1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH QUẢN LÝ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA BÙ GIA MẬP TỈNH BÌNH PHƯỚC

61 354 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 701,13 KB

Nội dung

BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH QUẢN LÝ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA BÙ GIA MẬP - TỈNH BÌNH PHƯỚC Tác giả NGUYỄN THỊ KIM NHỊ Khóa luận đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằn

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ىىىىىىىىىىىىىىى

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH QUẢN LÝ BẢO VỆ

VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA

Trang 2

BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH QUẢN LÝ BẢO VỆ

VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA

BÙ GIA MẬP - TỈNH BÌNH PHƯỚC

Tác giả

NGUYỄN THỊ KIM NHỊ

Khóa luận đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng

Kỹ sư ngành Lâm nghiệp – Chuyên ngành Quản lý tài nguyên rừng

Giáo viên hướng dẫn:

ThS MẠC VĂN CHĂM

Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 06 / 2011

Trang 3

ƒ Xin gởi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban Giám đốc và các cán bộ, nhân viên thuộc Vườn quốc gia Bù Gia Mập, đặc biệt là các anh cán bộ Phòng nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật thuộc VQG đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình tôi thực tập tại Vườn

ƒ Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, khuyến khích, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận này

Xin chân thành cảm ơn!

TP HCM, tháng 6 năm 2011

Sinh viên

Nguyễn Thị Kim Nhị

Trang 4

TÓM TẮT

Đề tài: “ Bước đầu nghiên cứu tình hình quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước ” được nghiên cứu tại Vườn quốc

gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2011

Đề tài nhằm hướng đến những mục tiêu sau:

- Phân tích được những mặt mạnh – yếu, thuận lợi – khó khăn trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài đã sử dụng phương pháp thống kê, kế thừa số liệu và phương pháp điều tra, thu thập số liệu để nghiên cứu các nội dung sau:

- Tìm hiểu các đặc điểm tự nhiên, dân sinh kinh tế tại khu vực nghiên cứu

- Điều tra, thu thập những tài liệu về tình hình quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập trong thời gian qua

Đề tài đã thu được những kết quả sau đây:

- VQG Bù Gia Mập nằm ở nơi xa xôi nhất của vùng Đông Nam Bộ Hiện tại, điều kiện tiếp cận của VQG còn rất khó khăn, vì VQG có đường ranh giới khá dài, giáp với Campuchia và đường giao thông đến VQG còn rất xấu Điều này làm hạn chế

sự phát triển của VQG, nhưng lại thuận lợi cho công tác bảo tồn thiên nhiên ở nơi đây

- Các xã vùng đệm và ở xung quanh VQG Bù Gia Mập có dân số đông, phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó tỷ lệ hộ nghèo và người không biết chữ khá cao, cuộc sống của họ vẫn phụ thuộc nhiều vào tài nguyên rừng Điều này là một mối

đe dọa nghiêm trọng đối với công tác bảo tồn thiên nhiên, nhưng lại là thuận lợi cho việc tổ chức cho đồng bào tại chỗ tham gia bảo vệ rừng để họ được hưởng lợi từ chính hoạt động bảo vệ rừng của mình

- Tổng diện tích tự nhiên của Vườn quốc gia Bù Gia Mập hiện tại là 25.926

ha Trong đó, diện tích có rừng là 25.505,4 ha (98,4%), đất chưa có rừng là 45,9 ha (0,2%) và các loại đất khác là 374,8 ha (1,4%)

Trang 5

- Hiện trạng rừng của Vườn quốc gia Bù Gia Mập thể hiện rừng ở đây có chất lượng vào loại tốt nhất so với các khu rừng đặc dụng khác ở trong vùng Mặc dù rừng vẫn còn bị xâm hại, nhưng do công tác bảo vệ rừng tiến hành tốt và điều kiện địa lý thuận lợi nên VQG vẫn duy trì được 22,8% diện tích rừng tự nhiên gỗ lá rộng thường xanh, trong đó 15,9% là rừng giàu so với tổng diện tích tự nhiên của VQG

- Vườn quốc gia Bù Gia Mập có diện tích của phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là 18.285 ha, chiếm 70,5% tổng diện tích tự nhiên, nghĩa là khoảng 2/3 diện tích của VQG được quản lý theo chế độ bảo vệ nghiêm ngặt Các hệ sinh thái rừng còn chất lượng cao hiện thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt Việc quy hoạch các phân khu và

áp dụng Quy chế quản lý rừng đã hỗ trợ rất tốt cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học của VQG

- Nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực kỹ thuật của VQG còn rất hạn chế Số cán bộ có trình độ Đại học trở lên là 20 người, chiếm 62,5% tổng số CBCNV của VQG Đây là điều kiện tương đối thuận lợi trong quá trình hoạt động, phát triển của VQG và tiếp thu các kiến thức mới cho công tác bảo tồn thiên nhiên và nghiên cứu khoa học Tuy nhiên, trong điều kiện sinh sống và làm việc tại VQG còn nhiều thiếu thốn như hiện nay thì việc thu hút nguồn nhân lực có trình độ là một thử thách lớn

- VQG Bù Gia Mập đã thực hiện tốt việc phối hợp với chính quyền địa phương ở thôn, ấp và các xã trên địa bàn, đồng thời đã làm tốt công tác khoán BVR Diện tích đã khoán là 13.900 ha, chiếm 53,6% tổng diện tích của VQG, nhưng trong

đó phần lớn là khoán cho bộ đội biên phòng và lực lượng du kích của các thôn, xã; số

hộ dân được khoán còn rất ít

- Vườn quốc gia Bù Gia Mập đã thực hiện tốt dự án trồng mới 5 triệu ha rừng của Chính phủ, đặc biệt là công tác khoán quản lý bảo vệ rừng, phát triển xã hội hóa nghề rừng, diện tích rừng giao khoán cho các cộng đồng dân cư được bảo vệ tốt, giúp cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học ở Vườn quốc gia ngày càng phát triển, nâng cao nhận thức của người dân vùng đệm về ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ đa dạng sinh học ở VQG Hỗ trợ đắc lực cho lực lượng kiểm lâm Vườn trong công tác tuần tra BVR

- Thông qua công tác tuyên truyền, đến nay nhận thức của người dân về việc bảo vệ rừng được nâng cao rõ rệt, cụ thể là người dân không phá rừng của Vườn để

Trang 6

làm rẫy, cử con em hoặc trực tiếp tham gia nhận khoán BVR, tổ chức chữa cháy rừng mỗi khi có cháy rừng xảy ra

- Tình hình vi phạm tài nguyên rừng tuy vẫn diễn ra nhưng nhờ việc đẩy mạnh công tác giao khoán quản lý bảo vệ rừng cho người dân và VQG kết hợp với Hạt kiểm lâm thường xuyên mở nhiều cuộc tuần tra nên tình hình vi phạm cũng giảm xuống cả

về số vụ và mức độ vi phạm

- Trong kỳ đầu tư 5 năm (2005-2009), VQG Bù Gia Mập đã được cấp 22,85 tỷ đồng, đạt 62,7% tổng số kinh phí đầu tư được UBND tỉnh Bình Phước phê duyệt tại Quyết định số 2632/QĐ-UBND ngày 18/10/2004 Đó là kết quả của sự nỗ lực rất lớn của Ban quản lý VQG Nguồn vốn đầu tư của dự án 661 cũng được Vườn quốc gia Bù Gia Mập đầu tư đúng với các hạng mục như kế hoạch đề ra hàng năm và Vườn đã sử dụng nguồn vốn này một cách thiết thực và hiệu quả Góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng của Vườn quốc gia Bù Gia Mập trong những năm qua

Trang 7

MỤC LỤC

TRANG TỰA i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT iii

MỤC LỤC vi

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ix

DANH SÁCH CÁC BẢNG x

DANH SÁCH CÁC HÌNH xi

Chương 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3

Chương 2 TỔNG QUAN 4

2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Vườn quốc gia Bù Gia Mập .4

2.2 Mục tiêu và nhiệm vụ của Vườn quốc gia Bù Gia Mập .4

2.3 Điều kiện tự nhiên .4

2.3.1 Vị trí địa lý .4

2.3.2 Quy mô diện tích .5

2.3.3 Đặc điểm địa hình và địa mạo .5

2.3.4 Đặc điểm thổ nhưỡng .6

2.3.5 Đặc điểm khí hậu, thủy văn .7

2.3.6 Thực vật rừng .8

2.3.7 Động vật rừng .8

2.4 Điều kiện dân sinh - kinh tế - xã hội .9

2.4.1 Dân số, dân tộc .9

2.4.2 Lao động 10

2.4.3 Trình độ văn hoá 10

2.4.4 Tập quán canh tác và thu nhập của cư dân sống trong vùng 10

Trang 8

2.4.6 Tình trạng lệ thuộc vào rừng 11

2.4.7 Cơ sở hạ tầng 11

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14

3.1 Nội dung nghiên cứu 14

3.2 Phương pháp nghiên cứu 14

3.2.1 Phương pháp thống kê, kế thừa số liệu 14

3.2.2 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu 14

3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 14

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ CÁC GIẢI PHÁP 15

4.1 Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp 15

4.2 Đặc điểm các trạng thái rừng 16

4.2.1 Rừng giàu (IIIA3) 16

4.2.2 Rừng trung bình (IIIA2) 17

4.2.3 Rừng nghèo (IIIA1) 18

4.2.4 Rừng non (IIB) 18

4.2.5 Rừng hỗn giao 19

4.2.6 Rừng lồ ô thuần loại 20

4.2.7 Đất trống không có rừng 20

4.2.8 Đất sản xuất nông nghiệp 20

4.3 Thực trạng sử dụng đất ở VQG Bù Gia Mập 20

4.3.1 Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 21

4.3.2 Phân khu phục hồi sinh thái 21

4.3.3 Phân khu dịch vụ hành chính 22

4.3.4 Vùng đệm 23

4.4 Tổ chức và quản lý VQG Bù Gia Mập 23

4.4.1 Hiện trạng nguồn nhân lực của Vườn 23

4.4.2 Hiện trạng nguồn nhân lực của Hạt kiểm lâm 26

4.5 Kết quả hoạt động quản lý bảo vệ rừng 27

4.5.1 Công tác khoán bảo vệ rừng 27

4.5.2 Công tác phòng cháy, chữa cháy rừng 28

4.5.3 Công tác trồng rừng 29

Trang 9

4.5.4 Công tác tuyên truyền, giáo dục 30

4.5.5 Tình hình vi phạm tài nguyên rừng 31

4.5.6 Công tác xây dựng cơ sở hạ tầng và mua sắm phương tiện đi lại, trang thiết bị văn phòng 33

4.6 Dự án đầu tư xây dựng và phát triển VQG Bù Gia Mập 33

4.7 Đề xuất các giải pháp quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại VQG Bù Gia Mập 38

4.7.1 Những căn cứ để đề xuất giải pháp 38

4.7.2 Mục đích 38

4.7.3 Các giải pháp nhằm quản lý bảo vệ và phát triển rừng 39

Chương 5 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 45

5.1 Kết luận 45

5.2 Tồn tại 47

5.3 Kiến nghị 47

TÀI LIỆU THAM KHẢO 49

Trang 10

CNVC – LĐ Công nhân viên chức - Lao động

PCCCR Cháy chữa cháy rừng

GDMT Giáo dục môi trường

NC&UDKHKT Nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật TTGDMT Tuyên truyền giáo dục môi trường

QLBVR Quản lý bảo vệ rừng

NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

VQG Vườn quốc gia

Trang 11

Gia Mập từ năm 2005 đến năm 2010 32

Bảng 4.5 Tổng hợp thực hiện vốn dự án 661 tại VQG Bù Gia Mập từ năm 2003 đến

năm 2010 35

Trang 12

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 4.1 Bản đồ hiện trạng rừng Vườn Quốc gia Bù Gia Mập (năm 2004) 15 Hình 4.2 Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của VQG Bù Gia Mập 26 Hình 4.3 Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của Hạt kiểm lâm 27

Trang 13

Song, với xu hướng phát triển như hiện nay của nhiều ngành công nghiệp, áp lực dân số ngày càng gia tăng, cộng với tư tưởng từ lâu của nhiều người cho rằng rừng

là vô tận, khai thác thế nào cũng không cạn kiệt, vì vậy đã làm cho rừng ngày càng bị thu hẹp cả về diện tích lẫn chất lượng một cách nghiêm trọng Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO) cho biết, tình trạng phá rừng trên toàn cầu đang dần giảm đi nhưng rừng vẫn đang biến mất ở mức báo động FAO cho biết trong bản đánh giá nguồn tài nguyên rừng toàn cầu rằng, mỗi năm thế giới mất 7,3 triệu ha rừng, chiếm 0,18% diện tích rừng toàn cầu trong thời gian từ năm 2000 đến năm 2005 Tổ chức này cũng cho biết, tỷ lệ này giảm so với thời gian từ năm 1990 đến năm 2000, với 8,9 triệu ha rừng bị biến mất hàng năm Mỗi năm, thế giới mất từ 2.000 - 5.000 tỷ USD vì phá rừng

Đối với nước ta, nếu năm 1945 diện tích rừng còn 14,3 triệu ha (chiếm 43% diện tích tự nhiên), thì đến năm 1990 chỉ còn 9,3 triệu ha (chiếm 28,4% diện tích tự nhiên) Hiện nay, rừng nước ta đang bị suy thoái nghiêm trọng Theo thống kê của cục kiểm lâm vào tháng 12/2009, cả nước có 4.145,74 ha rừng bị tàn phá, rừng bị chặt phá trước tiên là để lấy đất trồng cây công nghiệp, nuôi thuỷ sản, xây dựng, cho mục đích

Trang 14

năm 2020 cả nước sẽ có 40% rừng còn lại bị tàn phá do xã hội ngày càng phát triển, dân số tăng nhanh

Hậu quả của nạn mất rừng là tác động tiêu cực đến đời sống và sản xuất của con người Hiện tượng khí hậu, thời tiết thay đổi bất thường gây ra nạn hạn hán kéo dài, lũ lụt lớn tại nhiều nước, nắng nóng chưa từng thấy và tình trạng cháy rừng trên diện rộng Trong năm 2002, có 500 vụ thảm họa do thiên nhiên làm cho khoảng 10.000 người chết, 600 triệu người bị ảnh hưởng, gây thiệt hại vật chất lên tới 55 tỷ USD Riêng trận lụt ở châu Âu tháng 8/2003 đã gây thiệt hại hơn 20 tỷ USD Ở Việt Nam, đợt lũ năm 1999 đã làm cho nhân dân ở nhiều địa phương bị mất trắng, lâm vào cảnh màn trời chiếu đất, đau thương mất mát Khô hạn kéo dài, làm thiếu nước tưới dẫn đến mùa màng bị hư hại nặng Mất rừng, khả năng giữ nước và điều hòa nước bị hạn chế làm cho đất nông nghiệp bị xói mòn, rửa trôi, thậm chí gây nên hiện tượng sa mạc hóa làm cho năng suất canh tác thấp Mất rừng với tốc độ nhanh cùng với tốc độ phát triển công nghiệp đã phá vỡ cân bằng hàm lượng CO2 dẫn đến hiện tượng nóng lên toàn cầu (hiệu ứng nhà kính) Mạch nước ngầm ngày càng ít đi gây thiếu nước uống, nước sinh hoạt… Việc tàn phá rừng còn làm cho các loài động vật hoang dã và thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng (mỗi năm có khoảng 50.000 loài bị tuyệt chủng)

Vì vậy, việc quản lý bảo vệ và phát triển tốt hơn vốn rừng đã có, hạn chế, chấm dứt nạn mất rừng là mục tiêu chủ yếu của ngành lâm nghiệp trong thời kỳ mới Nhận thức được tầm quan trọng của rừng hiện nay, nước ta đã xây dựng nhiều vườn quốc gia, khu bảo tồn, khu rừng cấm để nâng cao năng lực quản lý, bảo vệ rừng

Vườn quốc gia Bù Gia Mập nằm ở phía Bắc tỉnh Bình Phước, là nơi bảo tồn các nguồn sinh quyển ở miền Đông Nam Bộ Vườn quốc gia Bù Gia Mập là nơi bảo tồn hệ động vật, thực vật hoang dã, nguồn dược liệu quý hiếm Ngoài ra, nó còn phục

vụ nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường và phát triển dịch vụ du lịch sinh thái Đây là nơi bảo tồn các nguồn gen quý hiếm của hệ động, thực vật phong phú, đặc trưng cho miền Đông Nam Bộ

Nắm được vai trò to lớn của Vườn quốc gia Bù Gia Mập, để có giải pháp bảo

vệ nguồn tài nguyên quý giá của quốc gia, xuất phát từ những vấn đề mang tính thực tiễn trên đòi hỏi chúng ta phải đi vào nghiên cứu để biết được tình hình tự nhiên, kinh

Trang 15

tế - xã hội và các biện pháp quản lý bảo vệ rừng hiện có để có cơ chế, biện pháp quản

lý, bảo vệ và phát triển rừng phù hợp và hiệu quả Dưới sự hướng dẫn của thầy ThS Mạc Văn Chăm, Bộ môn Quản lý tài nguyên rừng, Khoa Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh, tôi đã đi vào nghiên cứu các vấn đề trên tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước để có cơ sở, bước đầu đề xuất giải pháp quản

lý, bảo vệ và phát triển rừng mới Đây cũng là lý do để tôi thực hiện khóa luận tốt

nghiệp: “Bước đầu nghiên cứu tình hình quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước”

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở các đặc điểm tự nhiên, tình hình dân sinh kinh tế và một số đặc điểm lâm học của rừng tại khu vực nghiên cứu cùng với các chính sách của Nhà nước

và tình hình quản lý tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập, phân tích được những mặt mạnh – yếu, thuận lợi – khó khăn trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng tại địa điểm nghiên cứu

Trang 16

Chương 2 TỔNG QUAN

2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Vườn quốc gia Bù Gia Mập

Trước năm 1975 là căn cứ địa cách mạng, dấu tích để lại nơi đây là những kho dầu, đường dẫn dầu, đường giao liên, bếp hoàng cầm, đồn bốt của giặc Mỹ…

Năm 1986, Hội Đồng Bộ Trưởng thành lập khu bảo tồn thiên nhiên Bù Gia Mập theo quyết định số 194/QĐ - HĐBT ngày 9 tháng 8 năm 1986

Vườn quốc gia này được chuyển hạng từ khu bảo tồn thiên nhiên Bù Gia Mập thành Vườn quốc gia theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 170/2002/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2002

2.2 Mục tiêu và nhiệm vụ của Vườn quốc gia Bù Gia Mập

- Bảo tồn các nguồn gen động, thực vật quý hiếm, các mẫu chuẩn của hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm thường xanh, nửa rụng lá trên đồi núi thấp có độ cao dưới 1.000

m, đặc trưng cho sự chuyển tiếp các hệ sinh thái rừng từ vùng Tây Nguyên xuống vùng Đông Nam Bộ

- Bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn cho các hồ chứa nước của các công trình thủy điện Thác Mơ, Cần Đơn, Sóc Phu Miêng

- Phục vụ nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường và phát triển du lịch sinh thái

- Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ các hoạt động của VQG

2.3 Điều kiện tự nhiên

2.3.1 Vị trí địa lý

- Vườn quốc gia Bù Gia Mập nằm ở phía Bắc tỉnh Bình Phước, nằm trên địa bàn hành chính các xã Đăk Ơ, Bù Gia Mập thuộc huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước

Trang 17

- Ranh giới tiếp giáp:

+ Phía Tây và Tây Bắc giáp suối Đăk Huýt, là ranh giới Việt Nam và Campuchia

+ Phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đăk Nông

+ Phía Nam giáp Ban quản lý Nông lâm trường Đăk Mai và Đăk Ơ

- Tọa độ địa lý:

+ Từ 12o8'30" đến 12o7'3" vĩ độ Bắc

+ Từ 107o3'30" đến 107o4'30" kinh độ Đông

2.3.2 Quy mô diện tích

- Vườn quốc gia Bù Gia Mập có diện tích vùng lõi là 25.926 ha

Trong đó: + Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là 18.163 ha

+ Phân khu phục hồi sinh thái là 7.663 ha

+ Phân khu dịch vụ hành chính là 100 ha

- Diện tích vùng đệm là 15.200 ha

Trong đó: + 7.200 ha thuộc xã Đăk Ơ, Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước

+ 8.000 ha thuộc xã Quảng Trực, tỉnh Đăk Nông

2.3.3 Đặc điểm địa hình và địa mạo

- Vườn quốc gia Bù Gia Mập nằm ở đoạn cuối của dãy Trường Sơn Nam, là khu chuyển tiếp giữa vùng đồi núi và vùng núi thấp

- Độ cao giảm dần theo hướng Đông Bắc – Tây Nam và từ Đông sang Tây Theo phân vùng địa lý thì Vườn quốc gia Bù Gia Mập là vùng sườn đồi Tây Nam của cao nguyên Bù Rang thuộc tỉnh Đăk Nông ở độ cao 850 – 950 m Độ cao cao nhất là

738 m so với mực nước biển, nằm ở phía Đông - Bắc giáp với tỉnh Đăk Nông, độ cao thấp nhất là 150 m, nằm ở phía Tây Nam tại suối Đăk Huýt

- Địa hình ở đây bị chia cắt mạnh bởi các sông suối Xét về mặt công trình thủy lợi, địa hình này là điều kiện thuận lợi đối với việc xây dựng các công trình hồ đập trữ nước Tuy nhiên, địa hình bị chia cắt mạnh và dốc sẽ gây khó khăn trong việc

đi lại tuần tra bảo vệ rừngcũng như thi công công trình, đặc biệt là những nơi không

có đường sá giao thông

Trang 18

- Đặc điểm địa mạo của vùng có dạng đồi lượn sóng cho tới dạng đồi núi thấp với dạng địa hình bóc mòn phong hoá mà chủ yếu có vỏ phong hoá dày tại các sườn và đỉnh đồi Dạng địa hình tích tụ dọc theo các suối

2.3.4 Đặc điểm thổ nhưỡng

- Thổ nhưỡng Vườn quốc gia Bù Gia Mập thuộc nhóm đất đỏ vàng, được phân biệt qua cường độ feralit hóa là nhóm tự hình Tuy phát triển trên các đá gốc khác nhau, nhưng trong quá trình hình thành đất thì quá trình feralit chiếm ưu thế Đất nâu

đỏ có quá trình feralit hóa mạnh và đất nâu vàng có quá trình feralit hóa yếu

- Nhóm đất chính ở Vườn quốc gia Bù Gia Mập là đất đỏ vàng phát triển trên

vỏ phong hóa bazan và một phần nhỏ phát triển trên đá phiến Có ba nhóm phụ:

+ Đất đỏ nâu phát triển trên bazan chưa và ít phân dị - Fb1 (tên gọi cũ là Feralit nâu đỏ), là loại đất tự hình (hình thành và phát triển trên vỏ phong hóa tại chỗ),

có tầng đất sâu trên 100 cm, thành phần cơ giới từ thịt tới sét nặng

+ Đất nâu vàng - Fb2 (đất Feralit nâu vàng), chiếm phần diện tích nhỏ không đáng kể ở phía Nam Vườn quốc gia, giáp Lâm trường Bù Gia Mập Đây cũng là loại đất tự hình phát triển trên bazan chưa và ít phân dị, thành phần cơ giới tương tự loại trên

+ Đất vàng trên phiến sét - Fp1, là loại đất được hình thành trên đất trầm tích

cổ, có quá trình feralit yếu, tầng đất mỏng, nghèo dinh dưỡng Loại đất này chiếm diện tích không đáng kể, còn ít hơn cả loại Fb2 Không có tầng kết von, đáy phẫu diện là đá gốc mục nát Không phân tầng rõ rệt Phân bố hẹp tại cực Tây Nam và một vài điểm ven suối Đăk Ca, Đăk Huýt

- Nhìn chung, đất tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập có các tính chất của vùng đất bazan đồi núi thấp Đông Nam Bộ, với độ dinh dưỡng của đất trung bình và phụ thuộc nhiều vào lớp phủ thực vật ở trên Trong điều kiện còn rừng, nhóm đất này có độ dinh dưỡng cao, nhưng khi mất rừng thì độ dinh dưỡng của đất bị giảm mạnh bởi quá trình xói mòn đất, rửa trôi chất hữu cơ, chất khoáng, nhất là ở các khu vực đồi, núi có sườn dốc lớn

- Về khả năng sử dụng:

+ Đất nâu đỏ trên đá bazan là loại đất rất quý của Việt Nam, nó thích hợp cho nhiều loài cây gỗ quý hiếm và các loài cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao

Trang 19

+ Đất nâu vàng trên đá bazan cũng thích hợp cho nhiều loài cây trồng như đất nâu đỏ trên đá bazan, nhưng đòi hỏi phải có sự đầu tư, thâm canh lớn hơn

2.3.5 Đặc điểm khí hậu, thủy văn

2.3.5.1 Khí hậu

Vườn quốc gia Bù Gia Mập nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Tây Nam Có hai mùa rõ rệt:

+ Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 11, mưa tập trung nhiều nhất vào tháng 7 – 8

+ Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, các tháng khô hanh nhất là tháng

1, 2, 3; đây là những tháng dễ xảy ra cháy rừng

- Nhiệt độ bình quân năm là 25,7oC

+ Nhiệt độ tháng cao nhất là 28,8oC

+ Nhiệt độ tháng thấp nhất là 22,7oC

- Lượng mưa trung bình năm 2.793,5 mm, lượng mưa chủ yếu tập trung vào mùa mưa (95,5%)

- Số ngày mưa bình quân cả năm là 142 ngày

- Độ ẩm tương đối trung bình năm là 79,9%

Nhìn chung, mực nước ngầm trong toàn khu vực đều có mực thủy cấp thấp: mùa mưa từ 8 đến 10 m, mùa khô từ 15 đến 20 m, tùy vào vị trí đỉnh hoặc sườn đồi đồi núi của khu vực đó

Trang 20

mạch, đó là ngành Thông đất (Lycopodiophyta), Cỏ tháp bút (Equisetophyta), Dương

xỉ (Polypodiophyta), Thông (Pinophyta) và Ngọc lan (Magnoliophyta) Tất cả các chi

loài được cập nhật theo danh pháp mới nhất, đồng thời loại bỏ toàn bộ các loài có nguồn gốc cây trồng ra ngoài danh lục thực vật

Trong đó, có nhiều loài quý hiếm đang bị đe dọa ở Việt Nam và trên thế giới

như: Gõ đỏ (Afzelia xylocarpar), Cẩm lai (Dalbergia ollivery), Giáng hương (Pterocarpus macrocarpus), Trầm hương (Aquilaria crassna), Gõ mật (Sindora siamensis), Hà thổ ô, Bá bệnh… nổi bật nhất của hệ thực vật rừng nơi đây là đặc trưng

của các loài cây thuộc họ Dầu

Theo thang đánh giá của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN-2009), Sách đỏ Việt Nam (SĐVN-2007) và Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ (NĐ32CP), thì hệ thực vật ở VQG Bù Gia Mập có 52 loài thực vật có giá trị bảo tồn chiếm 5,07% tổng số loài Nếu xét theo thứ hạng quý hiếm thì có 18 loài ở cấp độ Ít nguy cấp (Lower risk - LR) chiếm 1,75%, 15 loài ở cấp độ Sẽ nguy cấp (Vulnerable - VU) chiếm 1,46%, 13 loài ở cấp độ Nguy cấp (Endangered - EN) chiếm 1,27% và 6 loài ở cấp độ Rất nguy cấp (Critically Endangered - CR) chiếm 0,58%

2.3.7 Động vật rừng

Do hệ thực vật rừng của Vườn rất đa dạng và phong phú về sinh cảnh và thành phần loài nên đã tạo ra môi trường sống thuận lợi cho nhiều loài động vật rừng sinh sống và phát triển

Theo kết quả điều tra của Phân viện điều tra quy hoạch rừng II (năm 2004) đã ghi nhận, khu hệ động vật ở đây có 359 loài động vật các loại, thuộc 240 chi, 104 họ,

32 bộ Trong đó: Thú 91 loài, Chim 208 loài, Bò sát 38 loài, Ếch nhái 22 loài

Trang 21

- Có 11 loài ghi trong sách đỏ IUCN (2000) (08 loài thú, 02 loài chim, 01 loài

Đặc trưng nổi bật nhất ở khu hệ động vật ở đây là sự đa dạng về các loài thú linh trưởng và các loài thuộc họ Chim trĩ

2.4 Điều kiện dân sinh - kinh tế - xã hội

- Phân chia theo đơn vị hành chính:

+ Xã Bù Gia Mập có 4.899 nhân khẩu

+ Xã Đăk Ơ có 10.732 nhân khẩu

+ Xã Quảng Trực có 2.156 nhân khẩu

Đặc biệt có 31 hộ nằm trong vùng lõi của Vườn quốc gia, còn lại chủ yếu tập trung dọc theo trục lộ 741 và trung tâm xã Bù Gia Mập Đây là vấn đề cần quan tâm trong việc quy hoạch xây dựng và phát triển VQG trong giai đoạn tới

- Phân chia theo dân tộc:

+ Dân tộc Kinh chiếm: 44% + S’Tiêng: 27,3%

Trang 22

+ Hộ nghèo có tỷ lệ 70% số người biết đọc biết viết và 30% mù chữ

+ Hộ trung bình có 87% biết đọc biết viết và 13% mù chữ

+ Hộ khá giả có tỷ lệ người biết đọc biết viết lên tới 99%

+ Về nhóm dân tộc thiểu số, người Tày và người Nùng có tỷ lệ biết đọc biết viết cao hơn (90%), trong khi người S’Tiêng và người M’Nông có tỷ lệ biết đọc biết viết là 70% Dân tộc Kinh có tỷ lệ người biết đọc biết viết đạt tới 99%

2.4.4 Tập quán canh tác và thu nhập của cư dân sống trong vùng

- Phần lớn người dân nơi đây có phương thức sản xuất độc canh, lạc hậu, sản phẩm thô, bấp bênh về giá cả, công cụ lao động thô sơ, vốn đầu tư hạn chế

- Thu nhập bình quân đầu người còn rất thấp, trung bình khoảng 2.400.000 đồng/người/năm

2.4.5 Các hoạt động kinh tế

- Hộ gia đình nghèo: Chủ yếu là làm nông nghiệp, diện tích đất bình quân của mỗi hộ khoảng 1,7 ha, loài cây được trồng là lúa và khoai mì Lúa gạo được sử dụng trong gia đình, còn khoai mì (năng suất khoảng 20 tấn/ha/năm) thường dùng để bán

Có rất ít vật nuôi và có xu hướng gặp phải tình trạng thiếu đói từ tháng 12 tới tháng 3 Bên cạnh việc làm nông nghiệp, các hộ gia đình này còn làm thêm các công việc khác như đánh bắt thủy sản hoặc làm thuê

- Hộ gia đình trung bình: Chủ yếu là làm nông nghiệp, diện tích đất bình quân của mỗi hộ khoảng 4,5 ha Loài cây được trồng là khoai mì, cao su, cà phê và điều Có nhiều vật nuôi và không phải chịu cảnh thiếu đói Bên cạnh việc làm nông nghiệp, họ còn tham gia đánh bắt thủy sản

- Hộ gia đình khá: Tập trung canh tác các loại cây mang lại lợi nhuận cao: cao

su, cà phê và điều Năng suất canh tác của các hộ gia đình này cao hơn một cách đáng

Trang 23

kể so với hộ gia đình nghèo và hộ trung bình, diện tích đất bình quân của mỗi hộ khoảng 11 ha

- Tổng số nhóm dân tộc thiểu số trong cả ba xã là 16 nhóm (không tính nhóm dân tộc Kinh), bao gồm: Cao Lan, Chăm, Châu Mạ, Dao, Hoa, H’Re, Khơ Me, Khơ

Mú, M’Nông, Mường, Nùng, Tày, Thái, Thổ, Sán Dìu, S’Tiêng Nhóm dân tộc S’Tiêng, M’Nông, Tày và Nùng chiếm tỷ lệ lớn nhất với 51,87% trong tổng số hộ gia đình Người S’Tiêng và M’Nông thuộc nhóm dân tộc nghèo nhất trong tổng số các nhóm dân tộc nói trên, do họ phải chịu cảnh thiếu đói từ tháng 4 tới tháng 11 vì trong mùa mưa thường thiếu việc làm Trong thời gian này họ vào rừng để kiếm thức ăn và các lâm sản khác

2.4.6 Tình trạng lệ thuộc vào rừng

Nhóm hộ nghèo và nhóm dân tộc thiểu số S’Tiêng và M’Nông lệ thuộc vào rừng cao hơn các nhóm khác Các nhóm này thiếu ăn từ tháng 4 tới tháng 11 hoặc tháng 12 do thiếu việc làm thuê vào mùa mưa Để giảm thiểu tình trạng thiếu, người dân thường tham gia vào việc đánh bắt thủy sản, thế chấp đất đai và thu hái lâm sản ngoài gỗ, thu hái rau rừng và các loại thức ăn khác kể cả thú rừng

2.4.7 Cơ sở hạ tầng

- Mỗi xã đều có trường cấp I và cấp II, 01 trạm xá (05 gường bệnh) và 01 trạm bưu điện

- Tình hình giao thông: Trong VQG Bù Gia Mập có 01 km đường láng nhựa

từ đường ĐT 741 (đường liên tỉnh) vào tới trung tâm xã Bù Gia Mập, đây là đoạn đường ranh giới phía Nam Vườn quốc gia Có hệ thống đường liên tỉnh ĐT 741 chạy theo hướng Đông – Tây qua Vườn quốc gia dài 20 km

* Nhận định chung về điều kiện tự nhiên, tình hình dân sinh kinh tế - xã hội tại khu vực nghiên cứu:

¾ Điều kiện tự nhiên:

- Thuận lợi:

+ Vườn quốc gia Bù Gia Mập nằm ở nơi xa xôi nhất của vùng Đông Nam Bộ nên rừng ít bị tác động, thuận lợi cho việc bảo tồn thiên nhiên ở nơi đây

Trang 24

+ Địa hình ở đây bị chia cắt mạnh bởi các sông suối Xét về mặt công trình thủy lợi, địa hình này là điều kiện thuận lợi đối với việc xây dựng các công trình hồ đập trữ nước phục vụ cho công tác PCCCR

+ Ở đây có loại đất nâu đỏ trên đá bazan là loại đất rất quý của Việt Nam, nó thích hợp cho nhiều loài cây gỗ quý hiếm và các loài cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao

¾ Kinh tế - Xã hội:

- Thuận lợi:

+ Dân cư trên địa bàn khá đông nên đây là nguồn cung cấp một lượng lao động dồi dào để phối hợp với lực lượng QLBVR của Vườn tham gia công tác QLBVR

+ Với mật độ dân cư thấp, quỹ đất cho sản xuất nông nghiệp còn khá phong phú sẽ tạo điều kiện để phát triển kinh tế công - nông nghiệp, sẽ củng cố an ninh quốc phòng vùng biên giới

- Khó khăn:

+ Dân cư trên địa bàn phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó tỷ lệ hộ nghèo và người không biết chữ khá cao, cuộc sống của họ vẫn phụ thuộc nhiều vào tài nguyên rừng Điều này là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với công tác bảo tồn thiên nhiên

+ Hệ thống đường giao thông còn hạn chế nên khó khăn cho việc đi lại phục

vụ công tác bảo vệ rừng

+ Lực lượng lao động đáp ứng cho Vườn chủ yếu là người đồng bào dân tộc nên trình độ kỹ thuật chưa cao

Trang 25

+ Trình độ dân trí chưa cao, nhận thức của người dân về việc bảo vệ và phát triển rừng còn chậm nên việc giáo dục ý thức cho người dân bảo vệ rừng là rất khó khăn

Trang 26

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Nội dung nghiên cứu

- Tìm hiểu các đặc điểm tự nhiên, dân sinh kinh tế tại khu vực nghiên cứu

- Điều tra, thu thập những tài liệu về tình hình quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập trong thời gian qua

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp thống kê, kế thừa số liệu

- Thu thập các văn bản của nhà nước và địa phương liên quan đến Vườn quốc gia Bù Gia Mập

- Thu thập số liệu về tự nhiên, khí hậu, kinh tế, xã hội của khu vực nghiên cứu qua các nguồn như: báo cáo về đất đai, báo cáo thống kê của Vườn quốc gia Bù Gia Mập, báo cáo của các trạm (đài) khí tượng …

- Thu thập số liệu về tài nguyên rừng, đất rừng qua kết quả kiểm kê ở các năm, cụ thể là: các bảng biểu, bản đồ hiện trạng khu vực

- Thu thập kết quả các hoạt động về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của Vườn quốc gia Bù Gia Mập qua báo cáo các năm

- Tìm hiểu, nghiên cứu các phương án, hồ sơ thiết kế mà Vườn quốc gia Bù Gia Mập đang thực hiện

3.2.2 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu

Sử dụng phương pháp điều tra nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA), thông qua phỏng vấn đối thoại trực tiếp để tìm hiểu thông tin về tình hình cơ bản của Vườn quốc gia Bù Gia Mập

3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu kế thừa và đã thu thập được xử lý bằng phần mềm Excel để phân tích và đánh giá tình hình quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập

Trang 27

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ CÁC GIẢI PHÁP

4.1 Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp

Trên cơ sở bản đồ hiện trạng rừng năm 2004, kết quả giải đoán ảnh SPOT 5 chụp năm 2009 và kết quả điều tra thực địa của Trung tâm nghiên cứu rừng và đất ngập nước năm 2010, tổng diện tích tự nhiên của VQG Bù Gia Mập là 25.926 ha Trong đó, diện tích có rừng là 25.505,4 ha (98,4%), đất chưa có rừng là 45,9 ha (0,2%), các loại đất khác là 374,8 ha (1,4%) Chi tiết các loại đất, loại rừng được thể hiện trong bảng 4.1

Trang 28

Bảng 4.1 Hiện trạng sử dụng đất tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập

STT Loại đất, loại rừng Diện tích(ha) Tỷ lệ %

- Có diện tích là 4.134,4 ha, chiếm 15,9% diện tích tự nhiên của VQG

- Phân bố tập trung ở phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, trên các tiểu khu: 1 - 8,

10, 13, 16, 18, 19, 22

- Những đặc trưng của trạng thái: Cấu trúc rừng có 2 tầng cây gỗ, 1 tầng cây

bụi và 1 tầng thảm tươi Thành phần loài cây ở tầng trên chủ yếu như Dầu con rái

(Dipterocarpus alatus Roxb.), Vên vên (Anisoptera costata Korth.), Sao đen (Hopea

odorata Roxb.), Chò chai (Hopea recopei Pierre.), Trâm (Syzygium zeylanicum (L.)

DC.) còn lại tương đối nhiều, tuy nhiên các loài cây quý hiếm, cây gỗ nhóm I như

Trang 29

Cẩm lai (Dalbergia oliveri Gamble ex Prain.), Gõ mật (Sindora siamensis Teysm.)

có mặt trong tầng này còn rất ít do trước đây đã bị khai thác quá mức Tầng ưu thế

sinh thái với ưu thế là Bằng lăng (Lagerstroemia calyculata Kurz.), Vên vên (Anisoptera costata Korth.), Săng mây (Sageraea elliptica (A.DC.) Hook & Thoms.), Máu chó (Knema linifolia Warb.)…

- Các nhân tố bình quân: Mật độ cây (N) = 320 cây/ha, bình quân đường kính thân cây tại 1,3 m (D1.3) = 25,9 cm, bình quân chiều cao vút ngọn (H vn) = 12,1 m, trữ lượng rừng (M ) = 235 m3/ha, độ tàn che là 0,85

- Tái sinh tự nhiên của rừng IIIA3 rất phong phú, có 43 loài cây tái sinh, mật độ

là 7.500 cây/ha, các loài cây tái sinh ưu thế gồm: Vên vên (Anisoptera costata Korth.), Trâm (Syzygium zeylanicum (L.) DC.), Máu chó (Knema linifolia Warb.), Trôm (Sterculia cochinchinensis Pierre.), Bời lời (Litsea lancilimba Merr.), Bứa (Garcinia oliveri Pierre.), Còng (Calophyllum soulatri Burm.f), Bình linh (Premna tomentosa Willd.), Chiêu liêu (Combretum calmansanai (Bl.) Roffe.)… Chất lượng cây tái sinh

tốt, đa số cây có chiều cao từ 0,5 - 1 m

- Những đặc trưng của trạng thái: Cấu trúc rừng nhiều tầng (có 2 tầng cây gỗ,

1 tầng cây bụi và 1 tầng thảm tươi) Thành phần thực vật bao gồm: Bằng lăng

(Lagerstroemia calyculata Kurz.), Bình linh (Premna tomentosa Willd.), Ngát (Gironniera subequalis Pl.), Máu chó (Knema linifolia Warb.), Bời lời (Litsea lancilimba Merr.) những nơi ít bị tác động hơn còn có thêm một số cây họ Dầu như Dầu con rái (Dipterocarpus alatus Roxb.), Vên vên (Anisoptera costata Korth.), Sao đen (Hopea odorata Roxb.), một số cây họ Đậu (Sindora siamensis Teysm ex Miq var siamensis), Giáng hương (Pterocarpus indicus Willd.), Cẩm lai (Dalbergia oliveri

Gamble ex Prain.)

Trang 30

- Các nhân tố bình quân: Mật độ cây (N) = 213 cây/ha, bình quân đường kính thân cây tại 1,3 m (D1.3) = 27 cm, bình quân chiều cao vút ngọn (H vn) = 14,0 m, trữ lượng rừng (M) = 171 m3/ha, độ tàn che là 0,55

- Tái sinh tự nhiên của rừng IIIA2 rất phong phú (7.100 cây/ha), bao gồm 42

loài cây tái sinh, thành phần cây tái sinh ưu thế gồm: Ươi (Scaphium macropodium (Miq.) Beumee.), Bình linh (Premna tomentosa Willd.), Vên vên (Anisoptera costata Korth.), Cẩm lai (Dalbergia oliveri Gamble ex Prain.), Bời lời (Litsea lancilimba Merr.), Trâm (Syzygium zeylanicum (L.) DC.) Cây tái sinh còn nhỏ, chủ yếu ở giai

đoạn cây mạ và đa số cây có chiều cao < 0,5 m và có nguồn gốc tái sinh từ hạt Chất lượng cây tái sinh tốt

4.2.3 Rừng nghèo (III A1 )

- Có diện tích là 168,4 ha, chiếm 0,6% diện tích tự nhiên

- Phân bố tại các tiểu khu 18, 24

- Những đặc trưng của trạng thái: Cấu trúc rừng thường có 3 tầng rõ rệt Tầng trên bị khai thác mạnh, cấu trúc tán bị phá vỡ hoàn toàn Thành phần loài cây thường gặp như Ngát, Bời lời, Bứa, Tung…

- Các nhân tố bình quân: Mật độ cây (N ) = 215 cây/ha, bình quân đường kính thân cây tại 1,3 m (D1.3) = 23 cm, bình quân chiều cao vút ngọn (H vn) = 10,6 m, trữ lượng rừng (M ) = 84 m3/ha, độ tàn che là 0,45

- Tái sinh dưới tán rừng khá phong phú (2.000 cây/ha) Những loài cây tái sinh

gồm: Trường (Xerospermum noronhinum), Thị (Diospyros sp.), Dầu (Dipterocarpus dyeri), Máu chó (Knema linifolia Warb.) Tái sinh tự nhiên chỉ tập trung chủ yếu ở

chiều cao < 0,5 m và tỷ lệ cây tái sinh có sức sống khỏe cao ( > 70%)

4.2.4 Rừng non (II B )

- Có diện tích là 304,8 ha, chiếm 1,2% diện tích tự nhiên của Vườn quốc gia

- Phân bố rải rác tại các tiểu khu: 7, 21

- Các đặc trưng của trạng thái: Cấu trúc rừng 1 tầng, tán rừng tương đối đồng

nhất Thành phần loài cây chủ yếu gồm: Trường (Xerospermum noronhinum), Thị (Diospyros kaki), Gáo (Adina sp.), Ngát

Ngày đăng: 11/06/2018, 19:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Hà Triều, 2008. “Bước đầu nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý bảo vệ, phát triển rừng tại Ban quản lý rừng phòng hộ Lộc Ninh”. Luận văn tốt nghiệp đại học. Trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Bước đầu nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý bảo vệ, phát triển rừng tại Ban quản lý rừng phòng hộ Lộc Ninh”
2. Trần Thanh Tùng, 2007. “Bước đầu nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp cơ bản để quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại Ban quản lý rừng phòng hộ Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận”. Luận văn tốt nghiệp đại học. Trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Bước đầu nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp cơ bản để quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại Ban quản lý rừng phòng hộ Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận”
3. Dương Minh Văn, 2007. “Bước đầu nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp cơ bản để quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại Vườn quốc gia U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau”.Luận văn tốt nghiệp đại học. Trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Bước đầu nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp cơ bản để quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại Vườn quốc gia U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau”
4. Báo cáo “Kết quả thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng giai đoạn 2003-2010”. Vườn quốc gia Bù Gia Mập Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Kết quả thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng giai đoạn 2003-2010”
5. Dự án “Tổng quan về đầu tư xây dựng và phát triển Vườn quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước giai đoạn 2011-2015”. Vườn quốc gia Bù Gia Mập Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tổng quan về đầu tư xây dựng và phát triển Vườn quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước giai đoạn 2011-2015”
8. Bài viết “FAO: Tình trạng phá rừng trên toàn cầu vẫn ở mức báo động”. Việt báo, ngày 05/11/2005. &lt;http://vietbao.vn/Khoa-hoc/FAO-Tinh-trang-pha-rung-tren-toan-cau-van-o-muc-bao-dong/40108183/188&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: “FAO: Tình trạng phá rừng trên toàn cầu vẫn ở mức báo động”
9. Hoàng Viết Quý, ngày 05/01/2010. Bài tiểu luận “Tài nguyên rừng”. Thư viện bài giảng điện tử. &lt;http://baigiang.violet.vn/present/show?entry_id=2729759&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài tiểu luận “Tài nguyên rừng”
6. Một số báo cáo của Hạt kiểm lâm Vườn quốc gia Bù Gia Mập về kết quả thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng từ năm 2005 đến năm 2010 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w