1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thế giới nhân vật trong truyện viết cho thiếu nhi của nguyễn huy tưởng

87 486 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 1,24 MB

Nội dung

Điều đáng ghi nhận là khi nghiên cứu tác phẩm Nguyễn Huy tưởng, các tác giả khảo sát tư liệu, gắn tác phẩm với bối cảnh thời đại, hoàn cảnh sáng tác tại thời điểm cụ thể để thấy được ý n

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LẠI THỊ MAI HƯƠNG

THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN VIẾT CHO THIẾU NHI

CỦA NGUYỄN HUY TƯỞNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM

HÀ NỘI, 2018

Trang 2

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LẠI THỊ MAI HƯƠNG

THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN VIẾT CHO THIẾU NHI

CỦA NGUYỄN HUY TƯỞNG

Chuyên ngành: Văn học việt nam

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Hà Nội ngày 30 tháng 3 năm 2018

Người viết luận văn

Lại Thị Mai Hương

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 NHỮNG DẠNG NHÂN VẬT PHỔ BIẾN TRONG VĂN HỌC VIẾT CHO THIẾU NHI 9

1.1 Nhân vật trong văn học 9

1.2 Những dạng nhân vật thường xuất hiện trong văn học viết cho thiếu nhi 17

Chương 2 NHỮNG DẠNG NHÂN VẬT TIÊU BIỂU TRONG TRUYỆN VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA NGUYỄN HUY TƯỞNG 24

2.1 Dạng nhân vật thường xuất hiện trong các truyện dân gian viết lại 24

2.2 Dạng nhân vật thường xuất hiện trong các truyện viết về đề tài lịch sử 40

Chương 3 PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA NGUYỄN HUY TƯỞNG 47

3.1 nghệ thuật xây dựng nhân vật 47

3.2 không gian nghệ thuật 68

KẾT LUẬN 76

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 79

Trang 5

1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

1 Văn học có vai trò quan trọng trong việc giáo dục nhân cách trẻ em cả về đạo đức, trí tuệ và tình cảm thẩm mĩ Trên thế giới, các tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi

đã xuất hiện từ rất xa xưa Nhiều sáng tác trở thành tác phẩm kinh điển của nền văn học

nhân loại như: Truyện cổ Andersen, Không gia đình của Hector Malot, Những tấm lòng cao cả của Edmondo De Amicis Ở Việt Nam, từ đầu thế kỉ XX bắt đầu xuất

hiện các tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi, nhưng phải từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, mảng văn học thiếu nhi mới chính thức được hình thành Nhắc đến thế hệ nhà văn đặt nền móng cho văn học thiếu nhi Việt Nam hiện đại, không thể không nhắc đến các các tên tuổi như Tô Hoài, Võ Quảng, Đoàn Giỏi, Phạm Hổ…, và đặc biệt là Nguyễn Huy Tưởng Đối với văn học Việt Nam thiếu nhi Việt Nam hiện đại, ông không chỉ là người đặt nền tảng, mà còn là một đỉnh cao cho đến hôm nay

2 Nhân vật văn học là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo gắn liền với ý đồ tư tưởng của nhà văn trong việc nêu lên những vấn đề của hiện thực cuộc sống Bertolt Brecht cho rằng: "Các nhân vật của tác phẩm nghệ thuật không phải giản đơn là những bản dập của những con người sống mà là những hình tượng được khắc họa phù hợp với ý đồ tư tưởng của tác giả" Nhân vật mang chở nội dung phản ánh, tư tưởng, chủ đề của tác phẩm, là nơi kí thác quan niệm về con người, về nhân sinh của nhà văn Ðọc một tác phẩm, đọng lại sâu sắc nhất trong tâm hồn người đọc thường là số phận, tình cảm, cảm xúc của những con người được nhà văn thể hiện Nhà văn Tô Hoài cho rằng "Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết

hết thảy trong một sáng tác" Nhân vật là căn cứ quan trọng giúp người đọc có thể

hiểu được phong cách nghệ thuật và tư tưởng nghệ thuật của nhà văn Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi nghiên cứu tác phẩm cũng như tác gia văn học

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

1 Vài nét về nhà văn Nguyễn Huy Tưởng

Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng sinh ngày 6/5/1912 trong một gia đình nhà Nho tại làng Dục Tú, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc xã Dục Tú, Đông Anh, Hà

Trang 6

2

Nội) Từ trước cách mạng, ông đã tham gia hoạt động Văn hóa cứu quốc, phấn đấu

vì một nền văn hóa dân tộc dân chủ, tiến bộ Nguyễn Huy Tưởng sáng tác nhiều và thành công ở nhiều thể loại: tiểu thuyết lịch sử, kịch, văn học thiếu nhi… Ông khẳng định được tên tuổi và vị trí trong làng văn với những tác phẩm có giá trị về

văn chương và lịch sử: Đêm hội Long Trì, (tiểu thuyết, 1942), An Tư công chúa (tiểu thuyết,1944), Truyện Anh Lục (tiểu thuyết, 1955), Bốn năm sau (tiểu thuyết,1959), Sống mãi với Thủ đô (tiểu thuyết, 1960), Vũ Như Tô (kịch, 1943), Cột đồng Mã Viện (kịch,1944), Bắc Sơn (kịch, 1946), Lũy hoa (kịch, 1960), Ký sự Cao Lạng (truyện kí, 1951) Bên cạnh đó là các tác phẩm cho thiếu nhi được bạn đọc nhỏ tuổi yêu thích như: Cô bé gan dạ (1940), Chiếc bánh chưng (1942), An Dương Vương xây thành ốc (1957), Kể chuyện vua Quang Trung (1959), Tìm mẹ (1960),

Lá cờ thêu sáu chữ vàng (1960)… Năm 1996, ông được Nhà nước truy tặng Giải

thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật đợt đầu tiên

Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng dành trọn đời để sáng tác về các đề tài lịch sử, kháng chiến, về thủ đô Hà Nội Nhà phê bình, nghiên cứu Nguyên An từng nhận định: “Nếu không có Nguyễn Huy Tưởng thì văn đàn hiện đại Việt Nam, nhất là ở mảng lịch sử - truyền thống sẽ vơi đi sự bề thế, vẻ kì vĩ, tráng lệ và chất bi thương hào hùng, mặc dù cạnh ông đã có Tô Hoài, và sau ông, cũng đã có các tác giả đáng

nể như Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Xuân Khánh, Hoàng Quốc Hải, Nguyễn Mộng Giác, Bút Ngữ, Hà Ân, Nguyễn Quang Thân…” Các nhà nghiên cứu cũng khẳng định vai trò quan trọng của Nguyễn Huy Tưởng trong mảng sáng tác cho thiếu nhi, coi ông là một trong những người đặt nền móng cho văn học thiếu nhi Việt Nam Năm 1940, Nguyễn Huy Tưởng bắt đầu viết những truyện ngắn đầu tiên cho thiếu

nhi trong loạt sách "Hoa xuân" Sáng tác cuối cùng của ông, truyện Lá cờ thêu sáu chữ vàng cũng là tác phẩm viết cho thiếu nhi

Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng quan niệm: “Phàm văn chương mục đích thứ nhất

là để dạy dỗ thiếu niên, cốt làm sao cho bao giờ họ cũng có một tấm lòng bồng bồng, bột bột mà vẫn biết lẽ phải và vẫn biết thương nhau” Với tâm niệm ấy, Nguyễn Huy Tưởng luôn nghĩ cách làm sao để thiếu nhi có nhiều sách văn để đọc, để học Trước

Trang 7

3

năm 1945, ông đã tham gia viết sách về những người anh hùng nhỏ tuổi như Trần Quốc Toản, Trần Nhật Duật… giúp trẻ em hiểu về lịch sử nước nhà Trong những năm kháng chiến chống Pháp, Nguyễn Huy Tưởng cùng các nhà văn Tô Hoài, Hồ Trúc, nhạc sĩ Phong Nhã… dựng tủ sách cho thiếu nhi lấy tên là Kim Đồng (tiền thân của Nhà xuất bản Kim Đồng ngày nay) Đến năm 1957, với cương vị là Giám đốc Nhà xuất bản Kim Đồng - nhà xuất bản đầu tiên cho thiếu nhi, Nguyễn Huy Tưởng góp phần quan trọng đặt nền móng, mở ra một tương lai tốt đẹp cho văn học trẻ em, khi ấy là một mảng đề tài còn nhiều khoảng trống Ông cùng các nhà văn khác nỗ lực góp sức cho văn học thiếu nhi thời ấy Trước tấm lòng của Nguyễn Huy Tưởng dành

cho trẻ em, nhạc sĩ Văn Cao viết tặng ông: “Những giọt mực của anh /Chấm vào những năm chiến đấu/ Nhỏ từng giọt máu,/ Trĩu vai anh bao nhiêu tích sử/ Nặng lắm giọt máu tươi/Anh viết về trẻ nhỏ/ Cũng nặng giọt máu tươi/ Những trang anh hùng

ca nổi tiếng/ Và dòng máu nơi anh/ Những giọt mực cạn dần”

Truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Huy Tưởng phong phú về đề tài và phong cách thể hiện, nhưng tư tưởng xuyên suốt là lòng yêu nước, niềm tự hào về lịch sử dân tộc, lòng nhân ái của con người, niềm tin thiện thắng ác Ông đem đến cho trẻ thơ những câu chuyện lịch sử, những câu chuyện cổ tích thần kì "vừa lạ lùng xanh biếc, vừa mênh mông những tưởng tượng kì ảo mà trong đó chất chứa cả một kho vàng ngọc những tình cảm yêu thương, những lòng tin, những chí khí dời núi lấp biển của người Việt Nam, của truyền thống Việt Nam" (Tô Hoài)

Hiện nay, mảng văn học thiếu nhi nước ta ngày càng phát triển, đề tài ngày càng mở rộng Nhưng những câu chuyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Huy Tưởng vẫn được bạn đọc nhỏ tuổi đón nhận, trân trọng, nâng niu

2 Những công trình nghiên cứu về Nguyễn Huy Tưởng

Nguyễn Huy Tưởng cùng với sự nghiệp của ông đã nhận được sự quan tâm của

dư luận và giới nghiên cứu từ khá sớm Nhiều công trình nghiên cứu về Nguyễn

Huy Tưởng được ấn hành Sớm nhất, có thể tính đến chuyên luận Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960) của Phan Cự Đệ và Hà Minh Đức xuất bản năm 1966 Toàn bộ chương

một của cuốn sách viết về sự chuyển biến tư tưởng, con đường đến với văn chương

Trang 8

4

và hành trình sáng tạo nghệ thuật của nhà văn Tiếp đó, các tác giả đi sâu phân tích nội dung xã hội của tác phẩm gắn với hiện thực cuộc sống Điều đáng ghi nhận là khi nghiên cứu tác phẩm Nguyễn Huy tưởng, các tác giả khảo sát tư liệu, gắn tác phẩm với bối cảnh thời đại, hoàn cảnh sáng tác tại thời điểm cụ thể để thấy được ý nghĩa xã hội, tính thời sự và những hiệu ứng tích cực trong sáng tác của nhà văn

Sau này, những vấn đề đặt ra trong sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng tiếp tục trở thành đề tài được bàn luận, nghiên cứu trên các diễn đàn khoa học với các bài viết công phu của các nhà nghiên cứu Phong Lê, Hà Minh Đức, Bích Thu, Tôn Thảo Miên, Đỗ Đức Hiểu, Phạm Vĩnh Cư, Trần Đăng Suyền, Nguyên Ngọc, Tô Hoài, Nguyễn Minh Châu… Bên cạnh đó là các Hội thảo khoa học về cuộc đời, sự nghiệp, về những giá trị tư tưởng trong tác phẩm Nguyễn Huy Tưởng dành được sự quan tâm rộng rãi của giới nghiên cứu, phê bình Mỗi cuộc hội thảo lại cho bạn đọc nhận diện những giá trị vượt thời gian trong các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng Các nhà văn, nhà nghiên cứu, phê bình đưa ra những đánh giá khách quan khẳng định vai trò, vị thế văn chương Nguyễn Huy Tưởng đối với sự phát triển của nền văn học dân tộc

Một số công trình nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp Nguyễn Huy Tưởng tiếp

tục ra mắt bạn đọc, như cuốn Nguyễn Huy Tưởng về tác gia, tác phẩm (Bích Thu, Tôn Thảo Miên tuyển chọn giới thiệu); Nguyễn Huy Tưởng khát vọng một đời văn

(Phương Ngân tuyển chọn và biên soạn)… Bộ ấn phẩm do tác giả Nguyễn Huy

Thắng, con trai nhà văn Nguyễn Huy Tưởng biên soạn: Nguyễn Huy Tưởng một thời và mãi mãi; Nguyễn Huy tưởng còn với thời gian; Nguyễn Huy Tưởng trong vầng sáng hồi nhớ; Nguyễn Huy Tưởng trước khi là nhà văn; Nguyễn Huy Tưởng với người thân; Nguyễn Huy Tưởng, văn và người… khắc họa một cách chân thực,

rõ nét gương mặt nhà văn, nhà văn hóa Nguyễn Huy Tưởng trong cuộc sống đời thường và trong sáng tạo văn chương

Nhân dịp niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội và 50 năm ngày mất nhà văn,

ấn phẩm Nguyễn Huy Tưởng một nhà văn Hà Nội (Nxb Hà Nội, 2011) được xuất

bản Cuốn sách giới thiệu bài viết của nhiều nhà nghiên cứu tên tuổi: Phạm Xuân

Trang 9

Kim Đồng thực hiện Ấn phẩm Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng – từ khởi nguồn Dục

Tú, Đông Anh (Nxb Kim Đồng, 2015) được xuất bản Cuốn sách tập hợp các bài

viết tham gia cuộc Hội thảo cùng một số hồi ức của nhà văn và người thân, bạn bè

về quê hương, gia đình, tuổi thơ của nhà văn Những bài viết góp phần khẳng định

sự nghiệp của nhà văn trên nhiều bình diện: nhà văn, nhà văn hóa, nhà cách mạng, người góp công đặt nền móng cho văn học thiếu nhi…

Ngoài những công trình nghiên cứu về Nguyễn Huy Tưởng, một số ấn phẩm in tác phẩm Nguyễn Huy Tưởng có nhiều giá trị trong việc giúp người đọc thuận lợi

khi tiếp cận sáng tác và tìm hiểu cuộc đời nhà văn như: Bộ sách Nguyễn Huy Tưởng toàn tập do Nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 1996 Bộ sách tập hợp tương đối đầy đủ các tác phẩm của nhà văn ở tất cả các thể loại Năm 2006, Nhật kí Nguyễn Huy Tưởng được Nhà xuất bảnThanh niên xuất bản Qua cuốn Nhật kí, người hiểu

rõ hơn về quá trình lao động nghệ thuật và những khát vọng lớn của nhà văn muốn

cống hiến cho văn học dân tộc Những trang Nhật kí được ghi chép cẩn thận trong

suốt 30 năm sống - hoạt động cách mạng và sáng tác, với trên 1.700 trang in Chuyện đời, chuyện nghề, những tâm tư tình cảm được nhà văn ghi lại sinh động, chân thực, giản dị Nhà văn cũng gửi gắm, kí thác những tư tưởng, những bức thông điệp để đối thoại với chính mình và với cuộc đời Đây là quan niệm về nghề văn ông ghi trong Nhật kí: “Một nghề nghiệp cao quý biết bao là nghề viết văn Đưa lại cho đời một bó đuốc không to thì nhỏ Có nghề nào thú vị hơn nghề văn, nó lấy

Trang 10

6

nguyên liệu chính là con người – một cái gì đẹp nhất, toàn diện nhất, kì diệu nhất

của sự sáng tạo” (Nhật kí Nguyễn Huy Tưởng, ghi ngày 16/6/1956)

Bên cạnh công trình nghiên cứu được xuất bản còn có những luận án tiến sĩ hoặc luận văn thạc sĩ về sáng tác Nguyễn Huy Tưởng đã bảo vệ thành công như:

Thể tài lịch sử - dân tộc trong sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng (Trần Thị Hồng Minh, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2011); Mạch lạc trong văn bản kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng (Đỗ Thị Bích Phượng, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2011); Điểm nhìn trong kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng (Bùi Thị Tú, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2012), Phong cách nghệ thuật Nguyễn Huy Tưởng (Nguyễn Huy

Phòng, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội, 2016)

3 Những công trình nghiên cứu về mảng sáng tác dành cho thiếu nhi của Nguyễn Huy Tưởng

Nhìn chung những công trình nghiên cứu dạng này vẫn còn khá thưa thớt, chủ yếu

là các bài viết in trên báo Có thể kể đến một số bài như: Nguyễn Huy Tưởng, nhà văn tài hoa (Đỗ Ngọc Yên), Nguyễn Huy Tưởng và những trang viết cho tuổi thơ (Nguyễn Huy Phòng), Nguyễn Huy Tưởng đã viết tác phẩm Tìm Mẹ như thế nào (Nguyễn Huy Thắng), Nguyễn Huy Tưởng với truyện cổ tích (Vân Thanh), Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, từ nguồn cổ tích quê hương (Lê Phương Liên), Nguyễn Huy Tưởng và nghệ thuật khắc họa nhân vật lịch sử trong truyện viết cho thiếu nhi (Liên Hương)… Các tác

giả đều khẳng định vai trò của nhà văn đối với văn học thiếu nhi và khẳng định những giá trị của truyện thiếu nhi Nguyễn Huy Tưởng

Bên cạnh đó là một số luận văn nghiên cứu mảng truyện thiếu nhi của Nguyễn

Huy Tưởng đã bảo vệ thành công như: Thi pháp văn xuôi tự sự trong truyện viết cho thiếu nhi của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng (luận văn thạc sĩ, Nguyễn Hữu Nhất, Đại học khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội, 2016), Phong cách Nguyễn Huy Tưởng qua truyện viết cho thiếu nhi (luận văn thạc sĩ, Nguyễn Thị Thúy, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2, 2016), Truyện cổ viết lại của Nguyễn Huy Tưởng (khóa

luận tốt nghiệp đại học, Nguyễn Xuân Thịnh, Đại học Sư phạm Hà Nội 2, 2016)…

Trang 11

những tác phẩm cụ thể của Nguyễn Huy Tưởng Tuy nhiên về thế giới nhân vật và nghệ thuật khắc họa nhân vật trong truyện thiếu nhi Nguyễn Huy Tưởng vẫn chưa

có công trình nào khai thác một cách có hệ thống

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Với đề tài này, chúng tôi muốn đem lại một cách nhìn hệ thống về thế giới nhân vật trong truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Huy Tưởng Đồng thời chỉ ra những đặc điểm riêng trong việc xây dựng nhân vật của nhà văn

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

- Tìm hiểu khái niệm và chức năng của nhân vật văn học, các dạng nhân vật tiêu biểu thường xuất hiện trong văn học viết cho thiếu nhi

- Nghiên cứu các kiểu nhân vật và nghệ thuật khắc họa nhân vật trong truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Huy Tưởng

4.2 Phạm vi tư liệu

Trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi khảo sát thế giới nhân vật trong hai tập truyện:

- Nguyễn Huy Tưởng - Những truyện hay viết cho thiếu nhi, Nxb Kim Đồng, 2016

- Lá cờ thêu sáu chữ vàng, Nxb Kim Đồng, 2012

Ngoài ra, chúng tôi cũng liên hệ một số tác phẩm khác của Nguyễn Huy Tưởng

và một số tác giả khác trong nước có tác phẩm liên quan đến đề tài của luận văn

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Trong luận văn này chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp:

- Phương pháp loại hình

- Phương pháp phân tích văn bản

Trang 12

8

- Phương pháp so sánh

- Phương pháp phân loại, thống kê

6 Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận văn

Với đề tài này, chúng tôi hi vọng góp một phần nhỏ vào việc tìm hiểu cống hiến của Nguyễn Huy Tưởng trong mảng sáng tác dành cho thiếu nhi Ngoài ra chúng tôi cũng muốn góp phần vào tiến trình nghiên cứu truyện thiếu nhi Việt Nam hiện đại Chúng tôi hi vọng mảng sáng tác dành cho thiếu nhi ngày một thu hút lượng tác giả và lượng bạn đọc đông đảo hơn bởi giá trị nghệ thuật và giá trị nhân văn của nó Nếu thành công, đề tài cũng là tài liệu tham khảo có ích cho giáo viên trong việc giảng dạy tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng trong các trường phổ thông

7 Cơ cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu thao khảo, nội dung chính của luận văn gồm ba vấn đề chính:

Chương 1: Những dạng nhân vật phổ biến trong văn học viết cho thiếu nhi

Chương 2: Những dạng nhân vật tiêu biểu trong truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Huy Tưởng

Chương 3: Phương thức thể hiện nhân vật trong truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Huy Tưởng

Trang 13

9

Chương 1 NHỮNG DẠNG NHÂN VẬT PHỔ BIẾN TRONG VĂN HỌC VIẾT CHO THIẾU NHI 1.1 Nhân vật trong văn học

1.1.1 Tìm hiểu về nhân vật

1.1.1.1 Thế nào là nhân vật văn học?

Trong một tác phẩm văn học, nhân vật luôn giữ vị trí trung tâm Những sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội, ngoại cảnh thiên nhiên hoặc lời bình luận đều góp phần tạo nên sự phong phú cho tác phẩm nhưng việc xây dựng nhân vật là yếu tố chính quyết định chất lượng của tác phẩm Nhà văn Tô Hoài cho rằng: "Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác” Thật vậy, nhân vật không chỉ là nơi bộc lộ tư tưởng, chủ đề tác phẩm mà còn là nơi tập trung các giá trị nghệ thuật của tác phẩm Thành bại của một đời văn, của một tác phẩm phụ thuộc rất nhiều vào việc xây dựng nhân vật

Vậy “nhân vật văn học” được hiểu như thế nào?

Theo Lại Nguyên Ân trong 150 thuật ngữ văn học: nhân vật văn học là hình

tượng nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của

con người trong nghệ thuật ngôn từ Trong Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán,

Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên), nhân vật văn học được định nghĩa như sau: “Con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học Nhân vật văn học

có thể có tên riêng (Tấm Cám, Chị Dậu, anh Pha), cũng có thể không có tên riêng

như thằng bán tơ, một mụ nào (trong Truyện Kiều) Trong truyện cổ tích, ngụ ngôn, đồng thoại, thần được đưa ra để nói chuyện con người Khái niệm nhân vật văn học

có khi được sử dụng như một ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào cả, mà chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm Chẳng hạn, có thể nói: nhân dân là

nhân vật chính trong Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc, đồng tiền là nhân vật chính trong Ơ-giê-ni Gơ-răng-đê của Ban-dắc” [41,tr.235]

Như vậy, phạm vi của khái niệm nhân vật văn học khá rộng lớn Đó là những

con người có tên hoặc không có tên được miêu tả trong tác phẩm, hoặc có thể chỉ

Trang 14

10

hiện ra qua một đại từ nhân xưng nào đó (các nhân vật xưng “tôi” trong các truyện ngắn, tiểu thuyết hiện đại; “mình”, “ta” trong ca dao ) Có khi, nhân vật không phải là con người mà chỉ là một con thỏ, con rùa biết thi chạy, một cái kim khâu biết nói, biết suy nghĩ… Và có cả nhân vật là ma, quỷ thần, tiên Những sự vật, những đồ vật trở thành nhân vật khi được nhân hóa, có hành động, có tâm hồn, tính cách như con người Không phải vô cớ mà nhà văn Tô Hoài cho rằng: "Trong

truyện ngắn Chiếc quan tài của Nguyễn Công Hoan, nhân vật không phải là người

mà là một chiếc quan tài Nhưng chiếc quan tài ấy chẳng phải là vô tri mà là một sự thê thảm, một bản án tố cáo chế độ thảm khốc thời Pháp thuộc Như vậy "chiếc quan tài" cũng là một thứ nhân vật"

Biểu hiện nhân vật trong tác phẩm muôn hình vạn trạng Có nhân vật hiện ra đầy đặn từ ngoại hình cho đến nội tâm, từ hành động cho đến tiểu sử như trong tác phẩm tự sự Có nhân vật lại chỉ hiện ra qua ngôn ngữ như trong kịch bản văn học

Có nhân vật lại chỉ được bộc lộ qua cảm xúc, ý nghĩ như nhân vật trong tác phẩm trữ tình Có nhân vật không được khắc họa chân dung, ngoại hình, hành động nhưng người đọc vẫn nhận ra qua lời kể như nhân vật người kể chuyện Muốn nhận diện nhân vật cần phải căn cứ vào những đặc điểm của nó Trước hết có thể căn cứ vào tên gọi của nhân vật Có thể đó là một cái tên riêng cụ thể như An Dương Vương, Thạch Sanh, Thúy Vân, Thúy Kiều, lão Hạc Nhưng cũng có khi tên gọi theo nghề nghiệp, tiểu sử, hay một đặc điểm đặc biệt nào đó như anh trai cày, chàng mồ côi,

bà hoàng hậu Cũng có khi tên nhân vật là tên gọi những con vật, đồ vật như cáo, thỏ, rùa, cây kim, bông hoa , hoặc là tên gọi những nhân vật tưởng tượng: mụ phù thủy, Ngọc Hoàng, Tiên, Bụt Tuy nhiên nếu chỉ căn cứ vào tên gọi thì có khi chưa nhận diện đúng nhân vật Cho nên sau tên gọi thường là những đặc điểm về tiểu sử, tính cách Các đặc điểm nghề nghiệp tiểu sử, tính cách cho ta nhận biết nhân vật một cách sâu sắc hơn, nhận biết rõ hơn ý nghĩa xã hội mà nhân vật khái quát

Nhân vật văn học có những đặc điểm khác với nhân vật của các loại hình nghệ thuật khác Nhân vật văn học là nhân vật của tưởng tượng, liên tưởng nên không

"hữu hình", "nhìn thấy được" như trong điêu khắc, hội họa hay sân khấu, điện ảnh

Trang 15

11

Qua ngôn từ, người đọc tưởng tượng và hình dung nhân vật theo khả năng liên tưởng của mình Qua văn Nam Cao người đọc hình dung ra Lão Hạc, Thứ, Điền, Hộ Mỗi người có khả năng liên tưởng, tưởng tượng khác nhau nên nhân vật văn học được cảm nhận cũng không giống nhau Mỗi người sẽ có "gương mặt" nhân vật riêng của mình tuy cùng đọc một tác phẩm Mặt khác, do hình tượng văn học là hình tượng "thời gian" cho nên nhân vật văn học là nhân vật quá trình Nhân vật hiện dần ra trong quá trình nên muốn tiếp nhận được người đọc phải nhớ lại những

gì xảy ra cho nhân vật trước đó

Tóm lại, nhân vật trong tác phẩm văn học là những con người hay những sự vật mang cốt cách của con người được xây bằng các phương tiện của nghệ thuật ngôn từ

1.1.1.2 Thế giới nhân vật trong tác phẩm văn học

Khái niệm thế giới nhân vật bao quát sâu rộng hơn khái niệm nhân vật văn học Thế giới nhân vật là hệ thống nhân vật được tổ chức tạo thành một chỉnh thể

nghệ thuật, trong đó mỗi nhân vật là một yếu tố của chỉnh thể Đó là một mô hình nghệ thuật có cấu trúc riêng, quy luật riêng, thể hiện ở đặc điểm tâm lí con người, không gian, thời gian, xã hội… gắn liền với một quan niệm nhất định về chúng của tác giả Trong thế giới nhân vật, người ta có thể phân chia thành các tiểu loại nhân vật nhỏ hơn (nhóm nhân vật) dựa vào những căn cứ, tiêu chí nhất định

Thế giới nhân vật là sản phẩm của hoạt động nghệ thuật có ý thức của nhà văn Thế giới đó không chỉ tồn tại trong tác phẩm văn học mà còn tồn tại trong trí tưởng tượng của độc giả Xét về phía độc giả, thế giới nhân vật là sự cảm nhận của người đọc về hình tượng các nhân vật trong tác phẩm, từ hình dáng đến nội tâm, việc làm, các mối quan hệ của chúng Từ đó, đọc giả rút ra được những ý nghĩa của tác phẩm

về nhiều phương diện Nhiệm vụ của người tiếp nhận văn học là phải tìm được chìa khóa để mở ra con đường khám phá thế giới nhân vật đó

Các nhà văn lớn bao giờ cũng tạo cho mình một thế giới nhân vật mang đậm dấu ấn cá nhân Thế giới nhân vật của Nguyễn Tuân là những nho sĩ cuối mùa, những đào hát, bồi tàu, họa sĩ tài hoa, có tâm lương trong sáng, sống ngông nghênh, kiêu

Trang 16

12

bạt, qua đó thể hiện tinh thần yêu nước, thái độ bất hòa với xã hội thực dân, ngợi ca những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc Thế giới nhân vật của Nguyên Hồng là những con người lao động nghèo khổ dưới chế độ thực dân nửa phong kiến…, đằng sau thế giới nhân vật ấy, ta nhận ra thái độ tố cái chế độ xã hội gay gắt và tấm lòng nhân đạo luôn yêu thương trân trọng những con người nghèo khổ của ông

Như vậy, nhân vật văn học nói riêng và thế giới nhân vật văn học nói chung thể

hiện quan điểm của nhà văn về con người, là nơi nhà văn gửi gắm, kí thác những tâm

tư ước vọng cùng những vấn đề triết lí nhân sinh

1.1.2 Các dạng nhân vật trong tác phẩm văn học

Thế giới nhân vật trong văn học vô cùng phong phú Trong lịch sử văn học có biết bao nhiêu nhân vật với những diện mạo, tính cách khác nhau Ngay thế giới nhân vật của riêng một nhà văn hay riêng một tác phẩm cũng đã rất phong phú, không nhân vật nào giống nhân vật nào Có bao nhiêu nhân vật có bấy nhiêu dáng

vẻ, bấy nhiêu cuộc đời, mỗi nhân vật là một sáng tạo độc đáo, không lặp lại của nhà văn Tuy nhiên, xét về mặt nội dung tư tưởng, kết cấu, chất lượng miêu tả , có thể thấy những hiện tượng lặp đi lặp lại tạo thành các dạng nhân vật nhất định Nhưng ranh giới để phân loại nhân vật không phải lúc nào cũng rõ ràng Vì vậy, việc phân chia nhân vật thành các loại cũng mang tính chất tương đối Ở đây, nêu lên một số dạng nhân vật thường gặp:

1.1.2.1 Từ góc độ nội dung tư tưởng, căn cứ vào phẩm chất nhân vật có thể

chia thành: nhân vật chính diện, nhân vật phản diện, nhân vật trung gian

Nhân vật chính diện (còn gọi là nhân vật tích cực) là loại nhân vật có phẩm

chất tốt đẹp, đại diện cho cái tốt, cái thiện Dạng nhân vật này thường là nơi gửi gắm những khát vọng cao cả của nhà văn và thời đại Vì thế, phần nhiều nhân vật chính diện đã trở thành nhân vật lí tưởng của thời đại mình Ví dụ: Người quân tử trong văn học cổ phương Đông, hoặc người chiến sĩ trong văn học cách mạng là những nhân vật chính diện mang lí tưởng của một thời

Ngược lại với nhân vật chính diện là nhân vật phản diện (còn gọi là nhân vật tiêu cực) Nhân vật phản diện đại diện cho cái xấu, cái ác, mang những phẩm chất

Trang 17

13

xấu xa, trái với đạo lí, lí tưởng Họ đại diện cho những thế lực xấu xa ngăn cản cái

tốt, cái đẹp Như mẹ con Cám trong Tấm Cám, Bùi Kiệm, Trịnh Hâm trong Lục Vân Tiên v.v Đứng giữa nhân vật chính diện và phản diện là nhân vật trung gian

Đây là dạng nhân vật có thể tốt lên hoặc xấu đi tùy theo tác động của hoàn cảnh

Tuy nhiên, sự phân biệt nhân vật chính diện và nhân vật phản diện không phải

bao giờ cũng rạch ròi, rõ nét Trong những thời kì đối kháng xã hội, đối kháng giai cấp, tư tưởng sâu sắc thường xuất hiện hai loại nhân vật này, thậm chí còn tạo nên những tuyến đối lập Trong truyện kể dân gian, trong truyện Nôm phân tuyến nhân vật chính diện và phản diện rất rõ Một bên là Thạch Sanh, một bên là Lí Thông (Thạch Sanh); một bên là Lục Văn Tiên, Kiều Nguyệt Nga, Tử Trực, Hớn Minh ,

một bên là Võ Công, Bùi Kiệm, Trịnh Hâm, Đặng Sinh (Lục Vân Tiên) v.v Trong

những anh hùng ca cổ đại lại không có nhân vật phản diện Chẳng hạn như trong

anh hùng ca Iliade của Homere dù Asin đánh thành Troy, giết Hecto thì Asin vẫn là

người anh hùng Cả Hecto cũng vậy, dù bị tiêu diệt vẫn là nhân vật chính diện Đến văn học hiện thực chủ nghĩa vấn đề phân biệt chính diện và phản diện trở nên phức tạp hơn Ở chủ nghĩa hiện thực, nhân vật đã trở thành tính cách, có khi bao hàm cả đặc điểm chính diện và phản diện, nên khó xếp nhân vật thuần túy là phản diện hay chính diện Có những nhân vật có thể phân biệt ngay như chị Dậu và Nghị Quế trong Tắt đèn, Bá Kiến trong Chí Phèo Nhưng có nhân vật như Chí Phèo chẳng hạn, thật khó xếp vào loại nào Hắn vừa được xem là "con quỉ dữ" của làng Vũ Đại, lại là nỗi khát khao lương thiện của con người Vì vậy, trong chủ nghĩa hiện thực không nhất thiết lúc nào cũng phân biệt chính diện và phản diện Sự "đa diện" của nhân vật tính cách trong chủ nghĩa hiện thực đã khiến cho nó không chỉ là đại diện cho một "diện" nào nữa mà nhiều khi là tất cả

1.1.2.2 Từ góc độ kết cấu - cốt truyện có thể chia thành: nhân vật chính,

nhân vật trung tâm, nhân vật phụ

Nhân vật giữ vai trò then chốt, xuất hiện nhiều trong tác phẩm gọi là nhân vật chính Nhân vật chính liên quan đến các sự kiện chính, hành động chính của tác

phẩm Nhân vật chính thường được khắc họa tương đối đầy đặn trên các mặt ngoại

Trang 18

14

hình, nội tâm, tính cách Nhân vật chính góp phần bộc lộ nội dung tư tưởng của tác phẩm, thể hiện tài năng của nhà văn

Mỗi nhà văn, mỗi thời đại đều có nhân vật chính của mình Nhân vật chính thể

hiện tư tưởng của nhà văn và thời đại Nhân vật chính trong sáng tác của Nam Cao

là những số phận bi kịch, những con người bị tha hóa dù đó là nông dân hay trí thức Thạch Lam chú ý đến những con người bé nhỏ, những số phận mòn mỏi nơi một góc khuất nào đó của cuộc sống Nhân vật chính của nhà văn giúp người đọc hiểu được tư tưởng, mong ước của họ trước cuộc đời

Nếu một tác phẩm có nhiều nhân vật chính thì nhân vật chính quan trọng nhất,

có ý nghĩa xuyên suốt tác phẩm được gọi là nhân vật trung tâm Đó là các nhân vật

như Enma Bovary, Kiều, Hamlet Các mâu thuẫn, các vấn đề trung tâm thường được tập trung và bộc lộ ở các nhân vật trung tâm này Cho nên trong nhiều trường hợp người ta lấy tên nhân vật trung tâm đặt tên cho tác phẩm như Don Quijote, Othello, A Q chính truyện,

Trong tác phẩm, ngoài nhân vật giữ vai trò chính, còn có nhân vật giữ vai trò

phụ, đó là nhân vật phụ Gọi là nhân vật phụ là vì nhân vật giữ "vai trò phụ" chứ

không phải không quan trọng Đó là loại nhân vật có tính chất bổ sung, nhưng không thể thiếu, nó khiến cho cốt truyện tiếp tục phát triển Chẳng hạn "thằng bán tơ" trong Truyện Kiều Đó là nhân vật “rất phụ” nhưng không có nhân vật này thì sẽ cũng không có sự kiện "gia biến" dẫn đến các sự kiện "bán mình", "15 năm lưu lạc" của Kiều

1.1.2.3 Xét từ góc độ thể loại có thể chia thành: nhân vật tự sự, nhân vật

kịch, nhân vật trữ tình

Nhân vật tự sự là nhân vật được miêu tả theo phương thức tự sự, thường xuất

hiện trong các tác phẩm tự sự như tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện vừa, truyện thơ

Đây là loại nhân vật được miêu tả đầy đặn nhất, ít bị hạn chế Nhân vật kịch là nhân

vật được miêu tả theo phương thức kịch, chủ yếu xuất hiện trong kịch Kịch viết là

để diễn, bị hạn chế bởi không gian và thời gian nên nhân vật kịch chỉ được miêu tả

ở những khâu xung đột căng thẳng nhất Nhân vật trữ tình là nhân vật được xây

Trang 19

15

dựng theo phương thức trữ tình, trực tiếp thể hiện cảm xúc, ý nghĩ trong tác phẩm Nhân vật trữ tình thường xuất hiện trong cá thể loại như thơ trữ tình, bút kí, tùy bút nhưng chủ yếu là trong thơ trữ tình và thường gọi là "cái tôi trữ tình"

1.1.2.4 Xét từ góc độ chất lượng nghệ thuật, người ta thường dùng các khái

niệm tính cách và điển hình

Tính cách là những nhân vật được khắc họa có chiều sâu với diện mạo và

những đặc điểm tâm lí tương đối rõ nét, đủ định hình để nhận ra đặc điểm của nhân

vật đó Thuật ngữ tính cách cũng có khi được dùng với nghĩa là một phương diện

quan trọng của nhân vật để phân biệt với các phương diện khác như chân dung,

ngoại hình Tính cách đạt đến mức độ thật sâu sắc thì đó là điển hình Chỉ trong

những tác phẩm xuất sắc mới có những tính cách đạt đến trình độ điển hình Đó là

các tính cách như A.Q, Apagon, Hamlet, Don Quijote, Chí Phèo

1.1.2.5 Từ góc độ cấu trúc nhân vật có thể chia thành: nhân vật chức năng,

nhân vật tư tưởng, nhân vật loại hình, nhân vật tính cách

Nhân vật chức năng là loại nhân vật thực hiện một số chức năng nào đó

Chẳng hạn như trong truyện cổ tích, Bụt là nhân vật thực hiện chức năng "ban phép màu" hoặc "thử lòng", mụ phù thủy thực hiện chức năng cản trở, hãm hại người tốt

Các nhân vật chức năng thường được cấu trúc như một phương tiện, công cụ Nhân

vật chỉ xuất hiện ở chức năng mà nó đảm nhận Do vậy phẩm chất nhân vật dường như không thay đổi từ đầu đến cuối Đời sống nội tâm của nhân vật cũng không được miêu tả Loại nhân vật chức năng chủ yếu xuất hiện trong văn học dân gian và văn học cổ trung đại (bụt, thần, đại bàng, anh hùng đánh chằn tinh cứu người đẹp,

mụ phù thủy )

Nhân vật loại hình là loại nhân vật mà ở đó có một nét tính cách được tô đậm,

tiêu biểu cho loại người nào đó trong xã hội của những thời đại nhất định Loại nhân vật này thường được tập trung miêu tả một nét tính cách nổi bật và thường nét tính cách đó trở thành tên gọi của nhân vật Như nét "keo kiệt" của Apagon, nét

"đạo đức giả" của Tartufe trong hài kịch Molière Những nét tính cách của nhân vật thể hiện sâu sắc, thậm chí nhiều khi đạt đến trình độ điển hình, nhưng không

Trang 20

16

tránh khỏi sự phiến diện Cho nên có người đã gọi đây là những nhân vật "lép kẹp"

để phân biệt với loại nhân vật tính cách "đầy đặn"

Nhân vật tính cách là loại nhân vật có cá tính đầy đặn nhiều mặt Đây là nhân

vật "vừa lạ, vừa quen" "Lạ" vì cái độc đáo của cá tính, tính cách "Quen" vì mang

trong nó sự khái quát cao, tiêu biểu cho nhiều hiện tượng cùng loại Cấu trúc nhân vật tính cách là khả năng cao nhất của các loại nhân vật trong việc khái quát và

chiếm lĩnh thực tại Theo nghĩa chặt chẽ nhất, nhân vật tính cách chỉ có thể xuất hiện ở chủ nghĩa hiện thực Các nhân vật như Anna Kanenina của L Tolstoi, Hamlet, Othello của W Shakespeare, Bovari của G Flaubert, Kiều của Nguyễn

Du là những nhân vật tính cách Nét khác nhau căn bản giữa nhân vật tính cách và nhân vật loại hình là ở chỗ một bên tính cách đa diện như một cá nhân, còn một bên

chỉ có một nét tính cách được tô đậm thành loại hình

Nhân vật tư tưởng là loại nhân vật giữ chức năng bộc lộ một tư tưởng, một

quan niệm nào đó Nhân vật tư tưởng thường giữ vai trò "cái loa" phát ngôn cho tư

tưởng tác giả Trong Những người khốn khổ của V Hugo, những nhân vật như Jean

vant Jean, Jave đều được xem là nhân vật tư tưởng Jean vant Jean hoạt động theo tư tưởng phụng sự con người, còn Jave lại là biểu hiện của tư tưởng phụng sự luật pháp Các nhân vật như Đạm Tiên trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, ông Quán trong Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu cũng là loại nhân vật tư tưởng, giữ vai trò "phát ngôn" cho tác giả Đạm Tiên "phát ngôn" cho tư tưởng "tài mệnh tương đố" của Nguyễn Du, ông Quán phát ngôn cho tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu

1.1.3 Vai trò của nhân vật trong tác phẩm văn học

Nhân vật văn học có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộc sống và thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời Khi xây dựng nhân vật, nhà văn có mục đích gắn nhân vật với những vấn đề mình muốn đề cập đến trong tác phẩm Vì vậy, tìm hiểu nhân vật trong tác phẩm, bên cạnh việc xác định những nét tính cách, cần nhận ra những vấn đề của hiện thực và quan niệm của nhà văn mà nhân vật muốn thể hiện Chẳng hạn, gắn liền với Kiều là thân phận của người phụ

nữ có tài sắc trong xã hội cũ Gắn liền với Kim Trọng là vấn đề tình yêu và ước mơ

Trang 21

17

vươn tới hạnh phúc Gắn liền với Từ Hải là vấn đề đấu tranh để thực hiện khát vọng

tự do, công lí Nhân vật Chí Phèo của Nam Cao thể hiện quá trình lưu manh hóa của một bộ phận nông dân trong xã hội thực dân nửa phong kiến Nhiều nhân vật trong truyện cổ tích gắn với vấn đề đấu tranh giữa thiện và ác, tốt và xấu, giàu và nghèo, những ước mơ tốt đẹp của con người

Trong quá trình mô tả nhân vật, nhà văn có quyền lựa chọn những chi tiết, yếu tố mà họ cho là cần thiết bộc lộ được quan niệm của mình về con người và cuộc sống Vì vậy, không nên đồng nhất nhân vật văn học với con người trong cuộc đời Khi phân tích, nghiên cứu nhân vật, việc đối chiếu, so sánh có thể cần thiết để hiểu rõ thêm

về nhân vật, nhất là những nhân vật có nguyên mẫu ngoài cuộc đời (anh hùng Núp

trong Ðất nước đứng lên; Chị Sứ trong Hòn Ðất ) nhưng phải nhớ rằng nhân vật văn

học là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo gắn liền với ý đồ tư tưởng của nhà văn

1.2 Những dạng nhân vật thường xuất hiện trong văn học viết cho thiếu nhi

Thế giới nhân vật trong truyện viết cho thiếu nhi vô cùng đa dạng Với khuôn khổ của luận văn đi sâu nghiên cứu thế giới nhân vật trong truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Huy Tưởng (truyện viết cho thiếu nhi Nguyễn Huy tưởng gồm có các mảng: viết lại truyện dân gian và viết theo đề tài lịch sử), chúng tôi chỉ đề cập đến những dạng

nhân vật xuất hiện trong truyện dân gian và truyện viết về đề tài lịch sử

1.2.1 Nhân vật con người thông thường

Trong các truyện dân gian dành cho thiếu nhi, các tác giả dành nhiều sự quan tâm đến những người lương thiện, hiền lành, chăm chỉ nhưng phải chịu nhiều bất công, đau khổ Trong xã hội, họ là những người lao động nghèo, không có thế lực, địa vị: người làm thuê, đi ở, người mồ côi, người xấu xí… Trong gia đình họ là những người em, người con riêng, người con dâu… Cuộc đời của họ thường thay đổi theo hướng lúc lúc đầu là bất hạnh, sau được hạnh phúc, giàu sang, xứng đáng với phẩm chất tốt đẹp của họ

Trong truyện dân gian, kiểu nhân vật mồ côi xuất hiện khá phổ biến với các

motif thường gặp sau: nhân vật mồ côi ở với gì ghẻ và em cùng cha khác mẹ (Tấm

Trang 22

18

cám), nhân vật mồ côi ở với anh hoặc chú (Cây khế), nhân vật mồ côi là tráng sĩ (Thạch Sanh)… Thường những nhân vật này có cuộc sống nghèo khó, không nơi

nương tựa, vô cùng thiếu thốn cả vật chất lẫn tình cảm Nhưng trong hoàn cảnh nào,

họ vẫn sáng ngời vẻ đẹp nhân cách: chân thật, hiền lành, đức độ Trong truyện dân gian Việt Nam, nhân vật điển hình là cô Tấm mồ côi cả cha lẫn mẹ, bị mẹ kế hãm hại hết lần này đến lần khác Nhờ có Bụt giúp đỡ, dù trải qua nhiều kiếp nạn, kết thúc truyện Tấm trở về xinh đẹp hơn xưa và sống hạnh phúc bên nhà vua Những nhân vật

kiểu này thường xuất hiện trong truyện cổ tích thần kì Bên cạnh motif nhân vật mồ

côi, truyện cổ tích thần kì còn có những motif nhân vật khác: nhân vật có tài lạ,

nhân vật nghèo khổ đi làm thuê cho địa chủ hoặc phú ông (Cây tre trăm đốt, Sự tích con khỉ), nhân vật có hình dạng xấu xí (Sọ Dừa, Lấy vợ Cóc, Lấy chồng Dê) Nhân vật trong truyện cổ tích thần kì có sự phân biệt rõ ràng thành hai tuyến đối lập nhau:

tuyến thiện và tuyến ác Các nhân được xây dựng một chiều, đã tốt là tốt từ đầu đến cuối, ngược lại đã xấu là xấu từ đầu đến kết thúc, nhân vật xuất hiện từ đầu với nhân cách nào thì đến cuối chuyện vẫn nhân cách đó Nhân vật thường không có tính cách cá nhân, các nhân vật trong cùng tuyến có bản chất giống nhau, tính cách gần giống nhau và có số phận cũng như kết cục gần giống nhau Đó là loại nhân vật chức năng, được sắp xếp theo một mạch cốt truyện để thực hiện chức năng chuyển tải một thông điệp nào đó

Trong cổ tích còn một số motif nhân vật khác xuất hiện trong những truyện cổ tích hiện thực: Nhân vật tài năng nhưng bất hạnh (Trương Chi), nhân vật đức hạnh

có người vợ hoặc người chồng tình nghĩa (Gái ngoan dạy chồng, Giết chó khuyên chồng, Mài dao dạy vợ), nhân vật đức hạnh có người bạn tốt, người dân trung thực (Trọng nghĩa khinh tài, Người ăn mía và người chủ vườn), nhân vật xấu xa và người vợ hoặc người chồng bất nghĩa hay đứa con bất hiếu, kẻ lừa đảo (Đồng tiền Vạn Lịch, Tiếc gà chôn mẹ)…

Ngoài những motif nhân vật kể trên, trong cổ tích còn có motif nhân vật có

những đặc điểm riêng, tính cách riêng thường xuất hiện trong những truyện cổ tích

sự tích Ở họ là những sinh hoạt rất đời thường, những sai lầm và cách xử sự trước

Trang 23

19

cuộc sống và con người cũng rất đời thường Nhân vật cổ tích sự tích không có sự phân tuyến thiện tuyến ác, giữa họ là các mối quan hệ ràng buộc, không có nhân vật tốt cũng không có nhân vật xấu, các nhân vật đều có những sai lầm và những điều tốt đẹp Những nhân vật này rất gần với nhân vật trong văn học hiện đại Nhân vật

cổ tích sự tích được xây đựng để ngợi ca, để phê phán Thông qua các nhân vật

trong Sự tích Trầu Cau, Sự tích con Sam ca ngợi tình cảm thủy chung, son sắc của

vợ chồng và tình cảm anh em thắm thiết yêu thương Sự tích chim Quốc ca ngợi tình bạn gắn bó bền chặt Các Truyện Sự tích con muỗi, Sự tích Dã Tràng phê phán thói bạc tình, phản trắc của người vợ Sự tích chim Đa Đa phê phán những người làm

cha, làm mẹ nhưng độc ác, nhẫn tâm

1.2.2 Nhân vật thần kì, siêu nhiên

Đó là những con người kì diệu hoặc vật kì diệu Đây là những nhân vật không

có thật, là sản phẩm của trí tưởng tưởng và niềm tin của tác giả dân gian Trong thế giới cổ tích, mọi điều diễn ra, mọi xung đột được giải quyết theo hướng mà nhân dân mong muốn đều là nhờ sự can thiệp của nhân vật đặc biệt này Họ luôn đứng về tuyến nhân vật thiện để che chở, giúp đỡ mỗi khi họ gặp khó khăn hay nguy hiểm

Chẳng hạn như Bụt giúp anh Khoai trong Cây tre trăm đốt, Bụt giúp Tấm trong Tấm Cám, cây cung thần, cây đàn thần, cái niêu cơm thần kì của Thạch Sanh, Rùa

Vàng giúp An Dương Vương xây thành…

Đối lập với những nhân vật thần kì thuộc phía thiện, chính nghĩa là những nhân vật như hung thần, yêu quái, phù thủy thường xuất hiện để cản trở, hãm hại người tốt

Ngoài hai loại nhân vật thần kì đối lập nhau, trong truyện dân gian còn có một loại nhân vật thần kì trung lập, không đứng về phía bên nào như phượng hoàng

trong truyện Cây khế, đàn khỉ trong truyện Hà rầm hà rạc…

1.2.3 Nhân vật lịch sử

Đây là dạng nhân vật thường xuất hiện trong truyền thuyết Họ là những nhân vật lịch sử được tái tạo Tác giả dân gian hư cấu, sáng tạo trên nền lịch sử (thường là lí tưởng hóa những sự kiện, con người mà họ ca ngợi) Nhân vật trong

Trang 24

20

truyền thuyết cũng được xây dựng bằng chuỗi hành động giống như trong cổ tích và

có số phận không thể đảo ngược so với sự thật lịch sử Nhân vật chính có thể là nhân vật trung tâm của một truyện hoặc một chuỗi truyện

Nhân vật lịch sử trong truyền thuyết có thể chia thành hai loại chính: Một là nhân vật truyền thuyết khởi nguyên và anh hùng văn hóa Nhân vật khởi nguyên

giải thích về nguồn gốc và quá trình hình thành các thị tộc, bộ tộc, bộ lạc, gia tộc, các làng xã, các thủy tổ của các làng nghề thủ công truyền thống Nhân vật anh hùng văn hóa trong huyền thoại giải thích những cái trước đây chưa có, xa lạ với con người hoặc những thứ mà con người chưa đủ khả năng để giải thích Họ có khả năng điều chỉnh môi trường tự nhiên và xã hội Trong truyền thuyết Việt Nam, tiêu biểu cho kiểu anh hùng văn hóa là Lạc Long Quân, Âu cơ họ là những nhân vật khai sáng, là thủy tổ của loài người Mẹ Âu Cơ sinh ra đồng bào ta trong bọc trứng, Lạc Long Quân tiêu diệt Ngư Tinh, Mộc Tinh cứu sống con người và dạy cho họ

biết cách làm ăn, sinh sống Hai là nhân vật anh hùng lịch sử Đó là những con

người có thật trong lịch sử Tự bản thân họ không có sức mạnh phi thường như thần linh nhưng họ có sức mạnh từ thần linh, được thần linh trợ giúp như: Lê Lợi, An Dương Vương, Bà Triệu

Các nhân vật lịch sử được xây đựng trước thời đại Hùng Vương còn xa lạ với đời sống con người nhưng càng về sau này, họ càng được xây dựng một cách gần gũi, đời thường hơn Công trạng của họ cũng là một phần công trạng của nhân dân;

họ được nhân dân yêu mến, kính trọng và bảo vệ mỗi khi gặp nguy hiểm Điển hình

là truyền thuyết về người anh hùng Lê Lợi Phần lớn các câu chuyện xung quanh Lê Lợi đều kể về những lần Lê Lợi bị giặc vây đuổi và được dân cứu thoát Những người giúp Lê Lợi là những con người bình thường, không phải là thần thánh Có lần là một người nông dân đang làm ruộng, có lần là một bà lão bán nước ở quán bên đường…

Hai biện pháp thường áp dụng để xây dựng nhân vật truyền thuyết là thần thánh hóa các hiện tượng tự nhiên và thần thánh hóa các hoạt động của con người Thần thánh hóa các hiện tượng tự nhiên như thần Kim Quy trong truyền thuyết An

Trang 25

Nhân vật loài vật được nhân hóa một cách hồn nhiên trong trí tưởng tượng của dân gian Thế giới nhân vật loài vật đã làm cho các truyện kể thêm phong phú, sống động, hấp dẫn

* Nguyên tắc xây dựng nhân vật trong truyện dân gian

Nhân vật trong truyện dân gian là những nhân vật chức năng Tác giả dân gian xây dựng nên những nhân vật đó để gửi gắm những tâm tư, tình cảm, mong ước, khát vọng của mình và cũng để tìm cách lí giải cho những hiện tượng con người chưa giải thích được bằng khoa học

Trang 26

22

Họ là những nhân vật không có tên tuổi như mụ dì ghẻ (trong Tấm Cám), anh học trò (trong Lấy vợ Cóc), chàng mồ côi (trong Nàng tiên Ốc) Thậm chí những nhân vật có tên như Tấm, Cám (trong Tấm Cám), Mai An Tiêm (trong Sự tích Dưa hấu), Chử Đồng Tử (trong Chử Đồng Tử và nàng công chúa Tiên Dung), Heo (trong Vua Heo) thì cũng đều mang một màu sắc chung chung, đại điện cho một

kiểu người nào đó Họ cũng thường không xác định về mặt nguồn gốc Lí lịch nhân vật được giới thiệu một cách sơ lược Trong truyện Tấm Cám, nhân vật được giới thiệu ngay từ mở đầu: “Ngày xưa, có Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ Hai chị em suýt soát tuổi nhau Tấm là con vợ cả, Cám là con vợ lẽ Mẹ Tấm đã chết

từ hồi Tấm còn bé Sau đó mấy năm thì cha Tấm cũng chết Tấm ở với dì ghẻ là mẹ

của Cám” Giới thiệu lão nhà giàu trong truyện Cây tre trăm đốt: “Ngày xưa, ở làng

kia có một lão nhà giàu Lão thuê một anh nông dân nghèo, khỏe mạnh để cày ruộng cho lão Lão nhà giàu nhiều thóc, nhiều tiền nhưng tính tình lại keo kiệt”… Các nhân vật cùng đại diện cho một kiểu người thường không mang những tính cách riêng mà

họ có gương mặt na ná nhau, có tính cách và số phận gần giống nhau

Là nhân vật chức năng, các nhân vật trong truyền thuyết, cổ tích hầu như không được miêu tả qua ngoại hình Họ chỉ được hiện lên qua chuỗi hành động mà

họ thực hiện Những chi tiết vóc dáng, trang phục của nhân vật ít được nhà văn

miêu tả Các nhân vật trong truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh được giới thiệu:

“Vua Hùng thứ mười tám có người con gái yêu rất xinh đẹp tên là Mị Nương” “Một hôm, có hai chàng trai đến cầu hôn Một người là chúa miền non cao, tài giỏi khác thường Chỉ tay về phía đông, phía đông thành đồng lúa xanh Chỉ tay về phía tây, phía tây mọc lên hàng dãy nũi Chàng là Sơn Tinh” Người đọc không thể hình dung được diện mạo, vóc dáng cụ thể của Mị Nương, chỉ biết là nàng rất xinh đẹp Các nhân vật khác như Thạch Sanh, Thánh Gióng cũng vậy, người đọc sẽ tự hình dung và xây dựng cho mình diện mạo của nhân vật Họ cũng không được miêu tả nội tâm, không biểu hiện những tình cảm vui, buồn, khổ đau một cách rõ ràng Tình cảm, cảm xúc của họ chỉ được tác giả nhắc đến rất chung chung như “”tủi

Trang 27

Tiểu kết chương 1

Nhân vật trong tác phẩm văn học là những con người hay những sự vật mang

cốt cách của con người được xây dựng bằng các phương tiện của nghệ thuật ngôn

từ Thế giới nhân vật văn học là khái niệm bao quát sâu rộng hơn hình tượng nhân vật Nhân vật nói riêng và thế giới nhân vật nói chung thể hiện quan điểm của nhà

văn về con người, là nơi nhà văn gửi gắm, kí thác những tâm tư ước vọng cùng những vấn đề triết lí nhân sinh Thế giới nhân vật vô cùng phong phú, muôn màu, muôn vẻ, mỗi nhân vật là một sáng tạo độc đáo, không lặp lại của nhà văn Tuy nhiên, vẫn có thể phân loại một cách tương đối thành các dạng nhân vật nhất định Sức sống của một nhân vật ngoài tính sinh động của sự miêu tả còn là ý nghĩa điển hình mà nó khái quát Những nhân vật xây dựng thành công và có sức sống lâu bền

sẽ không chỉ nằm yên trên trang sách mà đã bước từ trang sách ra giữa cuộc đời Những nhân vật ấy đã làm cho tên tuổi các nhà văn trở thành bất tử

Thế giới nhân vật trong truyện viết cho thiếu nhi vô cùng đa dạng Ở mảng truyện truyện dân gian và truyện viết về đề tài lịch sử có thể chia thành các dạng: nhân vật con người thông thường, nhân vật thần kì, siêu nhiên, nhân vật lịch sử, nhân vật loài vật… Hầu hết những nhân vật này là những nhân vật phiếm chỉ, họ không được giới thiệu kĩ về lai lịch xuất thân, không được mô tả ngoại hình, nội tâm Tính cách của họ hiện lên qua chuỗi hành động mà họ thực hiện Các nhân vật trong truyện dân gian là nhân vật chức năng, tác giả dân gian xây dựng nên để gửi gắm những ước mơ, những khát vọng của mình

Trang 28

24

Chương 2 NHỮNG DẠNG NHÂN VẬT TIÊU BIỂU TRONG TRUYỆN VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA NGUYỄN HUY TƯỞNG

Tuy sáng tác không nhiều, nhưng thế giới nhân vật trong truyện thiếu nhi của Nguyễn Huy Tưởng khá đa dạng Có thể phân chia một cách tương đối thành các dạng sau:

2.1 Dạng nhân vật thường xuất hiện trong các truyện dân gian viết lại

Nếu truyện dân gian là sáng tác tập thể, thể hiện sự hiểu biết và trí tuệ của nhân dân thì truyện cổ tích hiện đại thể hiện sự sáng tạo phong phú của các nhà văn Truyện cổ tích hiện đại là “một thể loại văn học có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố dân gian và yếu tố hiện đại Các tác giả dùng hình thức dân gian để trình bày một vấn đề, một nội dung mới, hiện đại Cổ tích hiện đại là sản phẩm của một cá nhân trong quá trình tìm tòi, sáng tạo, thể hiện mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại, giữa kế thừa và cách tân” [30, tr 115] Sáng tạo là một yêu cầu tất yếu trong văn học thành văn Không có cái mới, tác phẩm sẽ nhàm chán và không có giá trị Viết lại truyện cổ không đồng nghĩa với sưu tầm truyện cổ Grim, Pero, Nguyễn Đổng Chi… là những nhà sưu tầm Còn Puskin, Andecxen, Tô Hoài, Nguyễn Huy Tưởng, Phạm Hổ… là những nhà văn thực thụ Các nhà văn ấy đã làm mới truyện

cổ, làm cho kho tàng truyện cổ giàu có thêm, hấp dẫn thêm và gần gũi hơn với cuộc sống hôm nay

Sáng tạo của truyện cổ viết lại, trước tiên, là sáng tạo một cái nhìn mới so với những gì đã cũ Người xưa đơn giản hoá cuộc sống nên truyện kể cũng rất đơn giản: Lidơ cứ kiên trì đan những chiếc áo từ cây tầm ma là sẽ cứu được các anh trai mình Nàng Tiên Cá cứ nhẫn nhục chịu đựng rồi cũng được sống hạnh phúc với hoàng

tử… Khi viết lại truyện cổ, các nhà văn không phá vỡ nguyên tắc tư tưởng “ở hiền gặp lành”, “chính nghĩa thắng gian tà” trong cái nhìn lạc quan của dân gian, nhưng

họ sắp xếp, tổ chức lại câu chuyện một cách hợp lí, phù hợp với sự tiếp nhận của trẻ

em hiện đại Trong truyện Bầy chim thiên nga của Andersen, Lidơ ngoài sự kiên trì,

còn phải có lòng dũng cảm vượt qua bao nhiêu thử thách, thậm chí hi sinh cả tính

Trang 29

25

mạng mới có thể cứu được các anh Còn trong truyện Nàng Tiên Cá, cơ hội có được

hạnh phúc với chàng hoàng tử của Nàng Tiên Cá rất mong manh Andersen đã có cách kể khác ở kết truyện để câu chuyện gần với đời thực hơn: nàng Tiên Cá chấp nhận mối tình đơn phương đau khổ, chết cho tình yêu bất tử Sáng tạo ấy, cái nhìn mới ấy làm cho truyện cổ đi từ ảo chuyển dần sang thực Truyện cổ viết lại là cầu nối giữa ngày xưa và ngày nay, giữa cổ điển và hiện đại

Những nhân vật trong truyện dân gian viết lại của Nguyễn Huy Tưởng được xây dựng cũng không ngoài nguyên tắc ấy Vẫn là các nhân vật quen thuộc trong truyện cổ dân gian nhưng lại lại “lạ” hơn Trong thể loại này, có các dạng nhân vật sau:

2.1.1 Nhân vật con người thông thường

2.1.1.1 Nhân vật mồ côi lương thiện, thông minh

Nguyễn Huy Tưởng khá ưu ái cho dạng nhân vật mồ côi Đó là những nhân

vật mồ côi cả cha lẫn mẹ, ở với mẹ kế như Tấm (Truyện Tấm Cám), hoặc thằng Quấy mồ côi đi ở cho Chúa làng (truyện Thằng Quấy), anh em Nhà và Gạo mồ côi cha, lạc mất mẹ (trong truyện Tìm mẹ)… Đặc điểm chung của các nhân vật mồ côi của Nguyễn Huy Tưởng là họ đều là những con người hiền lành, lương thiện, thông minh, có nghị lực và lòng quyết tâm chống lại cái ác để giành lấy hạnh phúc cho mình và cho người khác

Đầu tiên, khảo sát nhân vật Tấm trong Tấm Cám - một truyện cổ tích kinh

điển, quen thuộc với các thế hệ trẻ em Việt Nam đã được Nguyễn Huy Tưởng chọn

để viết lại Tấm trong tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng vẫn là cô Tấm quen thuộc của dân gian nhưng lại lại có những nét “lạ lẫm” Thử đối chiếu một số chi tiết giữa hai bản kể:

đã chết từ hồi Tấm còn bé

Sau đó mấy năm thì cha

“Ngày xưa ở nước ta có một ông viên ngoại nhà ở ngay gần kinh thành Viên ngoại là người giàu có nhất vùng Ông hay giúp đỡ kẻ nghèo Bà vợ cũng là một người phúc hậu Hai ông bà hiếm hoi, chỉ sinh được một người con gái, đặt

Trang 30

Năm Tấm lên ba thì bà viên ngoại mất Ông buồn bã vô cùng, chỉ lấy

sự uống rượu hay chơi vườn hoa cây cảnh cho khuây khỏa Ít lâu, không chịu được cảnh góa bụa, ông lấy một người vợ kế Một năm sau,

bà kế sinh được một cô con gái đặt tên là Cám

Cách đó ít lâu, ông viên ngoại từ trần Lúc hấp hối, ông giối giăng vợ những công việc trong nhà, dặn phải thương yêu con chồng như con

đẻ Bà kế khóc lóc và nhận lời trông nom săn sóc Tấm cũng như khi ông còn sống…”[60, tr.46-47]

hồng hồng, môi Tấm đỏ như son, đôi mắt Tấm sáng như gương và ngây thơ như mắt chim bồ câu… Tấm đi uyển chuyển như một nàng công chúa

người đọc hình dung qua hành động

“Tấm chăm chỉ, ngoan ngoãn, lễ phép, thực thà… Khắp vùng ai cũng ghét Cám Trái lại, người ta yêu Tấm vô cùng và Tấm có rất nhiều bạn quấn quýt, thân yêu” [60, tr.47-48]

vua yêu như xưa thì nó không khỏi sợ hãi Một hôm, Cám hỏi chị:

- Chị Tấm ơi chị Tấm, chị làm thế nào mà đẹp thế?

Tấm không đáp, chỉ hỏi lại:

- Có muốn đẹp không để chị giúp?

Cám bằng lòng ngay Tấm sai quân hầu đào một cái hố

“Cám nghĩ thầm rằng muốn tranh ngôi hoàng hậu, tất phải được vua yêu, mà muốn được vua yêu, tất mình phải đẹp hơn Tấm bội phần Cám soi gương thấy mình vẫn đen, vẫn xấu Đương băn khoăn thì có một người cung nữ già đi qua Người cung nữ thấy Cám có ý suy nghĩ bèn hỏi duyên cớ Cám kể hết nỗi riêng Người cung nữ già vốn vẫn ghét Cám vì thường bị Cám

Trang 31

27

sâu và đun một nồi nước sôi

Tấm, bảo Cám xuống hố rồi sai quân hầu dội nước sôi vào hố Cám chết, Tấm sai đem xác làm mắm bỏ vào chĩnh gửi cho mụ dì ghẻ, nói

là quà của con gái mụ gửi biếu”[2, tr.369]

hành hạ, nay được dịp báo thù bèn bảo rằng:

- Không khó gì, lệnh bà muốn đẹp thì ngồi xuống một cái hố sâu, rồi cho một người dội một thùng nước thực sôi từ đầu đến gót Tắm nước sôi xong, thế nào lệnh bà cũng trắng hơn tuyết và đẹp hơn tiên Cám mừng lắm, sai lính đào ngay một cái hố và nấu một nồi nước thực sôi Cám ngồi xuống hố, sai người dội nước cho mình tắm Nhưng vừa dội được nửa nồi nước sôi bỏng thì Cám đã nhăn răng ra chết

Bọn cung nữ và lính tráng từ xưa ai

ai cũng thâm thù Cám Họ ghét cả

bà mẹ Cám, vì bà này hay vào cung ton hót con gái và xui Cám đánh đập mọi người Bởi thế họ bàn nhau đem Cám làm mắm và đưa về biếu người dì ghẻ độc ác, nói là của Vua

về biếu mẹ và em Ở truyện này, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng có một cách kể sáng tạo mới mẻ ở kết truyện Để giữ cho nhân vật Tấm lương thiện từ đầu đến cuối, nhà văn đã có cách kết truyện khác Khi đã trải qua bao nhiêu kiếp nạn, trở về cung, Tấm vẫn độ lượng tha thứ cho em Chi tiết Cám bị giội nước sôi và chi tiết hũ mắm của truyện dân gian vẫn được Nguyễn Huy Tưởng giữ lại Nhưng nhà văn không để

Trang 32

28

Tấm tự tay giết và làm mắm Cám Người giội nước sôi và làm mắm Cám gửi cho

mụ dì ghẻ là quần chúng nhân dân bị áp bức đã vùng dậy đấu tranh, trả thù những tội ác mà mẹ con Cám đã gây ra cho Tấm và bản thân họ Đó là một sáng tạo hợp lí mang tính nhân văn Khi nhiều người còn băn khoăn với cái kết của truyện dân

gian, truyện Tấm Cám khi đưa vào chương trình ngữ văn phổ thông cũng lược bỏ

đoạn kết của truyện, thì cách giải quyết của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng rất thuận tình, làm hài lòng độc giả mà không làm sai lệch, không đi xa so với nguyên tác Thời điểm Nguyễn Huy Tưởng viết lại truyện Tấm Cám cách đây đã 70 năm, khi nhà văn mới ba mươi tuổi và đang tham gia phong trào hướng đạo cho thiếu nhi Phải chăng khi viết lại tác phẩm này, nhà văn đã dự tính được những quan điểm bất đồng của người tiếp nhận ngày nay khi đánh giá, thẩm bình tác phẩm văn học dân gian? Và đến nay, câu chuyện tranh luận về Tấm Cám vẫn chưa có hồi kết Có thể, cách giải quyết vấn đề của nhà văn còn điều này điều kia chưa phù hợp theo cách nhìn của các nhà nghiên cứu văn học và văn hóa dân gian nhưng lại rất phù hợp suy nghĩ của người đọc hiện đại…

Một nhân vật mồ côi trong truyện thiếu nhi Nguyễn Huy Tưởng cũng để lại ấn tượng là nhân vật Thằng Quấy trong truyện cùng tên Quấy là nhân vật thông minh, kiên cường, vượt lên hoàn cảnh, vượt lên số phận để chiến thắng tên Chúa làng độc

ác, đem lại hạnh phúc cho mình và người dân quanh vùng Nhân vật thằng Quấy được xây dựng giống với môtip nhân vật thông minh trong truyện dân gian Truyện kể rằng, Quấy ở với Chúa làng từ bé tí, bị hành hạ không thương tiếc, phải làm đủ việc cả ngày lẫn đêm, không quần áo mặc, trùng trục như hòn cuội dưới suối Chúa làng bắt Quấy đi bắt con hổ hung dữ trong rừng, Quấy bắt được hổ nhờ trí thông minh của mình

và sự giúp đỡ của dân làng Ông Giời, ông Giăng cãi nhau gây ra hạn hán, Quấy dùng mẹo trị được ông Giăng giúp con người khỏi nạn Chúa làng muốn giết chết Quấy nên sai Quấy vào rừng bứt mây, nơi có con voi hung dữ Quấy dùng mẹo giết được voi và cuối cùng giết được tên Chúa làng gian ác, trừ họa cho dân làng

Hình ảnh Quấy gợi nhớ nhân vật Mã Lương trong truyện Cây bút thần (truyện

dân gian Trung Quốc) Nhờ có ông tiên tặng cho cây bút thần, Mã Lương đã phát

Trang 33

29

huy được tài năng vẽ của mình, có được cuộc sống sung túc hơn và còn giúp đỡ người nghèo Cùng với cây bút, cùng với tài năng và trí thông minh của mình, Mã Lương giết được tên vua gian ác đem lại cuộc sống bình yên cho mình và mọi người Nhưng Quấy trong truyện của Nguyễn Huy Tưởng khác với Mã Lương Quấy không được sự giúp sức của một phép màu nào mà hoàn toàn dựa vào trí thông minh của mình để chiến thắng kẻ ác Không hấp dẫn bằng yếu tố kì ảo, truyện

Thằng Quấy hấp dẫn bởi những chi tiết thú vị, tình huống gay cấn và sự gần gũi với

cuộc đời thực

Hai anh em Nhà và Gạo trong truyện Tìm mẹ cũng được xây dựng theo motif nhân vật mồ côi Truyện Tìm mẹ hấp dẫn nhiều thế hệ bạn đọc bởi tính nhân văn và

truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta: ác giả, ác báo; ở hiền gặp lành… Nhà văn

Nguyên Ngọc cho rằng: "Tìm mẹ của Nguyễn Huy Tưởng chỉ có vài chục

trang, Đàn chim gáy của Tô Hoài chỉ mấy chục dòng, nhưng đều lớn và đẹp" Giống

như truyện cổ tích, mở đầu của truyện Tìm mẹ vô cùng thân thuộc: “Ngày xưa, ở

một làng nhỏ, miền Nam nước Việt Nam…” Tên của hai nhân vật chính cũng rất đặc biệt: Nhà và Gạo, gắn với ước mơ của hai vợ chồng nghèo “Đặt tên cho nó là Nhà để sau này nó có nhà trú nắng, trú mưa Đặt tên cho nó là Gạo để sau này nó còn có hột gạo ăn” Tên như thế nhưng Nhà không có nhà để ở, Gạo không có gạo

để ăn Nhà và Gạo có hoàn cảnh khốn khó, phải sống dưới sự cai trị của chúa làng gian ác Hai anh em phải trải qua biết bao gian truân, khổ cực: nghèo đói, mất cha, lạc mất mẹ, đói khát, rơi vào nanh vuốt hổ… Trong hành trình đi tìm mẹ, hai em bé không được giúp đỡ từ những nhân vật thần kì như Bụt, Tiên, nhưng lại được sự giúp đỡ của những con vật tốt bụng và kì lạ như rận, đại bàng… Và phải kể đến sự

nỗ lực của chính bản thân các em Trong những hoàn cảnh nguy nan nhất, Nhà luôn nghĩ ra cách để tự cứu mình và em Tỉnh dậy trên đỉnh núi cao toàn mây trắng, Nhà biết dùng chiếc sào trúc để chọc chiếc giỏ đựng gạo trên ngọn cây lấy gạo ăn Bị lạc trong rừng, Nhà vượt qua sự sợ hãi, chạy ra lấy buồng gan lợn để nướng ăn dù biết

đó là buồng gan lợn người ta phải mang ra cống cho hổ Trong lúc sắp bị hổ ăn thịt,

sự mưu trí của Nhà đã tiêu diệt được hổ Lúc ấy, hai anh em cùng với người con gái

Trang 34

30

bị hổ bắt làm vợ đang ở một hoàn cảnh cực kì nguy hiểm Hổ dọa: “Tao hẹn một ngày Ngày mai, nếu không đưa một đứa ra cho tao ăn thịt, tao sẽ vào bắt cả ba đứa mày ra ăn một lúc” Nhà bình tĩnh nói với vợ hổ: “Chị ra cắt lấy một miếng gan ở

bờ suối về, ngày mai hổ hỏi thì đưa cho nó, bảo rằng gan người bé hơn gan trâu… Chị lấy ba gai mây nhét kín vào trong miếng gan, hổ ăn gan, gai mây sẽ đâm thủng ruột hổ” Hổ chết, người con gái và hai em được giải thoát Cuối cùng, các em đã tìm thấy mẹ, được trở về mái ấm gia đình với mong ước nhỏ nhoi, bình dị: "Trở về làng từ nay có nhà có gạo, có mẹ, có con Con ơi con ngủ cho ngoan…" Câu hát à

ơi của người mẹ vang lên khi kết thúc truyện chứa đựng lòng yêu con tha thiết với khát vọng về một tương lai tốt đẹp, sum vầy, no đủ

Về quá trình Nguyễn Huy Tưởng viết Tìm mẹ, “nhà thơ Phạm Hổ, trong lời giới thiệu cho một ấn bản Tìm mẹ của Nhà xuất bản Kim Đồng, có dẫn lời kể của nhà văn Tô Hoài; theo đó, Nguyễn Huy Tưởng viết truyện Tìm mẹ trong một cuộc

hội nghị Tác giả vừa họp vừa viết Viết được trang nào lại truyền cho anh em đọc Nguyễn Huy Tưởng càng viết càng say Anh em càng đọc càng hứng thú…” [50] Ở

cuối truyện Tìm mẹ, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng có ghi “theo một truyện cổ tích

Tây Nguyên”, nhưng nhiều nhà nghiên cứu tin rằng đây là câu chuyện do chính nhà văn sáng tác, vì trong các hợp tuyển văn học dân gian Tây Nguyên đến nay chưa tìm thấy truyện cổ tích Tây Nguyên nào có cốt truyện và tên nhân vật giống như vậy Các nhân vật như con rận kì lạ, cô gái đẹp phải làm vợ hổ, chim đại bàng tốt bụng, cây muỗm thần kì chỉ một ngày đã mọc lên xum xuê, đầy quả chín… chắc chắn là sáng tạo của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng

Trang 35

31

năm phải cống nộp một người con gái tân Làng Thần Quyết hai mươi năm nay phải sống trong đau buồn, lúc nào cũng nơm nớp lo sợ Năm nay, cô Thứ, con gái cụ Trương Nghiêm - một gia đình nghèo khổ tới lượt phải nộp mạng cho hung thần Nhưng trái với sự sợ hãi của mọi người, cô Thứ không sợ chết, chỉ thương cha mẹ già không ai chăm sóc Cô Thứ nhờ cha mẹ rèn cho hai con dao sắc để quyết giết được con ác thú Thông minh và dũng cảm, cô Thứ suy đoán trong hang động không có thần thánh tác oai tác quái mà chỉ có con thú dữ ăn thịt người Nguyễn Huy Tưởng bằng nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn đã tái hiện lại cuộc chiến giữa người và ác thú, giữa chính nghĩa với tàn bạo, hủ tục Cuộc vật lộn, tấn công giữa một bên là người con gái yếu ớt, đơn độc với một bên là con cá sấu to khỏe, hung tợn, được miêu tả chi tiết, gay cấn Cuối cùng, bằng nghị lực và niềm tin cái thiện sẽ chiến thắng, cô Thứ đã diệt trừ mối tai họa cho dân làng, được mọi người cảm phục Truyện viết theo lối cổ tích nhưng lại rất thực Nhân vật cô bé dũng cảm không mang tính chất phiếm chỉ như trong truyện cổ dân gian, cô bé có tên

“Nguyễn Thị Thứ” – một cái tên rất gần gũi với đời thực Tuổi chính xác, “khoảng

15, 16 tuổi”, nhan sắc “xinh đẹp, đáng yêu… trán nàng yên tĩnh, đôi mắt lóng lánh như sao” Cô bé cũng không có tài lạ đặc biệt như các nhân vật dũng cảm trong truyện dân gian như Thạch Sanh, cũng không được thần linh giúp đỡ Cô chỉ là một thiếu nữ mới lớn, còn nhỏ dại và yếu đuối Cô Thứ được khắc họa không chỉ ngoại hình, hành động, mà còn được khắc họa nội tâm Không giống như các nhân vật dũng cảm trong truyện dân gian, cứ thấy quái vật làm hại người là đi diệt và nhanh chóng chiến thắng, trên đường đi đối mặt với kẻ thù, có lúc cô Thứ cũng run sợ:

“Dần dần, cái sợ xanh lè đến như dọa nạt nàng Cái kiệu như nhắc lại những tấn thảm kịch hãi hùng của những bạn đã đi trước nàng Cái hình ảnh vị thần mà người

ta thường tả cho nàng ngày còn bé, với nét mặt hung ác, nanh to và sắc, thân thể lớn

và đầy lông lá, cá hình ảnh ấy chợt sừng sững trước mặt nàng, làm cho nàng sợ chết lặng người đi…”[60, tr.16] Cuộc chiến đấu giữa một cô gái bé nhỏ và con cá sấu to lớn diễn ra quyết liệt và gay cấn Có lúc tưởng như phần thắng đã thuộc về con quái vật Cuối cùng phần thắng cũng thuộc về cô bé dũng cảm, nhưng cô cũng ngất đi, lả

Trang 36

32

đi như một bông hoa đã héo, “mặt xanh nhợt ẻo lả nằm trong lòng bà mẹ, mở đôi mắt ngơ ngác”

2.1.1.3 Nhân vật gian ác

Đây là những nhân vật ở tuyến phản diện Điển hình là mẹ con nhà Cám

trong truyện Tấm Cám Mụ dì ghẻ thấy Tấm xinh đẹp, khéo léo quá thì cho rằng

Tấm đã lấy hết cái hay của con mình nên ghét Tấm vô cùng Mụ tìm mọi cách hành

hạ Tấm hết sức tàn nhẫn Nhưng mụ “khéo che đậy người ngoài, cho không ai biết hành vi của mình”[60, tr.47] “Bà ta hết sức đầy đọa Tấm cho bõ ghét Thậm chí không cho ngồi cùng ăn, may cho toàn quần áo xấu, bắt ấm làm quần quật suốt ngày, hồ thấy nghỉ là đã mắng chửi, đánh đập rất phũ phàng” [60, tr.48] Bà ta tìm mọi cách để tước đi mọi niềm vui, niềm an ủi dù nhỏ nhoi của Tấm: bắt trộm con cá bống; trộn thóc lẫn gạo bắt nàng nhặt để nàng không thể đi trẩy hội… Và độc ác hơn nữa, bà ta còn giết chết Tấm để cho con mình vào cung làm vợ vua thay thế Ngay cả khi Tấm chết hoá thân thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi cũng không thoát khỏi dã tâm của dì ghẻ… Cám cũng không khác gì mẹ, cũng đủ tính xấu: dối trá ghen ghét, đố kị, hùa vào với mẹ để hành hạ Tấm Cám lừa Tấm xuống

ao gội đầu để cướp mất chiếc yếm đỏ của chị Cùng mẹ bắt giết Bống, người bạn thân của Tấm Và, nhẫn tâm cùng mẹ chặt cây cau cho chị ngã xuống chết đuối để vào cung làm hoàng hậu thay chị… Đến cuối truyện, khi Tấm trở về cung, Tấm tha thứ cho em, nhưng Cám vẫn không hề thay đổi bản chất của mình, vẫn “tức sôi lên” vì thấy Tấm còn đẹp hơn trước Cám vẫn còn muốn tranh ngôi hoàng hậu của chị “nghĩ rằng muốn tranh ngôi hoàng hậu, tất phải được vua yêu, mà muốn được vua yêu, tất mình phải đẹp hơn Tấm bội phần” Cuối cùng Cám chết khi nghe lời người cung nữ già bày cho: ngồi xuống một cái hố và sai người đổ nước thực sôi vào Cám đã chết vì lòng đố kị và sự ngu ngốc của mình Người dì ghẻ cũng chịu chung số phận Mụ ăn hũ mắm mà bọn cung nữ và lính tráng đem cho mà không ngờ lời con quạ khoang nói đúng: “ngon ngỏn ngòn ngon, ăn thịt con có còn, cho xin một miếng” Lúc biết sự thật, mụ ngã vật

ra mà chết Mẹ con Cám đã phải trả giá cho sự độc ác của mình

Trang 37

bố Sợ ba mẹ con Nhà và Gạo biết, hắn đi tìm giết ba mẹ con Tức giận vì không tìm được mẹ con Nhà và Gạo, Chúa làng tức giận “cho con rận vào mồm cắn”… Độc ác quá, Chúa làng hóa thành hổ Hóa thành hổ rồi, Chúa làng vẫn độc ác Hổ bắt dân làng mỗi ngày phải nộp một buồng gan trâu, gan lợn, nếu không hổ sẽ bắt người Hổ còn bắt một cô gái đẹp về hang làm vợ Cuối cùng, Chúa làng-hổ cũng phải chết Nhà và Gạo cùng người con gái bị hổ bắt làm vợ bị đẩy vào đường cùng

Họ giết hổ để tự giải thoát mình

Nhân vật Chúa làng trong truyện Thằng Quấy có nhiều điểm chung với nhân vật Chúa làng trong truyện Tìm mẹ: “Chúa làng rất ác Ruộng nương của dân,

Chúa làng chiếm hết Dân có hoa quả, bánh trái, vải vóc, của ngon vật lạ đều phải biếu Chúa làng Ai không biếu, Chúa làng giận, cầm ngọn mác nhọn đâm suốt từ bụng sang sau lưng”[60, tr.97] Quấy đi ở với chúa làng có lẽ từ khi mới sinh ra vì

“năm nay nó mới có 9 tuổi, mà nó ở với Chúa làng đã lâu lắm rồi Giời rét cũng như trời nực, nó chẳng có gì che thân Chúa làng hay đánh nó, vợ Chúa làng hay chửi mắng nó, con cái Chúa làng hay hành hạ nó, sai nó làm suốt ngày, suốt đêm”[60, tr.97] Trong vùng có con hổ đến bắt lợn nhà Chúa làng, Chúa làng sai Quấy trông đàn lợn Nhưng lợn vẫn bị hổ bắt Chúa làng bắt Quấy đi bắt hổ: “Thằng Quấy phải

đi bắt hổ về đây, không thì tao giết mày”[60, tr.98], dù biết chắc đấy là việc Quấy không thể làm được Nhưng bằng trí thông minh của mình, Quấy bắt được hổ Thấy Quấy bắt được hổ, lại trị được ông Giăng trên trời, Chúa làng lo “có ngày nó cướp hết ruộng nhà mình, phải trừ nó đi” Chúa sai Quấy vào rừng bứt mây vì biết trong rừng có con voi dữ, hễ thấy người là nó quật chết tươi… Hết lần này đến lần khác,

Trang 38

34

Chúa làng làm đủ cách để giết Quấy Quấy lên rừng, lừa giết được con voi dữ, lại lừa cho đàn quạ chui vào bụng voi Quạ đập cánh bay lên làm cho cả con voi có Quấy ngồi trên lưng bay qua sông, qua núi, bay về bản, đứng trước cửa nhà Chúa làng Chúa làng cùng vợ con xin được cưỡi voi, bay ra biển Đến giữa biển, Chúa làng mở nút ở bụng voi, đàn quạ ào ra thế là con voi rơi xuống biển sâu, mang theo

cả gia đình Chúa làng Chúa làng chết bởi sự độc ác và ngu xuẩn của hắn Nhân dân vui sướng công kênh Quấy vì từ nay họ thoát khỏi ách Chúa làng

Như vậy, trái với nhân vật thuộc tuyến chính diện kết thúc họ được hưởng hạnh phúc, các nhân vật gian ác đều phải trả giá bằng cái chết Các nhân vật gian ác trong truyện của Nguyễn Huy Tưởng không nhiều, đó là những nhân vật chức năng

để cốt truyện phát triển Hơn nữa, đặt những nhân vật này bên cạnh những nhân vật thuộc tuyến chính diện, càng làm nổi bật lên phẩm chất tốt đẹp và tài trí của họ Cùng với những nhân vật ở tuyến chính diện, những nhân vật ở tuyến phản diện thể hiện tư tưởng thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà của nhà văn

2.1.2 Nhân vật thần kì, siêu nhiên

Nhân vật thần kì, siêu nhiên trong truyện cổ dân gian thường là nhân vật chức năng, họ xuất hiện trong truyện để thực hiện “nhiệm vụ” của mình Nhân vật thần

kì, siêu nhiên phân thành hai tuyến: nhân vật thiện xuất hiện để giúp đỡ người tốt, trừng phạt kẻ xấu; những nhân vật ác cản trở, gây hại cho nhân vật ở tuyến thiện Trong truyện của Nguyễn Huy Tưởng, những nhân vật kì, siêu nhiên cũng có nhân vật thiện và nhân vật ác

tiên của Nguyễn Huy Tưởng thường xuất hiện trong khung cảnh vô cùng đẹp đẽ, sự xuất

Trang 39

35

hiện của họ khiến cho không gian xung quanh cũng nhuốm màu thần tiên Đặc biệt, những nhân vật thần tiên của Nguyễn Huy Tưởng thường được nhà văn chăm chút kĩ về ngoại hình, trang phục (điều này sẽ được khảo sát kĩ ở Chương 3)

Trong các nhân vật thần tiên, nàng Uyên trong truyện Chiếc bánh chưng là

một nhân vật sáng tạo độc đáo của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng Ở nguyên bản của tác giả dân gian, không có nhân vật nàng Uyên, chỉ có một vị thần xuất hiện trong giấc mơ của Lang Liêu, mách bảo cho chàng cách làm hai thứ bánh ấy Nàng Uyên vốn là tiên trên trời được Ngọc Hoàng sai xuống trần làm bạn với hoàng tử út bởi cảm động trước tình yêu lao động và tấm lòng nhân hậu của chàng Nàng Uyên là nhân vật vừa gần gũi, thân quen vừa kì lạ Nàng xuất hiện lần đầu tiên là một cô thôn nữ xinh đẹp mộc mạc, con một nông phu nghèo Vẻ đẹp dịu dàng trong trẻo của nàng Uyên khiến hoàng tử yêu mến, xin Hùng Vương cho cưới nàng làm vợ

Từ khi về làm vợ hoàng tử, nàng thức khuya dậy sớm, dệt cửi chăn tằm, tính lại phúc hậu nên ai ai cũng yêu quý Nàng sinh cho hoàng tử út hai người con, một trai một gái, đặt tên là Sơn và Hà… Đến cuối truyện, cả hoàng tử và người đọc bị bất ngờ khi nàng thưa với hoàng tử: “Vì Ngọc Hoàng thấy nòi giống ta đều là những dân nông nghiệp, lại chăm chỉ làm ăn, ngài muốn ban cho một món quà quý, truyền mãi muôn đời, để tăng vui cho nhân dân trong dịp tết, bõ những ngày vất vả quanh năm Vì thế mới sai em xuống trần làm bạn với lang quân để giúp lang quân làm món quà ấy, tức là hai thứ bánh này”

2.1.2.2 Nhân vật ác

Tiêu biểu cho dạng nhân vật này là con Kê tinh trong truyện An Dương Vương xây thành ốc Nó là con gà trống chết hóa thành tinh, đêm đến thường giả làm người

đi ăn cắp, ăn trộm, trêu ghẹo đàn bà, con gái Khi An Dương Vương xây thành, con

Kê tinh tìm cách phá Nó biết các nàng tiên phải hoàn thành công việc trước khi gà gáy nên chỉ quá nửa đêm, nó giả tiếng gà gáy để các nàng tiên không thể xây xong thành Cũng giống các nhân vật ác ở tuyến phản diện, cuối cùng con Kê tinh cũng phải trả giá Nó bị Thần Kim quy và An Dương Vương giết chết

Trang 40

36

Những nhân vật thần kì, siêu nhiên góp phần thể hiện tư tưởng thiện thắng ác trong những sáng tác cho thiếu nhi của nhà văn Nguyễn Huy tưởng và còn làm cho những câu chuyện có thêm vẻ đẹp lãng mạn, bay bổng

2.1.3 Nhân vật loài vật

2.1.3.1 Nhân vật quen thuộc

Đó là những nhân vật đã từng xuất hiện trong văn học dân gian Như nhân vật

Cóc trong truyện Cóc kiện trời Truyện dân gian Cóc kiện trời được Nguyễn Huy Tưởng viết lại với tên Con cóc là cậu ông Giời, kể về cuộc hành quân của Cóc và

các bạn lên kiện trời vì trời đã gây hạn hán cho trần gian Nguyễn Huy Tưởng đã tạo những điểm nhấn vào tình huống, biến cố sơ lược hoặc chưa từng có trong cách

kể của dân gian khiến câu chuyện trở nên mới mẻ Cuộc hành quân của đội quân Cóc lên trời không đơn giản, chỉ cần đi là nhanh chóng đến nơi như trong truyện xưa; mà thực sự là cuộc trường chinh vĩ đại Khi đến nơi lại là cuộc chiến ác liệt của trí thông minh và lòng dũng cảm với một thế lực có sức mạnh hơn mình Trong truyện dân gian, cóc cứ kéo theo cả bầy đoàn lên Trời là có thể thắng Trời Nhưng trong truyện của Nguyễn Huy Tưởng, ngoài sự đoàn kết tập thể, đội quân Cóc còn phải có tài trí thông minh, óc tổ chức và sự dũng cảm, Cóc mới có thể chiến thắng đội quân nhà Trời Trong truyện dân gian, Cóc không được mô tả về ngoại hình, chỉ

có hành động Nhưng trong cách kể của Nguyễn Huy Tưởng, cóc còn được khắc họa cả về hình dáng và suy nghĩ, điều ấy khiến cho câu chuyện xưa trở nên mới mẻ: “Cóc ngồi xổm trong hang con, cái miệng rộng há ra, cổ họng khan như cháy bỏng Cóc biết cây cỏ, chim chóc, muông thú chết gần hết rồi Họ hàng nhà Cóc cũng không còn sống sót được mấy Nhìn ra ngoài hang, chỉ thấy giời mênh mông bao la đỏ chói Cóc mở to đôi mắt lồi nhìn trừng trừng lên giời, miệng rộng nghiến lại Cóc giận Giời lắm Cóc chỉ tiếc mình bé nhỏ, nếu lớn, Cóc đã nuốt chửng ngay Giời vào bụng cho đỡ tức!”[60, tr.117] “Cóc vẫy cao lá cờ, chỉ lên giời đỏ rực, rồi hất hàm hỏi hai con thú dữ một lần thứ hai Cóc nghiến hai hàm răng rộng, giời đất như rung chuyển Hổ và gấu thấy cóc oai quá, không khinh cóc nữa”[60, tr.122] Ở cuối truyện, khi đã trở về trần gian, thấy sông ngòi đầy nước, cây cỏ tốt tươi, “cóc

Ngày đăng: 05/06/2018, 16:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lại Nguyên Ân chủ biên (2004), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân chủ biên
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2004
2. Nguyễn Đổng Chi (2003), Tác phẩm được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Quyển II, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác phẩm được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh
Tác giả: Nguyễn Đổng Chi
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2003
3. Trương Đăng Dung (2004), Tác phẩm văn học như là quá trình, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác phẩm văn học như là quá trình
Tác giả: Trương Đăng Dung
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 2004
4. Phan Cư Đệ, Hà Minh Đức (1966), Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960), Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960)
Tác giả: Phan Cư Đệ, Hà Minh Đức
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1966
5. Nguyễn Đăng Điệp-Nguyễn Văn Tùng (biên soạn, 2010), Thi pháp học ở Việt Nam, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi pháp học ở Việt Nam
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
6. Trịnh Bá Đĩnh (2011), Phê bình văn học Việt Nam hiện đại, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phê bình văn học Việt Nam hiện đại
Tác giả: Trịnh Bá Đĩnh
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2011
7. Hà Minh Đức chủ biên (2008), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học
Tác giả: Hà Minh Đức chủ biên
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2008
8. Nguyễn Hải Hà (1992), Thi pháp tiểu thuyết L. Tônxtôi, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi pháp tiểu thuyết L. Tônxtôi
Tác giả: Nguyễn Hải Hà
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1992
9. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên (2007), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007
10. Đào Duy Hiệp (2007), Thơ và truyện và cuộc đời, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ và truyện và cuộc đời
Tác giả: Đào Duy Hiệp
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
Năm: 2007
11. Đào Duy Hiệp (2008), Phê bình văn học từ lí thuyết hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phê bình văn học từ lí thuyết hiện đại
Tác giả: Đào Duy Hiệp
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2008
13. Tô Hoài (1977), Sổ tay viết văn, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay viết văn
Tác giả: Tô Hoài
Nhà XB: Nxb Tác phẩm mới
Năm: 1977
14. Tô Hoài (1996), Lời giới thiệu "Truyện viết cho thiếu nhi" của Nguyễn Huy Tưởng, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện viết cho thiếu nhi
Tác giả: Tô Hoài
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1996
15. Tô Hoài (2016), Những truyện hay viết cho thiếu nhi, Nxb Kim Đồng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những truyện hay viết cho thiếu nhi
Tác giả: Tô Hoài
Nhà XB: Nxb Kim Đồng
Năm: 2016
16. Phạm Hổ (2016), Những truyện hay viết cho thiếu nhi, Nxb Kim Đồng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những truyện hay viết cho thiếu nhi
Tác giả: Phạm Hổ
Nhà XB: Nxb Kim Đồng
Năm: 2016
17. Nguyễn Thị Huế (2014), Thế giới cổ tích của Nguyễn Huy Tưởng, http://hanoitv.vn/the-gioi-co-tich-cua-nguyen-huy-tuong-d4189.html, cập nhật ngày 06/09/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thế giới cổ tích của Nguyễn Huy Tưởng
Tác giả: Nguyễn Thị Huế
Năm: 2014
18. Liên Hương, Nguyễn Huy Tưởng và nghệ thuật khắc họa nhân vật lịch sử trong truyện viết cho thiếu nhi, http://tapchivannghedatto.org.vn/tintuc.aspx?ID=1144,cập nhật ngày 7/3/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Huy Tưởng và nghệ thuật khắc họa nhân vật lịch sử trong truyện viết cho thiếu nhi
19. Đinh Gia Khánh chủ biên (2006), Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn, Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học dân gian Việt Nam
Tác giả: Đinh Gia Khánh chủ biên
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
20. M.B. Khrapchenco (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học
Tác giả: M.B. Khrapchenco
Nhà XB: Nxb Tác phẩm mới
Năm: 1978
21. M.B. Khrapchenco (2002), Những vấn đề lí luận và phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề lí luận và phương pháp luận nghiên cứu văn học
Tác giả: M.B. Khrapchenco
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2002

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w