1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

sáng kiến kinh nghiệm biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt thể loại “bài văn miêu tả con vật”

63 1,1K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 5,72 MB

Nội dung

Bên cạnh đó,còn giúp học sinh biết sử dụng những từ ngữ miêu tả gợi tả, gợi cảm cũng nhưphép so sánh, nhân hóa trong khi miêu tả làm cho hình ảnh miêu tả trở nên sinhđộng, hấp dẫn, thu h

Trang 1

Mục Lục PHẦN MỞ ĐẦU

I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 2

1 Giúp học sinh lớp Bốn 2

2 Giúp giáo viên 3

III NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3

IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3

1 Phương pháp nghiên cứu lí luận 3

2 Phương pháp quan sát sư phạm 4

3 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm 4

4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm 4

V PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4

VI ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 4

PHẦN NỘI DUNG I CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 5

1 Cơ sở lí luận 5

2 Cơ sở thực tiễn 7

3 Tìm hiểu và nghiên cứu chương trình dạy học văn miêu tả con vật ở lớp Bốn .8

II THỰC TRẠNG DẠY – HỌC VĂN MIÊU TẢ CON VẬT Ở LỚP BỐN 10 1 Tìm hiểu nguyên nhân của việc dạy học văn miêu tả con vật đạt kết quả chưa cao 10

Trang 2

2 Tìm hiểu đặc điểm tình hình Trường Tiểu học Bình Hòa 2 11

3 Tìm hiểu thực trạng dạy – học văn miêu tả con vật ở lớp Bốn Trường Tiểu học Bình Hòa 2 qua khảo sát thực tế 14

III BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP BỐN HỌC TỐT THỂ LOẠI BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT 15

1 Hướng dẫn học sinh tìm hiểu và phân tích đề bài 15

2 Hướng dẫn học sinh quan sát tìm ý 16

4 Hướng dẫn học sinh biết lựa chọn trình tự quan sát phù hợp khi quan sát con vật 25

5 Hướng dẫn học sinh lập dàn ý cho bài văn miêu tả con vật 27

6 Thực hiện tiết luyện nói khi dạy học văn miêu tả con vật 32

7 Thực hiện tiết luyện viết khi dạy học văn miêu tả con vật 34

8 Thực hiện tiết trả bài khi dạy học văn miêu tả con vật 37

9 Giúp học sinh làm giàu vốn từ và lựa chọn từ ngữ khi học văn miêu tả con vật 40

10 Hướng dẫn học sinh lựa chọn từ ngữ giàu tính gợi tả, gợi cảm và diễn đạt câu văn trọn ý, sắp xếp các ý một cách lô gic khi thực hiện bài văn 49

miêu tả con vật 49

11 Giúp học sinh làm giàu trí tưởng lượng và bộc lộ cảm xúc khi thực 50

hiện bài văn miêu tả con vật 50

IV KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 53

PHẦN KẾT LUẬN 1 Bài học kinh nghiệm 54

2 Khả năng áp dụng của đề tài 56

Trang 3

3 Những ý kiến đề xuất 57

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

Như chúng ta đã biết, tiếng Việt có vai trò cực kì quan trọng trong đời sốngcộng đồng và đời sống của mỗi con người Việt Nam Đặc biệt đối với trẻ em, tiếngViệt có vai trò càng quan trọng hơn Ngay từ lúc lọt lòng, trẻ được giao tiếp hàngngày, hàng giờ với tiếng Việt qua lời ru của mẹ Đến khi học từng tiếng nói đầutiên, trẻ đã học phát âm tiếng nói của người Việt Do đó, ngay từ buổi ban đầu, trẻcần học tiếng Việt một cách khoa học và cẩn thận để có thể sử dụng nó làmphương tiện giao tiếp trong suốt những năm tháng học tập ở nhà trường cũng nhưtrong suốt cuộc đời

Hơn thế, trong giai đoạn hiện nay, đất nước ta đang trên đà phát triển và hòanhập với nhiều nền văn hóa của các quốc gia khác trên thế giới thì việc giữ gìn,phát triển và làm giàu đẹp cho tiếng Việt là một việc làm cần thiết trong giai đoạnhiện nay Tiếng Việt là một trong những môn học quan trọng trong trường học vàđặc biệt ở cấp Tiểu học Trong đó, phân môn Tập làm văn chiếm vị trí quan trọngkhông nhỏ Bởi vì khi dạy Tập làm văn là dạy cho các em hình thành kĩ nói, viết,được xây dựng trên kết quả của việc tiếp thu kiến thức từ các phân môn trong môntiếng Việt như: Tập đọc, Luyện từ và câu, Kể chuyện…và các môn học khác Khihọc phân môn Tập làm văn, học sinh phải huy động kiến thức nhiều mặt từ nhữnghiểu biết trong các môn học cũng như kiến thức trong cuộc sống của các em Tậplàm văn cũng là một môn học góp phần rèn luyện tư duy và hình thành nhân cáchcho học sinh

Chương trình Tập làm văn ở lớp Bốn bao gồm các thể loại như: kể chuyện,viết thư, miêu tả, … Trong đó, kiểu bài văn miêu tả chiếm số lượng nhiều nhấttrong cả chương trình: tổng số 32 tiết và học trong 17 tuần, riêng thể loại bài vănmiêu tả con vật chiếm 11 tiết học trong 6 tuần Tuy nhiên để giúp học sinh học tốtvăn miêu tả con vật, điều quan trọng là giúp học sinh biết quan sát để tìm ý, biếtlựa chọn từ ngữ miêu tả đúng, sinh động, hấp dẫn để viết được câu văn, đoạn

Trang 5

văn,bài văn đầy đủ ý và hay Không phải đưa ra lời nhận xét chung màphải tả cáccon vật bằng những từ ngữ miêu tả đúng, chính xác về các đặc điểm của từng convật được miêu tả và diễn đạt thành những câu văn rõ ràng, lưu loát Bên cạnh đó,còn giúp học sinh biết sử dụng những từ ngữ miêu tả gợi tả, gợi cảm cũng nhưphép so sánh, nhân hóa trong khi miêu tả làm cho hình ảnh miêu tả trở nên sinhđộng, hấp dẫn, thu hút được người đọc, người nghe.

Qua thực tế giảng dạy trong các lớp tôi đã và đang phụ trách từ năm học 2015– 2016 đến nay, cùng với việc tìm hiểu và nghiên cứu chương trình và bài viết củahọc sinh, tôi thấy phần đông học sinh làm văn miêu tả gặp những khó khăn dothiếu sự hiểu biết sâu về những đặc tính của các loài vật, thiếu kiến thức về nhữnghiện tượng tự nhiên ảnh hướng đến sự phát triển của từng oài vật đó hay thiếu vốn

từ để giúp các em miêu tả tốt Các em sẽ chưa biết miêu tả một con vật cụ thể nếucác em chưa được trực tiếp quan sát các con vật đó Sự hiểu biết của học sinh vềnghĩa từ chưa sâu Các em thường có thói quen thấy gì tả đó Trong khi miêu tả,các em chưa biết bộc lộ cảm xúc của mình Học sinh chưa biết sử dụng các phép sosánh, nhân hóa trong khi miêu tả để bài văn thêm phần sinh động và hấp dẫn

Chính vì lẽ đó, từ năm học 2015 – 2016 đến nay, tôi đã nghiên cứu và thựchiện “Biện pháp giúp cho học sinh lớp Bốn Trường Tiểu học Bình Hòa 2 học tốtthể loại bài văn miêu tả con vật” Trong năm học 2017 – 2018 hiện nay, tôi tiếp tục

áp dụng đồng thời có bổ sung thêm một vài biện pháp giúp học sinh lớp 4/1 tôiđang phụ trách học tốt thể loại bài văn miêu tả con vật Đề tài này áp dụng khôngchỉ cho lớp 4/1 tôi đang phụ trách mà còn có thể áp dụng cho toàn thể lớp Bốntrong Trường Tiểu học Bình Hòa 2 nói riêng và toàn thể lớp Bốn ở các trường Tiểuhọc trong địa bàn thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương nói chung

II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

1 Giúp học sinh lớp Bốn

- Rèn kĩ năng phân tích đề bài, quan sát, tìm ý, lập dàn ý

Trang 6

- Rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu, viết đoạn, liên kết đoạn, diễn đạt lưu loát,mạch lạc.

- Rèn kĩ năng viết lời văn, câu văn giàu hình ảnh, cảm xúc, sử dụng các biệnpháp so sánh, nhân hóa vào bài văn làm cho bài văn miêu tả con vật thêm sinhđộng

- Bồi dưỡng tình cảm yêu mến, gắn bó, biết trân trọng những con vật gần gũixung quanh các em

- Tạo tiền đề giúp các em học tốt hơn ở lớp Năm

2 Giúp giáo viên

- Nhìn nhận lại sâu sắc hơn việc dạy văn miêu tả con vật cho học sinh lớpBốn để vận dụng các phương pháp, biện pháp hay hình thức tổ chức dạy học mộtcách linh hoạt

- Tự tìm tòi, nâng cao tay nghề, đúc rút kinh nghiệm trong giảng dạy Tập làmvăn nói chung và trong dạy học sinh viết văn miêu tả con vật nói riêng

- Nâng cao khả năng nghiên cứu khoa học

III NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

- Tìm hiểu mục tiêu, nội dung chương trình dạy văn miêu tả con vật ở lớpBốn

- Tìm hiểu thực trạng dạy - học văn miêu tả con vật ở lớp Bốn

- Đưa ra một số biện pháp hữu ích giúp học sinh lớp Bốn Trường Tiểu họcBình Hòa 2 học tốt thể loại bài văn miêu tả con vật

IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1 Phương pháp nghiên cứu lí luận

- Đọc tài liệu liên quan đến đề tài

- Nghiên cứu nội dung chương trình

Trang 7

2 Phương pháp quan sát sư phạm

- Điều tra thực trạng qua trong từng năm học, trao đổi với giáo viên và họcsinh, tìm hiểu thực tế việc dạy và học

- So sánh, đối chứng giữa mỗi cả thể học sinh trong cùng một lớp với nhau,giữa các lớp cùng tổ khối, đối chứng cả với những năm học trước

- Quan sát tinh thần, thái độ, ý thức học tập của học sinh trong lớp mình phụtrách Bên cạnh đó còn quan sát việc học tập của học sinh lớp khác trong các tiết

dự giờ, quan sát phương pháp sư phạm của giáo viên giảng dạy, quan sát chấtlượng bài viết của học sinh để tìm hiểu những tác nhân trực tiếp ảnh hưởng

đến chất lượng học tập của học sinh

3 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

- Tiến hành đồng thời với phương pháp kiểm tra và phương pháp tổng hợp sốliệu Khi kiểm tra đánh giá chất lượng bài văn miêu tả con vật của từng học sinh,tôi mô tả và thống kê chất lượng ấy bằng những số liệu cụ thể, sau đó tổng hợp các

số liệu đã thu được nhằm rút ra kinh nghiệm giảng dạy cho bản thân

4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

- Dạy các tiết tập làm văn miêu tả nói chung, dạy tiết miêu tả con vật nóiriêng

V PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Dạng bài văn miêu tả con vật ở lớp Bốn

- Thực trạng dạy và học văn miêu tả con vật của học sinh lớp Bốn ở TrườngTiểu học Bình Hòa 2 từ năm học 2015 – 2016 đến nay

VI ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

- Loại bài văn miêu tả con vật ở lớp Bốn

- Học sinh lớp 4/1, tôi đang phụ trách và các lớp học khác trong Tổ Lớp Bốn

Trang 8

Dạy Tập làm văn ở Tiểu học góp phần rèn luyện cho học sinh năng lực sửdụng tiếng mẹ đẻ để giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày và cũng là phương tiện

để các em học tốt các môn học khác Chính những bài viết các em có được từ phânmôn Tập làm văn là kết quả được tạo ra từ vốn hiểu biết thực tế, những kĩ năng sửdụng tiếng Việt mà các em được học ở môn Tiếng Việt và các môn học khác Mục tiêu của việc dạy học Tập làm văn ở lớp Bốn nói chung, thể loại bài vănmiêu tả con vật nói riêng là: cung cấp, hướng dẫn cho học sinh biết lập dàn ý chobài văn, viết được bài văn theo dàn ý đã lập có đủ ba phần (mở bài, thân bài, kếtbài) Các em biết diễn đạt được lời văn trôi chảy, câu văn bước đầu có cảm xúc,giàu hình ảnh Bên cạnh đó, học sinh biết nói, viết câu văn có dùng phép so sánh,nhân hóa và biết kiểm tra, rà soát lại bài viết về nội dung, cách diễn đạt, cách trìnhbày trong khi viết bài văn miêu tả con vật của mình một cách trọn vẹn

Muốn học tốt thể loại bài văn miêu tả con vật, trước hết, người học phải nắmđược thế nào là miêu tả Miêu tả là thể loại văn dùng lời nói có hình ảnh, có cảmxúc làm cho người đọc, người nghe hình dung được một cách rõ nét, cụ thể những

Trang 9

đặc điểm nổi bật của cảnh, của người hay của vật như nó vốn có trong cuộc sống.Miêu tả là dùng lời văn có hình ảnh làm hiện ra trước mắt người đọc một bức tranh

cụ thể về một cảnh, một người, một vật đã làm ta có cảm xúc sâu sắc Người viếtphải nắm vững cảnh, vật mình định tả có những đặc điểm nổi bật, đặc sắc và diễn

tả lại bằng từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm, làm rõ hình khối, kích thước, màu sắc,

âm thanh hay hoạt động, và còn thêm vào bài văn của mình những cảm giác vui,buồn, ngạc nhiên, thích thú khi quan sát sự vật

Các bài văn miêu tả ở Tiểu học nói chung, ở lớp Bốn nói riêng, yêu cầu tảnhững đối tượng mà học sinh yêu mến, thích thú Vì vậy, qua bài làm của mình,các em phải gửi gắm được tình yêu thương với những đối tượng mình miêu tả.Dạy học văn miêu tả con vật là quá trình dạy học mà qua đó giáo viên giúpcho học sinh có thói quen quan sát, biết phát hiện những điều mới mẻ, thú vị vềnhững con vật gần gũi với các em trong cuộc sống Giúp các em biết truyền nhữngrung cảm của mình vào con vật cần miêu tả, biết sử dụng những từ ngữ có giá trịbiểu cảm, những câu văn sáng rõ về nội dung, chân thực về tình cảm vào bài văn.Một bài văn miêu con vật hay là một bài văn mà khi đọc, người đọc thấy hiện ratrước mắt mình hình ảnh của con vật đó một cách cụ thể, sống động như nó vẫntồn tại trong thực tế cuộc sống Bên cạnh đó, một bài văn hay không những phảithể hiện rõ nét, chính xác, sinh động đối tượng miêu tả mà còn thể hiện được trítưởng tượng, cảm xúc và đánh giá của người viết với đối tượng được miêu tả.Trong thực tế, không ai tả chỉ để tả mà thông qua tả để gửi gắm suy nghĩ, cảm xúc,

sự đánh giá, những tình cảm yêu mến của người viết đối với sự vật được tả Nhưvậy, có thể xem miêu tả là vẽ nên một bức tranh về sự vật bằng ngôn từ

Trong quá trình viết bài văn miêu tả con vật, đòi hỏi học sinh phải vận dụngkiến thức tổng hợp của các môn học để miêu tả Kiến thức của các môn học cộngvới vốn sống thực tế sẽ giúp học sinh trình bày suy nghĩ của mình một cách mạchlạc và sống động Qua đó, bồi dưỡng cho các em tình yêu quê hương đất nước, yêuthiên nhiên Các em sẽ được tích lũy thêm vốn sống, vốn ngôn ngữ và khả năng

Trang 10

2 Cơ sở thực tiễn

Trong quá trình dạy học trên lớp, tôi đã tìm hiểu chương trình học, tìm hiểu

về phương pháp giảng dạy các môn học nói chung, tìm hiểu thực trạng học phânmôn Tập làm văn nói riêng và cụ thể là tìm hiểu thực trạng dạy và học thể loại bàivăn miêu tả con vật Tôi nhận thấy từ lớp Hai, lớp Ba, học sinh đã được quan sát

và trả lời câu hỏi để làm quen với văn miêu tả Chính vì vậy, học sinh đã nắm đượcnhững kiến thức sơ giản về cách miêu tả các sự vật Đối tượng miêu tả là những sựvật khá quen thuộc với các em đó là những con vật nuôi quen thuộc ở nhà như: con

gà, con mèo, con chó, con vịt, con ngỗng, con trâu, con bò, con chim bồ câu, haychú vẹt ; đó là những con vật em gặp trên đường ; là những con vật mà em quan sáttrên ti vi hay được quan sát trực tiếp ở sở thú trong mỗi chuyến tham quan, …Những con vật gần gũi đó cũng chính là những người bạn thân thiết, gắn bó và lớnlên cùng tuổi thơ của các em Khi miêu tả những con vật quen thuộc đó, các em dễdàng chia sẻ tình cảm riêng và bộc lộ cảm xúc, tình cảm thực của mình khi miêutả

Một bài làm văn có thể tồn tại ở dạng nói hay dạng viết tùy thuộc vào các tiếthọc do chương trình quy định Sản phẩm của việc học văn miêu tả con vật thường

ở dạng viết Năng lực của người viết chứng tỏ sự hiểu biết, khả năng vận dụng vốnhiểu biết, vốn từ và sự thể hiện vốn từ đó qua việc diễn đạt thành ý văn, câu vănhay đoạn văn, bài văn phù hợp với từng sự vật cần miêu tả Mỗi bài văn chứng tỏđược tư duy lô gic, tư duy hình tượng của mỗi học sinh

Trên thực tế, việc dạy và học phân môn Tập làm văn nói chung, thể loại bàivăn miêu tả con vật nói riêng, còn rất nhiều vấn đề bất cập:

- Về phía người dạy: Đây là một phân môn khó dạy Giáo viên phải giúp họcsinh vừa tổng hợp được vốn kiến thức các em đã có về một loài vật, vừa giúp các

em tải hiện lại được đầy đủ nhất, chính xác nhất các đặc điểm nổi bật của con vậtcác em chọn tả Bên cạnh đó, giáo viên không những phải giúp các em thể hiệnđược sự rung cảm của cá nhân đối với con vật hay loài vật mình chọn tả Đây là

Trang 11

dịp tốt giúp học sinh thể hiện tiếng mẹ đẻ một cách trong sáng vào bài viết củamình qua việc lựa chọn từ ngữ và vận dụng vốn từ các em đã có một cách linhhoạt

Trong quá trình giảng dạy thường xảy ra các vấn đề như: giáo viên chỉ hướngdẫn chung chung cho học sinh tự mày mò hoặc là giáo viên sử dụng văn mẫu đểhọc sinh chép mà không có sự sáng tạo Những vấn đề trên đều làm cho học sinhkhông biết làm văn, ngại học văn Những thực trạng trên còn xuất phát từ trình độnhận thức, năng lực sư phạm và vốn sống thực tế của mỗi giáo viên cũng góp phầnquyết định rất lớn

- Về phía học sinh: Kiến thức của các em có được dường như là nhờ vào sách

vở và qua thầy cô cung cấp trong các tiết học ở trên lớp Các em chưa có vốn sốngthực tế nhiều Các em chưa có cái nhìn bao quát về các loài vật như: chưa cónhững hiểu biết sâu về từng loài vật cụ thể, hiểu biết về hình dáng, màu sắc, cânnặng, thói quen sinh hoạt, hoạt động đặc trưng hay đặc điểm sinh sản của từng loàivật cụ thể Các em chưa được quan sát nhiều loài vật nên chưa hình dung đượcnhững đặc điểm giống hay khác nhau ở từng bộ phận của mỗi con vật Các emchưa miêu tả được những đặc điểm về hình dáng, kích thước, bộ lông hay hoạtđộng đặc trưng của từng con vật một cách cụ thể, chính xác Bên cạnh đó, các emchưa có kĩ năng quan sát sự vật tốt, khả năng ghi nhớ những gì quan sát chưa lâu.Chính vì lẽ đó, bài văn miêu tả con vật của các em thường chưa tả được đầy đủ cácđặc điểm chính, nổi bật của con vật, thiếu những chi tiết tả thực vào bài viết Các

em chưa có sự so sánh một cách chính xác về những đặc điểm ở mỗi bộ phận củacác loài vật khác nhau để làm nổi bật đặc điểm của con vật mình chọn tả Ngoài ra,các em chưa thấy được mối liên hệ mật thiết giữa con vật mình tả với con ngườitrong cuộc sống đời thường Vì vậy, các em chưa bộc lộ được cảm xúc thực trongbài văn miêu tả con vật của mình

3 Tìm hiểu và nghiên cứu chương trình dạy học văn miêu tả con vật ở lớp Bốn

Trang 12

Chương trình Tập làm văn lớp Bốn được thiết kế tổng cộng gồm 62 tiết trong

cả năm học Trong đó, văn miêu tả (gồm tả đồ vật, tả cây cối, tả con vật) có 32 tiết,riêng dạng bài văn miêu tả con vật gồm 8 tiết được phân bố như sau:

Hệ thống nội dung chương trình Tập làm văn miêu tả con vật ở lớp Bốn

Tuần 29 Cấu tạo bài văn miêu tả con vật

Tuần 30 Luyện tập quan sát con vật

Tuần 31 1 Luyện tập miêu tả các bộ phận của con vật.

2 Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật

Tuần 32

1 Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật.

2 Luyện tập xây dựng mở bài, kết bài trong bài văn miêu tả

con vật

Tuần 33 Miêu tả con vật (kiểm tra viết)

Tuần 34 Trả bài văn miêu tả con vật

Chương trình môn Tập làm văn lớp Bốn nói chung, thể loại bài văn miêu tảcon vật nói riêng, đều được chia thành các tiết như: tiết lập dàn ý, tiết luyện nói,luyện viết đoạn, kiểm tra viết và tiết trả bài kiểm tra Các tiết Tập làm văn đượcphân bố hai tiết trong một tuần Các tiết học văn miêu tả con vật được sắp xếp mộtcách hợp lí, phù hợp với từng chủ điểm của chương trình Tiếng Việt lớp Bốn.Chính vì vậy, khi học Tập làm văn các em sẽ dễ dàng nắm được kiến thức cũngnhư vốn từ ngữ miêu tả mà các em tích lũy được từ các bài học trong các phânmôn: Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Chính tả có trong từng chủ điểm đóvào trong tiết học Nội dung của các phân môn trong từng chủ điểm sẽ bổ trợ vềkiến thức cho các em học tốt tiết Tập làm văn nói chung, tiết miêu tả con vật nóiriêng

II THỰC TRẠNG DẠY – HỌC VĂN MIÊU TẢ CON VẬT Ở LỚP BỐN

Trang 13

1 Tìm hiểu nguyên nhân của việc dạy học văn miêu tả con vật đạt kết quả chưa cao

Qua thực tế giảng dạy ở các lớp Bốn trong những năm học qua tại TrườngTiểu học Bình Hòa 2 từ năm học 2015 - 2016 tới nay Cụ thể là qua thực tế giảngdạy ở lớp 4/1 tôi phụ trách hiện nay, qua bạn bè đồng nghiệp cùng Tổ Lớp Bốntrong Trường Tiểu học Bình Hòa 2 và các trường bạn, tôi nhận thấy số lượng họcsinh lớp Bốn học tốt thể loại bài văn miêu tả con vật chưa cao

Học sinh lớp Bốn học thể loại bài văn miêu tả con vật chưa cao xuất phát từnhững nguyên nhân chủ quan và khách quan như sau:

a) Nguyên nhân chủ quan

- Giáo viên chưa thực sự hứng thú khi dạy môn Tập làm văn cụ thể là dạy thểloại bài văn miêu tả con vật Vì vậy, khi dạy thể loại này giáo viên còn lúng túng

về phương pháp và nội dung Điều này được thể hiện rõ qua các tiết thao giảng, dựgiờ thăm lớp khi dạy các tiết Tập làm văn miêu tả con vật ở trường

- Phương pháp dạy của giáo viên còn rập khuôn chưa có sự sáng tạo nên việcdẫn dắt, gợi mở cho học sinh tìm ra những câu văn, ý văn hay còn hạn chế

- Giáo viên ít quan tâm đến việc hướng dẫn học sinh phải tả như thế nào đểbộc lộ được nét riêng biệt của đối tượng mình đang tả nhằm giúp các em thoát khỏiviệc tả một cách khuôn sáo

- Trong giờ dạy văn miêu tả con vật, thường thiếu tranh ảnh hay vật thật để hỗtrợ cho các em quan sát miêu tả

- Giáo viên chữa bài cho học sinh còn nhận xét chung chung, chưa đưa rađược lời nhận xét cụ thể ở những lỗi sai về dùng từ, đặt câu, chưa sửa các ý vănchưa hay của mỗi em một cách kịp thời để phát huy tính sáng tạo cho người họctrong từng tiết học văn miêu tả con vật

- Ngoài ra, giáo viên còn thiếu sự phối kết hợp, liên hệ giữa tiết dạy phân mônTập làm văn với các môn học, các hoạt động khác trong và ngoài nhà trường nhằm

Trang 14

phát huy và vận dụng vốn hiểu biết của các em một cách tốt nhất vào việc học bàivăn miêu tả.

b) Nguyên nhân khách quan

- Khả năng quan sát của học sinh còn sơ sài, các em chưa biết sử dụng phốihợp các giác quan để quan sát hay quan sát chưa theo một trình tự phù hợp Các

em thường theo thói quen thấy đâu tả đấy, chưa biết chọn các đặc điểm đặc trưngtiêu biểu của con vật mình chọn tả

- Khả năng dùng từ đặt câu của học sinh chưa hay, chưa biết lựa chọn từ ngữthích hợp để miêu tả đúng từng đặc điểm của con vật

- Vốn từ ngữ mà cụ thể là vốn từ ngữ miêu tả của các em còn quá nghèo nàn.Các em còn dùng từ địa phương hay từ ngữ trong văn nói vào bài viết Các emchưa hiểu đúng nghĩa của từ nên dùng từ có nghĩa chưa phù hợp, chưa diễn đạtđược lời văn theo ý muốn của mình mà thường diễn đạt như nói chuyện bình

thường

- Học sinh sử dụng văn mẫu một cách chưa sáng tạo Các em chưa biết chọnlọc và sử dựng những từ ngữ, ý văn, câu văn hay để diễn đạt thành ý văn, câu văncủa riêng mình

- Một số học sinh chưa viết được câu văn có đủ thành phần, chưa khai thácđược đầy đủ nội dung của một bài văn Các em chưa diễn đạt được câu văn, ý vănmột cách mạch lạc, khai thác nội dung còn sơ sài, câu văn lủng củng Việc dùng từngữ của các em chưa lưu loát thường bị lặp từ, lặp ý và chưa viết được trọn vẹn cácphần theo bố cục của một đoạn văn, bài văn

2 Tìm hiểu đặc điểm tình hình Trường Tiểu học Bình Hòa 2

Trường Tiểu học Bình Hòa 2 là ngôi trường nằm trên địa bàn thuộc khu phốBình Đức 1, phường Bình Hòa, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương Trường nằmtrên địa bàn có nhiều khu công nghiệp lớn của tỉnh Bình Dương như: khu côngnghiệp Đồng An, khu công nghiệp Việt Nam - Singapore, khu công nghiệp Việt

Trang 15

Hương, … nên có nhiều cư dân sinh sống Năm học 2017 – 2018, Trường Tiểu họcBình Hòa 2 có đến 42 lớp và hơn 1800 học sinh Đây là một ngôi trường lớn so vớicác trường trên địa bàn thị xã Thuận An Trường tổ chức dạy hai buổi trong ngày

và có tổ chức bán trú Trường có đội ngũ cán bộ - giáo viên - nhân viên đông đảovới số lượng lên đến 69 người, nhất là có đội ngũ cán bộ quán lí giàu kinh nghiệmtrong công tác quán lí Đội ngũ giáo viên trong trường đa số là giáo viên trẻ luônnhiệt huyết với nghề Tuy Trường Tiểu học Bình Hòa 2 được tách ra từ TrườngTiểu học Bình Hòa và mới đi vào hoạt động từ tháng 10/2015 nhưng thầy cô giáo

và học sinh trong trường luôn phấn đấu dạy tốt – học tốt nên đã đạt được nhữngthành tích cao trong các cuộc thi về chuyên môn và các hoạt động khác do ngànhgiáo dục tổ chức

Trong quá trình dạy học ở trường trong thời gia qua, tôi luôn tìm hiểu vềnhững điều kiện tác động đến việc học của học sinh như: môi trường nhà trường,gia đình, xã hôi, … và đã nhận thấy những thuận lợi và khó khăn trong quá trìnhdạy và học như sau:

a) Thuận lợi

- Ban Giám hiệu nhà trường chỉ đạo thực hiện công tác chuyên môn có hiệuquả Ban Giám hiệu luôn tạo điều kiện cho giáo viên học tập nâng cao trình độchuyên môn

- Tổ chuyên môn đoàn kết, giúp đỡ nhau tận tình để mỗi giáo viên nắm vữngchuyên môn và yên tâm thực hiện tốt công tác giảng dạy

- Trường thường xuyên tổ chức chuyên đề, thao giảng dự giờ góp ý để chogiáo viên học tập kinh nghiệm và nâng cao trình độ chuyên môn nhất là phân

Trang 16

- Đội ngũ giáo viên có năng lực, yêu nghề và luôn áp dụng phương pháp dạyhọc phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh một cách linh hoạt

- Phần lớn phụ huynh của học sinh trong trường là công nhân nên việc giànhthời gian để kiểm tra, nhắc nhở việc học ở nhà của các em chưa nhiều và chưathường xuyên Một số phụ huynh không quan tâm đến việc học của con em mình,còn bỏ mặc việc học của con em mình cho nhà trường

- Số lượng học sinh trong một lớp quá đông (từ 47 đến 50 học sinh trong mộtlớp) nên việc truyền tải kiến thức cũng như chữa bài, nhận xét, sửa lỗi dùng từ, đặtcâu cho từng bài văn của mỗi em chiếm nhiều thời gian và nhất là việc giành thờigian kèm cặp, giúp đỡ các em học sinh yếu còn nhiều hạn chế

Trang 17

- Ở lớp Bốn, các em mới bắt đầu học cách lập dàn ý, dựng đoạn và viết thànhmột bài văn hoàn chỉnh Khả năng ngôn ngữ của các em còn hạn chế Vốn từ ngữcủa học sinh nói chung, vốn từ miêu tả của học sinh còn nghèo nàn Một bài vănmiêu tả hay lại đòi hỏi khả năng tưởng tượng, sử dụng ngôn ngữ và diễn đạt thậtsinh động Thực tế cho thấy, đa số học sinh lớp Bốn làm văn miêu tả chưa hay.Các em sắp xếp các ý còn lộn xộn, câu văn diễn đạt lủng củng chưa rõ ràng Hìnhảnh trong bài văn chưa có sức gợi tả, ít liên tưởng hoặc chỉ rập khuôn

các bài văn mẫu

- Khi viết bài văn miêu tả con vật các em còn gặp nhiều khó khăn nhất là kĩnăng quan sát Các em chưa biết cách sắp xếp hay khai thác bố cục một bài văn saocho đủ ý, đủ các phần ; sắp xếp các ý trong mỗi đoạn văn hay các đoạn trong mộtbài văn sao cho phù hợp

- Bên cạnh đó, sự tập trung chú ý quan sát của học sinh ở Tiểu học, cụ thể ởhọc sinh lớp Bốn chưa cao Các em chưa nhớ lâu những gì quan sát được

- Để viết được một bài văn miêu tả đầy đủ và hay đối với học sinh lớp Bốn làmột việc rất khó khăn Do đặc điểm tâm lí của các em còn ham chơi, khả năngquan sát chưa tinh tế, kỹ năng hoàn thành một bài văn trọn vẹn của các em chưatốt Năng lực sử dụng ngôn ngữ của các em còn hạn chế, vốn từ ngữ nhất là vốn từmiêu tả còn nghèo nàn Vì vậy, khi viết văn miêu tả, các em còn thiếu vốn hiểubiết về đối tượng miêu tả hoặc chưa biết lựa chọn từ ngữ phù hợp để diễn đạtnhững đặc điểm của sự vật theo ý của riêng mình

3 Tìm hiểu thực trạng dạy – học văn miêu tả con vật ở lớp Bốn Trường Tiểu học Bình Hòa 2 qua khảo sát thực tế

Qua gần 3 năm học thực hiện “Biện pháp giúp học sinh lớp Bốn học tốt thểloại bài văn miêu tả con vật”, tôi đã theo dõi và khảo sát kết quả kiểm tra khảo sátđầu năm học của các lớp tôi trực tiếp giảng dạy ở phân môn Tập làm văn trong banăm học vừa qua như sau:

Trang 18

Năm học Sĩ số

Điểm kiểm tra khảo sát đầu năm học

trong 3 năm học qua

Qua kết quả khảo sát chất lượng đầu năm trong 3 năm học, từ năm học 2015 –

2016 đến năm học 2017 – 2018 ở trên, cho thấy số lượng học sinh đạt điểm từ 7đến 8 điểm trở lên trong một lớp đang còn quá ít, còn số lượng học sinh đạt điểm 5đến 6 điểm chiếm phần lớn và lượng học sinh dưới 5 điểm còn cao Từ kết quả trêncho thấy khả năng nắm chắc kiến thức của lớp dưới nói chung, ở môn Tiếng Việtnói riêng của học sinh còn gặp nhiều hạn chế và chất lượng học tập của học sinhcòn thấp

Từ những điều kiện thực tế trên, khi dạy Tập làm văn nói chung, dạy thể loạibài văn miêu tả con vật nói riêng, tôi luôn tìm tòi, học hỏi và nghiên cứu để đưa rađược “Biện pháp giúp các em học sinh lớp Bốn ở Trường Tiểu học Bình Hòa 2 họctốt hơn thể loại bài văn miêu tả con vật” như sau:

BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT

1 Hướng dẫn học sinh tìm hiểu và phân tích đề bài

Khi dạy học sinh thể loại “Bài văn miêu tả con vật” cũng như các thể loại bàivăn khác, bước đầu tiên giáo viên cần hướng dẫn học sinh tìm hiểu kĩ yêu cầu của

đề bài Tìm hiểu đề bài là một trong những bước quan trọng để giúp học sinh nắmvững yêu cầu của đề bài, tránh lạc đề hay miêu tả lan man Khi hướng dẫn học sinhtìm hiểu đề bài, giáo viên cần gạch chân dưới các từ ngữ quan trọng của đề bàinhằm giúp các em xác định rõ con vật mình cần tả là con vật gì, từ đó sẽ giúp các

Trang 19

em lần lượt tìm ra cách tả con vật đó như thế nào Qua việc phân tích đề bài, giáoviên sẽ giúp học sinh nắm vững những yêu cầu khi miêu tả từng đối tượng mà các

em cần miêu tả

Khi hướng dẫn học sinh phân tích đề bài tả về con vật, giáo viên phải giúphọc sinh xác định được con vật định tả là con vật gì? Con vật đó được nuôi từ baogiờ? Do ai mua, do đâu mà có? Con vật đó có đặc điểm gì nổi bật về vóc dáng, bộlông, nó thuộc loài nào, là giống lai hay thuần chủng? Con vật em chọn tả đãtrưởng thành hay còn nhỏ? Nó có mối liên hệ như thế nào đối với mình và nómang lại lợi ích gì đối với đời sống của em?

Việc phân tích kĩ đề bài cũng là bước quan trọng để các em định hướng mộtcách đầy đủ về các nội dung cần viết trong bài như: chuẩn bị vốn từ ngữ miêu tảchính xác các đặc điểm về vóc dáng, cân nặng, màu lông hay thói quen sinh hoạtcũng như hoạt động đặc thù của con vật mà các em đã chọn Học sinh sẽ dễ dàng

tự lập ra được một dàn ý chi tiết đúng theo yêu cầu của đề bài Xác định rõ yêu cầucủa đề bài cũng là một bước quan trọng để giúp học sinh chuẩn bị sẵn sàng mộtvốn từ ngữ và tâm lí tự tin, huy động được vốn hiểu biết của các em về con vật đóvào bài viết Từ đó các em sẽ dễ dàng thể hiện được cảm xúc thực khi

miêu tả con vật mình đã chọn

2 Hướng dẫn học sinh quan sát tìm ý

a) Hướng dẫn học sinh sử dụng các giác quan để quan sát sự vật khi miêu tả

Dạy học sinh quan sát là dạy các em sử dụng các giác quan để quan sát cácđặc điểm nổi bật của con vật mình định tả Thông thường, học sinh chỉ dùng mắt

để quan sát Khi dạy thể loại văn miêu tả nói chung dạy bài văn miêu tả con vật nóiriêng, tôi hướng dẫn các em sử dụng phối hợp tất cả các giác quan như: thị giác,khửu giác, thính giác và xúc giác để quan sát tìm ra các đặc điểm nổi bật và khácbiệt so với các con vật cùng loài hoặc khác loài khác mà học sinh đã quan sát được

Trang 20

Khi quan sát con vật, tôi dạy học sinh quan sát trực tiếp và tỉ mỉ con vật màcác em định tả Việc trông thấy các con vật hằng ngày chỉ đem lại cho các emnhững hình ảnh hời hợt, chung chung chưa toàn diện về con vật đó Chỉ có quansát kĩ nhiều mặt, nhiều lượt, bằng tất cả các giác quan thì mới có được những hiểubiết đầy đủ, chính xác và hiểu sâu sắc về con vật định tả Qua quan sát trực tiếp sẽđem lại cho các em những cảm xúc thật, nóng hổi và là cơ sở để giúp các em đưavào bài viết những cảm xúc và tình cảm thực sự từ quan sát mang lại.

Ví dụ:

Khi dạy quan sát con gà trống, ngoài việc dùng mắt để quan sát những đặcđiểm nổi bật về màu sắc của bộ lông ở cổ, ở cánh, ở đuôi thì các em cần quan sátnhững đặc điểm nổi bật về vóc dáng của chú gà nay đã trưởng thành hay chú trốngchoai, nay chú lớn cỡ nào, có thể so ánh thân hình của chú đã lớn bằng sự vật nàoquen thuộc, quan sát màu sắc, hình dáng của chiếc mào chú đội trên đầu, màu sắccũng như sự linh hoạt của đôi mắt ra sao? Quan sát hoạt động của chú khi kiếmmồi, khi bay nhảy, khi gáy, … có những đặc điểm gì đặc biệt Bên cạnh đó, tôi sửdụng thính giác để quan sát âm thanh của các hoạt động của chú gà trống như: âmthanh vỗ cánh, âm thanh của tiếng gáy, âm thanh của tiếng gọi đàn lúc kiếm mồi

có những đặc điểm gì nổi bật, khác biệt với những chú gà trống khác Ngoài ra, tôicòn sử dụng xúc giác để quan sát khi ôm chú vào lòng, nâng chú trên tay thấy nặnghay nhẹ, dùng tay vuốt vào bộ lông thấy được sự bóng mượt, dùng tay nắn vàothân hình, cơ bắp, sờ vào đôi chân hay cặp cựa của chú để cảm nhận được sự rắnchắc của thân hình một con gà trống trưởng thành

b) Sử dụng tranh ảnh khi hướng dẫn học sinh tìm ra những đặc điểm riêng biệt, đặc điểm nổi bật của con vật

Dạy học sinh quan sát sự để viết bài văn miêu tả con vật là giúp các em nhận

ra đặc điểm riêng biệt của con vật đó Đây là việc làm hết sức quan trọng nên tôiluôn chú ý giáo dục và rèn luyện cho học sinh trong suốt quá trình học tập Các em

có thói quen rập khuôn và chưa có khả năng miêu tả tốt Vì vậy cần phải giúp các

Trang 21

em rèn cho mình một kỹ năng quan sát và biết lựa chọn những đặc điểm nổi bật đểquan sát Đây là cơ sở nền móng giúp các em đưa ra được những đặc điểm chính

và lập được một dàn ý chi tiết cho bài văn của mình Bên cạnh đó, tôi luôn nhắcnhở, gợi ý cho học sinh tìm ra những nét riêng biệt, những đặc điểm nổi bật haytình cảm đặc biệt đối với con vật được tả Có thể những đặc điểm riêng đó đối vớingười khác là bình thường nhưng đối với riêng em nó lại là đặc biệt vì nó đã để lạicho em một ấn tượng đặc biệt hay gắn với một kĩ niệm, một sự kiện hoặc một niềmvui, nỗi buồn nào đó

Khi hướng dẫn học sinh quan sát, tôi lưu ý các em chú ý những điểm sau:

- Quan sát tổng thể con vật: chú ý cả động thái và động tĩnh của đối tượng Sửdụng phối hợp tất cả các giác quan: thị giác, thính giác, khửu giác và xúc giáctrong quá trình quan sát con vật

- Lựa chọn đặc điểm tiêu biểu, nổi bật của con vật để quan sát thật kĩ

- Quan sát và so sánh điểm giống và khác nhau giữa con vật chọn tả với cáccon vật cùng loài và khác loài ở xung quanh qua sự liên tưởng hay quan sát trướcđó

- Quan sát đặc điểm, hoạt động và những tác động của con vật đến môi trườngxung quanh

Trong quá trình hướng dẫn học sinh sử dụng các giác quan để quan sát tìm racác đặc điểm của con vật, tôi luôn hướng dẫn các em tìm ra đặc điểm nổi bật nhất,khác biệt nhất của con vật định tả Từ đó, tôi giúp các em các đặc điểm nổi bật củacon vật về vóc dáng, kích thước, cân nặng, màu sắc bộ lông, hay những hoạt độngtheo thói quen hằng ngày, hoạt động tiêu biểu của con vật đó Tôi còn hướng dẫncác em nêu lên những cảm xúc thực khi quan sát con vật định tả mang lại có gìkhác biệt với cảm xúc khi quan sát các con vật khác Từ những đặc điểm nổi bậtcủa con vật đã quan sát được, các em sẽ đưa vào bài văn của mình những nét độcđáo, khác biệt đó Nhờ vậy, các em tạo ra ý tưởng mới mẻ và viết nên được những

Trang 22

ý văn, câu văn hay, viết được bài văn giàu cảm xúc và sinh động, thu hút được sựchú ý của người đọc, người nghe

Đối với thể loại văn miêu tả con vật, nhiều đối tượng học sinh không thể quansát trực tiếp tại lớp được mà học sinh phải tự quan sát tại nhà Chính vì vậy, khidạy văn miêu tả con vật, giáo viên còn phải sử dụng tranh ảnh để cho học học sinhquan sát ở trên lớp Trong các tiết học trên lớp, tôi thường căn cứ vào những đặcđiểm chung của đối tượng mà gợi mở, dẫn dắt học sinh tìm ra các đặc điểm chínhnổi bật của một con vật, hay một loài mà các em đã chọn Nhưng để gợi mở và dẫndắt học sinh có hiệu quả, tôi sử dụng tranh ảnh của từng đối tượng cụ thể để giúphọc sinh nhớ lại những điều quan sát từ trước Dựa vào những hình ảnh thật trongtranh ảnh, các em đối chiếu các đặc điểm của các con vật cùng loài với nhau đểlàm nổi bật đặc điểm của con vật mình miêu tả Đó chính là cơ sở để các em suynghĩ, phân tích, so sánh và tổng hợp lại các đặc điểm của con vật và đem nhữnghình ảnh, những ý văn hay vào bài làm cho bài văn của mình thêm sinh động.Việc sử dụng tranh ảnh trong giờ dạy Tập làm văn cũng phải chuẩn bị hết sứccông phu Tranh ảnh phải đảm bảo các con vật phải là các con vật mà học sinh đãquan sát được ở trong thực tế Tranh ảnh phải thể hiện được nhiều con vật cùngloài nhưng có những đặc điểm khác nhau và tranh ảnh phải sinh động Có như vậy,việc hướng dẫn quan sát mới đạt hiệu quả tốt cho việc dạy học văn

miêu tả nói chung, học văn miêu tả con vật nói riêng trong các giờ học trên lớp

3 Hướng dẫn học sinh thực hiện loại bài văn miêu tả loài vật

Đối tượng của văn miêu tả loài vật là những con vật quen thuộc gần gũi vớihọc sinh Đó là những con gà mái, gà trống, con chó, con mèo, con vịt, con ngan,con ngỗng, con trâu, con bò, con ngựa hay những chú chim, Mỗi con vật đều cónhững đặc điểm riêng biệt về hình dáng bên ngoài, kích thước, cân nặng, hoạt động

và ích lợi riêng, tính nết riêng Khi quan sát miêu tả, ngoài miêu tả những đặc điểmchung thì học sinh cần phải miêu tả được những đặc điểm riêng biệt về màu sắc,

Trang 23

vóc dáng, tính nết, hoạt động thường ngày của con vật đó cũng như các đặc điểmriêng ở từng bộ phận trên cơ thể của con vật mà các em định tả.

Khi miêu tả con gà trống, tôi hướng dẫn cho học sinh nêu được các đặc điểmnổi bật của chú gà đó như: chú gà đó đã được nuôi bao lâu? Vóc dáng của con gàthế nào? Cân nặng khoảng bao nhiêu ki-lô-gam? Màu lông của con gà có gì đặcbiệt? Nhất là màu lông của bộ cườm ở cổ, màu lông ở cánh, ở đuôi có gì khác vớinhững con gà trống khác? Chiếc mào trên đầu nó có hình dáng, màu sắc thế nào?Bên cạnh đó, cần phải nêu được những hoạt động thường ngày của chú như thứcdậy sớm để làm gì? Thường bay nhảy những đâu? Đôi cựa trên chân chú có gì đặcbiệt? Chú thường có những hoạt động gì khi gặp những con gà trống khác? Khi hướng dẫn học sinh miêu tả con mèo, tôi cũng lần lượt dẫn dắt và gợi mởcho các em miêu tả được những đặc điểm nổi bật của con mèo đã chọn như: mèocủa em thuộc giống mèo nào? (mèo tam thể, mèo mun hay mèo đen, mèo vàng)?Con mèo của nhà em đã nuôi được bao lâu? Nó có đặc điểm gì nổi bật về: bộ lông,vóc dáng, tai, mắt, bộ ria, đuôi, chân, có gì khác so với những con mèo khác?Miêu tả hoạt động thường ngày của chú mèo đó trong từng thời điểm như: lúckiếm ăn, rình mồi, vồ mồi, đùa giỡn, chạy nhảy hay lúc ngủ Nó biểu hiện tình cảmvới em bằng những động tác, cử chỉ thế nào? Con mèo có ích lợi thế nào đối vớigia đình em? Tình cảm của em đối với nó ra sao?

Trong quá trình hướng dẫn học sinh viết bài văn miêu tả con vật, tôi thườnggợi mở giúp các em vận dựng những hiểu biết về con vật đó để quan sát nhận rađặc điểm nổi bật của nó Các em quan sát con vật có trong ảnh để so sánh vớinhững đặc điểm của con vật ở nhà mà em miêu tả Học sinh được quan sát nhữngtranh ảnh về con vật quen thuộc do thầy cung cấp làm cơ sở để so sánh và làm nổibật đặc điểm tiêu biểu của con vật các em chọn tả Trong quá trình quan sát convật để miêu tả, tôi hướng dẫn các em ghi lại những điều quan sát được một cáchcẩn thận, tỉ mỉ Hướng dẫn các em ghi lại cả những cảm xúc thật của mình khiquan sát để làm cho bài văn thêm sinh động, hấp dẫn hơn

Trang 24

Tôi thường lựa chọn một số hình ảnh về các con vật quen thuộc, gần gũi vớicác em mà các em thường quan sát thấy ở nhà, ở trên đường hay trong vườn thúnhư: con chó, con mèo, con gà, con vịt, con chim, để giúp các em lựa chọn quansát Những hình ảnh con vật thân thuộc đó là cơ sở để so sánh và làm nổi bậtnhững đặc điểm tiêu biểu, riêng biệt của con vật các em chọn tả Cụ thể như sau:

- Một số hình ảnh về con chó:

- Một số hình ảnh về con mèo

Trang 25

- Một số hình ảnh về con gà.

Trang 27

em chưa quan sát kĩ hoặc không nhớ rõ của các con vật nuôi ở nhà của em Nhờvậy, các em sẽ miêu tả được một cách đầy đủ, chính xác những đặc điểm nổi bật

Trang 28

và có thời gian để lựa chọn từ ngữ diễn đạt được những câu văn hay, giàu cảm xúc,bài văn miêu tả giàu hình ảnh và tạo ra được sự hấp dẫn đối với người đọc, ngườinghe.

4 Hướng dẫn học sinh biết lựa chọn trình tự quan sát phù hợp khi quan sát con vật

Để tìm ra được những đặc điểm nổi bật của con vật cần tả, giáo viên khôngchỉ hướng dẫn học sinh sử dụng phối hợp các giác quan trong quá trình quan sát

mà còn hướng dẫn các em phải quan sát theo một trình tự nhất định Có quan sáttheo một trình tự phù hợp thì học sinh mới hình dung được vật mình cần miêu tảmột cách tổng quát nhất, hiệu quả nhất Trong quá trình dạy học sinh miêu tả convật, tôi hướng dẫn học sinh biết lựa chọn các trình tự quan sát phù hợp đối với từngloài vật các em chọn tả Có hai trình tự quan sát chính đó là: quan sát sự vật theotrình tự không gian và quan sát sự vật theo trình tự thời gian

a) Hướng dẫn học sinh khi quan sát con vật theo trình tự không gian

Hướng dẫn học sinh quan sát theo trình tự không gian là trong quá trình quansát con vật cần miêu tả, giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát từ bao quát toàn thểđến các bộ phận chi tiết, từ xa đến gần, từ trên xuống dưới hoặc từ dưới lên trên,

Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh quan sát, làm bài văn miêu tả một con vật nuôi

ở nhà, tôi hướng dẫn học sinh quan sát và miêu tả theo trình tự từ bao quát đến bộphận, từ xa đến gần để giúp các em nêu ra được các đặc điểm riêng biệt của cây ởcác góc độ quan sát khác nhau Khi quan sát ở xa, các em sẽ có cái nhìn bao quáthình dáng, tổng thể mọi hoạt động trong một không gian, một thời điểm cụ thể.Nhờ quan sát từ xa, các em sẽ thấy được sự nổi bật của con vật mình chọn tả có gìkhác biệt, nổi bật so với những con vật khác trong cả đàn hoặc trong một khungcảnh cụ thể? Nhìn từ xa để ước tính về kích thước để so sánh với những sự vậtquen thuộc khác có điểm gì tương đồng hay khác biệt? Nhờ quan sát ở mỗi góc độkhác nhau nên các em có những cảm nhận khác nhau và có thể tưởng tượng, nhân

Trang 29

hóa từng hoạt động từng hình ảnh nhìn được về con vật nó có gì giống với tâmtrạng, tính cách hay hoạt động của con người Khi tới gần, tôi hướng dẫn các emquan sát tỉ mỉ để phát hiện ra được những đặc điểm nổi bật trên từng bộ phận củađầu, mắt, mũi, miệng, của bộ lông, hay những đặc điểm ở chân, đuôi về hình dáng,kích thước, màu sắc, hoạt động hay sự biểu hiện tình cảm, cảm xúc trong từng thờiđiểm cụ thể

b) Hướng dẫn học sinh quan sát con vật theo trình tự phát triển theo thời gian

Hướng dẫn học sinh quan sát các loài vật theo trình tự thời gian là giúp họcsinh miêu tả các đặc điểm của con vật đó thay đổi và phát triển trong các thời điểmkhác nhau Quá trình miêu tả cây cối theo trình tự phát triển theo thời gian là mộtyêu cầu khó đối với học sinh Vì các em phải có vốn hiểu biết tốt thì mới miêu tảđược các đặc điểm của con vật đó trong từng thời điểm cụ thể Trong quá trìnhhướng dẫn học sinh, tôi phối hợp giữa việc gợi mở để các em nhớ lại đặc điểm củacon vật và hình ảnh của con vật mà các em chọn tả có gì khác nhau trong từng thờiđiểm đó Nhờ đó, giúp các em quan sát tìm ra đặc điểm nổi bật của con vật mìnhchọn tả trong từng thời điểm từ bé đến lớn hay sự thay đổi các đặc điểm của convật đó theo từng mùa, từng thời điểm trong ngày Tả con vật theo từng thời kì pháttriển là miêu tả các đặc điểm của con vật thay đổi theo mùa hay đặc điểm của các

bộ phận trên cơ thể của con vật đó phát triển, thay đổi theo quá trình lớn lên theotừng ngày, từng tháng, từng năm

Khi hướng dẫn học sinh quan sát miêu tả một con vật nuôi yêu thích, tôihướng dẫn học sinh chọn tả con vật theo trình tự phát triển theo thời gian từ bé đếnlớn Các em tìm ra đặc điểm nổi bật của con vật trong từng hoạt động ở những thờiđiểm khác nhau trong một ngày như: lúc kiếm ăn, lúc vui đùa, lúc ngủ hay vàobuổi sáng, buổi trưa, buổi tối chúng biểu hiện thế nào

Khi tả những chú gà con, tôi hướng dẫn các em quan sát hình dáng, kích

Trang 30

những đặc điểm nổi bật về các hoạt động của những chú gà con trong từng thờiđiểm khác nhau như: hoạt động khi theo mẹ đi kiếm mồi, khi gặp nguy hiểm, khigặp trời mưa thì chúng có hoạt động thế nào

Khi hướng dẫn học sinh làm bài văn tả về con mèo, tôi hướng dẫn các em chú

ý quan sát những đặc điểm nổi bật về hình dáng, về hoạt động, về cách biểu thị thái

độ tình cảm của chú ta trong từng thời điểm như: lúc con mèo ngủ có thói quen thếnào, trông hình dáng chú có gì đáng yêu? Khi chú đùa nghịch, mèo thường cónhững động tác gì, vóc dáng của chú lúc đó có gì đáng yêu? Lúc thể hiện tình cảm,mèo có động tác gì để thể hiện sự âu yếm, cần được vuốt ve, khuôn mặt của chú cóbiểu hiện thế nào?

5 Hướng dẫn học sinh lập dàn ý cho bài văn miêu tả con vật

Muốn lập được một dàn ý cho bài văn miêu tả con vật, giáo viên cần giúp họcsinh nắm chắc các yêu cầu trong các phần của bố cục một bài văn Từ đó, các em

sẽ dựa vào những kiến thức đã học mà vạch ra được những nội dung cần thiết chobài văn và phù hợp với từng con vật mà các em định tả Các em vạch ra dự kiến vềcác ý cần viết trong bài một cách cụ thể, chi tiết từng đặc điểm, từng lời văn theomột trình tự từ bao quát đến chi tiết từng bộ phận hay sắp xếp các ý theo trình tựphát triển của sự vật phù hợp với mỗi phần phần (mở bài, thân bài, kết bài) của bàivăn Khi hướng dẫn học sinh lập dàn ý cho bài văn miêu tả con vật, tôi hướng dẫnhọc sinh lựa chọn và vận dụng các đặc điểm nổi bật của con vật cần tả mà các em

đã quan sát được trước đó để đưa vào dàn ý bài văn của mình một cách đầy đủnhất, rõ ràng nhất Tôi luôn lưu ý các em càng khai thác được đầy đủ, chi tiết các ýcần viết và sắp xếp các ý đó rõ ràng theo một trình tự mà các em đã chọn thì việcviết bài văn càng dễ dàng và tránh được việc thiếu ý hay lặp ý

Khi hướng dẫn học sinh phân tích tìm hiểu bố cục và lập dàn ý cho bài vănmiêu tả con vật, tôi đặc biệt lưu ý các em phải nêu được nội dung chính, cần thiếttrong từng phần trong bố cục của bài văn tả con vật Cụ thể như sau:

a) Hướng dẫn học sinh lập dàn ý cho phần mở bài

Trang 31

Để làm tốt phần này, tôi yêu cầu học sinh phải xác định đúng đối tượng miêu

tả Cụ thể, các em phải đọc kỹ đề (đọc nhiều lần và và gạch chân dưới từ ngữ trọngtâm) Trong quá trình hướng dẫn học sinh, tôi lưu ý cho các em cần nêu được cácnội dung cần thiết như: Tên con vật cần miêu tả là gì? Con vật em chọn tả là do emnuôi hay của ai? Con vật đó được nuôi từ bao giờ? Ai cho, ai tặng hay ai mua? Convật em chọn tả nay đã trưởng thành hay còn nhỏ, nó khoác trên mình bộ lông thếnào?

Tùy theo khả năng của mỗi học sinh, các em có thể lựa chọn cách viết phần

mở bài theo cách mở bài trực tiếp hay gián tiếp cho bài văn của mình Dù chọncách viết mở bài nào thì tôi cũng định hướng cho các em phải giới thiệu đủ cácthông tin cần thiết trên Để khích lệ khả năng viết văn cho học sinh, tôi luônkhuyến khích các em tập viết mở bài theo cách mở bài gián tiếp Tôi gợi ý cho các

em phát hiện và so sánh giữa hai cách mở bài có điểm giống và khác nhau về nộidung cũng như hình thức trình bày để các em vận dụng một cách phù hợp nhất vàobài văn của mình Qua đó, mỗi em đều xác định đúng nội dung cần viết cho kiểu

mở bài mà các em đã chọn Học sinh sẽ so sánh được cách mở bài nào sẽ làm chobài văn của mình hay hơn, sinh động hơn, thu hút được người đọc, người nghe ;Cách viết nào sẽ ngắn gọn, rõ rang, súc tích hơn Từ việc hiểu rõ nội dung, hìnhthức cũng như tác dụng của từng kiểu mở bài Học sinh sẽ tự rèn cho mình ý thứctìm tòi, lựa chọn và sử dụng từ ngữ phù hợp để tạo nên được câu văn mạch lạc rõràng, đoạn văn đủ ý và sắp xếp các ý một cách logic

b) Hướng dẫn học sinh lập dàn ý cho phần thân bài

Khi hướng dẫn học sinh viết phần thân bài cho bài văn miêu tả con vật, tôihướng dẫn các em khai thác các đặc điểm nổi bật của mỗi con vật chọn tả theotrình tự từ bao quát đến chi tiết từng bộ phận Quan sát từ xa đến gần, từ trênxuống dưới… Tùy thuộc vào từng con vật mà các em chọn trình tự miêu tả đặctrưng và phối hợp giữa các trình tự để nêu ra được những đặc điểm tiêu biểu nhất,

cụ thể nhất, nổi bật nhất của con vật đó

Ngày đăng: 12/06/2018, 08:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hoàng Hòa Bình (1997), Dạy văn cho học sinh Tiểu học – NXB GD Khác
2. Lê Phương Nga – Nguyễn Trí (2002), Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học NXB GD Khác
4. Tiến sĩ Bùi Văn Sơn – Hướng dẫn cán bộ quả lí trường học và giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm Khác
5. Vũ Khắc Tuân: Những bài tập luyện viết văn miêu tả ở Tiểu học – Tập 2 6. 150 bài văn hay lớp 4 – Nhiều tác giả Khác
8. Sách giáo viên Tiếng Việt 4 – Tập 1, 2 Khác
9. Nguyễn Quang Ninh (2008), Phương pháp dạy học tiếng việt ở Tiểu học theo chương trình SGK mới – NXB GD Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w