1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NHẬN THỨC CỦA CỘNG ĐỒNG VỀ DU LỊCH SINH THÁI CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ TÀ LÀI, HUYỆN TÂN PHÚ, TỈNH ĐỒNG NAI

93 333 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 1,73 MB

Nội dung

Trong quá trình xây dựng mô hình, đã có nhiều hoạt động cung cấp thông tin, nâng cao nhận thức và năng lực cho cộng đồng về du lịch được tổ chức.. Cộng đồng cũng được xem xét như một đơn

Trang 1

KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NHẬN THỨC CỦA CỘNG ĐỒNG VỀ DU LỊCH SINH THÁI CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ TÀ LÀI, HUYỆN TÂN PHÚ, TỈNH ĐỒNG NAI

Tác giả

LÊ TRƯƠNG NGỌC HÂN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu

cấp bằng Kỹ sư ngành Quản lý môi trường và du lịch sinh thái

Giáo viên hướng dẫn:

TS.Hồ Văn Cử

Tháng 07/2011

Trang 2

CẢM TẠ

Tôi xin cảm ơn quý thầy cô Khoa Môi trường và Tài nguyên - Đại học Nông Lâm

TP Hồ Chí Minh đã truyền dạy cho tôi những kiến thức quý báu suốt bốn năm trên giảng

đường đại học

Tôi chân thành cảm ơn Thầy Hồ Văn Cử, người đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn

thành bài khóa luận này

Tôi xin cảm ơn Thầy Hà Thúc Viên, Cô Hoàng Thị Thủy, Thầy Huỳnh Ngọc Anh

Tuấn đã động viên giúp đỡ tôi trong thời gian vừa qua

Xin cảm ơn Ban quản lý và các anh chị cán bộ đang công tác tại VQG Cát Tiên và

Dự án Phát triển DLST tại VQG Cát Tiên đã hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi để

hoàn thành bài khóa luận này

Xin cảm ơn các Cô chú trong nhóm dịch vụ tại mô hình Tà Lài đã chỉ dẫn và cung

cấp các thông tin cho tôi trong đợt khảo sát

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã ở bên cạnh động viên tôi

Trang 3

- Nghiên cứu các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng về DLSTCĐ do Dự án phát triển DLST VQG CT tổ chức

- Nghiên cứu nhận thức của cộng đồng về DLSTCĐ nói chung và mô hình DLSTCĐ tại Tà Lài

- Đề xuất các giải pháp nâng cao nhận thức cộng đồng

Các phương pháp Tổng quan tài liệu, Đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng (PRA) và Thống kê đã được sử dụng trong đề tài Các kết quả đạt được bao gồm:

- Nội dung và hình thức các hoạt động nâng cao nhận thức về DLSTCĐ đã tổ chức Mức độ tham gia và các lợi ích cộng đồng nhận được từ việc tham gia xây dựng mô hình Xác định hình thức truyền thông được cộng đồng quan tâm

- Nhận thức của cộng đồng về DLSTCĐ: cộng đồng đã có nhận thức ban đầu về DLSTCĐ nhưng so với thời điểm khi bắt đầu dự án thì nhận thức đã có sự thay đổi tích cực Cộng đồng có thái độ tích cực trong việc đóng góp công sức vào sự phát triển của mô hình nhưng chưa có tính chủ động

- Xác định một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu: đa phần thuộc độ tuổi trung niên, là lao động chính trong gia đình và trình độ học vấn không cao

- Xác định các nội dung cần tổ chức thông tin cho cộng đồng nhận thức về quyền và vai trò quản lý của cộng đồng đối với mô hình

Trang 4

MỤC LỤC

Trang tựa i

Cảm tạ ii

Tóm tắt iii

Mục lục iv

Danh sách chữ viết tắt viii

Danh sách các hình ix

Danh sách các bảng x

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2

1.4 PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3

1.4.1 Phạm vi nghiên cứu 3

1.4.2 Thời gian nghiên cứu 3

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu 3

1.5 CẤU TRÚC KHÓA LUẬN 3

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

2.1 NHẬN THỨC 4

2.1.1 Khái niệm 4

2.1.2 Hoạt động nhận thức 4

2.1.3 Mối liên hệ giữa nhận thức và hành vi 4

2.1.3.1 Khái niệm hành vi 4

2.1.3.2 Nhận thức và hành vi 5

2.2 DU LỊCH SINH THÁI CỘNG ĐỒNG 5

2.2.1 Khái niệm cộng đồng 5

2.2.2 Du lịch sinh thái và Du lịch cộng đồng 6

2.2.2.1 Du lịch sinh thái 6

2.2.2.2 Du lịch cộng đồng 7

Trang 5

2.2.2.3 Phân biệt Du lịch sinh thái và Du lịch cộng đồng 7

2.2.3 Quan điểm về Du lịch sinh thái cộng đồng 8

2.2.4 Đặc điểm và lợi ích của Du lịch sinh thái cộng đồng 9

2.2.4.1 Đặc điểm 9

2.2.4.2 Lợi ích 9

2.2.5 Một số mô hình Du lịch sinh thái cộng đồng tại Việt Nam 10

2.2.6 Mô hình Du lịch sinh thái cộng đồng tại Tà Lài 12

2.3 SƠ LƯỢC ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 16

2.3.1 Vườn quốc gia Cát Tiên 16

2.3.1.1 Lịch sử thành lập 16

2.3.1.2 Chức năng nhiệm vụ 16

2.3.1.3 Cơ cấu tổ chức 17

2.3.1.4 Điều kiện tự nhiên 18

2.3.1.5 Điều kiện kinh tế xã hội các xã vùng đệm 20

2.3.1.6 Công tác Du lịch sinh thái 22

2.3.2 Xã Tà Lài 24

2.3.2.1 Các thông tin cơ bản 24

2.3.2.2 Điều kiện kinh tế xã hội xã Tà Lài 24

2.4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 27

2.4.1 Lược sử 27

2.4.1.1 Dân tộc Mạ 27

2.4.1.2 Dân tộc Tày 27

2.4.2 Văn hóa 27

2.4.2.1 Dân tộc Mạ 27

2.4.2.2 Dân tộc Tày 29

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30

3.1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 30

3.1.1 Nghiên cứu hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng về Du lịch sinh thái cộng đồng 30

Trang 6

3.1.1.1 Các hoạt động đã triển khai 30

3.1.1.2 Mức độ tham gia của cộng đồng 30

3.1.1.3 Đánh giá của cộng đồng về các hoạt động 30

3.1.2 Nghiên cứu nhận thức của cộng đồng về Du lịch sinh thái cộng đồng 30

3.1.3 Đề xuất các giải pháp nâng cao nhận thức cộng đồng về Du lịch sinh thái cộng đồng 31

3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31

3.2.1 Phương pháp Tổng quan tài liệu 31

3.2.2 Phương pháp Đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng 31

3.2.2.1 Phỏng vấn 31

3.2.2.2 Họp nhóm 33

3.2.3 Phương pháp Xử lý số liệu 34

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 36

4.1 HOẠT ĐỘNG NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG VỀ DU LỊCH SINH THÁI CỘNG ĐỒNG 36

4.1.1 Các hoạt động đã triển khai 36

4.1.1.1 Các hoạt động chính thức 36

4.1.1.2 Các hoạt động khác 38

4.1.2 Mức độ tham gia của cộng đồng 38

4.1.2.1 Các hoạt động cộng đồng đã tham gia 40

4.1.2.2 Lý do tham gia hoạt động 41

4.1.2.3 Tính thường xuyên có mặt ở mỗi hoạt động 42

4.1.2.4 Lợi ích cộng đồng nhận được trong quá trình xây dựng mô hình 43

4.1.3 Đánh giá của cộng đồng về các hoạt động 44

4.2 NHẬN THỨC CỦA CỘNG ĐỒNG VỀ DU LỊCH SINH THÁI CỘNG ĐỒNG 45

4.2.1 Kiến thức 45

4.2.1.1 Khái niệm Du lịch sinh thái cộng đồng 45

4.2.1.2 Thông tin về Mô hình Du lịch sinh thái cộng đồng Tà Lài 46

4.2.1.3 Đánh giá chung 49

Trang 7

4.2.2 Thái độ và kỳ vọng của cộng đồng 52

4.2.2.1 Đóng góp kinh phí 52

4.2.2.2 Đóng góp công sức 54

4.2.2.3 Kỳ vọng 55

4.3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG 56

4.3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp 56

4.3.2 Giải pháp 56

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 58

5.1 KẾT LUẬN 58

5.2 ĐỀ NGHỊ 59

TÀI LIỆU THAM KHẢO 60

PHỤ LỤC 63

Trang 8

FAO Tổ chức lương nông Liên Hiệp Quốc

KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên

KBV HSTB Khu bảo vệ hệ sinh thái biển

PRA Phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng

PT DLST VQG CT Phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia Cát Tiên

VQG CT Vườn quốc gia Cát Tiên

WWF Quỹ bảo tồn thiên nhiên Thế Giới

Trang 9

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức Tổ hợp tác 14

Hình 2.2: Biểu đồ lượng khách, doanh thu từ hoạt động du lịch (2005 – 2010) 23

Hình 2.3: Biểu đồ thành phần dân tộc 26

Hình 3.1: Sơ đồ tiến trình nghiên cứu 35

Hình 4.1: Biểu đồ các hoạt động cộng đồng đã tham gia 40

Hình 4.2: Biểu đồ các hoạt động cộng đồng đã tham gia 41

Hình 4.3: Biểu đồ lý do tham gia hoạt động của cộng đồng 41

Hình 4.4: Biểu đồ mức độ tham gia của cộng đồng 42

Hình 4.5: Biểu đồ lý do tham gia thỉnh thoảng 43

Hình 4.6: Biểu đồ các lợi ích cụ thể khi tham gia hoạt động của mô hình 44

Hình 4.7: Biểu đồ đánh giá của cộng đồng về các hoạt động 44

Hình 4.8: Biểu đồ hiểu biết của cộng đồng về Du lịch sinh thái cộng đồng 45

Hình 4.9: Biểu đồ các thông tin về mô hình Du lịch sinh thái cộng đồng Tà Lài 46

Hình 4.10: Biểu đồ thông tin đóng góp kinh phí cho mô hình 48

Hình 4.11: Biểu đồ hiểu biết của cộng đồng về các yếu tố hấp dẫn du lịch tại Tà Lài 49

Hình 4.12: Biểu đồ đóng góp kinh phí cho quỹ của Tổ hợp tác 52

Hình 4.13: Biểu đồ thái độ của cộng đồng 54

Hình 4.14: Biểu đồ các kỳ vọng của cộng đồng về mô hình Du lịch sinh thái cộng đồng tại Tà Lài 55

Trang 10

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Điều kiện kinh tế một số xã vùng đệm Vườn quốc gia Cát Tiên 21

Bảng 2.2: Lượng khách – Doanh thu từ hoạt động du lịch (2005-2010) 23

Bảng 2.3: Thông tin cơ bản xã Tà Lài 24

Bảng 2.4: Tỉ lệ hộ nghèo 25

Bảng 4.1: Thành phần đối tượng điều tra 39

Bảng 4.2: Lao động chính 39

Bảng 4.3: Trình độ học vấn 39

Bảng 4.4: Hiểu biết của cộng đồng về khái niệm Du lịch sinh thái cộng đồng 46

Bảng 4.5: Sở hữu và trách nhiệm bảo vệ tài sản 47

Bảng 4.6: Mức độ hiểu biết của cộng đồng về Du lịch sinh thái cộng đồng 49

Bảng 4.7: Mối liên hệ giữa yếu tố thành viên Ban quản lý du lịch với mức độ hiểu biết về Du lịch sinh thái cộng đồng 50

Bảng 4.8: Mối liên hệ giữa độ tuổi và mức độ hiểu biết về Du lịch sinh thái cộng đồng 50 Bảng 4.9: Mối liên hệ giữa giới tính và mức độ hiểu biết về Du lịch sinh thái cộng đồng 51

Bảng 4.10: Mối liên hệ giữa trình độ học vấn và mức độ hiểu biết về Du lịch sinh thái cộng đồng 51

Bảng 4.11: Mối liên hệ giữa yếu tố lao động chính và mức độ hiểu biết về Du lịch sinh thái cộng đồng 52

Bảng 4.12: Lý do đồng ý/không đồng ý đóng góp cho quỹ của Tổ hợp tác 53

Bảng 4.13: Mối liên hệ giữa yếu tố lao động chính với quyết định đóng góp kinh phí 54

Trang 11

Trên Thế Giới, DLSTCĐ đã được triển khai tại những quốc gia như Mỹ, Kenya, Namibia, Ấn Độ, Thái Lan, Campuchia… Ở Việt Nam, nhiều mô hình được triển khai tại: tỉnh Thái Bình (vùng đệm KBTTN Tiền Hải), Thanh Hóa (KBTTN Pù Luông), Quảng Ninh (xã Minh Hải), Quảng Nam (KBTB Cù lao Chàm), Thừa Thiên Huế (vùng đầm phá Tam Giang), Hải Phòng (Cát Bà, Việt Hải),… Nổi bật trong số đó là mô hình DLSTCĐ tại vùng đệm VQG Xuân Thủy (Nam Định) Hoạt động DLSTCĐ tại đây đã tạo được sự gắn bó quyền lợi của người dân với môi trường thiên nhiên: đa dạng sinh học (ĐDSH) biển được bảo vệ do ý thức của người dân, còn dân cư sinh sống ở đây có được nguồn thu

từ những tài nguyên mà họ đang giữ gìn [24] Rõ ràng, lợi ích của DLSTCĐ trong việc cải thiện đời sống người dân và góp phần bảo tồn tài nguyên thiên nhiên là điều không thể nghi ngờ

Cũng nhằm mục đích nâng cao năng lực và cải thiện sinh kế cho cộng đồng địa phương, từ đó đóng góp cho công tác bảo tồn giá trị ĐDSH của Vườn quốc gia Cát Tiên (VQG CT), Dự án phát triển Du lịch sinh thái (PT DLST) VQG CT do WWF Đan Mạch

và WWF Chương trình Việt Nam tài trợ đã được triển khai tại VQG CT từ 01/10/2008 và

Trang 12

kết thúc vào 30/09/2011 Trong đó, việc xây dựng mô hình DLSTCĐ tại xã Tà Lài là một hợp phần quan trọng của dự án Đối tượng tham gia và thụ hưởng lợi ích từ mô hình này

là dân tộc thiểu số Tày, Mạ, S’tiêng sống tại xã Tà Lài, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai [22] Đây là một trong các xã vùng đệm của VQG CT và là nơi cư trú của đồng bào dân tộc bản địa sau chương trình tái định cư của Vườn Đời sống hiện nay của cộng đồng còn nhiều khó khăn, tỉ lệ hộ nghèo chiếm 47% tổng số hộ [4]

Vào thời điểm thực hiện đề tài, việc xây dựng mô hình đang dần đi vào giai đọan cuối: chuyển giao trách nhiệm; bao gồm: chuyển giao mô hình cho chính quyền địa phương quản lý và cộng đồng vận hành Trong quá trình xây dựng mô hình, đã có nhiều hoạt động cung cấp thông tin, nâng cao nhận thức và năng lực cho cộng đồng về du lịch được tổ chức

Nhận thức của cộng đồng về DLSTCĐ và mô hình DLSTCĐ tại Tà Lài là cơ sở ban đầu để họ quyết định có tham gia hay không vào việc xây dựng mô hình Và tại thời điểm chuyển giao mô hình thì nhận thức lúc này là một trong các yếu tố quyết định tính bền vững của mô hình cũng như đảm bảo được các mục tiêu đã đề ra ban đầu của mô hình Chính vì vậy, để tìm hiểu nhận thức của cộng đồng tham gia về DLSTCĐ, từ đó góp phần

tìm ra giải pháp để nâng cao hiểu biết của cộng đồng, chúng tôi thực hiện đề tài “Khảo

sát và đánh giá mức độ nhận thức của cộng đồng về Du lịch sinh thái cộng đồng tại xã

Tà Lài, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai”

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Đề tài thực hiện nghiên cứu nhận thức của cộng đồng đang tham gia mô hình về DLSTCĐ, từ đó góp phần tìm ra những giải pháp để giải quyết các vấn đề liên quan đến nhận thức của cộng đồng

1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu những hoạt động nâng cao nhận thức của cộng đồng

- Nghiên cứu nhận thức của cộng đồng tham gia về DLSTCĐ

- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về DLSTCĐ

Trang 13

1.4 PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

1.4.1 Phạm vi nghiên cứu

- Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu nhận thức của cộng đồng Tày, Mạ đang tham gia xây dựng mô hình DLSTCĐ tại xã Tà Lài về DLSTCĐ và đề xuất các biện pháp giúp nâng cao hiểu biết của họ về các vấn đề đã thực hiện khảo sát Đề tài không nghiên cứu đối tượng là dân tộc S’tiêng vì tại thời điểm thực hiện đề tài, người S’tiêng không còn tham gia các hoạt động của mô hình

- Đề tài được thực hiện tại ấp 4 và ấp 7, xã Tà Lài, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai

1.4.2 Thời gian nghiên cứu

- Đề tài được thực hiện từ 10/03/2011 đến 10/06/2011

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu

- Các hoạt động nâng cao nhận thức của cộng đồng về DLSTCĐ trong khuôn khổ

Dự án PT DLST VQG CT từ 2008 đến 03/2011

- Nhận thức của cộng đồng thiểu số Tày, Mạ đang tham gia các hoạt động của mô hình DLSTCĐ tại ấp 4, ấp 7, xã Tà Lài, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai

1.5 CẤU TRÚC KHÓA LUẬN

Khóa luận gồm 59 trang, 18 hình, 17 bảng, 23 tài liệu tham khảo, 2 phụ lục, được cấu trúc thành 5 chương:

- Chương 1 Mở đầu Chương này giới thiệu tính cấp thiết, mục tiêu, nội dung nghiên cứu và giới hạn đề tài

- Chương 2 Tổng quan Chương này giới thiệu sơ lược các thông tin về các vấn đề

có liên quan đến đề tài

- Chương 3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu Chương này trình bày nội dung nghiên cứu của đề tài và các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng

- Chương 4 Kết quả và thảo luận Chương này trình bày các kết quả trong quá trình nghiên cứu

- Chương 5 Kết luận và đề nghị Tổng kết và đưa ra các đề nghị cho các vấn đề của

đề tài

Trang 14

Hoạt động nhận thức bao gồm nhiều quá trình phản ánh hiện thực khách quan ở những mức độ khác nhau (cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng,…) và mang lại những sản phẩm khác nhau về hiện thực khách quan (hình ảnh, biểu tượng, khái niệm) Hoạt động nhận thức được chia thành hai giai đoạn có quan hệ chặt chẽ và tác động lẫn nhau: nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính [14]

2.1.3 Mối liên hệ giữa nhận thức và hành vi

2.1.3.1 Khái niệm hành vi

Theo cách hiểu chung nhất, hành vi phản ánh các hoạt động, hành động do con người thực hiện dưới sự tác động của các yếu tố văn hóa, thái độ, tình cảm, giá trị quyền lực, giao tiếp, niềm tin hoặc bị ép buộc

Trang 15

Tùy theo cách phân loại, có các khía cạnh khác nhau của hành vi con người: hành vi phổ biến và hành vi bất thường, hành vi chấp nhận được và hành vi không chấp nhận được, hành vi tích cực và hành vi tiêu cực, hành vi bản năng và hành vi có tính xã hội cao [2]

2.1.3.2 Nhận thức và hành vi

Nhận thức có mối quan hệ chặt chẽ với thái độ và hành vi Trong đó, nhận thức vừa

là cơ sở, vừa là điều kiện, tiền đề, phương tiện hình thành nên thái độ và hành vi [14] Theo Chisnall (2001), hành vi của một cá nhân bao hàm cả những khía cạnh cá nhân

và xã hội, trong đó khía cạnh cá nhân gồm có quá trình tư duy (nhận thức, năng lực tri giác và quá trình học tập) Khía cạnh xã hội của hành vi con người gồm có văn hóa (đôi khi cũng được xem như một tập hợp hành vi), giai tầng xã hội và tác động của nhóm Cách tiếp cận nâng cao nhận thức dẫn đến thay đổi hành vi thường được sử dụng trong các chiến dịch truyền thông Cụ thể, kiến thức (kết quả của hoạt động nhận thức) được quan niệm như một điều kiện tiên quyết dẫn đến thành công trong việc thay đổi hành vi của một cá nhân (Frick và ctv, 2004) Tuy nhiên, Smith (1995) cho rằng có một khoảng trống giữa kiến thức và hành vi, vì rằng con người không phải luôn làm những gì

mà họ biết là nên làm Khoảng trống này là các thái độ cụ thể theo các hành vi tương ứng

và chúng có vai trò quan trọng để hiểu các vấn đề liên quan đến đời sống Mullins (1996)

đã định nghĩa thái độ của con người như là trạng thái hay lời phát biểu về sự sẵn sàng hoặc xu hướng hành động hoặc phản ứng theo một cách cụ thể đối với những tác nhân kích thích nhất định, có liên quan đến hệ thống giá trị của cá nhân đối với việc xử lý các vấn đề của cuộc sống Trong thực tế, con người không phải lúc nào cũng phản ứng bằng hành động theo đúng xu hướng họ sẽ làm (hay có hành vi thực), vì thế Fishbein đã chỉ ra rằng sự không nhất quán đó thường xuất hiện giữa mối quan hệ của thái độ và hành vi theo bốn cấp độ: thái độ – niềm tin – dự định hành động – hành động (hay hành vi) [2]

2.2 DU LỊCH SINH THÁI CỘNG ĐỒNG

2.2.1 Khái niệm cộng đồng

Khái niệm cộng đồng được diễn giải bằng nhiều cách khác nhau tùy theo lĩnh vực nghiên cứu Trong lĩnh vực khoa học xã hội, cộng đồng được hiểu là những nhóm người,

Trang 16

được tập hợp dưới nhiều hình thức khác nhau như theo lứa tuổi, theo nghề nghiệp (phường, hội nghề, câu lạc bộ,…), theo huyết thống (dòng họ, chi họ…), theo khu vực địa

lý (làng, thôn, xóm, ấp,…), theo hệ thống quyền lực (Đảng, chính quyền…), theo tổ chức đoàn thể (phụ nữ, phụ lão, thanh niên,…), theo sở thích (câu lạc bộ thơ, cờ tướng, văn nghệ,…) Cộng đồng cũng được xem xét như một đơn vị cấp địa phương của một tổ chức

xã hội bao gồm các cá nhân, gia đình, thể chế và các cấu trúc khác đóng góp cho cuộc sống hằng ngày của một xã hội, một nhóm người trong một khu vực địa lý xác định, có thể được biến đổi bởi quá trình vận động lịch sử [7]

Cộng đồng là tập hợp một nhóm người có chung địa bàn cư trú và có quyền sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở địa phương [5] Hay hiểu một cách ngắn gọn theo Harper (2001) thì “cộng đồng” bao hàm các tính chất sau: phổ biến, công khai, có tính đại diện và được chia sẻ bởi số đông hoặc tất cả [20]

*Cộng đồng bản địa

Công ước 169 của ILO định nghĩa về người dân và bộ tộc bản địa là “những người

có các điều kiện xã hội, văn hoá và kinh tế phân biệt họ với các bộ phận khác của một cộng đồng quốc gia, và địa vị của họ được quy định toàn bộ hoặc một phần bởi phong tục hay truyền thống, hoặc bởi những luật lệ đặc biệt hay quy định của riêng họ” [9]

Trong phạm vi đề tài này, tác giả sử dụng từ cộng đồng để chỉ nhóm đối tượng là đồng bào Tày, Mạ đang tham gia mô hình DLSTCĐ Tà Lài

2.2.2 Du lịch sinh thái và Du lịch cộng đồng

2.2.2.1 Du lịch sinh thái

Theo IUCN, DLST là tham quan và du lịch có trách nhiệm với môi trường tại các điểm tự nhiên ít bị tàn phá để thưởng thức thiên nhiên và các đặc điểm văn hóa đã tồn tại trong quá khứ hoặc đang hiện hữu, qua đó khuyến khích hoạt động bảo vệ, hạn chế những tác động tiêu cực do khách tham quan gây ra, và tạo ra lợi ích cho những người dân địa phương tham gia tích cực

Theo Tổng cục Du lịch Việt Nam, DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương

Trang 17

Luật Du lịch Việt Nam định nghĩa DLST là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững

DLST còn được biết đến dưới nhiều tên gọi khác nhau:

DLCĐ là phương thức tổ chức du lịch đề cao sự bền vững về môi trường và văn hóa

xã hội DLCĐ do cộng đồng sở hữu và quản lý vì cộng đồng đồng thời cho phép du khách nâng cao nhận thức và học hỏi về cộng đồng, về cuộc sống thường ngày của họ [5]

DLCĐ là một loại hình du lịch bền vững thúc đẩy các chiến lược vì người nghèo trong môi trường cộng đồng Sáng kiến DLCĐ nhằm vào mục tiêu thu hút sự tham gia của người dân địa phương vào việc vận hành và quản lý các dự án du lịch nhỏ như một phương tiện giảm nghèo và mang lại thu nhập thay thế cho cộng đồng Đồng thời DLCĐ khuyến khích tôn trọng các truyền thống và văn hóa địa phương cũng như các di sản thiên nhiên DLCĐ không nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận cho nhà đầu tư Thay vào đó, loại hình này quan tâm nhiều hơn đến tác động của du lịch đối với cộng đồng và môi trường DLCĐ xuất phát từ chiến lược phát triển cộng đồng, sử dụng du lịch như một công cụ để củng cố tổ chức cộng đồng thông qua sự tham gia rộng rãi của họ [6]

2.2.2.3 Phân biệt Du lịch sinh thái và Du lịch cộng đồng

- DLST và DLCĐ phân biệt nhau bởi các đặc điểm sau đây:

+ Đối với DLCĐ, người dân địa phương có điều kiện tham gia hoạt động du lịch thu được lợi ích và có thẩm quyền lớn hơn trong việc ra các quyết định hoạch định phát triển + DLST phát triển ở khu vực không có dân cư sinh sống nhưng có điều kiện tự nhiên hoang dã nhằm phục vụ hoạt động bảo tồn

Trang 18

+ DLCĐ có thể phát triển tại các khu vực không có đặc điểm đặc biệt về tài nguyên

tự nhiên nhưng có đặc trưng riêng về văn hóa

+ DLCĐ có thể phát triển tại các đô thị [1]

2.2.3 Quan điểm về Du lịch sinh thái cộng đồng

DLSTCĐ là loại hình du lịch tự nhiên giúp thúc đẩy việc bảo tồn và phát triển bền vững, khái niệm này sau đó đã được mở rộng “không chỉ mang lại lợi ích cho bảo tồn và cộng đồng địa phương mà còn hỗ trợ cho các chủ trương dân chủ và quyền của con người” [18]

DLSTCĐ là một hình thức DLST mà cộng đồng có được sự điều hành và tham gia vào việc quản lý và phát triển nó, phần lớn lợi nhuận thu được sẽ phục vụ cho lợi ích của cộng đồng địa phương [19]

Theo WWF (2001), DLSTCĐ là sự kết hợp giữa DLST và DLCĐ DLSTCĐ do cộng đồng tổ chức, dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa với mục tiêu bảo vệ môi trường DLSTCĐ đề cao quyền làm chủ, chú ý phân bổ lợi ích rộng rãi và nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng [23]

Đối với du lịch đại chúng, các hoạt động viếng thăm sẽ được tiếp thị và tổ chức bởi các công ty du lịch tư nhân Phần lớn lợi nhuận sẽ không được dùng để hỗ trợ cộng đồng, chỉ có một vài cá nhân là hưởng được lợi nhuận từ các công ty này Ngược lại, DLSTCĐ được quản lý và vận hành bởi chính các thành viên trong cộng đồng Tất cả các quyết định quản lý đều được thực hiện bởi hoặc thông qua trao đổi với cộng đồng, tất cả lợi nhuận đều trực tiếp phục vụ cho lợi ích của cộng đồng địa phương [21]

Với khách du lịch, DLSTCĐ tạo cơ hội tìm hiểu, nâng cao nhận thức về môi trường

và văn hóa địa phương So sánh với du lịch đại trà thường được tổ chức cho nhóm đông người vì mục đích giải trí, nghỉ dưỡng thì DLSTCĐ tổ chức theo nhóm nhỏ, gồm những người yêu thích thiên nhiên, đi du lịch để tìm hiểu môi trường, trải nghiệm cuộc sống hoặc tình nguyện [25]

DLSTCĐ được xem là công cụ bảo tồn ĐDSH bởi nó không chỉ đem lại các lợi ích kinh tế cho cộng đồng địa phương mà nó còn cải thiện thái độ và hành vi ứng xử của cộng đồng đối với tài nguyên thiên nhiên Kiss (2004) cho rằng dưới quan điểm bảo tồn thì

Trang 19

DLSTCĐ là một hình thức bảo tồn tài nguyên tự nhiên dựa trên sự tham gia của cộng đồng, một lựa chọn phổ biến của các hoạt động trong các chiến lược bảo tồn ĐDSH, và là một yếu tố trong các dự án kết hợp bảo tồn và phát triển [20]

2.2.4 Đặc điểm và lợi ích của Du lịch sinh thái cộng đồng

2.2.4.1 Đặc điểm

Tổ chức Du lịch Thế Giới, 2008, đã đưa ra các đặc điểm của DLSTCĐ:

(1) Bao gồm cả sự thưởng thức thiên nhiên và các giá trị văn hóa bản địa đang hiện hữu tại khu vực tự nhiên như là trải nghiệm của du khách

(2) Có các hoạt động giáo dục và diễn giải như một phần của việc cung cấp dịch vụ (3) Tổ chức cho các nhóm nhỏ du khách bởi đơn vị kinh doanh quy mô nhỏ của cộng đồng địa phương

(4) Giảm thiểu đến mức thấp nhất các tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên và văn hóa xã hội

(5) Hỗ trợ bảo tồn các khu vực tự nhiên bằng cách tạo ra lợi ích kinh tế từ quản lý các khu vực của địa phương

(6) Nâng cao nhận thức của cộng đồng và du khách về bảo tồn [19]

2.2.4.2 Lợi ích

DLSTCĐ giúp bảo vệ thiên nhiên và hỗ trợ cuộc sống của cộng đồng địa phương

Nó cung cấp các nguồn thu thay thế mà qua đó khuyến khích cộng đồng bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên của họ hơn là phá hủy chúng bằng các hoạt động khai thác không

bền vững [21] Các lợi ích cụ thể bao gồm:

(1) Tạo cơ hội việc làm và tăng thu nhập cho cộng đồng bằng việc cung cấp các dịch

vụ du lịch: lưu trú tại gia; hướng dẫn, diễn giải môi trường; biểu diễn văn nghệ; dịch vụ

ăn uống; vận chuyển…

(2) Góp phần bảo vệ môi trường và ĐDSH:

- Hạn chế việc chặt phá rừng, săn bắt thú hoang dã và khai thác thủy sản quá mức

- Giúp cộng đồng nhận thấy trách nhiệm và lợi ích của việc bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế địa phương

Trang 20

- GDMT cho cộng đồng và du khách thông qua các hoạt động du lịch: diễn giải môi trường, trồng cây xanh, thu gom rác…

- Đóng góp kinh phí cho bảo vệ môi trường

(3) Bảo tồn các giá trị văn hóa:

- Nâng cao lòng tự hào của người dân về các đặc trưng văn hóa của các địa phương

- Khôi phục và giữ gìn các trò chơi dân gian, các lễ hôi truyền thống, sinh hoạt văn hóa cộng đồng… qua các hoạt động biểu diễn văn nghệ cộng đồng, tham quan các điểm văn hóa, đình chùa,…

- Nâng cao hiểu biết về văn hóa của các vùng, miền, đất nước khác cho cộng đồng qua việc giao lưu với khách du lịch

- Giúp cộng đồng nhận thấy trách nhiệm và lợi ích của việc bảo tồn các giá trị văn hóa với phát triển kinh tế địa phương

(4) Phát triển cộng đồng:

- Cải thiện mức sống gia đình, góp phần phát triển kinh tế địa phương

- Xây dựng tình đoàn kết trong cộng đồng

- Nâng cao kỹ năng và hiểu biết cho cộng đồng thông qua tập huấn, hội họp, tham gia cung cấp dịch vụ và quản lý các hoạt động DLST

- Góp phần thúc đẩy phát triển bình đẳng giới, tăng cường sự tham gia của phụ nữ

và quyền ra quyết định cho cộng đồng địa phương [1]

2.2.5 Một số mô hình Du lịch sinh thái cộng đồng tại Việt Nam

Tại Việt Nam, loại hình DLSTCĐ đã được triển khai tại nhiều vùng đệm của các VQG và KBTTN Từ Bắc vào Nam, một số địa phương đã tổ chức thành công và bước đầu thu được kết quả từ mô hình DLSTCĐ là: Thái Bình (vùng đệm KBTTN Tiền Hải), Thanh Hóa (KBTTN Pù Luông), Quảng Nam (KBTB Cù Lao Chàm), Nam Định (VQG Xuân Thủy), Huế (Đầm phá Tam Giang), Khánh Hòa (KBTB Rạn Trào),…

Hầu hết các mô hình đều được đầu tư từ các dự án của các tổ chức phi chính phủ với mục đích sử dụng DLSTCĐ như một công cụ để tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng địa phương, qua đó góp phần bảo vệ và khai thác bền vững tài nguyên thiên nhiên Sản phẩm

Trang 21

du lịch tại các khu vực này thường là sự tổ chức liên kết tuyến với các địa điểm lân cận trên cùng khu vực hoặc kết hợp với các tuyến đang khai thác trong KBTTN hoặc VQG [24, 25, 26, 27]

Với xu hướng yêu thích DLST, nghỉ dưỡng biển và du lịch trải nghiệm cộng với việc du khách ngày một quan tâm hơn đến khu vực Đông Á – Thái Bình Dương và Đông Nam Á, du lịch biển nói chung và DLSTCĐ tại các vùng biển Việt Nam đang đứng trước các cơ hội phát triển Một số mô hình đã đạt được các thành công bước đầu như:

- Xã Giao Xuân (VQG Xuân Thủy, Nam Định): đã đón trên 2.000 lượt khách tham quan, trong đó có một số lượng đông đảo khách quốc tế Năm 2010, tổng thu nhập của 11

hộ dân tham gia đón tiếp và phục vụ khách lưu trú tại gia đạt khoảng 120 triệu đồng Nhiều người trước đây sinh sống bằng nghề săn chim, khai thác thủy sản đã chuyển sang làm du lịch hoặc tham gia vào đội bảo vệ chim rừng cho VQG do tổ chức Birdlife hỗ trợ thành lập…[27]

- Xã Vạn Hưng (KBVSTB Rạn Trào, Khánh Hòa): Đây là KBVSTB đầu tiên do chính người dân quản lý, với một nhóm hạt nhân gồm khoảng 9 người, có nhiệm vụ tuyên truyền, vận động người dân bảo vệ Rạn Trào, hướng dẫn người dân các kỹ thuật nuôi vẹm xanh và hải sâm xen lẫn tôm hùm theo hướng không gây ô nhiễm môi trường Những nỗ lực bảo vệ ĐDSH tại đây đã đem lại các kết quả: số loài tôm cá đến 2009 đã tăng lên gấp đôi so với 300 loài từ thống kê năm 2001, hơn 200 cụm san hô được chiết ghép đã phát triển rất tốt trong môi trường tự nhiên [26]

- Xã Phú Lệ, xã Phú Thanh (KBTTN Pù Luông, Thanh Hóa): Hoạt động du lịch đã góp phần cải thiện đời sống của cộng đồng và tăng thêm thu nhập cho người dân, góp phần giảm bớt đáng kể những tác động của cộng đồng tới rừng như săn bắn, chặt cây… 10% thu nhập từ hoạt động du lịch được trích nộp vào “Quỹ thôn bản” để sử dụng cho các hoạt động bảo vệ môi trường thôn bản bao gồm cả chi trả thù lao cho nhóm cộng đồng tuần tra bảo vệ KBT [24]

- Thôn Ngư Mỹ Thạnh (vùng đầm phá Tam Giang, Thừa Thiên Huế): Môi trường sống của người dân dần được cải thiện, nhận thức của người dân về việc bảo tồn nguồn lợi thủy sản được nâng cao, giảm đánh bắt hủy diệt Trong thời gian triển khai dự án đã có

Trang 22

13 đoàn với 168 lượt khách trong đó có 34 khách nước ngoài đến tham quan, doanh thu đạt 8.930.000 đồng, tạo nguồn thu trực tiếp cho 72 người, và nguồn thu gián tiếp thông qua việc vận chuyển, bán hàng cho khách tham quan [28]

Nối tiếp thành công đó, hiện nay mô hình DLSTCĐ đang tiếp tục được xây dựng tại các khu vực khác như vùng đệm VQG CT và VQG Núi Chúa Tại VQG CT, mô hình DLSTCĐ ở xã Tà Lài đang dần đi vào giai đoạn hoàn tất và chuyển giao Còn tại Ninh Thuận, VQG Núi Chúa đã tổ chức đưa vào thử nghiệm thành công tuyến DLST do cộng đồng ngư dân tại thôn Mỹ Hiệp, xã Thanh Hải, huyện Ninh Hải cung cấp tất cả các sản phẩm, dịch vụ tại địa phương vào 04/2010 [29]

Trong quá trình xây dựng và triển khai, đã có nhiều bài học kinh nghiệm được rút ra,

cụ thể các vấn đề cần được chú trọng là: nâng cao nhận thức của cộng đồng về DLST; quảng bá tiếp thị các sản phẩm du lịch; tìm nguồn khách ổn định nhằm duy trì nguồn thu cho các hộ gia đình tham gia; mâu thuẫn giữa các nhóm hưởng lợi và không được hưởng lợi từ các hoạt động du lịch (vì hầu hết các mô hình đều thí điểm trên một khu vực nhỏ với đối tượng được xác định cụ thể) [19, 25]

2.2.6 Mô hình Du lịch sinh thái cộng đồng tại Tà Lài

2.2.6.1 Dự án Phát triển Du lịch sinh thái Vườn quốc gia Cát Tiên

(1) Mục tiêu

DLSTCĐ trực tiếp mang lại lợi ích sinh kế cho các cộng đồng thí điểm ở trong và xung quanh VQG CT và đóng góp cho công tác bảo tồn thiên nhiên

(2) Các chỉ số xác minh mục tiêu và kết quả đạt được

- Kết thúc dự án có ít nhất 30% khách du lịch đến VQG CT mang lại lợi ích cho cộng đồng

- Có ít nhất 100 hộ gia đình nghèo tham gia vào các hoạt động DLST không còn xếp loại nghèo

Trang 23

- Các doanh nghiệp du lịch trong cộng đồng và nhà cung cấp hàng hóa cho du lịch được nâng cao và tạo thu nhập tốt hơn

- Các doanh nghiệp du lịch ngoài cộng đồng quan tâm hơn đến những nhu cầu và năng lực của người dân trong các cộng đồng

(4) Thời gian thực hiện

Dự án thực hiện trong 3 năm, từ 01/10/2008 đến 30/09/2011 và chia làm 3 giai đoạn:

- Giai đoạn nghiên cứu cơ bản, đánh giá chung để sử dụng cho các hoạt động thực địa và các quy trình lập kế hoạch (1/2 năm)

- Thực hiện (2 năm)

- Hoàn tất và chuyển giao trách nhiệm (1/2 năm) [22]

2.3.6.2 Mô hình Du lịch sinh thái cộng đồng tại Tà Lài

Mô hình DLSTCĐ được xây dựng dưới hình thức một tổ hợp tác Tổ hợp tác đại diện cho cộng đồng Tày, Mạ tham gia vào mô hình, các thành viên sẽ cùng nhau đóng góp và hưởng lợi dựa trên lợi nhuận thu được Tỉ lệ nhận lợi nhuận đúng bằng tỉ lệ % mỗi thành viên đóng góp

(1) Các bên liên quan

- Chính quyền bao gồm UBND cấp huyện, xã: đây là cơ quan nhà nước có trách nhiệm và quyền hạn để quản lý, tham mưu các hoạt động du lịch thực hiện trên địa bàn

- Công ty Viet Adventure đã ký kết hợp đồng với đại diện Tổ hợp tác để hỗ trợ cơ bản một số cơ sở vật chất phục vụ giải trí, đồng thời sẽ giúp Tổ hợp tác việc quảng bá và tìm đầu ra cho sản phẩm Công ty này sẽ chịu trách nhiệm hỗ trợ về mặt chuyên môn kỹ thuật cho cộng đồng trong 5 năm Sau khi hợp đồng hết thời hạn, việc vận hành mô hình

sẽ do Tổ hợp tác hoàn toàn đảm nhiệm

- VQG CT là một trong các đối tác tác chính cam kết giới thiệu khách du lịch đến với các sản phẩm du lịch do cộng đồng cung cấp, phối hợp các tour du lịch trong Vườn (ranh giới Tà Lài và Vườn), tham mưu cho các hoạt động du lịch cho cộng đồng trong thời gian và sau khi dự án kết thúc

- Các công ty du lịch lữ hành: điều phối lượng khách đến, thực hiện các hoạt động cho du khách trong khuôn khổ hoạt động đã được phép thực hiện tại Tà Lài

Trang 24

(2) Sơ đồ tổ chức Tổ hợp tác

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức Tổ hợp tác

- BQL DLCĐ xã Tà Lài: gồm cán bộ xã, các trưởng ban đại diện ấp 4 và 7, BQL nhà dài Chức năng là quản lý, định hướng, tham mưu cho các hoạt động DLSTCĐ trong địa bàn xã Tà Lài

- Ban đại diện du lịch ấp 4 và 7: cộng đồng tham gia mô hình thuộc hai nhóm dân tộc khác nhau và ở hai ấp khác nhau Ban đại diện DL của mỗi ấp sẽ đại diện cho các thành viên tham gia hoạt động của ấp đó

- BQL Nhà dài: quản lý và điều phối trực tiếp các nhóm dịch vụ và các hoạt động du lịch tại Tà Lài

Trong phạm vi đề tài, tác giả sử dụng từ Ban quản lý du lịch (BQL DL) để chỉ BQL Nhà dài, Ban đại diện DL ấp 4 và 7, BQL DLCĐ xã Tà Lài

- Các nhóm dịch vụ

Để phục vụ du khách, cộng đồng tổ chức thành 4 nhóm, mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng là người thành thạo nhất trong lĩnh vực đó và được sự ủy nhiệm của các thành viên trong nhóm Mỗi nhóm có một nhiệm vụ riêng Tuy nhiên, sự phân chia này chỉ có tính tương đối vì các thành viên trong nhóm có thể cùng lúc đảm nhận nhiều nhiệm vụ khác nhau tùy theo nhu cầu phục vụ khách

BQL DLCĐ Xã Tà Lài

BQL Nhà dài

Dệt – Đan lát

Trang 25

+ Nhóm Cồng chiêng – Đàn múa

+ Nhóm Ẩm thực – Nhà nghỉ

+ Nhóm Dệt – Đan lát

- Quỹ phát triển làng được trích từ lợi nhuận hoạt động du lịch của Tổ hợp tác dùng

để phục vụ cho cộng đồng như giúp đỡ các gia đình ốm đau, khó khăn; hỗ trợ học sinh nghèo hiếu học; trồng cây xanh làng bản; hỗ trợ các phong trào thể thao văn hóa và các công trình công cộng khác

- Nhà văn hóa

Nằm cách cầu treo Tà Lài một đoạn là Nhà văn hóa các dân tộc Tà Lài, tại đây, du khách sẽ được giới thiệu lịch sử văn hóa của người Mạ và S’tiêng Quà lưu niệm do các đồng bào thiểu số làm cũng được bày bán tại đây

- Vườn rau sạch ấp 7

Đây là vườn rau do người dân tự trồng để cung cấp cho nhu cầu phục vụ ẩm thực tại nhà dài Đến đây, du khách sẽ có cơ hội được tìm hiểu quy trình trồng rau

Trang 26

- Các tuyến đi rừng: có 3 tuyến chính khởi hành từ nhà dài

+ Nhà dài – Cây Gõ – Cánh đồng

+ Nhà dài – Đồi Xanh

+ Nhà dài – Đồi đá trắng

- Biểu diễn văn nghệ

Các điệu múa cồng chiêng sẽ do chính các người dân trong làng biểu diễn Các món

ăn đặc trưng: cơm lam, thịt nướng, rượu cần… cũng được phục vụ

2.3 SƠ LƯỢC ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

2.3.1 Vườn quốc gia Cát Tiên

2.3.1.1 Lịch sử thành lập

- Trước 1975 là căn cứ địa cách mạng, một phần của chiến khu Đ lịch sử

- Năm 1978 thành lập rừng cấm Nam bãi Cát Tiên thuộc tỉnh Đồng Nai

- Ngày 13/01/1992 thành lập VQG CT thuộc tỉnh Đồng Nai

- Tháng 12/1998 VQG CT trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (bao gồm diện tích của VQG CT cũ thuộc tỉnh Đồng Nai, KBTTN Cát Lộc thuộc tỉnh Lâm Đồng và khu vực Tây Cát Tiên thuộc tỉnh Bình Phước)

- Từ tháng 4/2008 Vườn trực thuộc Cục Kiểm lâm – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

2.3.1.2 Chức năng nhiệm vụ

- Bảo tồn HST đặc trưng cho vùng Đông Nam Bộ, bảo tồn tính đa dạng về loài và nguồn gen động vật, thực vật rừng, bảo vệ và phát triển các loài động thực vật đang có nguy cơ tuyệt chủng

- Bảo vệ rừng đầu nguồn phục vụ công trình thuỷ điện Trị An

- Tổ chức nghiên cứu khoa học phục vụ nhiệm vụ bảo tồn của Vườn và tổ chức các dịch vụ nghiên cứu khoa học, học tập, tham quan, du lịch

- Thực hiện chương trình hợp tác quốc tế thuộc lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên và môi trường được Bộ giao

Trang 27

- Thực hiện các chương trình tuyên truyền và giáo dục nhân dân địa phương về luật bảo vệ và phát triển rừng và các văn bản pháp luật liên quan đến bảo vệ môi trường, bảo

vệ VQG

- Cùng với chính quyền địa phương quy hoạch và tổ chức lại các điểm dân cư phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ quản lý, xây dựng Vườn, góp phần ổn định và nâng cao đời sống nhân dân trong vùng

- Tổ chức quản lý, sử dụng tài sản, vật tư, lao động, kinh phí nhà nước giao cho Vườn đúng mục đích và có hiệu quả

2.3.1.3 Cơ cấu tổ chức

Hình 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Vườn quốc gia Cát Tiên

Nguồn: [16]

Biên chế hiện tại của VQG CT là 175 người, trong đó:

Ban Giám đốc 3 người, 1 Giám đốc và 2 Phó Giám đốc

Hạt Kiểm lâm gồm 1 Hạt trưởng và 3 Hạt phó với 120 người, hệ thống các trạm kiểm lâm gồm 19 trạm và 2 đội cơ động

* Các phòng ban nghiệp vụ:

- Phòng Tổ chức Hành chính

Bộ NN&PTNT

Giám đốc VQG

Phó Giám đốc Phó Giám đốc

Hạt Kiểm lâm P Khoa học

kỹ thuật

Trung tâm DLST &

GDMT

Phòng Tổ chức

- Hành chính

Phòng Kế hoạch & Tài vụ Trạm y tế Chi cục

Kiểm lâm

Trang 28

- Phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Phước

- Phía Nam có ranh giới là đường 323, giáp công ty Lâm nghiệp La Ngà, tỉnh Lâm Đồng

- Phía Đông giáp với tỉnh Lâm Đồng

- Phía Tây giáp Lâm trường Vĩnh An tỉnh Đồng Nai

(2) Diện tích tự nhiên

- Vùng trung tâm: 71 920 ha, trong đó

+ Địa phận tỉnh Lâm Đồng: 27 850 ha

+ Địa phận tỉnh Đồng Nai: 39 627 ha

+ Địa phận tỉnh Bình Phước: 4 443 ha

- Vùng đệm: 251.445 ha

(3) Địa hình

Nằm trong vùng địa hình chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung Bộ đến đồng bằng Nam Bộ, VQG CT bao gồm các kiểu địa hình đặc trưng của phần cuối dãy Trường Sơn và địa hình vùng Đông Nam Bộ, có 5 kiểu chính:

- Kiểu địa hình núi cao, sườn dốc

- Kiểu địa hình trung bình sườn dốc ít

- Kiểu địa hình đồi thấp, bằng phẳng

- Kiểu địa hình bậc thềm sông Đồng Nai và dạng đồi bát úp tiếp giáp đầm hồ

- Kiểu địa hình thềm suối xen kẽ với hồ đầm

Trang 29

(4) Khí hậu

Có 2 mùa khô và mùa mưa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mưa nhiều tập trung vào tháng 8 - 9, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, cao điểm mùa khô vào tháng 1-3 (5) Tài nguyên đa dạng sinh học

VQG CT nằm giữa hai vùng sinh học địa lý chuyển tiếp từ vùng cao nguyên Trường Sơn xuống vùng đồng bằng Nam Bộ, do vậy hội tụ các luồng hệ thực vật, hệ động vật phong phú, đa dạng, đặc trưng cho HST rừng ẩm nhiệt đới thường xanh của các tỉnh Đông Nam Bộ

VQG CT được chia làm 5 kiểu rừng:

- Rừng lá rộng thường xanh

- Rừng lá rộng nửa rụng lá

- Rừng hỗn giao gỗ, tre nứa

- Rừng tre nứa thuần loại

- Lưỡng cư: gồm 41 loài thuộc 6 họ, 2 bộ

- Cá: gồm trên 168 loài, thuộc 29 họ, 9 bộ trong đó có 10 loài mới cho Việt Nam, một loài nằm trong Danh lục Đỏ, 9 loài của Sách Đỏ Việt Nam

- Côn trùng: đã điều tra được 819 loài thuộc 58 họ, 10 bộ trong đó có 4 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam

Trang 30

(7) Hệ thực vật

Thành phần gồm các loài ưu thế thuộc họ Sao dầu (Dipterocarpaceae), họ Đậu (Fabaceae) và họ Tử vi (Lythraceae)

VQG CT đã xác định được 1.610 loài, 75 bộ, 162 họ, 724 chi Trong đó: cây gỗ lớn:

176 loài, cây gỗ nhỏ: 335 loài, cây tiểu mộc (bụi): 345 loài, thảm tươi: 311 loài, dây leo:

238 loài, thực vật phụ sinh, ký sinh: 143 loài, khuyết thực vật: 62 loài Các loài cây quí hiếm: 38 loài, thuộc 13 họ có tên trong sách Đỏ Việt Nam

Nguồn gen đặc hữu bản địa: 22 loài thuộc 12 họ, như thiên thiên Đồng Nai, vệ truyền ngọt, thuộc họ Thiên lý [8]

2.3.1.5 Điều kiện kinh tế xã hội các xã vùng đệm

Vùng đệm VQG CT có diện tích 251.445 ha, gồm 36 xã, thị trấn của 8 huyện thuộc

4 tỉnh: Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước và Đắc Nông Theo số liệu thống kê năm 2000,

có khoảng 170.000 người đang cư trú và sinh sống trong vùng đệm VQG CT Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên vùng đệm khoảng 1,2%/năm

(1) Thành phần dân tộc

Các dân tộc sống trong VQG CT được chia thành 3 nhóm chính Những nhóm này

có lịch sử, các mối quan hệ trong cơ cấu hành chính cũng như các phương thức sử dụng đất, phong tục tập quán khác nhau Cơ cấu dân tộc sinh sống trong Vườn như sau:

- Nhóm dân tộc thiểu số bản địa (S’tiêng và Châu Mạ) chiếm 9%

- Nhóm dân tộc thiểu số, di cư từ các tỉnh miền núi phía Bắc (Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn) như Tày, Nùng (chiếm 21%) và các dân tộc khác như Dao, Hoa, Mường (chiếm 6%)

- Người Kinh, chiếm 64% [17]

(2) Điều kiện kinh tế

Đời sống kinh tế của người dân vùng đệm của Vườn còn nhiều khó khăn, phụ thuộc vào canh tác nông nghiệp Nguồn thu nhập này thường không ổn định, đặc biệt là tại các thôn, ấp có cộng đồng thiểu số sinh sống Chính vì vậy, người dân đã tìm cách tiếp cận các tài nguyên rừng [22]

Trang 31

- Nông nghiệp là hoạt động kinh tế chính của người dân sống trong Vườn, chiếm khoảng 95 - 98%

- Hình thức chăn nuôi chủ yếu vẫn là chăn nuôi hộ gia đình theo hình thức quảng canh, tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên, phụ phẩm nông nghiệp (từ trồng trọt) và tận dụng lao động nhàn rỗi Vật nuôi chính là gia súc, gia cầm

- Một số ngành truyền thống như: dệt thổ cẩm, làm rượu cần [17]

Bảng 2.1: Điều kiện kinh tế một số xã vùng đệm Vườn quốc gia Cát Tiên

Xã Cây trồng/Vật nuôi Thu nhập bình quân

Tỉ lệ nghèo

Vi phạm Luật BV và PTR Đắc Lua

4,5 triệu đồng/người/năm

148 hộ nghèo (52%)

47 vụ

Nguồn: [17]

Trang 32

(3) Y tế giáo dục

Các phương tiện giáo dục và y tế ở hầu hết các xã đều thiếu thốn

+ Trạm xá có ở tất cả các xã nhưng thường là nhà tạm bợ, phương tiện nghèo nàn với một điều dưỡng viên/y tá Những bệnh thông thường là sốt rét, bệnh viêm đường hô hấp, bướu cổ, tiêu hoá kém và viêm mắt đỏ

+ Các xã đều có trường mẫu giáo, tiểu học, THCS, một số xã có trường THPT Một

số thôn có 1 đến 3 lớp tiểu học nhưng vẫn có những thôn không có phương tiện giáo dục nào

(4) Điện sáng, nước sạch

Các xã đều có đường điện với tỉ lệ hộ dân có điện thắp sáng là 87,8% Tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch là 75,2% Tuy nhiên, nước ở đây đều có nguồn gốc từ giếng khoan chưa qua xử lý, việc đánh giá “nước sạch” chỉ theo cảm quan của người dân

(5) Thông tin liên lạc

Việc thông tin liên lạc đã được phủ sóng 100% dưới 2 hình thức là các mạng điện thoại cố định và di động Tất cả các xã đều có hệ thống phát thanh, truyền hình của trung ương và địa phương [17]

2.3.1.6 Công tác Du lịch sinh thái

1 Tuyến Cây Tung

6 Tuyến Núi Voi

7 Tuyến Bàu Sấu

8 Tuyến Hang dơi

9 Tuyến Đồi xanh

10 Tuyến C3

11 Tuyến Suối Đồi đá trắng

12 Tuyến Bàu Sấu – Tà Lài

13 Tuyến Bàu Sấu

Trang 33

14 Tuyến Tà Lài đi bộ xuyên rừng

15 Tuyến tham quan làng dân tộc Tà Lài

bằng đường sông

16 Tuyến Xem thú đêm

17 Tuyến tham quan Khu cứu hộ Linh trưởng Đảo Tiên

Trung tâm DLST và GDMT đã xây dựng các hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng xung quanh Vườn cho du khách đến tham quan Người dân cũng rất mong muốn tham gia vào các hoạt động này nhưng không thường xuyên và không có thu nhập đáng kể [22]

* Tình hình kinh doanh qua các năm (từ 2005 – 2010)

Bảng 2.2: Lượng khách – Doanh thu từ hoạt động du lịch (2005-2010)

Năm Khách quốc tế

(người)

Khách nội địa (người)

Tổng cộng (người)

Doanh thu (đồng)

0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000

Khách nội địa

Trang 34

Hình 2.2 cho thấy tình hình kinh doanh du lịch qua các năm của Vườn là ổn định Lượng khách đến tham quan qua các năm không có nhiều biến động lớn Chiếm tỉ lệ lớn trong lượng khách đến tham quan là khách nội địa, đối với lượng khách quốc tế có xu hướng tăng dần từ các năm 2006 - 2008 và giảm nhẹ từ 2008 - 2010 Doanh thu từ hoạt động du lịch hầu như đều tăng qua các năm

2.3.2 Xã Tà Lài

2.3.2.1 Các thông tin cơ bản

Bảng 2.3: Thông tin cơ bản xã Tà Lài

Xã Tà Lài

Diện tích 2791,13 ha Giáp ranh: Đông xã Phú Lập, xã Núi Tượng, huyện Tân Phú

Tây xã Thanh Sơn, huyện Định Quán Nam xã Phú Thịnh, huyện Tân Phú Bắc VQG CT (xã Nam Cát Tiên, huyện Tân Phú)

Dân số (Số hộ, nhân khẩu, giới)

Tỉ lệ hộ nghèo của xã Tà Lài (2009) là khá cao (47%, áp dụng theo tiêu chí của tỉnh Đồng Nai: thu nhập dưới 450.000 đồng/người/tháng) Trong đó, ấp 4 và ấp 7 là hai ấp có

tỉ lệ hộ nghèo cao nhất, nhì xã (Bảng 2.4)

Trang 35

Tiêu chí cận nghèo của tỉnh Đồng

Nai: thu nhập 451.000đ - 540.000

đồng/người/tháng

139 hộ Chiếm 8,2%

Dân số và tỉ lệ nghèo trên ấp

từ các thành viên nhằm phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm [4]

Trang 36

(2) Thành phần dân tộc

Hình 2.3: Biểu đồ thành phần dân tộc

Nguồn: [4]

Tại xã Tà Lài người Kinh chiếm đa số (72%), số còn lại là dân tộc thiểu số, trong đó

có một số dân tộc bản địa như S’tiêng, Châu Mạ,… Trước đây, số đồng bào S’tiêng, Châu

Mạ sống định cư trong rừng Sau khi thành lập Vườn, chính quyền địa phương đã vận động, di dời họ sang định cư ở ấp 4, xã Tà Lài [4] Nhóm người Tày sống tại ấp 7

(3) Khả năng tiếp cận các dịch vụ cơ bản

Hầu hết các hộ gia đình tiếp cận được dịch vụ điện chiếu sáng, y tế và giáo dục Dịch vụ nước sạch chưa được triển khai tại xã và hầu hết người dân phải sử dụng giếng khoan hoặc giếng đào Ở nhiều nơi nước có mùi tanh, lắng đọng màu vàng và đa số hộ dân sử dụng nước trực tiếp trong khi đó chỉ có tỉ lệ rất ít hộ gia đình dùng bể lọc trước khi đun nấu

Đi lại tương đối khó khăn, đặc biệt là vào mùa mưa đường đất thường bị lầy lội Thống kê năm 2009, xã Tà Lài chỉ có 60% (15 km) là đường bê tông Hiện nay, đoạn đường dẫn vào ấp 4 đã được kiên cố hóa bằng xi măng

Tỉ lệ các hộ gia đình sử dụng nhà vệ sinh tự hoại chiếm 70%, số còn lại gồm ấp 4 và

ấp 7 vẫn dùng theo thói quen truyền thống [4]

Kinh 72%

Tày 9%

Mạ 8%

S'tieng 7%

Hoa 2%

Khác 2%

Trang 37

(4) Khai thác tài nguyên rừng

Số liệu thống kê của Hạt kiểm lâm (Bảng 2.1) cho thấy số vụ vi phạm tại xã Tà Lài

là không cao so với các xã khác trong vùng đệm [17] Tuy nhiên, trong thực tế thì hoạt động khai thác lâm sản của các hộ gia đình ở đây khá thường xuyên và rất phức tạp Hai

ấp gây áp lực nhiều cho công tác bảo vệ rừng là ấp 4 và ấp 7 [22]

Hầu hết người dân trực tiếp vào Vườn khai thác lâm sản là người nghèo và người đồng bào dân tộc thiểu số Hoạt động khai thác lâm sản bao gồm: đánh bắt cá, lấy măng

và tre, mây, chặt gỗ và bẫy động vật Nguyên nhân chủ yếu là do người dân nghèo thiếu

kế sinh nhai để cải thiện mức thu nhập, trong khi đó nguồn lợi kinh tế khai thác từ rừng rất lớn và tiếp cận tương đối dễ dàng [4]

2.4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

2.4.1 Lược sử

2.4.1.1 Dân tộc Mạ

Người Mạ là cư dân bản địa của Đồng Nai Địa bàn tập trung dân tộc Mạ nhiều nhất

là vùng Đồng Nai thượng (tỉnh Lâm Đồng) Một bộ phận của cư dân Mạ trong quá trình

di cư đã chọn vùng đồi núi, ven sông Đồng Nai (thuộc huyện Định Quán và Tân Phú) làm nơi sinh sống Họ có mặt trên 16 xã của hai huyện này, nhiều nhất là xã Tà Lài, xã Phú Tân, xã Phú Bình (Tân Phú) và ấp Hiệp Nghĩa (Định Quán) Hai địa bàn Tà Lài và Hiệp Nghĩa có số nhân khẩu đông đảo nhất và tập trung, thể hiện tính cộng đồng rõ nét so với các địa bàn khác [12]

2.4.1.2 Dân tộc Tày

Dân tộc thiểu số từ phía Bắc gồm Tày, Nùng, Dao, Mường…bắt đầu di cư vào Nam trong khoảng những năm 1987 - 1988, nhưng hầu hết định cư vào sau năm 1990 Nhóm dân tộc này chủ yếu phân bố ở khu vực Đa Bông Kua, xã Đăng Hà (huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước) và xã Phước Cát 2 (huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng) [17]

2.4.2 Văn hóa

2.4.2.1 Dân tộc Mạ

Trước đây, người Mạ cư trú thành từng làng (bon) với một khu vực đất đai riêng biệt Giữa các làng có đường ranh giới tự nhiên để phân biệt các làng khác như con sông,

Trang 38

khe suối, hòn đá,… Ngày nay, họ cư trú thành từng làng với kiến trúc nhà sàn, tập thể không còn do nhiều yếu tố xã hội tác động đến

Có hai nhóm họ chính trong gia đình người Mạ: con gái mang họ Ka (Ka Diêm, Ka Thu, Ka Brỉn…); con trai mang họ K’ (K’Yếu, K’Chit, K’Dao…) Ngày nay do giao thoa văn hóa với người Việt nên họ thường chọn những tên hay, đẹp và có chữ lót

Phương thức sinh hoạt kinh tế chủ yếu của người Mạ là phát rừng làm nương rẫy, rẫy đem lại gần như toàn bộ nhu cầu về lương thực, thực phẩm cho họ [12] Người Mạ thường chọn đất ở những khu rừng thứ sinh, rừng chồi, rừng lồ ô để làm rẫy Trên những đám rẫy mới gần làng, họ thường trồng lúa năm đầu, sau đó mới tiếp tục trồng các loại cây khác (sắn, điều, cà phê, ngô, bí, thuốc lá ) Ruộng lúa nước chỉ chiếm một diện tích nhỏ, chỉ có ở nơi đất thấp và bằng phẳng [17] Chăn nuôi của người Mạ kém phát triển,

họ nuôi gà, lợn, dê, trâu bò chủ yếu là để giết thịt trong các dịp lễ hiến sinh, gia súc gia cầm được nuôi theo lối thả rông Thủ công nghiệp chỉ là nghề phụ trong gia đình, phổ biến là việc đan các đồ dùng bằng mây, tre, như gùi, giỏ, công cụ để bắt cá…

Người Mạ vẫn lưu giữ được một kho tàng văn học – nghệ thuật dân gian khá phong phú và sống động Các thể loại văn học như truyền thuyết, truyện cười, truyện ngụ ngôn,

ca dao… phản ánh mối quan hệ của con người với thiên nhiên, các mặt sinh hoạt của cuộc sống Đặc biệt, văn hóa của họ còn được thể hiện rõ nét qua các bài ca trữ tình gọi là tâm pớt, một lối hát giao duyên giữa các thanh niên nam nữ Nhạc cụ truyền thống của người

Mạ chủ yếu là bộ chiêng đồng gồm có 6 chiếc to nhỏ khác nhau và đều không có núm Một số nhạc cụ khác như: tù và, đàn lồ ô… [12]

*Lễ hội

+ Lễ hội đâm trâu: là một nét sinh hoạt văn hoá đặc sắc của người S’Tiêng và Châu

Mạ Lễ hội này có tính chất ăn mừng và để tế thần Trong lễ hội nhất thiết phải có trâu, ngoài ra họ còn giết các con vật khác như bò, heo, gà để lấy máu tế thần

+ Lễ mừng lúa mới: Được tổ chức sau mỗi vụ mùa, để cám ơn các thần linh đã cho một vụ mùa no đủ

+ Lễ hội cồng chiêng: Đây là lễ hội của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, được tổ chức vào bất kỳ lúc nào trong năm khi có dịp [17]

Trang 39

2.4.2.2 Dân tộc Tày

Dân tộc Tày đã có kinh nghiệm trong canh tác lúa nước nhưng vẫn duy trì việc phát nương làm rẫy Chăn nuôi phát triển với nhiều loại gia súc, gia cầm với cách nuôi thả rông cho đến nay vẫn còn khá phổ biến Nghề thủ công gia đình được chú ý, đặc biệt là dệt thổ cẩm

Phương thức sinh sống chủ yếu trước đây của người Tày là đánh cá, săn bắn và du canh, phát nương làm rẫy, nhưng hiện nay việc tăng cường công tác quản lý bảo vệ của VQG CT cũng hạn chế tình trạng du canh phá rừng làm nương rẫy của đồng bào dân tộc Mặt khác, do áp lực tăng dân số phương thức du canh dư cư ngày càng trở nên không bền vững và không thể đáp ứng được cuộc sống của họ, những nhóm dân tộc ít người đang dần phải thay đổi phương thức canh tác [17]

Người Tày có làn điệu Lượn, Hát then, Lượn Slượng, Lượn coi, Lượn ngạn và có múa Sluông, múa chầu, còn có các thể loại văn nghệ dân gian Phuối rọi, Phuối Pác, Phong slự, cò lẩu cũng như điệu hát then rất phong phú về giai điệu, vừa hát vừa có nhạc đệm bằng cây đàn tính Cộng đồng các dân tộc thiểu số phía Bắc có tục cúng ma tổ tiên khi phải dời nhà, khi trong nhà có người bệnh

Người Tày có một kho truyện kể trong văn học nghệ thuật dân gian, đề cập nhiều đến hiện tượng xã hội, tự nhiên, lịch sử, ca ngợi những người anh hùng có công với đất nước, bảo vệ quê hương, bảo vệ làng xóm, nêu cao tinh thần đoàn kết dân tộc…, tiêu biểu

là các truyện Nam Kim, Thi Đan, Lương Quân – Bióc Rôm, Trần Chu – Quyển Vương,…

* Lễ hội

+ Lễ hội Lồng Tồng thường diễn ra vào đầu tháng giêng âm lịch (sau Tết Nguyên đán) Người Tày tổ chức hội xuống đồng để cúng tế trời đất và thần linh ban cho mưa thuận gió hòa, con người khỏe mạnh, cây cối tươi tốt, mùa màng bội thu Đây là một hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện khát vọng của người dân trong sự hòa hợp trời đất, âm dương; cầu mong cho cuộc sống khỏe mạnh,

no đủ, vạn vật sinh sôi [12]

Trang 40

Chương 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.1.1 Nghiên cứu hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng về Du lịch sinh thái cộng đồng

3.1.1.1 Các hoạt động đã triển khai

Bao gồm các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng trong khuôn khổ của Dự án

PT DLST VQG CT đã được triển khai từ năm 2008 đến 03/2011

3.1.1.2 Mức độ tham gia của cộng đồng

Mức độ tham gia của cộng đồng được thể hiện dựa trên số người tham gia ở mỗi hoạt động, lý do họ lựa chọn tham gia hoạt động, sự có mặt đầy đủ của cộng đồng trong suốt thời gian diễn ra một hoạt động và khả năng nhận biết các lợi ích nhận được khi tham gia hoạt động chung của cộng đồng

3.1.1.3 Đánh giá của cộng đồng về các hoạt động

Nhận xét chung của cộng đồng về các hoạt động họ đã tham gia, trên các khía cạnh: nội dung hoạt động, cách tổ chức, truyền đạt từ người huấn luyện

3.1.2 Nghiên cứu nhận thức của cộng đồng tham gia về Du lịch sinh thái cộng đồng

Việc khảo sát được thực hiện trên các khía cạnh sau:

+ Kiến thức của cộng đồng về DLSTCĐ, bao gồm: DLSTCĐ nói chung và mô hình DLSTCĐ tại Tà Lài

+ Thái độ của cộng đồng đối với mô hình DLSTCĐ tại Tà Lài

+ Mong muốn của cộng đồng đối với mô hình DLSTCĐ tại Tà Lài

Ngày đăng: 11/06/2018, 15:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ngô An, 2009, Bài giảng môn Du lịch sinh thái, Đại học Nông Lâm TP. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng môn Du lịch sinh thái
2. Nguyễn Việt Dũng, Trịnh Lê Nguyên, Hoàng Xuân Thủy và Nguyễn Danh Tĩnh, 2007, Tìm hiểu hành vi cộng đồng về bảo tồn thiên nhiên: Bàn luận về lý thuyết và phương pháp tiếp cận, Trung tâm con người và thiên nhiên, http://nature.org.vn/vn/2008/05/hanh-vi-cong-dong-ve-bao-ton-thien-nhien/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu hành vi cộng đồng về bảo tồn thiên nhiên: Bàn luận về lý thuyết và phương pháp tiếp cận
3. Bùi Việt Hải, 2007, Phương pháp nghiên cứu Quản lý tài nguyên dựa trên cộng đồng, NXB Nông Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứu Quản lý tài nguyên dựa trên cộng đồng
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp
4. Cao Đại Hùng, 2009, Báo cáo sơ lược Kinh tế xã hội Xã Tà Lài, Dự án Phát triển DLST tại VQG Cát Tiên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo sơ lược Kinh tế xã hội Xã Tà Lài
5. Phạm Hoàng Long, 2010, Bài giảng Du lịch sinh thái và Cộng đồng địa phương, ĐH Khoa học xã hội và nhân văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Du lịch sinh thái và Cộng đồng địa phương
7. Micheal Matarasso, Maurits Servaas, Dr.Irma Allen, 2004, Giáo dục bảo tồn có sự tham gia của cộng đồng, WWF Chương trình Đông Dương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục bảo tồn có sự tham gia của cộng đồng
9. Bùi Hoài Sơn, 2008, Về khái niệm tri thức bản địa, http://viettems.com/index.php?option=com_content&view=article&id=630:mt-oi-net-v-khai-nim-tri-thc-bn-a&catid=160:bai-nghien-cuu&Itemid=190 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về khái niệm tri thức bản địa
10. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2004, Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS
Nhà XB: NXB Thống kê
11. Tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức, 2003, Bộ công cụ Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia trong lập kế hoạch phát triển thôn bản, http://www.scribd.com/doc/6974165/VDP-3Bo-Cong-cu-PRA Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ công cụ Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia trong lập kế hoạch phát triển thôn bản
12. Thông tấn xã Việt Nam, 2006, Việt Nam - Hình ảnh cộng đồng 54 dân tộc, NXB Thông Tấn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam - Hình ảnh cộng đồng 54 dân tộc
Nhà XB: NXB Thông Tấn
14. Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Kế Hào và Phan Thị Hạnh Mai, Tâm lý học: Tài liệu đào tạo Giáo viên tiểu học trình độ Cao đẳng và Đại học sư phạm, Bộ Giáo dục và Đào tạo:Dự án phát triển giáo viên tiểu học, NXB Giáo dục, NXB Đại học sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học: Tài liệu đào tạo Giáo viên tiểu học trình độ Cao đẳng và Đại học sư phạm
Nhà XB: NXB Giáo dục
17. Vườn quốc gia Cát Tiên, Báo cáo Tình hình Kinh tế xã hội Vườn quốc gia Cát Tiên, Dự án Quy hoạch bảo tồn và Phát triển bền vững Vườn quốc gia Cát Tiên giai đoạn 2010 – 2020.2. Tài liệu Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Tình hình Kinh tế xã hội Vườn quốc gia Cát Tiên
18. Agnes Kiss, 2004, Is community-based ecotourism a good use of biodiversity conservation funds?, http://www.ibcperu.org/doc/isis/8351.pdf Sách, tạp chí
Tiêu đề: Is community-based ecotourism a good use of biodiversity conservation funds
19. Kassandra Lynne Miller, 2008, Evaluating the design and management of community- based ecotourism projects in Guatemala, Thesis for the degree of Master of science inResourse Conservation,http://www.cfc.umt.edu/grad/ICD/pdf/Miller%20Kassi%20MS.pdf Sách, tạp chí
Tiêu đề: Evaluating the design and management of community-based ecotourism projects in Guatemala
24. Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, truy cập ngày 05 tháng 04 năm 2011, http://www.cpv.org.vn/ Link
25. Báo đại biểu nhân dân, truy cập ngày 05 tháng 04 năm 2011, http://daibieunhandan.vn/ Link
26. Trung tâm hỗ trợ sáng kiên phục vụ cộng đồng (CSIP), truy cập ngày 05 tháng 04 năm 2011, http://doanhnhanxahoi.org/ Link
27. Thông tấn xã Việt Nam, truy cập ngày 05 tháng 04 năm 2011, http://www.vietnamplus.vn/ Link
28. Trung tâm công nghệ thông tin Thừa Thiên Huế, truy cập ngày 05 tháng 04 năm 2011, http://khamphahue.com.vn/ Link
29. VQG Núi Chúa, truy cập ngày 05 tháng 04 năm 2011, http://www.vqgnuichua.vn/ban- tin-chi-tiet/57 Link

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w