1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn thạc sĩ quản trị chiến lược Phân tích năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần dược phẩm thiết bị y tế Hà Nội nhằm định hướng xây dựng chiến lược kinh doanh giai đoạn 2011-2016

87 853 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 605 KB

Nội dung

Là một doanh nghiệp với chức năng phân phối là chủyếu, Công ty đã và đang gặp phải những thách thức to lớn trong nền kinh tếthị trường với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt.Với mong muốn

Trang 1

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

PHẦN 1 TỔNG QUAN

1.1 NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRAN

1.1.1 Khái niệm cạnh tran

1.1.2 Vai trò của cạnh tran

1.1.3 Các loại hình cạnh tran

1.1.4 Các công cụ cạnh tranh chủ yếu của doanh nghiệ

1.1.5 Các phương pháp sử dụng đối với các đối tượng liên qua 1

1.1.6 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệ 1

1.2 CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆ 2

1.2.1 Khái niệm về chiến lược kinh doan 2

Trang 2

1.2.2 Vai trò của chiến lược kinh doanh trong hoạt động kinh doanh

của doanh nghiệ 2

1.2.3 Phân loại chiến lược kinh doan 3

2.4 Phân tích SWOT trong việc hình thành chiến lược kinh doan 3

1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng tới việc hình thành chiến lược kinh doan

3 1.3 SƠ LƯỢC VỀ THỊ TRƯỜNG DƯỢC PHẨ 3

1.3.1 Thi trường dược phẩm thế giớ 3

1.3.2 Đặc điểm thị trường dược phẩm Việt Na 3

1.4 ĐÔI NÉT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM - THIẾT BỊ Y TẾ HÀ NỘ 3

1.4.1 Lịch sử hình thành và phát triển 3

1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty 3

1.4.3 Thương hiệu Hapharco 3

PHẦN : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trang 3

2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 40

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 40

2.1.2 Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8/2010 đến tháng 12/2011 40

2.1.3 Địa điểm nghiên cứu 40

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 40

2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu 42

PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 43

3.1 PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HAPHARCO QUA MỘT SỐ CHỈ TIÊU 43

3.1.1 Năng lực cạnh tranh của sản phẩm 43

3.1.2 Năng lực tài chính 52

3.1.3 Nguồn nhân lực 57

3.1.4 Khách hàng 61

3.1.5 Nhà cung cấp 64

3.1.6 Đối thủ cạnh tranh 65

3.1.7 Đánh giá tổng quát năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 65

3.2 PHÂN TÍCH MA TRẬN S.W.O.T CỦA CÔNG TY HAPHARCO VÀ BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH GIAI ĐOẠN 2011 -2016 67

3.2.1 Điểm mạnh (S) 67

3.2.3 Cơ hội (O) 68

3.2.4 Thách thức (T) 68

3.2.5 Đinh hướng xây dựng chiến lược của công ty Hapharco từ 2011-2016 68

Trang 4

PHẦN 4: BÀN LUẬN 72

4.1 BÀN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY

HAPHARCO 724.2 BÀN VỀ ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI VÀ THÁCH

THỨC CỦA CÔNG TY 77

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ Ý KIẾN 78 TÀI LIÊU THAM KHẢO 81

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Cơ cấu các nhóm mặt hàng của công ty 43

Bảng 1.2: Tỷ trọng sản phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu 44

Bảng 1.3: Chất lượng trang thiết bị vật tư y tế năm 2009 45

Bảng 1.4: Chất lượng thuốc năm 2009 45

Bảng 1.5: Bảng chào giá cạnh tranh một số sản phẩm của công ty và các công ty khác 47

Bảng 1.6: Bảng thị phần của một số DN trên địa bàn Hà Nội 48

Bảng 1.7: Tỉ lệ phần trăm của các hình thức phân phối về DT năm 2009 49

Bảng 1.8: Các hoạt động xúc tiến thương mại của Hapharco năm 2009 .51

Bảng 2.1: Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp .53

Bảng 2.2 : Các chỉ tiêu đánh giá cơ cấu vốn 55

Bảng 2.3: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Hapharco 56

Bảng 3.1: Đội ngũ cán bộ quản lý và điều hành công ty 58

Bảng 3.2: Số lượng và chất lượng toàn công ty Hapharco 59

Bảng 3.3: Số lượng cán bộ được đào tạo qua các lớp 60

Bảng 3.4 : Kết quả thu hút nguồn nhân lực từ 2007- 2010 61

Bảng 3.5: Nhóm khách hàng và khả năng đáp ứng của công ty 62

Bảng 3.6: Các yếu tố khách hàng của Hapharco 63

Bảng 3.7: Nhà cung cấp chính cho công ty Hapharco năm 2009 64

Bảng 3.8: Kết quả đánh giá năng lực cạnh tranh của Hapharco 66

Trang 6

ĐẶT VẤN ĐỀ

Chính sách đổi mới mở cửa nền kinh tế, xoá bỏ cơ chế tập trung quanliêu bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường đã làm cho nền kinh tế Việt Namchuyển biến mạnh mẽ Trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá ngày càng pháttriển mạnh, sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, quyết liệt thì sự đứngvững và khẳng định vị thế của một doanh nghiệp trên thị trường là một điềucực kỳ khó khăn Bất cứ một doanh nghiệp nào khi tham gia vào hoạt độngsản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường đều phải chịu tác động của cácquy luật kinh tế khách quan, trong đó có quy luật cạnh tranh Theo quy luậtnày, mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được trên thị trường thì phảikhông ngừng nỗ lực áp dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng, giảmgiá thành sản phẩm Có như vậy, doanh nghiệp mới thu hút được khách hàngđồng thời chiến thắng được các đối thủ cạnh tranh trên thị trường Vì vậy, vấn

đề nâng cao năng lực cạnh tranh bằng các chiến lược cạnh tranh của doanhnghiệp đã trở thành một vấn đề quan trọng hàng đầu mà bất cứ doanh nghiệpnào cũng phải quan tâm

Theo đánh giá của WHO, năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệpDược Việt Nam ở cấp độ 2,5-3 trong thang phân loại 1- 4 Việt Nam ra nhậpWTO đặt ra cho doanh nghiệp dược những cơ hội và thách thức Doanhnghiệp dược thuận tiện trong việc tiếp cận các đối tác kinh doanh để hợp tácsản xuất, chuyển giao công nghệ Đồng thời doanh nghiệp dược cũng cạnhtranh với các doanh nghiệp lớn, có tiềm lực tài chính, công nghệ tốt, cạnhtranh quyết liệt ở khu vực dịch vụ trong đó có dịch vụ phân phối Doanhnghiệp lớn thôn tính mua lại, chèn ép lấy mất nhân viên

Công ty cổ phần Dược phẩm - Thiết bị y tế Hà Nội được chuyển đổi từCông ty nhà nước theo chủ trương cổ phần hoá của Chính phủ, cũng không

Trang 7

nằm ngoài quỹ đạo đó Là một doanh nghiệp với chức năng phân phối là chủyếu, Công ty đã và đang gặp phải những thách thức to lớn trong nền kinh tếthị trường với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

Với mong muốn đóng góp một phần vào xây dưng công ty ngày mộtvững mạnh, chúng tôi tiến hành đề tài:

Phân tích năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần dược phẩm thiết

bị y tế Hà Nội nhằm định hướng xây dựng chiến lược kinh doanh giai đoạn 2011-2016

Đề tài được thực hiện với 2 mục tiêu sau:

1 Phân tích một số yếu tố về năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phầndược phẩm thiết bị y tế Hà Nội

2 Đánh giá năng lực cạnh tranh và đề xuất một số chiến lược kinhdoanh của công ty CPDP TBYT Hà Nội giai đoạn 2011-2016

Trang 8

PHẦN 1 TỔNG QUAN

1.1 NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH

1.1.1 Khái niệm cạnh tranh

Cạnh tranh nói chung, cạnh tranh trong kinh tế nói riêng là một kháiniệm có nhiều cách hiểu khác nhau Khái niệm này được sử dụng cho cảphạm vi doanh nghiệp, phạm vi ngành, phạm vi quốc gia hoặc phạm vi khuvực liên quốc gia điều này chỉ khác nhau ở chỗ mục tiêu được đặt ra ở chỗquy mô doanh nghiệp hay ở quốc gia mà thôi Trong khi đối với một doanhnghiệp mục tiêu chủ yếu là tồn tại và tìm kiếm lợi nhuận trên cơ sở cạnh tranhquốc gia hay quốc tế, thì đối với một quốc gia mục tiêu là nâng cao mức sống

và phúc lợi cho nhân dân

Theo K Marx: “Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm dành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hoá để thu được lợi nhuận siêu ngạch” Nghiên cứu sâu về sản xuất

hàng hoá tư bản chủ nghĩa và cạnh tranh tư bản chủ nghĩa Marx đã phát hiện raquy luật cơ bản của cạnh tranh tư bản chủ nghĩa là quy luật điều chỉnh tỷ suất lợinhuận bình quân, và qua đó hình thành nên hệ thống giá cả thị trường Quy luậtnày dựa trên những chênh lệch giữa giá cả chi phí sản xuất và khả năng có thểbán hàng hoá dưới giá trị của nó nhưng vẫn thu được lợi nhuận

Theo từ điển kinh doanh (xuất bản năm 1992 ở Anh) thì cạnh tranh trong cơchế thị trường được định nghĩa là “Sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinhdoanh nhằm giành tài nguyên sản xuất cùng một loại hàng hoá về phía mình.”Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: Cạnh tranh là hoạt động tranh đuagiữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương gia, các nhà kinh doanhtrong nền kinh tế thị trường, bị chi phối bởi quan hệ cung cầu, nhằm giành các

Trang 9

điệu kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất Canh tranh buộc nhữngngười sản xuất và buôn bán phải cải tiến kĩ thuật, tổ chức quản lí để tăng năngsuất lao động, năng cao chất lượng hàng hoá, thay đổi mẫu mã, bao bì phùhợp với thị hiếu của khách hàng; giữ tín nhiệm; cải tiến nghiệp vụ thương mại

và dịch vụ, giảm giá thành, giữ ổn định hay giảm giá bán và tăng doanh lợi.Canh tranh đạt đỉnh cao trong sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa mà mụcđích duy Cạnh tranh nhất là lợi nhuận và trở thành quy luật vận động củakinh tế tư bản chủ nghĩa Cạnh tranh trong chế độ tư hữu dẫn tới tình trạngsản xuất với kĩ thuật hiện đại thắng thế, sản xuất với kĩ thuật lạc hậu bị loạitrừ, do vậy người sản xuất nhỏ sử dụng kĩ thuật lạc hậu bị loại trừ, do vậyngười sản xuất nhỏ sử dụng kĩ thuật lạc hậu bị phá sản hàng loạt Cạnh tranh

đã dẫn tới độc quyền nên ở nhiều nước có luật chống độc quyền Các hìnhthức cạnh tranh ngày càng đa dạng, các phương pháp và quy mô cạnh tranhngày cang mở rộng trên phạm vi quốc tế Cạnh tranh cũng tồn tại trong nềnkinh tế thị trường ở các nước xã hội chủ nghĩa Nhà nước khuyến khích sựcạnh tranh giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh nhằm đẩy nhanh tiến bộ khoahọc – kĩ thuật và cộng nghệ, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sảnphẩm, giảm giá thành, trên cơ sở đó, tăng lợi nhuận cho người sản xuất, kinhdoanh giỏi, đồng thời có lợi cho người tiêu dùng và toàn xã hội, nhưng chỉthừa nhận sự cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật, chống những hoạt độngphạm pháp đẻ ra những hệ quả tiêu cực trong xã hội

Hai nhà kinh tế học Mỹ P.A Samuelson và W.D Nordhaus trong cuốnkính tế học ( xuất bản lần thứ 12 ) cho Cạnh tranh (Competition) là sự kìnhđịch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để dành khách hàng hoặc thịtrương Hai tác giả này cho cạnh tranh đồng nghĩa với cạnh tranh hoànhảo( Perfect Competition)

Trang 10

Ba tác giả Mỹ khác là D.Begg, S.Fischer và R Dornbusch cũng chocạnh tranh là cạnh tranh hoàn hảo, các tác giả này viêt Một cạnh tranh hoànhảo là ngành trong đó mọi người đều tin rằng hành động họ không gây ảnhhưởng tới giá cả thị trường, phải có nhiều người bán và nhiều người mua.Cùng quan điểm như trên, R.S Pindyck và D.L Rubinfeld trong cuốnkinh tế học vĩ mô cho rằng: Một thị trường cạnh tranh hoàn hảo, hoàn thiện córất nhiều người mua và người bán, để cho không có người mua hoặc ngườibán duy nhất nào có ảnh hưởng có ý nghĩa đối với giá cả.

Các tác giả trong cuốn “Các vấn đề pháp lý về thể chế và chính sáchcạnh tranh kiểm soát độc quyền kinh doanh, thuộc dự án VIE/97/016 thì cho:Cạnh tranh có thể được hiểu là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp trong việcgiành một số nhân tố sản xuất hoặc khách hàng nhằm nâng cao vị thế củamình trên thị trường để đạt dược một mục tiêu kinh doanh cụ thể, ví dụ nhưlợi nhuận, doanh số hoặc thị phần Cạnh tranh trong một môi trường như vậyđồng nghĩa với ganh đua

Tác giả Nguyễn Văn Khôn trong từ điển Hán việt giải thích: “Cạnh tranh

là ganh đua hơn thua”

Ở phạm vi quốc gia, theo Uỷ ban cạnh tranh công nghiệp của Tổngthống Mỹ thì Cạnh tranh đối với một quốc gia là mức độ mà ở đó, dưới cácđiều kiện thị trường tự do và công bằng, có thể sản xuất các hàng hóa và dịch

vụ đáp ứng được các đòi hỏi của thị trường Quốc tế, đồng thời duy trì và mởrộng được thu nhập thực tế của người dân nước đó

Tại diễn đàn Liên hợp quốc trong báo cáo về cạnh tranh toàn cầu năm

2003 thì định nghĩa cạnh tranh đối với một quốc gia là khả năng của nước đóđạt được những thành quả nhanh và bền vững về mức sống, nghĩa là đạt đượccác tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao được xác định bằng các thay đổi của tồn sảnphẩm quốc nội (GDP) tính trên đầu người theo thời gian

Trang 11

Từ những định nghĩa và các cách hiểu không giống nhau trên, tác giảrút ra các điểm hội tụ chung sau đây:

- Cạnh tranh là cố gắng nhằm giành lấy phần hơn phần thắng về mìnhtrong môi trường cạnh tranh

- Để canh tranh phải có các điều kiện kiên quyết sau:

+ Phải có nhiều chủ thể cùng nhau tham gia cạnh tranh: Đó là các chủthể có cùng các mục đích, mục tiêu và kết quả phải giành giật, tức là phải có mộtđối tượng mà chủ thể cùng hướng đến chiếm đoạt Trong nền kinh tế, với chủthể cạnh tranh bên bán, đó là các loại sản phẩm tưng tự có cùng mục địch phục

vụ một loại nhu cấu của khách hàng mà các chủ thể tham gia cạnh tranh đều cóthể làm ra và được người mua chấp nhận Còn với các chủ thể cạnh tranh bênmục là giành giật được các sản phẩm theo đúng mong muốn của mình

+ Việc cạnh tranh phải được diễn ra trong một môi trường cạnh tranh cụthể, đó là các ràng buộc chung mà các chủ thể tham gia cạnh tranh phải tuânthủ Các ràng buộc này trong cạnh tranh kinh tế giữa các doanh nghiệp chính

là các đặc điểm nhu cầu về sản phẩm của khách hàng và các ràng buộc củapháp luật và thống kê kinh doanh ở trên thị trường Còn giữa người mua vớingười mục, hoặc giữa những người mua và người bán là các thoả thuận đượcthực hiện có lợi hơn cả đối với người mua

+ Cạnh tranh có thể diễn ra trong một khoản thời gian không cố địnhhoặc ngắn hoặc dài (trong suốt quá trình tồn tại và hoạt động của mỗi chủ thểtham gia cạnh tranh) Sự cạnh tranh có thể diễn ra trong khoảng thời giankhông nhất định hoặc hẹp (một tổ chức, một địa phương, một ngành) hoặcrộng (một nước, giữa các nước)

1.1.2 Vai trò của cạnh tranh

Cạnh tranh có vai trò quan trọng trong nền sản xuất hàng hoá nói riêng,trong lĩnh vực kinh tế nói chung, là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, gópphần vào sự phát triển kinh tế

Trang 12

Sự cạnh tranh buộc người sản xuất phải năng động, nhạy bén, nắm bắttốt hơn nhu cầu của người tiêu dụng, tích cực nâng cao tay nghề, thườngxuyên cải tiến kỹ thuật, áp dụng những tiến bộ, các nghiên cứu thành côngmới nhất vào trong sản xuất, trong quản lý sản xuất để nâng cao năng xuất,chất lượng và hiệu quả kinh tế, ở đâu thiếu cạnh tranh hoặc có biểu hiện độcquyền thì thường trị trệ và kém phát triển.

Cạnh tranh mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt cho người tiêu dùng Ngườisản xuất phải tìm mọi cách để làm ra sản phẩm có chất lượng hơn, đẹp hơn,

có chi phí sản xuất rẻ hơn, có tỷ lệ tri thức khoa học, công nghệ trong đó caohơn để đáp ứng với thị hiếu người tiêu dung

Cạnh tranh là tiền đề của hệ thống free-enterprise vì càng nhiều doanhnghiệp cạnh tranh với nhau thì sản phẩm hay dịch vụ cung cấp cho khách hàng

sẽ càng có chất lượng tốt hơn Nói cách khác, cạnh tranh sẽ đem đến cho kháchhàng giá trị tối ưu nhất đối với những đồng tiền mồ hôi công sức của họ

Ngoài mặt tích cực, canh tranh cũng đem lại những hệ quả không mongmuốn về mặt xã hội Nó làm thay đổi cấu trúc xã hội trên phương diện sở hữucủa cải, phân hoá mạnh mẽ giàu nghèo, có những tác động tiêu cực khi cạnhtranh không lành mạnh, dựng các thủ đoạn vi phạm pháp luật hay bất chấppháp luật Vì lý do trên cạnh tranh kinh tế bao giờ cũng phải được điều chỉnhbởi các định chế xã hội, sự can thiệp của nhà nước

Cạnh tranh cũng có những tác động tiêu cực thể hiện ở cạnh tranh khônglành mạnh như những hành động vi phạm đạo đức hay vi phạm pháp luật(buôn lậu, trốn thuế, tung tin phá hoại ) hoặc những hành vi cạnh tranh làmphân hoá giầu nghèo, tổn hại môi trường sinh thai

Trong xã hội, mỗi con người xét về tổng thể, vừa là người sản xuất đồngthời cũng là người tiêu dùng, do vậy cạnh tranh thường mang lại nhiều lợi íchhơn cho mọi người và cho cộng đồng, xã hội

Trang 13

1.1.3 Các loại hình cạnh tranh

Dựa trên các tiêu thức khác nhau người ta phân thành nhiều loại hìnhcạnh tranh khác nhau

- Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường:

Cạnh tranh giữa người bán và người mua: Người bán muốn bán hàng

hoá của mình với giá cao nhất, còn người mua muốn mua với giá thấp nhất.Giá cả cuối cùng được hình thành sau quá trình thương lượng giữa hai bên

Cạnh tranh giữa những người bán: Là cuộc cạnh tranh nhằm giành giật

khách hàng và thị trường, kết quả là giá cả giảm xuống và có lợi cho ngườimua Trong cuộc cạnh tranh này, doanh nghiệp nào tỏ ra đuối sức, không chịuđược sức ép sẽ phải rút lui khỏi thị trường, nhường thị phấn của mình cho đốithủ mạnh hơn

- Căn cứ theo phạm vi ngành kinh tế

Cạnh tranh trong nội bộ ngành là cuộc cạnh tranh giữa các doanh

nghiệp tròng cùng một ngành, cùng sản xuất ra một loại hàng hoá hoặc dịch

vụ Kết quả của cạnh tranh này là làm cho kỹ thuật phát triển

Cạnh tranh giữa các ngành là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp

trong các ngành kinh tế với nhau nhằm thu được lợi nhuận cao nhất Trongquá trình này có sự phân bố vốn đầu tư một cách tự nhiên giữa các ngành, kếtquả hình là hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quận

- Căn cứ vào mức độ, tính chất của cạnh tranh trên thị trường

Cạnh tranh hoàn hảo (Perfect Competition): Là hình thức cạnh tranh

giữa nhiều người bán trên thị trường, trong đó không người nào có đủ ưu thếkhống chế giá cả trên thị trường Các sản phẩm bán ra đều được người mua làđồng thức, tức là không khác nhau về quy cách, phẩm chất mẫu mã Để chiếnthắng trong cuộc cạnh tranh các doanh nghiệp buộc phải tìm cách giảm chiphí, hạ giá thành hoặc làm khác biệt hoá sản phẩm của mình so với đối thủ

cạnh tranh.

Trang 14

Canh tranh không hoàn hảo (Imperfect Competition: Là hình thức cạnh

tranh giữa người bán có sản phẩm không đồng nhất với nhau Mỗi sản phẩmđều mang hình ảnh hay uy tín khác nhau cho nên để giành được ưu thế trongcạnh tranh, người bán phải sử dụng các công cụ hỗ trợ bán như: Quáng cáo,khuyến mại, cung cấp dịch vụ, ưu đãi giá cả, đây là loại hình cạnh tranh phổbiến trong giai đoạn hiện nay

Canh tranh độc quyền (Monopolistic Competition): Trên thị trường chỉ

có một hặc một số ít người bán một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó, giá cá củasản phẩm hoặc dịch vụ đó trên thị trường sẽ do họ quyết định không phụthuộc vào quan hệ cung cầu

- Căn cứ vào thủ đoạn sử dụng trong cạnh tranh:

Cạnh tranh lành mạnh: Là cạnh tranh đúng luật pháp, phù hợp với

chuẩn mực xã hội và được xã hội thưa nhận, nó thường diễn ra sòng phản,công bằng và công khai

Canh tranh không lành mạnh: Là cạnh tranh dựa vào kẽ hở của pháp

luật, trái với chuẩn mực xã hội và bị xã hội lên án( như trốn thuế, buôn lậu,móc ngoặc, khủng bố…)

1.1.4 Các công cụ cạnh tranh chủ yếu của doanh nghiệp

Sự cạnh tranh gay gắt nhất luôn là cuộc cạnh tranh giữa các doanhnghiệp cùng sản xuất, cùng cung ứng một loại hàng hoá hay dịch vụ Do vậycác công cụ cạnh tranh ở đây chủ yếu xem xét theo các doanh nghiệp trongcùng một ngành

Giá cả: Giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá sản phẩm mà người bán

có thể dự tính nhận được từ người mua thông qua sự trao đổi giữa các sảnphẩm đó trên thị trường giá cả phụ thuộc vào các yếu tố sau:

- Các yếu tố kiểm soát được: Đó là chi phí sản xuất, chi phí bán hàng,chi phí lưu thông, chi phí hỗ trợ và tiếp xúc bán hàng

Trang 15

- Các yếu tố không thể kiểm soát được : Đó là quan hệ cung cầu trên thịtrường, cạnh tranh trên thị trường, sự điều tiết của nhà nước.

Giả cả được sử dụng làm công cụ cạnh tranh thông qua các chính sáchđịnh giá bán sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường, một doanh nghiệp cóthể có các cách chính sách đinh giá sau:

- Chính sách định giá thấp: Đây là cách định giá bán thấp hơn mức giá thịtrường Chính sách định giá thấp có thể hướng vào các mục tiêu khác nhâu, tuỷtheo tình hình sản xuất và thị trường và được chia ra các cách khác nhau

+ Định giá thấp hơn so với thị trường nhưng cao hơn giá trị sản phẩm,doanh nghiệp chấp nhận mức lãi thấp Nó được ứng dụng trong trường hợpsản phẩm mới xâm nhập thị trường, cần bán hàng nhanh với khối lượng lớn,hoặc dụng giá để cạnh tranh với các đối thủ

+ Định giá bán thấp hơn giá thị trường và cũng thấp hơn giá trị sảnphẩm: Doanh nghiệp bị lỗ Cách này được áp dụng trong trường hợp bán hàngtrong thời kỳ khai trương hoăc muốn bán nhanh để thu hồi vốn (tương tự bánphá giá)

+ Doanh nghiệp hoạt động trong thị trường độc quyền, áp dụng giá cao(giá độc quyền) để thu lợi nhuận độc quyền

+ Sản phẩm thuộc loại cao cấp, hoặc sản phẩm có chất lượng đặc biệtphù hợp với người tiêu dùng thuộc tầng lớp thượng lưu

Trang 16

+ Sản phẩm thuộc loại không khuyến khích người tiêu dùng mua, ápdụng giá bán cao để thúc đẩy họ tìm sản phẩm thay thế

- Chính sánh ổn định giá bán:

Tức là giữ nguyên giá bán theo thời ký và địa điểm Chính sách này giúpdoanh nghiệp xâm nhập, giữ vững và mở rộng thị trường

- Chính sách định giá theo giá thị trường:

Đây là cách định giá phổ biến của các doanh nghiệp hiện nay tức là giábán sản phẩm xoay quanh mức giá thị trường của sản phẩm đó Ở đây dokhông sử dụng yếu tố giá làm đòn bẩy kích thích người tiêu dùng nên để tiêuthụ được sản phẩm, doanh nghiệp tăng cường công tác tiếp thị thực hiệnnghiêm ngặt các biện pháp giảm chi phí sản xuất kinh doanh

- Chính sách giá phân biệt:

Với cùng một loại sản phẩm nhưng doanh nghiệp định ra nhiều mức giákhác nhau dựa theo nhiều tiêu thức khác hau:

+ Phân biệt theo lượng mua: Mua khối lượng nhiều hoặc giảm giá hoặchưởng chiết khấu

+ Phân biệt theo chất lượng: Các loại chất lượng có mức giá khác nhauphục vụ cho các nhóm đối tượng khác nhau

+ Phân biệt theo phương thức thanh toán: Tại thời điểm khác nhau, giá

cả khác nhau

- Chính sách bán phá giá:

+ Định mức giá bán thấp hơn hẳn giá thị trường và thấp hơn cả giá thànhsản xuất Mục tiêu của bán giá là tối thiểu hoá rủi ro hay thua lỗ hoặc để tiêudiệt đối thủ cạnh tranh Muốn đạt được mục tiêu này đòi hỏi doanh nghiệpphải có tiềm lực về tài chính, về khoa học công nghệ, sản phẩm đó có uy tíntrên thị trường Bán phá giá chủ yếu nên áp dụng khi sản phẩm bị tồn đọngqua nhiều, bị cạnh tranh gay gắt, lạc hậu không phù hợp với nhu cầu tiêudùng, sản phẩm mang tính thời vụ, dễ hư hỏng, càng để lâu càng bị lỗ lớn

Trang 17

Ngày nay cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội mức sống củangười dân không ngừng nâng cao, giá cả không còn là công cụ cạnh tranhquan trọng của doanh nghiệp nữa nhưng nếu doanh nghiệp biết kết hợp công

cụ giá với các công cụ khác thì kết quả thu được sẽ rất to lớn

Chất lượng sản phẩm và đặc tính sản phẩm: Chất lượng sản phẩm trở

thành một công cụ quan trọng của các doanh nghiệp trên thị trường Chấtlượng sản phẩm càng cao tức là mức đọ thoả mãn nhu cầu càng cao, dẫn tớiđẩy mạnh tốc độ tiêu thu, tăng khả năng thằng thế trong cạnh tranh của doanhnghiệp Trong điều kiện hiện nay, mức sống của người dân ngày càng đượcnâng cao, tức là nhu cầu có khả năng thanh toán của người tiêu dùng tăng lênthì sự canh tranh bằng giá cả đã và sẽ có xu hướng cho sự cạnh tranh bằngchất lượng

Chất lượng sản phẩm là tập hợp các thuộc tính sản phẩm trong điều kiệnnhất định về kinh tế kỹ thuật Chất lượng là một chỉ tiêu tổng hợp thể hiện ởnhiều mặt khác nhau tính cơ lý hoá đúng như các chỉ tiêu quy định , hìnhdạng màu sắc hấp dẫn Với mỗi loại sản phẩm khác nhau, tuy nhiên vấn đềđặt ra là doanh nghiệp phải luôn luôn giữ vững và không ngừng năng cao chấtlượng sản phẩm Đó là điều kiện không thể thiếu nếu doanh nghiệp muốngiành được thắng lợi trong cạnh tranh, nói một cách khác chất lượng sảnphẩm là vấn đề sồng còn đối với doanh nghiệp Khi chất lượng không cònđược đảm bảo, không thoả mãn nhu cầu khách hàng thì ngay lập tức kháchhàng sẽ rời bỏ doanh nghiệp

Năng cao chất lượng sản phẩm có ý nghĩa hết sức quan trọng đối vớiviệc tăng khả năng cạnh tranh thể hiện trên các giác độ:

- Chất lượng sản phẩm tăng lên sẽ thu hút được khách hàng tăng đượckhối doanh thu, tăng lợi nhuận, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu mà doanhnghiệp đã đề ra

Trang 18

- Nâng cao chất lượng sản phẩm có nghĩa là nâng cao hiệu quả sản xuấtkinh doanh.

Hệ thống kênh phân phối: Đối với mỗi doanh nghiệp hoạt động trong

cơ chế thị trường, sản xuất tốt chưa đủ để khẳng định khả năng tồn tại và pháttriển của mình, mà còn phải biết tổ chức mạng lướt bán hàng, đó là tập hợpcác kênh đưa sản phẩm hàng hoá từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng sảnphẩm ấy Bên cạnh đó, để thúc đẩy quá trình bán hàng doanh nghiệp có thểtiến hành một loạt các hoạt động hỗ trợ như: Tiếp thị, quảng cáo, yểm trợ bánhàng, tổ chức hội nghị khách hàng, tham gia các tổ chức liên kết kinh tế Ngày nay, nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm đóng vai trị vô cùng quan trọng, thậmtrí quyết định đến sự còn của doanh nghiệp trên thị trường bởi vì nó tác độngđến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên các khía cạnh sau:

- Tăng khả năng tiêu thụ hàng hoá thông qua việc thu hút sự quan tâmcủa khách hàng tới sản phẩm của doanh nghiệp

- Cải thiện vị trí hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường ( thươnghiệu, chữ tín của doanh nghiệp)

- Mở rộng quan hệ làm ăn với các đối tác trên thị trường, phối hợp vớicác chủ thể trong việc chi phối thị trường, chống hàng giả

Doanh nghiệp chọn các kênh phân phối, lựa chọn thị trường, nghiên cứuthị trường và lựa chọn kênh phân phối để sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụnhanh chóng, hợp lý và đạt được hiệu quả cao Chính sách phân phối sảnphẩm đạt được các mục tiêu giải phóng nhanh chóng lượng hàng tiêu thụ,tăng nhanh vòng quay của vốn thúc đẩy sản xuất nhờ vậy tăng nhanh khảnăng cạnh tranh của doanh nghiệp

Các công cụ cạnh tranh khác

Dịch vụ sau bán hàng

Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với sản phẩm của mình không phảichấm dứt sau khi giao hàng và nhận tiền của khách hàng bởi vì có một nguyên

Trang 19

tắc chung là " Ai sản xuất thì người đó phục vụ kỹ thuật Tốt hơn nữa là chuẩn bịcho việc phục vụ kỹ thuật sớm hơn việc cung cấp sản phẩm đó ra thị trường.Doanh nghiệp sẽ bán được nhiều sản phẩm nếu khách hàng cảm thấy yên tâmrằng sản phẩm đó đảm bảo chất lượng ngay cả khi quan hệ mua bán đã chấmdứt Dịch vụ sau bán hàng thường áp dụng đối với trường hợp sau:

+ Sản phẩm mang tính kỹ thuật cao

+ Đơn giá sản phẩm cao

+ Sản phẩm được bán đơn chiếc

+ Người mua không am hiểu tính năng và cách sử dụng của sản phẩm+ Sản phẩm chiếm lĩnh thị trường nhiều

Nội dung của dịch vụ sau bán hàng gồm:

+ Cam kết thu lại sản phẩm và hoàn trả tiền lại cho khách hàng hoặc đổilại hàng nếu sản phẩm không đúng với thoả thuận ban đầu hoặc không thoảmãn nhu cầu của họ

+ Cam kết bảo hành trong thời gian nhất định

+ Cung cấp các dịch vụ bảo dưỡng kỹ thuật cho các sản phẩm có tuổithọ dài

Phương thức thanh toán

Phương thức thanh toán cũng là một công cụ cạnh tranh được nhiều doanhnghiệp sử dụng Phương thức thanh toán ngọn nhẹ, rườm rà hay chậm trễ ảnhhưởng đến công tác tiêu thụ và do đó ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ và do đóảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường

Vận dụng yếu tố thời gian

Những thay đổi nhanh chóng của khoa học công nghệ làm thay đổinhanh chóng cách nghĩ, cách làm việc của con người, tạo thời cơ cho mỗingười, mỗi đất nước tiến nhành về phía trước Đối với các doanh nghiệp yếu

tố quyết định trong chiến lược kinh doanh hiện tại là tốc độ chứ không phải là yếu

Trang 20

tố cổ truyền như nguyên vật liệu, lao động muốn chiến thắng trong cuộc cạnhtranh này, các doanh nghiệp phải biết tổ chức nắm bắt trong tin nhanh chóng tiêuthụ để thu hồi vốn nhanh trước khi chu kỳ sản xuất sản phẩm kết thúc.

Cạnh tranh về thời cơ thị trường.

Doanh nghiệp nào dự báo trước thời cơ thị trường và nắm được thời cơthị trường sẽ có thêm điều kiện để chiến thắng trong cạnh tranh Thời cơ thịtrường thường xuất hiện do các yếu tố sau:

+ Sự thay đổi của môi trường công nghệ

+ Sự thay đổi về yếu tố dân cư, điều kiện tự nhiên

+ Các quan hệ tạo lập được của từng doanh nghiệp

Cạnh tranh về thời cơ thị trường thể hiện ở chỗ doanh nghiệp dự báođược những thay đổi của thị trường, từ đó có các chính sách khai thác thịtrường hợp lý và sớm hơn các doanh nghiệp khác Tuy nhiên cạnh tranh vềthời cơ thị trường cũng có thể thể hiện ở chỗ doanh nghiệp tìm ra được nhữnglợi thế kinh doanh, sớm đi vào khai thác thị trường và một loạt sản phẩm củadoanh nghiệp cũng sẽ sớm bị bão hồ Yêu cầu này đòi hỏi phải thích ứngnhanh với những thay đổi đó

Thương lượng trong cạnh tranh

Đó là việc thoả thuận giữa các chủ doanh nghiệp để chia sẻ thị trườngmột cách ơn hồ (hơn là cạnh tranh gây bất lợi) đó là việc sử dụng các kỹ thuậttính toán của lý thuyết trò chơi (Theory of Game)

1.1.5 Các phương pháp sử dụng đối với các đối tượng liên quan

Các phương pháp sử dụng đối với bạn hàng

Bạn hàng là những người cung cấp các đầu vào cho doanh nghiệp, họ cóthể bán sản phẩm cho người khác và giữa họ (bên bán với nhau) cũng sẽ xuấthiện hiện tượng cạnh tranh, phương pháp sử dụng chủ yếu là tôn trọng lợi íchcủa nhau (giữ chữ tín thanh toán sòng phẳng và thông cảm) Nhưng cũng cần

Trang 21

né tránh sự o ép của mặt hàng (nếu họ là những người bán không biết điềutrục lợi và bất tín) mà phương pháp chủ yếu là thay quan hệ buôn bán bằngquan hệ bạn hàng và thay quan hệ song phương bằng quan hệ đa phương.

Các phương pháp sử dụng đối với các cơ quan và viên chức của các

cơ quan quản lý vĩ mô

Đó là sự sử dụng kết hợp các phương pháp sau:

- Chủ động tới mức cao nhất không đối đầu với luật pháp và thông lệNghiêm chỉnh thực hiện nghĩa vụ ( đã chấp nhận, thuế nộp doanh lợi và cáckhoản khác vv )

- Tạo và chuyển đổi quan hệ pháp lý thành quan hệ thông cảm, tôn trọngthân tình

1.1.6 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Năng lực cạnh tranh là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranhtrong việc tiêu thụ sản phẩm , mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng

có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và bền vững.Năng lực cạnh tranh được phân biệt thành 4 cấp độ

Năng lực cạnh tranh quốc gia

Năng lực cạnh tranh quốc gia được định nghĩa là năng lực của một nềnkinh tế đạt được tăng trưởng bền vững, thu hút được đầu tư, đảm bảo ổn địnhđược kinh tế xã hội, nâng cao đời sống của người dân

Năng lực cạnh tranh của ngành

Là khả năng ngành phát huy được những lợi thế cạnh tranh và có năngsuất so sánh cao hơn giữa các ngành cùng loại

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đến nay vẫn chưa đượchiểu một cách thống nhất Dưới đây là một số cách tiếp cận cụ thể về năng lựccạnh tranh của doanh nghiệp đáng chú ý:

Một là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và mở

Trang 22

rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp Đây là cách quan niệm kháphổ biến hiện nay, theo đó năng lực cạnh tranh là khả năng tiêu thụ hàng hóa,dịch vụ so với đối thủ và khả năng “thu lợi” của các doanh nghiệp Cách quanniệm này có thể gặp trong các công trình nghiên cứu của Mehra (1998),Ramasamy (1995), Buckley (1991), Schealbach (1989) hay ở trong nước nhưcủa CIEM (Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế) Cách quan niệmnhư vậy tương đồng với cách tiếp cận thương mại truyền thống đã nêu trên.Hạn chế trong cách quan niệm này là chưa bao hàm các phương thức, chưaphản ánh một cách bao quát năng lực kinh doanh của doanh nghiệp.

Hai là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng chống chịu

trước sự tấn công của doanh nghiệp khác Chẳng hạn, Hội đồng Chính sáchnăng lực của Mỹ đưa ra định nghĩa: năng lực cạnh tranh là năng lực kinh tế vềhàng hóa và dịch vụ trên thị trường thế giới Ủy ban Quốc gia về Hợp tácKinh tế Quốc tế (CIEM) cho rằng: năng lực cạnh tranh là năng lực của mộtdoanh nghiệp “không bị doanh nghiệp khác đánh bại về năng lực kinh tế”.Quan niệm về năng lực cạnh tranh như vậy mang tính chất định tính, khỉ cóthể định lượng

Ba là, năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với năng suất lao động Theo Tổ

chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp là sức sản xuất ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tốsản xuất có hiệu quả làm cho các doanh nghiệp phát triển bền vững trong điềukiện cạnh tranh quốc tế Theo M Porter (1990), năng suất lao động là thức đoduy nhất về năng lực cạnh tranh Tuy nhiên, các quan niệm này chưa gắn vớiviệc thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ của doanh nghiệp

Bốn là, năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với duy trì và nâng cao lợi thế

cạnh tranh Chẳng hạn, tác giả Vũ Trọng Lâm cho rằng: năng lực cạnh tranhcủa doanh nghiệp là khả năng tạo dựng, duy trì, sử dụng và sáng tạo mới các

Trang 23

lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, tác giả Trần Sửu cũng có ý kiến tươngtự: năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng tạo ra lợi thế cạnhtranh, có khả năng tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh,chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững.

Ngoài ra, không ít ý kiến đồng nhất năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp với năng lực kinh doanh Như vậy, cho đến nay quan niệm về năng lựccạnh tranh của doanh nghiệp vẫn chưa được hiểu thống nhất Để có thể đưa raquan niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phù hợp, cần lưu ý thêmmột số vấn đề sau đây:

Một là, quan niệm năng lực cạnh tranh cần phù hợp với điều kiện, bối

cảnh và trình độ phát triển trong từng thời kỳ Chẳng hạn, trong nền kinh tếthị trường tự do trước đây, cạnh tranh chủ yếu trong lĩnh vực bán hàng vànăng lực cạnh tranh đồng nghĩa với việc bán được nhiều hàng hóa hơn đối thủcạnh tranh; trong điều kiện thị trường cạnh tranh hồn hảo, cạnh tranh trên cơ

sở tối đa hỉa số lượng hàng hóa nên năng lực cạnh tranh thể hiện ở thị phần;còn trong điều kiện kinh tế tri thức hiện nay, cạnh tranh đồng nghĩa với mởrộng “không gian sinh tồn”, doanh nghiệp phải cạnh tranh không gian, cạnhtranh thị trường, cạnh tranh tư bản và do vậy quan niệm về năng lực cạnhtranh cũng phải phù hợp với điều kiện mới

Hai là, năng lực cạnh tranh cần thể hiện khả năng tranh đua, tranh giành

về các doanh nghiệp không chỉ về năng lực thu hút và sử dụng các yếu tố sảnxuất, khả năng tiêu thụ hàng hóa mà cả khả năng mở rộng không gian sinh tồncủa sản phẩm, khả năng sáng tạo sản phẩm mới

Ba là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần thể hiện được phương

thức cạnh tranh phù hợp, bao gồm cả những phương thức truyền thống và cả ,những phương thức hiện đại – không chỉ dựa trên lợi thế so sánh mà dựa vàolợi thế cạnh tranh, dựa vào quy chế

Từ những yêu cầu trên, có thể đưa ra khái niệm năng lực cạnh tranh của

Trang 24

doanh nghiệp như sau: năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duytrì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạnglưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợiích kinh tế cao và đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững.

Năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa là khả năng sản phẩm

đó bán được nhanh với giá tốt khi có nhiều người căng bán loại sản phẩm đótrên thị trường Năng lực cạnh tranh của sản phẩm phụ thuộc vào chất lượng,giá cả, tốc độ cung cấp, dịch vụ đi kèm, thương hiệu, quảng cáo, uy tín củangười bán, chính sách hậu mãi …

Năng lực cạnh tranh ở bốn cấp độ trên có mối tương quan mật thiết vớinhau phụ thuộc lẫn nhau Do đó, khi xem xét, đánh giá và đề ra các giải phấpnhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, cần thiết phải đặt nótrong mối tương quan chung giữa các cấp độ cạnh tranh

a Các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bị ảnh hưởng nhiểu yếu tố:

Môi trường vĩ mô:

Ngày 19/04/2007, Bộ Y Tế ban hành Quyết định số 27/2007/QĐ-BYT

về lộ trình triển khai nguyên tắc: “Thực hành tốt sản xuất thuốc”(GMP) và

“Thực hành tốt bảo quản thuốc” (GSP) được thực hiện Theo quy định này, kể

Trang 25

từ ngày 01/07/2008, doanh nghiệp sản xuất thuốc không đạt tiêu chuẩn GMPtheo khuyến cáo của Tổ chức Y Tế thế giới (GMP-WHO) và doanh nghiệpxuất nhập khẩu và kinh doanh dược có hệ thống kho bảo quản không đạt tiêuchuẩn GSP sẽ phải ngừng sản xuất và ngừng xuất nhập khẩu trực tiếp Ngoài

ra còn có các quy định như GLP “ Thực hành tốt phòng thí nghiệm về văcsin

và sinh phẩm”, “Thực hành tốt phân phối thuốc”(GDP), “Thực hành tốt vềquản lý nhà thuốc” (GPP) Chỉ có các doanh nghiệp đáp ứng được những tiêuchuẩn này mới có thể tồn tại kinh doanh và phát triển Những quy định này sẽgiúp tạo điều kiện cho các công ty dược nhỏ lẻ Việt Nam sáp nhập hoặc mualại, thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước nâng cao, tập trung phát triển theochiều sâu để có thể cạnh tranh với các công ty đa quốc gia

Trang 26

Văn hóa xã hội

Hiện lao động cả nước đang dồn về các khu công nghiệp, khu đô thị như

Hà Nơi, TP.HCM Lao động từ khu vực Nhà nước chuyển sang khu vựcngoài quốc doanh, từ nông thôn chuyển ra thành thị Đây là sự dịch chuyển

tự nhiên theo quy luật “nước chảy về chỗ trũng”, một sự điều tiết mang tínhthị trường Tệ nạn xã hội ngày càng tăng, lối sống thực dụng với các hiệntượng xã hội tạo ra sự bất bình đẳng trong chăm sóc sức khỏe, thay đổi môhình bật tật và tăng chi phí cũng như gánh nặng cho xã hội

Dân số Việt Nam phần lớn vẫn còn sống ở nông thôn, chiếm 75% dân số

cả nước, trong khi cán bộ y tế không về các địa phương nên gây khó khăn chocác dịch vụ y tế , quá tải ở các bệnh viện tuyến trung ương và bệnh viện thànhphố Dự đoán năm 2020, dân số Việt Nam sẽ đứng thứ tư ở Châu Á, chỉ sauTrung Quốc, Ấn Độ và Indonesia, vượt qua cả Nhật Bản - đất nước đang có

số dân ngày càng giảm Với lợi thế này , Việt Nam là một thị trường tiêu thụtiềm năng đối với các doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước cũng như cáccông ty đa quốc gia

Quan niệm sống hiện nay có sự thay đổi rất nhiều, cùng mức thu nhậpngày càng cải thiện là nhu cầu sống ngày càng cao hơn Người dân quan tâmnhiều hơn đến những chăm sóc sức khỏe Thói quen tự dựng thuốc của ngườidân gây khó khăn cho công tác chẩn đoán và điều trị, tâm lý và thị hiếu dựng

thuốc ngoại, không tin tưởng vào thuốc nội cũng gây sức ép cạnh tranh cho

các doanh nghiệp sản xuất trong nước Thói quen người tiêu dùng Việt Nam

là thường tự mua thuốc theo kinh nghiệm cá nhân hoặc theo lời khuyên củangười thân và người bán thuốc

Trang 27

Điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên bao gồm vị trí địa lý, khí hậu, cảnh quan, đất đai, tàinguyên thiên nhiên, sự trong sạch của môi trường nước và không khí…

Có thể nói các điều kiện tự nhiên luôn là yếu tố quan trọng trong cuộcsống con người, mặt khác cũng là yếu tố đầu vào quan trọng của nhiều ngànhkinh tế như: nông nghiệp, công nghiệp khai thác khoáng sản, du lịch, vậntải…

Trong thập niên gần đây, nhân loại đang phải đối mặt với sự ô nhiễmcủa môi trường ngày càng tăng, sự cạn kiệt và khan hiếm các nguồn tàinguyên và năng lượng, sự mất cân bằng về môi trường sinh thái… Môitrường tự nhiên bị ô nhiễm, dễ bị phá vỡ thế cân bằng khi xã hội có tốc độphát triển cao, điều này đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe cộng đồng

Yếu tố kinh tế

Kinh tế Việt Nam những năm qua tăng trưởng đều và ổn định, tạo điềukiện thuận lợi cho ngành dược phát triển Nhưng cuộc khủng hoảng tài chínhtoàn cầu đã ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là các ngànhcông nghiệp chế biến xuất nhập khẩu, tài chính ngân hàng, bất động sản Lạmphát tăng cao, làm chi người dân thận trọng hơn trong việc đầu tư và tiêu dùng.Điều này khiến cho các ngành công nghiệp gặp khó khăn hơn So với các ngànhkhác thì dược là một trong những ngành ít chịu ảnh hưởng của cuộc khủnghoảng nhất, vì đây là một trong những mặt hàng thiết yếu đối với người dân Tiền thuốc bình quân đầu người tăng từ 6 USD/người/ năm 2001 lên16,45USD/người/năm 2008 Tuy nhiên thực tế con số này vẫn còn thấp so vớicác nước trong khu vực và còn rất thấp so với mức trung bình của thế giới(40USD/người/ năm)

Trang 28

90% nguyên liệu bào chế thuốc và 50% thuốc thành phẩm phải nhậpkhẩu, thị trương thuốc trong nước phụ thuộc nhiêu vào biến động giá của thịtrường thế giới như chi phí vận chuyển, tỷ giá ngoại tệ, giá nguyên liệu dùnglàm thuốc… nên việc bình ổn giá thuốc mà không xảy ra thiếu thuốc luôn làbài toán khó đối với các nhà quản lý.

Yếu tố công nghệ

Trình độ kỹ thuật, công nghệ sản xuất thuốc còn thấp và chưa được đầu

tư đúng đắn, đang diễn ra tình trạng đầu tư dây chuyền trùng lập:

Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất thuốc chỉ tập trung vào công nghệbào chế đơn giản, hàm lượng kỹ thuật thấp, trùng lặp trong các dòng sảnphẩm mà chưa chú trọng phát triển nguồn dược liệu, ít chú ý đầu tư vào cácloại thuốc chuyên khoa đặc trị, các dạng bào chế đặc biệt… chính vì vậy,nguồn cung trong nước chỉ đáp ứng được 40 – 50% nhu cầu thị trường

Tính đến thời điểm cuối năm 2008, đã có 52% các doanh nghiệp dược(bao gồm cả tân dược và đông dược) đạt được tiêu chuẩn GMP – WHO, trong

đó số doanh nghiệp đạt được tiêu chuẩn GLP và GSP lần lượt là 51% và 63%.Các doanh nghiệp hiện nay đang chú trọng đến tiêu chuẩn này, vì chỉ có tậptrung đầu tư theo chiều sâu, nang cấp dây truyền sản xuất thì các doanhnghiệp Việt Nam mới có thể tồn tại trong môi trường cạnh tranh khốc liệt này

- Công tác nghiên cứu khoa học và phát triển chưa được coi trọng

Các doanh nghiệp Việt Nam thiếu chuyên môn cũng như nguồn tàichính để hỗ trợ cho công tác R &D Thay vào đó, từ lâu Việt Nam đã là nơi

để các công ty đa quốc gia tiền hành thử nghiệm lâm sàng

Việc đầu tư cho một nghiên cứu mới vô cùng tốn kém, trung bình phải mất

10 năm với chi phí từ 12 -15 triệu USD Hơn nữa, các doanh nghiệp chạy theonhu cầu trước mặt của thị trường và hạn chế về trình độ nhân lực, công nghệ nên

Trang 29

chỉ nhập công nghệ để sản xuất thuốc thông thường Do dĩ, chi phí R&D mà cácdoanh nghiệp Việt Nam công bố thường tập trung vào các dự án mua sắm máymóc thiết bị mới Chi phí dành cho R & D chỉ khoản dưới 3% doanh thu, đay làmột tỷ lệ thấp so với các nước châu Á (khoảng 5%) và so với thế giới (12%-16%) Để tồn tại và sống còn, các doanh nghiệp Việt Na cần đẩy mạnh phát triểnnghiên cứu khoa học về công nghệ bào chế, công nghệ sinh học sản xuất thuốcmới, thuốc thành phẩm Đồng thời có chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vàolính vực sản xuất, nghiên cứu chuyển giao công nghệ.

- Nguồn nhân lực trình độ cao còn ít, chưa đáp ứng đủ nhu cầu

Nguồn nhân lực ngành dược Việt Nam hiện nay vẫn còn thiếu Theo sốliệu thống kê vào tháng 6 năm 2009 của Cục quản lý Dược, toàn quốc đang có13.928 dược sĩ đại học và trên đại học, 29.785 dược sĩ trung học, 32.699 dược

tỏ Như vậy tỷ lệ dược sĩ tại Việt Nam mới chỉ đạt 1,5 dược sĩ trên 1 vạn dân.Tuy nhiên số dược sĩ này phân bố không đồng đều mà tập trung 52% tạihai thành phố lớn là TP.HCM và Hà Nội, riêng 2 vùng Đồng bằng sông Hồng

và đồng bằng sông Cửu Long đã chiếm 2/3 số lượng dược sĩ đại học, khiếncác tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa vẫn còn thiếu cán bộ dược trầm trọng.Hơn nữa trình độ nhân viên ngành dược thấp và ít kinh nghiệm thực tế.Các dược sĩ có bằng sau đại học và trình độ tiếng Anh tốt rất hiếm, đây là mộthạn chế lớn trong việc tiếp cận công nghệ tiên tiến từ các nước phát triển

Môi trường vi mô ngành:

Trong nền cạnh tranh kinh tế thị trường, bất kỳ một doanh nghiệp nàohoạt động trên thị trường cũng đều phải chịu một áp lực cạnh tranh nhất định,

mà hiện trạng cuộc cạnh tranh phụ thuộc vào 5 lực lượng cạnh tranh cơ bản,được biểu diễn bởi mô hình sau:

Trang 30

Cạnh tranh nội bộ ngành: Ngành dược là một trong những ngành cómôi trường cạnh tranh nội bộ cao Việt Nam ra nhập WTO, tất cả các mặthang đều phải chịu sự cạnh tranh gay gặt Dược phẩm là sản phẩm đặc biệt,

do vạy sự cạnh tranh trên thị trường dược phẩm cũng luôn quyết liệt và được

sự quan tâm của toàn xã hội Các doanh nghiệp dược trong nước hiện nay chỉ

có thể bào chế các loại thuốc thông thường, cạnh tranh nhau trong thu trườngnhỏ, nhưng khi Việt Nam đã gia nhập WTO, các doanh nghiệp nước ngoàingày càng nhiều Tuy hiện nay các doanh nghiệp dược nước ngoài không thểsản xuất và tự phân phối tại thị trường trong nước, nhưng khi hết thời hạnbảo hộ thì ngành dược có một môi trường cạnh tranh gay gắt Lúc đó doanhnghiệp dược trong nước phải đương đầu với các tập đoàn đa quốc gia cócông nghệ hiện đại, năng suất cao

Khách hàng: Dược phẩm là một trong những mặt hàng thiết yếu, không

có sự mặc cả về giá thành nên sức mạnh khách hàng rất yếu trong ngành này.Nhà cung cấp: Hiện này sức mạnh nhà cung cấp còn cao do hầu hết cácloại nguyên vật liệu để bào chế thuốc trong nước đều phải nhập khẩu từ nước

Các đối thủ tiềm năng

Các đối thủ cạnh tranh trong nghành Cuộc cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại

Sản phẩm thay thế

Người mua

của người mua

của người cung ứng

Nguy cơ

đe doạ từ

những sản phẩm và dịch

vụ thay thế

Trang 31

ngoài Khi gia nhập WTO Việt Nam có nhiều sự lựa chon hơn trong các thịtrường nguyên vật liệu với chi phí thấp, điều này làm cho sức mạnh nhà cungcấp giảm

Rào cản ra nhập: Hiện nay rào cản còn cao, do các tiêu chuẩn của chínhphủ và các tổ chức y tế thế giới, một doanh nghiệp mới muốn tham gia sảnxuất hay phân phối thuốc thì cần phải đáp ứng nhiều tiêu chuẩn cao

Sản phẩm thay thế: Nhu cầu dược phẩm là một nhu cầu thiết yếu do đókhó có thể có sản phẩm thay thế cho mặt hàng này

Môi trường nội bộ doanh nghiệp

b Các chỉ tiêu đánh giá khả năng canh tranh của doanh nghiệp

Việc đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là rất quan trọng đốivới bất kỳ một doanh nghiệp nào để xác định được khả hiện tại của bản thândoanh nghiệp và xác định sức mạnh của các đối thủ cần quan tâm Khả năngcạnh tranh của doanh nghiệp thường được đánh giá qua các chỉ tiêu sau:

Giá cả: Là một công cụ quan trọng trong cạnh tranh, với doanh nghiệpphải có những biện pháp hợp lí nhằm tiết kiệm chi phí hạ giá thành của sản

phẩm Từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của mình

Hệ thống phân phối: Kênh phân phối được coi là một tiêu chí quan trọngdựng để dánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việc lựa chọn kênhphân phối và thiết lập đúng đắn mạng lưới phân phối để đảm bảo đưa đúng

Trang 32

hàng đến đúng nơi theo yêu cầu của khách hàng và với chi phí thấp nhátchính là yếu tố quan trọng của lợi thế cạnh tranh.

Hoạt động xúc tiến thương mại: công tác tổ chức hoạt động xúc tiếngồm một số nội dung sau: quảng cáo,khuyến mại, hội chợ triển lãm, bánhàng trực tiếp, quan hệ công chúng và các hoạt động khuyếch trương khác.Công tác tổ chức hoạt động xúc tiến tốt tác động mạnh đến khả năngcạnh tranh của doanh nghiệp

- Tổ chức hoạt động xúc tiến tốt giúp cho doanh nghiệp tăng lượng bán.tăng doanh thu, lợi nhuận, thu hồi vốn nhanh

- Tổ chức hoạt động xúc tiến tốt sẽ tạo ra uy tín của sản phẩm trên thịtrường, làm cho khách hàng biến đến và hiểu rõ kỹ năng công dụng của sảnphẩm

- Tổ chức tốt hoạt động xúc tiến giúp cho doanh nghiệp tìm được nhiềubạn hàng mới, khai thác được nhiều thị trường, kích thích sản xuất kinhdoanh phát triển

* Thị phần doanh nghiệp:

Là chỉ tiêu mà các doanh nghiệp thường dùng để đánh giá mức độchiếm lĩnh thị trường của mình so với đối thủ cạnh tranh

Thị phần của doanh nghiệp = Doanh thu của doanh nghiệp

Tổng doanh thu tiêu thụ trên thị trườngTuy nhiên, chỉ tiêu trên có một nhược điểm là khó thể đảm bảo tínhchính xác khi xác định nó, nhất là khi thị trường mà doanh nghiệp đang thamgia quá rộng lớn vì nó gây nhiều khó khăn trong việc tính được chính xácdoanh thu thực tế của các doanh nghiệp Mặt khác công việc này đòi hỏinhiều thời gian và chi phí

Thông qua sự biến động của các chỉ tiêu này, doanh nghiệp biết mìnhđang đứng ở vị trí nào và cần vạch ra chiến lược hành động như thế nào

* Nguồn nhân lực

Trang 33

Nguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất của bất kỳ một doanhnghiệp nào.Việc phân tích tác nhân này bao gồm:

Trình độ nguồn nhân lực

Năng suất lao động

Đào tạo nguồn nhân lực

Năng lực tổ chức và quản trị doanh nghiệp

* Cơ sở vật chất kĩ thuật

Cơ sở vật chất kỹ thuật là yếu tố cơ bản góp phần tạo nên sức cạnh tranhcho doanh nghiệp bao gồm: nhà xưởng, máy móc, thiết bị, mạng thông tin

* Năng lực tài chính của công ty

Khi doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh, nhiều vốn thì sẽ có đủ khảnăng cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác khi họ thực hiện được cácchiến lược cạnh tranh, các biện pháp hỗ trợ tiêu thụ như khuyến mại giảmgiá… Các nhóm tiêu chí chủ yếu:

Chỉ tiêu đánh giá cơ câu vốn

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh trong kỳ

Chỉ tiêu về khả năng sinh lời

* Thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp:

Là yếu tố tác động rất lớn đến tâm lý người tiêu dùng và đến quyết địnhmua của khách hàng Uy tín của doanh nghiệp sẽ tạo lòng tin cho khách hàng,cho nhà cung cấp và cho các đối tác kinh doanh và doanh nghiệp sẽ có nhiềuthuận lợi và được ưu đãi trong quan hệ với bạn hàng Uy tín của doanh nghiệp

là một tài sản vô hình của doanh nghiệp Khi giá trị của tài sản này cao sẽgiúp doanh nghiệp tăng khả năng thâm nhập vào thị trường trong và ngoàinước, khối lượng sản phẩm tiêu thụ lớn, doanh thu tăng, khả năng cạnh tranhcủa doanh nghiệp sẽ được nâng cao

Ngoài ra còn phải kể đến một số chỉ tiêu khác như sự nổi tiếng của nhãn

Trang 34

mác, lợi thế thương mại

1.2 CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

1.2.1 Khái niệm về chiến lược kinh doanh

Thuật ngữ “chiến lược” thường được dựng theo 3 nghĩa phổ biến Thứ nhất, là các chương trình hoạt động tổng quát và triển khai các nguồn lực chủ yếu để đạt được mục tiêu Thứ hai, là các chương trình mục tiêu của tổ chức,

các nguồn lực cần sử dụng để đạt được mục tiêu này, các chính sách điều

hành việc thu nhập, sử dụng và bố trí các nguồn lực này Thứ ba, xác định các

mục tiêu dài hạn và lựa chọn các đường lối hoạt động và phân bổ các nguồnlực cần thiết để đạt được các mục tiêu này

Chiến lược kinh doanh là phân tích, tìm hiểu và đưa ra con đường cơbản, phác họa quỹ đạo tiến triển trong hoạt động sản xuất kinh doanh; đó là kếhoạch mang tính toàn diện, tính phối hợp và tính thống nhất được rèn giũa kỹlưỡng nhằm dẫn đắt đơn vị kinh doanh đảm bảo mục tiêu của đơn vị kinhdoanh Chiến lược kinh doanh là việc ấn định các mục tiêu cơ bản của đơn vịkinh doanh, lựa chọn phương tiện và cách thức hành động, phân bổ các nguồnlực thiết yếu để thực hiện mục tiêu kinh doanh

1.2.2 Vai trò của chiến lược kinh doanh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Trong điều kiện biến động của thị trường hiện nay hơn bao giờ hết chỉ

có một điều mà các doanh nghiệp có thể biết chắc chắn đó là sự thay đổi.Quản trị chiến lược như một hướng đi, một hướng đi giúp các tổ chức nàyvượt qua sóng gió trong thương trường, vươn tới tương lai bằng chính nỗ lực

và khả năng của chúng Chiến lược kinh doanh được xây dựng nhằm mục tiêugiúp doanh nghiệp tập trung thích ứng một cách tốt nhất đối với những thayđổi trong dài hạn

Quản trị chiến lược giúp cho một tổ chức có thể chủ động hơn thay vì bị

Trang 35

động trong việc vạch rõ tương lai của mình, nó cho phép một tổ chức có thểtiên phong và gây ảnh hưởng trong môi trường nó hoạt động và vì vậy, vậndụng hết khả năng của nó để kiểm soát vượt khỏi những gì thiên biến.

Quản trị chiến lược tạo cho mỗi người nhận thức hết sức quan trọng Cảban giám đốc và người lao động đều thấu hiểu và cam kết sẽ thực hiện mụctiêu của doanh nghiệp Một khi mọi người trong doanh nghiệp hiểu rằngdoanh nghiệp đó đang làm gì và tại sao lại như vậy họ cảm thấy họ là mộtphần của doanh nghiệp, họ sẽ cam kết ủng hộ mọi hoạt động của doanhnghiệp

1.2.3 Phân loại chiến lược kinh doanh

Có nhiều cách tiếp cận để phân loại chiến lược kinh doanh

- Căn cứ theo phạm vi chiến lược

+ Chiến lược chung (hay chiến lược tổng quát): đề cập những vấn đềquan trọng nhất, bao trùm nhất và có ý nghĩa lâu dài Chiến lược này quyếtđịnh những vấn đề sống còn của doanh nghiệp

+ Chiến lược bộ phận: là loại chiến lược cấp hai Thông thường trongdoanh nghiệp, loại này bao gồm chiến lược sản phẩm, giá cả, phân phối vàxúc tiến bán hàng

Hai loại chiến lược trên liên kết chặt chẽ với nhau thành một chiến lượckinh doanh hoàn chỉnh Không thể tồn tại một chiến lược kinh doanh mà thiếumột trong hai chiến lược trên bởi vì chúng bổ sung cho nhau để giải quyết cácmục tiêu quan trọng, sống còn của doanh nghiệp

- Căn cứ theo nội dung của chiến lược

+ Chiến lược thương mại

+ Chiến lược tài chính

+ Chiến lược công nghệ và kỹ thuật

+ Chiến lược con người

Trang 36

- Căn cứ theo bản chất của từng chiến lược

+ Chiến lược sản phẩm

+ Chiến lược thị trường

+ Chiến lược cạnh tranh

+ Chiến lược đầu tư

- Căn cứ theo quy trình chiến lược

+ Chiến lược định hướng: Đề cập đến những định hướng biện pháp đểđạt được các mục tiêu đó Đây là phương án chiến lược cơ bản của doanhnghiệp

+ Chiến lược hành động: là các phương án hành động của doanh nghiệptrong từng tình huống cụ thể và các dự kiến điều chỉnh chiến lược

1.2.4 Phân tích SWOT trong việc hình thành chiến lược kinh doanh

Ma trận SWOT (mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và nguy cơ)

S (strengths) : Các mặt mạnh

O (Opportunities) : Các cơ hội

T (Threats) : Các nguy cơ

W (Weaknesses) : Các mặt yếu

Để xây dựng ma trận SWOT, trước tiên cần kể ra các mặt mạnh, mặtyếu, cơ hội và nguy cơ được xác lập bằng ma trận phân loại theo thứ tự ưutiên Tiếp đó tiến hành so sánh một cách có hệ thống từng cấp tương ứng giữacác yếu tố để tạo ra cấp phối hợp

Phối hợp S/O thu được từ sự kết hợp giữa các mặt mạnh chủ yếu với các cơ

Trang 37

hội của doanh nghiệp Doanh nghiệp cần sử dụng những mặt mạnh, cơ hội củamình để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác, không ngừng mở rộng thị trường.Phối hợp W/O là sự kết hợp các mặt yếu của doanh nghiệp với các cơhội Sự kết hợp này mở ra cho doanh nghiệp khả năng vượt qua mặt yếu bằngviệc tranh thủ các cơ hội.

Phối hợp S/T là sự kết hợp các mặt mạnh với các nguy cơ, cần chú ý đếnviệc sử dụng các mặt mạnh để vượt qua các nguy cơ

Phối hợp W/T là sự kết hợp giữa mặt yếu và nguy cơ của doanh nghiệp

Sự kết hợp này đặt ra yêu cầu doanh nghiệp cần có biện pháp để giảm bớt mặtyếu tránh nguy cơ bằng cách đặt ra các chiến lược phòng thủ

1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng tới việc hình thành chiến lược kinh doanh

Muốn xây dựng được chiến lược kinh doanh phù hợp cho mình, doanhnghiệp cần phải chú ý phân tích các nhân tố ảnh hưởng, người ta chia thànhcác 3 nhóm sau:

* Nhóm nhân tố thuộc môi trường vĩ mô:

Các yếu tố kinh tế: Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, tỷ lệ lạm phát, tỷ giáhối đoái cán cân thanh toán, sử thay đổi mức độ thu nhập, lãi suất ngân hàng…Các yếu tố chính trị và pháp luật: Luật pháp, các chính sách và cơ chếcủa nhà nước cũng như sự ổn định chung của Quốc gia và các mối quan hệchính trị Quốc tờ…

Các yếu tố công nghệ- kĩ thuật: Sự xuất hiện của điện tử, công nghệ tinhọc doanh nghiệp phải quan tâm đến chính sách công nghệ, R&D, tránh tụthậu về công nghệ

Các yếu tố tự nhiên: Các vấn đề về ô nhiễm môi trường, thiếu nănglượng, lãng phí tài nguyên thiên nhiên, nhu cầu ngày càng lớn đối với nguồnlực có hạn

Các yếu tố văn hóa xã hội: Các yếu tố liên quan trực tiếp với hành vi, thói

Trang 38

quen của con người như tập quán, thị hiếu của từng dân tộc, khu vực, các nhân.

* Nhóm nhân tố thuộc môi trường ngành

Người cung cấp: có 3 loại: Cung cấp nguyên vật liệu, cung cấp tiền vàcác dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm và cung cấp công nhân DN cần phải cónguồn cung ứng đều đặn, giá cả hợp lý, đa dạng hóa các nguồn cung cấpKhách hàng: Khách hàng có ý nghĩa quan trọng với DN, là lý do tồn tạicủa DN DN thường chịu sức ép của khách hàng

Đối thủ cạnh tranh trong ngành trong ngành: Là người cung ứng mộtloại hàng hóa đối với DN và có thể lực tương đối lớn Vừa làm tăng rủi ro cho

DN, vừa tạo cơ hội kinh doanh mới hấp dẫn cho DN

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: Là các DN hiện chưa xuất hiện trên thịtrường nhưng có khả năng cạnh tranh trong tương lai Họ sẽ có ưu thế hơnnhư công nghệ mới, khả năng tài chính khi xâm nhập thi trường

Những sản phẩm dịch vụ thay thế: Bao gồm các sản phẩm cùng loại thỏamãn nhu cầu của khách hàng của đối thủ cùng ngành hoặc được chế tạo trongcác ngành khác Tạo nên áp lực cạnh tranh càng mạnh

* Nhóm nội bộ doanh nghiệp

Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp để phát huy điểmmạnh và tìm cách khắc phục điểm yếu

1.3 SƠ LƯỢC VỀ THỊ TRƯỜNG DƯỢC PHẨM

1.3.1 Thi trường dược phẩm thế giới

Ngành Công nghiệp dược có tốc độ tăng trưởng khá cao trong nhữngnăm 2000 – 2007 nhưng hiện nay đã dần chậm lại đặc biệt là ở khu vực Mỹ

và châu Âu

Theo thống kê của IMS health, tổng doanh số ngành dược thế giới năm

2008 đạt 773 tỷ USD, tăng trưởng thuần 4,8% (loại trừ biến động yếu tố giá).Trước đó, ngành này có tốc độ tăng trưởng khá cao, bình quân 10% (2000 –

Trang 39

2003) và 7% ( 2004 – 2007) Đây là mức tăng trưởng nổi trội so với tốc độtăng trưởng chung của kinh tế thế giới và nhiều nhóm ngành khác Doanh thungành dược năm 2009 ước tính đạt 760 tỷ USD, giảm 1,68% so với năm2008.

Thị trường ở một số thị trường chủ chốt như chau Âu và Mỹ đang códấu hiệu bão hòa, một phần do dân số các nước này đã ổn định và do các loạithuốc quan trọng bắt đầu hết hạn quyền sáng chế

Ngược lại, ngành công nghiệp dược của các nước đang phát triển ở châu

Á Thái Bình Dương, châu Mỹ La tinh… vẫn có tiềm năng tăng trưởng mạnhtrong thời gian tới Đây là các nước phát triển loại thuốc generic, dân số đông,thu nhập trên đầu người không ngừng được cải thiện Theo dự đoán của tổchức RNCOS, tăng trưởng của công nghiệp dược ở các nước đang phát triểntrong giai đoạn 2009- 2012 sẽ đạt 12% - 15%, trong khi của thế giới chỉ đạt6% - 8%

1.3.2 Đặc điểm thị trường dược phẩm Việt Nam

Sau 25 năm thực hiện đường lối đổi mới, chuyển từ nền kinh tế bao cấpsang cơ chế thị trường đã có những bước phát triển cơ bản về tổ chức, quản

lý, sản xuất và cung ứng đáp ứng nhu cầu về thuốc trong sự nghiệp chăm sóc

và bảo vệ sức khỏe nhân dân Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành DượcViệt Nam giai đoạn từ 2001 đến 2010 đạt 17% - 20%/ năm, mức tăng trưởngnày ở mức khá so với các ngành khác và cao hơn hẳn tốc độ tăng GDP hàngnăm (7% - 8%/ năm)

Việc ban hành và triển khai áp dụng hệ thống tiêu chuẩn thực hành tốt(GP’s) đã thúc đẩy ngành công nghiệp dược Việt Nam phát triển theo hướngcông nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng khả năng cạnh tranh và hội nhập với khuvực và thế giới Hệ thống các doanh nghiệp Việt Nam phát triển mạnh mẽ.Đến năm 2008 đã có 1336 doanh nghiệp dược trong đó có 171 doanh nghiệp

Trang 40

sản xuất thuốc (67 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn GMP của ASEAN và WHO).

Số lượng các doanh nghiệp nước ngoài tham gia cung ứng thuốc lên đến 438doanh nghiệp và có 22 dự án đầu tư sản xuất thuốc Mực tiêu dùng thuốc bìnhquân đầu người tăng từ 8,6 USD năm 2004 lên 16,45 USD năm 2008

Tuy nhiên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiên nay khi Việt Nam chínhthức gia nhập tổ chức thương mại Thế giới WTO ngày 11/1/2007 đã mở rộngcánh cửa để Việt Nam bước vào sân chơi kinh tế toàn cầu Ngành dược ViệtNam đang đứng trước những thách thức và cơ hội to lớn đòi hỏi các doanhnghiệp Việt Nam phải phát triển một cách toàn diện để nâng cao năng lựccạnh tranh Cùng với việc gia nhập WTO, nhà nước đã giảm bớt sự bảo hộđối với các doanh nghiệp dược trong nước và loại bỏ dần rào cản thương mạiđối với doanh nghiệp nước ngoài Hiện tại năng lực cạnh tranh của ngànhcông nghiệp dược Việt Nam còn yếu, ở cấp 2,5 – 3 trong thang điểm 4 (Theođỏnh giỏ của Tổ chức Y tế thế giới) Sự manh mún không liên kết trong cáchoạt động đã không tạo được sức mạnh cho các doanh nghiệp Trình độ nănglực quản lý và nguồn nhân lực rất hạn chế, chưa theo kịp tiến trình toàn cầuhóa Hầu hết các doanh nghiệp còn ít hiểu biết về các quy định, luật lệ có liênquan đến hội nhập và luật pháp quốc tế Đây là một bất lợi rất lớn cho cácdoanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp dược nói riêng trongviệc giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế

1.4 ĐÔI NÉT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM - THIẾT BỊ

Ngày đăng: 28/06/2015, 08:52

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược (2007), Giáo trình Kinh tế Dược, Đại học Dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh tế Dược
Tác giả: Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược
Năm: 2007
2. Công ty cổ phần chứng khoán MHB(2010), Báo tổng kết công tác dược năm 2010, định hướng công tỏc năm 2011” Sách, tạp chí
Tiêu đề: áo tổng kết công tácdược năm 2010, định hướng công tỏc năm 2011
Tác giả: Công ty cổ phần chứng khoán MHB
Năm: 2010
3. Cơng ty CP Dược phẩm Thiết bị y tế Hà Nội (2007), Sổ tay thương hiệu 4. Cục Quản lý Dược Việt Nam (2001), Chiến lược phát triển ngành Dược giai đoạn 2000 – 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay thương hiệu"4. Cục Quản lý Dược Việt Nam (2001)
Tác giả: Cơng ty CP Dược phẩm Thiết bị y tế Hà Nội (2007), Sổ tay thương hiệu 4. Cục Quản lý Dược Việt Nam
Năm: 2001
5. Cục Quản lý Dược Việt Nam (2006), Ngành Dược Việt Nam cơ hội và thỏch thức trước thềm hội nhập WTO - Hội nghị chuyân đề Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngành Dược Việt Nam cơ hộivà thỏch thức trước thềm hội nhập WTO
Tác giả: Cục Quản lý Dược Việt Nam
Năm: 2006
6. Nguyễn Vĩnh Thanh (2005), Nâng cao sức cạnh tranh của các Doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Lao Động – Xã Hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao sức cạnh tranh của cácDoanh nghiệp thương mại Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tác giả: Nguyễn Vĩnh Thanh
Nhà XB: NXBLao Động – Xã Hội
Năm: 2005
7. PGS.TS Lê Văn Tâm (2000), Giáo trình Quản trị chiến lược, NXB Thống Kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản trị chiến lược
Tác giả: PGS.TS Lê Văn Tâm
Nhà XB: NXBThống Kê
Năm: 2000
8. Michael E.Porter (2009), Competitive Strategy (Chiến lược cạnh tranh), Dich giả Nguyễn Ngọc Toàn, NXB Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Competitive Strategy
Tác giả: Michael E.Porter
Nhà XB: NXB Trẻ
Năm: 2009
9. Lê Công Hoa, Lê Chí Công(2006), Đánh giá năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp bằng ma trận, Tập chí Cộng sản số 11 Khác
10. Michael E. Porter (2008)Competitive Advantage (Lợi thế cạnh tranh), Dịch giả Nguyễn Phúc Hồng , NXB trẻ Khác
11. Micheal E. Porter (2008), The Competitive Advantage of Nations( Lợi thế cạnh tranh Quốc gia), Dịch giả Nguyễn Ngọc Toàn, NXB trẻ Khác
12.Ma thị Hiền(2006), Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phẩn Trapharco, Luận Khác
13. Học viện tài chính(2002), Giáo trình phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp, NXB Tài chính, Hà nội Khác
14. Nguyễn Năng Phúc, Nguyễn Văn Công, Trần Quý Liên(2001), Lập, đọc, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính, NXB Tài chính, Hà Nội Khác
15. Nguyễn Thành Đô, Nguyễn Ngọc Huyền (2007), Quản trị kinh doanh, NXB Đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội Khác
16. Garryd Smith, Dannyr Arnold & Bobyr Bizzel (2000), Chiến lược và sách lược kinh doanh, NXB Thống kê, Ha Nội Khác
17. Đào Duy Hùn (2007), Quản trị chiến lược trong toàn cầu hóa kinh tế, NXB Thống kê, Hà Nội Khác
19. TS. Nguyễn Minh Tuấn (2010), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước trong hội nhập kinh tế quốc tế, nhà xuất bản ĐH Quốc gia TP. HCM.Tiếng Anh Khác
20. WHO(2008), Medical equipment and pharmaceutical industries or major economic forces, The World Health Report 2008 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w