Người Lạch phân biệt rõ ràng nghề thủ công truyền thống của phụ nữ chỉ chuyên đan các sản phẩm thủ công từ cây lát chiếu, blơ… và đàn ông thì chỉ đan những sản phẩm truyền thống từ mây s
Trang 1ĐẶNG THỊ THAO
KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NGHỀ ĐAN, NGHỀ DỆT TRUYỀN THỐNG CỦA NHÓM NGƯỜI LẠCH - CIL TẠI HUYỆN LẠC DƯƠNG, TỈNH LÂM ĐỒNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NÔNG LÂM KẾT HỢP
Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 6/2012
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
**************
ĐẶNG THỊ THAO
KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NGHỀ ĐAN, NGHỀ DỆT TRUYỀN THỐNG CỦA NHÓM NGƯỜI LẠCH - CIL TẠI HUYỆN LẠC DƯƠNG, TỈNH LÂM ĐỒNG
Ngành: Nông Lâm Kết Hợp
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: TS PHAN TRIỀU GIANG
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để cá nhân sinh viên hoàn thành được đề tài, xin chân thành cảm ơn tới:
Bố ẹ đã tạo điều kiện thật tốt cho con ăn học
Quý thầy cô Trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM và quý thầy cô thuộc khoa Lâm Nghiệp đã tận tình truyền đạt kiến thức, truyền đạt kinh nghiệm cho chúng em trong suốt quá trình học tập của lớp DH08NK - Khoa Lâm Nghiệp - Trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM
Thầy Phan Triều Giang, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài
Ban quản lý dự án: “Tăng cường năng lực quản lý dựa vào cộng đồng của Vườn Quốc Gia Bidoup - Núi Bà” của tổ chức JICA (Japan International Cooperation Agency) tài trợ cho VQG Bidoup Núi Bà, đã hỗ trợ một phần kinh phí và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài
UBND xã Lát và UBND thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng đã giúp đỡ tôi trong quá trình ngoại nghiệp thu thập số liệu để thực hiện đề tài
Tất cả đồng nghiệp, bạn bè yêu mến của tôi đã động viên và giúp tôi hoàn thành
đề tài tốt nghiệp
Xin trân trọng cảm ơn!
Tp.HCM tháng 5/2012 Đặng Thị Thao
Trang 4gỗ, kĩ thuật truyền thống, những khó khăn, thách thức trong nghề tại địa bàn nghiên cứu Từ đó, tìm ra được những giải pháp và cách thức phục hồi nghề thủ công truyền thống này Đề tài cũng nhằm đóng góp tư liệu hỗ trợ việc thực hiện hợp phần
“Lựa chọn sinh kế thân thiện môi trường” (EFLO) của dự án do JICA tài trợ “Tăng cường năng lực quản lý dựa vào cộng đồng của VQG Bidoup - Núi Bà”
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
Ở khu vực nghiên cứu, nghề đan lát chỉ có ở Bonnor B và Bon Dơng I của người Lạch, nghề dệt thổ cẩm chỉ có ở làng Bonnor C của người Cil
Hiện trạng nghề đan lát truyền thống tại Bonnor B và Bon Dơng I đang bị mai một dần dần, các hộ còn giữ nghề truyền thống còn rất ít Tuy vậy, nghiên cứu cho thấy kiến thức bản địa của người dân về nghề truyền thống còn rất phong phú Những hộ hiện còn đang giữ nghề đều là những người rất yêu nghề truyền thống và luôn muốn truyền đạt nghề lại cho con cháu mình Đối tượng biết và có kiến thức bản địa về nghề thường ở độ tuổi từ 50 tuổi trở lên, thế hệ trẻ từ 35 tuổi trở xuống thì hầu như không ai biết và cũng không có kiến thức bản địa về nghề truyền thống của dân tộc mình Người Lạch phân biệt rõ ràng nghề thủ công truyền thống của phụ nữ chỉ chuyên đan các sản phẩm thủ công từ cây lát (chiếu, blơ…) và đàn ông thì chỉ đan những sản phẩm truyền thống từ mây song, tre, nứa (gùi, đó, giỏ đựng cá…)
Nghề dệt thổ cẩm tại Bonnor C đã xuất hiện từ rất lâu Đến nay nghề đã và đang được phục hồi với những sản phẩm dệt theo hướng làm hàng hóa lưu niệm, mặc dù
Trang 5vẫn mang nét truyền thống nhưng được cải tiến về mẫu mã để phục vụ cho khách du lịch
Hiện nay các sản phẩm chính, phổ biến ở địa bàn nghiên cứu là chiếu, gùi, blơ, ui, băng đô Do sản phẩm còn khá ít về chủng loại và mẫu mã nên các sản phẩm khó tìm được thị trường, đầu ra chưa ổn định Để có thể bảo tồn và phát triển được nghề truyền thống này, các cơ quan tổ chức liên quan cần sử dụng vai trò những người hiểu biết ở địa phương đồng thời kết hợp các yếu tố văn hóa bản địa để phát triển tính phong phú của sản phẩm
Trang 6SUMMARY
Thesis “Studying current situation and restoration of traditional knitting and weaving of the K’ho people” was conducted in three villages of Bon Dung I, Bonnor B and Bonnor C of Lac Duong district, Lam Dong province from February
to June 2012 The objectives are to understand the status and the use of the indigenous knowledge in knitting and weaving traditions Particularly, it studied processing techniques, raw materials, traditional techniques, as well as difficulties and challenges in the study area Then, solution on how to restore this tradition can
be found The findings has also contributed information to assist the implementation
of the Environmental Friendly Livelihood Options (EFLO) component of the JICA funded Project “Strengthening community - based management capacity of Bidoup -Nui Ba National Park”
Research results showed that:
In the study area, knitting only existed in Bonnor B and Bon Dung I of the Lach Weaving is only employed by the Cil in Bonnor C
Currently, knitting tradition in Bonnor B and Bon Dung I is phasing out, only a few people maintain the tradition However, local knowledge about this traditionis plentiful The people who still knitting are in love with it and always want to pass the tradition to their children Key informants are usually more than 50 years old, people under 35 almost do not knowabout knitting The Lach has clear gender perspective on knitting While women produce handmade products from sedge plant
(screening, blo…) and men only produce traditional products from rattan, bamboo (gui, fish baskets, chicken cages…)
Weaving in Bonnor C appeared long time ago Currently, the tradition has been modified and recorvered in the trend to provide souvernirs toserve tourists
At present, the main products are mat (gui, blo, ui, bang do) Due to the fact that
knitting and weaving products are less diverse in types and styles, hence, market for the output is unstable In order to develop this tradition, relevant instituions need to
Trang 7use identified local resource persons and integrate cultural traits into products to make them diverse and special
Trang 8
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT iii
DANH MỤC CÁC HÌNH xi
DANH MỤC CÁC BẢNG xiii
Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 3
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 3
2.1.2 Kinh tế - xã hội 5
2.1.3 Tài nguyên rừng 7
2.2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu 7
2.2.1 Các nghiên cứu về kiến thức bản địa (KTBD) 7
2.2.2 Các nghiên cứu về sinh kế 8
2.2.3 Các Báo cáo điều tra đã được thực hiện trong địa bàn 9
Chương 3 ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
3.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 12
3.2 Nội dung nghiên cứu 12
3.3 Phương pháp nghiên cứu 13
3.3.1 Ngoại nghiệp 13
3.3.2 Nội nghiệp, xử lý và phân tích thông tin 15
Chương 4 17
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 17
4.1 Nghề đan lát 17
Trang 94.1.1 Lịch sử phát triển nghề 17
4.1.2 Cộng đồng nghề đan lát ở Lạc Dương 18
4.1.3 Sản xuất các sản phẩm đan lát 18
4.1.4 Tính văn hóa đặc thù trong các loại sản phẩm đan lát 23
4.1.5 Tình trạng nghề đan lát hiện nay tại địa phương 26
4.2 Nghề dệt thổ cẩm 28
4.2.1 Lịch sử phát triển nghề 28
4.2.2 Cộng đồng nghề dệt ở Lạc Dương 29
4.2.3 Sản xuất các sản phẩm thổ cẩm 30
4.2.4 Tính văn hóa đặc thù trong các loại sản phẩm dệt của người Cil 32 4.2.5 Tình trạng nghề dệt thổ cẩm hiện nay 36
Chương 5 TƯ LIỆU HÓA 38
5.1 Sản phẩm đan lát 38
5.1.1 Chiếu trơn (blềl krá) 38
5.1.3 Blơ (giỏ đựng cơm) 44
5.1.4 Blơ hoa 46
5.1.5 Giỏ (pa lơ pộ) 47
5.1.6 Nón đội đầu (đuôn) 48
5.1.7 Gùi (t’rọ) 49
5.1.8 Nơm xúc cá (đơ ê rơ) 57
5.1.9 Giỏ đựng cá (pàm) 58
5.2 Sản phẩm dệt thổ cẩm 58
5.2.1 Nguyên liệu, dụng cụ, quy trình dệt vải 58
5.2.2 Các sản phẩm 67
Trang 10Chương 6 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 71
6.1 Kết luận 71
6.1.1 Nghề đan lát truyền thống 71
6.1.2 Nghề dệt thổ cẩm truyền thống 72
6.2 Kiến nghị 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
PHỤ LỤC 77
Trang 11EFLO Ecologically Friendly Hợp phần Phát triển Sinh kế thân thiện
VQG Vietnam Conservation Quỹ Bảo Tồn Việt Nam
Fund
Trang 12DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình Trang
Hình 2.1: Bản đồ huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng 3
Hình 5.1: Chiếc chiếu trơn (blềl krá) của người Lạch 38
Hình 5.2: Cây lát còn tươi và chưa qua các công đoạn xử lý 39
Hình 5.3: Chiếc chiếu hoa 42
Hình 5.5: Cây duic 43
Hình 5.6: Chiếc blơ đựng cơm của người Lạch 44
Hình 5.7: Blơ hoa của người Lạch 46
Hình 5.8: Một chiếc giỏ đựng đồ 47
Hình 5.9: Chiếc nón đội đầu 48
Hình 5.10: Chiếc gùi đi rừng, đi rẫy của đồng bào người Lạch 49
Hình 5.11: Dây mây song 50
Hình 5.12: Hoa văn pô bar (đan đôi) 52
Hình 5.13: Hoa văn sơ mẵn (ngôi sao) trên chiếc gùi ngày xưa 52
Hình 5.14: Hoa văn mắt be (mắt dê) trên chiếc gùi trước đây.Error! Bookmark not defined Hình 5.15: Hình vẽ mô phỏng lại đế của một chiếc gùi 53
Hình 5.16: Hình vẽ được người dân mô phỏng đế của một chiếc Gùi nhỏ 54
Hình 5.17: Quả bầu cháo, vật gắn liền với chiếc gùi của người Lạch 55
Hình 5.18: Chóe của người Lạch 55
Hình 5.19: Chiếc nơm úp cá của đồng bào Lạch 57
Hình 5.20: Những chiếc giỏ đựng cá 58
Trang 13Hình 5.22: Công đoạn bật bông trong nghề dệt truyền thống của người Cil 60
Hình 5.23: Công đoạn kéo sợi bông 61
Hình 5.24: Tư thế dệt vải của người phụ nữ Cil 63
Hình 5.25: Hoa văn cầu thanh nhà sàn trên sản phẩm dệt truyền thống của người Cil 64
Hình 5.26: Hoa văn mắt chim công trên sản phẩm dệt của người Cil………… 64
Hình 5.27: Hoa văn con thuyền trên sản phẩm dệt truyền thống của người Cil 65
Hình 5.28: Hoa văn cán xà gạc trên sản phẩm dệt của người Cil 65
Hình 5.29: Hoa văn cườm chim cu trên sản phẩm dệt truyền thống 65
Hình 5.30: Hoa văn tua cây nêu trên sản phẩm dệt truyền thống của người Cil 66
Hình 5.31: Hoa văn đường ranh trên sản phẩm dệt của người Cil ………… …66
Hình 5.32: Hoa văn điển hình tượng trưng cho con vật, cây cối trên sản phẩm dệt hiện nay của người Cil 67
Hình 5.33: Một mảnh tấm ui của người Cil hiện nay 67
Hình 5.34: Chiếc băng đô cột đầu 68
Hình 5.35: Chiếc dây kẹp trong Kinh Thánh 70
Trang 14
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng Trang Bảng 4.1: Dòng thời gian và sự thay đổi trong nghề đan lát của người Lạch…… 17
Bảng 4.2: Nguyên liệu trong nghề đan lát truyền thống của người Lạch 19
Bảng 4.3: Quy trình thu hái các nguyên liệu trong nghề đan lát của người Lạch 20
Bảng 4.4: Quy trình chế biến các nguyên liệu trong nghề đan lát của người Lạch 22
Bảng 4.5: Dòng thời gian và sự thay đổi trong nghề dệt thổ cẩm của người Cil 28
Trang 15Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một trong những quốc gia có nhiều thành phần dân tộc Mỗi dân tộc đều một nét riêng về lịch sử, văn hóa cũng như bản sắc dân tộc truyền thống riêng
và được lưu truyền qua nhiều đời Bản sắc văn hóa từng dân tộc góp phần tạo nên sự
đa dạng, phong phú của nền văn hóa Việt Nam Mỗi dân tộc có một hệ thống kiến thức bản địa (KTBD) rất phong phú góp phần làm nên bản sắc văn hóa đó Các kiến thức đặc thù này có thể thấy được ở hầu hết các khía cạnh trong đời sống của người dân, đặc biệt là những người dân còn giữ lối sống truyền thống của mình Ngày nay, những điểm đặc sắc của các dân tộc là cơ sở để phát triển ngành du lịch bền vững dựa vào cộng đồng
Huyện Lạc Dương là một huyện miền núi có địa hình tương đối phức tạp với diện tích đất lâm nghiệp chiếm tới 86,98% tổng diện tích toàn huyện và là một vùng đất nổi tiếng với nhiều thắng cảnh và tiềm năng cho việc phát triển du lịch dựa vào cộng đồng như núi LangBiang, hồ Đan Kia - Suối Vàng với những lễ hội giao lưu văn hóa cồng chiêng, du lịch vườn - rừng…
Nghề đan lát và nghề dệt truyền thống của người dân K’ho nơi đây với những sản phẩm như: chiếu, gùi, nơm xúc cá, ui, băng đô… đã tạo ra những nét rất độc đáo, đặc trưng cho vùng đất cao nguyên này Nguyên liệu chủ yếu của các nghề truyền thống này là các loài lâm sản ngoài gỗ lấy từ rừng (cây lát, mây song, tre, nứa, lồ ô)
và ngoài ra thì người K’ho họ còn dùng những loài cây củ mọc trong rừng để tạo màu nhuộm cho các loại chỉ dệt trong nghề dệt thổ cẩm
Tuy nhiên, thực tế hiện nay những giá trị văn hóa truyền thống quý báu đó đang dần
bị mai một đi làm ảnh hưởng đến đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồng người K’ho
Trang 16Vì vậy, tôi đã thực hiện đề tài nghiên cứu “Khảo sát về hiện trạng nghề đan, nghề dệt truyền thống của nhóm người Lạch - Cil tại thôn Bon Dơng I, Bonnơr B và Bonnor C thuộc huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng” với mong muốn biết rõ
được hiện trạng và các kiến thức bản địa về nghề đan, dệt truyền thống để có thể góp phần tìm ra giải pháp, cách thức phát triển mới cho nghề thủ công truyền thống bền vững tại địa phương
Trang 17Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Nguồn: maps.google.com.vn
Hình 2.1: Bản đồ huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng
Các thôn nghiên cứu của đề tài nằm trên địa bàn huyện Lạc Dương là một huyện nằm trên cao nguyên Lâm Viên của tỉnh Lâm Đồng, tại hai ngã ba ranh giới giữa
Lâm Đồng với Đăk Lăk và Khánh Hòa, với Khánh Hòa và Ninh Thuận
Trên địa bàn huyện có các ngọn núi cao trên 2.000m như: núi Bidoup (2.287 m), núi LangBiang (2.167 m) và núi Chư Yen Du (2.075 m) Đặc biệt, tại địa bàn nghiên cứu có tiềm năng rất tốt về phát triển du lịch sinh thái ở khu vực núi LangBiang
Trang 18(theo Quyết định 1809/QĐ-UBND ngày 09/6/2006 của UBND tỉnh Lâm Đồng) Trong đó: thôn Bon Đưng I, nằm ở phía Tây Nam dưới chân núi Lang Biang thuộc một phần góc của thị trấn Lạc Dương Thôn Bonnor B và Bonnor C thuộc địa bàn
xã Lát, nằm về phía Tây của huyện Lạc Dương, cách thị trấn Lạc Dương (trung tâm huyện Lạc Dương) 2 km theo tuyến đường 19/ 5 về phía Tây Bắc của huyện Lạc Dương
Thị trấn Lạc Dương: Phía Đông giáp với xã Đạ Sar, phía Tây và phía Bắc giáp với
xã Lát, phía Nam giáp với thành phố Đà Lạt
Xã Lát: Phía Đông Bắc giáp thị trấn Lạc Dương và xã Đạ Sar, phía Bắc giáp với xã Đưng Knơh và xã Đa Nhim, phía Đông Nam giáp với Thành Phố Đà Lạt và huyện Lâm Hà, phía Tây Nam giáp với xã Đưng K’Nơh, phía Tây Bắc giáp với huyện Lâm Hà
2.1.1.4 Diện tích tự nhiên
Diện tích tự nhiên toàn huyện Lạc Dương là 130.963,04 ha
Trong đó: Thị trấn Lạc Dương là 3.599,59 ha chiếm 2,75% diện tích tự nhiên toàn huyện và diện tích xã Lát là 25.194,8 ha chiếm 19,23% diện tích tự nhiên toàn
huyện
Trang 192.1.1.5 Đặc điểm địa hình, khí hậu
Về khí hậu: địa bàn nghiên cứu nói riêng và huyện Lạc Dương nói chung nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo nhưng bị chi phối bởi qui luật độ cao và ảnh hưởng của địa hình nên khí hậu nơi đây có những đặc điểm đặc biệt với vùng xung quanh mát lạnh quanh năm, mưa nhiều, mùa khô ngắn Lượng bốc hơi thấp, không
có bão, tạo cho xã Lát có những lợi thế nổi trội và một số hạn chế trong việc phát triển kinh tế xã hội nói chung và sử dụng quỹ đất nói riêng Độ cao so với mặt nước biển từ 1.500 m - 1.600 m Nhiệt độ trung bình hàng năm thấp từ 18 - 22oC, trong đó: Tháng 1 có nhiệt độ trung bình thấp nhất: 16,4oC, tháng 5 có nhiệt độ trung bình cao nhất: 19,7oC, nhiệt độ ổn định qua các mùa trong năm và biên độ giao động giữa ngày và đêm lớn: 9oC
Về địa hình: địa hình thấp dần từ phía Đông xuống phía Tây độ cao tương ứng 2.000 m xuống 1.450 m, có hai dạng địa hình chính: núi cao và đồi thấp
Dạng địa hình núi cao: độ cao khoảng 1.600 - 2.100 m2 so với mặt nước biển độ dốc lớn trên 50o Tuy gây nhiều khó khăn cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng Không thích hợp cho phát triển nông nghiệp, nhưng với hồ Đan Kia - Suối Vàng lại tạo lợi thế rất lớn trong phát triển du lịch trên địa bàn toàn xã
Địa hình đồi thấp có độ cao trung bình khoảng 1400 m - 1500 m, độ dốc từ 8 - 150
2.1.2 Kinh tế - xã hội
Huyện Lạc Dương là một huyện có tiềm năng về phát triển du lịch ở khu vực núi LangBiang và hồ Đan Kia - Suối Vàng, khu du lịch văn hóa lễ hội cũng như một số danh lam thắng cảnh khác ở hầu hết các xã Huyện có 88 - 89% diện tích là rừng đầu nguồn, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo về nguồn nước cho các công trình thủy điện trên địa bàn Tổng số dân: 3.274 hộ/ 17.765 nhân khẩu (theo Quyết định 1809/QĐ-UBND ngày 9/6/2006 của UBND tỉnh) Các dân tộc thiểu số đang sống trên địa bàn huyện: K’ho, Cil, ChRu, Êđê, Nùng, Tày, Hoa, Chàm Với tổng
số hộ 4.271 hộ và trên 17.00 khẩu, cư trú trên 35 thôn dân tộc trong tổng số 99 thôn của huyện, gồm có các đơn vị: thị trấn Lạc Dương, xã Lát, xã Đạ Sar, xã Đạ Nhim,
xã Đạ Chais và xã Đưng K’Nớh Sự phát triển kinh tế của huyện Lạc Dương rất ấn
Trang 20tượng với GDP tăng 22% trong ba năm vừa qua Mặc dù có tốc độ phát triển kinh
tế cao nhưng theo quyết định 170/2005/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ ngày 08/05/2005 về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010 thì Lạc Dương vẫn là huyện nghèo Theo quyết định này thì những hộ nghèo là những
hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000 đồng/ người/ tháng trở xuống đối với khu vực nông thôn và ở khu vực thành thị là dưới 260.000 đồng/người/tháng Đa số các hộ nghèo là dân tộc thiểu số Vào năm 2009, huyện Lạc Dương có 907 hộ người dân tộc thiểu số tương ứng với 97% (UBND Lạc Dương, 2009)
Người K’ho ở Lạc Dương theo chế độ mẫu hệ, phụ nữ làm chủ gia đình và thường sinh rất nhiều con Họ có quyền kiểm soát các nguồn lực gia đình như: đất đai, vật nuôi, tiền bạc nhưng trên thực tế việc quyết định sử dụng mua bán tài sản trong gia đình lại do người đàn ông quyết định Người vợ tham gia hầu hết các hoạt động kinh tế bao gồm cả các công việc nặng nhọc cần nhiều cơ bắp như: làm rẫy, lấy củi… và họ cũng là người chăm lo con cái, chăm lo bữa cơm trong gia đình Nguồn thu nhập chính của các hộ trong vùng chủ yếu từ nông nghiệp (rẫy gần nhà, rẫy xa nhà) và một số đan lát, dệt thổ cẩm tại nhà
Xã Lát: là xã có kinh tế nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, sản xuất công nghiệp, xây dựng và các ngành dịch vụ đang phát triển Về lĩnh vực ngành nghề phát triển chậm (thổ cẩm 55 hộ bình quân thu nhập 3 - 4 trăm triệu đồng/ năm), nghề đan lát hiện đang bị mai một và có nguy cơ mất hoàn toàn
Thị trấn Lạc Dương: Có các thay đổi quan trọng trong đời sống vật chất và văn hóa của người Lạch ở Bon Dơng I và Bonnơr B Sự kiện chính là việc chuyển tôn giáo của người dân từ đa thần sang Tin lành vào những năm 1950 Từ những người già trong thôn còng nhớ rằng trước thời kỳ này, một số lễ hội được thực hiện theo lịch trồng trọt, đặc biệt là lễ hội mùa thu hoạch để cám ơn Thần Lúa Cồng Chiêng một dụng cụ âm nhạc được sử dụng trong các lễ hội này và trong các sự kiện đặc biệt như chào mừng khách hay trong ma chay Sau khi chuyển tôn giáo, các thế hệ trước đã bán cồng, chiêng cho các nhóm dân tộc khác Đối với một số người già,
Trang 21trình diễn cồng chiêng cho du khách hiện nay không còn nguyên gốc của người Lạch Một quan ngại tương tự liên quan đến các hoa văn trong đan dệt Các định chế địa phương cũng đã thay đổi từ buôn làng truyền thống lãnh đạo bởi già làng được bầu chọn bởi người dân sang hệ thống làng hiện nay (dẫn theo Hoàng Hữu Cải, Phan Triều Giang, 2012)
2.1.3 Tài nguyên rừng
Rừng trên địa bàn huyện Lạc Dương có tính đa dạng sinh học rất cao với thành phần cây như số lượng các loại rất phong phú Có vai trò đặc biệt quan trọng trong bảo vệ nguồn nước, làm đẹp cảnh quan, tham gia vào phát triển du lịch và cũng cấp các loài lâm sản ngoài gỗ (mây, tre, nứa, lồ ô, lát) là nơi cung cấp nguyên liệu và dụng cụ cho các ngành nghề đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống
Về động vật: Rừng tại địa là nơi cư trú của nhiều loại động vật quý hiếm như các loại chim và thú rừng nên cần chú trọng bảo vệ Hệ thực vật rừng nằm trong khu vực rừng kín mưa ẩm nhiệt đới và khá phong phú về chủng loại
Về cảnh quan môi trường: Huyện nằm bên cạnh thành phố Đà Lạt có nhiều cảnh quan đặc sắc như núi LangBiang, hồ Đan Kia - Suối Vàng thơ mộng và rừng thông nguyên sinh trùng điệp đã tạo ra cho huyện có thế mạnh nổi trội về du lịch Trong tương lai tổ hợp du lịch Đan Kia - Suối Vàng, Langbiang sẽ là một trong những cụm du lịch lớn nhất của Lâm Đồng cũng như của cả nước
2.2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu
2.2.1 Các nghiên cứu về kiến thức bản địa (KTBD)
Khái niệm KTBĐ là hệ thống kiến thức của các dân tộc bản địa, hoặc của cộng đồng tại một khu vực cụ thể nào đó Nó tồn tại và phát triển trong những hoàn cảnh nhất định với sự đóng góp của những thành viên trong cộng đồng (người già, người trẻ, đàn ông, phụ nữ) ở một vùng địa lý xác định (Louise G, 1996)
Theo Học Viện Quốc tế về tái thiết nông thôn Philippines (IIRR, 1996), KTBĐ là kiến thức đã được phát triển trong nhiều năm và hiện vẫn đang phát triển kiến thức
Trang 22này Nó còn gọi là “kiến thức địa phương”, “kiến thức truyền thống”, hay “kiến thức kỹ thuật bản địa”
Theo Nguyễn Duy Thiệu, KTBĐ hay tri thức bản địa là một phức hệ những kinh nghiệm được truyền từ đời này sang đời khác Nó được hình thành trong những ứng xử giữa hoạt động của con người với môi trường tự nhiên để kiếm sống KTBĐ cũng chỉ tồn tại được trong những điều kiện môi trường cụ thể Nó còn gọi
là tri thức bản địa (Local knowledges) hay cụ thể hơn là tri thức của người bản địa (dẫn theo Nguyễn Văn Thường, 2002)
Các tác giả Ngô Đức Thịnh, Chu Thái Sơn (1999) trong cuốn “Luật tục Ê-đê”, đã khẳng định trong hầu hết các loại hình truyền thống, canh tác nông nghiệp du canh gắn liền với các hoạt động văn hóa tâm linh Người du canh có những hiểu biết sâu sắc về điều kiện sinh thái và những trở ngại với từng công việc cụ thể Họ cố gắng đáp ứng và khắc phục những trở ngại đó trong điều kiện của mình Người nông dân cũng có những hiểu biết sâu sắc về cách thức lựa chọn những vùng đất phù hợp để làm rẫy cũng như phương thức sử dụng những loài cây trồng khác nhau, các giống khác nhau để tiến hành luân canh và xen canh phù hợp với độ phì của đất và nhu cầu sử dụng của nông hộ (dẫn theo Nguyễn Văn Thường, 2002)
Nguyễn Văn Thường (2002) với “Nghiên cứu KTBĐ của đồng bào dân tộc thiểu số Gia - Rai trong nông nghiệp và quản lý tài nguyên ở vùng Tây Nguyên”: kinh nghiệm trong nông nghiệp và quản lý rừng của người Gia - Rai là một kho tàng bài học quý giá, phục vụ rất lớn cho sinh kế của người dân Tuy nhiên, ngày nay kiến thức này đang bị mai một dần, xuất hiện nhiều kiến thức mới và các kiến thức này
có sự đan xen lẫn nhau
2.2.2 Các nghiên cứu về sinh kế
Trong nghiên cứu giao rừng tại Việt Nam như là một giải pháp phát triển bền vững, Nguyễn Quang Tân (2006) cho thấy các hộ giàu và những người có vị thế chính trị nắm hầu hết các lợi ích Nhân lực lao động của họ cũng đóng vai trò quan trọng
Trang 23trong phân phối quyền hưởng lợi từ rừng Bốn yếu tố quan trọng trong phân phối lợi ích là khả năng lao động, sự giàu có, vị thế chính trị và quyền lợi sở hữu hợp pháp rừng của các hộ Đồng thời, cũng có sự khác biệt giữa người dân bản xứ và người nhập cư vì người dân bản địa phụ thuộc nhiều hơn vào tài nguyên rừng, đặc biệt là lâm sản ngoài gỗ và đất trồng trọt
Nghiên cứu “Phân cấp trong quản lý tài nguyên rừng và sinh kế của người dân” của Trần Đức Viên và các cộng sự (2005) được thực hiện tại huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An với dân tộc Khơ Mú và dân tộc Thái tại huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La đã thực hiện các nội dung: tiến trình phân quyền trong hoạt động quản lý tài nguyên rừng ở các cộng đồng; chính sách phân quyền tác động như thế nào đến sự thay đổi tài nguyên rừng ở các vùng khác nhau; và chính sách phân quyền có ảnh hưởng gì đến sinh kế của người dân Nghiên cứu đã đưa ra kết quả: tại các điểm nghiên cứu, chính sách phân cấp trong giao đất giao rừng hiện tại đã không mang lại kết quả như mong đợi với mục tiêu bảo tồn nguồn tài nguyên, nâng cao chất lượng rừng, cải thiện cuộc sống sinh kế người dân dựa vào rừng
Qua các nghiên cứu trên đã cho thấy các tiếp cận sinh kế của người nghèo rất đa dạng và phong phú và thường bị tác động bởi rất nhiều yếu tố khác nhau Thường các nhóm hộ thuộc các thành phần khác nhau sẽ có các phương thức sinh kế khác nhau để thoát nghèo, tăng thêm thu nhập, giảm áp lực chi phí cuộc sống Vì vậy, việc cần thiết đó là tìm ra các nhóm nguyên nhân, các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến sinh kế người dân và từ đó đề ra các giải pháp để phát triển sinh kế cộng đồng, phát triển nghành nghề truyền thống của người dân
2.2.3 Các Báo cáo điều tra đã được thực hiện trong địa bàn
Theo báo cáo điều tra cơ bản thôn: Dự án “Tăng Cường Năng Lực Quản Lý Dựa Vào Cộng Đồng Của Vườn Quốc Gia Bidoup - Núi Bà”, trang 58, tài liệu lưu hành nội bộ của tác giả: Hoàng Hữu Cải, Phan Triều Giang và nhóm nghiên cứu1, tháng
06 năm 2010 Về sản xuất nông nghiệp, thu hái sản phẩm từ rừng, khai thác lâm sản
để phục vụ cuộc sống là hoạt động sinh kế rất phổ biến của những cộng đồng dân
Trang 24tộc thiểu số sống gần rừng Họ dùng để xây nhà, lấy gỗ củi từ rừng, tre nứa làm vật dụng trong gia đình và nông cụ Tuy nhiên theo quy chế hiện hành, mọi sự tiếp cận
và sử dụng tài nguyên rừng của người dân vào rừng đặc dụng và rừng phòng hộ đều
bị cấm Hiện tại, việc thu hái các sản phẩm từ rừng của người dân trong các thôn đã được điều tra là không đáng kể Vì các loại lâm sản ngoài gỗ không được phong phú như trước nữa, các loại động vật rừng cũng đã giảm đi đáng kể Báo Cáo đã chỉ
ra được mục tiêu nhằm để phát hiện các vấn đề của cộng đồng một cách đúng đắn cho công tác phát triển và thách thức chính về sinh kế trong tương lai của cộng đồng người dân ở địa bàn là việc tạo cơ hội việc làm cho số dân trẻ sẽ sớm gia nhập vào lực lượng lao động
Cũng theo báo cáo kết quả: “Đánh Giá Nông Thôn Có Sự Tham Gia Cho Dự Án
Nâng Cao Năng Lực Quản Lý Dựa Vào Cộng Đồng Của Vườn Quốc Gia Bidoup – Núi Bà”, trang 87, tài liệu lưu hành nội bộ của tác giả Hoàng Hữu Cải, Phan Triều Giang và nhóm nghiên cứu1, tháng 01 năm 2011 Báo cáo đã nói lên tổng quan về
sự quan trọng và cần thiết của các nguồn sinh kế phi nông nghiệp của người Lạch tại thôn Bonnơr B và Bon Dơng I như: Nghề đan gùi là một nghề truyền thống của người dân Lạch Gùi đã từng là phương tiện duy nhất để người dân mang các sản phẩm lấy từ rừng về nhà Hiện tại, mặc dù xe máy được sử dụng nhiều để vận chuyển hàng hóa nhưng gùi vẫn còn được dùng như một vật không thể thay thế Nghề đan chiếu cũng là một truyền thống lâu đời của người Lạch Có ba kích thước chiếu thường được đan đó là cỡ lớn (1.3 m x 3 m), cỡ trung bình (1.3 m x 2 m), và
cỡ nhỏ (0.7 m x 2 m) Các loại chiếu này thường được làm bằng cây lát, một loại lách mọc trong các vùng đầm lầy trong khu vực Người Lạch thường thu hái chúng vào mùa khô ở khu vực Đa Sar Người dân thường dành một hoặc hai ngày cho một chuyến thu hái lát về làm chiếu Lát được phơi khô trong bóng râm để có độ dẽo Người dân thường dùng một thanh tre để tách ép lát thành nan mỏng Lát chẻ ra được loại bỏ các thân gãy Lát sau đó có thể nhuộm màu tự nhiên từ chàm và các
Trang 25Như vậy, những sinh kế này nên được tổ chức và quản lý nếu chúng được lựa chọn như là một kênh cho phát triển cộng đồng Để giúp người dân phát triển những nghề nghiệp này, một số năng lực mà người tham gia cần phải được nâng cao, bao gồm kiến thức và kỹ thuật (kỹ năng dệt, đan lát, thiết kế sản phẩm, quản lý chất lượng, ngoại ngữ, kiến thức về thực vật, chim )
Trang 26Chương 3
ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được thực hiện ở các thôn Bon Đưng I thuộc thị trấn Lạc Dương, Bonnor B và Bonnor C thuộc xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng Tổng diện tích tự nhiên của huyện Lạc Dương là 130.963,04 ha Tổng số dân 3.274 hộ/ 17.765 nhân khẩu Người dân trong thôn Bon Đưng I và Bonnor B chủ yếu là người dân tộc Lạch - K’ho, còn người dân thôn Bonnor C thì chủ yếu là người Cil - K’ho
Đề tài được bắt đầu nghiên cứu từ tháng 3 năm 2012 và kết thúc ngoại nghiệp vào tháng 5 năm 2012
3.2 Nội dung nghiên cứu
Các nội dung nghiên cứu của đề tài gồm có:
1 Tìm hiểu hiện trạng nghề
Trong nội dung này tôi tìm hiểu về lịch sử hình thành, sự thay đổi về dòng thời gian, cộng đồng nghề ra sao, tìm hiểu sơ lược về khó khăn, thách thức hay mặt mạnh mặt yếu của nghề và biết được ai là người hiện nay đang làm nghề, ai đã làm nghề từ lâu năm trước đây và có kiến thức bản địa về nghề Từ đó tôi tiến hành xác định các nội dung tiếp theo
2 Các loại sản phẩm
Đề tài tập trung tìm hiểu những sản phẩm nào hiện đang sản xuất và trước đây từng sản xuất, biết được nguyên liệu, nguồn gốc nguyên liệu và khả năng cung cấp
Trang 27nguyên liệu cho từng loại sản phẩm; biết được cách xử lý nguyên liệu và ý nghĩa về
sự phối hợp màu sắc, hình ảnh; tìm hiểu về cách diễn giải ý nghĩa từng kiểu dáng, màu sắc và hoa văn, họa tiết trên từng sản phẩm; thu thập những câu chuyện về nguồn gốc hay sự tích có liên quan đến sản phẩm, nghề đan, nghề dệt truyền thốnXác định cách thức phục hồi nghề
Trước khi xác định cách thức phục hồi nghề, tôi tìm hiểu xác định những thành phần nào có khả năng học được nghề truyền thống, xác định các vùng cung cấp nguyên liệu để tìm ra các nguyên nhân mai một nghề Từ đó đề tài đưa ra đề xuất cho cách thức phục hồi nghề (truyền dạy nghề, diễn giải hay tổ chức đội nhóm…)
và tìm hiểu xem tâm tư nguyện vọng của người dân đối với các phương án mới (phát triển các sản phẩm phục vụ du lịch, khả năng diễn giải trong các KDL…)
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Ngoại nghiệp
Tôi đã tiến hành đi thực tế tìm hiểu, thu thập thông tin, số liệu cụ thể về khu vực
nghiên cứu, quan sát, phỏng vấn bằng câu hỏi đóng, nửa mở và có thể kết hợp chụp ảnh các nguyên liệu, sản phẩm
Các hoạt động trước và trong khi thực hiện đều có dự định và được lên lịch trình cụ thể được trình bày ở phần phụ lục số 1
Đề tài đã thực hiện nghiên cứu theo các bước như sau:
3.3.1.1 Kế thừa các tài liệu đã có và chuẩn bị cho ngoại nghiệp
Để có kiến thức và những điều cần thiết khi thực hiện một đề tài tốt nghiệp, tôi tiến hành thu thập các tài liệu thứ cấp (báo cáo PRA của địa phương hoặc các dự án từ địa phương, các kết quả điều tra đánh giá trước đây của các chương trình, dự án có liên quan đến địa bàn nghiên cứu) Kế đến đề tài sẽ tiến hành thu thập, tham khảo các tài liệu có liên quan đến đề tài từ sách, báo, tạp chí, internet hay các phương tiện thông tin đại chúng khác và công việc quan trọng không thể thiếu để tôi hoàn thành đề tài đó là gặp gỡ thầy hướng dẫn, những người có kinh nghiệm để tiếp thu những thông tin, vấn đề cần thiết, bổ ích về địa bàn cũng như những bước chuẩn bị
Trang 28cho đề tài Trước khi tiến hành công tác ngoại nghiệp tôi tiến hành lập bảng kế hoạch cho công tác ngoại nghiệp (chi tiết công việc, thời gian dự kiến, nội dung công việc cần phải làm và mục tiêu công việc cần đạt được)
3.3.1.2 Tiến hành điều tra, khảo sát
Đầu tiên tôi tiến hành điều tra sơ lược về thôn gồm những công việc như: phỏng vấn bán cấu trúc những người chủ chốt (già làng, trưởng thôn, các cán bộ dự án…), đến thăm hộ làm nghề nghiệp và phỏng vấn sơ bộ (phỏng vấn chủ hộ để biết rõ về tình hình tổng quát của thôn, phỏng vấn phụ nữ và thành viên lớn tuổi trong gia đình để biết về sơ lược nghề truyền thống của họ) và kết hợp phỏng vấn chuyên sâu
để thu thập thông tin từ những người đã đưa tin trước đó
Tiếp theo tôi tiến hành đi điều tra, phỏng vấn hộ dựa trên bảng câu hỏi đã chuẩn bị trước khi thực hiện công tác ngoại nghiệp (kết cấu hộ, nghề nghiệp chính, nghề nghiệp phụ thêm, thu nhập, những hộ nào có còn làm nghề truyền thống, quy trình
xử lý nguyên liệu như thế nào….) và khi phỏng vấn tôi sẽ cố gắng tránh hỏi những câu hỏi lặp lại hoặc những câu hỏi không cần thiết, không liên quan đến đề tài Bên cạnh việc phỏng vấn hộ tôi có thể kết hợp quan sát trực tiếp, có thể thực hành tại nhà dân, kết hợp chụp hình nguyên liệu và sản phẩm Như vậy giúp đề tài thu thập thông tin, số liệu một cách chính xác và chi tiết hơn rất nhiều
3.3.1.3 Thu thập thông tin
Một đề tài nghiên cứu hoàn chỉnh sẽ trải qua những bước sau: chuẩn bị ngoại
nghiệp, thu thập số liệu, xử lý số liệu và viết báo cáo
Trong quá trình điều tra, thu thập số liệu thì việc xin phép ăn uống, làm việc và ở cùng dân là một yếu tố rất quan trọng để tôi tạo thiện cảm tốt từ người dân và số
liệu, thông tin trong đề tài sẽ phong phú và chính xác hơn Tôi sử dụng công cụ
dòng thời gian để mô phỏng lại và thấy được những sự kiện xảy ra trong quá khứ
và những ảnh hưởng của nó đến đời sống, tình hình sản xuất, khả năng cung cấp nguyên liệu, lịch sử nghề
Trang 29Trong khi phỏng vấn tôi sẽ chọn lọc, ghi chép những thông tin cần thiết và thông tin được nhập vào máy tính ngay trong ngày phỏng vấn để thuận tiện cho việc tổng
hợp và xử lý số liệu, giảm thiếu sót thông tin Điều tra về thu nhập cuộc sống và
tâm tư nguyện vọng của người dân cũng là vấn đề quan trọng và cần thiết cho đề tài nhiên cứu của tôi Và để đảm bảo tính chính xác của đề tài, khi phỏng vấn tôi đã tập trung hỏi những người lớn tuổi nhiều hơn và phỏng vấn những ông bà được
người dân đánh giá là hiểu biết và giỏi nghề trong làng
Trong khi phỏng vấn có những sản phẩm với những mẫu mã hoa văn từ rất lâu đời nhưng hiện nay không còn tồn tại nữa hoặc không được sản xuất nữa, vì thế tôi đã
sử dụng phương pháp mô típ, mô phỏng lại trên giấy A4 và chụp hình lại để làm
cho đề tài phong phú hơn
Ngoài ra việc kết hợp phỏng vấn nhóm, họp dân và tham dự các hội thảo khoa học
là một cách rất tốt giúp tôi có thể giao lưu, học hỏi, tiếp thu và trao đổi kiến thức bản địa từ những cán bộ đồng bào, kiến thức chuyên môn từ các chuyên gia, thông tin cần thiết từ những người hiểu biết rộng Một minh chứng cụ thể trong khi thực hiện đề tài thì tôi đã tham dự Hội Thảo giám sát hằng năm của Hợp Phần Sinh kế Thân thiện với Môi trường (Annual Monitoring workshop of The EFLO Component) cho Dự án JICA của VQG Bidoup - Núi Bà và đây là một cơ hội rất tốt cho tôi có những thông tin rất quan trọng để hoàn thành đề tài nghiên cứu
3.3.2 Nội nghiệp, xử lý và phân tích thông tin
Quá trình thực hiện nội nghiệp của tôi được bắt đầu ngay trong thời gian ngoại
nghiệp cho đến khi hoàn tất đề tài Những thông tin, số liệu mà tôi đã thu thập được
đều được tổng hợp và xử lý ngay trong ngày và phải kiểm tra, rà soát, đối chiếu thật
kĩ, khi nhập vào máy tính tôi sẽ lưu trữ cẩn thận với tên chủ đề rõ ràng để tránh mất mát dữ liệu hay không tìm thấy dữ liệu, và nếu không xử lý ngay để tới ngày hôm
sau sẽ dễ nhầm lẫn và có thể dẫn đến nhập không chính xác Công cụ hỗ trợ tôi
trong việc xử lý và phân tích thông tin là phần mền Microsoft Word, nhằm nhập văn bản, số liệu thông tin, kết quả nghiên cứu Để phòng tránh trường hợp mất máy
Trang 30tính, mất USB, mất dữ liệu hay khi cần tới dữ liệu mà quên mang theo thì sau mỗi lần thực hiện nội nghiệp tôi đã gởi và lưu trữ trên email (thư điện tử) đây là một phương thức lưu trữ rất có hiệu quả đối với đề tài.
Trang 31Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Nghề đan lát
4.1.1 Lịch sử phát triển nghề
Bảng 4.1: Dòng thời gian và sự thay đổi trong nghề đan lát của người Lạch
Trước 1975 Trước giải phóng Làm nhiều sản phẩm, vật dụng, dụng
1995 - 2010 Người Kinh bắt đầu di
dân tới làm ăn
Thay đổi về thành phần kinh tế xã hội và tôn giáo
Nghề đan lát bị mai một dần
Các sản phẩm đan lát được sử dụng trong gia đình còn rất ít
Sự truyền nghề cho thế hệ sau găp khó khăn do những người trẻ không thích học
Sau 2010 Sự phát triển mạnh của
du lịch cộng đồng
Người dân chỉ đan lát vào mùa mưa,
số lượng không nhiều
Nguyên liệu không hoàn toàn là truyền thống như trước
Nguồn: Thông tin điều tra tháng 3/2012
Trang 324.1.2 Cộng đồng nghề đan lát ở Lạc Dương
Người Lạch họ phân biệt rất rõ nghề đan lát của đàn ông và nghề đan lát của phụ
nữ Đàn ông thì chỉ chuyên đan các vật dụng từ mây, tre nứa (gùi, nơm xúc cá, giỏ đựng cá…) và phụ nữ thì chỉ chuyện đan các sản phẩm từ cây lát (chiếu, blơ ) Vào khoảng trước những năm 1975, thì hầu hết đàn ông ngoài 20 tuổi đều biết đan gùi và con gái 13, 14 tuổi thì đều biết đan chiếu để phụ giúp gia đình Người đồng bào Lạch họ thường quan niệm con gái cứ hễ đến tuổi lấy chồng là phải biết đan lát, con gái mà không biết đan chiếu thì sẽ không lấy được chồng vì đó là tiêu chuẩn của một người phụ nữ Lạch đảm đang Thời điểm này nguyên liệu còn nhiều nên các sản phẩm đan lát xuất hiện rất nhiều trong cộng đồng đặc biệt là loại chiếu quý, chiếu hoa được sử dụng rất phổ biến cùng với các vật dụng khác (blơ, giỏ đựng đồ, giỏ đựng kinh thánh…) được làm hoàn toàn bằng tay với kĩ thuật hoàn toàn truyền thống
Ngày nay, vì bận mùa màng nên họ chỉ đan chiếu vào mùa mưa, đan gùi vào lúc rảnh rỗi và vào mùa nguyên liệu Một số hộ đang giữ nghề này đều là những người rất yêu nghề truyền thống và luôn mong muốn sẽ truyền đạt lại nghề cho thế hệ con cháu của họ, họ đều là những người có kinh nghiệm và đan rất giỏi
4.1.3 Sản xuất các sản phẩm đan lát
4.1.3.1 Các loại sản phẩm đan lát
Sản phẩm đan lát từ cây lát tại địa bàn gồm có: chiếu trơn (blềl krá), chiếu hoa (blềl
krá duic), blơ (giỏ đựng cơm) và sáng tạo hơn là những chiếc giỏ đựng đồ đi chơi (pa lơ pộ), giỏ đựng quần áo (pa lơ để piêng)
Các sản phẩm từ mây, tre nứa gồm có: gùi (t’rọ), nơm xúc cá (đơ ê rơ), giỏ đựng cá
(pàm), lồng úp gà…
Với tinh thần yêu nghề truyền thống của ông bà thế hệ trước họ và sự khéo léo tỉ mỉ
đã tạo ra những sản phẩm đan lát được làm hoàn toàn bằng tay và mang tính thẩm
mỹ cao Những sản phẩm đan lát này được đan rất tỉ mỉ trong thời gian rất lâu nên
nó sẽ bền hơn rất nhiều so với những dòng sản phẩm khác trên thị trường và nghề đan lát này chỉ có ở Bonnor B và Bon Đưng I và chỉ do người dân tộc Lạch làm ra
Trang 334.1.3.2 Nguyên liệu đan
4.1.3.2.1 Các loại nguyên liệu
Bảng 4.2: Nguyên liệu trong nghề đan lát truyền thống của người Lạch
Đan chiếu, blơ Cây lát là nguyên liệu dùng để đan
Lá cây duic (cẩm đỏ) dùng để nhuộm màu cho lát Đan gùi, nơm xúc cá Mây, tre nứa, lồ ô, gỗ thông, gỗ giẻ
Nguồn: Thông tin điều tra tháng 3/2012
4.1.3.2.2 Khả năng cung cấp nguyên liệu
Cây lát thường chỉ có khả năng mọc được ở những nơi đầm lầy ẩm ướt, trũng và cây mây, tre nứa thường mọc ở trong rừng Trước đây cây lát, mây, tre nứa được bà con nơi đây lấy từ rừng bên làng Pàng Đòng sau này họ lấp đất trở thành vùng Đa Thiện ngày nay, và ở giữa những thung lũng, những con suối, đầm lầy gần Đạ Sa Ngày nay muốn đi lấy phải tới Đăng Ja Rít, hay rừng già sâu trong Đưng Cà Nớh,
Suối Vàng đi vô rất xa, ước tính khoảng hơn 20 km
4.1.3.2.3 Thu hái nguyên liệu
Thông thường mỗi chuyến đi lấy nguyên liệu (lát, mây, tre nứa) của bà con đều rất vất vả, nếu đi bộ phải mất 1 ngày đi bộ tới nơi có nguyên liệu, 1 ngày đi bộ về và phải mất 1 đêm ngủ lại trong rừng để sáng sớm mai về vì khi lất được nguyên liệu thì trời cũng tối rồi đi về rất nguy hiểm Ngày nay thì phương tiện giao thông được cải tiến hơn, họ không đi bộ như ngày xưa nữa mà sẽ đi xe máy tới gần nơi lấy nguyên liệu bỏ xe ở đó đi bộ vô trong rừng hoặc một nhóm bà con sẽ rủ nhau thuê chung một chiếc xe máy cày hay loại xe có thể chở được nhiều hàng và cả người nữa
Trang 34Bảng 4.3: Quy trình thu hái các nguyên liệu trong nghề đan lát của người Lạch
Nguyên liệu Thu hái nguyên liệu
Lát (tơ đung) Khi đi lấy lát không phải cứ đi vào rừng rồi gặp đâu lấy đó mà
phải lấy đúng nơi, đúng địa bàn đã được khai hoang trước đó Có nghĩa là từng vùng lấy Lát đều đã có chủ, đó là những người đã có công khai hoang để trồng, chăm sóc
Lát thường được lấy vào mùa mưa, khoảng tháng 5 đến tháng 10 (tháng 5, tháng 6 là nhiều nhất)
Người lấy lát về đan cũng phải có kiến thức và rất cẩn thận nếu không lát sẽ rất xốp và dễ gãy, không thể đan được thành sản phẩm Khi thu hoạch lát không lấy lá, hoa hay các bộ phận khác
mà chỉ nhổ lấy đọt của cây, cỡ 1,6 - 1,8 m, đối với nơi lát tốt, còn nơi đất xấu thì sẽ thấp hơn tùy khả năng phát triển của lát, không thu hoạch lát quá non và cũng không quá già tránh để đến khi lát trổ bông
Sau khi thu hoạch đọt cây lát lần đầu tiên, bà con sẽ lấy chân đạp dập cây lát xuống hoặc lấy dao phát hết gần tới gốc cây hay những phần không thu hoạch, không có tác dụng và khi phát như vậy họ
sẽ không phát sát gốc rễ mà sẽ để lại khoảng 20 cm, để khi đọt lát mọc lên sẽ rất dễ thu hoạch, khi đó thì chỉ cần nhổ những đọt nhô lên mà thôi
Vì lát được thu hoạch vào mùa mưa nên sẽ phát triển rất nhanh ngay sau đó và có thể sau một tháng quay lại thì lát đã có thể thu hoạch đợt tiếp theo, 30 ngày tuổi là thời gian đủ để thu hoạch lát
và cứ như vậy một tháng lát sẽ được cắt một lần
Duic (cẩm đỏ) Duic là một loại cây bụi mọc trong rừng, được tổ tiên của họ mang
về trồng xung quanh nhà để lấy dùng khi cần
Duic dễ sống với điều kiện đất không quá nghèo kiệt và không bị thú vật hay gia cầm dẫm phá
Trang 35Từ đó người dân truyền miệng cho nhau và loài cây này đã được lan rộng trong cộng đồng có làm nghề truyền thống này
Ngày nay loài cây này đang mất dần trong cộng đồng và rất khó kiếm, tần số xuất hiện còn rất ít, chỉ còn thấy trong vườn hay quanh nhà của một vài hộ đang còn giữ nghề và phải được rào rất
kĩ để tránh gia cầm, gia súc phá hoại
Mây (pláh) Mây song và mây chỉ
Đây là loài cây bụi mọc xen kẽ với các loài cây gỗ trong rừng và thân có rất nhiều gai
Dây mây khi lấy về cũng phải được chọn lựa rất kĩ, không lấy cây quá già hay quá non, vì những cây như vậy mang về rất khó uốn Tre, nứa, lồ ô Lồ ô, tre, nứa cũng không được lấy cây quá già cũng như cây non
quá và nếu lấy được cây đốt càng dài thì càng tốt
Gỗ (thông, giẻ) Gỗ có thể lấy từ những cây gỗ ngả trong rừng dùng để làm chân đế
gùi, được chẻ thành hình chữ thập và phải thật chắc chắn
Nguồn: Thông tin điều tra tháng 3/2012
Trang 364.1.3.2.4 Chế biến sau thu hái
Bảng 4.4: Quy trình chế biến các nguyên liệu trong nghề đan lát của người Lạch
Nguyên liệu Chế biến nguyên liệu
Lát (tơ đung) Lát sau khi lấy từ rừng về được phơi khô
Sau đó ngâm trong nước khoảng 6 - 7 tiếng rồi lấy ra trải dài trên nền đất, lấy chân đạp dậm cho sợi lát mềm rồi dùng cật nứa tuốt lại, đem lên giàn bếp phơi khoảng 2 tuần cho khô lại
Duic (cẩm đỏ) Lá cây duic được mang về giã nát, phơi khô, nấu sôi với lát cho
đến khi lát ngấm đều màu từ nước của lá duic
Mây (pláh) Mây song khi mang về phải uốn thành vòng tròn ngay lúc còn
tươi, vì nếu khi mang về nhà để mây khô thì sẽ rất khó uốn và rất dễ gãy, rồi để trên giàn bếp khoảng một tháng cho mây khô rồi mới đan thành gùi được Sau đó mây song sẽ được chẻ thành nan và vót thật cẩn thận rồi mới đan thành gùi được
Mây chỉ mang về được bảo quản trên giàn bếp cùng với mây song
Nứa, lồ ô, tre Nứa cũng được lấy từ rừng về và được chẻ, gọt ra thành nan với
kích thước khá đều đặn, trau chuốc cẩn thận cho thật óng, kích thước bề ngang từ 3 - 5 cm, dài từ 0,6 - 1 m, tùy vào loại gùi lớn hay gùi nhỏ và được phơi trong 3 nắng mới có thể đan được
Gỗ (thông, giẻ) Gỗ khi lấy về tùy vào kích cỡ gùi mà chẻ dài rộng hay ngắn cho
phù hợp
Nguồn: Thông tin điều tra tháng 3/2012
Trang 374.1.4 Tính văn hóa đặc thù trong các loại sản phẩm đan lát
Ngoài ra thì còn rất nhiều loại hoa văn khác họ sử dụng cả trong chiếu và những chiếc gùi ngày xưa như: hoa văn Mặt Trời, mắt con sâu, hoa văn xương cá (chi ca), những đường viền xunh quanh chiếu, blơ… Tất cả những loại hoa văn đó đều thể hiện, mô phỏng lại rất thanh nhã về những sự vật hết sức chân thật, sống động, rất phong phú và gắn liền với đời sống hàng ngày của đồng bào người Lạch
4.1.4.2 Những câu chuyện, sự tích, truyền thuyết trong nghề
1) Chiếc chiếu hoa (blềl krá duic)
Theo phong tục của người Lạch từ xa xưa, trước đây chiếc chiếu hoa này chỉ được
sử dụng duy nhất trong ngày cô dâu đón chú rể về nhà mình, chiếu sẽ được trải trên chiếc giường đón chú rể của cô dâu trong ngày cưới Sau ngày cưới 2 - 3 ngày, chiếc chiếu được người vợ đem cất đi và sẽ được mang ra trải cho người chồng nằm lúc qua đời, nó được đặt trong quan tài cho chồng nằm ở dưới và chôn theo Phong tục này hiện nay hầu như rất hiếm gặp, nếu có thì chỉ có một số người phụ nữ khoảng trên 50 tuổi còn giữ chiếc chiếu này Theo họ thì chiếc chiếu này do bàn tay người vợ tự làm ra chỉ để dành cho chồng, nó thể hiện tình yêu thương chân thành, son sắc, sâu nặng của người vợ đối với chồng mình Lý do mà sau ngày cưới họ không mang ra dùng mà người vợ lại mang chiếc chiếu đi cất là vì họ rất coi trọng chiếc chiếu ấy, nó là vật phẩm mà người phụ nữ tự tay mình làm ra rất cẩn thận để
Trang 38đón chồng mình, họ muốn cất giữ để làm kỉ niệm, để cất giữ tình yêu của họ thật lâu bền, họ sợ mang ra dùng thì nó sẽ hư và họ nghĩ rằng chiếc chiếu này mà hư thì tình yêu vợ chồng của họ sẽ không được son sắc Khi chồng chết thì chôn chiếu theo chồng để sang thế giới bên kia người chồng sẽ có chiếu để dùng và vì người
vợ muốn gởi gắm vào chiếc chiếu mang tình yêu son sắc, chân thành của mình đi theo chồng Về sau, kể từ những năm giải phóng 1975, thì họ thường đan để dành biếu đám ma hoặc đan do nhu cầu đặt hàng đối với những hộ làm nghề nhưng rất ít
vì nguyên liệu không có sẵn và nhiều như trước đó, hơn nữa họ còn bận mùa màng
Họ đan chủ yếu là chiếu trơn vì chiếu trơn có nhu cầu sử dụng nhiều và tiện dụng hơn Trong đám ma thì họ thường đặt chiếu trong quan tài, đặt dưới người chết rồi đắp ui lên trên, nếu là người con hiếu thảo thì sẽ đặt 2 cái chiếu dưới người chết Người chết sau khi được đặt chiếu ở dưới sẽ được đắp một chiếc ui lên trên, vì họ nghĩ là để cho người chết sau khi về thế giới bên kia sẽ đỡ lạnh Nó thể hiện tấm lòng của người tặng đối với người nhận chiếc chiếu này và khi người chết được đặt
2 chiếc chiếu trong quan tài thì điều đó nói lên tấm lòng hiếu thảo của con cháu hay người đã tự tay làm nên chiếc chiếu này để tặng cho người chết
2) Chiếc chiếu trơn
Người Lạch họ rất trung thực, thật thà, chất phác, giữ lời hứa và rất hiếu khách Một câu nói cửa miệng của họ khi khách đến nhà đó là:
“Jơi gloh cô tờm hờm cô năc” (có nghĩa là “chủ đói để khách no”)
Mỗi khi có khách đến làng thì họ sẽ trải chiếc chiếu trơn (bềl krá) ra để tiếp đón khách và mang chuối, cơm, gà, trứng… ra đãi khách Trưởng buôn sẽ đem ra một ché rượu, cắm một chiếu cần để mời khách uống, chiếc cần sẽ được truyền từ người này đến người khác và đổ thêm nước vào ché rượu không để rượu cạn, dần dần rượu sẽ ngày càng nhạt dần Tất cả các nghi lễ đón khách sẽ được tiến hành trên chiếc bềl krá này Họ rất ân hận nếu tiếp khách không được chu đáo, trong truyền thống hiếu khách của người Lạch luôn có câu hát:
“Khách tới nhà chiếu trải không đủ
Khách đến nhà không có chiếu quý để trải
Trang 39Khách đến nhà không có gà trống để nướng
Không có trâu đực để làm thịt mời khách
Chỉ có chiếc chiếu này đón quý khách
Mình là người nhỏ bé đơn sơ…”
Người Lạch theo chế độ mẫu hệ, vì vậy theo luật tục của họ thì con gái sẽ phải đi bắt chồng, con trai khi được con gái tới hỏi cưới sẽ phải về ở rể nhà vợ, khi người con trai mới về nhà vợ sẽ phải mang theo một số lễ vật như: gùi, trâu, bát đĩa và mang theo chiếc chiếu này Trâu đem tới nhà gái phải là một con trâu lớn, gùi, bát đĩa và chiếu đều phải là đồ mới hoàn toàn và sẽ được mang tới sử dụng trong gia đình nhà vợ
Trước đây, khi xã hội trong cộng đồng người Lạch chưa xuất hiện nhiều các sản phẩm đồ lưu niệm hay những món quà phong phú, hiện đại như bây giờ, hơn nữa khi đó cuộc sống còn nhiều khó khăn, con gái đến tuổi yêu, tuổi cưới là phải biết đan được các sản phẩm từ cây lát rồi Học được nghề từ bà, từ mẹ, những cô gái Lạch đã đan thành chiếc blơ như thế này chỉ để dành tặng riêng cho người con trai
mà họ yêu thương
3) Chiếc blơ hoa
Chiếc blơ này được các cô gái tặng cho người yêu mình và khi được tặng người con trai sẽ phải giữ rất cẩn thận chỉ để đựng thuốc lá hút và mang trong người làm minh chứng cho tình cảm của người con gái ấy dành cho họ Sau này khi họ cưới nhau thì chiếc blơ đó cũng được cất rất cẩn thận, họ thường dùng để đựng thuốc lá hoặc thuốc chữa bệnh và thường hay để nó trên đầu giường cho tiện khi cần
4) Gùi nhỏ có nắp (t’rọ vộp)
Loại gùi này trước những năm 1947, khi người dân họ chưa tin theo Chúa thì còn đan nhiều và nó đi cùng một phong tục rất hay của người đồng bào Lạch, đó là khi một đứa trẻ ra đời trong vòng 7 ngày tuổi thì bố mẹ của đứa bé sẽ tổ chức một cái
lễ, gọi là lễ đặt tên cho đứa con của họ
Trong lễ đặt tên cho em bé thì họ hàng bên nhà ngoại (bên nhà trai, nhà bên bố của đứa bé vì người Lạch theo chế độ mẫu hệ) sẽ trao chiếc gùi có nắp (t’rọ vộp) này và
Trang 40một số lễ vật khác nếu họ có cho em bé, bên nhà gái (nhà nội) sẽ kiếm trâu thịt để góp vui cho bữa tiệc và mẹ của bé sẽ có thay mặt con đứng lên nhận những lễ vật
đó
Lễ đặt tên cho em bé cũng vẫn còn thấy ở một số hộ nhưng thay vì trao t’rọ vộp cho
bé thì họ sẽ trao những vật phẩm khác có giá trị sử dụng hay góp trâu gà để mở tiệc, nhà nào giàu thì làm rộng, nghèo thì làm nhỏ, không có thì không làm Phong tục trao t’rọ vộp trong lễ đặt tên cho em bé hiện nay thì không tìm thấy, lý do là từ khoảng năm 1950 khi người dân Lạch họ bắt đầu theo đạo Tin Lành, họ thờ Chúa không thờ Thần Linh như trước nữa và Chúa không có những nghi lễ đó, vì vậy truyền thống này đã mất đi theo thời gian và đến nay hầu như đã mất đi hoàn toàn
4.1.5 Tình trạng nghề đan lát hiện nay tại địa phương
4.1.5.1 Sự tác động của các yếu tố bên ngoài
Từ những năm 1995 trở lại đây, khi người Kinh di dân tới làm ăn, dần dần làm thay đổi về thành phần kinh tế xã hội, tôn giáo tín ngưỡng từ đó cũng thay đổi theo thời gian, vùng nguyên liệu dần dần bị thu hẹp và mất đi bởi những công trình xây dựng KDL, trồng rau màu nên bà con Lạch tại nơi đây dần chuyển đổi sang làm nương rẫy, rau màu hay làm thuê cho người Kinh…
Hơn nữa, các sản phẩm đan lát thủ công mà họ làm ra tuy bền nhưng rất khó có thể cạnh tranh được với các sản phẩm mới, các sản phẩm đồ nhựa công nghiệp xuất hiện rất phổ biến trên thị trường với giá cả phải chăng và tiện lợi hơn rất nhiều
Từ đó, nghề đan lát của người Lạch nơi đây bị mai một đi dần dần, đến nay chỉ còn một số hộ vẫn giữ nghề truyền thống và chỉ làm vào mùa mưa
Hiện tại, những chiếc gùi được sản xuất tại địa bàn còn rất ít, tuy vậy nếu nó được bán cho khách du lịch thì sẽ có giá rất cao
4.1.5.2 Sự tác động từ các yếu tố bên trong
Các sản phẩm đan lát thủ công thường rất tốn thời gian, công sức, nguyên liệu tuy sẵn có nhưng lại rất xa, phải mất từ 2 - 3 ngày đi mới lấy được nguyên liệu Trong khi đó, việc làm nương rẫy giúp cuộc sống của họ được cải thiện hơn và bà con ai nấy đều bận mùa màng không có thời gian để làm ra sản phẩm đan lát nữa, thế hệ