1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khảo sát và đánh giá mức độ ô nhiễm vi sinh trên kênh nhiêu lộc thị nghè

59 2,1K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 1,06 MB

Nội dung

LỜI CẢM ƠN Luận văn tốt nghiệp này được hoàn thành nhờ sự giúp đỡ tận tình của các thầy côtrong khoa Công Nghệ Sinh Học và Môi Trường thuộc trường đại học Kỹ ThuậtCông Nghệ TPHCM và mộ

Trang 1

LỜI CẢM ƠN



Luận văn tốt nghiệp này được hoàn thành nhờ sự giúp đỡ tận tình của các thầy côtrong khoa Công Nghệ Sinh Học và Môi Trường thuộc trường đại học Kỹ ThuậtCông Nghệ TPHCM và một số cơ quan có thẩm quyền đã giúp đỡ nhiều nguồn tàiliệu quý báu cũng như kiến thức có liên quan trong suốt thời gian làm tiểu luận tốtnghiệp và học tập tại trường

Trước hết em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn đến :

-Cô Lê Thị Kim Oanh đã tận tình giúp đỡ trong suốt thời gian làm luận văn

-Các thầy cô trong phòng thí nghiệm trường đã giúp đỡ em rất nhiều trong côngviệc

-Các anh chị thuộc trung tâm nghiên cứu ETM đã hướng dẫn tận tình trong việcphân tích và lấy mẫu

Và cuối cùng là tập thể lớp 05ĐSH1

Một lần nữa cho em gởi lời cảm ơn đến toàn bộ quý thầy cô, các anh chị và các bạn

đã tận tình giúp đỡ và đóng góp những ý kiến quý báu để hoàn thành luận văn tốtnghiệp này

Trang 2

Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG

1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:

Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng và có vai trò quyết định trongviệc bảo đảm đời sống đối với con người Mặc dù nước có vai trò rất quan trọngnhưng do nhận thức còn hạn chế con người chỉ chú ý đến việc khai thác và sử dụng

mà không quan tâm đến việc bảo vệ môi trường nước Sự tác động vô ý thức của conngười đang làm ô nhiễm trầm trọng môi trường nước

Trong giai đoạn hiện nay các vấn đề về ô nhiễm môi trường đặc biệt là môitrường nước đáng được xã hôi đặc biệt quan tâm Thành phố chúng ta vốn rất nhiềukênh rạch, sông ngòi nhưng không được sự quan tâm bảo vệ đúng mức nên các conkênh này ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng gây mất vẻ mỹ quan và làm tổn thất rấtlớn về tài nguyên nước, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân

Kênh Thị Nghè nằm trên địa bàn thành phố cũng là một trong những conkênh hiện đang ô nhiễm nặng nề Do vậy việc nghiên cứu đánh giá thực trạng ônhiễm nguồn nước kênh rạch nói chung và tại kênh Thị Nghè nói riêng là việc làmcần thiết

1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI

- Nghiên cứu thực trạng kênh Thị Nghè

- Xây dựng các biện pháp nhằm làm sạch và bảo vệ môi trường kênh Thị Nghè

1.3 NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI

- Làm sáng tỏ chất lượng nước ở khu vực kênh Thị Nghè hiện nay trên cơ sở khảo sáthiện trạng, phân tích đánh giá chất lượng nước ở khu vực này Từ đó nêu lên nguyênnhân gây ra biến đổi chất lượng nước ở khu vực

Trang 3

1.4 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

1.5 GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI

Do thời gian thực hiện đề tài không cho phép nên người thực hiện không thểđánh giá toàn bộ chất lượng nước ở kênh Nhiêu Lộc- Thị Nghè mà chỉ khoanh vùng

và đánh giá một số điểm mà khả năng cho phép từ cầu Thị Nghè đến cầu Điện BiênPhủ và trong địa bàn quận 1 và quận Bình Thạnh

Về mặt nội dung đề tài chủ yếu nghiên cứu về thực trạng ô nhiễm trên kênhNhiêu Lộc –Thị Nghè bằng các chỉ tiêu vi sinh và một số chỉ tiêu hóa lí

Các nội dung nghiên cứu cụ thể:

- Tìm hiểu nguyên nhân gây ra ô nhiễm làm ảnh hưởng đến chất lượng nước trênkênh Thị Nghè;

- Tìm hiểu các dự án trên đang tiến hành trên kênh Thị Nghè ưu và nhược điểm nếu

có và có thể đề ra các biện pháp giải quyết;

Trang 4

Hình 1.1 Bản đồ vùng kênh khảo sát

1.6 KHỐI LƯỢNG CÔNG VIỆC - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.6.1 Khối lượng công việc

* Thu thập tài liệu:

- Các tài liệu về đặc điểm thủy văn của NL-TN

- Các tài liệu về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, Xã hội ở NL-TN

- Các báo cáo về khoa học về vùng kênh NL-TN

* Tiến hành khảo sát ở ven vùng kênh

* Lấy mẫu

Trang 5

* Ngoài ra còn sử dụng mẫu phân tích nước từ các đơn vị khác

* Các mẫu được phân tích với các chỉ tiêu hóa lý: pH, COD, BOD5, mùi vị, chất rắnhòa tan(TDS), độ điện dẫn (EC) Các chỉ tiêu vi sinh: định lượng Coliform, E.Coli,tổng số vi sinh hiếu khí

1.6.2 Phương pháp nghiên cứu

- Thu thập tài liệu theo phương pháp chọn lọc

- Phân tích thành phần hóa học của mẫu nước

- Đo pH bằng máy đo pH meter sension 1 của hãng HACH có 2 đầu đo: 1 đo pH và 1

đo nhiệt độ

- Đo tổng chất rắn hòa tan, chất rắn lơ lửng bằng máy đo độ dẫn EC

- Đo nhu cầu oxy hóa học COD bằng phương pháp dichromate hoàn lưu

- Xác định nhu cầu oxy sinh học BOD bằng phương pháp oxy hóa ướt Trong đó visinh vật sống giữ vai trò oxy hóa các chất hữu cơ CO2, H2O và NH3 theo phươngtrình tổng quát sau

CnHaObNc +(n+a/4-b/2-3c/4) O2  nCO2 + (a/2-3c/2) H2O + cNH3

- Định lượng tổng Coliforms bằng phương pháp MPN Trong môi trường lactosebroth (giả định dương tính giả) Sau đó cấy lên môi trường BGBL xác định dươngtính thật sau đó định lượng coliform theo bảng MPN

- Định lượng E.Coli bằng phương pháp MPN Trong môi trường lactose broth(dương tính giả ) sau đó cấy chuyển qua môi trường pepton water xác định dươngtính thật sau đó định lượng theo bảng MPN, sau đó xác định sinh hóa

Các 2 phương pháp trên đều là MPN 9 ống

- Tổng số vi sinh hiếu khí bằng phương pháp đếm khuẩn lạc trên môi trường PCR

ủ ở 37 0 C trong 24 h

Trang 6

Chương 2

TẦM QUAN TRỌNG CỦA NƯỚC

VÀ MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ NƯỚC Ô NHIỄM2.1 TẦM QUAN TRỌNG CỦA NƯỚC

Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống vàmôi trường Nước không thể thiếu cho sự tồn tại và phát triển của thế giới sinh vật vànhân loại trên trái đất Nước quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững của đất nước;mặt khác nước cũng có thể gây ra tai họa cho con người và môi trường Tài nguyênnước là nguồn tài nguyên vừa hữu hạn, vừa vô hạn

Nước trên trái đất có số lượng rấl lớn Với trữ lượng nước là 1,45tỷ km3 baophủ 71% diện tích trên trái đất, tương đương với một lớp nước dày 2.700 m khi trải

ra trên toàn bộ bề mặt trái đất (bằng 510 x 1012 m2) Tổng sản lượng nước trên trái đấtgồm: 97,5% nước biển (mặn) và chỉ 2,5% nước ngọt Trong 2,5% này chỉ có 0,4%nước mặt gồm sông ngòi, ao hồ và hơi nước trong không khí, 30,1% nước ngầm vàphần còn lại là những tảng băng trải rộng ở Bắc và Nam cực Và sau cùng trong0,4% nước mặt đó, có 67,4% nước ao hồ, 1,6% sông ngòi, 12,2% nước đã thấm vào

đất, 9,5% hơi nước trong không khí (Hội đồng Nước thế giới) Nước không ngừng

thay đổi trạng thái, tạo nên vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên Nước bốc hơingưng tụ thành mưa, nước mưa rơi xuống các ao hồ, thủy vực hoặc tạo dòng chảy rabiển Nhìn chung đại dương là nơi nhận được lượng mưa, tuyết rơi nhiều nhất; trungbình hàng năm lượng ngưng tụ này trên đại dương lên tới khoảng 990 mm so với 650

- 670 mm trên lục địa Lượng mưa và tuyết rơi hàng năm trên trái đất phân bố khôngđều, phụ thuộc vào các điều kiện khí hậu, địa hình

Hiện nay, sự suy thoái các lưu vực sông cùng với sự gia tăng ô nhiễm nướckhiến cho nguồn nước sạch đang ngày một giảm sút rất nhanh chóng tại nhiều nơi.Nhận thức về nước là một tài nguyên hữu hạn, cần phải sử dụng một cách tiết kiệm

Trang 7

là một nhận thức cơ bản cần phải nhấn mạnh cho tất cả mọi người trong việc sử dụngnước.

Nước là một tài nguyên có thể tái tạo nhưng dễ bị tổn thương nếu khai thác sửdụng không hợp lý Nước trên lưu vực sông có thể tái tạo hàng năm cả về số lượnglẫn chất lượng nhờ chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên Tuy nhiên, tài nguyên

nước trên lưu vực sông cũng rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương trước các biến đổi xấu

đi của các nhân tố môi trường lưu vực Sự khai thác và sử dụng không hợp lý nguồnnuớc có thể làm giảm khả năng tái tạo của nước và dẫn đến suy thoái nguồn nướccủa lưu vực sông

Nước là một tài nguyên có giá trị kinh tế và trong sử dụng phải coi trọng giátrị kinh tế của tài nguyên nước Con người tuy nhận thức được tầm quan trọng và vaitrò không thể thiếu của nước đối với cuộc sống, nhưng với nếp nghĩ coi nước là thứ

trời cho nên thường sử dụng nước một cách tuỳ tiện và lãng phí Phải trải qua hàng

ngàn năm cho đến ngày nay, khi mà nguồn nước tại nhiều nơi đang trở nên khanhiếm và có nguy cơ cạn kiệt, đe doạ sự phát triển lâu dài của nhân loại thì con ngườimới nhận ra giá trị kinh tế đích thực của tài nguyên nước cũng như dầu hoả hay nhưbất kỳ tài nguyên quý hiếm nào khác và thấy rõ trong sử dụng cần phải coi nước nhưmột loại hàng hoá Đây là nhận thức mới được thế giới khẳng định trong mấy thập kỷgần đây Nó làm thay đổi căn bản quan điểm về sử dụng nước ngày nay so với trướcđây và là cơ sở chủ yếu cho việc xây dựng chiến lược quản lý sử dụng tài nguyênnước trong thế kỷ 21 và các thế kỷ tiếp sau nữa

Trang 8

Ô nhiễm vi sinh là nước bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ từ đó tạo điều kiệncho các vi sinh vật gây bệnh hoặc có hại phát triển, chủ yếu là các vi sinh vật sốngtrong ruột người Chúng biến môi trường nước thành môi trường trung gian truyềnbệnh gây tác động không tốt đến sức khỏe cộng đồng.

2.2 CÁC CHỈ TIÊU VI SINH VÀ Ý NGHĨA

2.2.1 Định lượng Coliform

- Coliform là những trực khuẩn gram âm không sinh bào tử hiếu khí hoặc kị khí tùy

ý, có khả năng lên men lactose, sinh acid là sinh hơi ở 37 0C trong 24-48h Trongthực tế phân tích coliform được định nghĩa là các vi khuẩn có khả năng lên men sinhhơi trong khoảng 48h khi được ủ 37 0C trong môi trường canh lauryl sulphate vàcanh Brilliant green lactose bile salt Nhóm coliform hiện diện rộng rãi trong tựnhiên trong ruột người, động vật Coliform là nhóm vi sinh vật chỉ thị: số lượng hiệndiện của chúng trong nước, thực phẩm

- Coliform chịu nhiệt là những coliform có khả năng lên men lactose sinh hơi trong

24 giờ khi được ủ ở 44 0C trong môi trường canh EC Coliform phân là coliform chịunhiệt có khả năng sinh indole khi được ủ 24 h ở 44.50C trong canh trypton Là 1thành phần của hệ vi sinh đường ruột người và các động vật máu nóng khác, được sửdụng để chỉ thị mức độ vệ sinh trong thực phẩm và nước uống

2.2.2 Tổng số vi sinh hiếu khí

Vi khuẩn hiếu khí là những vi khuẩn tăng trưởng và hình thành khuẩn lạctrong điều kiện có sự hiện diện của oxi phân tử Tổng số vi khuẩn hiếu khí hiện diệntrong mẫu chỉ thị mức độ vệ sinh của thực phẩm Chỉ số này được xác định bằngphương pháp đếm khuẩn lạc mọc trên môi trường thạch dinh dưỡng từ một lượngmẫu xác định trên cơ sở xem 1 mẫu khuẩn lạc là sinh khối phát triển tử 1 tế bào hiệndiện trong mẫu và được biểu diễn dưới dạng 1 số đơn vị hình thành khuẩn lạc(colony forminhg unit, CFU)

Chỉ tiêu tổng vi sinh vật hiếu khí được dùng để giá chất lượng của mẫu về visinh vật

Trang 9

2.2.3 Chỉ số vệ sinh E.coli

Trong nước thải đặc biệt là nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện, nước thảivùng du lịch, dịch vụ, khu chăn nuôi vv… nhiễm nhiều vi sinh vật có sẵn trongphân người và phân súc vật Trong đó có nhiều loài vi khuẩn gây bệnh đặc biệt là cácbệnh về đường tiêu hóa, như tả lị thương hàn, các vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm

Việc xác định tất cả các loài vi sinh vật có ở trong phân bị hòa tan vào nước,

kể cả các vi khuẩn gây bệnh rất khó khăn và phức tạp Trong các nhóm đó người tachọn e.coli làm vi sinh vật chỉ thị vì:

- E.coli đại diện cho nhóm vi khuẩn quan trọng nhất trong việc đánh giá mức độ vệsinh có nhiễm phân hay không và nó có đủ tiêu chuẩn lý tưởng cho vi sinh vật chỉthị

- Nó có thể xác định bằng các phương pháp phân tích vi sinh vật học thông thường ởphòng thí nghiệm

2.2.4 Giới thiệu một số vi sinh gây bệnh thường gặp trong nước:

- Campylobacter:gây bệnh viêm nhiễm đường ruột, hiện diện khắp nơi đặc biệt là ởnhững chỗ có điều kiện vệ sinh kém, là loài vi khuẩn ưa nhiệt Các triệu chứng ngộđộc do sinh vật này gây ra là đau nhức, tiêu chảy, sốt, đau đầu, khó chịu Chúngthường lây lan qua nguồn nước và thực phẩm

- Shigella spp: Giống shigella thuộc họ vi khuẩn đường ruột, đối tượng lây nhiễmchủ yếu là người và động vật Trong môi trường nước loài này có thể tồn tại hơn 6tháng Đây là loài vi khuẩn gây ra bệnh lỵ (tiêu chảy nhẹ đến nặng đặc biệt đối tượnggây bệnh là trẻ em và người già)

- Streptococci phân: là nhóm vi khuẩn gram dương, hình cầu có đường kính khoảng

1 micromet và sống thành từng chuỗi ngắn, được tìm thấy trong ruột người và độngvật máu nóng

- Pseudomonas aeruginosa: là nguyên nhân gây ra bệnh các vết thương, các bệnh vềtai, tiết niệu, hô hấp …

Trang 10

- Psesomonas aeruginosa là vi khuẩn hiếu khí gram âm không tạo bào tử hình quekích thước 0,5 x 2 micromet Tồn tại ở nồng độ thấp 50 con/gram phân người.Pseusomonas dính bám lên các vật nổi trong nước, có nồng độ cao trong nước thảisinh hoạt >105/100ml, trong nước thải bệnh viện >106/100ml.

2.3 CÁC CHỈ TIÊU HÓA HỌC VÀ Ý NGHĨA

Chất rắn tổng cộng bao gồm các thành phần: chất rắn qua lọc hay chất rắn hòatan (TDS) và chất rắn lơ lửng

Với hàm lượng chất rắn trong nước cao gây bệnh cho người dân, làm tiêu tốnhóa chất trong xử lý nước Hàm lượng chất rắn khuyến cáo tối đa chỉ đến1000mg/lthấp nhất là 500mg/l

Chỉ số BOD là thông số quan trọng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nước docác chất hữu cơ có thể bị vi sinh vật phân hủy trong điều kiện hiếu khí

Chỉ số BOD chỉ ra lượng oxy mà vi khuẩn tiêu thụ trong phản ứng oxy hóacác chất hữu cơ trong nước ô nhiễm Chỉ số BOD càng cao chứng tỏ lượng chất hữu

cơ có khả năng phân hủy sinh học ô nhiễm trong nước càng lớn

Trang 11

Tỷ lệ giữa BOD và COD thường xấp xỉ 0.5-0.7

Việc xác định BOD đòi hỏi thời gian lâu hơn để xác định COD nên trong thực

tế có thể xác định COD để đánh giá mức độ ô nhiễm

Trang 12

Chương 3KHÁI QUÁT VỀ VÙNG KÊNH NHIÊU LỘC - THỊ NGHÈ

3.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN:

3.1.1 Vị trí địa lý:

Kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè là 1 con kênh Lớn nằm trong khu vực nội thànhthành phố Hồ Chí Minh Kênh bắt đầu từ quận Tân Bình chảy qua địa bàn các quậnPhú Nhuận, quận 3, quận 1 và quận Bình Thạnh, kết thúc vảo nhánh sơng Sài Gịn(cạnh xưởng sửa chữa tàu Ba Son)

Lưu vực kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè cĩ diện tích 3.324 ha nằm trên địa bàn 7quận nội thành (quận 1, quận 3, quận 10, quận Phú Nhuận, quận Bình Thạnh, quận

Gị Vấp và quận Tân Bình) Nơi đây tập trung dân cư với mật độ cao, bao gồm 2 khuvực chính:

- Khu dân cư quy hoạch (Quận 1, Quận 3 và một phần quận Phú Nhuận, Quận TânBình, Quận Bình Thạnh sát dọc kênh): khu đơ thị cĩ các đặc trưng mật độ đườnggiao thơng cao, tương đối cĩ quy hoạch, cơ sở hạ tầng tương đối đầy đủ

- Khu dân cư tự phát: được hình thành do làn sĩng dân nhập cư từ nơng thơn đổ về

do cĩ tính chất tự phát nên cơ sở hạ tầng phát triển kém khơng đáp ứng các tiêuchuẩn đơ thị Đây là một trong những nguồn tác động nhiều đến chất lượng mơitrường nĩi chung và nguồn nước kênh rạch nĩi riêng

Bảng 3.1

Lưu vực Diện tích(ha) Dân số (người) Mật độ dân số (người/ ha)

Trang 13

Hình 3.1 Bản đồ Kênh Nl-TN

Trang 14

3.1.2 Đặc điểm khí hậu, thủy văn:

Lưu vực kênh NL-TN nằm trong TP HCM vì vậy bị ảnh hưởng bởi khí hậuvùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo nên có nhiệt độ và độ ẩm cao, có nhiều mây,thay đổi khí hậu giữa các năm nhỏ, thiên tai hầu như không có hoặc chỉ bị ảnhhưởng nhẹ không đáng kể

- Các mùa tương tự với khí hậu ở miền Nam có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, chịu ảnh hưởng của gió mùaĐông Bắc, tháng 2 là tháng khô nhất Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 Mùamưa bắt đầu với gió mùa Tây –Nam

- Lượng mưa lớn nhất trong năm là 308mm thường vào tháng 8 Những cơn mưa lớnxảy ra trong thời gian ngắn lượng mưa giảm từ dần từ thượng nguồn đến hạ nguồncác con sông trong khu vực Mưa thường xảy ra 120-140 ngày một năm, trung bình10-12 ngày mỗi tháng Những trận mưa lớn gây ngập úng rộng thường xảy ra từ cuốitháng 9 đến tháng 10 Cường độ mưa theo tần suất 5 năm và 10 năm được ước tínhlần lượt là 80 và 90 mm/h

Lượng mưa theo tần suất 5 năm và 10 năm được ước tính lần lượt là 114 và

128 mm Lượng mưa về mùa mưa chiếm 95 %, lượng mưa trong mùa khô chiếm 5 %lượng mưa cả năm

Bảng 3.2 Lượng mưa bình quân

Nguồn: Viện tài nguyên và môi trường.

- Lượng nắng trung bình hàng năm 6,2 giờ mỗi ngày, với lượng nắng tối đa là 8 giờvào tháng 2, 3 và tối thiểu là 5 giờ vào tháng 10 Lượng mây thay đổi trung bình từ

Trang 15

65-80 % vào tháng 7, 8, 9 và 40 % vào tháng 2 Sấm sét, giông gió thường có vàomùa mưa khoảng 6,7 ngày/tháng nhưng hiếm xảy ra vào các tháng còn lại.

- Nhiệt độ không khí ít thay đổi giữa các tháng trong năm, biên độ dao động trongkhoảng 5 -7 0 C Nhiệt độ trung bình năm là 27 0C Sự chênh lệch nhiệt độ giữa banngày và ban đêm tương đối lớn (khoảng 7 -10 0C và 5-90C vào mùa mưa)

- Độ ẩm trung bình năm là 78 %, vào mùa mưa là 85 %, mùa khô là 75 % Độ ẩm tối

đa có thể lên tới 99 % tối thiểu là 30 % Vào các tháng mùa khô, độ ẩm giảm

- Độ bay hơi trung bình hàng năm ghi nhận bằng ống piche ước tính khoảng 1.300

mm Độ bay hơi hàng tháng có thể lên đến 130-160 mm/tháng vào mùa khô và

70-90 mm/tháng vào mùa mưa Sự bay hơi dưới ánh nắng cao hơn 1,3 lần so với giá trị

Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn TP.HCM.

- Chế độ thủy văn: kênh NL-Tn đây cũng chịu ảnh hưởng rõ rệt bởi chế độ thủy văn

từ sông Sài Gòn

Thủy triều ở Tp.HCM theo chế bán nhật triều có 2 đỉnh triều cao và một đỉnhtriều thấp (một cao một thấp) và 2 đáy triều (một cao, một thấp) Khác biệt giữa mực

Trang 16

nước triều cường và mực nước triều ròng thay đổi trong khoảng 2,7 - 3,3 m ở gần

Có 3 chu kỳ triều mỗi năm: Chu kỳ triều cao vào các tháng 9, 10, 11, 12 Chu

kỳ triều thấp vào các tháng 4, 5, 6, 7, 8 Chu kỳ trung bình vào các tháng 1, 2, 3

Hàng tháng lại có hai kỳ triều cường theo chu kỳ mặt trăng vào các ngày 1, 2,

3, 4, 14, 15, 16, 17, (theo chu kỳ âm lịch) và 2 kỳ triều kém vào các ngày này

Biên độ triều khá lớn ít biến động qua nhiều năm tại trạm đo Phú An biên độtriều trung bình vào khoảng 1,7 - 2,5 m cao nhất là 3,95m Độ chênh lệch biên độ ởcác tần suất khác nhau nhỏ vào khoảng 20-30 cm

Do kênh NL-TN có lòng kênh nhỏ hẹp, nông, bị lấn chiếm và ảnh hưởng củachất thải nên đã cản trở đến dònh kênh, mặt khác do cao độ địa hình thay đổi nhanhảnh hưởng của thủy triều suy giảm mạnh nên nước lắng đọng gây ô nhiễm trong lòngkênh

Hình 3.2 Mô hình hình thành dòng chảy trên kênh NL-TN

Thủy triều và dòng chiều

Trang 17

Nguồn nước từ nước thải

Vùng thấp nằm dọc theo tuyến kênh có cao độ địa hình nhỏ hơn 2,5 m cáctuyến kênh thoát nước chịu ảnh hưởng nặng của thủy triều gần như là vùng chứa củatoàn bộ lưu vực khi mưa Do kênh thoát nước mưa không kịp nên khu vực nàythường bị ngập một thời gian sau mưa

Nhìn chung cao trình của mỗi vùng từ 10 m từ phía ngoài (Quận Tân Bình,Quận Gò Vấp và Quận 1), xuống đến 1,5 m ở trung tâm (dọc theo hai bờ kênh) Điềukiện này rất thích hợp cho việc tiêu thoát nước trên dòng kênh

- Lưu vực kênh NL-TN được phủ bởi lớp trầm tích pleitoxen sông cấu tạo chủ yếu từcát và đất sét …Ở những vùng thấp dọc kênh do quá trình đô thị hóa một cách tựphát trên bề mặt có lớp phủ rất đa dạng bao gồm: cát xà bần hoặc đất bột lẫn nhiều

Trang 18

+ Lớp cát có độ hạt từ trung bình đến nhuyễn lẫn đất sét màu xám trạng thái

bở rời có bề dày 2m độ sâu từ 5 - 37 m Cường độ tải Rct = 3,4 kg/cm2

+ Lớpcát hạt to đến nhuyễn lẫn đất bột ở trạng thái chặt vừa có khả năng chịutải cao (SM) phân hóa từ lớp (SC) đến hết đáy lỗ khoan

3.3 Hệ thống sông rạch

Kênh NL-TN bao gồm hai phần chính: kênh NL (nơi thượng nguồn) và kênh

TN (nơi hạ nguồn) và một số kênh rạch nhỏ khác, trong đó rạch Cầu Bông và VănThánh là lớn nhất Lưu vực kênh NL-TN có diện tích khoảng 33 km2 nằm trong 7quận của Tp.HCM đổ vào sông Sài Gòn

Kênh NL-TN và các lưu chi (rạch Miễu, rạch Ông Buông, rạch Văn Thánh)

có chiều dài rạch chính khoảng 9.500 m, các chi lưu có chiều dài 8.700m, tổng chiềudài trên 18.000m chảy xuyên suốt thành phố tiếp nhận nước thải từ quận Phú Nhuận,quận 3, quận Tân Bình, quận Bình Thạnh và một phần quận Gò Vấp

Chiều rộng kênh thay đổi từ NL-TN là 10 – 20 - 30 m Diện tích mặt nướckhoảng 10 ha Khối lượng nước về mùa cạn lúc chân triều khoảng 700.000 m3 Kênhcũng chịu ảnh hưởng chế độ thủy triều sông Sài Gòn nên cũng thay đổi hai lần trongngày Nhưng do kênh có chiều dài ngắn, lòng kênh nông hẹp, uốn khúc, bị lấn chiếmnhiều nên ảnh hưởng của thủy triều suy giảm nhanh dọc theo kênh Khi triều đã rúthết ở sông Sài gòn thì mực nước ở đầu nguồn Nhiêu –Lộc vẫn cao hơn bình thường

3.3 Đặc điểm kinh tế xã hội:

Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè chảy qua địa bàn 5 quận huyện và bị ảnh hưởngtrực tiếp bởi đời sống hoạt động của khu vực này

- Quận 1: Phía Bắc giáp quận Bình Thạnh, quận Phú Nhuận, lấy kênh Nhiêu Lộc-ThịNghè làm ranh giới và giáp quận 3 lấy đường Hai Bà Trưng và đuờng Nguyễn ThịMinh Khai làm ranh giới Phía Đông giáp quận 2, lấy sông Sài Gòn làm ranh giới.Phía Tây giáp quận 5, lấy đường Nguyễn Văn Cừ làm ranh giới Phía Nam giáp quận

4, lấy kênh Bến Nghé làm ranh giới

Trang 19

Quận 1 có 10 phường: P Bến Nghé, P Bến Thành, P Cô Giang, P Cầu Kho,

P Cầu Ông Lãnh, P Đa Kao, P Nguyễn Thái Bình, P Nguyễn Cư Trinh, P PhạmNgũ Lão, P Tân Định

Quận 1 là nơi trung tâm của thành phố, tập trung các hoạt động văn hoá dulịch, thương mại, giáo dục là chủ yếu Đây là khu vực có cơ sở hạ tầng khá hoànchỉnh trên địa bàn thành phố

Ven Kênh Thị Nghè chù yếu là các hộ dân sinh sống và kinh doanh theo môhình cá thể nhỏ, không có doanh nghiệp lớn

- Quận Bình Thạnh: là một quận nội thành nằm về phía Đông Bắc, là vị trí cửa ngõcủa thành phố, là vùng đất có một vị trí chiến lược quan trọng Quận Bình Thạnhđược xem là một nút giao thông quan trọng của thành phố Hồ Chí Minh bởi vì BìnhThạnh là điểm đầu mối gặp gỡ các quốc lộ: Quốc lộ 1, Quốc lộ 13; là cửa ngõ đóncon tàu thống nhất Bắc Nam qua cầu Bình Lợi vào ga Hòa Hưng và có Bến xe kháchMiền Đông

Quận có diện tích 2.076 ha với dân số 464.397 người; về dân tộc 21 dân tộc,

đa số là người Kinh

Quận Bình Thạnh có sông Sài Gòn bao quanh cùng với các kinh rạch Thị Nghè, CầuBông, Văn Thánh, Thanh Đa, Hố Tàu, Thủ Tắc đã tạo thành một hệ thống đườngthủy đáp ứng lưu thông cho xuồng, ghe nhỏ đi sâu vào các khu vực trên khắp địa bànBình Thạnh, thông thương với các địa phương khác

Hoạt động kinh tế Bình Thạnh chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp - dịch vụ - du lịch

Hiện trạng dân số:

Theo số liệu thống kê hiện nay trên lưu vực kênh NL-TN có hơn 1.200.000nhân khẩu cư trú chiếm 30,7 % dân số nội thành, mật độ dân số toàn khu là 361người/ha phân bố không đồng đều Số người sống ở ven kênh chủ yếu là tạm cưkhông có hộ khẩu chính thức do là dân nhập cư từ vùng kinh tế mới hoặc dân từ cácđịa phương khác đổ về sinh sống

- Hiện trạng công trình dân dụng, nhà ở:

Trang 20

Chất lượng nhà đa số rất thấp, hơn 65 % là nhà cấp 3, 4 phần còn lại là biệtthự và các căn phố cấp 2 Tầng cao trung bình toàn khu là 1,4 tầng Bình quân diệntích nhà trên đầu người khoảng 8,2 m2/người nhưng trên thực tế chỉ có 25-30% diệntích dành cho các hoạt động thương mại, dịch vụ nên chỉ tiêu sàn chỉ còn 5,8

m2/người

Nguồn: Viện quy hoạch và thiết kế đô thị

- Hiện trạng sản xuất công nghiệp:

Có nhiều loại hình sản xuất công nghiệp đa dạng, nhưng không mang tính tậptrung cao thường nằm xen kẽ trong dân cư nên ảnh hưởng đến môi trường Nguyênliệu và sản phẩm khá đa dạng Trình độ sản xuất từ hiện đại đến thô sơ Có thể liệt kêmột số doanh nghiệp hoạt động tại khu vực như:

Ngành dệt nhuộm :

Công ty dệt may Gia Định (189 Phan Văn Trị P11 Quận Bình Thạnh)

Nhà máy dệt chăn len Bình Lợi (438 Nơ Trang Long P13 Quận Bình Thạnh)

Hầu hết các cơ sở sản xuất này đều chưa có hệ thống xử lý nước thải hoặc đã

có trang bị nhưng chưa hoàn chỉnh, thuộc diện phải di dời do ô nhiễm môi trường.Đây chính là nguồn gây ô nhiễm lớn cho lưu vực kênh

Trang 21

Chương 4 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG

Ở KÊNH NHIÊU LỘC- THỊ NGHÈ

4.1 HIỆN TRẠNG VỆ SINH

4.1.1.Đặc điểm về hệ thống thoát nước

Hệ thống thoát nước hiện nay là các tuyến cống bê tông cốt thép có đườngkính từ (200 - 600mm) Hầu hết lượng nước thải đổ trực tiếp xuống lòng kênh chưađược xử lý

Các kênh rạch hở tự nhiên thu nhận toàn bộ nước thải là trục thoát nướcchính Trong đó điển hình 2 hai rạch lớn:

+ Rạch Văn Thánh rộng 12-20 m chiều dài 1465 m thoát nước cho một lưuvực rộng hiện nay đang bị bồi lấp khá nhiều do trồng rau muống và thủy sinh pháttriển tràn lan

+ Rạch Cầu Bông rộng 10-16 m dài 1480 m nối liền với rạch Cầu Sơn thỉnhthoảng vẫn có một số ghe ra vào

Mạng lưới thoát nước trên lưu vực rất phức tạp được phân chia làm 4 cấp:+ Cấp 1: Chia làm 2 loại kênh rạch cấp 1a (các kênh rạch hở tự nhiên vẫn giữlại sau khi cải tạo), và cấp 1b (các kênh rạch hở thoát nước tự nhiên sẽ được cải tạothành cống cấp 2)

+ Cấp 2: Các tuyến cống chính thu nước từ các tuyến cấp 3 xả thẳng vào kênhrạch cấp 1 Các tuyến cống này có kích thước đường kính hoặc bề rộng cống lớn hơn1m và được đặt sâu 2-5 m, có nhiệm vụ tiêu thoát nước cho lưu vực từ vài chục đếnvài trăm ha

+ Cấp 3: Các tuyến cống trên các trục đường phố thu nước từ các con hẻmhoặc đưởng nội bộ đổ các tuyến cấp 2 Kích thước cống cấp 3 thường từ Φ 600- Φ

800 hoặc cống vòm 400 x 800, 600 x 800

Trang 22

+ Cấp 4 các tuyến cống trong hẻm hay đường nội bộ có kích thức nhỏ hơn Φ

600 nối vào các tuyến cống cấp 3

Bảng 4.1 Mật độ cống cấp 2 và 3

Quận Mật độ cống

cấp 2 (m/ha)

Mật độ cốngcấp 3 (m/ha)

Mật độ cốngcấp 2 và 3 (m/

ha)

Diệt tích(m/ha)

Nguồn: Công ty thoát nước đô thị.

Mạng lưới thoát nước trên lưu vực có chiều dài khoảng 126,65 km (cống cấp

2 và cấp 3) xả ra kênh chính bằng 29 cửa xả và 9 kênh nhánh Mật độ cống khôngđồng đều, tập trung khá nhiều trong khu vực trung tâm thành phố nhưng lại thiếu ởcác khu vực còn lại Do tính phân bố không đồng đều này nên dân cư ở lưu vực phíaBắc thường xuyên xảy ra tình trạng ngập nước do thiếu cống thoát, tắc cống, cốngkhông đủ diện tích

Các tuyến được kết nối với nhau tạo ra mạng lưới vòng cục bộ tình trạng nàytận dụng khả năng thoát nước của từng tuyến nhưng cũng có khó khăn là kiểm trakhả năng thoát nước của từng phân lưu

Trên lưu vực tồn tại 3 loại cống chính cống vòm, cống hộp và cống tròn: + Cống vòm được làm bằng gạch hoặc bê tông kích thước rộng W x cao H =

400 x 600 Xây dựng từ trước 1954 do đã quá cũ nên thường hay bị sụp cần thay thế

+ Cống tròn làm bằng bê tông cốt thép có đường kính từ Φ 400 - Φ1500được xây dựng trong cả ba thời kỳ trước 1954, 1954-1975, và sau 1975 Đa số loạicống này là cống cấp 3 một số nhỏ thuộc cống cấp 2 Có độ dốc thủy lực kém, dễ bị

hư hỏng do rễ cây hoặc đất lún cục bộ

+ Cống hộp: Bằng bê tông cốt thép kích thước từ W x H =2000 x 2000 đến2x(W x H) =2 x (2500x2500) là cống cấp 2 xây dựng sau 1975 loại cống này khá bền

và đủ khả năng thoát nước cho TP

Trang 23

Trên toàn bộ lưu vực kênh chỉ có 64 % hộ có nhà vệ sinh đât chuẩn vẫn cònđến 36 % hộ chưa có nhà vệ sinh tự hoại và chủ yếu là xả thẳng xuống lòng kênh.(Nguồn: Công ty thoát nước đô thị.)

Phần lớn các nhà có bể tự hoại nối với hệ thống cống riêng, các hộ dân venkênh thì trực tiếp thải xuống kênh Mạng lưới thoát nước hiện nay không đảm bảođược nhu cầu thoát nước Tình trạng ngập lụt thường xuyên xảy ra vào lúc nước triềucường hoặc mưa to cũng gây nên cảnh lụt lội Đặc biệt vào mùa mưa nước cốngngầm tràn vào thành phố gây mất vệ sinh là nguồn gốc dịch bệnh Do không có hệthống xử lý nước thải nên nước bị ô nhiễm nặng nề

Hình 4.1 Cống tròn thoát nước.

4.1.2 Đặc điểm hiện trạng tuyến kênh

Kênh NL-TN nằm trong khu trung tâm của nội thành TP HCM chảy theohướng Tây Bắc xuống Đông Nam qua các quận Tân Bình Phú Nhuận bờ bắc, quận 3một phân bờ nam và bở bắc, quận 1 bờ nam và Quận Bình Thạnh bờ bắc Và kết thúc

ở sông Sài Gòn xưởng tàu Ba Son Lòng kênh đang ngày càng bị thu hẹp và lấnchiếm do tình trạng xây dựng trái phép và xả rác bừa bãi xuống lòng kênh, sử dụngmạt nước trồng rau muống

Dọc hai bên bờ kênh và ngay trên mặt kênh có khoảng 5879 căn hộ xây lấnchiếm chủ yếu bằng vật liệu nhẹ (gỗ vá) chiếm diện tích 241.026 m2 với khoảng

30000 m2, đa phần dân cư ở đây đều là dân nhập cư từ các địa phương khác đến dođiều kiện kinh tế khó khăn nên không có hộ khẩu chính thức ở Tp

Trang 24

Việc xây dựng trái phép làm ảnh hưởng đến dòng chảy và là nguồn ô nhiễm nghiêmtrọng do tình trạng thiếu vệ sinh các chất thải được xả thẳng xuống lòng kênh.

Bảng 4.2 Thống kê hiện trạng dân số và kiến trúc xung quanh kênh NL-TN:

Số căn Diện tích

(m2)

Nhà lụp xụp rách nát

Nhà trên và ven kênh

Số căn Diện

tích (m2)

Số Căn Diện

tích (m2)

4.1.3 Hiện trạng nguồn nước thải

Lượng nước thải trong lưu vực kênh Nl-TN do công ty cấp thoát nước nghiêncứu vào khoảng vào khoảng 93.000m3/ ngày; ước tính mỗi người dân thải ra 130-180l/người mỗi ngày Nước thải và dịch vụ nhỏ vào khoảng 85.600m3/ngày chiếm 92%tổng lượng nước thải ra lưu vực

- Nước thải sản xuất:

Tổng lượng nước thải từ các nhà máy lớn trong lưu vực kênh NL-TN khoảng3.400 m3 /ngày chiếm khoảng 3,6 % của tổng lượng nước thải Do không có hệthống xử lý hoặc có nhưng vân hành không đảm bảo nên nước thải không qua xử lýđược xả thẳng vào ống thoát nước hoặc các nguồn nước gần đó

Trang 25

Do trên địa bàn nghiên cứu có khá ít các công ty sản xuất lớn nên chỉ nêu ra 1

số ngành gây ảnh hưởng đáng kể đến việc gây ô nhiễm

+ Ngành dệt nhuộm: là một ngành công nghiệp sử dụng nhiều nước cho sảnxuất nên lượng nước thải phát sinh rất lớn Theo nghiên cứu lượng nước sử dụng chotừng công đoạn dệt nhuộm tẩy mỡ len 20 – 40 m3/tấn thành phẩm; hoàn thiện vànhuộm len cần 70-200 m3 tấn thành phẩm

Nước thải dệt nhuộm thường chứa các chất độc rất nguy hiểm cho con ngườinhư Na2SO3, kiềm KOH, NaOH, các muối thiosunfit, thiosunfat axit acetic các hóachất ổn định màu

+ Ngành chế biến thực phẩm: Phần lớn nước đã qua sử dụng đều trở thànhnước thải do rửa sản phẩm, tẩy rửa mặt bằng, kho lạnh cấp đông Đặc điểm củangành là lượng nước thải rất lớn có đặc tính dễ ươn hỏng có mùi hôi thối Do nướcthải dạng này thường chứa các dạng xương thịt vụn, các chất trong nội tạng của độngvật máu, thậm chí là các hóa chất tẩy rửa khó phân hủy… Đây là nguồn nước gâyảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái làm tăng độ đục của nguồn nước, làm giảm oxyhòa tan trong nước Khi hàm lượng hữu cơ cao trong nước tạo ra phân hủy kị khí tạo

ra các sản phẩm độc hại như khi H2S, khí CH4 làm nước có màu đen và có mùi hôi,gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa …

- Nước thải y tế:

Có 11 bệnh viện trực thuộc thành phố vào 79 trung tâm y tế ở cấp quận vàphường Hầu hết hệ thống xử lý nước thải đều rất thô sơ chủ yếu là tự hủy Tổnglượng nước thải ở bệnh viện và các cơ sở y tế là 4.000m3/ngày chiếm 4,3 % tổnglượng nước thải ở khu vực Hầu hết các cơ sở y tế chưa có hệ thống xử lý nước thải,chủ yếu dùng hầm tự hoại để xử lý nên đây cũng là 1 nguồn gây ô nhiễm đáng chú ý

- Nước thải sinh hoạt:

Nước thải sinh hoạt bao gồm nước thải từ các bếp ăn của các gia đình nhàhàng, giặt giũ và vệ sinh Nước được thải trực tiếp vào hệ thống tập trung của khuvực Số dân hiện nay trên lưu vực kênh là khoảng 1.200.000 người Hệ thống kênhđóng vai trò quan trọng là nguồn tiêu thoát nước thải sinh hoạt cho dân cư trong khuvực Nguồn nước thải từ các hộ dân hay các cơ sở dịch vụ thải ra hệ thống cống rãnhthành phố Việc xử lý thường bằng các hầm tự hoại nhưng hiệu suất không cao do

Trang 26

nhiều hầm tự hoại đã hư hỏng do quá cũ hoặc mất tác dụng do không hút thườngxuyên, hoặc do xây dựng hầnm tự hoại không đúng tiêu chuẩn Các loại nước thảinày được thải trực tiếp xuống kênh cộng theo đó là các loại chất thải rắn và rác được

xả thẳng xuống từ các nhà ven kênh cộng theo cặn bẩn lắng đọng phân hủy kỵ khílớp bùn này lâu ngày không được nạo vét nên tạo ra mùi hôi và gây ô nhiễm môitrường

Lượng nước thải sinh hoạt là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễmkênh

4.1.4 Chất thải rắn

Với hàng ngàn hộ dân sống ở khu vực kênh NL-TN thì sẽ có 1 lượng rác lớn

đổ xuống kênh theo ước tính mỗi ngày có khoàng 40 tấn rác được đổ xuống kênh.Theo ước tính có khoảng 10% số hộ không được thu gom rác nên thường xả thẳng rakênh Nl-TN

Với nhiều nguyên do:

- Do các hộ không có điều kiện kinh tế;

- Các hẻm chật hẹp nên xe thu gom không tới được;

- Do thói quen đổ rác xuống kênh;

- Do không muốn mất tiền

Lượng chất thải rắn thải xuống kênh chủ yếu là rác thải sinh hoạt từ các khudân cư, trung tâm thương mại dịch vụ như các loại bao bì hàng hóa, vải, thực phẩm,chất tẩy rửa, nhựa, …

Ước tính hiện nay trung bình mỗi người thải ra từ 1 - 1,2 kg chất thải rắn mỗingày Thành phố có 20 % lượng chất thải rắn được thu gom có nghĩa là mỗi ngàymỗi người sẽ xả xuống lòng kênh từ 0,2 - 0,24 kg chất thải rắn

Rác thải trong khu vực thường được thu gom bằng xe đẩy, xe ba gác, hoặc xelam Hầu hết các quận đều trực tiếp đưa rác thu gom được đến bãi đổ phí thu gomrác hiện nay vào khoảng 10.000-15.000 đồng /tháng

Rác từ hộ gia đình và các cơ quan được thu tại chỗ tuy nhiên có một số khuvực đặc biệt là dọc kênh rác không thu được do đường quá nhỏ hẹp, thậm chí một sốchợ củng chưa có hệ thống thu gom rác hoàn thiện ví dụ như chợ Thị Nghè

Trang 27

Bảng 4.3 Thống kê chất thải rắn

Quận Rác thải sinh hoạt Xà bần

Tổng lượng chất thải rắn Tấn/năm Tấn/ngày Tấn/năm Tấn/ngày Tấn/năm Tấn/ngày

Nguồn: Công ty môi trường đô thị TP.

Hình 4.3 xả rác bừa bải xuống lòng kênh

Trang 28

4.2 CHẤT LƯỢNG NƯỚC KÊNH QUA CÁC NĂM 2005-2008

4.2.2 Ô nhiễm hữu cơ (DO, BOD)

Nồng độ ô nhiễm hữu cơ đo được ở 2 trạm Lê Văn Sĩ và Điện Biên Phủ giaođộng từ 0.3-1mg/l Chứng tỏ nồng độ oxy hòa tan trong nước rất thấp

Trang 29

Nồng độ DO đo ở các trạm kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè

Hình 4.5 Nồng độ DO đo ở các trạm kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè (2001 – 2005)

Nồng độ BOD5 đo ở các trạm LVS và ĐBP năm 2005 biến thiên từ 36,6 –54,9 mg/l, vượt tiêu chuẩn chất lượng nước mặt loại B từ 1,5 – 2,2 lần

So với kết quả phân tích năm 2004, nồng độ BOD5 đo ở cả 2 trạm LVS vàĐBP năm 2005 giảm từ 1,1 – 1,4 lần Hơn nữa, cho thấy nồng độ BOD5 đo ở cáctrạm TL và AL từ năm 2001 – 2005 có xu hướng giảm

Nồng độ BOD5 đo ở các trạm kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè

Năm 2001 - 2005ø

0 20 40 60 80 100 120 140

Lê Văn Sỹ Điện Biên Phủ mg/l

2001 2002 2003 2004 2005

Hình 4.6 Nồng độ BOD5 đo ở các trạm kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè (2001 – 2005)

Ngày đăng: 21/06/2014, 10:29

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1 Bản đồ vùng kênh khảo sát - Khảo sát và đánh giá mức độ ô nhiễm vi sinh trên kênh nhiêu lộc thị nghè
Hình 1.1 Bản đồ vùng kênh khảo sát (Trang 4)
Hình 3.1 Bản đồ Kênh Nl-TN - Khảo sát và đánh giá mức độ ô nhiễm vi sinh trên kênh nhiêu lộc thị nghè
Hình 3.1 Bản đồ Kênh Nl-TN (Trang 14)
Bảng 3.2 Lượng mưa bình quân - Khảo sát và đánh giá mức độ ô nhiễm vi sinh trên kênh nhiêu lộc thị nghè
Bảng 3.2 Lượng mưa bình quân (Trang 15)
Bảng 3.3  Độ ẩm tương đối tại TP HCM - Khảo sát và đánh giá mức độ ô nhiễm vi sinh trên kênh nhiêu lộc thị nghè
Bảng 3.3 Độ ẩm tương đối tại TP HCM (Trang 16)
Hình 3.2 Mô hình hình thành dòng chảy trên kênh NL-TN - Khảo sát và đánh giá mức độ ô nhiễm vi sinh trên kênh nhiêu lộc thị nghè
Hình 3.2 Mô hình hình thành dòng chảy trên kênh NL-TN (Trang 17)
Bảng 4.1 Mật độ cống cấp 2 và 3 - Khảo sát và đánh giá mức độ ô nhiễm vi sinh trên kênh nhiêu lộc thị nghè
Bảng 4.1 Mật độ cống cấp 2 và 3 (Trang 23)
Hình 4.1 Cống tròn thoát nước. - Khảo sát và đánh giá mức độ ô nhiễm vi sinh trên kênh nhiêu lộc thị nghè
Hình 4.1 Cống tròn thoát nước (Trang 24)
Bảng 4.2 Thống kê  hiện trạng dân số và kiến trúc xung quanh kênh NL-TN: - Khảo sát và đánh giá mức độ ô nhiễm vi sinh trên kênh nhiêu lộc thị nghè
Bảng 4.2 Thống kê hiện trạng dân số và kiến trúc xung quanh kênh NL-TN: (Trang 25)
Hình 4.3 xả rác bừa bải xuống lòng kênh - Khảo sát và đánh giá mức độ ô nhiễm vi sinh trên kênh nhiêu lộc thị nghè
Hình 4.3 xả rác bừa bải xuống lòng kênh (Trang 28)
Hình 4.4 So sánh pH 2007-2008 - Khảo sát và đánh giá mức độ ô nhiễm vi sinh trên kênh nhiêu lộc thị nghè
Hình 4.4 So sánh pH 2007-2008 (Trang 29)
Hình 4.5 Nồng độ DO đo ở các trạm kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè (2001 – 2005) - Khảo sát và đánh giá mức độ ô nhiễm vi sinh trên kênh nhiêu lộc thị nghè
Hình 4.5 Nồng độ DO đo ở các trạm kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè (2001 – 2005) (Trang 30)
Hình 4.6 Nồng độ BOD5 đo ở các trạm kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè (2001 – 2005) - Khảo sát và đánh giá mức độ ô nhiễm vi sinh trên kênh nhiêu lộc thị nghè
Hình 4.6 Nồng độ BOD5 đo ở các trạm kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè (2001 – 2005) (Trang 30)
Hình 4.7 So sánh BOD 5  giữa 2007-2008 - Khảo sát và đánh giá mức độ ô nhiễm vi sinh trên kênh nhiêu lộc thị nghè
Hình 4.7 So sánh BOD 5 giữa 2007-2008 (Trang 31)
Hình 4.8 Ô nhiễm vi sinh đo ở các trạm kênh Nhiêu Lộc -Thị Nghè (2001 – 2005) - Khảo sát và đánh giá mức độ ô nhiễm vi sinh trên kênh nhiêu lộc thị nghè
Hình 4.8 Ô nhiễm vi sinh đo ở các trạm kênh Nhiêu Lộc -Thị Nghè (2001 – 2005) (Trang 32)
Bảng 5.1 Kết quả khảo sát  tại cầu Điện Biên Phủ: - Khảo sát và đánh giá mức độ ô nhiễm vi sinh trên kênh nhiêu lộc thị nghè
Bảng 5.1 Kết quả khảo sát tại cầu Điện Biên Phủ: (Trang 35)
Bảng 5.4 Kết quả khảo sát tại điểm A1 . - Khảo sát và đánh giá mức độ ô nhiễm vi sinh trên kênh nhiêu lộc thị nghè
Bảng 5.4 Kết quả khảo sát tại điểm A1 (Trang 36)
Bảng 5.6 Kết quả khảo sát tại điểm A 3 - Khảo sát và đánh giá mức độ ô nhiễm vi sinh trên kênh nhiêu lộc thị nghè
Bảng 5.6 Kết quả khảo sát tại điểm A 3 (Trang 37)
Bảng 5.7 Kết quả khảo sát tại điểm A 4 - Khảo sát và đánh giá mức độ ô nhiễm vi sinh trên kênh nhiêu lộc thị nghè
Bảng 5.7 Kết quả khảo sát tại điểm A 4 (Trang 38)
Hình 5.1  Biều đồ về giá trị COD đo được - Khảo sát và đánh giá mức độ ô nhiễm vi sinh trên kênh nhiêu lộc thị nghè
Hình 5.1 Biều đồ về giá trị COD đo được (Trang 39)
Hình 5.2  Giá trị BOD 5 - Khảo sát và đánh giá mức độ ô nhiễm vi sinh trên kênh nhiêu lộc thị nghè
Hình 5.2 Giá trị BOD 5 (Trang 39)
Bảng 5.8 kết quả phân tích mẫu bùn đáy - Khảo sát và đánh giá mức độ ô nhiễm vi sinh trên kênh nhiêu lộc thị nghè
Bảng 5.8 kết quả phân tích mẫu bùn đáy (Trang 40)
Bảng 5.9 Một số vi khuẩn gây bệnh trong phân được tìm thấy ở lưu vực kênh - Khảo sát và đánh giá mức độ ô nhiễm vi sinh trên kênh nhiêu lộc thị nghè
Bảng 5.9 Một số vi khuẩn gây bệnh trong phân được tìm thấy ở lưu vực kênh (Trang 43)
Bảng 5.10 Protoza gây bệnh trong phân người - Khảo sát và đánh giá mức độ ô nhiễm vi sinh trên kênh nhiêu lộc thị nghè
Bảng 5.10 Protoza gây bệnh trong phân người (Trang 43)
Bảng 5.11 Những loài thủy sinh được tìm thấy ở kênh NL-TN - Khảo sát và đánh giá mức độ ô nhiễm vi sinh trên kênh nhiêu lộc thị nghè
Bảng 5.11 Những loài thủy sinh được tìm thấy ở kênh NL-TN (Trang 44)
Bảng 6.1 Mức phí bảo vệ môi trường trên 1 m 3  chất thải - Khảo sát và đánh giá mức độ ô nhiễm vi sinh trên kênh nhiêu lộc thị nghè
Bảng 6.1 Mức phí bảo vệ môi trường trên 1 m 3 chất thải (Trang 55)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w