Tác nhân gây suy thoái trực tiếp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất thành lập khu bảo tồn thiên nhiên khu vực hệ đầm phá tam giang cầu hai (Trang 45 - 48)

3.3.1.1. Khai thác thủy sản

Khai thác thủy sản tại đầm phá Tam Giang - Cầu Hai là hoạt động có từ xa xưa, gắn liền với cuộc sống của ngư dân ven đầm. Trước đây, hoạt động đánh bắt, khai thác của họ chủ yếu sử dụng các loại ngư cụ rất thô sơ nên nguồn lợi thủy sản luôn dồi dào phong phú. Theo tài liệu tham khảo từ những năm 1960, khi công nghệ tơ nhân tạo, ắc quy cùng máy nổ được ngư dân áp dụng trong khai thác thì xuất hiện những thay đổi trong kinh tế xã hội và tài nguyên. Đặc biệt, hiện nay với sức ép về kinh tế và dân số tiếp tục tăng cường mối đe dọa từ hoạt động này với nguồn tài nguyên đầm phá nói riêng và toàn bộ HST ĐNN đầm phá nói chung. Hoạt động khai thác quá mức nguồn lợi thủy sản để phục vụ sinh kế của người dân bản địa và phát triển lợi ích kinh tế cùng với việc sử dụng các loại hình ngư cụ mang tính hủy diệt là nguyên nhân gây suy thoái trực tiếp HST đầm phá.

Một số loại hình đánh bắt mang tính hủy diệt

- Rà điện: sử dụng ắc quy sản sinh dòng điện, tất cả các loài thủy sản trong vùng xung điện phát ra đều bị tê liệt và bị bắt.

- Chất nổ: một số người tiếp cận với nguồn chất nổ từ các công trường nổ mìn phá đá hay những người thu gom phế liệu trong chiến tranh, họ sử dụng chất nổ đe.

- Hóa chất: sử dụng hóa chất để đánh bắt bởi thủy sản ở trong phạm vi có nồng độ chất độc cao sẽ bị chất nổ để khai thác thủy sản.

3.3.1.2. Nuôi trồng thủy sản

Cũng như khai thác thủy sản, hoạt động nuôi trồng thủy sản tại đầm phá Tam Giang - Cầu Hai hiện nay là một nghề chính thức, một nguồn lợi quan trọng góp phần phát triển kinh tế của địa phương. Đối tượng nuôi ngày càng đa dạng, chú trọng các loài hải sản; quy mô nuôi mở rộng cả về diện tích và đầu tư thâm canh kỹ thuật cao đem lại đổi thay lớn trong hoạt động sản xuất ngành thủy sản. Tuy nhiên, hoạt động này cũng gặp một số bất cập như việc phát triển thiếu quy hoạch, tự phát đem lại hậu quả nặng nề đối với sinh thái và môi trường đầm phá; kỹ thuật nuôi lạc hậu; thiếu nguồn giống tốt, sạch bệnh; lạm dụng thuốc kháng sinh; dư thừa thức ăn.

Việc phát triển nuôi trồng thủy sản cũng gây một số hậu quả như:

- Cản trở giao thông: hệ thống ao nuôi thủy sản bằng lưới mùng chằng chịt đã chiếm dụng hết các vùng nước có độ sâu vừa phải, có chỗ nò sáo lại phình ra phía ngoài lạch nước sâu ngăn trở giao thông thủy, đặc biệt mùa mưa bão dễ gây tai nạn.

- Hạn chế sự trao đổi nước: các lớp lưới dày đặc bị bám rêu cản trở sự lưu thông dòng chảy, các ao nuôi cũng trở nên tù đọng.

- Môi trường bị ô nhiễm: chất thải trực tiếp do hoạt động sinh lý của vật nuôi hàng ngày tích lại, thức ăn thừa lên men thối, hàm lượng chất hữu cơ tăng làm các loại rong tảo phát triển nhanh sau đó tàn lụi gây thối rữa, làm giảm lượng oxy hòa tan, phát sinh nhiều chất độc, khí độc. Trao đổi nước kém làm hiện tượng ô nhiễm tăng nhanh, lan rộng.

- Dịch bệnh thủy sản: do có quá nhiều vật cản trong khu vực đầm phá như lưới, cọc… nên các chất bẩn, mầm bệnh còn lưu lại trong các vực nước, có thể bùng phát khi có điều kiện gây nên dịch bệnh.

- Ô nhiễm chất hữu cơ: sự tăng nhanh diện tích ao nuôi, chủ yếu là nuôi tôm đã làm tăng ô nhiễm các chất hữu cơ trong khu vực đầm phá, đặc biệt vào mùa khô. Ô nhiễm chất hữu cơ làm giảm nồng độ DO trong nước, do sự phân hủy sinh học các chất hữu cơ đã tiêu thụ DO trong nước dưới tác dụng xúc tác của các sinh vật. Sự gia

tăng ô nhiễm hữu cơ làm giảm sức khỏe đầm phá, do làm giảm DO trong khi đây là nồng độ rất quan trọng đối với bất kỳ HST nào. Ô nhiễm hữu cơ trong các ao nuôi và các kênh dẫn nước gần các ao nuôi được xác nhận là cao hơn đầm phá gấp 2 lần.

3.3.1.3. Sản xuất nông nghiệp

Hệ thống canh tác nông nghiệp ở Tam Giang - Cầu Hai nói riêng và Thừa Thiên Huế nói chung không mạnh như các địa phương khác nhưng do độ dốc lớn nên quá trình rửa trôi mạnh, tất cả đều dồn vào đầm phá. Nguy hại nhất là dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật tích tụ trong các loài thủy sản và theo chuỗi thức ăn, chúng lại là thực phẩm cho con người.

Trước đây khi thuốc trừ sâu, phân bón hóa học chưa được sử dụng trong nông nghiệp thì nguồn lợi thủy sản còn phong phú, là nguồn tài nguyên vô tận. Tuy nhiên từ khi hệ thống nông nghiệp chỉ còn tồn tại cây lúa thì tài nguyên đầm phá cũng suy thoái nghiêm trọng, ảnh hưởng chất lượng nước đầm phá.

Theo kết quả phân tích hiện nay cho thấy mức độ ảnh hưởng này chưa lớn, nhưng có thể trở thành vấn đề lưu tâm trong tương lai. Trước mắt, việc khai thác rong, tảo, cỏ nước làm phân bón với số lượng lớn hàng chục ngàn tấn năm sẽ hủy hoại nơi cư trú, giảm nguồn thức ăn cho các đối tượng thủy sản. Việc dẫn nước vào các đầm nuôi tôm có thể gây nhiễm mặn cho đất nông nghiệp kế cân.

3.3.1.4. Nguồn thải từ các khu dân cư, đô thị, công nghiệp

Quá trình phát triển đô thị, dịch vụ thương mại trên địa bàn thành phố đã hình thành và phát triển một số khu đô thị, khu dân cư, khu thương mại, chợ, các làng nghề… Quá trình đô thị hóa này nảy sinh nhiều vấn đề nghiêm trọng về môi trường đối với đầm phá, đặc biệt về nước thải.

Nước thải đô thị góp từ nhiều nguồn: sinh hoạt, nhà máy, bệnh viện đều chưa qua xử lý đã dồn hết xuống sông, xuôi về đầm phá. Các tác nhân ô nhiễm chứa trong chất thải thường là các chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, vi khuẩn phân, chất rắn lơ lửng… Ngoài các quá trình sản xuất kinh doanh xả thải trực tiếp ra

đầm phá thì tập quán sinh hoạt của người dân sống ven bờ thường xuyên xả thải trực tiếp chất thải sinh hoạt vào môi trường đầm phá cũng gây ô nhiễm cục bộ một số khu vực như đầm Sam chuồn, khu vực chợ Thuận An, khu vực neo đậu tàu thuyền xã Phú Hải…

Vấn đề ô nhiễm bởi các tác nhân gây bệnh, đặc biệt là vi khuẩn phân từ nguồn thải trên là một trong những lo lắng về chất lượng môi trường đầm phá do chúng có thể gây bệnh đường ruột với người và động vật.

3.3.1.5. Hoạt động giao thông, bến cảng

Mật độ tàu thuyền đánh cá, giao thông vận tải và hành khách trên đầm phá khá dày đặc và hoạt động mua bán, cung ứng xăng dầu tại cảng cửa Thuận An và các bến cá nhỏ trên thực tế đã gây ô nhiễm dầu làm ảnh hưởng đến sinh vật và nghề cá. Mặt khác, việc đánh bắt thiếu quy hoạch như hiện nay gây cản trở nghiêm trọng cho giao thông đi lại của tàu thuyền.

- Cảng cá: nhiều dịch vụ hậu cần nghề cá xuất hiện để tăng kiểm soát hoạt động nghề cá và cải thiện khâu tiêu thụ chế biến tốt hơn, trong đó cảng cá hình thành bên cạnh đầm phá như cảng cá Thuận An, cảng cá Vinh Hiền.

- Cảng xăng dầu: xây dựng và hoạt động bên bờ đầm phá đã đem lại nguy cơ trước mắt và tiềm ẩn đối với môi trường thủy sinh vật, nhiều trường hợp tràn dầu, gây ô nhiễm đầm phá đã diễn ra.

3.3.1.6. Hoạt động xây dựng

- Đập ngăn mặn: ngoài những vật liệu dư thừa đẩy xuống lòng sông, đáy phá, góp phần nông hóa đầm phá, việc vật liệu lắng tụ phía trên đập cũng gây nên hiện tượng nâng đáy dòng sông. Một số công trình còn phản tác dụng, ví dụ đập đá xây với mục đích ngăn mặn chứ không phải cản lũ.

- San lấp xây dựng ao, cơi nới xây dựng nhà đầm phá: hiện tượng này phổ biến hai bên bờ đầm phá, làm thu hẹp diện tích mặt nước tự nhiên đáng kể.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất thành lập khu bảo tồn thiên nhiên khu vực hệ đầm phá tam giang cầu hai (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)