1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Kháng nghị giám đốc thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự việt nam từ thực tiễn tỉnh quảng ngãi

96 193 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 123,95 KB

Nội dung

Thủ tục giám đốc thẩm là xét lại bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án củaTòa án đã có hiệu lực pháp luật đã được đưa ra thi hành, đang thi hành hoặc hoãn thihành án nhưng do phát hiện

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN MINH TÚ

KHÁNG NGHỊ GIÁM ĐỐC THẨM THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NGÃI

LUẬN VẪN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, năm 2018

Trang 2

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN MINH TÚ

KHÁNG NGHỊ GIÁM ĐỐC THẨM THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NGÃI

Chuyên ngành : Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự Mã số

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN VĂN HUYÊN

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu khoa học, độc lập của tôi; các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng

rp r _ • 2 1 ^ _ w _

Tác giả luận văn

Trần Minh Tú

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KHÁNG NGHỊ GIÁM ĐỐC THẨM TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 51.1 Kh

ái niệm, nội dung, đặc điểm, ý nghĩa kháng nghị giám đốc thẩm 51.2 N

ội dung kháng nghị giám đốc thẩm 91.3 Đ

ặc điểm kháng nghị giám đốc thẩm 171.4 Ýnghĩa của kháng nghị giám đốc thẩm 19CHƯƠNG 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ KHÁNGNGHỊ GIÁM ĐỐC THẨM VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI TỈNH QUẢNG NGÃI(2007-2017) 212.1 Q

uy định của pháp luật về kháng nghị giám đốc thẩm 212.2 Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về kháng nghị giám đốc thẩmtại tỉnh

Quảng Ngãi 272.3 Kế

t quả kháng nghị giám đốc thẩm (từ 31/5/2015 trở về trước) 30

2.4 Hoạt động báo cáo kháng nghị giám đốc thẩm và kết quả (từ 01/6/2015

đến

nay - theo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014) 44

Trang 5

n chế của kháng nghị giám đốc thẩm và nguyên nhân 48CHƯƠNG 3 YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT

ĐỘNG KHÁNG NGHỊ GIÁM ĐỐC THẨM 623.1 Yê

u cầu nâng cao chất lượng kháng nghị giám đốc thẩm 623.2 Gi

ải pháp nâng cao chất lượng kháng nghị giám đốc thẩm 66KẾT LUẬN 80DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BLHS 1999 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 BLHS 2015 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 BLTTHS 2003 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003

BLTTHS 2015 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

BLTTDS 2015 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015

HĐTPTANDTC Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

LTTHC 2015 Luật tố tụng hành chính năm 2015

LTCTAND 2002 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002

LTCTAND 2014 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014

LTCVKSND 2002 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002

LTCVKSND 2014 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014

NBVQLHPCĐS Người bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đương sự

NCQL&NVLQ Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan

TAND huyện Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã

TAND tỉnh Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Trang 7

TP Thẩm phán

VKSNDCC Viện kiểm sát nhân dân cấp cao

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hoạt động tố tụng hình sự đòi hỏi các chủ thể phải áp dụng đúng và đầy đủ cácquy định của pháp luật để giải quyết đúng đắn từng vụ án Quá trình thực hiện các hoạtđộng này, vai trò của Tòa án vô cùng quan trọng vì vừa kiểm tra, đánh giá chứng cứ đã

có, vừa thu thập chứng cứ và chứng minh qua nghiên cứu hồ sơ vụ án, chuẩn bị xét xử,xét xử, nghị án, phán quyết ra bản án đảm bảo có căn cứ, đúng pháp luật, nghiêm minh

và kịp thời

Tuy nhiên, hoạt động áp dụng pháp luật trong tố tụng hình sự cũng còn nhiềubất cập cả về lý luận và thi hành Thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi những năm qua cho thấykhông ít bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp huyện có vi phạm nghiêm trọngnên bị kháng nghị giám đốc thẩm Sau khi xét xử giám đốc thẩm, không ít vụ án khiđiều tra lại đã thay đổi tội danh khởi tố hoặc xét xử sơ thẩm lại không cho bị cáo hưởng

án treo hoặc cấp sơ thẩm giải quyết lại về phần dân sự, án phí dân sự hoặc cấp giám đốcthẩm tuyên hủy và đình chỉ phần dân sự, án phí dân sự của bản án sơ thẩm Tuy nhiên,

có trường hợp kháng nghị thiếu căn cứ hoặc không đúng thẩm quyền nên không đượcchấp nhận Ngược lại, cũng có nhiều bản án có sai lầm vi phạm nghiêm trọng nhưng lạikhông được kháng nghị hoặc báo cáo đề nghị cấp có thẩm quyền kháng nghị; tình trạngtrên đã ảnh hưởng đến chất lượng giải quyết các vụ án hình sự, ảnh hưởng đến quyền,lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng trong vụ án.Tuy vậy, cho đến nayvẫn chưa có tác giả nào nghiên cứu đề tài về thực tiễn hoạt động kháng nghị giám đốcthẩm trong tố tụng hình sự trên địa bàn tỉnh hoặc toàn quốc ở tầm luận án hoặc luận vănnhằm tìm ra giải pháp để khắc phục

Với mong muốn góp phần vào chiến lược Cải cách tư pháp và Khoản 1 Điều

102 Hiến pháp 2014 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án và Khoản 3 Điều 2LTCTAND năm 2014 về trách nhiệm, nghĩa vụ chứng minh của Tòa án, trong đó có xét

xử các vụ án hình sự, tác giả chọn đề tài “Kháng nghị giám đốc thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự Việt

Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi” làm luận văn thạc sỹ luật học.

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Dù đã có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu ở nhiều góc độ, khía cạnh, phạm

vi khác nhau, như: Tập bài giảng “Chứng cứ, những vấn đề lý luận và thực tiễn” của

Trang 9

TS Đặng Quang Phương (2014); “Hoàn thiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự về thủ tục

phiên tòa sơ thẩm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp ” của Ts Hoàng Thị Minh Sơn (Tạp chí Luật học

số 10/2009); “ Cần sửa đổi, bổ sung một số thủ tục tố tụng hình sự theo tinh thần cải cách tư pháp” của Ths Nguyễn Văn Trượng (Tạp chí TAND số 6/2010); Luận án Tiến sĩ luật học “Xét xử sơ thẩm

trong Tố tụng Hình sự Việt Nam” của Võ Thị Kim Oanh; Luận án tiến sĩ luật học “ Quá trình chứng minh trong vụ án hình sự ở nước tà’" của Nguyễn Văn Du (Hà Nội, năm 2006); Luận văn Thạc sỹ

luật học - Học viện Khoa học xã hội Việt Nam năm 2015 “ Chứng minh trong tố tụng hình sự Việt

Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi” của tác giả Dương Ngọc An; Luận văn Thạc sỹ Luật học

-Học viện Khoa học xã hội Việt Nam năm 2009, “Thủ tục xét xử sơ thẩm theo Bộ luật Tố tụng Hình sự

Việt Nam và hoàn thiện theo tinh thần cải cách tư pháp của nước ta” của tác giả Nguyễn Thị Thủy; Luận

văn Thạc sỹ Luật học - Học viện Khoa học xã hội Việt Nam năm 2013, “Phiên tòa xét xử

hình sự sơ thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Nguyễn Thị

Mai Thùy; .và một số bài viết đăng trên Báo Bảo vệ pháp luật, Tạp chí Kiểm sát, Tạpchí nghề luật liên quan đến hoạt động kháng nghị giám đốc thẩm, như bài viết “Hoànthiện pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam trong giai đoạn xây dựng Nhà nước phápquyền" (PGS.TS Lê Văn Cảm Tạp chí Kiểm sát số 15 tháng 8/2010 và 17 tháng9/2010); bài viết “Dấu ấn sâu sắc từ một vụ án” (Báo Bảo vệ pháp luật số Chuyên đềtháng 10/2012) và “Kháng nghị để bảo vệ quyền lợi cho công dân” (Báo Bảo vệ phápluật số Chuyên đề tháng 9/2007) của KSV Dương Ngọc An; đề tài “Kháng nghị giámđốc thẩm, tái thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam” của tác giả Nguyễn Như Thắng(Luận văn Thạc sỹ, Đại học quốc gia Hà Nội, 2014, Chuyên ngành Luật hình sự Mã số:

60 38 40) Các công trình trên chứa dựng rất nhiều thông tin, đem lại nhiều ý nghĩa choviệc nghiên cứu hoàn thiện pháp luật tố tụng, công tác học tập, giảng dạy Tuy nhiên,chúng tôi thấy các công trình này chưa có nội dung đề cập chuyên sâu đến thủ tụckháng nghị giám đốc thẩm từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi Do đó, đề tài nghiên cứu làkhông trùng lặp

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của Luận văn là đánh giá, tổng kết hoạt động kháng nghị giám đốc thẩmtrong thời gian mười năm qua tại tỉnh Quảng Ngãi để chỉ ra cụ thể những ưu điểm,

Trang 10

những hạn chế và nguyên nhân của nó; từ đó đề xuất các giải pháp thiết thực để nângcao hiệu quả hoạt động kháng nghị giám đốc thẩm trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi Luậnvăn còn có thể góp phần bổ sung lý luận ngày càng hoàn thiện, nhằm nâng cao ý thứctrách nhiệm của người tiến hành tố tụng, ý thức pháp luật của nhân dân, góp phần đấutranh phòng chống tội phạm ngày càng hiệu quả và cung cấp thông tin cho người quantâm nhằm góp phần trong việc nghiên cứu, giảng dạy, ứng dụng trong thực tiễn khôngchỉ trong hoạt động xét xử, mà còn có ý nghĩa cả trong quá trình tố tụng hình sự.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Từ mục đích đó, nhiệm vụ đặt ra là phải: Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lýluận về khái niệm, đặc điểm, nội dung của kháng nghị giám đốc thẩm; Nghiên cứu cótính hệ thống các quy định của BLTTHS và pháp luật liên quan về hoạt động khángnghị giám đốc thẩm để thấy những điểm bất cập không phù hợp với thực tiễn nhằm đềxuất sửa đổi hoàn thiện; Khảo sát số liệu làm rõ thực tiễn áp dụng các quy định củaBLTTHS về kháng nghị giám đốc thẩm tại tỉnh Quảng Ngãi để thấy kết quả, hạn chế vàtìm nguyên nhân hạn chế nhằm đề ra giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động này tạitỉnh Quảng Ngãi

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

về đối tượng nghiên cứu, do hoạt động kháng nghị giám đốc thẩm trong tố tụnghình sự Việt Nam là vấn đề rất rộng, nên Luận văn chỉ nghiên cứu các quy định củapháp luật và thực tiễn thực hiện các quy định đó về thủ tục này

4.2 Phạm vi nghiên cứu

về nội dung, Luận văn nghiên cứu những vấn đề liên quan đến kháng nghị giámđốc thẩm về không gian, nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật về kháng nghị giámđốc thẩm trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi về thời gian, nghiên cứu thực tiễn áp dụng từnăm 2007 đến năm 2017

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận

Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lê nin và quanđiểm của Đảng ta, tư tưởng Hồ Chí Minh về vận dụng lý luận Mác - xít vào quá trìnhthực tiễn cách mạng việt Nam trong các lĩnh vực của đời sống xã hội như về bản chất

Trang 11

nhà nước và pháp luật, đấu tranh giai cấp, quyền con người, hoạt động áp dụng phápluật, và gắn với chủ trương cải cách tư pháp của Đảng.

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết những nội dung của đề tài, Luận văn có sử dụng các phương phápnghiên cứu sau đây: phương pháp lịch sử - cụ thể, so sánh, quy nạp, phân tích và tổnghợp, thống kê, tác giả còn trực tiếp nghiên cứu hồ sơ án sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốcthẩm, nghiên cứu, phân tích các văn bản tố tụng, biên bản phiên tòa, biên bản nghị án,bản án sơ thẩm, trực tiếp tham dự nhiều phiên tòa sơ thẩm của 2 cấp, phiên tòa phúcthẩm, tham khảo ý kiến chuyên gia, những người tiến hành tố tụng.v.v

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1 Ý nghĩa lý luận

Luận văn góp phần cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn về quá trình chứng minhtrong tố tụng hình sự kể từ giai đoạn tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác tội phạm, kiếnnghị khởi tố, hoạt động điều tra, truy tố, xét xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, hoạt độngkháng nghị và xét xử giám đốc thẩm và thi hành quyết định (bản án) của cấp giám đốcthẩm nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tố tụng tại tỉnh Quảng Ngãi nói riêng để bảođảm điều tra, truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; không bỏ lọt ngườiphạm tội, không làm oan người vô tội, góp phần bảo đảm pháp chế thống nhất và phục

vụ yêu cầu chính trị của địa phương trong quá trình thực hiện các mục tiêu phát triểntrên địa bàn tỉnh nhà nói riêng, toàn quốc nói chung

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ hoạt động quản lýchỉ đạo điều hành trong quản lý hành chính - tư pháp

7 Cơ cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận luận văn gồm ba chương

Chương 1: Những vấn đề lý luận về kháng nghị giám đốc thẩm trong tố tụnghình sự

Chương 2: Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về kháng nghị giám đốc thẩm

và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Quảng Ngãi

Chương 3: Yêu cầu và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kháng nghịgiám đốc thẩm tại tỉnh Quảng Ngãi

Trang 12

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KHÁNG NGHỊ GIÁM ĐỐC THẨM

https://vn.answers.yahoo.com/question/index7qid Translate this pageJul [48], 2010 , thì

“Kháng nghị” được định nghĩa như sau: Kháng là phản kháng, nghị là đề nghị Theo

https://vi.wiktionary.org/wiki [23] thì “Kháng nghị” được hiểu như sau: “Bày tỏ ý kiến chống lại điều đã quyết nghị” [23] Chúng tôi đồng tình cao quan điểm của tác giả Hồ Ngọc Đức; các

quan điểm còn lại cũng có tính hợp lý nhưng chưa thực sự thuyết phục nếu vận dụngvào đề tài nghiên cứu cũng như quy định về các thủ tục xét xử trong tố tụng hình sựtheo pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tác giả Hồ Ngọc Đức đưa raquan điểm trên đã thể hiện bước tiếp cận đến các dạng kháng nghị nói chung theotruyền thống của hệ thống pháp luật nước ta từ khi có Hiến pháp năm 1959 đến nay.Các quan điểm còn lại quá sơ sài

Tuy nhiên, từ các quy định của hệ thống pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam hiện hành, có thể hiểu “Kháng nghị” - là sự chống đối về mặt nhànước, được thể hiện bằng một văn bản mang tính chất áp dụng pháp luật của cơ quanNhà nước có thẩm quyền, được người có thẩm quyền của cơ quan đó ban hành đối vớisản phẩm (văn bản, các loại tài liệu dưới dạng văn bản) áp dụng pháp luật, tuân thủpháp luật, sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật (gọi chung là áp dụng pháp luật - vìhoạt động này nó đã bao hàm tất cả các hoạt động còn lại), hoặc đối với hành vi pháp lý(mang tính hợp pháp hoặc không hợp pháp) của cơ quan, tập thể, cá nhân bị khángnghị, khi chủ thể ra kháng nghị cho rằng (giả thiết; giả định; khả năng) có vi phạm sailầm nghiêm trọng và yêu cầu chủ thể ban hành văn bản hoặc thực hiện hành vi đó phảichấm dứt vi phạm, yêu cầu trực tiếp khắc phục vi phạm hoặc yêu cầu tập thể, cơ quan

có thẩm quyền giải quyết kháng nghị thực hiện các biện pháp, trình tự, thủ tục theo

Trang 13

pháp luật quy định để khắc phục sai lầm, vi phạm Việc kháng nghị và giải quyết khángnghị đều phải được tuân theo đúng các quy định của pháp luật.

Về thuật ngữ “Giám đốc thẩm” Có nhiều quan điểm khác nhau về thuật ngữ này,

nhất là đối với những người tiến hành tố tụng Chúng tôi xin nêu ra một số quan điểmsau đây: Có nhiều quan điểm cho rằng, giám đốc thẩm là một thủ tục đặc biệt được ápdụng khi bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị phát hiện cónhững vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án Thủ tục này là hìnhthức đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng Cũng có nhiều quan điểm cho

rằng, giám đốc thẩm là thủ tục tố tụng đặc biệt nhằm xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật

nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án Các quan điểm trên đều có tính hợp có lý.Nhưng cũng có quan điểm cho rằng, giám đốc thẩm được hiểu là việc Tòa án đã ápdụng sai luật nội dung vào giải quyết vụ án Tòa án đã sử dụng những căn cứ dựa vào

đó để kết luận vụ việc không đúng với bản chất sự việc đó Chúng tôi thấy quan điểmnày chưa thể hiện đúng nội hàm của vấn đề vì chỉ đề cập đến vi phạm về luật nội dungcủa bản án, quyết định là chưa đủ Tuy nhiên, vì cho rằng các mệnh đề trên chưa thể

hiện được thuộc tính của thuật ngữ này, nên tác giả luận văn cho rằng: Giám đốc thẩm, là

một thủ tục đặc biệt được áp dụng để phát hiện và khắc phục bản án, quyết định giải quyết vụ án của tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng có sai lầm nghiêm trọng trong áp dụng pháp luật trong quá trình giải quyết.

Về thuật ngữ “Thủ tục giám đốc thẩm” Nghiên cứu các quy định của BLTTHS 1988,

BLTTHS 2003 và BLTTHS 2015 về thủ tục, chế độ hai cấp xét xử và thủ tục giám đốcthẩm, tái thẩm; riêng thủ tục giám đốc thẩm, thấy rằng, thủ tục giám đốc thẩm là mộtthủ tục đặc biệt trong tố tụng chứ không phải là cấp xét xử.Thủ tục này chỉ được ápdụng trong các trường hợp đặc biệt Tính chất đặc biệt thể hiện ở đặc điểm sau:

Thủ tục giám đốc thẩm là thủ tục xét lại các bản án, quyết định giải quyết vụ áncủa Tòa án đã có hiệu lực pháp luật chứ không phải xét xử lại các bản án, quyết định

đó Thủ tục giám đốc thẩm không mở công khai và bắt buộc phải có sự tham gia củaviện kiểm sát Đối tượng của thủ tục giám đốc thẩm là những bản án, quyết định đã cóhiệu lực pháp luật Căn cứ làm phát sinh thủ tục giám đốc thẩm là khi phát hiện bản án,quyết định có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong giải quyết vụ án Chủ thể làm phát

Trang 14

sinh thủ tục giám đốc thẩm chỉ có một số người có thẩm quyền theo quy định của phápluật.Thủ tục giám đốc thẩm khác với thủ tục tái thẩm vì thủ tục tái thẩm là do xuất hiệntình tiết mới làm thay đổi bản chất vụ án nhưng người tiến hành tố tụng, cơ quan tiếnhành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án đó vì lý do khách quan mà không biếtđược dẫn đến áp dụng sai pháp luật.

Thủ tục giám đốc thẩm khác với thủ tục xét xử sơ thẩm hoặc xét xử phúc thẩm ởchỗ: Thủ tục xét xử sơ thẩm trên cơ sở Cáo trạng truy tố của VKS Thủ tục xét xử phúcthẩm là xét xử lại vụ án khi có kháng cáo của người tham gia tố tụng hoặc kháng nghịcủa VKS cùng cấp với Tòa án sơ thẩm hoặc của VKS cấp trên trực tiếp của Tòa án cấp

sơ thẩm hoặc xét cả kháng cáo, kháng nghị mà các kháng cáo, kháng nghị này làm chomột phần hoặc toàn bộ bản án hoặc quyết định sơ thẩm giải quyết vụ án chưa có hiệulực pháp luật Khi xét thấy cần thiết, Tòa án cấp phúc thẩm có thể xét xử ngoài phạm vikháng cáo, kháng nghị nếu có liên quan mật thiết đến việc giải quyết vụ án Thủ tục xét

xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm thông thường được mở phiên tòa công khai, trừ nhữngtrường hợp phải xét xử kín và các thủ tục này được các BLTTHS nước ta quy định thểhiện sự kết hợp giữa xét hỏi với tranh tụng theo hướng ngày càng hoàn thiện của môhình tố tụng đan xen

Thủ tục giám đốc thẩm là xét lại bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án củaTòa án đã có hiệu lực pháp luật đã được đưa ra thi hành, đang thi hành hoặc hoãn thihành án nhưng do phát hiện bản án hoặc quyết định đó có vi phạm sai lầm nghiêmtrọng trong hoạt động áp dụng các quy định của pháp luật để giải quyết vụ án; cho nênthủ tục này chỉ có những cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng có thẩmquyền theo quy định của pháp luật tố tụng, pháp luật chuyên ngành mới có quyền năngpháp lý tham gia quan hệ pháp luật tố tụng giám đốc thẩm và thủ tục giám đốc thẩmkhông có những trình tự thủ tục tố tụng của thủ tục xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩmnhư: thủ tục bắt đầu phiên tòa, thủ tục hỏi, thủ tục tranh tụng, trở lại việc xét hỏi, Kiểmsát viên rút cáo trạng, nghị án và tuyên án Phiên họp (phiên tòa) giám đốc thẩmkhông mở công khai và thường thì những người tham gia tố tụng liên quan đến khángnghị lại không được tham gia

Trang 15

Về “Tính chất của giám đốc thẩm”: Nghiên cứu các quy định của BLTTHS 2003 và

2015 thấy, tính chất của thủ tục này là xét lại bản án hoặc quyết định đã có hiệu lựcpháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trongviệc xử lý vụ án về nguyên tắc, bất cứ bản án hoặc quyết định nào của Tòa án các cấp

xử lý vụ án có hiệu lực pháp luật mà có vi phạm pháp luật nghiêm trọng và đủ căn cứkháng nghị, thì phải được kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm để giải quyết theoquy định của pháp luật nhằm khắc phục vi phạm đó của bản án, quyết định đã có hiệu

lực pháp luật [14], [15].

Cần nhận thức đúng về đối tượng có thể bị kháng nghị giám đốc thẩm; do vậy,nếu quyết định của Tòa án có thẩm quyền có hiệu lực pháp luật nhưng không phải làquyết định xử lý vụ án, mà là quyết định tố tụng khác (như: quyết định tạm đình chỉ vụ

án, quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung, quyết định trưng cầu giám định, quyết địnhkhởi tố vụ án hình sự của HĐXX ) thì đều không phải là đối tượng của kháng nghịgiám đốc thẩm

Mặc dù quy định như trên nhưng về nhận thức và thực tiễn thì chúng ta cần hiểurằng, bản án có vi phạm pháp luật nghiêm trọng bị kháng nghị ở đây - là toàn bộ hoặcmột phần bản án đó, nhưng sự vi phạm đó đã hoặc tất yếu sẽ ảnh hưởng đến lợi ích củanhà nước trong hoạt động áp dụng pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự, phápluật dân sự, pháp luật chuyên ngành và các văn bản hướng dẫn thi hành hoặc xâm phạmđến quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng, gồm: người bị kết án,người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự,

Cấp xét xử là hình thức tổ chức tố tụng.Cấp xét xử và thủ tục xét xử là hai kháiniệm khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau.Theo nguyên tắc/chế độ hai cấpxét xử, thì thủ tục giám đốc thẩm được thực hiện sau khi bản án, quyết định đã có hiệulực pháp luật chứ không phải là thủ tục nối tiếp của cấp sơ thẩm và cấp phúcthẩm.Giám đốc thẩm không phải là cấp xét xử về nguyên tắc, sau khi vụ án đã xét xửxong ở cấp phúc thẩm thì bản án có hiệu lực pháp luật

Tuy nhiên, xuất phát từ trách nhiệm của Nhà nước, sự tôn trọng chân lý và công

lý, lẽ công bằng trong tố tụng hình sự, cũng như để những người tham gia tố tụng thựchiện trọn vẹn các quyền của mình, cho nên pháp luật tố tụng quy định về trách nhiệm

Trang 16

phát hiện sai lầm của bản án, quyết định và trách nhiệm kháng nghị giám đốc thẩm, quyđịnh quyền của chủ thể khiếu nại hoặc kiến nghị Tòa án có thẩm quyền xem xét lại theothủ tục giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng có sailầm nghiêm trọng; điều đó khác với việc những người tham gia tố tụng làm đơn khángcáo hoặc Viện kiểm sát kháng nghị phúc thẩm đối với bản án hoặc quyết định sơ thẩmchưa có hiệu lực pháp luật và yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại vụ án Hai thuậtngữ "xét xử lại" và "xét lại" đã trả lời cho sự khác nhau của hai thủ tục tố tụng là phúcthẩm và giám đốc thẩm.

Thuật ngữ “Kháng nghị giám đốc thẩm”.Trong thực tiễn, đa số quan điểm của người

tiến hành tố tụng cho rằng, kháng nghị giám đốc thẩm là hành vi tố tụng của chủ thể cóthẩm quyền theo quy định của pháp luật tố tụng yêu cầu Tòa án xem xét lại những bản

án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật khi có căn cứ theo quy định của pháp luật khiphát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong giải quyết vụ án Chủ thể có thẩmquyền kháng nghị giám đốc thẩm được pháp luật giới hạn trong phạm vi nhất định.Chúng tôi thấy quan điểm trên có lý là đã xem đây là hành vi tố tụng của chủ thể cóthẩm quyền can thiệp trực tiếp vào bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và yêucầu Tòa án có thẩm quyền xét lại bản án, quyết định đó vì cho rằng có vi phạm phápluật nghiêm trọng

Từ phân tích trên có thể rút ra khái niệm: Kháng nghị giám đốc thẩm trong tố tụng hình sự là việc người có thẩm quyền ban hành một văn bản tố tụng can thiệp trực tiếp vào một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật

do có sai lầm nghiêm trọng trong quá trình xử lý vụ án Kháng nghị giám đốc thẩm làm phát sinh việc xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm có thể dẫn đến sự thay đổi hoặc chấm dứt hiệu lực pháp luật của một phần hay toàn bộ bản án, quyết định bị kháng nghị.

1.2 Nội dung kháng nghị giám đốc thẩm

Nội dung của kháng nghị giám đốc thẩm có thể nói chính là phạm vi kháng nghị

và hướng kháng nghị, hay có thể được hiểu rằng đó là căn cứ để kháng nghị giám đốcthẩm và thẩm quyền của cấp giám đốc thẩm Phạm vi kháng nghị giám đốc thẩm vềhình sự bao gồm trực tiếp can thiệp vào một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định xử lý

vụ án có hiệu lực pháp luật nhưng có sai lầm nghiêm trọng trong hoạt động áp dụng

Trang 17

pháp luật (về hình sự, về dân sự trong hình sự, luật chuyên ngành được Tòa án ápdụng để giải quyết vụ án hình sự) Do vậy, nội dung về phạm vi của kháng nghị giámđốc thẩm phải chỉ ra được từng căn cứ pháp lý cụ thể của bản án hoặc quyết định đó cósai lầm mà đã gây ra hệ lụy xấu trong hoạt động áp dụng pháp luật và có thể hoặc đãgây ra mâu thuẫn xã hội.

Nội dung về hướng kháng nghị giám đốc thẩm trong từng trường hợp cụ thể là,người ban hành kháng nghị phải căn cứ vào các quy định cụ thể của pháp luật (hình sự,pháp luật dân sự, pháp luật chuyên ngành.) có hiệu lực để yêu cầu Hội đồng giám đốcthẩm xét xử và ra quyết định giám đốc thẩm để trực tiếp khắc phục sai lầm của bản án,quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật hoặc yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng, ngườitiến hành tố tụng có thẩm quyền áp dụng các quy định của pháp luật để khắc phục viphạm, sai lầm của bản án hoặc quyết định đó bằng các hoạt động tố tụng theo pháp luậtquy định Có như vậy thì tập thể, cá nhân ra bản án, quyết định xử lý vụ án bị khángnghị cũng như hội đồng giám đốc thẩm khi giải quyết kháng nghị mới có cơ sở pháp lývững chắc để chấp nhận kháng nghị hoặc căn cứ quy định của pháp luật mà xét đến cảnhững phần của bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật không bị kháng nghị; nếukhông, kháng nghị sẽ không được chấp nhận vì không có căn cứ pháp lý thể hiện xácđịnh vi phạm và căn cứ pháp lý khắc phục vi phạm Nội dung kháng nghị giám đốcthẩm còn có ý nghĩa hướng dẫn xét xử và nhằm phòng ngừa sai lầm trong hoạt động ápdụng pháp luật của cơ quan, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng trong quátrình tố tụng Nghiên cứu về nội dung của kháng nghị giám đốc thẩm bao gồm các yếu

tố cơ bản sau đây:

1.2.1 Căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm

Kháng nghị giám đốc thẩm là một quyền năng đặc biệt của Viện kiểm sát, củaTòa án bởi vì đã can thiệp trực tiếp vào bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án đã cóhiệu lực pháp luật, làm cho toàn bộ hoặc một phần bản án, quyết định đó không đượcđưa ra thi hành, hoặc nếu đang thi hành thì có thể phải tạm đình chỉ thi hành hoặc nếu

đã thi hành xong thì có thể phải được xét lại tùy theo phạm vi và hướng kháng nghị vàkết quả xét xử giám đốc thẩm và phát sinh một quan hệ pháp luật tố tụng hình sự

Trang 18

Tuy nhiên, việc kháng nghị trước hết có thể phát sinh thủ tục giám đốc thẩm xétkháng nghị; còn kết quả xét kháng nghị phục thuộc vào hoạt động áp dụng pháp luậtcủa Hội đồng xét xử khi kết luận xác định kháng nghị có căn cứ vững chắc hay không,

dù người có thẩm quyền của VKS hoặc Tòa án có quyền báo cáo đề nghị lên cấp trên cóthẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm đối với bản án giám đốc thẩm khi cấp giám đốcthẩm không chấp nhận kháng nghị Kết quả xét xử giám đốc thẩm còn có ý nghĩa tácđộng trở lại đến hiệu quả kháng nghị và quan điểm áp dụng pháp luật của chủ thể rakháng nghị nói riêng

Trong tố tụng hình sự, VKS, Tòa án là những chủ thể áp dụng pháp luật baogồm Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật dân sự, luật chuyên ngành nhất làkhi pháp nhân là chủ thể tội phạm, pháp luật về án phí, lệ phí Tòa án và các văn bảnhướng dẫn của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền liên quan phải được áp dụng đầy đủtrong từng vụ án cụ thể Do đó, khi cho rằng bản án hoặc quyết định giải quyết vụ áncủa Tòa án cấp sơ thẩm có hiệu lực pháp luật, của Tòa án cấp phúc thẩm hoặc của Tòa

án cấp giám đốc thẩm, nhưng có sai lầm, vi phạm nghiệm trọng cần phải được khángnghị để yêu cầu Tòa án cấp giám đốc thẩm trực tiếp khắc phục hoặc để Tòa án cấp giámđốc thẩm có hướng khắc phục theo quy định của pháp luật, thì Viện kiểm sát hoặc Tòa

án đã ra kháng nghị giám đốc thẩm phải có nghĩa vụ chỉ ra cụ thể căn cứ pháp luật vềsai lầm, vi phạm của bản án, quyết định đó, như: vi phạm trong việc áp dụng pháp luậthình sự, dân sự, pháp luật về án phí hoặc pháp luật về chuyên ngành, văn bản hướngdẫn thi hành pháp luật

Căn cứ để kháng nghị giám đốc thẩm ngoài việc chỉ ra sai lầm, vi phạm nghiêmtrọng trong hoạt động áp dụng pháp luật của bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật,còn phải xét đến cả việc kháng nghị yêu cầu Hội đồng xét xử giám đốc thẩm áp dụng cụthể quy định nào của pháp luật để giải quyết trên cơ sở tính chất của xét xử giám đốcthẩm và thẩm quyền của cấp giám đốc thẩm theo quy định của BLTTHS và có liên quanmật thiết đến các quy định cụ thể của BLHS, pháp luật chuyên ngành, và văn bản pháp

lý hướng dẫn

Tuy nhiên trong thực tiễn không phải chỉ có quy định của pháp luật tố tụng vềthẩm quyền của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm mới là cơ sở để kháng nghị, mà việc

Trang 19

kháng nghị và chấp nhận kháng nghị còn nhằm đáp ứng yêu cầu hoàn thiện pháp luật,tổng kết kinh nghiệm xét xử, tổng kết hoạt động kháng nghị Chẳng hạn, khác vớiBLTTHS 2015, BLTTHS 2003 không quy định VKS, Tòa án kháng nghị giám đốc thẩmtheo hướng hủy án sơ thẩm để xét xử sơ thẩm lại không áp dụng hình phạt tù nhưng chohưởng án treo đối với bị cáo, và cũng không quy định Hội đồng xét xử giám đốc thẩmhủy án sơ thẩm về hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo để xét xử sơ thẩm lại theohướng áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người bị kết án, nhưng thực tiễn để đápứng yêu cầu phòng chống tội phạm thì nhiều năm qua Tòa án cấp giám đốc thẩm trongtoàn quốc vẫn chấp nhận rất nhiều trường hợp kháng nghị theo hướng này, kể cả Tòa áncấp phúc thẩm khi xét kháng nghị phúc thẩm cũng vậy.

1.2.2 Chủ thể kháng nghị giám đốc thẩm

Một trong những điểm mới của BLTTHS 2015 là tiếp tục hoàn thiện chế độ 2cấp xét xử và các thủ tục tố tụng đặc biệt, trong đó có thủ tục giám đốc thẩm và quyđịnh về kháng nghị giám đốc thẩm của Viện Kiểm sát và Tòa án Kháng nghị giám đốcthẩm là sự kiện pháp lý làm phát sinh thủ tục xét xử giám đốc thẩm nếu không xảy raviệc rút kháng nghị theo quy định của pháp luật Xuất phát từ tính chất của thủ tục giámđốc thẩm, cho nên không phải người nào của các cơ quan nêu trên cũng có quyền banhành kháng nghị giám đốc thẩm, mà chỉ có người tiến hành tố tụng có thẩm quyền theoquy định của LTCTAND, LTCVKSND mà cụ thể là BLTTHS mới có quyền ra khángnghị giám đốc thẩm Theo đó, chủ thể có quyền ban hành kháng nghị là Viện trưởngVKS có thẩm quyền hoặc Phó Viện trưởng được Viện trưởng phân công nhiệm vụ vàChánh án Tòa án có thẩm quyền hoặc Phó Chánh án được Chánh án phân công; nếuPhó Viện trưởng VKS hoặc Phó Chánh án kháng nghị giám đốc thẩm nhưng khôngđược thủ trưởng của mình phân công (ủy quyền) kháng nghị, thì kháng nghị đó khôngthể được coi là hợp pháp Việc xác định chủ thể kháng nghị là đánh giá tính hợp pháp

về hình thức của kháng nghị

1.2.3 Phạm vi kháng nghị, hướng kháng nghị giám đốc thẩm

- Phạm vi kháng nghị Là một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định giải quyết vụ án

của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật (bản án, quyết định sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốcthẩm), và phạm vi kháng nghị đó thông thường phải được BLTTHS quy định thuộc

Trang 20

thẩm quyền giải quyết của cấp giám đốc thẩm khi ra bản án hoặc quyết định giám đốcthẩm đối với bản án hoặc quyết định bị kháng nghị Những gì mà bản án, quyết địnhgiải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật không giải quyết thì không thể phátsinh thủ tục giám đốc thẩm, hay nói một cách khác không thể bị kháng nghị Bên cạnh

đó, xét theo hình thức pháp luật thành văn thể hiện bằng quy phạm pháp luật, nếu phạm

vi kháng nghị giám đốc thẩm không được pháp luật quy định thuộc thẩm quyền giảiquyết của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm, thì cấp giám đốc thẩm không thể chấp nhậnkháng nghị vì không có cơ sở pháp lý

Tuy nhiên, không phải mọi quyết định của Tòa án đều là phạm vi của khángnghị giám đốc thẩm, mà chỉ có thể kháng nghị giám đốc thẩm đối với quyết định tạmđình chỉ vụ án, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can,

bị cáo, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, bị cáo và quyết định khác của Tòa án theo

quy định của BLTTHS Từ vấn đề này, chúng tôi cho rằng những quyết định sơ thẩm,phúc thẩm sau đây có thể bị kháng nghị giám đốc thẩm: Quyết định tạm đình chỉ vụ ánhoặc quyết định đình chỉ vụ án do Thẩm phán ban hành trong giai đoạn chuẩn bị xét xử

sơ thẩm hoặc bản án, quyết định do Hội đồng xét xử sơ thẩm,bản án, quyết định củaTòa án cấp phúc thẩm

về nguyên tắc chung thì phạm vi kháng nghị giám đốc thẩm không đồng nghĩavới phạm vi xét xử giám đốc thẩm, với thẩm quyền của Hội đồng xét xử giám đốcthẩm, mà phạm vi kháng nghị giám đốc thẩm trước hết được xem là căn cứ để phát sinhthủ tục xét xử giám đốc (nếu không rút kháng nghị) Khác với BLTTHS 2003, BLTTHS

2015 có rất nhiều quy định mới góp phần phù hợp đòi hỏi của thực tiễn xét xử giám đốcthẩm cũng như kháng nghị giám đốc thẩm nói riêng Quy định về phạm vi xét xử giámđốc thẩm và thẩm quyền của cấp giám đốc thẩm nhằm nâng cao trách nhiệm, chấtlượng, hiệu quả kháng nghị và xét xử giám đốc thẩm, góp phần thực hiện tốt các

nguyên tắc cơ bản của pháp luật hình sự Chúng tôi dùng cụm từ phạm vi kháng nghị giám đốc

thẩm mà không dùng cụm từ đối tượng của kháng nghị giám đốc thẩm vì như thế nó đã bao hàm cả

giới hạn về đối tượng và giới hạn về phạm vi của kháng nghị giám đốc thẩm

- Hướng kháng nghị Qua nghiên cứu các quyết định kháng nghị giám đốc thẩm và

các bản án giám đốc thẩm trong mười năm qua tại tỉnh Quảng Ngãi, chúng tôi cho rằng,

Trang 21

hướng kháng nghị giám đốc thẩmchính là việc kháng nghị chỉ ra cụ thể vi phạm, sailầm của bản án, quyết định bị kháng nghị và yêu cầu của người ra kháng nghị đối vớiHội đồng xét xử giám đốc thẩm về áp dụng cụ thể các quy định của pháp luật để khắcphục hoặc có biện pháp pháp lý để cơ quan tố tụng cấp dưới khắc phục vi phạm, sai lầm

đó trên cơ sở quy định của BLTTHS về bản án giám đốc thẩm và thẩm quyền của cấpgiám đốc thẩm

1.2.4 Thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm

Do chế độ 2 cấp xét xử, tính chất của thủ tục giám đốc thẩm, phạm vi khángnghị và phạm vi xét xử giám đốc thẩm chi phối, cho nên pháp luật tố tụng quy định rất

cụ thể về thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm theo hướng bất lợi hoặc có lợi cho người

bị kết án hoặc người tham gia tố tụng khác trong vụ án mà có bản án, quyết định bịkháng nghị

Pháp luật tố tụng quy định về thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm nhằm nângcao trách nhiệm của những cơ quan và người tiến hành tố tụng ở các cấp theo các thủtục, bảo đảm nghĩa vụ pháp lý trong việc phát hiện vi phạm của bản án, quyết định giảiquyết vụ án của Tòa án các cấp và quyền, nghĩa vụ kháng nghị giám đốc thẩm của cácchủ thể để bảo vệ lợi ích của các chủ thể tham gia tố tụng, lợi ích của xã hội, lợi ích củaNhà nước cũng như để thi hành các phần của bản án, quyết định không bị kháng nghịgiám đốc thẩm

Quy định của pháp luật tố tụng về thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm giúpchúng ta khẳng định rằng không được kháng nghị quá hạn theo hướng làm xấu đi tìnhtrạng của người bị kết án trong mọi trường hợp, nên cũng không có thủ tục xét khángnghị quá hạn và xét bổ sung, thay đổi kháng nghị quá hạn theo hướng làm xấu đi tìnhtrạng của người bị kết án; quy định về thời hạn kháng nghị để chủ thể có thẩm quyềnthực hiện đúng các quy định của BLTTHS về kháng nghị, về bổ sung, thay đổi, rútkháng nghị trong từng trường hợp cụ thể và bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của cácchủ thể tham gia tố tụng trong vụ án có liên quan đến kháng nghị, xác định phạm vi xét

xử giám đốc thẩm không chỉ trong kháng nghị, xác định hiệu lực pháp luật của nhữngphần trong bản án, quyết định không bị kháng nghị, thẩm quyền của cấp giám đốc thẩm

Trang 22

trong việc can thiệp trực tiếp vào những phần của bản án, quyết định bị kháng nghịhoặc không bị kháng nghị và đã có hiệu lực pháp luật.

1.2.5 Hậu quả của kháng nghị giám đốc thẩm

Hậu quả pháp lý của kháng nghị giám đốc thẩm là một phần hoặc toàn bộ bản án

có hiệu lực pháp luật nếu chưa thi hành thì không được đưa ra thi hành, nếu đã thi hànhthì đó là hệ quả của sự sai lầm nghiêm trọng của bản án hoặc quyết định đó đã có hiệulực và có thể phải được khắc phục hậu quả, nếu chưa thi hành thì không được đưa ra thihành và có thể được tạm đình chỉ thi hành Hậu quả pháp lý của kháng nghị giám đốcthẩm cũng còn phải xét đến cả kết quả xét kháng nghị: nếu bản án, quyết định bị khángnghị mà có đủ các căn cứ pháp lý của kháng nghị và được Hội đồng giám đốc thẩmchấp nhận kháng nghị, hoặc tại phiên tòa người có thẩm quyền bổ sung kháng nghị vàđược Hội đồng xét xử chấp nhận khi thuộc thẩm quyền của cấp giám đốc thẩm, thì khi

đó việc kháng nghị có thể nói mới có giá trị vì đem lại hậu quả tích cực; ngược lại, nếukháng nghị không được chấp nhận vì không có hoặc không đủ căn cứ pháp lý, thì dùsao việc kháng nghị đã kéo dài việc xử lý vụ án sẽ gây thiệt hại về thời gian, thiệt hại vềvật chất, thiệt hại phi vật chất khi chúng ta xét theo nguyên lý về mối liên hệ phổ biếngiữa các sự vật hiện tượng và quan hệ nhân quả Ở góc độ kết quả xét kháng nghị giámđốc thẩm của Hội đồng giám đốc thẩm, thì hậu quả của kháng nghị có thể như sau: Khảnăng thứ nhất, nếu bản án, quyết định xử lý vụ án bị kháng nghị mà có đủ các căn cứkháng nghị và được cấp xét xử giám đốc thẩm chấp nhận kháng nghị hoặc mở rộng kể

cả ngoài phạm vi kháng nghị nếu có căn cứ và đúng pháp luật về thẩm quyền của cấpgiám đốc thẩm và thời hạn xét lại bản án hoặc quyết định đó, thì khi đó việc kháng nghị

có thể nói mới có giá trị Ngược lại, nếu kháng nghị không được chấp nhận (một phầnhoặc toàn bộ), thì điều đó nói lên rằng kháng nghị không có hoặc không có đầy đủ căn

cứ pháp lý Hậu quả kháng nghị chính là “Phạm vi giám đốc thẩm” và “Thẩm quyềncủa Hội đồng giám đốc thẩm” theo quy định của BLTTHS

Trong thực tiễn không phải kháng nghị giám đốc thẩm nào cũng đúng; hoặc cótrường hợp phải kháng nghị nhưng vì lý do nào đó không kháng nghị; hoặc kháng nghị

có cơ sở nhưng không được chấp nhận, có thể nói dù sao cũng ảnh hưởng đến trật tựpháp luật; điều đó đòi hỏi nhận thức và cần luật hóa rằng kháng nghị và xét kháng nghị

Trang 23

là quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể có nhiệm vụ và quyền hạn, không nên chorằng đó chỉ là quyền của người có quyền ra kháng nghị, quyền của tập thể xét khángnghị mà tùy nghi kháng nghị hoặc không kháng nghị, chấp nhận hoặc không chấp nhậnkháng nghị.

1.2.6 Thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị giám đốc thẩm

Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị đều xảy ra hậu quả pháp lý về tố tụnghình sự Nghiên cứu các quy định pháp luật về kháng nghị, thay đổi, bổ sung, rút khángnghị chúng tôi nhận thức đúng như sau: Nếu người ra kháng nghị mà thay đổi, bổ sungkháng nghị trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa giám đốc thẩm mà theo hướnglàm xấu đi tình trạng của người bị kết án , thì phải đảm bảo còn trong thời hạn khángnghị là một năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; khi đã hết thời hạnkháng nghị, thì người kháng nghị chỉ có thể thay đổi, bổ sung kháng nghị theo hướng

có lợi cho họ và được tiến hành bất cứ lúc nào, kể cả khi họ đã chết mà cần phải đượcminh oan cho họ Nếu đã ban hành kháng nghị theo hướng bất lợi cho một hoặc một sốngười bị kết án, thì trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa, người đã ra kháng nghịvẫn có quyền bổ sung, thay đổi kháng nghị theo hướng có lợi hoặc thay đổi kháng nghị

từ bất lợi sang hướng có lợi cho một hoặc một số người bị kết án đó mà không bị giớihạn về thời hạn thay đổi, bổ sung kháng nghị Nếu kháng nghị về phần dân sự đối vớicác đương sự thì việc kháng nghị, thay đổi, bổ sung kháng nghị phải trong thời hạnkháng nghị theo quy định của pháp luật Tố tụng dân sự Trước khi hoặc tại phiên tòagiám đốc thẩm, người đã ra kháng nghị, đã bổ sung, thay đổi kháng nghị có thể rút mộtphần hoặc toàn bộ kháng nghị, kể cả phần đã thay đổi, bổ sung kháng nghị Việc rútkháng nghị, thay đổi, bổ sung kháng nghị trước khi xét xử giám đốc thẩm chỉ có thể dongười có thẩm quyền của Tòa án hoặc VKS đã ra kháng nghị thực hiện Còn việc rútkháng nghị, bổ sung, thay đổi kháng nghị tại phiên tòa xét xử giám đốc thẩm, nếu làTòa án kháng nghị thì có thể do người ra kháng nghị thực hiện; nếu VKS kháng nghị,thì có thể sẽ do Kiểm sát viên thực hiện khi Kiểm sát viên được Viện trưởng ủy quyềntham gia phiên tòa giám đốc thẩm (do diễn biến phiên tòa đặt ra hoặc có sự chỉ đạo củaViện trưởng hoặc Phó Viện trưởng VKS được Viện trưởng ủy quyền)

Trang 24

1.3 Đặc điểm kháng nghị giám đốc thẩm

Với biểu hiện là một dạng đặc thù của hoạt động áp dụng pháp luật của chủ thể

ra kháng nghị và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kháng nghị đó, nên khángnghị sẽ làm phát sinh quan hệ pháp luật nếu không rút kháng nghị (do hết thời hiệukháng nghị hoặc pháp luật thay đổi hoặc sự kiện pháp lý làm chấm dứt hiệu lực phápluật của đối tượng bị kháng nghị hoặc hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự v v ), cho nên hoạt động kháng nghị giám đốc thẩm có những đặc điểm sau:

1.3.1 Chỉ ra sai lầm nghiêm trọng của bản án, quyết định bị kháng nghị

Người ra kháng nghị giám đốc thẩm phải có nghĩa vụ chỉ ra cụ thể và chính xáctrong kháng nghị về các căn cứ pháp lý đối với các sai lầm nghiêm trọng của đối tượng

bị kháng nghị là phần nào trong bản án, quyết định xử lý vụ án cụ thể đó, dẫn đến bịkháng nghị, và chỉ ra cụ thể căn cứ pháp lý để cấp giám đốc thẩm khắc phục Đây làvấn đề quan trọng nhất của kháng nghị

1.3.2 Ban hành kháng nghị giám đốc thẩm là quyền và nghĩa vụ pháp lý của người

có thẩm quyền

Người có thẩm quyền khi phát hiện hoặc thông qua các nguồn thông tin mà pháthiện bản án, quyết định xử lý vụ án có sai lầm nghiêm trọng trong hoạt động áp dụngpháp luật mà đã gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp phápcủa Nhà nước hay chủ thể khác, thì phải kịp thời ra kháng nghị nhằm khôi phục lại trật

tự pháp luật nếu có đủ các căn cứ pháp lý để kháng nghị; đây không chỉ là quyền màcòn là nghĩa vụ pháp lý của chủ thể ra kháng nghị

1.3.3 Kháng nghị phải tuân theo trình tự, thủ tục, thẩm quyền pháp luật quy

Trang 25

thể hiện sự văn minh của xã hội cũng như của pháp luật, cho nên việc ra kháng nghịphải tuân theo trình tự, thủ tục, thẩm quyền chặt chẽ thì mới có giá trị pháp lý để chủthể có bản án, quyết định bị kháng nghị cũng như cấp giám đốc thẩm xem xét, giảiquyết tính hợp pháp hay không hợp pháp cả về hình thức và nội dung của kháng nghị.

1.3.4 Việc kháng nghị mang tính khách quan

Hoạt động kháng nghị phải mang tính khách quan của sự xem xét đối với đốitượng bị kháng nghị và phạm vi, hướng kháng nghị; không phụ thuộc vào ý muốn chủquan của người ra kháng nghị Có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi củakháng nghị; tránh việc ra kháng nghị không có căn cứ, không hợp pháp hoặc không cầnthiết khi xét ở góc độ pháp lý vì bất cứ lý do gì

1.3.5 Kháng nghị thể hiện tính cá biệt trong áp dụng pháp luật

Hoạt động xét xử ra bản án, quyết định giải quyết vụ án của Tòa án mà cụ thể làHội đồng xét xử, Thẩm phán được phân công thụ lý giải quyết vụ án và chủ tọa phiêntòa cũng là hoạt động áp dụng pháp luật với những đặc điểm và các giai đoạn của quátrình áp dụng pháp luật Từ đó, căn cứ của kháng nghị là chỉ ra bản án, quyết định cụthể mà chủ thể ra kháng nghị cho rằng có vi phạm pháp luật nghiêm trọng và đủ căn cứkháng nghị để khắc phục hậu quả, mâu thuẫn xã hội từ sản phẩm đó nảy sinh, theo quyđịnh của pháp luật; do vậy, tuyệt đối không được kháng nghị đối với nhiều bản án,quyết định trong một quyết định kháng nghị

1.3.6 Việc xem xét kháng nghị phụ thuộc vào phán quyết của Hội đồng

Hoạt động áp dụng pháp luật ra văn bản cá biệt khi giải quyết từng vụ án có cácgiai đoạn phổ biến là: phân tích đánh giá bản chất vụ việc, lựa chọn quy phạm pháp luật

để áp dụng và kiểm tra lại việc lựa chọn đó, ra văn bản áp dụng pháp luật, tổ chức thihành văn bản áp dụng pháp luật đó Đặc điểm của hoạt động áp dụng pháp luật là mangtính ý chí, tính quyền lực Nhà nước, tính cá biệt, tính bắt buộc thực hiện và tính sángtạo, linh hoạt của chủ thể Chủ thể có quyền ra kháng nghị đối với đối tượng bị khángnghị khi cho rằng có sai lầm nghiêm trọng trong áp dụng pháp luật, nhưng việc giảiquyết kháng nghị lại phụ thuộc vào hội đồng giám đốc thẩm, trong đó người ra khángnghị là một thành viên hoặc chủ tọa phiên họp giám đốc thẩm, còn kết quả xét khángnghị về nghuyên tắc phải phụ thuộc vào đa số các thành viên của hội đồng giám đốc

Trang 26

thẩm trên quan điểm thượng tôn pháp luật Kết luận về sự thật khách quan mới sinh ragiả thiết, chứ giả thiết không thể sinh ra kết luận và hoạt động tố tụng theo các thủ tụccũng nhằm hướng đến các cấp độ của chân lý, chứ không phải hướng đến chân lý tuyệtđối Cho nên không phải mọi kháng nghị đều đúng hoặc cần thiết nên đều phải được cơquan, tập thể, người có sản phẩm bị kháng nghị chấp nhận hoặc hội đồng xét xử giámđốc thẩm chấp nhận Mặt khác, người ra kháng nghị cũng phải tôn trọng pháp luật, tôntrọng lắng nghe ý kiến của các thành viên hội đồng xét kháng nghị và các thành viêncủa hội đồng giám đốc thẩm cũng không thể lệ thuộc vào quan hệ quản lý hành chính -

tư pháp, nể nang xuôi chiều hay thành kiến đối với người ra bản án, quyết định bịkháng nghị hay đối với người ra kháng nghị, với người bị kết án v v mà phải thựchiện đúng quy định của pháp luật khi phát biểu ý kiến và biểu quyết

1.3.7 Kháng nghị làm phát sinh một quan hệ pháp luật tố tụng

Khi ra kháng nghị, tùy theo từng đối tượng bị kháng nghị và phạm vi, hướngkháng nghị, nếu người ra kháng nghị không rút kháng nghị vì có một trong các lý dotheo pháp luật mà phải rút; hoặc pháp luật không cho phép được rút (vì gắn trách nhiệmpháp lý của người ra kháng nghị, ) thì phải phát sinh một quan hệ pháp luật tố tụng làxem xét, giải quyết kháng nghị để chấp nhận kháng nghị (toàn bộ hoặc một phần khángnghị) hoặc không chấp nhận toàn bộ kháng nghị (vì thiếu căn cứ hoặc sản phẩm bịkháng nghị không có lỗi hoặc kháng nghị vi phạm thẩm quyền về hình thức hoặc thẩmquyền về nội dung hoặc sản phẩm đó chưa đến mức bị kháng nghị hoặc không đượckháng nghị.)

1.4 Ý nghĩa của kháng nghị giám đốc thẩm

BLTTHS 2003 quy định thủ tục 02 cấp xét xử, đồng thời cũng quy định vềkháng nghị và xét xử theo thủ tục đặc biệt là giám đốc thẩm, tái thẩm; đây là sự tôntrọng chân lý, thể hiện sự văn minh của hoạt động áp dụng pháp luật trong quá trình tốtụng các vụ án hình sự, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham giaquan hệ pháp luật tố tụng hình sự và thi hành án Đồng thời sẽ chống lại tư tưởng chủquan ỷ lại khi chỉ tôn trọng việc xét xử ra bản án, quyết định sơ thẩm xử lý vụ án cóhiệu lực pháp luật hoặc xét xử phúc thẩm đối với bản án, quyết định sơ thẩm bị khángcáo, kháng nghị và cấp phúc thẩm chỉ xét kháng cáo, kháng nghị để ra bản án, quyết

Trang 27

định phúc thẩm, mà không cần xét đến các phần của bản án, quyết định sơ thẩm không

bị kháng cáo, kháng nghị (dù vi phạm nghiêm trọng) đã là chân lý tuyệt đối nên bản án,quyết định xử lý vụ án mặc nhiên có hiệu lực thi hành (dù Điều 241 BLTTHS có quyđịnh về phạm vi xét xử phúc thẩm) Thủ tục giám đốc thẩm cũng còn tự nó nói lên rằng,không phải quyết định giám đốc thẩm nào (khi xét lại bản án hoặc quyết định sơ thẩmhoặc xét lại bản án, quyết định phúc thẩm) cũng không phải là đối tượng có thể bịkháng nghị giám đốc thẩm Từ những ý nghĩa trên đây, đã bác bỏ ý kiến về việc xemnhẹ hoạt động kháng nghị giám đốc thẩm; ngược lại, cần phải nhận thức đây là mộthoạt động mang ý nghĩa rất to lớn khi xét về quan hệ chính trị - pháp lý trong xã hộidân chủ, nhà nước pháp quyền và chức năng của Tòa án là xét xử, giám đốc xét xử vàthực hiện quyền tư pháp

Kết luận Chương 1

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề về lý luận; Chương một của Luận văn đãxây dựng được khái niệm, nội dung của kháng nghị giám đốc thẩm, từ đó đã chỉ ra bảyđặc điểm của nó và phân biệt thủ tục này với các thủ tục khác của tố tụng hình sự

Từ khái niệm, đặc điểm đó, chúng tôi có cơ sở đánh giá ý nghĩa về mặt nhậnthức đối với tầm quan trọng của kháng nghị giám đốc thẩm trong tố tụng hình sự vì nó

có tác động trực tiếp rất lớn đối với trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng,người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng, để trong quan hệ pháp luật tốtụng hình sự luôn thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ pháp lý của từng chủ thể nhằm đểpháp luật đi vào cuộc sống Kháng nghị giám đốc thẩm có ý nghĩa to lớn về mặt chínhtrị - pháp lý - xã hội Nghiên cứu lý luận về kháng nghị giám đốc thẩm giúp chúng tôi

có cơ sở tiếp cận các yếu tố bên trong của thuật ngữ này, từ đó mới có thể giải quyếtnhững nội dung của đề tài

Trang 28

CHƯƠNG 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ KHÁNG NGHỊ GIÁM ĐỐC THẨM VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG

TẠI TỈNH QUẢNG NGÃI (2007-2017)

2.1 Quy định của pháp luật về kháng nghị giám đốc thẩm

2.1.1 Luật tổ chức Tòa án nhân dân

- Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 Tại các điều: Điều 11, Điều 28, Điều 29, Điều

31 có quy định về thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luậtcủa các Toà án cấp dưới theo quy định của pháp luật tố tụng Như vậy, bên cạnh thủ tục

2 cấp xét xử, thì Luật chuyên ngành này đã tiếp tục quy định về chức năng xét xử giámđốc thẩm của Tòa án nhân dân các cấp (cấp tỉnh, Tòa hình sự Tòa án nhân dân tối cao,Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao) và nhiệm vụ, quyền hạn của người cóthẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm (Chánh án hoặc Phó Chánh án được Chánh án

ủy quyền); điều đó thể hiện vai trò giám đốc xét xử của Tòa án cấp trên đối với Tòa áncấp dưới cũng như sự tôn trọng và bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa, tôn trọng chân

lý trong hoạt động xét xử, giải quyết án hình sự Tuy nhiên, theo chúng tôi, bất cập ởđây là:

Tòa án cấp trên trực tiếp sẽ kháng nghị và xét xử giám đốc thẩm đối với bản án,quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật, điều đó sẽ không thể nào tránh khỏi sự bấtcập vì liên quan đến thành tích, đến quan hệ trong ngành dọc, quan hệ cá nhân, quan hệ

xã hội, nên ảnh hưởng đến hiệu quả phát hiện vi phạm và hoạt động kháng nghị

Thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm của Chánh án Nhiều trường hợp PhóChánh án ban hành kháng nghị giám đốc thẩm, nhưng Chánh án là người chủ tọa phiênhọp giám đốc thẩm, còn Phó Chánh án tham gia phiên họp giám đốc thẩm xét khángnghị của mình chỉ với tư cách là thành viên Ủy ban Thẩm phán, thì có thể sẽ dẫn đếnviệc nể nang khi xét kháng nghị, kể cả bổ sung, thay đổi kháng nghị cho dù có trườnghợp hoặc có một số nội dung kháng nghị thiếu thuyết phục mà qua nghiên cứu các hồ

sơ án giám đốc thẩm chúng tôi thấy có hiện tượng này Nếu Chánh án kháng nghị lại

Trang 29

ngồi ghế chủ tọa phiên họp giám đốc thẩm, thì sẽ khó có thể có thành viên Hội đồnggiám đốc thẩm đưa ra ý kiến bác kháng nghị, điều đó ảnh hưởng đến tính khách quancủa kháng nghị và xét xử giám đốc thẩm.

Khoản 3 Điều 29 quy định phiên họp của Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dâncấp tỉnh phải có ít nhất 2/3 thành viên tham gia và quyết định của Ủy ban này phải đượcquá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành; trong khi người có thẩm quyền khángnghị là Chánh án, nếu không ủy quyền cho Phó Chánh án (hoặc Viện trưởng VKS tỉnhkháng nghị) và Chánh án cũng là người chủ tọa phiên họp giám đốc thẩm, là bất cậptrong những trường hợp không rút hoặc thay đổi kháng nghị hoặc xét ngoài phạm vikháng nghị (nhất là khi kháng nghị không đúng) Việc quy định tỷ lệ tham gia phiênhọp là ít nhất 2/3 thành viên Ủy ban Thẩm phán cũng bất cập (vì nhiều nguyên nhân cóthể có thanh viên không tham gia) và việc quy định tỷ lệ biểu quyết tán thành chỉ là quánửa tổng số thành viên Ủy ban thẩm phán tham gia phiên họp có thể sẽ ảnh hưởng đếnviệc phát huy trí tuệ tập thể, vai trò của Ủy ban Thẩm phán trong hoạt động chuyênmôn và chế ước người ra kháng nghị

- Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 (có hiệu lực từ 01/6/2015) Các Điều 3, 29, 32,

35 quy định về kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm Từ thực tiễn thi hành, thấy rằngquyền kháng nghị và xét xử giám đốc thẩm chỉ thuộc về TANDCC và Viện trưởngVKSNDCC cũng có quyền kháng nghị giám đốc thẩm; đây là quy định mới nhằm đểviệc kháng nghị và xét xử giám đốc thẩm được khách quan Nhưng TANDCC lại ở xa(tại Đà Nẵng) và thực tế không thể nào kiểm tra được tất cả hồ sơ và bản án, quyết địnhgiải quyết vụ án của các Tòa án cấp dưới (sơ thẩm cấp huyện và cấp tỉnh có hiệu lựcpháp luật, phúc thẩm cấp tỉnh) và giải quyết các đơn, thu thập và giải quyết các thôngtin về kiến nghị kháng nghị giám đốc thẩm mà còn bị chi phối bởi thời hạn kháng nghị.Mấy năm qua tại địa phương cho thấy, việc Tòa án nhân dân cấp cao ra kháng nghị đốivới bản án cấp huyện trên cơ sở báo cáo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Sựbất cập nêu trên sẽ không tránh khỏi việc ảnh hưởng đến chất lượng tố tụng nói chung,hoạt động xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, hoạt động kiểm tra, kiểm sát bản án, quyết định

sơ thẩm, phúc thẩm và kháng nghị giám đốc thẩm nói riêng

2.1.2 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân

Trang 30

- Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 Chức năng của VKS là thực hành quyền

công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp và Luật này quy định các lĩnh vực công tác kiểmsát để thực hiện chức năng nêu trên như thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra;

thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử; Điều 19 quy định VKS có quyền kháng nghị

giám đốc thẩm; theo chúng tôi, quy định như thế là bất cập khi đối chiếu với chức năng của

VKS, điều này dễ dẫn đến tùy nghi vì nhiều lý do khi phát hiện trường hợp lẽ ra phảikháng nghị nhưng không kháng nghị hoặc không chú ý công tác phát hiện vi phạm để

kháng nghị hoặc báo cáo đề nghị kháng nghị Lẽ ra phải quy định VKSND phải có nghĩa

vụ kháng nghị, nghĩa vụ báo cáo đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm [34].

- Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 Điểm k khoản 2 Điều 3 quy định VKS

kháng nghị theo các thủ tục đối với bản án, quyết định của Tòa án trong trường hợp VKSphát

hiện oan, sai, bỏ lọt tội phạm, người phạm tội Thấy rằng, nhận thức về “oan, sai, bỏ lọt tội phạm, người phạm tội có nhiều quan điểm chưa thống nhất cao với nhau nhưngtựu chung được hiểu: oan, là

người không phạm tội nhưng bị xét xử kết án; sai, là người phạm tội nhẹ nhưng bị kết

án tội nặng hoặc khung nặng hơn hoặc ngược lại hoặc kết án người nào đó trong khihành vi phạm tội của họ đã được pháp luật phi tội phạm hoặc phi hình sự theo nguyêntắc hồi tố có lợi hoặc hành vi phạm tội của họ đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệmhình sự.; bỏ lọt tội phạm, là người phạm nhiều tội nhưng có tội không bị xử lý hoặc dân

sự hóa hoặc hành chính hóa hành vi phạm tội do vô ý, cố ý hoặc do nhận thức khôngđúng hay do hạn chế trong chứng minh của cơ quan và người tiến hành tố tụng; bỏ lọtngười phạm tội, là không xử lý hình sự đối với người phạm tội do vô ý hoặc cố ý hoặc

do nhận thức hoặc do nhiều lý do liên quan đến khả năng chứng minh về mặt tố tụngcủa chủ thể tiến hành tố tụng Vậy, nếu vì lý do gì mà VKS cho rằng do không khángnghị bản án, quyết định sơ thẩm hoặc phúc thẩm vì không phát hiện oan, sai, bỏ lọt tộiphạm, người phạm tội, thì sao; đây là một bất cập, vì hệ thống VKS theo nguyên tắc tậptrung thống nhất - Viện trưởng VKS cấp dưới chịu sự chỉ đạo của VKS cấp trên trựctiếp và chịu sự chỉ đạo thống nhất của Viện trưởng VKSNDTC, và chức năng của VKS

là thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp nên tất cả các vụ án hình sựVKSND có thẩm quyền cũng phải tham gia thực hành quyền công tố và kiểm sát điềutra từ giai đoạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, tiến hành thực

Trang 31

hành quyền công tố và kiểm sát xét xử cho đến khi Tòa án ra bản án, quyết định giảiquyết vụ án và hoạt động kiểm sát bản án, quyết định, hoạt động kháng nghị, báo cáo

đề nghị kháng nghị theo các thủ tục [34].

Khoản 1 Điều 5 Luật này quy định trường hợp hành vi, bản án, quyết định của

cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp có vi phạm pháp luật nghiêm trọng, xâm phạm quyền con người, quyền công dân, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì VKSND phải kháng nghị Cơ quan, người có thẩm quyền phải giải quyết kháng nghị của VKSND theo quy định của pháp luật Thấy rằng, đối với kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án, thì quy định nêu trên về căn

cứ kháng nghị không thống nhất với điểm k khoản 2 Điều 3; việc quy định nghĩa vụ phải kháng nghị, nhưng lại không quy định nghĩa vụ phát hiện vi phạm để kháng nghị.

Khoản 5 Điều 19 Luật này quy định VKS kháng nghị bản án, quyết định của

Tòa án có vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng Chúng tôi cho rằng quy định này chưa đầy đủ

và mâu thuẫn với Điều 3, Điều 5; vì rằng điểm k khoản 2 Điều 3 và khoản 1 Điều 5 đãchứa đựng việc khi phát hiện bản án, quyết định có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật(cả về luật nội dung, luật tố tụng, luật chuyên ngành) mà đủ căn cứ kháng nghị, thì VKSphải kháng nghị (kể cả kháng nghị về hành vi; kháng nghị phúc thẩm; kháng nghị giámđốc thẩm đối với bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật, bản án, quyết địnhphúc thẩm; kháng nghị giám đốc thẩm đối với quyết định giám đốc thẩm) trong khiviệc giải quyết vụ án hình sự có thể nói là nhằm giải quyết các mâu thuẫn xã hội nảysinh từ vụ án đó; trong đó mục đích tiên quyết là bảo đảm lợi ích của nhà nước và xử lýngười phạm tội

2.1.3 Bộ luật tố tụng hình sự

- Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 [14] Khoản 2 Điều 20 Luật này ghi nhận về thủ tục xét

xử đặc biệt nhằm tạo cơ sở chế ước đối với hoạt động tố tụng của các cơ quan tiến hành

tố tụng mà nhất là Tòa án cấp dưới nhằm góp phần bảo đảm thực hiện nguyên tắc giám

đốc xét xử, bảo đảm pháp chế thống nhất Tuy nhiên, việc quy định “ màphát hiện có vi

phạm pháp luật thì được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm ” là không phù hợp; lẽ ra chỉ quy định

“ mà có vi phạm pháp luật thì được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm.”; điều đó mới thể hiện nghĩa

vụ phát hiện vi phạm và kháng nghị đối với các chủ thể và người có trách nhiệm trong

Trang 32

việc phát hiện vi phạm và tham mưu kháng nghị, ban hành kháng nghị Điểm d khoản 1

Điều 36 ; khoản 1 Điều 38 quy định Viện trưởng VKS; Chánh án Toà án có nhiệm vụ và

quyền hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm các bản án, quyết định đã có hiệu lực

pháp luật của Toà án theo quy định của Bộ luật này Luật đã quy định hoạt động kháng

nghị giám đốc thẩm là nhiệm vụ và quyền hạn của các chủ thể nêu trên Thế nhưng, khoản 1 Điều 275 lại quy định Chánh án TANDTC và Viện trưởng VKSNDTC có quyền kháng

nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật củaTòa án các cấp, trừ quyết định của HĐTPTANDTC và khoản 3 Điều này chỉ quy định

Chánh án TAND cấp tỉnh và Viện trưởng VKSND cấp tỉnh có quyền kháng nghị theo thủ

tục giám đốc thẩm bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp

dưới Như vậy, quy định nêu trên chứa đựng sự không thống nhất giữa có nhiệm vụ và quyền

hạn với có quyền kháng nghị giám đốc thẩm.

Chúng tôi thấy rằng, Điều 285 quy định về thẩm quyền của Hội đồng giám đốcthẩm là chưa đầy đủ nên nhiều khi mâu thuẫn với phạm vi và hướng kháng nghị, chẳnghạn: Vụ án có nhiều bị án nhưng chỉ kháng nghị phần áp dụng pháp luật hoặc một phần

áp dụng pháp luật đối với một bị án; Bị án phạm nhiều tội nhưng chỉ kháng nghị một tộihoặc một khung hoặc hình phạt của khung, của một tội trong bản án.; Kháng nghị vềdân sự và án phí dân sự đối với một trong nhiều người bị kết án; Kháng nghị về xử lývật chứng v v Các khả năng trên là xảy ra nhiều trong thực tiễn kháng nghị và xét

xử, làm cho nhiều trường hợp việc áp dụng một trong các quy định tại Điều 285 trongtừng vụ án cụ thể cũng chỉ là khiên cưỡng nên có khó khăn trong việc phát biểu ý kiến

và biểu quyết của các thành viên trong Hội đồng giám đốc thẩm, ý kiến của đại diệnVKS, cũng như đối với cấp có trách nhiệm thực hiện quyết định giám đốc thẩm

Điều 286 quy định Hội đồng giám đốc thẩm hủy bản án hoặc quyết định đã cóhiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án nếu có một trong những căn cứ quy định tại Điều

107 của Bộ luật này (những căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự) Vậy, nhữngtrường hợp áp dụng nguyên tắc hồi tố có lợi cho người phạm tội, trường hợp khángnghị một phần bản án hoặc quyết định (như trên đã trình bày) thì lại không được đề cập

- Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 Bộ luật này có nhiều quy định mới liên quan đến

kháng nghị và xét xử giám đốc thẩm, chẳng hạn một số quy định sau đây:

Trang 33

Điểm o khoản 1 Điều 4 đã giải thích về thuật ngữ vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng,

làm cơ sở nhận thức khi áp dụng BLTTHS 2003 chứa đựng tinh thần nguyên tắc tranhtụng nhưng lại quy định rải rác tại các điều 11, 19, 48, 49, 50, 51, 52, 207, 217,219 Điều 26 BLTTHS 2015 đã quy định “Tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” làmột nguyên tắc trong hệ thống 27 nguyên tắc

Về căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm: BLTTHS 2003 quy định 4 căn cứ TạiĐiều 371 BLTTHS 2015 chỉ quy định 3 căn cứ (bỏ quy định: việc điều tra xét hỏi tạiphiên tòa phiến diện) và khoản 2 Điều này quy định “2 Có vi phạm nghiêm trọng thủ

tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án (bổ sung cụm từ dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án) Khoản 3 Điều này đã sửa khoản

4 Điều 273 BLTTHS 2003 “Có những sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng Bộ luật

hình sự” thành “Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật” Những bổ sung,

sửa đổi trên rất cần thiết đối với kỹ thuật lập pháp và thực tiễn đòi hỏi

Do Tòa án cấp tỉnh không có chức năng kháng nghị và xét xử giám đốc thẩm;Điều 372 quy định TAND cấp tỉnh thực hiện việc kiểm tra bản án, quyết định đã cóhiệu lực pháp luật của cấp huyện để phát hiện vi phạm và kiến nghị Chánh ánTANDCC, Chánh án TANDTC xem xét kháng nghị Tuy nhiên, quy định trên là chưachặt chẽ, chưa cụ thể về nghĩa vụ đối với những chủ thể tiến hành các hoạt động này

Điều 386 quy định thủ tục phiên tòa giám đốc thẩm Các điểm mới ở đây (chữ innghiêng) là: Sau khi một thành viên Hội đồng giám đốc thẩm trình bày bản thuyết trình,

thì các thành viên khác của Hội đồng hỏi thêm người thuyết trình về những điểm chưa rõ trước khi thảo luận và phát biểu ý kiến của mình về việc giải quyết vụ án; trường hợp VKS kháng nghị thì Kiểm sát viên

trình bày kháng nghị; Kiểm sát viên

phát biểu ý kiến của VKS về quyết định kháng nghị và việc giải quyết vụ án; Chủ tọa phiên tòa phải tạo điều kiện cho Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng (nếu được triệu tập) trình bày hết ý kiến, tranh luận dân chủ, bình đẳng trước phiên tòa.

So với Điều 285 của BLTTHS 2003, thì Điều 388 của BLTTHS 2015 quy định

về thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm có nhiều điểm mới, đó là: Hủy bản án,

quyết định đã có hiệu lực pháp luật và giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp sơ

thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm bị hủy, sửa không đúng pháp luật (khoản 2); sửa bản án, quyết định đã có hiệu

Trang 34

lực pháp luật (khoản 5); đình chỉ xét xử giám đốc thẩm (khoản 6) vàđược cụ thể hóa tại các Điều 389;

390; 391; 392;393 của Bộ luật này

Điều 394 là Điều luật mới quy định các nội dung bắt buộc của quyết định giámđốc thẩm; khắc phục tình trạng gần 30 năm thi hành các BLTTHS mà các Bộ luật nàyđều có quy định thủ tục giám đốc thẩm nhưng lại không quy định về những nội dungcủa quyết định giám đốc thẩm, nên ảnh hưởng đến chất lượng kháng nghị, phiên họpgiám đốc thẩm và các thủ tục liên quan phiên họp, quyết định giám đốc thẩm, tráchnhiệm của người kháng nghị, của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm, việc thực hiện quyếtđịnh giám đốc thẩm, tổng kết kinh nghiệm xét xử và hướng dẫn xét xử, hoạt độngnghiên cứu khoa học

Tuy nhiên, dù có nhiều điểm mới về thủ tục giám đốc thẩm, nhưng theo chúngtôi, những quy định như trên còn nhiều vấn đề chưa đầy đủ như về thẩm quyền khángnghị, thời hạn kháng nghị, về nội dung quyết định kháng nghị, về thay đổi, bổ sung, rútkháng nghị, về thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm, mà chúng tôi sẽ trình bàytại phần giải pháp

2.2 Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về kháng nghị giám đốc thẩm tạitỉnh Quảng Ngãi

2.2.1 Đối với Tòa án nhân dân

Tất cả các bản án, quyết định sơ thẩm giải quyết vụ án của TAND cấp huyệnngoài việc gửi cho VKS cùng cấp, thì đều được gửi lên Phòng giám đốc kiểm tra đểkiểm tra Qua kiểm tra, nếu phát hiện bản án, quyết định sơ thẩm có dấu hiệu vi phạmnghiêm trọng, thì thủ tục, quy trình thường tiến hành là lãnh đạo Phòng ban hành vănbản yêu cầu TAND đã giải quyết vụ án đó chuyển hồ sơ vụ án lên Phòng Nhận được hồ

sơ vụ án, lãnh đạo Phòng sẽ nghiên cứu hoặc phân công Thẩm tra viên nghiên cứu, đềxuất Chánh án TAND tỉnh (hoặc Phó Chánh án được Chánh án ủy quyền) xem xét banhành kháng nghị; nếu được lãnh đạo TAND tỉnh chấp nhận đề xuất, thì lãnh đạo Phòng

sẽ phân công người dự thảo kháng nghị giám đốc thẩm và dự thảo bản thuyết trình tạiphiên tòa giám đốc thẩm Bên cạnh đó, qua hoạt động kiểm tra thường kỳ toàn diệnhàng năm hoặc kiểm tra đột xuất đối với TAND cấp huyện, nếu phát hiện bản án, quyết

Trang 35

định sơ thẩm có sai lầm nghiêm trọng thì Phòng cũng tiến hành các trình tự, thủ tục nêutrên (từ 31/5/2015 trở về trước).

Từ ngày 01/6/2015 đến ngày 31/12/2017, khi kiểm tra các bản án, quyết định sơthẩm và kiểm tra thường kỳ hàng năm hoặc kiểm tra đột xuất các TAND cấp huyện, nếusau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án mà phát hiện bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật

mà có dấu hiệu sai lầm nghiêm trọng, thì Phòng kiểm tra nghiệp vụ và thi hành án làmvăn bản yêu cầu Tòa án cấp huyện có thẩm quyền chuyển hồ sơ vụ án đó lên cho Phòng

để nghiên cứu Qua nghiên cứu, nếu có đủ căn cứ thì lãnh đạo Phòng làm văn bản báocáo cụ thể sai lầm của bản án, quyết định sơ thẩm đó và đề xuất Chánh án xem xét cóvăn bản kiến nghị gửi Chánh án TANDCC tại Đà Nẵng để kháng nghị giám đốc thẩm.Sau khi có ý kiến chỉ đạo nhất trí đề xuất, thì Phòng sẽ dự thảo văn bản trình Chánh án.Ngay sau khi Chánh án ký, thì văn bản này được gửi ra TANDCC tại Đà Nẵng vàPhòng chuyển trả hồ sơ vụ án lại cho Tòa án nhân dân cấp huyện đã giải quyết vụ án

đó Khi nhận được văn bản kiến nghị kháng nghị thì bộ phận chuyên môn củaTANDCC tại Đà Nẵng làm văn bản gửi TAND cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định đóyêu cầu gửi hồ sơ vụ án lên TANDCC để giải quyết kiến nghị Kết quả giải quyết kiếnnghị, nếu kháng nghị thì TANDCC có gửi quyết định kháng nghị về cho TAND tỉnh, vàsau khi xét xử giám đốc thẩm thì TANDCC cũng gửi Quyết định giám đốc thẩm về choTAND tỉnh (khi TAND tỉnh nhận được kháng nghị, quyết định giám đốc thẩm thì Vănphòng sao lục và có gửi cho Phòng Kiểm tra nghiệp vụ và thi hành án để biết); nếukhông có căn cứ kháng nghị thì TANDCC trả lời cho TAND tỉnh Quảng Ngãi biết

Từ 01/6/2015 trở đi các bản án, quyết định sơ thẩm của cấp huyện ngoài việcgửi cho VKS cùng cấp thì chỉ gửi cho TAND tỉnh (trong khi thẩm quyền kháng nghịgiám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp huyện thuộcTANDCC và VKSNDCC); đối với các bản án, quyết định sơ thẩm, phúc thẩm củaTAND tỉnh thì đều gửi lên TANDCC để phục vụ chức năng xét xử phúc thẩm và giámđốc xét xử

Từ 31/5/2015 trở về trước chưa thấy có tài liệu thể hiện Phòng Giám đốc kiểmtra lập phiếu kiểm tra đối với từng bản án, quyết định giải quyết vụ án hình sự của Tòa

án cấp huyện Mà chỉ thấy rằng, việc tham mưu Chánh án TAND tỉnh kháng nghị trong

Trang 36

thời gian này là từ văn bản đề xuất của Thư ký hoặc Thẩm tra viên lên lãnh đạo Phòng

và lãnh đạo Phòng có ý kiến nhất trí đề nghị lên Chánh án kháng nghị, hoặc văn bảntham mưu đề xuất của lãnh đạo Phòng lên Chánh án Trong văn bản đề xuất của Phòng

có nêu việc vi phạm của bản án, quyết định cần phải kháng nghị

Ngoài ra, trong thời gian qua, TAND tỉnh tiếp nhận 11 đơn đề nghị và 01 kiếnnghị kháng nghị giám đốc thẩm đối với bản án sơ thẩm hình sự có hiệu lực pháp luậtcủa cấp huyện Qua nghiên cứu, nhận thấy: Chỉ có 01 đơn và 01 văn bản kiến nghị đềnghị kháng nghị giám đốc thẩm (01 đơn của công dân và 01 văn bản của cơ quan nhànước) là có cơ sở, được chấp nhận; 10 đơn còn lại, qua nghiên cứu hồ sơ vụ án, Tòa ántỉnh đã có văn bản trả lời cho công dân biết rằng không có căn cứ để kháng nghị giámđốc thẩm

Đối với 12 vụ với 14 người bị kết án do TAND tỉnh kháng nghị giám đốc thẩm,thì: Có 10 vụ 12 người bị kết án, qua hoạt động kiểm tra nghiệp vụ, Phòng Giám đốckiểm tra tham mưu Chánh án kháng nghị; Phòng Giám đốc kiểm tra đã tham mưuChánh án kháng nghị: 01 vụ 01 người bị kết án do cơ quan Thi hành án dân sự huyệnSơn Tịnh có văn bản kiến nghị kháng nghị

2.2.2 Đối với Viện kiểm sát nhân dân tỉnh

Thông qua hoạt động kiểm sát bản án sơ thẩm của Tòa án cấp huyện,Việntrưởng VKSND tỉnh Quảng Ngãi kháng nghị giám đốc thẩm 01 vụ

Ngoài ra, thời gian qua không có cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc phương tiệnthông tin đại chúng nào có văn bản hoặc đưa tin về việc kiến nghị Chánh án TANDtỉnh, Viện trưởng VKSND tỉnh xem xét kháng nghị giám đốc thẩm hoặc có văn bảnkiến nghị TANDTC, TANDCC, VKSNDCC, VKSNDTC kháng nghị giám đốc thẩmđối với bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án 2 cấp tỉnh Quảng Ngãi

2.3 Kết quả kháng nghị giám đốc thẩm (từ 31/5/2015 trở về trước)

2.3.1. Số kháng nghị của Tòa án, Viện kiểm sát tỉnh; Tòa án tối cao

Theo hồ sơ lưu trữ tại TAND tỉnh thì từ năm 2007 đến ngày 1/6/2015 tổng số ánxét xử giám đốc thẩm là 14 vụ Trong tổng số 14 vụ nêu trên thì:TANDTC kháng nghị

01 vụ 13 vụ còn lại thì TAND tỉnh kháng nghị 12 vụ;VKS tỉnh kháng nghị 01 vụ Sốliệu kháng nghị các năm như sau: Năm 2008 kháng nghị 04 vụ ( có01 vụ VKSND tỉnh

Trang 37

kháng nghị); Năm 2009 kháng nghị 04 vụ; Năm 2010 kháng nghị 04 vụ (có 01 vụ Tòa

án nhân dân tối cao kháng nghị); Năm 2013 kháng nghị 01 vụ; Năm 2014 kháng nghị

01 vụ

- Thời hạn kháng nghị: 14 kháng nghị đúng thời hạn theo Điều 278 BLTTHS 2003.

Thẩm quyền kháng nghị: Có 01 vụ TAND tỉnh kháng nghị không đúng thẩm quyền theo quy

định tại khoản 2 Điều 279 BLTTHS 2003 Phạm vi và hướng kháng nghị: Qua nghiên cứu 13

kháng nghị của cấp tỉnh, thấy rằng phạm vi và hướng kháng nghị chỉ đối với một phầnbản án sơ thẩm; cụ thể như sau:

+ Kháng nghị theo hướng xét xử sơ thẩm lại không cho hưởng án treo mà ápdụng hình phạt tù có thời hạn và tăng bồi thường dân sự: 01 vụ - 01 bị cáo; Kháng nghị

về bồi thường dân sự và án phí dân sự: 02 vụ - 02 bị cáo (1 vụ theo hướng để xét xử sơthẩm lại phần dân sự và án phí dân sự; 01 vụ - 01 bị cáo theo hướng hủy và đình chỉphần bồi thường dân sự và án phí dân sự sơ thẩm); Để xét xử sơ thẩm lại tăng bồithường dân sự: 02 vụ - 02 bị cáo; Xét xử sơ thẩm lại tăng hình phạt tù có thời hạn: 01

vụ - 01 bị cáo; Xét xử sơ thẩm lại chuyển khung cơ bản lên khung tăng nặng và không

áp dụng Điều 18 BLHS về phạm tội chưa đạt; Xét xử sơ thẩm lại để tăng hình phạt tù

có thời hạn và tăng bồi thường dân sự, sau đó Chánh án rút phần kháng nghị về tăng bồithường dân sự: 01 vụ- 01 bị cáo; Xét xử sơ thẩm lại không cho hưởng án treo: 04 vụ -

04 bị cáo

Đối với kháng nghị của TANDTC: Kháng nghị toàn bộ bản án phúc thẩm tuyênhủy bản án sơ thẩm để điều tra lại, theo hướng đề nghị Ủy ban thẩm phán Tòa Hình sựTANDTC xét xử tuyên hủy bản án phúc thẩm nói trên để xét xử phúc thẩm lại

- Bổ sung, thay đổi, rút kháng nghị: Chỉ có 01 trường hợp trước khi xét xử giám đốc thẩm

Chánh án TAND tỉnh Quảng Ngãi đã ra quyết định rút phần kháng nghị về bồi thườngdân sự trong vụ án hình sự (Vụ án này kháng nghị bản án sơ thẩm theo hướng hủy án sơthẩm để xét xử sơ thẩm lại tăng hình phạt tù và tăng bồi thường dân sự)

2.3.2 Kết quả xét xử giám đốc thẩm

- Đối với 01 vụ do TANDTC kháng nghị: Ủy ban Thẩm phán Tòa Hình sự TANDTC xét

xử giám đốc thẩm tuyên hủy bản án phúc thẩm để xét xử phúc thẩm lại

Trang 38

- Đối với 13 vụ án do Tòa án; Viện kiểm sát tỉnh kháng nghị: Ủy ban Thẩm phán TAND tỉnh

Quảng Ngãi đã xét xử 13 vụ, kết quả: Chấp nhận kháng nghị 12 vụ; không chấp nhậnkháng nghị 01 vụ (do kháng nghị không đúng thẩm quyền) Trong số những vụ án xét

xử giám đốc thẩm chấp nhận kháng nghị, chúng tôi thấy có nhiều kháng nghị rất cóchất lượng, có nhiều kháng nghị chất lượng tương đối; để minh chứng điều này xin nêu

rõ phần nhận định, quyết định của kháng nghị và của quyết định giám đốc thẩm, nhưsau:

* Kháng nghị số 586/2008/QĐKN-GĐT ngày 24/9/2008 đối với Bản án số40/2007/HSST ngày 21/12/2007 của TAND huyện Bình Sơn tuyên bố Hà Minh Hậuphạm tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”, áp dụngkhoản 3 Điều 202, các điểm b,p khoản 1, khoản 2 Điều 46, Điều 47 BLHS xử phạt 03năm tù [Bl 06-09] Về phần dân sự đã bồi thường xong Kháng nghị nhận định:

- Khoảng 16 giờ ngày 1/7/2007 Hà Minh Hậu điều khiển xe ô tô 57L-1452 đitrên tuyến đường Dốc Sỏi - Dung Quất theo hướng từ Tây xuống Đông Khi đến km10+500 thuộc thôn Tuyết Diêm 3, xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, lúc này có một xe ô

tô chạy ngược chiều và cùng chiều phía trước xe Hậu có một xe mô tô do anh ĐàoTrọng Dậu điều khiển, trên xe chở 02 cháu là Đào Quốc Cường 02 tuổi và Nguyễn ThịTuyết Mỹ 06 tuổi nhưng Hậu vẫn cho xe chạy tốc độ khoảng 60 km/h; khi có xe ô tô từhướng Nam vừa ra ngã ba đường, do không xử lý được nên xe của Hậu tông vào đuôi

xe anh Dậu và đuôi xe ô tô từ hướng Nam ra làm anh Dậu và các cháu Cường, Mỹ chếttại chỗ

- Án sơ thẩm chưa đánh giá hết tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội, lại ápdụng các tình tiết giảm nhẹ thiếu căn cứ như: các gia đình nạn nhân bãi nại, cha bị cáo

bị bệnh tim, hoàn cảnh gia đình bị cáo khó khăn để áp dụng khoản 2 Điều 46, Điều 47BLHS xử phạt 03 năm tù là không đúng Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày17/4/2003 của HĐTPTANDTC hướng dẫn một số quy định của BLHS; vì trường phạm

tội của Hậu là “Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” Ngoài việc áp dụng hình phạt chính quá

nhẹ, lẽ ra bị cáo còn phải chịu hình phạt bổ sung theo khoản 5 Điều 202 BLHS cấmhành nghề lái xe với thời gian tối đa mới có tác dụng giáo dục và phòng ngừa

Trang 39

Kháng nghị bản án sơ thẩm số 40 Đề nghị Ủy ban thẩm phán TAND tỉnh Quảng Ngãi xử hủy về phần hình phạt của bản án nói trên; giao hồ sơ vụ án cho cấp sơ thẩm xét xử lại

theo hướng tăng hình phạt tù và áp dụng hình phạt bổ sung đối với bị cáo Quyết địnhgiám đốc thẩm số 01/2009/HS-GĐT ngày 19/01/2009 căn cứ khoản 3 Điều 285, Điều

287 BLTTHS, quyết định: Hủy bản án hình sự sơ thẩm số 40 về phần hình phạt đối với bị cáo Hà

Minh Hậu Giao hồ sơ vụ án về cho TAND huyện Bình Sơn xét xử lại theo hướng tănghình phạt tù và áp dụng hình phạt bổ sung đối với bị cáo Tại Bản án sơ thẩm số177/2009/HSST ngày 12/6/2009 của TAND huyện Bình Sơn đã tuyên phạt bị cáo nămnăm tù, cấm bị cáo hành nghề lái xe năm năm

* Kháng nghị số 267/2009/KN-GĐT ngày 25/5/2009 đối với Bản án số17/2009/HSST ngày 26/02/2009 của TAND huyện Bình Sơn áp dụng khoản 3 Điều

104, các điểm b,p khoản 1, khoản 2 Điều 46, Điều 47 BLHS xử phạt Mai Văn Tâm 30tháng tù về tội Cố ý gây thương tích; chấp nhận thỏa thuận bồi thường xong giữ hai bênvới số tiền là 26.066.800đ [B110-17]:

- Ngày 23/7/2008 ông Hồ Hùng tổ chức đám cưới cho con gái Tối hôm đó ôngHùng mời một số người đến dự, trong đó có Mai Văn Tâm gọi ông Hùng là cậu ruột và

có ông Nguyễn Dũng là người hàng xóm Mai Văn Tâm ngồi uống rượu ở một bàn, ôngNguyễn Dũng uống trà ở bàn khác.Tâm cầm ly rượu đến mời ông Dũng uống nhưngông không uống Tâm uống hết ly rượu rồi cầm ly thủy tinh loại uống bia đang để trênbàn đập vào mặt ông Dũng, ly thủy tinh vỡ thành nhiều mảnh Kết luận giám định pháp

y số 27/KLGĐ-PY ngày 29/10/2008 thể hiện: Mắt phải ông Dũng bị vỡ nhãn cầu nênkhoét bỏ và lắp mắt giả; có 2 sẹo vùng mềm phần mặt; thị lực mắt phải bị hỏng Tỷ lệthương tật là 47%

- Bị cáo phạm tội có tính chất côn đồ, dùng hung khí nguy hiểm làm cho ôngDũng bị tàn tật, hạn chế rất lớn đến khả năng lao động, đến sinh hoạt trong cuộc sống

và ảnh hưởng đến thẩm mỹ Bị cáo phạm tội trước mặt rất nhiều người, nên tình tiết

“Thật thà khai báo” không có ý nghĩa lớn về việc giảm nhẹ Áp dụng Điều 47 BLHS xửphạt bị cáo 30 tháng tù là thiếu căn cứ

Kháng nghị bản án sơ thẩm số 17 Đề nghị Ủy ban Thẩm phán TAND tỉnh Quảng Ngãi xét xử hủy toàn bộ bản án sơ thẩm nói trên để giao hồ sơ về cho TAND huyện Bình Sơn xét

Trang 40

xử lại về phần hình phạt và phần bồi thường thiệt hại đúng pháp luật Quyết định giám đốc thẩm số

07/2009/HS-GĐT ngày 21/9/2009 tuyên: Hủy phần Quyết định về hình phạt đối với Mai Văn Tâm tại Bản án số 17 Giao hồ sơ vụ án cho TAND huyện Bình Sơn xét xử lại phần hình sựtheo hướng tăng nặng hình phạt [Bl12- 21] Tại Bản án số 31/2009 /HSST ngày 12/7/2009

của TAND huyện Bình Sơn đã áp dụng khoản 3 Điều 104, các điểm b,p khoản 1, khoản

2 Điều 46 BLHS xử phạt Mai Văn Tâm 5 năm tù về tội Cố ý gây thương tích

* Kháng nghị giám đốc thẩm số 261/2009/KN-GĐT ngày 18/5/2009 đối với Bản

án số 07/2008/HSST ngày 08/7/2008 của TAND huyện Sơn Hà áp dụng khoản 1, khoản

3 Điều 248, điểm p khoản 1 Điều 46, điểm g khoản 1 Điều 48, Điều 20, Điều 53, khoản 2,

khoản 3 Điều 30, Điều 60 BLHS xử phạt Trịnh Văn Minh 24 tháng tù nhưng cho hưởng

án treo, thời gian thử thách 48 tháng về tội Đánh bạc; xử phạt bổ sung bị cáo Minh sốtiền 25.000.000đ (Vụ án có 9 bị cáo đều bị xét xử theo khoản 1 Điều 248 BLHS) [Bl09-17]:

- Án sơ thẩm chưa đánh giá hết tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành viphạm tội và tình tiết tăng nặng đối với bị cáo Trịnh Văn Minh mà chỉ nhận định bị cáothành khẩn khai báo, ăn năn hối cải để áp dụng Điều 60 BLHS cho hưởng án treo trongkhi bị cáo chỉ có 1 tình tiết giảm nhẹ thuộc điểm p khoản 1 Điều 46 BLHS nhưng có 01tình tiết tăng nặng “tái phạm” được quy định tại điểm g khoản 1 Điều 48 BLHS Cho bịcáo hưởng án treo là không đúng tiểu mục 6.1 mục 6 Nghị quyết số 01/2007/HĐTP

ngày 02/10/2007 của HĐTPTANDTC quy định Chỉ cho người bị xử phạt tù hưởng án treo khi có đủ

các điều kiện: Chưa có tiền án.có hai tình tiết giảm nhẹ trở lên và không có tình tiết tăng nặng”.

Kháng nghị bản án sơ thẩm số 07 về hình phạt chính đối với bị cáo Trịnh Văn Minh Đề nghị Ủy ban thẩm phán TAND tỉnh xử hủy một phần hình phạt của bản án nói trên;

giao hồ sơ về cho cấp sơ thẩm xét xử lại theo hướng không áp dụng Điều 60 BLHS đốivới bị cáo Quyết định giám đốc thẩm số 05/2009/HS-GĐT ngày 21/9/2009: Căn cứ

khoản 3 Điều 285, Điều 287 của BLTTHS, quyết định: Hủy bản án hình sự sơ thẩm số 07 Giao

hồ sơ vụ án về cho TAND huyện Sơn Hà xét xử lại theo hướng không áp dụng Điều 60 của BLHS để

cho bị cáo hưởng án treo Bản án sơ thẩm số 05/2008/HSST ngày 15/10/2008 của TAND

huyện Sơn Hà áp dụng khoản 1 Điều 248; điểm p khoản 1 Điều 46, điểm g khoản 1Điều 48; Điều 20; Điều 53; Điều 33 BLHS xử phạt bị cáo Minh 12 tháng tù

Ngày đăng: 11/06/2018, 11:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Dương Ngọc An (2010), Hành vi của Phan H có phạm tội “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có “ hay chỉ là “vi phạm hành chính ”, Tạp chỉ Kiểm sát số 09 tháng 5/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dương Ngọc An (2010), Hành vi của Phan H có phạm tội “Tiêu thụ tài sản dongười khác phạm tội mà có “ hay chỉ là “vi phạm hành chính
Tác giả: Dương Ngọc An
Năm: 2010
6. Dương Ngọc An (2010), Lê Văn D đã thực hiện quyền phòng vệ chính đáng, Tạp chí Kiểm sát số 18 tháng 9/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Văn D đã thực hiện quyền phòng vệ chính đáng
Tác giả: Dương Ngọc An
Năm: 2010
8. Dương Ngọc An (2012), Dấu ấn sâu sắc từ một vụ án, Báo Bảo vệ pháp luật số Chuyên đề tháng 10/2012) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dấu ấn sâu sắc từ một vụ án
Tác giả: Dương Ngọc An
Năm: 2012
9. Dương Ngọc An (2015), Chứng minh trong tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi, Luận văn Thạc sỹ luật học - Học viện Khoa học xã hội Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chứng minh trong tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi
Tác giả: Dương Ngọc An
Năm: 2015
18. Lê Văn Cảm (2010), Bài viết “Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền”, Tạp chí Kiểm sát số 15 tháng 8/2010 và 17 tháng 9/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Văn Cảm (2010), Bài viết “Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự Việt Namtrong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Tác giả: Lê Văn Cảm
Năm: 2010
22. Trần Trí Dũng, Bài viết “Một số ý kiến về vấn đề công bằng trong phán quyết của Tòa án đối với vụ án hình sự”, Tạp chí Kiểm sát số 18 tháng 9/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Trí Dũng, Bài viết “Một số ý kiến về vấn đề công bằng trong phán quyết củaTòa án đối với vụ án hình sự
23. Hồ Ngọc Đức, Dự án Từ điển tiếng Việt,https://vi.wiktionary.org/wiki/kháng nghị 24. Hiến pháp nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa, năm 1946, Nxb. chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự án Từ điển tiếng
Nhà XB: Nxb. chính trị quốc gia
36. Võ Thị Kim Oanh, Xét xử sơ thẩm trong Tố tụng Hình sự Việt Nam, Luận án Tiến sĩ luật học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xét xử sơ thẩm trong Tố tụng Hình sự Việt Nam
38. Hoàng Thị Minh Sơn (2009), Bài viết “Hoàn thiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự về thủ tục phiên tòa sơ thẩm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp”, 39. Tạp chí Luật học số 10/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàng Thị Minh Sơn (2009), Bài viết “Hoàn thiện một số quy định của Bộ luật Tốtụng Hình sự về thủ tục phiên tòa sơ thẩm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp”
Tác giả: Hoàng Thị Minh Sơn
Năm: 2009
46. Nguyễn Thị Mai Thùy (2013), Phiên tòa xét xử hình sự sơ thẩm trong tố tụng, Luận văn Thạc sỹ Luật học - Học viện Khoa học xã hội Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phiên tòa xét xử hình sự sơ thẩm trong tố tụng
Tác giả: Nguyễn Thị Mai Thùy
Năm: 2013
1. Dương Ngọc An, Thực tiễn kiểm sát hoạt động điều tra trong tố tụng hình sự, Khóa luận tốt nghiệp Đại học Luật Khác
2. KSV Dương Ngọc An (2007), Báo Bảo vệ pháp luật số Chuyên đề tháng 9/2007), Kháng nghị để bảo vệ quyền lợi cho công dân Khác
3. Dương Ngọc An, Báo Bảo vệ pháp luật số Chuyên đề tháng 1 + 2/2009 Khác
4. Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP ngày 4/8/2000 của HĐTPTANDTC: Những vướng mắc từ thực tiễn Khác
7. Dương Ngọc An (2011), Kết quả thẩm vấn và tranh tụng tại phiên tòa phúc thẩm hình sự, Tạp chí Nghề Luật, số 01/2011 Khác
10. Bộ luật hình sự năm 1999, Nxb. chính trị quốc gia Khác
11. Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009, Nxb. chính trị quốc gia Khác
12. Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, Nxb. chính trị quốc gia 13. Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999, nhiều tác giả Khác
14. Bộ Luật tố tụng hình sự 2003, Nxb. chính trị quốc gia Khác
15. Bộ Luật tố tụng hình sự 2015, Nxb. chính trị quốc gia Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w