1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Xây dựng con người việt nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay tt

27 295 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 294,15 KB

Nội dung

Bởi vậy, việc đẩy mạnh những nghiên cứu về xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc... 2 Vì những lý do

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Trang 2

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS Nguyễn Ngọc Hà

Phản biện 1: GS.TS Nguyễn Trọng Chuẩn

Phản biện 2: GS.TS Nguyễn Văn Huyên

Phản biện 3: PGS.TS Dương Văn Thịnh

Luận án đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Khoa học Xã hội vào hồi … giờ … phút, ngày … tháng … năm …

Trang 3

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

[1] Trần Mai Linh (2016), “Một số nội dung và tiêu chí xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội, số tháng 07(38)/2016

[2] Trần Mai Linh (2016), “Một số giải pháp nhằm xây dựng đạo đức, lối sống con người Việt Nam hiện nay đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội, số tháng 08(39)/2016

Trang 4

1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Với tư cách là chủ thể sáng tạo nền văn hóa, là mục tiêu, là động lực của sự phát triển, trải qua hàng ngàn năm lịch sử, con người luôn

là đề tài được nhiều ngành khoa học quan tâm nghiên cứu Không nằm ngoài quy luật đó, ở Việt Nam, ngày càng có nhiều những công trình nghiên cứu về con người Với xuất phát điểm thấp, để xây dựng một xã hội tiến bộ, văn minh thì tất yếu Việt Nam phải thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Điều này đã được Đảng nhận thức và thực hiện ngay từ những năm 60 của thế kỷ

XX Trước những vận hội mới, Việt Nam đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa với mục tiêu sớm đưa nước ta

cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại Việc phát huy cao độ những yếu tố nội lực chính là nhân tố quyết định thắng lợi của mục tiêu rút ngắn; mà nguồn nội lực quan trọng nhất chính là con người Vấn đề nằm ở chỗ, nguồn lực con người chỉ có thể phát huy cao độ vai trò của nó với công nghiệp hóa, hiện đại hóa khi đáp ứng được những đòi hỏi của chính sự nghiệp này

Nhận thức được điều đó, việc xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa luôn được Đảng, Nhà nước ta quan tâm thực hiện Thể chất và trí tuệ, đạo đức con người Việt Nam không ngừng được nâng cao Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được, quá trình xây dựng con người ở nước ta vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém Nó khiến con người Việt Nam chưa thực sự đáp ứng các yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa Bởi vậy, việc đẩy mạnh những nghiên cứu về xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa

là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc

Trang 5

2

Vì những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay” làm đề tài nghiên cứu trong luận án

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

c c cứu

Mục đích nghiên cứu của luận án là đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm xây dựng con người Việt Nam đáp ứng các yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3 Đố tượng nghiên cứu

Việc xây dựng những phẩm chất, năng lực, kỹ năng cho con người Việt Nam đáp ứng những đòi hỏi của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận án xem xét, đánh giá từng khía cạnh cụ thể của vấn đề xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên các mặt đạo đức, trí tuệ và thể chất Trong đó,

Trang 6

3

luận án lựa chọn khoảng thời gian từ năm 1986 đến nay để khảo sát; đặc biệt tập trung vào khoảng thời gian từ 2008 đến nay (thời gian

Việt Nam ra khỏi nhóm nước có thu nhập thấp)

44 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài

4 Cơ sở lý luận

Là những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, phát triển con người, xây dựng con người mới và quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về con người, xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa Ngoài ra, luận án có tiếp thu và sử dụng kết quả của những nghiên cứu liên quan đến đề tài

4 P ươ p áp cứu

Luận án sử dụng đồng thời các phương pháp nghiên cứu khoa học như quy nạp và diễn dịch, phân tích và tổng hợp, logic và lịch sử Để phục vụ cho phương pháp nghiên cứu chủ đạo, chúng tôi sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu cụ thể như thu thập thông tin, phân loại và xử lý thông tin, phỏng vấn định lượng, trắc nghiệm

5 Đóng góp mới của luận án

Luận án làm rõ hơn cơ sở triết học của việc xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay

Làm rõ hơn các tiêu chí cụ thể của con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Đánh giá khách quan thực trạng và nguyên nhân của những hạn chế trong xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta trong những năm gần đây

Trang 7

4

Đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng thành công những con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Luận án góp phần sâu sắc, phong phú những nhận thức lý luận về nội dung và tiêu chí xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

6 Ý ĩa t ực tiễn

Luận án góp phần làm rõ thực trạng của việc xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay cũng như bổ xung thêm một số giải pháp thiết thực nhằm xây dựng thành công những con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Luận án có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập về vấn đề con người và xây dựng con người phát triển toàn diện

7 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình khoa học

đã công bố của tác giả có liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo, mục lục, luận án gồm có 4 chương, 11 tiết

Trang 8

5

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1 Những nghiên lý luận về con người và xây dựng con người trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa

1.1.1 Những nghiên cứu làm sáng tỏ các qua ểm về con

n ười và xây dự co ười mới

Các nghiên cứu luận giải quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin

về con người và phát triển con người, gồm: “Con người và phát triển

con người trong quan niệm của C Mác và Ph Ăngghen”, Hồ Sĩ Quý

chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003;“Quan niệm của

C.Mác, Ph.Ănghen về con người và sự nghiệp giải phóng con người”, Bùi Bá Linh, Nxb Chính trị quốc gia, 2005); “Mấy tư tưởng lớn về con người trong “Bản thảo kinh tế triết học năm 1844” (Hồ Sĩ

Quý chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003)

Nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng và phát

triển con người Việt Nam có “Hồ Chí Minh về xây dựng con người

mới” do Nguyễn Huy Hoan chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà

Nội, 1995; “Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng con

người Việt Nam phát triển toàn diện” của Thành Duy, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội, 2001; hay “Văn hóa và con người Việt Nam trong

tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh”

của tác giả Hoàng Chí Bảo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006 Ngoài ra, còn có rất nhiều nghiên cứu bàn tới góc nhìn triết học

về con người của nhiều nhà khoa học khác Tiêu biểu là hai tác phẩm

của Giáo sư Trần Đức Thảo gồm “Vấn đề con người và chủ nghĩa "lý

luận không có con người"”, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Thành

phố Hồ Chí Minh, 2000 và “Sự hình thành con người”, Đại học

Trang 9

6

quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2004 Hay “Con người và phát triển con

người”, Hồ Sĩ Quý, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2007

1.1.2 Những nghiên cứu về qua ểm của Đảng Cộng sản Vi t Nam trong xây dự co ườ áp ứng yêu cầu công nghi p hóa,

hi ại hóa

Các tham luận trong “Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu

công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” do Vũ Văn

Phúc, Nguyễn Duy Hùng đồng chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia,

2012 Hay“Quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về con người, giải

phóng con người trong “Hệ tư tưởng Đức” và sự vận dụng của Đảng ta”, Cao Thu Hằng, Triết học (số 8), 2006

1.1.3 Một số nghiên cứu về công nghi p hóa, hi ại hóa ở

Vi t Nam và những tiêu chí c thể của ước công nghi p

“Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam: Lý luận và thực

tiễn”, Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Thế Nghĩa, Đặng Hữu Toàn

đồng chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002 Đỗ Quốc Sam,

“Về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt nam”, Tạp chí Cộng sản (số 11), tháng 6-2006; Nguyễn Hồng sơn, Trần Quang Tuyến, “Công

nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam: Tiêu chí và mức độ hoàn thành”, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và Chính trị Thế giới (số 5),

2014; Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Tiêu chí nước công nghiệp theo

hướng hiện đại” do Hội đồng Lý luận Trung ương và Đại học Kinh

tế quốc dân tổ chức, Hà Nội, 2015

1.1.4 Những nghiên cứu về yêu cầu của công nghi p hóa, hi n

ạ óa ối với sự nghi p xây dự co ười Vi t Nam

“Phát triển con người từ quan niệm đến chiến lược và hành động”, Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Nxb Chính

trị quốc gia, Hà Nội, 1999 “Nguồn lực con người trong quá trình

Trang 10

7

công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam”, Nxb Lý luận chính trị,

Hà Nội, 2005, Đoàn Văn Khái Hệ thống những nghiên cứu của Phạm Minh Hạc, tiêu biểu: “Về phát triển toàn diện con người thời

kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Nxb CTQG, Hà Nội, 2001

1.2 Những nghiên cứu về thực trạng xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Hệ thống các nghiên cứu của Phạm Minh Hạc, đặc biệt là “Về

phát triển toàn diện con người thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại

hóa”, Nxb Chính trị quốc gia, 2001; “Nguồn lực con người trong

quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam”, Nxb Lý luận

chính trị, Hà Nội, 2005 của Đoàn Văn Khái; Vũ Bá Thể với “Phát

huy nguồn lực con người để công nghiệp hóa, hiện đại hóa: kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam”, Nxb Lao động xã hội, 2005

Đề tài cấp Bộ “Xây dựng và phát triển con người Việt Nam trong

điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức”, Nguyễn Duy Bắc chủ nhiệm, Hà Nội, 2008 “Xây dựng con người Việt Nam”, mã số KX.04.18/06.10, Hà Nội, 2010 do Đặng

Cảnh Khanh chủ nhiệm

1.3 Những nghiên cứu về giải pháp xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn hiện nay

Có “Về phát triển toàn diện con người thời kỳ công nghiệp hóa,

hiện đại hóa”, Phạm Minh Hạc, Nxb Chính trị quốc gia, 2001 Hay

“Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Nguyễn Thanh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002; “Xây dựng và

phát triển con người Việt Nam trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức”, Nguyễn Duy Bắc chủ

Trang 11

8

nhiệm, Hà Nội, 2008; “Xây dựng con người Việt Nam”, mã số

KX.04.18/06.10, Đặng Cảnh Khanh làm chủ nhiệm, Hà Nội, 2010

1.4 Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu

Trên cơ sở kết quả của những nghiên cứu đã nêu trên, luận án sẽ tiếp tục bổ xung, làm rõ một số nội dung như sau:

Thứ nhất, làm rõ khái niệm con người và phát triển con người; khái niệm, nội dung và tiêu chí cụ thể của việc xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa;

Thứ hai, phân tích, đánh giá khách quan thực trạng xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay;

Thứ ba, luận án đề xuất một số giải pháp thiết thực nhằm xây dựng thành công những con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Chương 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 2.1 Một số quan điểm về con người và phát triển con người

Qua ể của tr ết ọc ác – Lênin

Các nhà sáng lập đi từ những phân tích sâu sắc, khoa học về con người, bản chất con người và đưa ra tư tưởng về giải phóng, phát triển con người Trong đó giá trị bao trùm lên trên hết là sự khẳng định: Con người là mục tiêu và cũng đồng thời là động lực của sự phát triển xã hội mới

Qua ể của Hồ C í Minh

Hồ Chí Minh nhận thức được rằng con người vừa là đối tượng phục vụ của cách mạng nhưng đồng thời cũng là động lực của cách mạng Bác cũng đồng thời đưa ra những tiêu chuẩn cho con người

Trang 12

9

mới, đó là những con người phát triển cân đối, hài hòa cả về tâm lực, thể lực, trí lực

3 Qua ểm của UNDP

UNDP khẳng định quan điểm mang tính triết lý của mình: Con người giữ vị trí trung tâm của sự phát triển kinh tế - xã hội Các nghiên cứu của UNDP đã làm rõ khái niệm phát triển con người trong đó có sự phân biệt rõ ràng hai khía cạnh: Một là, mở rộng các

cơ hội lựa chọn cho mọi người; hai là, nâng cao năng lực lựa chọn của con người để phát triển bản thân mình, phát triển xã hội

4 Qua ểm của Đảng Cộng sản Vi t Nam

Đảng đã xây dựng nên quan điểm hết sức nhân đạo và phù hợp với xu thế đi lên chung của thời đại: coi con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển kinh tế - xã hội Trên cơ sở đó, Đảng ta xác định tiêu chí xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay là xây dựng những con người phát triển hài hòa toàn diện cả về đạo đức, trí tuệ, thể chất

2.2 Những vấn đề cơ bản về xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa

2.2.1 Công nghi p hóa, hi ại hóa ở Vi t Nam hi n nay –

m c tiêu và nhữ ột phá chiế lược

Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam đã có những đột phá căn bản trong cả nhận thức và thực tiễn tiến hành Thứ nhất, công nghiệp hóa đã đi đôi với hiện đại hóa và gắn với phát triển kinh

tế tri thức trên cơ sở lấy khoa học và công nghệ làm nền tảng, động lực Nó góp phần nâng cao đời sống người dân nước ta Thứ hai, công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế; tạo điều kiện cho sự hình thành những phẩm chất, năng lực tiến bộ Thứ ba,

Trang 13

10

công nghiệp hóa, hiện đại hóa đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường trên cơ sở lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững

2.2.2 Nội hàm khái ni “xây dự co ườ áp ứng yêu cầu công nghi p hóa, hi ạ óa”

Trước hết, xây dựng con người đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự gắn kết mật thiết và mang tính tất yếu giữa hai nhiệm vụ xây dựng con người và công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thứ hai, xây dựng con người đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự kết hợp của hai quá trình: Một là, nâng cao mọi năng lực, phẩm chất cá nhân để tạo nên những con người phát triển toàn diện theo các yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Hai

là, mở rộng các cơ hội, điều kiện phát triển cho con người thông qua việc tạo một nền tảng thuận lợi trên mọi phương diện của đời sống

xã hội Thứ ba, xây dựng con người đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình tác động vào chính con người để con người có thể tự do phát triển và tự lo cho chính mình

2.2.3 Yêu cầu của công nghi p hóa, hi ại hóa và những nhi m v cần thực hi n trong sự nghi p xây dự co ười Vi t Nam hi n nay

2.2.3.1 Trong nâng cao năng lực thế chất

* Yêu cầu về các chỉ tiêu thể chất

- Yêu cầu cải thiện các tố chất thể lực Mục tiêu: Đối với nam 18 tuổi: Chạy tùy sức 5 phút đạt 1.050 m vào năm 2020; 1.150 m vào năm 2030 Nữ 18 tuổi tương ứng là 850 m; 1.000

- Yêu cầu cải thiện tầm vóc thân thể của thanh niên Việt Nam: Đối với nam 18 tuổi, năm 2020 chiều cao trung bình 167 cm; năm

2030 là 168,5 cm Nữ 18 tuổi, tương ứng là 156 cm và 157,5 cm

Ngày đăng: 18/05/2017, 16:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w