Các đặc trưng hình thái của cây xanh có liên quan đến việc chọn loài và thiết kế hoa viên - công viên .... Khu phố An Thịnh thuộc Dự án Thung Lũng Xanh đã được khởi công từ năm 2009 và đ
Trang 1NGUYỄN THỊ LỆ KIỀU
THIẾT KẾ CÔNG VIÊN TRUNG TÂM CHO KHU PHỐ
AN THỊNH, TẠI XÃ AN PHƯỚC, HUYỆN LONG THÀNH, TỈNH ĐỒNG NAI
Trang 2THIẾT KẾ CÔNG VIÊN TRUNG TÂM CHO KHU PHỐ
AN THỊNH, TẠI XÃ AN PHƯỚC, HUYỆN LONG THÀNH, TỈNH ĐỒNG NAI
Chuyên ngành: Thiết kế cảnh quan
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn : TS ĐINH QUANG DIỆP
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012
Trang 3
LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, chỉ dẫn và động viên trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu Tác giả xin chân thành cảm ơn:
- Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh
- Ban chủ nhiệm Bộ môn Cảnh quan và kỹ thuật hoa viên
- Ban giám đốc công ty cổ phần Long Thuận Lộc
Đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập cũng như thực hiện luận văn này
Trân trọng cảm ơn:
Đã hướng dẫn và đóng góp ý kiến để thực hiện thành công và hoàn chỉnh luận văn này
Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả những người thân, bạn bè đã động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn này Xin chân thành cảm ơn
Thủ Đức, ngày 01 tháng 06 năm 2012
Sinh Viên NGUYỄN THỊ LỆ KIỀU
Trang 4
iii
TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “THIẾT KẾ CÔNG VIÊN TRUNG TÂM CHO KHU PHỐ
AN THỊNH, XÃ AN PHƯỚC, HUYỆN LONG THÀNH, TỈNH ĐỒNG NAI” được
tiến hành tại thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian từ 01/01/2012 đến 01/06/2012
Kết quả thu được:
- Thiết lập cảnh quan công viên cho khu phố An Thịnh
- Hệ thống các bản vẽ : mặt bằng cad, mặt bằng photoshop, mặt cắt, mặt đứng, phối cảnh tổng thể, tiểu cảnh
- Danh mục cây trồng phù hợp với công trình
Trang 5
MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa i
LỜI CẢM TẠ ii
TÓM TẮT iii
MỤC LỤC iv
DANH SÁCH CÁC HÌNH vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG viii
Chương 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề : 1
1.2 Lý do chọn đề tài: 1
1.3 Ý nghĩa của đề tài 2
Chương 2 TỔNG QUAN 3
2.1 Khái niệm về thiết kế cảnh quan và lợi ích của cây xanh 3
2.1.1 Khái niệm về thiết kế cảnh quan 3
2.1.2 Lợi ích của cây xanh 3
2.2 Các đặc trưng hình thái của cây xanh có liên quan đến việc chọn loài và thiết kế hoa viên - công viên 4
2.2.1 Hình dáng (form) 4
2.2.2 Kết cấu (texture) 4
2.2.3 Màu sắc (color) 4
2.3 Các nguyên tắc bố trí cây xanh đảm bảo sự hài hòa trong thiết kế hoa viên, công viên 5
2.3.1 Sự đơn giản 5
2.3.2 Sự thay đổi 5
2.3.3 Sự nhấn mạnh 5
2.3.4 Sự cân bằng 5
2.3.5 Sự liên tục 6
2.3.6 Sự cân đối 6
Trang 6
v
2.3.7.Sự bố trí cân bằng đối tâm 6
2.3.8 Bố cục hài hoà 6
2.3.9 Tỷ lệ hợp lý 7
2.3.10 Kích thước 7
2.3.11 Điểm quan sát 7
2.3.12 Sáng tối 7
2.4 Nguyên tắc chọn cây và phối kết cây 8
2.4.1 Các nguyên tắc chọn cây 8
2.4.2 Các nguyên tắc phối kết cây 8
2.4.2.1 Cây độc lập 8
2.4.2.2 Khóm cây 8
2.4.2.3 Hàng cây 9
2.4.2.4 Dây leo 10
2.4.2.5 Hoa 10
2.4.2.6 Cỏ 10
2.4.2.7 Rừng nhỏ 10
2.4.2.8 Bồn hoa 10
2.4.2.9 Chậu hoa, cây cảnh 11
2.5 Nhận định chung 11
2.6 Đặc điểm hiện trạng khu vực thiết kế 11
2.6.1 Đặc điểm hiện trạng tự nhiên 11
2.6.1.1 Địa hình : 12
2.6.1.2.Thổ nhưỡng : 12
2.6.1.3 Khí hậu : 12
2.6.1.4 Thực vật : 13
2.6.2 Đặc điểm hiện trạng khu quy hoạch 13
Chương 3 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 14
NGHIÊN CỨU 14
3.1 Mục tiêu của đồ án 14
3.2 Nội dung nghiên cứu 14
3.3 Phương pháp nghiên cứu 14
Trang 7
3.3.1 Phương pháp tham khảo tài liệu 14
3.3.2 Phương pháp điều tra thực địa 14
3.3.3 Phương pháp thiết kế 15
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 16
4.1 Phân tích hiện trạng khu vực thiết kế 16
4.2.Ý tưởng thiết kế 16
4.3 Thuyết minh thiết kế 18
4.3.1 Khu vực quảng trường 19
4.3.2 Khu vực đồi cảnh 20
4.3.3 Khu vực giàn leo 21
4.3.4 Tiểu cảnh sò hoa 22
4.3.5 Tiểu cảnh tháp hoa 23
4.3.6 Khu trò chơi thiếu nhi 24
4.4 Đề xuất chủng loại cây trồng 24
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 28
5.1 Kết luận 28
5.2 Kiến nghị 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO 29
PHỤ LỤC 30
Trang 8
vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH TRANG
Hình 2.1 :Vị trí khu Thung Lũng Xanh-Long Thành- Đồng Nai 12
Hình 2.2 : Hiện trạng công viên 13
Hình 4.1 : Mặt bằng cad tổng thể TL 1/500 17
Hình 4.2 Mặt bằng tổng thể công trình 18
Hình 4.3 Phối cảnh quãng trường 19
Hình 4.4: Phối cảnh đồi 20
Hình 4.5: Phối cảnh giàn hoa 1 21
Hình 4.6 : Phối cảnh sò hoa 22
Hình 4.7: Phối cảnh tháp sò hoa 23
Hình 4.8: Phối cảnh khu trò chơi thiếu nhi 24
Trang 10du lịch là một trong những sự chọn lựa phổ biến nhất
Nằm cách TP.HCM khoãng 28km đi bằng đường cao tốc TP.HCM-Long Thành- Dầu Giây, dự án Thung Lũng Xanh đang được xây dựng tại xã An Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, là một trong những dự án nghỉ dưỡng mới của Tỉnh, có vị trí địa lý thuận lợi, khí hậu mát mẻ , trong lành với vùng đất Long Thành nổi tiếng cây trái tươi tốt quanh năm đem lại cảm giác được sống và hòa mình giữa thiên nhiên tươi đẹp
Chính vì vậy, việc xây dựng Dự án Thung Lũng Xanh là rất cần thiết, không chỉ phục vụ cho khách trong nước mà còn thu hút du khách ở khắp nơi trên thế giới, góp phần quảng bá hình ảnh địa phương nói riêng và cả nước nói chung
Khu phố An Thịnh thuộc Dự án Thung Lũng Xanh đã được khởi công từ năm
2009 và đang trong tiến trình hoàn thành, công viên trung tâm thuộc khu phố này, vì vậy việc bố trí và thiết kế mảng xanh khu công viên trung tâm của dự án là hết sức cần thiết để có thể hoàn thành đúng tiến độ dự án
1.2 Lý do chọn đề tài:
Xuất phát từ tình hình thực tế, khu công viên trung tâm thuộc khu phố An Thịnh hiện vẫn chưa hoàn thành về phần thiết kế mảng xanh nên việc lựa chọn khu công viên này làm đề tài thiết kế là một việc hết sức cần thiết và nhằm vào mục tiêu cuối cùng là tạo ra một cảnh quan đẹp cho khu phố với những thiết kế mang tính thẩm
mỹ nhưng vẫn đảm bảo công năng cùng sự kết hợp cây xanh một cách phù hợp nhất
Trang 11
1.3 Ý nghĩa của đề tài
Đề tài có giá trị thực tiễn là xây dựng một cảnh quan đẹp cho khu phố An Thịnh, tạo ra một không gian vui chơi, nghỉ ngơi và thư giãn cũng như là đáp ứng nhu cầu ngắm nhìn của người dân trong khu phố
Giá trị khoa học của đề tài là thiết lập được các cơ sở lý thuyết thiết kế cho một
đồ án thiết kế cảnh quan một cách cụ thể
Trang 12
3
Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Khái niệm về thiết kế cảnh quan và lợi ích của cây xanh
2.1.1 Khái niệm về thiết kế cảnh quan
Theo Lê Đàm Ngọc Tú (2008), thiết kế cảnh quan là thiết kế không gian hoạt động của con người ở bên ngoài công trình, bất kì những yếu tố nào, không gian sống nào nằm bên ngoài công trình đều thuộc phạm vi của cảnh quan Con người không thể chỉ sống trong một không gian duy nhất là không gian trong nhà hay ngoài nhà, mà hai quan hệ không gian đó luôn song song tồn tại để phục vụ con người Chính vì mối quan hệ mật thiết không tách rời đó, mà khi thiết kế cảnh quan, không thể thiết kế độc lập mà cần phải luôn đặt trong quan hệ qua lại và trù liệu trước những tác động của công trình và không gian cảnh quan sắp được tạo ra
Thiết kế cảnh quan xét cho cùng chính là việc hành xử với cây xanh Cây xanh
là một vật thể sống, có tác động qua lại với tất cả những yếu tố vô cơ và hữu cơ xung quanh nó Chính vì vậy công việc của người thiết kế cảnh quan không thể tách rời khỏi nhiệm vụ xem xét tất cả những yếu tố môi trường tác động đến cây xanh trong quá trình thiết kế Như vậy có thể kết luận, việc thiết kế cảnh quan phải đặt trong mối quan
hệ tam giác giữa 3 yếu tố: cây xanh, công trình và môi trường
2.1.2 Lợi ích của cây xanh
Theo Chế Đình Lý (1997), cây xanh là một bộ phận hợp thành quan trong trong thiết kế cảnh quan Đặc biệt trong điều kiện khí hậu của nước ta thì cây xanh càng có
vị trí vô cùng quan trọng trong việc cải tạo môi trường sống của con người Vai trò của cây xanh có thể tóm tắt trong bốn công dụng sau :
+ Cải thiện khí hậu : điều hòa nhiệt độ khi trời nắng, ngăn giữ lại khí độc từ các khu công nghiệp, hạn chế xói lỡ khi trời mưa to và điều hòa ẩm độ không khí
+ Giải quyết vấn đề kỹ thuật học môi sinh
+ Có vai trò quan trọng trong kiến trúc và trang trí cảnh quan
Trang 13
+ Cung cấp gỗ củi, trái giống (bảo tồn gen)…
2.2 Các đặc trưng hình thái của cây xanh có liên quan đến việc chọn loài và thiết
kế hoa viên - công viên
Theo Chế Đình Lý (1997), thiết kế trồng cây là một nghệ thuật và phải phục vụ cho một chức năng nào đó, vì vậy việc thiết kế cần đến kiến thức chọn loài và nguyên tắc phối trí thiết kế cây xanh, sau đây là một số các đặc trưng cần thiết cho việc chọn
loài trong thiết kế:
2.2.1 Hình dáng (form)
Hình dáng là vẻ bên ngoài của cây, bao gồm thân, lá Nhà thiết kế thường được tiến hành trên hình ảnh trưởng thành của một cây Nhưng dạng trung gian của cây cũng cần được xem xét, đặc biệt là loài cây sinh trưởng chậm
Hầu hết các loài thực vật có dạng tròn và ngang hơn là dạng đứng Dạng tròn và ngang thì lại kém lãng mạn hơn dạng đứng vì chúng phổ biến
Dáng vẻ bề ngoài của cây phụ thuộc vào kiểu phân cành Góc phân cành
ở điểm mà các cành non tách khỏi thân cây tạo ra các dạng hướng lên trên Các dạng tròn tạo ra bởi góc rộng hơn
Màu sắc tạo ra từ sự chiếu sáng, thu hút và phản chiếu ánh sáng
Một lượng nhỏ phản chiếu ánh sáng sinh ra màu sậm Một lượng lớn phản chiếu ánh sáng sinh ra màu nhạt Các cây với lá màu xanh đậm được phản chiếu một lượng nhỏ ánh sáng và các lá cây với lá màu vàng phản chiếu một lượng lớn ánh sáng
Trang 142.3.1 Sự đơn giản
Đơn giản không có nghĩa là tẻ nhạt Nó có nghĩa là sự tổ hợp khôn khéo của các thành phần tạo nên sự quyến rũ mà vẫn giải quyết tốt các yêu cầu về chức năng
Yếu tố quan trọng nhất trong việc tạo ra sự đơn giản của thiết kế là sự lặp lại
Sự lặp lại có thể áp dụng đối với hình dạng, kết cấu, màu sắc cũng như đối với những cây đặc biệt
Gồm có cân bằng đối xứng và cân bằng không đối xứng
+ Cân bằng đối xứng là dùng các cây trồng giống nhau trên hai phía của đường vào và cả hai phía cuối của một ngôi nhà, hay cả hai góc của một lô đất, sao cho hình dạng của một phía tạo ra một hình ảnh soi gương trên phía đối diện
Trang 15
+ Cân bằng không đối xứng được tạo ra bằng cách dùng các dạng cân bằng không cùng kích thước Ví du: một cây to có thể cân bằng với ba cây bụi nhỏ
Màu sắc có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng bằng cách tăng thêm sức hấp dẫn nhìn cho một phong cảnh Ví dụ: một cây có màu sáng trên một cạnh của một đơn vị cây trồng có thể cân bằng với những phần cuối của đơn vị cây trồng bởi nhiều cây cùng loại hay cùng kích thước mà có sức thu hút kém hơn
Kết cấu cũng dự phần vào sự cân bằng Khi kết cấu thể hiện sự thay đổi trong một đơn vị cây trồng, cần nhiều cây có kết cấu mịn hơn để cân bằng với cây có kết cấu thô
Lý, 1997)
Ngoài ra khi bố trí cần chú ý đến những yếu tố sau :
2.3.7.Sự bố trí cân bằng đối tâm
Bố trí cân bằng đối tâm là cách bố trí xung quanh một trọng tâm, từng cụm cây hoa lá đều là những phần tử đối xứng với nhau Kiểu bố trí này thể hiện rõ khi xây dựng các đài phun nước, các bồn hoa lớn.Từ bất cứ góc độ nào trong khu vực cũng đều thấy nổi bật khu vực chính Kiểu bố trí này nên sử dụng hạn chế ở những diện tích vườn nhỏ vì sẽ không thích hợp bởi tính kinh điển của nó
2.3.8 Bố cục hài hoà
Bố cục hài hoà là nguyên tắc hàng đầu khi tạo cảnh Sự hài hoà bắt nguồn từ thiên nhiên và chỉ có được khi đạt được sự hợp lý khi phối hợp các
Trang 16
7
yếu tố đất, nước, cây hoa, đá và không gian Những đối tượng có thể hoà trộn,
ăn khớp hoặc thích hợp với nhau gọi là sự hài hoà
Ví dụ các tảng đá phải nằm ở bờ dốc sườn đồi mà không nên bố trí ở bãi phẳng, cây trồng gần mặt nước thì phải ngả hoặc rủ về phía mặt nước
2.3.9 Tỷ lệ hợp lý
Tỷ lệ là sự cân đối hài hoà của các yếu tố hình khối tạo không gian Sự thoả đáng hợp lý giữa chiều dài, rộng, cao làm cho cảnh quan có chiều sâu, xác thực
Ví dụ khi thiết kế một giàn cây che nắng hay nhà nghỉ giữa vườn cần tính độ cao của giàn cây hợp lý so với tầm vóc chiều cao của chủ nhà và bàn ghế ngồi nghỉ đặt trong đó
2.3.10 Kích thước
Kích thước xác định độ lớn của mọi vật thể Độ lớn của mọi vật thể đều
có mối quan hệ đến độ hẹp rộng của khu đất cần thiết kế Xác định độ lớn hợp
lý sẽ làm cho việc thưởng ngoạn dễ dàng tại điểm quan sát Không giải quyết thoả đáng về kích thước sẽ làm cho du khách khó mà thưởng ngoạn được đầy
đủ vẻ đẹp của một tiểu cảnh nào đó
2.3.11 Điểm quan sát
Khi thiết kế một tiểu cảnh chúng ta phải biết khéo léo bố trí để có thể thưởng ngoạn được đầy đủ nhiều góc độ của tiểu cảnh Thông thường điểm quan sát thuận tiện luôn nằm trên đường nhỏ nối tiếp giữa các khu vực trong vườn vì vậy ta luôn bố trí mặt chính của tiểu cảnh quay về phía đường đi dạo Điểm quan sát trung tâm chính bao giờ cũng đặt ở khu vực chính Tại vị trí này
có thể bao quát được hầu hết các khu vực trong vườn
2.3.12 Sáng tối
Tương quan sáng tối có ý nghĩa rất lớn trong việc gây cảm giác về độ nông sâu của không gian, hình khối của các yếu tố tạo hình, trang trí trong kiến trúc cảnh quan Hình khối được chiếu sáng có cảm giác xa hơn Quy luật này được sử dụng để làm nổi bật các yếu tố chính, thu hút được sự chú ý của người xem
Trang 17Cây có thân, lá, hoa đẹp
Đối với các công trình quay mặt về hướng Nam, nên chọn cây trồng có tán lá cao và lớn, thân cây thẳng hoặc cây lá kim thưa
Phía có gió lạnh thổi mùa đông nên chọn những cây có tán lá lớn, hình trụ, có cành từ gốc đến ngọn, hoặc rậm rạp
2.4.2 Các nguyên tắc phối kết cây
Theo Hàn Tất Ngạn (1999), sau khi đã chọn được những loại cây phù hợp thì việc tổ chức phối kết cây là rất quan trọng Một số cách phối kết cây như sau:
2.4.2.1 Cây độc lập
Cây độc lập là cây có hình khối, dáng dấp và màu sắc đẹp, có kích thước
tỷ lệ hài hòa với không gian kiến trúc, thường được bố trí độc lập Cụ thể là: + Cây độc lập được bố trí trong không gian trống của vườn-công viên,
trến các quảng trường Ở đây để thụ cảm được trọn vẹn giá trị trang trí của cây độc lập, cây phải có hình thức tán độc đáo (rủ, tháp, cầu,…), màu sắc lá rực rỡ tương phản với màu mảng cây xung quanh
+ Cây độc lập được bố trí cạnh công trình xây dựng
+ Cây độc lập còn được bố trí bên lối đi, chỗ rẽ của con đường: trong trường hợp này nên bố trí những loài hoa đẹp hay cây thân gỗ có kích thước nhỏ mang lại hiệu quả thụ cảm trọn vẹn
2.4.2.2 Khóm cây
Khóm cây gồm một số cây được tổ hợp trong một bố cục trọn vẹn, riêng
lẻ Thành phần khóm cây có thể là cây thân gỗ, cây bụi, hoặc hỗn hợp cây thân
gỗ, cây bụi Cây trong khóm có thể khác nhau về độ lớn, độ thưa thoát của tán
lá Việc bố trí và tạo hình khóm cây rất phong phú và đa dạng
Trang 18
9
Có thể tạo cảm giác đồng nhất khi khóm cây cùng loại, hoặc tạo cảm giác sinh động bằng việc tổ chức trong khóm những cây có màu sắc và cấu trúc chủ đạo khác nhau
Chúng ta có thể tổ hợp các loài cây sao cho nở cùng lúc để tạo ra được mảng màu nhất định, hoặc chọn các loài cây có thời kỳ nở hoa khác nhau để duy trì trong khóm cây mùa nào cũng có hoa
Để có được hình khối dáng dấp khóm cây theo ý muốn hoặc theo chủ đề nào đó, có thể cắt xén khóm cây Khóm cây có thể được bố trí cụ thể như sau: + Khóm cây được bố trí ở những khoãng trống của vườn, công viên, trên các quảng trường đô thị: ở đây khóm cây làm nhiệm vụ chuyển tiếp sự chú ý của con người từ chổ phân tán đến chỗ tập trung vào những nhân tố chính của quần thể cảnh quan trung tâm đô thị hoặc công viên
+ Khóm cây được bố trí bên công trình xây dựng: có tác dụng chi phối bố cục chung của quần thể kiến trúc
+ Khóm cây được bố trí bên bờ nước: hình dáng, màu sắc khóm cây có ý nghĩa rất quan trọng
+ Khóm cây được bố trí ở cuối đường: ở đây khóm cây làm nhiệm vụ khép kín phối cảnh
2.4.2.3 Hàng cây
Hàng cây là cây trồng theo những đường nhất định, có thể thẳng hay tròn, hoặc cong… Mục đích của việc chọn cây theo hàng là phân đoạn không gian và tạo bóng mát, gồm
có trồng theo dạng trồng thưa và dạng trồng dày
Hàng cây thưa: có nhiều loại, một hàng, hai hàng, hay nhiều hàng Việc trồng cây theo hàng có vẻ đơn điệu nhưng rất phong phú Hàng cây thưa thường được bố trí trên đường phố và trước công trình xây dựng
Hàng cây dày gồm 3 loại: tường cây xanh, hàng rào cây xanh và đường viền:
+ Tường cây xanh là hàng rào cây dày có độ cao trên 3m, có thể bằng cây thân
gỗ, cây bụi
+ Hàng rào cây xanh là hàng cây dày có độ cao từ 0,5-3m, thường là cây bụi
+ Đường viền là hàng cây dày có độ cao dưới 0,5m, thường là cây bụi, cây thân thảo
Trang 19
2.4.2.4 Dây leo
Là loài cây chỉ “đứng” được khi dựa vào các yếu tố tạo cảnh khác như dàn, mặt nhà, tường chắn….Có tác dụng trang trí trực tiếp trên bề mặt kiến trúc Đặt biệt cây leo chiếm vị trí chủ đạo trong kiến trúc pergola ( giàn cây )
Cây leo giàn là kiểu trang trí thoáng trong không gian và có giá trị bóng mát
Giàn cây có vai trò nhấn mạnh tính chất trang trí lối đi là sự chuyển tiếp không gian từ khu vực này sang khu vực khác
Trên các quảng trường , sân bãi thể thao, cỏ thường là thành phần trang trí chính, vừa cải thiện môi trường vừa là nơi nghỉ ngơi cho quảng đại quần chúng
2.4.2.7 Rừng nhỏ
Đây là thành phần bố cục chủ yếu của cảnh quan công viên, chiếm diện tích lớn Đó là thành phần hình khối chủ yếu tạo không gian trống trong công viên Cây trong rừng nhỏ có thể một loài hay nhiều loài
Cây được bố trí theo bố cục tự do để đem lại hiệu quả rừng cây tự nhiên
2.4.2.8 Bồn hoa
Là một khu đất nhất định được trồng hoa đều khắp Bồn hoa hầu như bố trí khắp mọi nơi chẳng hạn trên đường phố, quảng trường, trong các công trình công cộng, nhà ở, vườn –công viên Vì có tính trang trí cao nên bồn hoa thường được bố trí ở lối ra vào công trình, trên bãi cỏ hẹp, nơi ngồi nghỉ, chỗ rẽ của con đường nhằm thu hút sự chú ý Bồn hoa được bố cục làm 2 nhóm: bồn hoa cân xứng đều đặn và bồn hoa tự nhiên
Trang 20
11
+ Bồn hoa tự nhiên: là bồn hoa tự do, đường bao tự nhiên Khi trồng nhiều loài hoa trong bồn nên trồng những loài có thời gian ra hoa kế tiếp nhau gọi là “ bồn hoa quanh năm ”, thường được dùng trong trang trí vườn –công viên, quảng trường…
+ Bồn hoa cân xứng đều đặn: là bồn có dạng hình học mà bên trong hoa cũng được trồng theo hàng lối nhất định, hoa trồng trong dạng bồn này thường là một loài hoa để
dễ biểu hiện được tính chất cân xứng đều đặn của bồn
2.4.2.9 Chậu hoa, cây cảnh
Thường được dùng để trang trí trên sân, hiên, hè, bên đường, lối vào nhà, ban công hay quảng trường Phải lựa chọn loài cây trồng cho thích hợp vì không phải loài cây nào cũng đều sinh trưởng và phát triển trong “ bọc đất” bé nhỏ được
2.5 Nhận định chung
Qua các khái niệm và nguyên lý trên, nhận thấy để thiết kế một hạng mục nào
đó, người thiết kế cần phải trang bị cho mình những hiểu biết nhất định về những các khái niệm, quy trình và những nguyên lý thiết kế, cách phối kết cây xanh, để đảm bảo việc thiết kế đạt được công năng tối ưu
2.6 Đặc điểm hiện trạng khu vực thiết kế
2.6.1 Đặc điểm hiện trạng tự nhiên
Khu Công viên trung tâm nằm trong khu phố An Thịnh thuộc dự án Thung Lũng Xanh Dự án này có quy mô diện tích là 45 hecta
Thung Lũng Xanh có vị trí vô cùng thuận lợi Phía bắc và phía tây giáp khu công nghiệp Long Thành, phía đông và nam giáp khu dân cư hiện hữu Dự án Thung Lũng Xanh liền kề với khu quy hoạch tổng thể Trung tâm hành chính tỉnh Đồng Nai Ngay cạnh khu du lịch bò sữa Long Thành
Từ Thung Lũng Xanh đến sân bay quốc tế Long Thành khoảng 5 km, đến cảng quốc tế Thị Vải khoảng 2 km Cách nút giao thông đường cao tốc TP.HCM-Long Thành-Dầu Giây khoảng 6km
Trang 21
Hình 2.1 :Vị trí khu Thung Lũng Xanh-Long Thành- Đồng Nai
2.6.1.1 Địa hình :
Địa hình đồi dốc nhưng hiện nay đã được san bằng để thi công dự án, giữa mảnh đất
có hồ nhân tạo sâu khoãng 2m50
2.6.1.2.Thổ nhưỡng :
Các loại đất hình thành trên phù sa cổ và trên đá phiến sét như đất xám, nâu xám
2.6.1.3 Khí hậu :
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo
Nhiệt độ trung bình năm 25 – 27 oC, tháng lạnh nhất cũng không dưới 23,5 oC, số giờ nắng trong năm 2.500 – 2.860 giờ
Độ ẩm trung bình : 80 – 82%
Hai mùa rõ rệt : mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa tương đối lớn, trung bình năm 1.700 – 1.800 mm Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, thời tiết nắng, nóng, độ ẩm thấp, có khi xuống dưới 70%
Tổng năng lượng bức xạ trung bình hàng năm khoảng 110 – 120 kcal/cm2 và phân bố đều qua các tháng Tháng 12 nhỏ nhất là 7,5 – 8,5 kcal/cm2; tháng 4 cao nhất là 13,5
Trang 22muồng đen, bàng đài loan
2.6.2 Đặc điểm hiện trạng khu quy hoạch
Khu Công viên trung tâm nằm trong khu phố An Thịnh của dự án Thung Lũng Xanh, có diện tích là khoãng hơn 6500 m2,hiện cả khu phố vẫn chưa được thi công vì vậy nên bốn hướng của công viên đều là dãy đất trống, chỉ có vĩa hè đã được hình thành xong Khu đất có dạng hình vuông, giáp đường nên rất thuận tiện để di chuyển và tham quan Các tuyến giao thông, đường dạo đã được bố
trí
Hình 2.2 : Hiện trạng công viên
Trang 233.2 Nội dung nghiên cứu
- Thu thập và tham khảo các tài liệu làm cơ sở thiết kế
- Khảo sát, chụp hình hiện trạng của khu đất
- Xác định mặt bằng hiện trạng khu đất
- Tìm hiểu các loại cây phù hợp có thể đưa vào thiết kế
- Đưa ra những đề xuất về thiết kế, ý tưởng thiết kế
- Lập danh sách đề xuất các chủng loại cây trồng
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp tham khảo tài liệu
- Xác định thành phần, loại đất của khu thiết kế
- Xác định điều kiện khí hậu, thủy văn, hướng gió, nắng ảnh hưởng đến khu đất này
- Tham khảo tài liệu về các loài cây đặc biệt về chiều cao, dạng tán, và đặc tính sinh lý của cây ở các sách, tạp chí, trang web trong và ngoài nước
- Thu thập các tài liệu nguyên tắc bố trí và phối kết cây xanh ở các sách, giáo trình bài giảng của giảng viên, hay trên mạng, internet…
3.3.2 Phương pháp điều tra thực địa
- Khảo sát khu vực thiết kế:
+ Chụp hình hiện trạng khu vực và xung quanh