Từ đó, đề tài cũng sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên CVM để xác định mức sẵn lòng trả của du khách cho việc xây cầu vào Nam Cát Tiên.. VQG Nam Cát Tiên đã quá quen thuộc với giới d
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
ĐỊNH GIÁ GIÁ TRỊ DU LỊCH VƯỜN QUỐC GIA NAM CÁT
TIÊN, XÃ ĐỨC LUA, HUYỆN TÂN PHÚ,
TỈNH ĐỒNG NAI
NGUYỄN XUÂN KHOA
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 07/2009
Trang 2Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ĐỊNH GIÁ GIÁ TRỊ
DU LỊCH VƯỜN QUỐC GIA NAM CÁT TIÊN, XÃ ĐỨC LUA, HUYỆN TÂN PHÚ, TỈNH ĐỒNG NAI” do NGUYỄN XUÂN KHOA, sinh viên khóa 2005-2009, ngành KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
TS PHAN THỊ GIÁC TÂM Người hướng dẫn
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên, con xin gửi những dòng tri ân đến Ba Mẹ và gia đình, những người đã sinh thành, nuôi nấng và tạo mọi điều kiện cho con có được ngày hôm nay Xin được cảm ơn toàn thể quý thầy cô trường ĐHNL TPHCM, đặc biệt là quý thầy cô Khoa Kinh Tế, đã truyền dạy cho em những kiến thức quý báu trong suốt thời gian qua
Đặc biệt xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô PHAN THỊ GIÁC TÂM, đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt thời gian nghiên cứu thực hiện luận văn tốt nghiệp này
Cảm ơn các Cô Chú, Anh Chị công tác tại Trung Tâm Du Lịch Sinh Thái Vườn Quốc Gia Nam Cát Tiên đã tạo điều kiện thuận lợi cũng như giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập tại địa phương
Cho tôi gửi lời cảm ơn đến bạn bè tôi, những người đã giúp đỡ tôi về mặt tinh thần, cũng như đóng góp ý kiến để tôi hoàn thành luận văn này
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên NGUYỄN XUÂN KHOA
Trang 4NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN XUÂN KHOA Tháng 07 năm 2009 “Định Giá Giá Trị Du Lịch
Vườn Quốc Gia Nam Cát Tiên, Xã Đức Lua, Huyện Tân Phú, Tỉnh Đồng Nai”
NGUYEN XUAN KHOA July 2009 “Valuating the recreational benefits of
Nam Cat Tien National Park, Duc Lua Commune, Tan Phu District, Dong Nai Province”
Đề tài sử dụng phương pháp chi phí du hành cá nhân (ITCM) để định giá giá trị
du lịch vườn quốc gia (VQG) Nam Cát Tiên Bằng việc phỏng vấn 120 khách du lịch đến tham quan tại VQG Nam Cát Tiên, đề tài xác định được tổng giá trị du lịch của
Nam Cát Tiên là 792.652.000 đồng/năm (Bảy trăm chín mươi hai triệu sáu trăm năm
mươi hai nghìn) So sánh với các giá trị du lịch của các vườn quốc gia khác như vườn quốc gia Ba Bể là 1.552.611.000 đồng/năm thì giá trị của Nam Cát Tiên là khá thấp Một trong những nguyên nhân làm cho giá trị này thấp như vậy là do không có cầu vào Nam Cát Tiên Từ đó, đề tài cũng sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) để xác định mức sẵn lòng trả của du khách cho việc xây cầu vào Nam Cát Tiên Theo kết quả, mức sẵn lòng trả trung bình của du khách cho việc xây cầu là
18.500 đồng/người/lần và tổng mức sẵn lòng trả của du khách cho việc xây cầu là 529.045.000 đồng (Năm trăm hai mươi chín triệu không trăm bốn mươi bốn lăm
nghìn) Đề tài cho thấy rằng việc xây cầu vào Nam Cát Tiên là việc làm cần thiết hiện nay vì đa số du khách cho rằng việc qua sông bằng đò là rất nguy hiểm
Đề tài cung cấp cho các nhà làm chính sách những thông tin ban đầu về giá trị
du lịch mà VQG Nam Cát Tiên mang lại, làm cơ sở cho việc lựa chọn các phương án
sử dụng NCT sau này Mức sẵn lòng trả thêm trung bình của du khách vào vé cổng giúp cho Trung Tâm Du Lịch Sinh Thái Vườn Quốc Gia Nam Cát Tiên định giá vé mới tìm ngân quỹ cho việc xây cầu để khách du lịch vào tham quan nơi đây dễ dàng hơn
Trang 52.1.1 Các tài liệu nghiên cứu sử dụng phương pháp chi phí du hành (TCM) và phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) 5 2.1.2 Phương pháp chi phí du hành TCM 6 2.1.3 Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) 11 2.2 Giới thiệu về huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai 21
2.2.3 Tình hình kinh tế – văn hóa – xã hội 23 2.3 Giới thiệu về Vườn Quốc Gia Nam Cát Tiên 25
2.3.1 Chỉ dẫn đường đi từ Thành Phố Hồ Chí Minh đến Nam Cát Tiên
25 2.3.2 Lịch sử hình thành và phát triển 25
Trang 62.3.4 Giới thiệu các sản phẩm du lịch 27
3.1.2 Vì sao phải định giá vườn quốc gia 31
3.2.1 Các bước để xác định giá trị du lịch VQG Nam Cát Tiên bằng
3.2.2 Các bước thực hiện xác định WTP của du khách cho việc xây dựng cầu vào Nam Cát Tiên VQG Nam Cát Tiên bằng CVM 36
4.1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cầu du lịch Nam Cát Tiên 41
4.1.1 Diễn biến số lượng du khách qua các năm của Nam Cát Tiên 41 4.1.2 Những đặc điểm kinh tế xã hội của du khách 41 4.1.3 Phân tích các hành vi của du khách nội địa đến VQG Nam Cát
4.2.3 Phương trình hồi quy hàm cầu dạng Log – log đối với Nam Cát
4.3 Xác định giá trị du lịch VQG Nam Cát Tiên 54 4.4 Xác định mức sẵn lòng trả cho việc xây cầu vào Nam Cát Tiên 57
4.4.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng đóng góp 57 4.4.2 Kết quả ước lượng và kiểm định mô hình 61 4.4.3 Xác định mức sẵn lòng đóng góp trung bình 63
Trang 7CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 65
Trang 8DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CPTG Chi phí thời gian
CVM Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên
ITCM Phương pháp chi phí du hành cá nhân
IUCN Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới
TCM Phương pháp chi phí du hành
TNTNMT Tài nguyên thiên nhiên môi trường
TPHCM Thành Phố Hồ Chí Minh
TTDLST Trung tâm du lịch sinh thái
UBND Ủy ban nhân dân
UNESCO Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên Hiệp Quốc
VND Việt Nam Đồng
VQG Vườn quốc gia
VQG CT Vườn quốc gia Cát Tiên
WTA Mức sẵn lòng nhận đền bù
WTP Mức sẵn lòng trả
ZTCM Phương pháp chi phí du hành theo vùng
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Phân Loại và Thống Kê Diện Tích Các Đơn Vị Đất 22 Bảng 3.1 Tóm Tắt Số Liệu Thống Kê Mô Tả Các Biến 35 Bảng 3.2 Tóm Tắt Số Liệu Thống Kê Mô Tả Các Biến 39 Bảng 4.1 Thống kê Số Lượng Khách từ Năm 2001 – 2008 41
Bảng 4.3 Đánh Giá Của Du Khách về Sản Phẩm Giải Trí ở Nam Cát Tiên 49 Bảng 4.4 Đánh Giá của Du Khách về Chất Lượng Môi Trường ở Nam Cát Tiên 49 Bảng 4.5 Đánh Giá của Du Khách về Chất Lượng Phục Vụ 50 Bảng 4.6 Các Thông Số Ước Lượng của Hàm Cầu theo Dạng Tuyến Tính 51 Bảng 4.7 Các Thông Số Ước Lượng của Hàm Cầu theo Dạng Bán-Log 51 Bảng 4.8 Các Thông Số Ước Lượng của Hàm Cầu theo Dạng Log-log 52 Bảng 4.9 R2AUX của Các Mô Hình Hồi Quy Bổ Sung 53
Bảng 4.8 Sẵn Lòng Đóng Góp Phân theo Tình Trạng Hôn Nhân 57 Bảng 4.9 Phản Ứng Của Người Được Hỏi với Các Mức Giá 59
Bảng 4.13 Giá Trị Trung Bình Các Biến của Mô Hình 62
Trang 10Hình 4.5 Khách Du Lịch Phân theo Phương Tiện Đến Nam Cát Tiên 45 Hình 4.6 Khách Du Lịch Phân theo Hình Thức Đi Du Lịch 46 Hình 4.6 Thời Gian Lưu Trú Phân theo Ngày Của Du Khách 46
Hình 4.8 Phân Chia Khách Du Lịch theo Các Hoạt Động Thay Thế 48 Hình 4.9 Phân Chia Mức Độ Hài Lòng của Du Khách 50
Hình 4.14 Sẵn Lòng Đóng Góp Phân theo Trình Độ Học Vấn 57 Hình 4.15 Sẵn Lòng Đóng Góp Phân theo Mức Độ Hài Lòng 58 Hình 4.16 Sẵn Lòng Đóng Góp Phân theo Thu Nhập 59
Trang 11DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1 Kết Xuất Mô Hình Hồi Quy Log – Log theo ITCM
Phụ lục 2 Kết Xuất Mô Hình Hồi Quy Tuyến Tính và Bán Log theo ITCM
Phụ lục 3 Kết Xuất Ước Lượng Mô Hình Mức Sẵn Lòng Trả
Phụ lục 4 Một Số Hình Ảnh về VQG Nam Cát Tiên và Dịch vụ Giải Trí Ở NCT
Phụ lục 5 Bảng Khảo Sát Khách Tham Quan ở Nam Cát Tiên
Trang 12ở Nam Cát Tiên là vùng đất ngập nước có tầm quan trọng thứ 1.499 của thế giới đồng thời là vùng đất ngập nước Ramsa của Việt Nam
VQG Nam Cát Tiên đã quá quen thuộc với giới du lịch trong và ngoài nước, là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn hòa mình vào thế giới tự nhiên kỳ diệu bởi vì nơi đây chứa đựng sự đa dạng phong phú các loài động thực vật quý hiếm, có những phong cảnh kỳ thú vừa đáp ứng cho nhu cầu du lịch sinh thái, nghĩ dưỡng, thưởng ngoạn phong cảnh tự nhiên lại vừa góp phần bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên cực
kỳ quý giá của đất nước.Vườn quốc gia Nam Cát Tiên hàng năm thu hút hàng chục ngàn khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan nơi đây góp phần duy trì hoạt động cho Trung Tâm Du Lịch Sinh Thái (TTDLST) VQG Nam Cát Tiên và giải quyết việc làm cho một lượng lớn lao động ở đây Tuy nhiên giá trị du lịch ở VQG Nam Cát Tiên không chỉ đơn thuần chỉ là doanh thu hàng năm mang lại cho TTDLST mà nó còn mang lại cho con người một giá trị to lớn hơn nhiều mà chúng ta không dễ dàng nhìn thấy được bởi vì nó vốn không có giá trên thị trường Vì vậy việc định giá giá trị
Trang 13du lịch vườn quốc gia Nam Cát Tiên là việc làm rất ý nghĩa đối với chính quyền địa phương cũng như ban quản lý vườn quốc gia trong việc đánh giá những lợi ích to lớn
mà Nam Cát Tiên mang lại cho du khách Cho thấy rằng những hoạt động du lịch ở Nam Cát Tiên mang lại một lợi ích lớn ngoài doanh thu thuần hàng năm đó là nó đáp ứng được nhu cầu giải trí từ thiên nhiên của một số lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước Từ đó chính quyền địa phương thấy được sự cần thiết phải duy trì sự tồn tại của VQG Nam Cát Tiên đồng thời có những hỗ trợ đầu tư phát triển hơn nữa các dịch vụ du lịch sinh thái từ thiên nhiên để đáp ứng nhu cầu giải trí của du khách Từ
nhận định trên tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ĐỊNH GIÁ GIÁ TRỊ DU LỊCH VƯỜN
QUỐC GIA NAM CÁT TIÊN, XÃ ĐẮC LUA, HUYỆN TÂN PHÚ, TỈNH ĐỒNG NAI”
Ngoài ra, một thực tế là cơ sở hạ tầng tại đây chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của
du khách ,đó là việc không có cái cầu để qua một khúc sông Đồng Nai khi vào VQG tham quan Họ phải chờ đợi trong một thời gian khá dài để được qua sông vì số lượng
đò quá ít mà đò lại có kích cỡ rất nhỏ Nhất là vào dịp ngày lễ, rất đông khách du lịch thì việc chờ đợi làm du khách rất khó chịu Điều này đặt ra cho ban TTDLST VQG Nam Cát Tiên là làm sao để xây dựng một cái cầu để cho việc đi lại của du khách dễ dàng hơn Tuy nhiên, ngân quỹ cho việc đầu tư rất hạn hẹp, khu du lịch này tồn tại và hoạt động chủ yếu là dựa vào doanh thu do bán vé từ du khách hàng năm Muốn đầu
tư thêm cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc huy động vốn Một phương án khả thi đặt ra đó là tăng giá vé vào cổng Nam Cát tiên đối với du khách đến tham quan địa điểm này để tìm thêm ngân quỹ để xây dựng cầu Do vậy việc xác định mức sẵn lòng trả thêm phí vào cổng của du khách đến tham quan VQG Nam Cát tiên là rất cần thiết
và ý nghĩa không chỉ cho ban quan lý TTDLST Nam Cát Tiên mà còn ý nghĩa đối tồn tại của VQG Nam Cát Tiên như là một nơi bảo tồn tài nguyên thiên nhiên quý giá của đất nước Vì vậy, ngoài việc xác định giá trị du lịch VQG NCT đề tài này cũng xác định mức sẵn lòng trả thêm phí vào cổng của du khách cho việc xây cầu vào Nam Cát Tiên
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trang 14Mục tiêu chung của đề tài là định giá giá trị du lịch vườn quốc gia Nam Cát Tiên và xác định mức sẵn lòng trả của du khách cho việc xây dựng cầu vào VQG Nam Cát Tiên
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cầu du lịch đối với VQG Nam Cát Tiên
- Xác định giá trị du lịch Nam Cát Tiên thông qua việc xây dựng hàm cầu và tính thặng dư của khách du lịch nội địa đến tham quan địa điểm
- Xác định mức phí cổng tăng thêm vào VQG Nam Cát Tiên
-Xác định tổng mức sẵn lòng trả của du khách cho việc xây dựng cầu vào VQG Nam Cát Tiên
- Đề xuất một số giải pháp để quản lý và phát triển dịch vụ giải trí của VQG Nam Cát Tiên
1.3 Ý nghĩa của đề tài
• Việc xác định giá trị giải trí du lịch của VQG Nam Cát Tiên giúp chính quyền địa phương có cái nhìn tổng quan về thực trạng ngành du lịch, thấy được tiềm năng của dịch vụ giải trí ở VQG Nam Cát Tiên, những thuận lợi và khó khăn mà ngành du lịch đang gặp phải
• Việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch của du khách đối với VQG Nam Cát Tiên sẽ giúp cho ban quan lý VQG có thể đánh giá được những điểm mạnh cũng như những điểm yếu còn tồn tại Từ đó, có những hỗ trợ hợp lý để phát triển hơn nữa các dịch vụ giải trí để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch
• Xác định được giá trị du lịch của VQG Nam Cát Tiên bằng tiền và các lợi ích
về môi trường mà nó mang lại như bảo tồn động thực vật hoang dã, điều hòa khí hậu
• Việc xác định mức sẵn lòng trả của du khách cho việc tăng mức phí vào cổng Nam Cát Tiên sẽ giúp ban quản lý có cơ sở tăng mức phí vào cổng để có thêm ngân qũy cho việc xây dựng cầu vào VQG Nam Cát Tiên
• Thông qua đề tài, khi biết được giá trí hữu ích của VQG Nam Cát Tiên thì người dân có ý thức hơn trong việc sử dụng địa điểm này cho mục đích nghỉ ngơi, giải trí, tham quan đồng thời góp phần nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Trang 15Phạm vi không gian: Điều tra phỏng vấn được thực hiện tại VQG Nam Cát Tiên, xã Đức Lua, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai
Phạm vi thời gian: Khóa luận được thực hiện từ ngày 02/03/2009 đến 20/06/2009
1.5 Cấu trúc luận văn
Bài luận được chia thành 5 chương:
Chương 1 nêu lên lý do thực hiện đề tài, mục tiêu nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài
và tổng quan về cấu trúc của luận văn Các tài liệu nghiên cứu trước đây có sử dụng phương pháp TCM và CVM sẽ được trình bày trong chương 2 Chương này cũng giới thiệu về các đặc điểm kinh tế xã hội, điều kiện tự nhiên của huyện Tân Phú và sơ lược
về vị trí tự nhiên, quá trình hình thành, các sản phẩm du lịch của Nam Cát Tiên Chương 3 trình bày các khái niệm về vườn quốc gia, định giá tài nguyên môi trường,
du lịch sinh thái và du lịch sinh thái bền vững và tại sao phải định giá vườn quốc gia Nội dung và phương pháp nghiên cứu của luận văn cũng được trình bày trong chương này Chương 4 tiến hành phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến cầu du lịch Nam Cát Tiên của du khách nội địa như các yếu tố về kinh tế xã hội, hành vi của du khách cũng như thái độ của họ sau chuyến tham quan Chương này xây dựng hàm cầu du lịch theo phương pháp ITCM và tìm mức sẵn lòng trả WTP của du khách cho việc xây dựng cầu vào VQG Nam Cát Tiên Cuối cùng, chương 5 sẽ trình bày những kết quả chính và từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở Nam Cát Tiên
Trang 16CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan tài liệu
2.1.1 Các tài liệu nghiên cứu sử dụng phương pháp chi phí du hành (TCM) và phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM)
Các nhà nghiên cứu thường sử dụng phương pháp TCM để định giá giá trị du
lịch một điểm giải trí nào đó Đồng thời, họ kết hợp với phương pháp CVM để xác định mức sẵn lòng trả (WTP) của du khách cho việc nâng cấp, tu sữa hay xây dựng cơ
sở hạ tầng nào đó để cải thiện dịch vụ du lịch ở địa điểm đó Bởi vì giá trị du lịch bao gồm thặng dư của du khách đến điểm du lịch này và thặng dư này có ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả của họ
Sherry L Larkin và Sergio (2007) đã dùng phương pháp chi phí du hành theo vùng (ZTCM) để định giá giá trị du lịch vườn quốc gia Los Nevados ở Colombia Họ
đã tính được tổng thặng dư của người đến thăm là vườn quốc gia này là 2,7 tỉ pe-so tương đương 1,3 tỉ USD Tác giả cũng sử dụng phương pháp CVM để tính toán mức sẵn lòng trả của khách tham quan đối với việc phục hồi hệ sinh thái đã bị cháy rụi vào năm 2006 là 197.739 USD
Jabarin và Damhoureyeh (2006) đã dùng TCM để định giá trị du lịch vườn quốc gia Dibean ở Jordan và phương pháp CVM để tìm mức sẵn lòng trả WTP của du khách cho việc bảo tồn và cải thiện nâng cấp dịch vụ du lịch vườn quốc gia này Họ tiến hành phỏng vấn 300 du khách Kết quả thu được đó là giá trị du lịch của vườn quốc gia này
là 13.6 triệu JD tương đương 19,2 triệu USD Mức sẵn lòng trả của du khách là 1 triệu
JD tương đương 1,4 triệu USD
Phạm Khánh Nam và Trần Võ Sơn (2001) đã dùng phương pháp TCM để xác định giá trị du lịch của Hòn Mun bằng cách ước lượng giá trị thặng dư của khách du lịch trong và ngoài nước Bằng phương pháp ZTCM đã ghi nhận giá trị du lịch hàng
Trang 17năm khoảng 17,9 triệu USD Tác giả cũng sử dụng phương pháp CVM để xác định mức sẵn lòng trả WTP của du khách cho khu vực bảo vệ hằng hải của Hòn Mun là 6.041.571.008 VND
Theo một nghiên cứu của Trung Tâm Nghiên Cứu Sinh Thái Và Môi Trường Rừng về sử dụng chi phí du hành để đánh giá giá trị cảnh quan của Vườn Quốc Gia Ba
Bể và Khu Du Lịch Vườn Thác Bà Nội dung nghiên cứu gồm hai mục tiêu chính là xác định giá trị cảnh quan của Vườn Quốc Gia Ba Bể và Khu Du Lịch Vườn Thác Bà Phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu là phương pháp TCM Thông qua thu thập thông tin bằng bảng câu hỏi theo hình thức gửi tại các nhà nghỉ, nhà hàng, khách sạn, tại điểm nghiên cứu và phỏng vấn trực tiếp Tại Vườn Quốc Gia Ba Bể điều tra
260 phiếu câu hỏi, Khu Du Lịch Vườn Thác Bà 273 phiếu Qua các số liệu sơ cấp, thứ cấp thu thập được, nghiên cứu đã tiến hành xây dựng hàm cầu du lịch của hai địa điểm nghiên cứu theo một trong hai phương pháp của phương pháp chi phí du hành TCM là phương pháp ZTCM Theo đó, đối với Vườn Quốc Gia Ba Bể tác giả đã tiến hành phân chia nơi xuất phát của du khách đã được điều tra thành 6 vùng theo tiêu chí khoảng cách từ nơi du khách xuất phát đến Vườn Quốc Gia Ba Bể, đối với Khu Du Lịch Vườn Thác Bà được chia thành thành 5 vùng Qua các thông tin thu thập và tính toán tiến hành xây dựng đường cầu du lịch cho hai địa điểm trên Theo đó tính được giá trị của Vườn Quốc Gia Ba Bể là 1.552.611.000 đồng/năm và giá trị của Khu Du
Lịch Vườn Thác Bà là 529.962.000 đồng/năm
Phạm Hồng Hạnh(2007) tìm ra giá trị du lịch của du khách trong nước đối với khu bảo tồn biển Nha Trang, đồng thời tìm ra mức sẵn lòng trả trong việc duy trì cảnh quan và tái tạo tài nguyên môi trường của vịnh NhaTrang Phương pháp ZTCM được
sử dụng để xây dựng đường cầu và ước lượng giá trị giải trí du lịch của du khách tại vịnh Nha Trang Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên CVM cũng được sử dụng để đánh giá mức sẵn lòng trả của du khách cho việc bảo vệ cảnh quan và tài nguyên môi trường của vịnh Nha Trang Kết quả nghiên cứu cho thấy tổng lợi ích giải trí của du khách trong nước đối với vịnh Nha Trang là 23.281,281 tỉ đồng và thặng dư tiêu dùng là 7.760,427 tỷ đồng hàng năm Tổng mức sẵn lòng trả của du khách xấp xỉ là 21,224 tỉ đồng
2.1.2 Phương pháp chi phí du hành TCM
Trang 18Phương pháp chi phí du hành (TCM) là một phương pháp dựa trên cơ sở sự lựa chọn ngầm của các cá nhân (bộc lộ ý thích qua sự lựa chọn của họ) Phương pháp này thường được dùng để ước lượng đường cầu đối với các điểm du lịch, khu vui chơi giải trí, cảnh quan và từ đó đánh giá trị của các điểm du lịch hoặc khu vui chơi giải trí này (R.Kerry Turner, David Perce & Ian Bateman, 1995)
TCM là phương pháp bộc lộ sở thích trong đó chi phí du hành của du khách được dùng làm biến chính để tính giá trí du lịch của địa điểm giải trí và mức độ tham quan của khách thể hiện số lượng giải trí mà họ sẵn lòng mua (Navrud & Mungatana, trích dẫn bởi Sherry, L.Larkin & Sergio Alvarez)
Phương pháp TCM dựa vào giả thiết: chi phí phải tốn để tham quan một nơi nào đó (bao gồm tất cả các chi phí thời gian và các chi phí khác) phản ánh được mức sẵn lòng trả (WTP) đối với giá trị giải trí của các điểm tham quan đó Khi chất lượng môi trường ở các điểm tham quan thay đổi thì số lượng khách tham quan cũng thay đổi
Phương pháp xây dựng trên giả định là mức phí du hành càng cao thì nhu cầu đi
du lịch càng giảm
Có hai phương pháp tính chi phí du hành: Phương pháp chi phí du hành theo vùng (ZTCM) và phương pháp chi phí du hành theo cá nhân (ITCM)
-Phương pháp chi phí du hành theo vùng (ZTCM)
Phương pháp này đòi hỏi phải phân chia những khu vực xung quanh điểm du lịch thành những vùng khác nhau tùy thuộc vào khoảng cách đến điểm du lich cần nghiên cứu Khi đó những vùng này sẽ là những vòng tròn đồng tâm lấy điểm du lịch cần nghiên cứu là tâm điểm Tuy nhiên, để dễ dàng hơn trong việc nghiên cứu các nhà nghiên cứu thường phân vùng theo khu vực hành chính Điều này có thể được lý giải
do phương pháp ZTCM đòi hỏi phải có số liệu về dân số và thu nhập của từng vùng Tuy nhiên phương pháp ZTCM đòi hỏi phải có số lượng vùng khá lớn (Thường 6 vùng trở lên)
-Phương pháp chi phí du hành cá nhân (ITCM)
Phương pháp này xác định biến phụ thuộc là số lần đến điểm du lịch của mỗi du khách trong một khoảng thời gian nhất định
9 Hàm số của ITCM
Trang 19Hàm ITCM thể hiện mối quan hệ giữa số lần đi du lịch hàng năm với CPDH của cá nhân:
Vi = f(TCi,Si)
Vi là số lần du lịch trong năm của một cá nhân i
TCi là chi phí du hành của cá nhân i
Si là các nhân tố khác ảnh hưởng đến đường cầu du lịch cá nhân như thu nhập, chi tiêu, tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân và trình độ học vấn
Hình 2 1 Đường Cầu Số lần Đi Du Lịch
9 Phân tích số liệu
Sau khi tiến hành xong giai đoạn phỏng vấn ta tiến hành phân tích các số liệu thu thập được theo hai hướng: phân tích hành vi của du khách và phân tích chi phí thông qua việc tính toán chi phí du hành
Trang 20Deshazo cho rằng: “chi phí vận chuyển bao gồm phí tàu hỏa, xe buýt, máy bay, bảo quản duy trì xe Chi phí vận chuyển của du khách dựa trên khoảng cách và phương tiện vận chuyển họ dùng” (trích dẫn bởi Phạm Khánh Nam và Trần Võ Hùng Sơn, 2001)
Haney và Spash thì cho rằng: “chi phí vận chuyển là phí mất đi do du lịch Vì vậy giá cả phải được tính theo hai yếu tố: sử dụng xăng dầu theo đúng giá hoặc tính giá xe bao gồm tòan bộ chi phí bảo hiểm” (trích dẫn bởi Phạm Khánh Nam và Trần Võ Hùng Sơn, 2001)
Chi phí thời gian (CPTG)
Giả thiết cơ bản của TCM là CPDH phản ánh giá trị giải trí của một khu du lịch hay một khu danh lam thắng cảnh Để đơn giản hóa việc áp dụng TCM, có thể giả thiết rằng CPDH chỉ liên quan đến chi phí đi lại, ăn uống hoặc lưu trú Tuy nhiên yếu tố sử dụng thời gian cho chuyến đi cũng góp phần tạo nên giá trị cho địa điểm du lịch Đây
là một dạng ẩn của mức phí mà người tiêu dùng sẵn sàng chi trả hay thời gian được coi
là một chi phí của cơ hội Do đó ta phải tính thêm giá trị thời gian vào CPDH để phản ánh giá trị thực tế mà một du khách sẵn sàng chi trả để thực hiện chuyến du lịch tham quan
Markandya và cộng sự cho rằng: “ chi phí cơ hội của thời gian đi lại nói chung được giả định là tính theo mức lương” (trích dẫn bởi Phạm Khánh Nam và Trần Võ Hùng Sơn, 2001)
Theo tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế thì khách du lịch đều bắt nguồn từ mục đích chính là đi du lịch vì thế CPTG trong một ngày bằng 1/ 2, 1/ 4 hay 1/3 giá trị tiền lương
Chi phí khác
Ngoài chi phí vận chuyển và CPTG người du lịch còn phải tốn thêm các chi khác như ăn uống, quà lưu niệm, vé cổng và các khoản phát sinh khác
Tuy nhiên không phải tất cả du khách đều chọn một địa điểm để đi du lịch mà
họ kết hợp tham quan nhiều địa điểm hoặc họ có thể đi công tác gần đó và ghé qua Đây gọi là chuyến đi đa mục đích Theo Nam và Sơn: “có hai cách để tính chi phí cho chuyến đi đa mục đích: (1) Dựa vào tiêu chuẩn cơ bản về thời gian nghĩa là chi phí du lịch cho địa điểm đang xét được tính theo tỉ lệ phần trăm trong tổng thời gian của cuộc
Trang 21hành trình (2) Dựa vào số điểm tham quan: là những điểm được tham quan hoặc dự tính sẽ tham quan Vì thế, hệ số để tính cho du lịch địa điểm này sẽ bằng một điểm trong tổng thể cả hành trình”
9 Lựa chọn dạng hàm và các biến tác động
Lựa chọn một dạng hàm phù hợp cho một nghiên cứu TCM cũng là một bước rất quan trọng Thông thường có rất nhiều dạng hàm toán nhưng dạng tuyến tính, phương trình bậc hai, bán log, log-log là những dạng hàm được dùng phổ biến nhất Không có một sự nhất trí nào trong việc ưu tiên lựa chọn dạng hàm, ứng với mỗi nghiên cứu cụ thể các tác giả sẽ đưa ra các lý luận chặt chẽ và có cơ sở lựa chọn dạng hàm phù hợp với nghiên cứu của mình Ví dụ:
Bulov và Lundgren (2007) đã dùng TCM để lượng giá trị du lịch vườn quốc gia Periyar ở Ấn Độ Tác giả đã dùng hàm bán – log để ước lượng:
LnVij = α + β1 TC + β2INCOME + β3AGE + β4NATIONALITY +β5GENDER + β5SUBSTITUTE
Phạm Khánh Nam và Trần Võ Hùng Sơn (2001), để tính giá trị du lịch cho đảo Hòn Mun theo ITCM tác giả đã sử dụng hàm bán-log để ước lượng Vì logarit biến phụ thuộc giúp cho việc hiệu chỉnh độ lệch chuẩn trong phân phối thông thường
Ln Vi = a + bTCi + cSi + εi Hoặc
Vi = ea + ΣdDi × ecSi × ebTCiTrong đó Si là biến kinh tế - xã hội của du khách như: tuổi, giới tính, trình độ học vấn, hôn nhân …
9 Ưu nhược điểm của phương pháp
- Ưu điểm
TCM là một phương pháp đơn giản, được thực hiện trên cơ sở một giả thiết hợp
lý là giá trị giải trí phải liên quan đến chi phí du hành Đây là phương pháp dựa trên hành vi thực sự của du khách hơn là việc họ phát biểu mức WTP Phương pháp ước lượng này có kết quả tương đối dễ xử lý và dễ giải thích
- Nhược điểm
Hạn chế của TCM là: (1) TCM chỉ ước lượng giá trị sử dụng mà không ước lượng giá trị không sử dụng (2) Một khách du lịch có thể tham quan nhiều địa điểm khác nhau Do đó chỉ có một phần tổng chi phí phản ánh cho địa điểm du lịch được
Trang 22phỏng vấn nên chi phí du hành cần được phân chia cho địa điểm du lịch Điều này không thể tránh khỏi sai sót (3) TCM thường bỏ qua những du khách không tốn chi phí du hành (những người có nhà ở địa điểm du lịch) Tuy nhiên những người này đánh giá rất cao về địa điểm du lịch đó (4) Mặc dù thời gian đi du lịch của du khách được xem là chi phí cơ hội, nhưng nếu du khách là người thích đi du lịch thì thời gian
đi du lịch sẽ trở thành lợi ích chứ không phải là chi phí (5) Sẽ có một số du khách tốn một khoản chi phí như nhau nhưng mức độ thõa mãn của họ khác nhau Tuy nhiên theo TCM thì những du khách này đều có cùng giá trị giải trí như về một địa điểm du lịch
2.1.3 Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM)
Mục tiêu chính của đề tài là ước lượng mức sẵn lòng trả của người dân cho việc xây cầu vào VQG Nam Cát Tiên Vì thế, việc hiểu rõ lý thuyết, cách thực hiện cũng như những ưu, nhược điểm của phương pháp này nhằm hạn chế tối đa những sai lệch
có thể xảy ra trong quá trình nghiên cứu là rất cần thiết
a) Tổng quan về phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM)
Theo Callan (2000) khi dữ liệu thị trường không có sẵn hoặc không đáng tin cậy cho việc định giá một loại hàng hóa nào đó, các nhà kinh tế có thể áp dụng các phương pháp thay thế khác dựa vào việc xây dựng một thị trường giả định Thông qua thị trường giả định đó các nhà nghiên cứu có thể thăm dò mức sẵn lòng trả (WTP) hay sẵn lòng nhận đền bù (WTA) của các cá nhân cho một sự thay đổi trong chất lượng môi trường Cách tiếp cận dựa vào số liệu khảo sát để ước lượng các lợi ích hay thiệt hại của một sự thay đổi chất lượng môi trường được gọi là phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (Contingent Valuation Method - CVM), gọi là “ngẫu nhiên” vì các kết quả sẽ phụ thuộc hoặc thay đổi theo các điều kiện khác nhau được đưa ra trong thị trường giả
định
Phương pháp CVM thường được sử dụng trong các lĩnh vực như: Chất lượng nước, chất lượng không khí, những nơi có các hoạt động vui chơi giải trí (như câu cá, săn bắn…) mà do một dự án nào đó sắp được triển khai gây ảnh hưởng đến chúng, việc bảo tồn các khu rừng tự nhiên, các khu vực hoang dã, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn loài (Bowker và Stoll (1988) đã ước lượng rằng các cá nhân có thể trả 22$/năm để bảo tồn loài sếu châu Mỹ, Boyle và Bishop (1987) chỉ ra rằng các cá nhân
Trang 23sẽ trả 11$/năm để bảo tồn đại bàng trọc…) và những rủi ro đối với sức khỏe cộng đồng…
Phương pháp CVM sẽ thích hợp hơn khi vùng nghiên cứu có những đặc điểm sau: những sự thay đổi chất lượng môi trường không gây ảnh hưởng trực tiếp lên năng suất, sản lượng…, khó theo dõi được một cách trực tiếp sở thích của người dân, khu vực lấy mẫu là tiêu biểu, quan tâm, am hiểu tầm quan trọng của nghiên cứu và có nhận thức cao về vấn đề đang được nghiên cứu…
Ưu điểm
Những người làm nghiên cứu thích phương pháp đánh giá ngẫu nhiên vì nó có thể áp dụng được cho nhiều loại hàng hóa môi trường khác nhau Bên cạnh việc ước lượng được các giá trị sử dụng trực tiếp, gián tiếp nó có thể đánh giá được giá trị không sử dụng mà cụ thể là giá trị tồn tại hay giá trị lưu truyền Như vậy có thể thấy rằng CVM là một phương pháp rất linh hoạt, áp dụng được cho hầu hết các loại giá trị của một hàng hóa môi trường hay một loại tài nguyên
CVM là một phương pháp quan trọng để ước lượng các sản phẩm, dịch vụ của tài nguyên môi trường khi không có thị trường tồn tại cho chúng Đây là một ưu điểm nổi trội của phương pháp CVM Thông thường, các phương pháp định giá cần một thị trường cụ thể về giá cả của một loại hàng hóa nào đó, để biết được các yếu tố môi trường tác động lên giá cả của hàng hóa đó như thế nào? Các nhà nghiên cứu sẽ thu thập nhiều thông tin liên quan đến đặc điểm của hàng hóa đó cùng với yếu tố môi trường Sau quá trình xử lí số liệu sẽ xác định được mức độ ảnh hưởng của yếu tố môi trường lên giá cả hàng hóa đó Từ đó xác định được tổng lợi ích hay thiệt hại do yếu tố môi trường mang lại Các dạng phương pháp này có thể kể đến như là : Hedonic Pricing Method, Replacement Cost Method, … Đối với các giá trị không sử dụng như giá trị tồn tại, giá trị lưu truyền, bảo tồn đa dạng sinh học… không có một thị trường nào quyết định giá cả cho nó, vì thế muốn định giá được nó không có phương pháp nào ngoài việc sử dụng CVM Một thị trường giả định sẽ được xây dưng nên để ước lượng cho các loại giá trị đó Các kết quả sẽ thay đổi tùy thuộc vào các điều kiện giả thiết đặt ra trong thị trường giả định
Nhược điểm
Trang 24Các kết quả nghiên cứu khi sử dụng phương pháp CVM bị phụ thuộc vào các điều kiện của thị trường giả định, cách lấy mẫu, cách thức điều tra phỏng vấn… Đ.T
Hà (2003) đã nêu ra một số sai lệch thường gặp trong việc ứng dụng phương pháp CVM (1) Sai lệch do chiến thuật (Strategic Bias): nếu người được điều tra cho là các giá trị mà họ đưa ra có thể có một ảnh hưởng nào đó đến chính sách sẽ đề ra (ví dụ chính sách đền bù thiệt hại) và có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của họ thì họ có thể đưa ra (trả lời) các giá trị quá cao hay quá thấp so với giá trị thực sự của họ (2) Sai lệch xuất phát từ các giả định chúng ta sử dụng khi xây dựng các hoạt cảnh (trường hợp) ban đầu (3) Sai lệch tổng thể và bộ phận: người được phỏng vấn cũng có thể hiểu nhầm vấn đề được hỏi trong quá trình điều tra phỏng vấn và có thể đưa ra các giá trị đánh giá một bộ phận của vấn đề ta quan tâm thành giá trị tổng thể và ngược lại Ví dụ: Thay vì trả lời mức sẵn lòng trả cho việc cải thiện chất lượng môi trường nước của một đoạn sông, người được điều tra có thể đưa ra giá trị sẵn lòng trả cho việc cải thiện chất lượng môi trường nước của cả dòng sông đó (4) Sai lệch giữa mức sẵn lòng trả
và sẵn lòng nhận đền bù (5) Sai lệch do điểm khởi đầu (Starting point bias) khi xây dựng các bảng điều tra mức sẵn lòng trả Bên cạnh đó cũng có thể có những sai lệch do thông tin cung cấp cho người được điều tra, sai lệch do sự không hiểu giữa người điều tra và người được điều tra, sai lệch do cách chọn phương thức đóng góp tiền khi hỏi về mức sẵn lòng trả Ngoài ra, để thực hiện được một nghiên cứu CVM đúng qui cách cần phải có nhiều thời gian, tiền bạc và nguồn nhân lực
b) Các nội dung quan trọng trong bảng câu hỏi
Bảng câu hỏi trong các nghiên cứu sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên thường là những bảng câu hỏi tương đối dài và khó hiểu, đây là một trong những lý do
mà những nhà kinh tế học và các nhà nghiên cứu hoài nghi về khả năng thực hiện nghiên cứu CVM ở các nước đang phát triển, nơi mà trình độ dân trí còn quá thấp Ngay cả ở các quốc gia phát triển cũng không phải là ngoại lệ Vì thế, việc xác định các nội dung then chốt trong bảng câu hỏi nhằm làm cho bảng câu hỏi chặt chẽ và dễ hiểu là một việc làm hết sức cần thiết Có thể thấy rằng, 5 vấn đề quan trọng nhất trong bảng câu hỏi CVM bao gồm:
o Lựa chọn giữa hỏi mức sẵn lòng trả (WTP) hay mức sẵn lòng nhận đền
bù (WTA)
Trang 25WTP thường được dùng trong các trường hợp mà ở đó chất lượng môi trường cải thiện hoặc để bảo tồn một loại tài nguyên nào đó… và người dân sẽ sẵn lòng trả bao nhiêu tiền để các dự án đó được tiến hành
WTA thường được hỏi khi có một dự án mà có thể gây ô nhiễm một vùng nào
đó, và người ta muốn biết người dân sẽ nhận một mức đền bù là bao nhiêu để chấp nhận sống chung với ô nhiễm hay chấp nhận đền bù bao nhiêu khi dự án đó làm mất đi một khu rừng, mất đi loài động vật mà họ thích ngắm…
Jack L Knestch (1983) cho rằng về mặt lí thuyết, mức sẵn lòng trả và nhận đền
bù có giá trị tương đương nhưng thực tế khác nhau hoàn toàn Khi hỏi về mức sẵn lòng trả người được hỏi thường trả lời mức sẵn lòng trả tối thiểu nhưng khi hỏi về mức sẵn lòng nhận đền bù họ sẽ trả lời mức nhận đền bù tối đa vì mức sẵn lòng trả chịu ảnh hưởng bởi giới hạn thu nhập của người được phỏng vấn còn mức sẵn lòng nhận đền bù thì không bị ảnh hưởng Điều này có thể được giải thích rằng sự ưa thích và lựa chọn của con người không hoàn toàn giống nhau Chẳng hạn, Hammack và Brown (1974)
đã chỉ ra rằng người dân sẵn lòng trả một mức trung bình là 274$ để bảo tồn một vùng đầm lầy nơi mà vịt sinh sống nhưng sẽ là 1044$ để họ chấp nhận từ bỏ khu vực đó Kết quả này đã chỉ ra rằng sự chênh lệch trong WTP và WTA là rất lớn
Thông thường thì mức sẵn lòng trả được ứng dụng nhiều hơn trong các nghiên cứu Nói như thế không có nghĩa là hỏi WTP sẽ phản ánh đúng giá trị của tài nguyên thiên nhiên vì WTP thường là mức tối thiểu, nhưng nếu hỏi về WTA sẽ đánh giá quá cao giá trị của tài nguyên hoặc giá trị của ô nhiễm
Tình huống giả định
Tình huống giả định là nội dung then chốt đối với bảng câu hỏi CVM Tình huống giả định càng cụ thể, càng thực tế sẽ giúp cho việc phỏng vấn trở nên dễ dàng hơn và các câu trả lời có độ tin cậy cao hơn Các nghiên cứu CVM có kết quả cao thường là những nghiên cứu xây dựng được tình huống giả định phù hợp và thực tế
Các cách hỏi WTP/WTA :
Lựa chọn cách hỏi mức sẵn lòng trả trong các nghiên cứu sử dụng phương pháp CVM cũng là một điều đáng quan tâm đối với các nhà nghiên cứu, vì với các cách hỏi mức sẵn lòng trả khác nhau có những ưu, nhược điểm khác nhau, cách xử lý số liệu
Trang 26cũng khác nhau và có những sai lệch nhất định Vì thế, phải lựa chọn phương pháp hỏi phù hợp nhất Có 4 phương pháp hỏi mức sẵn lòng trả:
i) Open - ended question (câu hỏi mở)
Người trả lời sẽ được hỏi câu “anh/chị sẵn lòng trả bao nhiêu tiền để…” và số tiền bao nhiêu là do người trả lời suy nghĩ và nói ra, phỏng vấn viên không đưa ra trước một mức giá nào cả Ba trường hợp có thể xảy ra khi sử dụng phương pháp này: (1) Tiết lộ mức WTP thật: người trả lời có thể phát biểu WTP cực đại thật của họ, mức này phản ánh đúng giá trị thực tế tài nguyên đó mang lại cho họ Đây là điều mà tất cả những nhà nghiên cứu CVM đều mong muốn (2) Đánh giá thấp: điều này có thể diễn
ra do những nguyên nhân khác nhau Nếu người trả lời cảm thấy rằng mức trả của họ
có thể liên quan đến mức trả thực tế, nhưng thực tế thì họ muốn trả thấp hơn như vậy,
họ sẽ đưa ra một mức giá thấp (Samuelson, 1954), nhưng trên thực tế giá trị mà tài nguyên đó mang lại cho họ cao hơn rất nhiều (Marwell và Amé, 1981; Brubaker, 1982) Hơn nữa, tính không quen với câu hỏi mở có thể dẫn đến những người trả lời theo chiến lược không thích rủi ro có xu hướng phát biểu mức sẵn lòng trả thấp, hoặc người trả lời không biết mức sẵn lòng trả là bao nhiêu để trả lời
ii) Payment Card
Một loạt các mức giá được viết lên thẻ và người trả lời được yêu cầu chọn một mức giá Cách hỏi này thường đem lại mức sẵn lòng trả thấp, vì trong một loạt mức giá được ghi trên thẻ thì các mức giá thấp thường được người trả lời chú ý hơn
iii) Bidding Games
Phỏng vấn viên đưa ra mức giá đầu tiên và yêu cầu người được phỏng vấn trả lời Nếu được trả lời “Có”, phỏng vấn viên sẽ đưa giá ngày càng cao cho đến khi người được phỏng vấn trả lời “Không” và ngược lại Đây chính là mức sẵn lòng trả tối đa của người trả lời Với cách hỏi này, thông thường trong các nghiên cứu, người tổ chức thường chia số mẫu phỏng vấn thành nhiều nhóm và mỗi nhóm sẽ có một mức giá khởi đầu khác nhau
Chales Griffin (1993) đã áp dụng hình thức hỏi Bidding game với 3 mức giá khởi đầu khác nhau trong nghiên cứu về mức sẵn lòng trả cho việc cải thiện các dịch
vụ xã hội ở Tazania 1/3 người được phỏng vấn nhận được một trò chơi đặt giá với một chuỗi những câu hỏi mà bắt đầu với 1 mức giá thấp là 1000Tsh 1/3 khác nhận
Trang 27một trò chơi mệnh lệnh thứ hai bắt đầu với một mức giá trung bình là 25000Tsh và 1/3 cuối cùng nhận 1 trò chơi mệnh lệnh thứ 3 bắt đầu với mức giá 50000Tsh
Mục đích của việc làm này là để kiểm tra xem liệu rằng mức sẵn lòng trả của người được hỏi có bị ảnh hưởng bởi giá khởi đầu khác nhau hay không và nếu khác thì ảnh hưởng như thế nào Có 2 trường hợp xảy ra :
Thứ nhất : Nếu thay đổi giá khởi đầu cụ thể là tăng lên từ 1.000 Ths – 25.000 Ths – 50.000 Ths làm cho câu trả lời về mức sẵn lòng trả của 3 nhóm này khác nhau thì điều này chứng tỏ rằng những người được hỏi bị ảnh hưởng rất lớn bởi giá cả ban đầu Và kết quả nghiên cứu này rất thiên lệch
Thứ hai : Nếu thay đổi giá khởi đầu như trên nhưng kết quả không khác nhau giữa ba nhóm, điều này giúp chúng ta hiểu rằng những người được phỏng vấn đã tiết
lộ mức sẵn lòng trả thật sự của họ vì họ không bị ảnh hưởng bới sự thay đổi của giá khởi đầu Họ nghĩ rằng hàng hóa đó xứng đáng với mức giá mà họ đã bỏ ra.Và kết quả của nghiên cứu này cho thấy rằng không có sự khác nhau lớn lắm về mức sẵn lòng trả của các mức khởi đầu khác nhau Tuy nhiên với mức khởi đầu 25.000 Ths có nhiều người trả lời yes hơn hai mức khởi đầu kia Điều này cho thấy rằng việc lựa chọn mức giá khởi đầu hợp lí sẽ hạn chế sự sai lệch trong mức sẵn lòng trả của người được hỏi
Nhược điểm lớn nhất của phương pháp này là các sai lệch xảy ra trong mức giá khởi đầu Mức giá khởi đầu quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của nghiên cứu
iv) Câu hỏi đóng (Dichotomous Choice hay Close- Ended Question)
Có hai cách hỏi sau đây:
Single – bounded dichotomous choice: Tiến hành phân khoản từ mức WTP kì
vọng thấp nhất đến WTP kì vọng cao nhất Tại mỗi mức giá này, sẽ tiến hành hỏi một nhóm đối tượng phỏng vấn, người được phỏng vấn sẽ được trả lời “đồng ý” hay
“không đồng ý” với mức giá này
Ưu điểm của cách hỏi này: giúp người trả lời dễ quyết định
Nhược điểm: phải đảm bảo mức độ tin cậy trong việc lấy mẫu ngẫu nhiên
Double – bounded dichotomous choice: Trong phương pháp này, người được
phỏng vấn được hỏi một câu hỏi “Có – Không” về việc họ sẵn lòng trả một khoản tiền nhất định cho mục đích mà nó đã được mô tả Nếu họ trả lời “có” thì câu hỏi này sẽ
Trang 28được lặp lại với một số tiền lớn hơn, nếu họ trả lời “không” thì câu hỏi thứ hai sẽ hỏi một khoản tiền nhỏ hơn Điều này được lặp lại cho đến khi WTP cuối cùng được xác định
Jack L Knestch (1983) cho rằng việc sử dụng cách hỏi về mức sẵn lòng trả khác nhau thường dẫn đến những kết quả khác nhau (đặc biệt là cách hỏi “bidding games”), hỏi theo hình thức trưng cầu dân ý (referendum) cho những ước lượng cao gấp hai lần
so với cách hỏi đóng (closed ended - tức là câu hỏi có những câu trả lời nhất định để lựa chọn) Tác giả đã đưa ra một loạt các thử nghiệm đã thực hiện để chứng minh các cách hỏi khác nhau dẫn đến những kết quả khác nhau Và, kết luận các mức WTP thu được từ những phương thức hỏi trong CVM không đúng với giá trị kinh tế thực của loại hàng hóa đó Mức WTP này phụ thuộc vào loại hàng hóa đó là riêng lẻ hay kết hợp với một hàng hóa khác
Kealy và Turner (1993) đã báo cáo kết quả sự khác nhau của hai cách hỏi
“referendum” và “closed ended”và nhận thấy rằng cách thứ nhất cung cấp những ước lượng cao gấp hai lần so với cách thứ hai Nghiên cứu tương tự trước đó cũng được trình bày bởi Devuoges và những đồng sự ( 1992 )
Xác định WTP/WTA khởi đầu hoặc WTP/WTA cao nhất
(Nếu sử dụng cách hỏi là payment card, bidding game hay dichotomous choice….)
Việc đưa ra mức sẵn lòng trả hay sẵn lòng nhận đền bù khởi đầu luôn khó và đây cũng chính là một trong những nhược điểm của phương pháp CVM Những sai lệch do điểm khởi đầu ( Starting point bias) khi xây dựng các bảng điều tra về mức sẵn lòng trả sẽ dẫn đến các kết quả khác nhau trong mức sẵn lòng trả của người dân
Mức khởi đầu trong các bảng câu hỏi đánh giá ngẫu nhiên ảnh hưởng rất lớn đến việc đo lường phúc lợi Boyle et al (1985), Desvousges et al (1983), Samples (1985 ), Rowe et al (1980) và Thayer (1981) đã chỉ ra rằng các điểm khởi đầu ảnh hưởng rất lớn đến quyết định cuối cùng của người trả lời trong phương pháp hỏi Dichotomous – choice
Để khắc phục nhược điểm này khi xác định mức sẵn lòng trả hay nhận đền bù khởi đầu, các nhà nghiên cứu thường đi thu thập số liệu về các đặc điểm kinh tế xã hội, mức thu nhập… của dân cư ở vùng nghiên cứu Bên cạnh đó còn tham khảo ý kiến của cán bộ địa phương, các chuyên gia và đặc biệt là tổ chức các buổi thảo luận với người
Trang 29dân về chủ đề và mục tiêu của dự án Thông qua đó người dân sẽ bày tỏ quan điểm của mình về dự án, đồng thời tiết lộ mức sẵn lòng trả/nhận đền bù làm cơ sở để xác định các mức khởi đầu (Churai Tapvong và Jittapatr Kruavan, 1999)
Xác định phương thức trả tiền hay nhận đền bù :
Khi mức sẵn lòng trả hay nhận đền bù đã được người dân chấp nhận Việc xác
định phương thức để người dân trả tiền/nhận đền bù phù hợp sẽ giúp việc thực thi dự
án được dễ dàng hơn, khuyến khích mức sẵn lòng trả của người dân, tạo cơ sở cho các nhà làm chính sách đưa ra những biện pháp quản lí nguồn ngân sách đóng góp một cách hiệu quả nhất Xác định phương thức trả tiền hay nhận đền bù phải đảm bảo 2 yếu tố (Churai Tapvong và Jittapatr Kruavan, 1999; Bateman I.J.1 và các cộng sự, 1995) :
i) Trả tiền như thế nào?
Trả theo hàng tháng, hàng năm, hay chỉ trả 1 lần, trả theo từng hộ gia đình hay từng thành viên trong gia đình, lượng tiền trả là cố định hay thay đổi phụ thuộc vào một yếu tố nào đó có liên quan ( dựa vào lượng nước hay điện sử dụng…)
ii) Và, ai là người thu số tiền đó và số tiền đó sẽ làm gì?
Hơn ai hết, người dân muốn biết số tiền mà họ bỏ ra sẽ đi về đâu? Ai giữ? Và
họ sẽ làm gì với số tiền đó? Nên việc mô tả rõ cơ quan nào nhận trách nhiệm thu tiền cũng như sẽ sử dụng chúng như thế nào sẽ giúp người được phỏng vấn yên tâm hơn và sẵn sàng đưa ra mức sẵn lòng trả của mình
Bateman I.J.1 và các cộng sự (1995) đưa ra một số phương thức trả tiền như sau: (1) Quỹ từ thiện (DONATE), (2) Quỹ tài trợ chi trả để bảo vệ hệ thống bảo vệ lũ lụt ở Broadland (FUND), (3) Trả trực tiếp bằng thuế (TAX) Và kết quả thu được từ 3 cách hỏi này là: Cách chi trả thông qua quĩ từ thiện có tới 46.5% người được phỏng vấn đưa ra mức sẵn lòng trả bằng 0 Nó kết luận rằng cách định nghĩa phương thức chi trả không rõ ràng dẫn đến người trả lời không chắc chắn rằng sự đóng góp của họ có được sử dụng hiệu quả hay không Tóm lại phương thức chi trả không đem lại sự đáng tin cậy trong thị trường giả thiết bởi vậy nên loại bỏ Phương thức chi trả bởi các quĩ tài trợ cũng được thực hiện không hiệu quả bởi mức chi trả bằng 0 có tỉ lệ cao tới 23.1% và cũng tạo ra mức giá cải biến cao hơn nhiều so với các phương thức khác Cách chi trả của các quỹ tài trợ cũng nên loại bỏ Cách trả bằng thuế tạo ra mức sẵn
Trang 30lòng trả bằng 0 thấp nhất có tỉ lệ là 11.8% và thực hiện tốt hơn trong hệ thống giá cải biến so với phương pháp FUND và cũng tốt hơn phương pháp DONATE Nó cũng được ủng hộ bởi trong thực tế nếu hệ thống bảo vệ lũ lụt được xây dựng thì công trình xây dựng này ngoài khoản thuế phải trả thực tế còn được tài trợ bởi những tài sản được
ủy thác Vì vậy phương thức trả bằng thuế có những thuận lợi và trực tiếp được ứng dụng và được chấp nhận cho những nghiên cứu chính Tất cả những người trả lời được hỏi vì sao họ lại trả lời theo cách đó Phương thức chi trả FUND và DONATE bị chỉ trích rằng không có hiệu quả
Như vậy, có thể thấy rằng các phương thức trả tiền sẽ ảnh hưởng rất lớn đến mức sẵn lòng trả vì nếu cách trả tiền không phù hợp và không đáng tin cậy sẽ làm hạn chế mức sẵn lòng trả của người được hỏi
c) Các kỹ thuật được ứng dụng trong quá trình thiết kế bảng câu hỏi
Để xác đinh được 5 vấn đề trên, điều cần thiết là các nhà nghiên cứu phải tiến
hành thu thập những thông tin cần thiết từ những người có liên quan như: dân cư trong
vùng nghiên cứu, cán bộ địa phương, các chuyên gia trước khi tiến hành thiết kế bảng câu hỏi Và việc dùng các phương pháp sau đây sẽ giúp việc tham khảo ý kiến từ cộng đồng đạt hiệu quả hơn
Kỹ thuật delphi
Theo Randall B Dunham (1996), mục đích của kĩ thuật Delphi dùng để thu thập thông tin và ý kiến của những người có liên quan hay của các chuyên gia để giải quyết những vấn đề khó khăn, hoạch định chính sách và đưa ra chính sách một cách dễ dàng hơn Kĩ thuật Delphi dễ dàng gây ảnh hưởng đến những nhóm người có liên quan với nhau và tạo thuận lợi cho họ phát biểu những suy nghĩ của mình Từ đó, những người làm chính sách có thể hạn chế được nhược điểm và phát huy tối đa ưu điểm của
dự án, chính sách…
Kỹ thuật Verbal Protocol
Kỹ thuật Verbal Protocol được ứng dụng trong các nghiên cứu CVM bởi Schkade and Payne (1994), Kramer and Mercer (1997), and Manoka (2001), đây được xem là bước khởi đầu trước khi hoàn thành bảng câu hỏi Đây là kỹ thuật “think aloud” – nói ngay suy nghĩ của mình khi vừa mới nghĩ ra Những người được hỏi sẽ nói ra suy nghĩ của mình một cách thành thật nhất đối với những câu hỏi được đưa ra
Trang 31(Manoka, 2001) Phỏng vấn viên không nhắc nhở hoặc gợi ý gì cho người được hỏi Tuy nhiên thỉnh thoảng phỏng vấn viên phải xen vào khi người trả lời ngừng phát biểu một vài giây (Boren và các cộng sự, 2000)
Ngoài ra việc sử dụng kỹ thuật PRA (Participatory Rural Appraisal) hay Focus Group Discussion (thảo luận nhóm) cũng là những công cụ rất hữu ích cho việc xây dựng tình huống giả định, xác định mức giá khởi đầu cũng như phương thức trả tiền trong các bảng câu hỏi CVM
d) Những quy tắc để một cuộc phỏng vấn có chất lượng tốt
Kết quả của các nghiên cứu CVM phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố Vì thế, để hạn chế thấp nhất những sai lệch xảy ra trong quá trình nghiên cứu, đội ngũ nghiên cứu phải tuân theo những qui tắc nhất định nhằm khắc phục các hạn chế của phương pháp này Để một cuộc phỏng vấn có chất lượng tốt, các phỏng vấn viên cần tuân theo các quy tắc sau: (1) Đọc các câu hỏi chính xác giống như trong bảng câu hỏi, đừng thay đổi (2) Đọc câu hỏi đủ chậm để người nghe có thể hiểu được.(3) Để cho người được hỏi có thời gian trả lời.(4) Nếu người được hỏi không hiểu hãy lập lại câu hỏi.(5) Giữ nguyên thái độ đối với câu trả lời của người được hỏi (6) Đừng tỏ ra bối rối đối với những câu trả lời tế nhị.(7) Đừng gợi ý câu trả lời.(8) Đừng lập lại câu trả lời.(9) Phỏng vấn riêng với người được phỏng vấn.(10) Không nên khuyên nhủ người nghe
về những vấn đề cá nhân của họ.(11) Trả lời trực tiếp bất kỳ câu hỏi nào mà người được phỏng vấn hỏi về mục đích của cuộc khảo sát.(12) Lắng nghe một cách cẩn thận các câu trả lời của họ.( Amon, Joseph et al 2000, Martha Ainsworth, 2003)
e) Vấn đề tổ chức điều tra
Có rất nhiều nghiên cứu CVM có kết quả rất cao do được sự hợp tác của người được phỏng vấn Do sự hợp tác này mà họ cung cấp những thông tin tương đối chính xác và tiết lộ những mức sẵn lòng trả hay nhận đền bù mà họ thật sự mong muốn Bên cạnh đó, cũng có nhiều cuộc khảo sát chất lượng không cao do thiếu sự hợp tác của người dân Có nhiều yếu tố quyết định đến sự hợp tác của người dân đối với đội ngũ nghiên cứu như : nhận thức của họ về các vấn đề đang được nghiên cứu, tâm lí ngại trả lời phỏng vấn… Tuy nhiên, quan trọng hơn hết có lẽ là cách thức tổ chức điều tra của đội ngũ nghiên cứu Bởi lẽ việc tổ chức cuộc điều tra bài bản; được chuẩn bị chu đáo
đi kèm với các công cụ phỏng vấn trực quan như : hình, bản đồ…; vận động được các
Trang 32phương tiện thông tin đại chúng trong việc kêu gọi sự hợp tác của người dân sẽ làm cho cuộc phỏng vấn trở nên gần gũi và tình huống giả định sẽ hiện thực hơn
2.2 Giới thiệu về huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai
2.2.1 Điều kiện tự nhiên
Ranh giới:
Phía Đông Bắc giáp Lâm Đồng
Phía Tây Bắc giáp Bình Phước
Phía Tây Nam: Giáp tỉnh Bình Thuận
Phía Nam giáp huyện Định Quán
Phía Đông: giáp Đức Linh tỉnh Bình Thuận
Phía Tây: giáp huyện Vĩnh Cửu
Hình 2.2 Bản Đồ Vị Trí Huyện Tân Phú
Nguồn: UBND Huyện Tân Phú
Trang 33a) Địa hình
Là vùng đồi gió lượn sóng, độ cao trung bình là 180 m so với mặt nước biển
Độ dốc phổ biến là 15o không ảnh hưởng nhiều đến việc cơ giới hóa canh tác cây trồng
và xây dựng mạng lưới giao thông Độ cao thấp nhất là 98m và cao nhất là 503 m Có
núi rải rác ở ranh giới giữa huyện Tân Phú với tỉnh Lâm Đồng
b) Khí hậu
Tân Phú nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa với hai mùa tương phản nhau là
mùa khô và mùa mưa Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11 Mùa khô bắt đầu từ
tháng 12 đến tháng 3
Nhiệt độ bình quân năm 2008 là: 25oC Nhiệt độ thấp nhất là 18,50C (tháng 3)
cao nhất là 33,40C (tháng 1) Số giờ nắng trung bình trong năm 2008 là: 2.682 giờ
Tốc độ gió bình quân là 2.4 – 3,3m/giây Độ ẩm không khí trung bình là 79%.Lượng
mưa trung bình là 2.174mm
2.2.2 Các nguồn tài nguyên
a) Tài nguyên đất
Đất sử dụng cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp chiếm 86% đất tự nhiên, là
nơi cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến
Bảng 2.1 Phân Loại và Thống Kê Diện Tích Các Đơn Vị Đất
Nguồn: UBND Tân Phú
Với đặc trưng của vùng bán sơn địa mà có nhiều nhóm đất như đất như trên tạo
điều kiện rất thuận lợi để nông nghiệp địa phương phát triển các giống cây ăn quả
mang lại giá trị kinh tế cao như chôm chôm, xoài, mãng cầu, nhãn, sầu riêng, tiêu điều,
bưởi,…
b) Tài nguyên nước
Trang 34Khu vực hồ Đa Tôn (xã Thanh Sơn), cách quốc lộ 20 chưa đầy 4 km, phục vụ cho tưới tiêu cánh đồng rộng lớn ở các xã: Thanh Sơn, Phú Lâm, Phú Thanh, Phú
Điền Tân Phú cũng có sông Đồng Nai và sông La Ngà chảy qua
c) Tài nguyên rừng
Có đặc trưng cơ bản của rừng nhiệt đới, có tài nguyên động thực vật phong phú
đa dạng, tiêu biểu là vườn Quốc gia Nam Cát Tiên có trữ lượng rừng đáng kể với nhiều chủng loại động thực vật quý hiếm tại đây có 185 loại thực vật, 62 loại thú rừng
và 121 loài chim là nơi thu hút khách du lịch trong và ngoài nước Năm 1976, tỷ lệ che phủ của rừng còn 47,8% diện tích tự nhiên, năm 1981 còn 21,5% Đến nay độ che phủ rừng đạt khoảng 30% tổng diện tích tự nhiên Với việc triển khai thực hiện chương trình trồng rừng và quy hoạch này, có thể dự báo tỷ lệ che phủ (bao gồm cả cây công nghiệp dài ngày) sẽ tăng lên đạt 45-50% trong thời kỳ đến năm 2010
d) Tài nguyên khoáng sản
Nhôm (Quặng bauxite thuộc VQG Nam Cát Tiên) trữ lượng ước đạt khoảng
450 triệu m3
Than bùn có trữ lượng khá lớn phục vụ cho công nghiệp sản xuất phân bón, đã
có luận chứng trình UBND tỉnh phê duyệt để xây dựng Nhà máy sản xuất
Đất sét có nhiều nơi có những loại tương đối tốt cho ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng
Cát đá và xây dựng chủ yếu ở Bàu Minh ven sông Đồng Nai và sông La Ngà
e) Tài nguyên nhân văn
Là vùng đất anh dũng trong cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, đã góp phần làm nên một chiến khu D kiên cường và anh dũng, là mái nhà che chở cán bộ và nuôi dưỡng cách mạng Tháng 3/1941, chính đồng bào các dân tộc xã Tà Lài đã giúp các chiến sỹ như Trần Văn Giàu, Tô Ký, Dương Quang Đông ,…vượt ngục Từ những công lao đó, vào năm 1999 quân và dân xã Tà Lài đã vinh dự được Đảng và Nhà Nước phong tặng dạnh hiệu Anh Hùng Lực Lượng Vũ Trang Nhân Dân
Đời sống tâm linh của người dân Tân Phú cũng khá phong phú Đây là nơi tập hợp của dân địa phương các nơi nên họ mang nhiều tín ngưỡng khác nhau như: Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin lành, Cao đài,……
2.2.3 Tình hình kinh tế – văn hóa – xã hội
Trang 35a) Văn hóa xã hôi
Huyện Tân Phú có 1 thị trấn là thị trấn Tân Phú và 17 xã gồm: Trà Cổ, Phú Thanh, Phú Điền, Phú Bình, Phú Lâm, Phú Trung, Phú Sơn,Thanh Sơn, Phú Xuân, Phú Lộc, Phú Thịnh, Tà Lài, Phú Lập, Núi Tượng, Phú An, Nam Cát Tiên, Đắck lua Dân số toàn huyện là trên 170.000 người, mật độ dân số là 0,218 người/km2, gồm các dân tộc khác nhau như X-Tiêng, Êđê, Chơ-ro, kinh
Sự nghiệp văn hóa xã hội được đẩy mạnh, hàng năm có trên 99% trẻ em đủ 6 tuổi vào lớp 1; năm học 2007 -2008 tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt trên 97%, tốt nghiệp THCS đạt 93%, tốt nghiệp THPT đạt 71,5% Số học sinh trung tuyển vào các trường cao đẳng, đại học ngày càng nhiều; huyện có 18 xã – thị trấn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS và đang tiến hành phổ cập THPT Công tác chăm sóc sức khỏe ngày càng tốt, toàn huyện có 18 trạm y tế cơ sở, 01 bệnh viện đa khoa cấp huyện, có 10/18 xã – thị trấn được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y
tế Công tác kế hoạch hóa gia đình tốt làm giảm tỉ lệ sinh xuống còn 1,32%
Các chính sách đãi ngộ với người có công với cách mạng được quan tâm thường xuyên; hoạt động nhân đạo từ thiện giúp đỡ người nghèo cùng được quan tâm Chương trình xóa đói giảm nghèo đem lại nhiều kết quả khả quan: giai đoạn năm 1994 – 2000 giảm được 5.640 hộ nghèo, giai đoạn 2000 – 2005 giảm được 3200 hộ nghèo Trong 3 năm 2006 – 2008 toàn huyện giảm được 2419 hộ nghèo
Các hoạt động văn hóa thông tin cũng phát triển Toàn huyện có 01 Trung tâm văn hóa – thể thao, 01 đài truyền thanh và 01 thư viện cấp huyện với 10.000 đầu sách,
09 trung tâm văn hóa thể thao cấp xã Toàn huyện có 76,5% khu – ấp được công nhận
ấp, khu phố văn hóa; 95,5% gia đình đạt chuẩn gia đình văn hóa, 92% cơ quan đơn vị
có đời sồng văn hóa tốt
b) Tình hình kinh tế
-Tăng trưởng kinh tế:
Giai đoạn 1991 – 1995 tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình hàng năm của đạt 9,5%, trong đó ngành nông nghiệp chiếm 58,65%, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chiếm 2,34%, ngành dịch vụ - thương mại – du lịch chiếm 39%
Giai đoạn 1996 – 2000 tăng trưởng GDP trung bình hàng năm đạt 5,8%, tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GDP chiếm 60,83%, ngành dịch vụ thương mại
Trang 3635,98%, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp chiếm 3,2%, thu nhập bình quân đầu người tăng 5,35%
Giai đoạn 2000 – 2005 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 5,3%; nông – lâm nghiệp 58,6%, thương mại – dịch vụ 36,1%, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp 3,2%, thu nhập bình quân đầu người đạt 4.450.000/năm
Giai đoạn 2005-2008 tốc độ tăng trưởng kinh tế là 7,16% trong đó: Ngành nông, lâm, thủy sản tăng 7,33%, ngành công nghiệp xây dựng tăng 9,9%, ngành dịch
vụ tăng 6,39%
-Đầu tư phát triển hạ tầng
Huyện đã hoàn chỉnh hệ thống đường nhựa liên xã dài 94km, gần 50 km đường nhựa và đường xi măng liên ấp tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân đi lại và lưu thông hàng hóa Huyện cũng đã xây dựng được hệ thống điện lưới Quốc Gia, với hệ số sử dụng đạt 94,5% tổng số hộ dân Hệ thống thống tin liên lạc cũng được xây dựng đến các ấp vùng sâu vùng xa, có 14 điểm bưu điện văn hóa xã, tỉ lệ sử dụng điện thoại đạt
09 máy/100 dân, tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch là 76,04%
2.3 Giới thiệu về Vườn Quốc Gia Nam Cát Tiên
2.3.1 Chỉ dẫn đường đi từ Thành Phố Hồ Chí Minh đến Nam Cát Tiên
Theo quốc lộ 1A đến ngã ba Dầy Giây (đoạn đường này dài 67km) Sau đó, rẽ trái đi theo quốc lộ 20 (đường đi Đà Lạt) khoảng 58km đến ngã ba Tà Lài hay còn gọi
là cây số 125 (cây số 125 là tên quen gọi có từ xưa còn trên cột cây số, thực tế thì là cây số 58) Từ ngã ba này bạn tiếp tục rẽ trái và đi tiếp 24km nữa là đến Vườn quốc gia Nam Cát Tiên (trên đoạn này có bảng chỉ dẫn có dọc theo tuyến đường)
2.3.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Những năm đất nước còn chiến tranh, khu rừng Cát Tiên là một phần căn cứ địa cách mạng trong chiến khu D
Sau khi hoà bình, rừng Cát Tiên được lực lượng quân đội (sư đoàn 600) thuộc
Bộ quốc Phòng quản lý để tăng gia sản xuất, làm kinh tế sau chiến tranh Đây là khu rừng có tính đa dạng sinh học cao nên các chuyên gia lâm nghiệp đã đề xuất và được Chính Phủ đồng ý chuyển khu rừng này thành khu rừng đặc dụng theo Quyết định số 360/TTg, ký ngày 07/07/1978 với tên gọi là Khu Rừng Cấm Nam Bãi Cát Tiên, quản
lý là 38.100 ha, nằm trong địa phận hành chánh của huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai
Trang 37Ngày 13/01/1992, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 08/CT, về việc thành lập vườn quốc gia Cát Tiên (VQGCT) trên cơ sở diện tích của Khu rừng cấm Nam Bãi Cát Tiên và được giao cho tỉnh Đồng Nai quản lý Trong quyết định Chính phủ đã giao
Bộ Lâm nghiệp, UBND tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng và tỉnh Bình Phước tiếp tục nghiên cứu để mở rộng diện tích VQG trên địa bàn của 3 tỉnh trên
Ngày 16/02/1998, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 38 – 1998/QĐ - TTg,
về việc chuyển giao VQGCT cho Bộ NN & PTNT quản lý
Tháng 12/1998, VQGCT được Chính phủ cho phép mở rộng trên địa bàn 3 tỉnh Đồng Nai, Bình Phước và Lâm Đồng, tổng diện tích 73.878 ha
Ngày 10/11/2001 VQGCT được Uỷ ban UNESCO công nhận là Khu Dự Trữ Sinh Quyển thứ 411 của thế giới và là Khu Dữ Trữ Sinh Quyển thứ 2 của Việt Nam
Ngày 04/08/2005 Ban Thư Ký Công ước Ramsar đã công nhận hệ đất ngập nước Bàu Sấu ở Nam Cát Tiên vào danh sách các vùng đất ngập nước quan trọng thứ 1.499 của quốc tế
-Tọa lạc trên địa bàn xã Đức Lua, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai
-VQG NCT được xem là nơi lý tưởng nhất cho các nhà thám hiểm du lịch sinh thái để chiêm ngưỡng một hệ sinh thái phong phú và đa dạng
Thời tiết và khí hậu
Vườn Quốc Gia Nam Cát Tiên có hai mùa chính:
Trang 38Các sản phẩm du lịch ở Nam Cát Tiên gồm 12 tuyến du lịch sinh thái gồm:
1 Tuyến rừng bằng lăng thuần loại
2 Tuyến tham quan Thác Bến Cự
3 Tuyến đi Bàu Sấu
4 Tuyến vào Cây Si
5 Tuyến vào thác Trời, thác Dựng
6 Tuyến tham quan di chỉ văn hóa Óc Eo
7 Tuyến vườn thực vật
8 Tuyến xuyên rừng từ cây gõ Bác Đồng đến cây bằng lăng 6 ngọn
9 Tuyến đi Bàu Chim
10 Tuyến sinh thái
11 Tuyến tham quan thác Mỏ Vẹt
12 Tuyến tham quan làng đồng bào Tà Lài
(Hình ảnh về sản phẩm du lịch được trình bày ở phụ lục 3)
Trang 39CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở lý luận
3.1.1 Một số khái niệm
a) Vườn quốc gia
Theo định nghĩa của Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên (IUCN) thì vườn quốc gia là khu vực tự nhiên của vùng đất và/hoặc vùng biển, được chọn để (a) bảo vệ tình trạng nguyên vẹn sinh thái của một hay nhiều hệ sinh thái cho các thế hệ hiện tại và tương lai, (b) loại bỏ việc khai thác hay chiếm giữ không thân thiện đối với các mục đích của việc chọn lựa khu vực và (c) chuẩn bị cơ sở cho các cơ hội tinh thần, khoa học, giáo dục, giải trí và tham quan, tất cả các cơ hội đó phải có tính tương thích về văn hóa và môi trường
Theo quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, thay thế cho Quyết định số 08/2001/QĐ-TTg ngày 11 tháng 01 năm 2001 về Quy chế quản lý rừng thì vườn quốc gia là một dạng rừng đặc dụng, được xác định trên các tiêu chí sau:
• Vườn quốc gia là khu vực tự nhiên trên đất liền hoặc ở vùng đất ngập nước, hải đảo, có diện tích đủ lớn được xác lập để bảo tồn một hay nhiều hệ sinh thái đặc trưng hoặc đại diện không bị tác động hay chỉ bị tác động rất ít từ bên ngoài; bảo tồn các loài sinh vật đặc hữu hoặc đang nguy cấp
• Vườn quốc gia được quản lý, sử dụng chủ yếu phục vụ cho việc bảo tồn rừng và
hệ sinh thái rừng, nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường và du lịch sinh thái
• Vườn quốc gia được xác lập dựa trên các tiêu chí và chỉ số: về hệ sinh thái đặc trưng; các loài động vật, thực vật đặc hữu; về diện tích tự nhiên của vườn và tỷ
lệ diện tích đất nông nghiệp, đất thổ cư so với diện tích tự nhiên của vườn
Trang 40b) Khái niệm về định giá tài nguyên môi trường
Định giá tài nguyên môi trường là một hoạt động qui đổi những giá trị không thấy được của tài nguyên môi trường thành những giá trị bằng tiền
Phan Thị Giác Tâm (2007): “Định giá giá trị tài nguyên môi trường là nổ lực đưa ra những giá trị bằng tiền của các tài nguyên tự nhiên và dịch vụ môi trường vốn không có giá trên thị trường”
Đặng Thanh Hà (2006): “Định giá tài nguyên thiên nhiên môi trường là việc thừa nhận giá trị kinh tế của tài nguyên thiên nhiên môi trường qua các chức năng của nó như cung cấp nguyên liệu thô, hấp thụ chất thải, hỗ trợ cuộc sống con người, nuôi sống các loài Nghĩa là gán một giá trị được lượng hóa bằng tiền tệ cho các hàng hóa và dịch vụ mà tài nguyên thiên nhiên môi trường cung cấp cho các quá trình kinh tế và đây là việc làm có ý nghĩa”
Theo Edward B Barbier và các cộng sự (1997) “đánh giá kinh tế là nỗ lực nhằm
áp các giá trị định lượng đối với hàng hoá và dịch vụ do các nguồn tài nguyên môi trường tạo ra, dù có hay không có sẵn giá thị trường để giúp chúng ta” Tuy nhiên định nghĩa như vậy chỉ đi được một phần đường Chúng ta phải định nghĩa cụ thể hơn và xem các nhà kinh tế định nghĩa thuật ngữ giá trị như thế nào Giá trị kinh tế của bất kỳ loại hàng hoá và dịch vụ nào nói chung được đo theo nghĩa chúng ta sẵn lòng trả bao nhiêu cho loại hàng hoá đó, ít hơn giá trị để làm ra nó Ở nơi mà, nguồn tài nguyên môi trường đơn giản là tồn tại và cung cấp cho chúng ta các sản phẩm và dịch vụ không có giá, thì chỉ có giá mà chúng ta mong muốn trả sẽ thể hiện giá trị của nguồn tài nguyên cung cấp cho chúng ta hàng hoá đó, cho dù trong thực tế chúng ta có trả tiền hay không
Có thể thấy rằng, khái niệm về định giá tài nguyên môi trường được diễn giải dưới nhiều cách khác nhau, nhưng đều có một đặc điểm chung là định giá trị các lợi ích mà tài nguyên môi trường mang lại cho con người dưới thước đo bằng tiền cho dù
nó có giá trên thị trường hay không
c) Khái niệm về du lịch sinh thái
Theo Hội Du Lịch Sinh Thái thì du lịch sinh thái là một cuộc du lịch có trách nhiệm đến những vùng thiên nhiên mà bảo tồn môi trường và duy trì bền vững phúc lợi của nhân dân địa phương