1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Xây dựng Tiêu chí thi đua ở trường THPT – DTNT Tỉnh

34 281 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 443,1 KB

Nội dung

Ý thức được điều đó, nhằm tạo sự côngbằng, nâng cao tính động viên và hiệu quả của công tác thi đua - khen thưởng, làmột Hiệu trưởng trường THPT - DTNT, tôi tập trung nghiên cứu, đúc kết

Trang 1

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Sinh thời Bác Hồ đặc biệt quan tâm đến vấn đề thi đua, bác dạy “Thi đua là

yêu nước, yêu nước thì phải thi đua” Trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ

nước của dân tộc, thi đua yêu nước đã trở thành phương pháp cách mạng mangđậm bản sắc Việt Nam Luật Thi đua - Khen thưởng có ghi: “Mục tiêu của thiđua nhằm tạo động lực động viên, lôi cuốn, khuyến khích mọi cá nhân, tập thểphát huy truyền thống yêu nước, năng động, sáng tạo vươn lên hoàn thành tốtnhiệm vụ được giao” Trải qua các thời kỳ cách mạng, lúc thuận lợi, khi khókhăn, song dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào thi đua luôn được giữ vững vàphát triển ngày càng sâu rộng Thi đua thực sự là động lực thúc đẩy nhân dân tanêu cao tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm vượt qua muôn vàn khó khăn, thửthách, giành thắng lợi trọn vẹn trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trước đâycũng như trong sự nghiệp đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hộichủ nghĩa hiện nay

Trong những năm qua, công tác thi đua - khen thưởng đã có những đóng gópquan trọng vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội Công tác khenthưởng đã trở thành một công cụ của lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể, cơ quan,

tổ chức… trong việc tổ chức, xây dựng và thúc đẩy các phong trào thi đua hoànthành xuất sắc nhiệm vụ chính trị Mục đích của việc khen thưởng là nhằm độngviên, giáo dục, nêu gương, để sau khi được biểu dương, khen thưởng, tập thể, cánhân được khen phát huy tính tích cực trong công việc được giao; người chưađược khen cũng thấy được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình cần phải phấn đấu

để được ghi nhận trong thời gian tới nhằm đạt được mục tiêu, nhiệm vụ của đơn

vị đề ra

Trong giáo dục, công tác thi đua – khen thưởng là nhân tố có đóng góp quantrọng trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ “Trồng Người” Công tác thi đua -khen thưởng tại đơn vị trường THPT –DTNT Tỉnh hàng năm đều được bổ sung,

Trang 2

điều chỉnh nhưng vẫn bộc lộ một số mặt hạn chế bởi việc bình bầu khen thưởng

có khi vẫn còn mang tính chất nể nang, cảm tính, chưa thực sự đúng người, đúngviệc Hạn chế nêu trên bắt nguồn sâu xa từ việc xây dựng và việc thực hiện tiêuchí thi đua tại đơn vị chưa có hiệu quả Ý thức được điều đó, nhằm tạo sự côngbằng, nâng cao tính động viên và hiệu quả của công tác thi đua - khen thưởng, làmột Hiệu trưởng trường THPT - DTNT, tôi tập trung nghiên cứu, đúc kết kinhnghiệm từ việc học hỏi đồng nghiệp, tham khảo nhiều tài liệu và vận dụng vào

thực tiễn, để thực hiện đề tài “ Xây dựng Tiêu chí thi đua ở trường THPT –

DTNT Tỉnh” nhằm giúp công tác thi đua – khen thưởng ở đơn vị có hiệu quả

hơn

Trang 3

2 THỜI GIAN - PHẠM VI TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

Đề tài này thực hiện kể từ năm học 2014-2015 trở đi, trước tiên là ứng dụngtrong phạm vi Trường THPT – DTNT Tỉnh, sau đó có thể nhân rộng trong toànNgành, nhất là đối với loại hình trường DTNT, vì đây là loại hình trường chuyên

biệt vừa nuôi, vừa dạy, vừa học và học sinh ăn ở tập trung Hàng năm được

bổ sung, điều chỉnh và triển khai thực hiện, góp phần quyết định vào việc xếploại cán bộ, viên chức và xét thi đua khen thưởng trong phạm vi nhà trường.Đồng thời, lấy kết quả đó làm cơ sở đề nghị cấp trên khen thưởng, công nhận cácdanh hiệu thi đua khác

Trang 4

3 MÔ TẢ SÁNG KIẾN – KINH NGHIỆM:

3.1 Thực trạng về việc xây dựng và thực hiện tiêu chí thi đua tại đơn vị:

Việc xây dựng và thực hiện tiêu chí thi đua ở đơn vị nhiều năm qua còn bộc

lộ một số hạn chế Vì đặc điểm của trường là Trường chuyên biệt: vừa nuôi,

vừa dạy đối tượng con em dân tộc các huyện miền núi của tỉnh nhà nên một số

tiêu chí đã xây dựng và thực hiện vừa thừa, vừa thiếu, vừa bất hợp lí, vừa

thiếu tính công bằng giữa các nhóm đối tượng trong đơn vị Có tiêu chí áp

dụng được đối với người này nhưng không thể áp dụng đối với người khác, dotính chất công việc mỗi người khác nhau Nội dung hướng dẫn thực hiện các tiêuchí thi đua còn chưa rõ ràng, cụ thể, khó thực hiện Tính phù hợp giữa tiêu chí thiđua trong nhà trường so với các quy định về xét thi đua khen thưởng của Ngànhcòn chưa đảm bảo, nhiều nội dung chưa khớp với những quy định chung Có tiêuchí chưa phù hợp thực tế, có tiêu chí cao, hoặc thấp quá so giá trị thực của nó

Có những tiêu chí quá dễ thực hiện nhưng xếp loại lại cao; có tiêu chí khó thựchiện nhưng nhưng xếp loại lại thấp Qui định thực hiện đánh giá theo tiêu chíđịnh kì mỗi tháng một lần, nhưng không có biểu điểm cụ thể Khi tổ chức cuộchọp để đánh giá còn cảm tính, nể nang, chưa dám mạnh dạn góp ý, phê bìnhđồng nghiệp, Quy trình đánh giá xếp loại theo tiêu chí thi đua còn nhập nhằng,kém khoa học, khó thực hiện, dẫn tới việc thu thập chứng cứ, tổng hợp số liệucòn gặp khó khăn, thiếu tính chính xác và chưa minh bạch dẫn đến phản ánh kếtquả xếp loại thi đua không đảm bảo tính khách quan Do đó, khi đánh giá xếploại cho các viên chức hàng năm thường xảy ra tình trạng kết quả chưa phản ánh

Trang 5

đúng thực tế phấn đấu, cống hiến, đóng góp của cá nhân trong phong trào thi đuacủa tập thể đơn vị.

Từ những hạn chế nêu trên, việc đánh giá, xếp loại và đề nghị khen thưởnghàng năm thường xảy ra những bất đồng trong nội bộ Mặc dù không nói ranhưng một số cán bộ, viên chức chưa tâm phục, khẩu phục, thể hiện thái độ chưahài lòng, còn băn khoăn, tị hiềm và có khi nghi kỵ lẫn nhau, thiếu niềm tin vàocông tác thi đua – khen thưởng của nhà trường

3.2 Xây dựng, bổ sung, điều chỉnh tiêu chí thi đua:

(Phụ lục kèm theo: “Nội dung kế hoạch, chỉ tiêu, tiêu chí thi đua và biện

pháp thực hiện năm học 2014-2015 của Trường THPT-DTNT Tỉnh”)

Ngay từ đầu năm học, kế thừa “Nội dung kế hoạch, chỉ tiêu, tiêu chí thi đua

và biện pháp thực hiện” trong năm học trước, Hiệu trưởng và Chủ tịch Công

đoàn trường tổ chức họp bàn thống nhất điều chỉnh, bổ sung xây dựng “Nội

dung kế hoạch, chỉ tiêu, tiêu chí thi đua và biện pháp thực hiện” cho năm

học mới, quy định rõ tiêu chí thi đua cá nhân và tập thể trong đơn vị; sau đó đưa

ra lấy ý kiến tập thể thông qua đơn vị tổ Mọi phản ánh đều được xem xét, cânnhắc trước khi đưa ra thảo luận, biểu quyết công khai trong Hội nghị Cán bộ -Công chức đầu năm học, nhằm vừa thể hiện tính dân chủ vừa đảm bảo các tiêuchí thi đua có tính khả thi, tác động tích cực, là động lực thúc đẩy phong trào thiđua của đơn vị, giúp mọi thành viên của trường đều có điều kiện phấn đấu hoànthành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của mình

Các bước thực hiện:

- Hiệu trưởng và Chủ tịch Công đoàn cơ sở trường tổ chức họp bàn thống nhấtđiều chỉnh, bổ sung, xây dựng dự thảo:“Nội dung kế hoạch, chỉ tiêu, tiêu chí thiđua, biện pháp thực hiện” cho năm học mới, quy định rõ tiêu chí thi đua cá nhân

và tập thể trong đơn vị

Trang 6

- Các tổ chuyên môn và công tác tiến hành Hội nghị tại đơn vị để thảo luận,

góp ý cho dự thảo: “Nội dung kế hoạch, chỉ tiêu, tiêu chí thi đua, biện pháp

thực hiện” qua đó thực hiện đăng ký danh hiệu thi đua cá nhân, tập thể cho năm

- Việc xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch của các bộ phận, cá nhân(Đảm bảo thời gian thực hiện, chế độ báo cáo theo quy định) được quan tâmđúng mức

- Các hoạt động bề nổi của trường được động viên, khen thưởng kịp thời vànhững sai sót, tồn tại, hạn chế cũng được sửa chữa, chấn chỉnh, rút kinh nghiệmthông qua họp xếp loại thi đua hàng tháng

- Không lấy thành tích của hoạt động Đoàn, hoạt động Công đoàn để khen ởchính quyền (vì mỗi đoàn thể có hình thức khen thưởng riêng), trừ trường hợp đó

là công tác phối hợp giữa chính quyền và các đoàn thể

- Công tác phối hợp của các bộ phận trong việc giáo dục học sinh được coitrọng Cá nhân được xếp thi đua xuất sắc trong tháng, bên cạnh hoàn thành tốtnhiệm vụ của mình phải thật nổi bậc trong các hoạt động ngoại khóa theo địnhhướng nâng cao chất lượng giáo dục

Trang 7

- Việc chấm đề tài sáng kiến kinh nghiệm phải đặc biệt quan tâm tính sáng tạo

và tính khả thi tại đơn vị Quy trình thực hiện:

* Đăng ký đề tài sáng kiến kinh nghiệm;

* Nộp đề tài;

* Triển khai thực hiện đề tài và tiến hành nghiệm thu đề tài;

* Hội đồng khoa học của trường chấm và xếp loại đề tài

- Điểm cộng để xét công nhận các danh hiệu thi đua và đề nghị khen thưởngcho cá nhân:

* Cá nhân đạt giải các kỳ thi do Sở GD&ĐT tổ chức: +10đ

* Cá nhân đạt giải kỳ thi GVDG cấp trường: +5đ

* Đề tài, sáng kiến kinh nghiệm đạt loại xuất sắc: +4đ

* Đề tài, sáng kiến kinh nghiệm đạt loại khá: +3đ

* Cá nhân xếp loại thi đua Xuất sắc: +1đ/tháng

* Cá nhân BDTX xếp loại giỏi: + 1đ

* Chủ nhiệm lớp xếp vị thứ nhất cuối năm: +3đ

* Chủ nhiệm lớp xếp vị thứ nhì cuối năm: +2đ

* Chủ nhiệm lớp xếp vị thứ ba cuối năm: +1đ

* Trưởng bộ phận, Trưởng đoàn thể có thành tích được ghi nhận: +3đ

- Cuối năm học, trên cơ sở xếp loại hàng tháng của các tổ, Hội đồng Thi đua –Khen thưởng trường sẽ rà soát và xem xét mức độ tương quan giữa các tổ (Dành15% đến 20% cho Tổ Hành chính tổng hợp và Tổ Cấp dưỡng dựa vào tỉ lệ %khen thưởng do UBND Tỉnh và Sở GD&ĐT qui định), vì đặc thù trường là vừanuôi, vừa dạy nên bộ phận hành chính và cấp dưỡng chiếm tỉ lệ tương đối lớntrong đơn vị

3.4 Triển khai thực hiện tiêu chí thi đua có hiệu quả:

a) Quy trình thực hiện:

Trang 8

- Đầu năm học các tổ chức Hội nghị tổ, Hội nghị Cán bộ - Công chức để

thông qua “Nội dung kế hoạch, chỉ tiêu, tiêu chí thi đua và biện pháp thực

- Áp dụng tiêu chí thi đua cho đến khi kết thúc năm học

- Triển khai kế hoạch viết và chấm, nghiệm thu đề tài sáng kiến kinhnghiệm

- Cuối năm học, Tổ trưởng tổng hợp kết quả xếp loại cho từng thành viêntrong tổ, họp tổ thông qua kết quả thi đua (Có biên bản và lập danh sách đề nghịban thi đua xét khen thưởng) Hội đồng Thi đua – Khen thưởng của Trường tiếnhành xét đề nghị của các tổ và duyệt kết quả, lập danh sách đề nghị khen thưởng

b) Trách nhiệm theo dõi thi đua:

- BGH, Công đoàn, Đoàn trường, Tổ trưởng, Tổ phó đều được phân côngtheo dõi từng lĩnh vực mình phụ trách có ghi chép để tổng hợp báo cáo định kìvới Hội đồng thi đua

- Giáo viên, nhân viên, giám sát việc thực hiện của các thành viên trong Hộiđồng thi đua và phản ánh với lãnh đạo nhà trường những trường hợp vi phạmchưa được phát hiện

- Thanh tra nhân dân trường giám sát các hoạt động để có ý kiến khi cầnthiết

c) Các tính chất cần đảm bảo khi thực hiện tiêu chí thi đua:

- Tính tổ chức, khoa học: Hàng tháng họp đánh giá, xếp loại thi đua một lầntheo trình tự: Tổ (Tổ trưởng chủ trì), Liên tịch mở rộng (Hiệu trưởng chủ trì)

Trang 9

Cuối năm học, dựa vào kết quả các tháng trong năm, cũng theo trình tự trên xétdanh hiệu thi đua cho cá nhân và tập thể theo tiêu chí đã thống nhất.

- Tính công khai: Việc đánh giá, xếp loại thi đua phải thực hiện công khai vàcông bố trong họp cơ quan hàng tháng, có biên bản, lưu hồ sơ

- Tính chính xác: Cơ sở xếp loại là tiêu chí thi đua đã thống nhất, có minhchứng, không qua loa đại khái, cảm tính

- Tính công bằng: Tất cả các thành viên trong đơn vị đều được đánh giá, xếploại hàng tháng như nhau theo chức năng, nhiệm vụ đã quy định Kết quả xếploại hàng tháng là cơ sở để xếp loại cuối năm học và xét đề nghị khen thưởng,công nhận các danh hiệu thi đua

- Tính kịp thời: Việc đánh giá xếp loại thi đua phải thể hiện khen thưởng,động viên cũng như rút kinh nghiệm sửa chữa sai sót, tồn tại một cách kịp thờilàm động lực thúc đẩy các hoạt động bề nổi của trường ngày càng tốt hơn

- Tính thực tiễn: Trong quá trình thực hiện, Chủ tịch Hội đồng Thi đua-Khenthưởng phải quan tâm xem xét tính thực tiễn của các tiêu chí đối với từng thànhviên trong Trường để có sự cân nhắc, cân đối mức độ tương quan phù hợp Tránhtình trạng người có hiệu quả làm việc cao nhưng lại xếp loại ngang bằng ngườilàm việc hiệu quả trung bình, gây nên sự thiếu công bằng, bất đồng trong cơquan đơn vị

3.5 Hiệu quả của đề tài, sáng kiến kinh nghiệm:

Vì được thảo luận bàn bạc kỹ trong hội nghị cán bộ công chức và triển khaithực hiện đồng bộ, chặt chẽ nên bước đầu công tác thi đua khen thưởng trongđơn vị đã được sự đồng thuận cao của tập thể cơ quan Qua kết quả xếp loại hàngtháng, phản ánh được hoạt động của từng thành viên trong đơn vị làm cơ sở đểxếp loại cuối năm và đề nghị khen các cấp

4 KẾT LUẬN

Trang 10

Thi đua - khen thưởng có vai trò quan trọng Nếu làm tốt sẽ động viên cánhân, tập thể của đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình Ngược lại, nếulàm không tốt công tác này dễ gây mất đoàn kết, làm nhụt ý chí phấn đấu của cánhân tích cực Công tác Thi đua - khen thưởng phải được coi trọng trong đơn vị,phải được bổ sung, cải tiến hàng năm để phù hợp

Trong quá trình viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm, dù rất cố gắng song khôngtránh khỏi những thiếu sót, mong hội đồng khoa học các cấp đóng góp để bàiviết này được hoàn thiện

Người viết

(Đã thống nhất thông qua Hội nghị CB – CC)

A - NỘI DUNG KẾ HOẠCH:

I CÔNG TÁC QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH CỦA BAN GIÁM HIỆU:

* Ban Giám Hiệu gồm 04 đ/c:

1 Hiệu trưởng Đặng Văn Giữ

1.1 Phụ trách chung; chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của cácPhó Hiệu trưởng, Tổ chuyên môn, Tổ Hành chính tổng hợp, Tổ Cấp dưỡng,

Trang 11

GVCN lớp; điều phối công việc giữa các Phó Hiệu trưởng để đảm bảo đúngchức trách thẩm quyền Tham gia sinh hoạt tại Tổ Hành chính tổng hợp.

- Dạy HĐNGLL cho khối 12,

- Sinh hoạt tại Tổ Hành chính tổng hợp

2 Phó Hiệu trưởng Võ Thị Thu Cúc

Giúp Hiệu trưởng công tác chuyên môn:

- Lập kế hoạch chuyên môn,

- Quản lí việc thực hiện chương trình, soạn, giảng, chấm trả bài, bồi dưỡng taynghề giáo viên, tổ chức Hội giảng cấp Tổ, cấp Trường,

- Phụ trách công tác bồi dưỡng HSG, phụ đạo học sinh yếu kém,

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra công tác dạy và học của GV và HS,

- Chịu trách nhiệm báo cáo về hoạt động chuyên môn,

- Báo cáo SGD về chuyên môn, chất lượng hai mặt,

- Phụ trách Tổ Anh – Địa và Tổ Hóa – Sinh,

- Sinh hoạt tại Tổ Hóa – Sinh, tham gia giảng dạy môn Sinh học,

- Giải quyết công việc của nhà trường khi Hiệu trưởng đi vắng,

- Giải quyết những công việc liên quan đến chuyên môn hoặc công tác đột xuấtkhác của nhà trường do Hiệu trưởng phân công

- Phụ trách thi Nghề phổ thông;

- Quản lí quỹ Hội CTĐ

Trang 12

3 Phó Hiệu trưởng Trương Bá Hân:

Giúp Hiệu trưởng phụ trách công tác CSVC – Thống kê

- Phụ trách CSVC, thiết bị dạy học, phối hợp với các đoàn thể chuẩn bị CSVCcho các ngày lễ, đại hội, hoạt động ngoại khóa…

- Đề xuất với Hiệu trưởng tu sửa CSVC, mua sắm các phương tiện phục vụ chonhà trường kịp thời,

Phụ trách Tổ Cấp dưỡng, Tổ Văn Sử GDCD, sinh hoạt tại Tổ Văn Sử GDCD,

- Tham gia giảng dạy Hoạt động GD hướng nghiệp cho học sinh 3 khối: 10, 11

và 12,

- Chịu trách nhiệm báo cáo Sở GD&ĐT về CSVC và thống kê,

- Phó Chủ tài khoản ủy quyền,

- Giải quyết những công việc liên quan đến CSVC hoặc công tác đột xuất kháccủa nhà trường do Hiệu trưởng phân công

4 Phó Hiệu trưởng Lê Đình Phước:

Giúp Hiệu trưởng công tác Hoạt động ngoài giờ lên lớp:

- Lập kế hoạch Hoạt động ngoài giờ lên lớp và giáo dục ngoài giờ theo tháng,học kì, năm học,

- Phụ trách công tác giáo dục học sinh và tổ chức lao động vệ sinh môi trường,

- Phối hợp với Đoàn thanh niên tổ chức các phong trào thi đua trong học sinh,chịu trách nhiệm với GVCN xây dựng tốt nề nếp, nội qui, chuyên cần của họcsinh toàn trường Làm cầu nối giữa Nhà trường – Gia đĩnh và Xã hội trong việcgiáo dục học sinh về mọi mặt

- Viết báo cáo kịp thời cho cấp trên khi được Hiệu trưởng duyệt,

- Phụ trách bộ phận Bảo vệ - Nội trú và Tổ Toán – Tin

- Sinh hoạt tại Tổ Hành chính tổng hợp,

- Tham gia giảng dạy Hoạt động NGLL khối 10 và 11,

Trang 13

- Giải quyết những công việc liên quan đến hoạt động NGLL và những công tácđột xuất khác của nhà trường do Hiệu trưởng phân công,

- Báo cáo về Sở GD&ĐT về Hoạt động NGLL

5 Trong quá trình điều hành công việc, BGH sẽ bàn bạc thống nhất trong quản

lý và chỉ đạo mọi hoạt động của nhà trường, cụ thể như sau :

- Quản lý chặt chẽ các loại hồ sơ, sổ sách:

+ Dự toán ngân sách hàng năm.

+ Tiết kiệm chi.

+ Công khai mua sắm

+ Sổ đăng bộ, sổ theo dõi giáo viên – CNV

+ Các loại hồ sơ chuyên môn, hồ sơ theo dõi thu chi tài chính , hồ sơ giáo vụ,văn thư, thư viện và các loại hồ sơ bắt buộc của người làm công tác quản lý.+ Quản lý chặt chẽ thời gian làm việc, thời gian thực hiện kế hoạch theo từnggiai đoạn

+ Quản lý và kiểm tra thường xuyên việc thực hiện kế hoạch Chuyên môn Hành chính và Nuôi dưỡng

-+ Kiểm tra hồ sơ, giáo án và có kế hoạch dự giờ thăm lớp theo quy định

- Sắp xếp, bố trí các phòng làm việc, phòng chuyên môn, nơi tiếp khách hợp lí

- Kết hợp với các đoàn thể trong nhà trường lên kế hoạch: tuần, tháng , học kỳ

và cả năm học Duy trì họp Cơ quan, họp Tổ chuyên môn, công tác một tháng

một lần (Tổ chuyên môn giảng dạy họp tổ 2 lần /tháng).

+ Phân công công tác cho GV – CB – CNV theo đúng chuyên môn được đào tạo

- Thu, chi công khai rõ ràng

- Kiểm kê CSVC ít nhất 1 lần/năm Rà soát việc thanh quyết toán mọi chế độchính sách của CB-GV và học sinh Công khai chế độ ăn uống hàng ngày ở bếp

ăn tập thể, giải quyết kịp thời những vướng mắc trong nhà trường

II CƠ CHẾ LÀM VIỆC CỦA BGH:

Trang 14

1 Thực hiện theo chế độ thủ trưởng và nguyên tắc tập trung dân chủ.

2 Tuân thủ theo sự phân công trong BGH, chủ động, sáng tạo triển khai thựchiện nhiệm vụ đạt hiệu quả cao nhất

3 Có kế hoạch năm, kì, tháng và triển khai cụ thể hàng tuần để điều hành cáccông việc được giao

4 Thực hiện chế độ đôn đốc, theo dõi, kiểm tra thường xuyên và đột xuất đảmbảo đánh giá chính xác, khách quan, vô tư đối với tập thể, cá nhân CB – GV vàhọc sinh

5 Chế độ thông tin, hội họp:

- Họp BGH mỗi tháng một lần trước khi họp cơ quan,

- Họp Liên tịch mỗi tuần một lần,

- Khi cần thiết Hiệu trưởng triệu tập hội ý BGH đột xuất để giải quyết công việc,

- Khi dự các cuộc họp hoặc hội ý, các đ/c trong BGH phải chuẩn bị các thông tin

để phản ánh tình hình

6 Báo cáo văn bản theo yêu cầu của cấp trên trong phạm vi phần hành tráchnhiệm được phân công

7 Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra theo qui định của Ngành và địa phương

(Qui chế này cùng với các qui chế khác có liên quan trong nhà trường được thực hiện trong từng năm học và có sự điều chỉnh bổ sung sau mỗi năm học).

III CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, TÁC PHONG :

1 Nội dung

- Thực hiện tốt các cuộc vận động lớn của Ngành và Ban Tư tưởng - Văn hoá

TW : “Đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT”,“ Học tập và làm theo tấm

gương đạo đức Hồ Chí Minh”;“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

- Quyết tâm thực hiện tốt cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương về đạo

đức, tự học và sáng tạo”.

Trang 15

- Tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, chấp hành tốt mọi chủ trương,

chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước

- Xây dựng lập trường tư tưởng kiên định, lòng yêu nghề, yêu thương học sinh

- Tham gia đầy đủ các đợt sinh hoạt chính trị do nhà trường và cấp trên tổ chức

- Thực hiện nghiêm túc Quyết định 20 của UBND Tỉnh Quảng Ngãi

2 Chỉ tiêu :

- 100% cán bộ, giáo viên không vi phạm Pháp luật, đạo đức nghề nghiệp

- Giới thiệu cho Chi bộ những quần chúng ưu tú để theo dõi giúp đỡ, kết nạp vàoĐảng

3 Biện pháp :

- Duy trì chế độ sinh hoạt của cơ quan và các tổ chức đoàn thể theo định kỳ

- Khen thưởng và động viên kịp thời những cán bộ công chức hoàn thành xuấtsắc nhiệm vụ được giao

- Phát huy tốt tính phê bình và tự phê bình trong sinh hoạt

- Có biện pháp xử lý thích đáng những cá nhân và tập thể vi phạm, không hoànthành nhiệm vụ

IV- CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ :

1 Đối với giáo viên và học sinh:

1.1 Đối với giáo viên:

+ Ra vào lớp đúng giờ quy định

+ Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra và đánh giá theo qui định của BộGD&ĐT

Trang 16

+ Những tổ có GV đi học, Tổ trưởng có kế hoạch phân công GV dạy thay, nhưng

không được bỏ giờ, tránh dồn ép nhiều GV cùng bộ môn dạy trên một lớp.(Nếu

khó khăn thì đề xuất lãnh đạo hợp đồng GV trong tổ hoặc GV các trường khác).

+ Giáo viên nữ mặc đồng phục áo dài và nam giáo viên thắt cà vạt trong các buổilễ

* Chỉ tiêu phấn đấu :

+ Có ít nhất 05 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường (Mỗi tổ chuyên môn

phải có ít nhất 01 đ/c)

+ Chất lượng bộ môn: đạt trung bình từ 80% trở lên (Riêng môn Văn và Toán đạt

từ 50% trở lên, môn Tiếng Anh đạt 70% trở lên)

+ Dự giờ: trong năm học Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng và Tổ phóchuyên môn dự giờ ít nhất 01 tiết dạy/1 giáo viên

+ Mỗi giáo viên/năm học: thao giảng 01 tiết có áp dụng PPDH tích cực (được tổchuyên môn dự giờ đánh giá và công nhận )

+ Mỗi giáo viên dự giờ đồng nghiệp ít nhất 05tiết/HK (chú trọng tiết dạy cùng

+ Tăng cường kiểm tra chuyên môn thường xuyên và đột xuất

+ Dự giờ có báo trước và dự giờ đột xuất (dự giờ đột xuất báo trước 05 phút).

Trang 17

+ Tổ trưởng và Tổ phó kiểm tra hồ sơ, giáo án của tổ viên theo định kì (kiểm traxong Tổ trưởng, Tổ phó ghi ngày, tháng, năm và ký tên vào hồ sơ, giáo án).+ Phát động phong trào thi đua trong từng giai đoạn nhân các ngày lễ lớn vàđăng ký giờ dạy tốt.

+ Thực hiện đúng kế hoạch giảng dạy Cải tiến phương pháp vừa phù hợp vớitrình độ của học sinh dân tộc, vừa thực hiện theo hướng chỉ đạo của Bộ (pháthuy tính tích cực học tập của học sinh)

+ Có kế hoạch tự bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, tham gia bồi dưỡng kĩnăng sử dụng máy vi tính để soạn, giảng giáo án điện tử

+ Thực hiện đầy đủ kế hoạch dự giờ, thăm lớp, rút kinh nghiệm kịp thời

+ Có đầy đủ hồ sơ sổ sách như : Sổ ghi chép hội họp, Sổ điểm cá nhân, Sổ dựgiờ, Sổ chủ nhiệm, Sổ báo giảng (Theo công văn 963/GDĐT-GDTrH ngày24/06/2011của Sở GD&ĐT v/v Qui định các loại hồ sơ, sổ sách đối với cáctrường THCS và THPT từ năm học 2011-2012)

+ Tự lên kế hoạch bồi dưỡng học sinh yếu, kém bộ môn của mình, lớp mình phụtrách, đặc biệt chú trọng đến học sinh cuối cấp

+ Các tổ chuyên môn lên kế họạch đầy đủ theo từng tháng

* Đối với giáo viên chủ nhiệm lớp :

Ngày đăng: 16/06/2018, 12:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w