1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khảo sát và đánh giá mức độ tương tác thuốc trên các bệnh nhân mắc các bệnh tim mạch điều trị ngoại trú tại bệnh viện đại học y dược tphcm

72 44 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 2,43 MB

Nội dung

Đây là độ tuổi màbệnh nhân có thể mắc nhiều bệnh kèm, do vậy số lượng thuốc sử dụng càng nhiều vàcàng làm tăng nguy cơ tương tác thuốc [15],[30].. KHẢO SÁT TƯƠNG TÁC THUỐC tương tác thuố

Trang 1

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ

BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TƯƠNG TÁC THUỐC

TRÊN CÁC BỆNH NHÂN MẮC CÁC BỆNH TIM MẠCH

ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TPHCM

Cơ quan chủ trì nhiệm vụ: Khoa Dược – cơ sở 2

Chủ trì nhiệm vụ: DS CKII Nguyễn Hoàng Thuyên

Thành phố Hồ Chí Minh – 2020

Trang 2

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ

BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

(TÊN NHIỆM VỤ) (Đã chỉnh sửa theo kết luận của Hội đồng nghiệm thu ngày )

Cơ quan chủ quản

(ký tên và đóng dấu)

Chủ trì nhiệm vụ

(ký tên)

Nguyễn Hoàng Thuyên

Cơ quan chủ trì nhiệm vụ

(ký tên và đóng dấu)

Trang 3

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

, ngày tháng năm 20

BÁO CÁO THỐNG KÊ KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

I THÔNG TIN CHUNG

1 Tên đề tài: Khảo sát và đánh giá mức độ tương tác thuốc trên các bệnh nhân mắc các

bệnh tim mạch điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM

Thuộc lĩnh vực: Dược

2 Chủ nhiệm nhiệm vụ:

Họ và tên: Nguyễn Hoàng Thuyên

Ngày, tháng, năm sinh: Nam/ Nữ: Nam

Học hàm, học vị: Dược sĩ chuyên khoa II

Chức danh khoa học: Chức vụ: Trưởng khoa DượcĐiện thoại: Tổ chức: 02862610328 Nhà riêng: Mobile: 0949807978Fax: E-mail: Thuyendhyd@yahoo.com

Tên tổ chức đang công tác: Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM - cơ sở 2

Địa chỉ tổ chức: 201 Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, TP.Hồ Chí MinhĐịa chỉ nhà riêng: 408 Lê Văn Lương, Phường Tân Hưng, Quận 7, TP.Hồ Chí Minh

Tên tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Khoa Dược – cơ sở 2

Điện thoại: 02862610328 Fax:

E-mail: khoaduoc.cs2@umc.edu.vn

Website:

Địa chỉ: 201 Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, TP.Hồ Chí Minh

4 Tên cơ quan chủ quản đề tài: Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh

1 Tên Khoa hoặc Trung tâm, đơn vị - nơi quản lý trực tiếp cá nhân làm chủ nhiệm đề tài.

Trang 4

II TÌNH HÌNH THỰC HIỆN

1 Thời gian thực hiện nhiệm vụ:

Thực tế thực hiện: từ tháng 03 năm 2018 đến tháng 09 năm 2019

2 Kinh phí và sử dụng kinh phí: không

3 Tổ chức phối hợp thực hiện nhiệm vụ: không

4 Cá nhân tham gia thực hiện nhiệm vụ:

Nội dung tham gia

chính

Sản phẩm chủ yếu đạt được

Ghi chú*

1 Nguyễn Hoàng

Thuyên

Nguyễn HoàngThuyên

- Viết bàn luận

5 Tình hình hợp tác quốc tế: không

6 Tình hình tổ chức hội thảo, hội nghị: không

7 Tóm tắt các nội dung, công việc chủ yếu:

Theo kếhoạch

Thực tế đạtđược

1 Xây dựng đề cương 03/2018 –

04/2018

03/2018 –05/2018

Nguyễn Hoàng ThuyênBùi Hoàng Vân

Ngô Thị Dung

2 Thu thập số liệu 05/2018 –

10/2018

06/2018 –11/2018 Ngô Thị Dung

3 Xử lý số liệu 11/2018 –

01/2019

04/2019 Ngô Thị Dung

12/2018-4 Viết bàn luận, kiến nghị 03/2019 –

05/2019

05/2019 –09/2019

Nguyễn Hoàng ThuyênBùi Hoàng Vân

Ngô Thị DungPhạm Nhị Hà Linh

Trang 5

III SẢN PHẨM KH&CN CỦA ĐỀ TÀI

Đánh giá về hiệu quả do đề tài mang lại:

a) Hiệu quả về khoa học và công nghệ:

Đóng góp một kết quả nghiên cứu về tương tác thuốc của bệnh nhân ngoại trú tại phòngkhám tim mạch

b) Hiệu quả về kinh tế xã hội:

Tư vấn cho bác sĩ, nhằm giảm thiểu các tương tác trong quá trình kê đơn, từ đó đảm bảoviệc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả cho bệnh nhân

Chủ nhiệm đề tài

(Họ tên, chữ ký)

Thủ trưởng tổ chức chủ trì

(Họ tên, chữ ký và đóng dấu)

Trang 6

MỤC LỤC

MỤC LỤC vi

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii

DANH MỤC CÁC BẢNG ix

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ x

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1 TỔNG QUAN Y VĂN 2

1.1 TƯƠNG TÁC THUỐC 2

Định nghĩa 2

Cơ chế 2

1.2 CÁC NGHIÊN CỨU TƯƠNG TỰ 5

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10

2.1 ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT 10

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10

2.3 CỠ MẪU 11

2.4 XỬ LÝ THỐNG KÊ 11

Chương 3 KẾT QUẢ - BÀN LUẬN 12

3.1 ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ KHẢO SÁT 12

3.2 KHẢO SÁT TƯƠNG TÁC THUỐC 14

Thống kê tỷ lệ BN gặp tương tác “có ý nghĩa lâm sàng” 14

Các cặp tương tác “có ý nghĩa lâm sàng” có sự thống nhất giữa 2 phần mềm 20 Các cặp tương tác “có ý nghĩa lâm sàng” nhưng không có sự thống nhất giữa 2 phần mềm 26

Các cặp tương tác “có ý nghĩa lâm sàng” và thường gặp nhất ( > 1% tổng số BN) 36 Danh mục đề nghị về tương tác thuốc cần chú ý tại Bệnh viện 37

Chương 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 42

4.1 KẾT LUẬN 42

4.2 KIẾN NGHỊ 42

TÀI LIỆU THAM KHẢO xi

PHỤ LỤC xiv

Phụ lục 1: Tương tác mức độ TB, C có sự thống nhất giữa 2 phần mềm xiv

Trang 7

Phụ lục 2: Tương tác mức độ TB, C không có sự thống nhất giữa 2 phần mềm xviiMức độ TB theo Micromedex xviiMức độ C theo Uptodate xix

Trang 8

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ACEI Angiotensin converting enzyme

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Phân loại tương tác thuốc theo dược động học 2

Bảng 1.2 Các nghiên cứu tương tự 5

Bảng 2.1 Nội dung nghiên cứu và phương pháp tiến hành nghiên cứu 10

Bảng 3.1 Đặc điểm dân số khảo sát 12

Bảng 3.2 Tỷ lệ bệnh nhân có tương tác thuốc tra theo Micromedex 14

Bảng 3.3 Tỷ lệ bệnh nhân có tương tác thuốc tra theo Lexicom 15

Bảng 3.4 Tỷ lệ tương tác theo từng mức độ tra theo Micromedex 16

Bảng 3.5 Tỷ lệ tương tác theo từng mức độ tra theo Lexicom 17

Bảng 3.6 Mức độ đồng thuận kết quả của 2 cơ sở dữ liệu 18

Bảng 3.7 Tương tác mức độ CCĐ hoặc nặng-tránh phối hợp và X 20

Bảng 3.8 Tương tác mức độ Nặng và D 21

Bảng 3.9 Tương tác mức độ X theo Lexicom 26

Bảng 3.10 Tương tác mức độ D theo Lexicom 28

Bảng 3.11 Tương tác mức độ Nặng theo Micromedex 31

Bảng 3.12 Các cặp tương tác “có ý nghĩa lâm sàng” và thường gặp nhất 36

Bảng 3.13 Danh mục đề nghị về tương tác thuốc cần chú ý tại Bệnh viện 38

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 3.1 Phân bố theo tuổi của dân số khảo sát 12

Hình 3.2 Phân bố theo giới tính của dân số khảo sát 13

Hình 3.3 Phân bố theo nơi sống của dân số khảo sát 13

Hình 3.4 Tỷ lệ bệnh nhân có tương tác thuốc tra theo Micromedex 15

Hình 3.5 Tỷ lệ bệnh nhân có tương tác thuốc tra theo Lexicom 15

Hình 3.6 Số lượng tương tác theo từng mức độ tra theo Micromedex 16

Hình 3.7 Số lượng tương tác theo từng mức độ tra theo Lexicom 17

Hình 3.8 Mức độ đồng thuận kết quả của 2 cơ sở dữ liệu 18

Trang 11

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong quá trình kê đơn, nhằm tăng hiệu quả điều trị, bác sĩ thường phối hợp nhiềuthuốc với nhau Điều này có thể làm tăng nguy cơ tương tác thuốc và làm thay đổi hiệuquả của thuốc [5] Bệnh nhân khoa tim mạch có nguy cơ tương tác thuốc cao vì bảnchất các loại thuốc tim mạch dễ gây tương tác và nhiều loại thuốc được sử dụng đồngthời để kiểm soát bệnh [13] Mặt khác, càng lớn tuổi, lối sống ít vận động, sự tăng cânkèm với sự tăng áp lực mạch máu, đặc biệt là áp lực mạch máu tâm thu có thể dẫn đếntăng khả năng tăng huyết áp, cao nhất ở độ tuổi 50-60 tuổi [27],[29] Đây là độ tuổi màbệnh nhân có thể mắc nhiều bệnh kèm, do vậy số lượng thuốc sử dụng càng nhiều vàcàng làm tăng nguy cơ tương tác thuốc [15],[30]

Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về tương tác thuốc được thực hiện [14],[15],[19],[21],[22], trong đó có những nghiên cứu xây dựng danh mục tương tác thuốc

“đáng chú ý” tại bệnh viện gồm các tương tác mức độ nghiêm trọng hoặc thường gặp,nhằm giúp bác sĩ phòng tránh tương tác thuốc, từ đó giảm thiểu tác hại cho bệnh nhân[10] Tại Việt Nam, trung tâm DI và ADR quốc gia đã phối hợp cùng một số bệnh việnnhư bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Lão khoa Trung Ương, bệnh viện Thanh Nhàn,bệnh viện Hợp lực Thanh Hóa… để xây dựng danh mục tương tác thuốc “đáng chú ý”tại các bệnh viện này [3],[4],[10],[11]

Từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành đề tài “Khảo sát và đánh giá mức độ tương tácthuốc trên các bệnh nhân mắc các bệnh tim mạch điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đạihọc Y Dược TPHCM” với các mục tiêu sau:

1 Khảo sát tương tác thuốc trong tất cả các đơn thuốc được kê cùng một thời điểm của

BN khám tại phòng khám tim mạch

2 Đề xuất danh mục tương tác thuốc cần chú ý tại phòng khám tim mạch, Bệnh việnĐại học Y Dược TPHCM – cơ sở 2

Trang 12

Chương 1 TỔNG QUAN Y VĂN

1.1 TƯƠNG TÁC THUỐC

Định nghĩa

Một phản ứng được coi là tương tác thuốc khi hiệu quả của một thuốc bị thay đổi khi

có sự hiện diện của một thuốc khác, dược thảo, thức ăn, thức uống hay các tác nhânhóa học có trong môi trường [5]

Nghiên cứu của chúng tôi chỉ đề cập đến tương tác thuốc - thuốc

Cơ chế

1.1.2.1 Dược động học

Bảng 1.1 Phân loại tương tác thuốc theo dược động học

Hấp thu

- Lý hóa: độ ion hóa, phức chelat, lớp ngăn cơ học

- Dược lý: tốc độ làm rỗng dạ dày, nhu động ruột, vikhuẩn đường ruột

+ Độ ion hóa: các thuốc sử dụng bằng đường uống hấp thu chủ yếu theo cơ chế khuếch

tán thụ động tại tá tràng, qua lớp phospholipid kép của màng tế bào Vì vậy sự hấp thuphụ thuộc vào tỷ lệ dạng không ion hóa thân dầu, thay đổi theo môi trường dịch vị,nước tiểu, thuốc, nước uống

Trang 13

Ví dụ: các thuốc kháng acid, ức chế bơm proton như omeprazol làm giảm hấp thu cácthuốc cần môi trường acid để hấp thu như ketoconazol, ion Fe, Ca, Mg, vitamin B12.

+ Tạo phức chelat: các kim loại đa hóa trị như Ca, Al, Bi, Mg, Fe có trong antacid,

viên sắt và các sản phẩm từ sữa có thể tạo phức chelat làm giảm hấp thu cách thuốcnhóm tetracyclin, fluoroquinolon, levodopa, carbidopa, methyldopa và levothyroxin

+ Tạo lớp ngăn cơ học: sucralfat tạo một màng ở dạ dày ngăn cản sự tiếp xúc giữa

kháng sinh và vi khuẩn Hp trong trị loét dạ dày, làm giảm hiệu quả kháng sinh và tăng

đề kháng

+ Ảnh hưởng tốc độ làm rỗng dạ dày, nhu động ruột: những thuốc được tống nhanh ra

khỏi dạ dày sẽ có lợi cho sự hấp thu do thuốc phần lớn hấp thu tối ưu ở tá tràng, ngượclại những thuốc bị tống nhanh ra khỏi ruột sẽ làm giảm hấp thu của thuốc do giảm thờigian tiếp xúc giữa thuốc và niêm mạc ruột

Ví dụ: metoclopramid làm tăng sự hấp thu của paracetamol, cyclosporin và làm giảm

sự hấp thu của digoxin

+ Ảnh hưởng vi khuẩn đường ruột: thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn có ích ở ruột, ngăn cản

tổng hợp các vitamin E, K

- Phân bố: Trong máu, thuốc có hai dạng là dạng liên kết với protein huyết tương để

dự trữ và nhả dần thuốc ra dạng tự do khi nồng độ dạng tự do bị giảm Phần tự do sẽchuyển vào các mô, rồi gắn với thụ thể đặc hiệu, vào vị trí đích để phát huy hoạt tính[5]

Khi kết hợp, thuốc có ái lực mạnh hơn sẽ đẩy thuốc có ái lực yếu hơn ra khỏi liên kếtvới protein và làm tăng nồng độ thuốc dạng tự do trong máu, do đó làm tăng tác dụng.Hậu quả nguy hiểm nếu thuốc bị đẩy có khoảng trị liệu hẹp như warfarin, digoxin,theophylline,…

- Chuyển hóa: sự chuyển hóa thuốc thường trải qua hai giai đoạn: thuốc bị oxy hóa,

khử hóa hoặc thủy phân thành chất phân cực hơn (pha I) sau đó liên hợp với các chấttrở nên mất hoạt tính (pha II) Sự oxy hóa các thuốc ở pha I, dưới tác dụng của enzymcytochrom P450 Một thuốc làm thay đổi hoạt tính của enzym gan sẽ làm thay đổi

Trang 14

chuyển hóa của các thuốc qua gan, do đó sẽ ảnh hưởng đến sinh khả dụng của cácthuốc sử dụng phối hợp.

Ví dụ: Phenytoin cảm ứng enzym CYP450 làm giảm nồng độ cyclosporin, tăng nguy

cơ thải ghép; Erythromycin ức chế enzym CYP3A4, làm tăng nồng độ terfenadin, tăngnguy cơ xoắn đỉnh

- Thải trừ: thông thường thuốc được thải trừ bằng đường mật hoặc đường tiểu Máu

vào thận được lọc qua cầu thận, nơi đó các chất phân tử lượng lớn như protein, tế bàomáu được giữ lại trong máu Ngược lại các chất có phân tử lượng nhỏ hơn sẽ được lọcqua màng và đi vào tiểu quản thận, đi tiếp vào ống thận, nơi đó các thuốc ở dạngnguyên mẫu và chất chuyển hóa của nó được bài tiết chủ động hoặc tái hấp thu thụđộng Tương tác thuốc có thể xảy ra do sự thay đổi pH nước tiểu, hệ thống bài tiết chủđộng hoặc lưu lượng máu đến thận

Ví dụ: Aspirin, acid barbituric là các acid yếu, khi ở pH kiềm của nước tiểu sẽ ở dạngion hóa thân nước, không thể đi qua lớp lipid kép của màng tế bào do đó không đượctái hấp thu thụ động mà được đào thải qua nước tiểu; thuốc NSAID ức chế sản xuấtprostaglandin là một chất gây giãn mạch ở thận, dẫn đến giảm lưu lượng máu đến thận,giảm bài tiết lithium và hệ quả là tăng nồng độ lithium trong máu

1.1.2.2 Dược lực học

Tương tác dược lực học xảy ra khi tác động dược lực của một thuốc bị thay đổi khi có

sự hiện diện của một thuốc khác ở nơi tác động, có thể qua thụ thể hoặc không qua thụthể

Ví dụ: Naloxon cạnh tranh trên thụ thể opioid để giải độc các thuốc nhóm opioid(morphin, heroin ); thuốc chống đông và vitamin K đối kháng về tác dụng dược lý;Captopril và Spironolacton cùng có tác dụng giữ kali ở lại cơ thể, có nguy cơ tăng kalihuyết

Trang 15

1.2 CÁC NGHIÊN CỨU TƯƠNG TỰ

Bảng 1.2 Các nghiên cứu tương tự STT

Mục tiêu nghiên

cứu

Phương pháp nghiên cứu

áp, từ 10/2003

04-Khảo sát tần suấttương tác thuốccủa các thuốcđiều trị tăng huyếtáp

Cắtngang

mô tả

- Theo Drug Interaction Facts, có 433 cặp tương tácthuốc, trong đó có 16 tương tác mức độ nặng (3,7%); 34tương tác mức độ trung bình (7,8%)

- BN lớn tuổi, sử dụng nhiều thuốc có nguy cơ tương tácthuốc cao hơn

và sử dụng ítnhất 2 thuốc

Khảo sát tươngtác thuốc ở BNlớn tuổi có bệnhtăng huyết áp tại

3 nhà thuốc cộngđồng

Nghiêncứu tiếncứu

- Theo Lexi-Interact, có 215 cặp tương tác, trong đó83,3% xếp loại C (cần theo dõi), 16,3% xếp loại D (cầnđiều chỉnh) và 0,4% xếp loại X (chống chỉ định)

sử dụng ít nhất

2 toa thuốc từ01/01/2003-31/12/2003

Khảo sát tần suấttương tác mức độnặng, tìm các yếu

tố liên quan nhưtuổi, giới tính, sốlượng thuốc

Nghiêncứuquan sát

- Theo một phần mềm tra cứu tương thuốc tại Italy, tỷ lệ

BN có tương tác nặng là 16%

- BN lớn tuổi hơn, sử dụng 5 thuốc trở lên có nguy cơtương tác thuốc cao hơn BN nhận 3-5 thuốc hoặc dưới 3thuốc

Trang 16

Mục tiêu nghiên

cứu

Phương pháp nghiên cứu

Khảo sát tươngtác thuốc trên BNcao tuổi điều trịngoại trú

Cắtngang

mô tả

có phântích (hồicứu)

- Theo Facts & Comparisons, đơn thuốc có tương tácthuốc chiếm 15,45%, loại nặng chiếm 21,45%

- Theo Medscape, đơn thuốc có tương tác thuốc chiếm19,48%, trong đó tương tác ở mức chống chỉ định chiếm2,83%, loại nặng chiếm 34,13%

- Theo tài liệu tra cứu của Bộ Y tế đơn thuốc có tương tácchiếm 3,12%, loại nặng chiếm 11,90%

mạch, trongmột năm từ01/09/2008-31/08/2009

Chỉ ra tần suấtcác tương tácthuốc và các yếu

tố liên quan ở BNnội trú tại mộtbệnh viện timmạch

Cắtngang

mô tả

- Theo phần mềm Micromedex có 100 cặp tương tác xuấthiện 1.120 lần Có 310 BN (77,5%) có ít nhất 1 tương tácnặng Trong tổng số 1.120 lần xuất hiện tương tác, tươngtác trung bình chiếm 631 lần (56,3%) và tương tác nặng

là 284 lần (25,4%), còn lại là mức độ nhẹ

- Trong 23 cặp tương tác có tần suất xuất hiện cao nhất,

có 9 cặp mức độ nặng, 13 cặp mức độ trung bình và 1 cặpmức độ nhẹ

- Các yếu tố làm tăng nguy cơ tương tác thuốc ở BN làtuổi trên 65, giới tính nam, nhập viện 4 ngày trở lên và sửdụng 7 thuốc trở lên

Trang 17

Mục tiêu nghiên

cứu

Phương pháp nghiên cứu

từ 02-04/2011

Khảo sát tươngtác thuốc ở BNngoại trú sử dụngthuốc tim mạch ởbệnh viện Jimma

Cắtngang

mô tả

- Theo Micromedex, có 241 BN (72,6%) có tương tácthuốc Tương tác thường gặp nhất là Enalapril –Furosemid (20%)

- BN được kê nhiều thuốc có khả năng gặp tương tácthuốc cao hơn

kê ít nhất 2thuốc từ 05-08/2012

Đánh giá khảnăng tương tácthuốc – thuốc vàcác yếu tố liênquan ở BN nội trúcủa một bệnh việntim mạch

Nghiêncứuquan sáttiếncứu

- Theo Micromedex, có 32 BN có ít nhất một tương tácthuốc (21,3%) Có 48 cặp tương tác, trong đó phần lớn làtương tác trung bình (30 cặp, 62,5%)

- Atorvastatin/azithromycin (10,4%), enalapril/metformin(10,4%), enalapril/potassium chloride (10,4%),atorvastatin/clarithromycin (8,3%) vàfurosemide/gentamicin (6,3%) là các cặp tương tácthường gặp nhất

- Các yếu tố liên quan đến tương tác thuốc gồm số lượngthuốc sử dụng, thời gian nằm viện và tình trạng bệnhkèm

Khảo sát tươngtác thuốc ở BNcao huyết áp ở

Cắtngang

- Phần lớn BN 50-60 tuổi (37,49%)

- Theo Micromedex và Medscape, có 48 BN với 53 cặp

Trang 18

Mục tiêu nghiên

cứu

Phương pháp nghiên cứu

Kết quả chính

nam Ấn

Độ

24h trongtháng 01-09/2012, 18tuổi trở lên, sửdụng hơn 3thuốc

một bệnh viện mô tả tương tác có ý nghĩa lâm sàng Nam có tỷ lệ tương tác

thuốc cao hơn nữ (tương ứng 62,5% và 37,5%)

- Thuốc tương tác nhiều nhất là Insulin (33,96%),Metoprolol (18,86%)

kê ít nhất 2thuốc

Đánh giá khảnăng tương tácthuốc – thuốc vàcác yếu tố liênquan ở BN nội trútại một bệnh việntim mạch

Cắtngang

mô tả

Theo phần mềm Micromedex Drug Information, trong số

53 cặp tương tác, phần lớn là tương tác trung bình (55%)hoặc nặng (45%) Trong 10 tương tác thường gặp nhất có

3 tương tác nặng, 7 tương tác trung bình

BN ngoại trú

Cắtngang

mô tả

- Theo Micromedex, có 22,3% BN có tương tác thuốc,trong đó số BN có tương tác mức độ nặng chiếm 337 BN(15,7%) và mức độ trung bình là 225 BN (9,4%) Trongtổng số 942 lần xuất hiện tương tác, mức độ trung bìnhchiếm 61,9% và mức độ nặng là 32,1%

- Tương tác thường gặp nhất là ibuprofen + levofloxacin(n = 50), ciprofloxacin + diclofenac (32), aspirin +

Trang 19

Mục tiêu nghiên

cứu

Phương pháp nghiên cứu

Khảo sát tươngtác thuốc và chỉ racác yếu tố liênquan ở BN nội trúkhoa tim mạch tạibệnh viện Yekatit12

Cắtngang

mô tảhồi cứu

Khảo sát tươngtác thuốc và chỉ racác yếu tố liênquan ở BN nội trúkhoa tim mạch tạimột bệnh viện

Cắtngang

mô tả

- Theo Micromedex, có 155 BN có tương tác thuốc(87,74%) Trong tổng số 842 lần xuất hiện của 79 cặptương tác, mức độ nặng chiếm 41,33% và mức độ trungbình chiếm 56,65%

- Các yếu tố BN sử dụng hơn 7 thuốc, có nhiều bệnh kèm

có liên quan đến khả năng tương tác thuốc

Trang 20

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT

- Tiêu chuẩn chọn mẫu: BN khám tại phòng khám tim mạch, Bệnh viện Đại học YDược TPHCM – cơ sở 2 trong vòng một tháng từ ngày 01/04/2018 – 30/04/2018

- Tiêu chuẩn loại mẫu: BN không có đơn thuốc hoặc chỉ có duy nhất một thuốc ở tất cảcác phòng khám tại ngày lấy toa

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Thiết kế nghiên cứu: cắt ngang mô tả

- Phương pháp thu thập số liệu: thu thập đơn thuốc trên phần mềm kê đơn Hsoft củabệnh viện

Bảng 2.1 Nội dung nghiên cứu và phương pháp tiến hành nghiên cứu S

T

T

Nội dung nghiên

1

Khảo sát đặc

điểm nhân khẩu

học của BN

- Thu thập thông tin BN về tuổi, giới tính, nơi sống

- Tính tỷ lệ phần trăm mỗi đặc điểm trên dân số khảo sát

+ Thống kê tỷ lệ BN gặp tương tác có ý nghĩa lâm sàng (là mức độchống chỉ định, nặng theo Micromedex hoặc X, D theo Lexicom).+ Thống kê các cặp tương tác có ý nghĩa lâm sàng có sự thống nhất

Trang 21

Mức độ tương tác định nghĩa như sau:

Chưa rõ

- Theo phần mềm Lexicom:

Cân nhắc điều chỉnh thuốc Không cần hành động

2.3 CỠ MẪU

Công thức tính cỡ mẫu áp dụng khi ước lượng một tỷ lệ của dân số: n = Z21-α/2 𝑃(1−𝑃)

d 2

Trong đó n: cỡ mẫu tối thiểu

Z2 1-α/2: hệ số tin cậy tương ứng với mức ý nghĩa thống kê (1,96).

P: tỷ lệ ước tính (giả định P = 0,5 để có một cỡ mẫu tối thiểu lớn nhất)

d: sai số cho phép (0,05)

Tính toán thu được n = 384

2.4 XỬ LÝ THỐNG KÊ

Dữ liệu được thu thập và thống kê bằng phần mềm Excel 2010

Các phép kiểm được sử dụng: thống kê mô tả (tính tần số, tỷ lệ % và số trung bình)

Trang 22

Chương 3 KẾT QUẢ - BÀN LUẬN

3.1 ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ KHẢO SÁT

Tiến hành thu thập toa thuốc của BN khám tại phòng khám tim mạch, Bệnh viện Đạihọc Y Dược TPHCM – cơ sở 2 trong vòng một tháng từ ngày 01/04/2018 –30/04/2018, có 1.475 BN thỏa mãn tiêu chí chọn mẫu

Bảng 3.1 Đặc điểm dân số khảo sát

Hình 3.1 Phân bố theo tuổi của dân số khảo sát

Tuổi trung bình của dân số khảo sát là 56,85 ± 13,68 tuổi Kết quả này tương tự nghiêncứu của Waleed M Sweileh năm 2005 tại Palestine trên đối tượng BN ngoại trú cóbệnh tim mạch, tuổi trung bình của dân số khảo sát là 61,2 ± 15,4 tuổi [14]

Trang 23

Nhóm tuổi ≤ 40 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất (12,81%) trong khi nhóm tuổi 51-60 tuổichiếm tỷ lệ cao nhất (26,71%) Theo ESC 2018, tuổi càng tăng, lối sống ít vận độngkèm với sự tăng cân có thể làm tăng tỷ lệ bệnh tăng huyết áp [27] Theo Uptodate năm

2019, tuổi càng tăng càng làm tăng áp lực mạch máu, đặc biệt là áp lực mạch máu tâmthu Điều này dẫn đến tăng tỷ lệ bệnh tăng huyết áp, cao nhất ở độ tuổi 50-60 tuổi [29]

Hình 3.2 Phân bố theo giới tính của dân số khảo sát

Tỷ lệ BN nữ (64,47%) nhiều hơn nam (35,53%) Kết quả này khác với 2 nghiên cứucủa Waleed M Sweileh năm 2005 tại Palestine và Legese Chelkeba et al năm 2013 tạitây nam Ethiopia trên đối tượng BN ngoại trú có bệnh tim mạch, tỷ lệ BN nữ lần lượt

là 52,4% [14] và 51,51% [21], như vậy tỷ lệ BN nữ tương đương BN nam TheoUptodate năm 2019, giới tính không phải là yếu tố nguy cơ của bệnh tăng huyết áp[29]

Hình 3.3 Phân bố theo nơi sống của dân số khảo sát

Trang 24

Tỷ lệ BN đến từ các tỉnh khác ngoài TPHCM là 59,46% Điều này có thể giải thích dobệnh viện Đại học Y Dược trực thuộc Đại học Y dược TPHCM, là bệnh viện công lậphạng I, phục vụ công tác khám chữa bệnh không chỉ cho người dân TPHCM mà còncho các khu vực lân cận.

3.2 KHẢO SÁT TƯƠNG TÁC THUỐC

tương tác thuốc, đã chỉ ra Micromedex là phần mềm được sử dụng nhiều nhất trong cácnghiên cứu về tương tác thuốc vì được đánh giá là tin cậy nhất với độ nhạy cao, phổbiến sau đó là Lexicom và các phần mềm như Drug Interactions Facts, Epocrates, Druginteraction checker on www.drugs.com Phần lớn (26 trong số 38 nghiên cứu) chỉ sử

số 12 nghiên cứu còn lại sử dụng đồng thời Micromedex và Lexicom hoặc DrugInteractions Facts, Medscape…[24]

Nghiên cứu của chúng tôi sử dụng 2 phần mềm tra cứu là Micromedex và Lexicom

Thống kê tỷ lệ BN gặp tương tác “có ý nghĩa lâm sàng”

Tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng là các tương tác thuốc dẫn đến thay đổi hiệu quảđiều trị và/hoặc độc tính của thuốc tới mức cần hiệu chỉnh liều, tăng cường giám sátbệnh nhân hoặc thậm chí chống chỉ định [12]

Nghiên cứu của chúng tôi quy ước: mức độ tương tác thuốc “có ý nghĩa lâm sàng” làmức độ chống chỉ định, nặng theo Micromedex hoặc X, D theo Lexicom [3],[4]

Bảng 3.2 Tỷ lệ bệnh nhân có tương tác thuốc tra theo Micromedex

Trang 25

Hình 3.4 Tỷ lệ bệnh nhân có tương tác thuốc tra theo Micromedex

Theo Micromedex, tỷ lệ BN có tương tác thuốc là 41,08% Tỷ lệ này thấp hơn trongnghiên cứu của Legese Chelkeba et al năm 2013 tại tây nam Ethiopia (72,6%) trêncùng đối tượng BN ngoại trú sử dụng thuốc tim mạch [21] Có thể do khác biệt cỡ mẫu(332 BN so với 1475 BN trong nghiên cứu của chúng tôi)

Bảng 3.3 Tỷ lệ bệnh nhân có tương tác thuốc tra theo Lexicom

Trang 26

Theo Lexicom, tỷ lệ BN có tương tác thuốc là 68%, cao hơn so với Micromedex, cóthể giải thích một phần do Micromedex không có các hoạt chất như Dexibuprofen,Levosulpirid, Glibenclamid, Eperison, Imidapril, Diacerein, Mosaprid, Itoprid,Clinidipin, Almagat, Ebastin Tỷ lệ cao hơn ở Lexicom này tương tự 2 nghiên cứu của

Tỷ lệ BN có tương tác thuốc theo Lexicom cao hơn Micromedex, tuy nhiên có một tỷ

lệ lớn BN chỉ có tương tác mức độ C (47,73%) trong khi chỉ có 20,27% BN có tươngtác mức độ có ý nghĩa lâm sàng X hoặc D Kết quả này tương tự nghiên cứu của VesnaBacic-Vrca et al năm 2009 tại Croatia, tỷ lệ BN có tương tác X và D lần lượt là 20,4%,0,8% [17]

Bảng 3.4 Tỷ lệ tương tác theo từng mức độ tra theo Micromedex

Trang 27

Theo Micromedex, có 2 cặp tương tác chống chỉ định xuất hiện 2 lần, 93 cặp tương tácNặng xuất hiện 520 lần.

Ở cả số cặp tương tác và số lần xuất hiện tương tác, mức độ trung bình đều chiếm tỷ lệcao nhất, tương ứng 57,01% và 58,70%

Có tổng số 1.264 lần xuất hiện tương tác của 221 cặp tương tác, trong đó tỷ lệ số lầnxuất hiện tương tác mức độ chống chỉ định, nặng, trung bình lần lượt là 0,16%,41,14%, 58,70% Tỷ lệ này cao hơn ở nghiên cứu của Mohammad Ismail et al năm

2012 tại Pakistan trên đối tượng 400 BN nội trú khoa tim mạch với tổng số 1120 lượttương tác của 100 cặp tương tác, tỷ lệ số lần xuất hiện tương tác mức độ chống chỉđịnh, nặng, trung bình lần lượt là 0%, 25,4% và 56,3% [19]

Bảng 3.5 Tỷ lệ tương tác theo từng mức độ tra theo Lexicom

356

2211

0 500 1000

Trang 28

Theo Lexicom, có 12 cặp tương tác mức độ X xuất hiện 30 lần, 74 cặp tương tác mức

độ D xuất hiện 356 lần So với Micromedex, cả số cặp tương tác và số lần xuất hiệntương tác mức độ X theo Lexicom cao hơn mức độ chống chỉ định theo Micromedex.Tương tự mức độ trung bình theo Micromedex, ở cả số cặp tương tác và số lần xuấthiện tương tác, mức độ C đều chiếm tỷ lệ cao nhất, tương ứng 80,80% và 85,73%

Trang 29

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ đồng thuận là 17,66%, gồm 4 cặp mức độ CCĐ,nặng-tránh phối hợp và X, 23 cặp Nặng –D và 62 cặp trung bình – C.

Có 20 cặp mức độ Nặng theo Micromedex nhưng xếp vào không tương tác theoLexicom

Có 4 cặp mức độ X và 16 cặp mức độ D theo Lexicom nhưng xếp vào không tương táctheo Micromedex Ngoài ra có 2 cặp mức độ X, 7 cặp mức độ D nhưng không có hoạtchất trong Micromedex Danh sách hoạt chất không có trong Micromedex gồmAlmagat, Clinidipin, Dexibuprofen, Diacerein, Ebastin, Eperison, Glibenclamid,Imidapril, Itoprid, Levosulpirid, Mosaprid

tương tác thuốc chỉ ra rằng sự đồng thuận về kết quả tra cứu tương tác giữa các phầnmềm là thấp [24] Cụ thể, trong nghiên cứu của Smithburger et al (2010) sử dụng

Trong số 65 cặp mức độ X hoặc D theo Lexicom có 16 cặp xếp vào không tương táctheo Micromedex, ngược lại trong số 97 cặp mức độ Chống chỉ định hoặc Nặng ở

nghiên cứu của Smithburger et al (2012), tỷ lệ đồng thuận kết quả là 18,9% Trong đó,

có 8 tương tác mức độ nặng theo Micromedex nhưng không tương tác theo Lexicom,ngược lại có 12 tương tác mức độ nặng trong Lexicom nhưng không tương tác theoMicromedex [20]

Trang 30

Các cặp tương tác “có ý nghĩa lâm sàng” có sự thống nhất giữa 2 phần mềm

3.2.2.1 Mức độ (CCĐ hoặc nặng-tránh phối hợp) theo Micromedex và X theo

Số lần xuất hiện

1 Diltiazem Ivabradin 7

Diltiazem ức chếCYP3A4, tăng nồng độIvabradin, tăng tácdụng chậm nhịp tim

Tránh phối hợp

2 Clarithromycin Simvastatin 1

Clarithromycin ức chếCYP3A4, tăng nồng độSimvastatin, tăng nguy

cơ ly giải cơ vân

Cặp 1 Tương tác giữa Ivabradin và Diltiazem theo Stockley’s drug interactions năm

2014 xếp ở mức độ nặng (!) và theo Trung tâm DI và ADR quốc gia năm 2014, nêntránh phối hợp do nguy cơ chậm nhịp tim [23],[6]

Cặp 2 Tương tác giữa Simvastatin và Clarithromycin theo Stockley’s drug

interactions năm 2014 xếp mức độ CCĐ (X): đã có ca ly giải cơ vân được báo cáo [23]

Cặp 3 Theo Tương tác thuốc và chú ý khi chỉ định của Bộ Y tế năm 2015, xếp ở mức

độ cao nhất: 4 (phối hợp nguy hiểm), phối hợp levodopa và một số thuốc có tác dụngđối kháng cường dopaminergic như sulpirid có thể dẫn đến tác dụng đối kháng Chốngchỉ định phối hợp [8]

Cặp 4 Tương tác giữa Ivabradin và Rifampin theo Stockley’s drug interactions năm

2014 xếp ở mức độ nặng (!), nên theo dõi hiệu quả của Ivabradin, điều chỉnh liều nếucần [23]

Trang 31

3.2.2.2 Mức độ Nặng theo Micromedex và D theo Lexicom

ức chế kết tập tiểu cầu

Tránh phối hợpOmeprazol 1

Clarithromyc

in

Amlodipin 5 Clarithromycin ức chế

CYP3A4, tăng nồng độthuốc chẹn Calci, tăngnguy cơ hạ huyết áp

Theo dõi huyết áp

cơ đau cơ, tiêu cơ vân

Liều tối đa Atorvastatin

20 mg/ngày, theo dõidấu hiệu đau cơ, tiêu

độ Statin, tăng nguy cơtiêu cơ vân

Theo dõi dấu hiệu đau

cơ, tiêu cơ vân

Liều tối đa Simvastatin

20 mg/ngày, theo dõidấu hiệu đau cơ, tiêu

cơ vân

5 Etoricoxib Furosemid 1

Giảm hiệu quả lợi tiểu,độc thận do NSAIDgiảm tổng hợpprostaglandin tại thận

Theo dõi chức năngthận, huyết áp

Trang 32

Số lần xuất hiện

7 Aspirin

Celecoxib 2

Aspirin làm tăng nguy

cơ chảy máu đường tiêuhóa của NSAID chọnlọc COX-2

Theo dõi dấu hiệu chảymáu đường tiêu hóa

Meloxicam 1 NSAID không chọn lọc

COX-2 làm tăng nguy

cơ chảy máu và giảmhiệu quả bảo vệ timmạch của aspirinDiclofenac 1

8 Glimepirid Sitagliptin 2 Tăng nguy cơ hạ đường

9 Tramadol

Sulpirid 3 Phối hợp Tramadol và

thuốc ức chế TKTWlàm tăng nguy cơ ức chế

hô hấp và TKTW

Sử dụng liều thấp nhấttrong thời gian ngắnnhất có thể, theo dõi sự

an thần và ức chế hôhấp

tăng nguy cơ ức chế hôhấp và TKTW

(Lexicom)

Theo dõi dấu hiệu bítiểu, táo bón, hội chứngSerotonin

(Micromedex); sử dụngliều thấp nhất trongthời gian ngắn nhất cóthể, theo dõi sự an thần

và ức chế hô hấp(Lexicom)

10 Pyrazinamid Rifampin 1 Tăng nguy cơ độc gan

của Rifampin

Phối hợp không nêndùng cho các đối tượngđang sử dụng thuốc gâytổn thương gan, uốngrượu quá mức thậm chí

đã ngưng khi điều trị,

có bệnh gan, có tiền sửtổn thương gan doIsoniazid Theo dõinồng độ

aminotransferase AT,bilirubin khi bắt đầu vàlúc 2, 4, 6, 8 tuần củađiều trị

Trang 33

Cặp 1 Tương tác giữa Clopidogrel và thuốc ức chế kênh proton PPI như Esomeprazol

(thường gặp, xuất hiện 68 lần trong tổng số 1475 BN), Omeprazol (xuất hiện 1 lần):cần tránh phối hợp hoặc chuyển sang dùng Pantoprazol, Dexlansoprazol hoặc sử dụngtác nhân kháng tiểu cầu khác Theo Stockley’s drug interactions năm 2014 xếp ở mức

độ nặng (!): kết quả các nghiên cứu còn tranh cãi, nên tránh phối hợp [23]

Theo 2 nghiên cứu của Mohammad Ismail et al năm 2012 tại Pakistan và AssefaMB1and Kassahun T năm 2019 tại Ethiopia, tương tác giữa Clopidogrel và Omeprazolxếp ở mức thường gặp, xuất hiện lần lượt 11 lần trong tổng số 400 BN [19] và 9 lầntrong tổng số 209 BN [31]

Cặp 2 Tương tác giữa Clarithromycin và thuốc chẹn Calci như Amlodipin, Felodipin,

Diltiazem theo Stockley’s drug interactions năm 2014 xếp ở mức độ nặng (!): tăngnguy cơ tác dụng không mong muốn như hạ huyết áp, kéo dài khoảng QT [23]

Cặp 3 Tương tác giữa Atorvastatin và Clarithromycin: cân nhắc thay thế bằng các

statin không chuyển hóa qua CYP3A4 như Fluvastatin, Pravastatin Theo Stockley’sdrug interactions năm 2014 xếp ở mức độ nặng (!), tương tác có thể làm tăng nhẹ -trung bình nồng độ Atorvastatin, phối hợp nên tránh nếu có thể [23] Theo Tương tácthuốc và chú ý khi chỉ định của Bộ Y tế năm 2015, tương tác giữa Statin vàClarithromycin xếp ở mức độ cao nhất: 4 (phối hợp nguy hiểm), dùng một thuốc thaythế nếu có thể [8]

Tương tác giữa Atorvastatin và Clarithromycin chỉ xuất hiện 1 lần trong nghiên cứucủa chúng tôi Khác với nghiên cứu của Legese Chelkeba et al năm 2013 tại tây namEthiopia, tương tác giữa Lovastatin và Macrolid là thường gặp, xuất hiện 12 lần trongtổng số 332 BN [21] Cũng trong 2 nghiên cứu của Sushmita Sharma et al năm 2014tại phía tây Nepal và Pamela L Smithburger năm 2010 tại Hoa Kỳ, tương tác giữaAtorvastatin và Clarithromycin là thường gặp, xuất hiện lần lượt 4 lần trong tổng số

150 BN [22] và 23 lần trong tổng số 1725 BN [18]

Cặp 4a Tương tác giữa Diltiazem và Atorvastain theo Stockley’s drug interactions

năm 2014 xếp ở mức độ nặng (!): tương tác có thể làm tăng trung bình nồng độ statin,

Trang 34

đã có ca ly giải cơ vân được báo cáo Liều tối đa khuyến cáo của Simvastatin là 20mg/ngày theo Anh, 10 mg/ngày theo Hoa Kỳ, nên sử dụng liều thấp nhất có thể củaAtorvastatin [23] Theo Tương tác thuốc và chú ý khi chỉ định của Bộ Y tế năm 2015,tương tác xếp ở mức độ 2 (cần thận trọng) Pravastatin là thuốc ít tương tác nhất, có thể

sử dụng làm thuốc thay thế tương đối an toàn [8]

Trong nghiên cứu của Sushmita Sharma et al năm 2014 tại phía tây Nepal, tương tácgiữa Diltiazem và Atorvastain xuất hiện 2 lần trong tổng số 150 BN [22]

Cặp 4b Tương tác giữa Amlodipin và Simvastatin theo Stockley’s drug interactions

năm 2014 xếp ở mức độ nặng (!): tăng nhẹ nồng độ Simvastatin, liều tối đa khuyến cáocủa Simvastatin là 20 mg/ngày [23]

Cặp 5 Phối hợp NSAID và thuốc lợi tiểu xếp loại Nặng theo Micromedex và C theo

Lexicom, xuất hiện 1 lần (Celecoxib và Indapamid), 2 lần (Celecoxib và HTZ), riêngtương tác giữa Etoricoxib và Furosemid xuất hiện 2 lần, thống nhất xếp loại Nặng theoMicromedex và D theo Lexicom Tương tác giữa Etoricoxib và Furosemid theoStockley’s drug interactions năm 2014 xếp ở mức độ theo dõi (?): có thể giảm hiệu quả

hạ huyết áp và lợi tiểu Đối tượng có nguy cơ cao như BN lớn tuổi có xơ gan, bệnh timvà/hoặc suy thận nên tránh dùng NSAID [23]

Tương tác giữa NSAID và Furosemid theo Tương tác thuốc và chú ý khi chỉ định của

Bộ Y tế năm 2015 xếp ở mức độ 1 (cần theo dõi) Phối hợp có thể làm giảm hiệu quả

hạ huyết áp, NSAID ức chế tổng hợp prostaglandin ở thận là chất gây dãn mạch, từ đó

có thể dẫn đến giữ muối nước, nguy cơ suy thận cấp ở BN mất nước Cần đảm bảo sựtiếp nước tốt cho BN, theo dõi chức năng thận và huyết áp [8]

Trong nghiên cứu của Legese Chelkeba et al năm 2013 tại tây nam Ethiopia, tương tácgiữa Diclofenac và HTZ, Ibuprofen và HTZ là các tương tác thường gặp, xuất hiệntương ứng 13 lần và 6 lần trong tổng số 332 BN [21]

Cặp 6 Tương tác giữa Ginkgo biloba và Aspirin theo Stockley’s drug interactions năm

2014 xếp ở mức độ nặng (!): Ginkgo biloba có các tác dụng kháng kết tập tiểu cầu,chảy máu và rối loạn đông máu Đã có ca chảy máu đáng kể trên lâm sàng khi phối hợpGinkgo biloba và Aspirin, tuy nhiên kết quả các nghiên cứu còn tranh cãi [23]

Trang 35

Tương tác giữa Ginkgo biloba và NSAID theo Stockley’s drug interactions năm 2014xếp ở mức độ theo dõi (?): Đã có ca chảy máu nội sọ nghiêm trọng khi dùng Ginkgobiloba và Ibuprofen, kéo dài thời gian chảy máu và tụ máu dưới màng cứng ở BN dùngGinkgo biloba và Rofecoxib Tuy nhiên, kết quả các nghiên cứu còn tranh cãi khi chothấy Diclofenac và Flurbiprofen không gây tác dụng này [23].

Cặp 7 Tương tác giữa Aspirin và NSAID theo Stockley’s drug interactions năm 2014

xếp ở mức độ theo dõi (?): NSAID không chọn lọc có thể đối kháng tác dụng kháng kếttập tiểu cầu của Aspirin, từ đó giảm tác dụng bảo vệ tim mạch Coxib và Diclofenaclàm tăng nguy cơ huyết khối Ngoài ra phối hợp NSAID và Aspirin ngay cả liều thấpcũng làm tăng nguy cơ chảy máu đường tiêu hóa Coxib và Diclofenac CCĐ phối hợpvới Aspirin, các NSAID khác cũng nên tránh phối hợp với Aspirin ở BN có bệnh timthiếu máu cục bộ, bệnh mạch máu não, bệnh động mạch ngoại biên [23]

Theo hội tiêu hóa Hoa Kỳ năm 2009, đối với BN có nguy cơ tim mạch cao cần sử dụngAspirin liều thấp để phòng ngừa biến cố tim mạch nghiêm trọng, Naproxen +PPI/misoprostol được khuyến cáo sử dụng ở BN có nguy cơ đường tiêu hóa mức độthấp – trung bình, trong khi tránh sử dụng NSAID được khuyến cáo ở BN có nguy cơtiêu hóa cao như mang nhiều yếu tố nguy cơ, có tiền sử biến chứng loét đường tiêu hóahoặc đang sử dụng đồng thời corticoid hoặc thuốc kháng đông [16]

Cặp 9b Tương tác giữa Tramadol và Amitriptylin theo Stockley’s drug interactions

năm 2014 xếp ở mức độ theo dõi (?): đã có ca BN thờ ơ, an thần và ức chế hô hấp khiphối hợp opioid và thuốc chống trầm cảm 3 vòng Tuy nhiên, tương tác nghiêm trọnghiếm khi xảy ra trong khi phối hợp này có thể có lợi trong quản lý đau của BN [23].Tương tác giữa Amitriptylin và các thuốc ức chế hệ TKTW theo Tương tác thuốc vàchú ý khi chỉ định của Bộ Y tế năm 2015 xếp ở mức độ 1 (cần theo dõi): tăng tác dụng

ức chế hệ TKTW, dẫn đến tăng tác dụng an thần và buồn ngủ Chú ý sự giảm tỉnh táo ởngười lái xe và vận hành máy móc Khuyên BN không uống rượu [8]

Cặp 10 Tương tác giữa Pyrazinamid và Rifampin theo Tương tác thuốc và chú ý khi

chỉ định của Bộ Y tế năm 2015 xếp ở mức độ 2 (cần thận trọng) Phối hợp này là kinhđiển trong điều trị lao, tuy nhiên 2 thuốc đều độc với gan Phải theo dõi chặt chẽ chức

Trang 36

năng gan hoặc nếu có thể, hoãn một trong hai thuốc, xác định chắc chắn BN khôngthường xuyên uống rượu và không có tiền sử viêm gan do virus [8].

Các cặp tương tác “có ý nghĩa lâm sàng” nhưng không có sự thống nhất giữa 2 phần mềm

Số lần xuất hiện

ở BN đang sửdụng vitaminD3 Theo dõiđộc tính củaAluminum

Calcitriol 1 X, 0

2 thuốc analogvitamin D có thểlàm tăng độc tínhlẫn nhau

Tránh phối hợp

2 Diltiazem Domperidon 1

X, khôngtránhphối hợp

Nặng-Diltiazem ức chếtrung bình

CYP3A4, tăngnồng độ

Domperidon, tăngnguy cơ kéo dàikhoảng QT

Tránh phối hợp

3 Olanzapin Sulpirid 2

X, khôngtránhphối hợp

Nặng-Tăng độc tính củaSulpirid Tránh phối hợp

4 Celecoxib Dexibuprofen 2 X, Không

Tránh phối hợp

Ngày đăng: 06/05/2021, 23:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w