ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ KỸ THUẬT CANH TÁC RAU VỤ ĐÔNG XUÂN 2010 TẠI HUYỆN BA TRI – TỈNH BẾN TRE Tác giả CHAU NÉT Khóa luận được đệ trình đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành NÔNG
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ KỸ THUẬT CANH TÁC RAU VỤ ĐÔNG XUÂN 2010 TẠI
HUYỆN BA TRI TỈNH BẾN TRE
Họ và tên sinh viên: CHAU NÉT Ngành: NÔNG HỌC
Lớp: DH06NH Niên khóa: 2006 – 2010
Tháng 08/2010
Trang 2ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ KỸ THUẬT CANH TÁC RAU VỤ
ĐÔNG XUÂN 2010 TẠI HUYỆN BA TRI – TỈNH BẾN TRE
Tác giả CHAU NÉT
Khóa luận được đệ trình đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành
NÔNG HỌC
Giáo viên hướng dẫn
Th.S PHẠM HỮU NGUYÊN
Trang 3Lời cảm ơn
Để có được thành quả học tập như ngày hôm nay, ngoài sự động viên của bạn thân, em luôn nhận được những tình cảm chân thành từ gia đình, thầy cô và bạn bè quanh em Tất cả những tình cảm đó em xin khắc ghi mãi mãi
Con kính dâng Cha Mẹ và gia đình tất cả những tình cảm và lòng biết ơn sâu sắc nhất
Em không bao giờ quên công ơn to lớn của Thầy Phạm Hữu Nguyên đã dẫn dắt
em từng bước đi, hết lòng động viên em trong suốt khóa luận của mình
Em xin cảm ơn đến các cán bộ Trung Tâm Khuyến Nông, Trạm BVTV, phòng Kinh Tế huyện Ba Tri, chủ tịch Hội Nông Dân và cán bộ Khuyến Nông Xã Tân Thủy,
An Hòa Tây và An Thủy đã giúp đỡ em trong suốt quá trình điều tra
Em luôn nghi nhớ những tình cảm, những kiến thức quý báu từ những Thầy Cô
đã từng giảng dạy em trong suốt quá trình học tập
Thầm cảm ơn tất cả các bạn và các thành viên của lớp DH06NH, thân gởi đến các bạn lời chúc sức khỏe và sự thành công
Tp Hồ Chí Minh, Tháng 08/2010
Chau Nét
Trang 4TÓM TẮT
Đề tài Điều tra tình hình sản xuất và kỹ thuật canh tác rau vụ Đông Xuân 2010 tại huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre, đã được tiến hành từ tháng 01/2010 – 04/2010 Điều tra
60 hộ nông dân sản xuất rau phân bố trên 3 xã của huyện Ba Tri theo mẫu phiếu điều
tra được soạn thảo sẵn
Kết quả điều tra:
Tổng diện tích trồng rau tại 60 hộ điều tra là 13.093 ha, trong đó diện tích bình quân của một hộ là 2.182 m2
Tổng số loại rau đã điều tra được là 10 loại phổ biến: Hành tím, hẹ, hành lá, dưa leo, dưa hấu, bí đao, cần tây, ớt chỉ thiên, tần ô và xà lách, thuộc 5 họ thực vật khác nhau Trong đó có 50 % hộ sản xuất rau trồng hành tím tập trung ở hai xã Tân Thủy và
An Hòa Tây, có 35 % hộ sản xuất rau trồng dưa hấu tập trung tại xã An Thủy, chỉ có
15 % hộ trồng các loại rau ăn lá và rau ăn quả như: Cần tây, tần ô, xà lách, bí đao và ớt chỉ thiên
Về kỹ thuật canh tác: Biện pháp xử lý đất chủ yếu theo phương pháp cơ giới hóa là xới hai lần trước khi gieo trồng, trong khi đó các hộ sản xuất rau ăn quả ở xã An Thủy đều áp dụng phương pháp truyền thống là bừa, cuốc lật phơi đất, xới đất bằng tay và bón vôi Có 58,3 % loại rau ăn quả được trồng nông dân đều sử dụng màng phủ nông nghiệp, các loại rau ăn lá và rau ăn củ còn lại không sử dụng màng phủ nông nghiệp trong sản xuất
Giống: 55,6 % loại rau trồng nông dân đều sử dụng giống F1 Chỉ có hẹ và bí đao thì 100 % các hộ sử dụng giống địa phương Hành tím có 78,9 % hộ sản xuất mua giống từ địa phương khác là hành giống Vĩnh Châu, còn lại 21,1 % nông dân tự để giống địa phương Đối với ớt chỉ thiên có 49,1 % hộ sản xuất tự để giống địa phương còn lại 50,9 % nông dân sử dụng giống F1
Nguồn nước tưới cho rau: Có 3 nguồn nước tưới chính sử dụng cho sản xuất rau tại huyện Ba Tri: Nước giếng khoan, nước kênh (sông) và nước giếng đào Chất lượng nước đều tốt
Phân bón: Đối với phân vô cơ, lượng phân hóa học đầu tư cho rau tương đối
Trang 5cho rau Đối với phân hữu cơ đa số các hộ đều có sẵn nguồn phân chuồng hoai từ việc nuôi bò của gia đình góp phần giảm bớt chi phí sản xuất
Thuốc BVTV: Qua điều tra nông dân đã chọn đúng chủng loại thuốc sử dụng cho các loại sâu bệnh hại, các loại thuốc đều có trong danh mục cho phép sử dụng và
có một số loại thuốc có nguồn gốc sinh học Có 90,0 % nông hộ pha thuốc theo kinh nghiệm của mình, chỉ có 10,0 % nông hộ pha thuốc theo sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, trong quá trình phun thuốc có 61,7 % nông hộ có sử dụng bảo hộ lao động, số còn lại không sử dụng bảo hộ lao động có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe sau này
Về chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất cho hành tím cao hơn các loại rau khác vì giá thành giống cao Đối với dưa hấu chi phí sản xuất cũng khá cao vì phải đầu tư bạt phủ nông nghiệp, nhưng lợi nhuận cao hơn các loại rau khác
Về thị trường tiêu thụ: Các loại rau tại ba xã điều tra, có 66,7 % số hộ sản xuất rau bán cho thương lái trong tỉnh, 12,7 % hộ sản xuất rau bán cho thương lái tiêu thụ tại chỗ và chỉ có 11,6 % số hộ còn lại tự bán
Trang 6MỤC LỤC
Trang tựa i
Lời cảm ơn ii
Tóm tắt iii
Mục lục v
Danh sách các chữ viết tắt vii
Danh sách các bảng ix
Danh sách các hình xi
Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu, yêu cầu và giới hạn đề tài 1
1.2.1 Mục tiêu 2
1.2.2 Yêu cầu 2
1.2.3 Giới hạn đề tài 2
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Điều kiện tự nhiên – xã hội tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre 3
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 3
2.1.1.1 Vị trí địa lý 3
2.1.1.2 Địa hình 3
2.1.1.3 Nguồn nước 3
2.1.1.4 Khí hậu 4
2.1.15 Giao thông 4
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 5
2.1.2.1 Điều kiện kinh tế 5
2.1.2.2 Điều kiện xã hội 5
2.2 Hiện trạng sản xuất rau tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre 6
2.2.1 Những thuận lợi và khó khăn của ngành sản xuất rau tại Ba Tri 6
2.2.1.1 Thuận lợi 7
Trang 72.3 Giới thiệu sơ lược một số loại rau tại vùng điều tra 7
Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA 18
3.1 Thời gian và địa điểm 18
3.2 Nội dung điều tra 19
3.3 Dụng cụ, trang thiết bị 19
3.4 Phương pháp điều tra 19
3.4.1 Điều tra tổng quát 19
3.4.2 Điều tra nông hộ 20
3.4.3 Một số chỉ tiêu về kinh tế 20
3.5 Xử lý số liệu 20
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 21
4.1 Kết quả điều tra nông hộ 21
4.1.1 Tình hình kinh tế - xã hội tại vùng điều tra 21
4.1.1.1 Tình hình dân số và lao động tại vùng điều tra 21
4.1.1.2 Trình độ văn hóa tại 60 hộ điều tra 22
4.1.1.3 Tình hình tôn giáo tại huyện Ba Tri 23
4.1.2 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp tại vùng điều tra 24
4.1.3 Tình hình phân bố diện tích trồng rau 25
4.1.4 Các loại rau điều tra 26
4.1.5 Kỹ thuật canh tác 26
4.1.5.1 Thời vụ gieo trồng 28
4.1.5.2 Kỹ thuật làm đất 29
4.1.5.3 Nguồn giống rau điều tra 30
4.1.5.4 Phương pháp nhân giống 31
4.1.5.5 Thời gian sinh trưởng của các loại rau điều tra 31
4.1.5.6 Lượng hạt giống và mật độ trồng các loại rau 32
4.1.5.7 Nguồn nước tưới sử dụng cho rau tại huyện Ba Tri 35
4.1.5.8 Tình hình sử dụng phân bón cho các loại rau 37
4.2 Phân vô cơ sử dụng cho các loại rau tại 60 hộ điều tra 42
4.2.1 Sâu, bệnh hại chủ yếu và các biện pháp phòng trừ 50
4.2.2 Tình hình sử dụng thuốc BVTV 53
Trang 84.2.3 Xử lý vỏ chai, bao thuốc BVTV 57
4.2.4 Thu hoạch và sử lý sau thu hoạch các loại rau điều tra 60
4.2.5 Hiệu quả kinh tế 60
4.2.6 Việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất rau 62
4.2.7 Đề xuất của nông dân tại 60 hộ điều tra 62
4.2.8 Nhận xét điều kiện tự nhiên tại vùng điều tra 62
4.2.9 Phân tích SWOT 63
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 64
5.1 Kết luận 64
5.2 Đề nghị 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
PHỤ LỤC 67
Trang 10DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Trung bình 1 số thông số khí hậu – thời tiết tỉnh Bến Tre (2009)…… 4
Bảng 4.1: Số nhân khẩu của các hộ điều tra 21
Bảng 4.2: Tình hình lao động tại 60 hộ điều tra 22
Bảng 4.3: Trình độ văn hóa của nông dân tại 60 hộ điều tra 22
Bảng 4.4: Tình hình tôn giáo tại huyện Ba Tri 23
Bảng 4.5: Cơ cấu giống rau được trồng tại 60 hộ điều tra 23
Bảng 4.6: Chủng loại rau được trồng phổ biến tại huyện Ba Tri 24
Bảng 4.7: Tình hình phân bố diện tích trồng rau 25
Bảng 4.8: Tình hình sản xuất rau ở 60 hộ điều tra 26
Bảng 4.9: Kỹ thuật làm đất 29
Bảng 4.10: Nguồn giống rau điều tra 30
Bảng 4.11: Thời gian sinh trưởng của các loại rau điều tra 31
Bảng 4.12: Lượng hạt giống và mật độ 34
Bảng 4.13: Nguồn nước tưới sử dụng cho rau tại huyện Ba Tri 35
Bảng 4.14: Tình hình sử dụng phân bón cho các loại rau 37
Bảng 4.15: Lượng phân hữu cơ và vật chất hữu cơ sử dụng cho các loại rau 39
Bảng 4.16: Lượng phân hữu cơ sử dụng cho dưa leo, dưa hấu, cần tây 40
Bảng 4.17: Lượng phân hữu cơ sử dụng cho ớt, tần ô, xà lách 41
Bảng 4.18: Lượng phân vô cỏ sử dụng cho 1.000 m2 hành tím tại Ba Tri 42
Bảng 4.19: Lượng phân vô cỏ sử dụng cho 1.000 m2 hẹ tại Ba Tri 42
Bảng 4.20: Lượng phân vô cỏ sử dụng cho 1.000 m2 bí đao tại Ba Tri 43
Bảng 4.21: Lượng phân vô cỏ sử dụng cho 1.000 m2 dưa leo tại Ba Tri 43
Bảng 4.22: Lượng phân vô cỏ sử dụng cho 1.000 m2 dưa hấu tại Ba Tri 44
Bảng 4.23: Lượng phân vô cỏ sử dụng cho 1.000 m2 cần tây tại Ba Tri 44
Bảng 4.24: Lượng phân vô cỏ sử dụng cho 1.000 m2 ớt chỉ thiên tại Ba Tri 45
Bảng 4.25: Lượng phân vô cỏ sử dụng cho 1.000 m2 tần ô tại Ba Tri 45
Bảng 4.26: Lượng phân vô cỏ sử dụng cho 1.000 m2 xà lách tại Ba Tri 46
Trang 11Bảng 4.27: Quy trình sử dụng phân bón cho 1.000 m2 với hành tím, hẹ, bí đao tại
huyện Ba tri 47
Bảng 4.28: Quy trình sử dụng phân bón cho 1.000 m2 với dưa leo, dưa hấu và cần tây tại huyện Ba tri 48
Bảng 4.29: Quy trình sử dụng phân bón cho 1.000 m2 với ớt chỉ thiên, tần ô và xà lách tại huyện Ba tri 49
Bảng 4.30: Loại sâu hại chính trên rau 50
Bảng 4.31: Loại bệnh hại chính trên rau điều tra 51
Bảng 4.32: Chủng loại thuốc BVTV sử dụng phổ biến trên rau tại huyện Ba Tri 53
Bảng 4.33: Thời gian phun thuốc lần đầu tiên và cách lý trước thu hoạch 55
Bảng 4.34: Chế độ phun thuốc BVTV 56
Bảng 4.35: Số lần phun thuốc và tỷ lệ (%) số hộ thực hiện phun thuốc BVTV 56
Bảng 4.36: Thị trường tiêu thụ 60
Bảng 4.37: Hiệu quả kinh tế các loại rau điều tra 61
Bảng 4.38: Việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất rau 62
Bảng 4.39: Lĩnh vực đề xuất của nông dân tại vùng điều tra 62
Bảng 4.40: Chí phí sản xuất cho 1.000 m2 đối với hành tím, hẹ và bí đao tại huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre 74
Bảng 4.41: Chí phí sản xuất cho 1.000 m2 đối với dưa leo, dưa hấu và cần tây tại huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre 75
Bảng 4.42: Chí phí sản xuất cho 1.000 m2 đối với ớt chỉ thiên, tần ô và xà lách tại huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre 76
Trang 12DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 3.1: Bản đồ hành chính huyện BaTri 19
Hình 4.1: Sử dụng màng phủ nông nghiệp vụ Đông Xuân 2010 tại huyện Ba Tri 27
Hình 4.2: Cơ cấu cây trồng tại huyện Ba Tri 28
Hình 4.3: Kỹ thuật làm đất tại xã An Thủy 29
Hình 4.4: Nước giếng đào ngoài ruộng sản xuất tại xã Tân Thủy 36
Hình 4.5: Hệ thống kênh nối liền giữa hai xã Tân Thủy và An Hòa Tây 36
Hình 4.6: Dòi đục lá hại cà chua ngoài ruộng sản xuất tại xã Tân Thủy 51
Hình 4.7: Bệnh thối củ hành tím ngoài ruộng sản xuất tại xã Tân Thủy 52
Hình 4.8: Bệnh héo lá dưa hấu ngoài ruộng sản xuất tại xã An Thủy 53
Hình 4.9: Chai thuốc BVTV bỏ ngoài ruộng sản xuất tại xã An Thủy 57
Hình 4.10: Chai, gói thuốc được nông dân gôm lại tại xã Tân Thủy 57
Hình 4.11: Gói thuốc bỏ ngoài ruộng sản xuất tại xã Tân Thủy 58
Hình 4.12: Chai thuốc bỏ ngoài ruộng sản xuất tại xã Tân Thủy 58
Hình 4.13: Chai thuốc bỏ ngoài ruộng sản xuất tại xã An Hòa Tây 59
Hình 4.14: Gói thuốc bỏ ngoài ruộng sản xuất tại xã An Hòa Tây 59
Hình 7.1: Hành tím ngoài ruộng sản xuất tại xã Tân Thủy 68
Hình 7.2: Hẹ ngoài ruộng sản xuất xã Tân Thủy 68
Hình 7.3: Mồng tơi ngoài ruộng sản xuất tại xã Tân Thủy 69
Hình 7.4: Xà lách trồng xen với hành tím ngoài ruộng sản xuất tại xã Tân Thủy 69
Hình 7.5: Tần ô ngoài ruộng sản xuất tại xã An Hòa Tây 70
Hình 7.6: Rau muống ngoài ruộng sản xuất tại xã An Hòa Tây 70
Hình 7.7: Dưa leo ngoài ruộng sản xuất tại xã An Hòa Tây 71
Hình 7.8: Ớt chỉ thiên ngoài ruộng sản xuất tại xã An Hòa Tây 72
Hình 7.9: Ớt sừng ngoài ruộng sản xuất tại xã Tân Thủy 72
Hình 7.10: Hành lá trồng xen với ngò rí ngoài ruộng sản xuất tại xã An Hòa Tây 73
Hình 7.11: Hội thảo nông dân tại UBND xã Tân Thủy 73
Trang 13Bến Tre là một trong những tỉnh có diện tích trồng rau lớn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Trong đó Ba Tri là huyện có tiềm năng phát triển nghề trồng rau của tỉnh Diện tích ước tính: 1.917 ha, đạt 95,5 % kế hoạch năm 2009, tăng 9,2 % so với năm
2008, gồm các loại rau: Cà chua, rau cải các loại, hành tím, ớt, ngò rí, dưa hấu, sản lượng: 28.467 tấn Hàng năm, huyện đã cung cấp khối lượng rau khá lớn cho tỉnh và các vùng lân cận đặc biệt là thị trường thành phố Hồ Chí Minh Để nắm được tình hình sản xuất và kỹ thuật canh tác rau tại huyện Ba Tri, đồng thời được sự đồng ý của Khoa
Nông Học, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Điều tra tình hình sản xuất và kỹ thuật canh tác rau vụ Đông Xuân 2010 tại huyện Ba Tri – tỉnh Bến Tre”
1.2 Mục tiêu, yêu cầu và giới hạn của đề tài
1.2.1 Mục tiêu
Nắm được tình hình sản xuất rau tại huyện Ba Tri – tỉnh Bến Tre
Trang 14Nắm được kỹ thuật canh tác một số loại rau tại ba xã của huyện Ba Tri – tỉnh Bến Tre để làm cơ sở cho những khuyến cáo về sau
1.2.2 Yêu cầu
Thu thập thông tin và nghi nhận tổng quát điều kiện tự nhiên, xã hội, hiện trạng
sử dụng đất tại địa phương, cũng như tình hình sản xuất rau tại huyện Ba Tri – tỉnh Bến Tre
Điều tra khảo sát thực tế và phỏng vấn trực tiếp nông hộ để tìm hiểu và thu thập thông tin về nội dung: Đặc điểm nông hộ sản xuất rau trong đó tìm hiểu các vấn
đề như: Số nhân khẩu tại nông hộ điều tra, tình hình sử dụng đất đai, lịch sử canh tác, thời vụ gieo trồng rau, thời gian sinh trưởng của rau
Điều tra kỹ thuật canh tác rau an toàn về các chỉ tiêu như: Loại rau trong nông
hộ điều tra, cách trồng luân canh hay xen canh, kỹ thuật làm đất, giống và kỹ thuật nhân giống, phân bón, nước tưới, sâu bệnh hại chủ yếu và các biện pháp phòng trừ, tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và nhật ký sản xuất rau tại nông hộ điều tra
Tìm hiểu một số chỉ tiêu về: Chi phí sản xuất của một số nông hộ điều tra, thị trường tiêu thụ các loại rau điều tra, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch các loại rau điều tra, hiệu quả kinh tế của một số loại rau điều tra, việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất rau và đề xuất của nông dân
1.2.3 Giới hạn đề tài
Đề tài được thực hiện trong thời gian có hạn nên chỉ điều tra được 60 hộ thuộc
3 xã An Hòa Tây, Tân Thủy và An Thủy của huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre
Chỉ tiến hành phỏng vấn nông hộ, không thu thập mẫu để phân tích các chỉ tiêu
về nội chất của rau an toàn
Trang 15Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Điều kiện tự nhiên và xã hội tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Ba Tri nằm ở phía Đông của tỉnh Bến Tre
+ Phía Bắc huyện là con sông Ba Lai chia ranh giới với huyện Bình Đại
+ Phía Đông giáp với Biển Đông
+ Phía Tây giáp với huyện Giồng Trôm
+ Phía Nam huyện là sông Hàm Luông chia ranh giới với huyện Thạnh Phú
2.1.1.2 Địa hình
Là một huyện ven biển, đất đai Ba Tri chủ yếu là ruộng và giồng, không có
vườn tược trù phú như các huyện phía Tây Huyện Ba Tri có địa hình bằng phẳng, rải rác có những cồn cát xen kẽ với ruộng vườn, bốn bề sông nước bao bọc
2.1.1.3 Nguồn nước
Vốn là một huyện ven biển, nước mặn, đồng chua chỉ thích hợp với cây chà là gai, thiếu nước ngọt nghiêm trọng, đến nay 3/4 diện tích đất nông nghiệp Ba Tri đã được tưới nước ngọt Chưa tính hệ thống thủy lợi ven sông Hàm Luông đang thi công, đến nay huyện Ba Tri đã có hệ thống kênh tưới chính dài 46,7 km Một hệ thống đê ngăn mặn dài 42,85 km Các công trình thủy lợi không chỉ phục vụ cho việc tưới tiêu các cánh đồng lúa, mà còn cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt hàng ngày của người dân, tạo điều kiện để chuyển đổi đất giồng thành vườn tược xanh tươi, làm thay đổi môi trường sống Cây ăn trái, cây mía, hoa màu đều tăng, tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển đáng kể
Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Ba_Tri
Trang 162.1.1.4 Khí hậu
Khí hậu nhiệt đới gió mùa Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11,
mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 Nhiệt độ trung bình năm từ 26 – 27 0C Lượng mưa
trung bình hàng năm là 1.250 - 1.500 mm
Bảng 2.1: Trung bình của một số thông số khí hậu - thời tiết tỉnh Bến Tre năm (2009)
Tháng Nhiệt độ trung bình (0C) Lượng mưa (mm) Độ ẩm trung bình (%)
(Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre 2008, 2009)
Qua bảng 2.1: Cho thấy có hai mùa rõ rệt, mùa nắng từ tháng 12 đến tháng 4,
nhiệt độ trung bình diễn biến từ 25,6 – 28,8 0C với lượng mưa rất ít từ 1,0 – 45,8 mm
cùng với ẩm độ trung bình từ 79,2 – 83,0 (%) Mùa mưa bắt đầu từ cuối tháng 4 đến
tháng 11, nhiệt độ trung bình từ 26,4 – 28,2 0C, với lượng mưa cao nhất trong năm từ
67,4 – 288,6 mm và ẩm độ trung bình từ 79,0 – 87,6 (%)
2.1.1.5 Giao thông
Hệ thống giao thông Ba Tri ngày một hoàn thiện, hiện nay hệ thống giao thông
từ Cồn Dưa về trung tâm xã An Thủy đang được thi công
Tổng chiều dài đường bộ là 174 km (không kể đường xóm ấp) Ô - tô có thể
Trang 17Điện lưới quốc gia phủ khắp 23/23 xã, thị trấn, có 25.918 hộ sử dụng điện, chiếm 65,27 % số hộ trong huyện Tổng số máy điện thoại trong huyện là 2.726 máy, bình quân 100 người dân có 1,41 máy điện thoại
2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội
2.1.2.1 Điều kiện kinh tế
Các đơn vị hành chính: Huyện Ba Tri có 23 đơn vị hành chính cấp xã và 1 thị trấn là:
Thị trấn Ba Tri, xã An Hòa Tây, An Thủy, Vĩnh An, An Đức, An Bình Tây, An Hiệp,
An Ngãi Tây, Tân Hưng, An Ngãi Trung, An Phú Trung, Mỹ Thạnh, Mỹ Nhơn, Mỹ Chánh, Mỹ Hòa, Tân Mỹ, Tân Xuân, Phước Tuy, Bảo Thạnh, Phú Ngãi, Phú Lễ, Vĩnh
Hòa, Tân Thủy và Bảo Thuận
Dân số và lao động: Dân số trung bình năm 2008 của huyện Ba Tri là 198.828 người, trong đó lao động nông nghiệp là 117 người
2.1.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Công nghiệp: Từ sau ngày giải phóng đến nay, Ba Tri đã có những đổi thay rất lớn
trên lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội Từ chỗ thiếu đói với nền kinh tế nghèo nàn, què quặt, ngày nay Ba Tri không những đã tự lực giải quyết nhu cầu lương thực, mà còn có
dự trữ Thủy sản, thế mạnh thứ hai của huyện, cũng đã có bước nhảy vọt về sản lượng
đánh bắt và nuôi trồng, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của huyện
Sản xuất nông nghiệp: Diện tích ước tính: 1.917 ha, đạt 95,5 % kế hoạch năm 2009,
tăng 9,2 % so với năm 2008 gồm các loại rau: Cà chua, rau cải các loại, hành tím, ớt,
ngò rí, dưa hấu, sản lượng: 28.467 tấn Nhờ hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh nên diện tích
cấy lúa từ 17.000 ha ngày đầu giải phóng (1975), nay tăng lên 33.589 ha với năng suất bình quân 33 tạ/ha, có nơi năng suất đạt trên 5 tấn/ha Nếu năm 1975 – 1976, sản lượng thóc của Ba Tri là 20.000 tấn thì nay đạt 110.807 tấn, tăng gấp 5,5 lần, chiếm khoảng 1/3 sản lượng thóc của tỉnh Bình quân đầu người 577 kg thóc/năm Riêng đàn
bò đã tăng lên 12.300 con
Thế mạnh thứ hai của Ba Tri là thủy sản Nếu năm 1976, toàn huyện chỉ có 300 tàu thuyền, phần lớn là loại nhỏ chỉ đánh bắt ven bờ, thì đến năm 2000, có 1.074 chiếc, với công suất 50.825 CV, trong đó có 115 chiếc có công suất từ 90 CV trở lên, có thể
Trang 18đánh bắt xa bờ Nếu những năm đầu sau giải phóng đạt trên dưới 3.000 tấn/năm, thì đến năm 2000, tổng sản lượng hải sản đánh bắt đạt 22.300 tấn, tăng hơn 7 lần Trước đây hầu như trong huyện không có tập quán nuôi trồng thủy, hải sản, thì nay có 1.873
ha nuôi tôm cá và 872 ha nuôi nghêu sò Sản lượng thu: 300 tấn tôm, 1.608 tấn cá và 28.400 tấn nghêu sò mỗi năm Sản lượng muối năm 1999 đạt 32.000 tấn Thu nhập bình quân đầu người năm 1999 là 3.731.000 đồng Số hộ nghèo trong huyện là 6.280, chiếm 15,22 % số hộ trong huyện
Thương mại – dịch vụ: Hiện nay, Ba Tri đang hoàn thiện hệ thống thương mại – dịch
vụ trên địa bàn cho tương xứng với tiềm năng hiện có Với gần 100 đơn vị, hộ kinh doanh đang được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
(Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Ba Tri)
2.2 Hiện trạng sản xuất rau tại huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre
2.2.1 Những thuận lợi và khó khăn của ngành sản xuất rau tại Ba Tri
2.2.1.1 Thuận lợi
Bến Tre là một thị trường lớn, có nhiều thị trường tiềm năng như thành phố Hồ Chí Minh
Cán bộ khuyến nông và trạm BVTV huyện thường xuyên tổ chức lớp tập huấn
kỹ thuật về canh tác rau
Nông dân canh tác lâu năm nên có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất rau Nhờ
sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo đối với công tác chuẩn bị sản xuất, cộng với điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi, hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh, công tác phối hợp điều tiết nước phục vụ sản xuất kịp thời, công tác khuyến nông và bảo vệ thực vật được quan tâm đẩy mạnh nên năng suất và sản lượng rau màu tăng đáng kể so với cùng kỳ năm
2008 Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo cũng như các cơ quan chuyên môn hỗ trợ, giúp đỡ việc tuyên truyền công tác bảo vệ môi trường vùng nuôi ngày càng được nâng cao, người nuôi có kinh nghiệm, có ý thức trong xử lý dịch bệnh nên có thể khống chế được dịch không xảy ra tràn lan trên diện rộng giá cả tôm sú nguyên liệu trong năm ổn định nên người nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao
(Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Ba Tri, 2010)
Trang 192.2.1.2 Khó khăn
Mặc dù năng suất, sản lượng rau màu tăng song thu nhập của nông dân chưa được cải thiện nhiều do giá cả của các loại phân bón, vật tư nông nghiệp tăng, cộng với áp lực về sâu bệnh hại nên nông dân tăng chi phí bảo vệ thực vật dẫn đến chi phí đầu tư sản xuất tăng
Việc triển khai thực hiện các mô hình khuyến nông còn chậm Công tác khuyến nông chưa thu hút được sự quan tâm của đông đảo nông dân, chưa tiếp cận được với những người trực tiếp sản xuất, nông dân chưa tin tưởng, mạnh dạn ứng dụng các khoa học kỹ thuật
Việc sử dụng vốn còn bất cập do chưa thống nhất về các khoảng chi và định mức chi giữa các ngành
Chưa có hệ thống tiêu thụ sản phẩm, thiếu thông tin thị trường, trong khi các sản phẩm rau bán ra đều do thương lái báo giá Gía rau tại ruộng sản xuất so với giá rau ngoài chợ chênh lệch rất lớn nên ảnh hưởng lớn đến thu nhập của người dân
Chưa có công thức luân canh cây trồng hợp lý, dẫn đến tình trạng sâu bệnh phá hại nhiều khi thời tiết thuận lợi cho sự phát triển các loại sâu bệnh hại
Đa số các hộ sản xuất còn chạy theo thời giá của thị trường, dẫn đến tình trạng mất cân đối giữa các loại cây rau được trồng Thiếu nguồn lao động trong sản xuất, nhất là giai đoạn chuẩn bị đất và giai đoạn thu hoạch Chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu thời tiết trong sản xuất rau màu
Nguồn: UBND huyện Ba Tri
2.3 Giới thiệu sơ lược một số loại rau tại vùng điều tra
2.3.1 Cây hành lá
Tên khoa học: Allium fistulosum L
Họ: Liliaceae
Đặc điểm: Hành thân thảo, cây sống lâu năm, có mùi đặc biệt Có 5 - 6 lá, lá
hình trụ rỗng, dài 30 - 50 cm, phía gốc lá phình to, trên đầu thuôn nhọn Hoa tự mọc trên ống hình trụ, rỗng Hoa tự dạng hình xim, có ngấn thành hình tán giả trông tựa hình cầu Quả nang, tròn Hành được trồng khắp nơi, chủ yếu là làm gia vị Đồng thời
Trang 20hành cũng là một vị thuốc nam được dùng để chữa nhiều loại bệnh: Thuốc ho, trừ đờm, lợi tiểu, sát trùng
Thành phần hóa học: Củ hành chứa tinh dầu có sulfur mà thành phần chủ yếu
là chất kháng sinh alliin Còn có acid malic và các acid khác, galantin và chất allisulfit Hạt chứa S-propenyl- l- eine sulfoxide
Giá trị sử dụng: Hành là một loại rau gia vị giữ vai trò quan trọng trong việc
bếp núc Hầu như tất cả các món ăn đều có sử dụng hành lá để tạo thêm phần thơm ngon Trong nhân dân ta thường có câu tục ngữ rất quen thuộc: "Trăm thứ canh không Hành không ngon" Hành thường được dùng chữa: Cảm lạnh, đau đầu, nghẹt mũi Khó tiêu và các bệnh lên men đường ruột Nghẽn ruột do giun đũa Dùng 10 – 30 g tươi dạng thuốc sắc Dùng ngoài chữa chứng giảm niệu, bỏng và viêm mủ da, eczema, chứng phát ban, làm các vết thương mau liền sẹo Nghiền nát đắp tại chỗ Hạt dùng chữa thận hư, mắt hoa
Tính vị, tác dụng: Hành có vị cay, tính ấm, có tác dụng làm toát mồ hôi, lợi
tiểu, tiêu viêm Tây y cho là nó có tính chất lợi tiêu hoá, chống thối, chống ung thư Hạt có vị cay, tính ấm, có tác dụng bổ thận, làm sáng mắt
2.3.2 Cây hành tím
Tên khoa học: Allium ascalonicum L
Họ: Liliaceae
Đặc điểm: Hành tím thuộc nhóm rau ăn củ, được sử dụng rộng rãi trong chế
biến thức ăn trong đời sống hàng ngày Có hai loại củ: Củ tròn to và củ nhỏ dài Đa số các loại giống có thời gian sinh trưởng từ 60 – 70 ngày Khi trồng nên chọn củ già ( củ ngừng tăng trưởng) có màu tím sậm Lượng giống để sản xuất hành thương phẩm cần
60 – 90 kg/1.000 m2
Thành phần hóa học: Trong hành tươi có chứa khoảng 0,01 % chất dầu và
chất này thuộc thành phần lưu huỳnh như Etyl – và Propyl disuldid, Vinyl sulfid cũng như các loại sulfide khác và thiole Chất làm cay mắt, làm chảy nước mắt là hợp chất Thiopropanal – S – Oxid CH3 – CH2 - C(SO)H
Giá trị sử dụng: Hành có thể coi là gia vị hoặc là một loại rau cỏ và được sử
dụng tại nhiều nước trong các món ăn Tại nhiều quốc gia, người ta chế ra một loại gia
Trang 21bị đắng nên loại gia vị hỗn hợp này thường được chế và dùng liền Người ta có thể bảo quan nếu đem ngâm trong dấm hoặc chanh Tại Indo có rất nhiều các loại Paste chế từ hành và người ta dùng để ướp thịt hoặc cá Tại Ấn Ðộ hành được dùng làm căn bản của các loại sốt Tất cả mọi món ăn của miền bắc Ấn Ðộ đều được bắt đầu bằng: Hành bằm nhỏ, chiên từ từ cho đến khi bắt đầu vàng, sau đó người ta cho thêm các gia vị khác như tỏi, gừng, riềng, nghệ, ớt và chiên đến khi tất cả trở thành màu nâu
( http://muivi.com/muivi/index.php?option=com_content&task=view&id=1360&Itemi d=485 )
2.3.3 Cây hẹ
Tên khoa học: A adorum (ăn bông)
A uliginosum G.Dm (ăn lá)
Họ: Liliaceae
Đặc điểm thực vật học: Cây hẹ là cây thân thảo, cây giống một loại cỏ, thường có
chiều cao khoảng 20 - 50 cm tùy đất và mùa vụ Cây hẹ có mùi đặc biệt, giò hẹ nhỏ hơn giò hành, dài, mọc thành túm và có rất nhiều rễ con Lá hình dẹp, dài, bản lá hẹp, nhưng dày Cây hẹ thường có 4 - 5 lá, dài 10 - 30 cm, rộng 1,5 - 10 mm, đầu lá nhọn Hoa hẹ mọc trên 1 cọng hoa kéo dài hơn Các hoa tụ lại thành hình xim nhưng co ngắn lại thành một tán giả Cọng hoa có hình gần giống 3 cạnh Hoa màu trắng, cuống hoa dài trên 10 mm Trái hẹ khi khô dài 4 - 5 mm có đường kính trái khoảng 3 - 4 mm Hạt nhỏ, màu đen, cây hẹ thường ra hoa vào tháng 6 - 8, cho trái từ tháng 8 - 10
Cây hẹ cũng thuộc họ hành tỏi (Liliaceae), có các đặc tính sinh học giống như hành và tỏi Ưa nhiệt độ mát (20 – 25 0C), ánh sáng mạnh Bộ rễ ăn nông, khả năng chịu hạn và chịu úng kém Bộ phận sử dụng gồm cả củ, lá và hoa
Thành phần hóa học của hẹ: Trong cây hẹ có hợp chất sulfur, saponin, chất
đắng và hoạt chất adorin tác dụng kháng khuẩn Lá hẹ còn chứa nhiều chất xơ, vitamin
C, vitamin A, canxi Công dụng của cây hẹ dùng trị cơn hen suyễn nặng, đờm chặn khó thở, chứng ra mồ hôi trộm, sưng cổ họng khó nuốt, đổ máu cam, ra máu, viêm
mũi, ngày dùng 20 – 30 g giã nát, thêm nước, gạn uống
Giá trị sử dụng: Rau hẹ xào giá, canh hẹ đậu hũ, cháo hẹ là những món ăn
hàng ngày rất quen thuộc từ lá hẹ Theo Đông y, lá hẹ có vị cay, hơi chua, hăng, tính
Trang 22ấm, tác dụng trợ thận, bổ dương, ôn trung, hành khí, tán huyết, giải độc, cầm máu, tiêu
đờm Vì vậy, hẹ không chỉ để nấu ăn mà còn dùng làm thuốc
Nguồn: theo song linh phụ nữ
2.3.4 Cây bí đao (bí xanh)
Tên khoa học là: Benincasa hipida (Thunb) Cogn
Bí đao thuộc họ bầu bí: Cucurbitaceae
Nguồn gốc: Bí đao có nguồn gốc ở Ân Độ, được trồng rộng rãi ở khắp các
vùng nhiệt đới và á nhiệt đới của châu á và miền Đông của Châu Đại Dương Ở nước
ta, bí đao cũng được trồng khắp nơi để lấy quả Ta thường gặp hai giống chính là bí đá
và bí gối
Đặc điểm sinh học: Bí đao là cây dây leo, mọc leo dài 5 m, có nhiều lông dài
Lá hình tim hay thận, đường kính 10 – 20 cm, xẻ 5 thùy chân vịt, tua cuốn thường xẻ
1 – 2 nhánh Hoa đơn tính màu vàng Qủa thuôn dài 25 – 40 cm, dày 10 – 15 cm lúc non có lông cứng, khi già có sáp ở mặt ngoài, nặng 1 – 5 kg, màu lục mốc, chứa nhiều hạt dẹp
Thành phần hóa học: Trong 100 g bí đao tươi có: 67,9 % nước; 0,4 % protein;
0,1 % lipid; 0,7 % cellulose; 0,4 % khoáng; 26 mg Ca, 23 mg P; 0,3 mg Fe; 0,01 mg caroten; 0,01 mg vitamin B1;0,02 vitamin B2; 0,03 vitamin PP; có 16 mg vitamin C Nhiệt lượng do 100 g bí cung cấp cho cơ thể là 12 calo Hạt chứa ureaza
Gía trị thực phẩm: Bí đao là loại rau xanh thường dùng trong các bữa ăn của
nhân dân ta.Có thể dùng bí đao ăn luộc hoặc nấu canh tôm, canh cua, làm nộm, xào thịt gà, thịt lợn Chế biến nước giải khát có giá trị xuất khẩu cao Bí đao còn dùng làm mứt và được dùng vào dịp Tết Nguyên Đáng
Giá trị y học: Bí đao có vị ngọt, tính lạnh, không độc, có tác dụng lợi tiểu tiện,
thanh nhiệt, tiêu viêm Vỏ bí đao vị ngọt, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, tiêu thũng, giải nhiệt
Hạt có tác dụng kháng sinh, tiêu độc trừ giun Hạt bí đao cũng dùng rang ăn và dùng để chữa bệnh ho, giải độc và trị rắn cắn Lá bí đao giã nát trộn với giấm rịt đắp chữa các ngón tay sưng đau Ở campuchia, người ta dùng rễ nấu nước tắm để trị bệnh đầu mùa
Trang 232.3.5 Cây dưa leo
Tên khoa học: Cucumis sativus L
Họ bấu bí: Cucurbitacieae
Nguồn gốc: Dưa leo được biết ở Ấn Độ cách nay hơn 3.000 năm, sau đó truyền
dọc theo hướng Tây Châu Á, Châu Phi và miền Nam Châu Âu Dưa leo được trồng ở Trung Quốc từ thế kỷ thứ VI và hiện nay được trồng rộng rãi khắp nơi trên thế giới
Đặc điểm thực vật học: Rễ dưa phát triển rất yếu, chỉ phân bố ở tần đất mặt 30
– 40 cm Thân thảo hàng niên, thân dài, có nhiều tua cuốn để bám khi bò Chiều dài thân tùy điều kiện canh tác và giống, các giống canh tác ngoài đồng thường chỉ dài từ 0,5 – 2,5 m Thân trên lá mầm và lóng thân trong điều kiện ẩm độ cao có thể thành lập nhiều rễ bất định Thân có gốc cạnh, có lông, thân chính phân nhánh Lá đơn, to mọc cách trên thân, dạng lá hơi tam giác với cuốn lá rất dài 5 – 15 cm, rìa lá có răng cưa
Lá trên cùng một cây cũng có kích thước và hình dạng thay đổi Hoa đơn tính cùng cây hay khác cây Hoa cái mọc ở nách lá thành đôi hay riêng biệt, hoa đực mọc thành cụm từ 5 – 7 hoa, dưa leo cũng có hoa lưỡng tính, có giống trên cây có cả 3 loại hoa và cũng có giống chỉ có một loại hoa trên cây Hoa có màu vàng, thụ phấn nhờ côn trùng, bầu noãn của hoa cái phát triển rất nhanh ngay trước khi hoa nở Trái lúc còn non có gai xù xì, khi trái lớn gai từ từ mất đi Trái từ khi hình thành đến khi thu hoạch có màu xanh đậm, xanh nhạt, có hoa văn, khi chín trái chuyển sang màu vàng sậm Trái tăng trưởng rất nhanh, có thể thu trái từ 8 – 10 ngày sau khi hoa nở Trái chứa hạt màu trắng ngà, trung bình có từ 200 – 500 hạt/trái
Thành phàn dinh dưỡng: Dưa leo cung cấp nhiều vitamin và chất khoáng
Trái dưa leo chứa 96 % nước và 100 g trái tươi cho 14 calo; 0,7 mg protein; 24 mg calcium; vitamin A 20 IU; vitamin C 12 mg; vitamin B1 0,024 mg; vitamin B2 0,075
mg và niacin 0,3 mg
Giá trị sử dụng: Dưa leo được sử dụng rộng rãi trong bữa ăn hàng ngày dưới
dạng quả tươi, xào, trộn salt, cắt lát, muối chua, đóng hộp và còn làm mặt hàng xuất khẩu Ngoài việc sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày dưa leo còn có tác dùng chữa bệnh Nghiên cứu của các chuyên gia y học Đức cho biết dưa leo có tác dụng rất tốt để chữa mắt sưng, dưa leo cắt lát đắp lên vùng mắt bị sưng 10 – 15 phút
(http://www.lrchueuni.edu.vn/dongy/show_target.plx?url=/thuocdongy/dualeo)
Trang 242.3.6 Cây dưa hấu
Tên khoa học: Citrullus vulgaris
Họ: Cucurbitaceae
Đặc điểm: Hệ rễ ăn sâu từ 0,60 – 1 m, rễ dưa hấu có thể ăn sâu ở tầng đất trên 1
m, thân thuộc loại thân thảo, có đặc tính leo bò, lá mọc đối xứng nhau qua đỉnh sinh trưởng thuộc hai lá mầm, hoa tính đực cái thể hiện rất phức tạp, quả thuộc loại quả thịt gồm 3 lá noãn, hình dạng, màu sắc, trọng lượng biến đổi tùy theo giống Trong quả dưa hấu có rất nhiều chất khoáng như: Kali, Ca, P, Fe, và Na Trái còn non có thể nấu canh với tôm khô, xào, kho với thịt, muối chua
Thành phần hóa học: Không chỉ chứa nhiều lycopene - chất chống ôxy hoá có
tác dụng chống lại ung thư ngực (phụ nữ), tuyến tiền liệt (nam giới) mà còn là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng như các sinh tố A, B1 (Thiamin), B6 (Pyridoxine), C, E, Magnesium và Potassium Theo một nghiên cứu khoa học, nếu muốn “phát huy” lycopene trong dưa hấu còn nhiều hơn 40 % so với trong cà chua
Ngoài ra, sinh tố A và Beta - Carotene hỗn hợp có khả năng làm giảm lượng mỡ xấu LDL, chống lượng mỡ tích tụ tạo sự chai cứng thành động mạch ra, chất Pyridoxine (B6) giúp cơ thể tạo tế bào mới, tạo thêm hồng huyết cầu và gia tăng sự chuyển hóa các chất hóa học giúp cơ thể hoạt động hữu hiệu hơn Thêm nữa, Potassium - một sinh
tố khoáng có nhiều trong dưa hấu giúp thăng bằng nhịp tim, gửi Oxygen lên óc và điều hành lượng nước trong cơ thể, ngăn ngừa bệnh cao huyết áp cũng như tránh chứng tai biến mạch máu não
Giá trị sử dụng: Ngoài việc là một loại trái cây giải khát, dưa hấu còn được
biết đến là một vị thuốc chữa chứng khô miệng, lở miệng, khan tiếng, táo bón, trị giun sán, cường kinh, tiểu đường, phù thũng
(http:// www.lrchueuni.vn/dongy/show_target.plx?url=/thuocdongy/duahau)
2.3.7 Cây rau muống
Tên khoa học: Ipomoea aquatica Forssk
Họ: Convolvulaceae
Nguồn gốc: Rau muống có nguồn gốc nhiệt đới châu Á, khu vực Nam và Đông
Nam Á, nhiệt đới Châu Phi, Trung Á, Nam Mỹ và châu Đại Dương Rau muống là cây
Trang 25ngắn ngày, sinh trưởng nhanh cho năng suất cao, sống được ở nhiệt độ cao và đủ ánh sáng
Đặc điểm thực vật học: Cây mọc bò, ở mặt nước hoặc trên cạn Thân rỗng,
dày, có rễ mắt, không lông Lá hình ba cạnh, đầu nhọn, đôi khi hẹp và dài Hoa to, có màu trắng hay hồng tím, ống hoa tím nhạt, mọc từng 1 - 2 hoa trên một cuống Quả nang tròn, đường kính 7 - 9 mm, chứa 4 hạt có lông màu hung, đường kính mỗi hạt khoảng 4 mm
Thành phần hóa học: Rau muống có 92 % nước, 3,2 % protit, 2,5 % gluxit, 1
% xenluloza, 1,3 % tro Hàm lượng muối khoáng cao: Can xi, phosphát, sắt Vitamin carotin, vitamin C, vitamin B1, vitamin PP, vitamin B2
Giá trị sử dụng: Từ rau muống, cách đơn giản nhất là luộc lên Và tùy theo
từng vùng, người ta có thể chấm với nước mắm, xì dầu, chao, mắm tép và tương (đặc biệt là tương Bần) Ngoài rau muống luộc, còn có rau muống xào tỏi (có thể gia chút mắm tôm theo truyền thống), làm nộm rau muống với lạc rang giã dập, dấm, đường, tỏi, ớt; gia vào canh riêu cua hoặc canh cua khoai sọ thay cho rau rút, ăn với lẩu gà, làm rau muống nướng Cũng thường thấy rau muống được chẻ ra ăn sống với các loại rau thơm khác Mỗi cách đều có hương vị riêng và tùy sở thích của từng vùng, từng miền mà cách chế biến có khác nhau
Tại Việt Nam xưa đã từng có loại rau muống được nuôi trồng rất cầu kỳ bằng cách cho ngọn rau mọc cuộn trong những chiếc vỏ ốc nhồi, để lấy những ngọn rau muống trắng nõn và mập mạp tiến vua
Giá trị y học: Chữa bệnh đái tháo đường Đắp vết loét do bệnh zona
Rễ: rễ cái mọc mạnh, ăn sâu 0,5 – 1 m Rễ cái thường bị đứt khi cây ra rễ phụ,
hệ thống rễ phụ rất phát trển và phân bố rộng Bộ rễ ăn sâu hay nông, phát triển mạnh
Trang 26hay yếu đều liên quan đến mức độ phân cành và phát trển của các bộ phận trên mặt
đất Do đó muốn có bộ rễ như ý muốn ta chỉ việc tỉa cành, bấm ngọn
Thân: Thân tròn mọng nước, phủ nhiều lông, khi cây lớn thân cây hoá gỗ Tuỳ theo khả năng sinh trưởng và phân nhánh, cà chua được phân thành 4 dạng khác nhau:
Dạng vô hạn: Thân dài hơn 2 m, có chùm hoa đầu tiên ở lá thứ 9 - 11 sau đó cách 3 - 4 lá sau mới có chùm hoa tiếp theo Dạng này có tiềm năng cho năng suất cao nhờ thu hoạch dài ngày
Dạng hữu hạn: Thân cứng, mọc đứng, có chùm hoa đầu tiên ở lá thứ 7 - 9, sau
đố cách 1 - 2 lá cho chùm hoà kế tiếp cho đến khi cây được 4 - 6 chùm hoa thì xuất hiện chùm hoa ngon, cây ngừng cao Dạng cà chua này cho trái sớm và tập trung
Dạng bán hữu hạn: Tương tự như dạng hữu hạn nhưng số chùm hoa của loai này nhiều hơn khoảng 8 - 10 chùm
Dạng bụi: Cà chua có lóng rất ngắn, đâm chồi mạnh, ít chùm hoa, cho trái tập trung, phục vụ cho việc trồng dầy và thu hoạch cơ giới
Lá: Lá kép lông chim
Hoa: Hoa mọc thành chùm trên thân thông thường mỗi chùm 6 - 12 bông hoa
Do cà chua tiết ra nhiều tiết tố độc nên không háp dẫn côn trùng, hạt phấn nặng do đó khó có sự thụ phấn chéo xảy ra
Quả: Quả mọng nước, hình dạng quả thay đổi từ tròn đến dài, trong quả chia ra làm hai hay nhiều khoang
Hạt: Hạt nhỏ hẹp nhiều lông màu vàng sáng hơi tối
Thành phần hóa học: Trong 100 gm quả cà chua chín sinh 21calo, có 623 Ul
vitamin A (21 % nhu cầu hằng ngày),19 gm vitamin C (32 %)1 mg vitamin E (10 %)
và một sắc tố đỏ là Lycopene (do quả cà chua chín có màu đỏ)
2.3.9 Cây ớt chỉ thiên
Tên khoa học: Capsicum annuum var fasciculatum Bail
Họ: Solanacaeae
Nguồn gốc: Cây ớt có nguồn gốc Nam Mỹ, bắt nguồn từ một số loài hoang dại,
được thuần hóa và trồng ở Châu Âu, Ấn Độ cách đây hơn 500 năm
Trang 27Đặc điểm: Cây ớt là cây gia vị, thân thảo, thân dưới hóa gỗ, có thể sống vài
năm, có nhiều cành, nhẵn, lá mọc so le, hình thuôn dài, đầu nhọn Hoa mọc đơn độc ở
kẽ lá Quả ớt có nhiều tên gọi khác nhau như lạt tiêu, lạt tử, ngưu giác tiêu, hải tiêu Quả ớt mọc rủ xuống đất, chỉ riêng ở cây ớt chỉ thiên thì quả lại quay lên trời Các bộ phận của cây ớt như quả, rễ và lá còn được dùng làm thuốc chữa nhiều bệnh
Thành phần hoá học: Chất gây cay là Capsaicine, chiếm tỷ lệ 0,2 % có khi cao
tới 1 %
Tính vị, tác dụng: Quả có vị cay, tính nóng, có tác dụng ôn trung tán hàn, kiện
vị tiêu thực Rễ hoạt huyết tiêu thũng
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Quả được dùng trị ăn uống không tiêu, đau
bụng do cảm mạo phong thấp Rễ dùng trị tử cung xuất huyết và dùng ngoài trị nẻ da như rễ các thứ ớt khác Ở Ấn Ðộ, người ta dùng trị đầy hơi, đau dạ dày, khó tiêu hóa,
ỉa chảy và dùng ngoài gây chuyển hoá
2.3.10 Rau cần tây
Tên khoa học: Apium graveolens L
Họ: Umbellifereae/Apiaceae
Thành phần hóa học: Rau Cải cúc chứa 1,85 % protid 2,57 % glucid, 0,43 %
lipid và còn có nhiều vitamin B, C và một số vitamin A Người ta còn tìm thấy các chất khác như adenin, chlonin Lá chứa 7 glucosid của quercetin, quercetagetin và luteolin
Tính vị, tác dụng: Cải cúc có vị ngọt nhạt, hơi đắng, the, mùi thơm, tính mát,
được xem như một loại rau giúp khai vị làm ăn ngon, giúp tiêu hoá, trừ đờm, tán phong nhiệt
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Cải cúc có thể dùng ăn sống như xà lách,
chế dầu giấm, ăn với lẩu, nấu canh Còn dùng làm thuốc chữa ho lâu ngày và chữa đau mắt Ở Ấn Độ, người ta dùng cây phối hợp với hồ tiêu để trị bệnh lậu, hoa được dùng thay thế dương cam cúc như là một chất thơm đắng và lợi tiêu hoá
Giá trị y học: Chữa ho trẻ em: Dùng lá Cải cúc thái nhỏ 6 g, thêm ít mật ong,
hấp vào nồi cho tiết nước ra, chia nhiều lần uống trong ngày Những người ăn uống kém tiêu, viêm lỵ, hay đau mắt: Dùng Cải cúc ăn sống hoặc nấu canh ăn, đều có tác dụng trị bệnh tốt
Trang 28( http://vho.vn/view.htm?ID=2095&keyword=Ho )
2.3.11 Cây tần ô
Tên khoa học: Chrysanthemum coronarium L
Họ: Asteraceae/Compositae
Thành phần hóa học: Rau Cải cúc chứa 1,85 % protid 2,57 % glucid 0,43 %
lipid và còn có nhiều vitamin B, C và một số vitamin A Người ta còn tìm thấy các chất khác như adenin, chlonin Lá chứa 7 - glucosid của quercetin, quercetagetin và luteolin
Tính vị, tác dụng: Cải cúc có vị ngọt nhạt, hơi đắng, the, mùi thơm, tính mát,
được xem như một loại rau giúp khai vị làm ăn ngon, giúp tiêu hoá, trừ đờm, tán phong nhiệt
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Cải cúc có thể dùng ăn sống như xà lách,
chế dầu giấm, ăn với lẩu, nấu canh Còn dùng làm thuốc chữa ho lâu ngày và chữa đau mắt Ở Ấn Độ, người ta dùng cây phối hợp với hồ tiêu để trị bệnh lậu, hoa được dùng thay thế dương cam cúc như là một chất thơm đắng và lợi tiêu hoá
Gía trị y học: Chữa ho trẻ em: Dùng lá Cải cúc thái nhỏ 6 g, thêm ít mật ong, hấp vào
nồi cho tiết nước ra, chia nhiều lần uống trong ngày Những người ăn uống kém tiêu, viêm lỵ, hay đau mắt: Dùng Cải cúc ăn sống hoặc nấu canh ăn, đều có tác dụng trị bệnh tốt
(http://vho.vn/view.htm?ID=2095&keyword=Ho)
2.3.12 Xà lách
Tên khoa học:Lactuca sativa var capitata
Họ: Asteraceae/Compositae
Nguồn gốc: Vùng tiểu Á Trung Đông được xem là quê hương của cây xà lách
Hiện nay, loại rau này đã được sử dụng và gieo trồng trồng rộng rãi khắp các nước trên thế giới Thân thuộc loại thân thảo và có 1 loại dịch trắng như sữa có thể dùng làm thuốc trong y học
Đặc điểm: Xà lách thích hợp trong khoảng nhiệt độ 15 – 20 oC vào ban ngày và ban đêm lạnh Xà lách thuộc nhóm rau ngày dài, có yêu cầu cường độ ánh sáng yếu Ánh sáng ngày từ 10 -12 giờ rất thuận lợi để đạt năng suất cao
Trang 29Bộ rễ của xà lách rất yếu, vì vậy cần trồng trên đất giàu dinh dưỡng, khả năng giữ nước tốt, đất pha cát, hơi kiềm, độ ẩm thích hợp đất từ 70 - 80 % Xà lách không chịu được hạn và đất chua, thích hợp ở pH: 5,8 – 6,6
Thành phần hóa học: Có lactucarium, lactucorin, lactucin, acid lactucic, asparagin,
hyoscyamin, chlorophylle, vitamin A, B, C, D, E các chất khoáng Fe, Ca, P, I, Mn,
Zn, Cu, Na, Cl, K, Co, As, phosphat, sulfat, sterol, caroten
Tính vị, tác dụng: Vị ngọt đắng, tính mát có tác dụng giải nhiệt, lọc máu, khai vị (vào
đầu bữa ăn, nó kích thích các tuyến tiêu hóa), cung cấp chất khoáng, giảm đau, gây ngủ, làm dịu, chống ho, chống đái đường, làm mềm, lợi sữa, dẫn mật, chống thối
Trang 30Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA
3.1 Thời gian và địa điểm điều tra
Thời gian: Qúa trình điều tra thu thập số liệu được tiến hành từ tháng 1/2010
đến tháng 4/2010
Địa điểm: Tại ba xã An Hòa Tây, Tân Thủy và An Thủy của huyện Ba Tri, tỉnh
Bến Tre
Õ Xã An Hòa Tây
Phía Đông giáp: Xã Tân Thủy
Phía Tây giáp: Sông Hàm Luông
Phía Nam giáp: Sông Hàm Luông
Phía Bắc giáp: Xã Vĩnh An
Õ Xã Tân Thủy
Phía Đông giáp: Xã Bảo Thuận
Phía Tây giáp: Xã An Hòa Tây
Phía Nam giáp: Xã An Thủy
Phía Bắc giáp: Xã Vĩnh An
Õ Xã An Thủy
Phía Đông giáp: Xã Bảo Thuận
Phía Tây giáp: Sông Hàm Luông
Phía Nam giáp: Biển Đông
Phía Bắc giáp: Xã Tân Thủy
Trang 313.2 Nội dung điều tra
Điều tra tình hình sản xuất và kỹ thuật canh tác một số loại rau tại 3 xã của huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre
3.3 Dụng cụ, trang thiết bị
Phương tiện đi lại, máy chụp hình
Sổ sách, bút chì, bút bi
Phiếu điều tra nông hộ đã được soạn thảo sẵn
3 4 Phương pháp điều tra
3.4.1 Điều tra tổng quát
Trực tiếp liên hệ với phòng nông nghiệp huyện Ba Tri, để ghi nhận số liệu tổng quát về điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội, tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện Nắm các vùng sinh thái trong huyện từ đó tiến hành điều tra Với diện tích trồng rau lớn của tỉnh, trong đó có ba xã sản xuất rau tập trung là: Xã An Hòa Tây, Tân Thủy và
An Thủy
Hình 3.1: Bản đồ hành chính huyện Ba Tri
Trang 323.4.2 Điều tra nông hộ
Điều tra 60 hộ sản xuất rau đại diện cho ba xã của huyện Ba Tri, dựa vào phiếu điều tra nông hộ đã soạn thảo sẵn và phỏng vấn trực tiếp nông dân sản xuất rau về các yêu cầu:
Điều tra về loại rau đang trồng
Diện tích và năng suất
Tìm hiểu hiện trạng đất đang trồng rau
Điều tra kỹ thuật canh tác:
+ Công thức trồng rau, luân canh, xen canh
+ Kỹ thuật làm đất, xử lý đất trồng + Giống và kỹ thuật nhân giống
+ Nước tứơi + Phân bón + Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật + Sâu bệnh hại chủ yếu và các biện pháp phòng trừ
Việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất
Đề xuất của nông dân
3.4.3 Một số chỉ tiêu về kinh tế
Tổng thu (đồng/1.000 m2) = Gía bán 1 kg (đồng) x Tổng sản lượng (kg)
Lợi nhuận (đồng/1.000 m2) = Tổng thu – Tổng chi phí
Tỉ suất lợi nhuận (lần) = Lợi nhuận / tổng chi phí
3.5 Xử lý số liệu
Số liệu điều tra trong đề tài được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel
Trang 33Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Kết quả điều tra nông hộ
Sau khi tiếp xúc với cán bộ trạm khuyến nông, trạm bảo vệ thực vật huyện, chủ tịch hội nông dân và cán bộ khuyến nông ở các xã, việc điều tra được tiến hành trên 3 xã: An Hòa Tây, Tân Thủy và An Thủy với tổng số hộ điều tra là 60 hộ
4.1.1 Tình hình kinh tế - xã hội tại vùng điều tra
4.1.1.1 Tình hình dân số và lao động tại vùng điều tra
Qua kết quả điều tra ở 60 hộ sản xuất rau tại huyện Ba Tri chúng tôi nghi nhận được, có tổng số nhân khẩu là 290 người Trong đó số nhân khẩu của từng hộ và thành phần lao động thể hiện ở bảng 4.1 và bảng 4.2
Bảng 4.1: Số nhân khẩu của các hộ điều tra
hộ tự sử dụng lao động của gia đình mình trong sản xuất nông nghiệp mà rất ít thuê mướn lao động Thành phần lao động được thể hiện ở bảng 4.2
Trang 34Bảng 4.2: Tình hình lao động tại 60 hộ điều tra
Qua bảng 4.2 cho thấy: Tổng số người lao động là 182 người chiếm tỷ lệ 38,6
% Đa số là lao động nông nghiệp với 117 người chiếm tỷ lệ 24,8 % Lao động phi nông nghiệp có 65 người chiếm tỷ lệ 13,8 % Có 108 người sống phụ thuộc chiếm tỷ lệ 22,5 %, chủ yếu là những người chưa đến tuổi lao động và một ít người không còn khả năng lao động
4.1.1.2 Trình độ văn hóa tại 60 hộ điều tra
Bảng 4.3: Trình độ văn hóa tại 60 hộ nông dân điều tra
Qua bảng 4.3 cho thấy: Trình độ văn hóa của nông dân tại vùng điều tra ở mức
độ trung bình Với 6 người có trình độ cấp 3 chiếm tỷ lệ 10 %, có 17 người trình độ cấp 2 chiếm tỷ lệ 28,3 %, 17 người có trình độ cấp 1 chiếm tỷ lệ 28,3 % và 20 người
mù chữ chiếm tỷ lệ 33,4 % Như vậy, với trình độ văn hóa ở mức trung bình của những hộ sản xuất rau, là vấn đề khó khăn trong việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp
Trang 354.1.1.3 Tình hình tôn giáo tại huyện Ba Tri
Bảng 4.4: Tình hình tôn giáo tại huyện Ba Tri
4.1.2 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp tại vùng điều tra
Bảng 4.5: Cơ cấu giống rau được trồng ở 60 hộ điều tra
Số loại rau/hộ (cây) Số hộ Tỷ lệ (%) Diện tích (m2) Tỷ lệ (%)
Trang 36Bảng 4.6: Chủng loại rau được trồng phổ biến tại huyện Ba Tri
7 Ớt chỉ thiên Capsicum frutescens L Solanaceae
8 Tần ô Chrysanthemum coronarium L Asteraceae/Compositae
9 Xà lách Lactuca sativa var capitata Asteraceae/Compositae
Qua bảng 4.6 cho thấy: Có 9 loại rau được trồng phổ biến tại 3 xã điều tra của huyện Ba Tri, thuộc 5 họ khác nhau Trong 9 loại rau đang trồng có 2 loài thuộc họ bạch huệ (Liliaceae) chiếm tỷ lệ 22,2 % so với các loại rau trồng khác Có 3 loại rau thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae) chiếm tỷ lệ 33,3 %, có 2 loại rau thuộc họ cúc (Asteraceae/Compositae) chiếm tỷ lệ 22,2 %, bên cạnh đó 1 loại rau thuộc họ cà (Solanaceae) và 1 loại rau thuộc họ hoa tán (Umbellifereae/Apiaceae) chiếm tỷ lệ 22,3%
Trang 374.1.3 Tình hình phân bố diện tích trồng rau
Bảng 4.7: Tình hình phân bố diện tích trồng rau
Diện tích (m2) Đất nông
nghiệp (m2)
Đất trồng rau (m2)
có 10 hộ sử dụng chiếm tỷ lệ 16,7 %, trong đó đất nông nghiệp 30.200 m2 và đất trồng rau có diện tích 26.300 m2 Với diện tích từ 2.001 – 3.000 m2 có 6 hộ sử dụng, chiếm
tỷ lệ 10,0 %, với diện tích đất nông nghiệp và đất trồng rau bằng nhau 12.500 m2 Ở diện tích từ 3.001 – 4.000 m2 có 7 hộ sử dụng, chiếm tỷ lệ 11,7 %, trong đó đất nông nghiệp chiếm diện tích cao hơn 27.00 m2 trong khi đất trồng rau chỉ với 21.000 m2 Với diện tích từ 4.001 – 5.000 m2 có 4 hộ trồng rau ăn quả sử dụng, chiếm tỷ lệ 6,6 %, trong đó đất nông nghiệp chiếm 19.000 m2 và đất trồng rau 12.000 m2 Ở diện tích từ < 5.000 m2 có 10 hộ sản xuất dưa hấu chiếm tỷ lệ 16,7 %, với đất nông nghiệp 86.000
m2 và đất trồng rau 41.100 m2
Trang 384.1.4 Các loại rau điều tra
Bảng 4.8: Tình hình sản xuất rau ở 60 hộ điều tra
STT Loại rau Số hộ trồng Tỷ lệ (%) Tổng diện tích
% tổng số hộ điều tra và 0,2 – 2,8 % diện tích trồng rau cho mỗi loại Như vậy, hành tím, dưa hấu được các hộ sản xuất trồng nhiều và trồng trên diện tích lớn Do dưa hấu
là loại cây được ưa chuộng trên thị trường một phần cũng nhờ đất đai thích hợp cho việc phát triển của cây dưa Riêng hành tím là loại cây chủ lực của xã Tân Thủy và An Hòa Tây được các hộ sản xuất tập trung với diện rộng
4.1.5 Kỹ thuật canh tác
Kết quả điều tra về kỹ thuật canh tác cho thấy nông hộ trồng dưa hấu ở xã An Thủy 100 % đều sử dụng bạc phủ nông nghiệp nhằm ngăn chặn sự phát triển của cỏ dại, giữ ẩm cho đất hạn chế thoát nước trong mùa khô do vùng này đa số sử dụng tưới
Trang 39vật có lợi trong đất phát triển Riêng xã Tân Thủy và An Hòa Tây các hộ sản xuất chủ yếu là hành tím do đó phần lớn sử dụng rơm để phủ lên mặt liếp
Theo kết quả điều tra về thời vụ trồng rau thể hiện ở hình 4.2 cho thấy: Các loại rau ăn quả: Dưa leo, bí xanh được các hộ trồng vụ Hè Thu (từ tháng 6 đến tháng 8) Đối với hành tím được các hộ trồng ở vụ chính Đông Xuân (từ tháng 10 đến tháng 1) sau vụ lúa Hè Thu Riêng dưa hấu được các hộ trồng 3 vụ trong năm tập trung tại xã
An Thủy, vụ 1 bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12, vụ hai từ tháng 2 đến tháng 5 và vụ 3
từ tháng 5 đến tháng 8 Đối với rau ăn lá các hộ trồng vào vụ Đông Xuân muộn từ tháng 11 đến tháng 12
Hình 4.1: Sử dụng màng phủ nông nghiệp ở vụ Đông Xuân (2010) tại xã An Thủy
Trang 404.1.5.1 Thời vụ gieo trồng
Hình 4.2: Cơ cấu cây trồng tại huyện Ba Tri
Tháng