1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển sản xuất nông nghiệp xã eatul, huyện cưmgar

36 350 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 98,21 KB

Nội dung

Phát triển nông nghiệp, nông thôn chiếm vị trí quan trọng là vì bởi đây là lĩnh vực sản xuất ra những sản phẩm thiết yếu nuôi sống con người. Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp chiếm tới 40% GDP với khoảng trên 80% dân số sống ở nông thôn và khoảng 74,6% lực lượng lao động làm nông nghiệp. Có thể nói nông nghiệp nông thôn là bộ phận quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của Việt Nam. Nông nghiệp đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia,cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp, xuất khẩu đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho kinh tế nước nhà, tạo việc làm và thu nhập cho đại đa số người dân. Nông thôn là môi trường sống của đa số nhân dân, nơi bảo tồn và phát triển các truyền thống văn hóa dân tộc

Trang 1

TR ƯỜ NG Đ I H C TÂY NGUYÊN Ạ Ọ

Ng ườ i th c hi n: Nguy n Đăng H i ự ệ ễ ả

Khóa: 2012 - 2016

Trang 2

TR ƯỜ NG Đ I H C TÂY NGUYÊN Ạ Ọ

Ng ườ i th c hi n: Nguy n Đăng H i ự ệ ễ ả

Khóa: 2012 - 2016

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đợt thực tập tốt nghiệp cũng như chuyên đề này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các đoàn thể cá nhân trong và ngoài trường.

Tôi xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô giáo, đặc biệt là quý thầy cô khoa Kinh tế, trường Đại học Tây Nguyên đã tận tâm truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường và địa điểm thực tập Đó sẽ là hành trang vững chắc cho tôi bước vào đời.

Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Bùi Ngọc Tân và cô Nguyễn Thị Minh Phương cùng cô Dương Thị Ái Nhi người đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn cho tôi hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và các anh chị trong UBND xã EaTul

đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập tại Xã.

Sau cùng, tôi xin cảm ơn tất cả bạn bè, những người đã giúp đỡ tôi về mặt tinh thần, cũng như đóng góp những ý kiến quý báu để tôi hoàn thành chuyên đề này.

Xin chân thành cảm ơn!

Đắk Lắk, tháng … năm …

Sinh viên

Nguyễn Đăng Hải

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1: Diện tích, cơ cấu một số loại cây trồng chính của xã EaTul năm 2014 Bảng 3.2: Năng suất và sản lượng một số cây trồng chính của xã EaTul

Bảng 3.4 : Quy mô và giá trị một số vật nuôi chính của xã EaTul

Bảng 3.3 : Giá trị, sản lượng một số cây trồng của xã EaTul

Bảng 3.5 : Giá trị các loại vật nuôi chính của xã EaTul (Đvt: Triệu đồng)

Bảng 3.6 : Diện tích, năng suất và sản lượng một số cây trồng của Nông hộ Bảng 3.7 : Giá trị, sản lượng một số cây trồng của nông hộ năm 2014

Bảng 3.8: Số lượng giá trị các loại vật nuôi của Nông hộ

Trang 6

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU 5

Bảng 3.1: Diện tích, cơ cấu một số loại cây trồng chính của xã EaTul năm 2014 5

Bảng 3.2: Năng suất và sản lượng một số cây trồng chính của xã EaTul 5

Bảng 3.4 : Quy mô và giá trị một số vật nuôi chính của xã EaTul 5

Bảng 3.3 : Giá trị, sản lượng một số cây trồng của xã EaTul 5

Bảng 3.5 : Giá trị các loại vật nuôi chính của xã EaTul (Đvt: Triệu đồng) 5

Bảng 3.6 : Diện tích, năng suất và sản lượng một số cây trồng của Nông hộ 5

Bảng 3.7 : Giá trị, sản lượng một số cây trồng của nông hộ năm 2014 5

Bảng 3.8: Số lượng giá trị các loại vật nuôi của Nông hộ 5

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 10

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 10

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 11

1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 11

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 11

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 11

1.3.2.1 Phạm vi không gian 11

1.3.2.2 Phạm vi thời gian 11

1.3.2.3 Phạm vi nội dung 11

PHẦN II : KHÁI NIỆM, LÝ THUYẾT CƠ BẢN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12

2.1 Cơ sở lý luận 12

2.1.1.1 Khái niệm về Nông nghiệp 12

2.1.1.2 Khái niệm về sản xuất 12

2.1.1.3 Khái niệm về kinh tế nông nghiệp 13

2.1.2 Lý thuyết về phát triển kinh tế nông nghiệp 13

2.1.3 Yếu tố ảnh hưởng phát triển sản xuất nông nghiệp 14

2.1.3.1 Những yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên 14

2.1.3.2 Những yếu tố về kinh tế xã hội 14

2.1.3.3 Những yếu tố về cơ sở hạ tầng xã hội 14

2.1.4 Vai trò, vị trí và đặc điểm của sản xuất nông nghiệp 15

2.1.4.1 Vai trò của sản xuất nông nghiệp 15

2.1.4.2 Vị trí của xản xuất nông nghiệp 15

2.1.4.3Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp 16

2.2 Cơ sở thực tiễn 17

2.2.1 Tình hình sản xuất nông nghiệp của Nước ta hiện nay 17

Trang 7

2.2.2 Tình hình sản xuất nông nghiệp của Tây nguyên hiện nay 18

2.2.3 Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển sản xuất nông nghiệp 19

2.3 Phương pháp nghiên cứu 20

2.3.1 Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu 20

2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu và thông tin 20

2.3.3 Phương pháp xử lí số liệu và thông tin 20

2.3.4 Phương pháp phân tích 20

2.3.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 21

PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 21

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 21

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 21

3.1.1.2 Cơ cấu kinh tế 23

3.1.1.3 Hạ tầng xã hội 24

3.2 Đánh giá tổng quan về đặc điểm của địa bàn nghiên cứu 25

3.3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27

3.3.1 Thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp 27

3.3.1.1 Thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp của xã EaTul 27

Bảng 3.1: Diện tích, cơ cấu một số loại cây trồng chính của xã EaTul năm 2014 27

Bảng 3.2: Năng suất và sản lượng một số cây trồng chính của xã EaTul 28

Bảng 3.3 : Giá trị, sản lượng một số cây trồng của xã EaTul 29

3.3.1.2 Thực trạng sản xuất ngành chăn nuôi của xã EaTul 30

Bảng 3.4 : Quy mô và giá trị một số vật nuôi chính của xã EaTul 30

Bảng 3.5 : Giá trị các loại vật nuôi chính của xã EaTul (Đvt: Triệu đồng) 30

3.3.2 Thực trạng sản xuất nông nghiệp của nông hộ 31

Bảng 3.6 : Diện tích, năng suất và sản lượng một số cây trồng của Nông hộ 31

Bảng 3.7 : Giá trị, sản lượng một số cây trồng của nông hộ năm 2014 32

Bảng 3.8: Số lượng giá trị các loại vật nuôi của Nông hộ 32

3.3.3 Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng cho sản phẩm nông nghiệp của xã EaTul 33

3.3.3.1 Xác định những yếu tố ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp của xã EaTul 33

3.3.3.1.1 Điều kiện tự nhiên 33

3.3.3.1.2 Cơ sở hạ tầng 33

3.3.3.1.3 Chính sách nông nghiệp 33

3.3.4 Xác định những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của xã EaTul 33

3.3.4.1 Thuận lợi 33

3.3.4.2 Khó khăn 34

Trang 8

3.3.5 Đề xuất một số giải giải quyết khó khăn và nâng cao chất lượng sản phẩm cho ngành nông nghiệp

của xã EaTul 35

PHẦN BỐN: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 35

4.1 Kết luận 35

4.2 Kiến nghị, đề xuất: 36

TÀI LIỆU KHAM KHẢO 36

Trang 9

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Phát triển nông nghiệp, nông thôn chiếm vị trí quan trọng là vì bởi đây là lĩnh vựcsản xuất ra những sản phẩm thiết yếu nuôi sống con người

Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp chiếm tới 40% GDP với khoảng trên 80%dân số sống ở nông thôn và khoảng 74,6% lực lượng lao động làm nông nghiệp Có thể nóinông nghiệp nông thôn là bộ phận quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của Việt Nam.Nông nghiệp đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia,cung cấp nguyên liệu chongành công nghiệp, xuất khẩu đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho kinh tế nước nhà, tạo việclàm và thu nhập cho đại đa số người dân Nông thôn là môi trường sống của đa số nhân dân,nơi bảo tồn và phát triển các truyền thống văn hóa dân tộc

Trước tình hình nông nghiệp chung của nước ta, ngành nông nghiệp của huyện CưM’gar cũng mang tính nhỏ lẻ, manh mún, chất lượng chưa cao và giá trị còn thấp Huyện

Cư M’gar nằm ở phía bắc tỉnh Đắk Lắk, có vị trí quan trọng; giàu tiềm năng lợi thế để pháttriển kinh tế xã hội, với tổng diện tích tự nhiên là 82.443 ha Đặc điểm địa hình bằng phẳng,

có hệ thống suối trải đều khắp địa bàn và với hơn 70% diện tích là đất đỏ bazan, thích hợpcho việc sản xuất các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao theo hướng sản xuất hànghóa, tập trung chuyên canh như cà phê, cao su Khi mới thành lập dân số toàn huyện chỉ có41.176 người, gồm 3 dân tộc anh em sinh sống ở 8 xã Đến nay, dân số toàn huyện trên162.000 người, 25 dân tộc anh em với nhiều nền văn hóa phong phú, đa dạng sinh sống ở

17 xã, thị trấn

Xã CưM’gar là một xã sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, Xã Ea Tul với diện tích tựnhiên 5.689 ha, dân số hơn 10.676 người, trong đó dân tộc Ê đê chiếm 98% Toàn xã có 13thôn, buôn; đời sống của người dân ngày càng được cải thiện Xã có tiềm năng rất lớn vềđất đai, diện tích đất sản xuất nông nghiệp có 5.252 ha chiếm 92,34%, tài nguyên đất trênđịa bàn xã chủ yếu là đất đỏ bazan giàu chất dinh dưỡng, rất thuận lợi trong việc phát triểnsản xuất nông nghiệp, đặc biệt là các loại cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế caonhư cà phê, cao su, tiêu Trước tình hình chung của ngành nông nghiệp cả nước, ngànhnông nghiệp của xã cũng gặp nhiều khó khăn trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm như:được mùa thì mất giá, ngược lại mất mùa thì được giá và chất lượng nông sản chưa cao

Xuất phát từ thực tế phát triển kinh tế nói chung và sản xuất nông nghiệp nông thôn

xã EaTul trong những năm qua cho thấy việc nghiên cứu phát triển sản xuất nông nghiệpcủa xã nhằm đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp trong thời gian qua, đề xuất các giảipháp phù hợp để khai thác có hiệu quả nguồn lực về đất đai, lao động và nguồn vốn, đầu tưxây dựng cơ cấu hạ tầng nhằm phát triển một nền nông nghiệp bền vững Chính vì những lý

do trên nên em chọn đề tài ” phát triển sản xuất nông nghiệp xã EaTul huyện CưM’gar tỉnhĐăk lăk”

Trang 10

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

- Phân tích thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp của xã EaTul huyện CưM’gartỉnh Đăk Lăk

- Xác định yếu tố ảnh hưởng ( thuận lợi, khó khăn ) trong phát triển sản xuất nôngnghiệp của xã EaTul huyện CưM’gar tỉnh Đăk Lăk

-Đề xuất giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp phát triển sản xuất nông nghiệpcủa xã EaTul huyện CưM’gar tỉnh Đăk Lăk

1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

- phát triển sản xuất nông nghiệp của xã EaTul

- Tình hình phát triển sản xuất ngành trồng trọt của xã EaTul

- Tình hình phát triển sản xuất ngành chăn nuôi của xã EaTul

- Xác định những yếu tố ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp của xã EaTul

- Xác định những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất nông nghiệp của xã EaTul

- Đề xuất một số giải pháp giải quyết khó khăn và nâng cao chất lượng cho sản phẩmnông nghiệp của xã EaTul

PHẦN II : KHÁI NIỆM, LÝ THUYẾT CƠ BẢN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1.1 Khái niệm về Nông nghiệp

Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồngtrọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủyếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp Nông nghiệp là

Trang 11

một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nôngsản; theo nghĩa rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản

Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của nhiều nước, đặcbiệt là trong các thế kỷ trước đây khi công nghiệp chưa phát triển

Trong nông nghiệp cũng có hai loại chính, việc xác định sản xuất nông nghiệp thuộcdạng nào cũng rất quan trọng:

- Nông nghiệp thuần nông hay nông nghiệp sinh nhai là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp

có đầu vào hạn chế, sản phẩm đầu ra chủ yếu phục vụ cho chính gia đình của mỗingười nông dân Không có sự cơ giới hóa trong nông nghiệp sinh nhai

- Nông nghiệp chuyên sâu: là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp được chuyên môn hóatrong tất cả các khâu sản xuất nông nghiệp, gồm cả việc sử dụng máy móc trong trồngtrọt, chăn nuôi, hoặc trong quá trình chế biến sản phẩm nông nghiệp Nông nghiệp chuyênsâu có nguồn đầu vào sản xuất lớn, bao gồm cả việc sử dụng hóa chất diệt sâu, diệt cỏ, phânbón, chọn lọc, lai tạo giống, nghiên cứu các giống mới và mức độ cơ giới hóa cao Sảnphẩm đầu ra chủ yếu dùng vào mục đích thương mại, làm hàng hóa bán ra trên thịtrường hay xuất khẩu Các hoạt động trên trong sản xuất nông nghiệp chuyên sâu là sự cốgắng tìm mọi cách để có nguồn thu nhập tài chính cao nhất từ ngũ cốc, các sản phẩm đượcchế biến từ ngũ cốc hay vật nuôi

2.1.1.2 Khái niệm về sản xuất

Sản xuất là một loại hình hoạt động đặc trưng của con người và xã hội loài người, bao gồm:sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất ra bản thân con người Ba quá trình đó gắn

bó chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau, trong đó sản xuát vật chất là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của xã hội Theo Ph.Ăngghen: “điểm khác biệt căn bản giữa xã hội loài người với xã hội loài vật là ở chỗ: loài vật may lắm chỉ hái lượm, trong khi con người lại sản xuất

Sản xuất vật chất là một loại hình hoạt động thực tiễn với mục đích cải biến các đối tượng của giới tự nhiên theo nhu cầu tồn tại, phát triển của con người và xã hội Với nghĩa như vậy, sản xuất vật chất là một loại hoạt động có tính khách quan, tính xã hội, tính lịch sử và tính sáng tạo

Trang 12

2.1.1.3 Khái niệm về kinh tế nông nghiệp

Kinh tế nông nghiệp là một ngành kinh tế của quốc dân có chức năng phân tích ảnhhưởng của các quy luật kinh tế trong nông nghiệp, áp dụng những thành tựu kinh tế Vàothực tế các lãnh đạo cơ sở nông nghiệp, tạo điều kiện phát triển lực lượng sản xuất

Kinh tế nông nghiệp còn là một môn khoa học nghiên cứu những vấn đề kinh tế củasản xuất nông nghiệp : mối quan hệ giữa người và người tác động và sự vận dụng cụ thể cácquy luật về kinh tế sản xuất và phân phối trong nội bộ ngành sản xuất nông nghiệp

Kinh tế nông nghiệp theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp : Nông nghiệp theo nghĩarộng( bao gồm cả lâm nghiệp và ngư nghiệp) theo theo nghĩa hẹp nó là một ngành trực tiếptrồng trọt lương thực, chăn nuôi

2.1.2 Lý thuyết về phát triển kinh tế nông nghiệp

Nông nghiệp là lĩnh vực sản xuất có những nét đặc thù, là ngành sản xuất gắn vớisinh vật (cây trồng, vật nuôi), bị chi phối bởi quy luật sinh học, các điều kiện ngoại cảnh(đất đai, thời tiết - khí hậu) và là ngành sản xuất ra sản phẩm tất yếu để xã hội tồn tại vàphát triển, vì thế từ lâu rất được các nhà kinh tế quan tâm và được đề cập nhiều trong các lýthuyết kinh tế, nhất là trong các mô hình phát triển kinh tế của các nước chậm phát triểnhiện đang tiến hành công nghiệp hoá

D.Ricardo cho rằng do quy luật màu mỡ đất đai ngày càng giảm, giá cả nông sảntăng lên làm cho tiền lương công nhân tăng và địa tô tăng lên, còn lợi nhuận không tăng

Theo C.Mac khi hai lượng tư bản và lao động ngang nhau thì lợi nhuận siêu ngạch

ấy chuyển thành địa tô Địa tô chênh lệch bao gồm hai loại: địa tô chênh lệch I và địa tôchênh lệch II

Lý thuyết phát triển cân đối của R Nurkse, là người đi tiên phong trong lý thuyếtphát triển, Ông cho rằng lao động dư thừa cần phải được chuyển khỏi nông nghiệp, đáp ứng

sự hình thành tư bản cho các công trình xây dựng, công xưởng, máy móc

Mô hình hai khu vực của A Lewis 7 , mô hình này ra đời vào những năm 1950, sau

đó được John Fei và G Ranis mở rộng Trong mô hình Lewis, nền kinh tế kém phát triển cóhai khu vực, đó là khu vực nông thôn mang tính truyền thống, dân số đông đúc, nền kinh tếkém phát triển, lao động dư thừa so với các yếu tố sản xuất khác, năng suất lao động bằngkhông, do đó có thể cung cấp vô hạn lao động sang khu vực công nghiệp mà không hề làmgiảm sản lượng

Lý thuyết các giai đoạn phát triển kinh tế của W.Rostow, còn được gọi là mô hìnhsuy diễn lịch sử, đã chia tiến trình kinh tế thành năm gian đoạn: Giai đoạn xã hội truyềnthống (nông nghiệp là nền tảng của nền kinh tế), giai đoạn chuẩn bị cất cánh (đã xuất hiệncác khu vực kinh tế có tác dụng lôi kéo, thúc đẩy sự phát triển), giai đoạn cất cánh (tỷ lệ đầu

Trang 13

tư tăng từ 5 đến 10% tổng sản phẩm quốc dân), giai đoạn hướng tới sự chín muồi kinh tế (tỷ

lệ đầu tư cao, xuất hiện nhiều cực tăng trưởng, làm thay đổi cơ cấu kinh tế), và giai đoạn kỷnguyên tiêu dùng cao

Như vậy, có thể nói rằng hầu hết các lý thuyết của các nhà Kinh tế học trước đây đềukhông thuần túy tập trung nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp, mà đều đặt nông nghiệp trongmối quan hệ với các ngành, các lĩnh vực khác, trước hết là với công nghiệp Ngày nay, hơnbao giờ hết, phát triển nông nghiệp càng phải đặt trong mối quan hệ tổng thể với các lĩnhvực, các ngành khác như: xuất khẩu, du lịch, công nghiệp, môi trường Do vậy khi nghiêncứu về kinh tế nông nghiệp cũng phải nghiên cứu trong mối quan hệ tổng thể

Phát triển nông nghiệp bao gồm những nội dung gì?

2.1.3 Yếu tố ảnh hưởng phát triển sản xuất nông nghiệp

2.1.3.1 Những yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên

Trong những yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên thông thường nhân tố đầu tiên được

kể đến đó là đất đai, các tiêu thức của đất đai cần được phân tích, đánh giá về mức độ thuậnlợi hay khó khăn trong sản xuất nông nghiệp tuy đất đai được xem xét trước nhưng mức độảnh hưởng của nó không mang tính quyết định bằng khí hậu thông qua các thông số như độ

ẩm, lượng mưa bình quân, ánh sáng đều phải được phân tích đánh giá

Ngoài đất đai khí hậu ra còn phải kể đến nguồn nước gồm các mạch nước ngầm, nước mặthoặc khả năng đưa nước từ nơi khác vào vùng sản xuất

2.1.3.2 Những yếu tố về kinh tế xã hội

Đất đai ngoài việc được coi là thuộc về tự nhiên thì nó cũng là một chỉ tiêu về kinh

tế chúng ta phải xem xét trong sản xuất lao động như đất canh tác trên một nhân khẩu, mộtlao động chỉ tiêu này càng cao thì càng tạo cho sự hình thành phát triển nông nghiệp, thịtrường là yếu tố bên ngoài doanh nghiệp nhưng lại mang vai trò hết sức quan trọng và phảixem xét thị trường đầu ra thị trường đầu vào không nên xem nhẹ thị trường nào vì đây lànơi tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và còn phải kể đến những nhân tố trên như sự phát triểncủa các công nghiệp chế biến, cơ chế quản lý của nhà nước v v

2.1.3.3 Những yếu tố về cơ sở hạ tầng xã hội

Cơ sở hạ tầng xã hội bao gồm các công trình như đường xá, cầu cống, y tế , văn hóa,giáo dục, thể thao, thương mại, dịch vụ công cộng, cây xanh, công viên, mặt nước và cáccông trình khác Cơ sở hạ tầng kinh tế bao gồm quan hệ sản xuất thống trị, quan hệ sản xuấttàn dư và quan hệ sản xuất mới (mầm mống quan hệ sản xuất của xã hội sau) Nó không thểtiến hành một cách độc lập mà phải được đặt trong khuôn khổ của một chiến lược, chươngtrình phát triển của quốc gia Sự phát triển của các vùng nông thôn sẽ đóng góp vào sựnghiệp phát triển kinh tế nói riêng và sự phát triển chung của cả đất nước

Trang 14

2.1.4 Vai trò, vị trí và đặc điểm của sản xuất nông nghiệp

2.1.4.1 Vai trò của sản xuất nông nghiệp

Nông nghiêp có vai trò quan trọng trong viêc cung cấp các yếu tố đầu vào cho Côngnghiệp và khu vực thành thị Ðiều đó được thể hiện ở các mặt sau:

Sản xuất nông nghiệp cung cấp lương thực - thực phẩm cho xã hội đại bô phận là sảnphẩm nuôi sống con người và không có mọt ngành sản xuất nào thay thế được Khi xã hộicàng phát triển đời sông con người dược nâng cao thì nhu cầu về lương thực- thực phẩmtăng về số lượng và chất lượng, chủng loại do 2 yếu tố sau: Thứ nhất là do sự tăng lênkhông ngừng của dân số;Thứ hai là do sự tăng lên của nhu cầu bản thân con người Do vậychỉ có một nền nông nghiệp phát triển ở trình độ cao mới đáp ứng được nhu cầu tăng lênthường xuyên đó

Sản xuất nông nghiệp cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp đặc biệt là côngnghiệp chế biến và nông sản có giá trị cao để xuất khẩu

Nông nghiệp cung cấp sức lao động cho ngành công nghiệp và các ngành kinh tếkhác

Nông nghiệp, nông thôn là thị trưòng tiêu thụ rộng lớn các sản phẩm công nghiệp.Nông nghiệp còn là nguồn tích lũy ngoại tệ lớn để phục vụ cho sư nghiệp công nghiêp hóa-hiện đại hóa đát nước

Nông nghiệp và nông thôn có vai trò to lớn đối với sự phát triển bền vững của môitrường

2.1.4.2 Vị trí của xản xuất nông nghiệp

Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng và phức tạp Nó khôngchỉ là một ngành kinh tế đơn thuần mà còn là hệ thống sinh học, kỹ thuật, bởi vì một mặt cơ

sở để phát triển nông nghiệp là việc sử dụng tiềm năng cây trồng, vật nuôi Chúng phát triểntheo quy luật sinh học nhất định con người không thể ngăn cản các quá trình phát sinh, pháttriển và diệt vong của chúng, mà phải trên cơ sở nhận thức đúng đắn các quy luật đó để cónhững giải pháp thích hợp tác động vào chúng Mặt khác quan trọng hơn là phải làm chongười sản xuất có sự quan tâm thỏa đáng, gắn lợi ích của họ với sử dụng quá trình sinh họcnhằm tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm cuối cùng hơn

Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của nền kinh tế quốc dân, nógiữ vaitrò to lớn trong phát triển kinh tế ở hầu hết các nước, nhất là ở các nước đang phát triển,những nước này đại bộ phận sống bằng nghề nông Tuy nhiên ngay cả những nước có nền

Trang 15

công nghiêp phát triển cao thì sản lượng nông sản của các nước này không hề giảm, đảmbảo cung đủ cho đời sống con người những sản phẩm tối cần thiết đó là lương thực thựcphẩm.những sản phẩm nàycho trình độ khoa học phát triển cao như hiện nay vẫn chưa cóngành nào thay thế được Lương thực thực phẩm là yếu tố đầu tiên có tính chất quyết địnhđến sự tồn tại và phát triển của con người và phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

2.1.4.3Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp

Nông nghiệp là một lĩnh vực rất phong phú Nông dân sống ở khu vực nông nghiệpgắn liền với nông thôn, sản xuất gắn liền với thiên nhiên, với môi trường và gặp nhiều rủi

ro, đặc biệt là đối với nước chưa phát triển, khoa học kỹ thuật, kỹ thuật canh tác còn lạchậu, trình độ lao động thấp Người nông dân ở đây, họ vừa là những người sản xuất vừa lànhững người tiêu thụ sản phẩm của chính bản thân họ làm ra Bởi vậy tính phối hợp liênngành như cung ứng vật tư, chế biến , tiêu thụ sản phẩm còn ở mức độ thấp, đóng góp từkhu vực nông nghiệp và thu nhập quốc dân chưa cao và bất ổn định.Việt Nam là một nướcđang phát triển, đất nước có nhiều thuận lợi về phát triển nông nghiệp, nhiều tài nguyên, cóthảm thực vật phong phú, đa dạnh có tiềm năng sinh khối lớn, nhiều loài vật có giá trị kinh

tế cho phép phát triển một nền nông nghiệp đa dạng và có thể đi vào chuyên canh nhiều loạicây, con Nước ta đất chật, dân số không ngừng tăng lên khả năng mở rộng quy mô sản xuấtnông nghiệp hạn chế Việc chuyển nền nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá gặp nhiều khókhăn về vốn, kỹ thuật, trình độ lao động, khả năng quản lý Đây là những đặc điểm nổi bậtcần phải khắc phục nhanh chóng tạo tiền đề cho nhiệm vụ công nghiệp hoá - hiện đại hoánông nghiệp nông thôn nước ta theo hướng bền vững, tiến lên một nền nông nghiệp mà:

- Đi vào sản xuất hàng hoá

- Năng suất cây trồng và gia súc cao

- Năng suất lao động cao sử dụng hệ thống thuỷ canh và cần phải khắc phục những hạn chế:

- Sử dụng năng lượng lãng phí

- Chất lượng nông sản kém

- Môi trường bị ô nhiễm

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Tình hình sản xuất nông nghiệp của Nước ta hiện nay

Thành tựu nổi bật nhất là nông nghiệp Việt Nam tăng trưởng cao, liên tục, đặc biệt làcăn bản giải quyết được vấn đề lương thực cho đất nước Tăng trưởng bình quân hàng năm

về nông lâm và ngư nghiệp thời kỳ 1991-2000 đạt 4,3% trong đó nông nghiệp đạt 5,4%

Trang 16

(riêng lương thực đạt 4,2%, cây công nghiệp đạt 10%, chăn nuôi -5,4%) thuỷ sản tăng 9,1%lâm nghiệp tăng 2,1%.Giải quyết tốt vấn đề lương thực là điều kiện quyết định để đa dạnghoá cây trồng, vật nuôi Trong một thời kỳ dài, nông nghiệp nước ta là nông nghiệp độccanh lúa nước, từ khi giải quyết được vấn đề lương thực, mới có điều kiện để đa dạng hoátheo hướng giảm tỷ trọng cây lương thực, tăng tỷ trọng cây công nghiệp, cây ăn quả v.v phát triển chăn nuôi về số lượng và chủng loại đặc biệt là phát triển nuôi trồng thủy hải sản.Nhờ vậy, mà sản lượng của nông nghiệp tăng nhanh, sản phẩm xuất khẩu ngày càng cao,trong đó thủy hải sản phát triển mạnh nhất Công nghiệp dịch vụ nông thôn đã bắt đầu khởisắc, những ngành nghề và làng nghề truyền thống được khôi phục và phát triển Hệ thốngdịch vụ được mở rộng, thông qua các chợ, cửa hàng, các tụ điểm dân cư, các thị tứ, thị trấnđang trở thành những nơi giao lưu kinh tế văn hoá của các làng, xã để tiếp cận với thịtrường Bộ mặt nông thôn nhiều nơi đã đổi mới, đời sống vật chất và tinh thần được cảithiện rõ rệt.

Bên cạnh những thành tựu đạt được nêu trên, nông nghiệp nước ta cũng còn nhiều tồntại và hạn chế:

- Nông nghiệp nước ta chưa thoát khỏi tình trạng tự cấp tự túc, sẩn xuất hàng hóa nhỏ,manh mún

- Các ngành nông, lâm, ngư nghiệp chưa gắn bó với nhau trong cơ cấu kinh tế thốngnhất, thậm chí còn mâu thuẫn gay gắt làm trở ngại đến quá trình phát triển

- Nông nghiệp chưa gắn với nông thôn, tỷ lệ hộ thuần nông còn cao, số hộ kiêm vàchuyên ngành nghề - dịch vụ chưa nhiều

- Tác động của công nghiệp vào nông nghiệp còn ít, phần lớn công cụ lao động trongnông nghiệp vẫn là thủ công

- Kinh tế hộ tự chủ đã có bước phát triển khá, song năng lực nội sinh của kinh tế hộcòn yếu chưa đủ sức tự vươn lên để phát triển kinh tế hàng hoá và chuyển dịch kinh

tế nông nghiệp và nông thôn

- Thị trường nông sản còn hạn hẹp chưa được khai thông, sức mua của nông dân cònthấp v.v

Những thuận lợi khó khăn cuả nền nông nghiệp Việt nam

Có nguồn nước dồi dào, ánh sáng dư thừa có thể tiến hành sản xuất nông nghiệp quanhnăm

Tập đoàn cây trồng vật nuôi phong phú nhờ có điều kiên sản xuất ra những mặt hàngnông sản có giá trị kinh tế cao, có khả năng cạnh tranh lớn trên thị trường quốc tế

Khó khăn : thường xuyên bị sâu bệnh phá hoại mùa màng, diện tích bình quân trên đầungười thấp (0.1 ha/người).vì vậy trong quá trình phát triển nông nghiệp nước nhà theohướng sản xuất hàng hóa , cần phát huy cao độ những thuận lợi và hạn chế tối đa những khókhăn nhằm đảm bảo cho nông nghiệp nước ta có sự phát triển nhanh và bền vững

Trang 17

2.2.2 Tình hình sản xuất nông nghiệp của Tây nguyên hiện nay

Vùng Tây nguyên có địa hình cao nguyên xếp tầng, là nơi bắt nguồn của nhiều dòngsông chảy về các lãnh thổ của các vùng lân cận Nơi đây rất thuận lợi cho việc trồng câylương thực và cây công nghiệp như lúa, ngô, sắn, mía; các cây công nghiệp như chè, cà phê,cao su, tiêu Đặc biệt là cây cà phê là một cây xuất khẩu chủ lực về nông sản của Việt Nam

- Thông tin về trồng trọt:

+ Tây Nguyên – một vùng đất đỏ ba – zan màu mỡ, thiên nhiên có nhiều ưu đãi rấtthuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp theo hướng chuyên canh lớn Một số tỉnh trên địabàn đã phát triển được nền nông nghiệp theo hướng chuyên canh lớn và từng bước hìnhthành được cơ cấu cây trồng, vật nuôi khá ổn định theo hướng phát triển bền vững Các loạicây trồng chủ yếu là lúa, ngô, sắn, mía; các cây công nghiệp như chè, cà phê, cao su, tiêu.Ngoài ra hiện nay cây ca cao cũng dần dần chiếm được lòng tin của người dân Tây Nguyên,cho sản lượng cao

+ Thông tin về giống lúa cho vùng: Lúa thường là các giống 13/2 (IR17494), Xi23(nhóm dài ngày); ĐB 6, TB-R1, KD đột biến, ĐV108, HT1, Q5, ML48, ML202, IR64,VND95-20 (nhóm trung ngày); Lúa cạn: LC93-1, LC93-4 Lúa lai: là các giống lúa Nhị ưu

838, BT-E1, Nông ưu 28, Syn6, Nghi Hương 2308 Do vậy, thông tin về kỹ thuật canh táccho các giống lúa này là cần thiết

Hiện nay, một số tỉnh trong vùng đã hình thành những vùng chuyên canh, thông tincũng cần được đưa lên cổng thông tin để quảng bá và nhân rộng trong và ngoài vùng TạiĐắk Lắk đã hình thành những cánh đồng chuyên canh lúa nước hai vụ và là địa phương códiện tích và sản lượng ngô dẫn đầu Tây Nguyên; Tại Gia Lai, tổng diện tích gieo trồng đạttrên 22.500ha, tăng gần hai lần so với vụ trước, năng suất bình quân đạt từ 6,5 - 7 tấn/ha.Tỉnh cũng đã hình thành ba vùng trọng điểm lúa nước ở các huyện Ayunpa, Phú Thiện và Ia

Pa, với diện tích hơn 11.000 ha; Tỉnh Đắk Nông, đã hình thành được vùng chuyên canh càphê 70.000ha, sản lượng 122.000 tấn cà phê nhân; vùng trồng lúa 11.000 ha, sản lượng54.000 tấn; vùng trồng ngô 30.000ha, sản lượng 165.000 tấn…; Riêng đối với Kon Tum đãđưa vào thử nghiệm một số loại giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất cao, chất lượngtốt, làm đa dạng hoá các sản phẩm nông nghiệp; thực hiện có kết quả các chương trìnhkhuyến nông, khuyến lâm, khai hoang mở rộng diện tích canh tác

- Thông tin về chăn nuôi:

+ Với lợi thế về tài nguyên đất, khí hậu, cùng với việc quy hoạch các vùng chuyêncanh cây trồng như đã nói trên, về chăn nuôi nên mở ra các trang trại chăn nuôi đại gia súc

+ Theo Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, đến nay các tỉnh Tây Nguyên đã đầu tư phát triểnnhanh đàn trâu, bò thịt lên gần 900.000 con, trong đó có trên 785.200 con bò, tăng gần 5%

so với năm 2009 Đắk Lắk, Gia Lai là những địa phương có đàn trâu, bò nhiều và tốc độtăng trưởng nhanh nhất

+ Các tỉnh Tây Nguyên xác định chăn nuôi đại gia súc là ngành kinh tế hàng hoá,không những đáp ứng nhu cầu nguồn thực phẩm trong, ngoài khu vực mà còn tiến đến xuấtkhẩu, góp phần nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc

+ Thực tế chăn nuôi vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún, phân tán trong các hộ gia đìnhnhằm tạo thêm thu nhập phụ, nên chưa có ý thức phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, giacầm, cũng như giữ gìn vệ sinh môi trường chưa tốt, dễ bị thiệt hại nặng khi xảy ra dịchbệnh Đưa chăn nuôi thành một ngành kinh tế quan trọng của sản xuất nông nghiệp là cái

Trang 18

đích cần phải nhắm tới Với các loại gia cầm, gia súc truyền thống hiện có, Tây Nguyêncũng cần đưa thêm các loại giống mới vào chăn nuôi, nhằm tăng lợi nhuận kinh tế.

2.2.3 Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển sản xuất nông nghiệp

Vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống nông dân luôn chiếm

vị trí quan trọng trong các chương trình nghị sự của Đảng và Nhà nước Trải qua các kỳ đạihội Đảng, vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân ngày càng được Đảng ta nhận thứcsâu sắc hơn, trên cơ sở đó đề ra những chủ trương, định hướng đúng đắn, phù hợp với tìnhhình, yêu cầu trong từng giai đoạn phát triển của đất nước Điều này được thể hiện đặc biệt

rõ nét kể từ khi thực hiện đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo

- Căn cứ nghị quyết số 04/NQ-TU của Tỉnh Ủy Đăk Lăk về việc triển khai thực hiệnchương trình phát triển kinh tế - xã hội cho các buôn đồng bào dân tộc tại chỗ khó khăn

- Căn cứ Chương trình số 2463/CT-UBND ngày 27/6/2008 của UBND tỉnh Đăk Lăk,

về việc phát triển KT-XH Buôn đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ

- Căn cứ Quyết định số 10/QĐ–UBND ngày 11 tháng 01 năm 2013 của UBNDhuyện Cư M’gar về việc giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2013

- Căn cứ Quyết định số 61/QĐ-UB ngày 7 tháng 3 năm 2014 của UBND xã Ea Tul

về việc thành lập Ban chỉ đạo thực hiện chương trình phát triển kinh tế năm 2014 của xã EaTul

- Căn cứ kế hoạch số 08/KH-UBND ngày 25 tháng 3 năm 2014 của PhòngNN&PTNT về việc thực hiện chương trình phát triển kinh tế buôn đồng bào dân tộc thiểu

số xã Ea Tul

Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành Trung ươngĐảng khoá X “ về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”; Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về Nông thônmới và thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8//2009 của Bộ Nông nghiệp và pháttriển nông thôn Hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; Quyết định số800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêuQuốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010–2020; Thông tư liên bộ số26/TTLB/BNN-BTC-BXD; Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 24/4/2011 của Tỉnh uỷ ĐăkLăk ; Nghị quyết 03/NQ-HU của huyện ủy CưMgar; Nghị quyết số: 05/NQ-ĐU của đảng

ủy xã Ea Tul về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2015 và định hướng đến năm2020

Format cho đồng nhất, coppy cũng cần lưu ý

Ngày đăng: 18/06/2018, 15:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w