Các phong trào xây dựng gia đìnhvăn hóa, phong trào người tốt việc tốt và các mô hình xây dựng đơn vị vănhóa ở khu dân cư đã được triển khai xây dựng từ năm 1995 đến nay đã vàđang phát h
Trang 1TRƯƠNG HOÀNG DŨNG
XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA
KHU DÂN CƯ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THỦ ĐỨC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC
HÀ NỘI – 2014
Trang 2TRƯƠNG HOÀNG DŨNG
XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA KHU DÂN CƯ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THỦ ĐỨC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC
MÃ SỐ: 60 31 02 03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGÔ VĂN QUỲNH
HÀ NỘI - 2014
Trang 3MỞ ĐẦU 3Chương
1:
XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở KHU DÂN
CƯ QUẬN THỦ ĐỨC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC
1.1 Đời sống văn hóa và những vấn đề cơ bản về xây dựng
đời sống văn hóa ở các khu dân cư Quận Thủ Đức
1.2 Thực trạng xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư
trên địa bàn Quận Thủ Đức Thành phố Hồ Chí Minh
Chương
2:
YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở KHU DÂN CƯ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THỦ ĐỨC THÀNH PHỐ
2.1 Những yếu tố tác động và yêu cầu xây dựng đời sống văn
hóa ở khu dân cư trên địa bàn Quận Thủ Đức Thành phố
2.2 Những giải pháp cơ bản xây dựng đời sống văn hóa ở
khu dân cư Quận Thủ Đức Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Văn hóa là sự thể hiện những năng lực bản chất người và hiện thực
nó thông qua hoạt động sống của con người trong tiến trình lịch sử Vănhóa có mặt trong mọi hoạt động của con người dù đó là hoạt động trên cáclĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội Lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nướccủa dân tộc Việt Nam đã tạo nên một bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo, khôngngừng được củng cố và phát triển trong các thời kỳ của lịch sử dân tộc Lịch
sử đã chứng minh rằng, cơ sở tạo nên sức mạnh Việt Nam, bảo đảm cho dântộc ta tồn tại, tự khẳng định không ngừng phát triển, vượt qua mọi thử tháchcủa thiên tai và giặc ngoại xâm, không phải là những của cải vật chất màchính là sức mạnh tinh thần - những giá trị văn hóa Sức mạnh đó là hệ thốngcác chuẩn mực giá trị mà các thế hệ của dân tộc đã liên tục lưu giữ, phổ biến,bồi đắp trong các thời kỳ lịch sử Đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa hiệnnay, một mặt đang đem lại những cơ hội và điều kiện mới để phát triển, mặtkhác trước sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch phản động cùng sựtác động mạnh mẽ mặt trái nền kinh tế thị trường cũng như những tiêu cực,lạc hậu của xã hội đang làm cho các giá trị văn hóa thay đổi thang bậc, phainhạt, mai một thì việc nghiên cứu xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư cóvai trò đặc biệt quan trọng Vì đây chính là cái nôi lưu giữ, phát triển các giátrị văn hóa Nghiên cứu xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư chính làcung cấp những luận cứ khoa học để thống nhất nhận thức, khẳng định vai tròcủa đời sống văn hóa ở khu dân cư, góp phần tạo ra động lực tinh thần của sựnghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc từ cơ sở
Quận Thủ Đức từ khi thành lập tính từ ngày 01/4/1997 đến nay, đã cónhiều phát triển vượt bật trên các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa xã hội, an ninhchính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo Bộ mặt đô thị
Trang 5ngày một khang trang, các thiết chế văn hóa, các trung tâm thương mại, khuchế xuất, khu công nghiệp, trường học, bệnh viện, cơ sở hạ tầng giao thông…được đầu tư xây dựng đã góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thầncho người dân trên địa bàn quận Thủ Đức nói riêng và các quận, huyện bạngiáp ranh nói chung Cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị từ quận đếnphường đều đã nổ lực cố gắng tập trung ổn định chính trị, phát triển kinh tế,văn hóa xã hội trên địa bàn quận Thủ Đức Các phong trào xây dựng gia đìnhvăn hóa, phong trào người tốt việc tốt và các mô hình xây dựng đơn vị vănhóa ở khu dân cư đã được triển khai xây dựng từ năm 1995 đến nay đã vàđang phát huy tốt vai trò giữ gìn và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiếnđậm đà bản sắc dân tộc trong xây dựng đời sống văn hóa, những kết quả đạtđược vừa là động lực, mục tiêu thúc đẩy nền kinh tế xã hội của Thủ Đức pháttriển bền vững.
Bên cạnh những thuận lợi và kết quả đạt được nêu trên, với vị trí quantrọng là cửa ngõ Đông Bắc của Thành phố Hồ Chí Minh, quận Thủ Đức còngiáp ranh với thị xã Dĩ An và Thuận An, tỉnh Bình Dương Với số dân củaquận gần 500.000 người, thì số người tạm trú, nhập cư trên địa bàn là 249.521người (50,9%) nên tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn trên địa bànquận Thủ Đức vẫn còn những vấn đề cần tập trung quan tâm, chỉ đạo như:công tác phòng chống các loại tội phạm, công tác quản lý đô thị, trật tự lòng
lề đường, vệ sinh môi trường…Thực hiện sự chỉ đạo của Thành phố về việc
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở khu dân cư trên địa bànquận Thủ Đức, đến nay chỉ có 1/12 phường (phường Linh Chiểu) đạt chuẩnPhường Văn minh đô thị và phường Linh Tây (ghi nhận đạt năm đầu) Năm
2013, trên địa bàn quận Thủ Đức có 49/51 khu phố được công nhận là khuphố văn hóa; có 59.725 hộ/67.593 hộ đạt tỷ lệ 88,40 % gia đình được côngnhận là gia đình văn hóa Từ kết quả trên cho thấy Cấp ủy, chính quyền và hệ
Trang 6thống chính trị của quận Thủ Đức phải tiếp tục đề ra và thực hiện có hiệu quảnhững giải pháp nhằm thực hiện thắng lợi phong trào “Toàn dân đoàn kết xâydựng đời sống văn hóa” ở khu dân cư, góp phần xây dựng Quận Thủ Đứcvững mạnh toàn diện thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng
bộ quận lần thứ IV (2010 – 2015)
Xuất phát từ những vấn đề lý luận, thực tiễn trên, học viên lựa chọn đề
tài: “Xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư trên địa bàn Quận Thủ Đức Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” làm vấn đề nghiên cứu.
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Quán triệt quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ ChíMinh, đã có một số công trình nghiên cứu về lịch sử và văn hóa Các công trìnhnghiên cứu về lịch sử Việt Nam của các nhà khoa học Phan Huy Lê, ĐinhXuân Lâm, Hà Văn Tấn, Trần Quốc Vượng, Vũ Khiêu, Vũ Minh Giang, PhùngHữu Phú,… đã cung cấp tư liệu về văn hóa Các công trình này cũng cung cấpnhững tư liệu lịch sử về tư tưởng văn hóa và những đóng góp to lớn của cácdanh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc vào sự nghiệp dựng nước và giữ nước.Tuy nhiên, các công trình nêu trên mới mô tả sự kiện, nghiên cứu những mặtcủa đời sống văn hóa truyền thống mà chưa luận giải những vấn đề đó mộtcách có hệ thống ở phương diện giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc
Nghiên cứu về đời sống văn hóa cũng đã thu hút sự quan tâm của nhiềutập thể, cá nhân cán bộ khoa học, tiêu biểu là các công trình:
Phan Ngọc, Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin, Nhân cách văn hóa trong bảng giá trị Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1994.
Vũ Dương Ninh, Kinh nghiệm lịch sử và sự hội nhập văn hóa thế giới, Văn
hóa học đại cương và cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội,
1996 Đỗ Nguyên Phương, Nhân tố văn hóa - xã hội trong quá trình đô thị
Trang 7hóa, Hội nghị lần thứ 12 "Văn hóa và nếp sống đô thị trong công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước", Ủy ban Quốc gia thập kỉ quốc tế phát triển văn hóacủa Việt Nam, Hà Nội, 1997.
-Lương Hồng Quang, Dân trí và sự hình thành văn hóa cá nhân, Viện Văn hóa và Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, 1999 Nguyễn Duy Quý và Đỗ Huy, Xây dựng nền văn hóa mới ở nước ta hiện nay, Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội, 1992 Văn Đức Thanh, Về xây dựng môi trường văn hóa cơ sở, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001 Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1999 Chu Khắc Thuật và Nguyễn Văn Thủ
(chủ biên), Văn hóa, lối sống với môi trường, Trung tâm nghiên cứu và tư vấn
phát triển, Nxb Văn hóa thông tin Nguyễn Tài Thư, Về giá trị văn hóa tinh thần Việt Nam, Nxb thông tin lý luận, Hà Nội, 1983.
Tìm hiểu hoạt động giáo dục truyền thống yêu nước bảo vệ Tổ quốc
trong lịch sử dân tộc, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994 Tổng cục
Chính trị, Tổng kết 10 năm thực hiện cuộc vận động xây dựng môi trường văn
hóa, Nxb QĐND, Hà Nội, 2002 “Công tác tư tưởng văn hóa trong xây dựng Quân đội về chính trị” Tổng cục Chính trị; Lê Sĩ Thắng (1997), “Lịch sử tư tưởng Việt Nam”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội; “Nuôi dưỡng và xây dựng những giá trị văn hóa trong nhân cách người chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam”, Nxb QĐND, Hà Nội, 2002; PGS, TS Văn Đức Thanh (2001), “Về xây dựng môi trường văn hóa cơ sở” Nxb CTQG, Hà Nội; PGS, TS Lê Văn Quang,
TS Văn Đức Thanh, “Văn hóa quân sự Việt Nam”, Nxb QĐND, Hà Nội;
Những công trình trên, ở các góc độ tiếp cận khác nhau đã nghiêncứu, tổng kết khá toàn diện những vấn đề lý luận, thực tiễn để cung cấp luận
cứ khoa học phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiệnnay như: quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; nhân tố chính trị - tinhthần trong chiến tranh; phòng, chống “diễn biến hòa bình”, trên lĩnh vực tưtưởng – văn hóa
Trang 8Một số công trình đã tiếp cận văn hóa với tính cách là một bộ phận đặcthù của đời sống văn hóa xã hội, tính đặc thù của đời sống văn hóa làng ViệtNam Quá trình phát triển của văn hóa làng, xã gắn liền với quá trình đấu tranhgiữ nước và dựng nước của dân tộc Việt Nam Sự phát triển của đời sống vănhóa làng, xã Việt Nam, những qui luật đặc thù của văn hóa làng, xã, qua đó làmgiàu thêm bản sắc văn hóa dân tộc Từ đó các tác giả đi đến khẳng định: bản sắc
từ truyền thống đến hiện đại là những đặc trưng cốt lõi của văn hóa làng, xã ViệtNam Quá trình xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư hiện nay cần chú ý đếnđặc điểm đó để xác định đúng nội dung, phương pháp, tiến hành nhằm khôngngừng mở rộng và làm giàu thêm các giá trị văn hóa
Tiếp cận văn hóa và đời sống văn hóa với xây dựng con người, các côngtrình đều cho rằng nhân cách người Việt Nam là sự tương tác biện chứng giữacác cư dân với toàn bộ môi trường trong đó họ sống và hoạt động dưới góc độvăn hóa, là sự kết tinh cao nhất những giá trị văn hóa trong truyền thống dựngnước và giữ nước của dân tộc Đời sống văn hóa là nơi nuôi dưỡng, phát triển vàhoàn thiện những giá trị “người” Từ cách tiếp cận đó, các tác giả cho rằng, xâydựng đời sống văn hóa, về thực chất là một quá trình văn hóa toàn bộ đời sống
tinh thần để phát triển những phẩm chất cao quí trong nhân cách Để hoàn thành
nhiệm vụ đó, cùng với gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa trong truyền thống
và hiện đại của dân tộc, cần quan tâm xây dựng, phát triển đời sống văn hóa ởkhu dân cư Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đó, quá trình triển khai, tổ chứcthực hiện phải từng bước giải quyết tốt mối quan hệ bên trong và bên ngoài,truyền thống và hiện đại làm cho đời sống văn hóa phát huy sức mạnh vào việcxây dựng con người văn hóa Các tác giả đều cho rằng, các giá trị văn hóa, đờisống văn hóa trong môi trường văn hóa không phải là bất biến, cùng với sự pháttriển của xã hội, của quá trình hợp tác, giao lưu văn hóa, các hệ giá trị đó cũng cónhững biến đổi nhằm theo kịp yêu cầu của sự phát triển
Trang 9Tóm lại, các công trình trên đều thống nhất cho rằng, văn hóa và xâydựng đời sống văn hóa luôn gắn với văn hóa dân tộc, mang tính đặc trưng củavăn hóa dân tộc, có tính lịch sử Nhưng do đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứucủa mỗi công trình khác nhau mà các tác giả chỉ đề cập đến từng yếu tố củavăn hóa và đời sống văn hóa để phục vụ cho nội dung nghiên cứu mà chưaluận giải vấn đề xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư một cách có hệthống với tính chất là một công trình khoa học độc lập Trong điều kiện lịch
sử mới, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đòihỏi phải nghiên cứu xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư trong sự nghiệpxây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa hiện nay
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
* Mục đích
Nghiên cứu làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn xây dựngđời sống văn hóa khu dân cư; đề xuất giải pháp cơ bản góp phần xây dựng đờisống văn hóa ở khu dân cư Quận Thủ Đức Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Đối tượng nghiên cứu: Xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư
quận Thủ Đức Thành phố Hồ Chí Minh
* Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động xây dựng đời sống văn hóa ở khu
dân cư của cấp ủy, chính quyền, các tổ chức khác trong hệ thống chính trị và
Trang 10nhân dân trong khu dân cư ở Quận Thủ Đức Thành phố Hồ Chí Minh, các sốliệu phục vụ nghiên cứu giới hạn từ năm 2008 đến nay.
5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận của đề tài: Hệ thống các quan điểm cơ bản của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộngsản Việt Nam về văn hóa
* Cơ sở thực tiễn của đề tài: Hoạt động xây dựng đời sống văn hóa ở
khu dân cư Quận Thủ Đức Thành phố Hồ Chí Minh
* Phương pháp nghiên cứu của đề tài: Dựa vào phương pháp luận của
chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử kết hợp với sửdụng các phương pháp lịch sử - lôgíc, phương pháp phân tích, tổng hợp,phương pháp khái quát hóa, trừu tượng hóa, phương pháp hệ thống - cấu trúc,phương pháp khảo sát - điều tra xã hội học, phương pháp chuyên gia để thựchiện mục tiêu nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận văn
6 Ý nghĩa của đề tài
Kết quả nghiên cứu góp phần cung cấp thêm cơ sở khoa học giúp cấp
ủy, chính quyền quận Thủ Đức lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng đời sống văn hóakhu dân cư; Luận văn có thể dùng làm tài liệu nghiên cứu tham khảo tronggiảng dạy ở các học viện, nhà trường
7 Kết cấu của đề tài
Luận văn gồm phần mở đầu; 2 chương (4 tiết); kết luận; danh mục tàiliệu tham khảo và phụ lục
Trang 11Chương 1 XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở KHU DÂN CƯ
QUẬN THỦ ĐỨC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NHỮNG VẤN ĐỀ
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Đời sống văn hóa và những vấn đề cơ bản về xây dựng đời sống văn hóa ở các khu dân cư Quận Thủ Đức Thành phố Hồ Chí Minh
1.1.1 Quan niệm về văn hóa và đời sống văn hóa trong khu dân cư
* Quan niệm văn hóa.
Thuật ngữ văn hóa xuất phát từ tiếng La tinh "culture" với nghĩa đen
là trồng trọt ngoài đồng ruộng, nghĩa bóng là giáo dưỡng, vun đắp, pháttriển con người Ở phương Đông, ngay từ thời cổ đại, khái niệm văn hóa đượchiểu với ý nghĩa “văn trị giáo hóa”, tức lấy cái “văn” để giáo hóa thiên hạ Chủtịch Hồ Chí Minh quan niệm về văn hóa và ý nghĩa của nó: “Vì lẽ sinh tồn cũngnhư mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngônngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật.Những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn ở và các phương thức sửdụng Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiệncủa nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống vàđòi hỏi của sự sinh tồn”[51, tr 431] Nhà nghiên cứu Phan Ngọc thì cho rằngvăn hóa là “dấu ấn của một thể cộng đồng lên mọi hiện tượng tinh thần, vật chất,mọi sản phẩm của thể cộng đồng này từ tín ngưỡng, phong tục cho đến cả sảnphẩm công nghiệp bán ra thị trường"[61, tr 20]
Văn hóa Việt Nam được Đảng ta xác định: “Văn hóa Việt Nam là thànhquả hàng nghìn năm lao động sáng tạo, đấu tranh kiên cường dựng nước và giữnước của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, là kết quả giao lưu và tiếp thu tinhhoa của nhiều nền văn minh thế giới để không ngừng hoàn thiện mình Văn hóaViệt Nam đã hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam, làm rạng rỡ
Trang 12lịch sử vẻ vang của dân tộc”[22, tr 40] Đây là quan niệm khái quát về bản chất
và giá trị cơ bản của văn hóa Việt Nam
Tùy theo góc độ nghiên cứu và phương pháp tiếp cận mà có nhữngđịnh nghĩa khác nhau về văn hóa Song, các quan niệm đó đều có cái chungthống nhất là văn hóa gắn chặt với con người, thể hiện sự phát triển trình độngười ngay trong con người và cộng đồng; thể hiện dấu ấn chân, thiện, mỹtrong tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần (giá trị vật thể và phi vật thể) docon người và cộng đồng sáng tạo ra Đặc trưng cơ bản nhất của văn hóa làsáng tạo và nhân văn Trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc trưng
đó được thể hiện thành giá trị, hệ giá trị chuẩn mực, hướng con người tớichân, thiện, mỹ [58, tr 19]
* Quan niệm đời sống văn hóa
Đời sống văn hóa là tổng hợp hoạt động sống của con người nhằm đápứng những nhu cầu vật chất và tinh thần của con người Nhu cầu vật chất đượcđáp ứng làm cho con người tồn tại như một sinh thể Nhu cầu tinh thần thì giúpcon người tồn tại như một sinh thể xã hội, tức một nhân cách văn hóa Hai nhucầu này xuất hiện ngay từ buổi bình minh của xã hội loài người và phát triểncùng với trình độ phát triển của xã hội Đời sống văn hóa là một bộ phận của đờisống tinh thần xã hội, nhằm hướng tới các giá trị cao cả của con người là hướngtới chân, thiện, mỹ Các hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu văn hóa của con ngườiđược gọi là hoạt động văn hóa Diễn đạt bằng thuật ngữ kinh tế học thì hoạt độngvăn hóa là quá trình sản xuất, sáng tạo, bảo quản, phân phối và tiêu dùng sảnphẩm văn hóa do xã hội tạo ra Sản phẩm văn hóa bao gồm hai loại: Vật thể vàphi vật thể Sản phẩm văn hóa phi vật thể tồn tại dưới dạng các giá trị văn hóatinh thần như chủ nghĩa yêu nước, ý thức cộng đồng, đức tính cần cù trong laođộng, kiên cường bất khuất trong chiến đấu chống ngoại xâm, các loại hình nghệthuật Sản phẩm văn hóa tồn tại dưới dạng vật thể là các tác phẩm văn học, nghệ
Trang 13thuật, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh…Con người vừa là chủ thể, vừa là sảnphẩm của văn hóa.
Sản phẩm văn hóa đến với công chúng phải thông qua các thiết chế vănhóa xã hội Thiết chế văn hóa xã hội bao gồm hoạt động lãnh đạo, quản lý vănhóa, các trung tâm văn hóa, nhà bảo tàng, tòa báo, nhà xuất bản…để chuyển tảicác sản phẩm văn hóa đến với mọi người trong xã hội
Từ những phân tích trên có thể quan niệm đời sống văn hóa ở cơ sở là là tổng thể các hoạt động lưu giữ, bảo tồn, sản xuất, hưởng thụ các giá trị văn hóa trong tổ chức và hoạt động của cộng đồng.
* Các thành tố của đời sống văn hóa:
Hệ giá trị văn hóa với sự đồng bộ của ba chuẩn mực chân, thiện, mỹ
được tạo ra từ hoạt động thực tiễn Hệ thống các giá trị văn hóa là toàn bộ
những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể được hình thành, phát triển gắn liềnvới quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam được tồn tại dưới haidạng thức: những giá trị văn hóa vật thể như tổ chức và con người hoạt động;những giá trị văn hóa phi vật thể như lý tưởng, niềm tin, yêu nước, bản lĩnhchính trị, nếp sống, nhân đạo, nhân văn… giữ vai trò chi phối, định hướng hìnhthành, phát triển hệ giá trị chân, thiện, mỹ
Hệ thống các hình thái hoạt động văn hóa, là biểu hiện tập trung và sinh
động nhất của các giá trị văn hóa, các quan hệ văn hóa Hệ thống các hình tháihoạt động văn hóa được coi là phương thức cơ bản để truyền tải các hệ giá trịvăn hóa đó đến nhân dân nhằm hiện thực hóa trong thực tiễn Hệ thống các hìnhthái hoạt động văn hóa là những hoạt động thường xuyên như tự học tập, sinhhoạt, giao tiếp, trao đổi thông tin tuyên truyền cổ động, câu lạc bộ, thư viện, sáchbáo, giáo dục truyền thống, văn nghệ quần chúng, hoạt động thể dục thể thao vuichơi giải trí, hoạt động xã hội từ thiện
Hệ thống các thiết chế văn hóa bao gồm hệ thống thiết chế lãnh đạo, quản
lý; các thiết chế tổ chức thực hiện và các thiết chế cơ sở vật chất - văn hóa như
Trang 14thư viện, câu lạc bộ… đóng vai trò chủ thể trực tiếp trong việc lựa chọn các giátrị, thiết kế, chuẩn hóa và phát huy vai trò của toàn bộ các hệ thống khác nhằmbảo đảm đời sống văn hóa, nhu cầu học tập…
Tóm lại đời sống văn hóa ở cơ sở là một bộ phận đời sống tinh thần baogồm các yếu tố, tạo thành cấu trúc của đời sống văn hóa trong xã hội Vì vậy tổchức xây dựng đời sống văn hóa xã hội phải chú ý xây dựng đồng bộ của ba yếu
tố hợp thành, không được coi nhẹ yếu tố nào
1.1.2 Những vấn đề cơ bản về xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân
cư quận Thủ Đức Thành phố Hồ Chí Minh
Ngày 06 tháng 01 năm 1997, Chính phủ ban hành Nghị định số
03-CPhttp://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%A7_%C4%90%E1%BB%A9c - cite_note-8 vềviệc thành lập quận Thủ Đức, quận 2, quận 9, quận 7, quận 12 và thành lậpcác phường mới thuộc Thành phố Hồ Chí Minh Trong đó quận Thủ Đức có
12 phường, 73 khu phố, 865 tổ dân phố Các phường: Linh Chiểu, Linh Tây,Linh Đông, Linh Trung, Linh Xuân, Bình Chiểu, Bình Thọ, Trường Thọ, TamBình, Tam Phú, Hiệp Bình Chánh và Hiệp Bình Phước Quận Thủ Đức là nơitập trung nhiều cơ sở giáo dục lớn nhỏ, nhiều trường đại học và trung họcchuyên nghiệp như: Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; trường Đạihọc Nông Lâm; Trường Đại học Sư phạm Kỹ; Trường Đại học An ninh nhândân; Trường Cao đẳng Công Nghệ Thủ Đức; Trường Đại học Ngân hàngThành phố Hồ Chí Minh Quận Thủ Ðức có các tuyến đường chính chạyqua: Quốc Lộ 1A, Xa Lộ Hà Nội, Quốc Lộ 13, Quốc Lộ 1K, Võ Văn Ngân,Kha Vạn Cân, Ðặng Văn Bi, Tỉnh Lộ 43, Linh Ðông, Hoàng Diệu 2
Thủ Đức có nhiều nhà máy, Công ty, doanh nghiệp của Nhà nước, tưnhân, liên doanh với nước ngoài, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, phầnlớn tập trung trong các Khu công nghiệp, Khu chế xuất: Khu chế xuất LinhTrung I, Khu chế xuất Linh Trung II, Khu Công Nghiệp Bình Chiểu Về
Trang 15thương mại, dịch vụ quận có một số chợ truyền thống như chợ Thủ Đức, chợBình Triệu, chợ Linh Xuân…chợ Đầu mối Nông sản Tam Bình Bên cạnh đó
là nhiều khu thương mại và dịch vụ lớn tại các Phường Hiệp Bình Chánh, TamBình, Bình Chiểu, Linh Chiểu, Linh Xuân Thủ Đức tập trung khá nhiều đìnhchùa, nhà thờ của nhiều tôn giáo khác nhau Năm 2008, đề án quy hoạch chungcủa quận Thủ Đức được Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phê duyệtvới tổng diện tích 4.776 ha Theo đó, quận sẽ được quy hoạch như sau: Trungtâm Hành chính quận Thủ Đức sẽ được di dời từ phường Bình Thọ về nơi quyhoạch mới nằm tại phường Tam Phú (theo quy hoạch chung phê duyệt năm1999) Các Trung tâm Thương mại - dịch vụ sẽ được phát triển tập trung theohành lang dọc các tuyến đường giao thông lớn như: xa lộ Hà Nội, xa lộ Xuyên
Á, đường Võ Văn Ngân, Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – vành đai ngoài
* Khu dân cư trên địa bàn Quận Thủ Đức
Khu dân cư là một hình thái tổ chức cơ bản của xã hội Đó là nhữngcộng đồng dân cư liên kết với nhau trong các sinh hoạt vật chất và tinh thần,
có một địa bàn sinh sống cố định với một tổ chức hành chính ổn định Ở các
xã, khu dân cư là các làng, xóm, thôn, ấp, bản Ở các phường, khu dân cư lànhững khu phố, khối phố
Khu dân cư ở các phường trên địa bàn Quận Thủ Đức Thành phố HồChí Minh là những khu phố do phường trực tiếp quản lý về mọi mặt, ở đó cócác tầng lớp nhân dân sinh sống và hoạt động hàng ngày với một tổ chức hànhchính hoạt động theo Hiến pháp và Pháp luật cùng với đặc điểm riêng về thóiquen, phong tục, truyền thống văn hóa
Về các tổ chức ở khu dân cư: chi bộ, ban điều hành khu phố, chi đoànthanh niên, chi hội phụ nữ, chi hội cựu chiến binh, người cao tuổi và các đoànthể nhân dân khác…hoạt động theo pháp luật và điều lệ của các tổ chức Khudân cư không phải là một tổ chức kinh tế độc lập, hoạt động kinh tế của nhân
Trang 16dân khu dân cư diễn ra ở các hình thức kinh tế tập thể, cá nhân làm việc trongcác nhà máy, Công ty, doanh nghiệp của Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, xínghiệp liên doanh với nước ngoài, hợp tác xã, hoạt động sản xuất kinh doanh
là hoạt động chủ động, tự giác, có mục đích, có kế hoạch của chủ thể trên cơ
sở nhận thức và vận dụng quy luật khách quan để thực hiện mục đích trongmột lĩnh vực hoạt động nào đó của con người
Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở là một chủ trương lớn của Đảng,Nhà nước ta, có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp xây dựng nền văn hóamới, con người mới, đáp ứng với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước Đảng ta khẳng định: “Phát động phong trào toàn dân tham gia thực hiệnnếp sống văn minh, gia đình, bản, làng văn hóa, tiến tới hoàn chỉnh hệ thốngthiết chế văn hóa bằng nguồn lực Nhà nước và mở rộng xã hội hóa, làm chovăn hóa thấm sâu vào khu dân cư, từng gia đình, từng người dân” [23, tr.296-297] Theo quan điểm đó xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư chính làxây dựng các yếu tố hợp thành của đời sống văn hóa ngay trong đời sốnghàng ngày của nhân dân khu dân cư Từ những phân tích trên có thể quanniệm xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư Quận Thủ Đức Thành phố Hồ
Chí Minh hiện nay là quá trình nhận thức, phát triển và vận dụng của các chủ thể, dựa trên tính quy luật của sự hình thành đời sống văn hóa nhằm làm cho các yếu tố cấu thành của đời sống văn hóa ở khu dân cư phát triển, góp phần xây dựng đời sống văn hóa- tinh thần, môi trường văn hóa lành mạnh
Trang 17theo quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Mục tiêu xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư là làm cho văn hóa
thấm sâu vào khu dân cư, từng gia đình, từng người dân, góp phần xây dựng
đời sống văn hóa - tinh thần, môi trường văn hoá lành mạnh, xây dựng cơ sở
địa phương vững mạnh toàn diện, văn minh hiện đại
Chủ thể lãnh đạo, quản lý xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư
Quận Thủ Đức Thành phố Hồ Chí Minh là cấp ủy, chính quyền; sự tham giacủa các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể nhân dân
Lực lượng xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư Quận Thủ Đức là
toàn thể cán bộ, đảng viên, mọi tầng lớp nhân dân, các lực lượng đứng chântrên địa bàn Đảng ta chỉ rõ, xây dựng đời sống văn hóa là trách nhiệm của cả
hệ thống chính trị và của toàn dân dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự quản
lý, điều hành của chính quyền và phát huy quyền làm chủ của nhân dân
Đối tượng xây dựng khu dân cư văn hóa bao gồm các thành tố của đời
sống văn hóa; con người văn hóa, gia đình văn hóa, bao gồm các giai cấp,tầng lớp, thành phần xã hội khác nhau, văn hóa hoạt động của các tổ chức,đoàn thể nhân dân ở khu dân cư
Nội dung xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư Quận Thủ Đức
Thành phố Hồ Chí Minh Đó là nâng cao dân trí, việc bảo vệ nền tảng chínhtrị, tư tưởng, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhànước; bảo vệ sự lãnh đạo của Đảng, bảo vệ Nhà nước và hệ thống chính trị; tổchức các phong trào chính trị quần chúng được phát động nhằm mục tiêu xâydựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa phồn vinh, vững mạnh, văn minh,giàu đẹp; đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hành động phá hoại của các lựclượng thù địch; xây dựng và bảo vệ nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắcdân tộc…được thể hiện trong đời sống tinh thần của nhân dân ta
Sáng tạo, lưu giữ, bảo vệ các giá trị văn hóa vật thể và văn hóa phi
Trang 18vật thể trong kho tàng di sản văn hóa, được tích hợp qua hàng nghìn nămdựng nước và giữ nước của dân tộc, những nét đẹp văn hóa của người ViệtNam; xây dựng các quan hệ và hoạt động xã hội, bảo vệ các mối quan hệ
xã hội - giai cấp, xã hội - dân tộc, xã hội - tôn giáo theo đúng quan điểm,đường lối của Đảng, pháp luật Nhà nước
Phương thức xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư Quận Thủ Đức
Thành phố Hồ Chí Minh là sự quán triệt và vận dụng cơ chế Đảng lãnh đạo,Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ Theo đó cấp ủy, tổ chức Đảng cơ sởphải xây dựng văn hóa lãnh đạo; có chủ trương nghị quyết lãnh đạo, sát đúng;lãnh đạo chính quyền và các đoàn thể chính trị - xã hội đề cao trách nhiệm cụthể hóa các chủ trương biện pháp lãnh đạo của cấp ủy về xây dựng đời sốngvăn hóa thành chương trình, kế hoạch thực hiện cụ thể; lãnh đạo công táctuyên truyền giáo dục vận động nhân dân tích cực tham gia vào các hoạt độngxây dựng đời sống văn hóa; giáo dục rèn luyện cán bộ đảng viên phát huy vaitrò tiền phong gương mẫu đi đầu trong xây dựng đời sống văn hóa, thực hiệnlời Bác Hồ căn dặn “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”
* Vai trò xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư trên địa bàn quận Thủ Đức Thành phố Hồ Chí Minh
Một là, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư trên địa bàn quận Thủ Đức trực tiếp góp phần hình thành phát triển nhân cách con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thỏa mãn nhu cầu văn hóa của nhân dân Đảng ta khẳng định xây dựng đời sống văn hóa là bước đi để thực
hiện xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc một cách hiệnthực, trực tiếp nhất Bằng việc xây dựng kết cấu hạ tầng về văn hóa để tiếnhành các hoạt động văn hóa, giáo dục, thông tin, cổ động hướng tới nhân dânlao động, đồng thời tổ chức giao lưu văn hóa giữa họ; tổ chức cho nhân dânsáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hóa, nghệ thuật, tạo dựng một lối sống
Trang 19văn minh lịch sự, phong tục, tập quán, lễ thức tốt đẹp vừa đậm đà bản sắc dântộc, vừa phù hợp với văn hóa tiến bộ của nhân loại Mục đích chủ yếu của xâydựng đời sống văn hóa ở cơ sở là nhằm hình thành nhân cách phát triển hài hòa
và toàn diện Xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư trên địa bàn quận ThủĐức, góp phần khắc phục sự chênh lệch về trình độ văn hóa, hưởng thụ vănhóa giữa các tầng lớp dân cư, nâng cao đời sống tinh thần tốt đẹp cho nhân dân.Với ý nghĩa ấy xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư trên địa bàn quận ThủĐức, góp phần nâng cao đời sống tinh thần tốt đẹp cho nhân dân
Hai là, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư trên địa bàn quận Thủ Đức trực tiếp góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế văn hóa
xã hội, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở cơ sở Mục tiêu
của sự nghiệp đổi mới là phấn đấu vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, dânchủ, công bằng, văn minh, trong đó phải giải quyết hài hòa giữa phát triểnkinh tế và văn hóa, bảo đảm cho đất nước phát triển bền vững Phát triển kinh
tế tạo cơ sở vật chất để phát triển văn hóa Văn hóa là nền tảng tinh thần xãhội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội, văn hóa khôngphải kết quả thụ động của kinh tế mà là nguyên nhân, động lực thúc đẩy sựphát triển kinh tế xã hội Con người là trung tâm, mục tiêu của sự phát triểnkinh tế - xã hội Mọi hoạt động kinh tế phải đặt con người vào vị trí trung tâmcủa sự phát triển, vừa phải chú ý đến hiệu quả xã hội của văn hóa Thực chấtcủa phát triển văn hóa là phát triển con người toàn diện hướng tới chân, thiện,
mỹ Con người không chỉ là trung tâm của phát triển kinh tế - xã hội với tưcách là mục tiêu mà còn là nhân tố bảo đảm cho quá trình công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước thành công Bằng ý chí, tình cảm, lương tâm, đạo đức,tri thức, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thử thách, con người Việt Nammới là nhân tố quyết định thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ,công bằng, văn minh Với ý nghĩa ấy xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư
Trang 20trên địa bàn quận Thủ Đức, trực tiếp góp phần giữ vững ổn định chính trị pháttriển kinh tế, văn hóa, xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hộixây dựng địa phương vững mạnh toàn diện.
Ba là, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư trên địa bàn quận Thủ Đức trực tiếp góp phần đấu tranh ngăn ngừa phòng, chống văn hóa xấu độc giữ vững trận địa tư tưởng của Đảng ở cơ sở Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ,
văn hóa là một “Mặt trận” Cơ sở là nơi phải đối diện trực tiếp với các thủđoạn “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, đặc biệt làtrên lĩnh vực tư tưởng văn hóa; là nơi trực tiếp đấu tranh chống lại cái xấu,các ác, cái giả dối, khẳng định cái đúng, cái tốt và cái đẹp đang nảy sinh trong
sự nghiệp đổi mới Với ý nghĩa đó, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cưtrên địa bàn quận Thủ Đức, trực tiếp góp phần đấu tranh ngăn ngừa phòng,chống văn hóa xấu độc giữ vững trận địa tư tưởng của Đảng ở cơ sở
* Những vấn đề có tính nguyên tắc xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư Quận Thủ Đức Thành phố Hồ Chí Minh
Một là, quán triệt và vận dụng sáng tạo quan điểm, đường lối của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm bản sắc dân tộc trong xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư Quận Thủ Đức Thành phố Hồ Chí Minh Trong mối quan hệ giữa văn hoá với chính trị thì xét đến
cùng, chính trị bao giờ cũng giữ vai trò quyết định, chi phối toàn bộ địnhhướng phát triển văn hóa, nhưng văn hóa lại là nền tảng xã hội rộng lớn củachính trị, là môi trường cho sự phát triển hệ thống chính trị và là phương thức
có hiệu quả đặc biệt để tiến hành các hoạt động chính trị Hơn nữa, theo nghĩarộng nhất của văn hóa thì bản thân chính trị cũng là một thành tố - thành tốquan trọng nhất - của văn hóa Sự tác động của văn hóa chính trị là nhân tốchính quy định việc xây dựng xây dựng đời sống văn hóa, phản ánh trình độ vềtri thức lý luận, tư duy chính trị, sự am hiểu truyền thống chính trị, niềm tin,
Trang 21lý tưởng và những chuẩn mực chính trị, biểu hiện ở nhận thức, bản lĩnh cũngnhư phẩm chất chính trị tư tưởng ở mỗi chủ thể và mỗi người Mối quan hệgiữa văn hóa với chính trị trong xây dựng đời sống văn hóa được biểu hiện tậptrung ở mối quan hệ giữa việc giữ vững trận địa chính trị tư tưởng, củng cố vàtăng cường bản chất chính trị xã hội của các tổ chức.
Vấn đề có tính nguyên tắc này đòi hỏi, xây dựng đời sống văn hóa phảidựa chắc vào định hướng chính trị tư tưởng, đường lối quan điểm của Đảng vàlợi ích của nhân dân lao động; đồng thời phải thực sự góp phần vào phát triểntrận địa chính trị tư tưởng của Đảng Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳngđịnh: "Văn hóa, nghệ thuật cũng như mọi hoạt động khác, không thể đứngngoài, mà phải ở trong kinh tế và chính trị" [54, tr 368 - 369] Giải quyết mốiquan hệ giữa văn hóa với chính trị trong xây dựng đời sống văn hóa phụ thuộcrất lớn vào khả năng nhận thức của các cấp lãnh đạo cũng như của mỗi cánhân Để khắc phục xu hướng lệch lạc, tuyệt đối hóa một mặt nào đó, mối quan
hệ giữa văn hóa với chính trị đòi hỏi phải nâng cao trình độ nhận thức và khảnăng vận dụng của các chủ thể, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo
Hai là, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư Quận Thủ Đức Thành phố Hồ Chí Minh phải gắn kết chặt chẽ với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, cơ sở C Mác đã khẳng định: con người vừa là sản phẩm, vừa là chủ
thể của hoàn cảnh; mỗi hoạt động của từng con người cụ thể, đối tượng cụ thểđều chịu sự quy định của môi trường xã hội Theo quan điểm đó, xây dựngđời sống văn hóa ở khu dân cư Quận Thủ Đức phụ thuộc rất lớn vào trình độphát triển kinh tế - xã hội của đất nước Xét đến cùng, toàn bộ đời sống vậtchất và đời sống tinh thần hợp thành một cộng đồng văn hóa trong những giaiđoạn lịch sử nhất định là do con người sáng tạo ra trên cơ sở kế thừa có chọnlọc những thành quả do các thế hệ trước để lại Điều này được phản ánh từchính nền sản xuất vật chất xã hội Kinh tế phát triển sẽ có điều kiện cơ sở vật
Trang 22chất mọi mặt xây dựng đời sống văn hóa trên thực tế Mặt khác, kinh tế pháttriển sẽ chi phối tới đời sống văn hóa, tinh thần của cư dân vùng, miền, của cảdân tộc, qua đó là cơ sở vững chắc để xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cưQuận Thủ Đức Thành phố Hồ Chí Minh.
Vấn đề có tính nguyên tắc này đòi hỏi, xây dựng đời sống văn hóa ở khudân cư Quận Thủ Đức Thành phố Hồ Chí Minh phải gắn với điều kiện kinh tế -chính trị - xã hội Theo đó phải nhận thức và giải quyết đúng đắn mối quan hệgiữa văn hóa với kinh tế, chính trị, xã hội, lối sống của các chủ thể văn hóa
Là một mặt của đời sống xã hội (theo nghĩa hẹp), đời sống văn hóa có mốiquan hệ biện chứng với tất cả các mặt khác mà quan trọng nhất là kinh tế,chính trị, xã hội, đạo đức, lối sống…Các mối quan hệ đó tác động mạnh mẽđến xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư Quận Thủ Đức, như những điềukiện khách quan không thể thiếu Xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cưQuận Thủ Đức phụ thuộc rất lớn vào khả năng của các chủ thể, nhất là các cấplãnh đạo, quản lý Nhân tố kinh tế - xã hội thể hiện ở mức tăng trưởng kinh tế,thu nhập cùng với trình độ đạt được của các quan hệ xã hội trên các vấn đềcông bằng, bình đẳng, dân chủ, giáo dục - đào tạo, cơ sở vật chất - kỹ thuật, vềđiều kiện, phương tiện đáp ứng những yêu cầu của nhiệm vụ xây dựng đờisống văn hóa ở khu dân cư Quận Thủ Đức Thành phố Hồ Chí Minh đặt ra
Nếu không nhận thức và giải quyết đúng đắn mối quan hệ văn hóa kinh tế, ở những chủ thể văn hóa dễ xuất hiện những quan niệm lệch lạc như:coi đầu tư xây dựng văn hóa là việc làm phù phiếm, không mang lại lợi íchkinh tế thiết thực, gây tốn kém, thậm chí cản trở, chi phối nhiệm vụ xây dựngkinh tế, hoặc chỉ chăm lo phát triển kinh tế không quan tâm đến nhiệm vụ vănhóa Thực tiễn cho thấy, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng thì cókhá nhiều nhu cầu lợi ích hợp lý, thiết thân chính đáng của người lao động
Trang 23-không được bảo đảm Ngược lại, khi kinh tế phát triển đã tạo động lực thúcđẩy tính tích cực của toàn xã hội vào nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hóa.
Ba là, quán triệt quan điểm thực tiễn, quan điểm phát triển bền vững trong xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư ở Quận Thủ Đức Thành phố
Hồ Chí Minh Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý Hoạt động thực tiễn của
con người là hoạt động sáng tạo và luôn “đối tượng hóa” Mặt khác “sángtạo” ra những phẩm chất của con người tương ứng với toàn bộ sự phong phú
đa dạng của hệ thống các quan hệ xã hội của họ Chỉ có trong quá trình hoạtđộng thực tiễn, tác động qua lại với những điều kiện khách quan con ngườimới hình thành và phát triển thế giới quan của mình, hình thành ý thức củamình “Không hoạt động trong một hệ thống xã hội thì con người chỉ là mộtkhách thể chết của tự nhiên, giống như các vật thể bị đông cứng không đượclôi cuốn vào quá trình tác động qua lại về mặt xã hội” Vì vậy, xây dựng đờisống văn hóa phải gắn với khoa học, với đời sống thực tiễn của khu dân cư
Vấn đề có tính nguyên tắc này đòi hỏi phải thông qua hoạt động vớinhững hình thức đa dạng để giáo dục, rèn luyện văn hóa kỷ luật, văn hóachính trị, văn hóa kinh tế, văn hóa kỹ thuật, văn hóa ứng xử và giao tiếp, vănhóa đạo đức, văn hóa nghệ thuật, thể chất, thẩm mỹ Vì vậy, đa dạng hóa cáchình thức và phương thức hoạt động là con đường cơ bản để xây dựng đờisống văn hóa Phát triển bền vững là một quan điểm của Đảng trong phát triểnkinh tế - xã hội Quán triệt quan điểm này trong xây dựng đời sống văn hóa ởkhu dân cư là phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa truyền thống với hiện đại.Truyền thống yêu nước và truyền thống nhân văn, sức mạnh đại đoàn kết và
cả chiều sâu tâm linh; đặc biệt, sự liên kết cộng đồng dân tộc là nền tảng nhânhòa để khai thác thiên thời, địa lợi, tạo ra sức mạnh xây dựng đời sống vănhóa Truyền thống văn hóa tinh thần của dân tộc được thể hiện thông qua giảiquyết mối quan hệ giữa văn hóa với xã hội Xã hội bao giờ cũng là nội dung
Trang 24phản ánh của văn hóa, in dấu ấn lên tất cả các giá trị văn hóa, các quan hệ vănhóa, các hoạt động văn hóa và các thiết chế văn hóa Đồng thời, văn hóa tácđộng trở lại với tư cách "là bộ mặt của xã hội, bộ mặt của con người và cộngđồng con người, diện mạo bên trong với những phẩm chất cao quý của nó vàphong cách bên ngoài với hoạt động đa dạng của nó" [62, tr.85] Những nhân
tố đó đã tạo ra dấu ấn tinh thần to lớn để cả nước chung sức, đồng lòng vì sựtrường tồn của dân tộc trong thế giới đương đại Chính vì vậy, xây dựng đờisống văn hóa một mặt gắn với việc giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa vănhóa và xã hội ngay ở trong mỗi cơ sở, mặt khác luôn mở thông với sự pháttriển môi trường xã hội, tự làm giàu từ những dòng chảy của xã hội và gópphần làm phong phú thêm sự giàu có của môi trường văn hóa xã hội Giảiquyết quan hệ giữa văn hóa và xã hội ở đây thực chất là mở rộng dân chủ vànâng cao văn hóa dân chủ, tôn trọng nhân cách, điều chỉnh các quan hệ xã hộigiữa cư dân với nhau nhằm khắc phục dần khoảng cách giữa các đối tượngtrong thực hiện nhiệm vụ Nhưng công bằng xã hội ở đây không phải là sự
"cào bằng" tuyệt đối giữa các đối tượng đến mức tước bỏ sắc thái phát triểnphong phú, đa dạng của mỗi cơ sở, mà là làm cho giữa các đối tượng đó có sựthừa nhận, quan tâm lẫn nhau, khắc phục các hiện tượng kèn cựa, suy bì,tranh công đổ lỗi Để xây dựng đời sống văn hóa có hiệu quả cao phụ thuộcrất lớn vào việc giải quyết hai vấn đề đó Nhưng đến lượt nó, cả hai vấn đềnêu trên đều đòi hỏi khả năng tinh tế của các chủ thể, đặc biệt là đội ngũ cán
bộ chủ chốt Vấn đề cốt yếu ở đây vẫn là quán triệt sâu sắc và vận dụng đúngđắn quan điểm của Đảng về chiến lược con người và phát triển văn hóa
Truyền thống văn hóa tinh thần của dân tộc được thể hiện thông quagiải quyết mối quan hệ giữa văn hóa với đạo đức, lối sống Đạo đức, lối sống
có thể được coi như phạm trù cặp đôi với văn hóa, hay chính là một mặt biểuhiện cụ thể của chiều sâu văn hóa, là bản thân văn hóa trong cách thức ăn,
Trang 25mặc, ở, đi đứng, nói năng, cư xử, giao tiếp Sự tác động của văn hóa đạođức, là nhân tố phản ánh đạo đức, ý thức đạo đức, quan hệ đạo đức, chuẩnmực và hành vi đạo đức, lối sống, nếp sống có văn hóa của mỗi chủ thể vănhóa Xây dựng đời sống văn hóa đồng thời là xây dựng đạo đức, lối sống lànhmạnh, chuẩn mực và ngược lại Tuy nhiên, phạm trù văn hóa rộng hơn nhiều
so với phạm vi đạo đức, lối sống và văn hóa xét đến cùng vẫn là nền tảng củađạo đức, lối sống
Bốn là, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư trên địa bàn quận Thủ Đức phải đi đôi với chống lại những quan điểm, tư tưởng phản văn hóa, phản nhân văn, loại bỏ những yếu tố bảo thủ, tiêu cực lạc hậu, làm cho các giá trị văn hóa cách mạng, tiến bộ thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội ở khu dân
cư Xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư trên địa bàn quận Thủ Đức còn
là một cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng và văn hóa Đó là cuộc đấu tranhnhằm khẳng định các giá trị nhân đạo, nhân văn, dân chủ của văn hóa, giáodục nếp sống đạo đức và phong cách ứng xử có văn hóa cho mọi người trong
xã hội; phát triển văn hóa dân tộc đi đôi với mở rộng giao lưu văn hóa vớinước ngoài, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại Đồng thời đấu tranh chống lạinhững quan điểm về văn hóa lạc hậu, phản động, lỗi thời, phản văn hóa, phiđạo đức và nhân tính của các thế lực thù địch
Nội dung vấn đề có tính nguyên tắc này đòi hỏi xây dựng đời sống văn
hóa ở khu dân cư trên địa bàn quận Thủ Đức phải kế thừa và phát huy truyềnthống đại đoàn kết dân tộc, nhân ái, sống có tình nghĩa, giữ gìn thuần phong,
mỹ tục, đi đôi với bài trù hủ tục mê tín, dị đoan và các tệ nạn xã hội khác;cảnh giác với âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địchtrên lĩnh vực tư tưởng – văn hóa
Trang 26* Tiêu chí đánh giá xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư trên địa bàn Quận Thủ Đức Thành phố Hồ Chí Minh
Tiêu chí là thuật ngữ dùng để chỉ tính chất, dấu hiệu làm căn cứ đểnhận biết, xếp loại một sự vật, một khái niệm Bất cứ một sự vật, hiện tượngnào đó trong thế giới khách quan đều có những tính chất, thuộc tính riêng đểchỉ rõ nó là cái gì, tác dụng, giá trị và làm cho nó khác với những sự vật, hiệntượng khác Căn cứ vào quan niệm xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư
trên địa bàn Quận Thủ Đức Thành phố Hồ Chí Minh có thể xác định tiêu chí
đánh giá xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư trên địa bàn Quận Thủ Đức
ở những vấn đề cơ bản sau:
Một là, đánh giá về nhận thức trách nhiệm, năng lực của các chủ thể trong xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư trên địa bàn Quận Thủ Đức Thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm chủ thể lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, chủ
thể tổ chức thực hiện Tiêu chí này được đánh giá thông qua việc nhận thứccủa các chủ thể đối với văn hóa và xây dựng đời sống văn hóa có sâu sắckhông; Cấp uỷ, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể chính trị - xã hội, giađình…mỗi tổ chức, lực lượng có coi xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cưnhiệm vụ thiết thân của mình hay chưa Ý thức, trách nhiệm đối với thực hiệnnhiệm vụ xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư ở mức độ nào? Những trithức chuyên môn, nghiệp vụ có liên quan và kinh nghiệm xây dựng đời sốngvăn hóa ở khu dân cư của mỗi chủ thể Mức độ, chất lượng thực hiện các hoạtđộng xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư theo chức năng, nhiệm vụ củamỗi tổ chức, lực lượng Đó là tiêu chí chung, để đánh giá chính xác cần căn
cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mỗi chủ thể trong xây dựng đời sống văn hóa
ở khu dân cư Đối với cấp uỷ, tổ chức Đảng là sự đúng đắn của các chủ trương,biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư Đối với
Trang 27chính quyền là hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành các hoạt động xây dựng đờisống văn hóa ở khu dân cư Đối với cơ quan là năng lực tham mưu, chỉ đạo,hướng dẫn hoạt động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư theo chức năng,nhiệm vụ…Đối với mỗi cán bộ, nhân viên nhất là người đứng đầu cấp ủy, đơn vị
là nhiệt tình cách mạng, ý thức trách nhiệm, sự thống nhất giữa nhận thức vàhành động trong tư tưởng, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức thực hiện chứctrách, nhiệm vụ được giao…
Hai là, đánh giá nội dung, phương thức xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư trên địa bàn Quận Thủ Đức Thành phố Hồ Chí Minh Tiêu chí
này thể hiện ở việc xác định chính xác, khoa học nội dung xây dựng đời sốngvăn hóa ở khu dân cư Ở việc sử dụng các hình thức, biện pháp, phương tiệntrong xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư Ở việc thực hiện các chế độchính sách trong xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư Ở việc phát huysức mạnh của công tác tổ chức vào xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cưphát huy quyền làm chủ của nhân dân tại khu dân cư tích cực tham gia cácphong trào cách mạng tại địa phương Hiệu lực, hiệu quả phối hợp giữa các tổchức, lực lượng trong xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư Việc đầu tư
sử dụng, quản lý và hiệu quả của các công cụ, phương tiện, cơ sở vật chất cho
tổ chức và hoạt động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư
Ba là, đánh giá kết quả xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư Quận Thủ Đức Thành phố Hồ Chí Minh Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý Suy
cho cùng chỉ có thể đánh giá chính xác việc xây dựng đời sống văn hóa ở khudân cư Quận Thủ Đức Thành phố Hồ Chí Minh thông qua kết quả thực hiệnnhiệm vụ theo chức trách, nhiệm vụ của mỗi người và mỗi tổ chức Theo đóviệc đánh giá xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư trên địa bàn Quận ThủĐức cần căn cứ vào mức độ chi phối ảnh hưởng của những giá trị văn hóa đãđược đúc kết trong đời sống văn hóa tinh thần của khu dân cư Xây dựng đời
Trang 28sống văn hóa ở khu dân cư Quận Thủ Đức là quá trình làm cho các giá trị vănhóa từ truyền thống đến hiện đại được khai thác tối đa biến tiềm năng thànhnhững hành động cụ thể; làm cho nhận thức và hành động của mỗi con ngườitheo các giá trị văn hóa đã được đúc kết Là một bộ phận của văn hóa dân tộcgắn liền với đặc điểm, truyền thống của khu dân cư Vì vậy để hoàn thànhmục tiêu, nhiệm vụ của địa phương, cơ sở phải xây dựng cho mỗi công dânnhận thức đúng và phát huy các giá trị văn hóa trở thành hành động cụ thể,thiết thực Mức độ tác động ảnh hưởng tạo nên sự đồng thuận của các tầnglớp nhân dân ở khu dân cư đối với xây dựng khu dân cư về chính trị, kinh tế,văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh.
Mục đích của xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư Quận Thủ ĐứcThành phố Hồ Chí Minh là góp phần tạo nên sự chuyển biến, đồng thuận củanhân dân ở cơ sở đối với phát triển địa phương về mọi mặt nâng cao chấtlượng cuộc sống và tinh thần cũng như vật chất Không có sự chuyển biến
đó thì nó vẫn nằm ở dạng tiềm năng, chưa tạo ra sức mạnh hoặc chưa giảiphóng hết để đưa đến sự thay đổi nhất định trong thực hiện mục tiêu Xâydựng đời sống văn hóa ở khu dân cư Quận Thủ Đức là quá trình nỗ lực vượtbậc, liên tục, lâu dài của chủ thể, khắc phục những khó khăn để thực hiệnnhiệm vụ Đây là quá trình giải phóng tiềm năng, sức mạnh tiềm ẩn từ bêntrong gắn với quá trình tích cực hóa của mỗi con người, mỗi chủ thể để cósức mạnh tối đa vào thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ trên thực tế Để thực hiệnđược điều này cần khơi dậy tình cảm, ý chí, động cơ cho mỗi con người, mỗi
tổ chức; kết hợp giáo dục, tuyên truyền nâng cao trình độ giác ngộ chính trị,khơi dậy truyền thống, lòng tự hào, tự tôn dân tộc và bảo đảm tốt đời sốngvật chất tinh thần cho họ Từ đó họ tin tưởng, phấn khởi, tích cực khắc phụcmọi khó khăn để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ Bồi dưỡng nâng cao trình
độ tri thức, nhất là tri thức khoa học, những tri thức mới trong nước, thế giới
Trang 29về khoa học kỹ thuật, khoa học công nghệ cho mỗi con người, mỗi tổ chứclàm cơ sở cho xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư Quận Thủ ĐứcThành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
1.2 Thực trạng xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư trên địa bàn Quận Thủ Đức Thành phố Hồ Chí Minh - nguyên nhân và một số kinh nghiệm
1.2.1 Những ưu điểm và hạn chế, khuyết điểm
* Ưu điểm:
Một là, chủ thể xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư cơ bản có nhận thức đúng đắn, đầy đủ, có tinh thần trách nhiệm và có trình độ năng lực trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư Chủ thể xây dựng đời sống văn hóa có nhận thức đúng đắn về xây dựng đời
sống văn hóa ở khu dân cư hiện nay Mỗi chủ thể, mỗi con người ở những mức
độ khác nhau đã biết khai thác, khơi dậy và phát huy các giá trị văn hóa từdạng tiềm năng trở thành hành động cụ thể, thiết thực Chủ thể xây dựng đời
sống văn hóa là cấp uỷ Đảng, chính quyền, các đoàn thể chính trị - xã hội và
toàn thể nhân dân trên địa bàn quận Thủ Đức Trong những năm qua, quán triệt
quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư,
cấp ủy, chính quyền các phường đã có nhiều chủ trương, giải pháp để xây dựngđời sống văn hóa ở khu dân cư ngày càng đi vào bề rộng lẫn chiều sâu, đưa lạidiện mạo, sắc thái mới trong đời sống văn hóa - xã hội, góp phần to lớn vào ổnđịnh chính trị xã hội
Cấp ủy, tổ chức Đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị phường
đã quán triệt quan điểm của Đảng về đổi mới tư duy lý luận, kiên định và vậndụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, khắc phục bệnhgiáo điều, chủ quan, duy ý chí trong xây dựng đời sống văn hóa Đã lãnh đạo,chỉ đạo, chặt chẽ việc triển khai, tổ chức thực hiện các Nghị quyết của Đảng về
Trang 30xây dựng nền văn hoá Việt Nam “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, “xây dựngđời sống văn hoá cơ sở”, văn hóa công sở, cơ quan, xí nghiệp, văn hóa xã hội…Kết quả trưng cầu ý kiến đã minh chứng cho nhận định này Có 90% số ngườiđược hỏi đánh giá rằng, cấp ủy, tổ chức Đảng đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạoxây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư.
Cấp ủy, tổ chức Đảng đã quán triệt quan điểm phát triển kinh tế đi đôivới giải quyết các vấn đề về an sinh xã hội làm cơ sở vững chắc cho xây dựngđời sống văn hóa ở khu dân cư Hệ thống chính trị phường đã giáo dục nângcao nhận thức về nội dung xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư Bồidưỡng nâng cao trình độ tri thức, nhất là tri thức khoa học xã hội nhân văn vànhững tri thức mới trong nước, thế giới về văn hóa Nhờ việc quan tâm giáodục nâng cao nhận thức về vai trò của văn hóa trong lịch sử và trong sựnghiệp đổi mới đất nước hiện nay đã thiết thực góp phần nâng cao nhận thức,tình cảm, đạo đức, xây dựng bản lĩnh cho mỗi tổ chức và mỗi con người.Khơi dậy tình cảm, ý chí, động cơ cho mỗi con người, mỗi tổ chức; kết hợpgiáo dục, nâng cao trình độ giác ngộ chính trị, khơi dậy truyền thống, lòng tựhào, tự tôn dân tộc và bảo đảm tốt đời sống vật chất tinh thần cho họ Củng cốlòng tin, nâng cao tinh thần phấn khởi, tích cực khắc phục mọi khó khăn đểhoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ, phương thức xây dựng đời sống văn hóa
Trước những khó khăn, thách thức, trên cơ sở quán triệt sâu sắc nguyên
lý, lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm,đường lối của Đảng, đội ngũ cán bộ các cấp đã từng bước đổi mới công tácxây dựng đời sống văn hóa Đó là tiền đề, điều kiện thuận lợi, đồng thời làmục tiêu động lực thúc đẩy tính tích cực xã hội để phát huy hệ giá trị văn hóa.Kết quả trưng cầu ý kiến cho thấy, có 87% số người được hỏi đánh giá caovai trò, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ trong xây dựng đời sống văn hóa ởkhu dân cư
Trang 31Hai là, đã tạo sự đồng thuận và có nhiều biện pháp tích cực để thực hiện nội dung, phương thức xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư trên địa bàn quận Thủ Đức Nội dung xây dựng đời sống văn hóa đã được khẳng định
và ngày càng đi vào bề rộng lẫn chiều sâu của cuộc sống, đưa lại diện mạo,sắc thái mới trong đời sống văn hóa - xã hội, góp phần to lớn vào ổn địnhchính trị xã hội Việc quán triệt triển khai, tổ chức thực hiện các Nghị quyếtcủa Đảng về xây dựng nền văn hóa Việt Nam “Tiên tiến, đậm đà bản sắc dântộc”, “Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn”,… bước đầu đã được xác lập vàtừng bước phát huy hiệu quả Đã khơi dậy, khai thác mọi tiềm năng, tạo ra sứcmạnh, đồng thời giải phóng hết tiềm năng vào xây dựng đời sống văn hóa ởkhu dân cư
Hệ thống chính trị của phường đã triển khai nhiều hoạt động nhằm củng
cố khối đại đoàn kết toàn dân, coi trọng việc thực hiện đa dạng hoá các các hìnhthức tập hợp nhân dân vào xây dựng đời sống văn hóa Các phong trào thi đuayêu nước và các cuộc vận động xã hội ngày càng đi vào lòng dân và được đôngđảo các tầng lớp nhân dân đồng tình hưởng ứng, thông qua đó đã huy động sứcmạnh nội lực, tạo sức mạnh tổng hợp trong cộng đồng dân cư trong xây dựngđời sống văn hóa
Nhiều phòng trào, nhiều cuộc vận động đã được đông đảo các tầng lớpnhân dân trên địa bàn quận tham gia như: Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kếtxây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; “Toàn dân tham gia bảo vệ an ninh
tổ quốc” Đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế “xóa đói giảm nghèo” Đoànkết phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Tương thân tương ái”.Đoàn kết phát huy dân chủ, giữ gìn kỷ cương, sống và làm việc theo Hiếnpháp, pháp luật Vận động mọi người sống làm việc theo Hiến pháp và phápluật Bổ sung, hoàn thiện quy ước cộng đồng, Quy chế dân chủ ở khu dân cư.Chỉ đạo xây dựng các mô hình điểm về phòng chống tội phạm Động viên thực
Trang 32hiện Luật Nghĩa vụ quân sự ở khu dân cư Đoàn kết chăm lo sự nghiệp giáodục đào tạo, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân, công tác dân số kế
hoạch hóa gia đình “Phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm, cảm hóa, giáo
dục người phạm tội tại gia đình và cộng đồng dân cư”; “Xây dựng phường, cơquan, đơn vị, trường học không có tội phạm ma túy và người nghiện ma túy”,xây dựng thư viện gia đình…đã mang lại kết quả thiết thực
Hầu hết số cán bộ, đảng viên được hỏi cho rằng nội dung xây dựng đờisống văn hóa ở khu dân cư khá phong phú Rõ nhất là hoạt động về tuyêntruyền, giáo dục pháp luật, uống nước nhớ nguồn, hòa giải các mâu thuẫn,xung đột trong cộng đồng được đánh giá cao với 85%, tiếp theo là việc giámsát thực hiện dân chủ cơ sở, chống tệ quan liêu, xa dân của cán bộ, đảng viên
Nhiều phường (trong đó có phường Linh Chiểu luôn đi đầu) đã xây
dựng được mô hình khu dân cư thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới,tang, lễ hội theo Chỉ thị 27-CT/TW của Bộ Chính trị, mô hình về chăm sócsức khoẻ nhân dân Ở nhiều phường, ngày hội Đại đoàn kết đã trở thành mộtnhu cầu tinh thần của dân, góp phần khơi dậy truyền thống yêu nước đoànkết, củng cố tình nghĩa, quan hệ giữa tổ chức Đảng, chính quyền với nhân dân
ở khu dân cư ngày càng bền chặt Nội dung và phương thức hoạt động, nângcao chất lượng các mặt công tác, vận động, tổ chức các tầng lớp nhân dân thựchiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, góp phần quantrọng đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự antoàn xã hội, đời sống nhân dân được nâng cao Nhiều cuộc vận động, chươngtrình hành động, phong trào thi đua được các đoàn thể nhân dân hưởng ứng,thực hiện Nhân dân ở khu dân cư có sự nỗ lực vượt bậc, khắc phục khó khăn,vượt lên những thách thức để xây dựng gia đình văn hóa, khu phố văn hóa,phát huy tiềm năng, sức mạnh của mỗi con người, mỗi chủ thể vào thực hiệnmục tiêu, nhiệm vụ, phương thức xây dựng đời sống văn hóa Đường lối xây
Trang 33dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đã và đang phát huy tácdụng tốt trong cuộc sống Về cơ bản, nền dân chủ được thực hiện rộng rãi, kỷluật nghiêm minh, đoàn kết chặt chẽ, nhờ đó mà mỗi tổ chức và mỗi conngười không ngừng lớn mạnh, trưởng thành, luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm
vụ được giao
Phương thức xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư đã được coitrọng và có bước tiến bộ Cấp uỷ, chính quyền đã quán triệt tính khách quankhoa học, tính mục đích đúng đắn; được tiến hành đồng bộ, có kế hoạch, huyđộng được rộng rãi cán bộ, đảng viên và nhân dân, phát huy cao độ trí tuệ tậpthể, thực hiện dân chủ trong xây dựng đời sống văn hóa Các đoàn thể chínhtrị - xã hội ở một số phường đã lồng ghép các nội dung của công tác tuyêntruyền giáo dục với các hội thi văn hóa, văn nghệ quần chúng, chuyện khuphố tôi, thi tìm hiểu về lịch sử, truyền thống, gắn với đẩy mạnh cuộc vận độnghọc tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Thực hiệnkhá tốt việc tuyên truyền, thông báo các chủ trương, nghị quyết, quyết địnhquan trọng liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích chính đáng của dân trêncác phương tiện thông tin đại chúng Đã tiến hành đổi mới phương pháp,cách thức tiến hành, từng bước khắc phục tình trạng đi theo lối mòn, chỉdựa vào những kết luận đã có sẵn để luận giải theo lối kinh viện, ít đưa ra
sự khái quát mới phù hợp với thực tiễn, qua đó đã xây dựng năng lực giảiquyết những vấn đề thực tiễn mới trong xây dựng đời sống văn hóa Trongquá trình xây dựng đời sống văn hóa, đội ngũ cán bộ các cấp đã được thườngxuyên bồi dưỡng, tập huấn, tổ chức rút kinh nghiệm phổ biến những thành tựumới nhất Quá trình đó được tiến hành thường xuyên, chu đáo, thông quanhiều hình thức hoạt động phong phú, thiết thực đã góp phần nâng cao trình
độ, bồi dưỡng nghiệp vụ, xây dựng động cơ, tình yêu nghề nghiệp, tạo nên sựchuyển biến về chất trong nhận thức và hoạt động thực tiễn của đội ngũ cán
Trang 34bộ - người trực tiếp triển khai và thực hiện nhiệm vụ xây dựng đời sống vănhóa Những năm qua, đội ngũ này đã tham gia tích cực vào cuộc đấu tranhbảo vệ, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng HồChí Minh, đường lối quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhànước Sự biến động về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội…Trước sự “xâmlăng” văn hóa, cấp ủy, tổ chức Đảng, đội ngũ cán bộ chủ trì đã tỏ ra vữngvàng về quan điểm, giữ vững được lòng tin vào học thuyết Mác - Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng để khắc phục khó khăn, vượt lênnhững thách thức trong xây dựng đời sống văn hóa Nhờ đó đã phát huy tiềmnăng, sức mạnh tiềm ẩn từ bên trong gắn với quá trình tích cực hóa của mỗicon người, mỗi chủ thể vào xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.
Ba là, xây dựng đời sống văn hóa đã góp phần trực tiếp bồi dưỡng, rèn luyện mỗi con người và mỗi tổ chức năng lực thực hiện nhiệm vụ Việc cụ thể
hóa đường lối, chủ trương của Đảng thành những việc làm cụ thể trong xâydựng đời sống văn hóa đã và đang phát huy tác dụng tốt trong cuộc sống Về
cơ bản, các giá trị dân chủ xã hội chủ nghĩa được thực hiện rộng rãi, kỷ luậtnghiêm minh, đoàn kết chặt chẽ, nhờ đó mà mỗi tổ chức và mỗi con ngườikhông ngừng lớn mạnh, trưởng thành, luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ đượcgiao Những thành tựu đó là cơ sở và điều kiện để củng cố niềm tin cho cán
bộ, đảng viên và nhân dân làm cho họ tin tưởng hơn vào công cuộc đổi mới.Vấn đề thực hiện và mở rộng dân chủ hóa xã hội ngày càng trở thành vấn đềchính trị - xã hội trung tâm, bởi vì dân chủ gắn bó chặt chẽ với quyền sốngcủa con người, là nhu cầu không thể thiếu được của từng cá nhân cũng nhưcộng đồng người trong xã hội Dân chủ có vai trò to lớn thúc đẩy con ngườihoạt động sáng tạo, nó có vị trí, vai trò hết sức quan trọng với tư cách độnglực của quá trình phát huy hệ giá trị văn hóa Dân chủ được thực hiện trongthảo luận, xây dựng và quán triệt các Nghị quyết, đường lối, Cương lĩnh,
Trang 35chiến lược của Đảng, luật pháp của Nhà nước và các đề án xây dựng địaphương Dân chủ được thực hiện trong bầu cử, bỏ phiếu tín nhiệm các cơquan và cán bộ trong hệ thống lãnh đạo, trong sinh hoạt Đảng, trong công táccán bộ, trong công tác tài chính,… Quá trình xây dựng và thực hiện quy chếdân chủ ở cơ sở đã phát huy trí tuệ, khơi dậy tính tích cực, tự giác, chủ độngsáng tạo, lòng hăng hái nhiệt tình, tạo sự thống nhất ý chí và hành động, trởthành động lực mạnh mẽ xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.
Các vấn đề xã hội khác cũng đều được giải quyết thoả đáng nên đã tạonền tảng để giải quyết ngày càng tốt hơn trong xây dựng đời sống văn hóa.Xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư đã góp phần đấu tranh phòng, chống
“diễn biến hòa bình” và bạo loạn lật đổ của các thế lực địch Cấp ủy Đảng đã
quan tâm xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, coi đó là nền tảngxây dựng đời sống văn hóa Theo quan điểm đó, đã có nhiều chủ trương giảipháp xây dựng các tổ chức xã hội, phát huy tính chủ động, sáng tạo của cáctầng lớp nhân dân nhằm trực tiếp giáo dục, quản lý, định hướng tư tưởng đốivới nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hóa Hệ thống chính trị cơ sở đã được
xây dựng, củng cố ngày càng vững mạnh, phát huy tốt vai trò trong giải quyết
các bức xúc, tiêu cực xã hội, điểm nóng, góp phần đấu tranh dập tắt mọi âmmưu của các thế lực thù địch trong và ngoài nước ngay từ cơ sở
Trang 36của địa phương, chưa chủ động khơi dậy, phát huy nguồn lực của địa phươngvào xây dựng đời sống văn hoá Việc bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ chuyênmôn cho các chủ thể, lực lượng tham gia mới chỉ tập trung vào những vấn đềchung về đường lối, quan điểm của Đảng về văn hóa, nên nhận thức của nhiềucán bộ, đảng viên về xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở chưa sâu sắc và toàndiện Công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc chưa thường xuyên, có lúc cònchưa chặt chẽ Chất lượng hoạt động của một số chi bộ, ban điều hành và đoànthể khu phố còn thấp Nội dung sinh hoạt Đảng còn nghèo nàn, nghị quyết chưa
đi sâu bàn bạc, quyết nghị những nội dung thiết thực để lãnh đạo xây dựng đờisống văn hóa tại khu phố, địa bàn mình lãnh đạo Chưa tập trung nghiên cứu,thảo luận sâu tìm cách giải quyết những vướng mắc trong xây dựng đời sống vănhóa và những vấn đề xã hội bức xúc đang xảy ra ở địa bàn
Một số cấp ủy cơ sở chưa thật sự coi trọng công tác quản lý, kiểm tra,giám sát, rèn luyện đội ngũ đảng viên Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng
ủy, Ủy ban kiểm tra Đảng ủy ở một số phường về xây dựng đời sống văn hóacòn thiếu thường xuyên chặt chẽ, chỉ kiểm tra khi có đơn thư tố cáo hoặc khi
có chỉ thị của cấp trên Trình độ, năng lực của một bộ phận đảng viên vẫn cònhạn chế
Tổ chức quản lý văn hóa và xây dựng đời sống văn hóa của chính
quyền cơ sở còn nhiều yếu kém, mang tính hình thức Năng lực đội ngũ cán
bộ, công chức làm văn hóa còn hạn chế Tình trạng để lãng phí, thất thoát vốnđầu tư, sử dụng sai mục đích các dự án, quản lý không chặt chẽ, không hiệuquả các cơ sở thiết chế văn hóa còn khá phổ biến
Quá trình thực hiện vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng, quản lý củachính quyền về văn hóa, vẫn còn tiềm ẩn những nhân tố phức tạp: An ninhchính trị chưa thật sự vững chắc; an toàn xã hội chưa thực sự đảm bảo; hệthống chính trị tuy đã được đổi mới một bước song vẫn còn hạn chế khuyết
Trang 37điểm, vẫn có những tổ chức chưa thực sự trong sạch vững mạnh…Một bộphận cán bộ, đảng viên và nhân dân còn sa sút về phẩm chất đạo đức, lốisống, mắc các tệ nạn tiêu cực xã hội Công tác quản lý đô thị có mặt còn gặpkhó khăn nhất là quản lý xây dựng và trật trật tự an toàn xã hội, văn hóa giaothông còn nhiều vấn đề bức xúc Công tác xây dựng các phong trào văn hóa xãhội …còn chậm, sự phối hợp giữa các đơn vị đứng chân trên địa bàn chưa thật
sự nhịp nhàng
Kết quả trưng cầu ý kiến cho thấy có tới 35% số người được hỏi chorằng cấp ủy Đảng chưa có sự quan tâm đúng múc đến xây dựng đời sống vănhóa ở khu dân cư; 45% ý kiến cho rằng, năng lực quản lý về văn hóa củachính quyền cơ sở còn yếu
Một số đoàn thể chính trị - xã hội ở cơ sở chưa nhận thức đầy đủ vaitrò, trách nhiệm trong xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, hoạt động cònmang tính thừa hành, bị động, trông chờ, ỷ lại Hoạt động của Mặt trận Tổquốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng đời sống văn hóa vẫncòn chồng chéo, chậm đổi mới về nội dung, hình thức nghèo nàn Hiệu quảtập hợp, thu hút đoàn viên, hội viên tham gia xây dựng đời sống văn hóa, cácphong trào hoạt động còn thấp Còn lúng túng trong điều hành và phối hợphoạt động giữa các tổ chức đoàn thể nhân dân, nhất là khi xuất hiện “điểmnóng”, tình huống giải quyết khiếu kiện về đất đai, đền bù giải phóng mắtbằng, các vấn đề về trật tự an toàn xã hội, hậu quả thiên tai, hoạt động tôngiáo trái phép Việc nắm bắt tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của đoàn viên,hội viên chưa kịp thời Có nơi quần chúng bị các thế lực phản động lôi kéo,lợi dụng, khống chế Một số nơi cấp ủy Đảng khi bố trí, phân công cán bộ làmcông tác dân vận vẫn còn nặng về cơ cấu, chưa thật sự chú ý đến chất lượng
Có nơi các đoàn thể hoạt động còn mờ nhạt, hình thức, thụ động và thường đikèm với bệnh theo đuôi, không dám đấu tranh chống tiêu cực Không phát
Trang 38huy được sáng kiến tích cực của các đoàn viên, hội viên Xây dựng và thựchiện quy ước ở nhiều nơi còn mang tính hình thức, chưa phù hợp, như: quyước thực hiện nếp sống văn minh trong tang, cưới, lễ hội Một số ít cán bộ cónhững biểu hiện suy thoái về đạo đức lối sống, sống xa dân, quan liêu, thamnhũng, lãng phí, lợi dụng chức quyền làm trái các nguyên tắc quản lý như:tham ô công quỹ, tiền của do nhân dân đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng vănhóa và các công trình phúc lợi công cộng, các công trình, dự án do Nhà nướcđầu tư cho địa phương gây tổn hại đến uy tín và làm giảm sút lòng tin củanhân dân đối với Đảng và Nhà nước.
Hai là, tổ chức thực hiện xây dựng đời sống văn hóa có nơi còn nặng
về hình thức, chưa chú trọng hiệu quả Nhiều phường chưa bám sát nội dung
và tiêu chí xây dựng đời sống văn hóa Chưa thấy hết vai trò nền tảng của đờisống văn hóa Các hoạt động tuyên truyền còn chung chung, hô hào, chưabám sát vào đối tượng cũng như yêu cầu, nhiệm vụ Hoạt động tuyên truyềngiáo dục cho các tổ chức, các lực lượng về xây dựng đời sống văn hóa chưa sâurộng Phương pháp tiến hành tuy có đổi mới nhưng chưa nhiều, chưa linh hoạt,sáng tạo nhất là ở cơ sở Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện các nghịquyết còn yếu, đôi khi không kịp thời Sự phối kết hợp giữa các ban, ngành trongtừng địa phương chưa cao, nhất là sự phối hợp trong chỉ đạo, định hướng xâydựng đời sống văn hóa Các vấn đề bức xúc xã hội, nhất là tệ nạn xã hội, khiếukiện về đất đai chưa được giải quyết cơ bản Giải quyết khiếu nại, tố cáo vẫn còntồn đọng
Sự chồng chéo trong quy định và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổchức Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng đờisống văn hóa còn phổ biến Một số nơi, mối quan hệ công tác giữa các tổchức còn lỏng lẻo, chưa chặt chẽ, việc phối hợp hoạt động giữa các tổ chứctrong xây dựng đời sống văn hóa chưa tốt Đảng ủy ở nhiều phường đã ôm
Trang 39đồm quá sâu vào công việc của chính quyền trong xây dựng đời sống văn hóa.Chức năng giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội nhất là Mặt trận Tổquốc đối với hoạt động của chính quyền trong xây dựng đời sống văn hóachưa tốt thể hiện chưa rõ, nhất là trong giám sát việc giải quyết đơn thư khiếunại, tố cáo của công dân Công tác thông tin, tuyên truyền của Ủy ban nhândân về các quyết định của Ủy ban nhân dân phường trong xây dựng đời sốngvăn hóa chưa tốt, chưa được xem trọng.
Ba là, một số nội dung xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư đạt kết quả thấp Vấn đề nổi cộm hiện nay trong xây dựng đời sống văn hóa ở khu
dân cư trên địa bàn quận Thủ Đức là tình trạng văn hóa phẩm độc hại cònnhiều, tệ nạn xã hội, tội phạm hình sự có chiều hướng gia tăng, phức tạp, gâybức xúc trong các tầng lớp nhân dân Một số người còn đứng ra bao che, tiếptay cho bọn xấu hoạt động Cùng với mại dâm, tệ nạn ma túy cũng là nhữngvấn đề xã hội cấp thiết hiện nay phải giải quyết ở khu dân cư trên địa bànquận Thủ Đức Đặc biệt là số thanh, thiếu niên nghiện tăng nhanh; cờ bạc, mêtính dị đoan chưa giảm Việc khôi phục những tập tục, lễ hội truyền thống dântộc được chú ý trong quá trình đất nước đổi mới Nhưng không ít người lợidụng những hoạt động này để hành nghề mê tín dị đoan Đây cũng là một vấn
đề xã hội không nhỏ đối với xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư trên địabàn quận Thủ Đức Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
Một điều nữa đáng quan tâm là quan hệ đạo đức, giữa người với người,một trong những nội dung quan trọng của xây dựng đời sống văn hóa ở khudân cư có mặt sa sút nghiêm trọng Mặt trái của kinh tế thị trường đã chi phốihành vi của nhiều người Họ sẵn sàng bất chấp đạo lý và pháp luật để làm bất
cứ điều gì miễn là có lợi cho bản thân và có lợi nhuận cao Đây cũng là mộtvấn đề bức xúc trong xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư trận địa bànquận Thủ Đức Kết quả trưng cầu ý kiến cho thấy có tới 60% số người được
Trang 40hỏi cho rằng, các tệ nạn xã hội đang là thách thức lớn đối với xây dựng đờisống văn hóa ở khu dân cư trên địa bàn quận Thủ Đức Thành phố Hồ ChíMinh hiện nay.
1.2.2 Nguyên nhân và một số kinh nghiệm xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư Quận Thủ Đức Thành phố Hồ Chí Minh
* Nguyên nhân ưu điểm
Một là, đường lối đúng đắn xây dựng nền văn hóa tiên tiến đạm đà bản sắc dân tộc của Đảng là nhân tố quan trong định hướng cho mọi hoạt động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư quận Thủ Đức Thực tiễn sau gần 30
năm đổi mới thực hiện và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa, đất nước ta vượt qua một giai đoạn thử thách gay go, đạt đượcnhững thành tựu nổi bật trên nhiều mặt và có ý nghĩa lịch sử Nước ta đã thoátkhỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, lực lượng sản xuất bước đầu được giảiphóng, khơi dậy các tiềm năng kinh tế, đời sống kinh tế xã hội trở nên sốngđộng hơn; nền sản xuất nông, công nghiệp và thương mại dịch vụ có sự tăngtrưởng, tổng sản phẩm trong trong nước hàng năm đều tăng lên Các vấn đề
xã hội và thực hiện chính sách xã hội được quan tâm hơn Vấn đề bình đẳng,công bằng xã hội trong phân phối, thu nhập quốc dân có bước phát triển Hệthống chính trị từng bước đổi mới theo hướng dân chủ hóa, có kỷ cương vàtrật tự hơn, sự ổn định về chính trị được giữ vững, quốc phòng, an ninh đượcđảm bảo, lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và công cuộc đổi mớiđược tăng lên Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn thúc đẩyquá trình từng bước hội nhập kinh tế thế giới, mở rộng hợp tác giao lưu, gópphần rút ngắn chênh lệch kinh tế giữa các vùng, miền trong nước, làm cho uytín của nước ta trên trường quốc tế được nâng lên một bước mới
Cùng với đổi mới tư duy về kinh tế, Đảng ta đã đổi mới tư duy nhậnthức về văn hóa, xây dựng nền văn hóa Đảng ta đã nhận thức và giải quyết