ii TÓM TẮT Đề tài nghiên cứu “ Thiết kế công viên Bà Huyện Thanh Quan Thành phố Đà Lạt giai đoạn 1” được thực hiện tại Thành phố Đà Lạt từ tháng 1 đến tháng 5 đã thu được những kết quả
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
*****************
LÊ THỊ THANH LAN
THIẾT KẾ CÔNG VIÊN BÀ HUYỆN THANH QUAN
THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT GIAI ĐOẠN 1
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH THIẾT KẾ CẢNH QUAN
Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 06/2012
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
*****************
LÊ THỊ THANH LAN
THIẾT KẾ CÔNG VIÊN BÀ HUYỆN THANH QUAN
THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT GIAI ĐOẠN 1
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: KTS ĐỖ VĂN TÂM
Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 06/2012
Trang 3MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING NONG LAM UNIVERSITY – HO CHI MINH CITY
*****************
LE THI THANH LAN
DESIGNING PARK OF BA HUYEN THANH QUAN
DA LAT CITY
GRADUATION DISSERTATION
LANDSCAPE DESIGN
Advisor: DO VAN TAM, Architecter
Ho Chi Minh City May /2012
Trang 4Thầy Đỗ Văn Tâm với tư cách là giáo viên hướng dẫn đã dành thời gian hướng dẫn chu đáo và giúp đỡ tận tình trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn này
Cuối cùng xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô đã tham gia giảng dạy trong suốt khóa học, người thân trong gia đình, các bạn bè đã động viên, hỗ trợ về vật chất và tinh thần trong quá trình học tập, góp phần quan trọng cho việc xây dựng và hoàn thành đề tài này
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Lê Thị Thanh Lan
Trang 5ii
TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “ Thiết kế công viên Bà Huyện Thanh Quan Thành phố Đà Lạt giai đoạn 1” được thực hiện tại Thành phố Đà Lạt từ tháng 1 đến tháng 5 đã thu được những kết quả sau:
Đề xuất phân khu chức năng cho công viên
Bản vẽ thiết kế tổng thể khu công viên
Bản vẽ thiết kế các phân khu
Bản vẽ phối cảnh tổng thể
Bản vẽ phối cảnh các phân khu
Thuyết minh thiết kế
Danh mục cây sử dụng trong thiết kế
Trang 6- Overall perspective drawings
- Perspective drawing of the subdivision
- Intelligent design theory
- The list of investigated trees in Da Nang
- List of plants used in the design
Trang 7iv
MỤC LỤC
Trang tựa
Lời cảm ơn i
Tóm tắt ii
Sumary iii
Mục lục iv
Danh sách các hình vii
Danh sách các bảng viii
Chương 1 MỞ ĐẦU 1
Chương 2 TỔNG QUAN 2
2.1 Vị trí địa lý, ranh giới và không gian công viên Bà Huyện Thanh Quan 2
2.1.1 Vị trí địa lý 2
2.1.2 Ranh giới 3
2.2 Điều kiện tự nhiên: 5
2.2.1 Khí hậu: 5
2.2.1.1 Bức xạ mặt trời: 5
2.2.1.2 Hoàn lưu khí quyển: 5
2.2.1.3 Nhiệt độ không khí: 5
2.2.1.4 Biên độ nhiệt: 6
2.2.1.5 Chế độ mưa: 6
2.2.1.6 Độ ẩm không khí: 6
2.2.1.7 Chế độ gió: 6
2.2.1.8 Thổ nhưỡng: 7
2.3 Những đối tượng cơ bản của thiết kế cảnh quan 7
2.3.1 Các yếu tố thị giác 7
2.3.1.1 Điểm 7
Trang 8v
2.3.1.2 Đường 7
2.3.1.3 Mảng 8
2.3.1.4 Khối 8
2.3.1.5 Sự chuyển động 8
2.3.1.6 Màu sắc 8
2.3.1.7 Kết cấu bề mặt 8
2.3.2 Các yếu tố phi thị giác 9
2.3.2.1 Âm thanh 9
2.3.2.2 Mùi 9
2.3.2.3 Xúc cảm 9
2.4 Các quy tắc sắp xếp cây xanh 9
2.4.1 Sự thống nhất 9
2.4.2 Sự tương phản 9
2.4.3 Sự cân bằng 10
2.4.4 Sự nổi bật 10
2.4.5 Tỷ lệ và sự cân đối 10
2.5 Đánh giá hiện trạng khu đất thiết kế 11
Chương 3 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
3.1 Mục tiêu 13
3.2 Nội dung 13
3.3 Phương pháp nghiên cứu 13
3.3.1 Công tác chuẩn bị 13
3.3.2 Phương pháp khảo sát thực địa 14
3.3.3 Phương pháp tham khảo tài liệu 14
3.3.4 Phương pháp thiết kế 14
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 15
4.1 Kết quả điều tra hiện trạng sử dụng đất 15
4.2 Những thận lợi và khó khăn 17
4.2.1 Thuận lợi: 17
Trang 9vi
4.2.2 Khó khăn: 17
4.3 Phương án thiết kế 17
4.3.1 Ý tưởng thiết kế 17
4.3.2 Phân khu chức năng 18
4.3.3 Bố cục không gian 18
4.4 Thuyết minh thiết kế 19
4.4.1 Khu trung tâm 20
4.4.2 Khu sinh vật cảnh 23
4.4.3 Khu đồi mộng mơ 26
4.4.4 Khu nhà kính 27
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 42
5.1 Kết luận 42
5.2 Kiến nghị 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO 44
Trang 10vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình Trang
Hình 2.1- Vị trí khu vực thiết kế 2
Hình 2.2- Phía Tây Bắc công viên 3
Hình 2.3 – Phía Tây Nam công viên 3
Hình 2.4 – Phía Đông Nam của công viên 4
Hình 2.5 – Phía Đông Bắc của công viên 4
Hình 2.6- Ảnh hiện trạng 1 11
Hình 2.7 – Ảnh hiện trạng 2 12
Hình 2.8 – Ảnh hiện trạng 3 12
Hình 4.1 – Ảnh hiện trạng 1 15
Hình 4.2 – Ảnh hiện trạng 2 16
Hình 4.3 – Ảnh hiện trạng 3 16
Hình 4.4 – Sơ đồ phân khu chức năng và giao thông công trình 18
Hình 4.5 – Mặt bằng tổng thể công viên 19
Hình 4.6– Phối cảnh toàn khu 20
Hình 4.7– Tiểu cảnh lối vào công viên 21
Hình 4.8– Tiểu cảnh hoa khu trung tâm 22
Hình 4.9– Góc phối cảnh khu sinh vật cảnh 23
Hình 4.10 – Tiểu cảnh suối 24
Hình 4.11 – Tiểu cảnh giàn hoa 25
Hình 4.12– Tiểu cảnh Bonsai 26
Hình 4.13 – Tiểu cảnh khu đồi mộng mơ 27
Hình 4.14 – Tiểu cảnh khu nhà kính 29
Hình 4.15 – Khu ngoạn cảnh 29
Trang 11viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng Trang
Bảng 4.1 – Các loài cây thân gỗ sử dụng trong công viên 29
Bảng 4.2 – Mô tả các loài cây thân gỗ sử dụng trong công viên 30
Bảng 4.3 – Các loài cây hoa nền và trồng mảng sử dụng trong công viên 32
Bảng 4.4 – Mô tả các loài cây hoa nền và trồng mảng sử dụng trong công viên 33
Bảng 4.5 – Các loài cây sử dụng làm Bonsai trong công viên 41
Trang 121
Chương 1
MỞ ĐẦU
Đà Lạt là một thành phố thuộc tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên Lâm
Viên, ở độ cao 1.500m so với mặt nước biển có diện tích tự nhiên: 393,29 km² Đà Lạt được Thủ tướng chính phủ Việt Nam công nhận là đô thị loại I vào ngày 24 tháng 3 năm 2009 Với nhiều cảnh quan đẹp, Đà Lạt là một trong những thành phố
du lịch nổi tiếng nhất của Việt Nam Trong thời Pháp thuộc, tên tiếng Latin Dat Aliis Laetitiam Aliis Temperiem có nghĩa là "cho những người này niềm vui, cho những người khác sự mát mẻ" Đà Lạt được mệnh danh với những cái tên là: thành phố ngàn hoa, thành phố tình yêu, thành phố mùa xuân, thành phố sương mù Quy hoạch chung Đà Lạt dựa trên mục tiêu xây dựng thành đô thị hiện đại, thân thiện với môi trường; đáp ứng vai trò, chức năng của một đô thị có tính chất đặc thù
về sinh thái, cảnh quan thiên nhiên của quốc gia và có ý nghĩa quốc tế Do có khí hậu ôn hòa, mát mẻ quanh năm, cảnh quan tự nhiên xinh đẹp, thơ mộng, những công trình kiến trúc đặc sắc… nên từ lâu Đà Lạt là trung tâm du lịch nghỉ dưỡng lớn
và nổi tiếng của cả nước và khu vực
Do có diện tích lớn lại nằm trong trung tâm thành phố được sự quan tâm của các cơ quan ban nghành công viên Bà Huyện Thanh Quan nằm trong số những công viên có tiềm năng và được chú trọng phát triển Vì vậy công viên Bà Huyện Thanh Quan đóng vai trò quan trọng không những đối với người dân của thành phố du lịch, khách du lịch mà nó còn là bộ mặt của một thành phố loại I
Vì lí do đó công viên bà Huyện Thanh Quan đã được tôi chọn và thực hiện làm đề tài tốt nghiệp chuyên nghành thiết kế cảnh quan của trường Đại học nông Lâm
Trang 13Công viên được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi, thư giãn của người dân thành phố và du khách khi đến với Đà Lạt
Hình 2.1 Vị trí khu vực thiết kế
Trang 143
2.1.2 Ranh giới
- Đường ranh giới phía Tây Bắc: giáp với Hồ Xuân Hương
Hình 2.2 Phía Tây Bắc công viên
- Đường ranh giới phía Tây Nam: giáp với chùa Quan Thế Âm
Hình 2.3 Phía Tây Nam công viên
Trang 154
- Đường ranh giới phía Đông Nam: giáp với trường cao đẳng Sư Phạm Đà Lạt
Hình 2.4 Phía Đông Nam của công viên
- Đường ranh giới phía Đông Bắc: giáp với khu dân cư
Hình 2.5 Phía Đông Bắc của công viên
Trang 165
2.2 Điều kiện tự nhiên
Công viên Bà Huyện Thanh Quan có điều kiện tự nhiên của Đà Lạt:
2.2.1 Khí hậu
Do ở độ cao trung bình 1.500 m và được bao quanh bởi những dãy núi cao nên tuy ở trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu Đà Lạt mang những nét riêng của vùng cao Vì vậy khí hậu công viên Bà Huyện Thanh Quan có những đặc trưng của khí hậu Đà Lạt là khí hậu nhiệt đới vùng cao
2.2.1.1 Bức xạ mặt trời
Tổng lượng bức xạ thu nhập là 114,8 Kcal/cm2/năm Lượng bức xạ lớn nhất vào tháng 3 và giảm dần vào mùa mưa, trong đó tháng thấp nhất là tháng 10 Đà Lạt, nó mang lại nền nhiệt độ thấp, tương đối ôn hòa, cho phép nuôi trồng quanh
năm các loại cây trồng á nhiệt đới
2.2.1.2 Hoàn lưu khí quyển
Nhân tố này quyết định thời tiết trong năm Khối không khí Biển Đông chiếm ưu thế từ tháng 11 đến tháng 4, thời kỳ này thời tiết ở Đà Lạt nắng, trời quang, nhiệt độ về đêm hạ thấp, biên độ nhiệt ngày lớn, độ ẩm thấp, không mưa Chủ yếu có gió Bắc hay Đông Bắc, năng suất cây trồng trong thời gian này cao hơn hẳn mùa mưa Từ tháng 4 trở đi, gió mùa Tây Nam được thiết lập và ảnh hưởng đến thời tiết Đà Lạt Từ tháng 5 đến tháng 10, thời tiết Đà Lạt thường xấu, nhiều mây,
có mưa, nhiệt độ và ẩm độ cao Sự hiện diện của áp thấp và bão ở Biển Đông trong thời kỳ này ảnh hưởng rõ rệt đến chế độ gió, mưa ở Đà Lạt Tuy nhiên khối không khí Thái Bình Dương thỉnh thoảng khống chế ở Đà Lạt, bởi vậy thời tiết đôi khi trở nên quang đãng, tạnh ráo, thường vào khoảng giữa tháng 7-8, giúp cho việc thu hoạch các sản phẩm vụ hè thu được thuận
2.2.1.3 Nhiệt độ không khí
Đà Lạt có nền nhiệt độ thấp do ảnh hưởng của độ cao địa hình, nhiệt độ trung bình là 18oC Nhiệt độ trung bình hàng năm dao động từ 17,5oC đến 18,2oC Tháng 1 là tháng có nhiệt dộ trung bình tháng cực tiểu vào khoảng 15,6oC, nhiệt độ
Trang 17Mùa mưa ở Đà Lạt thường bắt đầu giữa tháng 4, mưa tháng 4 và 5 thường là
mưa rào và dông vào buổi trưa - chiều Khi trường gió Tây Nam ổn định và mạnh dần lên từ tháng 6, bắt đầu có những đợt mưa kéo dài Những đợt mưa này cũng thường xảy ra khi có bão, áp thấp ở Biển Đông Mùa mưa thường kết thúc vào giữa tháng 10, đôi khi vào giữa tháng 11 Như vậy mùa mưa ở Đà Lạt kéo dài khoảng sáu tháng, tháng 4 và 11 là thời kỳ giao mùa
2.2.1.6 Độ ẩm không khí
Có tương quan chặt chẽ với lượng mưa ở Đà Lạt Trong mùa mưa, độ ẩm tương đối các tháng đạt trên 85% Thời kỳ ẩm nhất trong năm vào các tháng 7, 8, 9 với độ ẩm trung bình: 90 - 92% Mùa khô, độ ẩm giảm xuống dưới 80% Độ ẩm tương đối thấp nhất vào tháng 2, 3: 75 -78% Độ ẩm thấp nhất tuyệt đối thường xảy
ra vào lúc 13 - 14 giờ, có ngày xuống đến 7-10%
2.2.1.7 Chế độ gió
Hướng gió thịnh hành tại Đà Lạt thay đổi theo mùa Từ tháng 10 - 4, hướng
gió chủ yếu là Đông - Đông Bắc Gió Đông Bắc hoạt động mạnh vào tháng 11, 12
và tháng 1 Từ tháng 5 - 9 là thời kỳ hoạt động của gió Tây - Tây Nam Gió Tây thịnh hành trong tháng 7 và 8 Tốc độ gió trung bình hàng năm ở Đà Lạt là 2,1m/s Thời kỳ gió mạnh vào các tháng 11, 12, 1 Thời kỳ gió yếu và lặng vào tháng 1, 2,
Tóm lại, khí hậu Đà Lạt mang những đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa và khí hậu cao nguyên Đà Lạt có một chế độ nhiệt khá điều hòa và thấp, nhiệt độ trung bình năm thấp hơn so với cả nước Việt Nam Biên độ trung bình năm giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất không quá 3 - 4oC Điều kiện bức xạ dồi
Trang 187
dào Sự phân hóa theo mùa khí hậu kéo theo sự chia mùa sâu sắc trong chế độ mưa
ẩm đã quyết định các mùa vụ sản xuất Chính nhờ nền nhiệt độ tương đối ôn hòa mà
Đà Lạt đã phát triển thành một thành phố nghỉ dưỡng và du lịch nổi tiếng Các điều kiện khí hậu này đã cho phép việc sản xuất các loại rau hoa, cây đặc sản và nhiều loại cây trồng á nhiệt đới
2.2.1.8 Thổ nhưỡng
Đất đai Đà Lạt được phong hóa từ nhiều nguồn khác nhau như đá macma, đá trầm tích, đá biến chất, Các loại đất thường gặp ở Đà Lạt là: đất feralit đỏ vàng, đất mùn vàng xám Nhìn chung độ phì nhiêu ở đất đai Đà Lạt tương đối khá,diện tích đất bị thoái hóa không đáng kể, mặt hán chế là đất có độ dốc lớn nên rất dễ bị rửa trôi và xói mòn trong mùa mưa, khả năng giữ nước và dinh dưỡng không cao
2.3 Những đối tượng cơ bản của thiết kế cảnh quan
2.3.1 Các yếu tố thị giác
2.3.1.1 Điểm
- Thực chất, điểm là một chấm trên một mặt bất kỳ trong không gian
- Trong thiết kế cảnh quan, điểm được tượng trưng bởi một cụm tiểu cảnh nếu so với toàn bộ khu vườn, là một cây độc lập, hoặc 1 điểm nhấn trang trí
2.3.1.2 Đường
- Khi một điểm di chuyển sẽ tạo ra một đường
- Đường trong sân vườn theo nghĩa đen là các đường dạo, và nghĩa bóng là các dãy cây xanh liên tục
Trang 198
2.3.1.5 Sự chuyển động
Khi người quan sát di chuyển qua một không gian, các đối tượng lần lượt xuất hiện từ mặt trước đến các mặt bên, từ nhỏ đến to dần, đi vào và ra khỏi tầm nhìn
2.3.1.6 Màu sắc
Phối kết màu sắc trong sân vuờn để đạt được hòa sắc với các màu tương tự nhau và sử dụng những màu tương phản nhau để đạt được điểm nhấn và làm cho sân vườn trở nên sinh động hơn
2.3.1.7 Kết cấu bề mặt
- Kết cấu bề mặt từ mịn đến thô liên quan đến cảm giác xúc giác khi sờ lên
bề mặt, tạo cho người thưởng ngoạn cảm xúc khác nhau về sự bóng mịn và thô mộc của cảnh quan
- Tạo ra sự thay đổi bề mặt để làm thay đổi cảm thụ của người xem
(Trần Hợp, 1998 Cây xanh & Cây cảnh Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh, 255 trang)
2.3.2 Các yếu tố phi thị giác
Trang 20- Sự nổi bật: tập trung được sự thu hút của con người và làm cho không gian
có điểm nhìn, điểm nghỉ của mắt
- Sử dụng thủ pháp tương phản về hình dáng, kích cỡ, vật liệu hoặc màu sắc
để tạo nên sự nổi bật
2.4.5 Tỷ lệ và sự cân đối
- Hướng tới sự so sánh tương đối chiều cao, độ dài, diện tích, khối tích và khối lượng giữa một với nhiều đối tượng, giữa một đối tượng với không gian mà nó chiếm chỗ
Trang 2110
Tỷ lệ nhỏ:hướng tới sự thu nhỏ, các không gian hay kích thước đối tượng nhỏ hơn hoặc xấp xỉ kích thước con người
Tỷ lệ lớn: không gian và vật thể có xu hướng bao trùm con người,
con người cảm giác choáng ngợp và nhỏ bé trước không gian.Thường hướng tới các hình khối lớn, các chủ đề tư tưởng, ít chú trọng đến chi tiết
Tỷ lệ nhân bản: một cách tương đối khi kích thước mặt bằng từ 2 đến
20 lần chiều cao cơ thể người, chiều cao mặt đứng hay các bức tường
- Cần quan tâm đến thủ pháp đóng mở cảnh như tạo ra những khung hình, vị trí nhìn từ chỗ ngồi, khung cửa, trên đường dạo ở các vị trí đổi hướng, hoặc chuyển tiếp không gian để tạo cảnh vật lý thú hơn
- Quan tâm tới sự thay đổi về cao độ để tạo một chuỗi tuần tự hấp dẫn khi thay đổi các góc nhìn lên và xuống
(Vương Thị Thủy.Bài giảng phối kết cây xanh, Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, lưu hành nội bộ)
2.5 Đánh giá hiện trạng khu đất thiết kế
Diện tích đất nghiên cứu khoảng 3,1 ha nằm trong giai đoạn một của dự án công viên Bà Huyện Thanh Quan Khu đất có địa hình đồi thoải Có những chỗ gần như bằng phẳng phân bố ở những cao độ khác nhau
Do có khí hậu mát mẻ quanh năm nên rất thuân lợi cho cây hoa phát triển Khu đất nằm ngay trung tâm thành phố, phía trước là Hồ Xuân Hương thơ mộng nên đây cũng là nơi thu hút khách du lịch
Trang 2211
Hiện tại khu vực đang trong quá trình tiến hành thi công Hiện tại công viên
đã trồng một số cây đặc trưng như thông, mai anh đào
Một số hình ảnh hiện trạng:
Trang 2312
Hình 2.6 Ảnh hiện trạng 1
Hình 2.7 Ảnh hiện trạng 2
Trang 2413
Hình 2.8 Ảnh hiện trạng 3
Trang 2514
Chương 3
MỤC TIÊU, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Mục tiêu
Công viên Bà Huyện Thanh Quan được thiết kế nhằm đáp ứng các nhu cầu sau:
- Tạo dựng cảnh quan đẹp, đặc trưng cho thành phố
- Góp phần phát triển du lịch, kinh tế - xã hội của thành phố
- Thu hút được nhiều khách đến tham quan , vui chơi giải trí, chụp ảnh lưu niệm…
- Cải thiện môi trường tự nhiên, thanh lọc không khí
3.2 Nội dung
- Khảo sát, chụp hình hiện trạng
- Thu thập tham khảo tài liệu về điều kiện tự nhiên, khí hậu, địa hình
- Các bản vẽ thiết kế khác có địa hình đồi dốc
- Khảo sát các loài cây đặc trưng ở Đà Lạt
- Đề xuất ý tưởng thiết kế cho khu đất
- Phân khu chức năng cho công viên
- Xây dựng mặt bằng hiện trạng: địa hình, địa vật, mảng xanh
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Công tác chuẩn bị
- Xin các tài liệu có liên quan từ Công ty TNHH MTV dịch vụ đô thị Thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng gồm: bản vẽ Cad, giấy chứng nhận đã khảo sát công trình
- Tham khảo tài liệu qua sách, internet, các bài luận văn trước
Trang 2615
3.3.2 Phương pháp khảo sát thực địa
- Tiến hành khảo sát thực địa, chụp hiện trạng khu đất xây dựng
- Thu thập các bản đồ hiện trạng và qui hoạch khu đất
- Khảo sát, sưu tầm một số loài cây, hoa phù hợp với điều kiện tự nhiên của
Đà Lạt
3.3.3 Phương pháp tham khảo tài liệu
- Tham khảo điều kiện tự nhiên (khí hậu, thủy văn, hướng gió, nắng) ảnh hưởng đến khu đất này
- Tham khảo định hướng quy hoạch của tỉnh và của công ty chịu trách nhiệm thi công
- Tham khảo các loài cây có yếu tố khí hậu thổ nhưỡng phù hợp với Đà Lạt
- Tham khảo tài liệu khác có liên quan trên các sách, báo, internet
Thiết lập các phân khu chức năng cho khu đất
Thiết kế mạng lưới giao thông trên bản vẽ Autocad
Thiết kế mặt bằng tổng thể bằng phần mềm 3DMax
Thiết kế chi tiết cho từng phân khu chức năng
Dùng phần mềm photoshop để hoàn chỉnh bài thiết kế: mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng, phối cảnh tổng thể công trình và một số tiểu cảnh
- Lập bảng thống kê các loại cây được sử dụng trong thiết kế