Giải pháp tăng cường hoạt động bảo đảm tiền vay tại Chi nhánh Ngân hàng công thương Ba Đình

78 368 0
Giải pháp tăng cường hoạt động bảo đảm tiền vay tại Chi nhánh Ngân hàng công thương Ba Đình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giải pháp tăng cường hoạt động bảo đảm tiền vay tại Chi nhánh Ngân hàng công thương Ba Đình

Chuyên đề tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Quá trình hội nhập và toàn cầu hoá đã mang lại cho nền kinh tế Việt Nam nhiều cơ hội để phát triển và nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế. Và đóng góp vào sự phát triển đó của đất nước, không thể không nhắc đến vai trò của hệ thống NHTM Việt Nam. NHTM có vị trí, vai trò quan trọng như bà đỡ và huyết mạch của nền kinh tế, là nơi cung cấp nguồn vốn cho đầu tư, sản xuất cho mọi thành phần kinh tế . Ngân hàng hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh tiền tệ dưới các hình thức khác nhau như huy động vốn, cho vay, đầu tư và cung cấp các dịch vụ tài chính . Trong nền kinh tế phát triển như hiện nay, môi trường kinh doanh biến động cũng như sức cạnh tranh gay gắt làm cho bất kì một ngân hàng nào khi tham gia kinh doanh trên thị trường cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng. Do đó các ngân hàng thương mại đã có nhiều biện pháp để đảm bảo an toàn và hạn chế các rủi ro tín dụng có thể xảy ra, và khi đó vấn đề bảo đảm tiền vay đã được chú ý với vai trò rất quan trọng. Trong những năm gần đây, do nhận thức được vai trò quan trọng của hoạt động bảo đảm tiền vay nên các ngân hàng thương mại đã cho ra đời rất nhiều quy chế về bảo đảm an toàn trong cho vay. Tuy nhiên, các yếu tố môi trường, chính trị, xã hội, con người . không ngừng vận động, điều kiện cơ sở của các khoản vay thường xuyên thay đổi, tác động đến vị thế tài chính, năng lực hoàn trả của người vay và chưa có được sự đồng bộ về mặt pháp lý nên cũng có tác động lớn đến tình hình an toàn trong cho vay. Do vậy, để thu được lợi nhuận và đảm bảo an toàn cho các khoản vay, các ngân hàng nên có những biện pháp nhằm tăng cường hoạt động bảo đảm tiền vay. Qua quá trình học tập và nghiên cứu tại trường đại học cũng như qua thực tiễn thực tập tại Chi nhánh Ngân hàng công thương Ba Đình, em thấy Nguyễn Thị Nhàn Tài chính công 47 Chuyên đề tốt nghiệp rằng, tuy hoạt động bảo đảm tiền vay có rất nhiều văn bản pháp luật quy định việc thực hiện hoạt động này song do sự biến động của nền kinh tế nên việc thực hiện chúng cũng vẫn còn những vướng mắc. Chính vì lí do này nên em chọn đề tài: “Giải pháp tăng cường hoạt động bảo đảm tiền vay tại Chi nhánh Ngân hàng công thương Ba Đình” làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề tốt nghiệp của mình. Kết cấu của chuyên đề gồm những nội dung chính sau: Chương I: Khái quát về hoạt động bảo đảm tiền vay của ngân hàng thương mại. Chương II: Thực trạng hoạt động bảo đảm tiền vay tại chi nhánh NHCT Ba Đình. Chương III: Giải pháp tăng cường hoạt động bảo đảm tiền vay tại Chi nhánh NHCT Ba Đình. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Thị Bất và các anh chị tại phòng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, Chi nhánh NHCT Ba Đình đã giúp em hoàn thành bài chuyên đề này. Nguyễn Thị Nhàn Tài chính công 47 Chuyên đề tốt nghiệp Chương I: KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. NHTM và hoạt động cho vay của NHTM. 1.1.1. Khái niệm NHTM. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng gắn liền với lịch sử phát triển của nền sản xuất hàng hoá. Quá trình phát triển kinh tế là điều kiện và đòi hỏi sự phát triển của ngân hàng và đến lượt mình, sự phát triển của hệ thống ngân hàng trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế. Có rất nhiều quan điểm về khái niệm ngân hàng, song quan điểm đầy đủ và rõ ràng nhất là xem xét ngân hàng trên phương diện những loại hình dịch vụ mà chúng cung cấp. Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất, đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, các dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế. Theo điều 20 khoản 2 và 7 Luật các tổ chức tín dụng của Việt Nam có ghi:“ NHTM là một tổ chức tín dụng thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Hoạt động ngân hànghoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung cấp các dịch vụ thanh toán”. 1.1.2. Khái niệm và nguyên tắc cho vay của NHTM Hoạt động cho vay được hiểu là nhường quyền sử dụng vốn cho người khác trong một thời gian nhất định với những điều kiện nhất định. Trong lĩnh vực ngân hàng, cho vay được hiểu là việc ngân hàng đưa tiền cho khách hàng với cam kết khách hàng phải hoàn trả cả gốc và lãi trong khoảng thời gian xác định. Như vậy, hoạt động này có sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ ngân hàng sang khách hàng, để sau một thời gian nhất định quay về với lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu. Nguyễn Thị Nhàn Tài chính công 47 Chuyên đề tốt nghiệp Theo mục 2 - Điều 3 - Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 về qui chế cho vay của Tổ chức tín dụng với khách hàng, ta có định nghĩa: “Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời hạn nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi”. Nhìn vào bảng tổng kết tài sản của các NHTM, ta thấy rằng cho vay luôn là khoản mục chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng tài sản của ngân hàng và là khoản mục đem lại lợi nhuận cao nhất cho ngân hàng - chiếm quá nửa giá trị tổng tài sản và tạo ra từ 1/2 đến 2/3 nguồn thu của ngân hàng. Tuy nhiên rủi ro trong hoạt động ngân hàng có xu hướng tập trung vào danh mục các khoản cho vay. Tình trạng khó khăn của một ngân hàng thường phát sinh từ các khoản cho vay khó đòi, bắt nguồn từ một số nguyên nhân sau: Quản lý yếu kém, quy trình cho vay không tuân thủ theo nguyên tắc tín dụng, chính sách cho vay không hợp lý và tình trạng suy thoái ngoài dự kiến của nền kinh tế. Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn cho các khoản cho vay, hầu hết các quốc gia đều có quy định pháp lý về hoạt động cho vay. Với mục đích nhằm đảm bảo an toàn và tăng khả năng sinh lời cho hoạt động của ngân hàng, các ngân hàng có quy định các nguyên tắc cho vay của ngân hàng như sau: • Khách hàng phải cam kết trả vốn gốc và lãi cho ngân hàng với thời gian xác định. • Khách hàng phải cam kết sử dụng tín dụng theo mục đích được thoả thuận với ngân hàng, không trái với các quy định của pháp luật và các quy định khác của ngân hàng cấp trên. • Ngân hàng tài trợ dựa trên phương án ( hoặc dự án) có hiệu quả. Nguyễn Thị Nhàn Tài chính công 47 Chuyên đề tốt nghiệp 1.2. Hoạt động bảo đảm tiền vay của NHTM. 1.2.1. Khái niệm hoạt động bảo đảm tiền vay Theo nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng, định nghĩa về bảo đảm tiền vay được ghi như sau: “Bảo đảm tín dụng hay còn gọi là bảo đảm tiền vay là việc tổ chức tín dụng áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản đã cho khách hàng vay”. Trong tất cả các loại hình dịch vụ mà ngân hàng cung cấp, cho vay là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu song nó cũng chứa nhiều rủi ro. Mặc dù trước khi thực hiện một khoản cho vay, ngân hàng cũng đã thực hiện đầy đủ các khâu thẩm định khách hàngtái thẩm định sau khi cho vay, nhưng cũng không thể loại bỏ hoàn toàn rủi ro tín dụng. Bảo đảm tiền vay khi đó được sử dụng như một công cụ để giảm thiểu rủi ro tín dụng và tăng khả năng thu nợ cho ngân hàng. Mục đích của việc thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay khi ngân hàng cho khách hàng vay như sau: • Nâng cao trách nhiệm thực hiện cam kết trả nợ của khách hàng. • Phòng ngừa rủi ro khi các phương án trả nợ dự kiến của khách hàng không thực hiện được, hoặc xảy ra các rủi ro không lường trước. • Phòng ngừa gian lận. 1.2.2. Đặc điểm của hoạt động bảo đảm tiền vay. Với mục tiêu chính là giảm thiểu rủi ro, tăng khả năng thu hồi nợ của ngân hàng, hoạt động bảo đảm tiền vay có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức: bảo đảm bằng tài sản hoặc không dùng tài sản, tùy theo yêu cầu của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Đối với khách hàng là các doanh nghiệp lớn, có hạng mức tín dụng cao, thường được vay vốn mà không cần bảo đảm bằng tài sản, còn đối với khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cá Nguyễn Thị Nhàn Tài chính công 47 Chuyên đề tốt nghiệp nhân thường yêu cầu có bảo đảm bằng tài sản. Đối với các tài sản được sử dụng trong hoạt động bảo đảm tiền vay, phải có các đặc điểm sau: • Thứ nhất, Giá trị của tài sản bảo đảm phải lớn hơn giá trị khoản vay. Thực hiện hoạt động bảo đảm tiền vay ngoài mục đích là đảm bảo nguồn thu nợ cho Ngân hàng nó còn có tác dụng kích thích đến khách hàng vay, thúc đẩy họ phải sử dụng vốn vay sao cho hiệu quả để trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Khách hàng sẽ được nhận lại tài sản bảo đảm nếu họ trả nợ hết và đúng hạn. Nếu như giá trị của tài sản bảo đảm nhỏ hơn giá trị của khoản vay( bao gồm gốc, lãi kể cả lãi quá hạn và các chi phí khác có liên quan ) thì khách hàng sẽ dễ có động cơ trốn nợ hoặc không trả nợ. Như vậy sẽ mất đi tác dụng của hoạt động bảo đảm tiền vay, gây khó khăn cho hoạt động của ngân hàng. • Thứ hai, Tài sản bảo đảm phải có sẵn trên thị trường tiêu thụ. Tài sản đảm bảo phải dễ mua bán trên thị trường, có tính thanh khoản cao. Ngân hàng sẽ chấp nhận một tài sản là tài sản đảm bảo nếu nó có tính thanh khoản cao, dễ tiêu thụ trên thị trường, ngược lại đối với một tài sản có tính thanh khoản thấp, khó bán sẽ khó được ngân hàng chấp thuận. Đối với tài sản có tính thanh khoản trung bình có thể được chấp nhân và khi đó phải tính đến chi phí do kéo dài thời gian xử lý. Mức độ thanh khoản của tài sản bảo đảm có ảnh hưởng lớn đến lợi ích của người cho vay. • Thứ ba, Phải có đầy đủ cơ sở pháp lý để người cho vay có quyền ưu tiên về xử lý tài sản bảo đảm. Tài sản đảm bảo phải thuộc sở hữu hợp pháp của người đi vay hoặc người bảo lãnh và được pháp luật cho phép giao dịch, có đầy đủ cơ sở pháp lý để ngân hàng được quyền ưu tiên xử lý tài sản nhằm thu nợ khi khách hàng không thanh toán đúng hạn. Như vậy có thể nói, bảo đảm tiền vay vừa là nguồn thu nợ bổ sung khi nguồn thu nợ thứ nhất mất đi, vừa tác động đến ý thức trách nhiệm của khách Nguyễn Thị Nhàn Tài chính công 47 Chuyên đề tốt nghiệp hàng vay, tác động đến việc sử dụng vốn vay. Một hoạt động bảo đảm tiền vay có hiệu lực khi và chỉ khi nó có đầy đủ các đặc điểm nói trên. 1.2.3. Nguyên tắc bảo đảm tiền vay. Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 về bảo đảm tiền vay của tổ chức tín dụng và nghị định 185/2002/NĐ-CP ngày 25/12/2002của chính phủ về sửa đổi bổ sung nghị định 178 về bảo đảm trong cho vay của các tổ chức tín dụng có quy định nguyên tắc bảo đảm tiền vay như sau: • Tổ chức tín dụng có quyền lựa chọn, quyết định việc cho vaybảo đảm bằng tài sản, cho vay không có bảo đảm theo quy định của nghị định về bảo đảm tiền vay và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Trong trường hợp tổ chức tín dụng nhà nước cho vay không có bảo đảm bằng tài sản theo chỉ định của Chính phủ, thì tổn thất do nguyên nhân khách quan của các khoản cho vay này được chính phủ xử lý. • Khách hàng vay được tổ chức tín dụng lựa chọn cho vay không có bảo đảm bằng tài sản nếu trong quá trình sử dụng vốn vay, tổ chức tín dụng phát hiện khách hàng vay vi phạm cam kết trong hợp đồng tín dụng thì tổ chức tín dụng có quyền áp dụng các biện pháp bảo đảm bằng tài sản hoặc thu hồi nợ trước hạn. • Tổ chức tín dụng có quyền xử lý tài sản đảm bảo tiền vay theoquy định của Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan để thu hồi nợ khi khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ đã cam kết. • Sau khi xử lý tài sản đảm bảo tiền vay, nếu khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh vẫn chưa thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ, thì khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh có trách nhiệm tiếp tục thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ đã cam kết. Nguyễn Thị Nhàn Tài chính công 47 Chuyên đề tốt nghiệp Khi cho vay tất cả các ngân hàng phải thực hiện các nguyên tắc bảo đảm tiền vay như trên, và đó cũng là nguyên tắc chung nhất cho các tổ chức tín dụng. 1.2.4. Vai trò của hoạt động bảo đảm tiền vay Như chúng ta đã biết, hoạt động của hệ thống NHTM có vai trò quan trọng được ví như “ đỡ ” của nền kinh tế. Một nền kinh tế có tăng trưởng và phát triển hay không phụ thuộc hoàn toàn vào sự phát triển và hoạt động vững mạnh của thị trường tài chính nói chung và hệ thống các NHTM nói riêng. Tuy nhiên, rủi ro lại luôn luôn tồn tại đồng hành và thường trực trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, gây tác động mạnh mẽ và ảnh hưởng sâu sắc đến toàn bộ nền kinh tế. Trong hoạt động của các NHTM thì rủi ro tín dụng chiếm tỷ trọng lớn nhất. Sự xuất hiện của các yếu tố bất bình thường trong quan hệ tín dụng là nguyên nhân của rủi ro tín dụng, nó gây hậu quả xấu đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, làm giảm thu nhập, thiệt hại về tài sản, do đó mà tác động đến toàn bộ nền kinh tế. Do vậy, rủi ro tín dụng là mối đe dọa hàng đầu của các ngân hàng thương mại. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng bắt nguồn từ nhiều phía, nhưng chủ yếu vẫn là do không bảo đảm an toàn về vốn. Chính vì thế an toàn vốn là sự cần thiết khách quan, quyết định sự thành bại trong hoạt động của một ngân hàng, là nền tảng cho sự phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Việc hoàn thiện cũng như áp dụng linh hoạt các hình thức bảo đảm tiền vay sẽ là một trong những biện pháp rào chắn rủi ro hữu hiệu nhất, bởi nó có vai trò: • Bảo đảm tiền vay giúp ngân hàng có nguồn thu nợ thứ hai khi nguồn thu nợ thứ nhất không thực hiện được. • Bảo đảm tiền vay gắn liền với trách nhiệm vật chất của người đi vay trong quá trình sử dụng vốn vay. Nguyễn Thị Nhàn Tài chính công 47 Chuyên đề tốt nghiệp • Bảo đảm tiền vay là một trong những điều kiện để các tổ chức, cá nhân được cấp tín dụng, là bước khởi đầu trong quan hệ tạo lập tín dụng với ngân hàng thương mại. 1.2.5. Các hình thức bảo đảm tiền vay. 1.2.5.1. Bảo đảm tiền vay bằng tài sản. Theo nghị định 178/1999/NĐ-CP thì, “Cho vaybảo đảm bằng tài sản là việc cho vay vốn của tổ chức tín dụng mà theo đó nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay được cam kết bảo đảm thực hiện bằng tài sản cầm cố, thế chấp, tài sản hình thành từ vốn vay của khách hàng vay hoặc bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba.” Tài sản bảo đảm tiền vaytài sản của khách hàng vay, tài sản hình thành từ vốn vaytài sản của bên bảo lãnh dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với tổ chức tín dụng. Hình thức bảo đảm tiền vay bằng tài sản bao gồm các hình thức sau: • Cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng. • Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay. • Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba. a, Cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng */ Cầm cố tài sản của khách hàng Cầm cố tài sản của khách hàng vay là hình thức bảo đảm bằng tài sản mà khách hàng vay vốn phải chuyển quyền kiểm soát tài sản bảo đảm sang cho ngân hàng trong thời gian thực hiện hợp đồng. Theo tính chất pháp lý, tài sản cầm cố được chia làm 2 loại: tài sản có đăng ký quyền sở hữu và tài sản không đăng ký quyền sở hữu. Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu thì tài sản cầm cố phải được chuyển giao cho bên cho vay, còn đối với những tài sản có đăng ký quyền sở hữu thì tài sản đó Nguyễn Thị Nhàn Tài chính công 47 Chuyên đề tốt nghiệp có thể cho bên cho vay, đi vay hoặc bên thứ ba giữ theo thoả thuận của bên cho vay và bên đi vay. - Các loại tài sản cầm cố: • Máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng, kim khí quý, đá quý và các vật có giá trị khác. • Ngoại tệ bằng tiền mặt, số dư trên tài khoản tiền gửi tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán bằng tiền Việt Nam và ngoại tệ. • Giấy tờ có giá: trài phiểu, cổ phiếu, tín phiếu, sổ tiết kiệm, thương phiếu, kỳ phiếu . • Quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đòi nợ, quyền được nhận số tiền bảo hiểm và các quyền tài sản khác phát sinh từ hợp đồng hoặc các căn cứ pháp lý khác. • Quyền đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp, kể cả trong doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. • Quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên theo quy định của pháp luật. • Tàu biển theo quy định của Bộ luật hằng hải Việt Nam, tàu bay theo quy định của Luật hàng không dân dụng Việt Nam trong trường hợp được cầm cố. • Tài sản hình thành trong tương lai, là động sản được hình thành sau thời điểm ký kết giao dịch cầm cố và sẽ thuộc quyền sở hữu của bên cầm cố như hoa lợi, lợi tức . • Các tài sản khác theo quy định của Pháp luật. Như vậy, hình thức cầm cố phải thích hợp với những tài sản mà ngân hàng có thể kiểm soát và bảo quản tương đối chắc chắn, mặt khác việc ngân hàng nắm giữ không ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của người nhận tài trợ. Những tài sản được chấp nhận làm tài sản bảo đảm trong trường hợp này Nguyễn Thị Nhàn Tài chính công 47

Ngày đăng: 05/08/2013, 10:42

Hình ảnh liên quan

Bảng 1: Bảng kết quả Huy động vốn trong 3 năm 2006-2008 - Giải pháp tăng cường hoạt động bảo đảm tiền vay tại Chi nhánh Ngân hàng công thương Ba Đình

Bảng 1.

Bảng kết quả Huy động vốn trong 3 năm 2006-2008 Xem tại trang 31 của tài liệu.
Bảng 2: Bảng tổng kết dư nợ cho vay qua cỏc năm 2006-2008 - Giải pháp tăng cường hoạt động bảo đảm tiền vay tại Chi nhánh Ngân hàng công thương Ba Đình

Bảng 2.

Bảng tổng kết dư nợ cho vay qua cỏc năm 2006-2008 Xem tại trang 34 của tài liệu.
Bảng 4: Dư nợ cho vay theo hỡnh thức bảo đảm năm 2006-2008 - Giải pháp tăng cường hoạt động bảo đảm tiền vay tại Chi nhánh Ngân hàng công thương Ba Đình

Bảng 4.

Dư nợ cho vay theo hỡnh thức bảo đảm năm 2006-2008 Xem tại trang 45 của tài liệu.
Từ bảng số liệu trờn ta nhận thấy qua cỏc năm, tỡnh hỡnh cho vay khụng cú TSBĐ chiếm tỷ trọng lớn, mặc dự năm 2008 cú giảm xuống nhưng vẫn ở  mức khỏ cao - Giải pháp tăng cường hoạt động bảo đảm tiền vay tại Chi nhánh Ngân hàng công thương Ba Đình

b.

ảng số liệu trờn ta nhận thấy qua cỏc năm, tỡnh hỡnh cho vay khụng cú TSBĐ chiếm tỷ trọng lớn, mặc dự năm 2008 cú giảm xuống nhưng vẫn ở mức khỏ cao Xem tại trang 45 của tài liệu.
Bảng 5: Dư nợ cho vay theo tớnh chất bảo đảm bằng tài sản năm 2006- 2006-2008 - Giải pháp tăng cường hoạt động bảo đảm tiền vay tại Chi nhánh Ngân hàng công thương Ba Đình

Bảng 5.

Dư nợ cho vay theo tớnh chất bảo đảm bằng tài sản năm 2006- 2006-2008 Xem tại trang 47 của tài liệu.
Bảng 6: Tỷ lệ nợ quỏ hạn phõn theo hỡnh thức bảo đảm - Giải pháp tăng cường hoạt động bảo đảm tiền vay tại Chi nhánh Ngân hàng công thương Ba Đình

Bảng 6.

Tỷ lệ nợ quỏ hạn phõn theo hỡnh thức bảo đảm Xem tại trang 50 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan