Xin cảm ơn các Chú, Anh, Chị trong Ban quản lý rừng Đặc Dụng Cảnh Quan DaySáp, huyện KrôngNô, tỉnh DakNông đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.. X
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: TS NGUYỄN NGỌC KIỂNG
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012
Trang 3đã trực tiếp hướng dẫn em thực hiện khóa luận này
Xin cảm ơn các Chú, Anh, Chị trong Ban quản lý rừng Đặc Dụng Cảnh Quan DaySáp, huyện KrôngNô, tỉnh DakNông đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận Đặc biệt anh Trần Xuân Quang đã tận tình giúp đỡ em thực hiện khóa luận này
Xin chân thành cảm ơn các bạn lớp DH08QR những người đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và làm khóa luận
Lời cuối cùng, gửi lời cảm ơn sâu sắc đến bố mẹ người đã sinh thành nuôi dưỡng để con có được như ngày hôm nay
Tp Hồ Chí Minh; tháng 6 năm 2012
Nguyễn Thị Diễm
Trang 4Kết quả: Đã điều tra, xác định và mô tả được 9 loài trong đó có 5 loài thuộc
sách đỏ Việt Nam gồm: Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa (Kurz) Craib), Cẩm lai bà rịa (Dalbergia bariaensis), Gõ mật (Sindora siamensis), Giáng hương trái to (Pterocarpus macrocarpus), Bình linh nghệ (Vitex ajugaeflora Dop); và 4 loài thuộc họ Sao, Dầu: Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb), Dầu trà beng (Dipterocarpus obtusifolius), Sao đen (Hopea odorata Roxb), Sến mủ (Shorea
roxburghii G.Don.)
Trang 5The result: had investigated, identified and described the nine plants in which
have five species of the Vietnam Red Book: Go đo (Afzelia xylocarpa (Kurz) Craib), Cam lai baria (Dalbergia bariaensis), Go mat (Sindora siamensis), Giang huong trai to (Pterocarpus macrocarpus), Binh linh nghe (Vitex ajugaeflora Dop); And four species of Fabaceae: Dau rai (Dipterocarpus alatus Roxb), Dau tra beng (Dipterocarpus obtusifolius), Sao đen (Hopea odorata Roxb), Sen mu (Shorea
roxburghii G.Don.)
Trang 6MỤC LỤC
Trang
Trang tựa i
Lời cảm ơn ii
Tóm tắt iii
Abstract iv
Mục lục v
Danh sách các bảng vii
Danh sách các hình viii
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU 4
2.1 Điều kiện tự nhiên 4
2.1.1 Vị trí địa lý 4
2.1.2 Địa hình 4
2.1.3 Điều kiện khí hậu thời tiết 4
2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 5
2.2.1 Dân số dân tộc và lao động 5
2.2.2 Giao thông và cơ sở hạ tầng 5
2.2.3 Hiện trạng kinh tế - xã hội 5
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7
3.1 Nội dung nghiên cứu 7
3.2 Phương pháp nghiên cứu 7
Trang 73.2.2 Nội nghiệp 8
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 9
4.1 Danh mục các loài thực vật được xác định tại khu vực nghiên cứu 9
4.2 Đặc điểm hình thái, sinh thái, giá trị và hiện trạng của loài 11
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 32
5.1 Kết luận 32
5.2 Kiến nghị 32
Tài liệu tham khảo 34
Trang 8DANH SÁCH CÁC BẢNG Bảng 2.1: Hiện trạng tài nguyên rừng và tình hình sử dụng đất 6 Bảng 4.1: Danh lục các loài đã phát hiện tại khu vực nghiên cứu 10
Trang 9DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 4.1: Ảnh chụp cây Dầu rái tại rừng đặc dụng cảnh quan DraySap 12
Hình 4.2: Ảnh chụp cây Dầu trà beng tại rừng đặc dụng cảnh quan DrâySáp 15
Hình 4.3: Ảnh chụp cây Sao đen tại rừng đặc dụng cảnh quan DraySap 17
Hình 4.4: Ảnh chụp cây Sến mủ tại rừng đặc dụng cảnh quan DrâySap 19
Hình 4.5: Ảnh chụp cây Gõ đỏ tại rừng đặc dụng cảnh quan DrâySap 22
Hình 4.6: Ảnh chụp cây Cẩm lai bà rịa tại rừng đặc dụng cảnh quan DrâySap 25
Hình 4.7: Ảnh chụp cây Gõ mật tại rừng đặc dụng cảnh quan DrâySap 27
Hình 4.8: Ảnh chụp cây Giáng hương trái to tại rừng đặc dụng cảnh quan DrâySa29 Hình 4.9: Ảnh chụp cây Bình linh nghệ tại rừng đặc dụng cảnh quan DrâySap 32
Trang 10Xã hội càng phát triển, dân số ngày càng tăng dẫn đến nhu cầu của con người
về rừng càng tăng đặc biệt là nhu cầu về tài nguyên gỗ và việc xác định không đúng loài, không đúng nhóm gỗ là một trong các nguyên nhân dẫn đến tính trạng khai thác rừng cạn kiệt Chính vì vậy mà tài nguyên thực vật rừng đã và đang bị khai thác một cách bừa bãi, thiếu tổ chức, không có quy hoạch làm cho tài nguyên thực vật rừng ngày càng bị suy thoái, nhiều loại thực vật có giá trị cao về các mặt kinh tế,
xã hội, môi trường bị mất đi, đa dạng sinh học giảm, mất cân bằng sinh thái, biến đổi khí hậu… Để giải quyết được thực trạng này đòi hỏi việc kinh doanh rừng tự nhiên phải đề ra được các biện pháp hợp lý, như trồng mới và chăm sóc rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng tự nhiên, chặt nuôi dưỡng, chặt tỉa thưa kết hợp với một
số biện pháp lâm sinh khác để vừa có thể bảo tồn tài nguyên cây gỗ đảm bảo cân bằng sinh thái vừa đáp ứng được yêu cầu sản xuất làm cho khả năng phục hồi rừng luôn luôn đảm bảo sản lượng
Để thực hiện được những việc trên thì việc nhận biết được các loài thực vật, tìm hiểu giá trị của chúng là việc làm cần thiết
Rừng đặc dụng cảnh quan DrâySáp được quy hoạch và xác lập theo Quyết định số 779/QĐ-UBND ngày 11/6/2010 của UBND tỉnh ĐăkNông Tổng diện tích
Trang 11tự nhiên là 1.606,55 ha, nằm ở phía bắc thuộc địa giới hành chính huyện KrôngNô, tỉnh ĐăkNông Việc thành lập rừng đặc dụng cảnh quan DrâySap có ý nghĩa hết sức quan trọng, không chỉ để bảo vệ diện tích, sinh cảnh rừng, động vật điển hình nơi đây mà còn cả Khu di tích lịch sử văn hóa DrâySap Là địa điểm du lịch nỗi tiếng với cụm thác DrâySap - DrâyNur - Gia Long, nơi đây đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch đã ký các quyết định số 1371/QĐ-BT và 12/QĐ-BT công nhận thác DrâySap và DrâySap thượng (thác Gia Long) là những
di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia
Tuy nhiên trong nhiều năm qua, cùng với thực trạng chung của xã hội đó là quá trình quá trình khai thác, sử dụng không bền vững cũng như công tác quản lý, bảo vệ rừng kém hiệu quả để cho người dân lấn chiếm đất rừng, xâm canh trái pháp luật đã làm cho diện tích, chất lượng và toàn bộ khu di tích văn hóa lịch sử tại khu rừng đặc dụng cảnh quan DrâySap bị suy thoái nghiêm trọng
Từ thực trạng nêu trên, để phát huy thế mạnh tiềm năng khu rừng thì việc xây dựng dự án bảo vệ và phát triển rừng tại rừng đặc dụng cảnh quan DrâySap là một việc cần thiết và cấp bách Để góp một phần nhỏ làm cơ sở cho việc xây dựng dự án bảo vệ và phát triển rừng tại rừng đặc dụng cảnh quan DrâySáp, huyện KrôngNô,
tỉnh ĐăkNông thì đề tài “Đặc điểm một số loài thực vật có giá trị ở rừng đặc dụng cảnh quan DrâySap” được sự hướng dẫn của thầy TS Nguyễn Ngọc Kiểng,
Bộ môn Quản lý tài nguyên rừng, Khoa Lâm Nghiệp, Trường ĐH Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh được đặt ra Và đây là một dịp tốt để em có thể tìm hiểu về đặc điểm nhận biết một loài cây gỗ có giá trị không chỉ trên lý thuyết mà còn ngoài thực
tế
Mục tiêu của khóa luận là tiến hành điều tra, xác định, mô tả và tìm hiểu thực trạng những loài thực vật có giá trị tại khu vực nghiên cứu Do thời gian còn hạn chế, kiến thức thực tế chưa nhiều và kiến thức lý luận chưa đầy đủ nên tuy đã có nhiều cố gắng nhưng khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của thầy, cô bạn bè để bài viết được hoàn thiện hơn
Trang 121.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định một số loài thực vật có giá trị tại khu vực nghiên cứu
- Mô tả đặc điểm hình thái, sinh thái, của các loài đã xác định
- Tìm hiểu hiện trạng của loài tại khu vực nghiên cứu
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Do chỉ giới hạn trong phạm vi một khóa luận tốt nghiệp nên đề tài chỉ tiến hành nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh thái và tìm hiểu giá trị, thực trạng của một
số loài thực vật thân gỗ có giá trị (Nghị định số: 32/2006/NĐ-CP_Nghị định về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; sách đỏ Việt Nam, và một số loài cây thuộc họ Sao, Dầu) tại rừng đặc dụng cảnh quan DrâySap thuộc huyện KrôngNô, tỉnh ĐăkNông
Trang 13Chương 2 ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1 Điều kiện tự nhiên
từ tây nam - đông bắc
Đất đai: Khu vực nghiên cứu chủ yếu là đất Feralit màu vàng đỏ phát triển trên
đá phiến sét, độ dày tầng đất < 100 cm và hiện người dân đang canh tác nương rẫy (trồng các loài cây nông nghiệp mì, bắp…), đất bị xói mòn nên kém màu mỡ
2.1.3 Điều kiện khí hậu thời tiết
Thuộc vùng khí hậu nhiệt đới ẩm (tiểu vùng khí hậu Ib), thời tiết trong năm chia thành hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 cho đến hết tháng 10 (chiếm đến 90 % tổng lượng mưa cả năm) và mùa khô bắt đầu từ tháng 11 cho đến tháng 4 năm sau
- Lượng mưa trung bình năm đạt từ 1.600 - 1.700 mm;
- Nhiệt độ trung bình năm là 23,4 0C;
- Tổng số giờ nắng trong năm vào khoảng 2.000 - 2.300 giờ;
Trang 14tương đối đều trên toàn bộ lâm phần
2.2 Điều kiện kinh tế-xã hội
2.2.1 Dân số, dân tộc và lao động
Dân số và lao động: Theo số liệu thống kê sơ bộ thì dân số tại địa bàn hai xã Đăk Sôr và Nam Đà là 14.773 khẩu/3.369 hộ, lao động chủ yếu tập trung trong lĩnh vực nông nghiệp
Dân tộc: Thành phần dân tộc khá đa dạng, ngoài dân tộc kinh thì dân tộc thiểu
số gồm có dân tộc Tày, Nùng, Thái, Mường, Cao Lan và Khơ Me
2.2.2 Giao thông và cơ sở hạ tầng
Giao thông: Khu vực có đường tỉnh lộ 4 chạy qua
Cơ sở hạ tầng: Nhìn chung còn phát triển chậm, tuy nhiên cũng cơ bản đáp ứng được các nhu cầu của người dân
2.2.3 Hiện trạng kinh tế xã hội
Tình hình sản xuất kinh doanh: Tập trung chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp
và một số ít trong lĩnh vực lâm nghiệp và dịch vụ Nhìn chung kinh tế của người dân trong khu vực còn gặp nhiều khó khăn Các hoạt động xâm hại đến tài nguyên rừng trong khu rừng đặc dụng cảnh quan DrâySáp còn diễn ra khá phổ biến
Trang 15Bảng 2.1: Hiện trạng tài nguyên rừng và tình hình sử dụng đất
+ Đất trống có cây gỗ tái sinh: 21,37 ha
+ Đất trống không có cây tái sinh: 0,488 ha
+ Đất khác trong lâm nghiệp: 1,125 ha
b) Đất nông nghiệp: 166,25 ha
c) Đất chuyên dùng: 4,08 ha
Trang 16Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu
- Xác định những loài có giá trị phân bố tại khu vực nghiên cứu
- Điều tra xác định, nhận biết và tìm hiểu thực trạng các loài đã xác định
- Mô tả chi tiết về thân, lá, hoa, quả, vỏ ngoài, thịt vỏ, thịt gỗ bên trong, mùi,
vị, màu…
- Ghị lại hình ảnh các bộ phận của cây, cây tái sinh và vật hậu (nếu có)
- Trình bày kèm theo hình ảnh màu chụp được ngoài thực tế
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Ngoại nghiệp
- Thu thập các số liệu, tài liệu tại khu vực nghiên cứu có liên quan đến khóa luận
- Phỏng vấn cán bộ kiểm lâm tại địa bàn, người dân quanh khu vực nghiên cứu
để biết thêm thông tin về các loài có giá trị và đặc điểm nhận biết chúng
- Khảo sát thực địa tại khu vực nghiên cứu bằng phương pháp điều tra theo tuyến :
+ Tuyến được bố trí bắt đầu từ trung tâm đi qua các khu vực và trạng thái rừng khác nhau để điều tra
+ Tuyến điều tra sử dụng các đường xe, đường mòn hiện có
+ Tuyến đảm bảo việc đị lại tương đối dể dàng
+ Trên các tuyến điều tra tiến hành quan sát và xác định những loài có giá trị.khi xác định được loài thì:
Sử dụng máy ảnh kĩ thuật số cannon 12.2 chụp hình các bộ phận cần
mô tả lại
Trang 17 Mô tả chi tiết đặc điểm hình thái, sinh thái của loài
Sử dụng thước dây có độ chính xác đến mm để đo các bộ phận của cây Tiến hành đo, đếm nhiều lần trên mỗi bộ phận và lấy kết quả bình quân
3.2.2 Nội nghiệp
- Tổng hợp tài liệu đã thu thập được ngoài thực tế về số liệu, tài liệu, phiếu mô
tả và hình chụp theo thứ tự để tránh lẩn lộn và tiện cho việc tìm kiếm sau này
- Tổng hợp lại kèm với tài liệu tham khảo và kết quả phỏng vấn để đưa ra kết quả chung nhất
- Vì thực tế có nhiều loài không thu được hoa quả và vật rụng nên phải kế thừa kết quả nghiên cứu và tài liệu của những người đi trước kết hợp với kết quả phỏng vấn được
- Viết báo cáo trên phần mềm word
Trang 18Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Danh mục các loài thực vật được phát hiện tại khu vực nghiên cứu
Trong thời gian nghiên cứu, đề tài đã điều tra, xác định và mô tả được 9 loài trong đó có 5 loài thuộc sách đỏ Việt Nam và 4 loài cây thân gỗ thuộc họ Sao Dầu, kết quả như sau:
Trang 19Bảng 4.1: Danh lục các loài đã phát hiện tại khu vực nghiên cứu
++: Phổ biến
Trang 204.2 Đặc điểm hình thái, sinh thái học, giá trị và hiện trạng của loài
Dầu rái
Tên thông thường: Dầu rái, Dầu nước, Dầu con rái
Tên khoa học: Dipterocarpus alatus Roxb
Lá: Lá đơn mép nguyên, mọc cách hình trái xoan, phiến dài 20 – 25 cm, rộng 8 – 16 cm 15 - 20 đôi gân bên chạy song song và nổi rõ ở mặt dưới Cuồng lá dài 3 – 4 cm Lá kèm lớn tạo thành búp màu đỏ, sớm rụng
Mô tả thêm:
Hoa: Hoa tự chùm, đều lưỡng tính mẫu 5, màu đỏ, gần như không có cuống Ống đài phía ngoài có 5 cánh, hai cánh đài to hơn các cánh đài khác Nhị nhiều 28 - 32, đính thành 2 vòng
Quả: Quả lớn, đường kính 2 – 4 cm, có 5 gờ phát triển, có 2 cánh do đài phát triển dài 10 – 15 cm, quả rộng 2 – 4 cm, có 3 - 5 gân bên, 3 gân dài tới đỉnh mặt dưới lá có phủ lông
Gỗ: Gỗ màu nâu đỏ nhạt, thớ thô
Sinh thái: Tập trung trong các rừng thưa, khô rừng khộp, thuộc loài cây ưa sáng Phân bố: Duyên hải miền trung, Tây nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long
Giá trị: Tỷ trọng gỗ 0,70 - 0,90, bền, nếu bị để ra ngoài mưa nắng sẽ mau hỏng,
dể gia công dùng trong xây dựng, đóng đồ thông thường Dầu là nguyên liệu tốt cho ngành sơn, vẹcni Thuộc gỗ nhóm IV
Hiện trạng tại rừng đặc dụng: Số lượng cây còn lại rất ít Qua các tuyến điều tra chỉ gặp 2 cá thể, và không thấy cây tái sinh tự nhiên
( Xem Ảnh 1, Ảnh 2, Ảnh 3)
Trang 22 Dầu trà beng
Tên thông thường: Dầu trà beng, Dầu song nàng
Tên khoa học: Dipterocarpus obtusifolius Teysm
Họ khoa học: Dipterocarpaceae
Hình thái
Mô tả thực địa:
Thân: Cây gỗ lớn, rụng lá theo mùa, thân thẳng, tròn đều, phân cành cao
và tán hẹp Vỏ màu nâu xám, nứt dọc sâu Tán thưa, cành non cuống phủ lông dày Thịt vỏ màu đỏ nhạt
Lá: Lá đơn, mọc cách, hình bầu dục, phiến lá dài 14 – 27 cm, rộng 7 - 20
cm, cuống dài 2 – 5 cm, mặt dưới phủ lông Mép gợn sóng và có phủ lông Đầu tù, gốc hình tim 12 - 17 đôi gân bên nổi rõ Lá kèm dài 5 – 8 cm, có lông
Quả: Quả hình cầu, đường kính 2,5 – 3 cm, phía dưới hơi to ra, có lông hình sao, có 2 cánh, hình mác thuôn, dài 2,5 – 4 cm, có lông rải rác
Sinh thái: Tập trung trong các rừng thưa, khô rừng khộp, thuộc loài cây ưa sáng,
ưa đất pha cát, sinh trưởngđược trên đất xấu, khô hạn và đôi khi ngập nước về mùa khô
Phân bố: Duyên hải miền trung, Tây nguyên, Đông nam bộ, Đồng bằng sông Cửu Long
Trang 23Giá trị: Tỷ trọng gỗ biến đổi từ 0,74 - 0,9 Hệ số co rút 0,30 - 0,60, dễ nứt, khó gia công, dùng nhiều trong xây dựng thông thường, làm cầu, đóng đồ dùng gia đình Thuộc gỗ nhóm V
Hiện trạng tại khu vực nghiên cứu: Số lượng còn lại khá nhiều nhưng tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm, gần ban quản lý rừng Tái sinh cây con mạnh
(Xem Ảnh 4, Ảnh 5, Ảnh 6, Ảnh 7, Ảnh 8)
Ảnh 4: Mẫu chụp lá
Hình 5: Mẫu chụp quả
Trang 24
Hình 4.2: Ảnh chụp cây Dầu trà beng tại rừng đặc dụng cảnh quan DrâySáp
Ảnh 6: Mẫu chụp cây lớn Ảnh 7: Mẫu chụp thân
Ảnh 8: Mẫu chụp cây tái sinh
Trang 25 Sao đen
Tên thông thường: Sao đen
Tên khoa học: Hopea odororata Roxb
Lá: Lá đơn mép nguyên, mọc cách, hình xoan thuôn Phiến lá dài 8 – 17
cm, rộng 4,5 – 8 cm Mặt dưới ở gân lá có các tuyến nổi rõ 10 - 25 gân bên nổi rõ ở mặt dưới
Phân bố: Bắc trung bộ, Tây nguyên và Đông nam bộ
Giá trị : Gỗ nặng, tốt được dùng trong xây dựng, đóng tàu thuyền và đóng đồ trong nhà Cây trồng đường phố làm cảnh
Hiện trạng tại rừng đặc dụng: số lượng cây còn lại rất ít, trên tuyến điều tra chỉ gặp 3 cá thể nằm rải rác ở trục giao thông chính Không gặp cây tái sinh
(Xem Ảnh 9, Ảnh 10, Ảnh 11)