1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SO SÁNH MỘT SỐ GIỐNG MÈ (Sesamum indicum) VỤ ĐÔNG XUÂN 2011 TẠI TÂY NINH

72 166 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 871,82 KB

Nội dung

TÓM TẮT Đề tài “ So sánh một số giống mè vụ Đông Xuân tại Tây Ninh năm 2011” đã được thực hiện từ tháng 1 đến tháng 4/2011, tại ấp Phước Hội, xã Phước Thạnh, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Nin

Trang 1

KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SO SÁNH MỘT SỐ GIỐNG MÈ (Sesamum indicum)

VỤ ĐÔNG XUÂN 2011 TẠI TÂY NINH

NIÊN KHÓA: 2007 – 2011 CHUYÊN NGÀNH: NÔNG HỌC

SINH VIÊN THỰC HIỆN: TRẦN NGỌC THÔNG

Tp Hồ Chí Minh, tháng 08/2011

Trang 2

SO SÁNH MỘT SỐ GIỐNG MÈ (Sesamum indicum)

VỤ ĐÔNG XUÂN 2011 TẠI TÂY NINH

Tác giả

TRẦN NGỌC THÔNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu

cấp bằng kỹ sư ngành Nông học

Giáo viên hướng dẫn:

PGS.TS PHAN THANH KIẾM

KS NGUYỄN THỊ HOÀI TRÂM

Tp Hồ Chí Minh, tháng 08/2011

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình đã hỗ trợ, động viên và tạo điều kiện tốt nhất cho con trong quá trình học tập

Tôi xin chân thành cám ơn đến Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm TP

Hồ Chí Minh, ban chủ nhiệm khoa Nông học và tất cả quý thầy cô đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức trong suốt thời gian tôi học tập tại trường

Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn đến PGS TS Phan Thanh Kiếm, người đã giảng dạy, trực tiếp hướng dẫn em trong suốt thời gian thực hiện đề tài

Xin chân thành cảm ơn chị Nguyễn Thị Hoài Trâm, Viện Nghiên Cứu Dầu và Cây có dầu, chị Nguyễn Thị Ngọc Linh học viên Cao học Trường Đại học Nông Lâm

Tp HCM, gia đình chú Huỳnh Văn Đạt, ấp Phước Hội, xã Phước Thạnh, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em thực hiện tốt luận văn này

TP Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2011

Trần Ngọc Thông

Trang 4

TÓM TẮT

Đề tài “ So sánh một số giống mè vụ Đông Xuân tại Tây Ninh năm 2011” đã được

thực hiện từ tháng 1 đến tháng 4/2011, tại ấp Phước Hội, xã Phước Thạnh, huyện Gò Dầu,

tỉnh Tây Ninh,nhằm xác định được giống mè đạt năng suất cao và chất lượng tốt trong bảy giống mè để áp dụng sản xuất cho các vùng trong huyện Gò Dầu tỉnh Tây Ninh và các vùng lân cận Với 7 nghiệm thức: VDM2, V6, VDM21, VDM22, VDM23, VDM32, VDM37 giống V6 làm đối chứng, thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ, hoàn toàn ngẫu nhiên, đơn yếu tố, 3 lần lặp lại Kết quả đạt được như sau:

Về sinh trưởng

Cả bảy giống mè đều có khả năng sinh trưởng tốt, tốt nhất là giống VDM23 có chiều cao cây 136,4 cm, chiều cao đóng trái giống VDM23 (33,3 cm) là thấp nhất , thấp hơn giống V6 (Đ/C) (34,7 cm)

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

TRANG TỰA i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT iii

MỤC LỤC iv

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT vii

DANH SÁNH CÁC BẢNG viii

DANH SÁCH CÁC HÌNH ix

Chương 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu 2

1.3 Yêu cầu 2

1.4 Giới hạn đề tài 2

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1 Giới thiệu chung về cây mè 3

2.1.1 Nguồn gốc, lịch sử phát triển và sự phân bố 3

2.1.2 Phân loại 3

2.1.3 Giá trị của cây mè 4

2.1.3.1 Giá trị sử dụng 4

2.1.3.2 Giá trị dinh dưỡng 8

2.1.3.3 Giá trị kinh tế 8

2.2 Tình hình sản xuất mè trên thế giới và Việt Nam 9

2.2.1 Thế giới 9

2.2.2 Tình hình sản xuất mè ở Việt Nam 10

2.3 Đặc điểm thực vật 11

2.3.1 Rễ 11

2.3.2 Thân 11

2.3.3 Lá 12

Trang 6

2.3.4 Cành 12

2.3.5 Hoa 13

2.3.6 Quả 13

2.3.7 Hạt 13

2.4 Nhu cầu sinh thái 14

2.4.1 Đất 14

2.4.2 Ánh sáng 14

2.4.3 Nhiệt độ 14

2.4.4 Lượng mưa 15

2.4.5 Gió 15

2.4.6 Các chất dinh dưỡng 15

2.4.6.1 Đạm 15

2.4.6.2 Lân 16

2.4.6.3 Kali 16

2.5 Một số kết quả nghiên cứu 16

2.5.1 Thế giới 16

2.5.1.1 Các nghiên cứu về giống 16

2.5.1.2 Nghiên cứu về kỹ thuật canh tác mè 18

2.5.2 Việt Nam 19

2.6 Nhìn chung các kết quả nghiên cứu và cần thiết phải nghiên cứu đề tài 21

Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22

3.1 Thời gian và địa điểm tiến hành thực hiện đề tài 22

3.2 Điều kiện nghiên cứu 22

3.2.1 Khí hậu thời tiết 22

3.2.2 Đất đai 22

3.3 Vật liệu nghiên cứu 23

3.4 Phương pháp nghiên cứu 23

3.4.1 Bố trí thí nghiệm 23

3.4.2 Quy trình kỹ thuật canh tác được áp dụng 24

3.4.3 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 24

3.4.3.1 Khả năng sinh trưởng, phát triển và đặc điểm thực vật học 24

Trang 7

3.4.3.2 Các yếu tố cấu thành năng suất 25

3.4.3.3 Khả năng chống chịu 25

3.4.3.4 Chỉ tiêu phẩm chất 26

3.5 Xử lý số liệu 26

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 27

4.1 Chỉ tiêu nông sinh học 27

4.2 Năng suất các yếu tố cấu thành năng suất 30

4.3 Năng suất và hàm lượng dầu 32

4.4 Các chỉ tiêu về khả năng chống chịu 33

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 35

5.1Kết luận 35

5.2 Đề nghị 35

TÀI LIỆU THAM KHẢO 36

PHỤ LỤC 38

Trang 8

NSLT Năng suất lý thuyết

NSTT Năng suất thực thu

TL 1.000 hạt Trọng lượng 1.000 hạt

TLNM Tỷ lệ nảy mầm

TSCC1 Tổng số cành cấp 1

TSLX Tổng số lá xanh

Trang 9

DANH SÁNH CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2.1: Mè dùng cho thực phẩm, dược, công nghiệp và mỹ nghệ 6 

Bảng 2.2: Tiềm năng của một số cây có dầu dùng cho sản xuất dầu sinh học (Biodiesel) 7 

Bảng 2.3: Bảng phân tích thành phần dinh dưỡng có trong mè và trong thịt 8 

Bảng 2.4: Các vùng trồng mè chính trên thế giới năm 2009 9 

Bảng 2.5: Diện tích, năng suất, sản lượng mè trên thế giới từ năm 2001-2009 10 

Bảng 2.6 : Tình hình sản xuất mè ở Việt Nam từ năm 2001 đến 2008 11 

Bảng 3.1: Khí hậu thời tiết từ tháng 1/2011 đến tháng 4/2011 tại Gò Dầu, Tây Ninh 22 

Bảng 3.2: Kết quả phân tích đất tại nơi thí nghiệm 22 

Bảng 4.1: Tỷ lệ nẩy mầm và thời gian sinh trưởng 27 

Bảng 4.2: Chiều cao cây, tổng số lá và một số chỉ tiểu về đặc điểm thực vật 28 

Bảng 4.3: So sánh một số chỉ tiêu về yếu tố cấu thành năng suất 30 

Bảng 4.4: So sánh một số chỉ tiêu về yếu tố cấu thành năng suất (tiếp theo) 33 

Bảng 4.5: Một số chỉ tiểu về khả năng chống chịu 34 

Trang 10

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Trang

Hình 1: Chuẩn bị đất khu thí nghiệm 38 

Hình 2: Hình khu thí nghiệm 20 ngày sau gieo 38 

Hình 3: Hình khu thí nghiệm 35 ngày sau gieo 39 

Hình 4: Hình khu thí nghiệm 55 ngày sau gieo 39 

Trang 11

Chương 1

MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề

Cây mè (cây vừng) có tên khoa học Sesamum indicum L., là loại cây công

nghiệp ngắn ngày có lịch sử canh tác lâu đời Hạt mè rất giàu protein, canxi, phosphate, oxalic acid, các chất khoáng và một số nguyên tố vi lượng quan trọng Hàm lượng dầu trong hạt mè rất cao so với các cây lấy dầu khác Dầu mè là loại dầu thực vật cao cấp được dùng trong các ngành công nghiệp, dược phẩm và tiềm năng cho dầu sinh học Với xu hướng phát triển tiêu thụ dầu có nguồn gốc thực vật và dầu mè thay thế cho dầu có nguồn gốc động vật ngày càng tăng là cơ hội rất lớn để phát triển và mở rộng diện tích đối với cây mè Đồng thời đa dạng hóa cây trồng không chỉ tạo ra một nền nông nghiệp sản xuất ra sản phẩm đa dạng hơn phục vụ cho nhu cầu của xã hội,

mà còn phá thế độc canh cây lúa ở Việt Nam Đồng thời tạo một nền nông nghiệp đa dạng sinh học, bền vững, hiệu quả, khai thác được tiềm năng của các vùng miền, thích ứng tốt hơn với biến đổi khí hậu và giảm thiểu rủi ro Việc xác định cây trồng luân canh theo cơ cấu lúa Đông Xuân sớm – mè Xuân Hè – lúa Hè Thu cùng với những giải pháp phát triển mở rộng cây mè trên đất xám ở khu vực Miền Tây và Miền Đông Nam

Bộ góp phần cải tạo đất, tăng thu nhập cho nông dân

Tuy nhiên ở nước ta chưa chú trọng đầu tư để phát triển về loại cây này, kỹ thuật canh tác còn lạc hậu, giống xấu, chất lượng hạt giống thấp chưa đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu (Nguyễn Vy, 2003) Vì vậy việc nghiên cứu tìm kiếm các giống mè

có năng suất và chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu là nhiệm vụ cấp bách đối với các nhà nghiên cứu Được sự đồng ý của khoa Nông Học, trường Đại

Học Nông Lâm TP.HCM và thầy hướng dẫn, đề tài “ So sánh một số giống mè vụ Đông Xuân 2011 tại Tây Ninh” đã được thực hiện

Trang 12

1.2 Mục tiêu

- So sánh và đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của bảy giống mè

- Xác định được giống mè đạt năng suất cao và chất lượng tốt trong bảy giống

mè để áp dụng sản xuất cho các vùng trong huyện Gò Dầu tỉnh Tây Ninh và các vùng lân cận

1.3 Yêu cầu 

- Bố trí thí nghiệm ngoài đồng ruộng, tiến hành theo dõi và thu thập số liệu từ khi gieo đến khi thu hoạch về các chỉ tiêu: Đặc điểm thực vật học, khả năng sinh trưởng, năng suất, chất lượng

- Đánh dấu và theo dõi từng cá thể về các chỉ tiêu trên đồng ruộng

1.4 Giới hạn đề tài

- Thời gian: Từ tháng 1 năm 2011 tới tháng 4 năm 2011

- Địa điểm: Xã Phước Thành huyện Gò Dầu tỉnh Tây Ninh

- Đề tài chỉ nghiên cứu trên một số giống: VDM2, V6, VDM21, VDM22, VDM23, VDM32, VDM37

Trang 13

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Giới thiệu chung về cây mè

2.1.1 Nguồn gốc, lịch sử phát triển và sự phân bố

Cây mè có nguồn gốc từ châu phi Có nhiều ý kiến cho rằng Êtiopia là nguyên sản của giống mè trồng hiện nay Tuy nhiên củng có ý kiến cho rằng vùng Afgha-Persia mới là nguyên sản của các giống mè trồng Mè là loại cây có dầu được trồng lâu đời (khoảng 2000 năm trước công nguyên) Sau đó được đưa vào vùng tiểu Á (Babylon) và được đi về phía tây vào châu Âu và phía nam vào châu Á dần dần được phấn bố đến Ấn Độ và một số nước Nam Á, Trung Quốc Ấn Độ được xem là trung tâm phân bố thứ hai của cây mè (theo Trần Thị Kim Ba 2007)

Hiện nay, mè được gieo trồng rất phổ biến ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và thông qua việc chọn tạo giống có thể trồng thích hợp ở một số nước thuộc vùng ôn đới

(Tạ Quốc Tuấn và Trần Văn Lợt, 2006)

Vùng phân bố chính của cây mè ở giữa 250 vĩ độ Bắc và 250 vĩ độ Nam, vùng trồng phổ biến ở độ cao 1.250 m so với mực nước biển, nhưng cũng có vùng có thể trồng được ở độ cao 1.500 m

2.1.2 Phân loại

Cây mè thuộc bộ Tubiflorae, họ Pedaliaceae gồm 15 chi và khoảng 60 loài

nhưng chỉ có Sesamum indicum là loài duy nhất được loài người sử dụng trong trồng

Trang 14

• Lông tơ: Lông tơ trên thân hoặc cành là một đặc tính để phân biệt khi các đặc tính khác rất giống nhau

• Không phân cành và phân cành: Là đặc tính giúp cho việc xác định mật độ thích hợp

• Hình dáng quả và vị trí đóng quả: Quả của các giống khác nhau đều không giống nhau Đặc biệt vị trí đóng quả rất khác nhau Số quả đóng ở mỗi mắt cũng khác nhau

• Chiều dài lóng (đốt): Là đặc tính có ý nghĩa quan trọng Lóng càng ngắn thì cùng một độ cao của cây, số mắt càng nhiều và số quả trên cây càng lớn

• Số múi và dãy hạt: Quả mè cấu tạo thành từng múi Có giống trong một múi có

chứa một dãy hạt, có giống hai dãy Phổ biến có 4-8 dãy hạt trong một quả

• Độ bền của quả trên đồng: Có giống quả bị nứt khi đang còn ở trên cây, có giống không bị nứt Giúp xác định thời gian thu hoạch hợp lý

• Số vỏ bọc ngoài hạt: Có giống một vỏ, có giống hai vỏ

• Thời gian sinh trưởng: Giống có thời gian sinh trưởng dài ngày (trên 100 ngày) hoặc giống sinh trưởng ngắn ngày (dưới 100 ngày)

2.1.3 Giá trị của cây mè

Dầu mè là một trong những loại dầu thực vật rất tốt, và nó được mệnh danh là

nữ hoàng của các loại dầu thực vật, được tiêu thụ nhiều nhất, là loại dầu dễ tiêu, cho năng lượng cao Bởi vì dầu mè chứa rất nhiều các chất chống oxy hoá, điển hình là chất sesamol Các chất chống oxy hoá sẽ giúp dầu mè không bị giảm phẩm chất và chất lượng khi bảo quản trong thời gian dài Trong lịch sử, người Nhật, người Việt Nam hay người Châu Á nói chung, đã dùng dầu mè trong nấu nướng, chiên xào Và người Châu Âu thì dùng dầu mè để thay thế dầu olive, trộn salad

Trang 15

+ Dùng trong dược phẩm

Dầu mè chứa vitamin E và một vài chất chống ôxy hóa quan trọng khác Các chất chống oxy hóa như sesaminol và sesamolinol duy trì các axít béo kể cả làm giảm mật độ lipoprotein Tác giả Cooney và cộng sự trong năm 2001 đã báo cáo rằng dầu

mè có chứa gamma tocopherol cùng với sự hoạt động của vitamin E được tin tưởng là ngăn ngừa bệnh ung thư và bệnh tim mạch

Thêm nữa, chất sesaminol và sesamin trong dầu mè kết hợp với sự hoạt động của vitamin E cung cấp khả năng chống lão hóa của cơ thể Hạt mè cũng chứa Licithin

và Myristic axít, các chất này như là chất chống oxy hóa, chất cầm máu, và chất ngăn ngừa ung thư (xem trong bảng 2.1)

Năm 2000 tác giả Jellin và cộng sự đã báo cáo rằng Lecithin có hiệu quả để làm giảm sự nhiễm mỡ trong gan và điều trị thành công bệnh viêm da, khô da Hàm lượng Lecithin trong hạt mè là 58 tới 395 ppm và Myristic axít được tìm thấy trong hạt

mè với hàm lượng 328 tới 1728 ppm Và hạt mè, dầu mè cũng được dùng như là một chất nhuận tràng Dầu mè đã được biết là dùng để làm giảm cholesterol và chứng cao huyết áp Theo báo cáo của Morris 2002 thì dầu mè đã được dùng từ thế kỷ thứ IV ở Trung Quốc, như là một loại thuốc chữa bệnh răng miệng, và thuốc đánh răng Ở Ấn

Độ người ta dùng dầu mè như một loại thuốc súc miệng sát trùng kháng vi khuẩn, trị các bệnh liên quan tới hội chứng lo âu, mất ngủ

Trang 16

Bảng 2.1: Mè dùng cho thực phẩm, dược, công nghiệp và mỹ nghệ

Dược phẩm

Các axit béo chống oxy hóa, lão hoá

Ngăn ngừa bệnh tim, trị bệnh về da, làm mịn da

Thuốc trị lo âu, mất ngủ và nhuận tràng

Sự hoạt động của Hypoglycaemic

Ngăn ngừa các khối u

Chống oxy hoá và chứng gan nhiễm mỡ

Ngăn ngừa bệnh ung thư

Sesamin, sesamolin Sesame oil

Sesame oil Flavonoids

Linoleate in triglyceride form

Lecithin Myristic acid

Thực phẩm (rất nhiều cách dùng khác nhau)

Kẹo, bánh, bánh tráng, bánh mì, gia vị, soup

Dầu ăn, dầu trộn salad

Sesame seeds Sesame oil

Trang 17

+ Công nghiệp kỹ nghệ và tiềm năng cho biodiesel (dầu sinh học)

Bảng 2.2: Tiềm năng của một số cây có dầu dùng cho sản xuất dầu sinh học

(Biodiesel)

Loại cây có dầu

Sản lượng Biodiesel (thùng/năm/mile vuông –

Mile2) Cotton (Bông vải) 382

Safflower 905

Sunflower (Hướng dương) 1113

Peanuts (Đậu phộng) 1233

Rapseed (Cải dầu) 1385

Olives 1407 Jojoba 2116 Jatropha 2204 Coconut (Dừa) 3131

Oil palm (Cọ dầu) 6927

(Nguồn: Richard Bell) Ghi chú: 1 Mile = 1,6 km, 1 mile 2 tương đương 256 ha, 1 thùng dầu tương

đương 160 l

Dầu mè đã được dùng trong một vài ngành công nghiệp, kỹ nghệ như chất

kháng nấm, kháng khuẩn, thuốc trừ sâu, mỹ phẩm, chất hoà tan, xà phòng Ở Châu Phi

người ta đã dùng hoa mè để sản xuất ra nước hoa, và nước hoa Cologne đã được sản

xuất ra từ chính hoa mè Các hoạt chất li trích từ mè đã được dùng trong các mục đích

khác nhau

Ngày nay, nhu cầu năng lượng ngày càng gia tăng trên thế giới trong khi nguồn

năng lượng hoá thạch ngày càng cạn kiệt Vì thế dầu thực vật sẽ là tiềm năng có thể

thay thế dầu mỏ trong tương lai Mè và các cây có dầu khác là một sự hứa hẹn cung

cấp nguồn năng lượng mới, sạch và thân thiện với môi trường Tiềm năng của một số

cây có dầu có thể dùng để sản xuất biodiesel được tác giả Richard Bell trình bày chi

Trang 18

tiết tại hội thảo về năng lượng sạch, năng lượng có thể tái tạo tại Bangkok, Thailan,

năm 2008 (bảng 2.2)

2.1.3.2 Giá trị dinh dưỡng

Mè có giá trị dinh dưỡng cao Trong hạt mè chứa: 45 – 50 % dầu, 19 – 20 %

protein, 8 – 11 % đường, 5 % nước, 4 – 6 % chất trơ

Thành phần acid hửu cơ chủ yếu của dầu mè là oleic acid (C 18 H 34 O 2 ) 45,3 –

49,4 % và linoleic acid (C 18 H 32 O 2 ) 37,7 – 41,2 %

So sánh hàm lượng acid amin có trong mè và hàm lượng acid amin có trong thịt

ta thấy có hàm lượng tương đương ở bảng 2.3

Ngoài ra hạt mè còn chứa nhiều vitamin A, B1, B2, PP và một số nguyên tố

khoáng như canxi, phospho, sắt, kẽm…

Bảng 2.3: Bảng phân tích thành phần dinh dưỡng có trong mè và trong thịt

Mè lạ loại cây công nghiệp ngắn ngày có thời gian sinh trưởng ngắn, thuận lợi

cho việc thâm canh tăng vụ, luân canh Cây mè có khả năng thích ứng rộng, trồng

được trên nhiều loại đất ngay cả đối với những loại đất xấu không thể trồng cây trồng

khác Mè là loại cây tương đối dễ trồng, ít sâu bệnh, đầu tư sản xuất không cao Vì vậy

mè là cây trồng cạn ngắn ngày quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng Mặt

khác, nhu cầu về dầu mè ngày càng tăng là cơ hội rất lớn để mở rộng diện tích phát

triển cây mè trong thời gian tới

Trang 19

2.2 Tình hình sản xuất mè trên thế giới và Việt Nam

2.2.1 Thế giới

Tình hình sản xuất mè trên thế giới những năm gần đây có những thay đổi Về

diện tích gieo trồng, từ nhu cầu ngày càng cao của thị trường đã có sự mở rộng sản

xuất, từ năm 2001 đến năm 2008 tăng gần 50.000 ha Tuy với diện tích không nhiều

nhưng cây mè đã được trồng khắp các châu lục trên thế giới

- Châu Á: > 60% sản lượng mè của thế giới

- Châu Phi: > 30 % sản lượng

- Châu Mỹ: 4 – 5 % sản lượng mè thế giới

Ngoài ra, Châu Âu và Châu Đại Dương có trồng rải rác nhưng không đáng kể

(Nguồn: Theo FAOSTAT, 2010)

Năm 2009, mè được trồng với tổng diện tích hơn 7,5 triệu ha, năng suất trung

bình 4,67 tạ/ha (Bảng 2.5) Ấn Độ là nước trồng mè nhiều nhất với diện tích 1,7 triệu

ha, năng suất bình quân 3,76 tạ/ha, sản lượng 640.000 tấn/năm; kế đến là Miến Điện

với diện tích 1,58 triệu tấn, năng suất bình quân 3,92 tạ/ha, sản lượng đạt khoảng

620.000 tấn; Sudan với diện tích 1,49 triệu ha, năng suất bình quân 2,35 tạ và sản

lượng đạt 350.000 tấn/năm (FAOSTAT, 2010) Trung Quốc là nước có diện tích trồng

mè đứng thứ 4 so với thế giới, đứng thứ 3 về sản lượng do năng suất bình quân cao,

12,41 tạ/ha Như vậy, hơn 60% sản lượng mè thế giới được sản xuất từ 4 nước Ấn Độ,

Trung Quốc, Sudan và Miến Điện

Trang 20

Bảng 2.5: Diện tích, năng suất, sản lượng mè trên thế giới từ năm 2001-2009

Chỉ tiêu

Năm

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009Diện tích (1000 ha) 7060 6242 6999 7436 7469 7376 7158 7418 7522

Năng suất (kg/ha) 446 442 443 456 452 461 475 477 467 Sản lượng (1000 tấn)

3148 2758 3098 3393 3373 3400 3397 3542 3511

(Nguồn: Theo FAOSTAT, 2010)

2.2.2 Tình hình sản xuất mè ở Việt Nam

Ở Việt Nam, cây mè đã được trồng từ lâu, tuy nhiên nó chỉ được trồng để lấp chổ trống ở những vùng đất xấu Ngày nay, cây mè được đưa vào mô hình trồng xen, luân canh với một số cây trồng khác Tuy nhiên do không được coi là cây trồng chính nên các hình thức canh tác chủ yếu vẫn là quảng canh, năng suất thấp Bên cạnh đó việc đầu tư nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất mè cũng chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức cũng là một trong những yếu tố hạn chế phát triển cây

mè trong thời gian qua Diện tích mè hàng năm biến động từ 30.000 đến 40.000 ha trong suốt 2 thập niên qua, con số này rất khiêm tốn so với một số cây có dầu ngắn ngày khác như đậu phộng, đậu nành (Tạ Quốc Tuấn và Trần Văn Lợt, 2006) Về năng suất: nhìn chung năng suất trung bình của cả nước ở mức thấp đạt 0,51 tấn/ha (2004), tăng không đáng kể so với năm 2000 (0,46 tấn/ha) Những vùng có năng suất mè cao

là đồng bằng sông Hồng 0,75 tấn/ha và đồng bằng sông Cửu Long 0,9 tấn/ha, các vùng khác năng suất trung bình chỉ đạt dưới 0,5 tấn/ha

Trang 21

Bảng 2.6 : Tình hình sản xuất mè ở Việt Nam từ năm 2001 đến 2008

Năm Diện tích (ha) Năng suất (kg/ha) Sản lượng (tấn)

Mặc dù tiềm năng và triển vọng của cây mè là khá lớn, nhưng hiện tại cây mè ở

Việt Nam chưa được chú trọng nên diện tích, năng suất và sản lượng chưa cao Từ

2001 đến 2005, diện tích trồng mè ngày càng tăng do mô hình trồng xen mè với các

cây trồng khác được mở rộng Những tiến bộ khoa học kỹ thuật đã lai tạo ra các giống

mới và điều kiện thời tiết thuận lợi làm cho năng suất mè tăng cao, kéo theo sự gia

tăng sản lượng Nhưng do ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu và thiên tai trong 5 năm

gần đây đã làm cho năng suất của cây mè sụt giảm, diện tích gieo trồng bị thu hẹp

Tuy nhiên, trong điều kiện nhu cầu thị trường ngày càng tăng thì trong tương lai, cây

mè vẫn là một cây trồng xen mang lại hiệu quả kinh tế

2.3 Đặc điểm thực vật

2.3.1 Rễ

Rễ mè là rễ cọc, rễ chính ăn sâu, hệ rễ bên rất phát triển về bề ngang, phân bố

chủ yếu ở tầng đất mặt 0 – 25 cm (theo Trần Thị Kim Ba, 2007) Rễ cái ăn sâu giúp

cho cây có khả năng chịu hạn tốt, ngược lại khả năng chịu ngập lại rất kém, trên đất

cát hệ thống rễ phát triển hơn

Sự phát triển của hệ thống rễ phụ thuộc vào thời gian sinh trưởng điều kiện khí

hậu đất đai và chế độ canh tác

2.3.2 Thân

Cây mè thuộc dạng thân thảo, dáng thẳng đứng, có thể phân cành hoặc không

phân cành tùy thuộc vào giống và kỹ thuật canh tác Lát cắt ngang thân có dạng hình

Trang 22

vuông với các rãnh chạy dài dọc thân Đôi khi cũng xuất hiện những dạng hình thân có hình chữ nhật

Thân có thể nhẵn, có thể có lông hay rất nhiều lông Đây cũng là một trong những đặc trưng thường được sử dụng để phân biệt giữa các dòng và giống mè Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy mối tương quan rất chặt giữa mức độ bao phủ lông trên thân với khả năng chống chịu hạn của cây mè

Màu sắc của thân cũng thay đổi từ màu xanh nhạt đến gần tía, nhưng phổ biến

là thân có màu xanh đậm

Chiều cao thân biến động từ 60 cm đến 120 cm, có thể cao đến 300 cm tùy giống và chịu ảnh hưởng của khí hậu, điều kiện canh tác Trong điều kiện khô hạn, cây

có thể mọc thấp hơn

Số lượng cành trên cây phụ thuộc chủ yếu vào giống, thường có khoảng 2 – 6 cành Cành mọc từ các nách lá gần gốc Mức độ phân cành thực sự là tốc độ sinh trưởng chung của cây, trực tiếp bị ảnh hưởng của mật độ, lượng mưa, độ dài ngày

Thân mè có nhiều lóng, chiều dài của các lóng cũng khác nhau giữa các giống

và giữa các vị trí trên cùng một cây Chiều dài lóng cũng phụ thuộc vào kỹ thuật canh tác, nhất là mật độ

2.3.3 Lá

Lá mè thay đổi rất lớn về hình dạng và kích thước ngay trên cùng một cây và giữa các giống mè cũng khác nhau Lá mè có răng cưa, hình lưỡi mác, đôi khi có xẻ thùy

Tùy thuộc vào đặc điểm của giống mà lá có thể mọc đối, hay xen kẽ, hay phần dưới mọc đối, phần trên mọc xen kẽ Sự sắp xếp các lá trên thân rất quan trọng vì nó ảnh hưởng tới số hoa sinh ra ở các nách lá, do đó, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất

Kích thước lá có thể thay đổi từ 3,0 – 17,5 cm theo chiều dài và từ 1,0 – 1,5 cm theo chiều rộng

Trên bề mặt lá có rất nhiều lông màu xanh nhạt và có chất nhầy, mặt trên của lá

có lông tơ bao phủ

2.3.4 Cành

Trang 23

Xuất phát từ thân chính, cành có thể mọc cách hay mọc đối nhau, trên các cành chính còn có cành cấp hai Sự phân cành trên thân chính, đây là một yếu tố để phân biệt các giống mè

2.3.5 Hoa

Hoa mè có dạng hình chuông, cuống hoa ngắn, tràng hoa có 5 thùy Tràng hoa thường có màu trắng hoặc hồng nhạt, đôi khi có màu tối đến màu tím Đài hoa màu xanh, 5 cánh cạn Ống hoa dài 3 – 4 cm Hoa mọc từ các nách lá ở phần trên của thân

và cành Hoa thường mọc đơn, nhưng cũng có trường hợp hoa mọc thành chùm 4 – 8 cái Nhị đực có 5 cái nhưng 1 cái bất dục, bầu nhụy nằm trên đài hoa, có hai ngăn với nhiều vách giả

Mè là loại cây có hoa tự thụ phấn, có khoảng 10 % hiện tượng thụ phấn chéo, chủ yếu là nhờ côn trùng Hoa thường nở vào buổi sáng sớm Ở điều kiện tự nhiên, hạt phấn hoa có thể tồn tại khoảng 24 giờ Nhiệt độ quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng đến sức sống của hạt phấn, do đó ảnh hưởng tới quá trình thụ tinh và làm giảm số quả trên cây

độ mở của quả là đặc tính quan trọng khi chọn giống để trồng cho phù hợp với điều kiện thu hoạch Chiều cao đóng quả đầu tiên là đặc tính quan trọng của giống

Giống và biện pháp kỹ thuật ảnh hưởng tới số quả trên cây, số hạt trên quả, do

đó ảnh hưởng đến năng suất

2.3.7 Hạt

Hạt mè là hạt song tử diệp, cấu tạo hạt có nội phôi nhũ Hạt mè nhỏ, có hình bầu dục, hơi dẹt Khối lượng 1000 hạt khoảng 2 – 4 g Bề mặt hạt thường nhẵn hoặc có rãnh, thường có màu đen, trắng, vàng, nâu đỏ hoặc xám Số hàng trên hạt cũng là một đặc điểm để phân biệt giữa các giống

Hàm lượng dầu của hạt mè thay đổi tùy theo giống và mùa vụ gieo trồng

Trang 24

2.4 Nhu cầu sinh thái

2.4.2 Ánh sáng

Mè là cây phản ứng với ánh sáng ngày ngắn Trong điều kiện thời gian chiếu sáng dưới 10 giờ/ngày sẽ rút ngắn thời gian sinh trưởng dinh dưỡng của mè Phản ứng sáng cũng tùy thuộc vào giống

Cường độ ánh sáng có ảnh hưởng đến sinh trưởng, năng suất và phẩm chất hạt

Sự thay đổi thời gian chiếu sáng của những mùa vụ khác nhau ảnh hưởng rất rõ đến năng suất mè Do đó, việc xác định thời gian gieo trồng của mỗi giống ở mỗi vùng

là biện pháp kỹ thuật quan trọng quyết định năng suất mè

2.4.3 Nhiệt độ

Mè là cây có nguồn gốc nhiệt đới nên yêu cầu về nhiệt độ tương đối cao trong suốt thời gian sinh trưởng để tạo ra năng suất tối đa Tổng tích ôn yêu cầu trong thời gian sinh trưởng khoảng 27000C với nhiệt độ trung bình thích hợp 25 – 300C Nhiệt độ thích hợp cho hạt nảy mầm, sinh trưởng, các bộ phận dinh dưỡng và sự hình thành hoa khoảng 25 – 270C Nhiệt độ thích hợp cho sự nở hoa và sự phát triển quả vào khoảng

28 – 320C Nếu nhiệt độ dưới 200C kéo dài thời gian nảy mầm và nhiệt độ xuống dưới

100C sẽ kìm hãm quá trình sinh trưởng phát triển Nếu nhiệt độ xuống thấp hơn nữa thì

sẽ kéo dài thời gian sinh trưởng và nhiệt độ thấp ở thời kỳ chín thì không những sẽ làm chết cây mà còn làm giảm chất lượng dầu và hạt Nhiệt độ cao trên 400C vào thời gian

ra hoa sẽ cản trở sự thụ phấn, thụ tinh, tăng tỷ lệ hoa rụng và do đó làm giảm số hoa

Trang 25

2.4.4 Lượng mưa

Cây mè có khả năng chịu hạn tương đối tốt Ở thời kỳ cây con, mè rất mẫn cảm với sự thiếu hụt độ ẩm đất Vì vậy thời vụ xuống giống sẽ được điều chỉnh vào những thời điểm có những trận mưa với lượng mưa không nhiều theo sau thời kỳ nảy mầm của hạt, nhất là ở những vùng khô hạn là rất quan trọng

Ở những nơi có độ ẩm đất thích hợp thì cây mè sinh trưởng, phát triển tốt và không phụ thuộc nhiều vào lượng mưa Cây mè sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao ở những nơi có lượng mưa khoảng 500 – 600 mm trong mùa gieo trồng Sự phân bố lượng mưa trong suốt thời gian sinh trưởng rất quan trọng Nếu mưa lớn ở thời kỳ ra hoa sẽ làm giảm mạnh năng suất và nếu thời tiết tiếp tục nhiều mây, nắng yếu ở bất kỳ thời gian nào khi cây ra hoa thì có thể đưa đến thất thu về năng suất Nếu mưa vào thời điểm thu hoạch cũng làm giảm đáng kể năng suất và phẩm chất hạt do khả năng mẫn cảm với một số nấm bệnh và kéo dài thời gian phơi khô quả và hạt

Mè rất mẫn cảm với điều kiện ngập nước và mưa đá ở tất cả các thời kỳ sinh trưởng của cây Mưa bão lớn có thể làm hư hại toàn bộ và khả năng phục hồi là rất khó

tăng năng suất và làm hạn chế bệnh do Pseudomonas sesami Bón cân đối đạm lân và

kali sẽ cho kết quả tốt hơn Tỷ lệ phối hợp tùy thuộc vào mùa vụ gieo trồng, loại đất và giống

Bón thúc đạm cho mè là rất cần thiết để đạt năng suất cao Lượng đạm và thời gian bón tùy thuộc vào đất đai, thời vụ gieo trồng, chế độ canh tác, các biện pháp kỹ

Trang 26

thuật khác Thời điểm bắt đầu thúc đạm thích hợp khi chiều cao cây đạt từ 15 – 20 cm

2.4.6.2 Lân

Là một trong những yếu tố dinh dưỡng quan trọng nhất Lân giúp cây hấp thu đạm và phát triển cân đối Các dạng lân khác nhau cũng ảnh hưởng tới năng suất và các đặc tính của giống

2.4.6.3 Kali

Mè là cây lấy dầu nên kali là nguyên tố rất cần cho cây Qua phân tích cho thấy hàm lượng kali trong trái là rất cao Dạng phân kali bón cho mè thường ở dạng hỗn hợp vì dạng này chứa kali ở dạng dễ hấp thu Trong điều kiện nhất định bón kali ở mức cao ảnh hưởng đến chất lượng hạt, nhưng nếu lượng đạm và lân quá nhiều thì bón nhiều kali là điều cần thiết để cân bằng dinh dưỡng

2.5 Một số kết quả nghiên cứu

2.5.1 Thế giới

2.5.1.1 Các nghiên cứu về giống

Các nghiên cứu về mè trên thế giới tập trung nhiều nhất vào khâu chọn tạo giống

Mè là cây trồng tự thụ phấn, tuy nhiên tỷ lệ tạp giao ở mức 10%, cá biệt có khi tới 50% Quá trình tạp giao cùng với biện pháp canh tác không phù hợp, sâu bênh hại và môi trường biến động là những nguyên nhân gây nên sự thoái hóa và phát sinh nhiều biến dị ở cây mè

Mè được coi là cây trồng lý tưởng cho các nhà chọn tạo giống, do đặc tính giống

mè có nhiều biến động Dựa vào các đặc tính biến động của các giống mè, các nhà chọn giống thuộc tổ chức Sesaco (San Antonio, Texas) của Mỹ, hiện tại đã xác định được 412 đặc tính của các giống mè Một trong những đặc tính mà Sesaco quan tâm là cấu tạo bề mặt lá của giống mè có nguồn gốc từ Irac với một lớp sáp che phủ, chính nhờ lớp sáp này

mà nước mưa có thể bị trơn tuột và đây là đặc tính kháng hạn tuyệt vời của cây mè Nhờ cách phân dạng tính trạng cơ bản của giống mè mà các nhà chọn tạo giống có thể chọn lọc được những dòng giống mè lý tưởng (Langham và Terry, 2002)

Theo Langham (2006), tính đến năm 2006 ở nhiều nước trên thế giới người trồng

mè chưa có những giống mè mới do các nhà chọn giống tạo ra

Chương trình bảo tồn nguồn gen cây mè đã mở ra nhiều cơ hội cho chọn tạo giống

mè mới Sesaco năm 2001 cũng đã thu thập được 2738 giống mè từ 66 quốc gia (dẫn theo

Trang 27

Nuôi cấy mô trong chọn tạo giống mè cũng đã được áp dụng thành công dựa trên đặc tính tái tạo bộ phận nằm phía dưới lá mầm Bằng phương pháp này các nhà chọn giống đã cải thiện được tính nứt vỏ quả và thành phần axit béo trong dầu mè (Ram, 1990)

Nứt vỏ quả vào thời điểm chín là một nhược điểm của cây mè nói chung Việc tạo

ra giống mè kháng tính nứt vỏ quả được thực hiện bằng cách tổ hợp 6 đặc tính của quả, phần lớn các đặc tính này được xác định bởi sự mở quả, sự nứt vỏ quả, sự thắt quả, tính chất đầy đủ của màng, sự gắn kết của màng bên trong múi và sự gắn kết của giá noãn (Langham và ctv, 2010) Công ty Sesaco (Mỹ) đã tạo được hàng chục giống mè năng suất cao chống nứt vỏ quả như: S-17, S-23, S-24, S-25, S28 …rất phù hợp cho việc thu hoạch

cơ giới hoá (Langham, 2008)

Kyoichi đã tiến hành thí nghiệm để đánh giá sự ảnh hưởng của các giống mè khác nhau lên điều kiện nẩy mầm do sự tồn trữ trong nhiều năm Thí nghiệm được tiến hành với 39 giống mè được chọn lọc từ 7 quốc gia bao gồm Nhật Bản để thấy được sự thay đổi của điều kiện nẩy mầm do tồn trữ từ năm 1952 đến năm 1957 Những hạt thì được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ phòng Kết quả thí nghiệm cho thấy:

- Sự nẩy mầm giảm rõ rệt khi bảo quản trong vòng 5 năm, trường hợp xấu nhất

là giống của Châu Phi (với tỉ lệ nẩy mầm khoảng 10 %) và tốt nhất là giống nhật Bản

và Trung Quốc (với tỷ lệ nẩy mầm khoảng 30 – 40 %)

- Những giống của Mỹ cho thấy sau 3 năm bảo quản thì cho tỷ lệ nẩy mầm 50 %

- Khi hạt mè được lưu trữ một cách cẩn thận thì thời kỳ sử dụng là 4 năm hoặc

có thể kéo dài 5 năm cho tới 6 năm

- Thí nghiệm cho thấy vùng ôn đới có thời gian bảo quản dài hơn so với vùng nhiệt đới

Trang 28

- Trong trường hợp hạt còn mới thì giống đó chứa một lượng dầu nhiều hơn

thông thường do đó nó cần nhiều ngày để nẩy mầm

2.5.1.2 Nghiên cứu về kỹ thuật canh tác mè

Imoloame và ctv (2007) đã nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp gieo hạt và

tỷ lệ hạt lên sự sinh trưởng, năng suất và sự phá hoại của cỏ dại ở Nigeria trong suốt mùa mưa của năm 2001 và 2002 Kết quả cho thấy phương pháp gieo bằng cách rải hạt làm cho cây cao và số lượng quả và hoa trên một cây cao so với phương pháp gieo theo lỗ (theo hàng) trong cả hai năm 2001, 2002 và trung bình của cả 2 năm Tuy nhiên, phương pháp gieo lỗ thì ít cỏ hơn so với phương pháp gieo vãi Số lượng quả trên một cây và chiều cao của cây thì gia tăng với tỷ lệ gieo cho tới mức cao nhất 6 kg hạt/ha, sau đó những đặc điểm này sẽ giảm xuống Số lượng hoa/cây cũng giảm xuống với sự gia tăng tỷ lệ hạt gieo Năng suất hạt/ha tăng với sự tăng tỷ lệ hạt gieo cho tối mức cao nhất là 6 kg/ha Qua đó cho thấy không có mối tương quan giữa phương pháp

gieo và tỷ lệ hạt gieo

Malik và ctv (2003) đã nghiên cứu ảnh hưởng của mức độ N trên năng suất của

cây mè (Sesamum indicum L.) dưới các biện pháp trồng khác nhau trong năm 2001

Thí nghiệm so sánh với 3 mức độ bón N (0, 40 và 80 kg/ha) và 4 phương pháp trồng (gieo hàng đơn, gieo hàng đôi, gieo luống đơn, gieo luống đôi) Sự khác nhau về sinh trưởng và giới hạn năng suất của mùa vụ thì ảnh hưởng khác nhau bởi mức độ N khác nhau và phương pháp trồng Giữa các mức độ N, thì sử dụng N ở mức độ 80 kg/ha mang lại năng suất cao nhất (0.79 tấn/ha) và thành phần dầu cao nhất (45.88 %) Phương pháp trồng luống đôi (50/30 cm) cho năng suất cao nhất (0.85 tấn/ha) và thành phần dầu cao nhất (44.06 %)

Ở Mỹ lượng phân bón khuyến cáo là: 30 – 70 N: 20 – 35 P2O5 và 35 – 100

K2O tùy theo loại đất và tình trạng nước tưới; ở Brazil phân bón cho mè ở mức 60-80

N, 35-60 P2O5 và 50-70 K2O (theo Langham, 2010)

Một trong những trở ngại chính của canh tác mè là sự nứt vỏ quả khi chín Ở những giống có thời gian trổ hoa không tập trung thì tính trạng nứt vỏ quả đã làm thất thu đáng kể về năng suất và sản lượng Đây là một trong những trở ngại khi áp dụng

cơ giới hóa nghề trồng mè trên diện tích lớn Ngày nay 99% trồng mè trên thế giới vẫn thu hoạch bằng tay bởi vì mè truyền thống bị nổ vỏ khi khô Giống của SESACO khi

Trang 29

khô trên đồng được thu hoạch bằng máy cắt đập Trong năm 2008, SESACO đã phóng thích giống cải tiến không nổ vỏ Improved Non-Dehiscent (IND) Giống mè truyền thống với đặc tính phải thỏa mãn là thích nghi điều kiện khô, nóng, côn trùng bây giờ hoàn toàn cơ giới hóa nhờ gen chống nổ vỏ (IND) Những giống mang gen IND có thể

để ngoài đồng cho tới khi khô và sẽ giữ lại phần lớn hạt cho tới lúc cắt đập Niên vụ

2009, những giống mới này đã có mang lại lợi nhuận cho người trồng mè cho đến tháng giêng năm 2010 Trong khi thu hoạch với máy cắt đập, quả mè vẫn giải phóng hạt nhưng không bị bể (Langham, 2010)

2.5.2 Việt Nam

Ở Việt Nam do cây mè chưa được coi là cây trồng chủ lực nên trong những năm gần đây các nghiên cứu trên cây mè còn hạn chế, hầu hết chỉ là các nghiên cứu nhỏ và rải rác

Theo nghiên cứu của Trịnh Thị Bích Hợp, 1997 đã tiến hành thí nghiệm với 3 giống mè vàng địa phương, mè trắng Trung Quốc, mè vàng Nhật trên vùng đất xám Thủ Đức với 4 lần lập lại, nhằm xác định giống – phân bón và khoảng cách trồng thích hợp Kết quả thí nghiệm cho thấy các giống mè địa phương là giống có năng suất trung bình cao nhất sau đó đến giống Trung Quốc và giống Nhật là giống có năng suất thấp nhất Tuy nhiên, giống mè Trung Quốc lại cho hàm lượng dầu cao nhất và giống mè địa phương lại có hàm lượng dầu thấp nhất Thí nghiệm cũng cho thấy lượng phân bón phù hợp cho cả 3 giống mè ở mức 2 tấn phân chuồng với 30 N : 40 P2O : 30 K2O cho vùng đất xám Khoảng cách gieo trồng thích hợp cho giống mè địa phương là 15 x 10

cm, giống Trung Quốc và Nhật là 10 x 10 cm

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Vy và cộng sự (1996), về so sánh các giống mè trong nước và nhập nội: Nghệ An (Nâu), Nghệ An (Đen), Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thanh Hóa, Hà Bắc, Bắc Thái, Vĩnh Phú, Hải Hưng, Đông Anh, mè Miến Điện

và giống mè Nhật Bản thì năng suất ở giống Quảng Bình thấp đạt 2,9 - 5,1 tạ/ha, giống

mè Nhật cho năng suất cao nhất là 7,8-18,5 tạ/ha

Theo Phan Văn Vinh (1998) qua kết quả thí nghiệm so sánh 5 giống mè Nhật (hạt trắng), Trung Quốc (hạt đen), Địa phương (hạt đen), Nghệ An (hạt vàng), V36 Nhật (hạt đen) cho thấy giống mè Nghệ An và giống mè Trung quốc cho năng suất cao nhất

Trang 30

Viện Khoa học Kỹ Thuật Nông nghiệp Việt Nam và Trường Đại Học Nông Nghiệp 1 Hà Nội năm 2005 đã nghiên cứu, chọn tạo và phục tráng giống mè đen VĐ10 từ giống mè đen ở xã Minh Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá Giống có năng suất trung bình đạt 11,2 tạ/ha, có khả năng chống chịu với một số đối tượng dịch hại như sâu ăn lá, bệnh thối thân và chống đổ ngã tốt Giống mè VĐ10 có khả năng thích nghi rộng, chính vì vậy mà nó được trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc; hiện nay cũng được đưa vào trồng ở các tỉnh phiá Nam, phổ biến nhất là ở Bà Rịa- Vũng Tàu (Lê Khả Trường và cộng sự, 2004)

Theo Ngô Thị Lam Giang và cộng sự (2010), giống mè V6 có năng suất đạt 1.000 kg – 1.200 kg/ha/vụ, tăng 20% so với các giống mè truyền thống đang được trồng, là giống mè có giá trị thương mại cao, được tiêu thụ mạnh trên thị trường trong nước và quốc tế, giúp cho nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng (đặc biệt ở những vùng khô hạn) theo hướng sản xuất các nông sản hàng hóa có giá trị thương mại cao

Kết quả nghiên cứu trong 3 năm của Trần Đình Long và cộng sự (2005) cho thấy đã thu thập và nhập nội được 112 mẫu giống mè từ Ấn Độ, Trung Quốc, Irắc, Srilanka, Israen, Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản Hiệu quả kinh tế của đề tài là năng suất mè tăng tối thiểu 300 kg/ha do sử dụng giống và quy trình canh tác mới Đề tài đã khảo sát 300 lượt mẫu giống tập đoàn, đã lai hữu tính được 50 tổ hợp, đột biến thực nghiệm 4 giống, chọn 5000 dòng từ các quần thể, khảo nghiệm 10 giống, công nhận 1 giống mè; xây dựng 6 mô hình trình diễn và duy trì sản xuất giống gốc 2 giống

Kết quả nghiên cứu về đột biến ở cây mè của Đoàn Phạm Ngọc Ngà (2007) cho thấy có sự ảnh hưởng của tia bức xạ gamma (Co60) lên giống mè đen Tây Ninh qua 2 thế hệ kế tiếp Trong thế hệ đầu, sau khi chiếu xạ thấy xuất hiện nhiều biến dị như chẻ nhánh và ngọn, nhiều quả Ở cả 2 thế hệ, các biến dị chẻ nhánh, nhiều quả và thấp cây thường xuất hiện cùng nhau, năng suất hạt thô tăng 6,4 – 10,4% so với giống ban đầu, nhưng hàm lượng dầu và chất lượng dầu có trong hạt mè vẫn không bị giảm

Các kết quả nghiên cứu cây mè của Viện Nghiên Cứu Dầu và Cây có dầu

Từ năm 2001 đến 2006 Viện đã tiến hành thu thập, bảo tồn và lưu giữ được 35 mẫu giống mè của các nước Phối hợp với các Viện khác, Viện đã góp phần nghiên cứu để tạo ra giống mè V6 Từ giống V6 Viện đã tiếp tục chọn được các dòng mè V6-

3, V6-6, V6-12, có năng suất hàm lượng dầu cao, thời gian sinh trưởng ngắn (73-85

Trang 31

ngày)

Trong quá trình nghiên cứu Viện đã chọn được các giống mè triển vọng VDM

1, VDM 2, VDM 3, VDM 5, VDM 6, Trắng Ấn Độ, Trắng DT-04, Đỏ Thái Lan có tiềm năng năng suất và hàm lượng dầu cao nhưng chưa được khảo nghiệm

Trong chương trình hợp tác giữa Viện với Viện Nghiên Cứu Nông nghiệp Yeongnam Hàn Quốc (YARI) giai đọan 2006-2008 đã thu thập 180 mẫu giống mè ở nước ngoài và trong nước Kết quả nghiên cứu nguồn gen đã xác định được 20 mẫu giống có triển vọng phục vụ công tác chọn tạo giống

Từ năm 2007, Viện đã bắt đầu sử dụng phương pháp lai hữu tính vào công tác chọn tạo các giống có năng suất và hàm lượng dầu cao, hàm lượng protein cao, chất lượng dầu tốt (hàm lượng axít oleic và axít linoleic cao), nhiều quả, nhiều múi, khối lượng 1000 hạt cao, tỷ lệ đổ ngã thấp, chịu úng tốt, thấp cây Từ chương trình hợp tác nghiên cứu Viện đã tiến hành đánh giá 30 tổ hợp lai F1 của Hàn Quốc Hiện nay Viện đang tiến hành chọn lọc trên các thế hệ phân ly để chọn ra các dòng ưu tú

2.6 Nhìn chung các kết quả nghiên cứu và cần thiết phải nghiên cứu đề tài

Cây mè trồng hầu hết các quốc gia trên thế giới, với 70 % sản lượng được sản xuất từ 4 nước: Ấn Độ, Trung Quốc, Sudan và Miến Điện, trong sản xuất hầu hết các quốc gia các giống mới chưa được phổ biến rộng các nghiên cứu tập trung 2 vấn đề chọn tao giống, kỹ thuật canh tác và bảo vệ thực vật cho mè Các nghiên cứu trong nước chủ yếu tập trung vào các lỉnh vực này Tuy nhiên các nghiên cứu chỉ mang tính một số vùng, thiếu hệ thống chưa triển khai trên diện rộng ở các vùng đất khác nhau

Vì vậy đề tài “ So sánh một số giống mè vụ Đông Xuân 2011 tại Tây Ninh” để

khắc phục vấn đề trên tuyển chọn ra các giống có năng suất, chất lượng cao để áp dụng cho các vùng trong huyện Gò Dầu tỉnh Tây Ninh và các vùng lân cận

Trang 32

Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Thời gian và địa điểm tiến hành thực hiện đề tài

Đề tài được tiến hành từ tháng 1 năm 2011 đến tháng 4 năm 2011 tại xã Phước

Thành huyện Gò Dầu tỉnh Tây Ninh

3.2 Điều kiện nghiên cứu

3.2.1 Khí hậu thời tiết

Quá trình làm thí nghiệm được tiến hành trong mùa khô, từ tháng 1 đến tháng

4/2011 Đây là khoảng thời gian có nhiệt độ cao, ẩm độ thấp, số giờ nắng kéo dài,

lượng bức xạ dồi dào, có gió nhẹ

Bảng 3.1: Khí hậu thời tiết từ tháng 1/2011 đến tháng 4/2011 tại Gò Dầu, Tây

Ninh

Tháng Nhiệt độ

TB(0C)

Tổng số giờ nắng (giờ)

Lượng mưa TB (mm)

Thí nghiệm được tiến hành trên vùng đất xám, địa hình bằng phẳng, là loại đất

chủ yếu của Tây Ninh Đây là vùng chủ động được nước tưới nhờ hệ thống thủy lợi hồ

Dầu Tiếng

Bảng 3.2: Kết quả phân tích đất tại nơi thí nghiệm

Độ sâu (cm) Thành phần cơ giới (%) pH H2O Mùn (%)

Cát Thịt Sét

0 – 30 48,6 24,7 26,7 6,73 1,15

(Nguồn: viện nghiên cứu dầu và cây có dầu)

Trang 33

3.3 Vật liệu nghiên cứu

- Thí nghiệm được tiến hành với các giống mè: VDM2, V6, VDM21, VDM22, VDM23, VDM32, VDM37

VDM2 NT1 Viện cây dầu chọn tạo

3.4 Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Bố trí thí nghiệm

- Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên (Randomized Complete Block Design) đơn yếu tố gồm 7 nghiệm thức tương ứng với 7 giống mè thí nghiệm và 3 lần lập lại Trong đó, mè (V6) là giống được chọn làm giống đối chứng

- Quy mô thí nghiệm

Tổng số ô thí nghiệm: 7 NT x 3 LLL = 21 ô cơ sở

Diện tích mỗi ô thí nghiệm: 10 m x 1 m = 10 m2

Khoảng cách giữa các ô: 25 cm

Khoảng cách giữa các lần lặp lại: 40 cm

Trang 34

3.4.2 Quy trình kỹ thuật canh tác được áp dụng

Áp dụng theo quy trình kỹ thuật canh tác của Viện nghiên cứu Dầu và cây có dầu

Lượng phân: 1 hecta cần bón 2 – 3 tấn phân chuồng, 200 – 300 kg vôi, 140 –

180 kg urea, 250 – 350 kg super lân, 80 – 120 kg clorua kali

- Bón lót: toàn bộ phân chuồng + vôi + super lân + 1/3 urea + 1/3 clorua kali

- Bón thúc: 20 ngày sau gieo bón thúc toàn bộ lượng phân còn lại

Tưới, tiêu nước

Nên tưới bằng vòi sen để cây không bị đổ ngã, hoặc tưới thấm qua rãnh Tùy theo độ ẩm của đất mà xác định số lần tưới cho phù hợp

Phòng trừ sâu bệnh

Quan sát triệu chứng, theo dõi tình hình phát triển của sâu bệnh hại mà xác định

số lần phun thuốc cho phù hợp Phun đúng liều và đúng thuốc, đúng cách

Thu hoạch

Khi có khoảng 2/3 trái và lá ngã màu vàng thì thu hoạch Dùng liềm cắt gốc và cho vào bao lưới

3.4.3 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

3.4.3.1 Khả năng sinh trưởng, phát triển và đặc điểm thực vật học

1/ Tỷ lệ mọc trên đồng ruộng (%): (Số cây mọc/Tổng số hạt gieo) × 100

2/ Thời gian nẩy mầm (ngày): Được tính từ khi bắt đầu trồng đến khi 50 % cây con nẩy mầm

Trang 35

3/ Thời gian ra hoa (ngày): Khi có 75 % số cây ra hoa

4/ Thời gian sinh trưởng (ngày): Thời gian tính từ khi trồng đến khi có 75 % số cây đạt được chín sinh lý (quả già, hạt chắc)

5/ Chiều cao cây (cm) từ gốc (đốt lá mầm) đến đỉnh sinh trưởng, lấy trung bình

10 cây, 4 lần lặp lại cho một nghiệm thức, quan sát 7 ngày 1 lần

6/ Chiều cao đóng quả đầu tiên (cm), lấy trung bình 10 cây/ô

7/ Tổng số cành cấp 1 trên cây: Đếm tổng số cành cấp 1 trên cây theo dõi, lấy trung bình 10 cây/ô, quan sát 7 ngày 1 lần

8/ Lá: Đếm tổng số lá xanh hiện có trên cây, trung bình 10 cây/ô, 7 ngày quan sát 1 lần

3.4.3.2 Các yếu tố cấu thành năng suất

1/ Số trái/cây: Đếm tổng số trái/cây cho 10 cây ngẫu nhiên/1 ô

2/ Số múi/trái: Đếm tổng số múi/trái của 10 cây ngẫu nhiên/1 ô

3/ Số hạt/múi: Đếm tổng số hạt/múi của 10 cây ngẫu nhiên/1 ô (mỗi cây lấy 1 trái ngẫu nhiên)

4/ Trọng lượng 1.000 hạt (g): Trọng lượng tính bằng gram của 1000 hạt ngẫu nhiên, cân 3 lần/ô

5/ Tỉ lệ hạt/trái (%): (P hạt của 10 cây ngẫu nhiên / P trái) * 100

6/ Năng suất lý thuyết (tạ/ha): Mật độ cây/ha x Trọng lượng trung bình hạt khô/cây, quy ra tạ/ha

7/ Năng suất thực thu (tạ/ha): Thu năng suất trên cả ô, phơi khô (độ ẩm hạt đạt

10 %), cân và quy ra tạ/ha

Hàm lượng dầu (%): Phân tích theo hàm lượng dầu theo phương pháp thử nhanh (máy Minispect – MQ 10 NMR Analyzer)

3.4.3.3 Khả năng chống chịu

- Sâu hại: Quan sát thành phần, thời gian xuất hiện và phá hoại của các loại sâu trong suốt thời kỳ sinh trưởng của cây

- Bệnh: Quan sát vào 5 bệnh chính bao gồm bệnh héo rũ (Nấm Fusarium

oxysporium f sesami), bệnh đốm phấn (Nấm Oidium sp), đốm lá (Vi khuẩn Pseudomonas sesami), bệnh khảm (Virus gây xoăn lá), bệnh héo xanh vi khuẩn

(Ralstonia solanacearum Smith)

Ngày đăng: 11/06/2018, 09:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w