* Hệ thống chính trị cơ sở trên địa bàn tỉnh Tây Ninh: - Quan niệm chung về hệ thống chính trị: Khái niệm HTCT được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, theo nghĩaphổ biến nhất hệ thống chín
Trang 1HỒ VĂN HỒNG
XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
CƠ SỞ VỮNG MẠNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC
HÀ NỘI - 2014
Trang 2HỒ VĂN HỒNG
XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
CƠ SỞ VỮNG MẠNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH HIỆN NAY
CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC
MÃ SỐ: 60 31 01 02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHẠM GIA CƯ
HÀ NỘI - 2014
Trang 3CNH, HĐHHTCTHTCTCSHTCT TBCNHTCTXHCNHĐND
KT-XHMTTQQP-ANQS,QP
TT, ATXHTCCSĐUBNDXHCN
Trang 41.2 Thực trạng, nguyên nhân và một số kinh nghiệm xây
dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh trên địa bàn
Chương 2 YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN XÂY
DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ VỮNG MẠNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH HIỆN NAY 53
2.1 Sự phát triển của tình hình nhiệm vụ yêu cầu xây dựng
hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh
2.2 Những giải pháp cơ bản xây dựng hệ thống chính trị cơ sở
vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Trong mọi xã hội có giai cấp, quyền lực của chủ thể cầm quyền đượcthực hiện thành một hệ thống thiết chế và tổ chức chính trị nhất định Đó là hệthống chính trị Ở nước ta HTCTCS có vai trò rất quan trọng trong việc tổchức và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, phápluật của nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủcủa nhân dân HTCTCS trực tiếp lãnh đạo, quản lý và huy động mọi nguồnlực ở cơ sở để phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, tổ chức và chăm lo đời sốngvật chất và tinh thần cho nhân dân; tạo ra tiềm lực vật chất, chính trị tinh thần,góp phần nâng cao sức mạnh tổng hợp cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quânbảo vệ Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta
Tây Ninh là một trong những tỉnh giữ vai trò quan trọng đối với sự pháttriển của vùng kinh tế trọng điểm phía nam, là tỉnh đầu mối vừa là cửa ngõgiao thông về đường bộ quan trọng vào Vương quốc Campuchia và các nướcAsian; có vị trí chiến lược về QP-AN của quốc gia Vì vậy, việc xây dựngHTCT cơ sở vững mạnh có ý nghĩa cực kỳ quan trọng và cấp bách đối vớiquá trình phát triển của tỉnh Tây Ninh góp phần cùng cả nước thực hiện hainhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Trong những năm qua quán triệt Nghị quyết số 05/NQ-TW của BCHTWkhoá X về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của HTCT
các tổ chức Đảng, Nhà nước, MTTQ và các đoàn thể CT-XH ở cơ sở trên địa
bàn tỉnh từng bước được sắp xếp, kiện toàn; chức năng nhiệm vụ, mối quan hệcông tác của tổ chức trong HTCTCS được phân định, điều chỉnh hợp lý hơn, gópphần bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy quyềnlàm chủ của nhân dân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hộinhập quốc tế của đất nước
Trang 6Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đã đạt được, trước những yêu cầunhiệm vụ trong thời kỳ đổi mới, hoạt động của HTCTCS trên địa bàn tỉnh TâyNinh vẫn còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế như: chức năng nhiệm vụ của một
số tổ chức trên một lĩnh vực còn chồng chéo; thẩm quyền trách nhiệm của cán
bộ công chức, nhất là người đứng đầu chưa rõ; Một số xã, phường, thị trấn,vai trò lãnh đạo của Đảng chưa thể hiện rõ là hạt nhân chính trị; hiệu quả,hiệu lực quản lý điều hành, năng lực tổ chức thực hiện, nhiệm vụ của bộ máychính quyền còn yếu; Các đoàn thể chính trị xã hội tồn tại và hoạt động cònhình thức, chạy theo thành tích
Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước, MTTQ và các đoàn thểCT-XH còn xơ cứng, chậm đổi mới Trình độ năng lực của công chức cấp xã cònhạn chế về văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị và quản lý nhà nước
Cơ chế và chất lượng hoạt động của HTCTCS còn bất cập trước đòi hỏi của thựctiễn; điều kiện làm việc cũng như cơ sở vật chất còn thiếu thốn, một số vấn đề vềchính sách cán bộ ở cơ sở chưa được quan tâm đúng mức Số lượng cán bộ côngchức cấp xã, phường, thị trấn tăng nhanh nhưng chưa đáp ứng được yêu cầunhiệm vụ Điều đó đã dẫn đến lòng tin của nhân dân bị giảm sút ở một số nơi dễgây nên hậu quả xấu về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
Vì vậy “Xây dựng HTCT cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
hiện nay” là vấn đề cơ bản cấp thiết và có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn sâu sắc.
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Do vị trí và tầm quan trọng của HTCT nói chung, HTCT cơ sở nói riêng, khinước ta bước vào thời kỳ đổi mới Đảng ta luôn quan tâm đến việc xây dựng, củng
cố, nâng cao chất lượng hoạt động HTCT, trong đó có HTCTCS, coi đây là mộtnhiệm vụ quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển nền dân chủ XHCN
Đồng thời, công cuộc đổi mới ở nước ta có ý nghĩa như một bước ngoặtcủa một giai đoạn cách mạng mới Đổi mới kinh tế và đổi mới các lĩnh vực kháckhông thể tách rời đổi mới về chính trị Những năm qua nhiều nhà nghiên cứu lý
Trang 7luận và cán bộ lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn ở các địa phương đã có những côngtrình, bài viết, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ đi sâu nghiên cứu về chất lượng hoạtđộng của HTCTCS Tiêu biểu là:
Thứ nhất: các công trình liên quan đến đội ngũ cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung, đội ngũ cán bộ ở cơ sở nói riêng Về vấn đề này đã có các công trình: Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ trong thời kỳ đẩy mạnh cóng nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Đề tàikhoa học cấp nhà nước, mã số KH.XH.05.03, giai đoạn 1991- 1995: của tập
thể tác giả, do GS, TS Nguyễn Phú Trọng làm Chủ nhiệm đề tài; Xác định cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong hệ thống chính trị trong thời kỳ đổi mới - Đề tài khoa học cấp nhà nước, mã số KX.05.11, giai đoạn
1991-1995, của tập thể tác giả, do PGS, TS Trần Xuân Sầm làm Chủ
nhiệm, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 1998; Những vấn
đề lý luận và thực tiễn về đánh giá, quy hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Đề tài khoa học
cấp nhà nước, giai đoạn 2000 - 2002 của Ban Tổ chức Trung ương, do GS, TS
Trần Đình Hoan làm Chủ nhiệm Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước-
Đề tài khoa học cấp nhà nước, mã số KX.03.02, giai đoạn 2001- 2005, của tập
thể tác giả, do GS, TS Vũ Văn Hiền làm Chủ nhiệm; “Xây dựng đội ngũ cán
bộ chủ chốt của HTCT các xã ở Tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn hiện nay”
(2004) – luận văn Thạc sĩ khoa học chính trị của Vũ Thị Nghĩa, Học việnchính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Mặc dầu với các góc độ tiếp cận và mục tiêu nghiên cứu khác nhau,song các đề tài trên đều có điểm chung là tập trung nghiên cứu về lý luận vàkhảo sát thực tiễn để rút ra những bài học kinh nghiệm, những vấn đề có tínhquy luật, tổng kết khái quát những kết luận bước đầu, đưa ra những giải pháp
Trang 8đồng bộ, có tính khả thi nhằm góp phần làm sáng tỏ hơn việc xây dựng độingũ cán bộ lãnh đạo quản lý ở Việt Nam, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới, cónhững đề tài đã làm rõ, vị trí vai trò của cấp xã và đội ngũ của cán bộ chủchốt của HTCT cơ sở cấp xã từ việc phân tích thực trạng đội ngũ cán bộ chủchốt và công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt của HTCT cấp xã, đề xuấtnhững giải pháp chủ yếu có tính khả thi và những kiến nghị nhằm góp phầnxây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt HTCT xã phường, thị trấn.
Thứ hai, về các đề tài bàn đến HTCT và xây dựng HTCT cơ sở.Đã có các đề tài tiêu biểu: Đổi mới quan hệ giữa Đảng và Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội trong HTCT ở Việt Nam, (2008) sách chuyên khảo GS,TS Lê
Hữu Nghĩa, GS,TS Hoàng Chí Bảo, GS,TS Bùi Đình Bôn (đồng chủ biên)
công trình; nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội; “Các giải pháp đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị ở các tỉnh miền núi nước ta hiện nay” và
“Nghiên cứu một số vấn đề nhằm củng cố và tăng cường hệ thống chính trị ở
cơ sở sự nghiệp đổi mới và phát triển của nước ta hiện nay”- hai đề tài khoa học cấp nhà nước: do Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh thực hiện Đổi mới và tăng cường hệ thống chính trị nước ta trong giai đoạn mới, do tập thể
các tác giả Nguyễn Đức Bình, Trần Ngọc Hiên, Đoàn Trọng Truyến, Nguyễn
Văn Thảo và Trần Xuân Sầm biên soạn; Hệ thống chính trị cơ sở, đặc điểm, xu hướng và giải pháp của Vũ Hoàng Công; “Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn nước ta hiện nay” do Hoàng Chí Bảo chủ biên; “HTCTCS – thực trạng và một số giải pháp đổi mới” của Viện Nghiên cứu khoa học tổ chức nhà nước –
Bộ Nội vụ (Chu Văn Thành chủ biên)
Nhìn tổng quát công trình này khẳng định rằng HTCT XHCN xét vềmặt cơ cấu bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam; Nhà nước XHCN, MTTQ vàcác tổ chức đoàn thể chính trị- xã hội, hoạt động trong mối quan hệ gắn bómật thiết với nhau, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, nhằm củng cố vàtăng cường nền dân chủ XHCN và bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân
Trang 9Các công trình nghiên cứu trên đã góp phần thiết thực vào giải quyết
những vấn đề lý luận cơ bản về HTCT, HTCT cơ sở và xây dựng HTCT cơ sở ở
nước ta Đặc biệt đã luận giải làm rõ khái niệm HTCT, HTCT cơ sở, phân tíchđặc điểm và tình hình hoạt động của HTCT cơ sở, đồng thời dự báo những xuhướng biến đổi, phát triển của HTCT cơ sở trong thời gian tới dưới tác động củađiều kiện kinh tế xã hội, của yêu cầu xây dựng thực thi dân chủ trong thời kỳ đẩymạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước Các kết quả nghiên cứu trên đãthống nhất khẳng định một vấn đề cơ bản: bản chất, mục tiêu của đổi mới vànâng cao chất lượng của HTCT là nhằm thực hiện và phát huy đầy đủ quyền làmchủ của nhân dân HTCTCS là nơi quan hệ trực tiếp với dân, xây dựng HTCTCSgiữ vai trò then chốt trong xây dựng, đổi mới HTCT ở nước ta hiện nay
Các công trình nghiên cứu trên, đã phản ảnh sát tình hình mọi mặt cungcấp thêm những thông tin, tư liệu sinh động về thực trạng tổ chức và hoạtđộng của HTCT cơ sở đồng thời đặt ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứutrong xây dựng HTCT cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay
Trong tất cả các công trình đã được công bố, chưa có công trình nào
nghiên cứu về Xây dựng HTCT cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây
Ninh, nhưng đó là những tư liệu quý để tác giả tham khảo nghiên cứu.
3 Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Luận giải, làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn và xác địnhyêu cầu, đề xuất những giải pháp cơ bản xây dựng HTCTCS vững mạnh trênđịa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn hiện nay
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ những vấn đề cơ bản về HTCTCS và xây dựng HTCTCSvững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- Đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra một số kinhnghiệm xây dựng HTCTCS vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
Trang 10- Đề xuất những giải pháp cơ bản xây dựng HTCTCS vững mạnh trênđịa bàn tỉnh tây Ninh hiện nay.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Xây dựng HTCTCS vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay làđối tượng nghiên cứu của luận văn
* Phạm vi nghiên cứu
Hoạt động xây dựng HTCTCS vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh,
số liệu điều tra khảo sát từ năm 2009 đến nay
5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận của luận văn là hệ thống quan điểm cơ bản của Chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về xây dựngđảng, xây dựng chính quyền nhà nước, và các tổ chức chính trị xã hội
* Cơ sở thực tiễn của luận văn là thực tiễn việc xây dựng HTCTCS trên
địa bàn tỉnh Tây Ninh, kết quả điều tra xã hội học, các báo cáo tổng kết về xâydựng đảng, xây dựng HTCT trên địa bàn tỉnh Tây Ninh những năm gần đây vàcác đề án nâng cao chất lượng TCCSĐ và đảng viên đã được áp dụng thực hiện
* Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý luận: Trên cơ sở phương pháp luận chủnghĩa Mác – Lênin, luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu của khoa họcchuyên ngành và liên ngành Trong đó chú trọng các phương pháp kết hợplogich và lịch sử, phân tích, tổng hợp; tổng kết thực tiễn, so sánh, điều tra xãhội học và phương pháp chuyên gia
6 Ý nghĩa của đề tài
- Kết quả nghiên cứu luận văn nhằm củng cố luận chứng khoa học,giúp cho cấp ủy, chính quyền các ban ngành đoàn thể các địa phương trong cảnước trước hết là trên địa bàn tỉnh Tây Ninh trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạoxây dựng HTCTCS vững mạnh
Trang 11- Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu giảng dạymôn xây dựng Đảng trong hệ thống trường chính trị tỉnh, Trung tâm bồidưỡng chính trị huyện trực thuộc tỉnh Tây Ninh
7 Kết cấu của đề tài
Gồm phần mở đầu, hai chương, bốn tiết, kết luận, danh mục tài liệutham khảo và phục vụ
Trang 12Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ VỮNG MẠNH
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH 1.1 Những vấn đề cơ bản về hệ thống chính trị và xây dựng HTCTCS vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
1.1.1 Hệ thống chính trị cơ sở trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
*Tỉnh Tây Ninh
- Tình hình địa lý dân cư
Tây Ninh là tỉnh biên giới thuộc miền Đông Nam bộ, có đường biên giới dài240km Phía Tây và Tây Bắc giáp với Vương quốc campuchia, phía Đông giáp vớiTỉnh Bình Dương, phía Nam giáp với thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An
Là tỉnh có vị trí chiến lược quan trọng về an ninh quốc phòng, là cửangõ phía Tây Nam của Tổ quốc, với hai cửa khẩu quốc tế (Mộc Bài - XaMát), 03 cửa khẩu chính và 12 cửa phụ, có đường xuyên Á nối liền với cácnước trong khu vực asean, là cầu nối quan trọng giữa TP.HCM với thủ đôphnôm pênh của Vương quốc campuchia
Tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, với diện tích tựnhiên 4.035,45 km2, dân số trung bình 1.058.526 người (năm 2008), mật độdân số 262,31 người/km2 Toàn tỉnh có 8 huyện và 01 Thành phố thuộc tỉnhvới 95 xã, phường, thị trấn (có 5 huyện và 20 xã biên giới), 533 ấp, khu phố;đồng bào theo đạo chiếm 56,81% dân số, trong đó đạo Cao Đài có đông tín đồnhất, chiếm 43% dân số, có 22 dân tộc thiểu số, chiếm trên 1,63% dân số
Đảng bộ tỉnh Tây Ninh có 14 Đảng bộ trực thuộc (08 huyện, 01 Thànhphố, 05 Đảng ủy) có 657 tổ chức cơ sở Đảng (177 Đảng bộ, 480 Chi bộ) với 11Đảng bộ bộ phận và 1.686 Chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở, tổng số đảng viên27.273, chiếm 2,53% so với dân số trong Tỉnh
Trang 13Trong 657 tổ chức cơ sở Đảng thuộc các loại hình ở 82 xã, 05 phường,
08 thị trấn; 52 doanh nghiệp nhà nước; 14 doanh nghiệp cổ phần có vốn nhànước; 02 doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài; 09 công ty cồ phần
tư nhân;103 đơn vị sự nghiệp; 302 cơ quan hành chính; 78 đơn vị LLVT.Toàn Tỉnh có 533/533 ấp, khu phố đã thành lập Chi bộ (đạt 100%)
- Tình hình chính trị:
Về phương tiện lịch sử, Tây Ninh là địa phương giàu truyền thống cáchmạng yêu nước, là thủ đô của chính phủ cách mạng lâm thời, Cộng hòa miềnNam Việt Nam, là nơi đứng chân của các LLVT miền
Ngoài các di tích lịch sử Trung ương cục miền Nam, ở Tây Ninh cònnhiều di tích lịch sử khác gắn liền với cuộc kháng chiến giải phóng miền namnhư: Di tích căn cứ Bời Lời, chiến khu Dương Minh Châu, địa đạo An Thới,khu di tích thanh niên cách mạng Rừng Rong và nhiều di tích khác
Với đường lối đúng đắn của Đảng và sự nổ lực cố gắng của Trung ương vàđịa phương, cùng với sự đoàn kết thống nhất của quần chúng nhân dân, nhân dânluôn giữ vững niềm tin vào sự đổi mới của đảng, tin tưởng tuyệt đối vào conđường đi lên XHCN, vì vậy địa bàn tỉnh Tây Ninh luôn ổn định chính trị
- Tình hình kinh tế văn hóa xã hội
Tây Ninh là một trong những cửa ngõ giao lưu quốc tế quan trọng giữaViệt Nam với các nước láng giềng Campuchia, Thái Lan… Tây Ninh cũng làTỉnh có vị trí quan trọng trong mối giao lưu trao đổi hàng hóa giữa các Tỉnhđồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh, các vùng kinh tế trong điểm phía nam.Trong những năm gần đây, nền kinh tế của Tỉnh phát triển tương đối toàndiện và liên tục, đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ
Tây Ninh có Hồ Dầu Tiếng với dung tích 1,45 tỷ m3 và 1.053 tuyếnkênh có tổng chiều dài 1.000km đã phát huy hiệu quả trong cân bằng sinhthái, phục vụ tưới tiêu nông nghiệp, sinh hoạt tiêu dùng và cho sản xuất nôngnghiệp Ngoài ra còn cung cấp nước để phát triển nuôi trồng thủy sản
Trang 14Tây Ninh có nguồn nước ngầm khá phong phú, phân bố rộng khắp trênđịa bàn Tỉnh, về khoáng sản chủ yếu thuộc nhóm khoáng sản phi kim loạinhư: than bùn, đá vôi, sỏi, cát, sét và đá xây dựng; Rừng Tây Ninh phần lớn làrừng thứ sinh do tàn phá trong chiến tranh trước đây Đến năm 2010, diện tíchđất có rừng khoảng 45.038 ha.
Văn hóa Tây Ninh rất phong phú đa dạng, ẩm thực theo phong tục tậpquán, tín ngưỡng tôn giáo, văn hóa nghệ thuật đậm đà bản sắc dân tộc
- Tình hình quốc phòng - an ninh
Tây Ninh là tỉnh biên giới, có đường biên giới dài 240km là cửa ngõgiao thông về đường bộ qua trọng vào Campuchia và các nước ASEAN, có vịtrí chiến lược về an ninh quốc phòng của quốc gia
* Hệ thống chính trị cơ sở trên địa bàn tỉnh Tây Ninh:
- Quan niệm chung về hệ thống chính trị:
Khái niệm HTCT được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, theo nghĩaphổ biến nhất hệ thống chính trị của một quốc gia là một cấu trúc của xã hộibao gồm các tổ chức chính trị đặc trưng của xã hội (Nhà nước, các đảng pháichính trị, các tổ chức chính trị xã hội…) tồn tại và hoạt động trong khuôn khổpháp luật chính thức hiện hành, cùng với tổng thể các mối quan hệ chính trịràng buộc, gắn kết các tổ chức đó thành một chỉnh thể, thông qua đó giai cấpcầm quyền thực hiện quyền lực chính trị của mình trong xã hội
HTCT nói chung xuất hiện khi có nhà nước, nhưng khái niệm HTCT xuấthiện gắn với TBCN, với sự ra đời của nhà nước tư sản, trong chế độ chiếm hữu nô
lệ, chế độ phong kiến đã có nhà nước nhưng không tồn tại HTCT mà chỉ có cơquan quyền lực do giai cấp chủ nô, phong kiến nắm giữ với bản chất là bộ máyquyền lực, quan liêu, tập trung quyền lực, vào giai cấp bóc lột, HTCT với đầy đủ
ý nghĩa trong xã hội loài người xuất hiện trong chế độ TBCN
Trong mọi xã hội có giai cấp, quyền lực của chủ thể cầm quyền được
Trang 15thực hiện bằng một hệ thống thiết chế và tổ chức chính trị nhất định, đó là hệthống chính trị HTCT là tổng thể các đảng phái chính trị, cơ quan, tổ chứcnhà nước, đoàn thể xã hội và mối quan hệ giữa các lực lượng đó, chi phối sựtồn tại và phát triển đời sống chính trị của một quốc gia, thể hiện bản chất củamột quốc gia, con đường phát triển của quốc gia đó.
Cấu trúc của HTCT không chỉ là hệ thống các tổ chức và các quan hệ
về tổ chức mà còn là hệ thống các cấp độ và các quan hệ về cấp độ nhìn theohai chiều vận động từ dưới lên và từ trên xuống
Có các cấp độ của từng tổ chức (Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể)quy định vị trí vai trò chức trách, thẩm quyền của các cấp, của cấp trên với cấp dướitrong phạm vi một tổ chức với sự tác động của bộ máy tương ứng với từng cấp.HTCT được cấu thành bởi các tổ chức nêu trên củng có các cấp độ này, biểu hiệnthành quan hệ tác động qua lại giữa Trung ương với địa phương cơ sở
Giữa các tổ chức lại hình thành quan hệ tác động lẫn nhau trong hệ thống
và trong từng cấp độ Cụ thể, ở Trung ương là quan hệ giữa đảng với nhà nước,MTTQ Việt Nam và các đoàn thể Ở cấp tỉnh là quan hệ giữa Đảng bộ tỉnh vớichính quyền tỉnh, MTTQ và các đoàn thể cấp tỉnh Ở cấp xã, phường, thị trấn làquan hệ giữa Đảng bộ xã với chính quyền MT cùng các đoàn thể xã
Ở nước ta hiện nay, mô hình tổng thể HTCT được xác định gồm có:Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam,MTTQ Việt Nam và các tổ chức CT-XH là tổng liên đoàn lao động Việt Nam,Hội nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liênhiệp phụ nữ Việt Nam và Hội Cựu chiến binh Việt Nam…
Trong đó Đảng cộng sản Việt Nam vừa là một bộ phận một thành viên,vừa là hạt nhân lãnh đạo HTCT; Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa ViệtNam là trụ cột HTCT, là tổ chức thực thi quyền lực, thể hiện và thực hiện ý chí,quyền lực của nhân dân, MTTQ Việt Nam là liên minh chính trị của các đoàn
Trang 16thể nhân dân và các cá nhân tiêu biểu của các giai cấp và tầng lớp xã hội, các dântộc tôn giáo, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; các tổ chức CT-XH đạidiện và thực thi quyền làm chủ nhân dân, tham gia xây dựng và giám sát hoạtđộng của Đảng, Nhà nước, tham gia vào quản lý Nhà nước, quản lý xã hội.
HTCT ở nước ta là HTCT XHCN là tổng thể các tổ chức của hệ thống baogồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước , MTTQ và các tổ chức chính trị đoànthể xã hội hoạt động trong mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau, dưới sự lãnh đạocủa Đảng Cộng sản nhằm củng cố và tăng cường nên dân chủ XHCN và bảo đảmquyền làm chủ của nhân dân; Nhà nước CHXHCN Việt Nam là công cụ đặc biệtcủa Đảng vì chỉ Nhà nước mới thực hiện quyền lực; thực hiện các mối quan hệ cácđoàn thể nhằm thực thi dân chủ XHCN
* Quan niệm hệ thống chính trị cơ sở trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
Trong chế độ XHCN, xét về thực chất HTCT xã hội chủ nghĩa ra đờikhi giành được chính quyền, Đảng Cộng sản trở thành đảng cầm quyền Tuynhiên, do cuộc đấu tranh giai cấp gay go, quyết liệt trong suốt thời kỳ quá độ,nên thuật ngữ “Hệ thống chính trị” không được sử dụng, mà dùng khái niệm
“hệ thống chuyên chính vô sản”, nói lên tính chất đấu tranh một mất một còngiữa CNXH và CNTB
Khái niệm HTCT được Đảng ta chính thức đưa ra từ Hội nghị BCH TWĐảng lần thứ sáu (khóa VI) vào tháng 3/1989 và chính thức sử dụng trong vănkiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991) thay thế cho khái niệm chuyênchính vô sản đã được sử dụng trước đó HTCT trong thời kỳ quá độ lên CNXH ởnước ta là một chỉnh thể bao gồm Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cùng với các tổ chức chính trị xã hội hợp pháp, hoạtđộng theo một cơ chế nhất định nhằm từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hộichủ nghĩa, bảo đảm mọi quyền lực thuộc về nhân dân và thực hiện mục tiêu dângiàu nước mạnh, dân chủ, xã hội công bằng, văn minh
Trang 17Từ những vấn đề cơ bản trên đây có thể quan niệm Hệ thống chính trị cấp cơ sở trên địa bàn tỉnh Tây Ninh là một bộ phận của HTCT nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức ở các xã, phường, thị trấn, gồm
tổ chức cơ sở đảng, chính quyền cơ sở, Mặt trận Tổ quốc hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp, pháp luật của nhà nước, có chức năng, nhiệm vụ thực hiện quyền lực chính trị, đại diện quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở; xây dựng xã, phường thị trấn trên địa bàn tỉnh Tây Ninh vững mạnh.
Cấu trúc của HTCTCS trên địa bàn tỉnh Tây Ninh được tổ chức ở xã,
phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Tây Ninh trong đó bao gồm: tổ chức cơ sởđảng (đảng bộ xã), chính quyền cơ sở (gồm HĐND xã và ủy ban nhân dân xã,MTTQ và các đoàn thể nhân dân cấp xã Đoàn thanh niên Cộng sản HCM, Hộiphụ nữ, Hội nông dân, Hội Cựu chiến binh) được tổ chức hoạt động theo Hiếnpháp, pháp luật của nhà nước gắn bó hữu cơ với nhau Mỗi bộ phận hợp thànhHTCT cơ sở trên địa bàn tỉnh Tây Ninh có chức năng nhiệm vụ khác nhau, song
có mối quan hệ mật thiết với nhau, đều vận hành theo cơ chế Đảng lãnh đạo,Nhà nước quản lý, nhân dân lao động làm chủ
Chức năng, nhiệm vụ của HTCT cơ sở được biểu hiện cụ thể qua chứcnăng nhiệm vụ của các bộ phận cấu thành HTCT cơ sở:
- Tổ chức cơ sở đảng (đảng bộ cơ sở) là nền tảng của Đảng, là hạt nhânchính trị ở cơ sở, trực tiếp thực hiện vai trò lãnh đạo HTCT cơ sở và lãnh đạoHTCT cơ sở và lãnh đạo mọi mặt đời sống xã hội ở cơ sở Căn cứ Điều 23 Điều lệĐảng Cộng sản Việt Nam (khóa XI), tổ chức cơ sở Đảng ở cấp xã có chức năngnhiệm vụ chủ yếu sau:
Một là: Chấp hành đường lối chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước
ở cơ sở; đề ra chủ trương, nhiệm vụ chớnh trị của đảng bộ, chi bộ và lãnh đạothực hiện có hiệu quả
Hai là: Xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch vững mạnh về chính trị,
Trang 18tư tưởng và tổ chức; thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ; nâng caochất lượng sinh hoạt đảng, thực hiện tự phê bình và phê bình, giữ gìn kỹ luật
và tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên giáo dục, rènluyện quản lý cán bộ, đảng viên, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cáchmạng, trình độ kiến thức, năng lực công tác cho cán bộ đảng viên ở cơ sở làmcông tác phát triển đảng viên
Ba là: Lãnh đạo xây dựng chính quyền, các tổ chức kinh tế, hành chínhquốc phòng, an ninh và các đoàn thể chính trị - xã hội trong sạch vững mạnh,chấp hành đúng pháp luật và phát huy quyền làm chủ của nhân dân
Bốn là: Liên hệ mật thiết với nhân dân, chăm lo đời sống vật chất, tinhthần và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân; lãnh đạo nhân dân tham gia xâydựng và thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước
Năm là: Kiểm tra, giám sát việc thực hiện, bảo đảm các Nghị quyết,Chỉ thị của Đảng và pháp luật của Nhà nước được chấp hành nghiêm chỉnh;kiểm tra, giám sát tổ chức đảng và đảng viên chấp hành Điều lệ Đảng
- Bộ máy chính quyền cơ sở: bao gồm HĐND, UBND xã Theo luật tổchức và hoạt động của HĐND và UBND năm 2003 quy định từ Điều 29 đến Điều
35 thì HĐND xã là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí,nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra,chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên
Hội đồng nhân dân xã có chức năng, nhiệm vụ là quyết định và giám sát.Trong chức năng quyết định, HĐND quyết định những vấn đề trên các mặt kinh
tế, văn hóa, giáo dục, xã hội, an ninh, quốc phòng, trật tự, an toàn xã hội… Đốivới việc xây dựng chính quyền xã, HĐND xã có trách nhiệm quyền hạn: bầu,miễn nhiệm, bãi nhiệm đối với chủ tịch, phó chủ tịch HĐND, chủ tịch, phó chủtịch và các thành viên khác của UBND xã; bãi nhiệm đại biểu HĐND; bãi bỏ mộtphần hoặc toàn bộ quyết định, Chỉ thị trái pháp luật của UBND xã; bỏ phiếu tínnhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu Trong chức năng giám sát,
Trang 19HĐND giám sát hoạt động của chủ tịch, phó chủ tịch HĐND, UBND xã, giám sátviệc thực hiện nghị quyết của HĐND, việc tuân thủ pháp luật của cơ quan nhànước, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trangnhân dân và của công dân ở địa phương Xem xét báo cáo của chủ tịch HĐND,UBND cấp xã, xem xét việc trả lời chất vấn theo quy định của pháp luật Trongquá trình thực hiện chức năng giám sát, chủ tịch HĐND, Đại biểu HĐND cóquyền yêu cầu các cơ quan nhà nước hữu quan, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chứckinh tế cung cấp tài liệu thông tin cần thiết; khi có sai phạm thì có quyền yêu cầucác cơ quan tổ chức đó xem xét, xử lý theo thẩm quyền, HĐND xã thực hiện chứcnăng, quyền hạn của mình chủ yếu thông qua các kỳ họp (2 lần/ 1 năm), qua hoạtđộng thường xuyên của chủ tịch và phó chủ tịch HĐND, qua hoạt động của cácđại biểu HĐND theo luật định
UBND do HĐND bầu ra, là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hànhchính ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, pháp luật và các vănbản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND Như vậy, UBND xã
là cơ quan hành chính nhà nước ở cơ sở Với tư cách đó, UBND có chức năng,nhiệm vụ thực hiện quản lý nhà nước trên địa bàn xã, tổ chức thực hiện những Nghịquyết và quyết định của HĐND cùng cấp về kế hoạch, ngân sách, tài chính; về quản
lý nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thủy lợi; về tiểu thủ công nghiệp; về giaothông; về thương mại dịch vụ; về văn hóa giáo dục; về quốc phòng an ninh; về thihành pháp luật; về xây dựng chính quyền và quản lý địa giới hành chính
- Mặt trận Tổ quốc cơ sở
Căn cứ theo điều 2, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhiệm vụ củaMặt trận Tổ quốc ở cơ sở được xác định là: tập hợp, xây dựng khối đại đoànkết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân;tuyên truyền, động viên nhân dân phát huy quyền làm chủ, thực hiện đườnglối, chủ trương, chính sách của Đảng, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và
Trang 20pháp luật, giám sát hoạt động của chính quyền cơ sở, đại biểu dân cử và cán
bộ, công chứ cơ sở; tập hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân để phản ánh,kiến nghị với cấp ủy, chính quyền cơ sở; tham gia xây dựng và củng cốchính quyền nhân dân; cùng chính quyền địa phương chăm lo, bảo vệ quyền
và lợi ích chính đáng của nhân dân; tham gia phát triển tình hữu nghị, hợptác giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân nước láng giềng, tăng cường đốingoại nhân dân
Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, trước yêu cầu của công cuộc xâydựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN, MTTQ ở cơ sở còn có một nhiệm vụ quantrọng đó là giám sát và phản biện xã hội Thông qua việc thực hiện chức năngnày MTTQ thực hiện quyền giám sát việc đề ra các chủ trương, biện pháplãnh đạo, tổ chức thực hiện các mục tiêu xây dựng, phát triển kinh tế xã hội vàtrong thực hiện dân chủ XHCN ở cơ sở của tổ chức đảng, chính quyền địaphương đúng hay sai, hiệu quả hay không hiệu quả Từ đó kiến nghị với tổchức đảng, chính quyền ở cơ sở điều chỉnh cho phù hợp Hiện nay, trong quychế thực hiện dân chủ ở cơ sở, MTTQ ở cơ sở còn có nhiệm vụ trực tiếp tổchức cho nhân dân xây dựng các công trình dân sinh do nhân dân tự nguyệnđóng góp kinh phí
* Vai trò HTCTCS xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Tây Ninh HTCTCS xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giữ vai tròđặc biệt quan trọng trong thực hiện các chính sách kinh tế, xã hội ở cơ sở; tổchức và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, nhànước và các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên vai trò đó được cụ thể như sau:
Một là, lãnh đạo quản lý, tổ chức thực hiện thắng lợi, mọi đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật nhà nước ở cơ sở
Trong HTCTCS, Đảng bộ, chi bộ cơ sở là hạt nhân lãnh đạo toàn diệncác mặt công tác ơ cơ sở, chính quyền ở cơ sở tổ chức thực hiện mọi đườnglối, chủ trương của Đảng và pháp luật của nhà nước, các mục tiêu kinh tế văn
Trang 21hóa xã hội, quốc phòng an ninh; thực hiện việc quản lý hành chính nhà nướctrên địa bàn theo thẩm quyền được giao HTCTCS có chức năng, nhiệm vụthông tin, tuyên truyền giải thích đường lối, chính sách của Đảng, pháp luậtcủa nhà nước đến từng cộng đồng dân cư, từng hộ gia đình và công dân trênđịa bàn; giúp cho mọi tổ chức và cá nhân hiểu rõ và nắm bắt kịp thời đườnglối, chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước Trên cơ sở đó giáo vụ, vậnđộng, tổ chức cho các tầng lớp nhân dân tuân thủ và chấp hành đường lối, chủtrương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước.
Hai là phát huy vai trò các tổ chức chính trị - xã hội tích cực tham gia quản lý xã hội
Hiện nay, đời sống kinh tế xã hội ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đang tiếptục phát triển nhưng vẫn đang xen, tiềm ẩn những yếu tố phức tạp, bức xúc cần giảiquyết; những mâu thuẩn trong cộng đồng dân cư, giữa cá nhân với cá nhân, giữa cánhân với cộng đồng, giữa công dân với doanh nghiệp, giữa công dân với chính quyềnđịa phương… đã và đang tồn tại trong đời sống cộng đồng ở cơ sở Để giải quyết vấn
đề này đòi hỏi HTCTCS là cấp trực tiếp nắm bắt những vấn đề và với chức năng,nhiệm vụ của mình sẽ là cấp đầu tiên giải quyết những vấn đề nêu trên, trong đó chấtlượng hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội góp phần quan trọng vào việc nângcao hiệu quả quản lý của nhà nước, vào trình độ quản lý xã hội của toàn bộ HTCTCStrên địa bàn tỉnh Tây Ninh Thông qua việc giải quyết tốt những vấn đề thực tiễn từ
cơ sở, sẽ góp phần củng cố mối quan hệ vững chắc giữa quần chúng nhân dân vớiĐảng, với chính quyền địa phương, tăng cường mối quan hệ đoàn kết máu thịt giữađảng với nhân dân, khối đại đoàn kết toàn dân tộc được giữ vững, tạo lập sự ổn địnhvững chắc, để thúc đầy sự nghiệp đổi mới và phát triển ở cơ sở
Ba là, trực tiếp tập hợp, quy tụ và giải quyết tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, nơi xuất phát điểm của mọi đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước
HTCTCS là cơ sở là cầu nối giữa quần chúng nhân dân với Đảng vànhà nước Đối với những nguyện vọng, yêu cầu chính đáng của người dân nếu
Trang 22không thuộc chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền giải quyết của mình, nhữngbức xúc của địa phương hoặc nảy sinh trong quá trình lãnh đạo, quản lý, tổchức điều hành liên quan đến đời sống nhân dân ở cơ sở hoặc thông qua sựphản ánh của nhân dân, của cử tri thì HTCTCS sẽ thông tin phản ánh, kiếnnghị lên cấp trên giải quyết Muốn vậy, cán bộ cơ sở phải là những người hiểubiết tình hình đang diễn ra tại cơ sở, nắm được nhu cầu, nguyện vọng củanhân dân, những đòi hỏi bức xúc mà cuộc sống nhân dân đặt ra
Bốn là, HTCTCS là nơi trực tiếp quản lý, rèn luyện và tạo nguồn cán
bộ, lực lượng nòng cốt quyết định chất lượng, hiệu quả hoạt động của HTCT
Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt NamXHCN trong tình hình mới, Tây Ninh cần phải xây dựng đội ngũ cán bộ không chỉ
có trình độ và tư duy năng động sáng tạo, mà trước hết phải có bản lĩnh chính trịvững vàng, gần dân, hiểu dân Bởi lẽ, HTCT tồn tại và hoạt động không vì mục đích
tự thân mà vì sự ổn định và phát triển của xã hội, vì cuộc sống hạnh phúc của nhândân, để nhân dân thực sự làm chủ vận mệnh của mình Đảng ta khẳng định: “Toàn bộ
tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị nước ta trong giai đoạn mới là nhằm xâydựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ XHCN, bảo đảm quyền lực thuộc vềnhân dân” [17, tr.19] Vì vậy, đội ngũ cán bộ phải có uy tín để tập hợp đông đảo quầnchúng thành một khối đoàn kết vững chắc, xây dựng địa phương vững mạnh, toàndiện HTCTCS là nơi cán bộ được tôi luyện và trưởng thành từ thực tiễn Đội ngũcán bộ là lực lượng nòng cốt của mọi tổ chức, nếu thực hiện tốt vai trò này, sẽ khắcphục căn bệnh cố hữu là sự giáo điều trong đường lối, chính sách do hệ quả của việcthiếu thực tiễn, trong một bộ phận cán bộ, công chức tạo ra khi họ đảm nhiệm các vịtrí liên quan đến hoạch định và chỉ đạo chiến lược Chủ động bố trí lực lượng cán bộtrẻ được đào tạo cơ bản vào làm việc trong bộ máy HTCTCS vừa tạo điều kiện cho
họ rèn luyện, vừa tạo sự bức phá trong suy nghĩ và hành động của đội ngũ cán bộ ở
cơ sở, khắc phục tình trạng “đầu ra” của đội ngũ cán bộ cấp trên là “đầu vào” của độingũ cán bộ cơ sở vốn vẫn còn tồn tại hiện nay
Trang 23Năm là, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức nhân dân đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch.
Tây Ninh là tỉnh biên giới, những năm gần đây do nhu cầu phát triển,thành lập nhiều khu công nghiệp, thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài, côngnhân các tỉnh khác đến tạm trú và làm việc… Các thế lực thù địch lợi dụngtình hình này để gây rối, chống phá, kích động gây mất an ninh chính trị, trật
tự an toàn xã hội Trong công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnhđạo, và sự hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đã đạt được những thành tựuđáng khích lệ, thúc đẩy nhân dân và các dân tộc ở tỉnh tây Ninh đời sốngđược nâng lên rõ rệt Bên cạnh đó cũng không tránh khỏi sự choáng ngợp, hụthẫng, dễ mất định hướng trong hội nhập và phát triển trên mọi lĩnh vực củađời sống xã hội Vì vậy hơn lúc nào hết đòi hỏi các cấp, các ngành ra sức xâydựng HTCTCS vững mạnh, trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, đủ sức lãnh đạo, chỉđạo, tổ chức nhân dân đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu “diễn biến hòabình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, duy trì sự ổn định chính trị,định hướng đúng đắn cho phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội… là rất quantrọng và mang tính quyết định
* Mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành HTCTCS trên địa bàn tỉnhTây Ninh
- Quan hệ giữa tổ chức cơ sở đảng với Hội đồng nhân dân và Ủy bannhân dân ở các xã, phường, thị trấn
TCCS Đảng vừa là tổ chức lãnh đạo, vừa là tổ chức thành viên, là một
bộ phận của HTCTCS Tuy nhiên, địa vị thành viên của tổ chức cơ sở đảngtrong HTCTCS không bao hàm ý nghĩa TCCS Đảng là một tổ chức bìnhđẳng, ngang hàng với các tổ chức khác trong HTCTCS, nhưng cũng khôngbao hàm ý nghĩa TCCSĐ là một tổ chức đứng trên HTCTCS, thao túng hệ
Trang 24thống theo ý chí chủ quan của mình TCCS Đảng lãnh đạo HĐND, UBNDnhưng cũng luôn tôn trọng và đề cao vị trí, vai trò, phát huy tính chủ động,sáng tạo của HĐND, UBND cấp xã TCCSĐ hoạt động trong khuôn khổ Hiếnpháp, pháp luật, phục tùng pháp luật của nhà nước, tôn trọng luật tổ chứcHĐND, UBND cấp xã như là một điều kiện bảo đảm cho HĐND, UBND cấp xãhoạt động đúng Hiến pháp, pháp luật.
HĐND, UBND cấp xã quan hệ với TCCSĐ là quan hệ vừa mang tínhphụ thuộc, vừa mang tính độc lập Tính phụ thuộc được xác định bởi vai tròlãnh đạo và địa vị cầm quyền của Đảng; tính độc lập được xác định trên cácphương diện sau:
+ HĐND, UBND cấp xã là tổ chức công quyền, thực hiện ý chí quyềnlực của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân Vì vậy HĐND, UBND cấp xãkhông thuần túy là công cụ của TCCSĐ để thực hiện sứ mệnh giai cấp, màHĐND, UBND cấp xã là công bộc của nhân dân, giải quyết các nhu cầu kinh
tế, xã hội ở địa phương
+ Quyền lực của TCCSĐ và HĐND, UBND cấp xã đều được ủy quyền từnhân dân Trong đó, quyền lực của TCCSĐ thể hiện thông qua phương thức lãnhđạo của TCCSĐ đối với HTCTCS TCCSĐ không thực hiện quyền lực củaHĐND, UBND cấp xã mà trên cơ sở phân công, phối hợp và kiểm soát lẫn nhau,theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thống nhất quyền lực trong quản lý kinh tế, xãhội ở cơ sở trong khuôn khổ luật pháp và dưới quyền lực của pháp luật
- Quan hệ giữa tổ chức đảng đối với MTTQ và các đoàn thể nhân dân
cơ sở: là quan hệ lãnh đạo và phục tùng Tổ chức đảng ở xã, phường, thị trấnlãnh đạo bằng Nghị quyết thông qua các hoạt động của Ban Chấp hành, BanThường vụ Đảng ủy, Bí thư Đảng ủy, các đảng ủy viên và người đứng đầuMTTQ và các đoàn thể nhân dân Thông qua các báo cáo của MTTQ và các
Trang 25đoàn thể nhân dân cơ sở, Đảng ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy chỉ đạo hoạtđộng, hoặc tỏ thái độ đồng tình hay không đồng tình với các biện pháp, chủtrương của Ban Chấp hành các đoàn thể Bí thư Đảng ủy có quyền thay mặtĐảng ủy, thường vụ có ý kiến chỉ đạo, chỉ thị, đôn đốc đảng ủy viên, ngườiđứng đầu các đoàn thể nhân dân Sự lãnh đạo của tổ chức đảng với MTTQ vàcác đoàn thể nhân dân thông qua chủ trương, quan điểm thể hiện trong nghịquyết Đại hội đảng bộ, nghị quyết Đảng ủy; bằng công tác cán bộ; bằng cácchỉ đạo, đôn đốc kiểm tra.
- Quan hệ giữa HĐND, UBND với MTTQ và các đoàn thể nhân dân ở
cơ sở: là mối quan hệ quản lý điều hành bằng pháp luật, kế hoạch với chấphành; quan hệ hiệp thương phối hợp công tác, tạo điều kiện để cùng thực hiệntốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật vàđặt dưới sự lãnh đạo của TCCSĐ xã, phường, thị trấn MTTQ là cơ sở chínhtrị nhà nước ta MTTQ tập hợp lực lượng, động viên các tầng lớp nhân dântrong việc xây dựng chính quyền và thực hiện các chương trình, mục tiêu màĐại hội Đảng bộ và HĐND đề ra
- Quan hệ giữa HTCTCS với quần chúng nhân dân Đây là mối quan hệgiữa cơ quan đại diện cho quyền làm chủ và nhân dân là người làm chủ ở cơ
sở, quyết định tác dụng và hiệu quả của HTCTCS trong đời sống xã hội, trongphát triển cộng đồng và bảo vệ chế độ XHCN Trong tác phẩm Dân vận(15/10/1949), Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Nước ta là nước dân chủ Baonhiêu lợi ích đều vì dân Bao nhiêu quyền hạn đều của dân Công việc đổimới, xây dựng là trách nhiệm của dân, sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc làcông việc của dân, chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử
ra, đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên Nói tóm lại, quyềnhành và lực lượng đều ở nơi dân” [31, tr.698]
Trang 26* Đặc điểm HTCTCS ở tỉnh Tây Ninh
Một là, HTCTCS trên địa bàn tỉnh hoạt động theo địa giới hành chính, phân bố dân cư không đồng đều, trình độ dân trí ở một số xã vùng sâu, biên giới còn thấp.
Ngay từ xa xưa, nhân dân, các dân tộc sinh sống ở vùng Tây Ninh đãsớm có tinh thần yêu nước, yêu lao động, luôn tích cực góp phần công sứccủa mình vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, lập nên bao chiến côngvang dội Từ khi có Đảng lãnh đạo cho đến nay, lịch sử đấu trang cách mạngcủa Đảng bộ và nhân dân các dân tộc ở Tây Ninh vô cùng vẻ vang với nhiềuchiến công oanh liệt sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng 30/4/1975,Trung ương có chủ trương sáp nhập Tỉnh Tây Ninh với Tỉnh Bình Dương vàBình Phước, đến tháng 01/1976 thì Trung ương lại chia tỉnh Tây Ninh lại như
cũ Bộ máy chính quyền sau ngày giải phóng được xây dựng đều khắp, trấn
áp tàn dư của địch và giữ gìn trị an trong nhân dân Song công tác xây dựngĐảng trong tình hình mới cũng còn bộc lộ nhiều thiếu sót, các cấp ủy cơ sởcòn lơi lỏng ở nông thôn, chưa kịp thời củng cố và bổ sung cán bộ cho vùngđông dân cư mới giải phóng, việc sắp xếp bó trí cán bộ chưa phù hợp, các cấpcác ngành bước vào thực hiện nhiệm vụ còn bở b? ng?, còn nhiều nhược điểmtrong tổ chức và nội dung phục vụ quyền lợi bức thiết của nhân dân Mặt kháctrình độ dân trí còn thấp do bởi ảnh hưởng của chiến tranh để lại
Hai là, các tổ chức thành viên trong HTCTCS trên địa bàn tỉnh Tây Ninh có chất lượng không đồng đều.
Hệ thống chính trị cơ sở trên địa bàn tỉnh Tây Ninh những năm gần đây
đã được củng cố và đi vào hoạt động ngày càng cao có hiệu lực, hiệu quả.Tuy nhiên vẫn còn một số nơi HTCT nói chung, chính quyền xã nói riêng tỏ
ra kém hiệu quả, chưa thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của mình, dẫn đến trên địabàn khi có vấn đề hoặc xảy ra những vụ việc phức tạp thì không giải quyết
Trang 27được hoặc giải quyết không đúng, còn có biểu hiện đùn đẩy trách nhiệm lêncấp trên Còn một số bộ phận trong HTCTCS bị quan liêu hóa, hành chínhhóa, xa dân nên không nắm được tình hình thực tế trên địa bàn Một số nơimọi việc đều do bí thư hoặc chủ tịch giải quyết hoặc có biểu hiện trông chờ sựchỉ đạo của bí thư, chủ tịch Điều này phản ánh một thực trạng là nhiều ngườiđược cơ cấu vào các thiết chế của HTCT nhưng không có năng lực nên khônghoàn thành nhiệm vụ Mặt khác, do cơ cấu đặt ra còn mang tính hình thức, cóchức năng nhưng không có quyền, không được tạo điều kiện để phát huy khảnăng, vai trò của mình, trong khi đó một số người giữ vai trò chủ chốt trong
hệ thống chính trị cơ sở đã bao biện, làm thay hoặc giải quyết công việckhông đúng chức năng của mình Hiện tượng bí thư làm thay công việc chínhquyền, chủ tịch ủy ban làm thay công việc của các đoàn thể quần chúng nhândân còn diễn ra
Ba là, một bộ phận không nhỏ cán bộ HTCTCS trên địa bàn tỉnh Tây Ninh chưa đạt chuẩn trình độ văn hóa, lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ
HTCTCS trên địa bàn tỉnh Tây Ninh trong những năm gần đây được
Đảng, Nhà nước quan tâm, và từng bước được chuẩn hóa Tuy nhiên trình độcủa cán bộ cấp xã cón thấp, trình độ cán bộ còn thiếu chuẩn còn nhiều, nhất làcác xã vùng sâu biên giới Hiện nay, số cán bộ có trình độ đại học, cao đẳngtrở lên ở cấp xã là 60,5% riêng vùng sâu biên giới chỉ đạt 29,3% Tây Ninh có95/95 xã phường thị trấn đều có đảng bộ Tỷ lệ đảng viên chiếm 2,57% so dân
số , bình quân mỗi năm có 1,47% tổ chức cơ sở Đảng yếu kém
Từ cơ sở đó cho thấy đội ngũ cán bộ trong HTCTCS ở một số nơi trênđịa bàn Tỉnh tây Ninh còn nhiều bất cập, khả năng xử lý tình huống của một
số cán bộ lãnh đạo chủ chốt bộc lộ sự yếu kém, lúng túng trước các tìnhhuống, còn trông chờ ỷ lại vào cấp trên Đơn cử như những vụ khiếu kiệnđông người, vượt cấp trong các vụ việc như giải phóng mặt bằng, khiếu kiệntranh chấp đất đai…
Trang 28Bốn là, hiệu quả hoạt động của HTCTCS trên địa bàn tỉnh Tây Ninh phụ thuộc rất nhiều của người đứng đầu.
Ở cấp cơ sở, mức độ phụ thuộc của tổ chức đảng, chính quyền và cácđoàn thể vào cá nhân người lãnh đạo đứng đầu rất nhiều Bởi vì quần chúngnhân dân nhất là các xã vùng sâu, biên giới do trình độ dân trí thấp vì vậy thườngthụ động hơn so với nhân dân ở thị trấn, thị tứ Các đoàn viên, hội viên của cácđoàn thể, vì nhiều lý do, rất ít khi chủ động đề xuất ý kiến với tổ chức mà phảitrông chờ vào sự định hướng, chỉ đạo và tác động của người đứng đầu Mặtkhác, các cơ quan tham mưu giúp việc cho tổ chức, bộ máy của Đảng, chínhquyền, đoàn thể ở cơ sở không có Do đó, người lãnh đạo trở thành linh hồn, trựctiếp lãnh đạo, chỉ đạo hướng dẫn và tổ chức mọi công việc
1.1.2 Những vấn đề cơ bản về xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
* Quan niệm xây dựng HTCTCS vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
Xây dựng HTCTCS vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh là tổng các hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, quản lý điều hành của chính quyền trong củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy của HTCTCS; đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; xây dựng rèn luyện đội ngũ cán bộ; giải quyết tốt các mối quan hệ trong HTCTCS nhằm phát huy vai trò hiệu lực của HTCTCS và quyền làm chủ của nhân dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Quan niệm trên đây chỉ ra:
- Mục đích xây dựng HTCT vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.Xây dựng các tổ chức trong HTCTCS thật sự vững mạnh, thực hiện đúngnhiệm vụ, đúng đường lối, chính sách của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhànước; HTCTCS hoạt động nhịp nhàng, đồng bộ, hiệu quả, góp phần phát triển địaphương vững mạnh về mọi mặt, đảm bảo đời sống, lợi ích của nhân dân
Trang 29- Chủ thể xây dựng HTCTCS vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây NinhCác chủ thể lãnh đạo: Cấp ủy Đảng các cấp từ BCH Trung ương Đảng,tỉnh ủy, huyện ủy, đảng ủy xã, phường, thị trấn là chủ thể trực tiếp lãnh đạo,chỉ đạo việc xây dựng HTCTCS vững mạnh.
Các chủ thể quản lý điều hành, tổ chức thực hiện: Chính quyền, MTTQ,các đoàn thể nhân dân từ Trung ương đến cơ sở, là chủ thể quản lý điều hành
tổ chức thực hiện các hoạt động xây dựng HTCTCS vững mạnh theo chứcnăng nhiệm vụ, quyền hạn quy định cho từng cấp
- Lực lượng tham gia:
Các thành viên các tổ chức trong HTCTCS và nhân dân địa phương ở các
xã, phường, thị trấn và các lực lượng đứng chân trên địa bàn từng địa phương cơ sở
- Đối tượng:
Toàn bộ HTCTCS trên địa bàn tỉnh Tây Ninh và từng tổ chức thànhviên trong HTCTCS bao gồm: Tổ chức đảng ở cơ sở, chính quyền cơ sở,MTTQ ở cơ sở
- Nội dung xây dựng HTCT vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.Xây dựng các tổ chức thành viên trong HTCT luôn vững mạnh vềchính trị, tư tưởng, tổ chức, nhất là nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiếnđấu của cấp ủy, tổ chức đảng trong HTCTCS ở cơ sở; bộ máy chính quyền cơ
sở thực sự là của dân, do dân, vì dân thường xuyên kiện toàn nâng cao chấtlượng hoạt động các tổ chức thành viên trong thực hiện nhiệm vụ, trong xâydựng đội ngũ cán bộ cơ sở vững mạnh, tăng cường củng cố mối quan hệ mậtthiết với các tầng lớp nhân dân địa phương
- Hình thức, biện pháp xây dựng:
Mỗi tổ chức thành viên trong HTCTCS trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đều
có hình thức biện pháp xây dựng và tự xây dựng cụ thể khác nhau, song đều cónhững hình thức phổ biến giống nhau đó là thông qua xây dựng quy chế, nề nếp
Trang 30hoạt động, kiện toàn bộ máy về cơ cấu, số lượng, chất lượng, thông qua giáo dụcđào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong mỗi tổ chức thànhviên, thông qua hoạt động thực tiễn…Các hình thức, biện pháp đòi hỏi phảiđược vận dụng linh hoạt sáng tạo, thiết thực góp phần nâng cao chất lượng hoạtđộng của mỗi tổ chức vững mạnh
* Những vấn đề có tính nguyên tắc trong xây dựng HTCTCS vững mạnhtrên địa bàn tỉnh Tây Ninh
Một là, xây dựng HTCTCS vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân ở cơ sở.
Đây là nguyên tắc chủ đạo, giữ vai trò chi phối các nguyên tắc khác,nguyên tắc này xác định mục tiêu, phương hướng đối với nhiệm vụ xây dựngHTCTCS Tổ chức đảng ở cơ sở lãnh đạo chính quyền cơ sở và HTCTCSnhưng không bao biện làm thay, cũng như không buông lỏng sự lãnh đạo đốivới các tổ chức trong HTCTCS Tổ chức Đảng phải lãnh đạo trực tiếp, tậptrung, thống nhất đối với chính quyền cơ sở và cả HTCTCS; Mặt khác, tổchức đảng phải bằng mọi cách phát huy cao nhất vai trò của chính quyền vàcác đoàn thể nhân dân ở địa phương (hai mặt này thống nhất, ràng buộc vàkhông mâu thuẫn nhau) Cấp ủy, TCCSĐ lãnh đạo toàn diện, mọi lĩnh vực,mọi tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương, mặt trận và các đòan thểnhân dân Giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của đảng ủy xã, phường, thịtrấn đối với chính quyền, MTTQ và các đoàn thể nhân dân ở địa phươngnhằm thực hiện tốt các vai trò làm chủ của nhân dân ở cơ sở thực hiện đúngphương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra
Hai là, xây dựng HTCTCS vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh phải quán triệt và thực hiện các quan điểm, nguyên tắc của Đảng, Hiến Pháp, pháp luật của Nhà nước về xây dựng HTCT ở cơ sở
Trong xây dựng HTCTCS vững mạnh, các cấp ủy đảng, chính quyền,MTTQ và các đoàn thể nhân dân ở cơ sở phải quán triệt, quyết tâm thực hiện
Trang 31và cụ thể hóa đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật nhà nước
về xây dựng HTCTCS nói riêng, nhất là Nghị quyết Hội nghị lần thứ nămBCH Trung ương Đảng (khóa IX) về đổi mới và nâng cao chất lượng củaHTCT ở cơ sở xã, phường, thị trấn và Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lầnthứ XI thành các nghị quyết, chỉ thị, quyết định phù hợp với đặc điểm, tìnhhình nhiệm vụ ở từng địa phương Trong việc xây dựng HTCTCS tỉnh TâyNinh một mặt phải tuân thủ những nguyên tắc tổ chức và phương hướng hoạtđộng chung, bảo đảm sự thống nhất về bản chất của HTCT XHCN, mặt khácphải sáng tạo trong xây dựng mô hình tổ chức và xác định nội dung hoạt độngcho phù hợp với từng địa phương cơ sở, sao cho HTCTCS được xây dựng đivào hoạt động hiệu quả nhất
Ba là, quá trình xây dựng HTCTCS vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh phải phát huy được sức mạnh tổng hợp của mọi cấp mọi ngành và toàn dân tham gia.
Xây dựng HTCTCS trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay là một hướngtrọng điểm, ưu tiên đòi hỏi sự tham gia của mọi cấp, mọi ngành và toàn dântheo hướng phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội Các cấp, các ngành,các lực lượng và mọi người dân, mọi tổ chức xã hội với những vị trí, vai tròkhác nhau, bằng nghĩa vụ, trách nhiệm và tình cảm của mình, tích cực gópphần vào xây dựng HTCTCS trên địa bàn tỉnh Tây Ninh vững mạnh
Bốn là, xây dựng HTCTCS vững mạnh trên địa bàn tỉnh tỉnh Tây Ninh phải mang tính thực tiễn, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, văn hóa xã hội ở cơ sở
Trong xây dựng HTCTCS trên địa bàn tỉnh Tây Ninh cần khắc phục bệnhgiáo điều, máy móc, dập khuôn, hành chính hóa, quan liêu trong thiết chế bộmáy, trong phương pháp tác phong công tác, trong quan hệ với dân của đội ngũcán bộ Vấn đề có ý nghĩa quan trọng là phải điều tra, khảo sát toàn diện các xã,
Trang 32phường, thị trấn để có đánh giá khoa học về những đặc thù của điều kiện địa lý,
tự nhiên, kinh tế, chính trị, văn hóa, tâm lý, lối sống, tập quán… Từ đó khái quátchính xác đặc điểm của từng địa phương trong thời kỳ quá độ, kinh tế thị trường,công nghiệp hóa, hiện đại hóa và âm mưu chống phá của các thế lực thù địchtrong nước, ngoài nước Chỉ có như vậy mới có thể xây dựng HTCTCS phù hợpvới địa phương, hoạt động mới có chất lượng hiệu quả
* Tiêu chí đánh giá hoạt động xây dựng HTCTCS vững mạnh trên địabàn tỉnh Tây Ninh
Xây dựng HTCTCS vững mạnh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạnhiện nay trên địa bàn tỉnh Tây Ninh cần được đánh giá trên cơ sở các tiêu chí sau:
Thứ nhất, nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng trong
xây dựng HTCTCS vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
Nhận thức của cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận và các ban ngành,đoàn thể các cấp và nhân dân về vai trò, trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo,
tổ chức xây dựng HTCTCS trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
Năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức tiến hành xây dựng HTCTCS vữngmạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh Tính khoa học, đúng đắn của việc xác định cácchủ trương giải pháp, sử dụng các hình thức, biện pháp huy động các lực lượn, cácnguồn lực vào xây dựng HTCTCS vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
Thứ hai, nội dung hình thức, biện pháp xây dựng HTCTCS vững mạnh
trên địa Tỉnh Tây Ninh
Về nội dung, hình thức, biện pháp xây dựng HTCTCS vững mạnh ở TỉnhTây Ninh phải được xác định theo đúng quan điểm, đường lối của Đảng phápluật của nhà nước, phát huy được vai trò của quần chúng nhân dân, bảo đảmcho từng tổ chức trong HTCTCS hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ đã đượcxác định trong điều lệ của mỗi tổ chức
Ba là, sự chuyển biến về chất lượng, hiệu quả trong xây dựng và hoạt
động của HTCTCS vững mạnh
Trang 33Đây là tiêu chí quan trọng để đánh giá kết quả của hoạt động xây dựngHTCTCS, nội dung này được thể hiện cụ thể như sau:
- HTCTCS có cơ cấu hợp lý, thường xuyên được củng cố kiện toàn về
số lượng và chất lượng Các tổ chức trong HTCTCS vững mạnh, hoạt độngđúng chức năng, nhiệm vụ có chất lượng, hiệu quả cao
- Giải quyết tốt các mối quan hệ trong HTCTCS Mối quan hệ giữa các
tổ chức trong HTCTCS chặt chẽ, thống nhất tạo nên sức mạnh của cả hệthống, nhằm bảo đảm, giữ vững sự lãnh đạo của Đảng, quản lý điều hành củachính quyền và phát huy quyền làm chủ của nhân dân
- Đội ngũ cán bộ công chức có đủ phẩm chất năng lực, trình độ, đápứng yêu cầu nhiệm vụ Quy chế dân chủ cơ sở được thực hiện tốt, phát huyvai trò của quần chúng nhân dân trong xây dựng HTCTCS vững mạnh
- Kinh tế phát triển, chính trị ổn định, quốc phòng an ninh được giữvững Giải quyết kịp thời, thỏa đáng mọi nhu cầu, nguyện vọng của mọi tầnglớp nhân dân, xử lý có hiệu quả các tình huống chính trị xã hội, hạn chếnhững diễn biến phức tạp Khả năng phát triển mọi mặt kinh tế, chính trị xãhội của địa phương không ngừng được tăng lên
1.2 Thực trạng, nguyên nhân và một số kinh nghiệm xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
1.2.1 Thực trạng xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
* Những ưu điểm
Một là, nhận thức trách nhiệm, năng lực của chủ thể, lực lượng tham gia
xây dựng HTCTCS vững mạnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đã có nhiều chuyển
biến tích cực.
Xây dựng HTCTCS là một nội dung quan trọng, là một khâu cơ bản và thiếtyếu trong xây dựng HTCT ở nước ta nói chung và trên địa bàn tỉnh Tây Ninh nói
Trang 34riêng Tuy nhiên, những năm trước đây, việc này chưa được quan tâm đúng mức, cáccấp ngành, từ Trung ương đến tỉnh huyện và ở các xã, phường, thị trấn ở Tỉnh TâyNinh chưa nhận thức đúng, đủ về vai trò vị trí của HTCTCS Vì vậy HTCTCS trên địabàn tỉnh Tây Ninh còn nhiều yếu kém, bất cập trong lãnh đạo, quản lý, tổ chức thựchiện và vận động quần chúng; nổi lên các vụ việc khiếu kiện vượt cấp, khiếu kiện tậpthể liên quan đến việc thu hồi đất để xây dựng các khu, cụm công nghiệp cũng nhưnhững công trình phúc lợi khác; tình trạng quan liêu xa dân, vi phạm quyền làm chủcủa nhân dân còn xảy ra nghiêm trọng ở nhiều địa phương cơ sở.
Nghị quyết số 17-NQ/TW ngày 18/3/2002, Hội nghị Trung ương nămkhóa IX “Đổi mới và nâng cao chất lượng HTCTCS xã, phường, thị trấn” đãtạo ra một bước đột phá trong xây dựng HTCTCS vững mạnh Các cấp, cácngành, từ tỉnh, huyện đến xã, phường, thị trấn ở Tỉnh Tây Ninh đều đề ranhững chủ trương, biện pháp, chương trình hoạt động cụ thể hướng về cơ sở
và dồn sức xây dựng cơ sở Chủ động tuyên truyền chủ trương chính sách củaĐảng và nhà nước về đổi mới nâng cao chất lượng HTCTCS làm chuyển biếnmạnh mẽ trong nhận thức và hành động các cấp, ngành, các lực lượng vàđồng bào các dân tộc ở tỉnh tây Ninh Trên cơ sở đó các cấp, các ngành và cảHTCT thấy rõ trách nhiệm của mình, tiến hành sắp xếp lại tổ chức bộ máycủa HTCT các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở Vì vậy, chất lượng, hiệu quả hoạtđộng của HTCTCS ngày càng thể hiện rõ trong phát huy dân chủ, nâng caonăng lực quản lý điều hành của chính quyền cơ sở, năng lực đoàn kết tập hợpquần chúng nhân dân của MTTQ và các tổ chức chính trị XH
Hai là, việc xây dựng và thực hiện kế hoạch chu đáo, nghiêm túc, nội dung xây dựng HTCTCS vững mạnh được triển khai đồng bộ, toàn diện, hình thức, phương pháp xây dựng HTCTCS vững mạnh được tiến hành đa dạng, phong phú và thiết thực.
Trong những năm qua, việc xây dựng HTCTCS vững mạnh ở tỉnh Tây
Ninh được các cấp, các ngành, các tổ chức trong HTCTCS xây dựng và triển
Trang 35khai bằng các chương trình, kế hoạch chu đáo, cụ thể đối với cấp ủy đảng, đã
có nghị quyết chuyên đề lãnh đạo xây dựng HTCTCS vững mạnh và trong các
nghị quyết hàng năm đều lãnh đạo, chỉ đạo vấn đề này Hoạt động lãnh đạocủa các đảng ủy xã, phường thị trấn đối với công tác chính trị tư tưởng luônđược chú trọng và tiến hành thường xuyên, đại đa số cán bộ đảng viên, nhândân và các dân tộc tỉnh Tây Ninh luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng,tích cực thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương Đảng ủy các xã,phường thị trấn thường xuyên củng cố kiện toàn UBKT, bổ sung cán bộ cóphẩm chất, năng lực, đủ sức tiến hành các cuộc kiểm tra, giám sát theo quyđịnh của Điều lệ đảng đối với các tổ chức đảng và đảng viên Trong năm nămcác cấp ủy đã kiểm tra 123 tổ chức đảng và trên 600 đảng viên Nhờ vậy đãkịp thời phát hiện và xử lý vi phạm về phẩm chất, đạo đức lối sống, tư cáchđảng viên…
Đối với các tổ chức chính trị xã hội, nội dung, hình thức biện pháp xâydựng được thể hiện trong việc tuyên truyền, vận động, tập hợp đoàn viên hội viên
tham gia xây dựng HTCTCS vững mạnh bằng nhiều hình thức phong phú theo
chức năng nhiệm vụ của mình, nhằm thu hút nhiều đoàn viên, hội viên tham gia.Đoàn thanh niên có phong trào “Thanh niên lập nghiệp và bảo vệ tổ quốc”,
“Trang trại thanh niên” Hội phụ nữ có phong trào “phụ nữ giúp nhau làm kinh tếgia đình” “phụ nữ tích cực học tập lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnhphúc” trong những năm qua đã có hàng chục ngàn gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình
“no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” Hội nông dân đẩy mạnh phong trào thiđua sản xuất, kinh doanh giỏi, xóa đói giảm nghèo trong nông dân, hàng năm cóhàng ngàn hộ đăng ký tham gia và có nhiều hộ được bình xét đạt danh hiệu tiêuchuẩn hộ sản xuất kinh doanh giỏi, nhiều hộ gia đình đã vươn lên làm giàu HộiCưu chiến binh có phong trào góp vốn xoay vòng, giúp nhau phát triển kinh tế giađình, vượt khó, xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng, tập trung giải quyết vấn
Trang 36đề khó khăn về vốn và kỷ thuật Đồng thời, Hội tiếp tục duy trì và phát triển “quỹđồng đội” có số dư hàng tỷ đồng, để hỗ trợ cho hội viên nghèo.
Nhìn chung với những nội dung và hình thức hoạt động khác nhau, mặttrận và các đoàn thể nhân dân ở xã, phường,thị trấn ở tỉnh Tây Ninh, đã gópphần cùng các tổ chức Đảng, chính quyền thực hiện xóa đói giảm nghèo mộtcách hiệu quả, nhiều hộ vươn lên khá giàu, góp phần giữ vững ổ định chínhtrị, trật tự an toàn xã hội ở cơ sở
Ba là, cơ cấu, tổ chức, bộ máy của HTCTCS ở tỉnh Tây Ninh thường xuyên được kiện toàn, củng cố, cơ bản đã thực hiện đúng chức năng, nhiệm
vụ, chất lượng hoạt động ngày càng cao.
Quán triệt, triển khai, thực hiện cơ chế “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản
lý, nhân dân làm chủ” trong hoạt động của HTCTCS Từng tổ chức trongHTCTCS đã quan tâm việc xây dựng và thực hiện quy chế làm việc, quy chế,quy chế phối hợp hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, nằm nângcao trách nhiệm công tác, góp phần hạn chế việc chồng chéo hoặc buông lỏngtrong thực hiện nhiệm vụ, tạo cơ sở phối hợp đồng bộ và thống nhất việc xáclập mối quan hệ làm việc giữa các cơ quan đảng, chính quyền, MTTQ và cácđoàn thể ở cơ sở, thể hiện cụ thể sau:
Kết quả hoạt động của TCCSĐ xã, phường, thị trấn ở Tỉnh Tây Ninh
Về tổ chức hiện nay TCCSĐ ở tất cả các xã, phường, thị trấn ở tỉnh TâyNinh mà tác giả luận văn khảo sát đều được tổ chức thành Đảng bộ, đảng viên đượcphân công sinh hoạt trong các chi bộ theo địa bàn dân cư ở ấp, khu phố hoặc theongành nghề như y tế, giáo dục, quân sự, cơ quan xã Tính đến cuối năm 2013, Đảng
bộ tỉnh Tây Ninh có 14 đảng bộ trực thuộc (08 huyện, 01 thành phố, 05 Đảng ủy)với 608 TCCSĐ (trong đó 181 đảng bộ cơ sở, 427 Chi bộ cơ sở) 12 đảng bộ bộphận; 1.799 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở; tổng số đảng viên trong toàn tỉnh là27.743, chiếm 2,57% so dân số (tăng 1,12% so với năm 2012)
Trang 37Bình quân mỗi năm, có 99,11% TCCSĐ và 98,95% chi bộ trực thuộcĐảng ủy cơ sở được đánh giá, trong đó: tổ chức đạt TSVM chiếm đạt 88,53%(tiêu biểu chiếm 19,41%)
Số Chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở đạt TSVM chiếm 93,15% (tiêu biểuchiếm 18,58%) Riêng 20 xã biên giới TCCSĐ đạt TSVM chiếm 63,33%
Bình quân mỗi năm, có 93,71% đảng viên được đánh giá chất lượng,trong đó: đảng viên đủ tư cách, hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên chiếm94,99%; đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiếm 9,15% so với số đảngviên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ Riêng 20 xã biên giới, số đảng viên
đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên chiếm 94,15%; số đảng viên hoànthành xuất sắc nhiệm vụ chiếm 7,75% so với số đảng viên đủ tư cách hoànthành tốt nhiệm vụ Công tác kết nạp đảng viên mới được các cấp ủy đảngthường xuyên quan tâm cả về số lượng , chất lượng và tiêu chuẩn theo quyđịnh, hàng năm kết nạp mới trên 1350 đảng viên
Mỗi đảng bộ, xã, phường, thị trấn có ban chấp hành gồm 11 đến 21 đ/c(gọi tắt là Đảng ủy xã) Đảng ủy xã là cơ quan lãnh đạo của đảng bộ xã giữa 2nhiệm kỳ đại hội, có trách nhiệm lãnh đạo toàn diện các lĩnh vực đời sống vănhóa, xã hội trên địa bàn Đảng ủy xã có ban thường vụ từ 03 đến 07 đ/c; Ủyban kiểm tra đảng ủy xã gồm 3 đến 5 đ/c
Đảng bộ các xã, phường, thị trấn những năm qua, năng lực ban hànhNghị quyết và tổ chức thực hiện nghị quyết được nâng lên rõ rệt Sự lãnh đạocủa đảng bộ xã trước hết bằng nghị quyết đại hội đảng bộ xã Trên cơ sở đó,thông qua các kỳ họp đảng ủy xã ra nghị quyết thường kỳ, nghị quyết hàngnăm, nghị quyết chuyên đề… nhằm cụ thể hóa các nội dung lãnh đạo từngmặt công tác và hoạt động của các tổ chức trong HTCTCS như: nghị quyết vềphát triển kinh tế, về quốc phòng an ninh, về xây dựng đảng, chính quyền, vềcông tác cán bộ, nghị quyết lãnh đạo hoạt động của mặt trận động của mặttrận và các đoàn thể nhân dân…
Trang 38Hoạt động lãnh đạo của đảng bộ xã, phường, thị trấn đối với chínhquyền được thực hiện nghiêm túc theo cơ chế: Đảng bộ ra nghị quyết, xácđịnh phương hướng, HĐND cụ thể hóa thành nghị quyết , thể hiện ý chí vàquyền lực của nhân dân, trên cơ sở đó UBND điều hành, tổ chức thực hiện.Duy trì có nề nếp chế độ giao ban, hội ý định kỳ, Trong giao ban, BTV Đảng
ủy nghe báo cáo để nắm tình hình hoạt động của HĐND, UBND cho ý kiếnchỉ đạo về những vấn đế quan trọng, phức tạp và phổ biến các chủ trươngbiện pháp, chính sách, nghị quyết của tổ chức đảng cấp trên, thống nhất vàphối hợp hoạt động, phân công, phân nhiệm vụ cụ thể rõ ràng Từ đó chấtlượng các phiên họp giao ban không ngừng được nâng lên, thể hiện rõ vai tròlãnh đạo của cấp ủy, thực hiện nghiệm túc quy tắc tập trung dân chủ, phát huyđược trí tuệ của tập thể, khắc phục được bệnh hình thức, máy móc, làm chođảng ủy thật sự năng động và hoạt động có hiệu quả
Mối quan hệ giữa cấp ủy đảng với thường trực HĐND và thường trựcUBND được duy trì chặt chẽ, nhất là giữa bí thư đảng ủy xã phường thị trấnvới Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn Kết quả tác giả khảo sát cho thấy, khiđược hỏi: Đồng chí cho biết chính kiến của mình về “Uy tín, chất lượng lãnhđạo của BCH Đảng bộ xã, phường, thị trấn.”, có 128/150 ý kiến cho là tốt
Sự lãnh đạo của đảng bộ xã, phường, thị trấn đối vớ mặt trận các đoàn thểnhân dân đã có nhiều chuyển biến tích cực Các cấp ủy đã nhận thức sâu sắc vịtrí, vai trò của mặt trận và các đoàn thể nhân dân đối với việc xây dựngHTCTCS vững mạnh, từ đó nâng cao trách nhiệm trong lãnh đạo công tác mặttrận đoàn thể nhân dân Các đoàn thể nhân dân hoạt động hiệu quả, có các phongtrào thiết thực với người dân; Mặt khác các đoàn thể nhân dân thật sự là nhân tốtích cực trong xây dựng kiểm tra, giám sát tổ chức đảng, chính quyền
Về xây dựng và hoạt động của bộ máy chính quyền cơ sở
Trong những năm qua hoạt động của HĐND các cấp, nhất là HĐND xãđược nâng lên Các đại biểu HĐND thể hiện rõ vai trò của người đại biểu của
Trang 39nhân dân Chất lượng hoạt động của HĐND ngày càng được thể hiện Nộidung các kỳ họp được chuẩn bị kỷ, chu đáo, đúng quy chế hoạt động Nhữngvấn đề nổi cộm, bức xúc của cử tri được giải quyết thấu đáo Công tác giámsát của Đại biểu HĐND đúng trọng tâm, trọng điểm và mang lại kết quả tíchcực, đem lại lòng tin cho cử tri.
Hoạt động của UBND xã, phường, thị trấn đã đi vào nề nếp và thực hiệnđúng quy chế đề ra, phân công nhiệm vụ rõ ràng, chế độ giao ban, hội ý đượcduy trì, giải quyết kịp thời những yêu cầu thực tế đặt ra Bộ máy chính quyền cơ
sở ở tỉnh Tây Ninh không ngừng được củng cố và thường xuyên được cải tiến,phương pháp, lối làm việc và tác phong công tác Công tác cải cách hành chínhđược tiếp tục thực hiện và mang lại hiệu quả rất tốt trong việc giải quyết côngviệc hành chính Cơ chế “một cửa” đã đi vào hoạt động có hiệu quả, giảm bớtphiền hà đi lại của các tổ chức, cá nhân và nhân dân, nâng cao lòng tin của nhândân đối với chính quyền Hoạt động quản lý nhà nước ở địa phương có hiệu lực,đảm bảo đúng pháp luật Công tác tiếp dân giải quyết đơn, thư, khiếu nại tố cáocủa công dân được quan tâm chỉ đạo, tổ chức giải quyết hòa giải kịp thời ngay ở
cơ sở, hạn chế tối đa tình trạng đơn thư tồn đọng, gửi vượt cấp, góp phần giữvững trật tự an toàn xã hội ở địa phương
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cũng được các cấp, các ngành quantâm, đầu tư nhất là cấp cơ sở, theo thống kê Sở Nội vụ tỉnh Tây Ninh hàng sốlượt cán bộ cơ sở được cử đi đào tạo bồi dưỡng không dưới 200 người Gópphần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã, phường, thị trấn
đủ sức đảm đương nhiệm vụ
Về xây dựng, đổi mới hoạt động của MTTQ và tổ chức quần chúng.
MTTQ ở các xã, phường, thị trấn ở tỉnh Tây Ninh trong những năm qualuôn được quan tâm củng cố, kiện toàn về tổ chức, đổi mới phương thức hoạtđộng, hướng mạnh mẽ về cơ sở, địa bàn dân cư, địa bàn dân cư là nơi có nhiều
Trang 40thành phần kinh tế đan xen, nhiều hình thức sở hữu, nhất là những năm gần đâytỉnh xây dựng nhiều khu cụm công nghiệp, thu hút hàng chục vạn công nhân từcác tỉnh khác đến làm việc, nhiều quan hệ kinh tế xã hội và nhiều vấn đề xã hộinảy sinh Đến nay toàn tỉnh có 95/95 xã, phường, thị trấn thành lập ban thường
trực MTTQ; 855/855 khu dân cư có ban công tác mặt trận Ban công tác mặt trận
ở khu dân cư luôn được củng cố kiện toàn, nội dung, chất lượng hoạt động ngàycàng được nâng lên Qua báo cáo hàng năm, bình quân có 90% Ban công tác mặttrận được đánh giá là hoạt động có hiệu quả tốt; 10% hoạt động trung bình và yếu.Tính đến 12/2013 tất cả 95/95 xã, phường, thị trấn đều bố trí 01 cán bộ chuyêntrách MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội
Trong những năm qua, nhìn chung bộ máy và đội ngũ cán bộ mặt trận,các đoàn thể nhân dân, không ngừng được củng cố, đội ngũ cán bộ có đủ bảnlĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức lối sống và năng lực chuyên môn đủ đảmđương nhiệm vụ MTTQ đã thực hiện tốt chức năng xây dựng chính quyềnnhư: hiệp thương giới thiệu danh sách ứng cử viên HĐND xã, phường, thịtrấn, tổ chức tiếp xúc cử tri, tham gia giám sát hoạt động của chính quyền,tham gia xây dựng ấp, khu phố văn hóa, nhất là thực hiện chương trình mụctiêu quốc gia “toàn dân chung tay xây dựng nông thôn mới” Ngoài ra, còntham gia hòa giải những tranh chấp trong nội bộ dân cư, xây dựng mối đoànkết các dân tộc tôn giáo… góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dântộc, động viên nhân dân thực hiện tốt các đường lối chủ trương của Đảng,chính sách pháp luật của nhà nước
Mối quan hệ giữa các tổ chức trong HTCTCS đạt nhiều tiến bộ, Đảng
ủy, HĐND, UBND thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ.
Cùng với xu thế dân chủ hóa ngày càng mở rộng và trước những phứctạp nảy sinh trong quản lý kinh tế, xã hội khi chuyển sang kinh tế thị trường,hội nhập kinh tế quốc tế Những năm qua các cấp ủy đảng của tỉnh Tây Ninh