Giải pháp định vị

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu các giải pháp định vị và xác định vị trí đài trái đất thông qua vệ tinh địa tĩnh tại Việt Nam (Trang 58 - 61)

46

- Đối với băng Ka, có 03 vệ tinh có vùng phủ Việt Nam:

Bảng 3.4. Vệ tinh băng Ka có vùng phủ Việt Nam

STT Tên vệ tinh Vị trí quỹ đạo (0E) Tín hiệu phát

1 Express AM5 145 Beacon

2 Chinasat 16 110.5 Sóng mang

3 Eutelsat 172A 172 Sóng mang

Theo Bảng 3.4 không có cặp vệ tinh lân cận đáp ứng điều kiện định vị, như vậy chỉ có thể sử dụng phương pháp định vị sử dụng 01 vệ tinh địa tĩnh với điều kiện có hệ thống các trạm tham chiếu riêng mặt đất. Hiện tại, Việt Nam chưa có vệ tinh băng Ka, bên cạnh đó vệ tinh nước ngoài sử dụng băng Ka phủ sóng Việt Nam cũng như số lượng đài mặt đất rất ít, chỉ có 06 đài trái đất lưu động, việc trang bị hệ thống định vị không mang lại hiệu quả vì đối tượng quản lý ít và lưu động ngoài biển. Do vậy, luận văn chủ yếu tập trung đưa giải pháp thực hiện đối với các đài trái đất băng C và Ku thông tin liên lạc qua vệ tinh Vinasat và với anten giám sát và định vị đặt tại Việt Nam.

Các tham số đầu vào hệ thống định vị và điều kiện định vị: Xác định đối tượng định vị là sóng mang của đài trái đất, cần đo lường các thông số đặc trưng của sóng mang như tần số, băng thông, mật độ phổ công suất/mức tín hiệu (đài trái đất sử dụng anten có kích thước càng nhỏ thì mức bức xạ của búp sóng phụ càng lớn). Để biết thời điểm định vị tốt cần cập nhật dữ liệu thiên văn các vệ tinh qua các trang cung cấp miễn phí như celestrak, space-track hoặc mua dữ liệu từ các đơn vị cung cấp. Các trạm tham chiếu cần được xây dựng và lựa chọn nhằm hiệu chỉnh dữ liệu thiên văn vệ tinh. Để thực hiện định vị các vệ tinh có cùng băng tần, phân cực, vùng phủ và góc tách biệt giữa các vệ tinh theo khuyến nghị tại Bảng 3.1, điều kiện tương tự cho anten thu mặt đất, dữ liệu thiên văn vệ tinh tốt tại thời điểm cập nhật để định vị, có hệ thống các trạm tham chiếu để phục vụ hiệu chỉnh dữ liệu thiên văn vệ tinh.

47

Hình 3.15. Lưu đồ giải pháp thực hiện định vị

Lựa chọn vệ tinh lân cận và kiểm tra phổ chồng lấn để thực hiện định vị Cập nhật dữ liệu thiên văn vệ tinh, lựa chọn thời điểm thích hợp để tiến hành

định vị

Lựa chọn các trạm tham chiếu thích hợp để hiệu chỉnh dữ liệu thiên văn vệ tinh

Định vị đài trái đất

Lựa chọn sóng mang của đài trái đất cần định vị, đo đạc thông số Fc, BW, PFD đưa vào hệ thống định vị Kết quả định vị: Hình Elip thu hẹp (BK≤10KM) , kết quả ổn định

Xây dựng CSDL các vệ tinh lân cận đáp ứng điều kiện định vị và các trạm phát

tham chiếu mặt đất

Kết thúc định vị Có

48

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu các giải pháp định vị và xác định vị trí đài trái đất thông qua vệ tinh địa tĩnh tại Việt Nam (Trang 58 - 61)