Về việc xây dựng các chương trình quản lý

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất thành lập khu bảo tồn thiên nhiên khu vực hệ đầm phá tam giang cầu hai (Trang 69)

Việc xây dựng và thực hiện các chương trình quản lý tại đầm phá Tam Giang - Cầu Hai là cần thiết. Thông qua chương trình có thể đề xuất các giải pháp bảo tồn, quản lý môi trường đầm phá hiệu quả, nâng cao nhận thức cộng đồng thông qua các chương trình tuyên truyền, phổ biến. Một số chương trình có thể thực hiện như:

- Chương trình bảo tồn, phục hồi môi trường sinh thái; - Chương trình phát triển cộng đồng;

- Chương trình giáo dục môi trường kết hợp du lịch sinh thái; - Chương trình nghiên cứu khoa học;

KẾT LUẬN

1. Đề tài đã nhận diện một số giá trị kinh tế mà đầm phá mang lại như giá trị về thủy sản, nông nghiệp chăn nuôi và trồng trọt, cỏ thủy sinh, du lịch - giải trí, giao thông và bến cảng, sinh thái, giá trị môi trường, cân bằng tự nhiên đa dạng sinh học, thông tin, văn hóa, giáo dục, và một số giá trị khác như gỗ, khoáng sản.

2. Thực trạng quản lý, bảo tồnHST đầm phá có hệ thống từ cấp tỉnh, huyện, xã, tuy nhiên vẫn tồn tại một số vấn đề bất cập như:

- Việc quản lý môi trường đầm phá còn thiếu cơ sở đầu mối, thiếu những yếu tố thể chế và nguồn lực để trở thành một tổ chức đầu mối trong quản lý đầm phá.

- Việc giao quyền sử dụng ĐNN chưa chặt chẽ và chưa có quy trình thống nhất chung do đầm phá thuộc địa bàn nhiều huyện, dẫn đến mỗi địa phương làm mỗi cách, thiếu đồng bộ gây ảnh hưởng đến chất lượng công tác bảo tồn.

- Chưa có văn bản riêng, thống nhất quy định về quản lý và bảo tồn đầm phá; các quy định này tại mỗi địa phương khác nhau và thiếu thống nhất, đồng bộ dẫn đến xung đột, mâu thuẫn trong nội bộ cộng đồng trực tiếp hoạt động trên đầm phá.

3. Qua phân tích mô hình SWOT về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức tại đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, đề tài mạnh dạn đề xuất thành lập khu bảo tồn thiên nhiên hệ đầm phá Tam Giang, Cầu Hai với 3 vùng chức năng: vùng lõi, vùng đệm, vùng sử dụng chung. Việc làm này mang lại một số lợi ích như sau:

- Hiệu quả về môi trường, sinh thái: Sẽ chấm dứt tình trạng khai thác quá mức, bằng phương tiện có tính hủy diệt làm tổn hại đến các sinh cư, đến nguồn gen, nguồn giống và nguồn lợi thủy sản.

- Hiệu quả kinh tế: Nguồn lợi thủy sản được bảo vệ tốt nên chất lượng và số lượng giống sẽ tăng lên mỗi năm, sản lượng đánh bắt sẽ tăng. Ngoài ra, dịch vụ du lịch sinh thái cũng là một trong các loại hình hoạt động đem lại doanh thu cho đầm phá.

- Hiệu quả xã hội: Việc thành lập KBTTN ĐNN sẽ tạo thêm công ăn việc làm cho một bộ phận người dân, nhờ đó mức sống cả về vật chất lẫn tinh thần của họ được nâng lên. Khu bảo tồn đầm phá còn duy trì lợi ích sử dụng đầm phá lâu dài cho cộng đồng, dung hòa các mâu thuẫn lợi ích trong sử dụng tài nguyên đầm phá.

4. Để việc thành lập khu bảo tồn thiên nhiên hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai khả thi, đề tài đưa ra một số kiến nghị/giải pháp như sau:

+ Việc ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật phải phù hợp với đặc thù của từng vùng.

+ Hoàn thiện tổ chức bộ máy phải xác định rơ trách nhiệm, quyền hạn và cơ chế phối hợp giữa các ngành, các cấp tại địa phương trong quản lý, bảo tồn và sử dụng HST ĐNN.

+ Công tác thanh tra, kiểm tra phải được tiến hành theo định kỳ.

+ Phải xây dựng và thực hiện các chương trình quản lý tại đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. TIẾNG VIỆT

1. Nguyễn Huy Anh (2012), nghiên cứu xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường, Viện Tài nguyên, Môi trường và Công nghệ sinh học, Đại học Khoa học Huế.

2. Trần Xuân Bình (2006), Phát triển nghề nuôi trồng thủy sản với các vấn đề tài nguyên, môi trường và giảm đói nghèo ở vùng đầm phá Thừa Thiên Huế, Đại học Khoa học Huế.

3. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Quyết định số 16/2008/QĐ- BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008 Ban hành quy chuẩn quốc gia về môi trường, Hà Nội.

4. Nguyễn Văn Hợp (2006), Chất lượng nước đầm phá Tam Giang - Cầu Hai: hiện trạng, lo lắng và giải pháp kiểm soát nước ở đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế, Tạp chí khoa học, Đại học Khoa học Huế, Tập 74B, số 5, (2012) 5-16, Đại học Khoa học Huế và nnk.

5. Nguyễn Hoàng Mai (2013), Báo cáo nhiệm vụ "Điều tra, khảo sát, xây dựng hướng dẫn áp dụng chi trả dịch vụ môi trường hệ sinh thái đất ngập nước ven biển", Viện Khoa học quản lý môi trường.

6. Lê Thế Nhân (2006), Chủ trương, chính sách của tỉnh Thừa Thiên Huế về quản lý khai thác và nuôi trồng thủy sản vùng đầm phá Tam Giang, Đại học Khoa học Huế.

7. Võ Văn Phú (2006), Tổng quan về một số yếu tố môi trường và đa dạng sinh học đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, Đại học Khoa học Huế.

8. Võ Văn Phú, Hoàng Đình Trung (2012), “Khảo sát sự biến động về thành phần loài động vật nổi (zooplankton) ở đầm phá Tam Giang – Cầu Hai tỉnh Thừa Thiên Huế”, Tạp chí khoa học, (6).

9. Đỗ Công Thung và cộng sự (2006), Sự bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Viện Tài nguyên và Môi trường biển.

10. Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (2010), Báo cáo tổng kết đề tài ”Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất cơ chế chi trả dịch vụ môi trường ĐNN”.

11. Mai Văn Xuân (2005), Lượng giá giá trị kinh tế chủ yếu của phá Tam Giang.

II. TIẾNG ANH

12. Adrian G. Davey, Adrian Phillips (1998), National System Planning for Protected Areas, IUCN;

13. Lee Thomas and Julie Middleton, Adrian Phillips (2003), Guidelines for Management Planning of Protected Areas, IUCN)

III. WEBSITE 14. http://www.baothuathienhue.vn/?gd=1&cn=1&id=267&newsid=2-23-18936. 15. www.dulichvn.org.vn/index.php?category=1005&itemid=23861 16. http://www.songnuoctamgiang.com.vn/tin-tuc-su-kien/dam-pha-tam-giang- cau-hai-tai-nguyen-du-lich-dang-duoc-danh-thuc_248.html 17. http://ketluan48.thuathienhue.gov.vn/default.asp?sel=album_detail&id=32 18. http://huecssh.org.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=227%3A vai-tro-ca-cac-khu-bo-v-thy-sn-trong-bo-tn-a-dng-sinh-hc-tren-m-pha-tam- giang-&catid=59%3Ad-an-icco&Itemid=90&lang=en 19. http://tapchisonghuong.com.vn/hue/p1/c13/n17934/Vung-dam-pha-Tam- Giang-Cau-Hai-co-17-khu-bao-ve-thuy-san.html 20. http://www1.thuathienhue.gov.vn/portal_es/Views/Default.aspx?CMID=30 21. http://stnmt.thuathienhue.gov.vn/?gd=1&cn=163&newsid=11-17-1209C

PHỤ LỤC

PHIẾU ĐIỀU TRA

THU THẬP THÔNG TIN THÔNG QUA CỘNG ĐỒNG KHU VỰC HỆ ĐẦM PHÁ TAM GIANG CẦU HAI A - THÔNG TIN CHUNG

1. Người cung cấp thông tin: ...

2. Địa chỉ: ...

Điện thoại: ...

3. Số nhân khẩu: B- TÌM HIỂU TẬP QUÁN SINH HOẠT VÀ Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG 4. Nghề nghiệp: ...

5. Ông/Bà cho biết nguồn nước cấp sinh hoạt, ăn uống của gia đình? (có thể chọn nhiều phương án)  Nước mưa  Giếng khoan  Nguồn khác: ...

6. Ông/Bà cho biết nguồn nước có đủ đảm bảo cho sinh hoạt của gia đình?  Có  Không (Nếu không, trả lời tiếp câu 6)

7. Ông/Bà cho biết phương tiện giao thông chính của gia đình là gì?  Xe máy  Ghe, xuồng  Phương tiện khác: ...

8. Giao thông đi lại có đảm bảo an toàn?  Có  Không  Ý kiến khác: ...

9. Rác thải của gia đình được xử lý như thế nào? ( Đốt (( Chôn lấp trong vườn ( ( Vứt ra ven đường ( ( Được đơn vị thu gom (( Khác: ...

10. Biện pháp giảm thiểu rác thải phát sinh của gia đình? ... ……….

11. Ông/ bà sử dụng thắp sáng và sinh hoạt? ...

 Điện  Gas  Khác: ...

12. Trong khuôn viên hộ gia đình ông/ bà có bố trí không gian cây xanh?  Có  Không

C – TÌM HIỂU ẢNH HƢỞNG CÁC HOẠT ĐỘNG Ở ĐẦM PHÁ ĐẾN DÂN CƢ 13. Ông/ Bà cho biết khai thác thủy sản thực trạng hiện nay như thế nào?  Khai thác quá mức,  Khai thác vừa đủ  Khác ...

14. Ông/Bà cho biết khai thác thủy sản có ảnh hưởng đến hậu quả môi trường?  Có  Không 15. Ông/Bà cho biết nuôi trồng thủy sản có được coi là một nghệ chính thức hay không?  Có  Không (Nếu có trả lời tiếp câu 16) 16. Ông/Bà cho biết việc nuôi trồng thủy sản thiếu quy hoạch gây ra hậu quả nào dưới đây?  Cản trở giao thông  Hạn chế sự trao đổi nước  Môi trường bị ô nhiễm  Dịch bện thủy sản  Ô nhiễm chất hữu cơ 17. Ông/Bà cho biết khai thác khoáng sản có hiệu quả không?  Có  Không (Nếu có, trả lời tiếp câu 18)

18. Khai thác khoáng sản có ảnh hưởng đến môi trường không?  Có  Không

19. Ông/bà cho biết canh tác nông nghệp có ảnh hưởng đến hậu quả môi trường không?  Có  Không

20. Ông/Bà cho biết công tác quản lý hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai cho phù hợp không?  Có  Không

21. Ông/Bà cho biết các chính sách quy định liên quan đến bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước có phù hợp không?

 Có  Không

22. Các ý kiến khác hoặc các mong muốn nguyện vọng của bà con nhân dân?...

..., ngày...tháng...năm 20….

NGƢỜI CUNG CẤP THÔNG TIN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất thành lập khu bảo tồn thiên nhiên khu vực hệ đầm phá tam giang cầu hai (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)