1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức ở đài tiếng nói nhân dân thành phố hồ chí minh hiện nay

127 139 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 127
Dung lượng 1,8 MB

Nội dung

Ý nghĩa của đề tài Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần cung cấp thêm cơ sở khoa học để Thường vụ, Đảng ủy Nhà trường, cơ quan chính trị và các cấp ủy, TCCSĐnghiên cứu, vận dụng vào qu

Trang 1

NGUYỄN TRỌNG TRÍ

XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, VIÊN CHỨC

Ở ĐÀI TIẾNG NÓI NHÂN DÂN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC

HÀ NỘI - 2014

Trang 2

NGUYỄN TRỌNG TRÍ

XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, VIÊN CHỨC

Ở ĐÀI TIẾNG NÓI NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY

CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ

NƯỚC

MÃ SỐ: 60 31 02 03

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN

PHƯƠNG ĐÔNG

Trang 3

Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt

Trang 4

MỞ ĐẦU 3

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TĂNG

CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA CÁC TỔ CHỨC CƠ

1.1 Những vấn đề cơ bản về sự lãnh đạo và tăng cường sự

lãnh đạo của các tổ chức cơ sở đảng ở Trường Đại học

1.2 Thực trạng, nguyên nhân và một số kinh nghiệm tăng cường

sự lãnh đạo của các tổ chức cơ sở đảng ở Trường Đại học TrầnĐại Nghĩa

36

Chương 2 YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG

CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA CÁC TỔ CHỨC CƠ

SỞ ĐẢNG Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRẦN ĐẠI NGHĨA HIỆN NAY

50

2.1 Sự phát triển của tình hình nhiệm vụ và yêu cầu tăng cường sự

lãnh đạo của các tổ chức cơ sở đảng ở Trường Đại học Trần ĐạiNghĩa hiện nay

50

2.2 Những giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của các tổ

chức cơ sở đảng ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa hiện nay

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Tổ chức cơ sở đảng có vị trí, vai trò rất quan trọng đối với sự vững mạnh củaĐảng, là nơi trực tiếp thực hiện chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng; đồngthời, cũng là nơi kiểm nghiệm và góp phần quan trọng vào việc hình thành, pháttriển, thực hiện thắng lợi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng TCCSĐ cũng

là nơi trực tiếp tiến hành các hoạt động chủ yếu của công tác xây dựng Đảng, nhưkết nạp, quản lý, phân công nhiệm vụ, kiểm tra, đánh giá đảng viên; nơi đảng viênthường xuyên thực hành các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng TCCSĐ còn làcầu nối giữa Đảng với quần chúng nhân dân, là một khâu trọng yếu để duy trì mốiliên hệ của Đảng với nhân dân Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, được Đại hội đạibiểu toàn quốc lần thứ XI thông qua, chỉ rõ: “Tổ chức cơ sở đảng (chi bộ cơ sở,đảng bộ cơ sở) là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở” [12, tr.35]

Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọimặt đối với QĐND Việt Nam nhằm xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, tưtưởng và tổ chức Đảng bộ Quân đội là một bộ phận của toàn Đảng, đặt dưới sựlãnh đạo của BCHTW, mà trực tiếp và thường xuyên là BCT, BBT Sự lãnh đạocủa Đảng bộ Quân đội có ý nghĩa quyết định đến hiệu lực lãnh đạo của Đảng đốivới quân đội và nâng cao sức mạnh chiến đấu của quân đội Thực tiễn 70 năm xâydựng, chiến đấu và trưởng thành của QĐND Việt Nam đã chứng minh: chất lượngtổng hợp và sức mạnh chiến đấu của quân đội phụ thuộc trước hết vào kết quả xâydựng Đảng bộ Quân đội, đặc biệt là chăm lo xây dựng, không ngừng nâng caoNLLĐ, SCĐ của TCCSĐ

Nằm trong hệ thống nhà trường quân đội và hệ thống giáo dục quốc dân,Trường Đại học Trần Đại Nghĩa là trung tâm đào tạo cán bộ, nhân viên chuyênmôn kỹ thuật đa cấp, đa ngành cho quân đội; đào tạo giúp bạn Lào, Campuchia vàtham gia đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước Để đảm bảocho Nhà trường hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, Quân đội

Trang 6

giao cho, trước hết phải thường xuyên nâng cao NLLĐ, SCĐ của Đảng bộ Nhàtrường, trong đó phải hết sức coi trọng chăm lo xây dựng các TCCSĐ trong sạchvững mạnh, không ngừng tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ.

Nhận thức sâu sắc vấn đề đó, trong những năm qua Thường vụ, Đảng ủy Nhàtrường đã quan tâm củng cố, xây dựng các TCCSĐ thuộc Đảng bộ Nhà trườngTSVM, phát huy tốt vai trò lãnh đạo Tuy nhiên, trên thực tế, trước sự phát triển củatình hình, nhiệm vụ chính trị của Nhà trường và công tác xây dựng Đảng, sự lãnhđạo của một số TCCSĐ có mặt, có nội dung chưa thực sự đáp ứng với yêu cầu đổimới, nâng cao chất lượng GD-ĐT, NCKH; chất lượng các khâu, các bước trong quytrình lãnh đạo, hiệu quả lãnh đạo của các TCCSĐ đối với cơ quan, đơn vị cơ sởtrong thực hiện nhiệm vụ chính trị trung tâm còn có những hạn chế, bất cập

Trước yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đào tạo nhân lựckhoa học kỹ thuật quân sự, nhân lực CNH, HĐH, yêu cầu đổi mới căn bản, toàn

diện GD-ĐT và xây dựng chỉnh đốn Đảng, vấn đề “Tăng cường sự lãnh đạo của các tổ chức cơ sở Đảng ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa hiện nay” càng đặt ra

cấp thiết Do đó, tác giả đã xác định, lựa chọn đề tài này làm luận văn thạc sĩ có ýnghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo QĐND Việt Nam tuyệt đối, trực tiếp vềmọi mặt là nguyên tắc cơ bản trong xây dựng quân đội, nhân tố hàng đầu quyếtđịnh bản chất cách mạng, sức mạnh chiến đấu và chiến thắng của quân đội Giữvững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội; xây dựng các TCCSĐtrong quân đội TSVM, không ngừng nâng cao NLLĐ, SCĐ luôn có ý nghĩa lýluận, thực tiễn sâu sắc Vì vậy, vấn đề này luôn được sự quan tâm, nghiên cứu củacác cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân, những nhà khoa học trong và ngoài quânđội Do đó, đã có rất nhiều công trình khoa học, bài viết đề cập ở nhiều cấp độ, góc

độ khác nhau về xây dựng TCCSĐ trong sạch vững mạnh; nâng cao NLLĐ, SCĐcủa TCCSĐ; tăng cường sự lãnh đạo của TCCSĐ, tiêu biểu như:

Trang 7

* Nhóm các công trình khoa học, bài viết nghiên cứu về xây dựng TCCSĐ:

“Xây dựng TCCSĐ trong sạch vững mạnh ở Học viện Quốc phòng hiện nay”, Lê Văn Chinh, Luận văn Thạc sĩ khoa học chính trị, Học viện Chính trị

quân sự, 2001 Tác giả tập trung luận giải, làm rõ những vấn đề cơ bản về xâydựng TCCSĐ; thực trạng xây dựng TCCSĐ ở Học viện Quốc phòng Trên cơ sở

đó, đề xuất phương hướng và những giải pháp cơ bản: Thường xuyên kiện toàncấp ủy, không ngừng nâng cao phẩm chất, năng lực cho đội ngũ cấp ủy viên,trước hết là đội ngũ bí thư Nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng, phát huy dân chủđẩy mạnh tự phê bình và phê bình ở TCCSĐ Nâng cao chất lượng công tác xâydựng đội ngũ đảng viên Kết hợp chặt chẽ xây dựng TCCSĐ trong sạch vững mạnhvới xây dựng cơ quan, khoa VMTD; giữa sự nỗ lực chủ quan của cơ sở với hướngdẫn giúp đỡ của cấp trên

“Xây dựng cấp ủy cơ quan TSVM ở Học viện Chính trị quân sự hiện nay”,

Cao Thanh Mậu, Luận văn Thạc sĩ khoa học chính trị, Học viện Chính trị quân sự,

2001 Tác giả đã phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn, thực trạng xâydựng cấp ủy cơ quan ở Học viện Chính trị quân sự Qua đó, đề xuất một số giảipháp: Thường xuyên củng cố, kiện toàn cấp ủy, trong đó hết sức coi trọng về chấtlượng Thực hiện tốt việc bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao phẩm chất và năng lựctoàn diện cho cấp ủy viên, nhất là đội ngũ bí thư Triệt để chấp hành nguyên tắcTTDC, hoàn thiện và thực hiện tốt quy chế làm việc, nâng cao chất lượng sinh hoạt

và đổi mới phong cách lãnh đạo của cấp ủy Đẩy mạnh tự phê bình và phê bình,tăng cường đoàn kết thống nhất trong cấp ủy Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo,kiểm tra, giám sát, hướng dẫn, giúp đỡ của cấp trên và phát huy trách nhiệm củatoàn cơ quan trong xây dựng cấp ủy

“Đổi mới phong cách lãnh đạo của cấp ủy cơ sở ở Đảng bộ Trường Sĩ quan Lục quân 2 hiện nay”, Nguyễn Văn Thắng, Luận văn Thạc sĩ khoa học

chính trị, Học viện Chính trị, 2011 Tác giả tập trung luận giải những vấn đề cơbản về phong cách lãnh đạo, đổi mới phong cách lãnh đạo của cấp uỷ cơ sở; thực

Trang 8

trạng và kinh nghiệm đổi mới phong cách lãnh đạo của cấp uỷ cơ sở ở Đảng bộTrường Sĩ quan Lục quân 2 Đề xuất các giải pháp: Tạo chuyển biến về nhận thứccủa chủ thể, lực lượng đổi mới phong cách lãnh đạo của cấp uỷ cơ sở Bồi dưỡng,rèn luyện nâng cao phẩm chất, năng lực, phương pháp công tác cho đội ngũ cấp

uỷ viên cơ sở Cấp uỷ cơ sở thực hiện đúng các nguyên tắc tổ chức và hoạt độngcủa Đảng Bổ sung, hoàn thiện và thực hiện tốt quy chế; nâng cao chất lượng sinhhoạt của cấp uỷ cơ sở Phát huy sức mạnh tổng hợp trong đổi mới phong cáchlãnh đạo của cấp uỷ cơ sở

* Nhóm các công trình khoa học, bài viết nghiên cứu về nâng cao NLLĐ, SCĐ của TCCSĐ:

“Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong thời kỳ mới” của tập thể tác giả: GS, TS Nguyễn Phú Trọng; PGS, TS Tô Huy Rứa; PGS,

TS Trần Khắc Việt (đồng chủ biên), Nhà xuất bản CTQG, Hà Nội, 2004 Cuốnsách đề cập một cách khái quát, có hệ thống những vấn đề cơ bản về Đảng cầmquyền, tình hình đổi mới, chỉnh đốn Đảng những năm qua Trong những nội dungchủ yếu của cuốn sách, các tác giả đã dành một phần quan trọng để luận giải về chấtlượng các TCCSĐ Từ sự phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn những vấn đề cơ bản

về xây dựng Đảng nói chung, TCCSĐ nói riêng, đề xuất những phương hướng, giảipháp cấp bách để nâng cao NLLĐ, SCĐ của Đảng trong thời kỳ mới

“Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ ở các trung đoàn không quân chiến đấu hiện nay”, Cao Xuân Thưởng, Luận án Tiến sĩ khoa

học chính trị, Học viện Chính trị quân sự, 2000 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu làTCCSĐ ở các trung đoàn không quân chiến đấu thuộc Quân chủng Phòng không -Không quân Việt Nam Tác giả đã đi sâu nghiên cứu và có những đóng góp mới,làm rõ thêm nhiều vấn đề về NLLĐ, SCĐ của TCCSĐ; phân tích, đánh giá đúngthực trạng, nguyên nhân, yêu cầu nâng cao NLLĐ, SCĐ của TCCSĐ ở các trungđoàn không quân chiến đấu Đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm nâng caoNLLĐ, SCĐ của TCCSĐ ở các trung đoàn không quân chiến đấu hiện nay

Trang 9

“Nâng cao NLLĐ, SCĐ của TCCSĐ đồn biên phòng tuyến biên giới đất liền Việt Nam trong thời kỳ mới”, Hoàng Văn Đồng, Luận án Tiến sĩ khoa học

chính trị, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2005 Tác giả đã tập trung làm

rõ chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động của các đồn biên phòng; đặc điểm

tổ chức, cơ chế lãnh đạo, vai trò, chức năng, nhiệm vụ; thực trạng NLLĐ, SCĐcủa TCCSĐ ở các đồn biên phòng tuyến biên giới đất liền Việt Nam Qua đó, đềxuất được những giải pháp cụ thể, có tính khả thi nhằm góp phần xây dựng vàkhông ngừng nâng cao NLLĐ, SCĐ của TCCSĐ đồn biên phòng tuyến biên giớiđất liền của nước ta trong thời kỳ mới

* Nhóm các công trình khoa học, bài viết nghiên cứu về tăng cường sự lãnh đạo của TCCSĐ:

“Xây dựng chỉnh đốn Đảng một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, của GS,

TS Nguyễn Phú Trọng, Nhà xuất bản CTQG, Hà Nội, 2012 Cuốn sách là tập hợpcác bài viết của tác giả trên những nội dung cơ bản, bao gồm: Một số vấn đềchung về Đảng và công tác xây dựng Đảng; Xây dựng Đảng về chính trị, tưtưởng; Xây dựng Đảng về tổ chức, cán bộ; Rèn luyện đạo đức, lối sống Nội dungcuốn sách đã đề cập nhiều vấn đề hết sức phong phú, có giá trị cao về lý luận vàthực tiễn, đúc kết những bài học, kết luận quan trọng về công tác xây dựng Đảng,nhằm xây dựng Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, lãnh đạo đất nước vànhân dân ta thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới

“Một số vấn đề về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội trong thời kỳ mới”, Nhà xuất bản QĐND, Hà Nội, 2003 Cuốn sách tập hợp bài

viết của nhiều tác giả, trong đó tập trung phân tích, làm sáng tỏ thêm cơ sở lý luận,thực tiễn những vấn đề cơ bản về Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức và lãnh đạoQĐND Việt Nam Đồng thời, làm rõ những đặc điểm, tác động đến quá trình tăngcường bản chất giai cấp công nhân, nâng cao sức mạnh chiến đấu của quân đội,nhất là chiến lược “diễn biến hòa bình”, mưu toan “phi chính trị hóa” quân đội tacủa các thế lực thù địch Trên cơ sở đó, các tác giả đề xuất những phương hướng,

Trang 10

giải pháp cơ bản nhằm giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối vớiquân đội trong giai đoạn mới.

“Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của các đảng ủy trung, lữ đoàn thuộc Quân khu 4 hiện nay”, Ngô Xuân Cẩm, Luận văn Thạc sĩ khoa học

chính trị, Học viện Chính trị, 2011 Tác giả đã đi sâu phân tích, luận giải làm rõnhững vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn của công tác kiểm tra, giám sát; chỉ rõthực trạng với những ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân và rút ra những bài họckinh nghiệm trong công tác kiểm tra, giám sát ở các đảng ủy trung, lữ đoàn thuộcQuân khu 4; xác định rõ các yêu cầu và kiến nghị, đề xuất được những giải pháptương đối toàn diện, thiết thực, có tính khả thi để nâng cao chất lượng công tác kiểmtra, giám sát của các đảng ủy trung, lữ đoàn thuộc Quân khu 4 hiện nay

Với nhiều góc độ tiếp cận, nghiên cứu khác nhau, những công trình, đề tàikhoa học trên đã tập trung làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn hết sức sâu sắc về sự lãnhđạo của Đảng; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng vàđối với quân đội; đề xuất các nội dung, giải pháp cơ bản về xây dựng và TCCSĐtrong sạch vững mạnh, nâng cao NLLĐ, SCĐ của TCCSĐ, tăng cường sự lãnh đạocủa TCCSĐ ở một số loại hình cơ quan, đơn vị trong quân đội Đây là những tưliệu, tài liệu quý báu để tác giả nghiên cứu kế thừa có chọn lọc trong quá trình thựchiện đề tài Tuy nhiên, các công trình trên, chưa có công trình nào trực tiếp nghiên

cứu, luận giải một cách cụ thể, hệ thống, chuyên sâu về vấn đề tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa hiện nay Vì vậy, đề tài mà

tác giả đã chọn nghiên cứu không trùng lặp với bất cứ công trình khoa học, các đềtài luận văn, luận án đã được công bố

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

* Mục đích nghiên cứu

Luận giải làm rõ một số vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn xây dựng vàtăng cường sự lãnh đạo của TCCSĐ; xác định các yêu cầu và đề xuất những giảipháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ ở Đảng bộ Trường Đạihọc Trần Đại Nghĩa hiện nay

Trang 11

* Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ một số vấn đề cơ bản lý luận, thực tiễn về sự lãnh đạo và tăngcường sự lãnh đạo của các TCCSĐ ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa

- Đánh giá đúng thực trạng, nguyên nhân và rút ra một số kinh nghiệmtăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa

- Xác định yêu cầu và đề xuất những giải pháp chủ yếu để tăng cường sựlãnh đạo của các TCCSĐ ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa hiện nay

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

* Đối tượng nghiên cứu

Tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ ở Trường Đại học Trần ĐạiNghĩa là đối tượng nghiên cứu của đề tài

* Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu, khảo sát thực tế hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo và

tổ chức thực hiện sự lãnh đạo của các TCCSĐ ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa.Các tư liệu, số liệu điều tra, khảo sát chủ yếu từ năm 2008 đến năm 2014 Phạm vikhảo sát ở 26 TCCSĐ và 18 chi bộ trực thuộc 06 Đảng bộ cơ sở của Nhà trường

5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của đề tài

* Cơ sở thực tiễn

Thực tiễn của công tác xây dựng Đảng, xây dựng TCCSĐ trong quân độinói chung và của Trường Đại học Trần Đại Nghĩa nói riêng; thực tiễn hoạt độngxây dựng và năng lực lãnh đạo của các TCCSĐ ở Nhà trường; các báo cáo tổng

Trang 12

kết CTĐ, CTCT, công tác tổ chức xây dựng đảng, đánh giá chất lượng tổ chứcđảng, đảng viên hàng năm của Đảng ủy Nhà trường và của các TCCSĐ; kết quảnghiên cứu, điều tra, khảo sát thực tế của tác giả đề tài về công tác xây dựngTCCSĐ, nâng cao NLLĐ, SCĐ của các TCCSĐ ở Nhà trường.

* Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lê nin, đềtài vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học chuyênngành và liên ngành, trong đó đặc biệt chú trọng các phương pháp lôgíc - lịch

sử, phân tích - tổng hợp, khảo sát, thống kê, so sánh, điều tra, tổng kết thực tiễn

và phương pháp chuyên gia

6 Ý nghĩa của đề tài

Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần cung cấp thêm cơ sở khoa học

để Thường vụ, Đảng ủy Nhà trường, cơ quan chính trị và các cấp ủy, TCCSĐnghiên cứu, vận dụng vào quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chứcthực hiện xây dựng tổ chức cơ sở đảng TSVM, tăng cường sự lãnh đạo củacác TCCSĐ ở Nhà trường hiện nay Đề tài có thể được sử dụng làm tài liệutham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy môn CTĐ, CTCT trongcác nhà trường quân đội

7 Kết cấu của đề tài

Gồm: Phần mở đầu, 02 chương (04 tiết); kết luận; danh mục tài liệutham khảo và phụ lục

Trang 13

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA CÁC TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG

Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRẦN ĐẠI NGHĨA 1.1 Những vấn đề cơ bản về sự lãnh đạo và tăng cường sự lãnh đạo của các tổ chức cơ sở đảng ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa

1.1.1 Tổ chức cơ sở đảng và sự lãnh đạo của các tổ chức cơ sở đảng ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa

* Khái quát về Trường Đại học Trần Đại Nghĩa

Trường Đại học Trần Đại Nghĩa (Trường Sĩ quan Kỹ thuật quân sự) đóngquân trên địa bàn Quận Gò Vấp (Tp Hồ Chí Minh) Tiền thân là Trường Sơ cấp Kỹthuật (B.754), được hình thành từ sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng trên cơ

sở tiếp quản mặt bằng Trường Quân cụ, là cơ sở đào tạo nhân viên kỹ thuật quân sựcủa chế độ cũ trước đây Gần 40 năm xây dựng, trưởng thành, Nhà trường đã trảiqua nhiều giai đoạn phát triển, với các tên gọi khác nhau, như: Trường Sơ cấp Kỹthuật (10/1975); Trường Hạ Sĩ quan Kỹ thuật (27/5/1978 - hiện nay, ngày 27/5 đãtrở thành Ngày truyền thống của Nhà trường); Trường SQKT Vin-hem Pích(1981); Trường Cao đẳng Kỹ thuật Vin-hem Pích (1996); Trường Sĩ quan Kỹ thuậtquân sự (2009) và Trường Đại học Trần Đại Nghĩa (2010, Quyết định 2345/QĐ-TTg, ngày 23/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Trường Đại họcTrần Đại Nghĩa trên cơ sở nâng cấp Trường Sĩ quan Kỹ thuật quân sự)

Tổ chức biên chế của Nhà trường hiện nay: Ban Giám hiệu và 26 đơn vịtrực thuộc, trong đó có 05 phòng (Đào tạo, Chính trị, Kỹ thuật, Hậu cần, Thammưu-hành chính); 03 ban (Khoa học quân sự, Tài chính, Khảo thí và bảo đảm chấtlượng GD-ĐT); 12 khoa giáo viên (Khoa học cơ bản, Kỹ thuật cơ sở, Quân sự,KHXH và nhân văn, Tăng-Thiết giáp, Vũ khí, Đạn, Ô tô, Công nghệ thông tin,

Trang 14

Chỉ huy tham mưu kỹ thuật, Tiêu chuẩn Đo lường-chất lượng, Thực hành); 05Tiểu đoàn quản lý học viên; 01 Trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm.

Chức năng của Nhà trường là: Đào tạo sĩ quan chỉ huy kỹ thuật cấp phânđội, nhân viên chuyên môn kỹ thuật và nghiên cứu khoa học kỹ thuật quân sự

Nhiệm vụ của Nhà trường được xác định: Tổ chức đào tạo sĩ quan chỉ huy

kỹ thuật cấp phân đội có trình độ đại học; đào tạo nhân viên chuyên môn kỹ thuật

đa cấp, đa ngành cho QĐND Việt Nam (ở các trình độ sơ cấp, trung cấp và caođẳng); đào tạo cán bộ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật giúp QĐND Lào, QĐHGCampuchia và cho quân đội nước ngoài khi được giao nhiệm vụ; tham gia nghiêncứu khoa học kỹ thuật quân sự; đào tạo sĩ quan dự bị; đào tạo nhân lực lao động

kỹ thuật chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước (Theo Quyếtđịnh số 2165/QĐ-BQP, ngày 09/7/2009 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng)

Trong suốt quá trình xây dựng, trưởng thành, dưới sự lãnh đạo của Đảng màtrực tiếp là QUTW, BQP, TCKT, sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp ủy đảng, chínhquyền, nhân dân địa phương và đơn vị bạn; các thế hệ cán bộ, giáo viên, học viên,sinh viên, công nhân viên, chiến sỹ của Nhà trường luôn “đoàn kết thống nhất, năngđộng sáng tạo, tự lực, tự cường”, không ngừng nỗ lực phấn đấu vượt mọi khó khăn

để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao Gần 40 năm thực hiện nhiệm vụ

GD-ĐT, Nhà trường đã có những đóng góp tích cực trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ

kỹ thuật, nhân viên chuyên môn kỹ thuật cho quân đội ta (đã bổ sung cho các đơn

vị trong toàn quân trên 16.000 sĩ quan, hạ sĩ quan, nhân viên kỹ thuật thuộc nhiềuchuyên ngành, loại hình, bậc đào tạo khác nhau); làm nhiệm vụ quốc tế đào tạogiúp QĐND Lào và QĐHG Campuchia (gần 3.000 cán bộ, nhân viên kỹ thuật) [47,tr.435-437] Nhà trường đã vinh dự được Nhà nước, Quân đội tặng thưởng nhiềuhuân chương, huy chương cao quý

* Các tổ chức cơ sở đảng ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa

Trường Đại học Trần Đại Nghĩa là trung tâm đào tạo cán bộ, nhân viênchuyên môn kỹ thuật cho quân đội Để đáp ứng yêu cầu chức năng, nhiệm vụ của

Trang 15

một cơ sở đào tạo đại học và NCKH, Nhà trường thường xuyên được củng cố, kiệntoàn tổ chức, bộ máy, cơ quan lãnh đạo, quản lý và tổ chức thực hiện Đảng bộ Nhàtrường và các TCCSĐ trực thuộc được thiết lập theo quy định của Điều lệ Đảng, cơchế tổ chức sự lãnh đạo của Đảng trong QĐND Việt Nam, phù hợp với đặc điểm,chức năng, nhiệm vụ của từng loại hình cơ quan, đơn vị cơ sở ở Nhà trường.

Quy định số 49-QĐ/TW, ngày 21/11/2011 của BCT (khóa XI) về tổ chứcđảng trong QĐND Việt Nam đã xác định: “Hệ thống tổ chức đảng trong Quân độiđược lập tương ứng với hệ thống tổ chức của Quân đội” [44, tr.7] Hướng dẫn số10-HD/BTCTW, ngày 06/3/2012 của Ban Tổ chức Trung ương chỉ rõ: “Việc thànhlập TCCSĐ, đảng bộ bộ phận và chi bộ thực hiện theo quy định của Điều lệ Đảng

và Quy định thi hành Điều lệ Đảng của BCHTW Căn cứ số lượng đảng viên, cơcấu tổ chức và tính chất, đặc điểm, nhiệm vụ của đơn vị, cấp ủy cấp trên trực tiếpquyết định thành lập TCCSĐ, đảng bộ bộ phận hoặc chi bộ trực thuộc đảng ủy cơsở” [44, tr.244] Cụ thể: “Ở học viện, trường sĩ quan, trường đại học, cao đẳng,trường quân sự quân khu, quân đoàn lập đảng bộ cơ sở ở hệ, tiểu đoàn, phòng,khoa, ban chuyên môn và đơn vị trực thuộc (nơi có 30 đảng viên trở lên); nơi dưới

30 đảng viên thì lập chi bộ cơ sở” [44, tr.247]

Thực hiện quy định của Điều lệ Đảng và các quy định, hướng dẫn thi hànhĐiều lệ Đảng, các TCCSĐ thuộc Đảng bộ Nhà trường được lập tương ứng với 26đơn vị cơ sở trực thuộc, đó là các phòng, ban, khoa giáo viên, các tiểu đoàn quản lýhọc viên, trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm Hệ thống tổ chức của Đảng bộNhà trường hiện nay như sau: Đảng ủy Nhà trường là cơ quan lãnh đạo trực thuộcĐảng ủy TCKT và là cấp trên trực tiếp của 26 TCCSĐ; trong đó có 06 đảng bộ cơ

sở với 18 chi bộ trực thuộc (02 đảng bộ ở khối cơ quan có 06 chi bộ trực thuộc; 04đảng bộ ở các tiểu đoàn quản lý học viên có 12 chi bộ trực thuộc) và 20 chi bộ cơ sở(06 chi bộ khối cơ quan, 12 chi bộ khoa giáo viên, 01 chi bộ tiểu đoàn quản lý họcviên, 01 chi bộ trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm)

Trang 16

Từ các cơ sở căn cứ và cách tiếp cận trên có thể quan niệm: Các TCCSĐ trong Đảng bộ Nhà trường là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở thuộc Đảng bộ Nhà trường, có các chức năng, nhiệm vụ cơ bản là lãnh đạo mọi mặt hoạt động trong các cơ quan, đơn vị cơ sở (phòng, ban, khoa, tiểu đoàn quản

lý học viên, trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm); nghiên cứu, đề xuất với Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường những vấn đề có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và CTĐ, CTCT của các cơ quan, đơn vị.

Vị trí, vai trò của các TCCSĐ ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa:

Các TCCSĐ là một bộ phận cấu thành Đảng và làm nền tảng của Đảng Sự

tồn tại và phát triển của Đảng trước hết phụ thuộc vào sự tồn tại và phát triển củacác tế bào của Đảng là chi bộ, đảng bộ cơ sở Nền tảng của Đảng vững chắc do sựvững mạnh của các TCCSĐ lập thành, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định:

“Chi bộ là nền móng của Đảng, chi bộ tốt thì mọi việc sẽ tốt”[27, tr.210]

Các TCCSĐ ở Nhà trường là một bộ phận cấu thành hệ thống tổ chức đảng, là nền tảng của Đảng bộ Nhà trường, là hạt nhân lãnh đạo chính trị ở các phòng, ban cơ quan, các khoa giáo viên, các tiểu đoàn quản lý học viên, trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm (sau đây gọi tắt là các cơ quan, đơn vị cơ sở).

TCCSĐ ở Nhà trường có đầy đủ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn,trách nhiệm theo quy định của Điều lệ Đảng để lãnh đạo mọi mặt hoạt động, mọinhiệm vụ của cơ quan, đơn vị cơ sở, là yếu tố có ý nghĩa quyết định đối với chấtlượng, hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ chính trị, hoạt động CTĐ, CTCT, chấtlượng xây dựng đơn vị chính quy, VMTD

TCCSĐ ở Nhà trường là nơi trực tiếp quán triệt thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, nghị quyết, chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên và các nhiệm

vụ được giao, nhất là trực tiếp quán triệt, tổ chức thực hiện thắng lợi nghị quyết, chỉ thị, mệnh lệnh của Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường Thực tiễn khẳng định, vị trí,

vai trò đặc biệt quan trọng của TCCSĐ trong triển khai và hiện thực hóa đường lối củaĐảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của tổ chức đảng cấp trên; các

Trang 17

TCCSĐ thường xuyên nắm vững, thực hiện tốt việc cụ thể hoá các nghị quyết, chỉ thị,mệnh lệnh của cấp trên, kịp thời xác định các chủ trương, biện pháp, kế hoạch của cấpmình để lãnh đạo cơ quan, đơn vị thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, xây dựng đơn

vị VMTD, xây dựng cấp ủy, tổ chức đảng TSVM về chính trị, tư tưởng và tổ chức,góp phần xây dựng Đảng bộ Nhà trường TSVM, Nhà trường VMTD hoàn thành xuấtsắc nhiệm vụ GD-ĐT, NCKH và các nhiệm vụ được giao

Các TCCSĐ ở Nhà trường cũng là nơi trực tiếp kiểm nghiệm và góp phầnquan trọng vào việc bổ sung, phát triển chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng

và Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị của Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường Bởi vì,thông qua thực tiễn hoạt động lãnh đạo của TCCSĐ, các chủ trương, chỉ thị, nghịquyết của các cấp vừa khẳng định tính đúng đắn, đồng thời cũng bộc lộ cả nhữnghạn chế, bất cập trước sự vận động của tình hình thực tế, yêu cầu nhiệm vụ, do đócần phải được bổ sung, phát triển phù hợp

TCCSĐ ở Nhà trường là cầu nối, là nơi trực tiếp thực hiện mối liên hệ giữa Đảng với quần chúng Điều lệ Đảng (khóa XI) đã chỉ rõ: “Liên hệ mật thiết với nhân

dân, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân;lãnh đạo nhân dân tham gia xây dựng và thực hiện đường lối, chính sách của Đảng

và pháp luật của Nhà nước” [12, tr.41] Các TCCSĐ ở Nhà trường thường xuyên

lãnh đạo, quy tụ, tập hợp toàn thể cán bộ, đảng viên, giáo viên, công nhân viên, họcviên, chiến sĩ trong từng cơ quan, đơn vị thành một khối thống nhất về ý chí, hànhđộng; quán triệt, chấp hành nghiêm đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật củaNhà nước, nhiệm vụ của quân đội, nghị quyết, chỉ thị của cấp trên và cấp mình; trựctiếp nắm bắt tâm tư, tình cảm, chăm lo bảo đảm lợi ích chính đáng, khơi dậy và pháthuy mọi tiềm năng trí tuệ, sức sáng tạo của đảng viên, quần chúng

TCCSĐ ở Nhà trường là nơi trực tiếp giáo dục, rèn luyện, kết nạp, sàng lọc đảng viên, quản lý đảng viên TCCSĐ trực tiếp tác động tới từng đảng viên và giáo

dục, bồi dưỡng, rèn luyện họ trở thành những đảng viên ưu tú Thông qua các nghịquyết lãnh đạo, bằng công tác tư tưởng và tổ chức, thông qua duy trì các chế độ, nề

Trang 18

nếp sinh hoạt đảng, phân công nhiệm vụ, tự phê bình và phê bình, thực hiện kiểmtra, giám sát và chấp hành kỷ luật Đảng để giáo dục, rèn luyện, quản lý đảng viên.Các TCCSĐ trực tiếp lựa chọn, thử thách, bồi dưỡng và kết nạp vào Đảng nhữngquần chúng ưu tú trong giáo viên, học viên, sinh viên, chiến sĩ, công nhân viên củacác cơ quan, đơn vị cơ sở Đồng thời, có trách nhiệm phát hiện bồi dưỡng, rènluyện đội ngũ cán bộ cho Đảng, tham gia đề cử ra cơ quan lãnh đạo các cấp củaĐảng mà trực tiếp là xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, xây dựng cấp ủy,TCCSĐ trong sạch vững mạnh, góp phần xây dựng Đảng bộ Nhà trường TSVM.

Các TCCSĐ ở Nhà trường có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng đối vớitoàn bộ mọi mặt hoạt động của các cơ quan, đơn vị cơ sở, cũng như có tác động,ảnh hưởng hết sức quan trọng đối với chất lượng, hiệu quả hoạt động lãnh đạo

và sự vững mạnh của Đảng bộ Nhà trường Do đó, xây dựng các TCCSĐ trongsạch vững mạnh, có NLLĐ, SCĐ cao; không ngừng tăng cường sự lãnh đạo củaTCCSĐ đối với các cơ quan, đơn vị cơ sở để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Nhàtrường là vấn đề cơ bản, mang tính cấp thiết cả trước mắt và lâu dài

Chức năng của các TCCSĐ ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa:

Các TCCSĐ ở Nhà trường là nền tảng của Đảng bộ Nhà trường, là hạt nhânchính trị ở cơ sở, lãnh đạo mọi mặt hoạt động, mọi nhiệm vụ trong các cơ quan, đơn

vị cơ sở Nghiên cứu đề xuất với Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường những vấn đềliên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ GD-ĐT, NCKH và hoạt động CTĐ, CTCTcủa cơ quan, đơn vị cơ sở

Nhiệm vụ cụ thể của các TCCSĐ ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa:

Quy định số 49-QĐ/TW của BCT (khóa XI) chỉ rõ nhiệm vụ của TCCSĐtrong các học viện, nhà trường là: “Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ GD-ĐT, NCKHđúng đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghịquyết, chỉ thị của cấp trên; đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy-học

và NCKH; xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học, đội ngũ giáo viên; xây dựng cơ sởvật chất, kỹ thuật, tiềm lực khoa học-công nghệ nhằm hoàn thành mục tiêu, yêu

Trang 19

cầu đào tạo, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu,chiến đấu của quân đội và phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước; lãnh đạo xâydựng nhà trường chính quy, tiên tiến, mẫu mực” [44, tr.29]

TCCSĐ ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa được lập theo hệ thống tổ chứcbiên chế của Nhà trường với nhiều loại hình cơ quan, đơn vị, có đầy đủ chứcnăng, nhiệm vụ của TCCSĐ theo quy định của Điều lệ Đảng (khóa XI) TCCSĐ ở

cơ quan, đơn vị cơ sở khác nhau thì nhiệm vụ lãnh đạo có những nội dung khácnhau, nhưng đều tập trung hướng vào thực hiện tốt mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụGD-ĐT và NCKH của Nhà trường:

Một là, lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị: Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ

GD-ĐT và NCKH theo đúng đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luậtcủa Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị của cấp trên; đổi mới chương trình, nội dung,phương pháp dạy-học và NCKH; xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học, đội ngũ giáoviên; xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật; xây dựng cơ quan, đơn vị cơ sở VMTD nhằmhoàn thành mục tiêu, yêu cầu GD-ĐT của Nhà trường, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xâydựng Quân đội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN

TCCSĐ ở các cơ quan: Lãnh đạo cơ quan nghiên cứu, nắm vững nghị

quyết, chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên; nhiệm vụ chính trị của Nhà trường và đơnvị; thực hiện tốt chức năng tham mưu, đề xuất với Đảng uỷ, Ban Giám hiệu nhữngchủ trương, biện pháp lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ GD-ĐT, NCKH, hoạt độngCTĐ, CTCT và xây dựng Nhà trường chính quy, tiên tiến, mẫu mực; chỉ đạo,hướng dẫn các cơ quan, đơn vị và tổ chức thực hiện các mặt công tác theo chứcnăng, nhiệm vụ; lãnh đạo xây dựng cơ quan VMTD

TCCSĐ ở các khoa giáo viên: Lãnh đạo đổi mới chương trình, nội dung,

phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giảng dạy và NCKH; xây dựng độingũ giáo viên; chấp hành nghiêm quy chế GD-ĐT; hoàn thành tốt nhiệm vụ giảngdạy và NCKH, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu GD-ĐT và NCKH của Nhà trường.Lãnh đạo xây dựng khoa giáo viên VMTD

Trang 20

TCCSĐ ở các tiểu đoàn quản lý học viên: Lãnh đạo hoàn thành tốt nhiệm

vụ tổ chức quản lý, giáo dục, rèn luyện học viên, sinh viên; xây dựng đội ngũ cán

bộ quản lý; xây dựng các tiểu đoàn chính quy, VMTD đáp ứng tốt mục tiêu, yêucầu nhiệm vụ GD-ĐT đào tạo của Nhà trường

Hai là, lãnh đạo công tác chính trị tư tưởng: Lãnh đạo xây dựng cơ quan,

đơn vị cơ sở vững mạnh về chính trị, tư tưởng; mọi cán bộ, đảng viên, quần chúng

có nhận thức đầy đủ, sâu sắc về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụchính trị của Quân đội, Nhà trường và đơn vị; quán triệt, chấp hành nghiêm nghịquyết, chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên; tích cực chủ động đấu tranh phòng, chống

có hiệu quả với âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch và mọi biểuhiện nói, viết, làm trái với quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luậtcủa Nhà nước, quy định của Quân đội và nghị quyết, chỉ thị của cấp trên; đảm bảo

cơ quan, đơn vị luôn thống nhất cao về nhận thức và hành động, sẵn sàng nhận vàhoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao

Ba là, lãnh đạo xây dựng tổ chức chỉ huy, tổ chức quần chúng và hội đồng quân nhân: Lãnh đạo xây dựng, củng cố, kiện toàn hệ thống tổ chức chỉ huy của

phòng, ban, khoa giáo viên và các tiểu đoàn quản lý học viên vững mạnh, khôngngừng nâng cao hiệu quả, hiệu lực trong quản lý, điều hành cơ quan, đơn vị đápứng yêu cầu nhiệm vụ Chăm lo bồi dưỡng, giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ vềmọi mặt, nhất là tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống và năng lực,phương pháp, tác phong công tác đảm bảo hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụđược giao Xây dựng các tổ chức quần chúng và hội đồng quân nhân vững mạnh;hoạt động có hiệu quả, đúng chức năng, nhiệm vụ

Bốn là, thực hiện công tác xây dựng đảng bộ, chi bộ: Lãnh đạo xây dựng

đảng bộ, chi bộ TSVM; không ngừng nâng cao NLLĐ, SCĐ của tổ chức đảng

và đội ngũ đảng viên Chấp hành nghiêm nguyên tắc tổ chức, chế độ sinh hoạtđảng Làm tốt công tác giáo dục, rèn luyện, quản lý, phát triển và sàng lọc đảng

Trang 21

viên Xây dựng cấp ủy TSVM, có NLLĐ, SCĐ cao, đội ngũ cấp ủy viên có đủphẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; kết hợp chặt chẽ xây dựng cấp

ủy với xây dựng đội ngũ cán bộ chủ trì của cơ quan, đơn vị cơ sở Lãnh đạothực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát đảng viên, tổ chức đảng; phát huy vaitrò của các tổ chức quần chúng, hội đồng quân nhân trong công tác xây dựngđảng bộ, chi bộ

Năm là, lãnh đạo thực hiện việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức

Hồ Chí Minh: Lãnh đạo tổ chức tốt việc nghiên cứu, học tập, quán triệt thực hiện

các chỉ thị của BCT, QUTW, các hướng dẫn, kế hoạch của cấp trên về học tập vàlàm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Xây dựng và cụ thể hóa tiêu chí vềchuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên trong cơ quan, đơn vị theo tư tưởng vàtấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để thực hiện Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của đảng bộ, chi bộ, của đội ngũcán bộ, đảng viên và quần chúng trong cơ quan, đơn vị

Đặc điểm của các TCCSĐ ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa:

Thứ nhất, đa số các TCCSĐ ở Nhà trường là TCCSĐ 01 cấp, trong đó có một

số chi bộ cơ sở và chi bộ trực thuộc các Đảng bộ cơ sở chưa có cấp ủy Thực hiện quy

định của Điều lệ Đảng (khóa XI) về TCCSĐ trong QĐND Việt Nam, các TCCSĐ ởNhà trường được lập ở các cơ quan, đơn vị cơ sở là các phòng, ban, khoa giáo viên,các tiểu đoàn quản lý học viên, trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm Hầu hết,các TCCSĐ ở Đảng bộ Nhà trường là TCCSĐ 01 cấp (có 20 chi bộ cơ sở, trong đó

02 chi bộ cơ sở chưa có cấp ủy, chỉ có bí thư hoặc có bí thư, phó bí thư); có 06TCCSĐ 02 cấp (06 đảng bộ cơ sở với 18 chi bộ trực thuộc, trong đó 06 chi bộ chưa

có cấp ủy, chỉ có bí thư hoặc bí thư, phó bí thư)

Thứ hai, hoạt động của các TCCSĐ ở Nhà trường thường tập trung, nhiệm

vụ tương đối ổn định Hoạt động của các cơ quan, đơn vị cơ sở chủ yếu diễn ra

trong phạm vi của Nhà trường, nhiệm vụ chính trị ổn định theo chức năng, chức

Trang 22

trách được giao, ít có sự biến động, thay đổi lớn Mỗi cơ quan, đơn vị cơ sở có chứcnăng, nhiệm vụ khác nhau song đều tập trung hướng vào hoàn thành tốt nhiệm vụGD-ĐT, NCKH và xây dựng cơ quan, đơn vị và Nhà trường VMTD Vì vậy, cácTCCSĐ thường hoạt động tập trung, thống nhất, nhiệm vụ lãnh đạo cơ bản ổn định,

ít có sự thay đổi thường xuyên Bên cạnh lãnh đạo cơ quan, đơn vị cơ sở thực hiệnnhiệm vụ chính trị trung tâm, các TCCSĐ phải sẵn sàng lãnh đạo các cơ quan, đơn

vị cơ sở thực hiện các nhiệm vụ đột xuất

Thứ ba, đội ngũ cấp ủy viên của các TCCSĐ ở Nhà trường chủ yếu là cán bộ

kỹ thuật, quân sự, hậu cần, đa số đều là cán bộ chủ trì của các cơ quan, đơn vị cơ sở,

có trình độ học vấn cao; cán bộ chính trị là cấp ủy viên có tỷ lệ thấp Hầu hết các cấp

ủy cơ sở có số lượng cấp ủy viên từ 3 - 5 đồng chí Đội ngũ cấp ủy viên ở các phòng,ban cơ quan, các khoa giáo viên phần lớn là cán bộ kỹ thuật, quân sự, hậu cần, đượcđào tạo cơ bản, có bản lĩnh chính trị, kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm và năng lựcthực tiễn tốt Tính đến hết năm 2013, có 100 % cấp ủy viên trình độ đại học, trong đó49,5 % tiến sĩ, thạc sĩ [phụ lục 2] Do đặc điểm tổ chức biên chế, yêu cầu nhiệm vụnên số cán bộ chính trị là cấp ủy viên chiếm tỷ lệ thấp (chỉ có ở cơ quan chính trị,khoa khoa học xã hội và nhân văn, các tiểu đoàn quản lý học viên)

Thứ tư, đội ngũ đảng viên của các TCCSĐ ở Nhà trường gồm nhiều đối tượng, trình độ, kinh nghiệm, tuổi đời, tuổi quân không đồng đều; đảng viên là sĩ quan chủ yếu tập trung ở khối phòng, ban cơ quan, khoa giáo viên Ở khối phòng,

ban cơ quan, các khoa giáo viên, tỷ lệ đảng viên là sĩ quan chiếm đa số, tuổi đời từ

22 - 50 tuổi; 100% được đào tạo cơ bản ở các học viện, nhà trường trong nước vànước ngoài, do đó trình độ học vấn tương đối cao: 94,2 % tốt nghiệp đại học trở lên,trong đó 32 % tiến sĩ, thạc sĩ [phụ lục 6] Đại đa số có nhận thức, bản lĩnh chính trịvững vàng, có nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong chiến đấu, công tác, giảng dạy;gắn bó với sự nghiệp GD-ĐT của Nhà trường Tuy nhiên, đội ngũ đã trải qua chiếnđấu ngày một giảm do hết tuổi phục vụ; bên cạnh ưu điểm, một số ít chưa thực sự

Trang 23

nỗ lực phấn đấu để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; còn biểu hiện giảm sút trách nhiệm,ngại đấu tranh phê bình, va chạm

Thứ năm, số lượng đảng viên hàng năm có nhiều biến động, thay đổi, nhất là ở các tiểu đoàn quản lý học viên Đảng viên là học viên, sinh viên tập trung ở các đảng

bộ, chi bộ tiểu đoàn quản lý học viên, hàng năm có nhiều biến động về quân số, nhất

là thời điểm học viên, sinh viên tốt nghiệp ra trường Đây là lực lượng trẻ khỏe, năngđộng, khả năng nhận thức tốt, được giáo dục, quản lý, rèn luyện trong môi trường sưphạm quân sự, đa số có ý thức phấn đấu trong học tập, rèn luyện, tu dưỡng Tuynhiên, đội ngũ này tuổi đời, tuổi quân còn ít, thiếu kinh nghiệm, thử thách thực tiễn,

do đó dễ bị chi phối, tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường và sự chống phá củacác thế lực thù địch Một số ít có biểu hiện trung bình chủ nghĩa, thiếu tự giác, tíchcực phấn đấu học tập, rèn luyện; chấp hành chế độ, quy định không nghiêm; cá biệt

có các trường hợp vi phạm kỷ luật phải xử lý

Những đặc điểm trên có sự tác động, chi phối, trực tiếp ảnh hưởng đến việcxây dựng TCCSĐ trong sạch vững mạnh, tăng cường sự lãnh đạo của cácTCCSĐ Nhận thức đúng đắn, sâu sắc những đặc điểm trên là cơ sở để nghiêncứu, xác định các chủ trương, giải pháp phù hợp nhằm tăng cường sự lãnh đạo củacác TCCSĐ ở Nhà trường một cách khoa học, hiệu quả

* Sự lãnh đạo của các TCCSĐ ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa:

Quan niệm về sự lãnh đạo của TCCSĐ ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa.

Theo Từ điển Từ và Ngữ Việt Nam thì lãnh đạo có nghĩa là “Vạch đườnglối và phương pháp hành động cho quần chúng” hay “Người hoặc bộ phận vạchđường lối và phương pháp hành động cho quần chúng”[23, tr.1026]

Lãnh đạo là một dạng hoạt động đặc biệt - hoạt động chính trị xã hội, là hoạtđộng đặc trưng, thể hiện trình độ phát triển cao của ý thức con người, có vai trò hếtsức quan trọng trong đời sống chính trị của con người, chỉ có con người mới cóhoạt động lãnh đạo Lãnh đạo vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật Khoa học, nghệthuật về việc điều khiển, phát huy sức mạnh của con người và tổ chức - một trong

Trang 24

những lĩnh vực khó khăn, phức tạp và nhạy cảm nhất của khoa học về con người.Hoạt động lãnh đạo trong xã hội bao giờ cũng gắn với một lực lượng nhất định, cóđối tượng cụ thể, nội dung, mục đích rõ ràng, có phương thức phù hợp Thực tiễncách mạng Việt Nam cho thấy, nói đến sự lãnh đạo của Đảng thực chất là nói đếnhoạt động lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và mối quan hệ giữa chủ thể lãnhđạo là Đảng Cộng sản Việt Nam đối với đối tượng lãnh đạo là toàn thể nhân dânViệt Nam, các tổ chức, các lực lượng, mọi con người và toàn xã hội

Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đối với toàn xã hội, trong đó QĐND ViệtNam là một đối tượng đặc thù Đảng lãnh đạo quân đội là một tất yếu khách quan,

sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định mọi sự tiến bộ, trưởng thành, sức mạnhchiến đấu và chiến thắng của quân đội Đảng lãnh đạo quân đội theo nguyên tắctuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt Đảng lãnh đạo quân đội là tổng thể các hoạt độngcủa Đảng nhằm xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức,làm cho quân đội luôn giữ vững bản chất giai cấp công nhân, trung thành tuyệt đốivới Đảng, với Tổ quốc và nhân dân; không ngừng nâng cao chất lượng tổng hợp,trình độ sẵn sàng chiến đấu, sức mạnh chiến đấu, xứng đáng là lực lượng chính trị,lực lượng chiến đấu tin cậy của Đảng, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ trong mọitình huống [42, tr.208] Sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội được thể hiện trêntất cả các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, tổ chức; trên tất cả các mặt công tác: chính trị,quân sự, hậu cần, kỹ thuật; trên tất cả các nhiệm vụ: huấn luyện sẵn sàng chiến đấu,chiến đấu, học tập, lao động sản xuất [42, tr.209] Đảng lãnh đạo quân đội thôngqua hệ thống các nguyên tắc, một trong các nguyên tắc đó là phải thiết lập hệ thống

tổ chức đảng từ QUTW đến chi bộ đại đội và tương đương

Các TCCSĐ ở Nhà trường là nền tảng của Đảng bộ Nhà trường, là hạt nhânchính trị ở cơ sở, có đầy đủ chức năng, nhiệm vụ lãnh đạo được quy định trong Điều

lệ Đảng như đối với tất cả các loại hình TCCSĐ trong quân đội Từ những cơ sở, căn

cứ và cách tiếp cận trên có thể quan niệm: Sự lãnh đạo của TCCSĐ ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa là tổng thể những chủ trương, nội dung, phương pháp của cấp

Trang 25

ủy (chi bộ) cơ sở định hướng mọi hoạt động của các cơ quan, đơn vị cơ sở nhằm cụ thể hóa và thực hiện tốt đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kỷ luật của quân đội, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường và cơ quan chức năng các cấp ở cơ sở; xây dựng TCCSĐ trong sạch vững mạnh, nâng cao NLLĐ, SCĐ, hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ; khơi dậy và phát huy sức mạnh của từng tổ chức, lực lượng, từng con người và cả tập thể, bảo đảm xây dựng cơ quan, đơn vị cơ sở VMTD hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Nội dung lãnh đạo chủ yếu của các TCCSĐ ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa TCCSĐ ở khối cơ quan: Lãnh đạo các phòng, ban thực hiện đúng quan

điểm, đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước khôngngừng nâng cao trình độ tham mưu, năng lực chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, tổ chứcthực hiện các mặt công tác chuyên môn theo chức trách, nhiệm vụ được quy định;tích cực cải tiến lề lối làm việc, tác phong công tác, sâu sát thực tiễn, nắm chắc tìnhhình thực tế cơ sở Thường xuyên quán triệt, nắm vững những quan điểm, tư tưởngđổi mới của Đảng về công tác GD-ĐT, khoa học công nghệ, sự phát triển mới vềyêu cầu nhiệm vụ của lực lượng vũ trang và nhà trường quân đội để làm tốt côngtác tham mưu, giúp cho Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường có những chủ trương,biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý nhằm xây dựng Nhà trường chínhquy, VMTD, Đảng bộ Nhà trường TSVM, không ngừng nâng cao chất lượng GD-

ĐT, NCKH, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng quân đội, bảo vệ Tổ quốc tronggiai đoạn mới Lãnh đạo xây dựng cấp ủy, đảng bộ, chi bộ phòng, ban TSVM, cóNLLĐ, SCĐ cao; chấp hành nghiêm nguyên tắc TTDC, tập thể lãnh đạo, cá nhânphụ trách, tự phê bình và phê bình và các chế độ sinh hoạt; giữ vững đoàn kết thốngnhất; tổ chức thực hiện có hiệu quả hoạt động CTĐ, CTCT; xây dựng phòng, ban

cơ quan VMTD, hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ

TCCSĐ ở khối các khoa giáo viên: Lãnh đạo khoa giáo viên chấp hành

nghiêm quy chế GD-ĐT, quy chế hoạt động khoa học; thực hiện tốt nhiệm vụ giảng

Trang 26

dạy, NCKH theo đúng đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật củaNhà nước, nghị quyết, chỉ thị của cấp trên, đáp ứng mục tiêu yêu cầu GD-ĐT,NCKH của Nhà trường Quán triệt, thực hiện tốt Nghị quyết 86/NQ-ĐUQSTW,Nghị quyết 382/NQ-ĐUQSTW của Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là QUTW)

về công tác GD-ĐT và công tác kỹ thuật trong tình hình mới; Nghị quyết chuyên đềcủa Đảng ủy Nhà trường về xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục đếnnăm 2015 và định hướng đến năm 2020 Tập trung nghiên cứu đột phá vào đổi mớinội dung, chương trình gắn với đổi mới phương pháp dạy học theo hướng chuẩn hóa,hiện đại hóa; nâng cao chất lượng giảng dạy, NCKH, tạo sự chuyển biến rõ rệt vềchất lượng GD-ĐT đối với tất cả các đối tượng học viên, sinh viên; tăng cường khaithác, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ mô phỏng vào quá trình dạy học.Lãnh đạo xây dựng đội ngũ giáo viên có chất lượng cao cả về phẩm chất chính trị,đạo đức, lối sống, trình độ học vấn, năng lực trí tuệ, năng lực sư phạm và năng lựcNCKH, “có khả năng tiếp cận công nghệ khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại; có

số lượng hợp lý, cơ cấu đồng bộ, lấy chất lượng làm chính” [18, tr.4]; mỗi giáo viênphải thực sự vừa là nhà giáo, vừa là nhà khoa học, là tấm gương sáng về đạo đức, tựhọc và sáng tạo, toàn tâm, toàn ý gắn bó với sự nghiệp GĐ-ĐT của Nhà trường Lãnhđạo xây dựng cấp ủy, chi bộ TSVM, xây dựng khoa đoàn kết thống nhất, VMTD,góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ GD-ĐT và NCKH của Nhà trường

TCCSĐ ở khối các tiểu đoàn quản lý học viên: Lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm

vụ quản lý, giáo dục, rèn luyện các đối tượng đào tạo; kịp thời tham mưu, đề xuất choĐảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường các chủ trương, biện pháp đổi mới, nâng caochất lượng công tác quản lý giáo dục, rèn luyện, kỷ luật học viên, sinh viên Trong

đó, tập trung lãnh đạo nâng cao chất lượng học tập, rèn luyện; chú trọng giáo dục, bồidưỡng xây dựng động cơ học tập, rèn luyện đúng đắn, chấp hành nghiêm quy chếGD-ĐT; tích cực đổi mới phương pháp học tập, phát huy cao độ tính tự giác, tíchcực, chủ động sáng tạo của học viên, sinh viên, biến quá trình đào tạo thành tự đàotạo, góp phần hoàn thành tốt mục tiêu yêu cầu đào tạo của Nhà trường Lãnh đạo xây

Trang 27

dựng và thực hiện tốt nề nếp chính quy, các phong trào thi đua học tập, rèn luyện,NCKH; tổ chức tốt đời sống vật chất, tinh thần cho học viên, sinh viên; thường xuyêncoi trọng sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm về thực hiện nhiệm vụ GD-ĐT, quản lýgiáo dục, rèn luyện học viên, sinh viên Lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ quản lýhọc viên, sinh viên (kể cả cán bộ kiêm chức) vững mạnh, có tinh thần trách nhiệmcao, có phẩm chất, năng lực đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ Coi trọng bồi dưỡng nângcao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và trình độ, năng lực toàn diện cho đội ngũcán bộ quản lý các cấp, nhất là năng lực quán triệt, cụ thể hóa nghị quyết, chỉ thị,mệnh lệnh của cấp trên, năng lực chỉ huy, tổ chức quản lý, điều hành đơn vị Lãnhđạo xây dựng tiểu đoàn quản lý học viên VMTD; xây dựng cấp ủy các cấp, các tổchức đảng trực thuộc và đảng bộ tiểu đoàn TSVM, thực hiện tốt chức năng, nhiệmvụ; tổ chức thực hiện có hiệu quả mọi hoạt động CTĐ, CTCT trong đơn vị, góp phầnxây dựng Nhà trường chính quy, tiên tiến, mẫu mực.

Những yếu tố quy định sự lãnh đạo của các TCCSĐ ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa:

Một là: Số lượng, chất lượng và cơ cấu cấp ủy cơ sở Chỉ thị số

99/CT-ĐUQSTW của Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là QUTW) đã khẳngđịnh: “Xây dựng cấp ủy là vấn đề cốt lõi rất cơ bản, mang tính cấp thiết cả trướcmắt và lâu dài” [41, tr.6] Cấp ủy của các TCCSĐ ở Nhà trường là cơ quan lãnh đạocủa đảng bộ, chi bộ cơ sở giữa hai kỳ đại hội, do đại hội toàn thể đảng viên hoặc đạihội đại biểu đảng bộ, chi bộ cơ sở dân chủ bầu ra Các cấp ủy cơ sở có vị trí, vai trò

và ảnh hưởng to lớn đến toàn bộ các hoạt động của TCCSĐ và của cơ quan, đơn vị

cơ sở Trong đó, chất lượng, số lượng, cơ cấu cấp ủy viên của các TCCSĐ là yếu tốđặc biệt quan trọng, có ý nghĩa quyết định trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả hoạtđộng lãnh đạo của TCCSĐ

Kinh nghiệm hoạt động của các TCCSĐ đã chỉ rõ, khi nào cấp ủy có sốlượng phù hợp, cơ cấu hợp lý, bao gồm những đồng chí có phẩm chất năng lực,

Trang 28

nhận thức sâu sắc đường lối, chính sách của Đảng, nhiệm vụ trên giao, có tinhthần trách nhiệm cao, tích cực tham gia vào việc xây dựng các chủ trương, biệnpháp lãnh đạo của TCCSĐ thì khi ấy các quyết định của tập thể cấp ủy sẽ có tínhbao quát, đúng đắn, có tính khả thi và hiệu quả cao trên thực tế Ngược lại,TCCSĐ nào có cấp ủy viên thiếu gương mẫu, trách nhiệm, năng lực hạn chế, cóbiểu hiện sa sút về phẩm chất đạo đức, lối sống, quan liêu, gia trưởng, cục bộ, bèphái thì hiệu lực lãnh đạo của cấp ủy, TCCSĐ giảm sút, thậm chí dẫn đến yếukém, không hoàn thành nhiệm vụ Thực tiễn xây dựng và hoạt động của các cấp

ủy cơ sở ở Nhà trường cho thấy, sức mạnh của tập thể cấp ủy phụ thuộc rất lớnvào số lượng, chất lượng và cơ cấu cấp ủy, trọng tâm là yếu tố chất lượng, nhất làphẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và năng lực toàn diện của đội ngũ cấp ủyviên, bí thư cấp ủy và cán bộ chủ trì

Hai là: Số lượng, chất lượng đội ngũ đảng viên là yếu tố có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần quy định sự lãnh đạo của các TCCSĐ ở Nhà trường Đảng

viên có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác xây dựng và hoạt động lãnh đạocủa Đảng Đảng viên là tế bào cơ bản cấu thành tổ chức đảng, số lượng, chấtlượng đội ngũ đảng viên là yếu tố quy định NLLĐ, SCĐ của tổ chức đảng Chủtịch Hồ Chí Minh đã nói: “Đảng mạnh là do chi bộ tốt Chi bộ tốt là do các đảngviên đều tốt” [27, tr.95] Đảng ta đã xác định xây dựng đội ngũ đảng viên là khâuthen chốt, quan trọng của công tác xây dựng Đảng, một nhiệm vụ thường xuyêncủa các tổ chức đảng, nhằm góp phần nâng cao NLLĐ, SCĐ của Đảng đáp ứngyêu cầu nhiệm vụ được giao

Đối với Nhà trường, đội ngũ đảng viên là lực lượng nòng cốt trong thựchiện nhiệm vụ chính trị, xây dựng TCCSĐ trong sạch vững mạnh, xây dựng Nhàtrường VMTD để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ GD-ĐT Số lượng, chất lượngđội ngũ đảng viên là yếu tố quy định NLLĐ, SCĐ, hiệu lực, hiệu quả tăng cường

sự lãnh đạo của các TCCSĐ Thực tiễn công tác xây dựng Đảng ở Nhà trường chothấy, ở đâu đội ngũ đảng viên được quan tâm xây dựng vững mạnh về số lượng,

Trang 29

chất lượng, phát huy tốt vai trò trách nhiệm thì ở đó chất lượng, hiệu quả lãnh đạocủa TCCSĐ được nâng cao, cơ quan, đơn vị luôn đoàn kết thống nhất, hoàn thànhthắng lợi mọi nhiệm vụ được giao

Ba là: Chất lượng của đối tượng lãnh đạo là yếu tố quan trọng tác động trực tiếp tới hiệu quả lãnh đạo của TCCSĐ ở Nhà trường Với vai trò là chủ thể,

các cấp ủy, TCCSĐ tác động đến đối tượng lãnh đạo bằng các chủ trương, biệnpháp lãnh đạo thông qua công tác tư tưởng, công tác tổ chức, công tác chính sách,nhằm xây dựng các tổ chức, các lực lượng vững mạnh đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm

vụ, đảm bảo cho các cấp ủy, TCCSĐ thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ lãnh đạođối với cơ quan, đơn vị cơ sở

Đồng thời, đối tượng lãnh đạo là mọi tổ chức, lực lượng, mọi mặt hoạt động,mọi nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị cơ sở, chất lượng đối tượng lãnh đạo có sự tácđộng trở lại vô cùng to lớn đối với hoạt động lãnh đạo của các TCCSĐ, nó luôn đặt

ra yêu cầu cao, đòi hỏi các TCCSĐ phải thường xuyên được xây dựng TSVM, cóđầy đủ trình độ, năng lực, có chủ trương, biện pháp lãnh đạo đúng đắn, phù hợp,không ngừng nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo đảm bảo xứng đáng với vai trò

là chủ thể lãnh đạo Như vậy, chất lượng đối tượng lãnh đạo là một trong những yếu

tố đặc biệt quan trọng, trực tiếp quy định hoạt động lãnh đạo của các TCCSĐ

Bốn là: Cơ chế, quy chế, quy định tạo hành lang pháp lý quan trọng cho hoạt động lãnh đạo của TCCSĐ ở Nhà trường Cơ chế, quy chế, quy định, hướng dẫn về công tác tổ chức xây dựng Đảng là cơ sở bảo đảm cho toàn bộ hoạt động

xây dựng và lãnh đạo của các cấp ủy, TCCSĐ ở Nhà trường được thực hiện chặtchẽ, thống nhất, theo đúng quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và phápluật của Nhà nước, Cương lĩnh, Điều lệ Đảng Đồng thời, là căn cứ để xem xét,đánh giá hiệu quả lãnh đạo của tập thể cấp ủy, TCCSĐ và vai trò, trách nhiệm củamỗi cán bộ, đảng viên, từng cấp ủy viên đối với công tác xây dựng Đảng nóichung và xây dựng Đảng bộ Nhà trường nói riêng

Thường xuyên quán triệt thực hiện tốt cơ chế, quy chế, quy định, nhất là cơchế lãnh đạo của Đảng đối với QĐND Việt Nam, các quy chế, quy định của

Trang 30

QUTW, TCCT và của các cấp ủy đảng có vị trí, ý nghĩa hết sức to lớn, là yếu tốquy định đối với tổ chức và hoạt động lãnh đạo của các TCCSĐ Thực tiễn xâydựng TCCSĐ ở Nhà trường cho thấy, cấp ủy, TCCSĐ nào quán triệt, chấp hànhđầy đủ, nghiêm túc cơ chế, quy chế, quy định, thực hiện tốt việc cụ thể hóa thànhquy chế, quy định của cấp mình, thì ở đó cấp ủy, tổ chức đảng đoàn kết thốngnhất, kỷ cương, kỷ luật được giữ vững, phát huy tốt dân chủ, trí tuệ tập thể, tráchnhiệm, năng lực của mọi cán bộ, đảng viên, cấp ủy viên; NLLĐ, SCĐ được nângcao, lãnh đạo cơ quan, đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ Ngược lại, sẽ dẫn đến tìnhtrạng lỏng lẻo về tổ chức, kỷ luật, NLLĐ, SCĐ của TCCSĐ giảm sút, không thựchiện tốt chức năng, nhiệm vụ lãnh đạo.

1.1.2 Những vấn đề cơ bản tăng cường sự lãnh đạo của các tổ chức cơ sở đảng ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa

* Quan niệm tăng cường sự lãnh đạo của TCCSĐ ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa:

Theo Từ điển Từ và Ngữ Việt Nam thì tăng cường là “Làm cho mạnh hơnlên” [23, tr.1649], hay theo Từ điển Tiếng Việt thì tăng cường có nghĩa là “Làm chomạnh thêm, nhiều thêm” [51, tr.436] Như vậy, thì tăng cường sự lãnh đạo tức làlàm cho sự lãnh đạo đó được mạnh hơn lên hay là làm cho mạnh thêm, nhiều thêm

Từ cách tiếp cận đó có thể quan niệm: Tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa là tổng thể các chủ trương, nội dung, biện pháp của Thường vụ, Đảng ủy Nhà trường và các tổ chức, các lực lượng có liên quan nhằm xây dựng TCCSĐ trong sạch vững mạnh, nâng cao NLLĐ, SCĐ, hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ; làm cho sự lãnh đạo của các cấp ủy, TCCSĐ được mạnh hơn, nhiều hơn, có hiệu lực, hiệu quả cao hơn đáp ứng đòi hỏi của yêu cầu lãnh đạo cơ quan, đơn vị cơ sở hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Mục đích của tăng cường sự lãnh đạo: Thường xuyên làm cho các cấp ủy,

TCCSĐ quán triệt sâu sắc, cụ thể hóa và thực hiện tốt đường lối, chính sách củaĐảng, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ, kỷ luật của Quân đội và nghị quyết, chỉ thịcủa Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường Phát huy mạnh mẽ dân chủ, trí tuệ tập

Trang 31

thể, vai trò tiền phong gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên, tăng cường sựđoàn kết thống nhất trong các cấp ủy, tổ chức đảng Làm cho các cấp ủy, TCCSĐtrong Đảng bộ Nhà trường luôn được xây dựng TSVM, thực sự có NLLĐ, SCĐcao; không ngừng giữ vững và phát huy tốt vai trò hạt nhân lãnh đạo, trung tâmđoàn kết thống nhất của các cơ quan, đơn vị cơ sở; luôn thực hiện tốt chức năng,nhiệm vụ lãnh đạo, thường xuyên đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quảlãnh đạo đối với mọi lĩnh vực, mọi nhiệm vụ, mọi mặt hoạt động của các cơ quan,đơn vị cơ sở trong mọi tình huống, điều kiện, hoàn cảnh Đảm bảo lãnh đạo xây dựngcác cơ quan, đơn vị cơ sở VMTD, hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ, đáp ứng ngàycàng cao yêu cầu đổi mới nâng cao chất lượng GD-ĐT, NCKH, xây dựng Nhàtrường chính quy, tiên tiến, mẫu mực; Đảng bộ Nhà trường TSVM, lãnh đạo Nhàtrường hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Chủ thể lãnh đạo và lực lượng tham gia: Thường vụ, Đảng ủy Nhà trường là

chủ thể lãnh đạo; đội ngũ cán bộ chủ trì các cấp, đặc biệt là bí thư, phó bí thư là lựclượng đóng vai trò quan trọng trong chủ trì, điều hành toàn bộ hoạt động củaTCCSĐ; cơ quan chính trị và cán bộ chính trị là lực lượng tham mưu, đề xuất choChính ủy, Hiệu trưởng, Đảng ủy Nhà trường về tăng cường sự lãnh đạo củaTCCSĐ ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa

Lực lượng tham gia: Mọi cán bộ, đảng viên, học viên, chiến sỹ, công nhânviên chức, mọi tổ chức chỉ huy, tổ chức quần chúng, hội đồng quân nhân trong đơn

vị, đoàn viên, hội viên là lực lượng tham gia, góp phần tăng cường sự lãnh đạo củacấp ủy, TCCSĐ ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa

Đối tượng thực hiện: Các cấp ủy, TCCSĐ ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa Nội dung thực hiện: Thường xuyên giáo dục nâng cao nhận thức, phát huy tốt

vai trò, trách nhiệm chính trị của mọi tổ chức, lực lượng trong xây dựng và tăngcường sự lãnh đạo của các cấp ủy, TCCSĐ Tập trung khắc phục những hạn chế, yếukém, khuyết điểm trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ lãnh đạo và mọi hoạt độngcủa các cấp ủy, TCCSĐ Xây dựng các TCCSĐ luôn TSVM, thường xuyên củng cố,

Trang 32

kiện toàn các cấp ủy cơ sở đủ về số lượng, có NLLĐ, SCĐ cao; coi trọng bồi dưỡngđội ngũ cấp ủy viên, nhất là bí thư cấp ủy (chi bộ) và cán bộ chủ trì có đủ trình độ trítuệ, phẩm chất đạo đức, lối sống, có năng lực và trách nhiệm chính trị cao; xây dựngđội ngũ cán bộ, đảng viên TSVM, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ đổi mới, khôngngừng nâng cao chất lượng GD-ĐT, NCKH, xây dựng Nhà trường chính quy, tiêntiến, mẫu mực, cơ quan, đơn vị cơ sở VMTD Thực hiện nghiêm nguyên tắc TTDC,tập thể lãnh đạo, phân công cá nhân phụ trách, chế độ tự phê bình và phê bình, nềnếp, chế độ sinh hoạt của các cấp ủy, TCCSĐ; thực hiện công tác kiểm tra, giám sát

và kỷ luật Đảng Coi trọng đổi mới nội dung, hình thức, nâng cao chất lượng, hiệulực, hiệu quả hoạt động CTĐ, CTCT ở các cơ quan, đơn vị cơ sở

Hình thức, phương pháp thực hiện: Là tổng thể các biện pháp, cách thức mà

chủ thể tiến hành để tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ cùng với phát huy tốtvai trò trách nhiệm, tính chủ động sáng tạo, sự nỗ lực chủ quan của các cấp ủy,TCCSĐ thuộc Đảng bộ Nhà trường Đồng thời, thông qua việc vận dụng linh hoạt,sáng tạo các hình thức, phương pháp như: Tổ chức học tập quán triệt, thực hiện cácnghị quyết, chỉ thị, quy định, hướng dẫn của cấp trên về công tác xây dựng Đảng,nhất là việc xây dựng cấp ủy, TCCSĐ trong sạch vững mạnh, nâng cao NLLĐ, SCĐcủa TCCSĐ; thực tiễn tổ chức hoạt động lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, xâydựng đơn vị VMTD, xây dựng cấp ủy, tổ chức đảng TSVM và nâng cao chất lượngđội ngũ đảng viên; thực hiện nề nếp, nguyên tắc, chế độ sinh hoạt đảng; tự phê bình

và phê bình; thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng; đánh giá chấtlượng tổ chức Đảng, đảng viên hàng năm của các cấp ủy, TCCSĐ Đồng thời, coitrọng phát huy tốt vai trò của các tổ chức chỉ huy, tổ chức quần chúng và hội đồngquân nhân trong công tác xây dựng Đảng theo chức năng, nhiệm vụ, nhất là việctham gia đóng góp phê bình của các tổ chức quần chúng cho các cấp ủy, TCCSĐtheo định kỳ, thường xuyên hoặc đột xuất

* Những vấn đề có tính nguyên tắc trong tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa

Trang 33

Một là: Tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ phải quán triệt, thực hiện nghiêm túc quan điểm, đường lối của Đảng, các chỉ thị, nghị quyết, quy định, hướng dẫn của các cấp về công tác xây dựng Đảng; về nâng cao NLLĐ, SCĐ của các TCCSĐ trong quân đội.

Đây là vấn đề có tính nguyên tắc cơ bản nhất chỉ đạo việc tăng cường sự lãnhđạo của các TCCSĐ ở Nhà trường và có sự tác động, chi phối đến các nguyên tắckhác Quan điểm, đường lối, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, các quy định, hướng dẫncủa các cấp ủy Đảng về công tác xây dựng Đảng chính là căn cứ, là cơ sở định hướngcho mọi hoạt động tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ, bảo đảm cho toàn bộhoạt động tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ có phương hướng chính trị đúngđắn, có nội dung, biện pháp rõ ràng, chính xác, hạn chế được những sai lầm, khuyếtđiểm Đây là vấn đề đã được thực tiễn khẳng định Vì vậy, quá trình tăng cường sựlãnh đạo của các TCCSĐ đòi hỏi từ Thường vụ, Đảng ủy Nhà trường đến các cấp ủy,TCCSĐ phải thường xuyên quán triệt sâu sắc, nắm vững các quan điểm, tư tưởngtrong các nghị quyết của Đảng, trực tiếp là của Đại hội XI, Đại hội IX của Đảng bộQuân đội, các nghị quyết, chỉ thị của QUTW, các quy định, hướng dẫn của TCCT;nghị quyết, chỉ thị của Thường vụ, Đảng ủy TCKT về xây dựng các cấp ủy, tổ chứcđảng TSVM, nâng cao NLLĐ, SCĐ của TCCSĐ, vận dụng sáng tạo, phù hợp tínhchất, đặc điểm, nhiệm vụ của các TCCSĐ để xác định chủ trương, biện pháp lãnhđạo, chỉ đạo tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ

Hai là: Tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ phải đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra giám sát trực tiếp, thường xuyên của Thường vụ, Đảng ủy Nhà trường, sự hướng dẫn của cơ quan chính trị; kết hợp chặt chẽ việc xây dựng, củng cố kiện toàn các cấp ủy, TCCSĐ với xây dựng đơn vị cơ sở VMTD.

Đây là vấn đề hết sức quan trọng đối với hoạt động tăng cường sự lãnh đạocủa các TCCSĐ ở Nhà trường Thường vụ, Đảng ủy, cơ quan chính trị là chủ thểtrực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn tăng cường sự lãnh đạo ở các TCCSĐ Sự

Trang 34

lãnh đạo của Thường vụ, Đảng ủy và chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan chính trị sẽbảo đảm cho việc tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ luôn tập trung thốngnhất, đúng quan điểm, đường lối, nguyên tắc, phương hướng xây dựng Đảng,chấp hành nghiêm quy định của Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của các cấp ủyĐảng và các quy định, hướng dẫn của cấp trên về công tác xây dựng Đảng Nếukhông tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc này, quá trình tăng cường sự lãnh đạo ởcác TCCSĐ sẽ mất phương hướng, không có mục tiêu yêu cầu rõ ràng, thiếu kỷluật, kỷ cương, thậm chí sẽ vấp phải những sai lầm, khuyết điểm, không nhữngkhông tăng cường được sự lãnh đạo mà còn có nguy cơ làm suy yếu nội bộ, hạthấp vai trò lãnh đạo của các TCCSĐ Do đó, trong bất cứ điều kiện, hoàn cảnhnào Thường vụ, Đảng ủy, cơ quan chính trị Nhà trường cũng phải giữ vững sựlãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra giám sát chặt chẽ quá trình xây dựng cáccấp ủy, TCCSĐ trong sạch vững mạnh, không ngừng nâng cao NLLĐ, SCĐ, tăngcường sự lãnh đạo của các TCCSĐ đối với mọi nhiệm vụ, mọi hoạt động của các

cơ quan, đơn vị cơ sở Chống các biểu hiện chủ quan, coi nhẹ, buông lỏng lãnhđạo, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra giám sát hoặc hời hợt, hình thức, thiếu chiềusâu, thiếu nội dung, biện pháp cụ thể, thiết thực

Ba là: Tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ phải được tiến hành thường xuyên, liên tục; kết hợp chặt chẽ nhiều nội dung, hình thức, biện pháp tích cực, chủ động, sáng tạo.

Tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ là đòi hỏi khách quan của yêu cầunhiệm vụ lãnh đạo đối với các cơ quan, đơn vị cơ sở, yếu tố có ý nghĩa quyết địnhđến chất lượng, kết quả hoàn thành nhiệm vụ chính trị, xây dựng cơ quan, đơn vịVMTD, là một nhiệm vụ hết sức khó khăn phức tạp, trải qua nhiều khâu, nhiềubước, với yêu cầu ngày càng cao Do đó, quá trình tăng cường sự lãnh đạo của cácTCCSĐ phải được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục, tích cực, chủ động,sáng tạo, khoa học, kiên quyết triệt để, phải kết hợp chặt chẽ, đồng bộ nhiều nộidung, hình thức, biện pháp mới đảm bảo cho hoạt động tăng cường sự lãnh đạo của

Trang 35

các TCCSĐ có hiệu lực, hiệu quả cao, đạt được mục đích đề ra; đảm bảo cho cácTCCSĐ thực sự, xứng đáng là hạt nhân lãnh đạo chính trị của cơ quan, đơn vị cơ

sở Các TCCSĐ là đối tượng tiếp nhận các chủ trương, biện pháp lãnh đạo của cấptrên, song không tiếp nhận các tác động đó một cách thụ động, mà trong quá trình

tự xây dựng, tự hoàn thiện mình, chính bản thân các TCCSĐ cũng là chủ thể xâydựng Vì vậy, trong quá trình tiến hành các hoạt động tăng cường sự lãnh đạo củacác TCCSĐ, Thường vụ, Đảng ủy Nhà trường phải thường xuyên xác định tốt vaitrò là chủ thể lãnh đạo và trách nhiệm chính trị của mình, đồng thời phải động viên,thúc đẩy tính tích cực, chủ động tự hoàn thiện mình của bản thân các cấp uỷ,TCCSĐ, đội ngũ cán bộ, đảng viên với các chủ trương, biện pháp thiết thực, đúngđắn, phù hợp Tránh các biểu hiện thụ động, thiếu kiên quyết, triệt để hoặc chủquan, hình thức theo kiểu mùa vụ, phong trào

Bốn là: Phải luôn xuất phát và bám sát mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ GD-ĐT, NCKH của Nhà trường và đặc điểm cụ thể của các cơ quan, đơn vị cơ sở; yêu cầu nâng cao NLLĐ, SCĐ của các cấp ủy (chi bộ) để xác định nội dung, hình thức, biện pháp tăng cường sự lãnh đạo của TCCSĐ cho phù hợp.

Mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ GD-ĐT của Nhà trường và nhiệm vụ chính trịcủa các cơ quan, đơn vị cơ sở là một trong những yếu tố quy định hoạt động lãnh đạocủa các cấp ủy, TCCSĐ Mục đích hoạt động lãnh đạo của các cấp ủy, TCCSĐ làxây dựng các cơ quan, đơn vị cơ sở VMTD, hoàn thành xuất sắc mục tiêu yêu cầu,nhiệm vụ GD-ĐT của Nhà trường, nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị Đồngthời, mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ GD-ĐT của Nhà trường và nhiệm vụ chính trị củacác cơ quan, đơn vị cơ sở đòi hỏi và đặt ra yêu cầu các cấp ủy, TCCSĐ phải khôngngừng được xây dựng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, có NLLĐ, SCĐcao, để đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ lãnh đạo cơ quan, đơn vị Do đó, hoạt độngtăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ phải bám sát mục tiêu, yêu cầu đào tạo,nhiệm vụ GD-ĐT, NCKH của Nhà trường; nhiệm vụ chính trị, đặc điểm cụ thể của

cơ quan, đơn vị cơ sở để xác định nội dung, hình thức, biện pháp tăng cường đúng

Trang 36

đắn, phù hợp Có như vậy, hoạt động tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ mới cóchất lượng, hiệu quả thiết thực Chống mọi biểu hiện xa rời mục tiêu, nhiệm vụ GD-

ĐT của Nhà trường, nhiệm vụ chính trị của các cơ quan, đơn vị hoặc chủ quan, đơngiản, coi nhẹ các yêu cầu, nguyên tắc xây dựng TCCSĐ trong sạch vững mạnh

Năm là: Phải phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi tổ chức, mọi lực lượng trong tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ.

Phát huy sức mạnh tổng hợp là bài học kinh nghiệm quý báu được tổng kết,rút ra từ thực tiễn lãnh đạo cách mạng của Đảng ta trong hơn 80 năm qua Nhờ biếtphát huy sức mạnh tổng hợp trong xây dựng Đảng, Đảng ta đã quy tụ được mọi lựclượng, xây dựng Đảng thực sự là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời làđội tiên phong của nhân dân lao động và của cả dân tộc Vì vậy, trong hoạt động tăngcường sự lãnh đạo của các TCCSĐ ở Nhà trường cần phải tiếp tục quán triệt và vậndụng sáng tạo bài học kinh nghiệm quý báu này Thực tiễn công tác xây dựng cácTCCSĐ ở Nhà trường đã chỉ rõ, nhờ biết tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên,dựa chắc vào cán bộ, quần chúng ở từng cơ quan, đơn vị; biết phát huy vai trò các lựclượng có liên quan trong mọi hoạt động xây dựng và lãnh đạo nên các TCCSĐ luônđược xây dựng vững mạnh, hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ Do đó, quá trìnhtăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ ở Nhà trường hiện nay càng phải phát huymạnh mẽ sức mạnh tổng hợp của mọi tổ chức, lực lượng, trước hết là ở các cơ quan,đơn vị cơ sở; phải biết tranh thủ sự giúp đỡ của cơ quan chức năng cấp trên để xâydựng và nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo của các TCCSĐ

* Tiêu chí đánh giá tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa

Theo Từ điển Từ và Ngữ Việt Nam, tiêu chí là “Dấu hiệu dựa vào mà đánhgiá” [23, tr.1826] Tùy theo góc độ tiếp cận, mục đích, tính chất và yêu cầu xem xét,đánh giá sự vật, hiện tượng mà các chủ thể nghiên cứu xác định tiêu chí cho phù hợp.Đánh giá tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ ở Nhà trường trên nhiều góc độ,phương diện khác nhau, song nhất thiết phải căn cứ vào những tiêu chí cơ bản sau:

Trang 37

Một là: Nhận thức, trách nhiệm, trình độ, năng lực của chủ thể, của các lực lượng tham gia đối với việc tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ và của chính các TCCSĐ Tiêu chí này chỉ rõ, đánh giá hoạt động tăng cường sự lãnh đạo của các

TCCSĐ nhất thiết phải căn cứ vào nhận thức, trách nhiệm, trình độ, năng lực của chủthể, của các lực lượng tham gia và của chính các TCCSĐ Đây là căn cứ quan trọnghàng đầu để đánh giá, bởi vì chất lượng, hiệu quả của việc tăng cường sự lãnh đạocủa các TCCSĐ trước hết phụ thuộc vào nhận thức, trách nhiệm, trình độ, năng lựccủa cả chủ thể, lực lượng, đối tượng tiến hành Nếu không có nhận thức đầy đủ, thiếutinh thần trách nhiệm, trình độ, năng lực hạn chế thì hoạt động tăng cường sự lãnhđạo của các TCCSĐ sẽ không đem lại kết quả như mục tiêu yêu cầu đặt ra

Phải căn cứ vào mức độ nhận thức, trách nhiệm, năng lực của cả chủ thể, đốitượng, lực lượng tham gia để đánh giá tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ ởNhà trường, nhận thức đó đã đầy đủ và sâu sắc hay chưa; trách nhiệm cao hay thấp;năng lực tốt hay chưa tốt; mối quan hệ biện chứng của tăng cường sự lãnh đạo củacác TCCSĐ với chất lượng, hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ chính trị của các cơquan, đơn vị cơ sở; những tác động, chi phối đến quá trình hoạt động tăng cường sựlãnh đạo của các TCCSĐ

Hai là: Nội dung, hình thức, phương pháp, nề nếp thực hiện tăng cường sự lãnh đạo của chủ thể và của các TCCSĐ Tiêu chí này rất quan trọng nó phản ánh

quá trình thực hiện tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ theo những nội dung,hình thức, phương pháp, nề nếp như thế nào Nội dung, hình thức, phương pháp, nềnếp thực hiện của chủ thể và của các TCCSĐ là những yếu tố trực tiếp chi phối, tácđộng, có ý nghĩa góp phần quyết định đối với kết quả tăng cường sự lãnh đạo củacác TCCSĐ Đồng thời, yêu cầu nhiệm vụ chính trị của các cơ quan, đơn vị cơ sở,tình hình chất lượng cấp ủy, đội ngũ cán bộ, đảng viên của các TCCSĐ quy địnhnội dung, hình thức, phương pháp tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ CácTCCSĐ ở Nhà trường có đặc điểm, nhiệm vụ khác nhau, vì vậy việc tăng cường sựlãnh đạo của các TCCSĐ tất yếu phải được tiến hành với nhiều nội dung, hình thức,

Trang 38

phương pháp khác nhau Căn cứ vào tình hình, đặc điểm nhiệm vụ cụ thể của từngTCCSĐ để xác định nội dung, hình thức, phương pháp tiến hành phù hợp, đảm bảo

có hiệu quả cao hay chưa phù hợp và hiệu quả chưa cao

Ba là: Mức độ chuyển biến về năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu; hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo của các TCCSĐ Để đảm bảo tăng cường sự lãnh đạo của các

TCCSĐ đối với mọi hoạt động, mọi nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị cơ sở, trước hếtcác TCCSĐ phải luôn được xây dựng TSVM, có NLLĐ, SCĐ cao; đội ngũ cán bộ,đảng viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức, lối sống trong sạch,lành mạnh, phát huy tốt vai trò trách nhiệm Mức độ chuyển biến về NLLĐ, SCĐ;hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo của các TCCSĐ vừa thể hiện được kết quả hoạt độngxây dựng TCCSĐ trong sạch vững mạnh, vừa là thước đo đánh giá chất lượng củaviệc tăng cường sự lãnh đạo, hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo của các TCCSĐ Bởi vì,NLLĐ, SCĐ của TCCSĐ là cơ sở, điều kiện để tăng cường sự lãnh đạo, nâng caohiệu lực, hiệu quả lãnh đạo của TCCSĐ Sự chuyển biến về NLLĐ, SCĐ; hiệu lực,hiệu quả lãnh đạo của TCCSĐ trực tiếp chi phối, tác động đối với chất lượng xâydựng cơ quan, đơn vị VMTD, chất lượng hoàn thành nhiệm vụ chính trị của cơquan, đơn vị cơ sở

Bốn là: Kết quả, chất lượng hoàn thành nhiệm vụ chính trị, xây dựng cơ quan, đơn vị VMTD của các cơ quan, đơn vị cơ sở trực thuộc Nhà trường Hiệu quả

tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ có quan hệ chặt chẽ, biện chứng với kết quả,chất lượng hoàn thành nhiệm vụ chính trị, xây dựng cơ quan, đơn vị cơ sở VMTD.Mục đích tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ là thường xuyên bảo đảm cho cácTCCSĐ luôn có NLLĐ, SCĐ cao, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ lãnh đạo mọinhiệm vụ, mọi mặt hoạt động của các cơ quan, đơn vị cơ sở; xây dựng các cơ quan,đơn vị cơ sở vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, hoàn thành xuất sắc nhiệm

vụ chính trị trong mọi điều kiện, hoàn cảnh, tình huống Đồng thời, đặc điểm tìnhhình, nhiệm vụ chính trị của các cơ quan, đơn vị cơ sở luôn đặt ra những yêu cầungày càng cao, đòi hỏi các TCCSĐ phải tăng cường sự lãnh đạo, nâng cao chất

Trang 39

lượng, hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo mới đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ Do đó, kếtquả, chất lượng hoàn thành nhiệm vụ chính trị, xây dựng cơ quan, đơn vị cơ sởVMTD là sự phản ánh sinh động nhất, là một trong những tiêu chí để xem xét, đánhgiá chất lượng, hiệu quả của việc tăng cường sự lãnh đạo của TCCSĐ.

1.2 Thực trạng, nguyên nhân và một số kinh nghiệm tăng cường sự lãnh đạo của các tổ chức cơ sở đảng ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa

1.2.1 Thực trạng tăng cường sự lãnh đạo của các tổ chức cơ sở đảng ở Trường Đại học Trần Đại Nghĩa

* Ưu điểm:

Một là: Nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng và đội ngũ cán

bộ, đảng viên đã có sự chuyển biến rõ rệt, nhất là về sự cần thiết phải tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ ở Nhà trường.

Thông qua học tập, quán triệt, thực hiện nghị quyết, chỉ thị của các cấp ủyđảng, quy định, hướng dẫn của QUTW, TCCT về công tác xây dựng Đảng, xâydựng cấp ủy, TCCSĐ trong quân đội, Thường vụ, Đảng ủy, Ban Giám hiệu, cáccấp ủy, tổ chức đảng, đội ngũ cán bộ chủ trì các cấp và đại đa số cán bộ, đảng viên,quần chúng trong Nhà trường ngày càng hiểu rõ hơn vị trí, vai trò, chức năng,nhiệm vụ của TCCSĐ; sự cần thiết phải tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐđối với mọi nhiệm vụ, mọi mặt hoạt động của cơ quan, đơn vị cơ sở, trọng tâm lànhiệm vụ GD-ĐT, NCKH, xây dựng cơ quan, đơn vị VMTD Vì vậy, các mục tiêu,yêu cầu, nội dung tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ đã được xác định rõ vàphù hợp hơn với tình hình mới; Thường vụ, Đảng uỷ Nhà trường đến các cấp uỷ,TCCSĐ đều có chủ trương, biện pháp lãnh đạo và kế hoạch triển khai thực hiện cụthể theo phạm vi chức trách, quyền hạn của mình Kết quả điều tra xã hội học đốivới cán bộ, đảng viên Nhà trường về sự cần thiết phải tăng cường sự lãnh đạo củacác TCCSĐ, có 91,7% tổng số ý kiến được hỏi cho rằng rất cần thiết [phụ lục 8]

Thường vụ, Đảng ủy, cơ quan chính trị Nhà trường đã tăng cường giáo dục,quán triệt làm cho mọi cán bộ, đảng viên hiểu rõ về nhiệm vụ của quân đội; sự phát

Trang 40

triển yêu cầu nhiệm vụ GD-ĐT, NCKH của Nhà trường trong tình hình mới, nhất lànhững thuận lợi, khó khăn trực tiếp chi phối, tác động đến công tác xây dựng Đảng,xây dựng TCCSĐ và xây dựng cơ quan, đơn vị VMTD, trên cơ sở đó thống nhấtnhận thức, nâng cao trách nhiệm của cấp ủy, chỉ huy các cấp và của các tổ chức, lựclượng Qua điều tra xã hội học ở Nhà trường, có 90,3% tổng số ý kiến của cán bộ,đảng viên được hỏi cho rằng Đảng ủy Nhà trường đã tổ chức tốt việc học tập, quántriệt các chỉ thị, nghị quyết của các cấp ủy Đảng [phụ lục 8].

Hai là: Thường vụ, Đảng ủy Nhà trường đã có nhiều chủ trương, biện pháp xây dựng các TCCSĐ trong sạch vững mạnh, nâng cao chất lượng lãnh đạo và tăng cường sự lãnh đạo của các TCCSĐ đối với cơ quan, đơn vị cơ sở

Thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt việc củng cố, kiện toàn cáccấp ủy cơ sở; tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành nguyên tắc, nề nếp, chế

độ sinh hoạt; xây dựng, bổ sung hoàn thiện quy chế làm việc, quy chế lãnh đạo cácmặt trọng yếu; kết hợp chặt chẽ xây dựng cấp ủy cơ sở, đội ngũ cấp ủy viên với xâydựng đội ngũ cán bộ chủ trì của các cơ quan, đơn vị cơ sở Quan tâm bồi dưỡng độingũ cấp ủy viên, nhất là bí thư cấp ủy và cán bộ chủ trì bằng nhiều hình thức, biệnpháp, qua đó, đã nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, phươngpháp, tác phong công tác của cấp ủy viên, đảm bảo cho đội ngũ cấp ủy viên, nhất là

bí thư cấp ủy có kiến thức, năng lực lãnh đạo đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầunhiệm vụ, chức trách được giao Kết quả đánh giá chất lượng tổ chức đảng, đảngviên từ năm 2008 đến nay, có 100% đảng viên là cấp ủy viên hoàn thành tốt nhiệm

vụ, trong đó có 21,7% hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ [phụ lục 3]

Đồng thời, coi trọng chỉ đạo các cấp ủy, TCCSĐ thực hiện chặt chẽ công tácgiáo dục, quản lý, rèn luyện đảng viên nhất là ở khối khoa giáo viên, các tiểu đoànquản lý học viên; chấp hành nghiêm quy định của Điều lệ Đảng về kết nạp đảngviên Nhờ đó, số lượng, chất lượng đội ngũ đảng viên được nâng lên, đa số phát huytốt vai trò tiền phong gương mẫu, hoàn thành nhiệm vụ, chức trách được giao Ýthức chấp hành Điều lệ Đảng, pháp luật Nhà nước, kỷ luật quân đội của đội ngũ cán

Ngày đăng: 21/06/2018, 17:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w