Tác nhân gây suy thoái gián tiếp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất thành lập khu bảo tồn thiên nhiên khu vực hệ đầm phá tam giang cầu hai (Trang 48 - 52)

3.3.2.1. Các hoạt động tự nhiên

Nông hóa vực nước và cát bay, cát chảy: Trong quá trình phát triển, tiến hoá, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai đã bị nông hóa và hẹp đi đáng kể do quá trình trầm tích. Theo ước tính, với lượng bồi tích sông đưa ra, đầm phá bị bồi lấp cạn sau 1.500 năm. Hiện tượng cát bay, cát chảy gây bồi cát ven rìa đầm phá, đưa vật liệu xuống lòng đầm phá và có thể rút ngắn thời gian lấp đầy chỉ 600 năm nếu quản lý kém.

Ngập lụt và ngọt hóa: Lũ lụt là thiên tai nặng nề ở vùng đầm phá thường do mưa lớn kéo dài hoặc mưa lớn trong bão kết hợp với nước dâng ngoài biển.

Hạn hán và nhiễm mặn: Có 2 kỳ hạn hán vào mùa khô vào tháng 3- 4 và 7- 8, kỳ hạn hán tháng 7- 8 gây thiếu nước nghiêm trọng cho vụ lúa hè thu. Hạn hán nhiều khi gây thiếu nước trầm trọng. Hạn hán nhiều khi gây thiếu nước trầm trọng cho cả sinh hoạt và mất mùa lớn.

Sự biến động cửa đầm phá: Sự biến động cửa đầm phá là hiện tượng tất yếu và là tai biến tự nhiên thường xảy ra, không ngừng gia tăng ở đầm phá Tam Giang - Cầu Hai. Sự biến động cửa đầm phá thường thể hiện ở 2 xu hướng: biến động số lượng cửa và sự dịch chuyển vị trí các cửa, thường diễn ra ở hai cửa tồn tại chủ yếu, lâu dài theo thời gian là Thuận An và Tư Hiền.

Các hậu quả gây ra đối với đầm phá do biến động cửa là:

+ Gây ách tắc giao thông: sự biến động cửa gây ách tắc giao thông qua việc chia cắt tuyến đường liên huyện, xã hoặc đầm phá và sự di chuyển thông thường của tàu thuyền giữa đầm phá và biển.

+ Phá hủy môi trường đầm phá: thay đổi dòng chảy trên thủy vực, thay đổi các yếu tố thủy lý, thủy hóa dẫn đến suy cạn sự đa dạng của tài nguyên sinh vật.

+ Ảnh hưởng đến hoạt động du lịch, dịch vụ: sự biến động các cửa thường làm xói lở các bãi tắm, tàn phá công trình phục vụ nghỉ dưỡng, cảnh quan, môi trường sinh thái, giảm sức thu hút du khách.

+ Ngoài ra còn làm nhiễm mặn nguồn nước ngọt sông ngòi, tàn phá công trình dân sinh, tăng tác hại của lũ, làm suy tàn nhanh hệ thống đầm phá.

3.3.2.2. Các hoạt động nhân tạo

Hoạt động này đã mang lại nguồn ngân sách lớn cho địa phương nhưng lại chưa thực sự quan tâm đến vấn đề môi trường và sức khỏe cộng đồng dân cư trong vùng khai thác cũng như công nhân trực tiếp tham gia sản xuất như (khai thác khoáng sản trong đó hoạt động khai thác titan đã diễn ra rất lâu dọc miền cát duyên hải). Ngoài ra, việc làm thay đổi cảnh quan môi trường gây ra nạn cát bay, cát chạy, gây hiện tượng tụt nước ngầm, nhiễm mặn nặng nề, làm thay đổi môi trường sống của các loài thủy sản.

- Lượng cát trôi, cát bay và xói mòn trong khai thác khoáng sản cũng làm nông dần nhiều vùng thủy vực đầm phá, gần khu vực khai thác titan.

- Trồng, phá rừng: thực tế, rừng Thừa Thiên Huế không đủ khả năng thực hiện chức năng hạn chế lũ lụt, điều tiết nước điều hòa khí hậu do chất lượng rừng kém vì hậu quả của việc chặt phá làm ao nuôi tôm, xây khách sạn, nhà hàng…

Rừng còn lại hầu hết là rừng tái sinh, rừng trồng cây công nghiệp, rừng nguyên sinh và rừng đầu nguồn gần như bị khai thác hết. Hoạt động này gián tiếp ảnh hưởng tới chất lượng môi trường đầm phá.

- Khai thác và nuôi trồng quá mức: hiện tại, khai thác quá mức rõ ràng đã gây suy giảm nghiêm trọng nguồn lợi thủy sản. Sức ép về kinh tế và dân số tiếp tục tăng cường mối đe dọa này.

- Hủy hoại sinh cư: nguy cơ này gây ra do các hoạt động giao thông - cảng, đánh bắt thủy sản, thủy lợi và các công trình cơ sở hạ tầng khác, do những thay đổi bất thường về môi trường do lấp cửa, ngọt hóa. Nguy cơ trực tiếp nhất là sự hủy hoại thảm cỏ nước, kể cả cỏ biển do đục hóa vực nước, đặc biệt là việc khai thác bừa bãi rong tảo, cỏ nước làm phân bón và thức ăn gia súc và sự hủy hoại habitat làm mất đi nguồn lợi thủy sản.

Bảng 3.8: Tổng hợp các hoạt động ở đầm phá

STT Hoạt động Đặc điểm Thực trạng Hậu quả môi trường

1 Khai thác thủy sản

Tự cung tự cấp

- Khai thác quá mức, hủy diệt tài nguyên và môi trường - Tự do

- Môi trường và tài nguyên cạn kiệt - Chất lượng, sản phẩm khai thác kém 2 Nuôi trồng thủy sản Mới, tự phát - Dịch bệnh thường xuyên - Biến HST tự nhiên thành ao nuôi thủy sản - Ô nhiễm nguồn nước - Cản trở giao thông - Tăng nhanh quá trình lắng đọng/bồi lấp 3 Khai thác khoáng sản Mới, ngày càng công nghiệp hóa Khai thác hiệu quả/lợi nhuận cao

- Biến đổi địa hình, địa mạo

- Nông hóa 4 Cư dân vạn

đò

Sống lênh đênh trên sông nước

Đã định cư phần lớn nhưng còn tồn tại nhiều hộ

Gây ô nhiễm trực tiếp nguồn nước do chất thải sinh hoạt hàng ngày

5 Kho cảng Mới, theo hướng công nghiệp hóa Góp phần nâng cao chất lượng khai thác xa bờ, giao thông vận tải thủy

Đã và đang đe dọa HST đầm phá về sự cố tràn dầu 6 Giao thông vận tải thủy Số lượng tăng nhanh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoạt động ngày đêm - Rò rỉ xăng dầu thường xuyên - Một số loài sống ở tầng mặt biến mấtt khỏi đầm phá

7 Canh tác nông nghiệp

Cánh đồng nghiêng dốc

Lạm dụng nhiều thuốc trừ sâu và phân bón hóa học

Dư lượng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học gây ô nhiễm thực phẩm thông qua các loài thủy sinh 8 Công trình

thủy lợi

Ngăn giữ nước ngọt/ngăn mặn/thoát lũ

Đã và đang có nhiều công trình

- Thay đổi chế độ thủy lý, hóa sinh học các thủy vực

- Ngăn cản sự di cư của một số loài thủy sinh 9 Giao thông

trên bộ

Nhựa và bêtong hóa

Phát triển nhanh - Thu hẹp diện tích đầm phá. - Tăng tốc độ bồi lắng - Tăng áp lực khai thác lên đầm phá 10 Khai thác và bảo vệ rừng Độ phủ rừng>30% Nạn phá rừng là vấn đề nguy hiểm lớn Gây lũ lụt, sạt lở đất, ảnh hưởng môi trường đầm phá 11 Đô thị hóa Mở rộng thành phố và các đô thị vệ tinh của Huế Tốc độ nhanh, quy mô lớn Đẩy thêm một số bộ phận tham gia khai thác đầm phá 12 Công nghiệp hóa Tập trung, quy mô công nghiệp Hoạt động không ổn định

Thải chất độc vào môi trường nước đầm phá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất thành lập khu bảo tồn thiên nhiên khu vực hệ đầm phá tam giang cầu hai (Trang 48 - 52)