Đối với các phương pháp định vị sử dụng nhiều vệ tinh, vệ tinh chính và vệ tinh liền kề không được quá gần (gây khó khăn cho việc đo TDOA) và cũng không
36
quá xa (khiến mức tín hiệu trong vệ tinh liền kề quá thấp không thể đo đạc được), và tín hiệu trên vệ tinh liền kề cần ở cùng dải tần và phân cực với tín hiệu trên vệ tinh chính. Dữ liệu về thiên văn của các vệ tinh này là không thể thiếu để xác định vị trí chính xác. Khoảng cách góc vệ tinh chính đến liền kề được khuyến nghị được trình bày trong Bảng 3.1.
Bảng 3.1. Sự tách biệt góc vệ tinh chính đến liền kề so với dải tần số đường lên và kích thước ăng ten trạm phát mặt đất
Antenna Size (m) C Band 6 GHz X band 8 GHz Ku Band 14 GHz Ka Band 27.5 GHz Ka Band 31 GHz 1.2 <15° <15° <15° <10° <9° 3 <15° <15° <15° <10° <8° 4.5 <13° <13° <12° <8° <7° 7.3 <12° <11° <10° <7° <5° 9 <10° <10° <10° <6° <3° 16 <10° <9° <8° <3° 32 <10° <7° <3°
Vệ tinh chính và vệ tinh liền kề không được ở trên cùng một vị trí quỹ đạo, trừ khi có dữ liệu thiên văn vệ tinh rất chính xác. Vùng phủ của bộ phát đáp trong cả vệ tinh chính và vệ tinh lân cận phải bao phủ đồng thời cả trạm phát và trạm thu
Trạm tham chiếu: Một máy phát đường lên tham chiếu được sử dụng để phát ra tín hiệu tham chiếu tại một vị trí đã biết (vĩ độ, kinh độ và độ cao chính xác) và với các thông số đã biết (tần số, băng thông, phân cực) tới các vệ tinh chính hoặc lân cận. Tín hiệu tham chiếu thường là tín hiệu đã được điều chế nhưng tốt nhất là tín hiệu trải phổ.
Tín hiệu tham chiếu có thể được sử dụng để loại bỏ các sai số cố hữu trong khi đo TDOA và FDOA, chẳng hạn như sai số trôi của bộ dao động nội của bộ phát đáp và lỗi dữ liệu thiên văn vệ tinh. Nếu dữ liệu thiên văn vệ tinh không đủ chính xác (tải xuống từ Internet), cần sử dụng ba đến năm tín hiệu tham chiếu để có được kết quả định vị địa lý chính xác.