Do đó tác giả Nguyễn Quang Uẩn quan niệm: “KNS là một tổ hợp phức tạp của một hệ thống các KN nói lên năng lực sống của con người, giúp con người thực hiện công việc và tham gia vào cuộc
Trang 1BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
ĐẶNG MINH SỰ
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
QUẬN PHÚ NHUẬN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2013
Trang 2DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Bộ GD&ĐT : Bộ Giáo dục và Đào tạo
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
QUẬN PHÚ NHUẬN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Trang 3Đoàn TNCS : Đoàn Thanh niên cộng sản
Đội TNTP : Đội Thiếu niên tiền phong
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ GIÁO
DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN PHÚ NHUẬN,
Trang 41.1 Giáo dục kỹ năng sống và quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn quận Phú Nhuận 131.2 Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
trung học cơ sở ở quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh 30
Chương 2 YÊU CẦU, BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ
NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN PHÚ NHUẬN,THÀNH PHỐ
2.1 Yêu cầu trong xây dựng và thực hiện các biện pháp quản
lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh 612.2 Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh trung học cơ sở trên địa bàn quận Phú Nhuận, thành phố
2.3 Khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của các biện
pháp quản lý GDKNS cho học sinh THCS được đề xuất 78
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong giai đoạn hiện nay, khi đời sống kinh tế xã hội có nhiều thay đổi, sự tác động của mặt trái của kinh tế thị trường, sự bùng nổ thông tin, đã tác động mạnh đến nhận thức, tình cảm của thanh, thiếu niên, làm cho thế hệ trẻ có nhiều biểu hiện lệch lạc, sống xa rời các giá trị đạo đức truyền thống, tình trạng bạo lực học đường có tổ chức ngày một gia tăng Theo số liệu báo cáo từ các bộ, ngành tại phiên giải trình của Chính phủ từ Ủy ban VHGD Thanh Thiếu niên Nhi đồng của Quốc hội ngày 15/2/2012 cho thấy, tình trạng bạo lực học đường đã đến mức nghiêm trọng, trên toàn quốc đã xảy ra khoảng 1.598 vụ HS đánh nhau ở trong và ngoài trường học, trung bình cứ 9 trường học thì xảy ra một vụ HS đánh nhau
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, nhưng theo các chuyên gia GD, nguyên nhân sâu xa là do các em thiếu KNS Các em chưa bao giờ được dạy cách đương đầu với những khó khăn của cuộc sống như cha mẹ ly hôn, gia đình phá sản, kết quả học tập yếu kém… đã bị lôi cuốn vào lối sống thực dụng, đua đòi, không đủ bản lĩnh nói “không” với cái xấu Các em không được dạy để hiểu về giá trị của cuộc sống và những KNS cần thiết
Trong những giai đoạn phát triển của con người thì lứa tuổi Thiếu niên, tức lứa tuổi HS bậc THCS (từ 11, 12 tuổi đến 14, 15 thậm chí 16, 17 tuổi nếu trẻ học trễ) là lứa tuổi đang ở thời kỳ phát triển phức tạp nhất, nhiều biến động nhất nhưng cũng là thời kỳ chuẩn bị quan trọng nhất cho những bước trưởng thành sau này của các em [51] Các em cần được quan tâm GD, rèn luyện nhiều hơn những
KN cần thiết trong học tập, trong quan hệ giao tiếp, trong xử trí, ứng phó trước những đòi hỏi, thử thách của cuộc sống
Việc GDKNS ở trường học sẽ giúp thúc đẩy những hành vi mang tính xã hội tíchcực cho người học; đồng thời tạo những tác động tốt đối với các mối quan hệ giữa thầy
và trò, giữa HS với nhau; giúp tạo nên sự hứng thú học tập cho các em, đồng thời giúp cán bộ quản lý, người GV hoàn thành nhiệm vụ một cách đầy đủ hơn và đề cao các chuẩn mực đạo đức, góp phần nâng cao vị trí của nhà trường trong xã hội
Trang 6Căn cứ chỉ thị 40/2008/CT–BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ Trưởng Bộ
GD&ĐT và kế hoạch số 1842/GDĐT-TrH ngày 29/8/2008 của Sở GD&ĐT thành phố
Hồ Chí Minh về “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 - 2013, thì việc GDKNS cho HS bậc THCS là một trong 5 nộidung thiết thực để xây dựng trường học thân thiện [12]
Để đạt được mục tiêu đề ra đòi hỏi phải giải quyết nhiều vấn đề một cách đồng
bộ, trong đó công tác quản lý GDKNS cho các em giữ vị trí đặc biệt quan trọng, trực tiếpgóp phần nâng cao chất lượng GDKNS, hình thành ở các em những kỹ năng cần thiết đểứng phó với những thay đổi không ngừng của cuộc sống hiện nay
Do đó, việc lựa chọn vấn đề: “Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học cơ sở ở quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài
luận văn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc
2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Vào cuối những năm 1960, thuật ngữ “KNS” đã được các nhà tâm lýhọc thực hành đưa ra và coi đó như là một trong những KN xã hội rất quantrọng trong việc phát triển cá nhân Vấn đề GDKNS được đặt nền móng, đượcquan tâm tìm hiểu từ thập niên 80 của thế kỷ XX
Bắt đầu từ năm 1979, Gilbert J.Botvin, GS – TS tâm lý học người Mỹ,
đã công bố một chương trình GDKNS có hiệu quả cao cho thanh thiếu niên,nhằm giúp xây dựng cho các em có những khả năng từ chối những lời mời, rủ
rê sử dụng chất gây nghiện bằng cách nâng cao sự tự khẳng định bản thân,
KN ra quyết định và tư duy phê phán [44] Chương trình đã triển khai rộng rãitrong các trường học khác nhau, từ trường công lập đến các trung tâm tạmgiam thanh thiếu niên trên toàn nước Mỹ và cho đến nay vẫn được đánh giácao[50] Như vậy, GDKNS đã được quan tâm và phát triển khá sớm, nhằmthúc đẩy lối sống lành mạnh ở thế hệ trẻ, tạo nền tảng vững chắc cho các emkhi bước vào cuộc sống sau này
Vào đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, khi mọi người, đặc biệt là trẻ em,phải đối phó với các vấn đề xã hội lớn như: chiến tranh, sự suy thoái của môi
Trang 7trường, đại dịch HIV, nạn ma túy, thất nghiệp, nạn buôn bán phụ nữ và trẻem thì các tổ chức của Liên Hiệp Quốc (LHQ) như Tổ chức Y tế Thế giới(WHO), Quỹ cứu trợ Nhi đồng LHQ (UNICEF), Tổ chức Giáo dục, Khoa học
và Văn hóa LHQ (UNESCO) đã chung sức xây dựng chương trình GDKNScho thanh thiếu niên
Theo tổ chức UNICEF hiện đã có hơn 164 quốc gia trên thế giới đãcam kết thực hiện Kế hoạch hành động DAKAR về “Giáo dục cho mọingười”, trong đó có bao gồm GDKNS, một trong những nhu cầu học tập cơbản cho những người trẻ [45] GDKNS được xem như một thành tố quantrọng để đánh giá GD hiện nay Tại các nước phát triển như Mỹ, Anh …GDKNS được đặc biệt coi trọng và có nhiều công trình nghiên cứu có giá trịcao như:
Mô hình tác động của việc GDKNS của Birell Weisen và Orley đưa ra
năm 1994 [43] của tổ chức TACADE của Anh đề ra
Tại các nước đang pháp triển chủ yếu là tại các khu vực Mỹ Latinh,Châu Phi, Châu Á, với sự tài trợ của các tổ chức LHQ, chương trình GDKNS
đã được phát triển rộng khắp và tiếp cận được với thanh thiếu niên, thông quamạng lưới toàn cầu, các cuộc hội thảo, cung cấp tư liệu, vật liệu cho các nướcthành viên và phối hợp chặt chẽ với nhau
Năm 1996, một hội thảo về KNS được tổ chức tại Costa Rica nhằm đẩymạnh GD sức khỏe thông qua GDKNS trong các trường học và xem đó như
là những ưu tiên của mạng lưới y tế tại Mỹ La tinh Colombia cũng cóchương trình GDKNS bao gồm các tài liệu hướng dẫn hoạt động thiết kế chohọc sinh từ lớp 4 đến lớp 9 và được thực hiện tại các trường nghèo trong 20thành phố Tại Botswana, từ năm 1996, chương trình “Growing Up” (trưởngthành) ra đời nhằm thực hiện GDKNS cho một số trường tiểu học và đã đạtđược nhiều thành công và càng được mở rộng với trọng tâm mới làHIV/AIDS Tại Thái Lan năm 1996, GDKNS được đưa ra cùng với chươngtrình ngăn chặn HIV/AIDS, được thực hiện ở cả 3 bậc học phổ thông, chủ yếu
là qua các hoạt động ngoại khóa, hiện nay được mở rộng thêm các lĩnh vực:
Trang 8sức khỏe sinh sản, thuốc lá và ma túy, vấn đề về giới… và trở thành nội dungbắt buộc giảng dạy trong chương trình của nhà trường.
Như vậy, KNS đã được nghiên cứu, tích hợp vào GD thông qua chươngtrình GDKNS, được triển khai rộng rãi trên thế giới, cả trong GD chính quy
và không chính quy và ngày càng phát triển mạnh mẽ
Các công trình nghiên cứu trong nước
Từ năm 1996, thuật ngữ KNS được người Việt Nam biết đến bắt đầu từchương trình của UNICEF (1996) “GDKNS để bảo vệ sức khỏe và phòngchống HIV/AIDS cho Thanh Thiếu niên trong và ngoài nhà trường” Quanniệm về KNS được giới thiệu trong chương trình chỉ bao gồm những KNS cốtlõi như: KN tự nhận thức, KN giao tiếp, KN xác định giá trị, KN ra quyếtđịnh, KN đặt mục tiêu… do các chuyên gia Úc tập huấn [54] Tham giachương trình đầu tiên này có ngành Giáo dục và Hội Chữ Thập đỏ
Sang giai đoạn 2, chương trình mang tên “Giáo dục sống khỏe mạnh vàKNS” đã làm rõ hơn khái niệm về KNS Ngoài ngành Giáo dục, đối tác thamgia còn có hai tổ chức xã hội chính trị là Trung ương Đoàn TNCS Hồ ChíMinh và Hội LHPN Việt Nam
Khái niệm KNS chỉ thật sự được hiểu thấu đáo sau hội thảo “Chất
lượng giáo dục và KNS” do UNESSCO tài trợ tổ chức từ ngày 23 đến ngày
25 tháng 10 năm 2003 tại Hà Nội KNS được tiếp cận trên bốn trụ cột củagiáo dục bao gồm: Học để biết (Learning to know), Học để làm (Learning todo), Học để tự khẳng định (Learning to be) và Học để cùng chung sống(Learning to live together) [53]
Sau thành công của dự án “Sống lành mạnh và KNS”, UNICEF đã hỗtrợ đưa việc GDKNS vào chương trình giảng dạy trong chu kỳ chương trìnhmới (2006- 2010)
Ngày 22/11/2008, Viện Nghiên cứu Giáo dục – Trường Đại học Sư
phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức hội thảo “Nhận thức và thái độ của
học sinh, sinh viên về định hướng tương lai” tại thành phố Hồ Chí Minh; Hội
thảo “GDKNS cho học sinh phổ thông” được Bộ GD&ĐT tổ chức tại Hà Nội
Trang 9ngày 20/5/2009, với sự tham dự của đông đảo các nhà quản lý, các chuyên gia
GD và thầy cô giáo Trong hội thảo, các đại biểu đã thảo luận tình hìnhGDKNS hiện nay ở các trường phổ thông, đa số đại biểu đều khẳng định:Chương trình GDKNS đã được ngành GD triển khai rất lâu, theo phươngpháp lồng ghép trong những môn học như đạo đức, GD công dân, văn học…nhưng hiệu quả còn thấp Việc GDKNS hiện nay tại các trường phổ thông cònrất nhiều khó khăn, bất cập như chất lượng GV dạy KNS không đảm bảo,thiếu sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc GDKNS, thờilượng chương trình học chính khóa không cho phép, nhận thức của HS và xãhội về vấn đề GDKNS vẫn chưa cao nên HS chưa có sự chủ động trong họctập và rèn luyện
Hội thảo “GDKNS cho học sinh - Thực trạng và giải pháp” được
Phòng GD-ĐT quận Phú Nhuận tổ chức vào 30/3/2012, với 79 bài viết tập
trung vào các chủ đề: Tầm quan trọng và yêu cầu cấp thiết của việc đưaGDKNS vào trường học; vai trò người quản lý, nhân tố tích cực trong việc tổchức rèn luyện KNS cho HS và nâng cao vai trò quyết định của lực lượng GVtrong việc giáo dục, tổ chức rèn luyện KNS cho HS trong trường học
Tại Hội thảo, nhiều bài viết được trình bày với tấm lòng chân thành vì
HS thân yêu của đội ngũ các nhà khoa học, các thầy, cô giáo, tiêu biểu là các
bài viết của GS - TSKH Thái Duy Tuyên với nội dung “Một số suy nghĩ về GDKNS cho HS thời kỳ đổi mới và hội nhập”; ThS Phan Tấn Chí, Phó Trưởng khoa QLGD Trường Cán bộ QLGD Thành phố với nội dung “Những rào cản trong việc GDKNS cho học sinh phổ thông hiện nay”…
Ngay từ những năm 60 của thế kỷ 20, tổ chức UNESCO đã vạch rõ ba thành tố của học vấn, đó là: kiến thức, KN và thái độ, trong đó thái độ và KN đóng vai trò then chốt Chính thái độ tích cực, năng động, dấn thân, và những
KN cần thiết trong học tập và làm việc, trong quan hệ giao tiếp, trong xử trí, ứngphó trước những đòi hỏi, thử thách của cuộc sống đã chủ yếu giúp cho người học tự tin để vững bước tới một tương lai có định hướng Riêng về GDKNS tuy
Trang 10chỉ mới xuất hiện từ những năm 1990 của thế kỷ trước song đã nhanh chóng lanrộng ra khắp thế giới
Từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay, hai khái niệm thường được nhắc
trong GD nhân cách cho trẻ em là giáo dục giá trị sống (living values) và kỹ năng sống (life skills) Ở Việt Nam khi nói đến GD giá trị sống, KNS, không ít người, kể
cả một số GV, vẫn cho rằng đây là vấn đề mới, cần đưa vào nhà trường GD học sinh trước khi trở nên quá muộn Thực ra, điều đó không mới, chỉ là cách gọi khác
của việc GD đạo đức, thái độ (hình thành nhân cách) và GD kiến thức, KN (bồi dưỡng nhân tài) cho học sinh Trong giai đoạn hiện nay, có những ý kiến cho rằng
nhà trường dường như thiên lệch việc GD “Tài” so với việc GD “Đức”
Cuộc sống diễn ra rất sôi động và phức tạp Hàng ngày, cán bộ quản
lý, GV, HS phải ứng phó với rất nhiều tình huống có vấn đề phải giải quyết Ứng xử một cách thông minh, khôn khéo, tế nhị, kịp thời, có hiệu quả, đạt tới mức độ nghệ thuật được coi là bí quyết thành công trong côngviệc, trong cuộc đời con người Ứng xử đúng cách đã giúp các cán bộ quản lý, GV biết khám phá bản thân, tự điều chỉnh giá trị đang có để sốngvới những giá trị đó và để cùng chung tay phát triển nhà trường, để thực
sự “mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” cho
HS noi theo
Với những vấn đề đặt ra như vậy, Hợp phần QLGD, Tổ chức Hợp tác phát triển và hỗ trợ kỹ thuật vùng Flamăng, Vương quốc Bỉ (VVOB Việt Nam) đã tổ chức hội thảo và xây dựng chương trình, tài liệu tập huấn năm 2011 với chủ đề:
Hiệu trưởng trường THCS với vấn đề giáo dục giá trị sống, KNS và giao tiếp ứng xử trong quản lý Hội thảo đã gợi mở ra con đường GD giá trị sống, KNS cho HS,
chính là con đường hiệu quả để giải quyết vấn đề khủng hoảng phát triển nhân
cách HS, đồng thời góp phần làm giảm “sự biến động phức tạp của một số giá trị trong nhân cách con người dẫn đến sự xuống cấp của đạo đức xã hội, có một số mặt đáng lo ngại” hiện nay đáp ứng những đòi hỏi cấp thiết của việc xây dựng
con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế; vừa tiếp thu những giá trị hiện đại, toàn cầu, vừa giữ gìn, phát huy được những giá
Trang 11trị tinh hoa, bản sắc dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam ngàn năm văn hiến
Tóm lại, các công trình, bài viết nghiên cứu về KNS và GDKNS đã đề cập
những nội dung cơ bản về KNS, cách thức GDKNS cho HS, sinh viên nói chung, song
chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống về "Biện pháp quản lý GDKNS cho học sinh THCS trên địa bàn quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh"
Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý GDKNS cho học sinh THCS trên địa bàn quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh
Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về quản lý GDKNS cho học sinh THCS
Nghiên cứu và đánh giá thực trạng công tác quản lý GDKNS tại các trường THCS trên địa bàn quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh với những nội dung như:
sự quan tâm của các lực lượng QLGD đối với công tác GDKNS cho HS; việc tổ chức
Trang 12hoạt động GDKNS cho HS; kết quả GDKNS cho HS trong quá trình học tập, rèn luyện
ở các nhà trường
5 Giả thuyết khoa học
GDKNS cho học sinh THCS là GD khả năng hành động, tự chủ, thích ứng tốt với môi trường sống, ứng xử hợp lý với các mối quan hệ xã hội GDKNS vừa được tiến hành một cách độc lập, vừa được lồng ghép với các môn học và hoạt động chính trị xã hội của HS Nếu các chủ thể quản lý trong nhà trường thống nhất được nhận thức của các lực lượng sư phạm về mục tiêu, nội dung, phương pháp GDKNS; nêu cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý, của GVCN, có định hướng rõ về việc lồng ghép nội dung GDKNS với các môn học và các hoạt động chính trị xã hội của nhà trường thì công tác GDKNS sẽ được quản lý tốt, phát huy được hiệu quả
6 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Đề tài nghiên cứu dựa trên quan điểm của chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, Luật Giáo dục, Nghị quyết, Chỉ thị, Hướng dẫn của các cấp về giáo dục - đào tạo và quản lý giáo dục - đào tạo nói chung và GD phổ thông nói riêng
Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích,
tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá, phương pháp logic, lịch sử, hệ thống cấu trúc, so sánh để nghiên cứu các văn bản, chỉ thị, báo cáo, nghị quyết của Đảng, quy định của Nhà nước về vấn đề GDKNS cho HS Phân tích và tổng hợp những kết quả nghiên cứu
lý thuyết, những khảo sát đánh giá, những tư liệu, sách báo, tài liệu lý luận trong nước vànước ngoài về GDKNS cho học sinh THCS để xây dựng cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp phỏng vấn: Phương pháp được thực hiện nhằm tìm hiểu thực
trạng GDKNS cho học viên THCS và tìm hiểu ý kiến, thái độ của đối tượng được phỏngvấn về vai trò của cán bộ quản lý, GVCN trong quản lý công tác GDKNS và GDKNS cho học sinh THCS
Trang 13+ Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Phương pháp này được thực hiện nhằm thu thập thông tin về thực trạng và vai trò của cán bộ quản lý, GVCN trong quản lý công tác GDKNS và GDKNS cho học sinh THCS.
+ Phương pháp xin ý kiến chuyên gia: Phương pháp được thực hiện để đánh giá tính khả thi của các giải pháp được đề xuất nhằm phát huy vai trò của cán bộ quản lý, GVCN trong việc quản lý công tác GD, GDKNS cho học sinh THCS
- Phương pháp trắc nghiệm: Sử dụng một số bài trắc nghiệm được đề xuất để phát huy vai trò của cán bộ quản lý, GVCN trong việc quản lý công tác GD, GDKNS cho học sinh THCS
+ Phương pháp thống kê: Sử dụng phương pháp thống kê để xử lý các kết quả thực nghiệm và kết quả điều tra bằng phiếu hỏi từ đó tổng hợp
và xử lý kết quả bằng phương pháp thống kê để rút ra những kết luận và đánh giá khoa học
7 Ý nghĩa của luận văn
Góp phần làm sáng tỏ thêm lý luận QLGD từ thực tiễn quản lý GDKNS cho HS các trường THCS ở một quận trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Góp phần cung cấp những luận cứ khoa học giúp các cấp quản lý trường THCS vận dụng đề ra các biện pháp quản lý GDKNS ở các trường phổ thông nói chung, THCS nói riêng
8 Cấu trúc của luận văn
Gồm có phần mở đầu; 2 chương, 5 tiết; kết luận, kiến nghị; danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục
Trang 14Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN
ĐỊA BÀN QUẬN PHÚ NHUẬN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1.1 Giáo dục kỹ năng sống và quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn quận Phú Nhuận
1.1.1 Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh trung học cơ sở quận Phú Nhuận
Cũng như học sinh THCS trong cả nước, học sinh THCS trên địa bàn quận Phú Nhuận bao gồm các em HS từ lớp 6 đến lớp 9, tuổi từ 11 đến 15, 16 tuổi Đây là lứa tuổi
vị thành niên, lứa tuổi có vị trí đặc biệt quan trọng trong thời kỳ phát triển của các em; là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành và được phản ánh bằng những tên gọi khác nhau như: “thời kỳ quá độ”, “tuổi khó bảo”, “tuổi khủng hoảng”, “tuổi bất trị”[51]
Đây là lứa tuổi có bước phát triển nhảy vọt cả về thể chất lẫn tinh thần, các em đang tách dần khỏi thời thơ ấu để tiến sang giai đoạn phát triển cao hơn (người trưởng thành) tạo nên nội dung cơ bản và sự khác biệt trong mọi mặt pháttriển: thể chất, trí tuệ, tình cảm, đạo đức… của thời kỳ này
Ở lứa tuổi của các em học sinh THCS có sự tồn tại song song “vừa tính trẻ con, vừa tính người lớn”, điều này phụ thuộc vào sự phát triển mạnh mẽ về cơ
thể, sự phát dục, điều kiện sống và hoạt động cụ thể Đồng thời, ở cùng một độ tuổi nhưng do hoàn cảnh điều kiện sống, hoạt động, sinh hoạt khác nhau nên các em
có mức độ phát triển khác nhau trong quá trình trưởng thành, trong quá trình trở thành người lớn
Có rất nhiều yếu tố tác động kìm hãm sự phát triển trở thành người lớn của các em Đó là yêu cầu chú tâm vào việc học tập, không đòi hỏi phải có những nghĩa vụ khác, nhiều bậc cha mẹ có xu thế không muốn cho các em tham gia vào các hoạt động, làm những công việc khác nhau của gia đình, nhà trường và của xã hội Bên cạnh những yếu tố tác động kìm hãm, các em cũng đang chịu sự chi phối của nhiều yếu tố tích cực, thúc đẩy sự phát triển trở thành người lớn Đó là sự gia tăng về
Trang 15thể chất, về GD, nhiều bậc cha mẹ quá bận, gia đình gặp khó khăn trong đời sống đòi hỏi các em phải lao động nhiều để sinh sống Điều đó làm cho các em sớm
- Có những em ít quan tâm đến việc học tập ở nhà trường, mà chỉ quan tâm đến những vấn đề cuộc sống, sở thích cá nhân, làm thế nào cho phù hợp với “mốt”, coi trọng việc giao tiếp với người lớn, với bạn lớn tuổi để bàn bạc, trao đổi với
họ về các vấn đề trong cuộc sống để tỏ ra mình cũng như người lớn, đã trưởng thành, đã có thể độc lập trong suy nghĩ và hành động
- Ở một số em khác không biểu hiện tính người lớn ra bên ngoài, nhưng thực tế đang cố gắng rèn luyện mình có những đức tính của người lớn như: dũngcảm, tự chủ, độc lập, e ấp, dịu dàng, … không còn quan hệ với bạn khác phái như trẻ con
Lứa tuổi của các em học sinh THCS là lứa tuổi - thời kỳ giữ vị trí quan trọng trong quá trình phát triển nhân cách Đó là thời kỳ từng bước hình thành quan điểm xã hội và đạo đức nhân cách làm cơ sở tiếp tục phát triển trong lứa tuổi thanh niên [52]
Với đặc điểm tâm, sinh lý của lứa tuổi học sinh THCS, đặt trong điều kiện kinh
tế, chính trị, văn hoá, xã hội của một trong những quận trung tâm của thành phố Hồ Chí Minh với những tác động đa chiều, cả tích cực và tiêu cực đang đặt ra đối với các em phải có KNS cần thiết; đặt ra trước các nhà trường, các nhà quản lý phải làm tốt việc GDKNS cho các em Phải chuẩn bị cho các em một cách chu đáo nhất để làm chủ được bản thân trong một xã hội đầy biến động hiện nay
1.1.2 Các khái niệm về Kỹ năng sống và quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở”
Khái niệm kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở
Trang 16KNS (life skills) là cụm tự được sử dụng rộng rãi nhằm vào mọi lứa tuổi trong lĩnh vực hoạt động “KN” gợi lên khả năng thao tác, thực hiện chính xác một hoạt động nào đó Hiện nay, xung quanh khái niệm KNS, còn có nhiều định nghĩa khác nhau:
UNESCO dựa trên cơ sở 4 mục tiêu cơ bản của việc học: “Học để biết - Học để
làm - Học để là chính mình - Học để cùng chung sống”, đã đưa ra định nghĩa “KNS là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày” [53].
Theo quan niệm của UNESCO [54], KNS gồm:
- Các KN cơ bản: KN đọc, viết, tính toán cho các chức năng hàng ngày Những
KN này không mang đặc trưng tâm lý mà là nền tảng cho những năng lực thực hiện các chức năng của cuộc sống
- Các KN chung: (KN nhận thức, KN cảm xúc, KN xã hội) như các KN ra quyết định, KN tư duy phê phán, KN làm việc nhóm, KN giao tiếp …
- Các KN trong tình huống, ngữ cảnh, vấn đề cụ thể của đời sống xã hội như: các
vấn đề về giới, giới tính; các vấn đề về phòng chống HIV/AIDS, ma túy, rượu, thuốc lá; các vấn đề về môi trường, phòng chống bạo lực; các vấn đề về gia đình, trường học; các vấn đề về sức khỏe và dinh dưỡng
Mỗi cá nhân phải có đầy đủ 3 nhóm kỹ năng thành tố nói trên trong sự thống
nhất và tính chỉnh thể chặt chẽ
Trang 17WHO dựa trên lý thuyết học tập xã hội của Bandura (1977), tức là nhấn mạnh sự học tập qua quá trình trải nghiệm của con người, qua sự tích lũy kinh nghiệm sống, cấu
trúc kinh nghiệm và chủ động nắm lấy kinh nghiệm, đã định nghĩa: “KNS là những năng lực giao tiếp đáp ứng và những hành vi tích cực của cá nhân có thể giải quyết có hiệu quả những yêu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày” (life skills as “ abilies for adaptive and positive behaviour that anable individuals to deal effectively with the demands and challenges of everyday life”) [42] Cụ thể hơn thì KNS là một nhóm các
nhận thức, khả năng cá nhân có thể giúp con người tạo ra những quyết định đúng đắn giải quyết vấn đề, suy nghĩ một cách sáng tạo và có phê phán, giao tiếp hiệu quả, xây dựng các mối quan hệ lành mạnh, biết thông cảm với người khác, biết sắp xếp cuộc sốngcủa mình theo cách khỏe mạnh và hiệu quả
Theo quan niệm của WHO [42], các KNS được phân loại thành 3 nhóm:
- Nhóm các KN nhận thức gồm KN tự nhận thức, đặt mục tiêu, xác định
giá trị, tư duy sáng tạo, tư duy phê phán, ra quyết định, giải quyết vấn đề …
- Nhóm các KN xã hội gồm KN giao tiếp, KN cảm thông, KN hợp tác, KN làm việc nhóm ,…
- Nhóm các KN cảm xúc gồm KN ứng phó với cảm xúc, KN ứng phó với căng
Quan niệm của UNICEF chỉ rõ KNS được phân thành 3 nhóm:
- Nhóm KN xã hội gồm KN giao tiếp (Truyền thông bằng lời và không bằng lời;
Lắng nghe tích cực; Biểu lộ cảm xúc, phản hồi; KN quan hệ, tương tác liên nhân cách),
KN đàm phán, thương lượng, từ chối (Thương lượng và xử lý mâu thuẫn; KN tự khẳng định; KN từ chối), KN quan hệ xã hội, KN làm việc nhóm/hợp tác, KN thấu cảm, KN động viên (KN ảnh hưởng và thuyết phục; KN tạo mạng lưới và động viên)
Trang 18- Nhóm KN phát triển nhận thức gồm KN ra quyết định và giải quyết vấn đề, KNthu thập thông tin (Đánh giá hệ quả tương lai của những hành động hiện tại với bản thân
và người khác; Xác định các giải pháp khác nhau cho vấn đề; KN phân tích ảnh hưởng của các giá trị, thái độ, động cơ của bản thân và người khác), KN suy nghĩ có phán đoán,
KN tư duy sáng tạo
- Nhóm KN đối phó với cảm xúc và làm chủ bản thân gồm KN quản lý căng
thẳng (Quản lý thời gian; Tư duy tích cực; Kỹ thuật cơ bản) KN quản lý cảm xúc (Làm chủ sự tức giận; Xử lý những đau buồn và lo âu; Đối phó với những mất mát, lạm dụng ,chấn thương), KN tự điều chỉnh (Ý thức về giá trị bản thân/ KN xây dựng sự tự tin; Ý thức về bản thân, bao gồm ý thức về quyền, ảnh hưởng, giá trị, thái độ, mặt mạnh, mặt yếu của bản thân)
Tuy còn có sự khác nhau về quan niệm KNS, nhưng các tổ chức UNESCO, WHO và UNICEF đều đã thống nhất 10 KNS cơ bản, được xem như cần thiết nhất cho tất cả mọi người, trong đó có học sinh THCS: KN ra quyết định; KN giải quyết vấn đề;
KN tư duy sáng tạo; KN tư duy phê phán/ suy nghĩ có phán đoán; KN truyền thông có hiệu quả; KN giao tiếp giữa người và người; KN tự nhận thức bản năng; Khả năng thấu cảm; KN ứng phó với cảm xúc; KN ứng phó với stress
Hiện nay, ở trong nước cũng có nhiều quan niệm khác nhau về KNS
Trong bài viết “Khái niệm KNS nhìn từ góc độ tâm lý học”, GS Nguyễn
Quang Uẩn, ĐHSP Hà Nội đã xem xét KNS dưới góc độ tâm lý học, tác giả cho rằng cuộc sống của con người diễn ra bằng hoạt động sống, với sự đan xen của dòng “hoạt động có đối tượng” và “mối quan hệ giao tiếp - ứng xử” giữa con người với con người, đó là hai mặt của mối quan hệ tương tác lẫn nhau, tạonên cuộc sống đích thực của mỗi con người Trong hệ thống các KN cơ bản có tính tổng hợp và phức tạp của hoạt động sống của con người có các KNS Do
đó tác giả Nguyễn Quang Uẩn quan niệm: “KNS là một tổ hợp phức tạp của một hệ thống các KN nói lên năng lực sống của con người, giúp con người thực hiện công việc và tham gia vào cuộc sống hàng ngày có kết quả, trong
những điều kiện xác định của cuộc sống”, theo tác giả KNS gồm 3 nhóm KN:
- KN về cuộc sống cá nhân gồm KN sinh hoạt cá nhân; KN rèn luyện giữ sức
khỏe; KN tự nhận thức bản thân; KN tự ý thức và có trách nhiệm với cá nhân; KN tự xác định mục đích, kế hoạch cuốc sống
Trang 19- KN quan hệ với người khác, với cộng đồng, với xã hội gồm KN giao tiếp, ứng
xử; KN thiết lập và duy trì các mối quan hệ liên nhân cách; KN thực hiện các hành vi văn hóa xã hội; KN thích ứng xã hội
- KN thực hành công việc gồm KN xác định mục tiêu công việc; KN lựa chọn
và xác định các giá trị; KN giải quyết các vấn đề phát sinh trong công việc; KN thực hiện các công việc có kết quả; KN đánh giá công việc và rút kinh nghiệm về công việc;
KN chuẩn bị cho các công việc tiếp theo
Trong cuốn "KNS cho vị thành niên”, Th.S Nguyễn Thị Oanh quan niệm:
“KNS tư cách là đối tượng của GDKNS là năng lực tâm lý xã hội để đáp ứng và đối phó với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày” Tác giả Huỳnh Văn Sơn quan niệm: “KNS là những KN tinh thần hay những KN tâm lý KN tâm lý – xã hội
cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại và thích ứng với cuộc sống” [35] Tác giả cho rằng,
KNS nhìn dưới góc độ năng lực tâm lý là những KN giúp con người tồn tại về mặt thể chất và mặt tâm lý
Từ những phân tích trên cho thấy, KNS luôn cần thiết cho mọi người Song, với mỗi đối tượng cụ thể, xuất phát từ đặc điểm cá nhân, nhu cầu cuộc sống, đòi hỏi của công việc và môi trường sống cụ thể mà yêu cầu KNS cũng có sự khác nhau Các em học sinh THCS, với công việc chính là học tập và rèn luyện để trở thành những người con ngoan, trò giỏi, bạn tốt và sau này là những công dân có ích cho xã hội thì KNS cần
có phải phù hợp với điều kiện thực tế cuộc sống của gia đình, nhà trường THCS và môi trường xung quanh
Vì vậy, có thể quan niệm: KNS của học sinh THCS là một tổ hợp phức tạp của một hệ thống các KN phản ánh năng lực sống của các em, giúp các em thực hiện việc học tập và tham gia vào các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày của gia đình, nhà trường và môi trường xung quanh một cách có hiệu quả.
Quan niệm trên đã chỉ rõ: KNS của các em học sinh THCS gồm 3 nhóm KN chính:
- Nhóm KN nhận biết và sống với chính mình
- Nhóm KN nhận biết và sống với những người xung quanh
- Nhóm KN ra các quyết định
Trang 20Trên cơ sở các nhóm KN chính, cần phải xuất phát từ thực tiễn KN và rèn luyện KNS của các em để lựa chọn nội dung, hình thức biện pháp GD cho phù hợp Đó là trách nhiệm của các nhà quản lý, các lực lượng tham gia GDKNS cho học sinh THCS.
Khái niệm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở
GDKNS cho HS nói chung, học sinh THCS trên địa bàn quận Phú Nhuận nói riêng là một vấn đề xã hội, là trách nhiệm của nhiều lực lượng, từ gia đình, nhà trường vàcác đoàn thể xã hội; phải tuân thủ nghiêm ngặt quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; phải tuân theo những quy định, quy trình chặt chẽ phù hợp với điều kiện thực tại của từng nhà trường, từng đối tượng và phải đạt được mục tiêu xác định
Việc GDKNS chính là sự bổ sung về kiến thức và năng lực cần thiết cho các em HS để các em có thể hoạt động độc lập và chủ động tránh được nhữngkhó khăn trong thực tế cuộc sống
Đối với các em HS, nhất là các em HS bậc THCS, GDKNS là môn học trang bị những tri thức giúp các em hình thành những KNS cần thiết, phù hợp với từng giai đoạn phát triển và điều kiện sống cụ thể Thông qua hoạt động GDKNS sẽ trang bị thêm cho các em những KN tự chủ, KN nói không, khả năng tự đưa ra quyết định và thích nghi, biết chấp nhận, hóa giải được những tác động tiêu cực trong cuộc sống chung quanh [1]
GDKNS là hoạt động giúp cho các em HS có khả năng về mặt tâm lý xã hội để phán đoán và ra quyết định tích cực, nghĩa là để “nói không với cái xấu” [31] Nhưng GDKNS cho các em không phải là đưa ra những lời giải đơn giản cho những câu hỏi thông thường mà GDKNS phải nhằm hướng đến thay đổi hành vi GDKNS cho HS chỉ đạt được kết quả tốt khi có sự tác động đồng thời của các LLGD: Nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hội
Đồng thời GDKNS cho HS có hiệu quả cao khi các lực lượng tham gia GD, QLGD nhận thức đúng đắn đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi; xác định chính xác mục tiêu, nội dung GDKNS, phối hợp với các hình thức GD phong phú
GDKNS là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến các em học sinh THCS nhằm giúp các em có những kiến thức về cuộc sống, có những thao tác, hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ xã hội như quan hệ của cá
Trang 21nhân với xã hội, của cá nhân với lao động, của cá nhân với mọi người xung quanh và với chính mình, giúp các em HS phát triển nhân cách đúng đắn, hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, rèn luyện.
- Mục tiêu: Trang bị cho các em học sinh THCS những kiến thức cần thiết về
bản thân, công việc và các chuẩn mực xã hội để từ đó, các em rèn luyện hành vi ứng xử với chính bản thân, với việc học tập, với mọi người trong gia đình, bạn bè, thầy cô, hàng xóm láng giềng, với các hoạt động chung trong nhà trường, xã hội phù hợp với khả năng
của các em và điều kiện thực tế các em đang sống
- Chủ thể, lực lượng tham gia GDKNS: Những người trong gia đình (bố mẹ, anh
chị); đội ngũ cán bộ quản lý, GV trong nhà trường; cán bộ các tổ chức đoàn, đội trong
nhà trường và ở địa phương
- Nội dung GDKNS: KNS là những KN mang tính cá nhân và xã hội cần
thiết đối với các em HS, giúp các em có khả năng học tập tốt hơn, ứng xử một cách tự tin hơn, phù hợp với điều kiện các em sống, qua đó góp phần hoàn thiện bản thân trước những đòi hỏi của cuộc sống Theo đó nhóm KN chính sau đây cần được giảng dạy và rèn luyện cho các em:
Nhóm KN nhận biết và sống với chính mình
+ KN tự nhận thức: Là KN đòi hỏi mỗi em HS, trước hết, cần phải tự nhận biết và hiểu rõ bản thân, hiểu rõ những tiềm năng, tình cảm, những xúc cảm cũng như vị trí của các em trong cuộc sống và xã hội, cả những mặt mạnh và mặt yếu của các em nữa Khi các em càng nhận thức được khả năng của mình, các em càng có khả năng sử dụng các KNS khác một cách có hiệu quả và càng
có khả năng lựa chọn những gì phù hợp với các điều kiện sẵn có với bản thân, với xã hội mà các em sống và với khả năng của bản thân các em nữa Các em cũng cần có sự hiểu biết rõ ràng về bản sắc dân tộc và nền văn hóa mà từ đó các em đã được sinh ra và cũng chính nền văn hóa đó đã tạo nên con người các em
+ Lòng tự trọng: Sự tự nhận thức đưa đến sự tự trọng Khi các em tự nhận thức được năng lực tiềm tàng của bản thân và vị trí của mình trong cộng đồng thì lòng tự trọng được mô tả như là ”sự nhận thức những điều tốt đẹp của bản thân” Nó còn đề cập đến việc các em cảm nhận như thế nào những khía cạnh mang tính cá nhân như diện mạo, khả năng và hành vi… và các em sẽ phát
Trang 22triển như thế nào trên cơ sở những kinh nghiệm bản thân để trở nên thành thạo
và thành công khi làm những điều mà các em dự định
Tuy nhiên, lòng tự trọng bị ảnh hưởng một cách mạnh mẽ bởi mối quan
hệ của các em với những người khác Những người lớn tuổi có ảnh hưởng đến các em như bố mẹ, các thành viên trong gia đình, thầy cô giáo và cả bạn bè đồnglứa có thể hoặc trợ giúp nhằm phát triển hoặc làm mất sự tự trọng của các em qua những mối quan hệ, tiếp xúc của họ đối với các em
+ Sự kiên quyết: Sự kiên quyết hay tính kiên định có nghĩa là nhận biết được những gì bản thân các em muốn và tại sao lại muốn, đồng thời là khả năngtiến hành các bước cần thiết để đạt được những gì bản thân các em muốn trong những hoàn cảnh cụ thể bao gồm một loạt các tình huống khác nhau như: từ chối
sự tán tỉnh, cám dỗ; thuyết phục người khác đồng thuận theo mình; nêu gương, kêu gọi, hướng dẫn mọi người làm những việc có lợi cho cộng đồng… Tuy nhiên, cách thể hiện tính kiên định có liên quan đến văn hóa và việc lắng nghe, đánh giá những điều người khác cảm nhận và mong muốn bởi vì kiên định là biết được nhu cầu và quyền của các em, cũng như điều các em mong muốn và thực hiện những điều đó có xét tới nhu cầu, quyền và mong muốn của người khác
+ Đương đầu với cảm xúc: Xúc cảm là sự phản ánh rõ nét bản chất của mỗi em HS Những cảm xúc như sợ hãi, yêu thích, e thẹn, phẫn nộ, mong muốn được thừa nhận… hoàn toàn mang tính chủ quan và thường có là do đáp ứng một cách tức thời đối với tình huống Vì thế mà chúng không thể đoán trước được và có thể dễ dàng đưa các em đến những hành vi mà sau này sẽ phải hối tiếc
Do vậy, việc xác định và sau đó là đối phó với những cảm xúc là khả năng cho thấy rằng các em có thể nhận thấy và phải tính đến những xúc cảm củacác em cùng nguyên nhân cụ thể của chúng để có những quyết định chế ngự, không để cho những cảm xúc của bản thân chi phối
+ Đương đầu với căng thẳng (KN ứng phó với stress): Căng thẳng là một phần hiển nhiên của cuộc sống Những vấn đề trắc trở của bản thân, của bạn
bè thân thiết, của các thành viên trong gia đình; những mối quan hệ bị đổ vỡ…
là những minh họa các tình huống gây căng thẳng trong cuộc sống của các em Trong những mức độ hữu hạn, khi các em có khả năng đương đầu với sự căng
Trang 23thẳng thì căng thẳng lại có thể là một nhân tố tích cực bởi vì chính những sức ép của sự căng thẳng đó buộc các em phải tập trung vào công việc của mình và hưởng ứng một cách thích hợp Tuy nhiên, sự căng thẳng còn có một sức mạnh hủy diệt cuộc sống của các em nếu sự căng thẳng đó quá lớn và không giải toả nổi Do đó, cũng như KN đối phó với cảm xúc, các em HS cần phải có khả năng nhận biết sự căng thẳng, nguyên nhân và hậu quả cũng như biết cách khắc phục nó.
Nhóm kỹ năng nhận biết và sống với những người xung quanh
+ Mối quan hệ giữa các cá nhân: Các mối quan hệ là bản chất của cuộc sống Chúng có hình thái và quy mô khác nhau Khi các em lớn lên, các em phải phát triển các mối quan hệ với những người lớn có vai trò quan trọng trong cuộc sống của các em như bố mẹ, họ hàng, láng giềng, thầy cô giáo với những con người mà các em gặp gỡ trong cuộc sống như bạn bè của bố mẹ, những người bán hàng, những nhà lãnh đạo địa phương với bạn bè đồng lứa trong và ngoài trường lớp Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể là bạn bè tốt, thân thiết, ngang hàng được Các em cần phải biết cách đối xử một cách phù hợp trong từng mối quan hệ để chúng có thể phát triển tối đa tiềm năng sẵn có trong môi trường của chúng
+ KN thiết lập tình bạn: Mỗi em HS cần có nhiều bạn để cùng chia sẻ các hoạt động, niềm hy vọng, sự sợ hãi, chia sẻ cuộc sống và cả tham vọng Việc thiết lập tình bạn bắt đầu từ giai đoạn sớm nhất của cuộc đời Vì vậy, các em cần phải nhận biết rằng tình bạn được hình thành như thế nào và phải thiết lập, phát triển tình bạn ra sao để cả hai bên cùng đạt được những lợi ích chân chính
Các em cần phải có khả năng nhận biết, để khi cần thiết, mạnh dạn khước
từ kiểu tình bạn có thể đưa các em đến những hành vi nguy hiểm hoặc phạm tội như hành vi sử dụng ma túy, trộm cắp,
+ Sự cảm thông (KN thấu cảm): là khả năng tự đặt mình vào vị trí của người khác khi các em phải đương đầu với những vấn đề nghiêm trọng do hoàn cảnh hoặc do những hành động của chính bản thân các em gây ra để hiểu được tình cảnh của các em và tìm ra cách giảm bớt gánh nặng bằng sự chia sẻ chân tình với người đó thay vì lên án, thương hại hoặc coi khinh họ với bất kỳ lý do nào Cảm thông cũng đồng nghĩa với việc hỗ trợ người đó để họ có thể tự quyết
Trang 24định và đứng vững trên đôi chân của họ một cách nhanh chóng nhất.
+ Đứng vững trước sự lôi kéo của bạn bè: Đối với các em học sinh THCS, sức ép để bản thân được giống như các thành viên khác trong nhóm bạn là rất lớn Vì vậy, đứng vững trước sự lôi kéo của bạn bè cùng lứa là một KN rất quantrọng Nếu phải đương đầu với những ý nghĩ hoặc những việc làm trái ngược của bạn bè cùng lứa khi họ gây ảnh hưởng và thói quen xấu thì bản thân cần phải dũng cảm khước từ, phản đối, dừng ngay những đề xuất không thể chấp nhận được đó, kiên quyết bảo vệ những giá trị và niềm tin của bản thân cho dù
có thể bị chế nhạo, đe dọa hoặc ghẻ lạnh từ nhóm bạn đó
+ KN thương lượng: là một KN quan trọng trong mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau KN này có liên quan đến tính kiên định, sự cảm thông và mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân cũng như khả năng thoả hiệp những vấn đề không có tính nguyên tắc của bản thân KN thương lượng còn liên quan đến khả năng đương đầu với những áp lực, sự đe dọa của hoàn cảnh, những rủi ro tiềm tàng trong các mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau kể cả sức ép của bạn bè.Cần phải nhận định rõ vị trí của cá nhân và thiết lập kỹ sự hiểu biết lẫn nhau trongcác mối quan hệ để có KN thương lượng tốt
+ KN giải quyết xung đột không dùng bạo lực: là KN có liên quan đến mốiquan hệ giữa các cá nhân với nhau, đến KN thương lượng và các KN đương đầu với xúc cảm, với căng thẳng, lo âu Xung đột là điều không thể tránh khỏi
và đôi khi lại là điều cần thiết, song KN giải quyết xung đột không dùng bạo lực sẽ giúp cho những xung đột trở nên có tính xây dựng
+ KN giao tiếp có hiệu quả: Giao tiếp là bản chất của các mối quan hệ củacon người Do vậy, một trong những KNS quan trọng nhất là khả năng giao tiếp một cách có hiệu quả với mọi người Khả năng này bao gồm cả KN lắng nghe vàhiểu được người khác thực hiện việc giao tiếp của họ như thế nào cũng như nhậnbiết được nhiều cách giao tiếp của họ khác nhau ra sao
Nhóm kỹ năng ra quyết định một cách có hiệu quả
+ Tư duy phê phán: Như đã nêu, các em lớn lên trong thế giới ngày nay phải đối đầu với nhiều vấn đề, sự mong đợi, những đòi hỏi đa dạng, phức tạp vàtrái ngược của bố mẹ, thầy cô, bạn bè phải tiếp nhận, đáp ứng nhiều thông điệp của các phương tiện truyền thông đại chúng, của các nhà lãnh đạo, của quảng cáo,
Trang 25của âm nhạc, tôn giáo Vì thế, các em cần phải có khả năng phân tích, gạn lọc, phê phán để có được quyết định phù hợp.
+ Tư duy sáng tạo: Trong cuộc sống, các em thường xuyên bị đặt vào những hoàn cảnh bất ngờ và bất thường Do vậy, các em cần phải có tư duy sángtạo nghĩa là có khả năng tiếp cận với sự việc mới, phương thức mới, ý tưởng mới, cách sắp xếp và tổ chức mới để có thể có một hoặc nhiều phương cách đáp ứng lại những hoàn cảnh đó một cách phù hợp
+ KN ra quyết định: Mỗi ngày, mỗi người đều phải đứng trước những lựa chọn để ra những quyết định Có những quyết định tương đối đơn giản và
có thể không ảnh hưởng nghiêm trọng đến định hướng cuộc sống nhưng cũng
có những quyết định nghiêm túc liên quan đến các mối quan hệ, đến tương lai cuộc đời Do đó, khi không thể đáp ứng liền một lúc những nhu cầu khác nhau, các em cần có khả năng lựa chọn để ra một quyết định có hiệu quả, đồng thời phải
ý thức được các tình huống có thể xảy ra, phải lường được những hậu quả trước khi ra quyết định từ sự lựa chọn của mình
+ KN giải quyết vấn đề: là khả năng xem xét tình hình một cách cẩn thận, phân tích những vấn đề gì đang tồn tại và xác định các bước nhằm cải thiện tình hình Đây là KN có liên quan đến KN ra quyết định và nhiều KN khác Chỉ khi trải qua thực hành việc ra quyết định và giải quyết vấn đề thì các em mới có thể xây dựng được những KN cần thiết để có thể có những lựa chọn tốt nhất trong bất kỳ hoàn cảnh nào mà các em phải đương đầu
+ Hình thức, biện pháp GDKNS cho học sinh THCS: GDKNS cho học sinh THCS trên địa bàn quận Phú Nhuận cần phải vận dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức,biện pháp, phù hợp với điều kiện thực tế của từng nhà trường, từng địa phương Có thể nêu một số hình thức biện pháp sau: lồng ghép vào chương trình học tập và rèn luyện chính khoá; tổ chức các hoạt động ngoại khoá trong nhà trường và ở các địa phương; tổ chức các hoạt động của đoàn, đội; thông qua các hoạt động thực tế ở gia đình; hướng dẫn, giúp đỡ của người thân, thầy cô giáo
1.1.3 Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở
Quản lý GDKNS là hoạt động của cán bộ quản lý nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của GV, HS và các LLGD khác, huy động tối đa các nguồnlực xã hội để nâng cao chất lượng GDKNS cho các em trong nhà trường
Trang 26Quản lý GDKNS chính là những công việc của nhà trường mà người cán bộ quản lý trường học thực hiện những chức năng quản lý để tổ chức, thực hiện công tác GDKNS Đó chính là những hoạt động có ý thức, có kế hoạch và hướng đích của chủ thể quản lý tác động tới các hoạt động GDKNS cho các em HS trong nhà trường nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ mà tiêu điểm là quá trình GD và dạy KNS cho các
Quản lý GDKNS cho học sinh THCS là một quá trình lâu dài, khó khăn, phức tạp được hình thành có chọn lọc theo từng nhóm HS và mang tính cá thể hóa rất cao Để việc quản lý GDKNS cho HS có hiệu quả, đội ngũ cán bộ quản lý, trước hết là Ban Giám hiệu nhà trường cần tổ chức phối hợp chặt chẽ các LLGD: Hội đồng sư phạm, tổ chức đoàn, đội, ban đại diện cha mẹ HS, và các LLGD khác ngoài cộng đồng và xã hội Nhà trường phải là chiếc cầu nối giữa gia đình và xã hội để GD học sinh, trên cơ sở xác định cụ thể những giá trị và mức độ phù hợp với tâm, sinh lý, độ tuổi của học sinh THCS Hiện nay, khi Bộ GD&ĐT chưa có chương trình GD giá trị sống thống nhất cho toàn quốc, mỗi nhà trường cần thống nhất chương trình GD theo từng cấp độ ở các khối lớp, quy định thời lượng, nội dung GD riêng cho từng khối lớp Hiệu trưởng cần đặc biệtquan tâm đến nội dung, hình thức giờ sinh hoạt lớp để tích hợp giáo dục giá trị sống thích hợp; xây dựng kế hoạch GD giá trị sống cho từng đối tượng trong nhà trường, đồng thời thường xuyên điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp trong quá trình thực hiện; lấy đội ngũ GV làm nòng cốt để đề xuất, xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện sao cho nhà trường luôn ở thế chủ đạo và quyết định, còn HS luôn giữ vai trò chủ động, tự tin trong học tập, tu dưỡng
Quản lý GDKNS cho học sinh THCS cần tập trung vào các nội dung sau:
- Quản lý kế hoạch GDKNS cho học sinh THCS: Quản lý kế hoạch GDKNS
bao gồm quản lý việc xây dựng kế hoạch hoạt động thường xuyên, kế hoạch hoạt động theo chủ điểm, kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ GV, GVCN, GV bộ môn , cộng tác viên
Trang 27GDKNS, kế hoạch đầu tư và sử dụng cơ sở vật chất cũng như các điều kiện thực hiện,
kế hoạch phối hợp các LLGD, kế hoạch kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động GDKNS;
- Quản lý về chương trình nội dung GDKNS: Việc quản lý chương trình nội dung GDKNS bao gồm quản lý từ việc chỉ đạo đội ngũ xây dựng chương trình nội dungcho đến việc tổ chức thực hiện những nội dung đó và kiểm tra kết quả đạt được như thế nào;
- Quản lý đội ngũ thực hiện GDKNS: Quản lý đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ
GV, đội ngũ cán bộ đoàn, đội và các lực lượng thực hiện hoạt động GDKNS cho các emhọc sinh THCS;
- Quản lý việc phối hợp các lực lượng thực hiện hoạt động GDKNS: Hoạt động
GDKNS diễn ra trong nhà trường và ngoài nhà trường, các LLGD có ảnh hưởng tới hoạt động đó là: các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội trong nhà trường và ngoài nhà trường, phụ huynh, cộng đồng xã hội, các trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng KNS cho HS
- Quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động GDKNS: Cách đánh giá chất
lượng GD đúng đắn, đầy đủ sẽ giúp nâng cao chất lượng GD, đáp ứng mục tiêu GD đề
ra Như vậy sản phẩm GD con người phải được đánh giá trên các mặt: chất lượng kiến thức (văn hoá), chất lượng kỹ năng (kỹ năng sống), chất lượng thái độ (đạo đức) Kết quả GD cuối cùng được đánh giá qua hành vi, kỹ năng của các em HS
- Quản lý việc đầu tư, phát triển và sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho quá trình GDKNS trong nhà trường cũng như của từng tổ chức, từng hoạt động cụ thể Cần nắm rõ mức độ đáp ứng, khả năng tăng cường và tính hiệu quả của từng loại công cụ, phương tiện
1.1.4 Biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở
Biện pháp theo nghĩa chung nhất là cách làm để thực hiện một công việc nào đó nhằm đạt được mục đích đề ra Cần phân biệt biện pháp với phương pháp, giải pháp Điểm giống nhau của các khái niệm này là đều nói về cách làm, cách tiến hành một côngviệc Tuy vậy, giữa phương pháp, giải pháp, cách thức và biện pháp cũng có những những điểm khác nhau Biện pháp chủ yếu nhấn mạnh đến cách làm, cách hành động cụthể Phương pháp nhấn mạnh đến trình tự các bước có quan hệ với nhau (tạo nên một hệ thống) để tiến hành công việc có mục đích Còn giải pháp không chỉ nói đến cách hành
Trang 28động mà còn nói đến tư tưởng hành động; giải pháp gồm hệ thống những ý nghĩ cùng với những quyết định và hành động theo sau, dẫn tới sự khắc phục một khó khăn.
Khái niệm biện pháp có những điểm giống so với các khái niệm nói trên, song cóđiểm riêng là nhấn mạnh đến cách làm, cách hành động cụ thể Nói đến biện pháp quản
lý là đề cập tới cách triển khai hoạt động quản lý một đối tượng cụ thể trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể Có nhiều cách tiếp cận để đề xuất biện pháp quản lý: xác định biện pháp quản lý tương ứng các phương pháp quản lý; xác định biện pháp quản lý tương ứng với các thành tố cấu trúc của các đối tượng quản lý hoặc được xác định theo
chức năng, nhiệm vụ quản lý Từ cách tiếp cận trên, có thể quan niệm: Biện pháp quản
lý hoạt động GDKNS cho học sinh THCS là tổng hợp các cách thức của chủ thể quản lý tác động một cách khoa học, hợp lý (có mục đích, tự giác, có kế hoạch, hệ thống) đến các lực lượng tham gia vào quá trình GDKNS cho học sinh THCS nhằm trang bị cho các em những hiểu biết cần thiết và có sự chuyển biến về hành vi ứng xử với bản thân, nhiệm vụ học tập, môi trường xung quanh phù hợp với các chuẩn mực xã hội và điều kiện sống cụ thể của các em.
Đó là quá trình vận dụng tổng hợp các phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động GDKNS cho học sinh THCS, phát huy vai trò từ chủ thể quản lý và vai trò tự bồi dưỡng của đối tượng quản lý là các em HS các trường THCS cùng các nhân tố liên quan nhằm thực hiện có hiệu quả quá trình GDKNS cho HS
Khái niệm trên cho thấy tính hướng đích của biện pháp quản lý GDKNS cho họcsinh THCS là tập trung GD những kỹ năng cần thiết giúp các em tự nhận thức, đánh giá đúng bản thân; nhận rõ công việc cần làm, các mối quan hệ cần giải quyết và có những hành vi ứng xử phù hợp, đúng đắn
Biện pháp quản lý GDKNS được coi là tổng hợp các cách thức tác động của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý thông qua hệ thống các yếu tố đảm bảo: thông qua chương trình chính khoá, ngoại khoá, hoạt động của các tổ chức, giúp đỡ rèn luyện của gia đình Các biện pháp đó là:
- Kế hoạch hoá hoạt động GDKNS
Trang 29Biện pháp quản lý tổ chức hoạt động GDKNS cho học sinh THCS là một thể thống nhất chặt chẽ, có mối quan hệ biện chứng tác động lẫn nhau Trong quá trình GDKNS, các chủ thể quản lý không được xem nhẹ biện pháp nào Cần xuất phát từ tình hình thực tế để có sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo.
1.2 Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở
ở quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh
1.2.1 Một số nét về giáo dục phổ thông của quận Phú Nhuận
Hiện nay, trên địa bàn quận Phú Nhuận có 20 trường mầm non (trong đó có 05 trường tư thục), 14 trường tiểu học, 09 trường THCS (trong đó có 03 trường tư thục) 02 trường THPT, 01 Trung tâm giáo dục thường xuyên, 01 Trung tâm dạy nghề, 01 Trung tâm bồi dưỡng chính trị
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả đã dùng phương pháp phỏng vấn, lấy phiếu tham khảo của 250 cán bộ quản lý và giáo viên; đồng thời phỏng vấn (78 em
HS THCS), lấy phiếu trắc nghiệm, tham khảo tự đánh giá của 600 học sinh THCS tiến hành đánh giá, phân tích thực trạng GDKNS, quản lý GDKNS cho HS tại 06 trường THCS công lập trên địa bàn quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh, gồm có: TrườngTHCS Cầu Kiệu, THCS Châu Văn Liêm, THCS Độc Lập, THCS Ngô Tất Tố, THCS Ngô Mây và THCS Sông Đà
Trang 30* Thông tin về cán bộ, giáo viên
-Từ 16 -25 năm
Trên 25 năm
- Khi kiểm nghiệm F được dùng và 2 cột trị số F và P có trong bảng:
+ Nếu P < 0,05 thì kiểm nghiệm F có sự khác biệt ý nghĩa thống kê giữa các tham số của khách thể nghiên cứu về cách đánh giá ý kiến đó;
+ Nếu P > 0,05 thì kiểm nghiệm F không có sự khác biệt ý nghĩa thống
kê giữa các tham số của khách thể nghiên cứu về cách đánh giá một ý kiến đó
Trang 31- Khi kiểm nghiệm X2 được dùng và 2 cột trị số X2 và P có trong bảng:+ Nếu P < 0,05 thì kiểm nghiệm chi bình phương có sự khác biệt ý nghĩa thống
kê giữa các tham số của khách thể nghiên cứu về cách đánh giá ý kiến đó;
+ Nếu P > 0,05 thì kiểm nghiệm chi bình phương không có sự khác biệt ý nghĩathống kê giữa các tham số của khách thể nghiên cứu về cách đánh giá ý kiến đó
- Tùy theo thang đo, điểm trung bình cộng sẽ thay đổi Trong phiếu thăm
dò ý kiến, có hai loại thang:
+ Đối với thang 5 bậc, thì trung bình cộng là 3;
+ Đối với thang 3 bậc, thì trung bình cộng là 2
Theo kết quả này, có thể quy định về các bậc như sau:
+ Đối với thang 5 bậc: Từ 4,5 đến 5: tốt; Từ 3,5 đến 4,4: khá; Từ 2,5 đến 3,4: trung bình; Dưới 2,4: kém
+ Đối với thang 3 bậc: Từ 2,5 đến 3: tốt; Từ 1,5 đến 2,4: trung bình; Dưới 1,4: kém
Do đó, khi nhìn vào trung bình cộng của các câu, ta sẽ biết việc đánh giá ở thứ bậc nào so với trung bình cộng
- Một số từ viết tắt trong các bảng:
+ ĐLTC: độ lệch tiêu chuẩn;
+ TB: trung bình cộng;
+ N: số khách thể tham gia nghiên cứu
Đánh giá của đội ngũ giáo viên
Bảng 1.1 Đánh giá của giáo viên về KNS cần thiết đối với học sinh THCS (thang 5 b c)ậc)
Trang 32Nói cách khác, việc đánh giá của GV về các KNS cần cho học sinh THCSmang tính thực tế và phù hợp với độ tuổi của các em Điều này cho thấy trong đội ngũ GV hiện nay đã có những nhận thức khá đúng đắn về nội dung GDKNS cho HS của mình.
Bảng 1.2 Đánh giá của giáo viên về KNS cần bồi dưỡng cho học sinh THCS ( thang 5 b c)ậc)
bậc
1 KN giao tiếp 4,68 0,48 1
2 KN sử dụng máy tính 4,26 0,60 23
Trang 3313 KN quan tâm đến nhu cầu của người khác 3,90 0,73 49
14 KN biết đặt mình vào vai trò của người khác 4,06 0,66 36
15 KN tử tế với những người xung quanh 4,38 0,68 14
16 KN diễn tả một cách hoạt bát qua viết và nói 4,10 0,73 34
17 KN lý giải một cách hoạt bát qua viết và nói 4,02 0,73 38
18 KN thể hiện thái độ chừng mực trong giao tiếp với người khác 4,13 0,67 31
19 KN sử dụng ngôn ngữ không lời trong giao tiếp với người khác 3,40 0,96 60
20 KN thể hiện sự đồng cảm trong giao tiếp với người khác 4,02 0,69 39
21 KN cảm nhận tâm trạng của người đối thoại 3,87 0,71 54
22 KN nhận biết lập trường của bản thân 4,28 0,75 22
23 KN nhận biết vị thế xã hội của bản thân 3,89 0,88 51
24 KN nhận biết niềm tin của bản thân 4,25 0,75 24
25 KN nhận biết khả năng của bản thân 4,32 0,73 18
26 KN làm chủ xúc cảm của bản thân 4,29 0,70 20
27 KN tự khẳng định của bản thân 4,25 0,68 25
28 KN độc lập suy nghĩ của bản thân 4,37 0,61 15
29 KN đối đầu với những vấn đề tình cảm riêng tư củabản thân 4,14 0,74 30
30 KN giải quyết những vấn đề liên quan đến giới tính
của bản thân 4,11 0,78 33
31 KN giải quyết những vấn đề liên quan đến sức khỏe
của bản thân 4,24 0,64 26
Trang 3432 KN giải quyết những vấn đề tế nhị đối với bạn khácgiới của bản thân 4,06 0,69 37
33 KN kiềm hãm tính nông nỗi 4,42 0,66 10
34 KN giải quyết vấn đề bằng suy nghĩ chín chắn 4,32 0,73 19
35 KN thể hiện một con người trưởng thành 3,95 0,88 46
36 KN lập kế hoạch chi tiêu theo khả năng tài chính của bản thân 3,90 0,84 50
37 KNS độc lập về tài chính 3,64 1,02 56
38 KN biết đánh giá đúng giá trị của sự vật và bản thân 4,01 0,70 41
39 KN biết chi tiêu theo khả năng thu nhập của bản thân 3,88 0,96 53
40 KN kìm hãm những nhu cầu không cần thiết của bản thân 4,08 0,75 35
41 KN tổ chức cuộc sống hằng ngày 4,17 0,75 28
42 KN nấu nướng những món thông thường 3,72 0,77 55
43 KN dọn dẹp nhà cửa 3,96 0,66 44
44 KN sắp xếp phòng riêng của bản thân 4,12 0,64 32
45 KN chăm sóc thể chất của bản thân 4,33 0,57 17
46 KN sử dụng các công cụ cơ khí trong sửa chữa vật dụng thông thường trong nhà 3,52 0,81 58
47 KN sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm 3,92 0,83 47
48 KN xưng hô lịch thiệp với người khác 4,48 0,52 9
49 KN trình bày bằng văn bản một cách lịch sự 4,02 0,77 40
50 KN thể hiện lòng biết ơn người khác 4,42 0,58 11
51 KN thể hiện lòng tôn trọng người khác 4,52 0,54 5
52 KN thể hiện những quy ước giao tiếp (như bắt tay, chào hỏi lịch sự ) 4,15 0,68 29
53 KN dám chịu trách nhiệm về việc làm của bản thân 4,57 0,55 4
54 KN nhận biết trách nhiệm và thực hiện việc giúp đỡngười khác (cho dù chưa quen biết) 4,36 0,55 16
55 KN nhận biết trách nhiệm và thực hiện các hoạt động chung của cộng đồng, đất nước 4,18 0,73 27
56 KN nhận biết trách nhiệm và đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng, đất nước 3,96 0,84 45
57 KN nhận biết và thực hiện trách nhiệm đối với gia đình 4,51 0,55 6
58 KN nhận biết trách nhiệm và giúp đỡ đối với người 4,41 0,55 12
Trang 3559 KN đối mặt với những thất bại trong cuộc sống 4,29 0,67 21
60 KN xác định và thực hiện có kết quả mục tiêu trong
các giai đoạn cuộc đời 3,92 0,83 48
Kết quả điều tra cho thấy, đánh giá của GV về các KNS cần bồi dưỡng chohọc sinh THCS:
- Cần thiết ở mức độ rất cao: KN giao tiếp, KN học tập, KN ứng xử, KNdám chịu trách nhiệm về việc làm của bản thân, KN thể hiện lòng tôn trọng người khác, KN nhận biết và thực hiện trách nhiệm đối với gia đình, các KNS nói chung, KN tư duy, KN xưng hô lịch thiệp với người khác, KN kiềm hãm tính nông nỗi, KN thể hiện lòng biết ơn người khác, KN nhận biết trách nhiệm và giúp đỡ đối với người thân, KN chăm sóc sức khỏe, KN tử tế với những người xung quanh, KN độc lập suy nghĩ của bản thân
Theo đánh giá của GV, KN giao tiếp là KN cần được bồi dưỡng trước hết cho học sinh THCS Điều này chính là đòi hỏi của thực tiễn hằng ngày; các
em vẫn còn nhiều hạn chế trong giao tiếp, thể hiện rõ trong ứng xử, xưng hô với người khác Đa số các em còn tỏ ra thiếu lịch thiệp, không thể hiện được sựtôn trọng đúng mực, ngại bày tỏ lòng biết ơn, ngại xin lỗi, nhận lỗi khi sai phạm Hầu hết các em chưa biết cũng như chưa có KN dám chịu trách nhiệm
về việc làm của bản thân Số đông các em thiếu KN nhận biết và thực hiện trách nhiệm đối với gia đình cũng như chưa biết giúp đỡ người thân
Đặc biệt, do sự thay đổi tâm sinh lý lứa tuổi cùng với sự phát triển nhanh
về thể chất nên trong giao tiếp các em chưa biết cách kìm hãm tính nông nổi, thiếu sự cảm thông đối với những người xung quanh Các em chưa có KN học tập tốt, khoa học; đa số chưa có được KN độc lập suy nghĩ của bản thân, tư duy còn yếu kém hoặc còn phụ thuộc vào người khác khi suy nghĩ để giải quyết một vấn đề
- Cần thiết ở mức độ cao: KN nhận biết trách nhiệm và thực hiện việc giúp đỡ người khác, KN chăm sóc thể chất của bản thân, KN nhận biết khả năng của bản thân, KN giải quyết vấn đề bằng suy nghĩ chín chắn, KN làm chủ xúc cảm của bản thân, KN đối mặt với những thất bại trong cuộc sống, KN nhận biết lập trường của bản thân, KN sử dụng máy tính, KN nhận biết niềm tin của
Trang 36bản thân, KN tự khẳng định của bản thân, KN giải quyết những vấn đề liên quan đến sức khỏe của bản thân, KN nhận biết trách nhiệm và thực hiện các hoạt động chung của cộng đồng, đất nước.
Qua đánh giá của GV đã nêu trên và qua thực tế quan sát ta thấy còn nhiều HS chưa có KN làm chủ cảm xúc bản thân nên cũng chưa có KN nhận biết lập trường, niềm tin cũng như khả năng của bản thân, từ đó thiếu nhận biết trách nhiệm và thực hiện việc giúp đỡ người khác Trong cuộc sống nhiều em chỉ lo học và vui chơi mà quên chăm sóc bản thân, ít tham gia các môn thể dục, thể thao rèn luyện thể chất Một số em không có KN đối mặt với những thất bại trong cuộc sống nên khi gặp thất bại trong học tập thì tìm cách giải thoát bằng con đường tự tử, bỏ nhà ra đi Trong thực tế, có một số em thiếu KN giải quyết vấn đề bằng suy nghĩ chín chắn nên đôi lúc gây ra hậu quả nghiêm trọng: bạn chết, bản thân mình vào tù, gián đoạn học tập
- Cần thiết ở mức trung bình: KN tổ chức cuộc sống hằng ngày, KN thể hiện những quy ước giao tiếp (như bắt tay, chào hỏi lịch sự…), KN đối đầu với những vấn đề tình cảm riêng tư của bản thân, KN thể hiện thái độ chừng mực trong giao tiếp với người khác, KN sắp xếp phòng riêng của bản thân,
KN giải quyết những vấn đề liên quan đến giới tính của bản thân, KN diễn tả một cách hoạt bát qua viết và nói, KN kiềm hãm những nhu cầu không cần thiết của bản thân, KN biết đặt mình vào vai trò của người khác, KN giải quyết những vấn đề tế nhị đối với bạn khác giới của bản thân, KN lý giải một cách hoạt bát qua viết và nói, KN thể hiện sự đồng cảm trong giao tiếp với người khác
- Cần thiết ở mức dưới trung bình: KN trình bày bằng văn bản một cách lịch sự, KN biết đánh giá đúng giá trị của sự vật và bản thân, KN sử dụngtrang thiết bị, KN định hướng các giá trị, KN dọn dẹp nhà cửa, KN nhận biết trách nhiệm và đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng, đất nước, KN thể hiện một con người trưởng thành, KN sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm,
KN xác định và thực hiện có kết quả mục tiêu trong các giai đoạn cuộc đời, KNquan tâm đến nhu cầu của người khác, KN lập kế hoạch chi tiêu theo khả năng tài chính của bản thân
- Cần thiết ở mức thấp: KN nhận biết vị thế xã hội của bản thân, KN thuyết phục, KN biết chi tiêu theo khả năng thu nhập của bản thân, KN cảm
Trang 37nhận tâm trạng của người đối thoại, KN nấu nướng những món thông thường, KNS độc lập về tài chính, KN thương lượng, KN sử dụng các công cụ cơ khí trong sửa chửa vật dụng thông thường trong nhà.
Đa số trẻ ngày nay đều được cha mẹ chăm lo, bao bọc (vì mỗi gia đình hầu như chỉ có từ một đến hai con) nên trẻ thiếu những kỹ năng sử dụng trang thiết bị dọn dẹp nhà cửa (dù rất nhanh nhạy trong việc sự dụng trang thiết bị phục
vụ cho nhu cầu vui chơi giải trí của bản thân như điện thoại di động, máy vi tính
để chơi games…), nhiều em trai không biết sử dụng các công cụ cơ khí trong sửachữa vật dụng thông thường trong nhà; đa số các em gái không biết nấu nướngnhững món thông thường
Tóm lại, hầu hết các em chưa có KN nhận biết trách nhiệm đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng, đất nước, thiếu quan tâm đến người khác Tuynhiên, nhóm các KN này được đa số GV đánh giá ở mức dưới trung bình và mức thấp là do đặc điểm lứa tuổi mà sắp xếp thứ bậc ưu tiên để rèn luyện
Bảng 1.3 Đánh giá của giáo viên về lý do học sinh chưa hình thành được những KNS cần thi t:ết:
1 Trình độ dân trí, 3,87 0.92 9
2 Phương pháp giáo dục 3,83 0.89 12
3 Điều kiện xã hội 4,00 0.75 7
4 Phụ huynh nuông chìu 4,16 0.73 3
5 Các em ít có điều kiện giao tiếp ngoài xã hội 3,73 0.97 15
6 Thời gian học tập của các em chiếm nhiều quá 3,80 1.04 14
7 Các em ít có điều kiện thực hành 4,10 0.83 4
8 Các em ít có điều kiện luyện tập 4,07 0.85 6
9 Các em ỷ lại gia đình 4,09 0.85 5
10 Các em chưa ý thức được tầm quan trọng của KNS 4,27 0.59 1
11 Các em chưa được giáo dục định hướng 3,84 0.97 10
12 Gia đình các em chưa nhận thức được sự cần thiết của
13 Các em thiếu giờ sinh họat vui chơi 3,84 0.97 11
14 Các em thiếu các sinh hoạt ngoại khóa đa dạng 3,97 0.91 8
15 Tri thức học được trong nhà trường của các em chưa gắn
với thực tiễn cuộc sống 3,82 1.00 13
Qua kết quả bảng 1.3 chúng ta thấy, các em chưa ý thức được tầm quan trọng của KNS, gia đình các em chưa nhận thức được sự cần thiết của KNS, PHHS quá nuông chiều con em, các em ít có điều kiện thực hành, các em ỷ lại
Trang 38gia đình, các em ít có điều kiện luyện tập, điều kiện xã hội, các em thiếu các sinh hoạt ngoại khóa đa dạng, trình độ dân trí, các em chưa được GD định hướng Các
em thiếu giờ sinh hoạt vui chơi, Phương pháp GD, tri thức học được trong nhà trường của các em chưa gắn với thực tiễn cuộc sống, thời gian học tập của các
em chiếm nhiều quá, các em ít có điều kiện giao tiếp ngoài xã hội
Với kết quả điều tra cho thấy, sở dĩ các em chưa rèn luyện được các
KN là do điều kiện khách quan chưa tạo ra những hỗ trợ thuận lợi cho hoạt động
GD này Cụ thể ta thấy việc học tập của các em chiếm nhiều thời gian trong ngày, trong tuần mà nội dung học tập trong nhà trường thì chưa gắn với thực tiễn
xã hội Đa số các em chỉ quanh quẩn với một số lý thuyết hàn lâm cổ điển trong học tập Trong việc giải trí tiêu khiển hầu hết trẻ đều mê mải với các trò chơi vitính, các thần tượng thời trang âm nhạc từ các chương trình biểu diễn trên truyền hình
Nhìn chung trẻ thiếu thời gian, không gian vui chơi bổ ích; thiếu các sinh hoạt ngoại khóa đa dạng, thiết thực để có thể rèn luyện KN giao tiếp tốt với người khác Đặc biệt, các em chưa ý thức được tầm quan trọng của KNS (thứ bậc 1) Còn về phía gia đình các em thì hoặc còn lạ lẫm chưa nhận thức được sự cần thiết của KNS hoặc quá nuông chiều con em khiến các em ít có điều kiện thực hành và vô tình tạo cho các em thói ỷ lại gia đình (được xếp thứ bậc 2, 3, 4,
5 là các thứ bậc cao trong bảng đánh giá của GV về lý do HS chưa hình thànhđược những KNS cần thiết)
Bảng 1.4 Đánh giá của giáo viên về đơn vị quản lý việc GDKNS cho học sinh THCS có hiệu qu :ả:
2 Lồng ghép vào chương trình dạy kiến thức 4,10 0,69 4
3 Giáo viên bộ môn 4,00 0,67 5
4 Ban Giám hiệu 3,87 0,73 6
Trang 39Theo đánh giá của đội ngũ GV thấy rằng, gia đình, phụ huynh và nhà trường
là ba đơn vị được cho là có hiệu quả nhất thực hiện việc quản lý GDKNS cho
HS Điều này thể hiện qua số liệu thống kê lần lượt theo thứ bậc là gia đình đạt
tỷ lệ trung bình 4,49, phụ huynh đạt tỷ lệ trung bình là 4,44 và nhà trường đạt tỷ
lệ trung bình là 4,16
Từ số liệu trên, ta thấy rằng lực lượng chính quản lý hiệu quả việc
GDKNS cho HS không phải là các tổ chức đoàn thể, cũng không phải là chính quyền địa phương mà chính là gia đình và nhà trường, hai “chiếc nôi” chính thúc đẩy, quản lý sự phát triển KNS cho HS lứa tuổi THCS
Bảng 1.5 Đánh giá của giáo viên về lực lượng thực hiện GDKNS cho học sinh THCS:
Phụ huynh chính là những người gần gũi nhất với các em, thường xuyênquan tâm chăm sóc các em, nên hiểu rõ ràng tính cách và năng lực cụ thể của con
em mình để từ đó có những uốn nắn, GD, định hình KNS cho các em
Tổ chức đoàn đội và GVCN là hai lực lượng chính trong trường học có sựgần gũi và gắn bó nhiều hơn đối với HS Vì vậy, đây cũng là hai lực lượng hỗ trợ đắc lực nhất cho phụ huynh trong việc GDKNS cho các em
Trang 40Bảng 1.6 Đánh giá của giáo viên về môn học, những hoạt động có thể góp phần vào việc GDKNS cho học sinh:
TT Môn học và hoạt động góp phần vào việc giáo dục
Thứ bậc
1 Tất cả môn học ở trường 4,19 0,77 11
2 Giáo dục hướng nghiệp 4,32 0,57 3
3 Công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp 4,36 0,55 2
4 Hoạt động vui chơi 4,31 0,62 4
10 Môn Giáo dục công dân 4,44 0,63 1
11 Hoạt động xã hội ngoài giờ lên lớp 4,31 0,59 5
12 Các môn Khoa học Xã hội 4,21 0,63 9
13 Các môn Khoa học Tự nhiên 4,01 0,66 15
14 Các môn Năng khiếu (Nhạc, Họa) 3,83 0,70 17
15 Phong trào Đoàn Đội 4,21 0,63 10
16 Hoạt động Văn nghệ 3,87 0,78 16
17 Hoạt động từ thiện 4,22 0,63 8
18 Sinh hoạt chủ nhiệm 4,27 0,63 7
Qua kết quả bảng 1.6 cho thấy đội ngũ GV đánh giá cao nhóm các môn học và các hoạt động ngoại khóa gồm môn Giáo dục công dân, công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động GD hướng nghiệp, hoạt động vui chơi và hoạt động ngoài giờ lên lớp Theo họ, nhóm các môn học và các hoạt động ngoại khóa đó đã góp phần thúc đẩy việc GDKNS cho HS đạt hiệu quả cao hơn, chúngđược đánh giá cao hơn vì bản thân chúng luôn đem lại sự hứng thú cho HS trong hoạt động học tập, đồng thời thông qua những môn học và các hoạt động ngoại khoá đó các em được hòa mình vào những sinh hoạt chung của nhóm, của lớp, của tập thể, các em được thể hiện hết năng khiếu, sở trường và sở đoản của mình
Như vậy, các ý kiến của GV phù hợp với thực tiễn rèn luyện KNS trong điều kiện hiện nay vì đây là hoạt động GD đang được bắt đầu chú trọng đưa vào nhà trường THCS thông qua GD tích hợp, lồng ghép vào các bộ môn học và các hoạt động ngoại khóa Những bộ môn và các hoạt động được xếp thứ bậc cao
là những bộ môn, những hoạt động đóng góp trực tiếp vào việc hình thành KNS