1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thế giới nhân vật trong truyện ngắn nguyễn trí

92 232 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 1,23 MB

Nội dung

Thứ ba, luận văn chọn khảo sát hai tập truyện ngắn Bãi vàng, đá quý, trầm hương và Đồ tể không chỉ vì thành công nổi trội hơn hết của hai tập truyện này, mà còn vì, ở đó “hội tụ” những

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM THỊ PHƯƠNG NGA

THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN TRÍ

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

HÀ NỘI - 2018

Trang 2

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM THỊ PHƯƠNG NGA

THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN TRÍ

Chuyên ngành : Văn học Việt Nam

Mã số : 8.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS LÊ THỊ DƯƠNG

HÀ NỘI - 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS Lê Thị Dương

Tôi xin chịu trách nhiệm về tính khoa học cũng như về nội dung trích dẫn tài liệu của luận văn này

Hà Nội, ngày 26 tháng 3 năm 2018

Học viên

Phạm Thị Phương Nga

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin dành lời cảm ơn sâu sắc nhất đến TS Lê Thị Dương - người luôn khuyến khích tôi tiếp tục con đường học tập và đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn

Xin cảm ơn trường Trung cấp nghề Thủ công mỹ nghệ 19-5 Bắc Giang và khoa Văn học - Học viện Khoa học xã hội, là nơi tôi công tác và học tập đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành khóa học và hoàn thành đề tài này

Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn ủng hộ và chia sẻ với tôi

Hà Nội, tháng 3 năm 2018

Tác giả

Phạm Thị Phương Nga

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TRUYỆN NGẮN NGUYỄN TRÍ TRONG DÒNG CHẢY VĂN HỌC VIỆT NAM (TỪ ĐẦU THẾ KỈ XXI ĐẾN NAY) 142

1.1 Diện mạo văn học Việt Nam (từ đầu thế kỉ XXI đến nay) 142

1.2 Nguyễn Trí - từ “phu vàng” đến “phu chữ” 21

1.3 Nguyễn Trí và quan niệm về con người, về nghệ thuật 26

Chương 2: NHỮNG MẢNH GHÉP SỐ PHẬN TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN TRÍ 32

2.1 Nhận diện nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Trí từ góc độ giới 32

2.2 Sự khẳng định khí chất nam giới 35

2.3 Nữ giới: “chấp nhận” và “nổi loạn” 46

Chương 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN TRÍ 59

3.1 Ngoại hình 59

3.2 Ngôn ngữ 65

3.3 Đặt nhân vật trong những tình huống kịch tính 71

KẾT LUẬN 78

TÀI LIỆU THAM KHẢO 82

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Chúng tôi chọn nghiên cứu về thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Trí vì những lí do sau:

Thứ nhất, xuất phát từ tính mới mẻ của đối tượng nghiên cứu: ban đầu,

chúng tôi chọn Nguyễn Trí nhằm tránh tình trạng “dẫm lên dấu chân” của những người đi trước, tức tránh những tác giả, những hiện tượng vốn đã quá quen thuộc, quá dày dặn về lịch sử vấn đề Nguyễn Trí là một hiện tượng mới,

lạ của văn đàn đương đại, đặc biệt là sau khi tập Bãi vàng, đá quý, trầm hương của ông được giải cao nhất của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2013

Trước khi được vinh danh, Nguyễn Trí từng có 65 truyện ngắn đăng tải trên

báo Tính đến nay, Nguyễn Trí đã xuất bản các tập truyện ngắn: Bãi vàng, đá quý, trầm hương; Đồ tể; Ảo và sợ; Ngoi lên từ đáy; Bay cao thì mặc bay cao; Ngụy; tập truyện dài Tuổi thơ không có cánh diều; tiểu thuyết Thiên đường ảo

vọng; Bụi đời và Thục nữ, gần đây là cuốn Trí khùng tự truyện Gia tài văn

chương như vậy cũng có thể coi là khá giả, nhất là với một cây viết phải chung đụng với sự lầm than nhiều hơn được tiếp xúc với trường lớp như Nguyễn Trí Tuy nhiên đến nay, mới có rất ít công trình nghiên cứu về Nguyễn Trí cũng như sáng tác của nhà văn này Truyện ngắn Nguyễn Trí, theo chúng tôi, là một sự lựa chọn phù hợp cho tiêu chí về cái mới, không trùng lặp, còn ít được khai thác Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó thì không đủ tính thuyết phục cho một luận văn thạc sĩ Sau này, nhân một lần tình cờ biết

về giá trị kinh tế cao ngất ngưởng của các sản phẩm làm từ trầm hương, tôi

đọc lại Bãi vàng, đá quý, trầm hương của Nguyễn Trí và nhận thấy nghịch lý

nghiệt ngã giữa ảo ảnh lấp lánh của trầm hương do thị trường mang lại và sự mỏng manh của những phận nghèo đang chấp nhận bán mạng để tìm trầm Truyện ngắn của Nguyễn Trí gợi lên trong tôi nhiều trăn trở từ đó!

Trang 7

Thứ hai, do mối quan tâm đặc biệt về những nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Trí Có thể nói, nhân vật là một trong ba yếu tố quan trọng nhất

quyết định thành công và sự hấp dẫn của sáng tác Nguyễn Trí (hai yếu tố còn lại, theo chúng tôi, gồm câu chuyện và cách kể chuyện) Nhiều ý kiến cho rằng, truyện ngắn Nguyễn Trí chưa thật sự xuất sắc nhưng vẫn được đông đảo bạn đọc đón nhận giữa thời buổi thị trường sách Việt như “nấm mọc sau mưa”, bởi lẽ, có hơi thở mới, đi vào đề tài ít người đề cập và tập hợp được một thế giới nhân vật lạ lẫm Người đọc có thể tìm thấy trong hầu hết sáng tác của Nguyễn Trí những phận người vừa phổ biến vừa cá biệt, hơn hết, họ là những nhân vật “thật hơn cả sự thật” Cách xây dựng nhân vật của Nguyễn Trí phản ánh quan niệm về con người, về xã hội và tư duy sáng tạo của nhà văn, tạo nên dấu ấn “độc, lạ” của Nguyễn Trí giữa rất nhiều tên tuổi khác

Thứ ba, luận văn chọn khảo sát hai tập truyện ngắn Bãi vàng, đá quý, trầm hương và Đồ tể không chỉ vì thành công nổi trội hơn hết của hai tập

truyện này, mà còn vì, ở đó “hội tụ” những gương mặt đặc trưng nhất, có tính cách và số phận đặc biệt nhất trong thế giới nhân vật của Nguyễn Trí, đồng thời cũng khác biệt nhất so với kiểu nhân vật của các tác giả khác cùng thời

Cuối cùng, hầu hết nhân vật của Nguyễn Trí đều xuất thân từ “bến tắm ngựa” Họ là những con người cùng đinh, bạch ốc, những kẻ “tứ cố vô thân đời mới” (chữ dùng của Lê Minh Khuê), đứng ở góc khuất của một xã hội hiện đại phồn hoa Viết về họ, Nguyễn Trí không chỉ cho thấy cuộc sống dưới tầng đáy xã hội Việt Nam đương đại, mà quan trọng hơn, bày tỏ những tâm niệm nhân sinh sâu sắc được đúc kết từ chính cuộc đời đầy sóng gió của ông,

từ đó gợi lên trong người đọc những xúc cảm trắc ẩn, sự sẻ chia, thấu hiểu giữa con người với con người - những giá trị vốn dễ nhạt nhòa trong một thời đại mà giá trị ảo đang tìm cách ngự trị Việc lựa chọn đề tài này, đối với cá nhân tôi, không còn dừng lại ở ý nghĩa mang tính khoa học mà còn là sự thôi thúc đối với những giá trị nhân văn mà chúng ta mong muốn gìn giữ Tôi cho

Trang 8

rằng, một nhà văn với những câu chuyện đời, chuyện người thô mộc, đơn giản, có phần xù xì, đôi lúc “quê kiểng” nhưng được viết bằng một niềm say

mê mãnh liệt và luôn cho thấy nỗ lực hướng thiện, hướng mĩ như Nguyễn Trí, hoàn toàn xứng đáng được đọc, được tìm hiểu và nghiên cứu một cách trân trọng, nghiêm túc

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Nguyễn Trí được coi là một hiện tượng “kì lạ” trên văn đàn mấy năm gần đây, từ tiểu sử đời tư cho đến thành tựu nghệ thuật của ông đều thu hút mạnh mẽ giới truyền thông Tuy nhiên đến nay có rất ít tài liệu mang tính hệ thống và khoa học nghiên cứu về nhà văn này Trong khả năng khảo sát của mình, chúng tôi mới chỉ tiếp cận được hai luận văn thạc sĩ, một báo cáo khoa học về Nguyễn Trí, còn lại chủ yếu là các bài viết rải rác đăng tải trên báo điện tử Dưới đây là một số kết quả khảo sát của chúng tôi

Luận văn Nghệ thuật tự sự của Nguyễn Trí qua: “Bãi vàng, đá quý, trầm hương” và “Đồ tể” (tác giả: Chu Thị Thu Hồng, Người hướng dẫn:

PGS.TS Nguyễn Ngọc Thiện, Đại học Sư phạm Hà Nội 2, 2015) là đề tài đầu tiên nghiên cứu về nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nguyễn Trí một cách tương đối hệ thống Trên cơ sở lí thuyết tự sự, luận văn giải quyết các vấn đề sau: Cái nhìn nghệ thuật; thế giới nhân vật; kết cấu, ngôn ngữ và giọng điệu trong truyện ngắn của Nguyễn Trí Trong đó, chúng tôi đặc biệt chú ý đến chương 2: Thế giới nhân vật trong truyện Nguyễn Trí

Chọn điểm xuất phát từ phương diện đạo đức trong các kiểu nhân vật thông qua môi trường sống, nghề nghiệp, cách ứng xử…, tác giả luận văn khái quát thành ba kiểu chân dung Cũng theo tác giả, đây là những chân dung gắn với dụng ý nghệ thuật của Nguyễn Trí và hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ

Thứ nhất, người lao động làm thuê khốn khó, vật lộn mưu sinh Đó là những con người dưới đáy xã hội, phải làm đủ mọi nghề để kiếm sống: làm ruộng, làm đồ tể, chạy xe ôm, làm công nhân trong các khu công nghiệp, đốt

Trang 9

than, bán củi, nấu rượu, bán vé số… nhưng vẫn không thể thoát khỏi cái nghèo Họ thậm chí không có nhà cửa để nương thân, không có quê hương, phải tha phương cầu thực

Thứ hai, giang hồ, hảo hán, “anh chị”: là kiểu nhân vật khá đặc trưng, góp phần tạo nên nét riêng cho truyện của Nguyễn Trí Nhà văn xây dựng những nhân vật này hết sức sống động từ ngoại tình, lời ăn tiếng nói, tới suy nghĩ, hành động Họ bề ngoài gan góc, đôi khi ngang tàng, nhưng lại trọng nghĩa khí, trọng tình cảm

Thứ ba, người phụ nữ truân chuyên, chìm nổi Trong truyện của Nguyễn Trí, không truyện nào là không có hình ảnh của người phụ nữ, họ là nạn nhân của hoàn cảnh, của đói nghèo tăm tối, của bạo lực gia đình Hầu hết

họ có nhan sắc nhưng cuộc sống đều rơi vào bi kịch đau đớn, nhục nhã

Về cơ bản, luận văn đã khảo sát và “để mắt” được tới hầu hết các đối

tượng nhân vật điển hình trong truyện của Nguyễn Trí qua hai tập Bãi vàng,

đá quý, trầm hương và Đồ tể Tuy nhiên, vì quá nhấn mạnh đến quan điểm

“con người là sản phẩm của hoàn cảnh xã hội”, nên với một số nhân vật, tác giả luận văn chưa khai thác được chiều sâu tâm lý của họ, mà chỉ nhìn nhận

họ ở những khía cạnh bề nổi gắn với những tác động của hoàn cảnh sống

Tiếp sau công trình Nghệ thuật tự sự của Nguyễn Trí qua: “Bãi vàng,

đá quý, trầm hương” và “Đồ tể”, luận văn Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Trí

(tác giả Đào Thị Lan Anh, người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Đức Hạnh, Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên, 2016), cung cấp một cái nhìn bao

quát về nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Nguyễn Trí qua hai tập Bãi vàng, đá quý, trầm hương và Ảo và sợ Đặt Nguyễn Trí trong bức tranh sôi

động của văn học Việt Nam đương đại, luận văn đã khẳng định vị trí độc lập, riêng biệt của nhà văn này gắn với quan điểm sáng tác đề cao tính hiện thực

và nhân văn

Trang 10

Đóng góp quan trọng của luận văn là đã chỉ ra một số đặc điểm nổi bật trong nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Nguyễn Trí Trước hết, về mặt nội dung (chương 2), văn chương Nguyễn Trí lựa chọn đề tài “gai góc” ít được đề cập trong văn xuôi đương đại và thể hiện đề tài này với ba nguồn cảm hứng chủ đạo: 1/ Phơi bày tận cùng những mảng tối của hiện thực; 2/ Ngậm ngùi thương cảm cho những số phận dưới đáy xã hội, 3/ Giễu nhại, xót

xa, “cười giễu để thương quý”

Chương 3 luận văn cho thấy nỗ lực khảo sát công phu của tác giả về khía cạnh nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Trí (chủ yếu là nghệ thuật xây dựng nhân vật), trong đó phần khảo sát về phương ngữ có giá trị tham khảo quan trọng Tác giả luận văn lựa chọn cách thức phân loại nhân vật từ góc độ loại

hình, vì vậy nhân vật trong hai tập Bãi vàng, đá quý, trầm hương và Ảo và sợ

được quy về hai kiểu chính:

1/ Kiểu nhân vật loại hình gồm ba loại:

- Kiểu nhân vật loại hình thứ nhất là nhân vật giang hồ ở đẳng cấp anh chị thâu tóm quyền lực trên các vùng “đất dữ”;

- Kiểu nhân vật loại hình thứ hai là những cô gái điếm giang hồ sống ở bãi vàng, đá quý hoặc làm điếm ở thành phố;

- Kiểu nhân vật loại hình thứ ba là những người lao động với các nghề phổ thông khác nhau

2/ Kiểu nhân vật loại hình kết hợp với tính cách

Về nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Trí, tác giả luận văn phân tích các phương diện sau: miêu tả nhân vật với hoàn cảnh xuất thân đặc biệt; miêu tả nhân vật qua ngoại hình; qua hành động; qua đời sống nội tâm; qua ngôn ngữ và đặt nhân vật vào những không gian đặc biệt có tính thử thách

Đây là hai công trình có nội dung liên quan trực tiếp đến đề tài của chúng tôi Bên cạnh việc tiếp thu, kế thừa, học hỏi kết quả khảo sát của hai tác giả luận văn nói trên, chúng tôi tiếp tục mở rộng đối tượng khảo sát và tìm

Trang 11

kiếm thêm những khía cạnh mới trong cách xây dựng nhân vật của Nguyễn Trí, nhằm đem lại một cái nhìn tổng thể, hoàn chỉnh, đa dạng về thế giới nhân vật trong truyện ngắn của nhà văn này

Nhìn chung trong sáng tác của Nguyễn Trí, để lại nhiều ấn tượng nhất

là kiểu nhân vật giang hồ, anh chị Báo cáo khoa học Giá trị nội dung và nghệ thuật trong tập truyện ngắn “Bãi vàng, đá quý trầm hương” của Nguyễn Trí

(nhóm tác giả: Châu Ngọc Trọng, Lâm Thị Ngọc Quý, khoa Khoa học xã hội

và nhân văn, Đại học Văn hiến, Thành phố Hồ Chí Minh) cũng đề cập đến kiểu nhân vật này: đó là những con người lang bạt trên giang hồ nhưng sống hào hiệp, trượng nghĩa (như Minh Tàn, Thu Râu), là những phu trầm khao khát làm giàu nhưng bất lực trước thiên nhiên, là những cô gái bán hoa phải lôi cái tàn dại của vỉa hè lên vùng nước độc để bán cái vốn tự có cho tứ chiếng giang hồ Mỗi một kiểu nhân vật đại diện cho một khía cạnh của đời sống xã hội Qua họ, Nguyễn Trí muốn thể hiện một bức tranh hiện thực đa sắc màu, trong đó có những khoảng tối khiến cho chúng ta phải nhìn nhận và suy ngẫm nhiều hơn nữa

Ngoài các công trình, bài viết nêu trên, chúng tôi đã tập hợp được gần

40 bài báo (chủ yếu trên các website điện tử) Những bài báo này, dù chưa có

hệ thống và phần nhiều nghiêng về phong cách phê bình, song đã cung cấp cho chúng tôi nguồn thông tin khá đa dạng, cập nhật về tiểu sử cũng như đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Trí Trong số đó, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến

bài viết: Con người trong truyện ngắn Nguyễn Trí của tác giả Tiêu Viết Hải,

nguồn: https://phebinhvanhoc.com.vn/con-nguoi-trong-truyen-ngan-nguyen-tri/

Theo tác giả, kiểu nhân vật anh hùng là “hiện thân của con người lý tưởng, thể hiện “ngưỡng cảm nhận” trong tâm thức thẩm mĩ của nhà văn” Chúng tôi hoàn toàn đồng tình với nhận định sau đây của tác giả bài viết:

“Hình tượng người “anh hùng” được Nguyễn Trí tập trung khắc họa không chỉ ở phương diện hành động bên ngoài mà còn miêu tả đời sống nội tâm sâu

Trang 12

sắc bên trong Điều này tạo nên cho mỗi nhân vật của ông không chỉ có bề rộng mà còn có bề sâu, không chỉ có những nét tính cách phổ quát của người giang hồ nói chung mà còn có những nét cá tính mạnh mẽ, rất riêng Vì vậy, khi viết về giới giang hồ, Nguyễn Trí đã thành công trong việc tạo được những nhân vật mang tính điển hình” Rõ ràng, Nguyễn Trí đã ghi được dấu

ấn riêng biệt trong việc xây dựng kiểu nhân vật anh hùng ở những không gian nghề nghiệp đặc thù (rừng sâu nước độc, bãi vàng, bãi đá quý, ) Ở họ hội tụ các đặc điểm tính cách đối lập nhau: liều lĩnh, ngang tàng, đôi khi bất cần, nhưng lại trọng tình và không ít kẻ mang tâm hồn nghệ sĩ sau lớp vỏ bên ngoài khô khan Điều đáng nói, trong hầu hết các câu chuyện Nguyễn Trí kể đều thấy thấp thoáng bóng dáng của chính nhà văn, đúng như nhận định của tác giả Tiêu Viết Hải: “Nguyễn Trí viết về các “anh hùng” phu bãi như viết về chính cuộc đời mình Những Minh Tàn, Thu Râu, Thành Bụi… là những hình mẫu lý tưởng minh chứng cho cuộc đời thăng trầm của Nguyễn Trí ( ) Đồng thời, qua những nhân vật ấy, ta còn thấy được quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Trí Đó chính là con người đa diện như chính con người

cụ thể, sinh động ngoài đời”

Bàn về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Trí

còn có một bài viết khác của tác giả Huỳnh Thu Hậu: Đọc “Bãi vàng” của Nguyễn Trí, nguồn: http://vanhien.vn/news/Doc-Bai-vang-cua-Nguyen-Tri-

23297 Tác giả bài viết đã chỉ ra ba yếu tố làm nên dấu ấn của các nhân vật

trong văn Nguyễn Trí (qua truyện Bãi vàng):

Thứ nhất, sự công phu trong xây dựng ngôn ngữ nhân vật Theo tác giả, văn Nguyễn Trí kén người đọc, bởi ít thấy những câu mềm mại, bay bổng, mà chủ yếu là kiểu câu “trúc tra trúc trắc”, ngôn ngữ “cực hạn”, không sa vào rườm rà miêu tả mà đi ngay vào bản chất của vấn đề Đặc biệt, văn Nguyễn Trí nổi bật với cách sử dụng phương ngữ, ngôn ngữ đời thường, khiến nhân vật gần gũi hơn, “đời” hơn

Trang 13

Thứ hai, xây dựng được những nhân vật đa tính cách Hai nhân vật

chính của truyện Bãi vàng, Thành và Dung đều thuộc kiểu nhân vật này

Mưu sinh ở cái nơi mà ranh giới giữa sự sống và cái chết vô cùng mong manh, họ có cái dữ dội, liều mạng hoặc bất cần của những kẻ tứ cố vô thân, song đằng sau đó, họ vẫn giữ được những “nét đáng yêu đặc biệt là tình yêu mà họ dành cho nhau”

Thứ ba, kiến tạo được những không gian nghệ thuật đặc sắc (không gian bãi vàng) để nhân vật bộc lộ tối đa hành động

Đây cũng chính là ba yếu tố mang lại thành công cho hầu hết các nhân vật chính trong truyện ngắn Nguyễn Trí

Một số bài viết khác như:

- Đặng Thái Hà, Nhà văn Nguyễn Trí: cuộc đời cũng như một cuốn truyện dài, Báo Quân đội nhân dân, số 18998, 28/2/2014

- Nông Hồng Diệu, Nguyễn Trí: Tiểu sử gây sửng sốt,

http://baodongnai.com.vn/vanhoa/201604/nguyen-tri-nha-van-cua-nhung Trạc Tuyền, Nhà văn Nguyễn Trí: 'Viết văn giống như đãi vàng…',

giong-nhu-dai-vang-n20170403070041874.htm

Trang 14

https://thethaovanhoa.vn/van-hoa-giai-tri/nha-van-nguyen-tri-viet-van Lam Thu, 'Đồ tể' https://thethaovanhoa.vn/van-hoa-giai-tri/nha-van-nguyen-tri-viet-van giữa đau thương ngời lên vẻ đẹp của sự cao cả,

ngoi-len-ve-dep-cua-su-cao-ca-3011840.ht

https://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/sach/diem-sach/do-te-giua-dau-thuong-hầu như dành sự quan tâm cho những trải nghiệm của Nguyễn Trí trên đường đời, từ đó lí giải cho các câu chuyện, cho các nhân vật và lối viết

của ông Chẳng hạn với bài Nhà văn Nguyễn Trí - kẻ đi gom bão, nhặt bi ai,

tác giả Tiểu Quyên nhận định: “Ông cứ như người đi gom bão, nhặt hết bi

ai của một thân phận khốn cùng để rồi mọi giá trị tìm thấy trong cuộc đời cuối cùng chỉ có thể nén lại trong một câu nói: “Phải đi qua hết những đau thương của cuộc sống mới hiểu được tình người là thứ quý giá nhất trên đời” “Gã giang hồ viết văn ý thức được điều đó, ông hiểu nếu cứ kể tả theo mạch, tham chi tiết thì đến một lúc nào đó độc giả cũng sẽ quen thuộc, sẽ chán Ông tự tìm cách thay đổi bút pháp, chọn một góc nội tâm và xoáy sâu vào diễn biến tâm lý”

Tác giả Đặng Thái Hà trong bài Nhà văn Nguyễn Trí: cuộc đời cũng như một cuốn truyện dài nhấn mạnh chính sự từng trải giang hồ đã làm nên

chất văn Nguyễn Trí: “Nguyễn Trí không phải là người đầu tiên đặt bút viết về giới giang hồ tứ chiếng, về những phận người từ biệt quê hương để phiêu bạt giành giật miếng cơm manh áo nơi rừng thiêng nước độc Thế nhưng, điều làm nên sự lôi cuốn đặc sắc của trang văn Nguyễn Trí có lẽ chính là nét tự nhiên thuần phác, cái chân thật của một con người đã nếm trải đến tận cùng cuộc sống Như chính tác giả tâm sự, viết, đối với ông, dễ lắm: “Tôi chỉ viết những gì tôi từng trải nghiệm, hoặc chuyện của bạn bè mình (bạn đào vàng, bạn tìm trầm, bạn xe ôm, tính sơ sơ mỗi nghề cũng phải vài chục thằng) Cứ ngồi nhậu lai rai rồi kể cho nhau nghe chơi vậy” Những trang viết của ông, cứ thế, trực tiếp nảy sinh tự nhiên từ hiện thực sống động không màu mè hoa mĩ: “viết được thì cứ viết, đời nói sao kể vậy Dài ngắn mặc kệ Hết thì thôi” Nhìn qua tưởng chừng bộc trực, dễ dãi, vậy

Trang 15

mà không hề đơn giản Nghe những lời tâm sự của Nguyễn Trí, nghe những câu chuyện đời của nhà văn “nghiệp dư”, “tỉnh lẻ” ấy mới biết, mỗi câu chữ đều là sự chiêm nghiệm của một kẻ đã từng lặn ngụp đến những đáy sâu của cuộc đời”

Bên cạnh nguồn tư liệu thu thập được, tác giả luận văn cũng đã công

bố hai bài viết sau:

Nguyễn Trí và tiếng nói của lương tri (đăng trên Tạp chí Văn nghệ

quân đội, tháng 1/2018);

Định vị một phong cách văn chương độc đáo (đăng trên báo Quân

đội Nhân dân, số 20447, 9/3/2018)

Ở bài viết thứ nhất, qua khảo sát một số nhân vật trong tập truyện

ngắn Đồ tể, chúng tôi hướng đến việc tìm kiếm và khẳng định những giá trị

nhân văn trong sáng tác của Nguyễn Trí, đó là sự thấu hiểu và bao dung đối với mọi cảnh ngộ, mọi hành vi của con người, dù là sai trái, lầm lạc

Bài viết thứ hai lí giải những yếu tố đã làm nên chất riêng mang tên Nguyễn Trí, gồm: tiểu sử gây ngạc nhiên; hệ thống nhân vật lạ lẫm; lối viết mộc mạc, không khoa trương câu chữ; khả năng kiểm soát diễn biến câu chuyện

Hai bài viết này, dù dung lượng ngắn song đều là sự chuẩn bị khá quan trọng cho luận văn của chúng tôi

Kết quả khảo sát sơ lược trên đây cho thấy, tư liệu về Nguyễn Trí chủ yếu dừng lại ở phạm vi báo chí, ít những tư liệu ở khu vực khoa học

Về vấn đề nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Trí, đã có một số công trình, bài viết đề cập Điểm chung là các công trình, bài viết này hầu như tìm hiểu thế giới nhân vật Nguyễn Trí từ góc độ loại hình, hoặc tập trung vào một kiểu nhân vật được cho là đặc trưng nhất của văn chương Nguyễn Trí

(nhân vật anh hùng) Luận văn của chúng tôi, bên cạnh sự tiếp nối kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, đã mở rộng phạm vi khảo sát (hai tập Bãi vàng, đá quý, trầm hương và Đồ tể), và lựa chọn cách thức tiếp cận nhân vật

Trang 16

trong truyện ngắn Nguyễn Trí từ góc nhìn “giới”, nhằm khai thác các chiều kích tâm lý khác nhau của nhân vật, qua đó thấy được sự tác động của môi trường sống đến sự hình thành tính cách và lối ứng xử của con người

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Lựa chọn đề tài Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Trí, chúng

tôi hướng đến mục tiêu tìm hiểu, nghiên cứu đặc trưng của các kiểu nhân vật, nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Trí, từ đó thấy được đóng góp của nhà văn này đối với tiến trình vận động, đổi mới của truyện ngắn Việt Nam đương đại

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nhận diện hệ thống nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Trí (chủ

yếu qua hai tập truyện ngắn: Bãi vàng, đá quý, trầm hương và Đồ tể)

- Qua nghệ thuật xây dựng nhân vật, thấy được quan niệm của nhà văn

về con người, đồng thời tìm kiếm cốt lõi giá trị nhân văn mà Nguyễn Trí gửi gắm qua mỗi phận người

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Trí trên các khía cạnh: phân loại nhân vật, cách thức xây dựng nhân vật, mối quan hệ giữa các kiểu nhân vật, quan niệm và thái độ “ứng xử” của nhà văn với chính nhân vật của mình

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Với đề tài này, chúng tôi chọn khảo sát 02 tập truyện ngắn của Nguyễn

Trí: Bãi vàng, đá quý, trầm hương (Nxb Trẻ, 2013); Đồ tể (Nxb Trẻ, 2014)

vốn là những tập truyện “hội tụ” khá nhiều gương mặt nhân vật có những đặc điểm độc đáo riêng biệt và cũng gần gũi nhất với chính nhà văn

Trang 17

Ngoài ra, chúng tôi cũng khảo sát thêm các tác phẩm khác của Nguyễn Trí nhằm có cái nhìn đầy đủ về thế giới nhân vật mà nhà văn khắc họa

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Xuất phát từ đối tượng và mục tiêu nghiên cứu, đề tài sử dụng các thao tác thống kê, phân tích, tổng hợp và các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Bên cạnh việc nhìn nhận những điểm tương đồng và khác biệt giữa các nhân vật của Nguyễn Trí, chúng tôi dùng phương pháp này để mở rộng phạm vi khảo sát, tức liên hệ sáng tác của Nguyễn Trí với sáng tác của một số tác giả khác (như Sơn Nam, Nguyễn Ngọc Tư)

- Phương pháp loại hình: được sử dụng để phân loại nhân vật

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Trong phạm vi của một luận văn Thạc sĩ, chúng tôi không có tham vọng trình bày được một cách đầy đủ, chi tiết về thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Trí mà chỉ lựa chọn những số phận, những mảnh ghép có dấu ấn đặc biệt nhất, hoặc những câu chuyện chứa đựng nhiều mối quan tâm

xã hội, nhiều xúc cảm và giá trị nhân văn nhất Qua nghiên cứu này, chúng tôi một lần nữa muốn giới thiệu truyện ngắn Nguyễn Trí đến bạn đọc và khẳng định những nỗ lực sáng tạo của nhà văn trên con đường chinh phục độc giả Đồng thời, từ những số phận trong văn chương Nguyễn Trí, có thể khơi gợi lòng trắc ẩn, sự quan tâm, tình người giữa những ồn ào và bộn bề của cuộc mưu sinh khắc nghiệt

Luận văn cũng có thể là một trong những tư liệu để liên hệ trong quá trình giảng dạy về các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan ở chương trình Ngữ văn phổ thông Bởi các nhân vật trong truyện Nguyễn Trí khiến người đọc liên tưởng đến những con người dưới đáy xã hội trong tác phẩm của hai nhà văn nói trên dưới cái nhìn lịch đại (gần một thế kỉ)

Trang 18

7 Cơ cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Thư mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương nội dung:

Chương 1: Nguyễn Trí trong dòng chảy văn học Việt Nam (từ đầu thế

kỉ XXI đến nay)

Chương 2: Những mảnh ghép số phận trong truyện ngắn Nguyễn Trí Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Trí

Trang 19

Chương 1

TRUYỆN NGẮN NGUYỄN TRÍ TRONG DÒNG CHẢY

VĂN HỌC VIỆT NAM (TỪ ĐẦU THẾ KỈ XXI ĐẾN NAY)

1.1 Diện mạo văn học Việt Nam (từ đầu thế kỉ XXI đến nay)

Về mặt thời gian, chúng tôi giới hạn phạm vi khảo sát từ đầu thế kỉ XXI đến nay vì các lí do sau:

Trước hết, đây là giai đoạn chứng kiến sự phát triển vượt bậc về mọi phương diện: kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội của đất nước Quãng thời gian gần 20 năm tuy chưa dài, song cũng đủ để có những khảo sát, nhìn nhận về các

sự kiện, hiện tượng văn học nổi bật ở chặng đầu tiên của thế kỉ mới

Thứ hai, sự cô gọn về diện khảo sát giúp chúng tôi có cái nhìn chi tiết hơn, tập trung hơn vào đối tượng nghiên cứu

Thứ ba, đặt Nguyễn Trí vào giai đoạn này thay vì đặt vào một bối cảnh rộng hơn (từ 1986 đến nay) theo chúng tôi, là hoàn toàn hợp lí, vì lẽ các sáng tác của Nguyễn Trí được công bố chủ yếu từ những năm đầu thế kỉ XXI (rải rác trên các báo), và những tác phẩm có hệ thống, thực sự gây chú ý là từ sau năm 2010 Giai đoạn này vừa là bối cảnh, vừa là đối tượng miêu tả trong các truyện của Nguyễn Trí

Tuy nhiên, để thấy được diện mạo của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XXI đến nay, cần có sự nhìn nhận khái quát về giai đoạn liền trước đó Có thể nói, kể từ năm 1986, không khí Đổi mới đã thổi sinh khí mới cho văn học Việt Nam, từ văn xuôi cho đến thơ ca đều có những bước phát triển vượt bậc, đưa đến những chiều kích hiện thực mới mẻ và những cách tân nghệ thuật táo bạo Tinh thần “cởi trói” của chính sách Đổi mới đi vào chiều sâu và thực chất khi nghệ sĩ thực sự nhập cuộc, sáng tạo nên những tác phẩm mới lạ, hấp dẫn, đề cập được những yêu cầu cấp bách của cuộc sống, trong đó, kí và truyện ngắn nhanh chóng đạt những thành tựu to lớn bởi tính năng động của nó Thể loại kí (phóng sự, bút

Trang 20

kí, kí sự) thời kì này có những cây bút đề cập trực diện vào các góc khuất của đời sống, đưa đến bức tranh toàn cảnh về xã hội lúc đó, như Phùng Gia Lộc, Ngô Ngọc Bội, Võ Văn Trực, Hoàng Hữu Các, Nhật Linh, Minh Chuyên,

Truyện ngắn đạt được sự nở rộ và độ chín về mặt nghệ thuật với sự xuất hiện của thế hệ nhà văn tài năng: Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Nguyễn

Quang Lập, Tạ Duy Anh, Trần Đức Tiến, Phạm Ngọc Tiến, Bảo Ninh, Nguyễn

Quang Thiều, Hòa Vang, Nguyễn Thị Minh Thư, Võ Thị Hảo, Trần Thùy Mai,

Y Ban, Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị Xuân Hà, Nguyễn Thị Thu Huệ,

Thơ không còn loanh quanh với cảm hứng lãng mạn khi nhìn về cuộc chiến như trước mà mang cảm hứng mới mẻ về đời thường, thế sự với những cây bút Nguyễn Khoa Điềm, Ý Nhi, Dư Thị Hoàn

Tiểu thuyết sau Đổi mới phải mất vài năm mới đạt đến thành tựu xuất sắc

với sự xuất hiện Thời xa vắng (1986) của Lê Lựu, Trại Bảy chú lùn (1987), Nỗi buồn chiến tranh (1990) của Bảo Ninh, Chim én bay (1988) của Nguyễn Trí Huân, Bến không chồng (1990) của Dương Hướng, Tiễn biệt những ngày buồn (1990) của Trung Trung Đỉnh, Vòng tròn bội bạc (1990), Ăn mày dĩ vãng (1992)

và Phố (1993) của Chu Lai, Họ đã trở thành đàn ông (1992) của Phạm Ngọc Tiến, Biển cứu rỗi (1993) của Võ Thị Hảo,…

Cảm hứng về chiến tranh lúc này vẫn chiếm ưu thế chủ đạo trong các trang viết, nhưng lại được viết với suy tư, nghiền ngẫm mang tính tái nhận thức

về những được - thua, còn - mất của chính những tác giả từng bước ra khỏi cuộc chiến Bên cạnh đề tài chiến tranh, cái nhìn thế sự, đời tư cũng được đề cập một

cách sâu rộng trong các sáng tác của Tô Hoài với Nhớ Mai Châu (1988), Cát bụi chân ai (1992), Chiều chiều (1999), Ba người khác (tiểu thuyết mang hơi hướng hồi ký, 2007); Bùi Hiển với Tâm tưởng (1985), Ngơ ngẩn mùa xuân (1992); Nguyễn Khải với Thời gian của người (1985), Điều tra về một cái chết (1986), Vòng sóng đến vô cùng (1987), Một cõi nhân gian bé tí (1989), Một thời gió bụi (1993), Hà Nội trong mắt tôi (1995), Truyện ngắn và tạp văn

Trang 21

(1997), Thượng đế thì cười (2004); Ma Văn Kháng với Đám cưới không có giấy giá thú (1990), Trăng soi sân nhỏ (1995), Ngược dòng nước lũ (1998), Một mối tình si (2000); Lê Minh Khuê - cây bút sung sức của thời kì Đổi mới với Một chiều xa thành phố (1986), Bi kịch nhỏ (1993), Mái hiên (1998), Trong làn gió heo may (1999),

Bước sang thế kỉ XXI, sự phát triển của khoa học và công nghệ đã làm thay đổi mọi mặt đời sống xã hội Manh nha từ cuối thế kỉ XX, chỉ vài năm sau, sang đến những năm 2000s, internet và chiếc máy tính trở thành một phương tiện kết nối phổ biến của người dân Việt Nam, tham gia sâu vào quá trình kiến tạo xã hội điện tử Như một hệ quả tất yếu, văn học nghệ thuật cũng bị cuốn vào thời đại internet và từ đây tiến bước sang một thời kì phát triển mới, cởi mở, sôi nổi, khác biệt vượt bậc so với các giai đoạn trước đó Internet đã tạo ra một sân chơi rộng rãi cho sáng tạo văn học, làm thay đổi nhận thức về sáng tác, lưu hành

và công bố tác phẩm Công việc sáng tác giờ đây không còn là hình ảnh quen thuộc “trang giấy trước đèn” như bao thế hệ văn nghệ sĩ trước đó, nay nhà văn sáng tác trên bàn phím máy tính Trước kia việc công bố tác phẩm phụ thuộc rất nhiều vào đơn vị xuất bản với việc cấp phép (nghĩa là sẽ có sự kiểm duyệt của nhà nước), in ấn và phát hành thì nay, nhà văn có thể tự công bố, lưu hành tác phẩm trên không gian mạng xã hội, đồng nghĩa với việc, nhà văn có thể theo dõi

sự tồn tại của đứa con tinh thần trong lòng dư luận thông qua các diễn đàn mạng Internet cũng làm thay đổi cách tiếp nhận của người đọc Người đọc truyền thống tiếp nhận tác phẩm thông qua sách, báo, đài, các buổi ra mắt, giới thiệu sách, Mặc dù lối tiếp cận này ngày càng được tổ chức sao cho rút ngắn khoảng cách giữa người sáng tác và người đọc nhất, tuy vậy, khoảng cách ấy vẫn là rất lớn, nhất là phần đa các độc giả ở nông thôn Trong khi đó, độc giả thế hệ @ lại

có thể tương tác trực tiếp với tác giả thông qua các trang mạng xã hội, bất kể họ

ở đâu Từ đó, người sáng tác cập nhật liên tục được những phản hồi nhiều chiều

từ phía độc giả Không gian văn học đương đại vì thế, cởi mở hơn, sôi động hơn

Trang 22

Sự lớn mạnh của loại hình sáng tác mới này đã làm xuất hiện các khái niệm chưa từng có trước đó: văn học điện tử (electronic literature), văn chương kỹ thuật số (digital literature), văn học mạng (internet literature)

Văn học trong thời đại công nghệ thông tin cũng tạo ra sự thay đổi lớn về đội ngũ tác giả Lúc này, những cây bút gạo cội vẫn tiếp tục sáng tác và gặt hái được nhiều thành công Trong văn có Bảo Ninh, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Xuân Khánh, Lê Minh Khuê, Y Ban, với những cách tân nghệ thuật; trong thơ

có Hữu Thỉnh, Nguyễn Trọng Tạo, Dương Tường, Lê Đạt, với những suy tư và trải nghiệm thế sự

Tuy vậy, văn học từ đầu thế kỉ XXI đến nay chủ yếu vẫn là sân chơi của người trẻ Sự xuất hiện của internet đã sinh ra một thế hệ nhà văn mới, nhà văn thời đại @ với những tên tuổi và tác phẩm văn học mạng: Trần Thu Trang với

Phải lấy người như anh, Nhật kí tình yêu TIO, Cocktail cho tình yêu; Di Li với Trại hoa đỏ; Gào với Cho em gần anh thêm chút nữa, Nhật kí son môi, Yêu anh bằng tất cả những gì em có, Hoa Linh Lan; Hamlet Trương và Iris Cao với Ai rồi cũng khác, Thương nhau để đó; Anh Khang với Buồn làm sao buông, Đường hai ngả - Người thương thành lạ; Iris Cao với Người yêu cũ có người yêu mới; Nguyễn Phong Việt với Đi qua thương nhớ, Hà Kin với Chuyện tình New York,…

Chịu sự quy định của môi trường sống với sự hội nhập sâu rộng với thế giới bên ngoài, các nhà văn sáng tác ở thập kỉ đầu tiên của thế kỉ XXI đã nhanh chóng bắt kịp những vấn đề của thời cuộc, đặc biệt là cuộc sống của người trẻ ở

đô thị, có thể kể đến các tác phẩm tiêu biểu: Trả hoa hồng cho đất (Nguyễn Thị Diệp Mai), Công ty (Phan Hồn Nhiên), Không cùng tầng bay (Dương Nữ Khánh

Thương), Ngôi nhà ngập tràn ánh nắng, Trở về (Phong Điệp), Giày đỏ (Dương

Bình Nguyên), Mười sáu mét vuông, Song song (Vũ Đình Giang), Động vật trong thành phố (Nguyễn Vĩnh Nguyên),… Tất cả đều tập trung tái hiện góc nhìn của

người trẻ về chính cuộc sống của lớp thị dân trẻ tuổi Những mộng mơ, tranh đấu, những ưu tư, vật lộn trước thế giới náo nhiệt nhưng đầy cạm bẫy nơi đô thị

Trang 23

được khắc họa sống động, chân thực Nhân vật đều ý thức được mặt trái của cuộc sống đô hội nhưng họ không thoát được sự cám dỗ từ nó, vẫn phải vật lộn mưu sinh trong những căn trọ ẩm thấp Nhiều truyện thể hiện được nỗi bất

an của con người khi đối mặt với thế giới náo động nhưng ngột ngạt như bị đóng khung với không gian bê tông, khối hộp Bên cạnh đó, đề tài giới tính được các nhà văn khai thác rất mạnh mẽ Với sự cởi mở của môi trường xã hội, các quan niệm về giới tính đã thông thoáng hơn trước Các tổ chức xã hội cũng có tiếng nói nhất định trong việc phá vỡ quan niệm cứng nhắc trước đây (cho rằng chỉ tồn tại hai giới) Nhận thức mới của xã hội ngay lập tức phả vào văn chương và đều trở thành những hiện tượng văn học nóng hổi, thu hút được giới truyền thông Có thể nói đây là thời kì lên ngôi của đề tài đồng tính

với: Một thế giới không có đàn bà - Bùi Anh Tấn, 1981 - Nguyễn Quỳnh Trang, Nháp - Nguyễn Đình Tú, Song song - Vũ Đình Giang, Dị bản - Keng, Lạc giới - Thủy Anna,… Thứ nữa, sự hội nhập rất sâu trong thế giới toàn cầu

hóa đã đẩy mạnh chủ đề xê dịch, khám phá những vùng đất mới phát triển Chủ đề này thường được phản ánh qua du kí hay những tác phẩm hư cấu,

chẳng hạn: Phan Việt với Phù phiếm truyện; Tiếng người; Nước Mỹ, nước Mỹ; Xuyên Mỹ; Một mình ở châu Âu; Dương Thụy với Nhắm mắt thấy Pari, Oxford thương yêu; Nguyễn Nguyên Phước với Thượng đế và đất sét, Lần đầu tiên; Linh Lê với Không khóc ở Kualar Lumpur, Mùa mưa ở Singapore; Phương Mai với Con đường Hồi giáo; Văn Cầm Hải với Trên dấu chân di thê, Tây Tạng giọt hoa trong nắng

Tóm lại, văn học từ những năm 2000 đến nay mang đậm hơi thở của thời đại hội nhập, thể hiện được tiếng nói, suy nghĩ của con người trong bối cảnh đô thị hóa, toàn cầu hóa Những chủ đề, những nhân vật của nó đều là chỉ dấu để nhận diện rõ hơn cuộc sống Việt Nam đương đại

Trong dòng chảy văn chương đang cố gắng hội nhập sâu đó, truyện ngắn nổi lên như một thể loại bền bỉ sức sáng tạo, để lại nhiều dấu ấn nơi bạn

Trang 24

đọc Trước đó truyện ngắn đã chứng kiến những bước ngoặt lớn lao cho sự thể nghiệm nghệ thuật viết với những tên tuổi như Bảo Ninh, Nguyễn Huy Thiệp, Ma Văn Kháng, Nguyễn Quang Thiều, Bùi Hiển, Vũ Tú Nam, Nguyên Ngọc, Nguyễn Quang Sáng, Anh Đức, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Lê Lựu,

Đỗ Chu, Chu Lai, Nguyễn Quang Thân, Lý Biên Cương, Nguyễn Bản, Lê Minh Khuê Thời kì này, các nhà văn bậc thầy về truyện ngắn đó vẫn dùng truyện ngắn như một cách níu chân bạn đọc với những câu chuyện đầy tính

triết luận Hữu Khuynh, Bội phản, Hà Nội lúc 0 giờ,… của Bảo Ninh chẳng

hạn, là những truyện ngắn đầy tinh tế, xúc động về một Hà Nội bình dị, đau thương trong thời chiến

Sang đầu thế kỉ XXI, truyện ngắn tiếp tục nở rộ với sự hiện diện của các cây bút: Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Bình Phương,

Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ, Y Ban, Võ Thị Xuân Hà, Bão Vũ, Nguyễn Thị Phước, Lý Lan, Phạm Ngọc Tiến, Trần Đức Tiến, Văn Cầm Hải, Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Xuân Thủy,…

Mỗi nhà văn với một phong cách khiến bức tranh chung về truyện ngắn

đa dạng, phong phú Truyện ngắn thời kì này mang tính phản tư rất rõ nét, đem đến cho bạn đọc cái nhìn nhiều chiều, nhiều góc cạnh Rõ nhất là khuynh hướng phản tư lịch sử với cái nhìn sâu vào quá khứ để lật xới những vấn đề khuất lấp, còn bị né tránh Bên cạnh đó, đề tài cuộc sống đô thị với hình tượng chính là những người trẻ cô đơn được khắc họa rất sâu đậm Các truyện ngắn

trong Động vật trong thành phố, Ở lưng chừng nhìn xuống đám đông của

Nguyễn Vĩnh Nguyên đã thể hiện nỗi bất an của con người khi bị bủa vây bởi không gian ngột ngạt, tù hãm Tình yêu, tuổi trẻ và khát vọng sống vẫn luôn

là những đề tài được truyện ngắn đề cập với đầy đủ các cung bậc, có hạnh phúc song cũng không ít đau đớn, nhọc nhằn, có thể kể trong tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư, Trang Hạ, Dương Thụy,… Bên cạnh lứa các nhà văn tên

Trang 25

tuổi thì những cái tên Phong Điệp, Trang Hạ, Nguyễn Đình Tú, Nguyễn Xuân Thủy, Phan Việt,… đều có những cách tân làm mới truyện ngắn

Chặng đường gần 20 năm đầu thế kỉ XXI, truyện ngắn nói riêng, văn học Việt Nam nói chung chứng kiến sự vận động mạnh mẽ trên các phương diện đội ngũ sáng tác, đề tài, thị hiếu độc giả Sự vận động ấy vẫn đang tiếp tục diễn ra dưới sự tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 và

xu thế “mở”, “đối thoại” của các nền văn hóa Tuy nhiên, ngay trong sự vận động cũng đã cho thấy những vấn đề đáng nghi ngại Trong bài viết gần đây

về Một vài đặc điểm truyện của người viết trẻ ở thành phố Hồ Chí Minh những năm đầu thế kỉ XXI, tác giả Nguyễn Thị Phương Thúy đã nhấn mạnh

đến một khía cạnh quan trọng, đó là tính chất ảo của thời đại công nghệ đã dẫn đến hiện trạng “đồng phục nhân diện” Con người dần bị “công thức hóa đến tận nơi sâu thẳm nhất trong tâm hồn mình” [18, tr 76] Cũng tác giả này nhận định: văn chương của những người viết trẻ ở đô thị những năm gần đây thể hiện được “chất trẻ, chứa đựng tất cả những nhiệt tình, nhạy bén lẫn cô đơn, hoang mang rất đặc trưng của tuổi đời Đồng thời, nó phản ánh những những dấu vết của thời đại mà tuổi trẻ những thế hệ trước chưa từng biết đến, như ảnh hưởng của toàn cầu hóa, của tốc độ sống và không gian ảo dẫn đến đời sống ảo” [18, tr 79] Rõ ràng, văn học hiện nay đang có nhiều mảnh đất để khai thác, song cũng đang phải đối diện với những băn khoăn về khuôn mặt thật của con người trong thế giới ảo Làm thế nào để con người không đánh mất bản thể của chính mình, đó cũng là câu hỏi mà những người viết văn hôm nay cần đi tìm lời đáp

Những khảo sát trên đây chỉ mới dừng ở mức sơ lược, trong đó chủ yếu dành sự quan tâm cho nội dung phản ánh của truyện ngắn nói riêng, văn xuôi nói chung trong gần hai thập niên đầu tiên của thế kỉ mới Tất nhiên còn nhiều vấn đề mà chúng tôi chưa thể đề cập đến trong luận văn này Trên cơ sở khảo

Trang 26

sát từ diện đến điểm, chúng tôi thực hiện những nghiên cứu tập trung hơn về đối tượng nghiên cứu của đề tài: truyện ngắn Nguyễn Trí

1.2 Nguyễn Trí - từ “phu vàng” đến “phu chữ”

Nguyễn Trí (1956) quê gốc Quảng Bình nhưng sinh tại Bình Định Nếu tính về tuổi đời, Nguyễn Trí đến với văn chương muộn, nhưng đã sớm khẳng định được tiếng nói riêng biệt

Như đã nói ở trên, cái tên Nguyễn Trí ban đầu khiến người đọc tò mò chính bởi bản lai lịch có một không hai Cuộc đời đối với Nguyễn Trí là một cuộc hành trình qua nhiều vùng đất, nhiều bến bãi Từ nhỏ, ông đã quen với

sự dịch chuyển khi cha ông vốn là lính của Ngô Đình Diệm, sau đó làm lính cho nền đệ nhị cộng hòa nên thường xuyên bị điều động Năm 17 tuổi, Nguyễn Trí rời quê hương, mở đầu cho một cuộc trưởng thành đầy sóng gió, đau khổ, ly tán

Hiếm có nhà văn nào từng kinh qua nhiều nghề nhọc nhằn như ông: làm đồ tể, đãi vàng, khai thác trầm hương, chặt củi đốt than, chạy xe ba bánh, nấu đường lậu, cưa kéo, dạy Anh văn, thậm chí từng vướng vòng lao lý,

và cuối cùng chọn sang ngã rẽ làm “phu chữ” Những bãi trầm, bãi vàng là nơi ông buộc phải chọn để mưu sinh, đó cũng là những bãi trầm luân làm nên chất liệu văn chương của ông Cuộc đời thăng trầm, nhiều gian truân

ấy với nhiều người là một điều bất hạnh, nhưng với Nguyễn Trí, “bất hạnh lại là một tài sản”

Dù trước đó từng công bố khá nhiều truyện trên các báo, nhưng phải đến khi được xướng danh với giải thưởng cao nhất của Hội Nhà văn Việt

Nam năm 2013 cho tập truyện ngắn Bãi vàng, đá quý, trầm hương, cái tên

Nguyễn Trí mới thật sự được chú ý Đó là kì tích đối với riêng ông, cũng là kì tích của văn chương đương đại Bởi Nguyễn Trí có xuất phát điểm thấp, như cách nói của ông là “ngoi lên từ đáy” Từ đây, Nguyễn Trí được xếp vào dạng

“hiện tượng”, kiểu như Mạc Can hay Ngô Phan Lưu trước đó

Trang 27

Sau Bãi vàng, đá quý, trầm hương, Nguyễn Trí lần lượt xuất bản tập Đồ

tể, Bay cao thì mặc bay cao, Ảo và sợ, Ngụy, Tuổi thơ không có cánh diều và

tiếp tục gây được ấn tượng với bạn đọc

Sở trường truyện ngắn, nhưng Nguyễn Trí cũng thử sức và ít nhiều được

chú ý với tiểu thuyết Bụi đời và thục nữ xuất bản năm 2017 Tác phẩm này một

lần nữa khẳng định phong cách “bụi” của Nguyễn Trí, với những câu chuyện “từ quán nhậu ra đời, từ đời quay trở lại quán nhậu” (Nguyễn Quang Lập)

Gần đây nhất, Nguyễn Trí cho ra mắt cuốn Trí khùng tự truyện Nguyễn Trí từng coi văn chương là nơi để ông giãi bày suy nghĩ, cảm xúc, Trí khùng tự truyện có thể coi là lời giãi bày rút ruột rút gan của ông Cuốn tự

truyện này giúp người đọc hiểu rõ hơn toàn bộ tác phẩm của Nguyễn Trí

Nhìn chung, sáng tác của Nguyễn Trí tập trung phản ánh đời sống của những con người dưới đáy xã hội, nơi mà ông vẫn gọi là “Bến tắm ngựa” Gắn với cái bến ấy là những nghề nghiệp mới nghe đã thấy hãi hùng: lâm tặc,

đồ tể, phu vàng, phu trầm, hốt cốt, nhảy tàu vận chuyển hàng lậu Thế giới bần cùng ấy sống, hít thở, yêu đương, sinh con đẻ cái… trong lao động cực nhọc, hiểm nguy bủa vây, thiện ác lẫn lộn Chính giọng điệu lạ, những nhân vật hoang dã, bụi bặm trong cõi hỗn mang, xô bồ khuất lấp của cuộc sống gần như “ngoài vòng pháp luật” được Nguyễn Trí mô tả rất sinh động đã mang lại cho tác phẩm của ông sức lôi cuốn và nét riêng không trộn lẫn [8]

Sau một số thành công, đến nay Nguyễn Trí vẫn tiếp tục rong ruổi trên con đường của mình Ánh hào quang nào hẳn cũng có hai mặt của nó Có thể

nó tiếp thêm cho ông niềm hứng khởi, sự lạc quan và những chất liệu tươi vui hơn, ngược lại, cũng có thể là một áp lực, song dù ở mặt nào của ánh hào quang, chúng tôi tin, chọn làm “phu chữ” ở chặng cuối cuộc đời, có lẽ Nguyễn Trí cũng mong mỏi đưa các nhân vật của ông - những con người cùng xuất thân ở bến tắm ngựa như ông, tìm được đường về bến thiện

Trang 28

So với những cây bút đã nhắc đến ở trên, Nguyễn Trí là một cái tên hoàn toàn khác biệt, thậm chí có vẻ “lạc lõng” nếu xếp ông vào thời đại @ Điều này được minh chứng qua lời kể của nhà văn Hồ Anh Thái nhân giới thiệu tập

Bãi vàng, đá quý, trầm hương: “Thời gian đầu, ông ra tiệm cà phê Internet ngồi

viết luôn trên máy của tiệm Viết luôn vào ô trống để viết thư Về mặt kĩ thuật, khi cắt dán truyện ấy vào một văn bản Words thông thường, tôi phải rất mất thời gian để chỉnh lại, sửa từng cái dấu phẩy bị đập cách đứt rời ra May mà những truyện ngắn ấy có chất, nó đủ sức giữ cho người biên tập ở lại chia sẻ chứ không

bỏ đi Nó đáng để cho người biên tập dụng công Và bây giờ, đáng để cho độc giả bỏ thời gian để đọc” [56, tr 6-7]

Xét về nội dung, văn Nguyễn Trí cũng không trượt ra khỏi mối quan tâm

về cuộc sống đương đại, nhưng cái khác là ông đã len lỏi vào các ngóc ngách phố xá hoặc thôn quê, và nhất là những vùng đất dữ, để kể những câu chuyện thuộc về ông hoặc thân thuộc với ông - đó là chuyện của những người dưới đáy

xã hội theo cái cách chân chất, mộc mạc nhất Truyện của Nguyễn Trí tập hợp được một hệ thống các nhân vật hoàn toàn không trùng lặp với bất kì ai: chuyện

về những tay đồ tể, phu vàng, phu trầm, gái bán hoa, người lao động nghèo, thậm chí kẻ nghiện ngập, đề đóm, tù tội Bối cảnh của hầu hết các câu chuyện đều sống động, thô ráp, thậm chí vô cùng khốc liệt: các làng quê Nam bộ, chốn rừng thiêng nước độc, các bãi vàng, đá quý, quán xá, tàu xe

Về phương diện đề tài, có thể nói Nguyễn Trí là một trong số rất ít nhà văn tiếp tục mạch đề tài về những con người vẫn bị coi là tứ chiếng giang hồ vốn khá phổ biến trong sáng tác của nhà văn Nguyên Hồng Nguyên Hồng từng có những năm tháng kiếm sống cơ cực và phải va chạm với đủ loại người ở đất cảng Hải Phòng Điều ấy lí giải vì sao văn chương ông luôn ngồn ngộn chất liệu của cuộc sống lao động Những nhân vật của Nguyên Hồng như: Tám Bính, Năm Sài Gòn, Gái Đen, lão La, mẹ La, mẹ Nghĩa, cụ Cam, cụ Ước, Bảy Hựu, ông Dâng, cụ Xim, bà Quất, Thanh, Xim hầu hết là những tay giang hồ anh

Trang 29

chị hoặc những người bị bần cùng hóa, thậm chí tha hóa bởi hoàn cảnh, nhưng vẫn luôn mong mỏi được vượt lên số phận để làm lại cuộc đời Kiểu nhân vật như vậy có thể thấy rất nhiều trong sáng tác của Nguyễn Trí

Bên cạnh đó, một trong những đề tài được Nguyễn Trí đề cập khiến nhiều người quan tâm là về trầm hương Rất nhiều bạn đọc lần đầu tiên biết đến trầm hương và công việc của những phu trầm qua truyện của Nguyễn Trí Trên thực tế, đề tài về trầm hương đã từng xuất hiện từ năm 1943, trong

truyện ngắn Ngậm ngải tìm trầm của nhà văn Thanh Tịnh Tuy nhiên, câu

chuyện được Thanh Tịnh kể mang đậm màu sắc tâm linh, gắn với những đồn đoán về sức mạnh phi thường của ngải Công việc tìm trầm vô cùng gian nan, không phải ngày một ngày hai mà có khi hàng tuần hàn g tháng mới tìm thấy, chưa kể phải đối mặt với vô vàn hiểm nguy chốn rừng thiêng nước độc Tương truyền, nếu ngậm ngải đi tìm trầm sẽ giống như đeo bùa thiêng có sức mạnh huyền bí Nhưng ngải chỉ linh nghiệm trong ba tháng mười ngày, nếu quá thời gian ấy, người ngậm ngải chưa trở về nhà nhả ngải ra thì thì người ấy

sẽ mọc lông, trổ vuốt, thêm nanh và hóa ra hổ thật

Còn truyện Trầm hương của Nguyễn Trí hoàn toàn là những trải

nghiệm thực tế của chính nhà văn về hành trình đi tìm trầm, mà trong hành trình đó, ai cũng có ý thức về sự mong manh của sự sống Dù cách triển khai

đề tài hoàn toàn khác nhau song qua đó có thể thấy, Nguyễn Trí hẳn đã dành

sự quan tâm cho sáng tác của các nhà văn tiền bối Ông đã góp phần làm sống lại những câu chuyện, những số phận tưởng như đã bị lãng quên từ lâu lắm

Văn Nguyễn Trí không chỉ cho thấy sự vãn hồi đối với những tư liệu văn học quá khứ mà ông còn chứng minh sự nhập cuộc của mình với đời sống văn học đương đại bằng những câu chuyện nóng hổi, cập nhật, đậm tính thời sự

“Những câu chuyện Trí kể có thể gặp rất nhiều trong các trang báo, nhất là báo

về pháp luật và an ninh Nhưng các câu chuyện báo chí đó đơn thuần thông tin cho người đọc cái vừa xảy ra Có nhiều người mới vào nghề non tay đã chỉ thông

Trang 30

tin một chuyện đọc vậy để biết vậy Đơn thuần thông tin (chữ Hồ Anh Thái hay dùng) không hề có trong truyện ngắn Nguyễn Trí Trí có vô số thông tin và đã biến thông tin đó thành thế giới tưởng tượng của riêng anh để truyện nào cũng có nhân vật rõ tới sờ thấy được và tình huống truyện rất kì lạ và cái quan trọng là cảm xúc nhân văn tràn đầy ở người viết biến cái thông thường thành cảm xúc chung lớn lao” [57, tr 6] Nguyễn Trí viết nhiều và suy ngẫm nhiều về những tệ nạn trộm cắp, giết người, đề đóm, cờ bạc, rượu chè, nghiện ngập và hệ lụy của những tệ nạn đó Ông thấy đám giang hồ bến bãi vì tiền mà coi rẻ sinh mạng của

kẻ làm thuê, thấy những người đàn ông chìm trong rượu khiến gia đình li tán, vợ con nheo nhóc; thấy những cô gái nông thôn nông nổi, lụy tình mà đánh mất tuổi trẻ; thấy những người phụ nữ đang tràn trề sức xuân nhưng phải kìm chế bản năng; thấy những bậc cha mẹ bạc đầu vì con cái sa đọa; thấy những đứa trẻ vị thành niên vì không được kèm cặp mà học hành dở dang, dẫn đến phạm tội Nguyễn Trí còn thể hiện mối quan tâm đến cả những vấn đề mang tính nhân sinh nhức nhối: bệnh thành tích học đường, nạn bạo hành gia đình, sự hủy hoại môi trường (vì thiếu hiểu biết và để thỏa mãn lòng tham lam, ích kỉ của con người) Điều ấy cho thấy Nguyễn Trí không “nhà quê” chút nào Một người từng mơ mộng đàn hát văn chương, từng làm thợ, từng dạy Anh văn, chắc hẳn không thể thờ ơ với những sự kiện đương thời liên quan đến cả cộng đồng

Về phương diện ngôn ngữ, Nguyễn Trí cũng đã ghi những dấu ấn cá nhân góp phần đa dạng hóa ngôn ngữ truyện ngắn đương đại Những trang văn của ông, “khi thì hào sảng một tinh thần phóng khoáng trượng nghĩa, khi thì đậm chất lãng mạn với những mối tình say đắm mà thoáng qua, khi lại thoảng một nỗi nhớ quê da diết của những kẻ tha hương Và rất nhiều khi, lại

ảm đạm nỗi oan trái của cuộc đời và kiếp người, những tranh chấp khốc liệt

và cả những giọt nước mắt hối hận trước tình chiến hữu, trước tình yêu trong sáng, trước sự tàn diệt thiên nhiên Câu văn cứ thế tuôn trào từ những rung động và nghĩ suy chân thành nhất, ngồn ngộn sự sống và đậm chất địa

Trang 31

phương trong ngôn ngữ, lối nói, giọng điệu, Và đó cũng chính là điều làm nên nét duyên Nam Bộ cho văn xuôi Nguyễn Trí” [14, tr 6]

Nếu đánh giá một cách khách quan, truyện ngắn Nguyễn Trí chưa có nhiều cách tân trong lối viết, thậm chí một số truyện vẫn viết theo lối “bản năng” Nhưng có lẽ chính vì “bản năng”, nên văn Nguyễn Trí vẫn giữ được nét hồn nhiên, chân chất, ít dựa dẫm vào kĩ thuật, đặc biệt, với một đối tượng thẩm mĩ riêng biệt, sáng tác của ông như một món ăn “nhà quê” độc lạ kích thích “vị giác” của người thưởng thức, giúp họ đổi vị và có thêm một góc nhìn khác về hiện thực Đó là yếu tố để nhận diện vị trí của Nguyễn Trí trong thế hệ các cây bút truyện ngắn đương đại, cũng là đóng góp của nhà văn này cho tiến trình hiện đại hóa của văn học Việt Nam

1.3 Nguyễn Trí và quan niệm về con người, về nghệ thuật

1.3.1 Quan niệm về con người

Nguyễn Trí không có những phát biểu hoàn chỉnh về quan niệm của ông đối với con người Quan niệm ấy được lồng ghép vào trong tác phẩm, tập trung ở các phương diện sau:

Thứ nhất, Nguyễn Trí đặc biệt trân trọng, đề cao cái đẹp

Cái đẹp ở đây bao gồm cả hình thức và cốt lõi bên trong Một điểm dễ nhận thấy là nhân vật nữ trong truyện Nguyễn Trí hầu hết đều thuộc loại “sắc nước hương trời” Phụ nữ, với Nguyễn Trí, như một sự mặc định, luôn gắn liền với cái đẹp trực quan, còn ở tầng sâu của tiềm thức, tương ứng với sự cứu rỗi Ông xót xa khi cái đẹp bị vùi dập hoặc rơi vào cảnh ngộ “hoa nhài cắm bãi cứt trâu”; có khi lại “kính nhi viễn chi” trước cái đẹp, đồng thời tin vào sự tồn tại của cái đẹp ngay cả khi đời sống đầy những nhọc nhằn, bụi bặm, bi ai

Nhưng quan trọng hơn cả, Nguyễn Trí luôn đề cao vẻ đẹp tinh thần Nhiều nhân vật chính của ông, dù phong trần, gió bụi, dù bị dòng đời xô đẩy, quăng quật, vẫn giữ được những phẩm chất quý: tự trọng, nghĩa hiệp, thương người

Trang 32

Thứ hai, tin vào luật nhân quả

Sáng tác của Nguyễn Trí, có những truyện, bị coi là hơi “sến sẩm” bởi ông cố gắng chọn ra một kết thúc tương đối dễ chịu mà chúng ta vẫn quen gọi

là kết thúc có hậu Điều ấy cũng dễ lí giải, bởi Nguyễn Trí tin vào luật nhân quả - hiểu theo nghĩa giản dị nhất: kẻ làm điều xấu ắt sẽ phải chịu hậu quả (theo cách này hay cách khác), những người tốt ít nhiều cũng sẽ gặp may mắn hoặc được giúp đỡ

Thứ ba, nỗ lực vun đắp mầm thiện nơi con người

Trong hầu hết các sáng tác của mình, Nguyễn Trí rất quan tâm đến vấn đề làm thế nào để giúp cho con người vượt lên số phận của chính họ Ông cho rằng:

“Cái tốt, cái đẹp của con người đôi khi không phải từ học vấn, ngoại hình hay công việc họ đang làm mà chính là bản chất bên trong, ngay cả khi ngoại hình họ

xù xì gai góc” [27]

Ông không cố gắng xây dựng các tình huống để minh chứng cho sự đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, mà cho thấy hai mặt đối lập ấy tồn tại hiển nhiên trong đời sống, và ở bến tắm ngựa, có những khi cái ác mang tính “trội”, nó len lỏi trong các ngóc ngách tâm hồn, khiến con người ta hung hãn, giận dữ, ngu muội, dẫn đến những toan tính nghiệt ngã, thậm chí lừa lọc, giết chóc Thừa nhận phải sống chung với cái ác, Nguyễn Trí cũng kiên trì với quan niệm: “Cuộc sống đôi khi có những bóng trên đời, trông thật là vô nghĩa Nhưng sự sống cũng

vô cùng mãnh liệt Vì sao? Vì trong ai cũng có một hi vọng vào ngày mai Ai cũng tin ngày hôm sau sẽ tươi sáng hơn hôm nay, nên những chiếc bóng vẫn cứ vật vờ hiện diện” [57, tr 278] Vì lẽ đó, dù kể lại những câu chuyện vật lộn giằng co khốc liệt của đời sống mưu sinh, văn chương Nguyễn Trí không kích thích sự tò mò chờ đợi những kết cục đậm chất drama, trái lại, vẫn có thể tìm thấy những khoảng lặng, dù không đẹp miên man nao lòng, nhưng đủ để con người ta còn biết tin vào lẽ sống, đúng như ông từng tâm niệm: Điều lớn lao nhất

Trang 33

mà tôi rút ra là “chính cái khổ và cái nghèo sẽ làm nhân cách người ta lớn lên một cách không ngờ, nếu họ biết phục thiện”

1.3.2 Quan niệm về nghệ thuật

Ở Nguyễn Trí, quan niệm về con người và quan niệm về sáng tạo nghệ thuật gần như đi đôi với nhau, bởi phần lớn chất liệu làm nên văn chương của ông là toàn bộ cuộc đời ông Thậm chí, người ta coi Nguyễn Trí là kiểu nhà văn “vặn mình ra để viết” Chính Nguyễn Trí từng chia sẻ: “Những sáng tác của tôi hầu hết là viết lại những đoạn đời cơ cực mà mình đã trải qua Tất cả những nghề nghiệp, quãng đời đó đã cho tôi những va chạm thực sự với

cuộc sống và con người Đó là vốn liếng của tôi” (Lời tựa cuốn Trí khùng

tự truyện)

Đối với công việc sáng tạo nghệ thuật, Nguyễn Trí vừa say mê, vừa nâng niu Qua các bài trả lời phỏng vấn báo chí và qua chính các tác phẩm của ông, quan điểm sáng tác của Nguyễn Trí có thể được quy về bốn điểm:

Trước hết, viết văn để sống và để trang trải tâm hồn “Ở Việt Nam ta

để sống được với nghề văn, có mấy người? Nhưng nhu cầu của tôi không lớn, vài ngàn bạc cũng sống được Bây giờ tôi không còn việc gì làm nữa, ngoài việc viết văn để phụ thêm cùng vợ Kể ra cũng sống được” [6] Ông cần tiền

để trang trải cuộc sống vốn đã quá nhiều gánh nặng, đồng thời “viết ra được những gì ứ trong đầu, tôi thấy thoải mái” [6], như vậy, văn chương giúp Nguyễn Trí giải quyết được hai vấn đề căn cốt: mưu sinh và tinh thần, nhưng

có lẽ, vượt lên cả giá trị về mặt kinh tế, Nguyễn Trí ngày càng trân trọng nghề viết khi tự coi mình như người nông dân, người thợ rừng, “cái cày, cày mãi,

lưỡi sẽ bén lên, sáng lên Trong truyện Đá quý tôi viết: Đừng nghĩ cát là bỏ đi

Hãy tưởng tượng một con trai há miệng kiếm ăn thì một cục cát tình cờ vương lại và từ đó sự tình cờ làm nên sự kì diệu” [6] Trên thực tế, Nguyễn Trí đã tự mang lại điều kì diệu cho mình, mà nếu không theo nghề viết, chắc hẳn ông vẫn còn đang lặn lội đâu đó trong các bãi trầm luân

Trang 34

Thứ hai, khi đã làm nghề, Nguyễn Trí luôn có ý thức về sự đổi mới Có

thể thấy được điều này qua phát biểu của ông trong một cuộc họp báo: “Tôi đọc nhiều, từng đi từ Nam ra Bắc gặp gỡ giới đọc sách và nhận thấy những gì người ta đọc mình cũng đã đọc cả, và cũng cùng nhau kể về những tâm đắc, phê phán cái này thích thú cái kia Tôi đọc để học cách khai thác yếu tố nội tâm của nhân vật Tôi hiểu cái sự đọc rất quan trọng đối với sự nghiệp một nhà văn Với tôi, tôi biết mình phải có ý thức không để sự nhàm chán đến với người đọc văn mình” [8]

Rất nhiều bạn đọc băn khoăn vì sợ viết nhiều tác phẩm, viết nhiều về một kiểu đối tượng, Nguyễn Trí sẽ cạn vốn, nhưng với Nguyễn Trí, “đời sống đang luân chuyển Tôi không chỉ viết về cuộc đời mình” Trước sự quan tâm

và đòi hỏi ngày một khắt khe hơn của độc giả, Nguyễn Trí ngày càng nắn nót hơn với nghề cầm bút: “Tôi không viết một tuần một cái nữa Tôi viết nửa tháng một truyện ngắn, kĩ càng hơn, cẩn thận hơn Tôi sẽ viết thành hai thể loại: Một cái thuộc về những gì tôi trải nghiệm Cái kia viết về những gì tôi gặp trên đường” [6]

Thứ ba, đề cao tính hiện thực Văn Nguyễn Trí có thể nói là thứ văn

thấm đẫm tinh thần hiện thực, bởi các câu chuyện đều gắn với chính ông, với

những người xung quanh ông, với xã hội mà ông đang sống “Người điên không biết nhớ có phải vốn của tôi đâu? Khóc không thành tiếng là bi kịch

của tụi nhỏ bên trường gần nhà tôi, chúng yêu nhau sớm quá Toàn những chuyện tôi nhìn thấy trước mắt và tôi viết ra” [6] Rõ ràng, đời sống hiện thực nóng hổi là bối cảnh, là chất liệu, là tiêu chí hướng tới của văn chương Nguyễn Trí

Thứ tư, về vai trò của văn chương Nguyễn Trí quan niệm “tác phẩm

phải làm được một cái gì đó cho xã hội”[8] và “rất nhiều người lớn lên trong kiêu hãnh, nhưng nếu thiếu đi sự thấu hiểu người khác thì sự thấu hiểu đó phần nào cũng không còn “thiện” nữa Với tôi, đơn giản, văn chương phải

Trang 35

khiến con người trở nên hướng thiện” (Lời tựa cuốn Trí khùng tự truyện) Mỗi số

phận, mỗi câu chuyện được Nguyễn Trí kể lại, luôn cố gắng tìm đến cái đích cuối cùng là tính thiện

Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Trí không mới, đó hoàn toàn là sự tiếp nối những tư tưởng sáng tạo tích cực từng được thể hiện trong sáng tác của rất nhiều nhà văn đi trước, song được khúc xạ qua những lăng kính khác nhau, tạo nên những sản phẩm nghệ thuật mang dấu ấn riêng của người sáng tạo

Tiểu kết chương 1

Chúng tôi dành khoảng ½ dung lượng của chương 1 để khái quát diện mạo văn học việt Nam từ đầu thế kỉ XXI đến nay từ các phương diện: đội ngũ tác giả, hệ thống đề tài, nhân vật, thể loại Trong thể loại, chúng tôi tập trung phản ánh những đặc điểm nổi bật của truyện ngắn Đặt sáng tác của Nguyễn Trí trong dòng chảy khá sôi động của truyện ngắn Việt Nam nói riêng, văn học Việt Nam nói chung từ đầu thế kỉ XXI đến nay, chúng tôi muốn nhận diện vị trí và những đóng góp của nhà văn này So với rất nhiều cây viết khác, Nguyễn Trí đến với văn chương muộn và xuất phát điểm khá khiêm tốn, song

đã sớm tìm thấy cho mình một chỗ đứng riêng

Phần còn lại của chương 1, chúng tôi dành tìm hiểu quá trình sáng tác của Nguyễn Trí gắn liền với quan niệm về nghệ thuật, về con người của ông Trong đó đăc biệt nhấn mạnh đến những trải nghiệm cá nhân vốn là chất liệu làm nên văn chương Nguyễn Trí

Nhìn chung, dù xuất hiện muộn song Nguyễn Trí đã có những thành tựu nhất định, được bạn đọc đón nhận, thậm chí được đánh giá là một “ca lạ” trên văn đàn Việt Nam đương đại Những trang viết của Nguyễn Trí gợi nhắc

đến tác phẩm của Nguyên Hồng những năm 40-60 thế kỉ trước (như Bỉ vỏ, Những ngày thơ ấu ) Từ Nguyên Hồng đến Nguyễn Trí, dù cách nhau mấy

Trang 36

thập kỉ song cùng có mối quan tâm chung đối với những con người lao động bình thường nhưng có số phận rủi ro, bất hạnh, hay nói khác đó là những con người nhỏ bé, dưới đáy xã hội Rõ ràng, người nghèo, người lao động, ở xã hội nào, thời đại nào, vẫn có nỗi khổ chung Sự tiếp nối mạch đề tài về con người nhỏ bé trong văn học Việt Nam cho thấy điểm khác biệt của Nguyễn Trí so với các nhà văn hiện nay Từ quan điểm của một người đương thời, Nguyễn Trí nhìn nhận bức tranh xã hội mình vừa chua xót, giễu nhại, vừa đau đớn, thương cảm, vừa thấu hiểu và cố gắng giữ đến cùng niềm tin vào khả năng hướng thiện

Trang 37

Chương 2

NHỮNG MẢNH GHÉP SỐ PHẬN TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN TRÍ

2.1 Nhận diện nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Trí từ góc độ giới

Lý luận văn học ngay từ đầu đã khẳng định vai trò của nhân vật đối với tác phẩm văn học, nó được xem là “khái niệm trung tâm để xem xét sáng tác của một nhà văn, một khuynh hướng, trường phái hoặc dòng phong cách”[4,

tr 251] Mỗi nhà văn đều có một vài kiểu loại nhân vật đặc trưng của mình Thực tế cho thấy, có không ít tác phẩm văn học thành công nhờ vào nghệ thuật xây dựng nhân vật, thậm chí có những nhân vật đã vượt ra khỏi phạm vi của một tác phẩm, trở thành kiểu nhân vật điển hình cho một xã hội, một giai

đoạn lịch sử, chẳng hạn: nhân vật Pavel trong Thép đã tôi thế đấy của nhà văn Nikolai A.Ostrovsky, Xuân tóc đỏ trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, Chí

Phèo trong truyện cùng tên của Nam Cao,

M Bakhtin đã chỉ ra hai yếu tố quy định tương quan “nhân vật - tác giả” như sau:

Thứ nhất, lập trường của tác giả trong quan hệ với nhân vật;

Thứ hai, bản chất thể loại của tác phẩm

Tùy vào hệ thống nghệ thuật của nhà văn dẫn đến có các mức độ tự do khác nhau của nhân vật với tác giả: mức tối đa: nhân vật đối lập và đối thoại với tác giả; mức tối thiểu: nhân vật và tác giả mang các nét chung về tư tưởng, tác phẩm trở thành tấm gương soi những tìm tòi về tinh thần của nhân vật, cũng là những bước đường tư tưởng của nhà văn [4, tr 250] Với trường hợp Nguyễn Trí, chúng tôi nhận thấy mức độ tự do của nhân vật với chính tác giả

ở mức tối thiểu, tức có sự song hành, đồng hành, tương cận, thậm chí trùng khít về mặt tư tưởng

Trang 38

Để nhận diện rõ hơn nhân vật trong văn học, cần đến sự phân loại nhân vật Nếu căn cứ vào vai trò của nhân vật, có thể phân thành nhân vật chính - phụ; hoặc gắn với thể loại văn học, có thể phân biệt: nhân vật trữ tình, nhân vật tự sự, Từ góc độ loại hình, có thể có nhân vật chức năng, nhân vật tư tưởng, nhân vật tính cách Sự phân loại nói trên rất đa dạng và cũng mang tính tương đối

Nhân vật trong truyện Nguyễn Trí đại đa số gắn với bến tắm ngựa Đó vừa là không gian hiện thực vừa là không gian mang tính biểu trưng cho sự nghèo khổ, đói rách, cơ hàn trần trụi Bến tắm ngựa tập hợp những người khổ cực nhất trần đời [56, tr 6], nó dễ khiến người ta liên tưởng đến xóm bãi giữa chân cầu Long Biên - đều là những nơi sặc sụa mùi nghèo khó, tha phương cầu thực Bản thân Nguyễn Trí cũng như hầu hết các nhân vật của ông đều xuất thân từ bến này hoặc đang ngụp lặn trong đó Họ là những tay giang hồ sống ở lằn ranh pháp luật, hay những người nghèo làm đồ tể, chạy xe ôm, phu vàng, gái ôm, thậm chí sinh ra cướp giật, nghiện ngập Tất cả họ, bị cái nghèo đeo đuổi, buộc phải bán thân nuôi miệng, hoặc sa vào chỗ “kiếm tiền

xà xẻo từ đền bù đất đai đến móc ngoặc lừa đảo, cho vay hụi hoặc hiến thân hòng kiếm chỗ dựa sống qua ngày” (Lê Minh Khuê) Thế giới của những con người cùng đinh bạch ốc khuất sau cái hào nhoáng, lấp lánh của một xã hội hiện đại Nó là sân khấu, cũng là nhân vật trong truyện của Nguyễn Trí

Ý thức được nhu cầu về sự đổi mới để tránh cho người đọc sự nhàm chán, Nguyễn Trí còn “thử nghiệm” viết về lớp nhân vật “con ông cháu cha”, chủ yếu từ

cảm hứng phê phán giễu nhại (Truyện Yêng hùng của tôi và tập Ngụy), đặc biệt trong tập Ngụy “bạn đọc sẽ bắt gặp các kiểu tiến thân của quan chức và con cháu,

có sự va đập giữa tư duy nông dân Việt Nam và cách toan tính bán mua của người nước ngoài dưới nhãn mác “lấy chồng ngoại”, có cả thao tác “bắn hình lên

Trang 39

facebook” - chỉ dấu cho thấy Nguyễn Trí luôn thở cùng hơi thở của đời sống đương đại - nơi mà bạn đọc yêu mến ông đang chờ đợi [8]

Nghiên cứu thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Trí, chúng tôi lựa chọn phân loại nhân vật từ góc độ “giới” Ở đây, chúng tôi quan niệm mỗi giới có những đặc trưng, tính chất khác nhau từ bình diện sinh học tự nhiên đến bình diện văn hóa, xã hội và có giá trị ngang nhau [49, tr 313] Chúng tôi không đi sâu vào diễn ngôn giới hay “ý thức phái tính” mà chỉ sử dụng giới theo nghĩa cơ bản ban đầu của nó (giới tính) để chỉ ra các kiểu nhân vật chính trong sáng tác của nhà văn Nguyễn Trí

Trên quan điểm nhị phân giới tính truyền thống, nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Trí gồm hai loại: nhân vật nam - nhân vật nữ Đây đó trong vài truyện có sự xuất hiện thấp thoáng của kiểu nhân vật thuộc giới tính thứ ba

như Tuấn bóng (Chuyện ở quán bánh canh), tuy nhiên kiểu nhân vật này rất ít

và không rõ nét, vì vậy, chúng tôi không bàn đến trong luận văn này

Sự phân chia nói trên có vẻ đơn giản và hiển nhiên, chúng tôi cho rằng đây là sự lựa chọn phù hợp vì hai lí do sau:

Thứ nhất, việc phân loại nhân vật theo giới giúp chúng tôi có một góc nhìn mới, riêng biệt so với một số nghiên cứu trước đó về Nguyễn Trí (xem xét nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Trí từ phương diện loại hình)

Thứ hai, sự khu biệt về mặt tính cách, ngôn ngữ, hành động của nhân vật nam và nữ ở truyện Nguyễn Trí rất rõ nét Nhìn từ góc độ giới, cho phép chúng tôi thấy được nhân vật với những đặc điểm người nhất, bản năng nhất,

từ đó lí giải một cách hợp lí cho hành vi, hành động của nhân vật, đồng thời đánh giá được thái độ ứng xử của Nguyễn Trí đối với từng giới hay nói cách khác là nhận diện mối quan hệ giữa nhà văn và đối tượng mà anh ta miêu tả

Giới tính ở đây còn ít nhiều được nhìn nhận như một phạm trù thuộc

về thi pháp nhân vật

Trang 40

2.2 Sự khẳng định khí chất nam giới

2.2.1 Sự khẳng định nam tính trong môi trường nghiệt ngã

Chất nam tính của các nhân vật nam trong truyện Nguyễn Trí được bộc

lộ ngay từ tên gọi: Thành, Hùng, Hoàng, Hiếu, Sơn, Dũng, Minh, , thậm chí một cái tên hơi mềm mại một chút là Trần Hoài Ngọc ngay lập tức được tác giả gia công để mang hơi hướng của các nhân vật trong truyện kiếm hiệp Tàu: Ngọc Liên Thành

Những cái tên đơn thuần nói trên đã nhuốm màu sắc bụi bặm bằng cách ghép với biệt danh: Thành Bụi, Thu Râu, Minh Tàn, Hoàng Má đỏ, Dũng Voi, Bằng Chột Đa số họ đều là những kẻ có xuất thân không may mắn, phải phiêu bạt giang hồ, thậm chí không ít trong số đó tâm hồn đã “chai sạn vì di chuyển” [56, tr 48]

Ngoài cách đặt tên nhân vật, quan niệm về nam tính của Nguyễn Trí chủ yếu thể hiện ở chỗ đề cao “sức mạnh hành động” của nhân vật (chữ dùng của Trần Văn Toàn) Có thể xem đây là một đặc trưng quan trọng trong cấu trúc nam tính của nhân vật [55, tr 42]

Trong một nghiên cứu khá chi tiết về diễn ngôn giới tính và thi pháp

nhân vật qua trường hợp của Dũng trong Đoạn tuyệt, tác giả Trần Văn Toàn

đã có những tổng kết sơ lược như sau: về cơ bản, những nghiên cứu về nhân học cho thấy: “ở phần lớn các nền văn hóa, sự phân chia nam tính và nữ tính gắn liền với cái gọi là sự lưỡng phân gia đình và xã hội (domestic-public dichotomy/ private - public contrast) Theo đó, nữ tính chủ yếu tồn tại trong không gian của gia đình, nam tính chủ yếu được nhận diện trong không gian

xã hội, cộng đồng Mã văn hóa này cũng đồng thời là một trong những mã phổ biến chi phối đến thi pháp xây dựng nhân vật” [55, tr 42]

Nếu soi xét từ lập luận này thì trong các truyện ngắn thuộc hai tập Bãi vàng, đá quý, trầm hương và Đồ tể, nhân vật nam gần như mặc định được gắn

với các không gian bên ngoài: không gian tha phương, hành trình phiêu bạt

Ngày đăng: 05/06/2018, 16:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w