1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ẢNH HƯỞNG NỒNG ĐỘ PHÂN BÓN LÁ HTD 04 ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA CÂY CẢI THÌA (Brassica chinensis L.) VỤ XUÂN HÈ 2012 TẠI TỈNH GIA LAI.

71 549 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 0,91 MB

Nội dung

ẢNH HƯỞNG NỒNG ĐỘ PHÂN BÓN LÁ HTD 04 ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA CÂY CẢI THÌA Brassica chinensis L... TÓM TẮT Đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng nồng độ phân bón lá HTD 04 đến sự sinh

Trang 1

ẢNH HƯỞNG NỒNG ĐỘ PHÂN BÓN LÁ HTD 04 ĐẾN SỰ

SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA CÂY CẢI THÌA

(Brassica chinensis L.) VỤ XUÂN HÈ 2012

TẠI TỈNH GIA LAI

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Xin chân thành cám ơn:

Cha Mẹ và gia đình đã luôn động viên, hỗ trợ về tinh thần, vật chất và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho con

Ban Giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chủ nhiệm Khoa Nông Học cùng toàn thể quý Thầy Cô giáo đã tận tình truyền đạt kiến thức cho Tôi trong suốt quá trình học

Đặc biệt, Tôi xin bày tỏ lòng thành kính và biết ơn đến Cô Nguyễn Thị Thanh Hương, Khoa Nông Học Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này

Chân thành cảm ơn bạn bè trong và ngoài lớp đã giúp đỡ, động viên tôi suốt thời gian qua

Tôi sẽ không được như ngày hôm nay nếu như thiếu sự giúp đỡ của mọi người Xin nhận lời cảm ơn chân thành nhất tư nơi Tôi

Tp Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2012

TẠ THỊ KIM THI

Trang 3

TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng nồng độ phân bón lá HTD 04 đến sự sinh

trưởng và năng suất của cây cải thìa (Brassica chinensis L.) vụ xuân hè 2012 tại Tỉnh Gia Lai” thí nghiệm đã được tiến hành từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2012 tại

huyện Kbang, Tỉnh Gia Lai

Nội dung thí nghiệm

Khảo sát các nồng độ phân bón lá HTD 04 trên cây cải thìa để tìm ra liều lượng thích hợp cho cây cải sinh trưởng tốt và đạt được năng suất cao

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên, đơn yếu tố, gồm

5 nghiệm thức và 3 lần lặp lại

Nghiệm thức A: phân nền + Phân bón lá HTD 04 nồng độ 0,5 %

Nghiệm thức B: phân nền + Phân bón lá HTD 04 nồng độ 1 %

Nghiệm thức C: phân nền + Phân bón lá HTD 04 nồng độ 1,5%

Nghiệm thức D: phân nền + Phân bón lá HTD 04 nồng độ 2 %

Nghiệm thức E (ĐC): phân nền + nước lã

Phân nền gồm: [Phân bò ủ hoai + N - P2O5 - K2O (45 – 30 – 30) + vôi Tương

ứng, 6 tấn phân bò + 97,8 kg ure – 187,5 kg super lân – 50 kg KCl + vôi 2 tấn]/ ha

Kết quả thí nghiệm:

Qua hai vụ trồng các nghiệm thức thể hiện có sự rất khác biệt

Về sinh trưởng: Bốn nồng độ phân bón lá sử dụng trong thí nghiệm có sự ảnh hưởng rõ rệt đến sự sinh trưởng và phát triển của cây Trong đó,

Nghiệm thức D (HTD 04 2%) chiều cao cây cao nhất (29,77 cm vụ 1 và 28,13

Tình hình sâu bệnh: Sâu bệnh gây hại trên các nghiệm thức có tỷ lệ thấp nên xem như không đáng kể Tuy nhiên, vụ 2 xuất hiện sâu bệnh nhiều hơn vụ 1

Trang 4

Dư lượng nitrate có sự dao động đáng kể ở các nghiệm thức Tất cả các nghiệm thức thể hiện không vượt ngưỡng cho phép (1500 mg/kg), an toàn cho người tiêu dùng (480 – 498 mg/kg)

Về năng suất: Các nồng độ phân thí nghiệm có tác dụng làm tăng năng suất Trong đó năng suất đạt cao nhất là nghiệm thức HTD 04 1,5 % và nghiệm thức HTD

04 2% Cụ thể, NT HDT 04 2 % (55.230 tấn/ha) ở vụ 1 và NT HTD 04 1,5% (49.010 tấn/ha) ở vụ 2, nghiệm thức HTD 04 1,5 % năng suất đạt (54.495 tấn/ha) ở vụ 1 và NT HTD 04 2% đat (45.78 tấn /ha) ở vụ 2

Về hiệu quả kinh tế: Các NT có sử dụng phân bón lá cho lợi nhuận từ (32,285 – 55,230 triệu đồng /ha – vụ 1 và 32,730 – 49.010 triệu đồng /ha – vụ 2) cao hơn so với nghiệm thức ĐC (16,850 triệu đồng/ha – vụ 1và 13,295 triệu đồng/ha – vụ 2) Nồng độ HTD 04 1,5 % có sự gia tăng lợi nhuận cao nhất ở cả 2 vụ (54,495 triệu đồng /ha) vụ 1

và (49.010 triệu đồng /ha) Về măt kinh tế nghiên cứu cho thấy các nhà đầu tư có thể thu hồi đồng vốn nhanh

Tóm lại, trong 4 nồng độ phân bón lá làm thí nghiệm thì nồng độ phân HTD 04 1,5 % cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất, đồng thời an toàn cho người sử dụng

Khuyến cáo, dùng nồng độ phân bón lá HTD 04 1,5 % để canh tác cây cải thìa trồng vụ Xuân Hè tại huyện Kbang tỉnh Gia Lai

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT iii

MỤC LỤC v

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii

DANH SÁCH CÁC BẢNG viii

DANH SÁCH CÁC HÌNH ix

Chương 1GIỚI THIỆU 1

1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục đích 1

1.3 Yêu cầu 2

1.4 Phạm vi đề tài 2

Chương 2TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1 Tình hình sản xuất cây rau trên thế giới và trong nước 3

2.1.1 Tình hình sản suất cây rau trên thế giới 3

2.1.2 Tình hình sản xuất cây rau trong nước 4

2.2 Giới thiệu tổng quan về phân bón lá 5

2.2.1 Giới thiệu phân bón lá hữu cơ vi sinh HTD 7

2.2.2 Đặc điểm phân bón lá hữu cơ vi sinh HTD 04 đã làm thí nghiệm 8

2.3 Giới thiệu tổng quan về cây cải thìa 9

2.3.1 Sơ lược về cây cải thìa 9

2.3.1.1 Phân loại khoa học 9

2.3.1.2 Nguồn gốc 10

2.3.1.3 Đặc điểm thực vật học 10

2.3.1.4 Nhu cầu sinh thái 10

2.3.2 Sâu, bệnh hại trên cây cải thìa 11

Chương 3VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 13

3.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm 13

3.2 Điều kiện thời tiết các tháng làm thí nghiệm 13

Trang 6

3.2.2 Tính chất lý hóa của đất thí nghiệm 14

3.3 Vật liệu thí nghiệm 15

3.4 Phương pháp thí nghiệm 15

3.4.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 15

3.4.2 Các nghiệm thức 15

3.4.3 Quy mô thí nghiệm 16

3.5 Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 16

3.5.1 Chỉ tiêu theo dõi 16

3.5.2 Phương pháp theo dõi 16

3.6 Xử lý số liệu 18

3.7 Các bước thực hiện thí nghiệm 18

Chương 4KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 20

4.1 Giai đoạn vườn ươm 20

4.2 Giai đoạn tăng trưởng 20

4.2.1 Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá đến động thái tăng trưởng chiều cao cây cải thìa 20

4.2.2 Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây cải thìa 22

4.2.3 Ảnh hưởng của nồng độ phân đến động thái tăng trưởng số lá cây cải thìa 23

4.2.4 Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá đến tốc độ tăng trưởng số lá cây cải thìa 25

4.2.5 Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá đến diện tích lá cây cải thìa 26

4.3 Tình hình sâu, bệnh gây hại trên cây cải thìa 28

4.6 Ảnh hưởng của 4 nồng độ phân HTD 04 đến dư lượng Nitrate 29

4.7 Ảnh hưởng của 4 nồng độ phân HTD 04 đến các yếu tố cấu thành năng suất cây cải thìa 30

4.8 Hiệu quả kinh tế 34

Chương 5KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 37

5.1 Kết luận 37

5.2 Đề nghị 38

TÀI LIỆU THAM KHẢO 39

PHỤ LỤC 41

Trang 7

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ANOVA: Analysis of variance (Phân tích phương sai)

CV: Coefficient of variation (Hệ số biến động)

ns: Non significant (không có ý nghĩa)

NSG: Ngày sau gieo

NXB: Nhà xuất bản

TNHH: Trách nhiệm hữu hạn

FAO: Food and Agriculture Organization

USD: Đơn vị tiền tệ Mỹ

BVTV: Bảo Vệ Thực Vật

Trang 8

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 3.1 Điểu kiện thời tiết các tháng thí nghiệm 13 Bảng 3.2 Tính chất lý hóa của đất thí nghiệm 14 Bảng 4.1: Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá đến động thái tăng trưởng chiều cao

cây cải thìa vụ 1 và vụ 2 21

Bảng 4.2: Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá đến động thái tăng trưởng số lá cây cải

Trang 9

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 1.1: Toàn cảnh ruộng cải thìa 20 ngày sau trồng 45

Hình 1.2: Cải thìa 15 NSG 41

Hình 1.3: Sâu xám hại cải thìa 42

Hình 1.4: Bọ nhảy hại cải thìa 42

Hình 1.5: Cải thìa bị bệnh thối nhũng 43

Hình 1.6: Chiều cao cây giữa các NT 43

Hình 1.7: NT ĐC và NT A 44

Hình 1.8: NT ĐC và NT B 44

Hình 1.9: NT ĐC và NT C 45

Hình 1.10: NT ĐC và NT D 45

Trang 11

Chương 1 GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn đề

Rau là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày của mỗi gia đình Rau cung cấp cho con người nhiều loại vitamin, khoáng chất Ngoài ra, trong rau chứa nhiều chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa Hiện nay ở nước ta có nhiều loại rau trong đó, cải thìa là một loại rau ăn lá khá phổ biến, được dùng để chế biến nhiều món ăn khác nhau

và có tác dụng dược liệu rất tốt cho con người

Trong thời gian qua, việc sử dụng rau trên thị trường đã gây ra nhiều vấn đề lo ngại cho người tiêu dùng Đó là nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm, nhiễm ký sinh trùng, gây ung thư, nguyên nhân do thiếu hiểu biết hay cố tình làm trái trong việc sử dụng các loại phân hóa học, phân bắc, phân chuồng tươi để tưới rau và lạm dụng thuốc bảo

vệ thực vật Trước thực trạng này để đảm bảo năng suất và chất lượng rau sao cho bảo đảm an toàn đến sức khỏe người tiêu dùng và khi trồng đạt hiệu quả kinh tế Việc kết

hợp dùng phân bón lá trong trồng trọt, nhất là trồng rau bón phân qua lá sẽ được hấp thụ nhanh, đồng thời dùng phân bón lá cũng là một giải pháp bổ sung nguồn dưỡng chất cho đất trồng có nguồn dinh dưỡng nghèo nàn

Tuy nhiên, thị trường phân bón lá rất đa dạng, nhiều loại, mỗi loại có thành phần không giống nhau, công dụng cũng không hoàn toàn giống nhau, việc tìm ra một loại phân bón lá thích hợp nhất trên từng loại cây trồng, ở từng điều kiện cụ thể cũng không kém phần quan trọng

Xuất phát từ thực tiễn đó, chúng tôi tiến hành thí nghiệm “ Ảnh hưởng nồng

độ phân bón lá HTD 04 đến sự sinh trưởng, năng suất của cây cải thìa (Brassica

chinensis L.) vụ xuân hè 2012 tại Tỉnh Gia Lai”

1.2 Mục đích

Tìm ra nồng độ phân bón lá HTD04 thích hợp cho cây cải thìa đạt năng suất cao

và chất lượng tốt

Trang 12

Đề tài thực hiện với bốn nồng độ phân bón lá vi sinh HTD 04

Đối tượng nghiên cứu trên một loại rau cải thìa

Tiến hành trồng 2 vụ

Trang 13

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Tình hình sản xuất cây rau trên thế giới và trong nước

2.1.1 Tình hình sản suất cây rau trên thế giới

Hiện nay, trên thế giới có nhiều chủng rau được gieo trồng, diện tích trồng ngày càng được gia tăng để đáp ứng nhu cầu về rau của người dân Năm 1961 - 1965 tổng lượng rau trên thế giới là 200.234 tấn, nhưng từ năm 1971 - 1975 tổng lượng rau đạt 293.657 tấn và từ năm 1981 - 1985 là 392.060 tấn, đến năm 1996 đã lên 565.523 tấn Như vậy, chúng ta thấy sản lượng rau trên thế giới tăng lên rất nhanh, điều đó chứng tỏ

nhu cầu rau của con người ngày càng tăng

Theo thống kê của FAO, diện tích trồng rau năm 2003 là 50.023.341 hec ta nhưng đến năm 2007 đã mở rộng lên tới 52,444.660 hec ta, tăng so với năm 2003 là 2.421.328 hec ta, bình quân mỗi năm tăng 484.266 hec ta Như vậy, diện tích trồng rau trên thế giới hiện đang tăng lên, nguyên nhân là do người nông dân chuyển một phần

diện tích trồng cây ngũ cốc và cây lấy sợi sang trồng rau

Về nhu cầu tiêu thụ rau trên thế giới, theo FAO dự báo từ nay cho đến năm

2010 hàng năm tăng bình quân 3,6 %, trong khi đó tốc độ tăng trưởng về sản lượng chỉ khoảng 2,8 %, như vậy thị trường rau trên thế giới chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ Trong những năm qua nhu cầu nhập khẩu rau bình quân trên thế giới tăng 1,8 % mỗi năm Các nước và vùng lãnh thổ có nhu cầu nhập khẩu rau cao đó là Pháp, Đức, Canada khoảng 155.000 tấn mỗi năm; Anh, Mỹ, Bỉ, Hồng Công, Singapo khoảng 120.000 tấn mỗi năm Một số nước có lượng rau xuất khẩu lớn trên thế giới đó là: Trung Quốc (609.000 tấn/năm); Italia, Hà Lan mỗi nước xuất khẩu khoảng 140.000 tấn/năm Theo dự báo của FAO, ước tính đến năm 2010 giá xuất khẩu rau tươi khoảng

526 USD/tấn và giá nhập khẩu khoảng 703 USD/tấn, như vậy rau tươi là một trong những mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu có giá trị hơn nữa nhu cầu rau trên thế giới ngày một tăng, bởi vậy rau có vị trí lớn trên thị trường thế giới

Trang 14

2.1 2 Tình hình sản xuất cây rau trong nước

Tính đến năm 2005, tổng diện tích trồng rau các loại trên cả nước đạt 635,8 nghìn hec ta, sản lượng 9640,3 nghìn tấn; so với năm 1999 diện tích tăng 175,5 nghìn hec ta (tốc độ tăng bình quân 3,61%/năm), sản lượng tăng 3071,5 nghìn tấn (tốc độ tăng bình quân 7,55%/năm)

Vùng sản xuất rau lớn nhất là Đồng bằng Sông Hồng (chiếm 24,9% diện tích và 29,6% sản lượng rau cả nước), vùng Đồng bằng sông Cửu Long (chiếm 25,9% diện tích và 28,3% sản lượng rau cả nước)

Nhiều vùng rau an toàn đã được hình thành đem lại thu nhập cao và an toàn cho người sử dụng đang được nhiều địa phương chú trọng đầu tư xây dựng mới và mở rộng: Hà Nội, Hải Phòng (An Lão), TP Hồ Chí Minh, Lâm Đồng (Đà Lạt)…

Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu rau quả, trong những năm gần đây những loại rau được xác định có khả năng phát triển để cung cấp sản phẩm cho xuất khẩu là

cà chua, dưa chuột, đậu rau, ngô rau phát triển mạnh cả về quy mô và sản lượng, trong đó sản phẩm hàng hoá chiếm tỷ trọng cao

 Những thuận lợi và khó khăn của nghề trồng rau tại Việt Nam

 Thuận lợi

Khí hậu nhiệt đới phù hợp cho nhiều loại rau sinh trưởng và phát triển

Có nguồn lao động dồi dào, giá nhân công thấp

Nhiều vùng có tập quán trồng rau lâu đời, có thể trồng các loại rau có nguồn gốc ôn đới quanh năm Có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng và để giống các loại rau

Thị trường tiêu thụ lớn, người dân có tập quán tiêu dùng rau

Trong những năm, qua nhờ cơ chế thị trường đã có nhiều công ty liên doanh với nước ngoài, 100% vốn nước ngoài vào Việt Nam buôn bán đã tạo ra một thị trường giống mới làm phong phú thêm chủng loại giống rau

Những tiến bộ kỹ thuật trong nước và thế giới đã được áp dụng nhanh chóng vào sản xuất rau Vì vậy, các vùng trồng rau ở ngoại thành của các thành phố lớn đã từng bước cung cấp rau quanh năm cho người tiêu dùng Theo Phạm Hữu Nguyên (2008)

Trang 15

 Khó khăn

Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa tạo điều kiện cho sâu bệnh phát sinh nhiều Do vậy, người dân dùng thuốc bảo vệ thực vật rất nhiều, vô tội vạ Chính điều đó đã gây nên hiện tượng quen thuốc, càng làm cho sâu bệnh phát triển mạnh hơn, chi phí sản xuất cao nhưng hiệu quả phòng trừ sâu bệnh thấp, đồng thời đã làm cho lượng thuốc tồn dư trong sản phẩm nhiều dẫn đến chất lượng rau không an toàn, ảnh hưởng lớn đến việc xuất khẩu rau của nước ta Ngoài ra, ở một số vùng, điều kiện khí hậu khắc nghiệt cũng đã tạo nên thời kỳ giáp vụ rau trong năm, chủng loại rau nghèo nàn, số lượng và chất lượng đều giảm so với chính vụ

Sản xuất ở nước ta phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, nên rủi ro trong sản xuất lớn Nguồn đất, nước trồng rau ở một số nơi bị ô nhiễm

Vấn đề an toàn thực phẩm là vấn đề rất nan giải trong sản xuất rau hiện nay Quy trình sản xuất rau an toàn đã được ban hành song việc tổ chức sản xuất và kiểm tra, giám sát thự hiện quy trình chưa tốt, kết hợp với trình độ dân trí và tính tự giác thấp của người sản xuất, người bán đã cho ra các sản phẩm không an toàn, giảm sức cạnh tranh của sản phẩm rau, gây mất long tin đối với người tiêu dùng Ngoài ra, do chưa có chế độ, chính sách hỗ trợ giá cả hợp lý, cũng như việc thiết lập mạng lưới tiêu thụ cho vùng chuyên canh để khuyến khích người dân trồng rau an toàn

Trình độ tổ chức, quản lý còn thấp

Giống rau: thiếu bộ giống tốt cho từng vùng sinh thái, nhiều loại giống phải nhập nội, giống bị thoái hóa, phẩm chất kém Việc sử dụng giống ưu thế còn hạn chế Theo Phạm Hữu Nguyên (2008)

2.2 Giới thiệu tổng quan về phân bón lá

Cây trồng hấp thu dinh dưỡng để sinh trưởng, phát triển thông qua bộ rễ và lá ở dạng dung dịch Việc bón phân qua lá là biện pháp kĩ thuật đã được áp dụng rộng rãi trên thế giới từ thế kỷ 19 và ngày càng phát triển Ở Việt Nam phân bón lá mới được

sử dụng trong những thập kỷ gần đây, tuy nhiên hiện nay việc sử dụng việc phân bón

lá cho cây đã là biện pháp kỷ thuật khá phổ biến trong sản xuất nông nghiệp Phân bón

lá là nguồn dinh dưỡng bổ sung rất có ý nghĩa đối với cây trồng, đặc biệt là khi cây trồng hấp thu dinh dưỡng qua rễ khó khăn do đất hay bị ngập úng, sâu, bệnh hại rễ Phần lớn các loại phân bón lá đều chứa chất kích thích sinh trưởng GA3, chức năng

Trang 16

của chất này là kích thích tế bào cây kéo dài vách và ngăn chặn sự già hóa của cây GA3 là chất có độ độc thấp (nằm trong nhóm độc 3, ít độc), có nguồn gốc sinh học nên rất an toàn Do đó ăn rau tươi có chứa hàm lượng GA3 theo liều lượng sử dụng cho phép hoàn toàn không gây độc cho người và động vật máu nóng Tuy nhiên nếu sử dụng quá liều lượng cho phép sẽ làm cho cây trồng biến dạng theo kiểu tăng quá trình không bào hóa, rỗng, lá cây bị kéo dài và mỏng, màu xanh nhạt lúc này các chất dinh dưỡng, khoáng sẽ bị giảm sút, cây rau muốn sinh trưởng được phải có thời gian, quá trình quá trình quang hợp, vận chuyển chất dinh dưỡng để lớn lên

 Hiệu quả trước mắt

Cung cấp các loại chế phẩm có thể cải tạo được đất quá xấu

Năng suất thực thu cao hơn so với sử dụng phân bón truyền thống

Cung cấp dinh dưỡng cho cây nhanh hơn phân bón gốc

Hiệu suất sử dụng dinh dưỡng cao hơn

Vốn đầu tư thấp do giá thành của phân thấp và giảm được công vận chuyển Đặc biệt, phẩm chất sản phẩm tăng đáng kể: Hạn chế dư lượng nitrate trong sản phẩm và nông phẩm có giá trị hàng hóa cao hơn, màu sắc đẹp hơn, không độc hại và bảo quản lâu

Theo kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam (2009) Cho thấy phân bón lá có hiệu lực rất rõ với các loại rau ăn lá Mức độ tăng năng xuất ghi nhận được từ 16% đến 28% so với đối chứng tùy theo chủng loại

Theo số liệu được công bố và nghiên cứu sản xuất phân bón lá của Viện thổ nhưỡng nông hóa, (2009) Hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng qua lá đạt 95% Dùng phân bón lá lượng bón chỉ tốn bằng ¼ so với phân bón qua đất và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng đa lượng, vi lượng và chất kích thích sinh trưởng cho cây

 Hiệu quả lâu dài

Ruộng vườn ngày càng phì nhiêu hơn: Đất không bị kết von, tơi xốp, tăng độ mùn, tăng các vi khuẩn có ích, cân bằng độ pH, giảm tối đa các nguồn bệnh và sâu bọ

Đất đai không bị ô nhiễm, môi trường trong lành, góp phần đắc lực trong sự phát triển một nền nông nghiệp bền vững

Trang 17

Sản phẩm của người sản xuất việt nam theo kịp nền sản xuất hàng hóa của thế giới về tiêu chuẩn chất lượng, có khả năng cạnh tranh cao trên thương trường quốc tế, thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu nông sản phát triển

 Cơ chế tác động của phân bón lá

Lá cây được quan sát bằng kính hiển vi cho thấy trên mặt lá có vô vàn lỗ hổng

Từ các lổ hổng này không khí, nước, ánh sáng, chất dinh dưỡng dễ dàng thấp qua Tổng diện tích bề mặt của lá so với tán lá cây hay vùng rễ cây chênh lệch nhau rất lớn

Từ những thực tế đó một ý nghĩ sử dụng các chất dinh dưỡng tinh khiết để bón qua lá

là việc làm có nhiều hiệu quả về mặt kinh tế và kỹ thuật Dưới tác động của các Enzyme thủy phân, phản ứng hóa học được tăng cường các chất dinh dưỡng được phân hủy, thấm vào các tế bào và chỉ trong một thời gian ngắn chúng được dòng nhựa chuyển đi khắp nơi để nuôi cây

Thời điểm phun phân bón lá: Phun phân bón lá lúc 7-8 h sáng hoặc 5-6 h chiều, khi khí khổng đang mổ ở nhiệt độ 10 – 30oC, nhiệt độ >30oC lỗ khí khổng đóng lại, khi trời không nắng, không mưa, không gió khô và phải cung cấp đủ nước Sử dụng phân bón lá phải đúng với liều lượng trên bao bì

2.2.1 G iới thiệu phân bón lá hữu cơ vi sinh HTD

Công ty Long Đỉnh (2008) đã nghiên cứu, sản xuất phân bón lá hữu cơ vi sinh với các đặc tính sau:

Phân bón lá hữu cơ vi sinh HTD được chiết xuất từ nguyên liệu hữu cơ Do vậy, không gây ô nhiễm cho người sử dụng Ngoài ra, phân còn có tác dụng xua đuổi côn trùng nhờ hệ amin Các amim này xúc tác với nhau tạo ra mùi khó chịu buộc côn trùng phải tránh xa Điểm chú ý là mùi chỉ có tác dụng trên côn trùng

HTD với hệ vi sinh vật hữu ích phần lớn thuộc hệ hô hấp hiếu khí, chúng phát triển tạo sự cạnh tranh dinh dưỡng, ức chế sinh trưởng và “ăn thịt” bacteria có hại trong môi trường Mặt khác, khi vào đất, các bacteria có ích tạo ra nhiều hoạt động hiệu quả về dinh dưỡng hơn cho cây trồng thông qua các phản ứng: nitrat hóa, phản nitrat hóa Các phản ứng này làm giảm các chất độc từ đất như thuốc BVTV, phèn, mặn, kim loại nặng, đồng thời chúng còn giúp làm giảm mật số tuyến trùng nematode trong đất thường gây hại rễ cây Khi sử dụng kết hợp với phân bón sẽ tiết kiệm được

lượng phân bón tới 35% Hơn nữa trong HTD còn có hoạt tính enzyme tác động đến

Trang 18

sự nảy mầm của bào tử nấm làm nấm không tấn công được qua biểu bì lá, thân cây để gây bệnh

Các thành phần chính của HTD: nhóm ezymes đã được kích hoạt bằng các phản ứng sinh hóa; nhóm các vi khuẩn hữu ích gồm trên 80 loại becteria và một phần nhỏ các chất khoáng đa vi lượng

Hiện nay, công ty Long Đình đã sản xuất và đưa ra thị trường 8 loại của bộ sản phẩm HTD để ứng dụng cho nhiều giai đoạn và đối tượng cây trồng:

HTD 01: Dùng chung cho mọi loại cây trồng, xua đuổi côn trùng, tăng sức đề kháng

HTD 02: Chủ yếu dùng cho cây lúa để xua đuôi rầy, ruồi, bọ chích hút và sâu bệnh , tăng khả năng chịu phèn, chống lép hạt

HTD 03: Dùng cho cây cảnh, giúp nhiều hoa, chống rụng hoa, phục hồi nhanh khi cây bị suy dinh dưỡng, nấm bệnh

HTD 04: Dùng cho các loại rau màu , giúp xanh lá, xua đuổi côn trùng, tăng sức kháng bệnh, tăng đậu trái, giúp trái tươi lâu hơn sau thu hoạch

HTD 05: Tăng sinh trưởng cà phê, chè, tiêu, điều, bông vải và giúp cây mượt lá, đẹp lá, xanh lá Xua đuổi côn trùng như bọ trĩ, bướm, sâu đục cành, bọ chích hút, nhện

đỏ Tăng sức đề kháng, chống bệnh, chống rụng trái, chín đều, mẩy hạt

HTD 06: Giúp cây con các loại khỏe mạnh, rễ nhiều, rễ mạnh Xua đuổi côn trùng cắn lá và tự đề kháng bệnh hại về sau

HT 07: Hỗ trợ cây thanh long và cây họ xương rồng, giúp cây sinh trưởng mạnh, tránh thối gốc, tuyến trùng

HTD 08: Tăng năng suất cây có củ, khoai mì, khoai lang giúp cây sinh trưởng mạnh nhiều lá, xua đuổi côn trùng, tuyến trùng và sung, hà hại củ

Trước khi sử dụng nên lắc đều tăng sự hoạt hóa của các chất trong HTD Bình thường nên dùng nồng độ pha loãng 100 ml/10 lit, phun hoặc tưới 7 – 15 ngày/lần Có thể phối hợp với các loại phân bón khác

2.2.2 Đặc điểm phân bón lá hữu cơ vi sinh HTD 04 đã làm thí nghiệm

HTD 04 là một trong 8 loại phân của dòng phân HTD

Thành phần:

+ Đa enzymes: cenllulase, dehydrogenase, catalase

Trang 19

+ Vi sinh vật: Bassiluse sp, Trichoderma sp, VSV cố định đạm, phân giải phosphor, kali

+ Chất hữu cơ tự nhiên: axit humic, axit fulvic

+ Đệm hữu cơ và hoạt chất sinh học đặc biệt

+ Giúp cây trồng tự đề kháng nấm bệnh hại

+ Không ô nhiễm môi trường, không độc và không mùi

Cách dùng:

+ Dùng 100 ml/10 lit nước, phun định kỳ 7 – 15 ngày/lần

+ Không pha chung với thuốc bảo vệ thực vật gốc hóa học

+ Phun vào sáng sớm hoặc chiều mát

+ Có thể pha chung với phân bón

+ Lắc đều trước khi dùng

+ Bảo quản nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp

2.3 Giới thiệu tổng quan về cây cải thìa

2.3.1 Sơ lược về cây cải thìa

2.3.1.1 Phân loại khoa học

Trang 20

2.3.1.2 Nguồn gốc

Nguồn gốc từ Trung Quốc, trước thế kỉ 15, những năm sau đó được du nhập vào Việt Nam cho đến nay

2.3.1.3 Đặc điểm thực vật học

Cây thân thảo sống 1 năm hoặc 2 năm, cao 25 – 70 cm

Rễ không phình thành củ, rễ chùm, ăn nông, kém phát triển, đôi khi có thể ăn sâu đến 50 cm nhưng không rộng quá 30 cm, chịu hạn kém

Thân: Trục thân chính của cải thìa ngắn và dày, nhiều đốt, không phân nhánh

và được bao bởi một lớp vỏ xốp, lớp này có tác dụng kiềm hãm sự phát triển của thân

Lá có cuống hình lòng máng, có màu trắng, cây mọc gọn, kháng bệnh tốt, độ đồng đều cao lá hơi tròn, màu xanh nhạt, bẹ dẹt, màu xanh non, bẹ lá lớn, phát triển tốt, cho năng suất cao trong thời gian ngắn

Hoa màu vàng tươi họp thành chùm ở ngọn; hoa dài 1 - 1,4 cm, có 6 nhị Ra hoa vào mùa xuân

Quả cải dài 4 - 11cm, có mỏ Hạt tròn, đường kính 1 - 1.5 mm, màu nâu tím, hạt nhỏ P.1000 hạt bằng 2,3 – 2,5 g

2.3.1.4 Nhu cầu sinh thái

Nhiệt độ: Hạt cải nảy mầm ở nhiệt độ 15 – 20oC, nhiệt độ > 30oC hoặc < 10o

C thì hạt không nảy mầm hoặc tỉ lệ nảy mầm thấp Cây sinh trưởng tốt ở nhiệt độ 15 –

20oC

Đất: Cải thìa có thể trồng trên mọi loại đất nấu đảm bảo được ẩm độ Nhưng thích hợp với đất nhẹ, phù sa và nhiều dinh dưỡng, giữ ẩm tốt PH thích hợp từ 6.0 – 6.5

Ẩm độ: Yêu cầu độ ẩm đất khoảng 60%, độ ẩm không khí khoảng 70% - 80% Ánh sáng: Là cây ưa thích ánh sáng dài ngày, cây quang hợp ở cường độ ánh sáng 20.000 – 22.000 lux Nếu cường độ ánh sáng mạnh sẽ làm ảnh hưởng đến phẩm chất và sinh trưởng của cây Ngược lại nếu thời gian chiếu sáng ngắn, cường độ chiếu sáng quá yếu cũng làm giảm hàm lượng dinh dưỡng trong sản phẩm

Nước: Cải thìa là loại cây yêu cầu ẩm độ đất và ẩm độ không khí khá cao Do

có bộ rễ phân bố cạn, bộ lá lớn nên cải thìa cần được cung cấp nước thường xuyên Thiếu nước sẽ ảnh hưởng đến phẩm chất cải, các bó gỗ sẽ phát triển mạnh làm lá cứng

Trang 21

và đắng, năng suất cải sẽ thấp vì lượng vật chất tạo ra thấp, lá héo do quá trình bốc thoát hơi nước của cây, đầy đủ nước thì lượng vật chất tạo ra sẽ cao Tuy nhiên, nhiều nước quá cũng làm cho lượng đường trong sản phẩm giảm, khả năng chống chịu sâu bệnh kém và cây dễ bị úng nước ( Mai Thị Phương Anh và ctc, 1996)

 Giá trị dinh dưỡng Chất lượng ngọt và mềm, trong 100 g phần ăn chúa 13

kcal, carbohydrates 2,2 g, chất xơn1,0 g, chất béo 0,2 g, protein 1,5 g, vitamin A 243µg, vitamin C 45 mg, calcilum 105 g, iron 0,8 mg, magnesium 19 mg, sodium 65

mg

 Tác dụng dược liệu Chữa bệnh loét khoang miệng, viêm lưỡi, làm thuốc

thanh nhiệt, nước ép cải thìa có lợi cho trẻ em trị nội nhiệt, trị bệnh hoại huyết, thông khí đờm, làm ấm tì vị và kích thích tiêu hóa, suyễn thở, bụng đầy đau, nôn mửa do lạnh

2.3.2 Sâu, bệnh hại trên cây cải thìa

Những loại bệnh gây hại thường thấy trên ruộng cải thìa

Bệnh chết cây, đốm lá: thời tiết đầu mùa mưa nóng ẩm rất thích hợp các loại bệnh do nấm phát triển mạnh Phòng trừ: Áp dụng các biện pháp ngăn ngừa ngay từ đầu, lưu ý thoát nước, không bón phân đạm quá nhiều Sử dụng chế phẩm Tricodermacó hiệu quả ngăn ngừa bệnh Khi phát hiện cây bị bệnh như cây bị vàng, lá

có những đốm vệt màu nâu vàng cần sử dụng thuốc để phòng trừ, dùng các loại thuốc

như Validan, Carban, Carbenzim

Bệnh thối nhũn: Dễ nhận biết bệnh này lá có những vệt đen, héo rũ, có mùi khó

chịu, phát triển mạnh trong mùa mưa Phòng trừ: Dùng các loại thuốc như: Kasumin, Kasuran, Ditacin, Starner

Lưu ý: Khi dùng thuốc bảo vệ thực vật phải đọc kỹ nhãn thuốc trước khi

dùng, đảm bảo nguyên tắc "4 đúng" và đảm bảo thời gian cách ly Dùng luân phiên các loại thuốc, thời gian gần thu hoạch cần dùng các chế phẩm vi sinh, ít độc

Những loại sâu gây hại thường thấy trên ruộng cải thìa

Sâu tơ, sâu khoang: Đây là các loại sâu ăn lá Sâu khoang tuổi lớn có thể ăn hết phần phiến lá chỉ chừa lại phần gân lá Sâu tơ còn nhỏ ăn mặt dưới lá chỉ chừa lại biểu

bì phía trên Sâu tơ tuổi lớn ăn lá, thường tạo thành các lỗ lủng trên lá Sâu tơ thường hại nặng vào cuối mùa khô, còn sâu khoang phát triển mạnh vào đầu mùa mưa Phòng

Trang 22

trừ: Cần phải phát hiện sớm, khi sâu còn nhỏ (đối với sâu tơ chú ý mặt dưới lá ở các lá non, lá ngọn Sâu khoang nhỏ thường ở lá già) Có thể dùng các loại thuốc sau Kuraba, Biocin, Actamec, các thuốc khác như Sapen - Alpha , Nimbecidine

Bọ nhảy: Trưởng thành ăn lá non tạo thành những lỗ tròn nhỏ khắp mặt lá, hại nặng trong mùa khô Là loại sâu hại tương đối khó phòng trị do ấu trùng thường nằm trong đất, còn trưởng thành có khả năng di chuyển Phòng trừ: Nên phun vào buổi chiều tối có hiệu quả cao hơn Dùng các loại thuốc như Dibonin, Polytrin; Sokupi, Vibamec

Rầy mềm: Thường bám mặt dưới lá, hút nhựa lá , làm lá chuyển vàng, héo rũ Phòng trừ: Dùng các loại thuốc như Sagomycin Bascide

Theo Phạm Anh Cường – Nguyễn Mạnh Cường, 2007

Trang 23

Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

3.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm

Thí nghiệm được thực hiện từ: 13/02/2012 - 13/06/2012

Địa điểm thí nghiệm: Thị trấn Kbang – Huyện Kbang – Tỉnh Gia Lai

3.2 Điều kiện thời tiết các tháng làm thí nghiệm

Bảng 3.1 Điểu kiện thời tiết các tháng thí nghiệm

(toC) 22,34 23,51 25,54 26,73 26,37

(Nguồn: Khí tượng trạm An Khê năm 2012) Bảng 3.1 cho thấy

Tháng 2: độ ẩm không khí là (84,31 %), nhiệt độ không khí trung bình (22,34

oC), tổng lượng mưa là (19,2 mm) thuận lợi cho việc nẩy mầm của cây

Tháng 3: độ ẩm không khí vẫn ở mức tương đối cao (81,94%) tuy nhiên lượng mưa tăng so với tháng 2 là (63,6 mm), nhiệt độ xấp xĩ như tháng 2 thuận lợi cho cây con đang trong thời kỳ phát triển Thời tiết tháng 2, 3 thuận lợi cho cây trồng ở vụ 1 phát triển

Tháng 5: Độ ẩm (78,23%), lượng mưa rất cao (202,9 mm), nhệt độ không khí tăng cao (26,73 o

C)

Trang 24

Tháng 6: Độ ẩm (77,60%), lượng mưa rất cao (238,3 mm), nhệt độ không khí cao (26,37 oC) 2 tháng 5, 6 lượng mưa cao, đôi khi kèm theo mưa đá nên ảnh hưởng đến năng suất cải

Nhìn chung, các tháng thí nghiệm có ẩm độ không khí cao, nhiệt độ không khí tăng cao, lượng mưa diễn ra không đều nên khi trồng rau cần phải chủ động nguồn nước tưới

3.2.2 Tính chất lý hóa của đất thí nghiệm

Bảng 3.2 Tính chất lý hóa của đất thí nghiệm

Đất thí nghiệm thuộc sa cấu thịt pha cát, chua

Hàm lượng dinh dưỡng như chất hữu cơ, đạm tổng số, Mg và K giàu

Lân dễ tiêu: phương pháp Bray 1

Kali dễ tiêu : phương pháp quang kế ngọn lửa

Canxi và Mg: phương pháp TrilonB

Trang 25

3.3 Vật liệu thí nghiệm

Giống cải thìa Chánh Nông (Tỉ lệ nảy mầm ≥ 80%, độ ẩm ≤ 10%, độ sạch ≥ 97%)

Vôi

Phân bò ủ hoai, Ure, super lân, kali

Phân bón lá hữu cơ vi sinh HTD 04 của công ty Long Đỉnh

Lưới bảo vệ, cuốc, cào, thước đo, cân

Trang 26

Nghiệm thức A: phân nền + Phân bón lá HTD 04 nồng độ 0,5 %/10 lít nước Nghiệm thức B: phân nền + Phân bón lá HTD 04 nồng độ 1 %/10 lít nước Nghiệm thức C: phân nền + Phân bón lá HTD 04 nồng độ 1,5%/10 lít nước Nghiệm thức D: phân nền + Phân bón lá HTD 04 nồng độ 2 %/10 lít nước Nghiệm thức E (ĐC): phân nền + nước lã

3.4.3 Quy mô thí nghiệm

Diện tích toàn khu thí nghiệm: 104 m2

Diện tích thí nghiệm: 6 m2

x 15 m2= 90 m2 Diện tích vườn ươm: 4 m2

Diện tích bảo vệ: 25 m2

Diện tích ô thí nghiệm: 5 m * 1,2 m = 6 m2

3.5 Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

3.5.1 Chỉ tiêu theo dõi

Giai đoạn vườn ươm:

+ Thời gian cây nẩy mầm (ngày)

+ Ngày có lá thật (ngày)

+ Số lá thật trước khi cấy cây con ra ruộng (lá)

Giai đoạn sinh trưởng:

+ Động thái tăng trưởng chiều cao cây (cm/cây)

+ Tốc độ tăng trưởng chiều cao (cm/ngày)

+ Động thái tăng trưởng số lá (lá/cây)

+ Tốc độ tăng trưởng số lá (lá/ngày)

+ Diện tích lá (cm)

Tình hình sâu bệnh gây hại

Dư lương nitrate trên cải thìa

Năng suất

Hiệu quả kinh tế

3.5.2 Ph ương pháp theo dõi

Trang 27

Chọn ngẫu nhiên 8 cây trên mỗi nghiệm thức để theo dõi, 4 ngày/1 lần và bắt đầu theo dõi sau khi trồng 7 ngày

Phun phân bón lá vào sáng sớm hoặc chiều mát, bắt đầu phun phân 4 NST, phun 2 lần/vụ, khoảng cách giữa 2 lần phun là 7 ngày

+ Chiều cao cây (cm): đo từ gốc đến đỉnh lá cao nhất sau khi vuốt lá

+ Tốc độ tăng trưởng chiều cao (cm/ngày): (số liệu chiều cao lần sau - số liệu chiều cao lần trước liền kề)/4

+ Số lá (lá/cây): đếm số lá trên cây, chỉ tính lá đã thấy rõ cuống lá, phiến lá + Tốc độ ra lá (lá/ngày): (số liệu ghi nhận lần sau - số liệu ghi nhận lần trước liền kề)/4

+ Diện tích lá/cây: đo 3 lá to nhất trên cây

được tính bởi công thức: S = ∑(a * b * k)

a: chiều dài lá b: chiều rộng lá k: hệ số = 0,7 + Quan sát và ghi nhận tình hình sâu bệnh gây hại trên các ô thí nghiệm

- % sâu hại = (số cây bị sâu hại/tổng số cây theo dõi) * 100

- % bệnh hại = (số cây bị bệnh hại/tổng số cây theo dõi) * 100

Theo dõi tình hình sâu bệnh 4 ngày/ lần

3.6 Dư lượng nitrate trên cây cải thìa

Phân tích lượng nitrat của cây: tiến hành lấy ngẫu nhiên 5 cây/NT, với 3 lần lặp lại của cùng một nghiệm thức đem phân tích dư lượng Lấy mẫu vào lúc chiều mát

3.7 Năng suất cây cải thìa

Các yếu tố cấu thành năng suất như: Trọng lượng cây trên 1 ô, trọng lương trung bình 1 cây, đếm tổng số cây trên 1 ô

Trọng lượng trung bình/cây (g/cây): Trên hai đường chéo của mỗi nghiệm thức lấy 5 điểm = 1 m2/ô (mỗi điểm là 0,2 m2 = 0,5 m * 0,4 m) cây cải đem cân, đếm số cây trên 1 m2để tính trọng lượng trung bình một cây, không lấy những cây gần mép luống

Năng suất tb ô thí nghiệm (kg /ô) = ∑ trọng lượng cây/ô.

Năng suất lý thuyết (tấn/ha) = (trọng lượng trung bình của 1 cây (g/cây) *10-6

* tổng số cây/1ô)/(diện tích ô thí nghiệm * 10-4

)

Trang 28

Năng suất thực tế (tấn/ha) = (năng suất tb ô thí nghiệm * 10-3

)/(diện tích ô thí nghiệm * 10-4

) Trong đó: diện tích ô thí nghiệm: 6 m2

1tấn:106

g 1ha: 104 m2

3.8 Hiệu quả kinh tế

Tổng thu nhập (đồng) = (tổng số cây đạt thương phẩm của từng nghiệm thức * giá bán theo từng loại)

Tổng lợi nhuận (đồng) = (tổng thu nhập - tổng chi phí)

Tỷ suất lợi nhuận: (đồng) = Lợi nhuận /tổng chi

Bội thu từ phân hữu cơ (đồng) = (tổng lợi nhuận của từng nghiệm thức - tổng lợi nhuận của nghiệm thức đối chứng)

3.9 Xử lý số liệu

Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm MSTATC và Excel

3.10 Các bước thực hiện thí nghiệm

- 8

Làm đất, bón phân chuồng + vô cơ + hữu

P2O5 – 0,4 kg K2O]/75 m2

0 Trồng cây con Cây có 2 lá thật, khoảng cách trồng 20 x 20 cm,

Trang 29

150 cây/6 m2, tưới nước ngày 2 lần/ ngày

4 Theo dõi hồi xanh Lấy số liệu, Tỉ lệ hồi xanh ≥ 75%

6 Bón thúc lần 1 Phun phân bón lá HTD 04, chú ý sâu bệnh nếu

có phun thuốc BVTV

7 Lấy số liệu cho các chỉ

tiêu theo dõi

Lấy số liệu theo các chỉ tiêu theo dõi Kiểm tra sâu bệnh, phun thuốc BVTV Thúc lần 1 (phân HTD 04)

11 Lấy số liệu cho các chỉ

tiêu theo dõi

Lấy số liệu cho các chỉ tiêu theo dõi Kiểm tra tình hình sâu bệnh, phun thuốc BVTV

14 Thúc lần 2 Phun HTD 04 (liều lượng phun như lần 1)

15 Lấy số liệu cho các chỉ

tiêu theo dõi

Kiểm tra sâu bệnh Lấy số liệu theo các chỉ tiêu theo dõi

19

Lấy số liệu cho các chỉ tiêu theo dõi Gieo hạt cho vụ 2

Chú ý sâu bệnh Lấy số liệu theo các chỉ tiêu theo dõi Cách thức và liều lượng geo như vụ 1

20 Thu hoạch Lấy số liệu, cân, tính năng suất

21 – 33 Nghĩ, phơi đất Bón phân chuồng + vô cơ + vôi + thuốc khử

trùng đất

34 (Vụ 2) trồng cây con

38 Theo dõi hồi xanh Lấy số liệu, Tỉ lệ hồi xanh ≥ 75%

41,45 Lấy số liệu Lấy số liệu cho các chỉ tiêu theo dõi

Kiểm tra sâu bệnh

49, 53 Lấy số liệu Lấy số liệu cho các chỉ tiêu theo dõi

Kiểm tra sâu bệnh

54 Thu hoạch Lấy số liệu, cân, tính năng suất

Trang 30

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Giai đoạn vườn ươm

Hạt được gieo vào đất sẽ hút nước, nứt nhanh và nảy mầm Tùy theo điều kiện môi trường mà hạt nảy mầm nhanh hay chậm, ngoài ra còn tùy thuộc vào đặc tính giống

Quan sát sau khi gieo hạt: 3 NSG hạt nảy mầm, 5 NSG xuất hiện lá thật đầu tiên, 15 NSG cây đạt 4 – 5 lá thật tiến hành xuất vườn ươm

4.2 Giai đoạn tăng trưởng

4.2.1 Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá đến động thái tăng trưởng chiều cao cây cải thìa

Chiều cao cây đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng và là một trong những yếu tố cấu thành năng suất cải thìa Phân bón là một trong những yếu tố ảnh hưởng nhiều đến sự tăng trưởng cây trồng (bảng 4.1)

Qua bảng 4.1 cho thấy: chiều cao cây ở các nồng độ phân khác nhau có sự tăng dần từ 7 NST - 19 NST ở cả 2 vụ trồng

Giai đoạn 7 NST, cây mới trải qua giai đoạn hồi xanh, bộ rễ chưa phát triển mạnh, khả năng hấp thu dinh dưỡng còn kém Do đó, chiều cao cây ở các NT không

có sự chênh lệch về chiều cao

Giai đoạn 11 NST, chiều cao cây tăng nhanh ở các nghiệm thức Trong đó, chiều cao cây cao nhất NTHTD 04 1,5%ở vụ 1 (17,10 cm/cây), NT HTD 04 2% ở vụ

2 (15,43 cm/cây) Trong giai đoạn này chiều cao cây tăng do bộ rễ ổn định, cây hấp thu được nguồn dinh dưỡng lớn bón cho rau

Trang 31

Giai đoạn 15 NST, chiều cao cây các giai đoạn này ở cả 2 vụ đều tăng dần theo thời gian Chiều cao cây cao nhất ở NT HTD 04 2% (22,53 – 25,00 cm/cây) ở cả 2 vụ trồng Chiều cao cây trong giai đoạn này thể hiện sự tác động rõ rệt của phân thí

nghiệm

Giai đoạn 19 NST, cây đạt chiều cao đáng kể, thể hiện rõ qua các NT có sự khác biệt đáng kể Trong đó NT HTD 04 2% chiều cao cây luôn đạt cao nhất (28,13 – 29,77 cm/cây) Đây là giai đoạn cây hấp thu phân tối đa nên chiều cao cây cao nhất trong các giai đoạn

Nhìn chung, động thái tăng trưởng chiều cao vụ 2 thấp hơn vụ 1 nhưng không đáng kể, nguyên nhân có thể do thiếu hụt nguồn dinh dưỡng trong đất

Bảng 4.1: Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá đến động thái tăng trưởng chiều

cao cây cải thìa vụ 1 và vụ 2

2

ĐC (đối chứng) 10,43 11,90 c 14,27 d 16,13 e HTD 04 0,5 % 10,57 12,33 c 16,90 c 20,03 d HTD 04 1 % 10,20 13,70 b 18,13 c 22,10 c HTD 04 1,5 % 10,10 14,13 b 20,57 b 25,30 b HTD 04 2 % 10,00 15,43 a 22,53 a 28,13 a

Trang 32

Ghi chú: Trong cùng một nghiệm thức những gía trị theo sau cùng kí tự không

có sự khác biệt về mặt thống kê ( với p ≤ 0,05)ns: Sự khác biệt không có ý nghĩa, ** :

Sự khác biệt rất có ý nghĩa

4.2.2 Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây cải thìa

Bảng 4.2: Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá đến tốc độ tăng trưởng chiều

cao cây cải thìa vụ 1 và vụ 2

Qua bảng 4.2 cho thấy, tốc độ tăng trưởng chiều cao cây ở các nghiệm thức của

cả hai vụ tăng dần từ giai đoạn 7 - 11 NST, đạt cao nhất ở giai đoạn 11 – 15 NST và sau đó giảm dần ở giai đoạn 15 – 19 NST

Giai đoạn 7 -11 NST, tốc độ tăng trưởng chiều cao cây c ủa các nghiệm thức đồng đều nhau Trong các nồng độ phân làm thí nghiệm, nồng độ phân HTD 04 1,5 % cây có tốc độ tăng trưởng chiều cao ở mức cao nhất (1,48 cm/cây/ngày) ở vụ 1, vụ 2 (1,01 cm/cây/ngày) ở nồng độ HTD 04 2% Thấp nhất ở nghiệm thức HTD 04 1% (0,35 C) vụ 1, NT ĐC (0,4 cm/cây/ngày) vụ 2

Giai đoạn 11 - 15 NST: Bộ rễ cây bắt đầu phát triển mạnh, khả năng hấp thu dinh dưỡng tốt hơn Do đó, đây là giai đoạn có tốc độ tăng trưởng cao hơn các giai đoạn khác Ở nồng độ phân HTD 04 2 % cây có tốc độ tăng trưởng chiều cao ở mức cao nhất ở cả 2 vụ (1,69 cm/cây/ngày, vụ 1 – 1,48 cm/cây/ngày, vụ 2) Thấp nhất ở

Trang 33

nghiệm thức ĐC (0.59 cm/cây/ngày – vụ 1 và 1,03 cm/cây/ngày – vụ 2) Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của vụ 1 cao hơn vụ 2 nhưng không đáng kể

Giai đoạn 15 - 19 NST, giai đoạn này tốc độ tăng trưởng chiều cao của 2 vụ giảm dần Nồng độ phân HTD 04 2 % có tốc độ tăng trưởng chiều cao ở mức cao nhất

ở cả 2 vụ trồng (1,53 cm/cây/ngày – vụ 1 và 0,84 cm/cây/ngày – vụ 2), thấp nhất ở nghiệm thức ĐC (0,45 cm/cây/ngày – vụ 1 và 0.36 cm/cây/ngày – vụ 2) Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây vụ 1 cao hơn vụ 2 ở giai đoạn này

Nhìn chung, khi phun phân bón lá cho cây cải thìa thì phân phát huy hiệu lực rất nhanh và có xu hướng giảm dần cho đến ngày thu hoạch Nồng độ phân HTD 04 0,2 % có tốc độ tăng trưởng chiều cao ở mức cao nhất ở cả hai vụ và tốc độ tăng trưởng chiều cao ở vụ 1 lớn hơn vụ 2

4.2.3 Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá đến động thái ra lá cây cải thìa

Lá là bộ phận quang hợp giúp cây tăng trưởng, phát triển Ở cải thìa lá là bộ phận thu hoạch chính, muốn có năng suất cao phải đảm bảo cho cây có bộ lá tốt và số

lá nhiều Số lá trên cây phụ thuộc vào giống, do đó cần cung cấp chất dinh dưỡng đầy

đủ nhằm tạo ra bộ lá tốt nhất trong đó phân bón là yếu tố quan trọng làm tăng số lá của cây Để thấy rõ ảnh hưởng của các nồng độ phân bón lá đến khả năng sinh trưởng, phát triển của cây, xét động thái ra lá của cây (bảng 4.3)

Bảng 4.3 Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá đến động thái ra lá cây cải thìa vụ 1 và

Trang 34

FTính 4,07ns 15,90** 187,01** 787,49**

2

ĐC (đối chứng) 6,77 ab 8,37 c 10,37 c 11,83 d HTD 04 0,5 % 6,57 b 8,40 c 11,50 c 12,97 a HTD 04 1 % 6,60 b 9,17 bc 12,43 bc 14,50 c HTD 04 1,5 % 7,07 a 9,93 ab 13,90 ab 16,73 b HTD 04 2 % 6,43 b 10,47 a 14,80 a 18,17 b

Ghi chú: ** : Sự khác biệt rất có ý nghĩa, *: Sự khác biệt có ý nghĩa

Giai đoạn 11 NST: Bộ rễ cây đã phát triển và được bón thúc sau 8 NST nên số

lá có động thái tăng trưởng cao ở cả hai vụ Ở nồng độ phân HTD 04 2 % số lá cao nhất (11,26 lá/ cây – vụ 1 và 10,47 lá/ cây – vụ 2), số lá thấp nhất (9 lá/ cây – vụ 1 và 8,37 lá/ cây – vụ 2) ở các nghiệm thức ĐC Giai đoạn này cũng ở mức phân HTD 04 2

% có số lá cao nhất và vụ một có số lá cao hơn vụ hai

Giai đoạn 15 NST: Ở nồng độ phân HTD 04 2 % số lá cao nhất (18,03 lá/ cây –

vụ 1 và 14,8 lá/ cây – vụ 2), số lá thấp nhất (11,37 lá/ cây – vụ 1 và 10,37 lá/ cây – vụ 2) ở các nghiệm thức ĐC Giai đoạn này cũng ở mức phân HTD 04 2 % vụ một có số

lá cao hơn vụ hai và có số lá thật cao nhất

Giai đoạn 19 NST: số lá cao nhất (24,16 lá/ cây – vụ 1 và 18,17 lá/ cây – vụ 2)

ở nồng độ phân HTD 04 2 % , ở các nghiệm thức ĐC số lá thấp nhất (13,15 lá/ cây –

vụ 1 và 11,83 lá/ cây – vụ 2) Giai đoạn này cũng ở mức phân HTD 04 2 % vụ một có

số lá cao hơn vụ hai và có số lá cao nhất

Nhìn chung, ở cả hai vụ ở nồng độ phân HTD 04 2 % cây có tốc độ tăng trưởng số lá cao nhất, kế tiếp là nồng độ phân HTD 04 1,5 %

Trang 35

4.2.4 Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá đến tốc độ tăng trưởng số lá cây cải thìa

Bảng 4.4 Ảnh hưởng của nồng độ phân bón lá đến động thái ra lá cây cải thìa vụ 1 và

Qua vụ 1 cho thấy:

Giai đoạn 7 – 11 NST: Nồng độ phân HTD 04 1,5 % cây có tốc độ ra lá cao nhất (1,24 cm/ 4 ngày), kế tiếp là nồng độ phân HTD 04 2 % (1,22 cm/ 4 ngày), nồng

độ phân HTD 04 0,5 % (0,81 cm/ 4 ngày) đều cao hơn nghiệm thức ĐC (0,56 cm/ 4 ngày), nồng độ phân HTD 04 1 % (0,35 cm/ 4 ngày) là thấp nhất và thấp hơn nghiệm thức ĐC

Giai đoạn 11 – 15 NST: Nồng độ phân HTD 04 2 % cây có tốc độ ra lá cao nhất (1,69 cm/ 4 ngày), kế tiếp là nồng độ phân HTD 04 1,5 % (1,21 cm/ 4 ngày), nồng độ phân HTD 04 1 % (1 cm/ 4 ngày), nồng độ phân HTD 04 0,5 % (0,94 cm/ 4 ngày) và nghiệm thức ĐC (0,59 cm/ 4 ngày) có tốc độ ra lá thấp nhất

Giai đoạn 15 – 19 NST: Cây có tốc độ ra lá cao nhất ở nồng độ phân HTD 04 2

% (1,53 cm/ 4 ngày), kế tiếp là lần lượt các nồng độ phân thấp hơn: ở nồng độ phân HTD 04 1,5 % số lá đạt mức (1,28 cm/ 4 ngày), số lá đạt (1,03 cm/ 4 ngày) ở nồng độ phân HTD 04 1 %, nồng độ HTD 04 0,5 % (0,88 cm/ 4 ngày) và thấp nhất là nghiệm thức ĐC (0,45 cm/ 4 ngày)

Ngày đăng: 29/05/2018, 18:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w