1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ KỸ THUẬT TRỒNG CÂY ỚT (Capsicum annuum L.) VỤ XUÂN HÈ 2012 TẠI HUYỆN ĐĂKPƠ, TỈNH GIA LAI

77 308 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 1,96 MB

Nội dung

HỒ CHÍ MINH KHOA NÔNG HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ KỸ THUẬT TRỒNG CÂY ỚT Capsicum annuum L... Rau ở Đăk Pơ đã xuất đi Đà Nẵng, Bình Định, Quảng Nam Nguồn: V

Trang 1

BỘ GIÁO GIỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ KỸ THUẬT TRỒNG

CÂY ỚT (Capsicum annuum L.) VỤ XUÂN HÈ 2012

TẠI HUYỆN ĐĂKPƠ, TỈNH GIA LAI

Sinh viên thực hiện: AN THỊ THANH HẠ

Niên khóa : 2008 -2012

Tháng 07/2012

Trang 2

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ KỸ THUẬT TRỒNG

CÂY ỚT (Capsicum annuum L.) VỤ XUÂN HÈ 2012

TẠI HUYỆN ĐĂKPƠ, TỈNH GIA LAI

Tác Giả

AN THỊ THANH HẠ

Khóa luận được đệ trình đáp ứng yêu cầu

cấp bằng kỹ sư ngành Nông Học

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

ThS PHẠM HỮU NGUYÊN

Tháng 07/2012

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lòng thành kính, ghi ơn bà, bố mẹ nội ngoại đã nuôi dưỡng, dạy dỗ và truyền cho con ý chí để con theo đuổi việc học và có được như ngày hôm nay Cảm ơn ông xã

đã luôn bên cạnh động viên chăm sóc em trong những ngày làm luận văn

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm thành phố

Hồ Chí Minh, Ban chủ nhiệm khoa Nông Học cùng toàn thể các quý thầy cô đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm trong suốt thời gian học tập tại trường

Xin chân thành cảm ơn đến thầy Phạm Hữu Nguyên đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này

Tôi xin gửi đến anh em, bạn bè thân yêu lớp DH08NHGL đã động viên, giúp

đỡ tôi trong suốt thời gian học cũng như hoàn thành luận văn

Tôi xin cảm ơn đến các cán bộ Phòng Nông Nghiệp, trung tâm Khuyến Nông, Phòng Thống kê huyện Đăkpơ, chủ tịch Hội Nông Dân 2 xã điều tra đã tận tình giúp

đỡ tôi trong suốt quá trình điều tra

Xin hãy nhận nơi tôi lời cảm ơn chân thành nhất

Gia Lai, Tháng 07/2012

Tác giả

An Thị Thanh Hạ

Trang 4

TÓM TẮT

Đề tài “ Điều tra tình hình sản xuất, kỹ thuật trồng cây ớt vụ Xuân – Hè năm

2012 tại huyện Đăkpơ, tỉnh Gia lai” đã tiến hành từ tháng 02 – 05/2012 Tổng số hộ điều tra trên 2 xã Tân An và Phú An là 45 hộ, tất cả đều trồng theo kiểu truyền thống Việc điều tra được tiến hành theo mẫu phiếu đã soạn thảo sẵn

Kết quả điều tra:

• Tình hình sản xuất: Tổng diện tích đất tại 45 hộ là 22,65 ha, trong đó diện tích

đất trồng ớt là 6,46 ha, diện tích trồng ít nhất là 600 m2, nhiều nhất là 3200 m2, phổ biến nhất 1501 m2

– 2500 m2 Sản lượng đạt được đối với ớt 207- Việt Nông là 90 tấn, Demon – Việt Nông là 3,1 tấn, 368 – Trang Nông là 5,3 tấn, 378 – Trang Nông là 7,2 tấn, 108 – Chánh Nông là 3,7 tấn, 018 – Chánh Nông là 1,2 tấn, 107 – GCTMN là 6,3 tấn, 106 GCTMN là 10,6 tấn, 072 – Thành Nông là 3,8 tấn/ diện tích đất trồng

• Giống: Có 45 hộ sử dụng hạt giống F1, chiếm 100 % Có 60 % hộ trồng ớt

207; 11,1 % hộ trồng ớt 106; 4,4 % hộ trồng ớt demon, 072, 368 và 378; 6,7 % hộ trồng ớt 1062,2 % hộ trồng ớt 108 và 018 Giống F1 được bà con nông dân chọn nhiều nhất là giống 207 của Việt Nông và giống 106 của GCTMN

Kỹ thuật trồng:

* Làm đất: Biện pháp xử lý đất chủ yếu theo phương pháp truyền thống là cày, bừa, phơi đất, bón vôi nông nghiệp, phủ đất bằng vỏ trấu, xác bã mía, ngô, màng phủ nông nghiệp

* Nguồn nước tưới: Có 2 nguồn nước chính sử dụng cho việc trồng ớt là: Nước giếng (91,1 %) và nước ao hồ (8,9 %) Chất lượng nước tưới đều tốt

* Phân bón: Công thức phân bón phổ biến nhất cho 1.000 m2

khuyến cáo Các hộ trồng ớt phun thuốc BVTV từ 6 - 15 lần /vụ

Trang 5

* Chăm sóc: Sau khi trồng trồng từ 18 – 25 ngày, tiến hành cắm chà, giăng dây để trồng ớt không bị đổ ngã 100% nông hộ không tiến hành tỉa nhánh, bấm ngọn ớt

* Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch: Ớt được thu hoạch cách mặt đất bằng các vật dụng khác nhau và mang về nhà bỏ thành đống dưới có lót bạt hoặc có thể cho vào bao rồi đem đi bán Sau khi thu hoạch bạt phủ, chà được thu dọn để sử dụng tiếp vào vụ sau

* Chi phí sản xuất: Bình quân chi phí đầu tư cho 1.000 m2 ớt chỉ thiên 207 là 8.360.000 VNĐ, ớt 107 – 106 là 8.120.000 VNĐ, các loại khác là 8.180.000 VNĐ Lợi nhuận bình quân 1 hộ trồng ớt 207 là từ 25.600.000 – 49.140.000 VNĐ/1.000 m2

Trang 6

MỤC LỤC

Trang

TRANG TỰA i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT iii

MỤC LỤC v

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT viii

DANH SÁCH CÁC BẢNG ix

DANH SÁCH CÁC HÌNH xi

Chương 1MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2.Mục đích, yêu cầu và giới hạn của đề tài 2

1.2.1 Mục đích 2

1.2.2 Yêu cầu 2

1.2.3 Giới hạn đề tài 2

Chương 2TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1 Giới thiệu về cây ớt 3

2.1.1 Nguồn gốc 3

2.1.2 Phân loại 3

2.1.3 Đặc tính thực vật học của cây ớt 3

2.1.4 Một số sâu bệnh hại trên ớt 4

2.2 Tình hình sản xuất ớt trên thế giới và Việt Nam 7

2.2.1 Tình hình sản xuất ớt trên thế giới 7

2.2.2 Tình hình sản xuất ớt trong nước 9

2.3 Một số kết quả nghiên cứu về cây ớt ở việt nam 11

2.3.1 So sánh giống 11

2.3.2 Các biện pháp kỹ thuật khác 12

Chương 3VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13

3.1 Thời gian và địa điểm 13

3.2.1 Phương tiện và trang thiết bị 13

3.2.2 Phương pháp nghiên cứu 13

Trang 7

3.3 Xử lý số liệu 14

Chương 4KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 15

4.1 Điều tra tổng quát 15

4.1.1 Điều tra tự nhiên 15

4.1.1.1 Vị trí địa lý - địa hình 15

4.1.1.2 Điều kiện khí hậu – tài nguyên 16

4.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 16

4.1.2.1 đất đai 16

4.1.2.2 Dân số 20

4.2 Kết quả điều tra nông hộ 20

4.2.1 Tình hình chung về các nông hộ điều tra 20

4.2.1.1 Tình hình nhân khẩu và lao động tại 45 hộ điều tra 20

4.2.1.2 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp 21

4.2.1.3 Phương thức sản xuất ớt tại 45 hộ điều tra 22

4.2.2 Giống 23

4.2.3 Kỹ thuật canh tác 23

4.2.3.1 Kỹ thuật làm đất 25

4.2.3.2 Phương thức trồng 27

4.2.3.3 Thời gian sinh trưởng 30

4.2.2.4 Lượng hạt giống và mật độ trồng ớt 31

4.2.3.5 Nguồn nước tưới 32

4.2.3.6 Tình hình sử dụng phân bón 32

4.2.3.7 Sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ 37

4.2.3.8 Tình hình sử dụng thuốc BVTV 40

4.2.4 Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch 42

4.2.5 Thị trường tiêu thụ 43

4.2.6 Chi phí sản xuất – hiệu quả kinh tế 44

4.2.6.1 Chi phí sản xuất 44

4.2.6.2 Hiệu quả kinh tế 44

4.2.7 Việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong việc trồng ớt 45

4.2.8 Nhận xét thuận lợi – khó khăn 45

Trang 8

4.2.9 Đề xuất của nông dân trồng ớt 46

Chương 5KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 48

5.1 Kết luận 48

5.2 Đề nghị 49

TÀI LIỆU THAM KHẢO 50

PHỤ LỤC 52

Trang 9

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT

BVTV : Bảo vệ thực vật

GCTMN : Giống cây trồng miền nam

NSG : Ngày sau gieo

NST : Ngày sau trồng

NTT : Ngày trước trồng

STT : Số thứ tự

VietGAP : Good agricultural practice

GCTMN : Giống cây trồng miền nam

Trang 10

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2.1: Tình hình sản suất ớt một số nước trên thế giới năm 2010 8

Bảng 2.2: Tình hình sản suất ớt trên thế giới từ năm 2006 – 2010 8

Bảng 2.3: Xuất khẩu ớt khô của Trung Quốc (2004 – 8/2009) 9

Bảng 4.1: Số liệu khí tượng của Gia Lai tháng 1 – 6/2012 16

Bảng 4.2:Tình hình sử dụng đất huyện Đăkpơ năm 2011 17

Bảng 4.4: Tình hình sản xuất nông nghiệp huyện Đăkơ từ 2009 - 2011 19

Bảng 4.5: Diện tích trồng rau và ớt huyện Đăkpơ năm 2012 19

Bảng 4.6: Tình hình dân số tại 2 xã Tân An và phú An 20

Bảng 4.7: Số nhân khẩu của các hộ điều tra 20

Bảng 4.8: Thành phần lao động tại 45 hộ điều tra 21

Bảng 4.9: Tổng diện tích đất của 45 hộ điều tra 21

Bảng 4.10: Phân bố diện tích trồng ớt tại 45 hộ điều tra 22

Bảng 4.11: Cơ cấu giống ớt được trồng tại 45 hộ điều tra 23

Bảng 4.12: Thời điểm trồng ớt tại 45 hộ điều tra 24

Bảng 4.13: Công thức luân canh với cây ớt tại 45 hộ điều tra 24

Bảng 4.14: Kỹ thuật làm đất tại 45 hộ điều tra 25

Bảng 4.15: Lượng vôi bón cho 1.000 m2đất trồng ớt tại 45 hộ điều tra 26

Bảng 4.16: Số ngày phơi đất tại 45 hộ điều tra 26

Bảng 4.17: Vật liệu che phủ đất tại 45 hộ điều tra 27

Bảng 4.18: Xử lý hạt giống ớt 28

Bảng 4.19: Số ngày ươm hạt giống tại 45 hộ điều tra 28

Bảng 4.20: Thời gian trồng dặm (ngày) tại 45 hộ điều tra 29

Bảng 4.21: Phương thức cắm chà, giăng dây 29

Bảng 4.22: Thời gian sinh trưởng của các loại ớt 30

Bảng 4.23: Mật độ trồng ớt tại 45 hộ điều tra trên 1.000m2 31

Bảng 4.24: Nguồn nước tưới và chất lượng nước sử dụng cho trồng ớt 32

Hình 4.6: Thuốc BVTV tại nông hộ điều tra 33

Bảng 4.25: chủng loại phân bón cho các giống ớt tại 45 hộ điều tra 34

Trang 11

Bảng 4.26: Lượng phân hữu cơ, vô cơ sử dụng trong giai đoạn bón lót ớt tại 45 hộ

điều tra trên diện tích 1.000m2

35

Bảng 4.27: Lượng phân vô cơ sử dụng ở giai đoạn bón thúc trên diện tích 1.000m2 36

Bảng 4.28: Quy trình sử dụng phân bón đối với ớt chỉ thiên trên 1.000 m2/vụ 36

Bảng 4.30: Chủng loại thuốc BVTV được sử dụng phổ biến trên 45 hộ điều tra 40

Bảng 4.31: Sử dụng thuốc BVTV tại 45 hộ điều tra 41

Bảng 4.32: Số lần phu thuốc và tỷ lệ (%) nông hộ phun thuốc BVTV cho ớt 41

Bảng 4.33: Thời gian phun thuốc lần đầu tiên sau khi trồng ớt 42

Bảng 4.34: Thời gian cách ly (phun thuốc) trước khi thu hoạch 42

Bảng 4.35: Xử lý chất thải BVTV trong sản xuất ớt 43

Bảng 4.36: Thị trường tiêu thụ ớt 43

Bảng 4.37: Hiệu quả kinh tế các loại ớt điều tra trên diện tích 1.000m2 44

Bảng 4.38: Việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong trồng ớt 45

Bảng 4.39: Lĩnh vực đề xuất của nông dân 46

Trang 12

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Trang

Hình 4.1: Bản đồ hành chính huyện Đăkpơ, tỉnh Gia Lai 15

Hình 4.2: Cày đất bằng máy tại hộ Nguyễn Văn Hưng xã Tân An 25

Hình 4.3: Cắm chà giăng dây 1 tầng 30

Hình 4.4: Cắm chà, giăng dây 2 tầng 30

Hình 4.5: Giếng nước tưới của hộ Nguyễn Thị Bích xã Phú An 33

Hình 4.6: Thuốc BVTV tại nông hộ điều tra 33

Hình 4.7: Rầy mềm (Aphis maydis) 37

Hình 4.8: Bệnh thán thư (Collectotrichum gloeosporioides) 37

Hình 4.9: Bệnh héo rũ xanh do vi khuẩn Ralstonia solanacearum gây ra 38

Hình 4.10: Bệnh khẩm lá ớt do Tobamovirus gây ra 38

Hình 4.11: Thu hoạch ớt cho vào bao bì cách ly mặt đất 42

Trang 13

Chương 1

MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề

Cây ớt (Capsicum annuum L.) là cây gia vị có đời sống khá dài, cho quả trong

nhiều năm, được con người trồng trọt và thu hái từ rất lâu đời Ớt là gia vị thường thấy nhất ở Việt Nam cũng như các nước Trong các bữa ăn bất kể là món gì cũng cần có ớt Có nhiều người khi ăn thiếu ớt sẽ thấy bữa ăn thiếu ngon Đặc biệt ớt thường dùng pha nước chấm Ớt cũng pha với bột cà ri Ớt ăn tươi, chế biến thành tương ớt hoặc phơi khô làm bột ớt để dự trữ ăn được lâu Ớt được trồng ở khắp nơi và

có quanh năm Ở nước ta, miền Trung có tập quán ăn nhiều ớt hơn các nơi khác

Ớt cũng còn dùng làm thuốc Tác dụng chủ yếu của ớt là kích thích tiêu hóa, trị cảm lạnh, thấp khớp, sốt rét Lá ớt dùng đắp trị mụn nhọt Ớt dùng làm gia vị là loại ớt cay Ngoài ra có loại ớt không hoặc chỉ hơi cay, dùng xào nấu như một thứ rau xanh, gọi là ớt ngọt Ớt cay có nhiều giống với hình dạng quả khác và màu sắc quả khác nhau Ớt chỉ thiên quả nhỏ, rất cay, mọc hướng thẳng lên trời Loại ớt tím, ớt cà quả thòng xuống Có giá trị nhất là ớt sừng trâu, quả dài và cong, trồng nhiều để xuất khẩu.(Nguyễn Mạnh Chinh và Nguyễn Đăng Nghĩa, 2008)

Đăk Pơ là vùng trồng rau lớn của tỉnh với 2.300 ha, phân bố chủ yếu ở các xã ĐăkPơ, Tân An, Cư …Phong phú về chủng loại rau nhưng trong đó cây ớt là cây chủ lực với diện tích 428,7 ha Thực tế, trong những năm qua, cây ớt được đánh giá là một trong những cây ngắn ngày cho hiệu quả kinh tế cao và đã giúp nhiều người dân thoát nghèo Rau ở Đăk Pơ đã xuất đi Đà Nẵng, Bình Định, Quảng Nam (Nguồn:

Vĩnh Hoàng, Báo Gia Lai, 2011)

Để có thêm những thông tin về tình hình sản xuất và kỹ thuật trồng cây ớt đang được áp dụng phổ biến tại địa phương, ý kiến của người dân trong sản xuất và tiêu thụ ớt ở các vùng trồng ớt huyện Đăkpơ, qua đó đưa ra những khuyến cáo về sau

của các ngành chức năng tại địa phương Đề tài “ Điều tra tình hình sản xuất, kỹ

Trang 14

thuật trồng cây ớt vụ Xuân – Hè năm 2012 tại huyện Đăkpơ, tỉnh Gia lai” được

thực hiện

1.2.Mục đích, yêu cầu và giới hạn của đề tài

1.2.1 Mục đích

Tìm hiểu về tình hình sản xuất và kỹ thuật trồng ớt tại huyện Đăkpơ để làm cơ

sở cho những khuyến cáo về sau cho các ngành chức năng tại địa phương

- Đưa ra được quy trình trồng ớt phổ biến tại địa phương

Trang 15

Chương 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Giới thiệu về cây ớt

Cây ớt có tên khoa học là Capsicum annuum L, thuộc họ cà: Solanaceae

2.1.1 Nguồn gốc

Ớt là cây trồng thuộc họ cà Solanaceae Có nguồn gốc từ Mexico, Trung và

Nam Mỹ Safford đã phát hiện quả ớt khô tại một nghĩa địa có 2000 năm tuổi ở Peru (Mai Thị Phương Anh, 1999)

Loài C chinense Jacquin

Loài C pendulum (Willdenow) L

Loài C pubescens Ruiz and Pavon

2.1.3 Đặc tính thực vật học của cây ớt

- Rễ: Rễ cọc, phát triển mạnh với rất nhiều rễ phụ Do việc cấy chuyển, rễ cọc

chính đứt, một hệ rễ chùm khỏe phát triển, vì thế nhiều khi nhầm tưởng ớt có hệ rễ

chùm

- Thân: Ớt là cây bụi thân gỗ 2 lá mầm, thân thường mọc thẳng, đôi khi có thể

gặp các dạng (giống) có thân bò, nhiều cành, chiều cao trung bình 0,5 – 1,5 m, có thể

là cây hàng năm hoặc lâu năm nhưng thường được gieo trồng như cây hàng năm

- Lá: Lá đơn, mọc xoắn trên thân chính Có nhiều dạng lá khác nhau nhưng thường gặp nhất là dạng lá mác, trứng ngược, mép lá ít răng cưa Lông trên lá phụ thuộc vào các loài khác nhau, một số loài có mùi thơm Lá thường mỏng, kích thước

trung bình 1,5 – 12 cm x 0,5 – 7,5 cm

Trang 16

- Hoa: Các hoa hoàn thiện và quả thường được sinh đơn độc trên từng nách lá,

chỉ có loài C chinense thường có 2 – 5 hoa trên một nách lá Hoa có thể mọc thẳng

đứng hoặc buông thõng Hoa thường có màu trắng, một số giống có màu sữa, xanh lam và tím Hoa có 5 - 7 cánh hoa, có cuống dài khoảng 1,5 cm, đài ngắn có dạng chuông 5 - 7 răng dài khoảng 2 mm bọc lấy quả Nhụy đơn giản có màu trắng hoặc tím Hoa có 5 – 7 nhụy đực với ống phấn màu xanh da trời hoặc tím trong khi nhóm

C frutescens và C chinense có ống phấn màu trắng xanh Kích thước của hoa cũng phụ thuộc vào các loài khác nhau, nhưng nói chung đường kính cánh hoa từ 8 – 15

mm

- Quả: Thuộc loại quả mọng, có nhiều hạt với thịt quả nhăn và chia làm 2

ngăn Các giống khác nhau có kích thước quả, hình dạng, độ nhọn, màu sắc, độ cay

và độ mềm của thịt quả rất khác nhau Quả chưa chín có thể có màu xanh hoặc tím,

quả chín có màu đỏ, da cam, vàng, nâu, màu kem hoặc hơi tím

- Hạt: Hạt có dạng thận, màu vàng rơm, chỉ có hạt của C pubescens có màu

đen Hạt có chiều dài khoảng 3 – 5 mm Một gram hạt ớt ngọt có khoảng 160 hạt, còn

ớt cay khoảng 220 hạt.(Mai Thị phương Anh, 1999)

2.1.4 Một số sâu bệnh hại trên ớt

* Một số sâu hại trên ớt

- Bọ trĩ: Nhiều loài, trong đó có Scirtothrips dorsalis, Thrips palmi

Đặc điểm gây hại: Gặp điều kiện thời tiết khô và nóng thích hợp, bọ trĩ phát triển nhanh với mật độ rất cao có thể làm phần lớn lá bị vàng khô, cây sinh trưởng kém rõ rệt Đồng thời bọ trĩ cùng với các loại rầy, rệp, bọ phấn là những môi giới truyền bệnh virus rất nguy hiểm đối với cây ớt

Biện pháp phòng trừ:

+ Biện pháp canh tác:

Che phủ bằng rơm rạ hoặc là thuốc lá có thể tiêu diệt bọ trĩ

Tưới nước mạnh lên lá

Ngoài ra chăm sóc cây sinh trưởng tốt, đảm bảo đủ nước làm giảm thiệt hại của bọ trĩ gây ra đặc biệt trong thời kỳ cây con

+ Biện pháp vật lý: Sử dụng bẫy dính màu vàng hoặc xanh da trời có thể thu hút bọ trĩ trưởng thành

Trang 17

+ Biện pháp sinh học: Khuyến khích hoặc sử dụng các loài bọ rùa, ong ký sinh

+ Biện pháp hóa học: Có nhiều loại thuốc hiệu quả như Confidor, Hopsan, Cyperin, Pyrinex phun vào buổi chiều tối có hiệu quả cao Có thể dùng dầu khoáng

- Sâu xanh đục trái (Helicoverpa armigera):

Đặc điểm gây hại:

Sâu xanh đục quả phá hại nhiều loại cây như cà chua, cà tím, bông, ngô, ớt Sâu đục lỗ gần cuống quả, lỗ đục về sau có sẹo màu sẫm Phía trong quả thấy có hốc chứa phân sâu và mô quả bị thối

Biện pháp phòng trừ:

+ Vệ sinh đồng ruộng, cầy bừa kỹ để tiêu diệt nhộng còn nằm trong đất

+ Dùng bẫy đèn bắt bướm, bẫy bả chua ngọt để diệt sâu trưởng thành

+ Trong điều kiện sâu xanh phát triển mạnh, bắt buộc chúng ta phải dùng thuốc bảo vệ thực vật để bảo vệ cây trồng như các chế phẩm sinh học NPV, Bt (ViBt

16000 UI), Vibamec1.8 EC, Vimatrine 0.6 L hoặc kết hợp NPV và Bt

- Rệp bông (Aphis gossypii):

Đặc điểm gây hại:

Rệp hút nhựa làm lá cây cong và xoăn lại, cây sinh trưởng kém, lá có thể vàng

và khô, quả nhỏ và dễ bị cháy xám Chất thải của rệp là môi trường cho nấm bồ hóng phát triển phủ đen lá Rệp còn là môi giới lan truyền bệnh virus rất phổ biến và nguy hiểm cho cây ớt

Biện pháp phòng trừ:

+ Chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt, không bón nhiều phân đạm

+ Khi rệp nhiều dùng thuốc phun trừ

- Nhện trắng (Polyphagotarsonemus latus):

Đặc đặc điểm gây hại:

Nhện trưởng thành cái đẻ trứng rải rác trên mặt lá Trứng hình ôvan, màu trắng

và khá lớn hơn so với kích thước nhện trưởng thành Nhện tập trung sống thành đám quanh gân chính ở mặt dưới lá, chích hút nhựa làm lá non xoắn cong cụp xuống và nhỏ hơn bình thường, thậm chí hẹp đi như dạng sợi chỉ Nơi nhện tập trung tạo thành những mảng màu nâu, giòn, nếu bị nặng thì lá khô và rụng Nhện còn bò sang phá hại

Trang 18

hoa và quả, làm hoa rụng, quả nhỏ, vỏ quả biến màu và sần sùi Nhện phát triển trong điều kiện thời tiết ấm và khô, tuy vậy bị hạn chế bởi nhiệt độ cao (trên 350

C)

Biện pháp phòng trừ:

+ Chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt, không để ruộng khô cạn

+ Khi nhện phát triển cần tưới nước cho ruộng đủ ẩm, phun các thuốc đặc trị như Comite, Nissorun, Ortus, Danitol.(Phạm Văn Biên và ctv, 2003)

* Một số bệnh hại trên ớt

- Bệnh thán thư (Collectotrichum nigrum ; C glogosporioides hoặc C.capsici) Đây là bệnh nguy hiểm gây thối quả hàng loạt và thường xuất hiện vào các tháng nóng, ẩm trong năm (tháng 5,6,7) Bệnh lan truyền do nấm tồn tại trên tàn dư cây của

vụ trước nên trồng ớt phải tuân thủ luân canh nghiêm ngặt Khi thấy bệnh xuất hiện thì dùng thuốc Zineb 80% với nồng độ 0,1 – 0,2 % trước khi thu hoạch ít nhất 14 ngày Hoặc có thể dùng Benlat 50WP 0,1 – 0,2 %, Manneb, Daconil

Triệu chứng bệnh: Đầu tiên có vết ướt trên quả, sau đó lan rộng ra biến thành màu tối thường có vết vòng, ở giữa trung tâm vết bệnh có màu đen Trong thời tiết

ẩm thấy có lớp bào tử nấm màu hồng cam trên bề mặt vết bệnh Khi xuất hiện không tưới lên cây, vì tưới lên cây là hình thức lây bệnh nhân tạo nhanh nhất

- Bệnh héo xanh: Có hai nguyên nhân dẫn đến bệnh héo xanh (nhân dân ta quen gọi là héo rũ, chết ẻo )

+ Héo xanh do nấm (Fusarium oxysporum): Xuất hiện chủ yếu ở các giai đoạn

cây con đến khi ra hoa Có thể dùng Fudazol 0,1 % phun lên lá và tưới vào gốc cây

Triệu chứng: Vết bệnh ăn ở phần thân gốc, ăn thành mảng, có vết nấm đốm trên bề mặt Nấm bệnh làm hư hại đến bó mạch dẫn, do vậy cây héo xanh và chết

+ Héo xanh do vi khuẩn (Ralstonia solanacearum trước kia được gọi là

Pseudomonas solanacearum) Nhiệt độ cao và ẩm ướt là nguyên nhân thúc đẩy bệnh phát triển, thường gây thành dịch Bệnh lây lan qua đất

Triệu chứng: Các lá dưới biến vàng, héo và rụng, cây có thể bị chết Bó mạch

bị biến nâu Khi cắt đoạn thân gần gốc đặt vào nước sẽ thấy một chất dịch vàng chảy

ra Đó chính là dịch vi khuẩn Có thể dùng dấu hiệu này để đoán trước dịch bệnh Chọn chân đất dễ thoát nước để trồng ớt, đảm bảo chế độ luân canh tuyệt đối ít nhất 3 – 5 vụ với các cây trồng khác không cùng họ với ớt

Trang 19

- Ngoài ra còn gặp các bệnh như sương mai (Phytophthora capsici), bệnh thối xốp vi khuẩn (Erwinia spp.), đốm lá vi khuẩn (Xanthomonas campestris pv

vesicatoria) Dùng Zineb BTN 80 % với nồng độ 0,1 – 0,2 % CuSO4 ; CuOH ; CuOC và các thuốc chống nấm đặc hiệu khác

- Bệnh Virus : Là một bệnh hại tương đối nặng đối với các vùng trồng ớt trên thế giới Có nhiều loại virus gây hại cho ớt, các loại gây hại cho cà chua, dưa chuột, khoai tây, thuốc lá đều gây hại cho ớt, nên cần luân canh tuyệt đối, không trồng ớt sau các cây trồng này

Biện pháp: Tiêu diệt môi giới truyền bệnh là rệp, tuy nhiên tốt nhất vẫn là dùng các giống chống bệnh, làm sạch đồng ruộng Nên xử lý hạt trước khi gieo với

Na3PO4 10 % trong 2 giờ, sau đó rửa trong nước chảy 45 phút để hạn chế bệnh virus khảm thuốc lá Có thể xử lý hạt tươi hay hạt khô Để hạn chế virus đốm gân ớt có thể

xử lý bằng cách ngâm hạt với HCl 5 % trong 4 – 6 giờ (pha loãng 1 : 19), sau đó cũng

để ở nước chảy 45 phút.(Mai Thị Phương Anh, 1999)

2.2 Tình hình sản xuất ớt trên thế giới và Việt Nam

2.2.1 Tình hình sản xuất ớt trên thế giới

Cây ớt ngày nay được trồng rộng rãi khắp nơi trên thế giới Các nước Inđônêxia, Trung Quốc và Triều Tiên là những nước có diện tích trồng lớn nhất Ở Triều Tiên, ớt là cây dẫn đầu cả về diện tích cũng như giá trị, nó được sử dụng được

ở dạng quả xanh cũng như bột khô Dạng bột khô là phụ gia chủ yếu trong món “Kim chi” Theo Poupos J.M.(1994), năng suất của ớt dao động rất lớn theo hệ thống sản xuất, đặc biệt là ở vùng nhiệt đới Trên thế giới, năng suất quả tươi trung bình đạt từ 1,7 đến 38 tấn/ha hoặc thậm chí 100 tấn /ha ( Trích dẫn bởi Hà Thị Tuyết Lan, 2010)

Trang 20

Bảng 2.1: Tình hình sản suất ớt một số nước trên thế giới năm 2010

Quốc gia Diện tích (ha) Năng suất

(tấn/ha) Sản lượng (tấn) Trung Quốc

201,05 21,07 162,22 200,68 83,33

13.189.303 47.400 2.335.560 1.986.700 500.000

(tấn/ha)

Sản lượng

(tấn)

Diện tích

(ha)

Năng suất

(tấn/ha)

Sản lượng

2.726.739 2.835.827 2.799.888 3.058.650 3.054.861

1.765.970 1.764.686 1.822.912 1.856.312 1.859.597

15,00 15,39 15,29 15,33 14,82

26.493.530 27.164.670 27.877.849 28.465.566 27.552.507

Năm 2009 – 2010, Ấn Độ đã xuất khẩu 5.02.750 tấn gia vị và đạt giá trị 50.560,50 Rs (1,17 tỉ USD) Xuất khẩu tiêu trong năm này giảm còn 9.100 tấn so với 9.500 tấn vào cùng kỳ, chủ yếu là do giá hạt tiêu của Ấn Độ cao Xuất khẩu ớt tăng 28% so với năm trước đạt 117.500 tấn (http://www.itpc.gov.vn/exporters/news/tinquocte/2010/2010-10-01.195770/2010-11-18.298974)

Trang 21

* Trung Quốc:

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, xuất khẩu ớt khô từ nước này trong tháng 8/2009 đạt trị giá 7,153 triệu USD, nâng tổng lượng suất khẩu trong tháng 8 đầu năm 2009 lên 73.557 tấn, trị giá 111,060 triệu USD, lần lượt tăng 7,8% và giảm 14,9% so với cùng kỳ năm 2008

Bảng 2.3: Xuất khẩu ớt khô của Trung Quốc (2004 – 8/2009)

Năm Khối lượng

(tấn)

+/-(%, so theo năm)

Trị giá (triệu USD)

+/-(%, so theo năm)

-19,2 -4,0 -0,5 -19,7 71,9 7,8

114,367 100,405 104,422 125,142 179,372 111,060

48,0 -12,2 4,0 19,8 43,9 -14,9

Bà Mai cho biết, mỗi năm bà con nơi đây trồng 2 vụ ớt, chủ yếu là giống ớt

“chỉ thiên” do giống này dễ trồng, năng suất lại cao Thường vụ 1 kéo dài từ tháng 4 -

7, sau đó bà con nhổ ớt, cải tạo đất, gieo hạt trồng vụ tiếp sao cho thu hoạch trước Tết

âm lịch khoảng hơn một tháng Mỗi vụ ớt chỉ khoảng hơn 100 ngày, trong đó 70 - 80 ngày là thời gian từ khi gieo hạt đến bắt đầu thu hoạch, thời gian thu hoạch kéo dài trong khoảng 1 tháng

Theo tính toán của người trồng ớt, với giá bán hiện nay, sau khi trừ chi phí phân, thuốc, hạt giống, công chăm sóc… Người trồng ớt còn lãi gần 20 ngàn

Trang 22

đồng/kg Nếu trồng 1 héc ta ớt (10.000 m2) sẽ thu hoạch được 10-12 tấn ớt/vụ, nông dân có mức lãi bình quân khoảng 200 – 240 triệu đồng/vụ Mỗi năm trồng 2 vụ ớt thì nông dân thu lãi gần 500 triệu đồng/héc ta

Ông Lê Văn Thời, một chủ vựa mua ớt đóng thùng xuất khẩu ở huyện Chợ Gạo cho biết, hiện nay nhu cầu ớt xuất khẩu sang các nước Châu Á như Ấn Độ, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc… tăng mạnh nên ớt đang ở mức giá rất cao,

có ngày phải thu mua ớt với giá trên 50 ngàn đồng/kg Vì khu vực này có nhiều cơ sở mua ớt nên để có đủ lượng ớt cung cấp cho các thương nhân xuất khẩu, các cơ sở thu mua ớt phải tổ chức cho người đến tận nhà người trồng ớt để thu mua

Theo ông Nguyễn Văn Thinh, Phó phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Gạo, toàn huyện hiện có khoảng 650 héc ta ớt thì riêng xã Bình Ninh đã

có tới hơn 350 héc ta ớt, chiếm khoảng 97% diện tích đất trồng hoa màu của xã (Nguồn: Thành công, Dân Trí, 2012)

• Ninh Bình:

Vụ đông năm 2010, theo hợp đồng với Công ty TNHH ớt Việt Nam, xã Văn Phú đưa vào trồng thử nghiệm giống ớt xuất khẩu số 7 của Trung Quốc trên diện tích 9,1 ha ở thôn Hiền Lương và Lão Cầu Đây là giống ớt ngắn ngày (thu hoạch sau 30 ngày), ưa rét, ít nước, nên cứ 4 ngày lại cho thu hoạch một lứa Lứa ớt thu hoạch đầu tiên đạt năng suất 3,1 tạ/sào, giá bán 4.500 đồng/kg, vụ ớt này toàn xã đã thu được trên 3,4 tấn sản phẩm, giá trị đạt hơn 150 triệu đồng Đầu ra cho cây ớt được một doanh nghiệp chuyên xuất khẩu ớt ở Hải Dương thu mua

Ông Nguyễn Văn Dũng, thôn Hiền Lương cho biết: Cây ớt so với một số cây hoa màu khác đã trồng tại địa phương thì cho hiệu quả cao hơn, giá trị kinh tế cao gấp

3 - 4 lần so với cây lúa, lạc, đậu và ngô trên cùng một diện tích, nhưng phải chăm sóc thường xuyên và thời gian thu hoạch dài tới 6 tháng, giúp người dân gia tăng thu nhập trên đất nông nghiệp, tạo việc làm ổn định Cần nhất là việc tưới nước bón phân phát hiện sâu bệnh phải kịp thời Qua vụ này, bà con nông dân rất phấn khởi vì đã tìm được cây trồng phù hợp với thời tiết cũng như thổ nhưỡng ở địa phương

Đồng chí Phạm Tiểu Bình, Chủ tịch UBND xã cho biết: Tới đây, xã sẽ nghiên cứu và chuyển toàn bộ diện tích cấy lúa bị hạn sang trồng ớt xuất khẩu Thắng lợi bước đầu trong việc trồng ớt xuất khẩu ở xã Văn Phú được xem là hướng đi mới

Trang 23

trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng tại địa phương, góp phần nâng cao thu nhập, xoá đói, giảm nghèo.(Đặng Thị Thanh Nga, 2010)

2.3 Một số kết quả nghiên cứu về cây ớt ở việt nam

và 70-72 ngày ở vụ hè thu Đây là giống ớt chỉ địa, trái lớn trung bình nặng 16g, dài trái 14cm, đường kính 1,9cm, trước khi chín có màu vàng chanh rồi dần chuyển sang

đỏ tươi khi chín, mặt ngoài trái láng bóng, có độ cay vừa phải Số lượng trái trên cây đạt bình quân 50-70, năng suất trung bình đạt 45-50 tấn/ha, các hộ thâm canh tốt ở Tiền Giang cho năng suất trên 60 tấn/ha Giống ớt lai F1 Long Định 3 có khả năng chống chịu tốt với nhiều đối tượng sâu bệnh hại, đặc biệt rất ít bị nhiễm bệnh xoăn lá

do virus Ớt lai Long Định 3 thích hợp cho ăn tươi, xuất khẩu quả tươi và chế biến dưới nhiều dạng để xuất khẩu như: ớt sấy khô, ớt bột, tương ớt… Giống đã được Hội đồng Công nhận giống của Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) công nhận là giống tạm

thời (18-12-2010) và cho phép khu vực hóa ở các tỉnh Nam bộ, đặc biệt là vùng

ĐBSCL từ tháng 1 năm 2011.(Nguồn: Nguyên Khê, Báo Nông nghiệp Việt Nam,

2011)

Giống ớt chỉ thiên mới là ớt lai F1 được nhập khẩu từ Thái Lan, do Cty TNHH Lâm Khải Minh đưa vào thị trường Việt Nam thử nghiệm và phổ biến trên diện rộng, thành công nhất là tại huyện An Phú, (An Giang), huyện Thanh Bình, (Đồng Tháp), huyện Trà Cú, (Trà Vinh), huyện Cờ Đỏ (Cần Thơ) đã được thị trường XK ưa chuộng

vì ớt võ dầy, đễ được lâu, độ cay cao…Giống ớt lai F1 Capri 45, phát triến mạnh, năng suất cao vượt trội so với các loại giống ớt khác, chi phí đầu tư 1 công ớt có thể nhẹ hơn từ 20-30% chi phí so với trồng các loại giống truyền thống Người trồng chỉ

Trang 24

mất khoảng 70 ngày chăm sóc là bắt đầu thu hoạch và thời gian thu hoạch có thể kéo dài tới 100 ngày, tùy điều kiện thời tiết và kỹ thuật canh tác kéo dài thời gian tuổi thọ cây ớt cho trái Trung bình một công đất trồng được 5.000 cây, nếu đạt năng suất có thể lên tới 2,5-3 tấn/công Để cho thời gian thu hoạch của cây ớt kéo dài, năng suất tăng lên, nhà vườn cũng cần chăm sóc kỹ, thăm đồng thường xuyên để xử lý kịp thời,

tránh tình trạng cây bệnh, lá quắn và rụng bông.( Nguồn: Lê Hoàng Vũ, Báo Nông

nghiệp Việt Nam, 2012)

Trang 25

Chương 3

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Thời gian và địa điểm

- Thời gian: Thời gian điều tra từ ngày 18/02 đến ngày 30/05/2012

- Địa điểm: Xã Tân An và Phú An, huyện Đăkpơ, tỉnh Gia Lai

3.2 Phương tiện và phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương tiện và trang thiết bị

Phiếu điều tra nông hộ đã được soạn sẵn (phụ lục 4)

Phương tiện đi lại, máy chụp hình, giấy giới thiệu của khoa

3.2.2 Phương pháp nghiên cứu

- Điều tra tổng quát: Tiếp xúc với cán bộ các phòng ban chức năng, cán bộ nông nghiệp xã để thu thập thông tin thứ cấp về bản đồ hành chính, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, tình hình sản xuất nông nghiệp và nhất là tình hình trồng ớt của huyện Đăkpơ trong những năm gần đây

- Điều tra nông hộ: Huyện Đăkpơ có 8 xã, nhưng trong đó diện tích trồng ớt nhiều nhất lại tập trung ở 2 xã Tân An và Phú An Tân An có đến 123 ha đất trồng ớt; chiếm 28,7 % Xã Phú An có đến 153 ha trồng ớt chiếm 35,7 % Các xã khác như Cư

An, Ya Hội, Yang Bắc, Hà Tam, An Thành, ĐăkPơ tuy diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhưng lại trồng ít ớt Mặt khác, xã Tân An và Phú An có nhiều hộ trồng ớt với diện tích lớn và trồng theo lối truyền thống Dựa trên cơ sở đó, quyết định chọn 45 hộ tại 2 xã Tân An và Phú An của huyện Đăkpơ, chọn lựa thôn trồng nhiều nhất từ 2 xã rồi từ đó chọn ra những hộ có diện tích trên 600m2 trồng ớt trong thôn để tiến hành điều tra

Điều tra khảo sát thực tế và phỏng vấn trực tiếp nông hộ để tìm hiểu thu thập những thông tin về:

• Tình hình sản xuất: Thu thập và ghi nhận tổng quát điều kiện tự nhiên, xã

hội, hiện trạng sử dụng đất, tình hình chung sản xuất nông nghiệp và cây ớt tại địa

Trang 26

phương Diện tích, sản lượng, qui mô trồng ớt tại 45 hộ điều tra ở 2 xã Tân An và Phú An

• Giống và kỹ thuật nhân giống

• Kỹ thuật trồng ớt:

+ Thời vụ, công thức luân canh;

+ Kỹ thuật làm đất;

+ Thời gian sinh trưởng của cây ớt;

+ Vấn đề về phân bón và nước tưới cho cây ớt;

+ Sâu bệnh hại chủ yếu và các biện pháp phòng trừ;

+ Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật;

+ Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch ớt;

+ Việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất ớt;

+ Ý kiến của nông dân trong sản xuất và tiêu thụ ớt

+ Phân tích SWOT về sản xuất cây ớt của vùng điều tra

 Tình hình tiêu thụ và hiệu quả kinh tế của cây ớt:

+ Chi phí sản xuất và hiệu quả kinh tế của ớt cho một vụ;

+ Thị trường tiêu thụ ớt của các nông hộ ở 2 xã điều tra

Một số chỉ tiêu về kinh tế:

Tổng thu (đồng/1.000 m2

) = Giá bán 1 kg (đồng) * Tổng sản lượng (1.000m2

) Lợi nhuận (đồng/1.000m2) = Tổng thu – Tổng chi phí

Tỉ suất lợi nhuận (lần) = Lợi nhuận/Tổng chi

3.3 Xử lý số liệu

Tất cả các số liệu được tổng hợp bằng phần mềm Microsoft Excel

Trang 27

Chương 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Điều tra tổng quát

4.1.1 Điều tra tự nhiên

4.1.1.1 Vị trí địa lý - địa hình

Hình 4.1: Bản đồ hành chính huyện Đăkpơ, tỉnh Gia Lai

( Ủy ban nhân dân huyện Đăkpơ, 2012)

Vị trí địa lý:

- Phía Đông giáp thị xã An Khê – Gia Lai

- Phía Tây giáp huyện Mang Yang – Gia Lai

- Phía Nam giáp huyện Kông Chro – Gia Lai

- Phía Bắc giáp huyện Kbang và thị xã An Khê – Gia Lai

Địa hình:

Huyện Đăkpơ nằm ở phía Đông của dãy Trường Sơn có độ cao trung bình

400 m, địa hình tương đối phức tạp gồm: Núi cao, đồi gò, thung lũng ven sông, suối,

Trang 28

có ba dạng địa hình chính: Địa hình núi dốc (diện tích khoảng 21.077,55 ha, chiếm tỷ

lệ 36,15 % tổng diện tích tự nhiên), địa hình đồi gò (diện tích khoảng 415,62 ha, chiếm tỷ lệ 40,16 % tổng diện tích đất tự nhiên); Địa hình bằng thoải (diện tích khoảng 11.684,48 ha, chiếm tỷ lệ 20,04 % tổng diện tích đất tự nhiên)

4.1.1.2 Điều kiện khí hậu – tài nguyên

Khí hậu – Thời tiết

Bảng 4.1: Số liệu khí tượng của Gia Lai tháng 1 – 6/2012

Huyện Đăkpơ có 3 loại đất chính:

- Đất xám hình thành và phát triển trên đá mẹ Grannít, phân bố ở vùng núi thấp thuộc các xã Cư An, Đăkpơ và Ya Hội

- Đất phù sa sông suối: Tập trung nhiều ở các xã Yang Bắc, Tân An

- Đất xói mòn trơ sỏi đá: Tập trung ở Hà Tam

Huyện Đăkpơ nằm trong khu vực địa hình bị chia cắt bởi hệ thống sông suối, phân bố đều khắp trên toàn huyện, nằm sát lưu vực sông Ba Ngoài ra, huyện có nhiều suối lớn và phụ lưu khác như suối Sà Huông, Suối Lạnh, suối Tờ Cai…đổ về sông Ba Lưu lượng nước không đều: Mùa mưa nước nhiều và chảy xiết, mùa khô bị hạn Nguồn nước ngầm có độ sâu từ 8 m – 14 m

4.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội

4.1.2.1 Đất đai

Điều tra tình hình sử dụng đất của huyên đăkpơ, qua bảng 4.2 cho thấy: Tổng diện tích đất là 50 373 ha Đất sản xuất nông nghiệp là 20.617 ha, chiếm 41 %, Đất lâm nghiệp là 22.792 ha, chiếm 45,2 % Đất chuyên dùng là 3.002 ha, chiếm 14,7

% Đất khu dân cư là 369 ha, chiếm 1 %, đất chưa sử dụng là 3.593 ha, chiếm 7,1 % Như vậy đất nông nghiệp đứng thứ 2 trong tổng số diện tích tự nhiên của huyện

Trang 29

Bảng 4.2:Tình hình sử dụng đất huyện Đăkpơ năm 2011

- Cây lâu năm

Cây CN lâu năm

Cây ăn quả

Cây lâu năm khác

369 3.593

41,0 _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

45,2 14,7

1 7,1

(Phòng thống kê huyện Đăkpơ,2012)

Hiện trạng sử dụng đất tại huyện Đăkpơ từ 2006 đến 2010: Tổng diện tích đất tự nhiên là 50.305 ha Năm 2006 diện tích đất nông nghiệp huyện Đăkpơ là 18.253 ha, năm 2008 là 18.349 ha Trong 3 năm 2006 – 2008 diện tích nông nghiệp

có gia tăng , hiện nay do quá trình hình thành các vùng trồng rau chuyên canh nên diện tích nông nghiệp tăng lên đáng kể Cụ thể, năm 2010 diện tích đất nông nghiệp

là 20.620 ha Huyện Đăpơ đang định hướng phát triển sẽ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, dần hình thành các vùng chuyên canh rau, phát triển các loại con giống thúc đẩy cơ cấu kinh tế huyện Đăkpơ, đã góp phần tăng năng suất lao động và tăng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp Diện tích, năng suất, sản lượng các ngành: Trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp có chiều hướng gia tăng.(Xem bảng 4.3)

Trang 30

Bảng 4.3: Tình hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Đăkpơ

Diện tích đất tự nhiên (ha)

Diện tích đất nông nghiệp

2006 Tỷ lệ

(%) 2008

Tỷ lệ (%) 2010

Tỷ lệ (%)

+ Chăn nuôi: Gia cầm tăng 3.346 con, heo giảm 1.356 con, số lượng trâu và

dê cũng tăng nhưng không đáng kể, riêng số lượng bò giảm 865 con

+ Lâm nghiệp: Diện tích rừng trồng tăng 724,47 ha, rừng tự nhiên tăng 2722,6 ha

Riêng diện tích trồng rau và ớt được thể hiện qua bảng 4.5

Diện tích đất trồng rau huyện Đăkpơ năm 2012 là 2.139 ha Tập trung ở các xã: Tân An, Phú An, Cư An, Đăkpơ Trong đó diện tích trồng ớt chiếm 428,7 ha, nhiều nhất ở xã Phú An có 153 ha chiếm 35,7 %, Tân An có 123 ha chiếm 28,7 % và

Cư An có 75 ha chiếm 17,5 % Các xã khác như: Ya Hội, Yang Bắc, Đăkpơ, An Thành, Hà Tam cũng trồng ớt nhưng không nhiều Đây cũng là cơ sở để chúng tôi

Trang 31

chọn 2 xã Phú An và Tân An làm nơi điều tra về tình hình sản xuất, giống và kỹ thuật trồng cây ớt

Bảng 4.4: Tình hình sản xuất nông nghiệp huyện Đăkơ từ 2009 - 2011

(Phòng thống kê huyện Đăkpơ, 2012)

Bảng 4.5: Diện tích trồng rau và ớt huyện Đăkpơ năm 2012

STT Xã Diện tích trồng rau (ha) Diện tích trồng ớt (ha)

Cư An Tân An Phú An

23

75

123

153

Trang 32

28,36 10,97

11.553 4.630

28,71 11,5

(Phòng thống kê huyện Đăkpơ, 2012)

Qua bảng 4.6 cho thấy: So với tổng số hộ và dân số toàn huyện, xã Tân An

có 2.615 hộ (chiếm 28,36%), dân số 11.553 người (chiếm 28,71%), như vậy, bình quân một hộ có 4 người Xã Phú An có 1.012 hộ (chiếm 10,97%), dân số 4.630 người (chiếm 11,5%), như vậy, bình quân một hộ có 5 người

4.2 Kết quả điều tra nông hộ

Sau khi tiếp xúc với cán bộ phòng Nông nghiệp huyện Đăkpơ, cán bộ khuyến nông huyện, chủ tịch hội nông dân 2 xã, việc điều tra tiến hành trên 2 xã Tân

An và Phú An với tổng số hộ điều tra là 45 hộ

4.2.1 Tình hình chung về các nông hộ điều tra

4.2.1.1 Tình hình nhân khẩu và lao động tại 45 hộ điều tra

Qua kết quả điều tra ở 45 hộ tại 2 xã Tân An và Phú An chúng tôi ghi nhận được, tổng số nhân khẩu là 227 người Trong đó, số nhân khẩu của từng hộ được thể hiện ở bảng 4.7

Bảng 4.7: Số nhân khẩu của các hộ điều tra

Trang 33

> 6 8 17,8

(Điều tra thực tế từ nông hộ, 2012)

Qua bảng 4.7 cho thấy: Có 6 hộ có số nhân khẩu từ 1 – 3 người, chiếm tỷ lệ 13,3 % Có 22 hộ có số nhân khẩu từ 4 – 6 người chiếm tỷ lệ cao nhất 68,9 % Số hộ

có từ 6 người trở lên có 8 hộ chiếm tỷ lệ 17,8 % Như vậy, số nhân khẩu trong mỗi gia đình ở mức trung bình nên các hộ điều tra có thể tự sử dụng lao động trong gia đình để trồng và chăm sóc ớt Thành phần lao động tại 45 hộ được thể hiện qua bảng 4.8

Bảng 4.8: Thành phần lao động tại 45 hộ điều tra

(Điều tra thực tế từ nông hộ, 2012)

Qua bảng 4.8 cho thấy: Thành phần lao động nông nghiệp nhiều nhất với

122 người, chiếm tỷ lệ 54,7 %, lao động phi nông nghiệp có 34 người chiếm tỷ lệ 15

%, có 71 người sống phụ thuộc chiếm tỷ lệ 31,3 %, chủ yếu là những người con đi học, chưa đến tuổi lao động và người không có khả năng lao động Tại mỗi hộ đều có lao động nông nghiệp nên các hộ tự sử dụng lao động của gia đình trong sản xuất mà

ít thuê mướn lao động Thành phần lao động phi nông nghiệp cũng ở mức ít Vì vậy, các hộ điều tra đều có mức thu nhập ổn định, đảm bảo đời sống kinh tế gia đình

Trang 34

4 Đất trồng ớt 2,9 36,7 3,6 50,0

(Điều tra thực tế từ nông hộ, 2012)

Qua bảng 4.9 cho thấy: Tổng diện tích đất điều tra của 24 hộ xã Tân An là 12,2 ha, trong đó: Đất vườn là 1,8 ha, đất trồng cây lâu năm là 2,7 ha, đất trồng cây hằng năm là 3,4 ha, trong đó diện tích trồng rau khác là 0,5 ha, riêng diện tích trồng

ớt là 2,9 ha, chiếm tỷ lệ 23,8 % Tổng diện tích đất điều tra của 21 hộ xã Phú An là 10,5 ha, trong đó: Đất vườn là 1,4 ha, đất trồng cây lâu năm là 1,8 ha, đất trồng cây hằng năm là 4,0 ha, trong đó diện tích trồng rau khác là 0,4 ha, riêng diện tích trồng

ớt là 3,6 ha, chiếm tỷ lệ cao nhất 34,3 %

Nhìn chung, người dân ở 45 hộ điều tra ưu tiên cho diện tích trồng ớt vì tại thời điểm điều tra, ớt đang cho thu lãi cao Tùy theo diện tích riêng của mỗi gia đình, người dân phân bố diện tích trồng ớt khác nhau, thể hiện ở bảng 4.10

Bảng 4.10: Phân bố diện tích trồng ớt tại 45 hộ điều tra

(Điều tra thực tế từ nông hộ, 2012)

Qua kết quả điều tra ở bảng 4.10 cho thấy: Ở diện tích 600 - 1250 m2

4.2.1.3 Phương thức sản xuất ớt tại 45 hộ điều tra

Điều tra về phương thức sản xuất của 45 hộ tại 2 xã Tân An và Phú An cho thấy tất cả 45 hộ thuộc 2 xã Tân An và Phú An đều trồng ớt theo kiểu truyền thống Không có hộ sản xuất ớt theo hướng ViêtGAP nhưng đang có hướng phát triển lên trong vài năm tới

Trang 35

4.2.2 Giống

Điều tra thực tế tại 45 hộ cho thấy: Người dân đều chọn nhóm ớt chỉ thiên

để trồng, không tự để giống mà 100 % đều mua hạt giống F1 tại các cơ sở vật tư nông nghiệp Cơ cấu giống ớt được thể hiện qua bảng 4.11

Bảng 4.11: Cơ cấu giống ớt được trồng tại 45 hộ điều tra

Tỷ lệ (%)

Diện tích (m2)

Tỷ lệ (%)

Mua giống (%)

Giống F1

(Điều tra thực tế từ nông hộ, 2012)

Qua kết quả điều tra ở bảng 4.11 cho thấy: Giống 207 của Việt nông có 26 hộ chiếm tỷ lệ cao nhất 57,8 % do dễ trồng, chịu hạn tốt, chống chịu bệnh thán thư tốt, trái nhỏ, màu đỏ đẹp là sản phẩm ưa chuộng hơn các giống khác nên giá cả cao có khi lên tới 60.000 đồng/kg Giống 106 – GCTMN 5 hộ sử dụng, chiếm 11,1 % Giống

386 - Trang Nông và 107 – GCTMN có 3 hộ sử dụng, chiếm 6,7% Giống 072 – Thành Nông, Demon – Việt Nông, và 387 – Trang Nông có 2 hộ sử dụng, chiếm 4,4

% Còn giống 108 và 018 – Chánh Nông có 1 hộ sử dụng, chiếm 2,2 %

4.2.3 Kỹ thuật canh tác

Trang 36

Điều tra thời điểm gieo trồng ớt vụ Đông Xuân tại 45 hộ thuộc 2 xã Tân An và Phú An cho thấy: Nông dân gieo hạt vào tháng 10, 11,12 trong năm Thời gian gieo trung bình từ 20 đến 28 ngày, đạt 4 – 6 lá, thời gian ươm dài hơn từ 30 - 38 ngày, đạt

7 - 9 lá Tuy vậy, có 1 hộ thời gian gieo kéo dài đến 45 ngày, đạt 12 lá Từ gieo đến kết thúc thu hoạch kéo dài khoảng 6,5 tháng Thời điểm trồng ớt được thể hiện qua bảng 4.12

Bảng 4.12: Thời điểm trồng ớt tại 45 hộ điều tra

Vụ

Thời điểm

gieo (tháng)

Thời điểm trồng (tháng)

Thời điểm thu hoạch (tháng)

Thời điểm kết thúc thu hoạch ( tháng)

(Điều tra thực tế từ nông hộ, 2012)

Qua bảng 4.12 cho thấy: số hộ gieo vào tháng 10 có 31 hộ, chiếm tỷ lệ 68,9

% Tháng 11 có 13 hộ, chiếm 28,9 % Tháng 12 có 1 hộ, chiếm 2,2 % Như vậy, 44

hộ chọn thời điểm xuống giống đúng vào thời điểm chính vụ Đông Xuân, 1 hộ gieo trễ hơn nhưng vào thời điểm đầu tháng 12 nên không ảnh hưởng gì đến thời vụ

Sau vụ ớt, các hộ trồng luân canh với các cây khác như: ngô, cà tím, khoai mì, các loại rau ăn lá Thời gian bỏ trống chờ trồng tiếp vụ ớt sau

Công thức luân canh được thể hiện qua bảng 4.13

Bảng 4.13: Công thức luân canh với cây ớt tại 45 hộ điều tra

STT Công thức luân canh Số hộ thực hiện Tỷ lệ(%)

Trang 37

Qua bảng 4.13 cho thấy: Có 2,2 % hộ chọn công thức luân canh ớt - khoai mì

- ớt , 4,4 % luân canh ớt – hành lá - ớt, 49 % hộ chọn luân canh ớt - cải - ớt, 44,4 %

hộ chọn luân canh ớt – ngô - ớt

Như vậy, người nông dân đã hiểu và áp dụng kỹ thuật luân canh khi trồng ớt vì ngô là cây khác họ với cây ớt là cây trồng chính và vẫn còn 4,4 % hộ chưa nắm bắt được kỹ thuật nên luân canh ớt với cà tím là cây cùng họ nên có thể có tồn lưu sâu bệnh hại cho vụ sau

( Điều tra thực tế từ nông hộ, 2012)

Hình 4.2: Cày đất bằng máy tại hộ Nguyễn Văn Hưng xã Tân An

Trang 38

Qua bảng 4.14 cho thấy: Xã Phú An có 20 hộ làm đất bằng máy, chiếm tỷ lệ cao nhất 44,5 % Làm đất bằng tay có 1 hộ, chiếm 2,2 % Xã Tân An có 15 hộ làm đất bằng máy, chiếm 33,3 %, làm đất bằng tay có 9 hộ , chiếm 20 % Như vậy kỹ thuật làm đất bằng máy được nông dân 2 xã áp dụng nhiều nhất

Trong quá trình cải tạo đất, 100% các hộ đều bón vôi với liều lượng khác nhau

và không sử dụng thuốc hóa học để xử lý đất Liều lượng vôi bón được thể hiện qua bảng 4.15

Bảng 4.15: Lượng vôi bón cho 1.000 m2 đất trồng ớt tại 45 hộ điều tra

( Điều tra thực tế từ nông hộ, 2012)

Điều tra từ thực tế, chúng tôi ghi nhận được: Có 6 hộ do đã bón ở vụ trước nhiều (200 kg) nên vụ này lượng vôi bón thấp hơn < 50 kg, chiếm tỷ lệ 13,3 % 31 hộ khác bón vôi theo đúng liều lượng khuyến cáo (100kg/1.000m2) chiếm tỷ lệ cao nhất

là 68,9 % Tuy nhiên đối với những hộ do đất bỏ lâu không canh tác nên lượng vôi xử

lý đất cao hơn và số ngày phơi đất cũng dài hơn, từ 101 – 150 kg có 6 hộ, chiếm tỷ lệ 13,3 %; Từ 151 – 200 kg có 2 hộ chiếm tỷ lệ 4,4 % Số ngày phơi đất được thể hiện ở bảng 4.16

Bảng 4.16: Số ngày phơi đất tại 45 hộ điều tra

Ngày đăng: 29/05/2018, 18:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lowell. Black, Sylvia K. Green, Glen L. Hartman, Jean. Poulous, Bùi Cách Tuyến dịch, 1998. Bệnh hại cây ớt. Nhà xuất bản nông nghiệp. 98 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh hại cây ớt
Nhà XB: Nhà xuất bản nông nghiệp. 98 trang
2. Mai Thị Phương Anh, 1999. Kỹ thuật trồng một số loại rau cao cấp . Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật trồng một số loại rau cao cấp
Nhà XB: Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội
5. Phạm Văn Biên, Bùi Cách Tuyến, Nguyễn Mạnh Chinh, 2003. Cẩm nang sâu bệnh hại cây trồng. Nhà xuất bản nông nghiệp TP. HCM. 595 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang sâu bệnh hại cây trồng
Nhà XB: Nhà xuất bản nông nghiệp TP. HCM. 595 trang
6. Phòng thống kê huyện Đăkpơ, 2012. Báo cáo chính thức dân số năm 2011 huyện Đăkpơ Khác
7. Phòng thống kê huyện đăkpơ, 2012. Báo cáo diện tích cây hằng năm theo thôn làng vụ đông xuân 2011 – 2012 Khác
8. Phòng nông nghiệp huyện đăkpơ, 2010. Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai 2010 huyện Đăkpơ Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w