1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THÀNH PHẦN VÀ ĐẶC ĐIỂM CÁC LOÀI HOA PHONG LAN TẠI VƯỜN QUỐC GIA BÙ GIA MẬP TỈNH BÌNH PHƯỚC

56 286 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 2,54 MB

Nội dung

BỘ GIÁO GIỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH ************ LÊ NGUYÊN HUY THÀNH PHẦN VÀ ĐẶC ĐIỂM CÁC LOÀI HOA PHONG LAN TẠI VƯỜN QUỐC GIA BÙ GIA MẬP TỈNH BÌNH PHƯỚC LUẬN VĂ

Trang 1

BỘ GIÁO GIỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

************

LÊ NGUYÊN HUY

THÀNH PHẦN VÀ ĐẶC ĐIỂM CÁC LOÀI HOA PHONG

LAN TẠI VƯỜN QUỐC GIA BÙ GIA MẬP

TỈNH BÌNH PHƯỚC

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGHÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 7/2011

Trang 2

BỘ GIÁO GIỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

************

LÊ NGUYÊN HUY

THÀNH PHẦN VÀ ĐẶC ĐIỂM CÁC LOÀI HOA PHONG

LAN TẠI VƯỜN QUỐC GIA BÙ GIA MẬP

TỈNH BÌNH PHƯỚC

Ngành: LÂM NGHIỆP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: TS NGUYỄN NGỌC KIỂNG

Thành phố Hồ Chí Minh

Tháng 7/2011

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

Trang 5

Tiến sĩ: NGUYỄN NGỌC KIỂNG đã tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành khóa luận này

Ban Giám Đốc và các Anh chị của VQG Bù Gia Mập đã giúp đỡ và tạo điều kiện trong suốt thời gian thực tập tại vườn

Trang 6

ý để đề tài được hoàn chỉnh hơn

Trang 7

MỤC LỤC

Trang

Lời cảm ơn i

Tóm tắt ii

Mục lục iii

Danh sách các chữ viết tắt v

Danh sách các bảng vi

Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1 Sự cần thiết của đề tài 1

1.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

1.3 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.4 Đặc điểm hình thái lam 2

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN XÃ HỘI Ở VQG BÙ GIA MẬP 4

2.1 Điều kiện tự nhiên 4

2.1.1 Diện tích, vị trí, ranh giới 4

2.1.2 Địa hình 5

2.1.3 Địa chất và thổ nhưỡng 6

2.1.4 Khí hậu thủy văn 7

2.2 Tình hình xã hội 8

2.3 Những đặc trưng chính của khu hệ thực vật VQG Bù Gia Mập 9

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11

3.1 Nội dung nghiên cứu 11

3.2 Phương pháp nghiên cứu 11

Trang 8

3.2.1 Phương pháp ngoại nghiệp 11

3.2.2 Phương pháp nội nghiệp 12

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 13

4.1 Thành phần các loài hoa phong lan tại VQG Bù Gia Mập 13

4.2 Mô tả các loài phong lan 15

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 44

5.1 Kết luận 44

5.2 Kiến nghị 44

TÀI LIỆU THAM KHẢO 46

Trang 9

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 10

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Phân bố độ dốc Vườn Quốc gia Bù Gia Mập 5

Bảng 2.2: Mối quan hệ giữa đá mẹ, mẫu chất với loại đất và đặc tính của đất 6

Bảng 2.3: Diện tích và chú dẫn các đơn vị đất 6

Bảng 4.1 Kết quả điều tra thành phần các loài hoa Phong lan tại 13 

 

 

 

 

 

Trang 11

Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Hoa lan chiếm lĩnh thế giới thực vật bởi sự kỳ diệu, phong phú và tính đa dạng của chúng.Tuy không rực rỡ sắc màu như các giống lan lai ngoại nhập nhưng lan rừng có vẻ đẹp tự nhiên, thanh thoát và phần lớn có hương thơm nên hấp dẫn người chơi cây cảnh.Vì vậy nhu cầu mua bán và chơi lan rừng là rất lớn khiến cho loài hoa quý này bị con người săn lùng ráo riết trong tự nhiên.  

Tới nay, lan rừng Việt Nam đang phải kêu cứu trước nguy cơ biến mất trong những cánh rừng Trong sách đỏ Việt Nam, phong lan có đến 20 loài, chiếm số lượng lớn nhất trong các loài thực vật Không những thế mà trong các khu rừng còn có rất nhiều loài lan mới mà chúng ta chưa phát hiện ra

Chính vì vậy, trong năm 2010 được sự đầu tư của tỉnh Bình Phước cho việc điều tra khảo sát khu hệ hoa lan tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập, với nguồn kinh phí không lớn và thời gian thực hiện còn nhiều hạn chế về không gian Song kết quả đạt được thật là bất ngờ: Ghi nhận được 79 loài thuộc 47 chi khác nhau, trong đó

có nhiều loài mang giá trị khoa học cao, có hình thái hoa rất đẹp như: Thủy tiên, Kiêm điệp, Báo hỉ, Giáng hương…

Khu vực này không được đánh giá cao về sự đa dạng của các loài hoa lan so với các tỉnh khác như Lâm Đồng, Lào Cai,… nhưng qua kết quả điều tra ngắn hạn mà

đã ghi nhận được số lượng loài tương đối lớn, thì chúng ta cần phải đánh giá lại bằng sự đầu tư hơn nữa cho các công trình nghiên cứu tiếp theo, có thể đây là một khu vực hứa hẹn nhiều điều bất ngờ về sự đa dạng của các loài hoa lan cho khoa

học.Vì thế đề tài về “Thành phần và đặc điểm các loài hoa Phong lan tại vườn

Trang 12

quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước” được thực hiện.Thông qua đề tài nhằm

giúp cho em nhận biết được các loài lan trong khu vực điều tra Mặt khác cung cấp một số thông tin cho việc bảo tồn lan rừng tại Vườn Quốc Gia

1.2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Các loài hoa Phong lan tại VQG Bù Gia Mập

1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Biết được thành phần loài và lập danh lục các loài hoa Phong lan tại khu vực điều tra

Biết được một số đặc điểm cơ bản của từng loài

Đề xuất một số phương pháp bảo tồn

1.4 ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI LAN

Các loài lan có hình dạng bên ngoài rất đa dạng Là các loài thân cỏ nhiều năm, thường tự dưỡng, đôi khi sống hoại sinh trên đất (địa lan), ở vùng nhiệt đới thường sống phụ sinh trên cây khác (phong lan) hoặc bám vào đá (thạch lan)

Cấu trúc một đoá hoa Lan thực là độc nhất vô nhị trong số các loài thực vật

có hoa Hoa Lan tiêu biểu có 3 phía ngoài, 3 cánh phía trong và một trụ nhuỵ hoa ở giữa bao gồm tiểu nhị đực gắn liền với nhị cái Phía ngoài cùng là 3 cánh đài thường dạng cánh hoa

Nằm bên trong và xen kẽ 3 cánh đài là 3 cánh hoa Cánh hoa bảo vệ và bao bọc nụ hoa So với hai cánh hoa bên sườn cánh hoa phía dưới gọi là cánh hoa môi thường to lớn khác hẳn với hai cánh kia Cánh môi có màu sắc sặc sỡ, viền cánh hoa dợn sóng hoặc dưới dạng một cái túi trang hoàng bởi những mũ mào, những cái đuôi, cái sừng, những nốt màu, lông Cơ quan sinh sản hợp

thành một trụ đơn, ở trên đầu trụ hoa là bao phấn bao gồm nhiều túi phấn, phía dưới túi phấn là nhuỵ cái

Trang 13

Trong giai đoạn nụ, cánh mội là cánh hoa trên cùng Hầu hết hoa Lan khi nở hoa xoay 180o chung quanh cuống hoa và cánh hoa môi quay xuống phía dưới, lan

có bao hoa kép K3C3, bầu hạ 3 ô Quả nang, hạt nhiều và rất nhỏ.4

Trang 14

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN XÃ HỘI Ở VQG BÙ GIA MẬP

2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

2.1.1 Diện tích, vị trí, ranh giới

Vườn Quốc gia Bù Gia Mập có diện tích 25.926 ha, chiếm 14,5 % diện tích đất lâm nghiệp toàn tỉnh và tương đương với khoảng 26% diện tích rừng trên địa bàn tỉnh; thuộc huyện Phước Long, nằm phía Bắc tỉnh Bình Phước; cách trung tâm tỉnh lỵ khoảng 70 km, TP Hồ Chí Minh khoảng 170 km, có toạ độ địa lý như sau:

- Từ 107o3’30’’ đến 107o14’30’’ kinh độ Đông

- Từ 12o8’30’’ đến 12o17’3’’ vĩ độ Bắc

* Phía Bắc và phía Tây giáp Campuchia

* Phía Đông giáp tỉnh Đắk Nông

* Phía Nam giáp xã Đắk Ơ và xã Bù Gia Mập

Khu vực xây dựng Dự án vườn sưu tập thực vật tại Vườn Quốc gia Bù Gia Mập có diện tích 45,63 ha, nằm trong khoảnh 2 - tiểu khu 28, về phía Nam của Vườn Quốc gia Bù Gia Mập, có vị trí địa lý như sau:

* Phía Bắc giáp vườn Điều

* Phía Nam giáp khu trung tâm hành chính

* Phía Tây Giáp suối Đắk Côn

* Phía Đông Giáp suối Đắk Côn và vườn Điều

Trang 15

2.1.2 Địa hình

Vườn Quốc gia Bù Gia Mập nằm trong đoạn cuối của dãy Trường Sơn nam,

là khu chuyển tiếp giữa vùng núi và vùng thấp Độ cao giảm theo hướng Đông Bắc – Tây Nam cùng chiều với hướng chảy của dòng sông Đắk Huýt

Vườn Quốc gia Bù Gia Mập có độ cao biến động từ 160 – 720 m so với mực nước biển Về độ cao có thể phân bậc như sau:

- Dưới 300 m so với mực nước biển, gồm: Phía Nam và phía Tây Nam;

- Từ 300 – 720 m so với mực nước biển chiếm phần lớn diện tích, gồm Phía Bắc, phía Tây Bắc dọc theo trung tâm kéo dài từ Bắc xuống Nam

Với địa hình đồi núi nên có độ dốc khá lớn, biến động từ 0 – 860, phía Đông Nam

và phía Tây giáp Campuchia là hai khu vực có dạng đồi lượn sóng, chân địa hình là các dòng chảy, Phân bố độ dốc được mô tả cụ thể theo bảng 2.1

Bảng 2.1: Phân bố độ dốc Vườn Quốc gia Bù Gia Mập

Trang 16

2.1.3 Địa chất và thổ nhưỡng

Trong các yếu tố hình thành đất, phần vật chất rắn ban đầu được gọi là đá mẹ hoặc mẫu chất, là một trong những yếu tố quan trọng, đôi khi quyết định đến sự hình thành đất Vườn Quốc gia Bù Gia Mập có những loại đá mẹ được trình bày ở bảng 2.2:

Bảng 2.2: Mối quan hệ giữa đá mẹ, mẫu chất với loại đất và đặc tính của đất

Kế thừa bản đồ đất tỉnh Bình Phước tỷ lệ 1/100.000 (Phạm Quang Khánh và ctg, 2003), khảo sát bổ sung, lấy mẫu đất phân tích, chỉnh lý một số contour đất và xây dựng bản đồ đất Vườn Quốc gia Bù Gia Mập ở tỷ lệ 1/25.000 Từ bản đồ này cho thấy, Vườn Quốc gia Bù Gia Mập có 2 đơn vị chú dẫn bản đồ đất thuộc nhóm đất đỏ vàng Quy mô diện tích của từng đơn vị chú dẫn bản đồ được trình bày ở

bảng 2.3

Bảng 2.3: Diện tích và chú dẫn các đơn vị đất

Tên đất

Kí hiệ

u

Diện tích

(% )

Trang 17

2 Đất nâu vàng trên đá

bazan Xanthi - Acric Ferrasols Fu 4640,28 18

2.1.4 Khí hậu thủy văn

Huyện Phước Long nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nên có nhiệt độ cao quanh năm, ít gió bão và không có mùa đông lạnh Khí hậu của tỉnh Bình Phước nói chung và của huyện Phước Long nói riêng mang khí hậu nhiệt đới gió mùa không đồng nhất với các đặc điểm sau: (i) Có cấu trúc đa dạng về thời tiết, (ii) Khí hậu có tính biến động rất cao do hệ quả phức hệ của gió mùa và quan hệ tương tác với cảnh quan địa hình Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh Bình Phước, một số chỉ tiêu về khí hậu cụ thể như sau:

- Chế độ bức xạ nhiệt: Bức xạ mặt trời trên 130 kcal/cm2/năm, ở mức cao so với cả nước Tháng 3 và tháng 4 có cường độ bức xạ cao nhất trong năm, đạt mức

300 - 400 calo/cm2/ngày Từ nguồn năng lượng đó nên có chế độ nhiệt cao và khá

ổn định; nhiệt độ bình quân năm khoảng 24o C; biên độ nhiệt giữa các tháng trong năm khoảng 3,8 o C

- Chế độ mưa: Vườn Quốc gia Bù Gia Mập có lượng mưa bình quân hàng năm từ 2.750 – 3.000 mm, ở mức tương đối cao so với cả nước; nhưng phân bố không đều, mà được phân hóa thành mùa mưa và mùa khô

+ Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, có lượng mưa rất thấp chỉ chiếm 15% lượng mưa cả năm Trong khi đó lượng bốc hơi rất cao, nó chiếm khoảng 64 - 67 % tổng lượng bốc hơi cả năm

+ Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, có lượng mưa chiếm 85 - 90 % lượng mưa cả năm

Lượng mưa phân hóa theo mùa đã chi phối mạnh mẽ đến sinh trưởng và phát triển của thực vật

Về sông, suối: Mạng lưới suối thuộc lâm phần Vườn Quốc gia Bù Gia Mập

Trang 18

nằm hoàn toàn trong tả ngạn Lưu vực suối Dak Huýt (cấp III) có các suối thuộc hệ thống cấp II, bao gồm: Đak Ca, Đak Sam, Đak Sá, Đak Rme và một số khe ngòi cấp I Nhìn chung mạng lưới suôi cấp II có nước chảy quanh năm

Khu vực xây dựng dự án được bao quanh bởi hai nhánh suối của dòng sối Đăk Côn chảy về suối Đăk Rme, nên lưu lượng dòng chảy không lớn, nhưng có nước chảy quanh năm

- Về nguồn nước hồ đập: Bên cạnh khu vực xây dựng Vườn sưu tập thực vật

là hồ chứa nước Hoa Mai Hồ nước này được xây dựng để phục vụ cho việc tưới nước cho Vườn sưu tập thực vật và sinh hoạt của phân khu dịch vụ hành chính

2.2 TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI

Dân số: Tỉnh Bình Phước nói chung và huyện Phước Long nói riêng là địa

phương có mật độ dân số thấp hơn mật độ dân số toàn quốc và thấp nhất khu vực miền Đông Nam Bộ Chính vì vậy, sức ép dân số tới sử dụng đất chưa bằng những địa phương khác Tốc độ tăng dân số của huyện khá cao, nhưng có chiều hướng giảm trong những năm gần đây Huyện Phước Long có nguồn lao động dồi dào, nhưng tập trung chủ yếu trong ngành sản xuất nông lâm nghiệp, chưa qua đào tạo ngành nghề cơ bản Dân số ở các xã xung quanh Vườn Quốc gia Bù Gia Mập là 14.605 người (3231 hộ) hầu hết là đồng bào dân tộc thiểu số, có trình độ dân trí thấp, thu nhập thấp, cuộc sống gắn liền với sản xuất nông lâm nghiệp Tỷ lệ tăng dân số bình quân tự nhiên là 5,2 %, tăng cơ học là 9,8 %

Những năm gần đây nền kinh tế của huyện Phước Long đã giữ được tốc độ tăng bình quân khá, cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch đáng kể theo hướng công nghiệp và dịch vụ Tuy vậy, quy mô GDP còn nhỏ Trong cơ cấu GDP, ngành nông

lâm nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ Huyện Phước Long có điều kiện đất đai, khí hậu,

nguồn lao động khá thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp; nhất là trồng các loài cây công, nông nghiệp dài ngày Vì vậy, tổng sản phẩm nông nghiệp liên tục tăng,

nhưng diện tích và chất lượng rừng liên tục giảm

Trang 19

Về cơ bản tương tự với các khu hệ thực vật ở miền Đông Nam Bộ Tuy nhiên, khu hệ thực vật Vườn Quốc gia Bù Gia Mập vẫn có những nét đặc trưng riêng biệt so với các vùng lãnh thổ khác trên địa bàn miền Đông Nam Bộ, đó là:

2.3 NHỮNG ĐẶC TRƯNG CHÍNH CỦA KHU HỆ THỰC VẬT VQG BÙ GIA MẬP

- Có 35 loài đặc hữu, như: Cẩm lai (Dalbergia bariaensis), Xú hương núi dinh (Lasianthus dinhensis), Gội côn đảo (Amoora poulocodorensis) là nguồn gen

quý hiếm của Vườn Quốc gia Bù Gia Mập

- Có nhiều loài gỗ quý, như: Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa), Cẩm lai (Dalbergia

bariaensis), Dáng hương (Pterocarpus pedatus), Trai (Fagraea fragans), Cẩm thị

(Diospyros horsfieldii), Lát hoa (Chukrasia tabularis), Gụ mật (Sindora

siamensis), Trắc (Dalbegia cochinchinensis)

- Có một số loài thực vật cổ sơ (hóa thạch sống), như: Sâm tuế (Cycas

micholitzii), Dây gắm (Gnetum latifolium)

Kiểu rừng rậm nhiệt đới thường xanh mưa ẩm phân bố trên đất nâu đỏ và nâu vàng phát triển trên đá bazan, ẩm, thoát nước tốt, không có đá ong chặt, có thể

có một ít kết von Những loài cây tiêu biểu cho tổ thành của kiểu rừng này thường

biến động khác nhau Tuy nhiên, họ dầu với nhiều loài như: Sao đen (Hopea

ordorata) Vên vên (Anisoptera costata), với nhiều cá thể mọc thành đám giữ vai

trò lập quần tạo cho rừng một ngoại mạo đặc trưng Tiếp theo cây họ Dầu là cây họ

Đậu (Fabaceae) với số lượng loài nhiều nhưng lượng cá thể không nhiều và mọc phân tán, như: Gõ (Sindora cochinchinensis), Càte (Afzelia xylocarpa), Cẩm lai vú (Dalbergia mamosa), Dáng hương (Pterocarpus pedatus), Kơ nia (Irvingia

malayana) Có một số loài rụng lá trong thời gian ngắn như: Dầu song nàng

(Dipterocarpus dyeri)

* Về cấu trúc: Tán rừng gồm hai tầng phiến do các loài cây gỗ tạo thành (tầng A1 và A2):

Trang 20

- Tầng A1: Với các cây thân gỗ có chiều cao từ 20 – 30 m trở lên, có nhiều

cá thể vượt tán, số còn lại tạo nên tán rừng liên tục, thường là các loài cây họ Dầu,

họ Đậu, như: Dầu rái, Dầu song nàng, Cà te

- Tầng A2: Gồm nhiều loài, với số lượng cá thể lớn, nhưng kích thước cây nhỏ

Kiểu rừng rậm nhiệt đới thường xanh hơi khô phân bố trên đất bồi tụ, sản phẩm trầm tích phù sa cổ, có tầng kết von, đá ong ở độ sâu 40 – 50 cm Thành phần loài cây của kiểu rừng này tương đối đơn giản Các loài lập quần ưu thế trong quần

thụ thuộc chi Dầu (Dipterocarpus), chi Sưa (Dalbergia), chi Dáng hương (Pterocarpus)

Cấu trúc của kiểu rừng này chỉ có một tầng phiến ở tầng cây gỗ, độ tàn che thấp, cây tái sinh nhiều nhưng do thiếu nước nên cây tái sinh có tỷ lệ sống thấp Dưới tác động của con người, đã dẫn đến sự hình thành những quần xã thứ sinh có nguồn gốc từ 2 kiểu rừng nêu trên, gồm:

- Các quần xã thực vật thứ sinh được hình thành ở nới không còn rừng hoặc

đã bị tàn phá quá mức: Khi đất rừng bị trống xuất hiện cây tiên phong sau đó là những loài cây họ Dầu ưa sáng nhưng chịu bóng trong giai đoạn tái sinh

- Quần xã thực vật thứ sinh được hình thành ở nơi thảm thực vật rừng cũ còn tồn tại nhưng đã bị tác động ở các mức độ khác nhau

Trang 21

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Nội dung nghiên cứu

Luận văn này tập trung nghiên cứu một số nội dung sau

- Thành phần các loài lan ở Vườn quốc gia Bù Gia Mập

- Đặc điểm sinh học và sinh thái của loài

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp ngoại nghiệp

Trong quá trình điều tra chúng tôi sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như, phỏng vấn, điều tra trực tiếp ngoài thực địa…trong đó phương pháp chủ yếu

là điều tra thực địa để quan sát mô tả và thu thập mẫu làm tiêu bản

Điều tra thực địa:

Đây là phương pháp chính để điều tra thành phần loài và quan sát mô tả đặc điểm loài Chúng tôi lựa chọn phương pháp điều tra theo tuyến để thu thập số liệu Tuyến điều tra được lựa chọn là tuyến có sự xuất hiện của nhiều loại Lan Sau khi tham khảo ý kiến của cán bộ trong VQG em sẽ chọn hai tuyến điều tra chính là

Tuyến 1: Dọc theo suối Lưu Ly

Tuyến 2: Đi cắt qua tiểu khu 28

Trang 22

Quan sát và ghi chép thực địa

Các thông tin cần xác định trước hết là tên thông thường, tên địa phương của loài Những mô tả đặc điểm hình thái, sinh thái được ghi chép chi tiết vào phiếu điều tra chuẩn bị sẵn những thông tin này rất cần thiết cho công tác định danh loài chính xác sau này nên được em ghi chép đầy đủ và cẩn thận

Tài liệu liên quan gồm các tư liệu, các kết quả nghiên cứu về Phong lan của vườn quốc gia, và khu vực xung quanh, các sách báo về hoa lan… các tài liệu này

sẽ cung cấp thông tin định hướng cho công tác điều tra thực địa được thuận lợi và

là cơ sở để định danh loài chính xác

3.2.2 Phương pháp nội nghiệp

Thông tin thu được từ công tác nội nghiệp được phân tích tổng hợp và viết báo cáo theo nội dung đã đề ra

Định danh loài:Từ mẫu vật thu được kết hợp với những ghi chép và quan sát ngoài thực địa, chúng tôi tiến hành tra cứu tài liệu xác định tên khoa học của loài

Sau khi đã có tên khoa học, cần kiểm tra lại các bản mô tả đã được giới thiệu trong các bộ thực vật chí và các tài liệu chuyên khảo:

- Cây cỏ Việt Nam, quyển II và III của Phạm Hoàng Hộ (1999-2000), Nhà xuất bản Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh;

- Hoa Lan Việt Nam, Trần Hợp (1998)

Ghi đầy đủ tên khoa học của cây cùng tên tác giả và tên họ của mẫu cây đó Sau khi đã có tên khoa học của các mẫu thu thập cần tiến hành kiểm tra lại các tên khoa học để đảm bảo tính hệ thống, tránh sự nhầm lẫn và sai sót

Lập bảng danh lục các loài lan trong khu điều tra

Danh lục các loài cần có tên khoa học, tên Việt Nam hay tên địa phương (nếu có)

Đề xuất một số biện pháp bảo tồn cho hoa Phong lan ở khu vực nghiên cứu

Trang 23

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 THÀNH PHẦN CÁC LOÀI HOA PHONG LAN TẠI VQG BÙ GIA MẬP

Bảng 4.1 Kết quả điều tra thành phần các loài hoa Phong lan tại

VQG Bù Gia Mập

1 LAN DÁNG HƯƠNG QUẾ Aerides falcata Lindl

2 LAN HOÀNG YẾN VÀNG Ascocentrum miniatum (Lindl.) Schltr

3 LAN LỌNG TAI THỎ Bulbophyllum blepharistes Rchb

4 LAN LỌNG CHÙM CONG Bulbophyllum morphologorum Kraenzl

5 LAN THANH ĐẠM BA GÂN Coelogyne trinervis

6 LAN THANH ĐẠM CỎ Coelogyne viscosa Schltr

7 LAN KIẾM VÀNG Cymbidium finlaysonianum Lindl

8 LAN HOÀNG THẢO SỢI Dendrobium capillipes Rchb

Trang 24

9 LAN HOÀNG THẢO TUYẾT MAI Dendrobium crumenatum Sw

10 LAN HOÀNG THẢO TÍCH TỤ Dendrobium cumulatum Lindl

11 LAN HOÀNG THẢO THỦY TIÊN Dendrobium palpebrae Lindl

12 LAN HOÀNG THẢO MẢNH Dendrobium pachyglossum Pr.et Rchb.f

13 LAN HOÀNG THẢO XANH Dendrobium oligophyllum Gagnep

14 LAN HOÀNG THẢO BÁO HỈ Dendrobium secundum (Bl.) Lindl

15 LAN NHỤY SỪNG TRẮNG Eparmatostigma dives (Rchb.f.) Garay

16 LAN LEN RÁCH Eria pannea Lindl

17 LAN HÀM LÂN TÙ Gastrochilus obliquus (Lindl.) Kze

18 LAN KHÚC THẦN MỘT HOA Panisea uniflora Lindl

19 LAN HỒ ĐIỆP CÚC PHƯƠNG Phalaenopsis lobbii (Rchb.f.) Sweet

20 LAN TỤC ĐOẠN ĐỐT Pholidota articulata Lindl

21 LAN TỤC ĐOẠN ĐUÔI PHƯỢNG Pholidota imbricata W.J.Hook

22 LAN THỦY LI VÀNG Pomatocalpa spicata Breda

23 LAN MÔI SỪNG TRỤ Pteroceras teres (Bl.)Holtt

24 LAN NGỌC ĐIỂM ĐAI CHÂU Rhynchostylis gigantea (Lindl) Ridl

25 LAN HỔ BÌ Staurochilus fasciatus (Rchb.f.) Rild

26 LAN CỦ CHÉN CÁNH Thecostele alata (Rchb.f.) Par et Rchb.f

27 LAN BA GÓC ĐĨA Trias disciflora (Rolfe) Rolfe

28 LAN VÂN ĐA DẠ HƯƠNG Vanda denisoniana Benson et Rchb.f

Trang 25

4.2 MÔ TẢ CÁC LOÀI PHONG LAN

1 LAN DÁNG HƯƠNG QUẾ

Tên khoa học: Aerides falcata Lindl

Mô tả:

Lan sống phụ sinh, thân mọc thẳng có lá hình dải cong, đầu chia 2 thùy tròn,

có mũi nhọn ở giữa Cụm hoa dài, buông xuống Hoa nhiều xếp sát nhau, khá lớn Cánh hoa màu trắng với các vệt tím ở gốc và mép Cánh môi chia 3 thùy, 2 thùy bên dạng lưỡi liềm màu tím, thùy giữa lại chẻ đôi, mép có răng mịn, màu tím đậm Hoa

nở vào đầu mùa mưa (tháng 5 - 6)

Phân bố:

Cây mọc ở vùng núi các tỉnh miền Trung (dọc dãy Trường Sơn) và rải rác ở Nam bộ (Đồng Nai) Loài này còn phân bố ở Campuchia, Thái Lan Phổ biến ở VQG Bù Gia Mập

Trang 26

2 LAN HOÀNG YẾN VÀNG

Tên khoa học: Ascocentrum miniatum (Lindl.) Schltr

Mô tả:

Lan sống phụ sinh, thân ngắn, mập, gốc có nhiều vảy do lá rụng Lá dày, cứng, xếp 2 dãy đều đặn trên thân phiến gấp theo gân giữa, đầu xẻ thùy nông Cụm hoa dạng chùm đơn, mọc thẳng từ các nách lá ở đỉnh, dài trên 10cm Hoa nhỏ xếp dày đặc, màu vàng cam bóng tươi Cánh hoa dạng bầu dục thuôn Cánh môi hình giải thuôn, tù ở đấu, ốc thành túi đầu cong ra phía ngoài Hoa nở vào cuối màu xuân, đầu màu hè

Phân bố:

Cây mọc chủ yếu từ miền Trung (Quảng Trị), miền Nam Trung bộ, Kontum, Daklak, Gia Lai Nam bộ (Đồng Nai) và phân bố ở Lào, Thái Lan, Malaysia, Philippin

Trang 27

3 LAN LỌNG TAI THỎ

Tên khoa học : Bulbophyllum blepharistes Rchb.f

Mô tả:

Lan sống phụ sinh, thân rễ có đốt, rễ mọc dày ở dưới Củ giả, mập tròn, màu

xanh bóng, thuôn, đỉnh mang 2 lá dày cứng đầu lá thuôn chia 2 thùy nông Cụm hoa dài trên 20cm, cứng, mọc thẳng đứng Hoa xếp ở đỉnh gần như tỏa tròn Cánh hoa màu vàng pha xanh, gốc có vân hơi đậm Cánh đài bên dính lại thành hình tam giác, cong, cánh môi nhỏ và dày

Phân bố:

Cây mọc ở Thuận Hải và vùng núi giáp Tây Nguyên ngoài ra còn phân bố ở

Ấn Độ, Mianma, Thái Lan, Malaysia

Bù Gia Mập : Mọc nhiều ở rừng thường xanh, trên thân cây họ Dầu (đã già)

Trang 28

Phân bố:

Cây mọc chủ yếu ở Nambộ:

Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Phước và phân bố ở Thái Lan

Ngày đăng: 11/06/2018, 18:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phạm Hoàng Hộ,1999. Cây cỏ Việt Nam, quyển I, II, III, tái bản lần thứ 2. Nhà xuất bản Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây cỏ Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Trẻ
2. Trần Hợp, 1998. Hoa Lan Việt Nam. Nhà xuất bản nông nghiệp,Tp.Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoa Lan Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản nông nghiệp
3. Hoàng Thị Sản, Hoàng Thị Bé, 1998. Phân loại học thực vật. Nhà xuất bản giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân loại học thực vật
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục
4. Trần Hợp, 1993.Cây cảnh hoa Việt Nam. Nhà xuất bản nông nghiệp,Tp.Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây cảnh hoa Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản nông nghiệp
5. Lê Minh Việt, 2005. Thành phần và đặc điểm các loài hoa dại tại VQG Cát Tiên. Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Lâm Nghiệp, Đại học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thành phần và đặc điểm các loài hoa dại tại VQG Cát Tiên

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w