Việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tận dụng được thế mạnh của mình, trong so sánh tương đối với những chủ thể khác, nhằm tăng hiệu quả sản xuất,
Trang 1Lợi ích khi tham gia chuỗi giá trị toàn cầu
Với xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, đặc biệt là kèm theo xu hướng phân công lao động xã hội ngày càng trở nên sâu sắc, để có thể duy trì một cách ổn định vị trí trên thị trường quốc tế, một doanh nghiệp, một ngành hay một quốc gia khó có tồn tại một cách độc lập Việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tận dụng được thế mạnh của mình, trong so sánh tương đối với những chủ thể khác, nhằm tăng hiệu quả sản xuất, tăng giá trị gia tăng, từ đó tăng năng lực cạnh tranh của các chủ thể này.
Việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, vì thế, mang lại rất nhiều lợi ích cho các bên tham gia Cụ thể như sau:
Xem thêm : Khái niệm chuỗi giá trị toàn cầu
Thứ nhất, nâng cao tính chuyên môn hóa trong quá trình sản xuất của các nước nói chung và của các
doanh nghiệp nói riêng Khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, mỗi nước đòi hỏi là thực hiện một hoặc một vài công đoạn nhất định của quá trình tạo ra sản phẩm cuối cùng Chẳng hạn, nước tập trung vào nghiên cứu phát triển và thiết kế, nước tập trung vào sản xuất những nguyên vật liệu đầu vào, các nước khác lại có thể chỉ thực hiện công đoạn sản xuất hay lắp ráp trên cơ sở nhận được những yêu cầu về thiết kế và nguyên liệu đầu vào, và cuối cùng là các nước thì chịu trách nhiệm về phân phối Thông qua
sự phân công lao động này, mỗi nước sẽ phát triển một kỹ năng cụ thể nào đó, từ đó biến kỹ năng đó trở thành lợi thế của mình bởi tính chuyên môn hóa cao.
Thứ hai, nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp Về bản chất, hiệu quả kinh doanh của một
doanh nghiệp chính là lợi nhuận Như đã đề cập ở trên, việc một doanh nghiệp, một ngành hay một nước
mà gọi chung là chủ thể khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu sẽ tận dụng được những điểm mạnh của mình Trên cơ sở tận dụng những điểm mạnh đó, chủ thể tham gia chuỗi giá trị có thể tập trung vào làm giảm chi phí, nâng cao chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ , tối đa hóa doanh thu và kết quả cuối cùng
là một mức lợi nhuận cao hơn.
Giải pháp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu cho nông sản Việt Nam
(LLCT) - Tuy Việt Nam chưa xây dựng được những thương hiệu mạnh trên thị trường quốc tế nhưng một số
công ty đã bước đầu vươn ra thị trường thế giới với các thương hiệu của cà phê Việt Nam Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều công ty đa quốc gia quan tâm đầu tư vào ngành cà phê Việt Nam, góp phần tăng cường năng lực tham gia của cà phê Việt Nam vào chuỗi giá trị cà phê toàn cầu Ngày càng có nhiều doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam tham gia vào các chương trình phát triển cà phê bền vững.
Trang 21 Kết quả tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của một số mặt hàng nông sản Việt Nam
Hiện nay, hàng nông sản của Việt Nam đã xuất khẩu đến hơn 100 nước trên thế giới, kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản tăng qua các năm Xét theo tiêu chí về thị phần và vị trí xếp hạng trong các nước xuất khẩu, một số mặt hàng nông sản của Việt Nam có thị phần lớn và xếp ở thứ hạng cao như: nhân điều chiếm 38,23% thị phần (đứng đầu thế giới); hạt tiêu chiếm 25,18% thị phần (đứng đầu); gạo chiếm 18,12% (đứng thứ hai), cà phê chiếm 8,23% (đứng thứ hai); cao su thiên nhiên chiếm 3,23% (đứng thứ tư)(1)
Theo một nghiên cứu về năng lực tham gia vào các khâu trong chuỗi giá trị toàn cầu: Ở khâu nghiên cứu và triển khai (R&D) có 38,68% ý kiến đánh giá mặt hàng gạo ở mức khá và 30,17% ở mức trung bình; mặt hàng cà phê là 34,84% khá và 29,90% trung bình
Khâu sản xuất, gạo là 41,94% khá và tốt là 37,43%; cà phê tốt là 42,13% và khá là 24,41%
Khâu chế biến, gạo ở mức khá là 41,32% và trung bình là 31,89%; cà phê tỷ lệ khá là 37,80% và trung bình là 23,62% Khâu phân phối, gạo mức khá là 35,82% và trung bình là 39,40%; cà phê khá là 37,01% và trung bình là 36,22% Khâu dịch vụ được đánh giá thấp nhất(2)
Một số loại nông sản của Việt Nam và một số chuỗi giá trị riêng biệt của doanh nghiệp đã tham gia được vào các khâu có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu Chuỗi cà phê của Vinacafe, chuỗi thanh long Bình Thuận, và đặc biệt là các chuỗi của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như Néscafe, Metro đã đưa hàng nông sản gắn xuất xứ Việt Nam đến hệ thống bán lẻ ở nước ngoài Đặc biệt, trong khâu tiêu thụ cà phê trên thị trường nội địa, sự tham gia và đạt được tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian qua chủ yếu là do kết quả tích cực của các chiến lược marketing từ các thương hiệu lớn như: Highlands Coffee, Gloria Jean’s, The Coffee Bean, Tea Leaf, Trung Nguyên và Illy,
Tuy Việt Nam chưa xây dựng được những thương hiệu mạnh trên thị trường quốc tế nhưng một số công ty đã bước đầu vươn ra thị trường thế giới với các thương hiệu của cà phê Việt Nam Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều công ty đa quốc gia quan tâm đầu tư vào ngành cà phê Việt Nam, góp phần tăng cường năng lực tham gia của cà phê Việt Nam vào chuỗi giá trị cà phê toàn cầu Ngày càng có nhiều doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam tham gia vào các chương trình phát triển cà phê bền vững
Trang 3Việc đổi mới, hoàn thiện thể chế, môi trường kinh doanh đã bước đầu góp phần tạo lập năng lực tham gia của hàng nông sản Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu Việc gia nhập WTO, hội nhập kinh tế đa phương và song phương đã và sẽ tiếp tục mở đường cho hàng nông sản Việt Nam thâm nhập vào thị trường thế giới Các chính sách nông nghiệp, thương mại, khoa học - công nghệ được ban hành và thực hiện đã góp phần vào nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp, nâng cao giá trị chế biến và tăng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản Vị thế của hàng nông sản Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu đã được nâng lên một bước so với hàng nông sản của các nước
Bên cạnh những kết quả bước đầu, vẫn còn rất nhiều những hạn chế, yếu kém cần phải tập trung khắc phục, đó là: Năng lực tham gia của các tác nhân vào chuỗi giá trị toàn cầu còn nhiều hạn chế Tình trạng sản xuất manh mún khiến cho khó thực hiện cơ giới hóa, năng suất thấp, chất lượng không đồng đều Hầu hết các hộ nông dân đều thiếu năng lực tiếp cận thị trường, họ sản xuất theo kinh nghiệm và dựa vào những tính toán chủ quan về thị trường Hàng nông sản của Việt Nam mới chỉ tham gia được vào các khâu: trồng trọt, thu gom, sơ chế và xuất khẩu sản phẩm thô,
là những khâu có giá trị gia tăng thấp nhất trong chuỗi giá trị hàng nông sản Ở những khâu có giá trị gia tăng cao như: R&D, chế biến, phân phối (bán lẻ) và marketing chúng ta vẫn chưa tham gia được, hoặc mức độ tham gia còn rất thấp
Trong khâu sản xuất nông sản, nông dân còn chịu nhiều thiệt thòi Điều tra của Oxfam hợp tác với Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) tại tỉnh An Giang cho thấy, trong số ba tác nhân tham gia chuỗi giá trị xuất khẩu (nông dân, thương lái, doanh nghiệp xuất khẩu), nông dân phải bỏ mức chi phí cao nhất (63%), thương lái và các doanh nghiệp xuất khẩu chỉ chi phí 37% còn lại và hưởng lợi thì hoán vị “Trong chuỗi sản xuất và xuất khẩu lúa gạo, phần được hưởng lợi nhiều nhất thuộc về những đơn vị cung ứng phân phối phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tiếp đến là đầu mối xuất khẩu gạo, sau đó là các doanh nghiệp thu mua chế biến và thương lái Họ chỉ kinh doanh đã kiếm lời trên 70%, còn nông dân được hưởng lợi thường không tới 30%”(3) Đối với chuỗi giá trị cà phê, nông dân chỉ được hưởng lợi khoảng 10% trong tổng giá trị gia tăng của sản phẩm cà phê(4)
Các khâu thu gom, chế biến, tiêu thụ nông sản chưa hoàn chỉnh và thiếu bền vững, nhiều cấp trung gian Nông dân chủ yếu bán nông sản cho các thương lái, đại lý thu mua Mặt khác, do khâu thu gom và chế biến chưa được thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật khiến chất lượng nông sản chưa cao nên giá thành nông sản thấp
Trong khâu tiêu thụ (xuất khẩu và phân phối bán lẻ), việc xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản của Việt Nam còn nhiều hạn chế Bên cạnh đó, việc duy trì, phát triển và bảo vệ thương hiệu nông sản Việt Nam gặp không ít khó khăn do tình trạng ăn cắp thương hiệu hay bị các doanh nghiệp đăng ký thương hiệu sản phẩm nông sản của Việt Nam ở thị trường nước ngoài (Thí dụ: Cà phê Trung Nguyên ở một số bang của Hoa Kỳ hay cà phê Tây Nguyên ở Trung Quốc)
Năng lực tư duy về quản lý nhà nước và quản trị kinh doanh theo mô hình chuỗi còn nhiều hạn chế Cho đến nay, rất ít cán bộ hoạch định chiến lược, xây dựng quy hoạch và chính sách phát triển nông nghiệp và thương mại hiểu một cách đầy đủ về chuỗi giá trị toàn cầu và sự cần thiết phải tham gia Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam vẫn chủ yếu là xuất khẩu theo giá FOB, bằng cách tìm kiếm các hợp đồng thương mại và thực hiện theo mô hình trừ lùi (tức là nhận tiền đặt cọc trước rồi mua gom hàng và giao hàng rồi mới chốt giá), bạn hàng xuất khẩu không ổn định và hầu như không có các hợp đồng kỳ hạn Chính vì vậy, hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu gần 20 tỷ USD/năm, có một số mặt hàng xuất khẩu đứng đầu thế giới nhưng do có hàng trăm doanh nghiệp cùng xuất khẩu cạnh tranh với nhau nên chúng ta không có vai trò trong việc chi phối thị trường và giá cả
2 Một số giải pháp thúc đẩy sự tham gia nông sản Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu hàng nông sản
Thứ nhất, giải pháp về khoa học - công nghệ (KH - CN)
Giá trị nông sản hiện nay không chỉ do người lao động tạo ra mà phần lớn bị chi phối bởi hàm lượng KH - CN trong nông sản Hàm lượng KH - CN trong sản phẩm không chỉ để khẳng định thương hiệu của mặt hàng mà còn là tiêu chí để xác định trình độ phát triển của mỗi quốc gia Để thực hiện được điều này cần:
- Nhà nước có cơ chế khuyến khích các trường đại học, các viện nghiên cứu và các nhà khoa học tạo ra ngày càng nhiều các sản phẩm KH - CN có chất lượng cao phục vụ nông nghiệp
- Lĩnh vực ưu tiên đầu tư nghiên cứu, chuyển giao tập trung vào ứng dụng công nghệ sinh học để tạo giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao nhằm đưa nông nghiệp Việt Nam hướng tới hội nhập Cần tiếp tục tạo ra những giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất cao, chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, có khả năng đề kháng tốt
Trang 4trước dịch bệnh Công nghệ sinh học tập trung giải quyết vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và góp phần cải thiện môi trường nông nghiệp, nông thôn để tạo ra một nền nông nghiệp sạch, bền vững
- Rút ngắn thời gian từ thời điểm phát minh đến thời điểm ứng dụng và ứng dụng đồng loạt Làm được điều này sẽ tránh được những lãng phí, tốn kém, mặt khác tận dụng được lợi thế của một phát minh mới khi chưa bị phát minh mới hơn thay thế Khắc phục được sự hao mòn vô hình trong sản xuất nông nghiệp
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học phục vụ nông nghiệp Nhà nước có chiến lược và mục tiêu rõ ràng trong đề xuất và tranh thủ sự chuyển giao tiến bộ khoa học trong nông nghiệp, kêu gọi hỗ trợ về nguồn lực, về tư vấn hoạch định chiến lược, phương pháp triển khai, giám sát đánh giá ứng dụng KH - CN trong nông nghiệp Xây dựng các chương trình hợp tác với các tổ chức nông nghiệp quốc tế trong việc nâng cao năng lực khuyến nông và hỗ trợ nông dân xóa đói giảm nghèo thông qua hoạt động khuyến nông Thường xuyên tổ chức các diễn đàn hợp tác, hội thảo, trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ thông tin, hội chợ, triển lãm quốc tế, liên kết đào tạo, huấn luyện về lĩnh vực khoa học nông nghiệp với các nước trong khu vực và thế giới
- Xã hội hóa hoạt động KH-CN, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư nghiên cứu và chuyển giao khoa học - công nghệ (giảm tiền thuê đất, cho vay ưu đãi đầu tư xây dựng cơ bản, cho tham gia đấu thầu các đề tài nghiên cứu và chương trình đào tạo từ ngân sách nhà nước, ) Tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật từ bên ngoài (miễn thuế nhập khẩu thiết bị, công nghệ, tạo điều kiện thu hút chuyên gia, liên doanh liên kết, thu hút đầu tư gắn với việc chuyển giao công nghệ cao) Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư công nghệ để nâng cao giá trị gia tăng hàng xuất khẩu (hiện tại, giá trị gia tăng với hàng nông sản Việt Nam chỉ đạt 50%; theo các nhà khoa học, nếu có sự đầu tư thỏa đáng về công nghệ, chúng ta có thể nâng tỷ lệ này lên 70%)
Thứ hai, giải pháp tổ chức sản xuất
- Đổi mới và xây dựng các mô hình kinh tế, hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả: khuyến khích phát triển các mối liên kết giữa hộ nông dân với các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức khoa học, hiệp hội ngành hàng và thị trường tiêu thụ sản phẩm để hỗ trợ kinh tế hộ phát triển theo hướng gia trại, trang trại có quy mô phù hợp, sản xuất hàng hóa
Phát triển kinh tế hộ theo hướng chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp, sản xuất quy mô lớn thông qua việc tạo điều kiện cho hộ dồn điền đổi thửa, cho thuê đất, tích tụ đất, áp dụng khoa học - công nghệ Hình thành các vùng chuyên canh hàng hóa, các vùng nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu
Tổ chức các hiệp hội ngành hàng nhằm liên kết, phối hợp các hộ gia đình, các trang trại, các hộ tiểu thương nhỏ lẻ, giúp tăng cường quy mô sản xuất, thay đổi chất lượng quản lý và đầu tư của nông nghiệp, tăng cường liên kết sản xuất của nông hộ với doanh nghiệp và thị trường
- Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách đối với lĩnh vực nông nghiệp
Đối với chính sách đất đai: Có chính sách khuyến khích và hỗ trợ nông dân tuân thủ quy hoạch sản xuất, đất đai, hình thành vùng sản xuất tập trung để thuận lợi cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ cho sản xuất nông sản quy mô lớn
Đối với chính sách vốn, tài chính và tín dụng: Hoàn thiện chính sách về tài chính, khuyến khích hình thành các quỹ tín dụng nhân dân để huy động vốn nhàn rỗi trong dân; cải cách thủ tục cho vay vốn sao cho thuận lợi hơn, thời hạn cho vay đủ dài, phù hợp với chu kỳ sản xuất, kinh doanh nông sản Tạo cơ chế, hành lang pháp lý thông thoáng để thu hút các nguồn lực thuộc mọi thành phần kinh tế và các tổ chức phi chính phủ tham gia đầu tư cho ngành nông nghiệp Lồng ghép các nguồn vốn với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm; đầu tư hệ thống cửa hàng dịch vụ vật tư, phân bón, giống, các trạm thu mua ở quy mô xã và khu vực
Cải thiện dịch vụ tín dụng cho nông dân bằng cách tạo điều kiện giãn nợ để tiếp tục được vay vốn phát triển sản xuất, mua giống mới và ứng dụng công nghệ mới cho sản xuất; gắn tín dụng với khuyến nông, cho vay với hỗ trợ kỹ thuật quản lý vốn
và ứng dụng công nghệ cho sản xuất
- Xây dựng các cơ sở chế biến nông sản
Trang 5Tăng cường đầu tư hạ tầng nông thôn, nhất là hệ thống điện sản xuất, giao thông, thông tin liên lạc, cấp thoát nước
để khuyến khích doanh nghiệp chế biến nông sản đặt cơ sở chế biến tại địa phương, hỗ trợ nông dân vào mùa thu hoạch
Khuyến khích nông dân phối hợp đầu tư mua các dây chuyền sơ chế nông sản hiện đại, bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa sau sơ chế; tạo điều kiện thành lập các hình thức hoạt động sản xuất, dịch vụ của hợp tác xã, trong đó nông dân tự liên kết về vốn, về tổ chức sơ chế, bảo quản máy móc và phân bổ dịch vụ hợp lý giữa các gia đình Về lâu dài, Nhà nước cần quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng sơ chế và bảo quản nông sản để nông dân thuê làm kho chứa tạm thời hoặc thuê địa điểm sơ chế
Thứ ba, giải pháp về kinh doanh nông sản
- Tăng cường đầu tư cho hoạt động xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin thị trường
Hoàn thiện hệ thống thông tin về môi trường kinh doanh, hệ thống phân phối, giá cả nông sản trong nước và thế giới, cũng như thông tin dự báo cả trong ngắn và dài hạn, giúp người dân và doanh nghiệp tiếp cận thông tin đầy đủ
Xây dựng các kênh thông tin kết nối hai chiều từ các cấp lãnh đạo tới những người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng Cung cấp, phổ biến thông tin thị trường, cải cách thể chế, tổ chức ngành hàng, mục tiêu sản xuất, các chiến lược xúc tiến thương mại, dự báo mùa vụ, thiết lập quan hệ chặt chẽ giữa Nhà nước và tư nhân
- Đầu tư xây dựng lực lượng nghiên cứu dự báo và thông tin thị trường: thường xuyên tổ chức các hoạt động thông tin thị trường (hội nghị dự báo ngành hàng, bản tin thị trường, kênh truyền thanh, truyền hình về thị trường, ); bảo đảm cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời cho nông dân cũng như các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị các ngành hàng
- Đầu tư xây dựng và hỗ trợ hoạt động cho các sàn giao dịch: hình thành hệ thống sàn giao dịch nông sản kết nối trực tiếp các vùng chuyên canh nông sản chiến lược (lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long, cà phê ở Tây Nguyên, ) với hoạt động thương mại tại các thị trường quốc tế chính Áp dụng các biện pháp quản lý rủi ro theo cơ chế thị trường như bảo hiểm, xây dựng hệ thống kho, áp dụng các hình thức giao dịch hiện đại (đấu giá, giao sau, thương mại điện tử, ) hạn chế đến mức thấp nhất, tránh các rủi ro về biến động thị trường
- Phát triển nhanh hệ thống phân phối, hệ thống logistic, các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh hàng nông sản
Tập trung phát triển một số nhà phân phối lớn, có đủ năng lực cạnh tranh ở thị trường nội địa và từng bước cạnh tranh ở thị trường thế giới, cả hệ thống phân phối bán buôn và bán lẻ Bên cạnh việc nâng cao năng lực của các doanh nghiệp lớn như Vinacaphe, Vinatee, Vinafood, cần tập trung đầu tư để sớm khai trương một số sàn giao dịch hàng nông sản như gạo, cà phê, hạt tiêu, điều Khi sàn giao dịch đi vào hoạt động sẽ có các hợp đồng kỳ hạn được ký kết và sẽ nâng cao được năng lực tham gia của hàng nông sản của Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu Phát triển nhanh các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistic sẽ tạo điều kiện để giảm chi phí kinh doanh và nâng cao hiệu quả cho cả người sản xuất và doanh nghiệp, nâng cao năng lực tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu Nhà nước hỗ trợ cho doanh nghiệp trong việc xây dựng các kho hiện đại, các silo để dự trữ hàng khi mùa thu hoạch tập trung cao điểm
Thứ tư, tạo mối liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và nông dân; xây dựng, quảng bá thương hiệu cho nông sản Việt Nam
Tăng cường sự hợp tác giữa nông dân và doanh nghiệp, tạo mối liên kết bền chặt, lâu dài, từ đó hình thành chuỗi giá trị hiện đại Trong chuỗi giá trị nông sản hiện đại, các thành quả và lợi ích thu được từ bán sản phẩm cuối cùng được phân chia một cách hợp lý, công bằng giữa các tác nhân
Tạo mối liên kết khăng khít giữa các thành phần tham gia chương trình xây dựng thương hiệu cho nông sản xuất khẩu: Nhà nước, nhà khoa học, nhà nông, thương lái, nhà máy chế biến và doanh nghiệp xuất khẩu gạo
Để mối liên kết này thực sự bền vững và phát triển, Nhà nước cần xây dựng cơ chế phù hợp để vừa khuyến khích, tạo động lực cho các bên phát huy tốt nhất vai trò và khả năng của mình, vừa tạo ra hành lang pháp lý buộc họ tuân thủ theo đúng pháp luật Có như thế, mối liên kết này mới bền vững, lâu dài và hiệu quả Bên cạnh đó, Nhà nước cần đẩy mạnh công tác quy hoạch, hình thành vùng sản xuất nông sản tập trung, chuyên canh, gắn sản xuất nguyên liệu với công nghiệp chế biến và thị trường; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các bên tham gia chương trình
Trang 6Về phía các nhà khoa học, cần nghiên cứu, cung cấp giống tốt, sạch bệnh và hướng dẫn nông dân gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản đúng cách để tạo ra nông sản chất lượng tốt
Về phía nông dân, sản xuất có định hướng và tuân thủ theo chỉ dẫn của nhà khoa học trong sản xuất, thu hoạch, bảo quản
và thực hiện theo đúng hợp đồng đã ký kết với các nhà máy chế biến
Về phía các nhà máy chế biến, phải thu mua nông sản hoặc cung cấp dịch vụ bảo quản sau thu hoạch cho nông dân
Về phía doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, đăng ký thương hiệu nông sản với các cơ quan quản lý trong nước và quốc
tế, tích cực tuyên truyền, quảng bá thương hiệu và tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ cho nông sản thương hiệu, nhất
là đối với thị trường đòi hỏi nông sản chất lượng cao như châu Âu, châu Mỹ và Ảrập Đồng thời, chú trọng vào khâu đóng gói bao bì và dịch vụ trước, trong và sau bán hàng
Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị số 5-2017
(1) Tổng cục thống kê: Niên giám thống kê 2014, Hà Nội, 2015
(2) Đinh Văn Thành: Tăng cường năng lực cạnh tranh cho hàng nông sản Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu, Đề tài cấp Nhà nước, 2010
(3) GS Võ Tòng Xuân (2011): Nghiên cứu ứng dụng chuỗi giá trị sản xuất và tiêu thụ nông sản, Tạp chí Tia sáng điện tử,
ngày 22-6