Lựa chọn vệ tinh lân cận và kiểm tra phổ chồng lấn

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu các giải pháp định vị và xác định vị trí đài trái đất thông qua vệ tinh địa tĩnh tại Việt Nam (Trang 63 - 64)

Theo Bảng 3.5 có thể chọn phương pháp sử dụng định vị đài trái đất sử dụng 2 vệ tinh địa tĩnh hoặc 3 vệ tinh địa tĩnh đối với một số đoạn băng tần băng C, Ku nhất định trên các bộ phát đáp của vệ tinh Vinasat tùy thuộc vào năng lực của hệ thống định vị.

Tùy vào năng lực hệ thống định vị mà cung lựa chọn vệ tinh lân cận có thể rộng hay hẹp. Thường tín hiệu búp sóng phụ của đài phát trái đất phát lên vệ tinh lân cận xuống hệ thống thu, định vị nằm dưới nền nhiễu (thông thường từ 40-60dB dưới nền nhiễu), kỹ thuật xử lý để nâng cao độ lợi của hệ thống thu bằng cách lấy mẫu dữ liệu trong một băng thông rộng hơn, thời gian dài hơn.

Trong điều kiện có được dữ liệu thiên văn tốt từ các nhà khai thác vệ tinh hoặc mua từ đơn vị cung cấp thứ 3, tốt nhất chọn vệ tinh lân cận cách vệ tinh chính 1-2 độ nhằm đảm bảo mức tín hiệu trên vệ tinh lân cận. Trong trường hợp sử dụng dữ liệu thiên văn vệ tinh miễn phí như từ trang celestrak.com, căn cứ trên tín toán dữ liệu thiên văn vệ tinh của cặp vinasat với vệ tinh lân cận nào tại thời điểm định vị tốt thì chọn vệ tinh lân cận tương ứng.

51

Hình 3.16. Dự đoán chất lượng định vị qua dữ liệu thiên văn vệ tinh cập nhật vào hệ thống định vị

Kiểm tra phổ trên vệ tinh lân cận xem có phổ sóng mang chồng lấn đang sử dụng hay không nhằm đảm bảo S/N trên vệ tinh lân cận để có thể tính toán được tham số FDOA/TDOA. Trường hợp có phổ sóng mang chồng lấn đang sử dụng, nếu kết quả định vị không tốt, cần lựa chọn vệ tinh lân cận khác.

Hình 3.17. Kiểm tra phổ chồng lấn trên các vệ tinh lân cận

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu các giải pháp định vị và xác định vị trí đài trái đất thông qua vệ tinh địa tĩnh tại Việt Nam (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)