1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tình trạng biếng ăn ở trẻ dưới 5 tuổi tại bệnh viện nhi trung ương năm 2016

103 336 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 1,97 MB

Nội dung

Một số khái niệm về biếng ăn: Năm 1983, James Egan và Chatoor lần đầu tiên mô tả một nhóm trẻ trong độ tuổi tập đi, khỏe mạnh có những biểu hiện từ chối thức ăn nghiêm trọng và chậm tăn

Trang 2

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học, Thư viện và các phòng ban Trường Đại học Y Hà Nội, Khoa Dinh Dưỡng Bệnh viện Nhi Trung Ương và Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Y Dược Thái Bình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học

tập, đã giúp đỡ tôi tận tình trong việc nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Với lòng biết ơn chân thành và tình cảm sâu sắc, tôi xin chân thành

cám ơn Cô hướng dẫn Tiến sĩ Lưu Thị Mỹ Thục là những người thầy đã hết

lòng hướng dẫn những kiến thức, phương pháp luận quý báu, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn

Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cám ơn các Thầy Cô trong hội đồng thông qua đề cương và chấm luận văn tốt nghiệp Các thầy cô đã cho tôi những đóng góp quý báu giúp luận văn hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cám ơn các bác sĩ, các bạn đồng nghiệp tại Khoa Dinh dưỡng đã giúp đỡ nhiệt tình, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn

Tôi có được kết quả như ngày hôm nay, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới cha mẹ đã sinh thành và nuôi dưỡng Xin cám ơn những người thân trong gia đình cùng bạn bè, đồng nghiệp, đã dành những tình cảm quý báu, thường xuyên chia sẻ động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Cám ơn các em bệnh nhi đến khám tại Khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Nhi Trung Ương, những người đã tình nguyện tham gia nghiên cứu – góp phần vô cùng quan trọng trong luận văn này

Tôi xin ghi nhận những tình cảm và công ơn ấy

Hà Nội, ngày tháng năm 2017

Học viên

Nguyễn Đức Tâm

Trang 3

Tôi là Nguyễn Đức Tâm, học viên cao học khoá 24 Trường Đại học Y

Hà Nội, chuyên ngành Nhi khoa, xin cam đoan:

1 Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi cùng các bạn đồng nghiệp tại Khoa Dinh dưỡng – Bệnh viện Nhi Trung Ương thực hiện dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Lưu Thị Mỹ Thục

2 Công trình này không trùng lặp với bất kì nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam

3 Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này

Hà Nội, ngày tháng năm 2017

Học viên

Nguyễn Đức Tâm

Trang 4

Ca :Canxi

CC/T

CI

:Chiều cao/tuổi : Confidence Interval – Khoảng tin cậy CLS :Cận lâm sàng

CN/CC :Cân nặng/chiều cao

RDA :Recommended Dietary Allowance - Nhu cầu khuyến nghị SDD :Suy dinh dưỡng

Trang 5

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1 3 TỔNG QUAN 3

1.1 Tổng quan về biếng ăn ở trẻ em 3

1.1.1 Một số khái niệm về biếng ăn: 3

1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình cho ăn và ăn của trẻ 5

1.2 Dịch tễ học biếng ăn 8

1.2.1 Thực trạng biếng ăn trên thế giới 8

1.2.2 Thực trạng biếng ăn tại Việt Nam 10

1.3 Nguyên nhân của biếng ăn 10

1.4 Hậu quả của biếng ăn 14 1.5 Chẩn đoán và phân loại các nhóm biếng ăn 16

1.5.1 Chẩn đoán biếng ăn 16

1.5.2 Phân loại biếng ăn 16

1.5.3 Xử trị biếng ăn: 19

Chương 2 21

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21

2.1 Đối tượng nghiên cứu 21

2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn 21

2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ 21

2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 22

2.2.1 Địa điểm 22

2.2.2 Thời gian 22

2.3 Phương pháp nghiên cứu 22

2.3.1 Thiết kế nghiên cứu 22

Trang 6

2.3.4 Mô tả các bước tiến hành nghiên cứu 24

2.3.5 Phương pháp thu thập số liệu và tiêu chuẩn đánh giá 26

2.4 Xử lý số liệu 33 2.5 Các biện pháp khống chế sai số 34

2.6 Đạo đức nghiên cứu 34

Chương 3 35

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35

3.1 Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 35

3.1.1 Phân bố nhóm nghiên cứu theo tuổi 35

3.1.2 Phân bố nhóm nghiên cứu theo giới 36

3.1.3 Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 36

3.1.4 Đặc điểm dịch tễ của đối tượng nghiên cứu 37

3.2 Tỉ lệ biếng ăn và một số nguyên nhân gây biếng ăn 38

3.2.1 Tỷ lệ biếng ăn của trẻ dưới 5 tuổi 38

3.2.2 Biếng ăn theo nhóm tuổi 39

3.2.3 Biếng ăn theo giới 39

3.2.4 Một số đặc điểm lâm sàng của trẻ biếng ăn 40

3.3 Tình trạng dinh dưỡng của trẻ biếng ăn 50

3.3.1 Tình trạng dinh dưỡng của trẻ biếng ăn 50

3.3.2 Mối liên quan giữa mức độ biếng ăn và tình trạng dinh dưỡng 53

Chương 4 55 BÀN LUẬN 55

4.1 Đặc điểm chung của nhóm đối tượng nghiên cứu 55

4.2 Tỉ lệ biếng ăn và một số nguyên nhân gây biếng ăn của trẻ dưới 5 tuổi 57 4.2.1 Tỉ lệ biếng ăn của trẻ dưới 5 tuổi 57

Trang 7

4.3 Ảnh hưởng của biếng ăn lên tình trạng dinh dưỡng của trẻ 66

4.3.1 Tình trạng dinh dưỡng ở trẻ biếng ăn 66

4.3.2 Tình trạng dinh dưỡng ở trẻ biếng ăn theo nhóm tuổi 69

4.3.3 Tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng trên cận lâm sàng 71

KẾT LUẬN 74

KHUYẾN NGHỊ 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 8

Bảng 2.1 Phân loại mức độ thiếu máu của các cá thể 32

Bảng 3.1 Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu 36

Bảng 3.2 Đặc điểm dịch tễ của đối tượng nghiên cứu 37

Bảng 3.3 Tỉ lệ biếng ăn theo nhóm tuổi 39

Bảng 3.4 Tỷ lệ biếng ăn theo giới tính 39

Bảng 3.5 Một số biểu hiện lâm sàng của trẻ biếng ăn 40

Bảng 3.6 Mức độ biếng ăn dựa theo năng lượng ăn vào 41

Bảng 3.7 Mối liên quan giữa mức độ biếng ăn và tuổi 41

Bảng 3.8 Lượng một số chất dinh dưỡng có trong khẩu phần ăn của trẻ biếng ăn trong 24h 42

Bảng 3.9 Tính cân đối trong khẩu phần ăn 44

Bảng 3.10 Một số bệnh lý thực thể trong nhóm nghiên cứu 44

Bảng 3.11 Biếng ăn với bệnh lý thực thể 44

Bảng 3.12 Biếng ăn và ốm 3 tháng gần đây 45

Bảng 3.13 Tỉ lệ biếng ăn theo thu nhập, nơi cư ngụ và học vấn của mẹ 46

Bảng 3.14 Kiến thức thực hành dinh dưỡng của các bà mẹ 47

Bảng 3.15 Bảng điểm đánh giá kiến thức- thực hành dinh dưỡng 48

Bảng 3.16 Biếng ăn do bản thân trẻ 49

Bảng 3.17 Tình trạng dinh dưỡng của trẻ biếng ăn theo nhóm tuổi 50

Bảng 3.18 Tình trạng suy dinh dưỡng ở nhóm trẻ biếng ăn 51

Bảng 3.19 Mức độ suy dinh dưỡng của các trẻ biếng ăn 51

Bảng 3.20 Mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng và tuổi của trẻ 52

Bảng 3.21 Thiếu hụt dinh dưỡng của trẻ biếng ăn trên cận lâm sàng 53

Bảng 3.22 Thiếu hụt dinh dưỡng theo nhóm tuổi ở trẻ biếng ăn 54

Trang 9

Biểu đồ 3.1 Phân bố đối tượng theo nhóm tuổi 35 Biểu đồ 3.2 Phân bố giới tính trong nhóm nghiên cứu 36 Biểu đồ 3.3: Tỉ lệ trẻ dưới 5 tuổi biếng ăn trong nghiên cứu 38 Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ trẻ biếng ăn theo nhận định của gia đình và theo tiêu

chuẩn nghiên cứu 38

Trang 10

ĐẶT VẤN ĐỀ

Với hầu hết trẻ nhũ nhi, nuôi ăn dường như là tiến trình tự nhiên Tuy nhiên, có < 25% trẻ nhũ nhi phát triển bình thường về các mặt nhưng có tới 80% trẻ nhũ nhi có vấn đề rối loạn nuôi ăn (1/3 số trẻ được cha mẹ cho rằng trẻ

có biểu hiện chán ăn như khóc khi ăn, ăn ít, từ chối ăn) và có 2% trẻ nhũ nhi có khó khăn nuôi ăn nặng đi kèm kém tăng cân, suy dinh dưỡng [1] Chatoor (2001) đã ghi nhận 1/4 cha mẹ đến gặp bác sỹ nhi khoa vì cho rằng con của họ biếng ăn và biếng ăn có thể xuất hiện rất sớm trước 4 tháng tuổi [2]

Biếng ăn kéo dài là nguyên nhân quan trọng gây ra suy dinh dưỡng Một khảo sát về nguyên nhân gây suy dinh dưỡng ở trẻ em thấy nhiễm trùng (65,2%), thay đổi môi trường sống (15,5%) và biếng ăn (14,5%) là những nguyên nhân chính dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ em [3], trong đó, biếng ăn là nguyên nhân có thể can thiệp được nhờ chăm sóc dinh dưỡng Tại TPHCM, một khảo sát đã cho thấy 65,5% trẻ đến khám dinh dưỡng với lí do biếng ăn

và tỉ lệ biếng ăn của trẻ dưới 5 tuổi tại TPHCM là 20,8% [4], [40]

Biếng ăn hay rối loạn nuôi ăn không chỉ làm gián đoạn phát triển sớm ở trẻ nhũ nhi mà còn liên quan đến những khiếm khuyết phát triển nhận thức, các bất thường hành vi về sau, cũng như các rối loạn lo âu, rối loạn nuôi ăn trong suốt thời kỳ thơ ấu, thanh thiếu niên và gây ra những tâm lý lo lắng đối với người chăm sóc trẻ [2] Do đó, việc phát hiện và điều trị sớm các rối loạn nuôi ăn rất quan trọng trong lĩnh vực nhi khoa

Mặc dù biếng ăn đã được đề cập nhiều nhưng tỉ lệ biếng ăn ở trẻ vẫn tiếp tục tăng ở tất cả các nền văn hóa và dân tộc khác nhau Việt Nam, có rất

ít các đề tài về biếng ăn ở trẻ em và tại Viện Nhi Trung Ương hiện chưa có khảo sát, đánh giá nào về tình trạng biếng ăn ở trẻ mặc dù lượng bệnh nhân đến khám dinh dưỡng với lý do biếng ăn khá cao Câu hỏi đặt ra là tỷ lệ biếng

Trang 11

ăn ở trẻ tới khám tại Bệnh viện Nhi Trung Ương là bao nhiêu, các nguyên nhân của biếng ăn và nguy cơ nào dẫn đến biếng ăn ở trẻ em vẫn là một câu

hỏi với các bác sĩ nhi khoa Vì vậy chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ Tình trạng biếng ăn ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Bệnh Viện Nhi Trung Ương năm 2016” với 2 mục tiêu:

1 Xác định tỷ lệ và nhận xét một số nguyên nhân biếng ăn ở trẻ dưới 5 tuổi tại phòng khám dinh dưỡng - Bệnh viện Nhi Trung Ương

2 Đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em biếng ăn dưới 5 tuổi tại phòng khám dinh dưỡng - Bệnh Viện Nhi Trung Ương

Với kết quả thu được từ đề tài, bước đầu sẽ cung cấp thông tin cho các bác sỹ nhi khoa về nguyên nhân cũng như mức độ biếng ăn ở trẻ em Việt Nam, từ đó đưa ra các can thiệp thích hợp nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ một cách có hiệu quả

Trang 12

Chương 1 TỔNG QUAN

Biếng ăn là một triệu chứng rất hay gặp ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ, với nhiều nguyên nhân khác nhau: như yếu tố tâm lý, bệnh tật, môi trường và xã hội Trẻ biếng ăn sẽ dẫn đến nhiều hậu quả bất lợi cho sự phát triển của trẻ như kém hấp thu các chất dinh dưỡng, chậm phát triển thể chất và nếu không can thiệp kịp thời trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng, nguy cơ suy dinh dưỡng cao hơn

từ 2,5-3 lần và tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn so với trẻ bình thường[5]

1.1 Tổng quan về biếng ăn ở trẻ em

1.1.1 Một số khái niệm về biếng ăn:

Năm 1983, James Egan và Chatoor lần đầu tiên mô tả một nhóm trẻ trong độ tuổi tập đi, khỏe mạnh có những biểu hiện từ chối thức ăn nghiêm trọng và chậm tăng trưởng, nhưng lại không phù hợp với một chứng bệnh đã biết trong y văn, không tăng trưởng, không do nguyên nhân thực thể Đầu tiên, các tác giả gọi rối loạn nuôi ăn này là rối loạn phân tách vì bệnh có vẻ xuất hiện trong giai đoạn trẻ bắt đầu tự lập, hình thành và phát triển nhân cách [7] Ở trẻ nhỏ rối loạn ăn uống gây ra nhiều sự thay đổi trong thói quen ăn uống và là nguyên nhân chính thậm chí nhiều khi dẫn đến những vấn đề nặng

nề về sức khỏe Rối loạn ăn uống này được Chatoor đặt tên là “biếng ăn nhũ nhi” Biếng ăn nhũ nhi nhằm nhấn mạnh sự thiếu ngon miệng như là triệu chứng trung tâm và khởi đầu vào lứa tuổi nhũ nhi để phân biệt với biếng ăn tâm lý do nỗi sợ quá cân hoặc trở nên quá cân và có khởi đầu chậm hơn lúc thiếu niên hay trưởng thành [7]

Biếng ăn: được sử dụng rộng rãi, không mang tính chuẩn xác của khoa

học, nó được hiểu là trẻ không thích ăn và ăn ít hơn bình thường, ít có cảm

Trang 13

giác ngon miệng Biếng ăn có khuynh hướng thay đổi theo tuổi của trẻ và có thể mô tả bằng nhiều cách khác nhau như : khó chiều, kén chọn, kiểu cách… Tuy nhiên các thuật ngữ này chưa thực sự bao hàm được những vấn

đề phức tạp trong việc khó nuôi ăn ở trẻ Tuy tiêu chuẩn chính thức để xác định tình trạng biếng ăn vẫn còn đang được tranh luận nhưng biếng ăn ở trẻ nhỏ được định nghĩa là tình trạng không muốn ăn do giảm hoặc mất cảm giác thèm ăn (đói) được biểu hiện bằng từ chối ăn có căn nguyên tâm lý-sinh lý hoặc bệnh lý là định nghĩa được sử dụng cho đến hiện nay Theo ICD 10, thì biếng ăn được mô tả là tình trạng trẻ ăn không đủ lượng thực phẩm cần thiết cũng như thiếu sự đa dạng các loại thực phẩm được biểu hiện bằng hành vi chống đối/né tránh ăn khi trẻ được cung cấp thức ăn đầy đủ và hợp lý bởi người chăm sóc trẻ có khả năng và không có bệnh lý thực thể đi kèm [8]

Tại Việt Nam, Phạm Thị Thu Hương và Nguyễn Trọng Hưng (Viện Dinh dưỡng) cho rằng: Biếng ăn là sự giảm ngon miệng dẫn đến giảm khẩu phần ăn hoặc kéo dài thời gian bữa ăn hoặc chỉ ăn được một số loại thực phẩm từ đó ảnh hưởng tới tăng trưởng và phát triển của trẻ [9]

Nguyễn Thanh Danh để chẩn đoán biếng ăn cần 2 tiêu chuẩn [10]

- Tiêu chuẩn định tính: về mặt tâm lý, trẻ phải có các hành vi biểu hiện

sự từ chối, tránh né, không hợp tác khi được cho ăn, cho bú như quay mặt đi chỗ khác, không há miệng, phun, nhả thức ăn, ngậm thức ăn, hoặc sợ thức ăn,

la khóc mỗi khi cho ăn

- Tiêu chuẩn định lượng: có sự giảm sút về số lượng thức ăn tiêu thụ được trong các bữa ăn so với trước đó hoặc so với trẻ bình thường

Nhìn chung, Việt Nam trong các nghiên cứu thường sử dụng một số tiêu chuẩn sau [9],[10]:

- Biếng ăn là tình trạng giảm hoặc mất cảm giác thèm ăn ở trẻ nhỏ, khiến trẻ không nhận đủ lượng thức ăn theo nhu cầu

Trang 14

- Trẻ ăn không đủ lượng yêu cầu của lứa tuổi, ăn dưới ½ lượng nhu cầu của lứa tuổi

- Thời gian cho trẻ ăn kéo dài trên 30 phút

- Trẻ thường kén chọn thức ăn, ăn chậm và không hứng thú với ăn

- Trẻ từ chối ăn trong vòng 1 tháng, không tăng trưởng

- Chế độ ăn uống nghèo nàn so với nhu cầu khuyến nghị

1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình cho ăn và ăn của trẻ

Cho trẻ ăn và ăn

Khi đề cập đến vấn đề tiêu thụ thức ăn ở trẻ nhỏ thì có hai thuật ngữ cần phân biệt: cho trẻ ăn (feeding) và ăn (eating) Cho trẻ ăn đề cập đến mối quan

hệ song phương giữa người cho trẻ ăn và trẻ Ăn chỉ phản ánh hành động của bạn thân trẻ mà thôi Mối quan hệ cho ăn giữa cha mẹ và trẻ cũng giống như bất kỳ mối quan hệ khác, mỗi người có một vai trò rõ ràng Cha mẹ có vai trò quyết định những loại thực phẩm nào cần cung cấp, khi nào cần cho ăn, và ăn ở

đâu nhưng trẻ có vai trò quyết định có ăn không và ăn bao nhiêu

Cảm giác đói

Đó là tín hiệu báo động cần bổ sung dinh dưỡng Cảm giác đói được cấu thành bởi 3 yếu tố:

Cơ chế sinh học: nhân dưới đồi bên ở vùng dưới đồi của trung khu thần

kinh khi bị kích thích sẽ gây cảm giác đói, tổn thương vùng này sẽ mất cảm giác thèm ăn và nhịn đói đến chết Bình thường trung khu đói hoạt động liên tục và bị ức chế tạm thời bởi trung khu no [11] [12] Liên quan tới cảm giác đói gồm: “nội tiết tố gây đói bụng” kích thích sự thèm ăn là ghrelin và dây thần kinh lang thang hướng tâm [13] [14]

Phản xạ có điều kiện: Không như những sinh vật khác, con người sử

dụng một hệ tham chiếu thời gian bên ngoài để lên lịch cho những hoạt động thường ngày, bao gồm cả việc ăn ngủ Hệ tham chiếu thời gian bên ngoài này

Trang 15

kích hoạt cảm giác đói.Ví dụ: Khi đồng hồ báo 12 giờ trưa, nhiều người cảm thấy đói bụng chỉ vì đó là giờ ăn trưa Thêm vào đó mùi vị hay sự bắt mắt của thức ăn cũng kích hoạt cảm giác đói Ví dụ: nếu thích khoai tây chiên, thì chỉ cần ngửi thấy mùi khoai tây đang được chiên cũng có thể làm đói bụng Như vậy cảm giác đói được kích hoạt bởi phản xạ có điều kiện đối với các thụ thể

ở ngoại vi được thành lập khi phối hợp các tín hiệu từ môi trường bên ngoài tác động lên các cơ quan phân tích như thị giác, khứu giác…, chủ yếu là các phản xạ dinh dưỡng (phản xạ tiết nước bọt, phản xạ nuốt, phản xạ tiết dịch tụy, dịch vị…) Phản xạ có điều kiện được hình thành và củng cố trong suốt quá trình sống ngay từ khi sinh, có vai trò quan trọng trong sự hình thành nhận thức về thức ăn và vai trò của thức ăn với cơ thể, thái độ và hành vi ăn uống [12]

Sự nhận thức: Màu sắc cũng có thể gây cảm giác đói Một quả chuối

màu vàng làm chúng ta muốn thưởng thức nó, nhưng không ai muốn ăn một quả chuối xanh Tương tự, táo đỏ hay táo xanh có thể gây cảm giác đói Nhiều người chọn thức ăn dựa trên hiểu biết của họ về những thức ăn có lợi cho sức khỏe Ví dụ: họ chọn thức ăn có lượng mỡ, đường, muối thấp vì những thức

ăn này được khuyến khích là tốt cho sức khỏe Dần dần, mọi người có thể thay đổi sở thích ăn uống và chỉ muốn ăn thức ăn “tốt”.[12]

Cảm giác no

Có 2 cơ chế gây no

Ở não: vùng dưới đồi có 2 trung tâm điều khiển cảm giác đói và no:

- Nhân bụng giữa là trung khu no: cho tín hiệu ngừng việc ăn, kích thích

ở đây gây cảm giác no Phá hủy vùng này, trung khu đói sẽ tăng hoạt động, gây ăn nhiều dẫn đến béo phì [11]

- Nhân dưới đồi bên cho tín hiệu kích thích ăn [12]

Trang 16

Ở đường tiêu hóa: Koopmans (1985) cho rằng tín hiệu no đến từ dạ dày,

có vai trò kiểm soát ăn ngắn hạn [12] Đầu tiên não được thông báo lượng thức ăn tiêu hóa vào và lượng chất dinh dưỡng hấp thu thông qua những cảm thụ quan Ống tiêu hóa có nhiều thụ thể hóa học và cơ học nhằm theo dõi những quá trình sinh lý xảy ra và truyền thông tin về não nhờ thần kinh lang thang Luồng thông tin hướng tâm này tạo thành mắt xích đầu trong “chuỗi tín hiệu no” và đảm nhận một phần vai trò kiểm soát “trước tiêu hóa” đối vớ

sự ngon miệng Kiểm soát “sau tiêu hóa” đối với sự ngon miệng là khi chất dinh dưỡng đã được hấp thu qua thành ruột vào máu Những sản phẩm này phản ánh chính xác những thức ăn được tiêu hóa, sẽ được chuyển hóa trong các mô, cơ quan ngoại biên hoặc trực tiếp vào não thông qua hệ tuần hoàn Chuỗi tín hiệu no gồm các nội tiết tố ở đường tiêu hóa là peptid YY, pancreatic polypeptide, glucagon-like-peptid 1, leptin, CCK, oxyntomodulin [13] [14] Những sản phẩm tiêu hóa và những chất xúc tác sự chuyển hóa có thể vào não và gắn với những thụ thể hóa học, ảnh hưởng tới việc tổng hợp những chất trung gian thần kinh hoặc thay đổi chuyển hóa của tế bào thần kinh Nhờ vậy, não được thông báo về những thay đổi chuyển hóa do thức ăn mang lại

Sự phát triển của quá trình điều chỉnh nuôi ăn và cảm xúc

Một quá trình phát triển quan trọng trong năm đầu đời là đạt được sự tự điều chỉnh nội tại việc ăn uống Trẻ nhũ nhi ngày càng có nhận thức về no-đói

và đáp ứng truyền đạt sự thích thú ăn khi đói bụng và ngưng ăn khi trẻ thấy

no Trong điều kiện lí tưởng, trẻ nhũ nhi có thể đưa ra dấu hiệu đói với người chăm sóc một cách rõ ràng khi trẻ no và không muốn ăn thêm nữa, và người chăm sóc ngừng cho ăn Sự phát triển của sự tự điều chỉnh nội tại việc ăn

uống và cảm xúc gồm 3 giai đoạn: Đạt được sự điều chỉnh trạng thái; Đạt

được sự đồng cảm hai chiều; Chuyển sang tự ăn và điều hòa cảm xúc

Trang 17

Khi cảm giác ăn ngon miệng của trẻ và hành vi ăn uống đạt tới trạng

thái cân bằng, bản thân trẻ sẽ thấy sự ưa thích với những thức ăn tốt cho cơ thể mà không cần bất cứ sự can thiệp nào của cha mẹ Do vậy, cha mẹ nên khuyến khích trẻ tự lựa chọn thức ăn trong số những thức ăn có lợi cho sức khỏe Trẻ < 4 tuổi chưa phát triển đầy đủ khả năng nhai, nghiền thức ăn nên cần chú ý đến đặc điểm này của trẻ để chế biến thức ăn cho trẻ Do vậy, nên khuyến khích trẻ tự ăn và nên ngồi bên trẻ quan sát khi trẻ ăn

1.2 Dịch tễ học biếng ăn

1.2.1 Thực trạng biếng ăn trên thế giới

Hiện nay, do thuật ngữ và định nghĩa chưa được thống nhất nên chưa thể có được một số liệu chính xác tuy nhiên vẫn thấy biếng ăn ở trẻ nhỏ là khá phổ biến Allen (1994) thấy 1-5% trẻ nhập viện không tăng cân theo chuẩn và 1/2 số này có biểu hiện của biếng ăn mà không có triệu chứng của bất cứ một bệnh nền nào trước đó Biếng ăn ở trẻ thường xuất hiện trong năm đầu đời nhưng cũng có một số xuất hiện lúc trẻ 2 hoặc 3 tuổi [15] Tần số biếng ăn ở một số quốc gia trên thế giới như Hoa Kỳ là 50% ở trẻ từ 4-24 tháng tuổi [16], Tây Ban Nha là 44% ở trẻ từ 1-10 tuổi, Anh là 33% ở trẻ dưới 5 tuổi, Philippine là 67% [17] và 39,7% trẻ từ 1-6 tuổi ở Trung Quốc Ở trẻ phát triển bình thường về thể chất thì cũng có 50% - 60% số trẻ được cha mẹ cho rằng con của họ bị biếng ăn nhưng thực sự chỉ có 25% - 35% trẻ có những biểu hiện cụ thể biếng ăn như: từ chối thức ăn, kén chọn… trong đó 1% - 2% trẻ có biểu hiện biếng ăn nặng và kéo dài Biếng ăn gặp với tỷ lệ cao (80%) ở trẻ có khiếm khuyết về thần kinh (rối loạn, chậm phát triển thần kinh), phần

lớn ở trẻ bị rối loạn khả năng nuốt [18]

Kết quả nghiên cứu của Ammaniti (2004) tại Rome và Chatoor(2000) tại Washington DC thấy biếng ăn nhũ nhi có tần suất như nhau ở trẻ trai và gái khác với biếng ăn do tâm lý xảy ra chủ yếu ở trẻ gái Trẻ đến bệnh viện

Trang 18

chủ yếu từ gia đình trung lưu trở nên có lẽ do gia đình có điều kiện khó khăn

ít có điều kiện tiếp cận dịch vụ chuyên khoa này Những trẻ biếng ăn đều được cha mẹ đánh giá là tính khí thụ động, bất thường, khó bảo và khó chiều Trẻ có cách thức ăn và ngủ bất thường [19]; [20] Carruth (2004) điều tra hơn

3000 trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ qua phỏng vấn bằng điện thoại hỏi phụ huynh xem con của họ có biếng ăn không Tiêu chuẩn của biếng ăn không được các nhà phỏng vấn định nghĩa Sau đó kết quả của biếng ăn được phụ huynh mô tả là kén chọn thức ăn, ăn ít hơn so với trẻ khác thì được xếp vào nhóm biếng ăn Kết quả cho thấy tỷ lệ biếng ăn gia tăng ở cả hai nhóm trẻ nam và nữ từ 4-24 tháng, thay đổi từ 17-47% ở trẻ trai và 23%-54% ở trẻ gái Kết quả cho thấy

tỷ lệ biếng ăn cao do cha mẹ đánh giá về con cái họ, tuy nhiên nghiên cứu này không đưa ra tiêu chuẩn chẩn đoán của biếng ăn nên những dữ liệu bao phủ luôn cả nhóm biếng ăn do quan điểm sai của cha mẹ, biếng ăn do bệnh nặng, v v [21] Biếng ăn có thể xuất hiện rất sớm trong vài tuần lễ đầu sau sinh Jacobi (2012) thấy những trẻ lúc nhỏ bú nút giảm hơn 100 lần/bữa ăn so với những trẻ bình thường thì khi lớn những trẻ này ăn ít một vài loại thức ăn và thường không thích ăn rau và 17% trẻ khi nhỏ không bám vú mẹ để bú nên các bà mẹ đã chuyển sang cho trẻ bú bình và khi lớn chúng từ chối không ăn

gì cả [22]

Do quan niệm sai của cha mẹ trẻ về chế độ dinh dưỡng nên biếng ăn thường được ước tính với tỷ lệ quá cao so với thực tế theo đúng nghĩa của biếng ăn [23] Thực phẩm trẻ không thích có thể dẫn đến trẻ tránh một thức ăn hay nhóm thức ăn đặc biệt nào đó và do không ăn một hay nhiều loại thức ăn đặc biệt sẽ dẫn đến hậu quả thiếu các chất dinh dưỡng chuyên biệt, từ đó ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và sức khỏe Những trẻ tránh ăn một số loại thức ăn đặc biệt nào đó được xếp vào loại kén chọn thức ăn [21] Tỷ lệ trẻ kén chọn

Trang 19

thức ăn 12-50% [24]; [25] Tương tự trong một nghiên cứu khác thì >50% cha

mẹ ghi nhận rằng con của họ đôi khi có biểu hiện kén chọn thức ăn [22]

1.2.2 Thực trạng biếng ăn tại Việt Nam

Theo nghiên cứu của Mai Thị Mỹ Thiện, tỉ lệ biếng ăn của trẻ dưới 5 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh là 20,8% Tỉ lệ biếng ăn khác nhau ở các nhóm tuổi, trẻ trên 12 tháng có tỉ lệ biếng ăn cao hơn so với nhóm trẻ dưới 12 tháng và có mối liên quan giữa mức độ biếng ăn với suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, rối loạn tiêu hóa [4] Phạm Thị Thu Hương và Nguyễn Trọng Hưng thấy biếng ăn chủ yếu gặp ở trẻ dưới 24 tháng tuổi (7-11 tháng chiếm 30%, trẻ 12-

23 tháng chiếm 35,6 %), trong đó 52,4% trẻ biếng ăn chưa rõ nguyên nhân và biếng ăn liên quan tới các bệnh nội khoa chỉ chiếm 21,9% [9]

1.3 Nguyên nhân của biếng ăn

Có nhiều yếu tố gây nên tình trạng biếng ăn như bệnh lý thực thể (liên quan tới cảm giác, vận động miệng), dinh dưỡng, môi trường, cảm xúc, hành

vi và mối quan hệ cha mẹ-con cái 16-30% trường hợp biếng ăn có nguyên nhân thực thể và có đến 80% trường hợp biếng ăn đến gặp bác sĩ nhi khoa có những hành vi nghiêm trọng [26] Theo nghiên cứu của Nguyễn Thanh Danh biếng ăn hay gặp sau các bệnh nhiễm trùng (48,5%), do chuyển tiếp chế độ ăn không phù hợp (11,4%), do stress (7,6%) và có tới 20,5 % số trường hợp biếng ăn chưa rõ nguyên nhân [3] Nguyên nhân của biếng ăn có thể chia thành các nhóm chính sau:

Do thức ăn: Phù hợp về số lượng, Phù hợp với phát triển, Cân bằng

về dinh dưỡng ?

Tình trạng khan hiếm lương thực trong lịch sử đã là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ Trong bối cảnh này, nhiều xã hội nhận thức trẻ tăng trưởng nhanh là khỏe mạnh và thể hiện sự thành công của cha

mẹ, nên các chiến lược ăn uống trong các xã hội ở giai đoạn này được thiết kế

Trang 20

để tăng năng lượng ăn vào cho trẻ, thúc đẩy tăng cân Tuy nhiên, khi những chiến lược này tồn tại trong môi trường có thực phẩm phong phú như ngày nay, nên nó có xu hướng thúc đẩy tăng cân và béo phì Do quan niệm "lớn hơn là tốt hơn" nên ảnh hưởng đến việc chọn các loại thực phẩm và cách cho

ăn cũng như ép trẻ ăn của cha mẹ Một khảo sát tại Anh (2011) tiến hành trên

2638 trẻ từ 4-18 tháng nhằm khảo sát về chế độ dinh dưỡng và khẩu phần ăn của trẻ, thấy trẻ từ 4-6 tháng thì năng lượng và protein trong khẩu phần ăn phù hợp với nhu cầu của trẻ nhưng trẻ từ 12-18 tháng tuổi thì 1/3 số trẻ này có năng lượng và protein vượt quá nhu cầu, đó chính là nguy cơ gây béo phì sau này và 97% trẻ ăn bổ sung sớm trước 6 tháng vì bà mẹ mong muốn con tăng cân hơn [27] Một nghiên cứu tương tự của Barbara được tiến hành trên 3022 trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi 4-24 tháng tuổi, cũng thấy năng lượng vượt quá nhu cầu là 10% ở trẻ < 6 tháng, 23% ở trẻ 7-12 tháng, 31% ở trẻ 12-24 tháng, 18% trẻ sơ sinh; 33% trẻ mới biết đi không ăn rau, và 23% và 33% không ăn trái cây và chỉ có < 10% trẻ biết ăn rau xanh [28] Ngoài thức ăn thì cách trình bày thức ăn đóng vai trò quan trọng trong sự chấp nhận của trẻ Khi trẻ được cha mẹ cho ăn một số loại thức ăn như phần thưởng cho đáp ứng của trẻ, trẻ càng yêu thích những thức ăn này Tuy nhiên, khi trẻ được thưởng để ăn, lâu ngày những thức ăn này sẽ không còn được trẻ yêu thích nữa

Do bản thân trẻ…

– Thực sự muốn ăn?

Thích hay không thích thức ăn đóng vai trò quan trọng trong lựa chọn thức ăn và là kết quả của tương tác giữa gen, di truyền với môi trường, phong tục tập quán Thông thường biếng ăn xảy ra lúc trẻ 6-10 tháng tuổi, ở lứa tuổi

mà trẻ bắt đầu được giới thiệu nhiều loại thức ăn với nhiều kiểu khác nhau, nhất là thức ăn ở giai đoạn chuyển tiếp Trẻ có thể phản ứng với mùi vị thức

ăn mới nhưng sau đó có thể chấp nhận ở những lần ăn sau đó Tuy nhiên trẻ

Trang 21

biếng ăn thì phản ứng từ chối ăn mạnh mẽ hơn Cha mẹ càng cố gắng ép trẻ

ăn thì trẻ càng phản ứng mạnh Thức ăn có nhiều chất béo và ngọt nhìn chung được trẻ em ưa thích bởi vì quá trình chấp nhận vị ngọt và béo được trải qua thời gian dài và con người nhận thấy rằng thức ăn có vị ngọt thường có giá trị nănglượng trái lại thức ăn có vị đắng có thể là có độc chất (được di truyền từ các thế hệ trước nhằm mục tiêu bảo vệ cơ thể khỏi bị ngộ độc) Như vậy gen

có ảnh hưởng lớn đến cảm giác ăn của trẻ Nghiên cứu trên những trẻ sinh đôi thấy hệ số di truyền của việc ưa thích với những loại thức ăn khác nhau, VD như hệ số ưa thích với chất đạm là mạnh nhất (0,78), với hoa quả ở mức trung bình (0,51), rau (0,37) và thực phẩm tráng miệng (0,2) Ngày nay, xu hướng không thích ăn rau được lan truyền rộng ở trẻ em và thậm chí ở cả người lớn và ảnh hưởng tới chất lượng của bữa ăn Đáp ứng với chế độ ăn bị ảnh hưởng bởi gen Tuy nhiên, ảnh hưởng của gen có thể được điều chế bởi môi trường và hành vi, giáo dục Sự sẵn sàng của trẻ khi ăn thức ăn mới hay cũ có thể được di truyền mức độ từ mạnh đến trung bình và được điều chế bởi sự khác biệt trong việc giáo dục, tiếp xúc sớm với loại thức ăn đó

và cả sự kết hợp giữa hương vị và kết cấu của thực phẩm và làm tăng sự đa dạng của sự chấp nhận thực phẩm [29], [30]; [31]

– Bệnh cấp hay mãn tính ?

Lindberg (1991) dùng một bảng câu hỏi dành cho trẻ 30-70 tuần tuổi, cho thấy là những trẻ từng chẩn đoán Colic sau này có cảm xúc kém và khó tập trung khi ăn Carnivet (2000) theo dõi những trẻ chẩn đoán Colic đến 4 tuổi thấy những trẻ nào càng có nhiều cơn đau, cơn giận dữ thì càng ít hứng thú với thức ăn và việc ăn, đồng thời thường than phiền đau bụng nhiều hơn

so với nhóm chứng Zwart (2007) nghiên cứu trên 104 trẻ nhập viện vì Colic kéo dài cho thấy 71% trẻ có vấn đề về ăn uống bao gồm ăn kém, trào ngược

và nôn trớ nhưng chỉ có 2 trẻ là thực sự bị trào ngược dạ dày thực quản, trong

Trang 22

khi các trẻ còn lại không có bất cứ vấn đề y khoa nào có thể giải thích hành vi khóc và khó ăn của chúng [32]; [33]

Do cha, mẹ/người cho trẻ ăn…

Cha mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến thói quen và hành vi ăn của trẻ mặc

dù sở thích với thức ăn của trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như gen, sự quen thuộc với thức ăn, gia đình, môi trường Gen có ảnh hưởng lớn đến sự ngon miệng/chán ăn của trẻ nhưng môi trường lại có vai trò quan trọng trong hành

vi ăn uống của trẻ Cha mẹ ảnh hưởng rất lớn đến hành vi và thói quen ăn của trẻ bằng nhiều cách thức khác nhau như kiểm soát quá mức, kiêng hay hạn chế ăn, ép buộc ăn, coi thức ăn như là phần thưởng hay sự trừng phạt gây ảnh hưởng xấu đến sự chấp nhận thức ăn của trẻ Thói quen ăn của cha mẹ là cơ hội để tạo ra mô hình thói quen ăn uống tốt và tác động đến hành vi ăn lành mạnh của trẻ Do vậy cha mẹ cần có kiến thức về dinh dưỡng cũng như lối sống lành mạnh để từ đó có thói quen ăn tốt cho bản thân họ và làm gương cho trẻ Do đó, trong các chương trình can thiệp dinh dưỡng, dinh dưỡng trong phòng chống bệnh tật cho trẻ em thì cha mẹ cũng là mục tiêu chính cần can thiệp để thay đổi thái độ, nhận thức và hành vi vì chúng ảnh hưởng rất lớn đến lượng và chất dinh dưỡng mà trẻ nhận được Cha mẹ phải tạo được một môi trường cho ăn phù hợp, đủ nhạy cảm để biết được các dấu hiệu đói / no của trẻ, không nên kiểm soát trẻ quá mức hay thiếu quan tâm đến trẻ, có nhận thức và thông tin về vai trò của dinh dưỡng trong phòng chống bệnh tật và sức khỏe để tạo được thói quen và hành vi ăn uống lành mạnh cho trẻ [29] Nhìn chung, hầu hết các nước thì phụ nữ vẫn chịu trách nhiệm chính trong việc cho trẻ ăn Hiện nay, do thay đổi trong mô hình việc làm và cơ cấu gia đình khiến phụ nữ có ít thời gian hơn để dành cho việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ Từ năm 1975 đến năm 2004, các bà mẹ có con dưới 18 tuổi tham gia lao động tăng 47-71% và 61% cả cha mẹ làm đều cùng làm việc 72% bà

Trang 23

mẹ đơn thân phải làm việc 23% trẻ em dưới 18 tuổi sống với mẹ, nên hệ quả

là trẻ em thường được nuôi dưỡng bởi một người nào đó khác hơn là cha/mẹ Thực tế, 31% trẻ em mầm non được chăm sóc bởi ông/bà và 41% từ cơ sở chăm sóc trẻ Ngoài ra, các gia đình dành ít thời gian ăn bữa ăn bên nhau Chỉ 15% các cặp bố mẹ và 47% của cha hoặc mẹ ăn sáng hàng ngày với trẻ độ tuổi mầm non Cuối cùng, một tỷ lệ lớn thực phẩm mà trẻ em ăn được chuẩn

bị và tiêu thụ không phải từ gia đình mà từ thực phẩm chế biến sẵn Trong bối cảnh này, nhiều xã hội nhận thức trẻ lớn khỏe mạnh và một dấu hiệu của sự thành công nên cha mẹ tập trung rất nhiều vào việc tăng cân của trẻ Tuy nhiên, khi những chiến lược tồn tại trong môi trường có quá phong phú của thực phẩm, họ có xu hướng thúc đẩy chế độ ăn không lành mạnh, thúc đẩy tăng cân và béo phì và chán ăn ở trẻ [34] Ali Al-Shookri (2011) thấy khẩu phần ăn của trẻ ở Omani bị ảnh hưởng rất lớn bởi nhận thức và thái độ của người mẹ, mẹ có trình độ học vấn thấp, nghề nghiệp thấp kém có liên quan chặt đến hiểu biết về vai trò của dinh dưỡng trong khẩu phần ăn nên những trẻ này có khẩu phần ăn thấp hơn nhu cầu và giá trị dinh dưỡng cũng thấp hơn so với trẻ có mẹ có học vấn cao và nghề nghiệp tốt [35]

Biếng ăn do cảm nhận sai của cha mẹ:

Một số trẻ được cha mẹ tin rằng trẻ chán ăn, tuy nhiên sự ngon miệng của trẻ ở mức chấp nhận được và sự ăn ít thực ra là phù hợp với kích thước và nhu cầu dinh dưỡng của trẻ, biểu hiện ở việc trẻ đang phát triển bình thường phù hợp với chiều cao Nguyên nhân chủ yếu do nhận thức sai lệch và việc phụ huynh quan tâm và lo lắng quá mức có thể dẫn đến giải pháp cưỡng bức ăn và như vậy sẽ có tác dụng ngược lên trẻ

1.4 Hậu quả của biếng ăn

Bữa ăn của trẻ biếng ăn nhiều khi được coi là trận chiến của cha mẹ - trẻ , gây tâm lý căng thẳng của cả hai Biếng ăn gây ảnh hưởng trực tiếp lên

Trang 24

tổng lượng calo và các chất dinh dưỡng đưa vào cơ thể Nếu biếng ăn nhẹ chỉ làm cho cha mẹ lo lắng nhưng biếng ăn nặng sẽ gây thiếu hụt năng lượng, vitamin và khoáng chất, chậm tăng trưởng, SDD kéo dài, còi cọc, rối loạn nhận thức, hành vi, giảm chỉ số phát triển trí tuệ, giảm đề kháng- dễ mắc

bệnh Hậu quả của biếng ăn có thể trầm trọng thậm chí có thể gây tử vong

[36]; [37]; [38] Lindberg (2006) [37] nghiên cứu trên 15 biếng ăn thấy khẩu phần ăn thấp hơn nhóm chứng về năng lượng, cacbonhydrat, protein, kẽm, vitamin B6 và có tăng trưởng chậm hơn nhóm chứng Dubois (2007), tiến hành nghiên cứu dọc 2103 trẻ từ lúc mới sinh từ 1998 đến 2002 cho thấy, những trẻ kén chọn thức ăn có khẩu phần ăn thấp hơn nhóm chứng về năng lượng, chất béo, protein và có tỷ lệ nhẹ cân gấp hai lần nhóm chứng [25] Susanna Saarilehto (2004) [39] trên 494 trẻ tại thời điểm 5 tuổi cho thấy trẻ biếng ăn thấp hơn, nhẹ cân hơn so với nhóm chứng Wright (2007) [38] tại Anh ở trẻ 30 tháng tuổi cũng cho thấy 11,1% trẻ biếng ăn tăng cân ít hơn trong 2 năm đầu so với 3,5% trẻ không biếng ăn Đào Thị Yến Phi (2006) [40] cho thấy cân nặng trung bình của nhóm trẻ biếng ăn thấp hơn có ý nghĩa

so với nhóm trẻ không biếng ăn Lê Thị Kim Dung (2013) [41] có 38,3% trẻ trong 366 trẻ biếng ăn từ 12-36 tháng tuổi bị suy dinh dưỡng

Chứng biếng ăn của trẻ có thể gây tâm lý căng thẳng cho mọi người trong gia đình Các nghiên cứu cho thấy người chăm sóc quá lo lắng có thể áp dụng các phương pháp cưỡng chế dẫn đến tác động xấu đến mối quan hệ tương tác giữa người nuôi trẻ và trẻ Chatoor (2004) cho thấy những trẻ chán

ăn có điểm số phát triển tâm thần (MDI) thấp hơn đáng kể so với trẻ bình thường, đặc biệt trẻ ác cảm với thức ăn có điểm số MDI thấp hơn 14 điểm Biếng ăn và các rối loạn về ăn uống ở độ tuổi nhỏ thường kéo dài đến tuổi trưởng thành và là tiền đề của biếng ăn ở người lớn và nhận thức của những

Trang 25

trẻ này cũng kém hơn, trẻ cũng có biểu hiện của suy giảm chức năng miễn dịch [42]; [43]

Biếng ăn còn gây rối loạn về nội tiết và chuyển hóa, gây giảm tốc độ chuyển hóa của cơ thể, tóc thưa mảnh, giảm bạch cầu, loãng xương, gan nhiễm mỡ….nếu tình trạng biếng ăn kéo dài dẫn đến suy kiệt trầm trọng [14]; [42] Theo Hütter (2009), thiếu máu và giảm bạch cầu nhẹ được phát hiện trong gần một phần ba bệnh nhân biếng ăn, trong khi đó giảm tiểu cầu là khá phổ biến tuy cơ chế chính xác vẫn chưa rõ ràng Suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng là một trong những yếu tố nguy cơ làm suy giảm miễn dịch, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn Các yếu tố này tác động trở lại làm cho trẻ càng chán

ăn và tạo ra vòng luẩn quẩn [44]

1.5 Chẩn đoán và phân loại các nhóm biếng ăn

1.5.1 Chẩn đoán biếng ăn

Để giúp cho cha mẹ/người chăm sóc trẻ phát hiện sớm trẻ biếng ăn để có các can thích hợp cho cả trẻ và người nuôi dưỡng trẻ và với trường hợp nặng ngoài tư vấn, hỗ trợ dinh dưỡng thì nhiều khi còn cần tới các can thiệp y tế như thuốc và các phương thức điều trị đặc hiệu khác Do vậy để đưa ra các can thiệp thích hợp thì trước hết phải đánh giá đúng tình trạng của trẻ, các yếu tố tạo nên

sự biếng ăn, các biến chứng nếu có và loại biếng ăn mà trẻ đang mắc

Chẩn đoán biếng ăn cần dựa vào các dấu hiệu: [10]

- Ăn không đủ lượng so với nhu cầu

- Có hành vi chống đối khi ăn

- Thời gian bữa ăn kéo dài trên 30 phút

- Tần suất xảy ra 3lần/tuần

1.5.2 Phân loại biếng ăn

Biếng ăn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, ở trẻ khỏe mạnh cũng như trẻ có

Trang 26

bệnh lý tiêu hóa hay bệnh nền tiềm ẩn hoặc cũng có khi ở người có nhu cầu đặc biệt Hầu hết biếng ăn đều có nguyên nhân tiềm ẩn Biếng ăn không phải

là hậu quả của bệnh lý thực thể đơn thuần mà còn do nhiều yếu tố tác động như môi trường, xã hội, tâm lý và các nhân tố khác nhau của mỗi cá thể Biếng ăn ở trẻ nhỏ hiếm khi là lỗi của bản thân trẻ mà thường kèm theo vấn

đề của gia đình và cha mẹ trẻ Cho đến gần đây cũng chưa có công cụ hay phương thức nào giúp cho việc thực hành của các nhà nhi khoa đối với vấn đề biếng ăn của trẻ, thậm chí ngay cả thống kê số liệu chưa chính xác do chưa thống nhất về quan điểm và thuật ngữ mặc dù tình trạng biếng ăn là khá phổ biến ở trẻ nhỏ Nhằm phát hiện sớm, chính xác, không bỏ sót các tình trạng biếng ăn dù là biếng ăn nhẹ hay thoáng qua để từ đó có can thiệp thích hợp nên phân loại biếng ăn dựa trên nguyên nhân gây biếng ăn của trẻ Hiện nay, biếng ăn được phân làm 4 nhóm tương đương với 4 phương thức can thiệp khác nhau [45]

Biếng ăn do cảm nhận sai của cha mẹ: Một số trẻ được cha mẹ tin rằng trẻ

chán ăn hay ăn ít, tuy nhiên sự ngon miệng của trẻ ở mức chấp nhận được và

sự ăn ít thực ra là phù hợp với kích thước và nhu cầu dinh dưỡng của trẻ Nguyên nhân chủ yếu do nhận thức sai lệch và việc phụ huynh quan tâm và lo lắng quá mức có thể dẫn đến giải pháp cưỡng bức ăn và như vậy sẽ có tác dụng ngược lên trẻ

Tiêu chuẩn chẩn đoán:

• Cha mẹ cho rằng trẻ biếng ăn

• Trẻ đang phát triển bình thường phù hợp với chiều cao

Biếng ăn do bản thân trẻ (biếng ăn ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ): Trẻ rất năng

động, nhưng hiếm khi thể hiện là mình đói hay muốn ăn Rất dễ bị phân tâm khi ăn Hoặc thể trạng di truyền của trẻ thấp nên trẻ tuy ăn ít nhưng vẫn đủ

nhu cầu

Tiêu chuẩn chẩn đoán:

Bố và/hoặc mẹ có thể trạng thấp

Trang 27

Trẻ từ chối ăn đủ lượng thức ăn cần thiết trong ít nhất một tháng

Việc từ chối ăn thường bắt đầu vào giai đoạn chuyển tiếp, điển hình từ

Biếng ăn không do một bệnh lý nền nào khác

Trẻ thường mải chơi, quên ăn, hiếm khi có cảm giác đói để đòi ăn

• Do kiến thức, thực hành dinh dưỡng của cha mẹ

Hành vi của cha mẹ có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực và việc đấu tranh

để kiểm soát các rối loạn ăn uống của trẻ Khi trẻ có hay không có vấn đề về sức khỏe, nếu kiến thức thực hành nuôi dưỡng trẻ đúng thì trẻ vẫn có thể phát triển trong giới hạn bình thường Nhưng nếu kiến thức thực hành nuôi dưỡng trẻ chưa đúng sẽ dẫn đến cha mẹ thường áp dụng nhiều biện pháp mà đa phần

là cưỡng bức nhằm bắt trẻ phải thay đổi hành vi theo cách mà cha mẹ mong muốn Tuy nhiên kết quả thường không như mong đợi mà nhiều khi còn tổn thương đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con trẻ và dẫn đến biếng ăn [46]; [47]; [25]

Tiêu chuẩn chẩn đoán biếng ăn

Thái độ, kiến thức, thực hành nuôi dưỡng trẻ không đúng về số lượng, chất lượng, thời gian, cấu trúc và độ đặc của thức ăn

• Do mắc các bệnh lý thực thể

Tiêu chuẩn chẩn đoán:

Không chịu ăn và ăn không đủ ít nhất 2 tuần

Trẻ tăng cân, thậm chí sụt cân

Có bệnh lý nền

Trang 28

Điều trị bệnh nội khoa cải thiện được vấn đề nuôi ăn nhưng có thể không giảm hoàn toàn

1.5.3 Xử trị biếng ăn:

Tùy mức độ biếng ăn cũng như hậu quả của biếng ăn mà cần có phương thức can thiệp hợp lý như với biếng ăn nhẹ (ăn ít) thì chỉ cần tư vấn của bác sỹ nhi khoa, nặng hơn nữa là tư vấn của bác sỹ dinh dưỡng, còn với biếng ăn nặng (bỏ ăn) có ảnh hưởng tới sức khỏe và tâm thần nặng thì cần đội ngũ hỗ trợ nuôi ăn gồm bác sỹ dinh dưỡng, bác sỹ nhi khoa, bác sỹ tiêu hóa, bác sỹ tâm lý, bác sỹ lý liệu pháp… Bên cạnh việc thay đổi hành vi của trẻ thì còn kèm theo giáo dục cho mẹ các kiến thức về dinh dưỡng, kỹ năng cho trẻ

ăn cũng như nuôi trẻ [48]

Như vậy, thích hay không thích món ăn/thức ăn là kết quả của mối tương tác giữa gen và các tác nhân môi trường (đặc biệt là vai trò của cha mẹ) được biểu hiện đa dạng khác nhau ở mỗi cá thể và thể hiện bằng sự lựa chọn thức ăn, khó khăn hay sợ khi tiếp cận với thức ăn mới Biếng ăn đặc biệt là biếng ăn ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ là một vấn đề rất phức tạp, nó liên quan đến bản thân trẻ và bố mẹ chúng Biếng ăn là vấn đề luôn làm đau đầu các bác sỹ nhi khoa vì tỷ lệ biếng ăn trên thế giới cao nhưng chỉ có 50% các bậc cha mẹ nghĩ rằng các bác sỹ nhi khoa có thể giải quyết được vấn đề này Tuy nhiên

do có sự thay đổi linh hoạt và dễ thích ứng với sự đa dạng của thức ăn (thành phần, mùi vị, màu sắc, cách chế biến…) hoặc dễ chấp nhận khi buộc phải thay đổi cách ăn khi được hướng dẫn những thức ăn có lợi cho sức khỏe nên cha

mẹ của trẻ có vai trò rất quan trọng, là đối tượng đích cần can thiệp cho mục tiêu giải quyết vấn đề khó khăn trong việc nuôi ăn ở trẻ Cha mẹ cần có kiến thức về dinh dưỡng để có thời gian ăn, số bữa, chất lượng của thức ăn và chế biến món ăn giúp cho trẻ có hành vi ăn tốt, có lợi cho sức khỏe Nhưng đáng tiếc là hiện nay có rất ít cha mẹ hiểu được vấn đề này Các bác sỹ nhi khoa

Trang 29

đều được cảnh báo về vấn đề này nhưng việc xử lý vấn đề biếng ăn này lại là một chuyện hoàn toàn khác [49] bởi vì việc tiếp cận, chẩn đoán và điều trị vô cùng phức tạp và phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nên việc xử trí biếng ăn vô cùng đa dạng khác nhau phụ thuộc vào mỗi cá thể và cha mẹ của chúng

Việc tiến hành đề tài là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao, nó cung cấp số liệu về hành vi ăn của trẻ cũng như nhận thức của cha mẹ về hành vi ăn của con mình, kiến thức, thái độ và thực hành dinh dưỡng của cha mẹ Cha

mẹ cần phải biết trẻ có thể tự điều chỉnh, thay đổi hành vi Do vậy thách thức đối với các nhà nhi khoa làm sao thay đổi, cải thiện hành vi ăn có lợi cho trẻ, nên mục tiêu của các nhà nhi khoa thay đổi lối sống, cung cấp kiến thức và kỹ năng dinh dưỡng cho cha mẹ trẻ dựa trên các số liệu được cung cấp về hành

vi ăn của trẻ, những rào cản và khó khăn trong việc nuôi ăn của trẻ để từ đó

có hướng giải quyết hợp lý

Trang 30

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Gồm tất cả các trẻ có độ tuổi từ 1 tháng đến 60 tháng (trẻ dưới 5 tuổi) được gia đình đưa đến tư vấn dinh dưỡng tại phòng khám Dinh Dưỡng - Bệnh

Viện Nhi Trung Ương

2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn

 Trẻ từ 1 – 60 tháng tuổi có đủ các tiêu chuẩn sau:

- Được cha mẹ đưa đến khám với một trong các lý do sau: biếng ăn/chậm tăng cân/tư vấn dinh dưỡng

- Thời gian mắc biếng ăn/chậm tăng cân > 30 ngày

- Không có bệnh cấp tính kèm theo

- Có sự đồng ý tham gia nghiên cứu của bố mẹ hoặc người nuôi dưỡng trẻ

 Cha mẹ hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng trẻ không mắc bệnh tâm thần,

hiểu nội dung câu hỏi phỏng vấn

2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ

- Bệnh nhân đến khám với lý do đang mắc bệnh cấp tính

- Chán ăn do viêm loét miệng cấp tính, bệnh lý gan mật

- Biếng ăn do chế độ ăn kiêng (giảm cân chủ ý, ăn hạn chế đạm, muối trong bệnh lý thận, bệnh chuyển hóa….)

- Bệnh lý nội tiết, thuốc có liên quan đến biếng ăn: corticoid, đái đường, đái nhạt, thuốc chống trầm cảm v v

- Bệnh nhân và gia đình bệnh nhân không hợp tác

- Mẹ/người chăm sóc trẻ không nhớ đến các thông tin về trẻ hay không phải là người chăm sóc trẻ trực tiếp hàng ngày

Trang 31

2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.2.1 Địa điểm: Phòng khám dinh dưỡng - Bệnh viện Nhi Trung Ương

2.2.2 Thời gian: Từ 1/11/2016 – 30/9/2017

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang có phân tích

- Nghiên cứu cắt ngang để xác định tỷ lệ biếng ăn ở trẻ <5 tuổi

- Phân tích để tìm hiểu và phân loại một số nguyên nhân gây biếng ăn thường gặp của trẻ

- Phân tích để tìm mối liên quan giữa hậu quả của biếng ăn và tình trạng dinh dưỡng của trẻ

2.3.2 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

Cỡ mẫu: cỡ mẫu nghiên cứu được tính theo công thức của WHO dùng

cho “ước tính một tỷ lệ trong quần thể” [50] Tỷ lệ biếng ăn theo các điều tra

 = 0,05 là khoảng sai lệch mong muốn giữa tỷ lệ thu được từ mẫu (p)

so với tỷ lệ của quần thể (P)

Từ công thức trên và giá trị p=0,208 tính được n = 254 Trong thời gian tiến hành nghiên cứu, chúng tôi thu thập được 276 bệnh nhân

Trang 32

2.3.3 Các biến số và chỉ số trong nghiên cứu

STT Nhóm biến số Tên biến Chỉ số/Định nghĩa PP thu thập số liệu

đã và đang mắc

Phỏng vấn Xem số khám bệnh và giấy tờ liên quan Khám lâm sàng,CLS

3

Biếng ăn

Thực sự bị biếng ăn

Hành vi chống đối khi cho

ăn Giảm sút lượng thức ăn/giảm đa dạng thực phẩm Thời gian kéo dài >30 phút Tần suất xuất hiện và thời gian xuất hiện

Phỏng vấn và bảng kiểm

Nguyên nhân biếng ăn

Do cảm nhận sai của cha

mẹ

Do bệnh thực thể

Do bản than trẻ

Do thực hành nuôi dưỡng trẻ

4

Lượng thức ăn ăn

vào

Khẩu phần ăn Mức Nl ,một số chất dinh

dưỡng có trong khẩu phần

ăn

Điều tra khẩu phần ăn 24h qua, xử lý bằng phầm mềm KP.mdb

nằm/thước đo chiều cao đứng bằng thước đo chuyên biệt có độ chính xác 0,1cm

Trang 33

Tuổi Hỏi ngày/tháng/năm sinh

Sắt Trị số bt: 11- 25µcg/l Lấy máu tĩnh mạch ly

tâm định lượng Protid 60-80 g/l

Albumin 35-50g/l

Ca toàn phần

Ca ion

2,1-2,6 mmol/l 1,1-1,3 mmol/l

2.3.4 Mô tả các bước tiến hành nghiên cứu

Sau khi đề cương đã được chấp thuận, các trang thiết bị đã sẵn sàng, nghiên cứu mới bắt đầu được tiến hành theo các bước sau đây:

Bước 1: Sàng lọc và chọn lựa đối tượng

Tất cả trẻ em từ 1 – 60 tháng tuổi đến khám tư vấn dinh dưỡng tại phòng khám Dinh Dưỡng - Bệnh Viện Nhi Trưng Ương với lý do biếng ăn/chậm tăng cân/tư vấn dinh dưỡng sẽ được thăm khám ban đầu để: Đánh giá tình trạng bệnh lý cấp, mạn, dị tật bẩm sinh khác đi kèm Chỉ chọn bệnh nhân đủ tiêu chuẩn vào nghiên cứu

Bước 2: Điều tra, thu thập các thông tin cơ bản ban đầu

- Phỏng vấn cha mẹ/người chăm sóc theo mẫu

- Chẩn đoán biếng ăn dựa theo các chỉ số đánh giá biếng ăn ở trẻ nhỏ

- Tìm hiểu một số nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ

- Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ biếng ăn trên lâm sàng (cân nặng, cao) và cận lâm sàng (chỉ số sinh hóa, huyết học)

Bước 3: Thu thập số liệu và phân tích

Toàn bộ quá trình nghiên cứu được trình bày tóm tắt trong sơ đồ dưới đây

Trang 34

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ thiết kế nghiên cứu

Chẩn đoán căn nguyên biếng ăn

- Nuốt nghẹn, nuốt đau, sặc

- Bệnh nhiễm khuẩn

- Nôn và ỉa chảy, dị ứng TĂ

- Chậm phát triển tâm thần, vận động, trí tuệ, tự kỷ

- Bệnh nội tiết, chuyển hóa, di tryền

- Dị tật bẩm sinh: sứt môi, Down

- Kiến thức-thực hành nuôi dưỡng trẻ

Kết luận

Tỷ lệ biếng ăn Nguyên nhân biếng ăn TTDD của trẻ biếng ăn

Trang 35

2.3.5 Phương pháp thu thập số liệu và tiêu chuẩn đánh giá

2.3.5.1 Nhóm thông tin chung về nhân khẩu học, tiền sử dinh dưỡng và bệnh tật

Thu thập các thông tin về nhân khẩu học (tuổi, giới, địa chỉ, dân tộc), tiền sử nuôi dưỡng và bệnh tật của trẻ

Với mẹ/người chăm sóc trẻ: trình độ giáo dục, nghề nghiệp, tuổi, tình trạng dinh dưỡng của cha/mẹ trẻ tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu (phụ lục 1)

2.3.5.2 Nhóm chỉ số nhân trắc

Phương pháp thu thập số liệu:

Các thông tin về nhân trắc học được thu thập bằng cách tính tuổi của trẻ, cân, đo trẻ và ghi vào phiếu điều tra nhân trắc tại thời điểm nghiên cứu

- Cách tính tuổi (đơn vị: tháng): dựa vào ngày tháng năm sinh của trẻ Tuổi được tính theo phân loại WHO

- Xác định cân nặng: Cân trẻ bằng cân điện tử SECA với độ chính xác 10g Cân được kiểm tra và chỉnh trước khi sử dụng Trẻ được cởi bỏ hết quần

áo, tã bỉm và được ngồi hoặc nằm đúng trọng tâm của cân Ngay khi cân ổn định, đọc và ghi kết quả với đơn vị là gram, ví dụ cân nặng 9520 g

- Xác định chiều cao: Sử dụng thước gỗ UNICEF với độ chính xác 0,1cm để đo chiều dài nằm cho trẻ <24 tháng tuổi và chiều cao đứng cho trẻ

>25 tháng tuổi

Kỹ thuật đo chiều dài nằm: Thước được đặt trên mặt phẳng nằm ngang, ổn

định, bằng phẳng (trên mặt bàn hoặc dưới sàn) Trẻ bỏ giày dép, mũ , và nằm ngửa trên thước, đầu được cố định thẳng, đỉnh đầu chạm vào êke gỗ cố định ở vị trí 0 cm Trục của thân trùng với trục cơ thể Cần hai người, một người đo chính và một người trợ giúp Một người giữ đầu trẻ sao cho mắt trẻ hướng thẳng lên trần nhà, đỉnh đầu trẻ chạm vào đầu thước chỉ số 0 Người thứ 2 giữ thẳng 2 đầu gối của trẻ thẳng sao cho 2 gót chân chạm nhau (chắc chắn toàn thân trẻ đảm bảo 5 điểm chạm lên bề mặt thước: chẩm, xương bả vai, mông, bắp chân và gót chân), tay kia đẩy đầu chặn của thước di động áp

Trang 36

sát vào 2 bàn chân thẳng đứng, vuông góc với mặt thước nhìn vào thước và đọc kết quả Kết quả được ghi với đơn vị là cm và 1 số lẻ sau dấu phẩy, ví dụ: chiều cao 75,3cm

Kỹ thuật đo chiều cao đứng: Thước được đặt theo chiều thẳng đứng, vuông

góc với mặt đất nằm ngang Trẻ bỏ giày dép, đi chân không, đứng quay lưng vào thước đo Gót chân, mông, vai, đầu theo một đường thẳng áp sát vào thước đo đứng, mắt nhìn thẳng theo một đường thẳng nằm ngang, hai tay bỏ thõng Kéo cái chặn đầu của thước từ trên xuống dưới, khi áp sát đến đỉnh đầu

và vuông góc với thước đo, nhìn vào thước và đọc kết quả

Tiêu chuẩn đánh giá các chỉ số nhân trắc:[51]

- Cân nặng theo tuổi (Cân nặng/tuổi- CN/T):

Hiện nay, WHO đề nghị lấy điểm ngưỡng <-2Zcore so với quần thể chuẩn để coi là nhẹ cân Từ đó có thể chia thêm các mức độ sau đây:

 Từ -2Zcore đến -3Zcore: Trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, mức độ vừa

 Từ -3Zcore đến -4 Zcore : Trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, mức độ nặng

 Dưới -4 Zcore: Trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, mức độ rất nặng

- Chiều cao theo tuổi (Chiều cao/tuổi- CC/T):

Chiều cao theo tuổi thấp phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng kéo dài hoặc thuộc về quá khứ, làm cho đứa trẻ bị thấp còi Điểm ngưỡng <-2 Zcore

so với quần thể chuẩn Phân mức độ tương tự như trên

- Cân nặng theo chiều cao (CN/CC):

Cân nặng theo chiều cao thấp phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng ở thời kỳ hiện tại, gần đây, làm cho đứa trẻ ngừng lên cân hoặc tụt cân nên bị gày còm (wasting) Các điểm ngưỡng giống như hai chỉ tiêu trên Khi cả hai chỉ tiêu chiều cao theo tuổi và cân nặng theo chiều cao đều thấp hơn ngưỡng

đề nghị, đó là thiếu dinh dưỡng thể phối hợp, đứa trẻ vừa còi vừa còm

Trang 37

2.3.5.3 Nhóm chỉ số xác định tình trạng biếng ăn của trẻ

Theo tiêu chuẩn đánh giá biếng ăn tại Việt Nam: Biếng ăn là sự giảm ngon miệng dẫn đến giảm khẩu phần ăn hoặc kéo dài thời gian bữa ăn hoặc chỉ ăn được một số loại thực phẩm từ đó ảnh hưởng tới tăng trưởng và phát triển của trẻ [9]

Tiêu chuẩn chẩn đoán biếng ăn: 3 tiêu chuẩn [10]

- Tiêu chuẩn định tính: về mặt tâm lý, trẻ phải có các hành vi biểu hiện

sự từ chối ăn như tránh né, không hợp tác khi được cho ăn, cho bú như: quay mặt đi chỗ khác, không há miệng, phun, nhả thức ăn, ngậm thức ăn, hoặc sợ thức ăn, la khóc mỗi khi cho ăn

- Tiêu chuẩn định lượng: có sự giảm sút về số lượng thức ăn tiêu thụ được trong các bữa ăn so với trước đó hoặc so với trẻ bình thường hoặc chỉ ăn được một số loại thức ăn nhất định Chế độ ăn nghèo nàn so với nhu cầu khuyến nghị

Mức ăn không đủ nhu cầu năng lượng theo khuyến nghị:

 Trẻ < 6 tháng : <555 Kcal/ngày

 Trẻ 6- <12 tháng : <710 Kcal/ngày

 Trẻ 1-3 tuổi : <1180 Kcal/ngày

 Trẻ 4-6 tuổi : < 1470 Kcal/ngày

- Thời gian một bữa ăn kéo dài > 30 phút

Khi trẻ có ít nhất 2 trong số 3 tiêu chí trên, xảy ra với tần suất 3-4 lần/tuần và kéo dài >30 ngày thì được chẩn đoán là biếng ăn

Để đánh giá hành vi và tình trạng từ chối khi ăn được sử dụng bằng “Bảng kiểm về hành vi ăn uống của trẻ” (Child Eating Behavior Inventory –

CEBI) (phụ lục 2 gồm 8 câu) Mục tiêu: xác định tính cách của trẻ/hành vi ăn

uống của trẻ thông qua việc xác nhận của cha mẹ trẻ Các câu hỏi tập trung vào: sự tương tác song phương giữa trẻ và người cho trẻ ăn trong quá trình ăn,

Trang 38

bữa ăn của trẻ, ảnh hưởng của cha mẹ, trẻ xảy ra trong bữa ăn của trẻ (như từ chối, kén chọn, ăn ít….), khả năng bệnh tật tiềm ẩn ảnh hưởng đến hành vi ăn uống của trẻ Bộ câu hỏi này dưa trên việc tổng hợp từ các điều tra, nghiên cứu của Chatoor (1997), Crist (2001); Agras (1999), nhằm có một sự đánh giá chính xác về rối loạn hành vi ăn uống của trẻ

Để đánh giá sự giảm sút về số lượng thức ăn: phân độ biếng ăn theo

“mức năng lượng ăn vào trung bình/ngày” Mục tiêu xác định năng lượng

trẻ ăn vào trung bình/ngày Sử dụng phương pháp hỏi ghi khẩu phần ăn 24h

(phụ lục 3) Hỏi ghi tất cả những thực phẩm kể cả đồ uống được bệnh nhân ăn

uống trong một ngày hôm trước kể từ lúc ngủ dậy buổi sáng cho đến lúc đi ngủ buổi tối Không hỏi những ngày có sự kiện đặc biệt: giỗ, tết, liên hoan, cuối tuần… Bắt đầu từ bữa ăn gần nhất rồi hỏi ngược theo thời gian Mô tả chi tiết tất cả thức ăn, đồ uống đã được đối tượng tiêu thụ, kể cả cách chế biến, tên thực phẩm, tên hãng thực phẩm nếu là những thực phẩm chế biến sẵn như đồ hộp, đồ gói… Điều tra viên phải sử dụng các đơn vị đo lường thông dụng có các kích cỡ hợp lý để đối tượng có thể trả lời một cách chính xác Mặt khác, điều tra viên phải biết các đơn vị đong đo ở địa phương để so sánh với đơn vị chung khi cần thiết Sử dụng đơn vị đo lường thông dụng, dễ qui đổi - Tránh những câu gợi ý hoặc điều chỉnh câu trả lời của đối tượng Điều tra viên phải có thái độ thông cảm, ân cần, cởi mở… nhằm tạo cho đối tượng cảm giác yên tâm, gần gũi để có thể trả lời một cách thoải mái, chính xác Phải luôn có trạng từ (bao nhiêu? ) hoặc tính từ (gì? ) trong khi đặt câu hỏi về các thức ăn đã được tiêu thụ Kết quả thu được sẽ được nhập và xử lý bằng phầm mềm KP.mdb để đánh giá mức tiêu thụ lương thực thực phẩm trung bình của trẻ/ ngày Lượng thức ăn đánh giá chỉ bao gồm năng lượng thực tế mà trẻ đã được ăn và so sánh với nhu cầu khuyến nghị cho trẻ bình thường theo tuổi và giới

Trang 39

Biếng ăn mức độ nhẹ: khi năng lượng ăn vào <90-70 % so với khuyến nghị theo tuổi và giới Biếng ăn mức độ vừa: 50-70 % năng lượng theo khuyến nghị Biếng ăn mức độ nặng: <50 % nhu cầu năng lượng

Đo lường mức độ đa dạng trong chế độ ăn của trẻ: dựa trên số số nhóm

thực phẩm mà trẻ tiêu thụ trong 24 giờ qua Tám nhóm thực phẩm do FAO (FAO, 2008) và Viện dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo để đánh giá sự đa dạng trong khẩu phần ăn được sử dụng đó là:

- Nhóm 1 Lương thực: gạo, ngô, khoai, sắn đây là nguồn cung cấp

glucid/chất bột, đường cung cấp đại bộ phận năng lượng cho cơ thể

- Nhóm 2 Nhóm hạt các loại: đậu, đỗ, vừng, lạc

- Nhóm 3 Nhóm sữa và các sản phẩm từ sữa

- Nhóm 4 Nhóm thịt các loại, cá và hải sản

- Nhóm 5 Nhóm trứng các loại và sản phẩm của trứng

Các thực phẩm trong các nhóm từ 2 đến 5 là nguồn cung cấp protein/chất đạm

- Nhóm 6 Nhóm củ quả có màu vàng, màu da cam, màu đỏ như cà rốt, bí

ngô, gấc, cà chua hoặc rau tươi có màu xanh thẫm

- Nhóm 7 Nhóm rau củ quả khác như su hào, củ cải

Các thực phẩm trong nhóm 6 và nhóm 7 là nguồn cung cấp vitamin, chất

khoáng và chất xơ

- Nhóm 8 Nhóm dầu ăn, mỡ các loại: Là nguồn cung cấp lipid/chất béo

Nhóm chỉ số phân loại biếng ăn theo theo nguyên nhân

Biếng ăn do cảm nhận sai của cha mẹ:

o Cha mẹ cho rằng trẻ bị biếng ăn

o Tinh trạng dinh dưỡng của trẻ cũng như sự tăng trưởng của trẻ vẫn trong giới hạn bình thường

o Trẻ không đủ tiêu chuẩn chẩn đoán biếng ăn

Trang 40

Biếng ăn thực sự do bản thân trẻ

o Tính cách trẻ hiếu động, mải chơi quên ăn

o Cha mẹ có thể cũng có thể trạng nhỏ

o Trẻ có cân nặng/chiều cao có thể thấp hơn bình thường

o Không tìm thấy căn nguyên khác có thể gây biếng ăn

Biếng ăn do kiến thức thực hành nuôi dưỡng trẻ

o Sai lầm trong nuôi dưỡng trẻ (Kiến thức-thực hành nuôi dưỡng trẻ chưa đúng)

o Trẻ có tình trạng SDD hay nguy cơ SDD

Biếng ăn do bệnh lý thực thể:

Bệnh lý ảnh hưởng đến hoạt động của nhai nuốt (Nuốt nghẹn, nuốt đau, sặc…)

Bệnh lý của đường tiêu hóa: Nôn và ỉa chảy, dị ứng TĂ

- Chậm phát triển tâm thần, vận động (bại não, tâm thần), tự kỷ

- Bệnh nội tiết, chuyển hóa, di tryền

- Dị tật bẩm sinh: sứt môi, Down, tim v v

Đánh giá kiến thức thực hành nuôi dưỡng trẻ được phân loại như sau:

Nhận biết đủ sữa Trả lời đúng Không biết

Thời điểm ăn bổ sung Từ 6 tháng tuổi < 6 tháng

Loại thức ăn bổ sung Bột chuẩn Bột khác = 0 điểm Thời gian cai sữa >18 tháng tuổi < 18 tháng tuổi

Khoảng cách giữa các bữa ăn >3 h < 3 h

Chế độ dinh dưỡng hợp tuổi Phù hợp Không phù hợp

Ngày đăng: 31/05/2018, 20:53

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Kerzner B, Milano K, MacLean WC Jr, Pediatrics. 2015 A practical approach to classifying and managing feeding difficulties. Epub ;135(2):344-53 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Epub
2. Irene Chatoor (2009). Chẩn đoán và điều trị các rối loạn nuôi ăn ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ. Nhà xuất bản y học. xiii Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chẩn đoán và điều trị các rối loạn nuôi ăn ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ
Tác giả: Irene Chatoor
Nhà XB: Nhà xuất bản y học. xiii
Năm: 2009
4. Mai Thị Mỹ Thiện và cs (2010), Tình trạng biếng ăn ở trẻ dưới 5 tuổi tại TP. Hồ Chí Minh, Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm 10-2014, 40-46 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm
Tác giả: Mai Thị Mỹ Thiện và cs
Năm: 2010
5. Black RE, Allen LH, Bhutta ZA, et al (2008), “Maternal and child undernutrition: Global and regional exposures and health consequences”, Lancet 19; 371 (9608): 243-260 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Maternal and child undernutrition: Global and regional exposures and health consequences”, "Lancet
Tác giả: Black RE, Allen LH, Bhutta ZA, et al
Năm: 2008
6. Peter M. Lewinsohn, Jill M. Denoma, Jeffrey M. Gau1, Thomas E. Joiner Jr, Ruth StriegelMoore, Patty Bear1, and Becky Lamoureux“Problematic Eating and Feeding Behaviors of 36-Month Old Children”.Int J Eat Disord. 2005 November ; 38(3): 208–219 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Problematic Eating and Feeding Behaviors of 36-Month Old Children”. "Int J Eat Disord. 2005 November
7. Chartoor, James Egan (1983), Nonorganic Failure to Thrive and Dwarfism Due to Food Refusal: A Separation Disorder, Journal of the American Academy of chid &amp; adolescent psychiatry, 22(3), 294-301 8. World health Organization: International classification of diseases(ICD).: Accessed 2 May 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of the American Academy of chid & adolescent psychiatry
Tác giả: Chartoor, James Egan
Năm: 1983
9. Phạm Thị Thu Hương và Nguyễn Trọng Hưng (2016), Đánh giá tình trạng thiếu máu và thiếu kẽm ở trẻ từ 6-59 tháng tuổi bị biếng ăn đến khám tư vấn dinh dưỡng tại cơ sở 2 Viện dinh dưỡng, Hội nghị khoa học dinh dưỡng lâm sàng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tình trạng thiếu máu và thiếu kẽm ở trẻ từ 6-59 tháng tuổi bị biếng ăn đến khám tư vấn dinh dưỡng tại cơ sở 2 Viện dinh dưỡng
Tác giả: Phạm Thị Thu Hương và Nguyễn Trọng Hưng
Năm: 2016
10. Nguyễn Thanh Danh (2002), Vai trò của yếu tố vi lượng kẽm trong phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, Luận án Tiến sĩ Y học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của yếu tố vi lượng kẽm trong phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em
Tác giả: Nguyễn Thanh Danh
Năm: 2002
11. Phạm Thị Minh Đức (2005), Vùng dưới đồi, Sinh lý học, tập 2, Nhà xuất bản y học, 49 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vùng dưới đồi, Sinh lý học
Tác giả: Phạm Thị Minh Đức
Nhà XB: Nhà xuất bản y học
Năm: 2005
13. Lustig R.H(2010), The Neuroendocrine control of energy balance, Pediatric Obesity, M.F., Spinger Science+ Business Media San Francisco, pp.17-18 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Spinger Science+ Business Media San Francisco
Tác giả: Lustig R.H
Năm: 2010
14. MossC., DhilloW.S., Frost G., and Hickson M. (2012), Gastrointestinal hormons: the regulation of appetite and the anorexia of ageing, Journal of Human Nutrition and Dietetics, 25 (1), pp.3-15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Human Nutrition and Dietetics
Tác giả: MossC., DhilloW.S., Frost G., and Hickson M
Năm: 2012
15. Allen Frances (1994), Feeding Disorder of Infancy or Early Childhood”. Diagnostic and Statistical manual of mental disorder. DSM-IVTM,4 th , American Psychiatric association – Washington DC, p98-100 Sách, tạp chí
Tiêu đề: DSM-IVTM",4th, "American Psychiatric association
Tác giả: Allen Frances
Năm: 1994
16. Carruth B.R., Ziegler P.J, Gordan A., (2004), Prevalence of Picky Eaters among Infants and Toddlers and Their Caregivers‟ Decisions about Offering a New Food, Journal of the American Dietetic Association, 104 (1 suppl), pp.57-64 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of the American Dietetic Association
Tác giả: Carruth B.R., Ziegler P.J, Gordan A
Năm: 2004
18. Manikam R, Perman JA, (2000), Pediatric feeding disorders. J Clin Gastroenterol. 30(1):34-46 Sách, tạp chí
Tiêu đề: J Clin Gastroenterol
Tác giả: Manikam R, Perman JA
Năm: 2000
19. Ammaniti M, Ambruzzi A,M, Cimino S (2004). Infantile anorexia and the child caregiver relationship: an empirical study on attachment patterns. Funzione Gamma Journal, 14, 1-19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Funzione Gamma Journal
Tác giả: Ammaniti M, Ambruzzi A,M, Cimino S
Năm: 2004
20. Chatoor L, Ganiban J, SurlesJ (2000), Maternal characteristics and toddler temperament in infantile anorexia, Journal of the American Academy of Child and Adolescent Psychiatry, 39,743-751 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of the American Academy of Child and Adolescent Psychiatry
Tác giả: Chatoor L, Ganiban J, SurlesJ
Năm: 2000
21. Carruth B, Ziegler P, Gordon A, Barr S (2004), Prevalence of picky eaters among infants and toddlers and their caregivers , decisions about offering a new food, Journal of the American Dietetic Association, 104 (suppl.1), 57-64 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of the American Dietetic Association
Tác giả: Carruth B, Ziegler P, Gordon A, Barr S
Năm: 2004
22. Jacob A, Goh DY, (2012), Perception of picky eating among children in Singapore and its impact on caregivers: a questionnaire survey. Asia Pac Fam Med 11, 5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Asia Pac Fam Med
Tác giả: Jacob A, Goh DY
Năm: 2012
23. Feldman R, Keren M, Gross-Rozval O &amp;Tyano S, (2004) Mother-Child Touch Patterns in Infant Feeding Disorders: Relation to Maternal, Child, and Environmental Factors. J. Am. Acad. Child Adolesc. Psychiatry, 43(9) 1089-1097 Sách, tạp chí
Tiêu đề: J. Am. Acad. Child Adolesc. Psychiatry
24. Kerzner B, (2009), Clinical investigation of feeding difficulties in young children: a practical approach. Clin Pediatr 48(9):960–965 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Clin Pediatr
Tác giả: Kerzner B
Năm: 2009

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w