1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nâng cao năng lực đấu thầu thuốc của công ty cổ phần dược phẩm thiết bị y tế hà nội

137 458 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 137
Dung lượng 816,8 KB

Nội dung

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra các giải pháp và các nhóm giải pháp nhằm nângcao năng lực đấu thầu thuốc, qua đó giúp cho hoạt động kinh doanh của công ty đạthiệu quả cao hơn, đó là: - Các

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS ĐỖ THỊ HẢI HÀ

Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực

Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất cứ một công trình nào khác

Hà Nội, Ngày 18 tháng 07 năm 2016

Tác giả luận văn

Phạm Minh Tuấn

Trang 4

Tôi xin chân thành cám ơn Công ty cổ phần dược phẩm thiết bị y tế Hà Nội

đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập dữ liệu và cung cấp thông tin của luận văn

Tôi xin chân thành cám ơn các thầy, cô giáo trong Trường Đại học kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội và bạn bè đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng nhưtrong quá trình hoàn thành luận văn này

-Sau cùng, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình đã luôn tạo điều kiện tốtnhất cho tôi trong suốt quá trình học cũng như thực hiện luận văn

Mặc dù với sự nỗ lực cố gắng của bản thân, luận văn không tránh khỏinhững thiếu sót Tôi mong nhận được sự góp ý chân thành của quý Thầy, quý Cô,đồng nghiệp và bạn bè để luận văn được hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, Ngày 18 tháng 07 năm 2016

Tác giả luận văn

Phạm Minh Tuấn

Trang 5

TÓM TẮT

Trên cơ sở làm rõ cơ sở lý luận về năng lực đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tếcủa doanh nghiệp, Luận văn tiến hành phân tích và đánh giá thực trạng năng lực đấuthầu thuốc tại các cơ sở y tế của công ty Hapharco trong giai đoạn 2012-2014 Từ

đó đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế củacông ty Hapharco đến năm 2020

Luận văn đã sử dụng phương pháp nghiên cứu như sau: Xây dựng khungnghiên cứu, đưa ra quy trình nghiên cứu, thu thập số liệu và các phương pháp xử lý

số liệu gồm: Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh,phương pháp thống kê mô tả và nghiên cứu tài liệu Đồng thời luận văn cũng sửdụng phần mềm Excel và đặc biệt là công cụ phân tích SWOT để chỉ ra những điểmmạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với năng lực đấu thầu thuốc của công tyHapharco

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra các giải pháp và các nhóm giải pháp nhằm nângcao năng lực đấu thầu thuốc, qua đó giúp cho hoạt động kinh doanh của công ty đạthiệu quả cao hơn, đó là:

- Các nhóm giải pháp về thuốc dự thầu

- Các nhóm giải pháp về năng lực cung ứng

- Các nhóm giải pháp về năng lực tài chính

- Giải pháp về nâng cao kinh nghiệm và uy tín

- Các nhóm giải pháp khác, đó là: Nâng cao năng lực quản lý đối với hoạt

động đấu thầu thuốc, nâng cao năng lực xây dựng giá dự thầu thuốc

Trang 6

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT i

DANH MỤC CÁC BẢNG iii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ iv

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐẤU THẦU THUỐC TẠI CÁC CỞ SỞ Y TẾ CỦA DOANH NGHIỆP 5

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 5

1.1.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 5

1.1.1.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến đấu thầu thuốc 6

1.1.1.2 Các công trình nghiên cứu liên quan đến nâng cao năng lực đấu thầu 8

1.1.2 Các vấn đề còn tồn tại và hướng nghiên cứu 11

1.2 Cơ sở lý luận về nâng cao năng lực đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế của doanh nghiệp 12

1.2.1 Những vấn đề cơ bản về đấu thầu thuốc 12

1.2.1.1 Khái niệm về đấu thầu thuốc 12

1.2.1.2 Các hình thức lựa chọn nhà thầu trong đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế hiện nay 13

1.2.1.3 Các phương thức lựa chọn nhà thầu trong đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế 15

1.2.1.4 Vai trò của đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế 16

1.2.2 Nâng cao năng lực đấu thầu thuốc 18

1.2.2.1 Khái niệm năng lực đấu thầu thuốc 18

1.2.2.2 Các yếu tố cấu thành năng lực đấu thầu thuốc của doanh nghiệp 18

1.2.2.3 Tiêu chí đánh giá năng lực đấu thầu thuốc 24

1.2.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực đấu thầu thuốc của doanh nghiệp 26

Trang 7

1.2.2.5 Nâng cao năng lực đấu thầu thuốc của doanh nghiệp dược

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Khung nghiên cứu

2.2 Quy trình nghiên cứu

2.3 Phương pháp thu thập số liệu

2.4 Phương pháp xử lý số liệu

2.4.1 Phương pháp phân tích

2.4.2 Phương pháp tổng hợp

2.2.3 Phương pháp so sánh

2.4.4 Phương pháp thống kê mô tả và nghiên cứu tài liệu

2.5 Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu

2.6 Các công cụ được sử dụng

Chương 3: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC ĐẤU THẦU THUỐC TẠI CÁC CƠ SỞ Y TẾ CỦA CÔNG TY HAPHARCO

3.1 Giới thiệu về công ty HAPHARCO

3.1.1 Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển

3.1.2 Đôi nét về hoạt động kinh doanh và sơ đồ tổ chức của công ty Hapharco

3.1.2.1 Hoạt động kinh doanh của công ty Hapharco 3.1.2.2 Sơ đồ tổ chức của công ty Hapharco

3.2 Thực trạng đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế của công ty Hapharco giai đoạn 2012 – 2014

3.2.1 Tỷ lệ trúng thầu của công ty Hapharco tính theo số lượng gói thầu trúng thầu giai đoạn 2012-2014

3.2.2 Tỷ lệ trúng thầu của công ty Hapharco tính theo số lượng mặt hàng thuốc trúng thầu giai đoạn 2012 – 2014

3.2.3 Tỷ lệ trúng thầu của công ty Hapharco tính theo giá trị trúng thầu

3.2.4 Tỷ lệ trúng thầu của công ty Hapharco dựa theo giá trị thực hiện hợp đồng thầu

3.3 Thực trạng năng lực đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế của công ty

Trang 8

Hapharco giai đoạn 2012 - 2014 52

3.3.1 Thực trạng về thuốc dự thầu 52

3.3.2 Thực trạng về giá thuốc dự thầu 59

3.3.3 Thực trạng về năng lực cung ứng 60

3.3.4 Thực trạng về kinh nghiệm và uy tín của nhà thầu 64

3.3.5 Thực trạng về năng lực tài chính 66

3.4 Đánh giá chung về năng lực đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế của công ty Hapharco 69

3.4.1 Các cơ hội của công ty Hapharco 70

3.4.2 Các thách thức (nguy cơ) của công ty Hapharco 71

3.4.3 Các điểm mạnh của công ty Hapharco 73

3.4.4 Các điểm yếu của công ty Hapharco 74

CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐẤU THẦU THUỐC TẠI CÁC CƠ SỞ Y TẾ CỦA CÔNG TY HAPHARCO ĐẾN NĂM 2020 77

4.1 Định hướng nâng cao năng lực đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế của công ty Hapharco đến năm 2020 77

4.1.1 Dự báo tình hình đấu thầu thuốc đến năm 2020 77

4.1.2 Định hướng chiến lược trong nâng cao năng lực đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế của công ty Hapharco đến năm 2020 79

4.1.3 Định hướng các mục tiêu cần đạt được trong nâng cao năng lực đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế của công ty Hapharco đến năm 2020 80

4.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế của công ty Hapharco đến năm 2020 80

4.2.1 Phân tích ma trận SWOT nhằm xác định các chiến lược nâng cao năng lực đấu thầu thuốc của công ty Hapharco 80

4.2.2 Giải pháp về thuốc dự thầu 82

4.2.2.1 Khai thác và mở rộng quy mô thuốc dự thầu theo phương thức nhập khẩu và phân phối trực tiếp 82

Trang 9

4.2.2.2 Khai thác và mở rộng quy mô thuốc dự thầu theo phương thức là

nhà phân phối 84

4.2.2.3 Tăng cường hoạt động marketing các thuốc dự thầu 86

4.2.3 Giải pháp về năng lực cung ứng 87

4.2.3.1 Giữ vững và mở rộng quy mô cung ứng thuốc 87

4.2.3.2 Giữ vững và mở rộng phạm vi cung ứng thuốc 88

4.2.3.3 Nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng thuốc và tiến độ cung ứng thuốc 88

4.2.3.4 Xây dựng mức phí phân phối hợp lý với các nhà cung cấp 91

4.2.4 Nâng cao kinh nghiệm và uy tín của công ty Hapharco 92

4.2.5 Giải pháp về năng lực tài chính 93

4.2.6 Các giải pháp khác 96

4.2.6.1 Nâng cao năng lực quản lý đối với hoạt động đấu thầu thuốc 96

4.2.6.2 Nâng cao năng lực xây dựng giá dự thầu thuốc 97

4.3 Một số kiến nghị với nhà nước để thực hiện các giải pháp 99

4.3.1 Hoàn thiện hơn các quy định, quy chế và khung hướng dẫn đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế 99

4.3.2 Đảm bảo cập nhật thông tin liên quan tới hoạt động chấm thầu thuốc của các sở y tế, và cơ sở y tế trên trang web của Cục quản lý được kịp thời chính xác 100

4.3.3 Đảm bảo công tác thanh toán của các cơ sở y tế với nhà thầu được nhanh chóng và kịp thời hạn 100

4.3.4 Tăng cường công tác thanh tra, giám sát và xây dựng khung pháp lý chi tiết về việc xử phạt các hành vi vi phạm cho từng đối tượng cụ thể trong hoạt động đấu thầu thuốc 101

4.3.5 Xây dựng và triển khai đấu thầu thuốc qua mạng trong thời gian tới 102

KẾT LUẬN 104

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 106

Trang 10

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

9001-2008

Trang 11

17 SWOT

Trang 12

18 TPP

Trang 13

DANH MỤC CÁC BẢNG STT

Trang 14

iii

Trang 15

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ STT

Trang 16

iv

Trang 17

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của để tài

Đất nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu sắc Việt Namkhông chỉ gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) (tháng 01/2007) mà còn

là thành viên chính thức của nhiều tổ chức khác như: Hiệp hội các Quốc gia ĐôngNam Á (ASEAN), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC),Hội nghị thượng đỉnh Á-Âu (ASEM) và tham gia 08 Hiệp định Thương mại tự do(FTA) khu vực và song phương Cùng với việc góp phần xây dựng Cộng đồng kinh

tế ASEAN (AEC), Việt Nam cũng đang tích cực tham gia đàm phán 6 FTA khác,gồm Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), FTA với Liên minh châu Âu(EU), với Liên minh thuế quan Nga - Belarus - Kazakhstan, với Khối thương mại tự

do châu Âu (EFTA)

Đứng trước bối cảnh kinh tế đó, có thế nhận thấy những cơ hội lớn đang được

mở ra cho tất cả các doanh nghiệp, đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều thách thức Sựcạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước ngày càng trở nên quyết liệthơn Vì vậy, nâng cao năng lực đấu thầu hiện là vấn đề hết sức được quan tâm đốivới bất kỳ doanh nghiệp trong nước nào – Phương thức phổ biến ở nước ta cũngnhư các nước có nền kinh tế thị trường

Công ty cổ phần dược phẩm thiết bị y tế Hà Nội (viết tắt là công ty Hapharco)

là một doanh nghiệp có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinhdoanh thuốc và vật tư y tế Tuy nhiên, đứng trước bối cảnh kinh tế chung và vấn đềđấu thầu thuốc (nói riêng) đang được đăc biệt quan tâm trong 2 năm gần đây, công

ty Hapharco cũng gặp phải sức ép cạnh tranh không nhỏ

Năm 2013 và 2014 là giai đoạn đánh dấu nhiều thay đổi lớn cả về chất vàlượng trong lĩnh vực đấu thầu thuốc Cụ thể, đó là Luật đấu thầu mới số:

43/2013/QH13 (do Quốc hội thông qua ngày 26/10/2013) thay cho Luật đấu thầu cũ

số: 61/2005/QH11 (năm 2005), Thông tư mới về việc: Hướng dẫn đấu thầu mua

thuốc trong các cơ sở y tế được Bộ Y Tế và Bộ Tài chính quy định (TTLT số:

36/2013/TTLT-BYT-BTC ngày 11/11/2013) và gần đây là : Quyết định số:

Trang 18

4048/QĐ-SYT ngày 20/11/2014 của Sở Y Tế Hà Nội về việc Ban hành "Quy trìnhxây dựng danh mục thuốc đấu thầu theo hình thức tập trung" Do đó, nghiên cứu,phân tích, đánh giá và tìm giải pháp nhằm nâng cao năng lực đấu thầu thuốc là điềukhông thể thiếu với bất kỳ doanh nghiệp dƣợc nào hiện nay (bao gồm cả công tyHapharco) nếu muốn đứng vững và tiếp tục phát triển.

Bên cạnh đó, mặc dù đã có không ít đề tài nghiên cứu về lĩnh vực đấu thầunhƣng hầu hết là đấu thầu xây dựng, các công trình nghiên cứu về hoạt động đấuthầu thuốc còn khá khiêm tốn Các mảng đề tài về đấu thầu thuốc với nội dungnghiên cứu còn thiếu sự phong phú và đa dạng, chủ yếu tập trung phân tích hoạtđộng đấu thầu của chủ đầu tƣ (một hoặc một số bệnh viện hay sở y tế) Đề tàinghiên cứu về năng lực đấu thầu thuốc của doanh nghiệp gần nhƣ chƣa đƣợc quantâm hoặc ít đƣợc công bố rộng rãi

Nhƣ đã trình bày ở trên, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn tốt nghiệp này

và đảm bảo đạt yêu cầu về chất lƣợng của luận văn, tôi xin chọn đề tài: “Nâng cao năng lực đấu thầu thuốc của Công ty cổ phần dược phẩm thiết bị y tế Hà Nội”

làm luận văn ạ c sĩ chuyên ngành Quả n lý kinh tế ạ ư ờ

Câu hỏi nghiên cứu của luận văn:

Những giải pháp nào để nâng cao năng lực đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế của công ty Hapharco tính đến năm 2020?

2. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn

Trên cơ sở làm rõ cơ sở lý luận về năng lực đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tếcủa doanh nghiệp, Luận văn tiến hành phân tích và đánh giá thực trạng năng lực đấuthầu thuốc tại các cơ sở y tế của công ty Hapharco trong giai đoạn 2012-2014 Từ

đó đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế củacông ty Hapharco đến năm 2020

3. Nhiệm vụ của luận văn

- Nghiên cứu hệ thống lý luận về đấu thầu, làm rõ cơ sở lý luận về năng lực đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế của doanh nghiệp

Trang 19

- Tìm hiểu thực trạng năng lực đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế của công ty

- Đưa ra giải pháp nâng cao năng lực đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế của công ty Hapharco đến năm 2020

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu năng lực đấu thầu

thuốc tại các cơ sở y tế của doanh nghiệp

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về nội dung: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu năng lực đấu thầu thuốc tạicác cơ sở y tế (bao gồm các bệnh viện, các trung tâm y tế, các đơn vị, các tổ chứcđược phép mua sắm thuốc dưới hình thức đấu thầu thuốc nhằm phục vụ công tácphòng, khám và chữa bệnh) của doanh nghiệp (không nghiên cứu năng lực đấu thầuthuốc tại các nhà cung ứng thuốc, các hãng dược phẩm, các ngành, các nhóm hàngdược phẩm – hình thức đấu thầu lựa chọn nhà phân phối thuốc của các nhà cungứng thuốc, các hãng dược phẩm, các nhóm hàng dược phẩm)

+ Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề về năng lực đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế của công ty Hapharco

+ Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu năng lực đấu thầu thuốc tại các

cơ sở y tế từ năm 2012 đến 2014 và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực đấu thầuthuốc tại các cơ sở y tế của Công ty Hapharco đến năm 2020

5 Đóng góp của luận văn

- Về mặt lý luận:

Luận văn góp phần xây dựng hệ thống lý luận về đấu thầu, đồng thời làm rõ cơ

sở lý luận về năng lực đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế của doanh nghiệp

- Về mặt thực tiễn:

+ Trên cơ sở đánh giá thực trạng năng lực đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế củacông ty Hapharco giai đoạn 2012-2014, luận văn đề xuất một số giải pháp nâng caonăng lực đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế của công ty Hapharco đến năm 2020

+ Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, phục vụ cho việc đánh giá

Trang 20

(đặc biệt hết sức có ý nghĩa với các doanh nghiệp mới tham gia vào lĩnh vực đấuthầu thuốc), trên cơ sở đó đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp trong lĩnhvực đấu thầu thuốc, đồng thời đề xuất những giải pháp nâng cao năng lực đấu thầuthuốc cho doanh nghiệp của mình.

+ Luận văn cũng có thể sử dụng làm tư liệu tham khảo phục vụ cho việcnghiên cứu, học tập và bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ liên quan đến công tác đấuthầu thuốc của doanh nghiệp

6. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục bảng biểu, hình vẽ, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 4 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về nâng cao năng lực đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế của doanh nghiệp.

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Thực trạng năng lực đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế của công ty Hapharco

Chương 4: Định hướng và giải pháp nâng cao năng lực đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế của công ty Hapharco đến năm 2020

Trang 21

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐẤU THẦU THUỐC

TẠI CÁC CỞ SỞ Y TẾ CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

1.1.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Việt Nam đang nỗ lực phấn đấu hoàn thiện cải cách thể chế và chính sách kinh

tế để trở thành đất nước có nền kinh tế thị trường đầy đủ và hội nhập kinh tế quốc

tế sâu rộng Do đó, cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp nhà nước và doanhnghiệp tư nhân, giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài trở thành xu hướngtất yếu trong mọi lĩnh vực kinh tế xã hội Đấu thầu là một trong những phương thứccạnh tranh đảm bảo sự bình đẳng đó và là hoạt động ngày càng trờ nên phổ biến vớiquy mô không ngừng mở rộng và mức độ ngày càng quyết liệt Hoạt động đấu thầumang ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn quản lý và kinh doanh, được xem như mộtcông cụ hiệu quả nhất trong công tác mua sắm công của bất cứ một quốc gia nào và

là mô hình được áp dụng rộng rãi trong nền kinh tế phát triển Thông qua đấu thầu

sẽ giúp tiết kiệm tối đa chi phí cho ngân sách với tiêu chí: “cạnh tranh, công bằng,minh bạch và hiệu quả”

Nhận thức rõ vai trò to lớn của công tác đấu thầu, trong những năm gần đâycác văn bản pháp luật, nghị định liên quan đến vấn đề đấu thầu lần lượt được banhành với nhiều nét mới về mặt nội dung, nhiều điều chỉnh, sửa đổi và bổ sung phùhợp với tình hình thực tiễn, xu hướng phát triển và hội nhập của đất nước Cụ thể

đó là: Luật đấu thầu mới số: 43/2013/QH13 (do Quốc hội thông qua ngày

26/10/2013) thay cho Luật đấu thầu cũ số: 61/2005/QH11 (năm 2005), Nghị định

số: 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 06 năm 2014 về việc: "Quy định chi tiết thi hành

một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu" Trong đó, lĩnh vực đấu thầu

thuốc cũng được Đảng và nhà nước hết sức quan tâm Điều này được thể hiện bới

sự ra đời của các thông tư mới về việc: "Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 19 tháng 01 năm 2012 của liên

Bộ Y tế - Bộ Tài chính hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế" (TTLT

Trang 22

số: 36/2013/TTLT-BYT-BTC ngày 11/11/2013 và thông tư số 37/2013/TT-BYT

ngày 11/11/2013) và gần đây là: Quyết định số 4048/QĐ-SYT ngày 20/11/2014 của

Sở Y Tế Hà Nội về việc ban hành "Quy trình xây dựng danh mục thuốc đấu thầutheo hình thức tập trung"

Do đó, nghiên cứu về năng lực đấu thầu (trong bối cảnh kinh tế đất nước nóichung và những thay đổi, điều chỉnh trong công tác đấu thầu nói riêng) đồng thờitìm giải pháp nâng cao nâng cao năng lực đấu thầu trở thành vấn đề cấp thiết, có ýnghĩa quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp (bao gồm cả doanh nghiệp dược).Luận án đã tìm hiểu và tập hợp các nghiên cứu trước đây về đấu thầu Đến nay, đã

có không ít đề tài nghiên cứu về lĩnh vực đấu thầu nhưng chủ yếu là đấu thầu xâydựng, các công trình nghiên cứu về hoạt động đấu thầu thuốc với số lượng rất hạnchế Các mảng đề tài về đấu thầu thuốc với nội dung nghiên cứu chủ yếu tập trungphân tích hoạt động đấu thầu của một hoặc một số bệnh viện hay sở y tế Đề tàinghiên cứu về năng lực đấu thầu thuốc của doanh nghiệp gần như chưa được quantâm hoặc ít được công bố rộng rãi

1.1.1.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến đấu thầu thuốc

Công trình nghiên cứu nổi bật nhất về "đấu thầu thuốc" phải kể đến: Luận án

Tiến sĩ dược học "Nghiên cứu thực trạng đấu thầu mua thuốc bảo hiểm y tế cho các cơ sở khám, chữa bệnh công lập ở Việt Nam" của Phạm Lương Sơn được

hoàn thành vào năm 2012

Tác giả tập trung chủ yếu vào 2 mục tiêu sau:

- Thứ nhất, Phân tích thực trạng việc đấu thầu mua thuốc Bảo hiểm y tế củacác cơ sở khám, chữa bệnh công lập tại các địa phương trong năm 2010

- Thứ hai, Đánh giá các phương thức đấu thầu mua thuốc BHYT nói trên .Công trình nghiên cứu của TS Phạm Lương Sơn là công trình nghiên cứu cóvai trò quan trọng và hết sức ý nghĩa tại thời điểm bấy giờ Tác giả đã chỉ ra nhữngvấn đề bất cập trong công tác đấu thầu mua thuốc bảo hiểm y tế của các cơ sở khám,chữa bệnh công lập tại các địa phương trong năm 2010

Tuy nhiên, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của tác giả tương đối rộng, nên

Trang 23

vẫn còn nhiều vấn đề về công tác đấu thầu thuốc mà tác giả chưa thể khai thác và

đề cập một cách đầy đủ Đề xuất giải pháp của tác giả mới chỉ dừng lại ở bước kiếnnghị mà chưa đưa ra được một giải pháp cụ thể Đến nay, thực trạng đấu thầu thuốc

đã có nhiều thay đổi và chuyển biến tích cực cùng với sự ra đời, sửa đổi, bổ sung vàđiều chỉnh của các cơ quan, ban ngành về Luật đấu thầu và quy định tổ chức đấuthầu nên nghiên cứu về công tác đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế nói chung và nănglực đấu thầu thuốc nói riêng vẫn là mảng đề tài rất mới và cần được hết sức quantâm

Liên quan đến "đấu thầu thuốc" có thể kể đến: Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

dược học "Phân tích hoạt động đấu thầu thuốc tại tỉnh Nghệ An giai đoạn 2009 – 2012" cúa Hoàng Thị Khánh bảo vệ năm 2013.

Bài luận đã tập trung phân tích việc thực hiện quy trình đấu thầu thuốc tậptrung tại Sở Y Tế Nghệ An từ năm 2009 đến năm 2012 Tác giả cũng tiến hành phântích kết quả đấu thầu và giá thuốc trúng thầu của Sở Y Tế Nghệ An trong giai đoạntrên và đưa ra một số kết luận quan trọng:

- Nghệ An đã thực hiện đầy đủ các bước cơ bản của một quy trình đấu thầutrong công tác đầu thầu thuốc Kế hoạch đấu thầu thuốc hàng năm được thực hiệnkhẩn trương, đúng tiến độ

- Danh mục thuốc được xây dựng trên cơ sở phù hợp và sát với nhu cầu điềutrị

- Việc xây dựng các yêu cầu và tiêu chí xét duyệt thuốc trúng thầu trong Hồ sơmời thầu được nêu rõ ràng và chặt chẽ

- Nghệ An cũng thành công trong việc áp dụng công nghệ thông tin vào quátrình chấm thầu, đảm bảo tính chính xác, tiết kiệm thời gian và công sức trong quátrình xét thầu

Bên cạnh 2 đề tài trên, một số các công trình nghiên cứu liên quan đến "đấu thầu thuốc" cũng đã được thực hiên, cụ thể như sau:

- Nguyễn Hữu Việt, 2013 Nghiên cứu hoạt động đấu thầu thuốc tại Sở y tế

Hà Tĩnh năm 2012 Luận văn dược sĩ chuyên khoa cấp 1 Đại Học Dược Hà Nội,

Trang 24

Hà Nội.

- Nguyễn Thị Thu Hương, 2013 Phân tích hoạt động lựa chọn danh mục và mua sắm thuốc tại bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí năm 2012 Luận văn

dược sĩ chuyên khoa cấp 1 Đại Học Dược Hà Nội, Hà Nội

- Đào Phương Linh, 2010 Nghiên cứu hoạt động đấu thầu thuốc tại một

số bệnh viện Trung ương năm 2009 – 2010 Luận văn Thạc sĩ Dược học Đại Học Dược Hà Nội, Hà Nội.

- Phạm Thị Hồng Thuý, 2010 Phân tích hoạt động đấu thầu thuốc tại một

số bệnh viện trên địa bàn hai tỉnh Nghệ An và Thái Bình trong hai năm 2008 –

2009 Luận văn Thạc sĩ Dược học Đại Học Dược Hà Nội, Hà Nội.

- Dương Thùy Mai, 2009 Phân tích, đánh giá hoạt động đấu thầu thuốc ở một số bệnh viện giai đoạn 2006 - 2007 và bước đầu áp dụng tin học hỗ trợ hoạt động đấu thầu tại bệnh viện Luận văn Thạc sĩ Dược học Đại Học Dược

Hà Nội, Hà Nội.

Rõ ràng, các đề tài kể trên tập trung nghiên cứu: phân tích và đánh giá hoạtđộng đấu thầu thuốc tại một số bệnh viện hay Sở y tế trong các khoảng thời giankhác nhau (từ năm 2006 đến năm 2012) Mặc dù, mỗi một bệnh viện hay Sở y tế cónhững đặc thù riêng, cách thức các tác giả tiếp cận vấn đề có những nét khác nhautùy thuộc vào đối tượng nghiên cứu và thực trạng mỗi giai đoạn nhưng đều cóchung mục tiêu Tuy nhiên, nội dung nghiên cứu liên quan đến "đấu thầu thuốc" chưa thực sự phong phú và đa dạng như trong lĩnh vực đấu thầu xây dựng

1.1.1.2 Các công trình nghiên cứu liên quan đến nâng cao năng lực đấu thầu

Liên quan đến "nâng cao năng lực đấu thầu thuốc" của doanh nghiệp dượcchưa có công trinh nghiên cứu nào thực hiện hay được công bố rộng rãi Một số đềtài chỉ nghiên cứu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dược Nổi bất nhất là:

Phan Thị Thanh Tâm, 2012 Nghiên cứu năng lực cạnh tranh và phân tích chiến lược kinh doanh của một số doanh nghiệp dược trên thị trường Việt Nam, Luận án tiến sĩ dược học Đại học Dược Hà Nội, Hà Nôi

- Luận án của TS Phạm Thị Thanh Tâm là một công trình nghiên cứu lớn

Trang 25

Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của đề tài (bao gồm cả nghiên cứu năng lựccạnh tranh và phân tích chiến lược kinh doanh của 3 công ty dược) là quárộng Do đó, một số nội dung của luận án chưa được làm rõ Dù vậy, với hệthống lý luận phong phú về năng lực cạnh tranh và chiến lược kinh doanh,công trình nghiên cứu của TS Phạm Thị Thanh Tâm là tài liệu có giá trị thamkhảo hết sức ý nghĩa với doanh nghiệp Dược Việt Nam.

Bàn về vấn đề "nâng cao năng lực đấu thầu" có thể kể đến các công trìnhnghiên cứu liên quan đến "nâng cao năng lực đấu thầu" trong lĩnh vực xây dưng,tiêu biểu là một số đề tài sau:

Nguyễn Hà Long, 2013 Nâng cao năng lực đấu thầu xây lắp của Công ty

cổ phần Tổng công ty công trình đường sắt Luận văn thạc sĩ Kinh Doanh và quản

lý Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội

Những đóng góp chính của Luận văn:

- Tác giả đã xây dựng được khung lý thuyết nghiên cứu năng lực đấu thầu xâylắp của Công ty Cổ phần Tổng công ty Công trình Đường sắt

- Đã đánh giá thực trạng năng lực đấu thầu xây lắp của Công ty Cổ phần Tổngcông ty Công trình Đường sắt Xác định được điểm mạnh, điểm yếu về năng lựcđấu thầu xây lắp của Công ty Cổ phần Tổng công ty Công trình Đường sắt

- Đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực đấu thầu xây lắp củaCông ty Cổ phần Tổng công ty Công trình Đường sắt: Nâng cao năng lực tài chính,Nâng cao năng lực công nghệ và biện pháp thi công, Xác định giá dự thầu có tínhcạnh tranh, Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Một số giải pháp khác như: Nângcao năng lực lập hồ sơ dự thầu, Giải pháp tăng cường khả năng liên danh, liên kết

Nguyễn Trần Đức, 2013 Nâng cao năng lực đấu thầu xây lắp của Tổng công ty xây lắp dầu khí Nghệ An Luận văn thạc sĩ Kinh Doanh và quản lý Đại

học kinh tế quốc dân, Hà Nội

Những điểm nổi bật của bài luận:

- Tác giả đã đề cập một cách tổng quan các nghiên cứu có liên quan tới năng lực đấu thầu

Trang 26

- Đã phân tích những vấn đề cơ bản về đấu thầu và năng lực đấu thầu xây lắpcủa các doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam, các nhân tố ảnh hưởng tới năng lựcđấu thầu xây lắp.

- Phân tích khá đầy đủ về thực trạng đấu thầu xây lắp của công ty, các nhân tốảnh hưởng đến năng lực đấu thầu của công ty và đánh giá chung về năng lực đấuthầu của Công ty ở các mặt thành công và hạn chế, chỉ ra những nguyên nhân củacác hạn chế

- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện năng lực đấu thầu của Công ty:Giải pháp về tài chính, giải pháp nâng cao năng lực thi công cơ giới trên cơ sở sửdụng thiết bị hiện có kết hợp với đầu tư mới và thuê tài chính, Giải pháp đẩy mạnhliên doanh, liên kết trong đấu thầu để nâng cao sức mạnh cạnh tranh, Giải pháp đẩymạnh hoạt động Marketing của Tổng công ty

Hoàng Minh Hiếu, 2013 Nâng cao năng lực đấu thầu xây dựng của Công

ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng Seogwoo Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế Đại

học kinh tế quốc dân, Hà Nội

Hoàng Thị Hồng Vân, 2012 Nâng cao năng lực đấu thầu của công ty cổ phần xây dựng và thương mại Bắc Á Luận văn thạc sĩ Kinh Doanh và quản lý.

Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội

Nguyễn Hồng Liên, 2012 Nâng cao năng lực đấu thầu xây lắp các công trình truyền tải điện tại Công ty cổ phần xây lắp điện 1 Luận văn thạc sĩ Kinh

Doanh và quản lý Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội

 Nhìn chung, 5 công trình nghiên cứu nêu trên đều có chung bố cục khá chặtchẽ đó là: Khái quát về hệ thống lý luận về đấu thầu, năng lực đấu thấu; đánh giáthực trạng của doanh nghiệp, phân tích điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân củanó; từ đó đề xuất giải pháp nâng cao năng lực đấu thầu cho mỗi doanh nghiệp tùyvào từng trường hợp cụ thể và đưa ra kiến nghị Tuy nhiên, các đề tài khi bàn vềcác công trình nghiên cứu liên quan còn khá sơ sài, đặc biệt nội dung phương phápnghiên cứu sử dụng trong đề tài chưa được làm rõ, một số đề tài chưa chú trọnghoặc gần như chỉ đề cập tên các phương pháp được sử dụng trong bài luận

Trang 27

Bên cạnh những đề tài kể trên, liên quan đến "năng lực đấu thầu xây dựng"còn có thể kể đến một số đề tài sau:

 Trần Minh Thành , 2014 Hoàn thiện công tác đấu thầu xây dựng tại Công

ty TNHH MTV Vật liệu xây dựng - Xây lắp và kinh doanh nhà Đà Nẵng Luậnvăn thạc sĩ Quản trị kinh doanh Đại học kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội

 Bùi Tố Nga , 2014 Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây

dựng tại Công ty TNHH MTV quản lý và xây dựng đường bộ 248 Luận văn thạc

sĩ Quản lý kinh tế Đại học kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội

Mặc dù cả hai tác giả đã hoàn thành mục tiêu nghiên cứu của mình và các bàiluận cũng chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh hay công tác đấuthầu, tuy nhiên công trình nghiên cứu trên chưa đưa ra các tiêu chí đánh giá nănglực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng hay tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiệncông tác đấu thầu xây dựng nên hệ thống cơ sở lý luận của hai bài luận chưa chặtchẽ và thật sự phong phú

1.1.2 Các vấn đề còn tồn tại và hướng nghiên cứu

- Các công trình nghiên cứu liên quan đến "đấu thầu thuốc" còn chưa thực sự

phong phú và đa dạng Chủ yếu là các đề tài về "Phân tích, đánh giá hoạt động đấu thầu thuốc của các cơ sở y tế" trong khi các mảng đề tài về hoạt động "đấu thầu

thuốc" của doanh nghiệp dược hoặc vấn đề có tầm quan trọng to lớn như hoàn thiệncông tác "đấu thầu thuốc" trên toàn quốc, hay những bất cập còn tổn tại trong côngtác "đấu thầu thuốc" hiện nay chưa được chú ý và còn khá mới mẻ

- Các đề tài về "nâng cao năng lực đấu thầu" trong lĩnh vực xây dựng rất đượcquan tâm và được đã được tiến hành nghiên cứu khá đa dạng trên các doanh nghiệpvới quy mô lớn, vừa và nhỏ Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào về:

"nâng cao năng lực đấu thầu thuốc" của doanh nghiệp dược được thực hiện haycông bố rộng rãi Đây cũng là mảng đề tài rất đáng được lưu tâm bởi mỗi một lĩnhvực đấu thầu như: xây dựng, thuốc, công nghệ thông tin … có những đặc điểmriêng có của nó

- Như đã đề cập ở trên, giai đoạn 2013 -2014 là giai đoạn đánh dấu nhiều thay

Trang 28

đổi lớn cả về chất và lượng trong lĩnh vực đấu thầu thuốc Sự ra đời, sửa đổi, bổsung và điều chỉnh của các cơ quan, ban ngành về Luật đấu thầu và quy định tổchức đấu thầu nên nghiên cứu về công tác "đấu thầu thuốc" tại các cơ sở y tế củadoanh nghiệp cần được hết sức quan tâm và có ý nghĩa quan trọng với hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp.

Như vậy, có thể chỉ ra nhiều tồn tại và nhiều hướng nghiên cứu liên quan đến

"đấu thầu thuốc" trong giai đoạn hiện nay và tầm nhìn đến năm 2020 (do các côngtrình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực trên còn hạn chế, nội dụng nghiên cứu đượcthực hiện còn trùng lặp, chưa đa chiều) Trên đây chỉ nêu lên những tồn tại cơ bảnnhất

Vì vây, người viết mong muốn thực hiện đề tài này với mong muốn khắc phụcphần nào những tồn tại kể trên, nhằm góp phần xây dựng hệ thống lý luận về nănglực đấu thầu thuốc (các tiêu chí đánh giả và các nhân tố ảnh hướng đến năng lựcđấu thầu thuốc của doanh nghiệp dược) Từ đó, đánh giá, phân tích thực trạng và đềxuất những giải pháp khả thi có thể vận dụng thực tiễn vào hoạt động đấu thầuthuốc của Công ty cổ phần dược phẩm thiết bị y tế Hà Nội Đồng thời, tác giả cũng

hy vọng bài luận sẽ góp phần làm phong phú hơn các lĩnh vực nghiên cứu về "nângcao năng lực đấu thầu"

1.2 Cơ sở lý luận về nâng cao năng lực đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế của doanh nghiệp

1.2.1 Những vấn đề cơ bản về đấu thầu thuốc

1.2.1.1 Khái niệm về đấu thầu thuốc

a) Khái niệm đấu thầu

Đấu thầu là một hình thức cạnh tranh văn minh trong nền kinh tế thị trường pháttriển nhằm lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của chủ đầu tư Như vậy, đấu thầu rađời và tồn tại với mục tiêu nhằm thực hiện tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch để lựachọn ra nhà thầu phù hợp nhất và bảo đảm hiệu quả kinh tế của một dự án đầu tư Cùngvới sự phát triển của nền kinh tế thị trường, hoạt động đấu thầu trở thành phương thứcphổ biến hơn và quy mô ngày càng mở rộng hơn Các quy định và khung pháp lý

Trang 29

về hoạt động đấu thầu ra đời và ngày một hoàn thiện đã làm nền tảng cho hoạt độngđấu thầu ngày một trở nên phổ biến và phát triển tại Việt Nam

Đến nay, cùng với sự ra đời của Luật đấu thầu năm 2013, khái niệm về đấu thầuđược hiểu một cách rộng hơn, rõ hơn, cụ thể như sau: Đấu thầu là quá trình lựa chọnnhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn,mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự

án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảođảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế (Theo Điều 4 - Luật đấuthầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013)

Như vây, có thể hiểu: Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện gói thầu thuộc các dự án trên cơ sở bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.

b) Khái niệm đấu thầu thuốc

Căn cứ vào khái niêm đấu thầu, Đấu thầu thuốc là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung ứng thuốc trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.

Đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế là quá trình đấu thầu thuốc mà bên mời thầu

là bệnh viện, các trung tâm y tế, hoặc các đơn vị, các tổ chức được phép mua sắmthuốc dưới hình thức đấu thầu thuốc Đây là loại hình đấu thầu thuốc phổ biến tạiViệt Nam được thực hiện trong nhiều năm qua

Đấu thầu thuốc tại các nhà cung ứng thuốc, các hãng dược phẩm, các ngành,các nhóm hàng dược phẩm là quá trình đấu thầu thuốc mà bên mời thầu là nhà cungứng thuốc, các hãng dược phẩm, các ngành, các nhóm hàng dược phẩm Là quátrình lựa chọn nhà phân phối thuốc cho các chủ đầu tư trên Đây là loại hình đấuthầu thuốc khá mới và được thực hiện trong vòng một vài năm trở lại đây

1.2.1.2 Các hình thức lựa chọn nhà thầu trong đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế hiện nay

a) Đấu thầu rộng rãi

- Là hình thức lựa chọn nhà thầu được sử dụng nhiều nhất trong đấu thầu

Trang 30

- Là hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong đó không hạn chế số lượngnhà thầu, nhà đầu tư tham dự

- Đấu thầu rộng rãi được áp dụng cho các gói thầu, dự án: Mua thuốc, vật tư y

tế sử dụng vốn nhà nước; nguồn quỹ bảo hiểm y tế, nguồn thu từ dịch vụ khámbệnh, chữa bệnh và nguồn thu hợp pháp khác của cơ sở y tế công lập

- Không áp dụng cho các trường hợp được quy định cụ thể: Đấu thầu hạn chế,mua sắm trực tiếp, chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh, …

b) Mua sắm trực tiếp

- Được sử dụng tương đối phổ biến trong ngành Dược

- Mua sắm trực tiếp được các bệnh viện, các cơ sở y tế áp dụng dựa trên hợpđồng mua bán thuốc đã được ký kết của các bệnh viện, cơ sở y tế khác (với doanhnghiệp nào đó và vẫn đang còn hiệu lực) hoặc của chính cơ sở y tế đó

- Hình thức mua sắm trực tiếp tại các cơ sở y tế có những điểm cần lưu ý:

+ Gói thầu mua sắm trực tiếp thường có nội dung, tính chất tương tự và quy mô nhỏ hơn so với gói thầu đã ký hợp đồng trước đó;

+ Đơn giá của các thuốc thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp khôngđược vượt đơn giá của các thuốc tương ứng thuộc gói thầu tương tự (đã kýkết hợp đồng)

Trang 31

- Đấu thầu hạn chế được áp dụng trong trường hợp gói thầu có yêu cầu cao về

kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù mà chỉ có một số nhà thầu đáp ứng yêu cầucủa gói thầu

 Ngoài ra, còn một số hình thức lựa chọn nhà thầu khác nhưng rất it khi được sửdụng trong đấu thầu thuốc: Tổ chức tự thực hiện; Lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tưtrong trường hợp đặc biệt; Tham gia thực hiện của cộng đồng (Gói thầu do cộngđồng dân cư thực hiện)

1.2.1.3 Các phương thức lựa chọn nhà thầu trong đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế

Có 2 phương thức lựa chọn nhà thầu trong lĩnh vực đấu thầu thuốc hiện nay,

cụ thể như sau:

Phương thức 1: Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ

- Phương thức này được sử dung khi các cơ sở y tế lựa chọn nhà thầu theomột trong các hình thức: mua sắm trực tiếp, chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh vàđấu thầu hạn chế

- Bước 1: Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu, bao gồm:

- Bước 2: Tổ chức lựa chọn nhà thầu, bao gồm:

- Bước 3: Đánh giá hồ sơ dự thầu, bao gồm:

- Bước 4: Thương thảo hợp đồng

- Bước 5: Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu

- Bước 6: Hoàn thiện, ký kết hợp đồng

Phương thức 2: Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ

- Hiên tại đây là phương thức sử dụng phổ biến nhất trong đấu thầu thuốc

- Phương thức này được sử dụng khi các cở sở y tế lựa chọn nhà thầu theo

Trang 32

hình thức đấu thầu rộng rãi.

 Đặc điểm

- Nhà thầu, nhà đầu tư nộp đồng thời hồ sơ đề xuất về kỹ thuật và hồ sơ đề xuất

về tài chính riêng biệt theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu

- Việc mở thầu được tiến hành hai lần Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật sẽ được mởngay sau thời điểm đóng thầu Nhà thầu, nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹthuật sẽ được mở hồ sơ đề xuất về tài chính để đánh giá

 Quy trình thực hiện: Gồm có 7 bước:

- Bước 1: Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu

- Bước 2: Tổ chức lựa chọn nhà thầu

- Bước 3: Đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật

- Bước 4: Mở và đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính

- Bước 5: Thương thảo hợp đồng

- Bước 6: Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu

- Bước 7: Hoàn thiện, ký kết hợp đồng

1.2.1.4 Vai trò của đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế

Thực hiện công tác đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế theo đúng các nguyên tắc:cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế sẽ có những lợi ích to lớn sauđây:

a) Đối với chủ đầu tư (các bệnh viện, các cơ sở y tế)

 Đấu thầu thuốc giúp lựa chọn được các nhà thầu có khả năng đáp ứng đượcnhu cầu mua sắm thuốc của các cơ sở y tế với chi phí hợp lý nhất và đảm bảo chất lượng tốt nhất Do đó:

- Đấu thầu thuốc giúp thực hiện có hiệu quả các dự án mua sắm thuốc của các

cơ sở y tế, giúp cơ sở y tế lựa chọn được thuốc tốt nhất (phù hợp với điều kiệnnguồn ngân sách) và đảm bảo cung ứng thuốc đúng tiến độ, hạn chế đáng kểtình trạng thiếu thuốc, chậm trễ trong cung ứng thuốc

- Đấu thầu thuốc giúp các cơ sở y tế sử dụng hiệu quả và tiết kiệm nguồn ngânsách, tránh thất thoát, lãng phí ngân sách

Trang 33

Đấu thầu thuốc giúp cho các cơ sở y tế có thêm nhiều cơ hội trong việc lựa chọn thuốc nhằm phục vụ công tác phòng, khám và chữa bệnh Qua đó, nó góp phần cập nhật thông tin, nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao hiểu biết của các cơ sở y tế trong lĩnh vực dược (các loại thuốc mới với dạng bào chế mới hay tác dụng theo cơ chế mới, … từ đó, có thể có cách thức điều trị mới).

Đấu thầu thuốc là hoạt động được diễn ra hàng năm, theo đó, nó giúp cho các

cơ sở y tế ngày càng hoàn thiện hơn trong việc tổ chức hoạt động đấu thầu thuốc, hay nói cách khác nó giúp cho các cơ sơ y tế nâng cao năng lực sử dụng nguồn ngân sách và mua sắm thuốc

b) Đối với các nhà thầu (doanh nghiệp dược)

Đấu thầu tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà thầu Do đó, nótạo động lực để các nhà thầu không ngừng nâng cao năng lực đấu thầu của mình

Đấu thầu tạo cơ hội cho các nhà thầu khẳng định vị thế của mình trên thị trường, chứng minh khả năng, ưu thế của doanh nghiệp trước đối thủ cạnh tranh

Đấu thầu giúp cho các doanh nghiệp Dược Việt Nam có cơ hội giao lưu, học hỏi và hợp tác với các doanh nghiệp Dược nước ngoài trên nhiều phương diện: cách thức quản lý, chuyển giao công nghệ, định hướng nghiên cứu và phát triển sản phẩm, …

c) Đối với Nhà Nước

Cùng với những bước tiến trong việc hoàn thiện Luật đấu thầu và các quy định có liên quan, đấu thầu thuốc có vai trò to lớn như sau:

 Nâng cao chất lượng sử dụng thuốc tại các cở sở y tế, giúp cho người bệnh

sử đụng đúng, đủ và đạt hiệu quả điều trị tốt hơn (góp phần quan trọng để pháttriển ngành y tế và nguồn nhân lực của đất nước, là các nhân tố quan trọngtrong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước)

 Hạn chế tối đa lạm phát, tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách

Trang 34

của nhà nước cũng như ngân sách của các cơ sở y tế trong quá trình phục vụkhám chữa bệnh cho bệnh nhân Qua đó, góp phần quan trọng trong việc quản

lý giá thuốc trên toàn quốc, giúp ổn định giá thuốc (một trong những vấn đề rấtnóng của toàn xã hội trong nhiều năm gần đây)

 Thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp Dược (thông quacông tác đấu thầu minh bạch, công khai) qua đó góp phần thúc đẩy phát triểnngành kinh tế Dược (sản xuất, xuất nhập khẩu,…) và ngành công nghiệp Dược(lĩnh vực sản xuất, nghiên cứu,…)

 Giúp các nhà đầu tư nước ngoài, các hãng dược phẩm nước ngoài tăngcường tham gia vào thị trường Dược Việt Nam, góp phần làm phong phú hơn

và đa dạng hơn thị trường Dược Việt Nam, từ đó giúp cho ngành Dược nóiriêng và ngành y tế Việt Nam nói chung có cơ hội được tiếp cận, học hỏi và thuhẹp khoảng cách với các nước phát triền

1.2.2 Nâng cao năng lực đấu thầu thuốc

1.2.2.1 Khái niệm năng lực đấu thầu thuốc

Năng lực đấu thầu có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp tham giahoạt động đấu thầu, nó quyết định khả năng trúng thầu của mỗi nhà thầu

Trong lĩnh vực đấu thầu thuốc, do thuốc là một loại hàng hóa đặc biệt nênnăng lực đấu thầu thuốc của doanh nghiệp dược cũng có những đặc điểm riêng, cụthể có thể khải niệm như sau:

Năng lực đấu thầu thuốc là toàn bộ năng lực về tài chính, thuốc dự thầu, kinh nghiệm và uy tín của nhà thầu kết hợp với năng lực cung ứng và chiến lược giá dự thầu của nhà thầu.

1.2.2.2 Các yếu tố cấu thành năng lực đấu thầu thuốc của doanh nghiệp.

Các yếu tố cấu thành năng lực đấu thầu thuốc của doanh nghiệp là những yếu

tố hay những tiêu chí quyết định năng lực đấu thầu thuốc của một doanh nghiệpmạnh hay yếu

a) Yếu tố về thuốc dự thầu

Trong đấu thầu thuốc, ngoài việc đủ các điều kiện để tham gia dự thầu thì lựa

Trang 35

chọn thuốc dự thầu là yếu tố quyết định hàng đầu của doanh nghiệp.

Với mỗi thuốc dự thầu, sẽ bao gồm các đặc điểm hay các thông tin gắn liền với nó, cụ thể đó là:

- Chất lượng thuốc (bao gồm dây chuyền sản xuất, nguyên liệu sản xuất, công

nghệ bào chế, hạn sử dụng, tiêu chuẩn sản xuất thuốc)

- Nhóm thuốc dự thầu (thuốc biệt dược, thuốc theo tên Generic, …)

- Chi phí sản xuất hay nhập khẩu (giá sản xuất hay giá nhập khẩu)

- Thuốc được độc quyền phân phối hoặc độc quyền cung ứng (thuốc có ít đối

thủ cạnh tranh hay có nguồn cung ứng đảm bảo về chất lượng và số lượng) haykhông

- Uy tín sử dụng thuốc (thuốc đã được các cở sở y tế sử dụng và tin tưởng hay

chưa)

- Thuốc thuộc nhóm thuốc có giá thành cao (đòi hỏi năng lực tài chính của nhà

thầu lớn mạnh) hay không

- Thuốc thuộc diện ưu đãi (thuốc có chí phí sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ từ

25% trở lên) hay không

- Điều kiện bảo quản thuốc (đặc biệt với những thuốc cần điều kiện bảo quản

đặc biệt: như luôn dưới 50 C đòi hỏi nhà thầu phải có kho bảo quản lạnh riêng biệt)Các thông tin gắn liền với mỗi thuốc như đã nêu trên, nó sẽ quyết định lợi thếnhiều hay ít của thuốc đó khi tham dự thầu Khi quyết định tham dự một thuốc dựthầu, nhà thầu phải xem xét một cách toàn diện và đánh giá những lợi thế có đượccủa thuốc dự thầu đó so với các đối thủ cạnh tranh, thuốc càng có nhiều lợi thế thìkhả năng thắng thầu càng cao Điều này được thể hiện rõ trong quá trình chấm thầucủa các cơ sở y tế

Trong quá trình này, mỗi thuốc dự thầu được đánh giá và có một mức điểm tổng hợp Điểm tổng hợp quyết định việc trúng hay trượt thầu của thuốc đó Với mỗi hoạt

chất có hàm lượng và tiêu chuẩn chất lượng xác định được nêu trong hồ sơ mời thầu,

có thể có một hoặc nhiều nhà thầu tham gia dự thầu Thuốc dự thầu (đã đáp ứng được

các yêu cầu của hồ sơ mời thầu) có điểm tổng hợp cao nhất sẽ trúng thầu.

Trang 36

Rõ ràng, giá thuốc dự thầu là yếu tố quan trọng hàng đầu của bất cứ doanhnghiệp nào Nó quyết định lợi thế của doanh nghiệp trong quá trình đấu thầu, do đó

nó có tầm ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thắng thầu của doanh nghiệp

b) Yếu tố về giá dự thầu cuối cùng.

Trong đấu thầu thuốc, mỗi thuốc dự thầu có một giá dự thầu.

Giá dự thầu là giá do nhà thầu ghi trong bảng biểu giá chào thầu.

Giá dự thầu cuối cùng (giá xét thầu) là giá dự thầu của nhà thầu sau sửa lỗi,

hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có)

Với các nhà thầu chuyên nghiệp thì việc phải sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch hay

thư giảm giá là gần như không xảy ra nên giá dự thầu cuối cùng chính là giá dự thầu.

Giá dự thầu cuối cùng của mỗi thuốc đóng vai trò hết sức quan trọng đến kết

quả trúng thầu của nhà thầu

Giá dự thầu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: các chi phí để sản xuất thuốc haycác chi phí để nhập khẩu, giá kê khai, phụ thuộc vào các đối thủ cạnh tranh, chi phívận chuyển thuốc, mức lợi nhuận tối thiểu, tỷ giá tiền tệ, …

Để đưa ra mức giá dự thầu tốt cũng phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của độingũ cán bộ tham gia vào công tác đấu thầu từ khâu báo giá kế hoạch, khâu đấu thầu

và sau khi trúng thầu Điều này đòi hỏi đội ngũ cán bộ tham gia công tác đấu thầucần phải có quan hệ tốt với các cơ sở y tế, có kỹ năng thu thập thông tin tốt các sảnphẩm của đối thủ cạnh tranh, có khả năng phân tích và xây dựng giá dự thầu phùhợp

c) Yếu tố về năng lực cung ứng

Đối với các cơ sở y tế, năng lực cung ứng thuốc của doanh nghiệp được thểhiện bởi tiến độ cung ứng thuốc, chất lượng dịch vụ cung ứng, phạm vi và quy môcung ứng

Tiến độ cung ứng thuốc của doanh nghiệp được đánh giá thông qua các tiêu

chí:

- Khả năng đáp ứng các yêu cầu về phạm vi cung cấp, đúng và đủ số lượng

Trang 37

thuốc, đảm bảo chất lượng thuốc Hiện nay, đây là tiêu chí quan trọng hàng đầu trong việc đánh giá năng lực cung ứng thuốc của doanh nghiệp.

- Thời gian cung ứng thuốc hay thời gian giao hàng cho các cơ sở y tế kể từ khi đặt hàng

- Có đầy đủ các giấy tờ liên quan đến quá trình giao nhận hàng như: Phiếu kiểm nghiệm, giấy báo lô, biên bản giao nhận hàng (nếu cần),

Chất lượng dịch vụ cung ứng cũng được biểu hiện thông qua các tiêu chí sau:

- Đảm bảo thực hiện đúng điều kiện bảo quản trong suốt các quá trình: bảoquản tại kho, vận chuyển và cung ứng thuốc theo đúng yêu cầu về điều kiện bảoquản của thuốc đó

- Mức độ hài lòng của các khách hàng trong quá trình nhận đơn hàng và giao nhận hàng

- Tình hình vi phạm chất lượng thuốc trong suốt quá trình cung ứng thuốc các

cơ sở y tế

- Khả năng giải quyết và ứng phó với các tình huống khó trong quá trình cungứng thuốc: Như giao chậm hàng do nguyên nhân khách quan (thiên tai, ) và chủquan, thiếu hàng,

- Thái độ đối với khách hàng trong quá trình nhận đơn hàng và giao nhận hàng

để đảm bảo sự hài lòng của khách hàng

Phạm vi và quy mô cung ứng thuốc của doanh nghiệp được thể hiện bởi số

lượng địa bàn doanh nghiệp có khả năng cung ứng (rộng hay hẹp) và số lượng mặthàng thuốc có khả năng cung ứng (nhiều hay ít)

Năng lực cung ứng thuốc cũng là một trong những tiêu chí quan trọng trong

quá trình chấm thầu Nó ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng thắng thầu của nhàthầu Do đó, doanh nghiệp cần không ngừng hoàn thiện và nâng cao năng lực dự trù

và cung ứng thuốc trúng thầu nhằm phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu khám chữa bệnhtại các cơ sỏ y tế

Đối với các doanh nghiệp dược, các hàng dược phẩm là các nhà cung cấp (cầntìm nhà thầu phân phối thuốc cho các cơ sở y tế), thì năng lực cung ứng của nhà

Trang 38

thầu không chỉ được đánh giá qua năng lực cung ứng cho các cơ sở y tế mà cònđược đánh giá qua mức phí phân phối Mức phí này là yếu tố quan trọng hàng đầutrong sự hợp tác giữa nhà thầu và các doanh nghiệp dược, các hãng dược phẩm).Mức phí này cao hay thấp tùy vào sự thỏa thuận giữa hai bên trên cở sở căn cứ vàocông ty phân phối (nhà thầu), mặt hàng phân phối, điều kiện bảo quản, khả năngtrúng thầu cao hay thấp và quy mô trúng thầu dự đoán nhiều hay ít Mức phí này cónhiều cách tính khác nhau, nhưng phổ biến nhất là tỷ lệ phần trăm xác định (do haibên thỏa thuận) trên tổng giá trị trúng thầu các mặt hàng của nhà cung cấp (do nhàthầu thực hiện) Mức phí này càng cao thì nhà thầu càng có lợi và ngược lại Do đó,các nhà cung cấp và các nhà thầu cần đàm phán để có mức phí hợp lý.

d) Yếu tố về kinh nghiệm và uy tín của nhà thầu

Kinh nghiệm và uy tín của nhà thầu là một yếu tố quan trọng cấu thành nănglực đấu thầu thuốc của doanh nghiệp dược

Kinh nghiệm và uy tín của nhà thầu không chỉ được thể hiện qua: Số nămdoanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đấu thầu thuốc, số lượng và giá trị hợp đồngtrúng thầu thuốc mà doanh nghiệp đã thực hiện, yếu tố này còn được thể hiện qua:

- Sự hài lòng và tin cậy của các cơ sở y tế đối với doanh nghiệp trong suốt quá trình đấu thầu thuốc

- Sự chuyên nghiệp trong việc hoàn thiện hồ sơ dự thầu, cũng như các công tác chuẩn bị cho trước và sau khi đấu thầu

- Khả năng giải quyết và khắc phục những rủi ro trong công tác đấu thầu thuốcnhư: giao chậm hàng, sai đơn hàng do nhiều nguyên nhân, mua vượt số lượngtrúng thầu,…

Kinh nghiệm và uy tín của nhà thầu là yếu tố quan trọng luôn được đánh giá trong quá trình chấm thầu

Kinh nghiệm và uy tín của nhà thầu được xây dựng bởi nhiều năm nỗ lực vàphấn đấu trong lĩnh vực đấu thầu Đó là kết quả của việc thực hiện tốt tất cả cáccông đoạn trong suốt quá trình đấu thầu qua từng năm, đem lại sự hài lòng và tincậy cho các chủ đầu tư hay các cơ sở y tế Trở thành nhà thầu có bề dày kinh

Trang 39

nghiệm và uy tín lớn là mục tiêu phấn đấu của bất kỳ doanh nghiệp nào dịnh hướnghoạt động lâu dài trong lĩnh vực đấu thầu thuốc.

e) Yếu tố về năng lực tài chính

Trong bất cứ lĩnh vực đấu thầu nào, năng lực tài chính cũng chiếm vị trí quantrọng trong năng lực đấu thầu của doanh nghiệp Năng lực tài chính là điều kiện cần

có để doanh nghiệp hiện thực hóa chiến lược vạch ra trong quá trình đấu thầu thuốccủa mình, cũng như chiến lược chung của doanh nghiệp Tùy vào năng lực tàichính của mình mà doanh nghiệp phải có chiến lược phù hợp

Nâng cao năng lực đấu thầu thuốc đòi hỏi doanh nghiệp phải phát huy nănglực tài chính của mình trong lĩnh vực này, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp biết lựachọn đúng thuốc dự thầu, đề xuất giá dự thầu hợp lý, xây dựng cơ sở vật chất và hệthống cung ứng thuốc đảm bảo và hiệu quả, nhằm tạo được sự hài lòng và tin tưởngcủa chủ đầu tư cũng như đạt được lợi nhuận từ công tác đấu thầu ngày càng cao.Trong đấu thầu thuốc, năng lực tài chính của nhà thầu phải đạt được nhữngtiêu chí nhất định để đảm bảo tư cách nhà thầu dự thầu là hợp lệ:

 Doanh thu trung bình hàng năm trong 3 năm gần đây lớn hơn hoặc bằng 1,5lần tổng giá trị dự thầu

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn =

Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp cho biết một đồng nợngắn hạn được đảm bảo bằng bao nhiêu tài sản lưu động Hệ số này quá nhỏ doanhnghiệp có khả năng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán Hệ số này nhất thiết

Trang 40

phải lớn hơn 1 mới đảm bảo yêu cầu về khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp.Tuy nhiên, hệ số này không phải cảng lớn càng tốt vì nếu hệ số lớn chứng tỏ doanhnghiệp sử dụng tài sản không hiệu quả, bị ứ đọng nhiều.

Như đã trình bày ở trên, có thể nhận thấy một trong những thuận lợi của đấuthầu thuốc là yêu cầu về năng lực tài chính của nhà thầu khi tham dự thầu lâ khôngquá cao vì nhà thầu được phép chào thầu từng mặt hàng thuốc mà mình có khả năngcung ứng Do đó, nó mở ra những cơ hội nhất định cho các doanh nghiệp nhỏ muốntham gia vào lĩnh vực này

1.2.2.3 Tiêu chí đánh giá năng lực đấu thầu thuốc

Để đánh giá năng lực đấu thầu thuốc dựa trên kết quả đạt được của doanhnghiệp một cách khách quan và chính xác cần phải kết hợp các tiêu chí đánh giá vớinhau, cụ thể:

a) Số lượng gói thầu thuốc trúng thầu

Số lượng gói thầu trúng thầu là tổng số các gói thầu tham gia và có thuốctrúng thầu của doanh nghiệp trong một giai đoạn (thường tính theo hàng năm) Tiêuchí này cho ta biết khái quát tình hình kết quả dự thầu của doanh nghiệp

Số lượng gói thầu thuốc trúng thầu phản ảnh năng lực đấu thầu thuốc trênphương diện phạm vi cung ứng của doanh nghiệp (rộng hay hẹp) trong một giaiđoạn

Tuy nhiên, phải kết hợp tiêu chí này với các tiêu chí khác mới có thế đánh giákhách quan hơn năng lực đấu thầu của doanh nghiệp

b) Số lượng mặt hàng thuốc trúng thầu.

Số lượng mặt hàng thuốc trúng thầu là tổng số các mặt hàng thuốc mà doanhnghiệp cung ứng cho các cơ sở y tế, thể hiện sự phong phú và đa dạng của thuốctrong cung ứng của doanh nghiệp (không phải tổng số lượng thuốc trúng thầu)

Do đó, nó phản ánh phần nào năng lực đấu thầu thuốc trên phương diện quy

mô hoạt động (lớn hay nhỏ) của doanh nghiệp (trong lĩnh vực đấu thầu)

c) Giá trị trúng thầu thuốc

Giá trị trúng thầu thuốc của doanh nghiệp là tổng giá trị tất cả các thuốc mà

Ngày đăng: 22/06/2018, 11:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Y Tế - Bộ Tài Chính, 2013. Thông tư liên tịch số 36/2013/TTLT-BYT- BTC ngày 11/11/2013 của liên Bộ Y tế - Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 19/01/2012 của liên Bộ Y tế - Bộ Tài chính hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư liên tịch số 36/2013/TTLT-BYT-BTC ngày 11/11/2013 của liên Bộ Y tế - Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung mộtsố điều của Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 19/01/2012 của liênBộ Y tế - Bộ Tài chính hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế
2. Bộ Y Tế, 2014. Thông tư số: 31/2014/TT-BYT quy định Bảng Tiêu chuẩn đánh giá kỹ thuật hồ sơ mời thầu mua thuốc. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số: 31/2014/TT-BYT quy định Bảng Tiêu chuẩn đánh giá kỹ thuật hồ sơ mời thầu mua thuốc
3. Phan Kim Chiến và Mai Văn Bưu, 2001. Lý thuyết Quản trị kinh doanh. Hà Nội: Nhà Xuất Bản Khoa học kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý thuyết Quản trị kinh doanh
Nhà XB: Nhà Xuất Bản Khoa học kỹ thuật
4. Chính phủ Việt Nam, 2014. Nghị định số: 63/2014/NĐ-CP ngày 26/06/2014 về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số: 63/2014/NĐ-CP ngày26/06/2014 về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu
5. Nguyễn Trần Đức, 2013. Nâng cao năng lực đấu thầu xây lắp của Tổng công ty xây lắp dầu khí Nghệ An. Luận văn thạc sĩ Kinh Doanh và quản lý, Trường Đại học kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao năng lực đấu thầu xây lắp của Tổngcông ty xây lắp dầu khí Nghệ An
6. Nguyễn Thị Thu Hương, 2013. Phân tích hoạt động lựa chọn danh mục và mua sắm thuốc tại bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí năm 2012. Luận văn dược sĩ chuyên khoa cấp 1, Trường Đại Học Dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hoạt động lựa chọn danh mục vàmua sắm thuốc tại bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí năm 2012
7. Hoàng Minh Hiếu, 2013. Nâng cao năng lực đấu thầu xây dựng của Công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng Seogwoo. Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế, Trường Đại học kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao năng lực đấu thầu xây dựng của Côngty trách nhiệm hữu hạn xây dựng Seogwoo
8. Hoàng Thị Khánh, 2013. Phân tích hoạt động đấu thầu thuốc tại tỉnh Nghệ An giai đoạn 2009 – 2012. Luận văn Thạc sĩ Dược học, Trường Đại Học Dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hoạt động đấu thầu thuốc tại tỉnh NghệAn giai đoạn 2009 – 2012
9. Nguyễn Hồng Liên, 2012. Nâng cao năng lực đấu thầu xây lắp các công trình truyền tải điện tại Công ty cổ phần xây lắp điện 1 . Luận văn thạc sĩ Kinh Doanh và quản lý, Trường Đại học kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao năng lực đấu thầu xây lắp các côngtrình truyền tải điện tại Công ty cổ phần xây lắp điện 1
10. Đào Phương Linh, 2010. Nghiên cứu hoạt động đấu thầu thuốc tại một số bệnh viện Trung ương năm 2009 – 2010. Luận văn Thạc sĩ Dược học, Trường Đại Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu hoạt động đấu thầu thuốc tại một sốbệnh viện Trung ương năm 2009 – 2010
11. Nguyễn Hà Long, 2013. Nâng cao năng lực đấu thầu xây lắp của Công ty cổ phần Tổng công ty công trình đường sắt. Luận văn thạc sĩ Kinh Doanh và quản lý, Trường Đại học kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao năng lực đấu thầu xây lắp của Công tycổ phần Tổng công ty công trình đường sắt
12. Dương Thùy Mai, 2009. Phân tích, đánh giá hoạt động đấu thầu thuốc ở một số bệnh viện giai đoạn 2006 - 20007 và bước đầu áp dụng tin học hỗ trợ hoạt động đấu thầu tại bệnh viện. Luận văn Thạc sĩ Dược học, Trường Đại Học Dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích, đánh giá hoạt động đấu thầu thuốc ởmột số bệnh viện giai đoạn 2006 - 20007 và bước đầu áp dụng tin học hỗ trợ hoạtđộng đấu thầu tại bệnh viện
13. Michael Eugene Porter, 1980. Chiến lược cạnh tranh. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch Nguyễn Ngọc Toàn, 2013. Hà Nội: Nhà xuất bản trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược cạnh tranh
Nhà XB: Nhà xuất bản trẻ
14. Bùi Tố Nga , 2014. Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng tại Công ty TNHH MTV quản lý và xây dựng đường bộ 248. Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế, Trường Đại học kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xâydựng tại Công ty TNHH MTV quản lý và xây dựng đường bộ 248
16. Sở Y Tế Hà Nội, 2014. Quyết định số: 4048/QĐ-SYT ngày 20/11/2014 về việc Quy trình xây dựng danh mục thuốc đấu thầu theo hình thức tập trung. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số: 4048/QĐ-SYT ngày 20/11/2014 về việc Quy trình xây dựng danh mục thuốc đấu thầu theo hình thức tập trung
17. Phạm Lương Sơn, 2012. Nghiên cứu thực trạng đấu thầu mua thuốc bảo hiểm y tế cho các cơ sở khám, chữa bệnh công lập ở Việt Nam, Luận văn tiến sĩ dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu thực trạng đấu thầu mua thuốc bảohiểm y tế cho các cơ sở khám, chữa bệnh công lập ở Việt Nam
18. Phan Thị Thanh Tâm, 2012. Nghiên cứu năng lực cạnh tranh và phân tích chiến lược kinh doanh của một số doanh nghiệp dược trên thị trường Việt Nam Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w