1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ KỸ THUẬT CANH TÁC RAU ĂN LÁ VỤ XUÂN HÈ NĂM 2012 TẠI HUYỆN ĐĂK PƠ, TỈNH GIA LAI

101 310 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 2,83 MB

Nội dung

Kết quả điều tra, thu thập thông tin và phỏng vấn trực tiếp bằng phương pháp điều tra nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân PRA theo mẫu phiếu soạn sẵn, số hộ điều tra là 50 hộ ch

Trang 1

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ KỸ THUẬT CANH

TÁC RAU ĂN LÁ VỤ XUÂN HÈ NĂM 2012 TẠI

HUYỆN ĐĂK PƠ, TỈNH GIA LAI

Sinh viên thực hiện: VŨ THỊ THÙY DƯƠNG Ngành: NÔNG HỌC

Niên khóa: 2008 - 2012

Tháng 07 năm 2012

Trang 2

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ KỸ THUẬT CANH

TÁC RAU ĂN LÁ VỤ XUÂN HÈ NĂM 2012 TẠI

HUYỆN ĐĂK PƠ, TỈNH GIA LAI

Tác giả

VŨ THỊ THÙY DƯƠNG

Khóa luận được đệ trình để đấp ứng yêu cầu

cấp bằng kỹ sư ngành Nông học

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:

ThS Phạm Hữu Nguyên

Tháng 07 năm 2012

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Phạm Hữu Nguyên đã tận tình hướng dẫn, giúp

đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện để hoàn thành khóa luận này

Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường , tất cả quý thầy cô trong khoa Nông học trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, phân hiệu Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh tại Gia Lai đã giúp đỡ trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài

Xin chân thành cảm ơn các cán bộ Ủy ban nhân dân huyện Đăk Pơ, phòng Nông nghiệp, phòng Thống Kê, phòng Tài nguyên – Môi trường huyện Đăk Pơ, Ủy ban nhân dân, hội Nông dân, các hộ nông dân hai xã Tân An và Cư An đã nhiệt tình hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài

Sau cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến toàn thể gia đình, bạn bè

đã động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện

đề tài

Pleiku, tháng 08 năm 2012

Người thực hiện

Vũ Thị Thùy Dương

Trang 4

TÓM TẮT

Đề tài “Điều tra tình hình sản xuất, kỹ thuật canh tác rau ăn lá vụ Xuân Hè 2012 tại huyện Đăk Pơ, tỉnh Gia Lai” đã được thực hiện tại huyện Đăk Pơ, tỉnh Gia Lai từ tháng 02 năm 2012 đến tháng 4 năm 2012 Kết quả điều tra, thu thập thông tin và phỏng vấn trực tiếp bằng phương pháp điều tra nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA) theo mẫu phiếu soạn sẵn, số hộ điều tra là 50 hộ chuyên sản xuất rau

ăn lá tại hai xã Tân An và Cư An cho biết:

- Về tình hình sản xuất rau: Toàn huyện Đăk Pơ có 8 vùng sản xuất rau, tập trung ở 2 vùng lớn: xã Tân An và xã Cư An Tổng diện tích trồng rau các loại của huyện vụ Đông Xuân Năm 2011 – 2012 là 2.338 ha trong đó rau ăn lá là: 618,4 ha.Tổng diện tích trồng rau của mỗi nông hộ biến động từ 300 – 2.500 ha, trung bình

là 946 m2

- Về các loại giống rau ăn lá: Có 8 loại rau ăn lá đang được trồng tại 2 xã Tân

An và Cư An: cải bắp, cải ngọt, cải thìa, cải bẹ xanh, cải dưa, xà lách, rau muống, mồng tơi Trong đó cải bắp, xà lách, cải ngọt là 3 loại rau ăn lá được trồng phổ biến nhất Các nông hộ đều sử dụng giống F1 để trồng

+ Có 100 % tổng số hộ trồng rau luân canh

+ Xử lý hạt giống trước khi gieo trồng: Có: 62,5 % số nông hộ xử lý hạt giống bằng nước nóng và 37,5 % số hộ xử lý bằng thuốc hóa học

+ Phương pháp gieo trồng: Có 5 loại rau (cải bắp, cải bẹ xanh, cải thìa, cải dưa,

xà lách) trồng bằng cây con, 3 loại rau (cải ngọt, rau muống mồng tơi) gieo trực tiếp

+ Nguồn nước tưới rau: Sử dụng 2 nguồn nước chính là giếng và ao, hồ

+ Nguồn giống rau: 100 % số hộ sử dụng giống F1 của các công ty giống

+ Phân bón: Có 92,0 % số hộ sử dụng phân hữu cơ, 100,0 % số hộ sử dụng phân vô cơ và các loại phân bón lá

Trang 5

- Về tình hình sâu bệnh hại và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên rau ăn lá: + Có 8 loại sâu hại và 4 loại bệnh hại phổ biến trên các loại rau ăn lá, có 10 loại thuốc trừ sâu, 8 loại thuốc trừ bệnh và 2 loai thuốc trừ cỏ được dùng để phòng trừ dịch hại trên rau ăn lá, không có loại thuốc nào bị cấm sử dụng trên cây rau

+ Có 36,0 % số hộ phun thuốc định kỳ, 64,0 % số hộ phun thuốc khi phát hiện triệu chứng sâu bệnh hại; tổng số lần phun thuốc/ vụ phổ biến từ 2 – 9 lần, trong đó cải bắp và cải dưa có số lần phun nhiều nhất

+ Có 8,0 % số hộ không đảm bảo thời gian cách ly rau với thuốc hóa học trước khi thu hoạch

+ Có 100,0 % số hộ không có kho chứa thuốc bảo vệ thực vật

- 80,0 % số hộ không cách ly sản phẩm với đất khi thu hoạch, 100,0 % số hộ không sử dụng hóa chất để xử lý rau sau thu hoạch và không đóng gói bao bì

- 100,0 % số hộ sản xuất rau bán sỉ cho thương lái

+ Thị trường tiêu thụ chính: Quy Nhơn, Đà Nẵng

- Hiệu quả kinh tế: Tính trên 1.000 m2, lợi nhuận trồng rau ăn lá biến động từ 3.232.400 – 9.718.500 đồng, trung bình 5.789.600 đồng, mồng tơi và cải thìa là 2 loại rau có lợi nhuận cao nhất; tỷ suất lợi nhuận từ 1,0 – 2,1 lần, trung bình 1,5 lần

- Có 82,0 % số hộ trồng rau theo kinh nghiệm, 18,0 % số hộ trồng rau theo sách, tài liệu kỹ thuật

- 100,0 % số hộ có đề xuất về giá cả và các vấn đề khác, 16,0 % về kỹ thuật, 14,0 % về vốn

Trang 6

MỤC LỤC

Trang

TRANG TỰA i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT iii

MỤC LỤC v

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii

DANH SÁCH CÁC BẢNG ix

DANH SÁCH CÁC HÌNH xi

Chương 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục đích, yêu cầu và giới hạn của đề tài 1

1.2.1 Mục đích 1

1.2.2 Yêu cầu 2

1.2.3 Giới hạn của đề tài 2

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1 Tình hình sản xuất rau trên thế giới và trong nước 3

2.1.1 Tình hình sản xuất rau trên thế giới 3

2.1.2 Tình hình sản xuất rau trong nước 4

2.1.2.1 Tình hình sản xuất 4

2.1.2.2 Tình hình tiêu thụ rau 6

2.2 Giới thiệu các loại rau ăn lá đang được trồng tại huyện Đăk Pơ vụ Xuân Hè năm 2012 7

2.2.1 Cải bắp 7

2.2.2 Rau cải ( Cải ngọt, cải thìa, cải bẹ xanh, cải dưa) 8

2.2.3 Xà lách 10

2.2.5 Mồng tơi 11

Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12

3.1.Thời gian và địa điểm 12

3.2 Phương tiện và phương pháp nghiên cứu 12

Trang 7

3.2.1 Phương tiện và trang thiết bị 12

3.2.2 Phương pháp nghiên cứu 12

3.3.Tổng hợp và xử lý số liệu 13

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 14

4.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội huyện Đăk Pơ, tỉnh Gia Lai 14

4.1.1 Điều kiện tự nhiên 14

4.1.2 Điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội 17

4.2 Kết quả điều tra nông hộ 19

4.2.1 Tình hình dân số và thành phần lao động 19

4.2.2 Tình hình phân bố diện tích rau 20

4.2.3 Các loại rau ăn lá hiện đang được trồng tại các nông hộ 20

4.2.4 Kỹ thuật canh tác 24

4.2.4.1 Thời vụ sản xuất rau ăn lá 24

4.2.4.2 Kỹ thuật làm đất tại 50 hộ điều tra 24

4.2.4.3 Hệ thống cây trồng 25

4.2.4.4 Nguồn giống rau 26

4.2.4.5 Cách nhân giống và xử lý hạt giống trước khi trồng 28

4.2.4.6 Thời gian sinh trưởng, thu hoạch các loại rau ăn lá vụ Xuân Hè năm 2012 29

4.2.4.7 Lượng hạt giống, khoảng cách và mật độ gieo trồng các loại rau ăn lá 29

4.2.4.8 Nguồn nước tưới 31

4.2.4.9 Kỹ thuật bón phân 33

4.2.4.10 Tình hình sâu, bệnh hại và mức độ gây hại trên các loại rau ăn lá 43

4.2.4.10.1 Những loại sâu, bệnh hại chính trên các loại rau ăn lá 43

4.2.4.10.2 Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật 49

4.2.4.10.3Tập quán sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên rau ăn lá 51

4 2.4.10.4 Quản lý thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trên rau ăn lá 52

4.2.5 Quản lý và tiêu thụ rau 53

4.2.5.1 Quản lý rau sau khi thu hoạch 53

4.2.5.2 Tiêu thụ sản phẩm 53

4.2.6 Chi phí sản xuất và hiệu quả sản xuất rau 56

Trang 8

4.2.7 Áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất rau 57

4.2.8 Đề xuất của nông dân 57

4.2.9 Phân tích S.W.O.T về sản xuất rau ăn lá tại huyện Đăk Pơ 58

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 59

5.1 Kết luận 59

5.2 Đề nghị 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO 62

PHỤ LỤC 63

Trang 10

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Năng suất (tấn/ha) và sản lượng (nghìn tấn) rau của một số nước 3

Bảng 2.2: Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam qua các năm 4

Bảng 2.3: So sánh diện tích, năng suất, sản lượng rau theo vùng giữa năm 1999 và 2005 5

Bảng 2.4: Số lượng và chủng loại rau tiêu thụ tại một số thành phố lớn ở Việt Nam 6

Bảng 2.5: Lượng rau tiêu thụ trung bình/người theo các vùng (kg/người/năm) 7

Bảng 4.1 Diện tích, dân số, mật độ dân số huyện Đăk Pơ năm 2011 17

Bảng 4.2 Tình hình dân số và lao động tại vùng điều tra 19

Bảng 4.3 Thành phần lao động 19

Bảng 4.4: Quy mô diện tích trồng rau ăn lá của 50 nông hộ tại hai xã Tân An và Cư An 20

Bảng4.5: Các loại rau ăn lá được trồng ở hai xã Tân An và Cư An 21

Bảng 4.6: Số loại rau ăn lá trồng tại mỗi hộ 23

Bảng 4.7: Tình hình sản xuất rau ăn lá của 50 hộ điều tra tại huyện Đăk Pơ 23

Bảng 4.8: Kỹ thuật làm đất 25

Bảng4.9: Các công thức luân canh 26

Bảng 4.10: Các loại giống rau điều tra 27

Bảng 4.11 Phương pháp xử lý hạt giống trước khi trồng 28

Bảng 4.12: Thời gian sinh trưởng, thu hoạch các loại rau ăn lá 29

Bảng 4.13 Lượng hạt giống, khoảng cách và mật độ gieo trồng các loại rau ăn lá (tính trên 1.000 m2) 30

Bảng 4.14: Nguồn nước tưới cho rau 31

Bảng 4.15: Tình hình sử dụng phân bón ở các nông hộ 33

Bảng 4.16 Lượng phân bón sử dụng cho cải bắp (tính trên 1.000 m2 ) 34

Bảng 4.17: Lượng phân bón sử dụng cho cải ngọt (tính trên 1.000 m2 ) 35

Bảng 4.18: Lượng phân bón sử dụng cho cải thìa (tính trên 1.000 m2 ) 36

Bảng 4.19: Lượng phân bón sử dụng cho cải bẹ xanh (tính trên 1.000 m2 ) 37

Bảng 4.20: Lượng phân bón sử dụng cho cải dưa (tính trên 1.000 m2 ) 38

Bảng 4.21: Lượng phân bón sử dụng cho xà lách (tính trên 1.000 m2 ) 39

Trang 11

Bảng 4.22: Lượng phân bón sử dụng cho rau muống (tính trên 1.000 m2

) 39

Bảng 4.23: Lượng phân bón sử dụng cho mồng tơi (tính trên 1.000 m2 ) 40

Bảng 4.24: Quy trình bón phân cho các loại rau ăn lá tại huyện Đăk Pơ 42

Bảng 4.25: Những loại sâu, bệnh hại chính trên các loại rau ăn lá 44

Bảng 4.26: Mức độ xuất hiện của các loại sâu bệnh hại tại vùng điều tra 45

Bảng 4.27 Chủng loại thuốc BVTV được sử dụng phổ biến trên rau ăn lá tại huyện Đăk Pơ vụ Xuân Hè 2012 50

Bảng 4.28 Tập quán sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên rau ăn lá 51

Bảng 4.29 Thời gian phun thuốc lần đầu tiên và cách ly trước khi thu hoạch 51

Bảng 4.30 Tổng số lần phun thuốc BVTV/ vụ trên rau ăn lá vụ Xuân Hè năm 2012 tại huyện Đăk Pơ 52

Bảng 4.31: Phương thức tiêu thụ sản phẩm 53

Bảng 4.32 Chi phí sản xuất và hiệu quả kinh tế các loại rau ăn lá điều tra trên diện tích 1.000 m2 56

Bảng 4.33 Áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất rau 57

Bảng: 4.34 Lĩnh vực đề xuất của nông dân 57

Trang 12

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 4.1: Bản đồ hành chính huyện Đăk Pơ, tỉnh Gia Lai 14

Hình 4.2: Thu hoạch cải ngọt tại thôn Tân Sơn xã Tân An 21

Hình 4.3: Thu hoạch cải dưa trồng tại thôn Tân Sơn xã Tân An 21

Hình 4.4: Cải bắp trồng tại thôn Tân Sơn xã Tân An 22

Hình 4.5: Rau muống trồng tại thôn An Sơn xã Cư An 22

Hình 4.6 : Thu hoạch mồng tơi tại thôn An Sơn xã Cư An 22

Hình 4.7: Xà lách trồng tại thôn An Sơn xã Cư An 22

Hình 4.8: Cải thìa trồng tại thôn An Sơn xã Cư An 22

Hình 4.9: Cải bẹ xanh trồng tại thôn An Sơn xã Cư An 22

Hình 4.10: Nước giếng tưới cho rau tại thôn An Sơn, xã Cư An 32

Hình 4.11 Tưới bằng vòi hoa sen tại thôn An Sơn, xã Cư An 32

Hình 4.12: Nguồn nước tưới cho rau tại thôn Tân Sơn, xã Tân An 32

Hình 4.13: Nguồn nước tưới cho rau tại thôn Tân Sơn, xã Tân An 32

Hình 4.14 Bệnh thán thư gây hại trên xà lách 47

Hình 4.15 Bệnh phấn trắng gây hại trên cải ngọt 47

Hình 4.16 Triệu chứng bệnh thối nhũn gây hại trên cải bắp 47

Hình 4.17 Bệnh đốm lá gây hại trên mồng tơi 47

Hình 4.18 Bệnh thối nhũn gây hại trên cải thìa 48

Hình 4.19 Bọ nhảy gây hại trên cải thìa 48

Hình 4.20 Sâu tơ gây hại trên cải bắp 48

Hình 4.21 Triệu chứng gây hại của dòi đục lá trên cải thìa 48

Hình 4.22 Sâu đục nõn gây hại trên cải bẹ xanh 48

Hình 4.23 Sâu xám gây hại trên cải thìa 48

Hình 4.24 Vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật bỏ ngay tại ruộng sản xuất 53

Hình 4.25 Thu hoạch mồng tơi cách li với mặt đất 55

Hình 4.26 Thu hoạch cải dưa không cách li với mặt đất 55

Hình 4.27 Cải bắp thu hoạch để ngay tại ruộng sản xuất 55

Hình 4.28 Thu hoạch cải ngọt cách li với mặt đất 55

Trang 13

và chế biến rau,…Đồng thời khi đời sống người dân được nâng cao, đã dư thừa lương thực thực phẩm thì người ta có xu hướng sử dụng rau nhiều hơn để đảm bảo sức khỏe

và kéo dài tuổi thọ

Đăk Pơ là vựa rau lớn của Gia Lai Thế mạnh của vùng là thâm canh sản xuất các loại rau như: Đậu cô ve, khổ qua, xà lách, dưa leo, hành lá, cải, ngò, ớt…, toàn huyện có 8 vùng sản xuất rau, tập trung ở 2 vùng lớn: xã Tân An và xã Cư An

Để có thêm thông tin về tình hình sản xuất và kỹ thuật canh tác các loại rau ăn

lá đang được áp dụng phổ biến tại địa phương, ý kiến của người dân trong sản xuất và tiêu thụ rau ở các vùng trồng rau của huyện Đăk Pơ, qua đó đưa ra những khuyến cáo

về sau của các ngành chức năng tại địa phương Đề tài: “Điều tra tình hình sản xuất

và kỹ thuật canh tác rau ăn lá vụ Xuân Hè năm 2012 tại huyện Đăk Pơ, tỉnh Gia Lai” đã được thực hiện được thực hiện

1.2 Mục đích, yêu cầu và giới hạn của đề tài

1.2.1 Mục đích

Tìm hiểu tình hình sản xuất và kỹ thuật trồng rau ăn lá tại huyện Đăk Pơ, tỉnh Gia Lai để làm cơ sở cho những khuyến cáo về sau của các ngành chức năng tại địa phương

Trang 14

- Đưa ra được quy trình trồng một số loại rau ăn lá phổ biến tại huyện Đăk Pơ

1.2.3 Giới hạn của đề tài

Đề tài thực hiện trong thời gian có hạn nên chỉ có thể điều tra được 50 nông hộ tại huyện Đăk Pơ, tỉnh Gia Lai

Chỉ tiến hành phỏng vấn nông hộ, không thu thập mẫu để phân tích các thành phần đất và nước, chỉ tiêu về nội chất của rau

Trang 15

Chương 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Tình hình sản xuất rau trên thế giới và trong nước

2.1.1 Tình hình sản xuất rau trên thế giới

Trên thế giới, sản xuất các sản phẩm nông nghiệp an toàn cho sức khỏe con người và môi trương canh tác, môi trường sống là hướng ưu tiên của ngành nông nghiệp ở hầu hết các nước từ những năm đầu của thế kỷ XXI, trong đó rau xanh là sản phẩm được quan tâm đặc biệt về vệ sinh an toàn thực phẩm Công nghệ trồng rau nhà lưới, nhà kính, cho phép kiểm soát tốt hơn nguyên liệu đầu vào Vì vậy, sản xuất rau trong nhà lưới, nhà kính có thể làm tăng năng suất, cho phép mùa canh tác dài hơn, cung cấp sản phẩm an toàn hơn Theo FAO (2012), sản lượng (tấn) rau toàn thế giới năm 2010 là: 240.114.694 và năng suất đạt 13,29 tấn/ha

Bảng 2.1: Năng suất (tấn/ha) và sản lượng (nghìn tấn) rau của một số nước

Trang 16

Qua bảng 2.1 cho thấy Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước có sản lượng rau cao nhất do người dân ở các nước này có tập quán sản xuất rau lâu đời Mỹ và Nhật Bản là hai nước có năng suất rau cao nhất do được đầu tư mạnh khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa và tự động hóa vào sản xuất nông nghiệp nói chung cũng như ngành trồng rau nói riêng

Ở các nước có nền kinh tế phát triển, rau là nguồn nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến dưới nhiều dạng khác nhau: sản xuất rau tươi, đông lạnh, đóng hộp, muối, sấy khô (khử nước), làm chua, trích tinh dầu dùng trong y học, sản xuất rượu, nước uống rau quả, mỹ phẩm…

2.1.2 Tình hình sản xuất rau trong nước

2.1.2.1 Tình hình sản xuất

Tính đến năm 2010, tổng diện tích trồng rau các loại trên cả nước đạt 553.500

ha, sản lượng 6.732.700 tấn; so với năm 2009 diện tích tăng 28.563 ha, sản lượng tăng 419.310 tấn

Bảng 2.2: Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam qua các năm

Diện tích (ha) 494.500 500.000 510.000 520.000 635.100 Sản lượng (tấn) 6.277.898 6.233.315 6.326.274 6.450.000 9.640.300 Năng suất TB (tấn/ ha) 12,69 12,41 12,40 12,40 15,18

Diện tích (ha) 536.914 531.257 529.851 524.937 553.500 Sản lượng (tấn) 6.380.340 6.559.530 6.202.390 6.313.390 6.732.700 Năng suất TB (tấn/ ha) 11,88 12,34 11,70 12,02 12,16

(Nguồn: FAO,2012)

Trang 17

Bảng 2.3: So sánh diện tích, năng suất, sản lượng rau theo vùng giữa năm 1999 và

2005

Diện tích (1.000 ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (1.000 tấn)

Một số hạn chế trong sản xuất rau hiện nay:

Công tác quy hoạch vùng sản xuất rau hàng hóa chưa rõ trong phạm vi toàn quốc và từng vùng sinh thái, các địa phương lúng túng trong hoạch định lâu dài chiến lược phát triển các loại cây trồng nói chung và cây rau hoa nói riêng, trong đó có chiến lược về diện tích sản xuất

Thị trường tiêu thụ không ổn định kể cả thị trường trong nước và ngoài nước do sản xuất của chúng ta không chủ động về số lượng và chất lượng sản phẩm

Quy trình sản xuất rau an toàn đã và đang được ban hành song việc tổ chức sản xuất và kiểm tra giám sát thực hiện quy trình còn kém, kết hợp với trình độ dân trí và tính tự giác thấp của người sản xuất đa cho ra các sản phẩm không an toàn, giảm sức cạnh tranh của nông sản

Trang 18

Sản xuất theo hợp đồng giữa người sản xuất và doanh nghiệp đã được hình thành ở nhiều vùng sản xuất hàng hóa song nhìn chung còn ít, việc chấp hành theo hợp đồng ký kết của cả người sản xuất và doanh nghiệp chưa nghiêm dẫn đến tình trạng doanh nghiệp không thu mua sản phẩm theo hợp đồng hoặc dân không bán sản phẩm cho doanh nghiệp khi có sự biến động giá cả ngoài thị trường

(Nguồn: http://www.rauhoaquavietnam.vn/)

2.1.2.2 Tình hình tiêu thụ rau

Ở Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu về dinh dưỡng, sức khỏe đã nêu vấn đề ăn rau tính bình quân chung là 250 – 300g/người/ngày Trong hoàn cảnh hiện tại, theo tính toán thì tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh trong một ngày mỗi người lao động nặng cần phải dùng 400 – 500g, lao động nhẹ: 300 – 350g, lứa tuổi dưới 10 – 13: 150 – 200g Theo số liệu điều tra, tính toán của Dorolle năm 1942 thì lượng rau cần thiết cho mỗi người Việt Nam khoảng 360 g/ ngày (khoảng 131,4 kg/người/năm) Theo

FAO, lượng rau bình quân của người Việt Nam (kg/người/năm) ngày càng được cải thiện và có khuynh hướng tăng dần: năm 2000: 69,1; năm 2004 khoảng 80,6; năm 2005: 114,8 và năm 2009 khoảng 138

Theo Trần Khắc Thi (1989), số lượng và chủng loại rau tiêu thụ tại một số

thành phố lớn năm 1989 như sau:

Bảng 2.4: Số lượng và chủng loại rau tiêu thụ tại một số thành phố lớn ở Việt Nam

Tổng số Cơ cấu các loại rau theo tỉ lệ %

Thành phố (Kg/người/năm)Rau ăn lá Rau ăn quả Rau ăn củ Rau gia vị Hà Nội 112 82 6 8 4

TP.Hồ Chí Minh 98 80 12 6 2

Hải Phòng 103 85 4 6 5

Huế 73 90 2 4 4

Đà Nẵng 82 92 2 2 2

Trang 19

Theo Nguyễn Trí Khiêm, lượng rau tiêu thụ trung bình cho một người phân bố theo các vùng như sau:

Bảng 2.5: Lượng rau tiêu thụ trung bình/người theo các vùng (kg/người/năm)

Vùng kinh tế Số hộ ĐT Đậu các loại Rau Rau ăn

củ Tổng số Miền núi & trung du Bắc Bộ 2.134 10,90 62,05 22,20 95,10 Đồng Bằng sông Hồng Hồng 5.180 2,50 60,59 19,70 82,20 Khu Bốn cũ 1.015 9,10 56,57 12,70 78,30 Duyên hải Miền Trung 1.015 1,46 26,28 8,00 35,60 Cao nguyên Trung Bộ 199 0,00 52,56 8,00 60,50 Đông Nam Bộ 1.032 0,36 44,00 20,40 64,70 Đồng Bằng sông Cửu Long 1.077 19,70 23,00 17,80 60,50

Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh 989 12,70 49,20 17,50 79,40

Mức tiêu thụ rau quả giữa các vùng là rất khác nhau Ở hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh mức tiêu thụ cả rau và quả là cao nhất Trung bình mức tiêu thụ rau bình quân của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh tương ứng là 106 kg/người/năm và tiêu thụ quả là 53 kg/người/năm Trong khi đó, ở các vùng nông thôn thì mức tiêu thụ rau và quả bình quân thấp hơn nhiều, như miền núi phía Bắc chỉ đạt

27 kg rau/năm và 4 kg quả/năm hay Đồng bằng sông Hồng chỉ có 9 kg quả/năm và 45

kg rau/năm

Nghiên cứu về mức tiêu thụ rau quả trung bình giữa các vùng cho thấy nhu cầu tiêu thụ tại các trung tâm và thành phố lớn cao hơn rất nhiều so với các vùng nông thôn khác trong cả nước Điều này cho thấy mức tiêu thụ rau quả phụ thuộc rất lớn vào thu nhập bình quân của các hộ

2.2 Giới thiệu các loại rau ăn lá đang được trồng tại huyện Đăk Pơ vụ Xuân Hè năm 2012

Trang 20

• Đặc điểm thực vật học: Là cây một năm, thân cao từ 15 – 50 cm, mập, hình trụ, gồm thân trong và thân ngoài Lá gồm có lá trong và lá ngoài, lá ngoài thường có màu xanh, trên lá thường có một lớp sáp; lá trong thường có màu vàng nhạt, trắng ngà Hoa thuộc họ hoa Thập tự, hoa lưỡng tính, thụ phấn chéo nhờ côn trùng Quả thuộc loại quả giác 2 mảnh vỏ, dài trung bình từ 8 – 10 cm Hạt nhỏ, hình cầu, đường kính 1 – 2 mm mặt phẳng hoặc rạn lưới

• Thành phần dinh dưỡng: Giá trị dinh dưỡng trên 100 g cải bắp theo Brown

và Hutchison, 1949: Nước: 92,4 %, chất béo: 0,2 %, cacbuahydro: 5,3 %, protein: 1,4

%, vitamin A; 400 IU, vitamin B1: 27 IU, vitamin C: 100 mg

• Giá trị sử dụng: Người ta có thể chế biến hàng chục món ăn từ cải bắp như: luộc, xào, nấu, muối chua, kim chi… và làm bánh ngọt Các nhà Y tế thế giới đánh giá cao về khả năng chữa bệnh của cải bắp, sử dụng loại rau này cho người bị bệnh tim, viêm ruột và bệnh dạ dày

(Nguồn: Tạ Thu Cúc và ctv, Cây rau, NXBNN)

2.2 2 Rau cải ( Cải ngọt, cải thìa, cải bẹ xanh, cải dưa)

Tên khoa học:

Cải ngọt: Brassica integrifolia (Willd) O.F Schultz

Cải bẹ xanh: Brassica juncea (L).Czern

Cải thìa: Brassica sinensis

Cải dưa: Brassica campestric

Thuộc họ: Crucifereae

• Nguồn gốc: Các loại cải có nguồn gốc ở Ấn Độ, Trung Quốc

• Đặc điểm thực vật học: Các loại rau cải cũng thuộc họ hoa thập tự, là loại cây thân thảo sống 1 đến 2 năm, cây cao 30 – 70 cm tùy giống Lá đơn, phiến lá rộng, bóng láng, có cuống ngắn tròn hoặc dẹt, mép lá hơi nhăn Hoa màu vàng tươi, 4 cánh xếp hình chữ thập Quả nhỏ, dài, có mỏ ngắn , bên trong chứa nhiều hạt nhỏ

Cải ngọt: cây nhỏ, cuống lá tương đối dài, tròn hoặc dẹt, màu trắng, lá màu xanh nhạt, mềm, không có vị đắng

Cải bẹ xanh: Cây cao vừa phải, cuống lá ngắn, có dạng bẹ nhỏ, dẹt, lá xanh mềm, vị đắng nhẹ hơn cải dưa

Trang 21

Cải thìa: Lá ở gốc, to, màu xanh nhạt, gân giữa trắng, nạc; phiến hình bầu dục nhẵn, nguyên hay có răng không rõ, men theo cuống, tới gốc nhưng không tạo thành cánh; các lá ở trên hình giáo, không có vị đắng

Cải dưa: Tương đối cao to, cuống lá to và dẹt, gốc cuống bành ra ôm chặt thân,

Theo Đông y, cải ngọt tính ôn, có công dụng thông lợi trường vị, làm đỡ tức ngực, tiêu thực hạ khí có thể dùng để chữa các chứng ho, táo bón, ăn nhiều cải trắng giúp cho việc phòng ngừa bệnh trĩ và ung thư ruột kết

Cải bẹ xanh: Thành phần dinh dưỡng trong cải bẹ xanh khá cao, đặc biệt là thành phần diệp hoàng tố và vitamin K Ngoài ra, cải bẹ xanh còn có rất nhiều vitamin

A, B, C, D, chất caroten, anbumin, a-xit nicotic và được các nhà dinh dưỡng khuyên dùng thường xuyên để bảo vệ sức khỏe và phòng chống bệnh tật

Trong y học phương đông cải bẹ xanh có vị cay, tính ôn, có tác dụng giải cảm hàn, thông đàm, lợi khí…, là loại rau lợi tiểu Hạt cải có hình dạng, tính chất và công dụng như hạt Mù tạt đen của châu Âu Người ta cũng ép hạt lấy dầu (tỷ lệ 20%) chế

mù tạt làm gia vị và dùng trong công nghiệp

Cải thìa: Trong 100 g cải thìa có chứa 13 Kcl năng lượng, 95,32 kcl nước, 1,5 g protein, 0,2 g chất béo, 2,18 g cacbohydrate, 1,18 g đường tổng số, 1,0 g chất xơ,

105 mg Ca, 0,8 mg Fe, 19 mg Mg, 37 mg P, 252 mg K, 0,12 mg Zn Theo y học cổ truyền rau cải thìa vị cay, ấm; có tác dụng thông khí trừ đờm, làm ấm tỳ vị và kích thích tiêu hóa…

Trang 22

2.2.3 Xà lách

Tên khoa học: Lactuca sativa var capitata L

Họ: Compositae

• Nguồn gốc: theo Ryder và Whitaker xà lách có nguồn gốc từ Địa Trung Hải

• Đặc điểm thực vật học: Xà lách là cây thân thảo, sống hàng năm Thân thẳng, hình trụ và có thể phân cành Rễ chùm khá phát triển Lá mọc quanh thân, các lá phía gốc mọc chụm với nhau, có cuống, các lá phía trên không cuống, có 2 tai, phiến lá hình hơi tròn, nhăn nheo, quăn ở mép, Trong thân và cuống lá có mủ trắng Chùm hoa

ở đầu thân, dang chùy kéo dài, mang nhiều hoa nhỏ màu vàng, hình môi Quả bế, có lông trắng, trong chứa nhiều hạt nhỏ

• Giá trị dinh dưỡng và sử dụng: Xà lách được sử dụng là rau sống quan trọng

và phổ biến ở vùng ôn đới trước đây Tuy nhiên ngày nay nó cũng có vai trò lớn trong hỗn hợp rau ở vùng nhiệt đới Rau xà lách có giá trị dinh dưỡng cao Trước hết nó cung cấp chất tươi, chất xơ cho cơ thể để cân bằng và tiêu thụ lượng đạm, mỡ từ thịt cá trongthức ăn Xà lách chứa nhiều vitamin A, C chất khoáng: kali, canxi, sắt, có vai tròchữa một số bệnh Theo viện nghiên cứu ung thư ở Mỹ, thực phẩm chứa nhiềuvitamin A, C như xà lách có khả năng ngăn chặn một số dạng ung thư

• Đặc điểm thực vật học: Cây mọc bò, ở mặt nước hoặc trên cạn Thân rỗng, dày, có rễ mắt, không lông Lá hình ba cạnh, đầu nhọn, đôi khi hẹp và dài Hoa to, có màu trắng hay hồng tím, ống hoa tím nhạt, mọc từng 1-2 hoa trên một cuống Quả nang tròn, đường kính 7-9 mm, chứa 4 hạt có lông màu hung, đường kính mỗi hạt khoảng 4 mm

Trang 23

• Giá trị dinh dưỡng: Trong 100 g rau muống tươi có 92 g nước, 3,2 g protein, 2,5 g glucide, 1 g xenluloza, nhiều muối khoáng và vitamin (100 mg Ca, 37 mg P, 1,4

mg Fe, 2,9 mg carotine, 0,1 mg vitamin B1, 0,09 mg B2, 0,7 mg vitamin PP, 23 mg vitamin C…)

• Giá trị sử dụng: Có thể chế biến các món ăn như luộc, xào, ăn sống… Theo

y học cổ truyền, rau muống có tính mát, vị ngọt, có tác dụng giải độc,sinh da thịt, nhuận tràng, thông tiểu tiện…chữa các chứng táo bón và tiểu dắt… Theo y học hiện đại, rau muống cung cấp nhiều chất xơ, có vitamin C, vitamin A và một số thành phần tốt cho sức khoẻ, là thức ăn tốt cho mọi người

• Giá trị dinh dưỡng: Trong 100 g phần ăn được có 14 Kcal năng lượng, 0,5 g chất xơ, 176,0 mg canxi, 33,7 mg photpho, 1,6 mg sắt, 580 mg vitamin A, 72 mg vitamin C

• Giá trị sử dụng: Theo Đông y, mồng tơi có vị chua ngọt, không độc, tính lạnh

có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, nhuận tràng, chữa được nhiều loại bệnh như táo bón, tiều dắt, kiết lị, là loại rau tốt cho người tiểu đường, trị đau nhức xương khớp… Nước

ép từ quả mồng tơi trị đau mắt và làm đẹp da

Trang 24

Chương 3

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Thời gian và địa điểm

- Thời gian: Từ ngày 25/2/2012 đến ngày 30/4/2012

- Địa điểm: Huyện Đăk Pơ, tỉnh Gia Lai

3.2 Phương tiện và phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương tiện và trang thiết bị

- Phiếu điều tra nông hộ đã được soạn thảo sẵn (Phụ lục 1)

- Phương tiện đi lại, máy chụp hình, giấy giới thiệu của khoa

3.2.2 Phương pháp nghiên cứu

- Điều tra tổng quát: Tiếp xúc với các cán bộ UBND huyện, phòng Nông nghiệp, phòng Thống kê, phòng Tài nguyên – Môi trường huyện Đăk Pơ, cán bộ nông nghiệp xã để thu thập thông tin thứ cấp về bản đồ hành chính, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, tình hình sản xuất nông nghiệp và nhất là tình hình canh tác rau

ăn lá của huyện Đăk Pơ trong những năm gần đây

- Điều tra nông hộ: Từ kết quả thông tin tổng quát đã thu thập được, kết hợp với

sự hướng dẫn của cán bộ địa phương, tiến hành đến từng nông hộ để tìm hiểu và thu thập các thông tin về kỹ thuật trồng các loại rau ăn lá tại huyện Đăk Pơ như: Thời vụ trồng, các công thức luân canh; Kỹ thuật làm đất; Thời gian sinh trưởng của cây rau; Phân bón và nước tưới cho cây rau; Sâu bệnh hại và các biện pháp phòng trừ; Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch; Quản lý, xử lý chất thải trước và sau thu hoạch rau; Việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất rau; Ý kiến của nông dân trong sản xuất và tiêu thụ rau; Phân tích SWOT về sản xuất rau của vùng điều tra

- Phương pháp: Điều tra nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA) theo mẫu phiếu soạn sẵn (Phụ lục 2)

Trang 25

- Đối tượng điều tra là các hộ nông dân trồng rau ăn lá tại thôn Tân Sơn xã Tân

An và thôn An Sơn xã Cư An huyện Đăk Pơ, tỉnh Gia Lai

- Cơ sở chọn địa điểm và hộ điều tra: Toàn huyện Đăk Pơ có 8 vùng sản xuất rau với tổng diện tích trồng rau các loại vụ Đông Xuân năm 2011 - 2012 là 2.338 ha trong đó rau ăn lá là: 618,4 ha, tập trung nhiều nhất tại 2 xã Tân An (323,0 ha) và Cư

An (171,7 ha).Tổng diện tích trồng rau ăn lá của mỗi nông hộ biến động từ 300 - 2.500

m2, trung bình là 946 m2 Trên cơ sở đó tôi chọn 50 hộ trồng rau ăn lá điển hình tại 2

xã Tân An và Cư An huyện Đăk Pơ để thực hiện đề tài điều tra

- Tổng số hộ điều tra: 50 hộ

3.3.Tổng hợp và xử lý số liệu

Số liệu thu thập được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm Excel

Trang 26

Chương 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội huyện Đăk Pơ, tỉnh Gia Lai

4.1.1 Điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý

Hình 4.1: Bản đồ hành chính huyện Đăk Pơ, tỉnh Gia Lai

Trang 27

Huyện Đăk Pơ nằm ở phía Đông của tỉnh Gia lai với diện tích tự nhiên theo

Phía Đông: Giáp thị xã An Khê và tỉnh Bình Định

Phía Tây: Giáp huyện Mang Yang

Phía Nam: Giáp huyện Kong Chro

Phía Bắc: Giáp huyện K’Bang

Đơn vị hành chính cấp xã, trị trấn: 8 xã, bao gồm: Đăk Pơ, Phú An, Tân An, Cư

An, Ya Hội, Yang Bắc, An Thành, Hà Tam

* Điều kiện đất đai

Theo kết quả điều tra đất của Phân viện QH &TKNN miền Trung trên bản đồ tỉ

lệ 1/ 50.000, kết quả điều tra bổ sung phục vụ chương trình đánh giá đất đai vùng Tây Nguyên 1997 – 1999

+ Nhóm đất phù sa sông suối (Py)

Phân bố rải rác trên địa hình thấp bằng ven sông Ba có tầng dày > 100 cm, độ dốc 3 – 80, thành phần cơ giới thịt nhẹ, giàu mùn, tỷ lệ N, P, K đều cao, có phản ứng chua Nhóm đất này phù hợp cho trồng lúa nước và phân bố ở nơi có mực nước ngầm nông và gần nguồn nước

+ Nhóm đất xám, xám bạc màu

Phân bố tập trung trên địa hình đồi thấp thuộc vùng trũng phía Đông và phía Nam huyện Trong nhóm này có hai loại đất là: đất xám trên đá Granit và xám bạc màu, đất thuộc loại sườn tích nên thường có màu xám, thành phần cơ giới nhẹ, nghèo mùn và dinh dưỡng Độ phì trung bình, độ dốc < 150 , tầng dày > 50 cm, thích hợp trồng cây đậu đỗ và cây công nghiệp hằng năm

+ Đất đỏ trên đá Granit và biến chất

Phân bố chủ yếu trên địa hình đồi núi dốc, tầng đất mỏng 50 – 70 cm, thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình Do thảm thực vật tốt nên tầng mặt giàu mùn, giàu

Trang 28

mùn nhưng nghèo lân, có phản ứng chua, thích hợp với trồng hoa màu, lương thực và cây ăn quả

+ Nhóm đất đen

Phân bố ở vùng trũng thấp phía Nam, trên địa hình bằng thấp Đây là dấu tích còn lại của lớp Bazan cổ, do quá trình xâm thực, bọc mòn của sông Ba tạo nên Đất có màu đen, tầng rất mỏng từ 30 – 50 cm, nhiều nơi trơ sỏi đá

* Điều kiện khí hậu

Với vị trí địa lý có tính chất chuyển tiếp giữa vùng duyên hải với Tây Nguyên

và vùng trũng Đăk Pơ cùng với độ cao địa hình trung bình 400 – 500 m nên khí hậu của Đăk Pơ mang sắc thái riêng, đó là khí hậu nhiệt đới ẩm chịu ảnh hưởng đồng thời của hai vùng khí hậu Tây Nguyên và Duyên hải nên nhiệt độ điều hòa hơn

Nhiệt độ trung bình: 220

– 250, nhiệt độ tối cao: 350C: nhiệt độ tối thấp: 190

C, chênh lệch nhiệt độ giữa hai mùa từ 6 – 70

C, giữa ngày và đêm khoảng 12 – 150

C Tổng tích ôn từ 7.900 – 8.2000

Trang 29

* Nguồn nước

Nguồn nước mặt: Huyện Đăk Pơ có hệ thống sông suối tương đối nhiều, phân

bố đều trên khắp lãnh thổ Đặc biệt có sông Ba là lưu vực chính chảy từ hướng Bắc về hướng Nam Các hệ thống suối lớn: Đăk Xà Woong Nam, Đăk Ra, Cà Tung, Đăk H Way…

Nguồn nước ngầm: Gần như toàn bộ quỹ đất của huyện được hình thành trên nền đá mẹ Granit và đá Bazan, là nơi tích trữ nguồn nước ngầm Nguồn nước ngầm nằm ở độ sâu trung bình từ 4 – 5 m, đây là tầng nước dễ khai thác, sử dụng

4.1.2 Điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội

Bảng 4.1 Diện tích, dân số, mật độ dân số huyện Đăk Pơ năm 2011

) Dân số TB

(người)

Mật độ (người/km2

(Phòng thống kê huyện Đăk Pơ, 2011)

Dân số huyện Đăk Pơ năm 2011 là 39.951 người với 9.219 hộ Trong đó, nữ 19.953 người, chiếm 49,6 %, nam 20.291 người, chiếm 50,4 %

Huyện Đăk Pơ có quốc lộ 19 đi qua, là tuyến giao thông huyết mạch nối liền vùng duyên hải miền Trung và Tây Nguyên, sang tận Campuchia

Ngày mới thành lập (năm 2003) Đăk Pơ phải đối mặt với muôn vàn khó khăn

do cơ sở vật chất thiếu thốn, dân cư thưa thớt, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số cao, trong khi trình độ canh tác lạc hậu, quanh năm đối mặt với đói nghèo Bắt tay xây dựng Đăk Pơ từ con số không, quyết tâm đi lên bằng nội lực, 7 năm sau ngày thành lập, bộ mặt của huyện đã có nhiều thay đổi Đặt biệt, 5 năm trở lại đây, tốc độ tăng

Trang 30

trưởng kinh tế bình quân của huyện đạt 13,03%, hầu hết các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đều đạt và vượt kế hoạch Thu nhập bình quân đầu người đến nay đạt 7,1 triệu đồng/năm Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, nông - lâm nghiệp từ 55,5% (năm 2005) giảm xuống còn 44,3% (năm 2010) Nhờ có chính sách linh hoạt ưu đãi, Đăk Pơ

đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế đầu tư chế biến nông sản, gỗ, sản xuất vật liệu xây dựng…

Tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng trong cơ cấu kinh tế tăng từ 19,3% (2005) lên 29,7% (2010), giá trị sản xuất từ 24,2 tỷ đồng năm 2005 tăng lên 80,3 tỷ đồng năm 2010, tổng giá trị đầu tư trên địa bàn huyện trong 5 năm đạt trên 336 tỷ đồng Lĩnh vực thương mại - dịch vụ cũng phát triển nhanh từ 25,2% năm 2005 lên 27,8% năm 2010, tổng mức luân chuyển hàng hóa bán lẻ trên thị trường từ 61,5 tỷ đồng (2005) lên 83 tỷ đồng (2010) Trên địa bàn huyện hiện có 29 doanh nghiệp và hơn 1.200 cơ sở kinh doanh cá thể

Lĩnh vực văn hóa - xã hội cũng có nhiều tiến bộ, tỷ lệ hộ nghèo từ 35,39% (2005) giảm xuống còn 12,22% (2010), nhiều hộ dân đã vươn lên làm giàu bền vững

Sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa cũng đạt nhiều kết quả quan trọng Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình, thôn làng, công sở văn hóa được đẩy mạnh Toàn huyện có 6.100 gia đình, 21 thôn, làng, 42 cơ quan, trường học được công nhận đạt chuẩn văn hóa, 42 khu dân cư tiên tiến các cấp Công tác đền ơn đáp nghĩa luôn được chú trọng, quốc phòng-an ninh luôn được giữ vững

Bước vào giai đoạn mới (2010 - 2015) với vận hội mới, huyện Đăk Pơ đã đặt ra những mục tiêu phấn đấu cao hơn: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 13,2%, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, với tỷ trọng nông - lâm nghiệp chiếm 39%, công nghiệp - xây dựng chiếm 29,2%, thương mại - dịch vụ chiếm 31,8% Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 26.130 tấn, tổng diện tích gieo trồng trên 18.000

ha Bình quân thu ngân sách hàng năm 24,5 tỷ đồng đạt 15% trong cơ cấu kinh tế Thu nhập đầu người đạt 12 triệu đồng/năm, gấp 1,68 lần so với năm 2010, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 2,2%, tỷ lệ dân cư nông thôn được dùng nước sạch là 90%, tỷ lệ xã

có bác sĩ là 50%

(Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Đăk Pơ, 2010)

Trang 31

4.2 Kết quả điều tra nông hộ

4.2.1 Tình hình dân số và thành phần lao động

Kết quả điều tra ở 50 hộ sản xuất rau tại huyện Đăk Pơ đã ghi nhận: tổng sồ nhân khẩu là 237 người Trong đó số nhân khẩu của từng hộ và thành phần lao động thể hiện qua các bảng 4.2 và 4.3

Bảng 4.2 Tình hình dân số và lao động tại vùng điều tra

(Nguồn: Điều tra và tổng hợp, 2012)

Qua bảng 4.2 cho thấy:

Có 9 hộ có số nhân khẩu từ 1 – 3 người, chiếm tỷ lệ 18,0 %; 37 hộ có 4 – 6 người, chiếm tỷ lệ 74,0 %; 4 hộ có từ 6 người trở lên, chiếm 8,0 %

Như vậy, tại vùng sản xuất rau của hai xã Tân An và Cư An hiện nay đa số nông hộ có số lượng nhân khẩu từ 4 – 6 người Đây là mức nhân khẩu trung bình phù hợp với công việc lao động sản xuất nông nghiệp ở vùng nông thôn

Bảng 4.3 Thành phần lao động

(Nguồn: Điều tra và tổng hợp, 2012)

Kết quả điều tra ở bảng 4.3 cho thấy:

Trong 50 hộ điều tra có 103 lao động nông nghiệp, chiếm 43,5 % tổng số nhân khẩu; có 36 lao động phi nông nghiệp, chiếm 15,2 %; còn lại 98 người sống phụ thuộc, chiếm tỷ lệ 41,1 %, đây chủ yếu là người già không còn khả năng lao động và trẻ em chưa đến tuổi lao động, đang đi học Tính riêng số lao động nông nghiệp, trung bình mỗi hộ có 2,0 lao động (103 lao động nông nghiệp trên 50 hộ)

Trang 32

4.2.2 Tình hình phân bố diện tích rau

Bảng 4.4: Quy mô diện tích trồng rau ăn lá của 50 nông hộ tại hai xã Tân An và Cư

(Nguồn: Điều tra và tổng hợp, 2012)

Kết quả điều tra ở bảng 4.4 cho thấy:

Tổng diện tích trồng rau ăn lá của 50 nông hộ tại hai xã Tân An và Cư An là 47.300 m2, diện tích trồng rau của các nông hộ biến động từ 300 – 2.500 m2

, diện tích trung bình mỗi hộ là 946 m2 Dựa vào mức diện tích trồng rau, chia các nông hộ thành

- Với mức diện tích từ 1.501 đến 2.000 m2 có 4 hộ, chiếm tỷ lệ 8,0 %

- Mức diện tích trên 2.000m2 có 1 hộ, chiếm tỷ lệ 2,0 %

Như vậy, số nông hộ có mức diện tích 501 – 1.000 m2 chiếm tỷ lệ cao nhất (44,0 %) và số nông hộ có mức diện tích > 2.000 m2 chiếm tỷ lệ thấp nhất (2,0%)

4.2.3 Các loại rau ăn lá hiện đang được trồng tại các nông hộ

Kết quả điều tra ở bảng 4.5 cho thấy:

Có tổng số 8 loại rau ăn lá thuộc 4 họ đang được trồng ở vụ Xuân Hè tại hai xã Tân An và Cư An huyện Đăk Pơ Trong 8 loại rau đang được trồng có 5 loại thuộc họ thập tự (Crucifereae), 1 loại thuộc họ cúc ( Compositae), 1 loại thuộc họ mồng tơi (Basellaceae) và 1 loại thuộc họ bìm bìm (Convolvulaceae)

Quá trình điều tra đã ghi nhận ý kiến của các nông hộ trông rau đều cho rằng điều kiện thời tiết trong vụ Xuân Hè thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của các loại rau ăn lá, rau ít bị sâu bệnh hại và giá bán của các loại rau ổn định hơn so với các

vụ khác

Trang 33

Bảng4.5: Các loại rau ăn lá được trồng ở hai xã Tân An và Cư An

1 Cải bắp Brassica oleracea var capitata L Crucifereae

2 Cải ngọt Brassica integrifolia (Willd) O.F

Schultz

Crucifereae

3 Cải bẹ xanh Brassica juncea (L).Czern Crucifereae

4 Cải thìa Brassica sinensis Crucifereae

5 Cải dưa Brassica campestric Crucifereae

6 Xà lách Lactuca sativa var capitata L Compositae

7 Mồng tơi Basella alba Basellaceae

8 Rau muống Ipomoea aquatica Convolvulaceae

( Nguồn: Điều tra và tổng hợp, 2012)

Hình 4.2: Thu hoạch cải ngọt tại thôn

Tân Sơn xã Tân An

Hình 4.3: Thu hoạch cải dưa trồng tại

thôn Tân Sơn xã Tân An

Trang 34

Hình 4.4: Cải bắp trồng tại thôn Tân Sơn xã

Trang 35

Bảng 4.6: Số loại rau ăn lá trồng tại mỗi hộ

( Nguồn: Điều tra và tổng hợp, 2012)

Số loại rau ăn lá được trồng của mỗi hộ thay đổi tùy theo mùa vụ, điều kiện sản xuất, kinh nghiệm và thị trường tiêu thụ

Kết quả điều tra ở bảng 4.6 cho thấy:

Một hộ có thể trồng 1 hay nhiều loại rau khác nhau trong một vụ Tại thời điểm điều tra, vụ Xuân Hè năm 2012, có 37 hộ chỉ trồng 1 loại rau, chiếm tỉ lệ 74 %, 12 hộ trồng 2 loại rau, chiếm tỉ lệ 24 %, 1 hộ trồng 3 loại rau, chiếm tỉ lệ 2 %

Như vậy, đa số các nông hộ chỉ trồng 1 hoặc 2 loại rau, các chủ hộ cho biết vì diện tích đất nhỏ và đất liền thửa nên chỉ trồng được 1 hoặc 2 loại và qua vụ sau sẽ luân canh trồng loại rau khác Còn nhưng hộ trồng 3 loại rau chủ yếu là những hộ có diện tích đất lớn và đất thường không liền thửa

Bảng 4.7: Tình hình sản xuất rau ăn lá của 50 hộ điều tra tại huyện Đăk Pơ

Loại rau Diện tích (m2

Trang 36

Kết quả điều tra ở bảng 4.7 cho thấy:

Xét về số lượng hộ trồng rau ăn lá: Trong vụ Xuân Hè năm 2012 tại hai xã Tân

An và Cư An có 2 loại rau có số hộ trồng nhiều nhất là cải bắp và xà lách Cải bắp có

22 hộ trồng, chiếm tỉ lệ 44,0 %; xà lách có 14 hộ trồng, chiếm tỉ lệ 28,0 % Các loại rau còn lại có số hộ trồng ít hơn, chiếm tỉ lệ 2,0 - 18,0 %

Xét về diện tích trồng rau: Cải bắp cũng là loại rau có diện tích được trồng lớn nhất (chiếm 48,4 % diện tích trồng rau điều tra); thấp hơn là cải ngọt và xà lách chiếm

tỉ lệ tương ứng là 15,4 % và 14,4 %; rau muống và mồng tơi có diện tích trồng nhỏ nhất (chiếm tỉ lệ 1,7 % và 1,1 %); các loại rau còn lại có diện tích trồng chiếm tỉ lệ 2,5

- 8,7 %

Như vậy, cải bắp, xà lách và cải ngọt là 3 loại rau được trồng nhiều và có diện tích trồng lớn nhất Đây cũng là các loại rau truyền thống, dễ trồng và được ưa chuộng nhất

4.2.4 Kỹ thuật canh tác

4.2.4.1 Thời vụ sản xuất rau ăn lá

Thời vụ gieo trồng có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển, năng suất và sản lượng rau Nhưng thời vụ cũng còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết khí hậu của từng vùng, đặc điểm của từng giống rau và điều kiện canh tác của từng vùng Kết quả điều tra về thời vụ gieo trồng rau từ các nông hộ cho thấy:

8 loại rau (Bảng 4.5) đang được trồng hiện nay ở huyện Đăk Pơ có 2 vụ chính:

Vụ Đông Xuân (tháng 11 – tháng 2 năm sau và vụ Xuân Hè ( tháng 2 – tháng 5), 1 năm có thể trồng 3 – 4 vụ hoặc hơn tùy điều kiện của từng nông hộ Rau trồng vụ Đông Xuân thường có năng suất cao hơn các vụ khác Ở vụ Xuân Hè thường bị thiếu nước đầu vụ nên năng suất thường thấp hơn vụ Đông Xuân

4.2.4.2 Kỹ thuật làm đất tại 50 hộ điều tra

Khâu làm đất, xử lý đất trước khi trồng có vai trò quan trọng trong quy trình sản xuất rau vì nó góp phần làm hạn chế các loại sâu bệnh hại tồn lưu trong đất Kết quả điều tra về kỹ thuật làm đất của các nông hộ được trình bày ở bảng 4.8

Trang 37

(Nguồn: Điều tra và tổng hợp, 2012)

Kết quả bảng 4 8 cho thấy :

100 % nông hộ đã có tập quán xử lý đất trước khi gieo trồng Tùy theo loại rau và tùy điều kiện của mỗi hộ có các phương pháp xử lý đất khác nhau, có 90,0 % số hộ thực hiện phơi đất từ 2 – 5 ngày trước khi trồng, trong số đó còn có 16 hộ kết hợp phơi đất với sử dụng thuốc hóa học để xử lý đất như Killpest, Furadan 3G để diệt các loại kiến, mối…, có 14 hộ sử dụng các loại thuốc diệt cỏ như Lasso 48EC, Ronsta trước khi làm đất, chiếm 28,0 %

Trang 38

luân canh đối với 8 loại rau: Cải bắp, cải ngọt, cải thìa, cải bẹ xanh, cải dưa, xà lách rau muống, mồng tơi

Qua bảng 4.9 cho thấy :

Có 4 công thức luân canh cây rau được các nông hộ áp dụng, trong đó công thức

Xà lách – Ngò – Cải bắp được áp dụng phổ biến nhất (có 40,0 % số hộ thực hiện), công thức luân canh Cải – Ngò – Xà lách có 26,0 % số hộ thực hiện, công thức luân canh Cải - Ngò – Ớt có 20,0 % số hộ thực hiện, công thức luân canh Dưa leo – Đậu cô

ve – Cải được áp dụng ít nhất, có 14,0 % số hộ áp dụng Nhìn chung, phần lớn các nông hộ trồng rau ăn lá đều đã có kinh nghiệm trong việc thực hiện luân canh cây rau

2 vụ gần nhau không cùng một họ nên đã hạn chế được sâu bệnh tồn lưu trong đất giúp giảm chi phí phòng trừ

Bảng4.9: Các công thức luân canh

(Nguồn: Điều tra và tổng hợp, 2012)

4.2.4.4 Nguồn giống rau

Chọn giống rau cũng là một biện pháp kỹ thuật quan trọng trong sản xuất rau Chọn giống rau trồng thích hợp đối với từng vùng sản xuất có tác dụng làm tăng năng suất Việc sử dụng giống rau của các nông hộ tại hai xã tân An và Cư An được trình bày ở bảng 4.10

Cải bắp: các nông hộ thường trồng 2 giống F1-CJN12 ( Thương Mại Xanh) và VL-540-XW1 (Hoa Sen), trong đó, giống F1-CJN12 ( Thương Mại Xanh) có 17 hộ sử dụng, chiếm 77,3 % tổng số hộ trồng cải bắp, giống VL-540-XW1 (Hoa Sen) có 5 hộ

sử dụng, chiếm 22,7 %

Cải bẹ xanh: có 2 giống đang được trồng là Tropica (Thương mại xanh) và

NP-09 (Tân nông phát), trong đó giống NP-NP-09 (Tân nông phát) được trồng chủ yếu, chiếm 66,7 %

Trang 39

Bảng 4.10: Các loại giống rau điều tra

F1-CJN12 VL-540-XW1 Nacaro 52 Samurai 98 Champion Tropica NP-09 Thượng Hải F1 VN79 F1-C01

TN 101A

OP 911 UFO TN 123

100,0

(Nguồn: Điều tra thực tế tại nông hộ, 2012)

Cải thìa: các nông hộ thường sử dụng hạt giống của công ty Vinh Nông Và Đại Địa Trong đó, giống F1 – C01 (Đại Địa) có 5 hộ sử dụng (chiếm 55,6 %), giống Thượng Hải F1 VN79 (Vinh Nông) có 4 hộ sử dụng (chiếm 44,4 %)

Cải dưa: có 2 giống đang được trồng là TN 101A của công ty Trang Nông (có 2 hộ sử dụng, chiếm 40,0 %) và OP 911 của công ty Nông hữu (có 3 hộ sử dụng, chiếm 60,0

%)

Xà lách: có 2 loại xà lách đang được trồng tại vùng trồng rau hai Tân An và Cư

An là xà lách búp và xà lách xòe Trong đó, giống xà lách xòe TN 591 (Chánh Nông)

có 8 hộ sử dụng (chiếm 57,1 %), giống xà lách búp UFO TN 123 (Trang Nông) có 5

hộ sử dụng (chiếm 35,7 %), giống xà lách búp của công ty Chánh Nông có 1 hộ sử dụng (chiếm 7,2 %)

Trang 40

Rau muống, mồng tơi: Hai giống rau được các nông hộ sử dụng là giống rau muống cao sản Đại Địa (Đại Địa) và giống mồng tơi cao sản (Vinh Nông)

Như vậy, Có 100 % số nông hộ đều mua hạt giống (giống F1) của các công ty sản xuất hạt giống Ý kiến của các nông hộ cho rằng các giống mua của công ty có tỉ lệ nảy mầm cao, cho năng suất khá ổn định, phù hợp với điều kiện khí hậu của địa phương

4.2.4.5 Cách nhân giống và xử lý hạt giống trước khi trồng

Kết quả điều tra đã ghi nhận trong tổng số 8 loại rau đang được trồng tại hai xã Tân An và Cư An, có 5 loại rau (chiếm 62,5 %): Cải bắp, cải bẹ xanh, cải thìa, cải dưa,

xà lách nhân giống bằng cây con và 3 loại rau (chiếm 37,5 %): Cải ngọt, rau muống, mồng tơi được nhân giống bằng hạt Tùy theo điều kiện và kinh nghiệm mỗi nông hộ

có biện pháp xử lý hạt giống trước khi trồng khác nhau nhưng chủ yếu bằng 2 phương pháp chính: xử lý bằng nước nóng và xử lý bằng hóa chất (Bảng 4.11) Có 100 % số nông hộ thực hiện xử lý hạt giống trước khi trồng, trong đó có 62,5 % số hộ xử lý hạt giống bằng nước nóng (2 sôi 3 lạnh), 37,5 % số hộ xử lý hạt giống bằng hóa chất (Furadan 3G, Killpest)

Bảng 4.11 Phương pháp xử lý hạt giống trước khi trồng

hộ trồng

Bằng nước nóng Bằng thuốc Tổng số hộ

áp dụng

Số

hộ

Tỷ lệ (%)

Số

hộ

Tỷ lệ (%) Số hộ

Ngày đăng: 29/05/2018, 18:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Mai Thị Phương Anh, Trần Văn Lài và Trần Khắc Thi, 1996. Rau và trồng rau . Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rau và trồng rau
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp
2. Phạm Văn Biên, Bùi cách Tuyến, Nguyễn Mạnh Chinh, 2003. Cẩm nang sâu bệnh hại cây trồng, quyển 1. Nhà xuất bản Nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, 595 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang sâu bệnh hại cây trồng
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
3. Nguyễn Mạnh Chinh, Phạm Anh Cường, 2009. Trồng – chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh rau ăn lá. Nhà xuất bản Nông nghiệp, TP Hồ Chí Minh, 79 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trồng – chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh rau ăn lá
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp
4. Nguyễn Thị Trà Giang, 2009. Điều tra tình hình sản xuất, giống và kỹ thuật canh tác rau vụ Thu Đông năm 2009 tại huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.Khóa luận tốt nghiệp kỹ sư Nông học trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra tình hình sản xuất, giống và kỹ thuật canh tác rau vụ Thu Đông năm 2009 tại huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
5. Thái Hà, Đặng Mai, 2011. Kỹ thuật trồng và chăm sóc một số loại rau. Nhà xuất bản Hồng Đức, 103 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật trồng và chăm sóc một số loại rau
Nhà XB: Nhà xuất bản Hồng Đức
9.Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cục Bảo vệ thực vật , 2009.Sổ tay Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng trên rau ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, 136 trang.Tài liệu Internet Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng trên rau ở Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội
6. Phòng Nông nghiệp huyện Đăk Pơ, 2010. Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai 2010 huyện Đăk Pơ Khác
7. Phòng thống kê huyện Đăk Pơ, 2012. Báo cáo chính thức dân số năm 2011 huyện Đăk Pơ Khác
8. Phòng thống kê huyện Đăk Pơ, 2012. Báo cáo diện tích cây hàng năm theo thôn làng vụ Đông Xuân 2011 - 2012 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w