CHƯƠNG II HC R NG IÊU H CA CÔNG Y NHH M VIC ỤỦ Ở Ệ ĐẠ
TNHH TM VIC
Như chúng ta đã biết thu nhập của doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn đối với toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là thu nhập từ hoạt động kinh doanh, nó đảm bảo trang trải các chi phí, thực hiện tái sản xuất và thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.
Doanh thu bán hàng là nguồn thu chủ yếu trong thu nhập hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh thu bán hàng là toàn bộ tiền thu về tiêu thụ sản phẩm cho khách hàng, sản phẩm được coi là kết thúc quá trình tiêu thụ, vì vậy qua số lượng sản phẩm tiêu thụ này có ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu bán hàng.
Bảng 1: Tổng hợp tình hình sản xuất kinh doanh (2001 - 2005)
Chỉ tiêu
Năm
Tổng doanh thu Tài sản cố định
và lưu động
Thuế thu nhập doanh nghiêp
Lợi nhuận sau thuế 2001 27.065.326.265 4.583.215.640 272.386.773 700.423.132 2002 138.213.448.281 18.892.097.753 764.765.386 1.966.539.564 2003 310.594.383.754 29.112.320.987 1.024.042.269 2.633.251.548 2004 375.484.410.573 98.456.321.338 562.719.236 1.446.992.321 2005 505.112.458.951 161.208.359.448 1.249.323.290 3.212.545.603
Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH TM VIC
Qua bảng số 1 ta thấy sản lượng tiêu thụ của công ty năm 2005 đã tăng lên 18,66 lần so với năm 2001 tương đương 119.500 tấn (quy hỗn hợp)
điều đó chứng tỏ sản phẩm của công ty trên thị trường được người chăn nuôi rất ưa chuộng cả về chất lượng sản phẩm cũng như các dịch vụ của công ty về chăm sóc khách hàng sau bán hàng.
- Giá thành đơn vị sản phẩm: Do có nhiều biến động về thị trường
giá cả của nguyên liệu trong và ngoài nước đặc biệt là giá nhập khẩu nguyên liệu khô đậu nguyên liệu chính trong sản xuất thức ăn gia súc, điều đó làm ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm của công ty, cụ thể 09 tháng đầu năm 2005 tăng 17,85% tương đương 1.038đ/đv SP so với 09 tháng đầu năm 2004.
Z đơn vị SP = Tổng Z SP hoàn thành/ Tổng SL SP nhập kho
Tổng Z SP hoàn thành = CP dư đầu kỳ + CP phát sinh trong kỳ + CP dở dang cuối kỳ
- Doanh thu bán hàng: Phản ánh quá trình kinh doanh của doanh
nghiệp, qua bảng 01 ta có nhận xét chung: Tỷ lệ tăng của doanh thu thấp hơn tỷ lệ tăng của vốn đầu tư. Chứng tỏ công ty chưa tiết kiệm các khoản mục chi phí điều đó làm ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty.
- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: Chỉ tiêu này tăng chưa
phản ánh được mức độ kỳ vọng của đầu tư vào doanh nghiệp. Qua bảng số liệu trên ta thấy: tài sản vốn đầu tư tăng lên 40 lần trong khi doanh thu chi tăng lên 18,6 lần còn lợi nhuận tăng lên 4,58 lần. Như vậy, tỷ lệ tăng của lợi nhuận là rất thấp, mức tăng không ổn định. Thậm chí năm 2004 lợi nhuận còn bị giảm xuống so với năm 2003. Vậy vấn đề đặt ra rất cấp bách cho doanh nghiệp lúc này là phải tìm cách nâng cao hiệu quả của vốn đầu tư.
2.Thực trạng Công nghệ-Kỹ thuật
Hàng ngày tổ trưởng các tổ sản xuất lên nhận lệnh sản xuất từ phân xưởng. Dựa vào các lệnh sản xuất các tổ trưởng sẽ triển khai cho công nhân lấy nguyên vật liệu ở các kho như khô lạc, bột cá, sắn, ngô.
Căn cứ vào công thức sản xuất của từng sản phẩm và số lượng sản xuất của ngày sẽ cân nguyên liệu cho từng mẻ. Sau đó các nguyên liệu sẽ được đưa vào máy nghiền nhỏ theo kích thước quy định, tiếp theo là đưa vào trộn đều. Mỗi máy sẽ có bộ phận KCS đứng kiểm tra chất lượng sản phẩm, nếu đảm bảo chất lượng sẽ đưa ra đóng bao và chuyển vào kho.
Nếu trong trường hợp sản xuất sản phẩm viên, sau khi qua công đoạn trộn đều, KCS đứng kiểm tra chất lượng và sau đó được đưa vào ép viên để ra sản phẩm viên theo quy định, tiếp theo là đóng bao cho vào kho.
* Sơ đồ quy trình sản xuất:
Quy trình sản xuất thức ăn gia súc đậm đặc dạng bột
Quy trình sản xuất thức ăn gia súc hỗn hợp dạng viên
Nguyên LIỆU
THÔ
Cân Nghiền nhỏ theo kích thước quy định
Trộn Cân Xi lô chứa Đóng bao Nhập kho KCS KCS KCS Nguyên liệu Cân Nghiền nhỏ theo kích thước quy định Trộn Ép viên, lên sàng Xi lô chứa Đóng bao Nhập kho KCS KCS KCS
3.Thực trạng nguồn nhân lực
Lực lượng lao động chính thức của Công ty hiện nay là trên 400 người và được cơ cấu theo công việc chuyên môn.
Bảng 2: Cơ cấu nguồn nhân lực
Trình độ Số lượng (người) Chiếm tỷ lệ (%)
Đại học 82 20,5 Cao đẳng-Trung học chuyên nghiệp 32 8 THPT 164 41 Dưới THPT 122 30,5 Tổng 400 100
Nguồn: Số liệu phòng hành chính công ty TNHH TM VIC
Nhà máy có 20 đảng viên tham gia sinh hoạt tại Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam Công ty TNHH Thương mại VIC và tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên hoạt động có hiệu quả đem lại niềm tin cho toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty và khách hàng.
Trong những năm qua, xác định phải tự mình vươn lên, tự mình hoàn thiện mình trước cơ chế thị trường, Công ty TNHH Thương mại VIC (Nhà máy thực phẩm gia súc cao cấp Con Heo Vàng) đã mời tổ chức MPDF – tổ chức do Ngân hàng thế giới (WB) thành lập nhằm tư vấn về quản lý để hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là nguồn nhân lực – nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh thời kỳ hội nhập.
Công ty đã xây dựng được hệ thống tổ chức cùng với hoàn thiện chức năng, nghĩa vụ của từng cá nhân, gắn mỗi cá nhân với tập thể Công ty trong phòng trào thi đua hàng tuần, tháng, quý, năm. Đã xuất hiện nhiều gương sáng, tổ tiên tiến đạt chỉ tiêu kế hoạch hàng tuần, hàng tháng. Hàng quý,
Công ty có kế hoạch bồi dưỡng huấn luyện đào tạo cả về nghiệp vụ quản lý cũng như kỹ thuật chuyên môn cho cán bộ công nhân viên. Ngoài ra, Công ty còn cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn hoặc đột xuất do các Sở, phòng ban thuộc các Bộ, thành phố, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các Trung tâm đào tạo của các Cục, Viện,… tổ chức, hoặc tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ tại nước ngoài do đối tác mời tham dự.
Trong năm 2004, đã có 04 đợt với nhiều cán bộ được cử đi tham quan và học tập tại Trung Quốc, Thái Lan, Braxin,…và trong thời gian tới sẽ còn nhiều đợt huấn luyện đào tạo trong và ngoài nước được triển khai. Đối với nội bộ bản thân doanh nghiệp, hầu hết đại đa số cán bộ công nhân viên các bộ phận đều được Công ty TNHH Thương mại VIC (Nhà máy thực phẩm gia súc cao cấp Con Heo Vàng) mời các chuyên gia giỏi về đào tạo, đặc biệt là đội ngũ nhân viên thị trường, nhân viên kỹ thuật, vận hành và KCS. Tất cả những vị trí trọng trách ở các phòng ban hiện nay của Công ty đều được đảm nhận bởi những cán bộ ưu tú, có trình độ. Công ty TNHH Thương mại VIC (Nhà máy Thực phẩm gia súc cao cấp Con Heo Vàng) tin tưởng vững chắc rằng Công ty có đội ngũ cán bộ đủ trình độ, năng lực để thực hiện kế hoạch, mục tiêu ngắn hạn cũng như dài hạn.
4.Tiềm năng tài chính
Sau 07 năm đi vào hoạt động, hiện nay Công ty đã có một nguồn lực tài
chính tương đối ổn định và vững chắc.
Tổng số vốn lưu động hiện nay của Công ty là 94.750.603.000 đồng. Công ty được Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Hải Phòng cấp hạn mức tín dụng là 94.750.603.000 đồng; hạn mức bảo lãnh là 6.400.000 USD; nguồn tài sản đảm bảo tương ứng với trang thiết bị tài sản cố định hiện nay của Công ty là 65.620.000.000 đồng.
Với nguồn vốn như hiện nay công ty đang là doanh nghiệp có số vốn tài chinh lớn thứ 2 ở thị trường miền bắc sau hãng Pro Con cò (Tổng vốn cả cố định và lưu động là 268 tỷ). Có thể nhận thấy đây là một điểm mạnh của doanh nghiệp, với tiềm lực tài chính lớn doanh nghiệp sẽ dễ dàng tiếp cận và nhập các công nghệ sản xuất tiên tiến. Mặt khác với tiềm lực tài chính ổn định và vững mạnh doanh nghiệp sẽ dễ dàng vay vốn của các ngân hàng và các tổ chức tài chính tín dụng hơn các doanh nghiệp khác trong ngành. Ngoài ra, khả năng tài chinh lớn mạnh còn giúp doanh nghiệp có chỗ đứng cao hơn trong lòng các đối tác, các nhà cung cấp so với các doanh nghiệp còn lại trong ngành.
Bảng3: Tình hình tài chính công ty TNHH TM VIC 2001-2005
Năm Tài chính 2001 4.583.215.640 2002 18.892.097.753 2003 29.112.320.987 2004 98.456.321.338 2005 161.208.359.448
5.Tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp 2001-2005
Hoạt động bán hàng của doanh nghiệp xuất phát từ phòng kinh doanh của doanh nghiệp. Phòng kinh doanh hàng tháng sẽ lên kế hoạch cho lượng bán hàng cho các vùng, sau đó hàng hoá sẽ được chuyển từ kho thành phẩm tới các đại lý cấp 1 từ đó chuyển xuống các đại lý cấp 2 (các đại lý cấp 2 thuộc vùng quản lý của các đại lý cấp 1) hoặc có thể hàng được chuyển trực tiếp từ kho công ty tới các đại lý cấp 2 (các đại lý trực thuộc trực tiếp sự quản lý của công ty). Một nhánh tiêu thụ khác là các nhân viên bán lẻ của công ty sẽ đi bán lẻ hàng của công ty ở các trợ của nơi không có đại ly cấp 1 và cấp 2 của công ty.
Mặt hàng tiêu thụ của công ty bao gồm 24 sản phẩm nhưng ta có thể chia chúng thành hai loại. Loại hàng thức ăn đậm đặc – là thức ăn được cho vật nuôi ăn kèm với các phế phẩm, phụ phẩm thừa trong sản xuất và sinh hoạt trong nông nghiệp. Loại hàng thức ăn hỗn hợp – là thức ăn cho vật nuôi ăn trực tiếp không cần cho thêm bất cứ một sản phẩm nào khác.
5.1. Đối với sản phẩm thức ăn đậm đặc.
Năm 2001, sản lượng các mặt hàng thức ăn đậm đặc là 2314 tấn với 6
mặt hàng được bán ra tương đương 16,2 tỷ, chiếm 60% doanh thu của doanh nghiệp. Đến năm 2005 với 15 sản phẩm thức ăn đậm đặc được bán ra với sản lượng 64928 tấn tương đương 454,5 tỷ, chiếm 90% tổng doanh thu của doanh nghiệp. Có thể nhận thấy, hướng đi của doanh nghiệp là tập trung vào mặt hàng này và đây cũng là thế mạnh của các doanh nghiệp mới so với các doanh nghiệp đã tồn tại lâu đời (từ khoảng năm 1990-1991) như GUIOMARCH-VCN, Con Cò, CP Thái... Có tiềm năng về vốn và kỹ thuật sản xuất thức ăn hỗn hợp (thức ăn giành cho chăn nuôi mang tính công nghiệp cao)
Hiện nay sản phẩm đậm đặc của doanh nghiệp được tiêu thụ chủ yếu từ các đại lý cấp 2 ( hơn 3000 đại lý cấp 2) và đội ngũ bán lẻ của công ty. Đây cũng là điều hợp lý bởi mặt hàng thức ăn đậm đặc được sử dụng cho vật nuôi ăn kèm với phụ phẩm, phế phẩm thừa trong sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Và như vậy khách hàng thường xuyên của mặt hàng này chính là các hộ gia đình chăn nuôi nhỏ lẻ và đó cũng chính là khách hàng của các đại lý cấp 2 và đội ngũ bán lẻ.
Từ năm 2001 đến nay, doanh nghiệp đã phát triển mạng lưới cấp 2 và đội ngũ bán lẻ từ việc chỉ bán ở các tinh Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Hải Dương cho đến hiện nay hàng tuần doanh nghiệp có 50 chiếc xe trọng
tải trung binh 10 tấn chạy dao hàng bán lẻ cho tất cả các tỉnh phía Bắc, có đại lý cấp 2 ở tất cả các huyện (một số vùng trọng điểm là tất cả các xã) của các tỉnh khu vực miền Bắc và một số tỉnh miền Trung (Thanh Hoá, Nghệ An). Năm 2005 các đại lý cấp hai và đội ngũ bán lẻ tiêu thụ khoảng 58694 tấn cám đậm đặc.
5.2 Đối với sản phẩm thức ăn hỗn hợp
Năm 2001 doanh nghiệp có 5 sản phẩm thức ăn hỗn hợp với sản lượng 2700 tấn tương đương 10,8 tỷ chiếm 40% doanh thu của doanh nghiệp. Đến năm 2005 với 9 sản phẩm thức ăn hỗn hợp bán ra, sản lượng 12625 tấn tương đương 50,5 tỷ, chiếm 10% doanh thu. Đây là mặt hàng không mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp thậm chí doanh ngiệp còn phải bù lỗ trong những năm qua nhưng vẫn phải duy trì để đáp ứng nhu cầu đa dạng hoá sản phẩm của khách hàng yêu quý sản phẩm Con Heo Vàng. Mặt hàng sản xuất thức ăn chăn nuôi dạng hỗn hợp là thế mạnh của các doanh nghiệp liên doanh tồn tại lâu đời với kinh nghiệm và kỹ thuật đã được trải nghiệm với các nền chăn nuôi công nghiệp phát triển. Vì thế doanh nghiệp không chú trọng đến phát triển mặt hàng này trong những năm qua. Tuy nhiên với tình hình phát triển chung của đất nước cũng như của ngành chăn nuôi, trong tương lai doanh nghiệp cần đầu tư nghiên cứu và chuyển dần cơ cấu sản phẩm để phù hợp với tiến độ đi lên công nghiệp hoá của ngành chăn nuôi Viêt Nam.
Hiện nay mặt hàng thức ăn chăn nuôi dạng hỗn hợp của công ty chủ yếu được bán trực tiếp từ các đại lý cấp 1 cho các trang trại chăn nuôi lớn. Năm 2005, lượng hàng hỗn hợp được bán trực tiếp từ các đại lý cấp 1 của công ty là 10458 tấn. Phần còn lại mặt hàng thức ăn hỗn hợp được các đại lý cấp 2 bán cho các trang trại chăn nuôi vừa và nhỏ. Trong thời gian gần đây
doanh nghiệp đang tích cực xúc tiến các hoạt đông nâng cao chất lượng của sản phẩm thức ăn hỗn hợp của công ty, cũng như các cuộc gặp gỡ hội thảo với các hiệp hội chăn nuôi (nơi tập trung của các chủ trang trại lớn). Những hoạt đông này thể hiện tham vọng của ban lãnh đạo công ty trong việc nâng tầm ảnh hưởng của doanh nghiệp trong thị trường thức ăn chăn nuôi hỗn hợp.
6. Điểm qua một số yếu tố ảnh hưởng
Yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến khả năng phát triển thị trường của doanh nghiệp đó là nền chăn nuôi Việt Nam mang tính vùng địa lý rất lớn. Bởi vậy mà việc thâm nhập của sản phẩm doanh nghiệp vào thị trường Trung Bộ và Nam Bộ là rất khó khăn. Vì sự khác nhau về địa lý, khí hậu, phương thức sản xuất, tập quán….. để có thể thâm nhập vào hai thị trường này doanh nghiệp cần đầu tư hơn nữa về cơ sở hạ tầng sản xuất tại chỗ, các biện pháp tiếp thị quảng cáo, tìm hiểu nhiều hơn về phong tục-tập quán sinh hoạt và sản xuất từ đó đưa ra những hương đi phù hợp.
Dịch bệnh trong một vài năm gần đây đã ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Là một doanh nghiệp chủ yếu sản xuất thức ăn cho gia súc, doanh nghiệp không những không bị thiệt hại trong đợt cúm gia cầm 2 năm vừa qua mà còn có doanh thu tăng đột biến bởi sự chuyển hướng chăn nuôi của người chăn nuôi từ gia cầm sang gia súc.
Một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ nữa trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong những năm vừa qua là thị trường nguyên liệu đầu vào đã có những biến đổi hết sức tích cực do các chính sách ngoại thương thông thoáng của chính phủ. Làm cho doanh nghiệp giảm được chi
phí đầu vào từ đó hạ giá thành sản phẩm nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng doanh thu.
III. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NGÀNH
1. Đối thủ tiềm ẩn.
Các đối thủ tiềm ẩn hiện nay của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi có rất nhiều, nhưng nguy hiểm nhất đó là: Các doanh nghiệp sản xuất con giống chăn nuôi vì họ có vốn, có được sự tin tưởng của người chăn nuôi vì thế nếu họ tham gia vào ngành sẽ nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường và đó là điều mà các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi không hề mong muốn. Đối thủ tiềm ẩn khác cũng không kém phần nguy hiểm đó là các tập đoàn kinh doanh thức ăn chăn nuôi của nước ngoài chưa xuất hiện tại Việt Nam nhưng với chính sách mở cửa và liên tục