1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển chương trình đào tạo cử nhân điều dưỡng ở đại học y dược thành phố hồ chí minh

133 391 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 133
Dung lượng 1,43 MB

Nội dung

Mỗi cán bộ, nhân viên y tế phải không ngừng nâng cao đạo đứcnghề nghiệp và năng lực chuyên môn, xứng đáng với sự tin cậy và tôn vinhcủa xã hội, thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trang 1

TRẦN THỊ THANH NGA

PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

CỬ NHÂN ĐIỀU DƯỠNG Ở ĐẠI HỌC Y DƯỢC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2013

Trang 2

TRẦN THỊ THANH NGA

PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

CỬ NHÂN ĐIỀU DƯỠNG Ở ĐẠI HỌC Y DƯỢC

Trang 3

Cử nhân Điều dưỡngChăm sóc sức khỏeĐảng cộng sản Việt NamĐào tạo

Đại họcĐại học Y Dược Thành phố Hồ Chí MinhĐiều dưỡng

Giáo dụcGiáo dục và đào tạoGiáo dục kỹ thuật và dạy nghề Nghiên cứu khoa học

Nghị quyếtNghị quyết trung ươngQuản lý

Quản lý Điều dưỡngQuản lý giáo dục – đào tạoQuản lý Y tế

Quốc hộiVừa làm vừa học

Trang 4

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN ĐIỀU DƯỠNG Ở ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

1.2 Nội dung quản lý phát triển chương trình đào tạo cử nhân

Điều dưỡng ở Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

25

1.3 Định hướng phát triển chương trình đào tạo cử nhân Điều

dưỡng ở Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

35

Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH

ĐÀO TẠO CỬ NHÂN ĐIỀU DƯỠNG Ở ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH

41

2.1 Đặc điểm Đại học Y Dược Tp.HCM, Khoa Điều dưỡng – Kỹ

thuật Y học và Bộ môn Điều dưỡng

41

2.2 Đánh giá thực trạng phát triển chương trình đào tạo Cử

nhân Điều dưỡng ở Đại học Y Dược Thành phố HồChí Minh

43

2.3 Nguyên nhân thành công - hạn chế của phát triển CT đào

tạo CNĐD

61

Chương 3 YÊU CẦU VÀ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN CHƯƠNG

TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN ĐIỀU DƯỠNG Ở ĐẠI HỌC HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

63

3.1 Yêu cầu xây dựng biện pháp phát triển chương trình đào

tạo CNĐD ở Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minhhiện nay

55

3.2 Biện pháp quản lý phát triển chương trình đào tạo Cử nhân

Điều dưỡng ở Đại học Y Dược TPHCM

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định "Đổi mớicăn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đạihoá, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chếquản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục làkhâu then chốt” Chin lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn

2011 – 2020, đã định hướng một trong ba chiến lược đột phá là:“Phát triểnnhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vàoviệc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân.[11,tr.1-5]

Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020 xác định: “Nội dungchương trình, phương pháp dạy và học, công tác thi, kiểm tra, đánh giá chậmđược đổi mới Nội dung chương trình còn nặng về lý thuyết, phương phápdạy học lạc hậu, chưa phù hợp với đặc thù khác nhau của các loại hình cơ sởgiáo dục, vùng miền và các đối tượng người học; Nhà trường chưa gắn chặtvới đời sống kinh tế, xã hội; chưa chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu xãhội; chưa chú trọng giáo dục kỹ năng sống, phát huy tính sáng tạo, năng lựcthực hành của học sinh, sinh viên” [11,tr.1-tr.5]

Thực trạng lạc hậu về chương trình đào tạo có nhiều nguyên nhân,trong đó có nguyên nhân rất cơ bản là công tác quản lý giáo dục, nghiên cứu

và ứng dụng trong phát triển chương trình đào tạo nhiều năm qua chưa đượcquan tâm đúng mức, việc thiết kế chương trình đào tạo ở các cấp còn saochép, nặng về kinh nghiệm, thiếu đội ngũ chuyên gia làm chuyên nghiệptrong lĩnh vực quan trọng này Cần thay đổi, từ đổi mới chương trình đào tạo

và người thầy phải “không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chấtđạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ”[12,tr.10 - 17]

Trang 6

NQ 46- NQ/TW, ngày 23/02/2005 của Bộ chính trị về "Công tác bảo

vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới" xác định:

“Nghề y là một nghề đặc biệt, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãingộ đặc biệt Mỗi cán bộ, nhân viên y tế phải không ngừng nâng cao đạo đứcnghề nghiệp và năng lực chuyên môn, xứng đáng với sự tin cậy và tôn vinhcủa xã hội, thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh:“Người thầy thuốcgiỏi đồng thời phải là người mẹ hiền”[4,tr.1-tr.7]

Những năm gần đây, Bộ giáo dục - đào tạo, Bộ Y tế, các trường có đàotạo CN Điều dưỡng trình độ đại học, đang triển khai phát triển chương trìnhđào tạo CNĐD theo “Chuẩn năng lực điều dưỡng” Mục tiêu là nâng cao chấtlượng đào tạo và năng lực của CNĐD về: thái độ, kiến thức, kỹ năng

Khoa Điều dưỡng – Kỹ thuật Y học, Đại họcY Dược TPHCM là đơn vịtrực thuộc Bộ Y tế, có vai trò quan trọng trong việc đào tạo nhân lực CNĐD

có trình độ và chất lượng cao, nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực của các tỉnhphía Nam Để hoàn thành tốt nhiệm vụ đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân

và hội nhập quốc tế, Đại học Y Dược TPHCM cấp thiết phải phát triểnchương trình đào tạo CNĐD.Vì chương trình đào tạo CNĐD là một trongnhững thành tố quan trọng, góp phần quyết định chất lượng đào tạo Cử nhânĐiều dưỡng ở Đại học Y Dược TP HCM; Nhằm đáp ứng được yêu cầu xâydựng đội ngũ nhân lực CNĐD chuẩn mực, chất lượng, chuyên nghiệp Đểchương trình đào tạo Cử nhân Điều dưỡng ở ĐHYD TP HCM hiện đại hóa vàhội nhập quốc tế, cần chú trọng tạo được cấp độ khác biệt về nhân cách, nănglực theo tiến trình đào tạo, phù hợp với mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ đàotạo Cử nhận ĐD trình độ đại học của Đại học Y Dược TP HCM

Nghề điều dưỡng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ (CSSK) conngười, là nghề vừa mang tính khoa học kỹ thuật ứng dụng vừa mang tính nghệthuật, vừa có giá trị nhân văn, vừa có khả năng hội nhập quốc tế cao Nhu cầu

Trang 7

CSSK của xã hội Việt Nam và xu thế phát triển nghề Điều dưỡng thế giới, đềuđang cần nhiều CNĐD có chất lượng cao, đạt trình độ đại học để CSSK cộngđồng, với khả năng thích ứng nhu cầu việc làm một cách linh hoạt ở trong nước

và quốc tế Nhưng nguồn nhân lực CNĐD sau tốt nghiệp do Đại họcY Dược

TP HCM đào tạo hiện nay, khi ra trường chưa đáp ứng những chuẩn năng lựcnghề nghiệp theo nhu cầu xã hội cần, chưa phù hợp xu thế toàn cầu hóa, nhằmđảm bảo cho an toàn sức khỏe và tính mạng con người Vì vậy, cần “đổi mớicăn bản, toàn diện giáo dục”, với chiến lược “đột phá vào quản lý giáo dục”,chú trọng phát triển chương trình đào tạo sát thực tiễn, đáp ứng nhu cầu nhânlực xã hội

Từ những lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài: Phát triển chương trình

đào tạo Cử nhân Điều dưỡng ở đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

làm luận văn tốt nghiệp, sau khi học chương trình cao học Quản lý Giáo dục

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.

Trên thế giới và tại Việt Nam, đã có rất nhiều kết quả nghiên cứu vềchương trình đào tạo nói chung, cũng có nhiều nhà nghiên cứu đã tham gianghiên cứu về xây dựng và phát triển chương trình đào tạo Kết quả nghiêncứu vừa phản ánh lịch sử phát triển, tính kế thừa kinh nghiệm xây dựngchương trình đào tạo đồng thời luôn điều chỉnh, sửa sai, đổi mới để phát triểnchương trình đào tạo ngày càng hoàn thiện hơn, bám sát nhu cầu thực tiễn vềchất lượng đào tạo nói chung và lĩnh vực đào tạo CNĐD bậc đại học

Theo Wentling (1993) thì: “chương trình đào tạo là một bảng thiết kếtổng thể cho một hoạt động đào tạo (đó có thể là một khóa học kéo dài vàigiờ, một ngày, một tuần hoặc một vài năm) Bảng thiết kế tổng thể đó chobiết toàn bộ nội dung cần đào tạo, chỉ rõ ra những gì có thể trong đợi ởngười học sau khóa học, nó phác họa ra qui trình cần thiết để thực hiện nộidung đào tạo, nó cũng cho biết các phương pháp đào tạo và các cách thức kiểm

Trang 8

tra đánh giá kết quả học tập, và tất cả các cái đó được sắp xếp theo một thờigian biểu chặt chẽ” [17, tr.1]

Các kết luận và khuyến nghị được đưa ra tại Hội đồng Pháp ngữ vềGiáo dục kỹ thuật và dạy nghề (GDKT & DN) ở Ba-ma-ko năm 1998 và Hộinghị quốc tế về GDKT & DN lần 2 tại Seoul năm 1999, đã thể hiện sự thốngnhất cao độ của các nước về tầm quan trọng của GDKT & DN, các nguyên tắc

và định hướng cải cách GDKT & DN.Văn bản hội nghị, xác định: “Quá trìnhcải cách được thực hiện thông qua việc mở rộng và đa dạng hóa chương trìnhđào tạo cung ứng cho thị trường lao động,trong đó ưu tiên hợp tác các chươngtrình GDKT & DN Điều đó là đồng nghĩa xóa bỏ mọi ngăn cách giữa các hệthống chương trình đào tạo, chương trình đào tạo chính quy và chương trìnhđào tạo không chính quy Xây dựng chương trình mềm dẻo tập trung mụctiêu hướng tới các năng lực” Khung khái niệm và tài liệu về công nghệGDKT & DN được sử dụng như khung tham chiếu thực hiện chương trình đốitác liên chính phủ của gần 50 quốc gia thuộc 6 vùng trên thế giới Các hoạtđộng đào tạo này tập trung vào lĩnh hội các năng lực [52,Tr.7 –Tr.9]

Mặt khác, tài liệu công nghệ kỹ thuật GD&DN được các nhà lãnh đạo

và sư phạm trong lĩnh vực GDKT & DN đã xác định rõ vai trò nhà nước và ýchí chính phủ khi thực hiện mục tiêu, chính sách xã hội và định hướng kếtquả, định hướng tiêu chuẩn chất lượng nguồn nhân lực Xu hướng thiết kếchương trình mềm dẻo,“xây dựng chương trình theo hướng tiếp cận dựa trênnăng lực, phương pháp mô đun hóa cho phép chia trình độ cá nhân thành cácnăng lực cụ thể khác nhau, phù hợp với chuẩn quốc gia và quốc tế.Ý tưởng sửdụng các mô đun như những yếu tố cấu thành chương trình giúp cho xây dựng

và điều chỉnh chương trình dễ dàng hơn Một chương trình đào tạo dựa trênmột sự tập hợp chặt chẽ các năng lực đa dạng thực sự cần thiết cho việc đạtđược trình độ nhất định Như vậy chỉ cần thay đổi một hay nhiều mô đun là cóthể đảm bảo sự hoàn thiện của chương trình đào tạo.” [52,tr.19 &20]

Trang 9

Tài liệu trên cũng khuyến cáo và cảnh báo lưu ý những mặt hạn chế vànhững nguy cơ về chất lượng yếu kém làm ảnh hưởng uy tín cơ sở đào tạo dochương trình thiếu tính thực tiễn, không đáp ứng nhu cầu nhân lực xã hội Vìvậy,“Điều quan trọng là tất cả các chương trình đào tạo phải là bộ phận khôngthể tách rời của hệ thống, dù cho vị trí công việc mà chương trình đào tạo đóhướng tới là như thế nào, cơ quan hay bộ ngành nào quản lý.Tính nhất quán

và sức mạnh của hệ thống GDKT & DN được đảm bảo khi tất cả các chươngtrình đào tạo cùng đáp ứng mục tiêu chung và các chuẩn chất lượng”.[52,tr.52] “Phương pháp tiếp cận theo năng lực, chương trình không áp đặt nộidung hay môn học mà chủ yếu quy định kết quả người học cần đạt được tức là

“chuẩn đầu ra” phải cụ thể, rõ ràng và đo lường được”[52,Tr.56 -57] Nhìnchung, Công nghệ kỹ thuật và Dạy nghề là tập tài liệu quý gồm công trìnhnghiên cứu, kinh nghiệm GDKT & DN của các chuyên gia cao cấp quốc tếtrong lĩnh vực GDKT & DN

Peter F.Oliva[2005] đã đưa ra các tiên đề [có thể hiểu như nguyên tắc]định hướng cho những người thiết kế chương trình đào tạo, những hướng dẫn làcần thiết nhằm tạo ra một chương trình đào tạo có chất lượng.Theo Peter F.Oliva

để phát triển chương trình đào tạo mang tính tiên tiến và hiện đại, cần chú ý đếnnhững nguyên tắc cơ bản.1) Chương trình đào tạo luôn thay đổi gắn với sự thayđổi của xã hội, mang tính thời đại Giáo dục là sản phẩm của con người, đượcsáng tạo trong quá trình phát triển của nhân loại; và do đó giáo dục luôn phảiđáp ứng với những thay đổi trong tiến trình phát triển kinh tế - chính trị - xã hội.Mỗi thời đại đều có những vấn đề cần phải giải quyết mang bản chất của xã hội

đó Những thay đổi của xã hội ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến giáo dục từtriết lý giáo dục cho tới phương pháp thực hiện 2)Thay đổi mang tính kế thừa vàtiến hành đồng thời Những thay đổi trong giáo dục được thể hiện rõ nét trongthiết kế chương trình đào tạo, trong quá trình đó không hề có sự khởi đầu hay kết

Trang 10

thúc đột ngột mà luôn kế thừa và mang tính quá trình Những đổi mới sáng tạođan xen với những yếu tố truyền thống, những trì trệ lỗi thời tồn tại song songvới những yếu tố tiên tiến; chúng tồn tại biện chứng và đào thải nhau 3)Chương trình đào tạo gắn liền với những thay đổi từ con người, là kết quả của sựtương tác giữa các nhóm liên quan Một trong những nguyên tắc quan trọngtrong xây dựng và phát triển chương trình là sự gắn liền với họat động của conngười; đó là bộ ba: người học – người dạy – người sử dụng (xã hội).Cụ thểtrong quá trình xây dựng và phát triển chương trình cần xuất phát từ nhu cầungười học, nhu cầu xã hội và khả năng tự thân của người dạy (của trường đạihọc); đây là quá trình tương tác giữa các nhóm nhằm chọn lựa phương án tối ưutrong từng giai đọan 4) Xây dựng và phát triển chương trình đào tạo là một quátrình quyết định mang tính liên tục, nhất là trong các trường đại học, nó không chỉthuần túy mang tính nghiên cứu khoa học Đây là một quá trình quyết định của cáccấp quản lý cả về chuyên môn lẫn hành chính; tác động mạnh mẽ và mang tínhsống còn trong vận hành của một trường đại học Thực tế cho thấy chương trìnhđào tạo vừa có tính pháp lý trong quản lý vừa mang tính đặc trưng của từngtrường Nhu cầu người học thay đổi theo sự phát triển của xã hội, chương trìnhđào tạo cũng cần cập nhật những tri thức mới; do vậy quá trình quyết định diễn

ra liên tục, hàm chứa trong quá trình này quá trình kế họach thực hiện và đánhgiá chương trình 5) Chương trình đào tạo đòi hỏi phải thiết kế trên quanđiểm hệ thống và toàn diện Một trong những sai lầm thường mắc phải trongthiết kế chương trình đào tạo là áp dụng quá trình thử - sai - sửa; Một chương trìnhthiết kế tốt phải hạn chế đến mức thấp nhất những sai sót, do vậy quan điểm hệthống trong phân tích và thiết kế chương trình đào tạo phải là quan điểm xuyênsuốt, nếu không chúng ta sẽ có một kết quả mang tính chắp vá, từng bộ phận riêngbiệt của chương trình không kết nối lại thành một tổng thể 6) Xây dựng chươngtrình đào tạo phải bắt đầu từ chương trình hiện tại Những đổi mới và sáng tạo

Trang 11

luôn mang tính kế thừa, việc phát triển chương trình trên cơ sở đánh giá những

ưu khuyết của chương trình đào tạo đã có cho phép phát huy những cái tốt, táicấu trúc và điều chỉnh những tồn tại Điều này, làm cho quá trình giảng dạymang tính liên tục, nhưng luôn có khả năng chấp nhận, tiếp nhận và cặp nhậtnhững cái mới [ 30,Tr.61- 67]

Luật giáo dục 2005 sửa đổi 2010[28,điều 6], đã quy định rất cụ thể vàchi tiết đặc điểm của chương trình giáo dục theo từng bậc trình độ

Bộ Y tế (2008), trong xây dựng kế hoạch tổng thể dự án Hà Lan về đàotạo nhân lực điều dưỡng giai đoạn 2009 – 2020 ghi rõ: “công tác đào tạonhân lực Y tế được xác định là loại hình đào tạo đặc biệt,vì vậy toàn bộchương trình,tài liệu đào tạo nhân lực y tế nói chung và đào tạo nhân lực y tếnói riêng về đào tạo mới và đào tạo liên tục về phần chuyên môn y dược là do

Bộ Y tế quản lý”…Kế hoạch tổng thể dự án Hà Lan [7,tr 6]

Ts Nguyễn Văn Tuấn [2011]- Đại học sư phạm kỹ thuật TP HCM chorằng: Dù chương trình dạy học ở cấp độ vĩ mô [ngành học, bậc học, nghề] hoặc

vi mô [môn học, bài học]dù ít hay nhiều đều gồm 5 yếu tố cơ bản của hoạt độngdạy học

- Mục tiêu dạy học của chương trình

- Nội dung dạy học

Quan điểm của Ths Phạm văn Nam(2012), Đại học Kinh tế TP HCMcho rằng “Đổi mới giáo dục đại học ở Việt Nam là một nhu cầu bức thiết; không

Trang 12

thể chậm hơn được nữa Việc đổi mới giáo dục đại học là một quá trình lâudài; vừa kiên quyết nhưng phải thận trọng vì chương trình có tác động đến nhiều thế

hệ sinh viên học sinh Quá trình này phải được tiến hành có tính hệ thống, từ cảicách chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy, nâng cao trình độ giảng viên,đầu tư và nâng cấp điều kiện cơ sở vật chất, đến tăng cường kiểm soát chất lượngđào tạo.Trong nhiều giải pháp mang tính đồng bộ đó thì phát triển chương trìnhđào tạo giữ một vị trí nền tảng Chương trình đào tạo là cơ sở để triển khai vàthực hiện các giải pháp khác, hơn nữa phát triển chương trình đào tạo phù hợp với

xu thế hội nhập là một điều kiện cần thiết đưa các đại học VN nhanh chóng hộinhập được với nền giáo dục toàn cầu, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao về độingũ nhân lực trình độ cao cho sự phát triển của đất nước.” [31,Tr.61- 63]

Mới đây, Luật giáo dục đại học,luật số 8/2012/QH13,điều 36,mục 1 về Chương trình, giáo trình giáo dục đại học quy định rõ cơ cấu chương trình

đào tạo, quyền hạn các trường đại học đối với xây dựng, sử dụng và pháttriển chương trình đào tạo trình độ đại học

Năm 2006,Ths Trần Thị Thuận Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh vàThs Phạm Đức Mục Cục khám chữa bệnh – Bộ Y tế báo cáo đề tài “So sánh

sự khác biệt chương trình đào tạo Cử nhân Điều dưỡng của Việt Nam vớimột số nước trong khu vực” Đề tài này đã so sánh chương trình đào tạoCNĐD Việt Nam với chương trình đào tạo CNĐD của Thái lan, Đài loan vàPhilippine, đây là các nước đã chuẩn hóa nguồn nhân lực ĐD, hội nhập quốc

tế, trong đó Philippine là nước hàng năm đã và đang xuất khẩu nhiều điềudưỡng qua làm việc tại các cơ sở y tế và dịch vụ ĐD cộng đồng của Mỹ Kếtquả cho thấy chương trình đào tạo CNĐD Việt Nam so với các nước trongkhu vực là vừa thừa vừa thiếu, nhiều vấn đề cần phát triển để chương trìnhđào tạo CNĐD được hoàn thiện Kết thúc đề tài, các tác giả chỉ dừng lại bànluận và đề xuất ý kiến cần thay đổi chương trình đào tạo CNĐD, nhưng nhóm

Trang 13

tác giả chưa có giải pháp phát triển chương trình Cử nhân Điều dưỡng ở Đạihọc Y Dược TPHCM hay chương trình đào tạo CNĐD ở Việt Nam.

Ngày 28/10/2010, hội nghị chuyên đề về giáo dục điều dưỡng tại Hà nội,các thành viên tham dự hội nghị đã đưa ra các khuyến cáo về hợp tác trong đàotạo Điều dưỡng [Gs Helen Edwards – Hiệu trưởng trường Điều dưỡng và Nữ

Hộ sinh – ĐH Kỹ thuật công nghệ Queensland – Úc] hay thảo luận các vấn đềliên quan chuẩn năng lực ĐD và phát triển CTĐT điều dưỡng

Tại hội thảo “Tiến tới chuẩn hóa giáo dục đào tạo điều dưỡng Việt Nam”

do BYT tổ chức tại Hà Nội ngày 02/06/2012, GS Genevieve Gray, Trường

ĐH Công nghệ Queensland đưa ra 3 yếu tố then chốt để đạt chuẩn khu vực vàchuẩn thế giới trong đào tạo ĐD đó là: Phải tập trung vào năng lực và kết quảđầu ra của người tốt nghiệp; Giảng dạy phải lấy sinh viên làm trọng tâm;Vaitrò lãnh đạo trong đào tạo ĐD phải do giáo viên ĐD đảm nhiệm

Đề tài này, tác giả nghiên cứu nhằm tìm tòi những bài học thành công

và thất bại trong quá trình phát triển chương trình, để làm sáng tỏ lý luận vàthực tiễn về phát triển chương trình đào tạo CNĐD Từ đó, tác giả đề xuấtbiện pháp phát triển chương trình CNĐD ở Đại học Y Dược TP HCM tronggiai đoạn hiện nay, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đào tạo căn bản,toàn diện, để QL tốt các nguồn lực, thực hiện đào tạo CNĐD đạt hiệu quả

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển

chương trình đào tạo cử nhân điều dưỡng ở Đại học Y Dược TPHCM, đềxuất các biện pháp phát triển chương trình đào tạo Cử nhân Điều dưỡng ởĐại học Y Dược TPHCM, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo Cử nhânĐiều dưỡng ở Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 14

* Nhiệm vụ nghiên cứu:

+ Làm sáng tỏ lý luận phát triển chương trình đào tạo Cử nhân Điều dưỡng ởĐại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

+ Phân tích đánh giá thực trạng phát triển và sử dụng chương trình đàotạo Cử nhân Điều dưỡng ở Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

+ Đề xuất các biện pháp phát triển và thực hiện chương trình đào tạo Cửnhân Điều dưỡng ở Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

4 Khách thể, Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Khách thể nghiên cứu: Chương trình đào tạo Cử nhân Điều dưỡng

trình độ đại học ở Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp phát triển chương trình đào tạo

CNĐD trình độ đại học ở Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh

Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng, biện pháp phát triển

chương trình đào tạo Cử nhân Điều dưỡng ở Đại học Y Dược Thành phố HốChí Minh trong phạm vi 10 năm trở lại đây

5 Giả thuyết khoa học

Chương trình đào tạo Cử nhân Điều dưỡng là một trong những thành

tố quan trọng quyết định chất lượng giáo dục - đào tạo CNĐD Nếu phát triển

được chương trình đào tạo Cử nhân Điều dưỡng theo hướng chuẩn hóa, hiện đạihóa, bám sát thực tiễn, tạo sự khác biệt chuẩn đầu ra giữa các bậc trình độ - theotừng chuyên khoa, thì chất lượng đào tạo Cử nhân Điều dưỡng ở Đại học Y Dược

TP HCM sẽ nâng cao, đạt chuẩn năng lực nghề nghiệp, đáp ứng được nhu cầu sửdụng nhân lực của xã hội và hội nhập quốc tế

6 Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp luận

Dựa vào quan điểm, nguyên tắc cơ bản của phép biện chứng duy vật và họcthuyết CN Mác – Lênin; Quán triệt tư tưởng Hồ chí Minh, các nghị quyết của

Trang 15

Đảng cộng sản Việt Nam về công tác GD & ĐT, đào tạo - sử dụng nhân lực Y tế,QLGD – ĐT nhân lực và lý luận quản lý nhà nước Đồng thời, tiếp cận thực tiễn,đối tượng nghiên cứu, để luận giải các nhiệm vụ khoa học của đề tài.

* Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, hệ thống hóa, khái

quát hóa, tổng hợp lý luận từ các nguồn, làm rõ nội dung vấn đề nghiên cứu.Vận dụng lý thuyết các mô hình: 5 áp lực cạnh tranh của MichaelPorter, kếthợp bản đồ chiến lược được lồng vào mô hình Delta,để thực thi chiến lượcQLGD ở ĐH YDHCM; Mô hình Kirkpatrick quản lý đào tạo; Hệ thống phânloại mục tiêu giáo dục B.S.Bloom…để xây dựng chuẩn đầu ra và đánh giá

Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

- Quan sát, thu thập, khảo sát, tổng hợp, phân tích thông tin về chiến

lược, chương trình, chuẩn đầu ra, nguồn lực từ nguồn các báo cáo; Lậpphiếu khảo sát các sinh viên – giảng viên – cán bộ quản lý, sau tốt nghiệpcủa Đại học Y Dược TP HCM đang làm việc tại các cơ sở Y tế, giảng dạy cáctrường đào tạo ĐD

- Tổng hợp và Phân tích các kết quả nghiên cứu khoa học thực tiễn của

tác giả, của giảng viên hay sinh viên ĐD sau khi tốt nghiệp tại Đại học YDược TP HCM đã thực hiện, báo cáo, công bố các tạp chí hay các hội nghị -hội thảo khoa học

- Thu thập số liệu, thông tin từ những báo cáo tổng kết các năm của

Đại học Y DượcTP HCM & các hoạt động của tác giả trong QLYT và GD

- Xây dựng các phiếu tài liệu khảo sát các thông tin; Xây dựng các biểu

mẫu, câu hỏi, kết quả quan sát đối tượng, phỏng vấn; xin ý kiến chuyên gia

- Sử dụng các phương pháp toán học và phần mềm thống kê NCKH để

xử lý thông tin đã thu thập được Từ đó, có chứng cứ luận giải vấn đề

Trang 16

7 Giá trị - Ý nghĩa của đề tài

- Góp phần làm sáng tỏ quan niệm lý luận về “Chương trình đào tạo” và

“Phát triển chương trình đào tạo cử nhân Điều dưỡng ở Đại học Y DượcThành phố Hồ Chí Minh

- Đề xuất biện pháp phát triển và thực hiện chương trình đào tạo cử

nhân Điều dưỡng, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở ĐH YDược TPHCM

8 Kết cầu đề tài

Đề tài có: Mở đầu; 3 chương 9 tiết gồm chương 1: 3 tiết, chương 2: 3tiết; chương 3: 3 tiết; Kết luận - Kiến nghị; Danh mục tài liệu tham khảo vàPhụ lục

Trang 17

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN ĐIỀU DƯỠNG Ở ĐẠI HỌC Y DƯỢC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

1.1 Các khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm về Chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo là yếu tố hết sức quan trọng có tính quyếtđịnh đến chất lượng giáo dục Bản chất thiếu nhất quán của thuật ngữ

“curriculum” tạo ra nhiều cách hiểu khác nhau, tuỳ thuộc cách lý giải khácnhau thuật ngữ “chương trình” [curriculum].Tính phức tạp của vấn đề đếnmức có tới hơn 120 định nghĩa về “CT” theo Portelli,1987 [26,tr.17 -19]

Trong tiếng Anh thì “curriculum” có nguồn gốc Latin từ “currere”

có nghĩa là “to run a race-course”(chạy trong trường đua ngựa) Có nghĩa

là chương trình là một tiến trình (course hay path) mà người học phảichạy cho tới đích để kết thúc cuộc đua (race), hay nói cách khác là tất cảcác hoạt động mà người dạy - người học cần thực hiện để kết thúcchương trình và đạt tới các mục tiêu học tập đã đề ra [26,tr.17 -19]

Theo từ điển Giáo dục học - NXB Từ điển bách khoa 2001, khái niệm

chương trình đào tạo được hiểu: "Văn bản chính thức quy định mục đích,

mục tiêu, yêu cầu, nội dung kiến thức và kỹ năng, cấu trúc tổng thể các bộ môn, kế hoạch lên lớp và thực tập theo từng năm học, tỷ lệ giữa các bộ môn, giữa lý thuyết và thực hành, quy định phương thức, phương pháp, phương tiện, cơ sở vật chất,chứng chỉ và văn bằng tốt nghiệp của cơ sở GD và ĐT ”.

Theo Luật giáo dục 2005, chương trình GD được quy định theo điều 6,

Chương I là: "Chương trình giáo dục thể hiện mục tiêu giáo dục, quy định

chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp, mỗi cấp học hay trình độ đào tạo”.

Trang 18

Chương trình dạy học, dù ở cấp độ chương trình ngành học hay mônhọc, chương trình khung hay chương trình chi tiết, chỉ có giá trị pháp lí khiđược các cấp quản lí nhà nước về giáo dục có thẩm quyền phê duyệt Liên quanđến chương trình đào tạo có các khái niệm thiết kế chương trình (curriculumdesign) và phát triển chương trình (curriculum development) [46,tr.130]

Theo Luật giáo dục đại học, Luật số 8/2012 - QH13 mới đây đã quyđịnh rất cụ thể việc xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo, giao tráchnhiệm và quyền hạn cho “Hiệu trưởng cơ sở giáo dục ĐH quyết định sốhọc phần và khối lượng tín chỉ tích lũy cho từng chương trình và trình độđào tạo”

Theo Ts Yvonne Osborne thuộc Dự án QUT và Tổ chức AtlanticPhilanthropies về xây dựng năng lực giáo dục Điều dưỡng Tại Việt Nam tháng

10 năm 2010 thì: Chương trình đào tạo là một trình tự dưới dạng văn bản của

các kinh nghiệm học tập được tạo ra với mục đích phát triển kiến thức cho các học viên.Việc thiết kế các chương trình giảng dạy là hướng trực tiếp đến mục tiêu, qua đó, kinh nghiệm học tập có thể được hướng dẫn và kết quả học tập theo mong đợi được đưa ra nhằm đảm bảo kiến thức của học viên được phát triển phù hợp với khóa học cụ thể [59,tr.2]; Đặc điểm tâm sinh lý, tư

duy, khả năng tiếp thu sẽ khác nhau đối với những người khác nhau, nênchương trình giảng dạy thích hợp nhất là theo quan điểm lấy người học làmtrung tâm Chương trình đào tạo phải được dựa trên một tập hợp các bằngchứng, giá trị và niềm tin để xác định những vấn đề mà học viên cần phải học;Phải xây dựng những quy trình quản lý giảng dạy và học tập Chương trìnhgiảng dạy được thiết lập bởi các cơ quan bên ngoài như Bộ Y tế, giới nghềnghiệp chuyên môn hoặc qua thảo luận nội bộ chẳng hạn như ở các trườngđại học Chương trình đào tạo phản ánh khung năng lực khi sinh viên tốtnghiệp trường đại học hoặc năng lực nghề nghiệp được xã hội và đơn vị sửdụng chấp nhận Một số yếu tố quan trọng của CT đào tạo:

Trang 19

• Khung khái niệm • Nội dung • Chiến lược dạy và học

• Kết quả mong đợi • Quá trình thẩm định • Các quy trình đánh giá.Quá trình xác định các yếu tố trên thành mô hình hợp lý gọi là thiết

Như vậy, Chương trình đào tạo là bản thiết kế tổng thể quá trình giảng

dạy một ngành học hay một khoá đào tạo chi tiết, là căn cứ để xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ, xây dựng giáo trình,chuẩn bị tài liệu,lập dự trù kinh phí, xây dựng cơ sở vật chất, Trong đó, xác định các thành tố như: mục tiêu, nội dung, cấu trúc, thời gian đào tạo, trình tự cách thức tổ chức thực hiện, cách đánh giá kết quả đào tạo và phê duyệt văn bằng tốt nghiệp.

Chương trình đào tạo CNĐD được căn cứ chương trình khung Bộ GD – ĐT và Bộ Y tế phối hợp đã duyệt chương trình khối KH sức khoẻ; Hiệu trưởng chịu trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức hệ thống quản lý khoa, phòng, phát triển chương trình chi tiết và tổ chức thực hiện CT mà hiệu trưởng đã phê duyệt, nhằm đào tạo đạt mục tiêu, sinh viên CNĐD đạt chuẩn đầu ra.

1.1.2 Khái niệm phát triển chương trình đào tạo

Theo PGS Trần Kiểm, trường đại học sư phạm Hà Nội thì “Phát triển

CT được hiểu là một quá trình hay hoạt động tập thể có kế hoạch nhằmtạo ra những thay đổi có lợi về CT đào tạo Quá trình này phụ thuộc vàoquan điểm của 3 chủ thể (theo quan niệm của Boyd Bode): Các chuyêngia, người thực hiện và người học Đây là quan niệm mới so với quanniệm thông thường ở nước ta với ý nghĩ cho rằng phát triển CT là côngviệc của chuyên gia, của giáo viên và không hề nghĩ đến vai trò của

Trang 20

người học Đây cũng chính là vấn đề đặt ra cho các nhà lãnh đạo cơ sởđào tạo làm thế nào để huy động được cả 3 chủ thể trên trong việc pháttriển chương trình Tuy nhiên, theo Ornstein và Hunkins (1993) và Senge,Dutton, Kleiner (2000), tham gia phát triển chương trình đòi hỏi cácthành viên có các phẩm chất như: Trình độ hiểu biết về chuyên ngành để

có thể xác định mức độ vừa đủ của môn học trong CT; có trình độ sưphạm, hiểu biết người học, môi trường học và quá trình dạy học; có kỹnăng tìm kiếm, nắm bắt nhu cầu, kết hợp các kinh nghiệm học tập mộtcách hiệu quả, khả năng xác định và đánh giá giá trị của những hoạt độngđang diễn ra cũng như tác động của toàn bộ CT; có kỹ năng tổ chức; cókhả năng viết văn bản rõ ràng và thuyết phục” [26, tr 3]

Phát triển Chương trình đào tạo,là xác định các vấn đề mà chương

trình hiện thời còn thiếu hụt, để bổ sung – thay đổi – điều chỉnh hoặc thêmmôn học mới vào.Từ đó, tổ chức các hoạt động quản lý dạy và học, nhằm đạtmục tiêu mong muốn của hệ thống GD – ĐT Những tiến bộ về tri thức vàcông nghệ cũng là những yếu tố làm cho việc đổi mới chương trình đào tạotrở nên cần thiết, nhằm theo kịp với nhu cầu phát triển của xã hội Chươngtrình đào tạo phải bám sát thực tiễn để sau đào tạo SV làm được việcchuyên nghiệp, đạt chuẩn mực và chất lượng Phát triển chương trình đàotạo là một trong những công đoạn quan trọng nhất, khó khăn nhất trong quytrình đào tạo “Phát triển chương trình đào tạo là một quá trình thiết kế, điềuchỉnh sửa đổi dựa trên việc đánh giá thường xuyên liên tục”.[53, tr.2] Phát triểnchương trình đào tạo được xem như một quá trình hòa quyện vào trong quátrình đào tạo, bao gồm 7 bước như dưới đây:

Trang 21

GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ GIAI ĐOẠN THIẾT KẾ

VÀ ĐÁNH GIÁ

Trong qui trình trên gồm hai giai đoạn: chuẩn bị và phát triển chươngtrình Giai đoạn chuẩn bị thường dừng ở các công đoạn: phân tích tình hình,phân tích nghề, phân tích công việc, xác định chuẩn bậc nghề/cấp trình độ.Phân đoạn thiết kế, căn cứ từ chuẩn bậc nghề/cấp trình độ, thiết kế chươngtrình,tổ chức thực hiện, đánh giá và điều chỉnh chương trình Hiện nay, Đạihọc Y Dược TPHCM đã có chương trình, nên phát triển chương trình thíchứng với yêu cầu chất lượng Cử nhân Điều dưỡng ngày càng cao Mặt khác, sựphát triển nhanh khoa học công nghệ và thông tin truyền thông,đòi hỏi phảithường xuyên có sự điều chỉnh chương trình đào tạo phù hợp thực tế

Phát triển CT ĐT mang nghĩa thay đổi tích cực CTĐT mới cần phảithõa mãn: 1) Thay đổi đáp ứng yêu cầu nghề ĐD, phù hợp với sự phát triển củakhoa học công nghệ 2) Thay đổi phải có kế hoạch là các bước theo trình tự và

hệ thống để dẫn tới trạng thái mục tiêu 3) Thay đổi phải mang lại sự tiến bộ

“Chương trình là sản phẩm trí tuệ của tập thể, thuộc nhiều cấp độ,thuộc nhiều cương vị xã hội CT cấp độ lớp học tạo cho người dạy, ngườihọc phát huy sáng tạo, đây là giai đoạn CT đào tạo trong kế hoạch,chuyển thành CT được thực hiện thực tế và được kiểm nghiệm” [26,tr 4]

2 Phân tích nghề

1.Phân tích tình hình

3.Phân tích công việc

4.Xác định chuẩn bậc nghề /cấp trình độ nghề

5 Thiết kế chương trình

7 Đánh giá

6.Thực hiện

Trang 22

Trên thực tế, phát triển chương trình đào tạo thường bao gồm 4thành phố cơ bản sau: (1)Xác định vấn đề cần học, nội dung và cách thức

GD – ĐT để đáp ứng yêu cầu học tập; (2) Lập kế hoạch ĐT; (3) Thựchiện ĐT; (4) Đánh giá quá trình ĐT, điều chỉnh kịp thời những sai sót củaCTĐT

Như vậy, Phát triển chương trình đào tạo(Curriculum development)là

một quá trình năng động cao, có tính liên tục, không có kết quả hoàn hảo, luôn được cặp nhật trong suốt quá trình thiết kế phát triển môn học hay khóa đào tạo phù hợp nhu cầu thực tiễn, bám sát những thay đổi công nghệ, những tiến bộ KHKT về chuyên môn và quản lý,để kịp thời điều chỉnh từng khâu của quá trình hoàn thiện chương trình đào tạo, nhằm không ngừng đáp ứng tốt hơn với yêu cầu ngày càng cao về chuẩn mực và chất lượng đào tạo của xã hội.

1.1.3 Khái niệm phát triển chương trình đào tạo Cử nhân Điều dưỡng theo chuẩn năng lực

Để làm việc hiệu quả, con người cần phải có một số phẩm chất tâm lýcần thiết, tổ hợp những phẩm chất này được gọi là năng lực.Tuỳ thuộc vàotính chất nghề, đòi hỏi ở cá nhân những thuộc tính tâm lý nghề nghiệp phù

hợp với nghề Như vậy: Năng lực nghề nghiệp là sự tương ứng giữa những

thuộc tính tâm lý, sinh lý của con người với những yêu cầu do nghề nghiệp đặt ra.

Ở mỗi nghề nghiệp khác nhau sẽ có những yêu cầu khác nhau, nhưngtheo tác giả Mạc Văn Trang thì năng lực nghề nghiệp được cấu thành bởi 3thành tố sau: Thái độ đối với nghề nghiệp, Tri thức chuyên môn, Kỹ nănghành nghề [7,tr.72] Mặt khác, “Năng lực là những khả năng cơ bản dựa trên

cơ sở tri thức, kinh nghiệm, các giá trị và thiên hướng của một con ngườiđược phát triển thông qua thực hành giáo dục" [30,tr.36]

Trang 23

Các cách hiểu trên, đều khẳng định: Nói đến năng lực là phải nói đến

khả năng thực hiện, là phải biết làm (know-how), chứ không chỉ biết và hiểu

(know-what) Tất nhiên hành động thực hiện phải gắn với ý thức và thái độ

Một nghề gồm nhiều lĩnh vực, hay nhiệm vụ nghề nghiệp Nội dung ĐTđược xây dựng thành các mô đun ĐT tương ứng với các lĩnh vực, nhiệm vụnghề Trong từng mô đun ĐT gồm nhiều đơn nguyên học tập/bài học Mỗi đơnnguyên, bài học là một tình huống giải quyết một công việc hay một kỹ năng

Mối quan hệ giữa lĩnh vực nghề, mô đun đào tạo năng lực thực hiện vàđơn nguyên học tập được mô tả như hình sau:

Định hướng cấp trình độ Định hướng khoa học

Đơn nguyên học tập A Đơn nguyên học tập B Lĩnh vực/

Nhiệm vụ nghề

Trang 24

Bảng 1-1: Đặc trưng cơ bản phân biệt đào tạo theo NLTH và đào tạo theotruyền thống

Đặc trưng Đào tạo theo NLTH Đào tạo truyền thống

Người học,

học cái gì?

- Theo các kết quả, được trình bày chính xác (thường gọi là NLTH hoặc công việc) Chúng

đã được xác định là then chốt để làm việc thành công.

- Những NLTH đó được xác định sẵn và mô tả chính xác

về cái mà người học sẽ có khả năng làm được khi học xong chương trình.

− Thường theo sách giáo khoa, đề cương khoá học hay các tài liệu tham khảo khác từ nghề đào tạo.

− Người học hiếm khi biết chính xác họ sẽ học cái gì trong mỗi phần của chương trình.

− Chương trình đào tạo thường được XD theo các môn học, phần, chương, mục … ít có ý nghĩa trong nghề.GV tập trung vào bao quát tài liệu giảng dạy.

-Tài liệu được tổ chức sao cho mỗi người học có thể dừng lại, đi chậm hoặc nhanh hoặc nhắc lại khi cần để học một cách có hiệu quả theo nhịp độ cá nhân

-Có thông tin phản hồi đều đặn trong suốt quá trình học tập tạo cơ hội cho người học điều chỉnh, sửa chữa các bước thực hiện

− Dựa vào GV là chủ yếu, cá nhân giáo viên truyền đạt thông qua trình diễn sống động, diễn giảng, thảo luận hoặc các hoạt động lấy GV làm trung tâm.

− Người học ít có cơ hội kiểm tra quá trình và không gian giờ học.

− Thường có ít thông tin phản hồi đều đặn theo chu kỳ trong quá trình dạy học

Cung cấp cho mỗi người học có

đủ thời gian cho phép để hoàn toàn thông thạo một công việc trước khi được phép chuyển sang học thực hiện những phần công việc tiếp theo

Thường đòi hỏi cả lớp hoặc nhóm người học trong cùng một lượng thời gian như nhau Cả nhóm sau đó mới chuyển sang đơn vị học tập tiếp sau với một khoảng thời gian cố định.

có thể quá sớm hoặc quá muộn đối với

Trang 25

một số người cùng học trong nhóm hay trong lớp.

Đặc điểm cơ bản nhất có ý nghĩa của đào tạo theo NL là sau khi học,CNĐD phải làm được việc trong một số vị trí nhất định, theo chuẩn đầu

ra Điều này liên quan việc đánh giá kết quả của SV dựa vào chuẩn năng lực.

Đào tạo CNĐD theo NL, phương pháp ĐT phải gắn rất chặt chẽ với yêucầu vị trí làm việc của CNĐD, của người sử dụng lao động, của ngành nghềĐD

Ưu điểm nổi bật của hệ thống đào tạo theo NL, là đáp ứng được nhu cầu

của cả người học lẫn người sử dụng lao động qua đào tạo Người tốt nghiệpCTĐT theo NL là người đạt được sự thành thạo công việc theo các tiêu chuẩnquy định, tức là đáp ứng yêu cầu sử dụng, đồng thời, lại có thể dễ dàng tham giacác khoá đào tạo nâng cao hoặc cập nhật các NL mới để sáng tạo, năng động khilàm việc, linh hoạt di chuyển vị trí làm việc Đây là xu hướng mới

Hạn chế chủ yếu của hệ thống đào tạo theo NL, là nội dung CT được

cấu trúc thành các mô đun “tích hợp” dẫn tới người học không được trang bịmột cách cơ bản, toàn diện và có hệ thống các kiến thức theo lôgíc khoa học,không có đủ cơ hội hiểu sâu sắc bản chất lý thuyết của các hiện tượng như

“truyền thống” học các môn học lý thuyết đơn thuần, nên sẽ hạn chế năng lựcsáng tạo ở người học Cần lưu ý khắc phục hạn chế này khi phát triển CTĐT

Phát triển chương trình đào tạo CNĐD theo chuẩn năng lực đòi hỏi xác định

tiêu chuẩn bậc trình độ ĐT và các giai đoạn phát triển nghề ĐD, tập trunghướng dẫn học tập theo tập hợp các tiêu chuẩn chuyên nghiệp có chức năngnền tảng cho CTĐT Việc đạt được các tiêu chuẩn, thể hiện trình độ học tậpphát triển liên tục về kiến thức, thái độ, kỹ năng Học dựa trên năng lực vậndụng tối đa kiến thức, kỹ năng để giải quyết tốt các tình huống thực tế.Chương trình đào tạo CNĐD dựa trên năng lực đưa ra phương pháp tiếp cận

Trang 26

lấy người học làm trung tâm Đánh giá việc dạy và học, các SV phải đối mặtvới tình huống làm việc thực tế, chuyên nghiệp để họ đạt chuẩn khi hànhnghề Do đó, sinh viên CNĐD sau khi tốt nghiệp, sẽ phát triển năng lực, cókhả năng kết hợp giữa thái độ, kiến thức, kỹ năng và hành vi để thực hiệnđược nhiệm vụ theo chức năng quy định Người CNĐD, phải rèn luyện và ĐTliên tục để thành thạo nghề nghiệp, do họ luôn tiếp cận thách thức, ảnh hưởngtrực tiếp đến sự an toàn cho sức khoẻ và tính mạng của con người Tuy nhiên,đào tạo theo mô hình này có các hạn chế nhất định, SV khó thích ứng nhanhvới thay đổi của công việc trong lao động nghề nghiệp do ĐT hướng sâu vàocông việc cụ thể; phải có điều kiện trang thiết bị, tài liệu, môi trường gắn ĐTvới việc làm; tổ chức ĐT phức tạp, CTĐT linh hoạt, tính cá nhân hoácao.Giảng viên phải đạt chuẩn năng lực và có kinh nghiệm thực tế.

Chuẩn năng lực giảng viên phải đáp ứng với trình độ ĐT, thể hiện về thái

độ, kiến thức, kỹ năng được đánh giá theo mức chuẩn năng lực đã quy định

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một vị trí làm việc hay của một công việc là một tổng thể những năng lực về thái độ, kiến thức và kỹ năng cần

thiết mà người được đánh giá đạt trình độ, để làm chủ cấp độ làm việc nào đó,

có khả năng đảm nhiệm vị trí và công việc tương ứng chuẩn cấp độ quy địnhđối với từng vị trí theo chức danh nghề nghiệp đòi hỏi và đã quy định

Trình độ = Thái độ + Kiến thức + Kỹ năng phải đạt được cấp độ quy định.

Vì vậy, phát triển chương trình đào tạo CNĐD về nội dung , cách thứcđào tạo, quá trình đào tạo luôn luôn phải thể hiện tương ứng trình độ đào tạo

Tóm lại, Phát triển chương trình đào tạo CNĐD theo năng lực thực

hiện, phải xác định các tiêu chuẩn năng lực của hoạt động nghề nghiệp Phát triển chương trình đào tạo CNĐD theo năng lực, thể hiện sự gắn kết rất chặt chẽ với yêu cầu của vị trí làm việc, của người sử dụng lao động, của

Trang 27

ngành - nghề Mỗi người sau khi học phải làm được việc, đạt chuẩn đầu ra, đạt an toàn con người Vì vậy, phát triển chương trình đào tạo CNĐD theo chuẩn năng lực trình độ đại học,cần chú trọng tạo sự khác biệt về cấp

độ nghề, bậc nghề theo tiến trình đào tạo; Để hình thành và nâng cao thái

độ, kiến thức, kỹ năng cho sinh viên CNĐD ngày càng tiến đến“Chuẩn đầu ra”.“Chuẩn đầu ra” phải cụ thể, đo lường được, đánh giá được năng lực người CNĐD suốt quá trình đào tạo, khi tốt nghiệp và trong suốt quá trình hành nghề ĐD.

1.2 Nội dung quản lý phát triển chương trình đào tạo cử nhân Điều dưỡng ở Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Phát triển chương trình đào tạo Cử nhân Điều dưỡng ở Đại học YDược TPHCM có tất cả những yếu tố của quy trình quản lý phát triểnchương trình đào tạo Phát triển CT đào tạo CNĐD ở Đại học Y DượcTPHCM gồm các vấn đề:1) Cách tiếp cận và căn cứ phát triển chươngtrình đào tạo; 2) Cách thức phát triển chương trình đào tạo; 3) Xây dựngchuẩn các yếu tố thực hiện chương trình đào tạo; 4) Xây dựng phươngthức quản lý đào tạo; 5) Phân cấp quản lý đào tạo…

Quản lý là sự tác động có ý thức nhằm điều khiển, hướng dẫn hoạtđộng xã hội, những thái độ và hành vi hoạt động của con người để đạt đượcđúng ý chí, mục tiêu của nhà quản lý và phù hợp quy luật khách quan Quátrình đào tạo CNĐD ở Đại học Y Dược TPHCM là chuỗi hoạt động quản lýdạy và học được diễn ra có tính kế hoạch, đòi hỏi tính kỷ luật cao để đạt đượcmục tiêu đào tạo Quản lý phát triển chương trình đào tạo CNĐD ở Đại học YDược TPHCM gồm những nội dung sau:

Một là, quản lý mục tiêu chương trình đào tạo cử nhân điều dưỡng

ở Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 28

Bất cứ một hoạt động nào đều hướng đến đạt được kết quả, mục đích,một kỳ vọng nào đó Tính mục đích hay hướng đích của các hoạt động vừamang tính định hướng vừa tạo động lực, động cơ thúc đẩy hoạt động trongcác môi trường, điều kiện và hoàn cảnh nhất định Các hoạt động đều diễn ratheo một quá trình với nhiều giai đoạn, nên mục tiêu còn là những điểm mốc,dùng để đánh giá tiến triển và để xác định xem hoạt động có đi đúng hướnghay không để điều chỉnh cho đúng hướng Để giáo dục đào tạo được đội ngũCNĐD có chất lượng và hiệu quả cao đáp ứng nhu cầu xã hội trong tình hìnhmới, Đại học Y Dược TPHCM cần phải xác định mục tiêu đào tạo phù hợpvới yêu cầu nhiệm vụ giai đoạn hiện nay Mục tiêu đào tạo sẽ là căn cứ quyếtđịnh các nội dung khác của quá trình đào tạo Quản lý mục tiêu đào tạo đượcthực hiện thông qua quản lý chương trình, nội dung, phương thức dạy và học

cả quá trình làm ra « sản phẩm » CNĐD đạt chất lượng, đúng chuẩn năng lực

chính là chuẩn đầu ra.

Việc xây dựng mục tiêu đúng ngay từ đầu quá trình QL là một yếu tốquan trọng, quyết định chất lượng và hiệu quả, có ý nghĩa quyết định tính khảthi của kế hoạch QL thực hiện chương trình đào tạo Mục tiêu giúp các nhàquản lý nhận định vấn đề và ra quyết định quản lý chính xác, đạt hiệu quảcao Muốn quản lý tốt mục tiêu ĐT, các chủ thể quản lý phải dựa trên cơ sởpháp lý quy định trong luật giáo dục, quy định – quy chế quản lý nhà nước,kết hợp với các văn bản pháp quy thuộc hệ thống về QLY tế và QL giáo dục

cả ở lĩnh vực QL giáo dục và QL chuyên môn lĩnh vực Y Dược – Điềudưỡng Hiệu trưởng Đại học Y Dược TPHCM phải quán triệt tốt mục tiêu,nâng cao nhận thức - hành động chủ thể quản lý, phát huy vai trò đội ngũ cán

bộ QL giáo dục của trường trong các khâu lập kế hoạch, tổ chức, kiểm trathực hiện mục tiêu từng giai đoạn, trong suốt quá trình thực hiện chươngtrình đào tạo và giám sát quy trình đánh giá chuẩn đầu ra để đạt trình độ ĐT

Trang 29

Chương trình đào tạo được xây dựng căn cứ từ mục tiêu đào tạo củaĐại học Y Dược TPHCM Dựa vào mục tiêu đào tạo lựa chọn nội dung,phương pháp đào tạo và cách thức đánh giá kết quả học tập Mục tiêu chútrọng đến sản phẩm đào tạo, với các chuẩn năng lực đã được Bộ Y tế quyđịnh, hiệu trưởng tổ chức thực hiện Mục tiêu đào tạo thể hiện bằng chuẩnđầu ra, là những thay đổi thái độ, kiến thức, kỹ năng, hành vi của SV, là tiêuchí để đánh giá chất lượng, hiệu quả quá trình đào tạo Thông qua chươngtrình đào tạo, những khái niệm nghề nghiệp, học thuyết điều dưỡng, ý tưởngkhoa học, quy trình chăm sóc người bệnh, quy trình kỹ thuật điều dưỡng…sẽđược ứng dụng vào thực hành, giải quyết những ca bệnh hay tình huống quản

lý, để tích luỹ nhiều kinh nghiệm cho sinh viên Nhân cách có tính địnhchuẩn của hệ thống giáo dục quốc dân hay của nghề ĐD được xác định trên

cơ sở những yêu cầu của xã hội về người công dân, về nguồn nhân lực ĐD.Mục tiêu giáo dục Việt Nam xác định là: “ Đào tạo con người Việt Nam pháttriển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trungthành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồidưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của

sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc” (Luật GD 2005, sửa đổi 2010)

CNĐD là những cán bộ y tế có phẩm chất chính trị tốt, có đạo đức tốt,yêu nước, yêu nghề, thương dân, tôn trọng đồng nghiệp; Có kiến thức khoa họcsức khoẻ, có năng lực thực hành nghề ĐD thành thạo, có khả năng phát hiện,giải quyết được những vấn đề thuộc nhiệm vụ và vai trò của CNĐD khi thựchành chăm sóc sức khoẻ, phối hợp điều trị, phòng bệnh, giáo dục sức khoẻ, đàotạo ĐD, NCKH, QL Y tế và quản lý giáo dục – đào tạo nhân lực y tế

Vì vậy, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh cần xây dựng được

“chuẩn đầu ra” Cử nhân Điều dưỡng theo năng lực một cách cụ thể, đo lường được là yêu cầu rất cấp thiết và rất khả thi.

Trang 30

Hai là, quản lý việc xây dựng, hoàn thiện chương trình đào tạo CNĐD ở ĐHYD TPHCM theo chuẩn năng lực đáp ứng yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá và đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Điều 33 của Luật Giáo dục năm 2005, mục tiêu của giáo dục nghềnghiệp được xác định: “ Đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng nghềnghiệp ở các trình độ khác nhau, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức

kỷ luật, tác phong công nghiệp có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho ngưòi laođộng có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học tập nâng caotrình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội,củng cố quốc phòng, an ninh”

Ở bậc Đại học, mục tiêu đào tạo của một ngành, nghề đào tạo theo cácbậc trình độ là cơ sở để thiết kế các CTĐT liên thông giữa các trình độ ĐT ởbậc đại học theo cùng một chuyên ngành đào tạo hoặc chuyên đổi giữa cácchuyên ngành khác nhau Đào tạo trình độ đại học giúp SV có thái độ đúng,nắm vững kiến thức, kĩ năng thực hành cơ bản về một ngành nghề, có khảnăng giải quyết những vấn đề thông thường thuộc chuyên ngành được ĐT

Quản lý chương trình, nội dung ở Đại học Y Dược TPHCM là quátrình quán triệt chiến lược, kế hoạch của cấp trên theo phân cấp QL nhà nước;Hiệu trưởng Đại học Y Dược TPHCM chỉ đạo các phòng ban chức năng vàcác khoa triển khai thực hiện kế hoạch, chương trình, nội dung phù hợpnguồn lực của trường.Thực chất, về quản lý chương trình, nội dung, thờilượng, yêu cầu đào tạo của trường đã được BYT và Bộ GD – ĐT phối hợpban hành chương trình khung đào tạo CNĐD đại học khối ngành khoa họcsức khoẻ năm 2012, trường phải tổ chức thực hiện theo đúng quy định

Chương trình khung đào tạo CNĐD bao gồm các khối kiến thức cơbản,cơ sở và khối kiến thức chuyên ngành, có quy định môn học tương ứngtrong từng khối kiến thức, có lý thuyết, thực hành và thực tập cho CNĐD

Trang 31

Về lý thuyết những kiến thức cơ bản làm nền tảng, khối kiến thức chuyênngành cần đào tạo theo chuyên khoa sâu với thời lượng nhiều hơn, để SV cókiến thức chuyên sâu theo từng lĩnh vực chuyên khoa, vì CNĐD thực hiệnnhiệm vụ là chuyên gia về chuyên môn, giảng dạy ĐD, NCKH và QLĐD.

Thực hành, thực tập cần bố trí chương trình để SV vận dụng được lýthuyết vào thực tiễn thích ứng hệ thống các bệnh viện và cơ sở y tế, giúp SVrèn luyện kỹ năng giao tiếp, kiểm soát nhiễm khuẩn, chăm sóc người bệnh…Chương trình phải thể hiện quán triệt quan điểm và triết lý học phải đi đôivới hành, thực học gắn với thực làm, làm việc khoa học, đúng quy trình, antoàn cho người bệnh

Chương trình khung là văn bản pháp lý chứa đựng các mục tiêu đàotạo thống nhất chung cho các trường trong cùng một ngành học, nhóm ngành

Căn cứ chương trình khung, ban đào tạo khoa ĐD – kỹ thuật y học Đạihọc Y Dược TPHCM xác định tiến độ và kế hoạch ĐT học phần, môn học, tínchỉ, số tiết, thời lượng dạy, thời gian Mặt khác, cần linh hoạt sử dụng khối mônhọc tự chọn linh hoạt, mềm dẻo để đào tạo các kỹ năng cho sinh viên

Chương trình ĐT, thể hiện sự độc đáo, khác biệt, sáng tạo của cán bộ lãnhđạo QL ở phần riêng cho các trường, là những học phần tạo “thương hiệu”

Khi phát triển chương trình đào tạo CNĐD ở Đại học Y DượcTPHCM, cần tuân thủ nguyên tắc chung trong xây dựng chương trình đàotạo, gồm: 1) Bảo đảm tính hợp pháp; 2) Tính nhất quán của toàn bộ chươngtrình; 3) Xác định rõ cách tiếp cận; 4) Bảo đảm tính khoa học, tính thực tiễn;5) Tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ trong quá trình cặp nhật phát triểnchương trình

Nguyên tắc phát triển chương trình đào tạo CNĐD theo năng lực ở Đạihọc Y Dược TPHCM phải thể hiện tiến trình quản lý chất lượng ĐT phù hợpquy định hiện hành, đảm bảo có sự đổi mới; Chuẩn đầu ra (mục tiêu) phải đạt

Trang 32

chuẩn năng lực, phù hợp cấp trình độ ĐT, phù hợp sứ mạng, nhiệm vụ đàotạo của trường và chuẩn năng lực của ĐD; Chú trọng sự đa dạng, linh hoạtcủa hoạt động dạy và học, cách đánh giá nhằm giúp SV đạt chuẩn đầu ra.

Cách thức phát triển chương trình đào tạo CNĐD theo năng lực là điềuchỉnh chương trình căn cứ năng lực mà SV cần đạt được sau khi ra trường,

chính là chuẩn đầu ra, SV phải có năng lực tối thiểu để hành nghề ĐD Vì

vậy, cần thiết kế CT lấy hoạt động sinh viên làm trung tâm Trách nhiệm sinhviên học chủ động tích cực để tìm tòi kiến thức, rèn luyện kỹ năng và tư duy;xác định vấn đề đúng và giải quyết được vấn đề Giảng viên có vai trò hướngdẫn, giám sát để sinh viên rèn luyện tính độc lập, có thái độ đúng, nâng caokiến thức, thực hiện kỹ năng đúng thể hiện qua hành vi Cách thức phát triểnchương trình phải tuân thủ các bước: 1) Phân tích các yếu tố chi phối pháttriển CTĐT; 2) Xác định mục tiêu, cách tiếp cận ; 3)Phác thảo cấu trúc nộidung (các khối kiến thức, các bộ môn bắt buộc, tự chọn, lượng tín chỉ), quytrình (giảng dạy, thực tập, thi) và phương pháp; 4) Hội thảo và xin ý kiếnchuyên gia; 5) Hoàn chỉnh CT; 6) Phê chuẩn và ban hành chương trình ĐT

Phát triển chương trình đào tạo Cử nhân Điều dưỡng hiện nay, cần căn

cứ từ chương trình khung đào tạo CNĐD thuộc nhóm nghề khoa học sứckhoẻ là chương trình đào tạo thể hiện khái quát những đơn vị kiến thức, kỹnăng cốt lõi do Bộ GD - ĐT đã ban hành năm 2012 Từ đó, thiết kế chươngtrình cụ thể hóa chương trình khung phù hợp điều kiện của trường và phù hợpyêu cầu xã hội Chương trình đào tạo thể hiện ở chương trình chi tiết, cụ thểhoá hơn trong đề cương môn học Đại học Y Dược TPHCM cần có đội ngũcán bộ QL giáo dục, QL Điều dưỡng, giảng viên Điều dưỡng có năng lực và

đủ kinh nghiệm để thực hiện được chương trình đào tạo tiếp cận theo chuẩnnăng lực

Trang 33

Ba là, quản lý quá trình tổ chức thực hiện CTĐT Cử nhân Điều dưỡng

Quản lý giáo dục nhà trường là loại hình lao động phức tạp, sáng tạo,

có tính nghệ thuật, tính tổ chức và luôn dựa vào sức mạnh tổ chức, gắn vớinhiệm vụ xây dựng tổ chức và phát triển con người.Vì vậy quá trình đổi mớigiáo dục, chính là đổi mới cách thức quản lý nội dung, chương trình, phươngpháp thực hiện CT; Phải chỉ đạo và kiểm tra quá trình thực hiện Khi tổ chứcthực hiện phải tôn trọng, sáng tạo, tuân thủ nguyên tắc quản lý giáo dục, thíchứng với thực tế, thực tiễn Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ QL giáo dụckết hợp sử dụng cán bộ quản lý giáo dục với các chính sách của các cơ quanchức năng Cần nhận thức đầy đủ văn hoá quản lý trong quản lý giáo dục,trong công tác cán bộ về phẩm chất, năng lực, phong cách…Khi quản lý conngười mà bản thân người QL ứng xử thiếu văn hoá thì họ không có đủ tưcách sư phạm để làm thầy, không thể quản lý - điều hành - lãnh đạo

Muốn tổ chức tốt thực hiện CT đào tạo CNĐD, các chủ thể QL phảiquán triệt mục tiêu QL quá trình đào tạo, nâng cao nhận thức và hành động củacác chủ thể Mặt khác phải phát huy tốt vai trò của hiệu trưởng, của hệ thốngcán bộ QL trong tổ chức và kiểm tra đánh giá thực hiện mục tiêu quản lý

Quản lý hoạt động dạy của giảng viên: đây là đội ngũ cán bộ giảng

dạy với tư cách vừa là nhà sư phạm, vừa là nhà khoa học, vừa hoạt độngchính trị - xã hội Họ cũng là người phát triển và thực hiện chương trình, giáotrình Hoạt động dạy của họ phải vừa truyền đạt kiến thức, hướng dẫn thựchiện, tổ chức, điều khiển, làm mẫu, giải quyết ca bệnh, tình huống thực tế,kiểm tra kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ và trách nhiệm của SV Khi cóchương trình kế hoạch, có mục tiêu và nội dung đào tạo thì việc quản lý dạycủa giảng viên đúng chuẩn là điều kiện tiên quyết có ảnh hưởng lớn đến chấtlượng đào tạo để sinh viên đạt chuẩn đầu ra Vai trò của giảng viên có ý

Trang 34

nghĩa tổ chức, điều khiển, chỉ huy, giám sát trực tiếp cả dạy - học lý thuyết vàlâm sàng, họ hướng dẫn để sinh viên có thái độ, kiến thức, kỹ năng đúng.

Đội ngũ cán bộ QL giảng viên bao gồm Ban giám hiệu, phòng ban chứcnăng, các chủ nhiệm Bộ môn và chính giảng viên tự quản lý bản thân họ

Nội dung quản lý giảng viên với hoạt động dạy học là quản lý chuyênmôn, quản lý nghiệp vụ sư phạm; quản lý cả số lượng, chất lượng của đội ngũgiảng viên; đánh giá từng khâu, từng giai đoạn đào tạo Giảng viên tự kiểmsoát bản thân đạt chuẩn về đạo đức, về chuyên môn, về khả năng sư phạm

Quản lý hoạt động học tập của sinh viên: Sinh viên CNĐD có nhiệm

vụ học tập để đạt chuẩn năng lực làm được việc, đảm nhận một nhiệm vụ,chức danh nhất định sau khi ra trường Sinh viên tự giác thu nhận kiến thức,rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, kỹ năng giao tiếp, ra quyết định…để khi ra trườngphải đạt chuẩn đầu ra theo năng lực Sinh viên CNĐD có đối tượng phục vụ

là con người, cần an toàn cao cho sức khoẻ và tính mạng con người Vì vậy,cần nghiêm túc khi quản lý dạy và học để đảm bảo chất lượng Cần có sựkiểm tra, giám sát chặt chẽ khi dạy thực hành, thực tập, tránh sai sót Đòi hỏicác nhà quản lý phải nắm chắc số lượng, chất lượng SV, bám sát SV tại bệnhviện để có các quyết định phù hợp, đòi hỏi giám sát chặt chẽ và khắt khe kỹthuật chuyên môn Hướng dẫn SV quy trình làm việc khoa học và nghiên cứukhoa học cả trong lĩnh vực chuyên môn và quản lý Mặt khác, SV là đốitượng quản lý nhưng chỉ quản lý tốt hoạt động học tập, khi SV ý thức đầy đủvai trò tự QL, cần tổ chức tốt các hoạt động tự quản lý trong quá trình đào tạobằng hướng dẫn SV phương pháp học tập tích cực, biến quá trình đào tạothành tự đào tạo, tự rèn luyện năng lực và nhân cách SV tự đào tạo có hướngdẫn của giảng viên để nâng cao nhận thức, trách nhiệm, kỹ năng, tích luỹkinh nghiệm nghề nghiệp Vì vậy, cùng phát triển phẩm chất và năng lực của

cả giảng viên và sinh viên, chương trình đào tạo sẽ thiết thực và sát thực tiễn

Trang 35

Quản lý nội dung đào tạo:là quản lý hệ thống kiến thức, kỹ năng, kỹ

xảo, quy trình kế hoạch và quy trình kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn – quản

lý cần trang bị cho SV Quản lý nội dung đào tạo từ khâu thiết kế, triển khai

kế hoạch, đến phân công và phân cấp thực hiện nội dung đào tạo Yêu cầu độingũ quản lý phải thấu hiểu nghề nghiệp, quán triệt sâu sắc mục tiêu, mụcđích, nắm chắc đặc điểm, hiểu rõ nhiệm vụ và vai trò của CNĐD trong hệthống Y tế…Nội dung huấn luyện của CNĐD rất đa dạng và phong phú, cầncấu trúc theo chức năng nhiệm vụ, chuyên khoa,vị trí làm việc, theo từng loạihình cơ sở, dịch vụ việc làm của người ĐD.Ví dụ: theo chức vụ là ĐD trưởngkhoa hay trưởng phòng điều dưỡng bệnh viện; Theo trình độ gồm: thái độ,kiến thức, kỹ năng phải tương ứng với bậc đào tạo…Tương ứng với từngchuyên khoa hay từng loại hình tổ chức sẽ có đòi hỏi CT và nội dung ĐTkhác nhau Chương trình ĐT phải được xác định cụ thể, khoa học, tuân thủnguyên lý và nguyên tắc dạy – học từ đơn giản đến phức tạp, từ mức độ sơcấp đến đạt trình độ trung cấp, nâng dần đạt yêu cầu trình độ cao đẳng và đạihọc, để người học vận dụng được trong thực tiễn công tác sau khi tốt nghiệp

Do đó nội dung đào tạo cần phải được quản lý chặt chẽ trong suốt quá trìnhgiảng dạy của giảng viên và học tập của SV Đặc biệt, tổ chức thực hiện phảigiám sát nội dung đào tạo thực hành lâm sàng tại bệnh viện và cơ sở Y tế, để

SV đạt tiêu chuẩn thực hành kỹ thuật về kỹ năng, kỹ xảo, về mức độ an toàn

Quản lý phương pháp, hình thức và phương tiện đào tạo: Để thực

hiện chương trình đào tạo CNĐD theo chuẩn năng lực đảm bảo chất lượng,chuẩn mực, chuyên nghiệp đội ngũ cán bộ QL giáo dục và giảng viên phảiđổi mới, sử dụng một hệ thống các phương pháp, hình thức và phương tiệnđào tạo tiên tiến, hiện đại Giảng viên cần sử dụng các phương pháp giảngdạy tích cực cả trong lý thuyết và thực hành, hướng dẫn SV học để thu nhậnkiến thức, chú trọng rèn luyện thái độ, kỹ năng thực hành, thực làm, qua thảo

Trang 36

luận nhóm, làm tiểu luận, hội thảo, thực tập, rèn kỹ năng Giảng thực hành tạibệnh viện, giảng viên phải hướng dẫn sinh viên tự làm đạt chuẩn năng lựcchính xác, đảm bảo chất lượng chăm sóc và điều trị an toàn cho người bệnh.Phương tiện và trang thiết bị đào tạo cần hiện đại hoá, nâng cao trình độ kỹthuật để đảm bảo chất lượng ĐT nhân lực ngành Y tế và nhân lực cho xã hội.

Quản lý kết quả đào tạo: thường tập trung QL việc kiểm tra đánh giá

kết quả ĐT theo CTĐT, nội dung ĐT đã được phê duyệt Đánh giá theo quátrình ĐT để quản lý kết quả, hình thức, phương pháp đánh giá kết quả có ảnhhưởng mạnh mẽ tới các yếu tố của quá trình ĐT; trực tiếp tác động tới động

cơ, thái độ và mục đích của hoạt động dạy và học Vì thế, cần đánh giá chínhxác, khách quan, khoa học, QL chặt chẽ kết quả học tập của SV, đánh giátheo chuẩn đầu ra thể hiện ở thực tế khi SV xử lý tình huống cả ba mặt thái

độ, kiến thức, kỹ năng Từ đánh giá quá trình đào tạo theo từng modunchuyên khoa hay đánh giá tốt nghiệp đều phải đánh giá trên thực tế chăm sócngười bệnh hay tình huống quản lý thực tế mới đánh giá chính xác kiến thức,

kỹ năng và thái độ của sinh viên qua kỹ năng nhận định và giải quyết vấn đề

Bốn là, quản lý sự phân cấp quản lý đào tạo CNĐD ở ĐHYD TPHCM

Hiện tại, Đại học Y Dược TPHCM chưa phát huy và cũng chưa phảithực hiện hết quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục đại học.Nhiều chục năm qua, là một cơ sở đại học độc quyền, nhưng trường vẫn đàotạo sơ cấp, trung cấp, thậm chí các chứng chỉ ngắn hạn không phân loại.Nhiều năm đào tạo cao đẳng VLVH lại không tuyển sinh đại học, cho đếnnay Đại học Y Dược TPHCM vẫn chưa tuyển sinh đào tạo cao đẳng ĐDchính quy, nhưng duy trì xét tuyển sinh đào tạo trung cấp ĐD, sơ cấp, chứngchỉ xoa bóp… “tự chọn” đầu vào và sử dụng nhân lực ĐD rất yếu kém…đểduy trì hoạt động

Trang 37

Trong khi là một trường đại học trọng điểm của quốc gia, trực thuộcBYT chủ quản, Đại học Y Dược TPHCM có nhiệm vụ, chức năng đào tạocán bộ bậc đại học cung cấp cho các tỉnh phía Nam & cả nước để đào tạochuyên gia về thực hành chăm sóc, cán bộ quản lý ĐD, NCKH và giảng viêndạy ĐD…

Xu thế chung các nước phát triển trên thế giới và các nước trong khuvực chỉ đào tạo và sử dụng Điều dưỡng chuyên nghiệp có trình độ cao đẳngtrở lên, ví dụ Mỹ đang đặt ra kế hoạch đào tạo và đưa vào sử dụng đạt 80%

ĐD có trình độ đại học, còn lại là ĐD có trình độ TS và ThS Năm 2012, BộLao động, thương binh và xã hội Việt nam ký kết với Nhật bản thoả thuậntuyển chọn CNĐD có trình độ từ cao đẳng và đại học cho chương trình thựctập sinh để đào tạo, sau đó mới thi, nếu đạt chứng chỉ thì làm hộ lý và ĐDthực hành chăm sóc…Hầu hết ở 63 tỉnh và các thành phố trực thuộc TW đã

có trường cao đẳng, trung cấp và gần đây “bùng phát” quá nhiều trường tưđào tạo Điều dưỡng với đầu vào tuyển sinh vô tội vạ, dư thừa ĐD trung cấpyếu kém từ đầu vào đến đầu ra, có sự góp sức mạnh mẽ của đội ngũ giảngviên Đại học Y Dược TPHCM.Vì vậy, Đại học Y Dược TPHCM chưa thựchiện nghiêm túc phân cấp đào tạo và vai trò định hướng xã hội về đào tạoCNĐD mà tự đánh mất thị phần đào tạo đại học; Làm gia tăng yếu tố cạnhtranh thiếu lành mạnh do chưa thực hiện phân cấp theo đúng chức năngnhiệm vụ của trường đại học cấp quốc gia là đào tạo CNĐD trình độ caođẳng, đại học và sau đại học theo phân loại từng chuyên khoa sâu, phảichuyên khoa hoá

1.3 Định hướng phát triển chương trình đào tạo cử nhân Điều dưỡng ở Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

1.3.1 Dự báo nhu cầu đào tạo CN Điều dưỡng ở Đại học Y Dược TP HCM

Trang 38

Kế hoạch chiến lược phát triển đất nước và ngành Y tế cho thấy nhânlực ĐD chiếm 50 – 60% trong cơ cấu nhân lực Y tế nhằm thực hiện vai tròcủa điều dưỡng trong việc xây dựng ngành Y tế hiện đại, hoàn chỉnh và đồng

bộ, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân Cơ sở hệ thống Y tế tưnhân ngày càng phát triển trong nước và nhu cầu ĐD các nước khác đang giatăng thu hút số lượng lớn Cử nhân Điều dưỡng Xu hướng sử dụng nhân lực

ĐD có 70% là trình độ từ cao đẳng trở lên, chú trọng đào tạo và sử dụng 40%CNĐD có trình độ đại học để thực hành lâm sàng, quản lý, NCKH và giảngdạy ĐD, đòi hỏi gia tăng cả số lượng và chất lượng CNĐD trình độ đại học

Việt Nam dân số 90 triệu người sẽ còn tăng, mô hình bệnh tật nhiều thayđổi, nhu cầu chăm sóc y tế phát sinh mới như: spa, chăm sóc sức khoẻ, thẩmmỹ…Tính chuyên nghiệp, đòi hỏi CNĐD phải được đào tạo có đủ năng lực,chuyên khoa hoá,chuyên nghiệp hoá, để phục vụ tốt hơn chăm sóc sức khoẻ

Mặt khác, kỹ thuật Y học tiên tiến, trang thiết bị Y tế và KHCN trongthế kỷ 21 gia tăng nhanh chóng đang thúc đẩy phải phát triển chương trình đàotạo mới và đào tạo liên tục CNĐD để đáp ứng nhu cầu Việt Nam và quốc tế

Việt Nam chọn đào tạo theo chuẩn năng lực để đáp ứng các yêu cầu của

ĐD thế giới; để được xã hội chấp nhận các tiêu chuẩn năng lực hoạt độngchăm sóc của người ĐD; để sử dụng trong phát triển chương trình giảng dạy

ĐD cho các chương trình ba và bốn năm; Để nâng cao chất lượng chăm sóctoàn diện của các ĐD viên trong phạm vi thực hành; xây dựng năng lực củagiảng viên để giảng dạy ĐD và chuẩn bị cho hệ thống đăng ký cấp giấy phéphành nghề cho ĐD tại Việt Nam.Tháng 4/2012, Bộ Y tế đã ban hành Chuẩnnăng lực Điều dưỡng Việt Nam - Chuẩn đạo đức Điều dưỡng Việt Nam và Tàiliệu “Hướng dẫn phát triển chương trình đào tạo CNĐD theo chuẩn năng lực”

để các trường đào tạo Điều dưỡng làm căn cứ xây dựng chương trình

Trang 39

Khoa Điều dưỡng – Kỹ thuật Y học, Đại học Y Dược TPHCM, có

trách nhiệm đào tạo nhân lực CNĐD cho các tỉnh - thành phía Nam, đáp ứngnhu cầu chăm sóc sức khỏe của Việt Nam, hội nhập quốc tế và nhằm thựchiện chiến lược đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục - Y tế của ĐHYDTPHCM

Vì vậy, cấp thiết phải “Phát triển chương trình đào tạo Cử nhân Điều

dưỡng ở Đại học Y Dược TP HCM” định hướng đào tạo theo năng lực, để

chương trình vừa phù hợp thực tiễn các yêu cầu nghề nghiệp Điều dưỡng, vừachuẩn hóa và hiện đại hóa Cần quản lý “chuẩn đầu ra” khi tốt nghiệp, khihành nghề, bằng công cụ đo lường được cả ba lĩnh vực: thái độ, kiến thức, kỹnăng, khả năng vận dụng vào thực tiễn phục vụ cuộc sống bản thân, gia đình

và xã hội.Thực tế, cho thấy hiệu quả, chi phí, chất lượng sẽ rất khác nhau giữa

tổ chức dạy - học hoàn toàn trong môi trường học đường với cách thức tổ chứcdạy học và làm ngay trong bối cảnh thực tế, xử lý thật sự các tình huống tạibệnh viện

Khi phát triển chương trình đào tạo CNĐD ở ĐHYD TP HCM cần đạtcác yêu cầu sau:1)Xây dựng được “chuẩn đầu ra” cụ thể, đo lường được, đạt

được chuẩn ở cả ba lĩnh vực: Thái độ, Kiến thức và Kỹ năng.2) Phát triển

chương trình phải chuẩn hóa, hiện đại hóa, đúng hướng đào tạo CNĐD theo

chuẩn năng lực để đáp ứng nhu cầu của xã hội 3)Xây dựng được các quy

trình phát triển và thực hiện chương trình 4) Có biện pháp chuẩn bị các

nguồn lực để thực hiện được chương trình đạt mục tiêu đào tạo.5) Thường

xuyên đánh giá, kiểm định, kiểm tra việc phát triển & thực hiện chương trìnhđào tạo CNĐD để sinh viên ra trường đạt “chuẩn đầu ra”

1.3.2 Những định hướng cơ bản phát triển chương trình đào tạo Cử nhân Điều dưỡng ở Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Kết quả “Phân tích và đánh giá chiến lược Đại học Y Dược TPHCM đến2015” tháng 12/2010 của Ths Trương Thị Thùy Trang theo mô hình chiến lược

Trang 40

Delta phản ánh ba định vị chiến lược của tổ chức bao gồm: Giải pháp khách

hàng; Chi phí thấp và Khác biệt hóa Sự phân tích chiến lược theo mô hình

Delta mở ra cách tiếp cận mới, xác định sinh viên là “sản phẩm”, triển khai

chiến lược với những quy trình thể hiện 3 nội dung cơ bản: Đổi mới; Định

hướng khách hàng; Hiệu quả hoạt động.Trong đó:

* Định hướng từ hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước

Phát triển chương trình đào tạo CNĐD ở Đại học Y Dược TPHCM cầnbám sát lý luận chỉ đạo của Đảng - nhà nước, bám sát thực tiễn về quản lý Y

tế và quản lý GD – ĐT Cần quán triệt CN Mác – Lê nin, Tư tưởng Hồ ChíMinh, đặc biệt là những nghị quyết của TW đảng từ khóa VI đến XI; Căn cứTriết lý giáo dục, Khoa học QLY tế & giáo dục, kết hợp kinh nghiệm thực tế;Căn cứ Chiến lược và xu thế phát triển GD – YT của Thế giới,Việt Nam vàchiến lược phát triển Đại học Y Dược TPHCM.Yêu cầu hiện nay là đổi mớicăn bản,toàn diện GD – ĐT, chú trọng phát triển chương trình tiên tiến trên

cơ sở tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại và kinh nghiệm Việt Nam, phát huynội lực và vận dụng sáng tạo

Quan điểm chỉ đạo của BYT về đào tạo là: 1)Đào tạo dựa trên nhu cầuthực tiễn xã hội 2) Đào tạo cung cấp kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp choĐD.3) Xây dựng chương trình và nội dung đào tạo ĐD theo năng lực thựchành để thúc đẩy quá trình hội nhập, để công nhận trình độ đào tạo CNĐD

Vì vậy, hiệu trưởng nhà trường phải có kế hoạch và tổ chức nhiều biệnpháp để cán bộ quản lý và nhân viên nâng cao nhận thức tư tưởng, thấu hiểuyêu cầu đổi mới, có tính trách nhiệm cao, hành động cụ thể, đạt hiệu quả

*Định hướng từ khách hàng là người học và người sử dụngnhân lực

o Phát triển các loại hình đào tạo, xây dựng CTĐT theo chuẩn năng lực,đặt SV ở vị trí trung tâm, đáp ứng nhu cầu học tập tích cực của SV trong vàngoài giảng đường, khuyến khích tư duy sáng tạo, học tập có phê phán, tích

Ngày đăng: 21/06/2018, 17:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w