ĐBSCL có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, có tiềm năng lớn nhất để phát triển nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lương thực, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, phát triển vườn cây ăn trái đem lại giá trị xuất khẩu lớn cho cả nước và mở rộng giao lưu với khu vực và thế giới. ĐBSCL không chỉ nổi tiếng là vựa lúa hàng hóa, vựa tôm cá của cả nước mà còn có thế mạnh về trồng cây ăn quả. Toàn vùng ĐBSCL hiện có trên 288.000 ha cây ăn quả các loại, cho sản lượng mỗi năm trên 7 triệu tấn quả phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Với mức giá ổn định cũng như được thị trường vô cùng ưa chuộng, BDX là một trong những loại trái cây được nhiều hộ nông dân lựa chọn làm mô hình làm giàu trong thời gian qua. Trong những năm gần đây, BDX phát triển mạnh tại nhiều nơi ở vùng ĐBSCL, đem lại nguồn thu nhập lớn cho nông dân.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
H’DUNG NIÊ KDĂM
TÊN ĐỀ TÀI
“Phân tích triển vọng sản xuất bưởi da xanh
tại đồng bằng sông Cửu Long”
Trang 2ii
Trang 3MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT i
MỞ ĐẦU 1
1 Đặt vấn đề 1
2 Mục tiêu của đề tài 2
Muc tiêu tổng quát: 2
Mục tiêu cụ thể: 2
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2
3.1 Ý nghĩa khoa học 2
3.2 Ý nghĩa thực tiễn 2
4 Giới hạn của đề tài 2
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1
1.1 Hệ thống cây trồng và các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống cây trồng 1
Phần II 6
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6
2.1 Đối tượng nghiên cứu 6
2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 6
2.3 Nội dung nghiên cứu 6
2.4 Phương pháp nghiên cứu 6
2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu 6
2.4.2 Phương pháp xử lý số liệu 6
2.4.3 Phương pháp phân tích 6
Phần III 1
KẾT QUẢ THẢO LUẬN 1
3.1 Đặc điểm và vai trò của sản xuất BDX 1
3.2 Các điều kiện để phát triển sản xuất BDX 2
3.2.1 Điều kiện tự nhiên 2
3.2.2 Kỹ thuật trồng và điều kiện chăm sóc 3
3.2.3 Đầu ra sản phẩm 4
3.3 Thực trạng sản xuất BDX tại ĐBSCL 4
3.4 Một số chính sách sản xuất BDX tại ĐBSCL 7
3.5 Phân tích năng lực cạnh tranh ngành sản xuất sản phẩm BDX (mô hình kim cương) 9
Phần IV 11
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO 13
i
Trang 4DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
HSTNN Hệ sinh thái nông nghiệp
ii
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề
ĐBSCL có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, có tiềm nănglớn nhất để phát triển nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lương thực, nuôi trồng,đánh bắt thủy sản, phát triển vườn cây ăn trái đem lại giá trị xuất khẩu lớn cho cảnước và mở rộng giao lưu với khu vực và thế giới
ĐBSCL không chỉ nổi tiếng là vựa lúa hàng hóa, vựa tôm cá của cả nước
mà còn có thế mạnh về trồng cây ăn quả Toàn vùng ĐBSCL hiện có trên288.000 ha cây ăn quả các loại, cho sản lượng mỗi năm trên 7 triệu tấn quả phục
vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu
Với mức giá ổn định cũng như được thị trường vô cùng ưa chuộng, BDX làmột trong những loại trái cây được nhiều hộ nông dân lựa chọn làm mô hình làmgiàu trong thời gian qua Trong những năm gần đây, BDX phát triển mạnh tạinhiều nơi ở vùng ĐBSCL, đem lại nguồn thu nhập lớn cho nông dân
Trong lúc nhiều loại nông sản chủ lực tại ĐBSCL, thậm chí lúa gạo là mặthàng chiến lược cứ lâm vào điệp khúc “được mùa, rớt giá” khiến thu nhập củanông hộ sụt giảm, thì nhiều năm nay không ít nhà vườn “ăn nên làm ra”, thoátnghèo và làm giàu bền vững từ BDX So với một số cây ăn trái khác, cây trồngnày có những ưu điểm vượt trội: Dễ trồng, năng suất cao, thu hoạch rải vụ quanhnăm, tiêu thụ dễ dàng Tuy nhiên, thực tế chất lượng BDX không đồng đều, sảnlượng còn thấp, làm giảm tính cạnh tranh trên thị trường Diện tích đất sản xuấtcủa hộ nông dân nhỏ lẻ, không tập trung Chưa có nhiều diện tích chứng nhận antoàn, vệ sinh thực phẩm có thể gây nguy cơ mất thị trường Các nước trong khuvực như Thái Lan, Philippines, Trung Quốc sản xuất bưởi có chất lượng caođồng đều, giá thấp Do phải cạnh tranh nhiều khi thu mua, nên thương lái khó
kiểm soát được sản lượng và chất lượng bưởi Việc phân tích triển vọng sản
xuất BDX của ĐBSCL là yêu cầu khẩn thiết nhằm xác định chỗ đứng của loại
trái cây này trên thị trường thế giới, từ đó tìm ra hướng đi mới giúp nâng cao sứctrạnh tranh của sản phẩm BDX của ĐBSCL nói riêng, củaViệt Nam nói chung
2 Mục tiêu của đề tài
Trang 6Muc tiêu tổng quát: Xây dựng thương hiệu cho BDX có chỗ đứng vững
chắc trên thị trường thế giới, góp phần nâng cao đơi sông cho người nông dân,hơn nữa gia tăng xuất khẩu thu ngoại tệ về cho đất nước
Mục tiêu cụ thể:
- Phân tích năng lực cạnh tranh và triển vọng sản xuất BDX tại ĐBSCL
- Đề xuất các giải pháp phát triển sản xuất BDX một cách hợp lý tạiĐBSCL
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1 Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học cho việc bố trí và quản lý hệ thốngsản xuất BDX hợp lý, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùngĐBSCL
- Góp phần khẳng định vị trí, vai trò của BDX trong đời sống của ngườinông dân tại các tỉnh ĐBSCL
- Việc phổ biến và nhân rộng nhiều mô hình liên kết hợp tác sản xuất BDXđạt hiệu quả cao sẽ tạo tiền đề cho việc mở rộng diện tích thâm canh loại trái câyđặc sản này
4 Giới hạn của đề tài
Trang 7Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Hệ thống cây trồng và các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống cây trồng
Khái niệm về hệ thống cây trồng
Trên thế giới có rất nhiều cách hiểu khác nhau: Theo Zandstra et al.
(1981) (Dẫn theo Phạm Chí Thành và cs., 1996) cho rằng, hệ thống cây trồng(HTCTr) là thành phần các giống và loài cây được bố trí trong không gian vàthời gian của một HSTNN, nhằm tận dụng hợp lý nhất các nguồn lợi tự nhiên,kinh tế - xã hội
Những yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới hệ thống cây trồng
Theo Phạm Chí Thành (2012) người nông dân trồng trọt loại cây gì, kỹthuật áp dụng, luân canh cây trồng như thế nào là tùy thuộc vào điều kiện tựnhiên (đất đai, khí hậu ), kinh tế (giao thông, thủy lợi, nhu cầu thị trường)
và xã hội (chính sách phát triển, phong tục tập quán…) Các nhóm yếu tố nàyđược xếp vào nhóm yếu tố bên ngoài chi phối các quyết định của người nôngdân Nông nghiệp Việt Nam hiện tại còn ở mức sản xuất hàng hóa nhỏ chưamang tính chuyên canh do các hộ nông dân chủ động sản xuất trên diện tíchcanh tác của mình Vì vậy, việc lựa chọn HTCTr còn phụ thuộc vào điều kiện
cụ thể của nông hộ như: đất đai, lao động, vốn, kỹ năng, trình độ sản xuất
Khí hậu: Nông nghiệp có quan hệ qua lại phức tạp với các điều kiện tự
nhiên, trong đó có yếu tố khí hậu Diễn biến khí hậu thường được thể hiệnbởi thời tiết, chúng là những nhân tố tác động mạnh mẽ nhất đến sản xuất nôngnghiệp, được thể hiện qua năng suất (cao hay thấp) và chất lượng nông sản (tốthay xấu) Vì vậy, trong nghiên cứu HTCTr, điều cần quan tâm đầu tiên là cácyếu tố thời tiết cấu thành khí hậu Nói đến vai trò của khí hậu đối với sản xuất
nông nghiệp, viện sĩ V I Vavilop cho rằng: "Biết được các yếu tố khí hậu,
chúng ta sẽ xác định được năng suất, sản lượng mùa màng, chúng mạnh hơn cả kinh tế, mạnh hơn cả kỹ thuật" Những điều kiện khí hậu được xác định cho
nông nghiệp là ánh sáng, nhiệt độ và nước Ngoài ra, cũng phải thấy "khí hậu
nào, đất nào, cây đó", cho nên khí hậu là yếu tố quyết định sự phân bố động,
thực vật trên trái đất, ngay cả mạng lưới sông ngòi, độ màu mỡ của đất cũng là
Trang 8hệ quả của khí hậu.
Ánh sáng: Ánh sáng cung cấp năng lượng cho quá trình tổng hợp chất
hữu cơ của cây Ánh sáng là yếu tố biến động, ảnh hưởng đến năng suất Cầnxác định yêu cầu của cây trồng về cường độ chiếu sáng và khả năng cung cấpánh sáng từng thời kỳ trong năm để bố trí cây trồng hợp lý Mỗi cây trồng cóyêu cầu ánh sáng khác nhau Theo Lý Nhạc và cs (1987) cho rằng: loại câyquang hợp theo chu trình C4 và chu trình CAM là những cây ưa sáng, đồngthời cũng là cây ưa nóng Các cây quang hợp theo chu trình C3 yêu cầu ánhsáng thấp hơn
Độ dài ngày: Độ dài ngày dùng để xác định thời gian sinh trưởng của
cây, muốn biết khả năng cung cấp ánh sáng cho cây, cần biết bức xạ và số giờnắng hàng tháng hoặc số giờ nắng bình quân ngày Khi xem xét vai trò củaánh sáng (độ dài ngày ngắn hay dài) đối với cây trồng phải xem xét độ dàingày theo mùa sinh trưởng của cây trồng Để bố trí HTCTr phù hợp, đạt năngsuất cao và ổn định cần phải căn cứ vào nhu cầu của cây về nhiệt độ và ánhsáng ở giai đoạn cuối và tình hình nhiệt độ, ánh sáng từng tháng trong năm
Nhiệt độ: Theo Nguyễn Văn Viết (2009) diễn biến của nhiệt độ có ý
nghĩa quyết định đến cơ cấu thời vụ gieo trồng khi các điều kiện khác được bảođảm Từng loại cây, giống cây, các bộ phận của cây, các quá trình sinh lý củacây phát triển thích hợp và an toàn trong khoảng nhiệt độ nhất định Tác giả LýNhạc và cs (1987) cho rằng: cây ưa nóng là những cây trong 2 tháng cuối yêucầu nhiệt độ trên 20oC, cây ưa lạnh là những cây trong 2 tháng cuối yêu cầunhiệt độ dưới 20oC Nếu không có nhiệt độ phù hợp với đặc tính ưa nhiệt củacây dẫn đến năng suất giảm Căn cứ vào yêu cầu nhiệt độ của từng nhóm cây:
ưa nóng, ưa lạnh hay ngày ngắn để bố trí HTCTr trong năm
Lượng mưa: Nước là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với cây trồng Cây
trồng đòi hỏi một lượng nước lớn gấp nhiều lần trọng lượng chất khô củachúng Lượng nước mà cây tiêu thụ để hình thành một đơn vị chất khô củamột số cây trồng (gọi là hệ số tiêu thụ nước) như ngô: 250-400 đơn vị nướccho 1 đơn vị chất khô, lúa: 500-800 đơn vị nước cho 1 đơn vị chất khô, bông:
Trang 9300-600, rau: 300-500, cây gỗ: 400- 500, Hầu hết lượng nước được sửdụng cho nông nghiệp là nước mặt, các nguồn này được cung cấp chủ yếu từlượng mưa hàng năm Tuỳ theo lượng mưa hàng năm, khả năng cung cấp vàkhai thác nước đối với một vùng cụ thể được xem xét để lựa chọn hệ thống câytrồng thích hợp.
Đất đai: Đất đai là một trong những nguồn tài nguyên quan trọng nhất.
Bảo vệ, duy trì và cải tiến nguồn tài nguyên này là tiêu chuẩn để tiếp tục duytrì chất lượng cuộc sống trên trái đất Điều kiện đất đai và khí hậu mang tínhchất quyết định để bố trí cây trồng hợp lý Nó tuỳ thuộc vào điều kiện địa hình,
độ dốc, chế độ nước ngầm, thành phần cơ giới đất để bố trí một hoặc một sốcây trồng phù hợp Hiểu được mối quan hệ giữa cây trồng với đất sẽ dễ dàngxác định được HTCTr hợp lý ở một vùng cụ thể
Cây trồng: Trong hệ sinh thái đồng ruộng, cây trồng là thành phần trung
tâm của hệ Mỗi loại cây có những yêu cầu về điều kiện sống như đất đai,khí hậu khác nhau Các loại cây trồng có tập đoàn vi sinh vật đất, vi sinh vậtcộng sinh và cả các loại sinh vật hại riêng Hơn nữa, mỗi loại cây trồng lại cóbiện pháp canh tác, kỹ thuật chăm sóc cụ thể Vì vậy, mỗi vườn cây có thể xem
là một HSTNN Nhiệm vụ của khoa học cây trồng là sử dụng những nguồn lợi
đó một cách tốt nhất Khí hậu và đất đai là các yếu tố mà con người ít có khảnăng thay đổi, còn với cây trồng thì con người có thể thay đổi các yếu tốđầu vào, chọn lựa, di thực Với tiến bộ công nghệ sinh học ngày nay, conngười có thể thay đổi bản chất của cây trồng theo ý muốn thông qua các biệnpháp như lai tạo, chọn lọc, gây đột biến, nuôi cấy vô tính
Hệ sinh thái: HSTNN hiện diện như là một hướng có tính khoa học được
sử dụng trong nghiên cứu, đối thoại và lựa chọn mục đích để quản lý giảm chiphí đầu vào của hệ sinh thái Làm sáng tỏ những vấn đề tính bền vữngtrong nông nghiệp là mục tiêu chủ yếu của HSTNN Xây dựng HTCTr làxây dựng hệ sinh thái nhân tạo, đó là HSTNN mà trong đó cây trồng là thànhphần chủ yếu Do đó, cần duy trì yếu tố cần thiết của HTCTr như đất nôngnghiệp, đất rừng và bảo tồn duy trì đa dạng gien Vì vậy, việc xác định chủngloại và từng giống cây trồng phù hợp trong hệ sinh thái ở từng nơi là rất quan
Trang 10trọng Điều kiện để xác định, quyết định tính phù hợp của chúng tại một địaphương cụ thể là các yếu tố sinh thái Ngoài thành phần chính là cây trồng, hệsinh thái còn có các thành phần sống khác như cỏ dại, sâu, bệnh, vi sinh vật,những động vật, côn trùng và những sinh vật có ích khác Các thành phầnsống ấy cùng với cây trồng tạo nên một quần thể sinh vật, chúng chi phối lẫnnhau, tạo nên các mối quan hệ rất phức tạp, tạo dựng và duy trì cân bằng sinhhọc trong hệ sinh thái theo hướng hạn chế các mặt có hại, phát huy mặt có lợiđối với con người là vấn đề cần được quan tâm trong HSTNN.
Tiến bộ Khoa học công nghệ: Bao gồm các quy trình, công nghệ, biện
pháp kỹ thuật cụ thể và quản lý sử dụng đất, sản xuất, thu hoạch, chăm sóc, bảo
vệ các loại sản phẩm nông nghiệp
Hiệu quả kinh tế: Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất
lượng của các hoạt động kinh tế Nâng cao chất lượng hoạt động kinh tế nghĩa
là tăng cường trình độ lợi dụng các nguồn lực sẵn có trong một hoạt động kinh
tế Đây là đòi hỏi khách quan của nền sản xuất xã hội do nhu cầu vật chất cuộcsống của con người ngày một tăng Do yêu cầu của công tác quản lý kinh tếcần thiết phải phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng các hoạt độngkinh tế, do đó đã xuất hiện phạm trù hiệu quả kinh tế Vận dụng vào việc pháttriển hệ thống cây trồng bền vững cho thấy cần phải tận dụng triệt để điều kiện
tự nhiên để bố trí cơ cấu cây trồng, chủng loại cây trồng sao cho hợp lý trên mộtđơn vị diện tích
Thị trường: Thị trường không phải chỉ do cạnh tranh điều khiển mà còn do
sự hợp tác và tương trợ lẫn nhau Tiếp tục nghiên cứu về thị trường, các nhà
xã hội học và chính trị học cho rằng thị trường còn do các điều kiện xã hội
và chính trị quyết định mà kinh tế học trước đó thường quên không đề cập
Nông hộ: Tác giả Đặng Kim Sơn (2006)cho rằng: nước ta trong
thời kỳ đổi mới, các chính sách mới một lần nữa xác lập vị trí số một của kinh
tế hộ nông dân ở nông thôn Trong nông thôn có 3 nhóm hộ chính là: (i) Nhóm
hộ sản xuất hàng hoá (chiếm khoảng 30%); (ii) nhóm hộ bước đầu đi vào sảnxuất hàng hoá nhưng còn ít, quy mô nhỏ (chiếm gần 55%); (iii) nhóm hộnghèo (chiếm dưới 15%)
Trang 11Chính sách:
Tóm lại, hệ thống cây trồng chịu chi phối bởi cả yếu tố tự nhiên và
xã hội Các yếu tố này vừa là môi trường, vừa là điều kiện để cải tiến phát triểnHTCTr Để đáp ứng tốt nhất mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững phải
sử dụng và khai thác một cách hài hòa các lợi thế của môi trường chi phối
1.2 Những việc cần thực hiện trong chuyên đề
- Xác định tiến độ thực hiện chuyên đề
- Đo lường, điều tra, thu thập dữ liệu liên quan đến chuyên đề
- Phân tích số liệu
- Giải thích, làm sáng tỏ số liệu
- Viết báo cáo kết quả, kiến nghị, khuyến nghị
- Hoàn thiện chuyên đề
Trang 12Phần II NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu
- Các cơ chế, chính sách, chủ trương có liên quan đến sản xuất BDX tạiĐBSCL
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội có liên quan đến sản xuấtBDX tại ĐBSCL
- Một số sản phẩm trong sản xuất BDX tại ĐBSCL có thế mạnh so với sảnphẩm BDX trên thế giới
2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu trên phạm vi vùng ĐBSCL.
- Thời gian nghiên cứu: Thông tin và số liệu được lấy trong khoảng thời
gian từ năm 2012 - 2014
2.3 Nội dung nghiên cứu
Phân tích đánh giá một số giá trị kinh tế chủ yếu trong sản xuất BDX tạiĐBSCL
2.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu
Sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, bao gồm:
- Niên giám thống kê các năm 2012 - 2014 (Tổng cục Thống kê).
- Các tài liệu, chính sách, bài báo có liên quan đến sản xuất cây BDX củaĐBSCL
- Sách tham khảo, đề tài nghiên cứu, tạp chí có liên quan đến vấn đề nghiêncứu
Trang 13Phần III KẾT QUẢ THẢO LUẬN
3.1 Đặc điểm và vai trò của sản xuất BDX
Bưởi thuộc họ cây the có múi (cam, chanh, bưởi, quýt), được trồng phổ biến
ở vùng ĐBSCL Nhưng trong số đó, BDX được mệnh danh là “vua” của các loạibưởi, điều này được đúc kết bởi rất nhiều yếu tố: lịch sử xuất thân cây bưởi, giátrị ẩm thực của trái bưởi, giá trị xuất khẩu…
BDX là một trong những giống bưởi có chất lượng ngon và nhiều đặc tính
ưu việt so với các giống bưởi khác như: tỷ lệ thịt quả cao, tép bưởi màu hồng đỏ,mọng nước, dễ tách khỏi vách múi, vị rất ngon, ngọt và có mùi thơm Dònggiống BDX có nguồn gốc đầu tiên ở xã Thanh Tân, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre.BDX rất dễ được nhân giống theo phương pháp chiết cành (bó nhánh), cànhchiếc ra vẫn giữ y đặc tính cây mẹ, rất dễ trồng và phát triển nhanh nên dòngbưởi này được di chuyển đến nhiều địa phương trong tỉnh bằng cách cho, biếulẫn nhau thông qua quan hệ thân tộc, bạn bè Dần dần, BDX đã có mặt ở nhiềuđịa phương trong và ngoài tỉnh
Để bưởi cho năng suất cao, mang lại nguồn lợi kinh tế lớn giúp làm giàu,cần chú ý hái bỏ tất cả trái non trong năm đầu tiên Đến năm thứ hai chỉ giữ lại 1trái và tăng dần lên trong những năm sau đó Điều này sẽ giúp bưởi cho trái to,ngon nhất
Vào khoảng 2 tháng đầu tiên sau khi trồng bưởi, lúc này bộ rễ đã bắt đầuphát triển nên có thể sử dụng DAP 18-46-0, pha cùng 8 – 10 lít nước để tưới chocây Khi bưởi được một năm tuổi, hãy ủ thêm cỏ, rơm rác mục, xơ dừa, phânchuồng, giúp rễ phát trển nhanh Khi bưởi được 3 năm tuổi, không nên bón phânhóa học cho cây Thay vào đó, hãy sử dụng phân chuồng và phân vi sinh bón lá
để bổ sung đầy đủ chất vi lượng cho bưởi, giúp bưởi cho sản lượng cao nhất,giúp đạt được mong muốn làm giàu từ BDX của mình
Trong những năm qua, nhằm tiết kiệm thời gian, tiền bạc trong trồng trọt,nhiều hộ gia đình đã sử dụng chế phẩm sinh học vườn sinh thái cho cây bưởi và
đã nhận được những kết quả vô cùng tích cực Phương pháp này không chỉ giúp