1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kháng nghị phúc thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự việt nam từ thực tiễn tỉnh quảng ngãi ( Luận văn thạc sĩ)

90 221 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 608,16 KB
File đính kèm Luận văn Full.rar (906 KB)

Nội dung

Kháng nghị phúc thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự việt nam từ thực tiễn tỉnh quảng ngãi ( Luận văn thạc sĩ)Kháng nghị phúc thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự việt nam từ thực tiễn tỉnh quảng ngãi ( Luận văn thạc sĩ)Kháng nghị phúc thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự việt nam từ thực tiễn tỉnh quảng ngãi ( Luận văn thạc sĩ)Kháng nghị phúc thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự việt nam từ thực tiễn tỉnh quảng ngãi ( Luận văn thạc sĩ)

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Trang 2

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS VÕ THỊ KIM OANH

HÀ NỘI, năm 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu khoa học, độc lập của tác giả Các số liệu và kết quả phân tích đánh giá nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa được công bố ở bất kỳ một công trình nào khác Các số liệu, thông tin trích dẫn trên luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc

Tác giả luận văn

Ngô Quang Vũ

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 7

1.1 Khái niệm, nội dung, đặc điểm, ý nghĩa của kháng nghị phúc thẩm 7

1.2 Cơ sở của việc quy định kháng nghị phúc thẩm 14

CHƯƠNG 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNGTẠI TỈNH QUẢNG NGÃI 16

2.1 Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển các quy định về kháng nghị phúc thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam 16

2.2 Quy định của Bộ luật tố tụng hình 2015 về kháng nghị phúc thẩm 17

2.3 Căn cứ kháng nghị phúc thẩm 25

2.4 Thực tiễn kháng nghị phúc thẩm tại tỉnh Quảng Ngãi 25

2.5 Vướng mắc, hạn chế và nguyên nhân 38

CHƯƠNG 3 YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM TẠI TỈNH QUẢNG NGÃI 60

3.1 Yêu cầu nâng cao hiệu quả kháng nghị 60

3.2 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kháng nghị phúc thẩm 65

KẾT LUẬN 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

BẢNG VIẾT TẮT

STT CHỮ RÕ CHỮ VIẾT TẮT

6 Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã TAND huyện

7 Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung

ương

TAND tỉnh

10 Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao HĐTPTANDTC

12 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 BLHS 1999

13 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 BLHS 2015

19 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 LTCTAND 2002

20 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 LTCTAND 2014

21 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 LTCVKSND 2002

22 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 LTCVKSND 2014

Trang 6

STT CHỮ RÕ CHỮ VIẾT TẮT

27 Người bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đương sự NBVQLHPCĐS

31 Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan NCQL&NVLQ

Trang 7

1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự thì thủ tục xét xử sơ thẩm là trung tâm; điều đó đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng và những người tiến hành

tố tụng phải luôn cố gắng thực hiện tốt nghĩa vụ chứng minh mới lựa chọn, áp dụng đúng, đầy đủ, kịp thời các quy định của pháp luật tố tụng, pháp luật nội dung, pháp luật chuyên ngành…v v…và các văn bản hướng dẫn để giải quyết đúng đắn vụ án

Khi giải quyết, xét xử vụ án theo thủ tục sơ thẩm, vai trò của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa rất quan trọng vì phải chứng minh trong giai đoạn chuẩn bị xét xử bằng việc kiểm tra, đánh giá chứng cứ vụ án để ra quyết định tố tụng đúng đắn, kịp thời; vừa có trách nhiệm thu thập hoặc yêu cầu Viện kiểm sát thu thập chứng cứ; nếu không ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung, quyết định đình chỉ hoặc quyết định tạm đình chỉ vụ án, mà ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, thì phải tiến hành rất nhiều công việc để phục vụ hoạt động xét xử sơ thẩm; tại phiên tòa sơ thẩm, chủ tọa phải chấp hành đúng và đầy đủ tất cả các trình tự, thủ tục tố tụng trong quá trình xét xử theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và các văn bản của

cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn, cùng Hội đồng xét xử nghị án và nhân danh Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhân danh công lý ra bản án, quyết định giải quyết vụ án

VKSND với chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động

tư pháp Đối tượng của công tác kiểm sát hoạt động tư pháp là việc tuân thủ pháp luật của chủ thể có thẩm quyền trong họat động tư pháp Viện kiểm sát có nhiệm vụ quyền hạn kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm những bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết vụ án và các quyết định khác theo quy định của pháp luật (bao gồm của Tòa án cùng cấp và của Tòa án cấp dưới trực tiếp chưa có hiệu lực pháp luật ) khi cho rằng bản án hoặc quyết định đó có vi phạm pháp luật mà đủ các căn cứ pháp lý kháng nghị; để Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết vụ án, quyết định bị kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm với hậu quả pháp lý theo quy định của pháp luật

tố tụng hình sự Thực tiễn nhiều năm qua trên toàn quốc cũng như tỉnh Quảng Ngãi

Trang 8

2

cho thấy Viện kiểm sát đã kháng nghị phúc thẩm không ít những bản án, quyết định

sơ thẩm của Hội đồng xét xử, quyết định sơ thẩm của Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa với nội dung và phạm vi kháng nghị rất đa dạng Sau khi cấp phúc thẩm giải quyết kháng nghị, tùy theo từng vụ án cụ thể mà không ít trường hợp khi điều tra lại dẫn đến thay đổi tội danh khởi tố, khởi tố bổ sung tội, khởi tố thêm người phạm tội, truy cứu chuyển khung tăng nặng, bổ sung các chứng cứ quan trọng của vụ án; sửa án cơ thẩm không cho bị cáo hưởng án treo; hủy quyết định sơ thẩm

…điều đó góp phần nâng cao chất lượng tố tụng, trong đó có hoạt động xét xử theo các thủ tục nói riêng Tuy nhiên, có những trường hợp kháng nghị thiếu căn cứ hoặc không cần thiết nên không được cấp phúc thẩm chấp nhận; ngược lại, có trường hợp

đủ căn cứ nhưng không được kháng nghị hoặc có kháng nghị nhưng không được chấp nhận

Góp phần thực hiện Nghị quyết số 49 của Bộ chính trị về chiến lược Cải cách tư pháp, Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự mới trong đó có yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động tố tụng hình sự nên tác giả làm Luận văn với đề tài

“Kháng nghị phúc thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi”

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Liên quan đến đề tài đã có nhiều văn bản, công trình nghiên cứu và có nhiều bài viết trên một số tạp chí, báo về công tác kháng nghị theo các thủ tục, trong đó có

thủ tục phúc thẩm, như: bài viết “Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền”, của PGS.TS Lê Văn Cảm (Tạp

chí Kiểm sát số 15 tháng 8/2010 và 17 tháng 9/2010); Luận văn Thạc sỹ luật học -

Học viện Khoa học xã hội Việt Nam, năm 2015 “Chứng minh trong tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi”, Khóa luận tốt nghiệp Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2005) “Thực tiễn kiểm sát hoạt động điều tra trong tố tụng hình sự”, và các bài viết: “Kháng nghị phúc thẩm để bảo vệ quyền lợi cho công dân” (Báo Bảo vệ pháp luật số Chuyên đề tháng 9/2007), “Qua một vụ đáo tụng đình” (Báo Bảo vệ pháp luật số Chuyên đề tháng 7/2010), “Dấu ấn sâu sắc từ một vụ án” (Báo Bảo vệ pháp luật số Chuyên đề tháng 10/2012), “Hành vi của Phan H có

Trang 9

3

phạm tội “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có ” hay chỉ là “vi phạm hành chính” (Tạp chí Kiểm sát số 09 tháng 5/2010), “Kết quả thẩm vấn và tranh tụng tại phiên tòa phúc thẩm hình sự” (Tạp chí Nghề Luật, số 01/2011) của tác giả Dương Ngọc An; Bài viết “Một số ý kiến về vấn đề công bằng trong phán quyết của Tòa án đối với vụ án hình sự” của Thạc sỹ Trần Trí Dũng (Tạp chí Kiểm sát số 18

tháng 9/2010); Chỉ thị số 03/2008/CT-VKSTC-VPT1 ngày 19/6/2008 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về tăng cường công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự và Báo cáo số 26/VKS-BC ngày 10/10/2011 của VKSND tỉnh Quảng Ngãi về việc tổng kết 3 năm thực hiện Chỉ thị này….Hiện nay chúng tôi chưa được biết có tác giả nào nghiên cứu đề tài này ở tầm luận văn hoặc luận án trong địa bàn cấp tỉnh hay toàn quốc

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm đánh giá, tổng kết hiệu quả kháng nghị phúc thẩm thông qua kết quả xét xử phúc thẩm xét kháng nghị, mà sau đó không phát sinh thủ tục giám đốc thẩm; đồng thời có sự kết hợp với nghiên cứu các yếu tố có liên quan đến hoạt động kháng nghị phúc thẩm theo quan điểm Triết học Mác – xít, để có căn cứ nêu ra những ưu điểm, vướng mắc, hạn chế và nguyên nhân

Từ đó, căn cứ quy định pháp luật thực định về kháng nghị và xét xử phúc thẩm, gắn với chủ trương của Đảng về chiến lược cải cách tư pháp, tác giả đề xuất một số giải pháp thực tế để góp phần nâng cao hiệu quả kháng nghị và xét xử phúc thẩm, nâng cao chất lượng điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm nhằm thực hiện tốt LTCTAND và LTCVKSND năm 2014, các bộ luật, đạo luật hiện hành nhất là BLHS và BLTTHS mới, góp phần bổ sung lý luận

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nhiệm vụ đặt ra phải nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về khái niệm, đặc điểm, nội dung của kháng nghị phúc thẩm; Nghiên cứu có tính hệ thống các quy định của BLTTHS và pháp luật liên quan về hoạt động kháng nghị phúc thẩm để thấy những điểm bất cập không phù hợp với thực tiễn nhằm đề xuất sửa đổi hoàn thiện; Khảo sát số liệu và thực tiễn áp dụng các quy định của BLTTHS về kháng

Trang 10

4

nghị phúc thẩm tại tỉnh Quảng Ngãi, nghiên cứu kết quả xét xử phúc thẩm, xét xử giám đốc thẩm đối ới những vụ án phúc thẩm xét kháng nghị để thấy những kết quả, hạn chế và tìm nguyên nhân hạn chế nhằm đề ra giải pháp nâng cao chất lượng kháng nghị phúc thẩm tại tỉnh Quảng Ngãi

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Xuất phát từ phạm vi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu là các quy định của pháp luật về hoạt động kháng nghị phúc thẩm gắn với thực tiễn áp dụng tại tỉnh Quảng Ngãi

Hoạt động kháng nghị phúc thẩm là vấn đề rộng, đòi hỏi phải nghiên cứu nhiều lĩnh vực và các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình, chất lượng giải quyết các loại

án hình sự theo các thủ tục của các cơ quan tiến hành tố tụng, nhất là Tòa án trong nhiều địa bàn, nghiên cứu các nhân tố xã hội tác động đến hoạt động kháng nghị, xét xử phúc thẩm xét kháng nghị, kể cả xét kháng cáo và xét xử giám đốc thẩm, nhất là các trường hợp Tòa án kháng nghị, gắn với nghiên cứu hoạt động xây dựng,

áp dụng pháp luật hình sự và các ngành luật khác có liên quan theo các nguyên lý, các quy luật, các phạm trù trong đó có nguyên lý về mối liên hệ phổ biến giữa các

sự vật hiện tượng của chủ nghĩa Mác – Lê nin, kết hợp với vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh và việc thực hiện quan điểm của Đảng ta về chiến lược cải cách tư pháp,

để từ đó có cơ sở tin cậy trong việc xem xét, phân tích, đánh giá hiệu quả công tác kháng nghị phúc thẩm và đưa ra các giải pháp đồng bộ

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Với phạm vi luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Luật Hình sự và Tố tụng Hình

sự, luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng đối với hoạt động kháng nghị phúc thẩm thông qua hoạt động xét xử theo thủ tục phúc thẩm trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian qua (2007 – 2017)

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận

Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lê nin và quan điểm của Đảng ta, tư tưởng Hồ Chí Minh về vận dụng lý luận Mác - xít vào

Trang 11

5

quá trình thực tiễn cách mạng Việt Nam trong các lĩnh vực của đời sống xã hội như

về bản chất nhà nước và pháp luật, nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa, đấu tranh giai cấp, quyền con người, hoạt động áp dụng pháp luật, chủ trương của Đảng

và pháp luật của Nhà nước ta về cải cách tư pháp, về đấu tranh phòng chống tội phạm

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp lịch sử - cụ thể, so sánh, quy nạp, phân tích, tổng hợp, thống kê để nghiên cứu hồ sơ án sơ thẩm, phúc thẩm, các văn bản tố tụng, biên bản phiên tòa, biên bản nghị án, bản án sơ thẩm, quyết định kháng nghị phúc thẩm, bản án phúc thẩm, tham dự nhiều phiên tòa sơ thẩm của 2 cấp, phiên tòa phúc thẩm xét kháng nghị, các báo cáo tổng kết công tác năm, các báo cáo chuyên đề của TAND tỉnh Quảng Ngãi về tổng kết kinh nghiệm xét xử, các báo cáo tổng kết năm, các kết luận kiểm tra, báo cáo tổng kết hoạt động kháng nghị phúc thẩm của VKSND tỉnh Quảng Ngãi, tham khảo ý kiến chuyên gia, người tiến hành tố tụng…v…v…

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1 Ý nghĩa lý luận

Kết quả nghiên cứu và giải pháp trong luận văn góp phần cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn về quá trình chứng minh trong tố tụng hình sự, hoạt động xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, hoạt động kháng nghị và xét xử phúc thẩm nhằm góp phần nâng cao chất lượng trong quá trình tố tụng hình sự tại tỉnh Quảng Ngãi để bảo đảm điều tra, truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật và kịp thời, đảm bảo các bản án, quyết định có đủ căn cứ kháng nghị phải được kháng nghị; không bỏ lọt người phạm tội, không làm oan người vô tội, không làm sai, góp phần bảo đảm pháp chế thống nhất để phục vụ tích cực các mục tiêu phát triển của địa phương

Luận văn còn có thể cung cấp thông tin cho người quan tâm để ứng dụng trong thực tiễn quá trình giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, trong điều tra, truy tố, xét xử theo các thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm và hoạt động kháng nghị theo các thủ tục, góp phần nâng cao hiệu quả

Trang 12

7 Cơ cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm ba chương; mỗi chương đều được kết luận và có kết luận chung; kết cấu như sau:

Chương 1: Những vấn đề lý luận về kháng nghị phúc thẩm trong tố tụng hình

sự

Chương 2: Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về kháng nghị phúc thẩm

và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Quảng Ngãi

Chương 3: Nhu cầu và giải pháp nâng cao hiệu quả kháng nghị phúc thẩm tại tỉnh Quảng Ngãi

Trang 13

Luận văn đầy đủ ở file:Luận văn Full

Ngày đăng: 12/06/2018, 14:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w