay “nguồn lực con người”) được sửdụng từ những năm 60 của thế kỷ XX ở nhiều nước phương Tây và một sốnước châu Á Ở Việt Nam, khái niệm này được sử dụng tương đối rộng rãi kể

từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX đến nay Từ một số cách tiếp cận và kế

thừa quan điểm của các học giả đi trước, tác giả cho rằng “Nguồn nhân lực

là tổng thể số lượng và chất lượng con người với tổng hòa các tiêu chí về thể lực, trí lực và những phẩm chất đạo đức hiện có thực tế và tiềm năng của lực lượng người, mà trước hết là lực lượng lao động đang và sẵn sàng tham gia vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”.

* Quan điểm về phát triển nguồn nhân lực

Xuất phát từ hướng nghiên cứu của luận án, tác giả cho rằng để pháttriển nguồn nhân lực một cách bền vững, trước hết cần phải xem xét kháiniệm phát triển nguồn nhân lực một cách toàn diện và theo khái niệm rộng

Theo tác giả thì: “Phát triển nguồn nhân lực là quá trình tạo ra sự biến đổi

về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng của chúng để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội

Trang 13

của đất nước, của vùng Phát triển nguồn nhân lực chính là nâng cao vai trò của nguồn lực con người trong sự phát triển kinh tế - xã hội, qua đó làm gia tăng giá trị sử dụng của con người”.

1.1.2 Quan điểm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa

* Quan điểm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Ngày nay, trên phạm vi toàn thế giới, công nghiệp hóa vẫn đang đượccoi là phương hướng chủ đạo, là con đường tất yếu phải trải qua đối với cácnước đang phát triển Công nghiệp hóa trong điều kiện hiện nay bao hàmnhững nội dung của hiện đại hóa, công nghiệp hóa phải đi liền với hiện đại

hóa Từ đó, tác giả cho rằng: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa, về thực chất,

là quá trình cải biến lao động thủ công, lạc hậu thành lao động sử dụng kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, hiện đại nhằm phát triển lực lượng sản xuất, thúc đẩy hình thành cơ cấu kinh tế mới hợp lý để đạt tới năng lao động xã hội cao và đổi mới toàn diện, triệt để mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; công nghiệp hóa gắn liền với hiện đại hóa dựa trên sự phát triển của công nghiệp

và tiến bộ của khoa học - công nghệ”.

* Nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay

Nhận thức một cách sâu sắc rằng, để tiến hành công nghiệp hóa, hiện đạihóa từ xuất phát điểm là một nước nông nghiệp lạc hậu, dân số đông, lại bịchiến tranh tàn phá nhiều năm, Việt Nam phải triển khai một cách nghiêmngặt và đồng bộ những nội dung của công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong tất

cả các lĩnh vực của đời sống xã hội như: kinh tế, chính trị - xã hội, văn hóa,khoa học - công nghệ và giáo dục - đào tạo

1.2 VAI TRÒ CỦA NGUỒN NHÂN LỰC VÀ NHỮNG YÊU CẦUĐẶT RA ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG QUÁTRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

1.2.1 Vai trò của nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay

Thứ nhất, nguồn nhân lực là chủ thể khai thác và sử dụng các nguồn

lực khác trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Thứ hai, nguồn nhân lực là đối tượng của sự khai thác, sử dụng, đầu tư

và phát triển bền vững

Ngày đăng: 22/06/2018, 11:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w