Sử dụng mô hình SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất thành lập khu bảo tồn thiên nhiên khu vực hệ đầm phá tam giang cầu hai (Trang 62 - 65)

phân tích đề xuất việc thành lập khu bảo tồn

SWOT là tập hợp viết tắt của 4 từ Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (thách thức). Đây là công cụ hữu ích giúp tìm hiểu vấn đề hoặc ra quyết định trong việc tổ chức, quản lý hoặc kinh doanh.

Bảng 3.9: Sử dụng mô hình SWOT để đề xuất thành lập khu bảo tồn thiên nhiên hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai

Điểm mạnh (Strengths)

- Giao thông thuận tiện

- Hình thành và tồn tại lâu đời, trên 2000 năm;

- Là thủy vực độc đáo, được coi là vùng đất ngập nước tiêu biểu cho các vùng đất ngập nước ven biển nước lợ, nhiệt đới, gió mùa, có diện tích lớn nhất Đông Nam Á và thuộc cỡ lớn trên thế giới; - Thủy sản được xem như ngành nghề truyền thống, đã có từ lâu đời của người dân đầm phá;

- Là nơi chứa đựng đa dạng các loại giá trị của HST ĐNN như giá trị trực tiếp, gián tiếp, giá trị phi sử dụng…;

- Ngoài giá trị cảnh quan tự nhiên còn có giá trị về văn hóa, giáo dục;

Điểm yếu (Weaknesses)

- Cư dân sinh sống phụ thuộc nhiều vào tài nguyên đầm phá;

- Du lịch cũng như một số ngành nghề khác như nông nghiệp, khai thác khoáng sản… chưa phải là ngành phát triển mạnh;

- Thiếu cơ sở đầu mối, thiếu yếu tố thể chế và nguồn lực để trở thành tổ chức đầu mối riêng quản lý đầm phá. Thực tế, việc quản lý đầm phá không chỉ do UBND tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện, ngoài ra còn có các đơn vị liên quan khác và cộng đồng dân cư;

- Chưa có văn bản chính thức quy định việc bảo tồn HST đầm phá Tam Giang – Cầu Hai;

- Việc quản lý và bảo tồn HST đầm phá Tam Giang - Cầu Hai đã được ban hành trong một số văn bản pháp luật của tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian qua; - Cơ chế đồng quản lý đã được áp dụng tại đầm phá;

huyện lại ban hành quy định để tự quản lý hoạt động nuôi trồng, khai thác thuộc địa phận quản lý, gây nên chồng chéo, mâu thuẫn trong hoạt động quản lý chung đầm phá.

Cơ hội (Opportunities)

- Được sự quan tâm và hỗ trợ từ phía các cơ quan, tổ chức;

- Phát triển kinh tế - xã hội địa phương do tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho cư dân thông qua việc khai thác, sử dụng tài nguyên đầm phá hợp lý;

- Phát triển ngành du lịch: du lịch sinh thái, dịch vụ du lịch;

- Tạo môi trường nghiên cứu, học tập cho các đối tượng cả trong và ngoài nước; - Tạo cơ hội, khả năng hợp tác với các tổ chức quốc tế để trao đổi thông tin, kinh nghiệm và tranh thủ sự hỗ trợ cả về chuyên môn và tài chính trong việc bảo tồn đầm phá;

- Là hình mẫu đại diện cho việc bảo vệ, sử dụng khôn khéo và phát triển bền vững hệ đầm phá tại Việt Nam

Thách thức (Threats)

- Sức ép của việc tăng dân số và phát triển kinh tế lên đầm phá ngày càng gia tăng;

- Một phần cộng đồng dân cư phải thay đổi nghề nghiệp, tập quán sinh hoạt; - Cơ chế đồng quản lý nếu không phân định chức năng rơ ràng và hợp lý cũng là rào cản trong việc bảo tồn đầm phá; - Sự ủng hộ của người dân sinh sống tại các xã thuộc vùng lơi khu bảo tồn;

Qua phân tích mô hình SWOT đối với đầm phá Tam Giang - Cầu Hai với điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức, có thể thấy việc thành lập khu bảo tồn hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai là cần thiết và khả thi. Cơ cấu tổ chức và quy chế hoạt động của khu bảo tồn cần phù hợp để phát huy các điểm mạnh và cơ hội của đầm phá, đồng thời khắc phục những điểm yếu và hạn chế các thách thức có thể xảy ra trong tương lai.

Bảng 3.10: Các kết hợp chiến lƣợc của S-W-O-T Điểm mạnh và cơ hội (SO)

- Là thủy vực độc đáo, vùng đất ngập nước ven biển tiêu biểu có diện tích lớn nhất Đông Nam Á, tính đa dạng sinh học cao, phù hợp với việc đề xuất thành lập khu bảo tồn thiên nhiên. Ngoài ra, còn là môi trường nghiên cứu khoa học cho nhiều đối tượng;

- Là vùng đất tồn tại lâu đời với nhiều giá trị văn hóa, lịch sử, thẩm mỹ, tạo cơ hội phát triển dịch vụ du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái;

- Với giá trị kinh tế cao về nuôi trồng, khai thác thủy hải sản và một số loại giá trị kinh tế khác, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai có vai trò quan trọng với sinh kế người dân nói riêng và tình hình phát triển kinh tế - xã hội khu vực nói chung nếu có cơ chế quản lý, bảo tồn môi trường hiệu quả và quy định nuôi trồng, khai thác thủy sản bền vững;

Điểm yếu và cơ hội (WO)

- Cư dân còn sinh sống phụ thuộc nhiều vào tài nguyên đầm phá nhưng thông qua cơ chế khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thì có thể khắc phục tình hình phát triển kinh tế - xã hội nói chung của khu vực, vừa bảo vệ môi trường đầm phá;

- Khu vực có tiềm năng lớn về phát triển kinh tế - xã hội, lại là hình mẫu đại diện cho việc bảo vệ, sử dụng khôn khéo và phát triển bền vững hệ sinh thái đất ngập nước ở Việt Nam là cơ hội hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo tồn đầm phá.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất thành lập khu bảo tồn thiên nhiên khu vực hệ đầm phá tam giang cầu hai (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)