1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG LOẠI HÌNH DU LỊCH HOMESTAY TẠI ẤP THẠNH HẢI, XÃ BẢO THUẬN, HUYỆN BA TRI, TỈNH BẾN TRE

102 398 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 3,42 MB

Nội dung

Kết quả đạt được: - Kết quả điều tra xã hội học: các hộ dân ủng hộ và muốn triển khai nhanh loại khi loại hình homestay này triển khai; - Nêu lên được các tiềm năng về tài nguyên tự nhi

Trang 1

3

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG LOẠI HÌNH DU LỊCH HOMESTAY TẠI ẤP THẠNH HẢI, XÃ BẢO THUẬN, HUYỆN BA TRI,

TỈNH BẾN TRE

Họ và tên sinh viên: PHẠM THỊ THÙY TRANG Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ DLST Niên khóa: 2007-2011

Tháng 08/2011

Trang 2

3

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG LOẠI HÌNH DU LỊCH HOMESTAY TẠI ẤP THẠNH HẢI, XÃ BẢO THUẬN, HUYỆN BA TRI,

TỈNH BẾN TRE

PHẠM THỊ THÙY TRANG

Tháng 08/2011

Trang 3

Giáo viên hướng dẫn Thạc sĩ Nguyễn Anh Tuấn

Tháng 08 năm 2011

Trang 4

KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN





PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Họ và tên sinh viên: Phạm Thị Thùy Trang MSSV: 07157206

Ngành: Quản lý môi trường và du lịch sinh thái Khóa học: 2007-2011

1 Tên đề tài:

Nghiên cứu áp dụng loại hình du lịch homestay tại ấp Thạnh Hải, xã Bảo Thuận, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre

2 Nội dung khóa luận tốt nghiệp:

- Điều tra xã hội học nhằm thăm dò ý kiến người dân và khách du lịch về việc triển khai loại hình du lịch homestay tại Thạnh Hải;

- Nêu lên tiềm năng và đề ra phương hướng nhằm phát triển loại hình du lịch

homestay tại ấp Thạnh Hải, Ba Tri, Bến Tre;

- Giới thiệu những điểm du lịch trong huyện Ba Tri

3 Thời gian thực hiện:

- Bắt đầu: tháng 01/2011

- Kết thúc: tháng 06/2011

4 Họ và tên giáo viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Anh Tuấn

Nội dung và yêu cầu khóa luận tốt nghiệp đã được thông quan Khoa và Bộ môn

Ngày … tháng … năm 2011 Ngày … tháng … năm 2011 Ban Chủ nhiệm Khoa Giáo viên hướng dẫn

Trang 5

Xin tri ân và gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Thạc sĩ Nguyễn Anh Tuấn – người

đã tận tình hướng dẫn, dìu dắt, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian làm khóa luận

Cảm ơn các cô chú Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Ba Tri, Phòng Văn hóa thông tin huyện Ba Tri, Ủy ban nhân dân xã Bảo Thuận đã tận tình giúp đỡ, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình thực tập, nghiên cứu khóa luận

Chân thành cảm ơn các hộ gia đình ở Thạnh Hải đã hết lòng hỗ trợ, giúp đỡ, trả lời phỏng vấn, cung cấp cho tôi những thông tin quý báo để hoàn thành tốt khóa luận

Cảm ơn chị Trịnh Thị Ngọc Hiện (lớp DH06DL) và tập thể lớp DH07DL trong thời gian qua đã luôn ở bên cạnh hỗ trợ, động viên, chia sẽ kinh nghiệm, … trong suốt quá trình học và làm khóa luận

Cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn đến người tôi kính trọng nhất là ba mẹ tôi, trong suốt thời gian qua dù vất vả nhưng vẫn lo cho tôi ăn học Ba mẹ luôn là nguồn động viên, hỗ trợ tôi cả về vật chất và tinh thần để tôi có được thành công như ngày hôm nay

TP Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2011

Sinh viên

Phạm Thị Thùy Trang

Trang 6

- Điều tra xã hội học nhằm thăm dò ý kiến người dân và khách du lịch về

việc triển khai loại hình du lịch homestay tại Thạnh Hải;

- Nêu lên tiềm năng và đề ra phương hướng nhằm phát triển loại hình du lịch homestay tại ấp Thạnh Hải, Ba Tri, Bến Tre;

- Giới thiệu những điểm du lịch trong huyện Ba Tri

Kết quả đạt được:

- Kết quả điều tra xã hội học: các hộ dân ủng hộ và muốn triển khai nhanh

loại khi loại hình homestay này triển khai;

- Nêu lên được các tiềm năng về tài nguyên tự nhiên và nhân văn như: cảnh

quan, các loại hình kinh tế, hình thức canh tác, … và đề xuất biện pháp nhằm phát triển bền vững loại hình du lịch homestay ở Thạnh Hải;

- Giới thiệu được những điểm du lịch trong huyện Ba Tri: Mộ cụ Nguyễn

Đình Chiểu (xã An Đức), Phan Thanh Giản và Võ Trường Toản (xã Bảo Thạnh), Đình Phú Lễ (xã Phú Lễ), Sân chim Vàm Hồ (xã Tân Mỹ) và một

số điểm du lịch khác

- hình du lịch homestay Khách du lịch hứng thú, phấn khởi và muốn tham

- gia

Trang 7

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

TÓM TẮT II MỤC LỤC III DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VII DANH SÁCH CÁC BẢNG VIII DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ IX DANH SÁCH HÌNH ẢNH X CHƯƠNG 1MỞ ĐẦU 1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 2

1.2.1 Mục tiêu tổng quát 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI 3

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

2.1 TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH HOMESTAY 4

2.1.1 Giới thiệu về loại hình du lịch homestay 4

2.1.2 Khái niệm về du lịch homestay 5

2.1.3 Đặc trưng của du lịch homestay 5

2.1.3.1 Nhận dạng loại hình du lịch homestay 5

2.1.3.2 Một số đặc trưng chủ yếu 6

2.1.4 So sánh giữa du lịch homestay với các loại hình du lịch khác 6

2.1.4.1 Du lịch homestay và du lịch sinh thái 6

2.1.4.2 Du lịch homestay và du lịch cộng đồng 7

2.1.4.3 Du lịch homestay và du lịch nông thôn 8

2.1.5 Vai trò của du lịch homestay 8

2.1.5.1 Góp phần đa dạng hóa các loại hình du lịch 8

2.1.5.2 Giáo dục hiệu qủa ý thức bảo tồn tài nguyên du lịch 8

2.1.5.3 Chia sẻ lợi ích từ du lịch với cộng đồng địa phương 9 2.1.5.4 Tăng cường giao lưu văn hóa, nâng cao nhận thức cho người dân địa phương 10

Trang 8

2.1.6 Điều kiện phát triển du lịch homestay 10

2.1.6.1 Điều kiện về chính sách, pháp luật 10

2.1.6.2 Điều kiện về không gian 11

2.1.6.3 Điều kiện về chủ thể tham gia 12

2.1.7 Kinh nghiệm phát triển du lịch homestay của một số quốc gia và khu vực 14

2.1.7.1 Kinh nghiệm phát triển du lịch homestsay của vùng Wallonie - Bỉ 14

2.1.7.2 Kinh nghiệm phát triển du lịch homestay của Malaysia 14

2.1.8 Một số điểm du lịch homestay nổi tiếng trên thế giới 14

2.1.9 Khái quát về du lịch homestay ở Việt Nam 17

2.1.9.1 Quá trình hình thành và phát triển của du lịch homestay ở Việt Nam 17

2.1.9.2 Điều kiện phát triển du lịch homestay ở Việt Nam 18

2.1.9.3 Một số điểm du lịch homestay nổi tiếng ở Việt Nam 20

2.2 TỔNG QUAN VỀ ẤP THẠNH HẢI, HUYỆN BA TRI, TỈNH BẾN TRE 22

2.2.1 hái quát về tỉnh Bến Tre 22

2.2.2 hái quát về huyện Ba Tri 22

2.2.3 hái quát về xã Bảo Thuận 24

2.2.4 hái quát về ấp Thạnh Hải 25

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26

3.1 THU THẬP VÀ XỬ LÝ DỮ LIỆU THỨ CẤP 26

3.2 PHƯƠNG PHÁP BẢN ĐỒ 26

3.3 PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC 26

3.2.1 Phương pháp quan sát 26

3.2.2 Phương pháp bảng câu hỏi - trả lời 27

3.4 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP 28

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 29

4.1 SƠ LƯỢC VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Ở THẠNH HẢI 29

4.1.1 Thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch ở Thạnh Hải 29

4.1.2 Thực trạng hoạt động du lịch ở Thạnh Hải 29

4.1.3 Thực trạng hoạt động du lịch homestay ở Thạnh Hải 30 4.2 TIỀN ĐỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY Ở ẤP THẠNH HẢI, XÃ BẢO

Trang 9

4.2.1 Tài nguyên du lịch ở Thạnh Hải 31

4.2.2 Điều kiện cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật và phương tiện vận chuyển 33

4.2.2.1 Điều kiện cơ sở hạ tầng 33

4.2.2.2 Điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật 34

4.2.2.3 Phương tiện vận chuyển 35

4.2.3 Điều kiện hỗ trợ của các chủ thể tham gia du lịch homestay 35

4.2.3.1 Chính quyền địa phương 35

4.2.3.2 Cộng đồng địa phương 36

4.2.3.3 Khách du lịch 36

4.2.4 Một số điểm du lịch nổi tiếng trong huyện Ba Tri 37

4.2.4.1 Khu du lịch Vàm Hồ 37

4.2.4.2 Di tích đình Phú Lễ 38

4.2.4.3 Di tích lịch sử Mộ và khu tưởng niệm cụ Nguyễn Đình Chiểu 39

4.2.4.4 Mộ cụ Phan Thanh Giản 40

4.2.4.5 Mộ cụ Võ Trường Toản 41

4.3 CÁC HOẠT ĐỘNG CÓ THỂ TRIỂN KHAI LOẠI HÌNH DU LỊCH HOMESTAY TẠI THẠNH HẢI 42

4.4 ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY Ở THẠNH HẢI 43

4.5 MỘT SỐ TÁC ĐỘNG CÓ THỂ XẢY RA KHI ÁP DỤNG LOẠI HÌNH DU LỊCH HOMESTAY Ở THẠNH HẢI 45

4.5.1 Tác động tới môi trường tự nhiên 45

4.5.2 Tác động tới kinh tế 46

4.5.3 Tác động tới xã hội 46

4.5.4 Tác động tới văn hóa 47

4.6 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY Ở THẠNH HẢI 48

4.7 GIẢI PHÁP NHẰM KHAI THÁC HIỆU QUẢ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY TẠI THẠNH HẢI 49

4.7.1 Tạo lập cơ chế chính sách quản lý phù hợp 49

4.7.2 Xây dựng quy hoạch hợp lý 50

Trang 10

4.7.3 Đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch phục vụ cho phát triển du

lịch homestay 51

4.7.4 Xây dựng sản phẩm du lịch homestay đặc thù và đa dạng 52

4.7.5 Tăng cường hoạt động xúc tiến quảng bá sản phẩm du lịch homestay 53

4.7.6 Đào tạo nguồn nhân lực 54

4.7.7 Chia sẻ lợi ích giữa các bên tham gia 54

4.7.8 Khai thác kết hợp bảo tồn TNDL 55

4.7.9 Đảm bảo an ninh, an toàn 56

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 58

5.1 KẾT LUẬN 58

5.2 KIẾN NGHỊ 59

5.2.1 Đối với chính quyền địa phương 59

5.2.2 Đối với các hộ dân muốn kinh doanh du lịch homestay 59

5.2.3 Đối với cộng đồng địa phương 60

5.2.4 Đối với khách du lịch 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO 61

PHỤ LỤC 1

PHỤ LỤC 1: BẢN ĐỒ CÁC ĐIỂM DU LỊCH BA TRI – BẾN TRE 2

PHỤ LỤC 2: BẢN ĐỒ PHÂN CHIA HAI KHU VỰC 1 VÀ 2 3

PHỤ LỤC 3: MỘT SỐ HỘ GIA ĐÌNH ĐƯỢC LỰA CHỌN TRIỂN KHAI LOẠI HÌNH DU LỊCH HOMESTAY TẠI THẠNH HẢI 4

PHỤ LỤC 4: HÌNH ẢNH KHU THẠNH HẢI 8

PHỤ LỤC 5: PHIẾU ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC VÀ BẢNG THỐNG KÊ 13

Trang 12

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Bảng so sánh giữa du lịch homestay và du lịch sinh thái 7

Bảng 2.2 Bảng so sánh giữa du lịch homestay và du lịch cộng đồng 7

Bảng 2.3 Bảng so sánh giữa du lịch homestay và du lịch nông thôn 8

Bảng 2.4 Bảng phân tích SWOT đối với du lịch homestay ở Việt Nam 18

Bảng 4.1 Bảng điều tra về phương tiện vận chuyển của người dân 35

Bảng 4.2 Kết quả khảo sát khách du lịch (câu 4 - đợt 2) 42

Trang 13

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1 Phương tiện truyền thông của du khách khi đến Thạnh Hải 29 Biểu đồ 4.2 Thời gian khách thường đến Thạnh Hải 30 Biểu đồ 4.3 Kết quả đánh giá của khách du lịch về các tiêu chí 33 Biểu đồ 4.4 Kết quả khảo sát khách du lịch về sự sẵn sàng tham gia chương trình du lịch homestay ở Thạnh Hải thông qua hai lần khảo sát 37

Trang 14

DANH SÁCH HÌNH ẢNH

Hình 2.1 Bản đồ Thạnh Hải – Bảo Thuận – Ba Tri – Bến Tre 25

Hình 4.1 Tuyến đường liên ấp từ Thạnh Ninh ra Thạnh Hải 34

Hình 4.2 Tuyến đường trong ấp Thạnh Hải đang thi công 34

Hình 4.3 Nhà người dân Thạnh Hải 35

Hình 4.4 Hình ảnh khu du lịch Vàm Hồ 37

Hình 4.5 Đình Phú Lễ 38

Hình 4.6 Di tích Mộ cụ Nguyễn Đình Chiểu 39

Hình 4.7 Đền thờ và mộ cụ Phan Thanh Giản 40

Hình 4.8 Đền thờ và mộ cụ Võ Trường Toản 41

Trang 15

Cuộc sống sung túc hơn, không hẳn đã mang lại sự thoải mái hơn, mà đôi khi, với một số người, còn bị nhiều áp lực cuộc sống đè nặng dẫn đến sự căng thẳng, suy kiệt cả về thể lực lẫn tinh thần Để giải quyết vấn đề đó, đi kèm với các loại hình giải trí truyền thống như: âm nhạc, phim ảnh, thể thao… dịch vụ du lịch cũng đã ra đời và không ngừng phát triển

Việt Nam với lợi thế là nơi có nhiều danh lam thắng cảnh, nhiều khu di tích lịch

sử, nhiều địa danh nổi tiếng… rất thích hợp cho việc phát triển du lịch Hằng năm lượng khách quốc tế đến Việt Nam rất cao Năm 2008, Việt Nam đã đón 4,218 triệu lượt khách quốc tế, con số này năm 2009 là 3,8 triệu lượt, giảm 11% so với năm trước Tổng cục Du lịch Việt Nam dự báo con số lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam năm 2010 là 4,5 - 4,6 triệu lượt, số lượt khách du lịch nội địa là 28 triệu lượt năm

2010, tăng 12% so với năm 2009 (du lịch Việt Nam – Wikipedia).

Ngày nay khái niệm du lịch homestay không còn mới mẻ ở Việt Nam Hình thức du lịch này đang được mọi người quan tâm, ưa chuộng Đây là loại hình du lịch mới mẻ, đem lại cảm giác gần gũi, ấm cúng, thích hợp cho những người thích khám phá thiên nhiên, tìm hiểu nền văn hóa bản xứ

Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long, du lịch dạng homestay rất được du khách ưa chuộng Theo ông Nguyễn Minh Quyền trưởng bộ phận inbound công ty du lịch Bến Thành: “Nếu như trước đây khi nhắc đến du lịch homestay,các công ty lữ hành thường xây dựng chương trình tour đến Mai Châu, Hoà Bình thì bây giờ các công ty thường chọn Đồng Bằng Sông Cửu Long để giới thiệu đến du khách Nguyên nhân do du khách có nhiều thông tin hơn về vùng đất này và họ đặc biệt yêu thích tìm hiểu cuộc

Trang 16

sống của người dân sông nước như đi du lịch bằng ghe chèo, tham quan các làng nghề, cùng tập làm vườn, gói bánh với người dân”

Thạnh Hải - một trong những bãi biển đẹp ở Ba Tri, Bến Tre; được thiên nhiên

ưu đãi với tiềm năng cảnh quan thiên nhiên đa dạng, phong phú, nhiều loại hình kinh

tế nông – lâm – ngư nghiệp, rất thích hợp cho việc phát triển loại hình du lịch homestay Mặt khác, nơi đây lại rất gần với các điểm du lịch khác trong huyện, phương tiện đi lại thuận lợi cả bằng đường bộ và đường thủy Tuy nhiên địa danh du lịch này còn rất mới mẻ đối với du khách trong nước cũng như quốc tế TNDL có tiềm năng lớn để phát triển nhưng chưa được khai thác và sử dụng hợp lý

Được sự chấp thuận của hoa Môi trường & Tài nguyên, trường Đại học Nông

Lâm Thành phố Hồ Chí Minh tôi đã mạnh dạn tiến hành đề tài: “Nghiên cứ ụng

ại h nh ịch h e ại ấp Thạnh Hải ả Th ận h ện Tri ỉnh

- Giới thiệu những điểm du lịch trong huyện Ba Tri: Mộ cụ Nguyễn Đình Chiểu

(xã An Đức), Phan Thanh Giản và Võ Trường Toản (xã Bảo Thạnh), Đình Phú Lễ (xã Phú Lễ), Sân chim Vàm Hồ (xã Tân Mỹ) và một số điểm du lịch khác;

- Giới thiệu cảnh quan, các loại hình kinh tế, hình thức canh tác, … ở Thạnh Hải;

- Thăm dò ý kiến khách du lịch về việc phát triển loại hình du lịch Homestay tại

Thạnh Hải và phản hồi của khách về vấn đề này;

- Khảo sát các hộ dân tại Thạnh Hải nhằm tìm hiểu ý kiến người dân trong việc

tham gia loại hình du lịch homestay;

- Tổng hợp các ý kiến và đưa ra phương hướng phát triển loại hình du lịch

Homestay ở Thạnh Hải

Trang 17

- Nêu lên một số điểm du lịch nổi tiếng ở huyện Ba Tri như: Mộ cụ Nguyễn Đình

Chiểu (xã An Đức), Phan Thanh Giản và Võ Trường Toản (xã Bảo Thạnh), Đình Phú

Lễ (xã Phú Lễ), Sân chim Vàm Hồ (xã Tân Mỹ)

 Về thời gian

- Thời gian thực hiện đề tài là từ tháng 02/ 2011 đến 06/2011

Trang 18

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH HOMESTAY

2.1.1 Giới thiệu về loại hình du lịch homestay

Du lịch ở nhà dân (homestay) là loại hình du lịch đang rất được thịnh hành Nó bắt đầu từ nhu cầu của du khách muốn tiếp cận, gần gũi, thông hiểu hơn về văn hóa, con người, ẩm thực… của người dân bản xứ Ở Việt Nam, loại hình du lịch này hiện nay khá phổ biến và được đa số khách du lịch lựa chọn khi đi du lịch nội địa lẫn quốc

tế

Khác hẳn với hình thức du lịch nghỉ dưỡng thường chọn những nơi nghỉ có chất lượng dịch vụ tốt, du lịch homestay chọn nhà dân bản địa cho khách du lịch nghỉ chân Như vậy đồng nghĩa với việc khách du lịch sẽ cùng sinh hoạt với gia chủ mọi hoạt động trong gia đình, từ giờ giấc nghỉ ngơi, ăn uống đến hoạt động vui chơi giải trí… Tùy theo từng mục đích của du khách mà du lịch homestay có những thiết kế tour chuyên biệt, nhưng hầu hết đều chọn cách ba trong một – “cùng ăn, cùng nghỉ, cùng chơi” Bởi đối tượng khách du lịch của loại hình du lịch này rất háo hức tiếp cận triệt

để văn hóa, con người, ẩm thực của điểm đến đã chọn Homestay mang lại cảm giác gần gũi cho khách du lịch khi trực tiếp tham gia vào từng hoạt động của người dân địa phương Do đây là loại hình khá nhạy cảm, vì thế những nhà dân được chọn làm homestay cho du khách cũng phải đáp ứng rất nhiều yêu cầu từ phía các công ty hoặc tổng cục du lịch của nước sở tại - vì lí do an ninh và an toàn cho du khách

Chắc chắn khi chọn hình thức homestay, du khách sẽ không thể nào có được cảm giác thoải mái tuyệt đối như khi nghỉ dưỡng tại các khách sạn, resort Thay vào đó

là những trải nghiệm mới mẻ, không gia đình nào giống gia đình nào dù là họ cùng sinh sống trên cùng một lãnh thổ

Homestay có nhiều hình thức cho du khách chọn, du khách có thể chọn hình thức chỉ sinh hoạt và nghỉ qua đêm với gia chủ hoặc chọn tất cả Vì có một số điểm đến, thức ăn vẫn là một trong những điều gây khó khăn cho khách du lịch Ngoài ẩm thực, văn hóa cũng là một vấn đề đáng lo ngại Mặc dù homestay giúp bạn thỏa mãn

Trang 19

những tò mò về văn hóa địa phương nhưng không có nghĩa họ chấp nhận bạn đi ngược lại với truyền thống của họ Vì thế, khi đã chọn hình thức homestay thì nên cố gắng tìm hiểu sơ qua vài điều cấm kỵ và tôn trọng sự riêng tư cũng như nếp sinh hoạt của chủ nhà

Với loại hình du lịch homestay, hướng dẫn viên (HDV) thường do… chủ nhà kiêm nhiệm Nên càng làm tăng thêm tính hấp dẫn của loại hình tour này với khách du lịch

2.1.2 Khái niệm về du lịch homestay

Ở một số nước mà loại hình du lịch homestay tương đối phát triển như Ai Len hay Thái Lan, khái niệm du lịch homestay được hiểu như sau:

Du lịch homestay là một loại hình du lịch cộng đồng, dành cho các đối tượng khách thích được trải nghiệm cuộc sống cùng với các hộ gia đình tại nhà của họ, nhằm tìm hiểu về cộng đồng và phong cách sống của người dân địa phương cũng như nâng cao hiểu biết về điều kiện tự nhiên và những nét văn hóa đặc sắc thông qua các hộ gia đình đó [3, tr.10]

2.1.3 Đặc trưng của du lịch homestay

2.1.3.1 Nhận dạng loại hình du lịch homestay

Loại hình du lịch homestay được nhận dạng dựa trên các tiêu chí sau:

- Theo tiêu chí môi trường tài nguyên bao gồm loại hình du lịch dựa trên yếu tố tài nguyên du lịch (TNDL) văn hóa và loại hình du lịch dựa trên yếu tố TNDL tự nhiên: Du lịch homestay thuộc loại hình du lịch văn hóa vì hoạt động du lịch homestay diễn ra chủ yếu trong môi trường nhân văn và khai thác các TNDL nhân văn, đặc biệt

là văn hóa bản địa của cộng đồng địa phương (CĐĐP)

- Theo tiêu chí mục đích chuyến đi: Du lịch homestay là loại hình du lịch tham quan, khám phá những nét văn hóa độc đáo của cộng đồng địa phương CĐĐP thông qua những hoạt động cùng ăn - cùng ở - cùng sinh hoạt với gia đình người dân bản địa tại điểm đến giúp khách du lịch mở rộng hiểu biết, nâng cao nhận thức về thế giới xung quanh

- Theo tiêu chí loại hình lưu trú: Du lịch homestay là loại hình du lịch ở nhà dân

nghĩa là nhà người dân chính là cơ sở lưu trú phục vụ khách du lịch trong chuyến du lịch Việc nhà dân chính là cơ sở lưu trú cho khách du lịch không chỉ góp phần đa

Trang 20

dạng hóa các loại hình lưu trú mà ngôi nhà với những nét sinh hoạt của các thành viên chính là TNDL nhân văn vô giá mà khách du lịch muốn khám phá trong chuyến du lịch

- Theo tiêu chí đặc điểm địa lý của điểm du lịch: Khó có thể xác định du lịch homestay thuộc loại hình du lịch nông thôn như cách hiểu của nhiều người trước đây

Vì khái niệm du lịch homestay không phải để chỉ đặc điểm địa lý của một điểm du lịch

mà đơn giản để chỉ nhà người dân bản địa; vì vậy, du lịch homestay hoàn toàn có thể được tiến hành ở địa bàn thành phố nếu nhà tổ chức đáp ứng đầy đủ các điều kiện cho hoạt động du lịch homestay

2.1.3.2 Một số đặc trưng chủ yếu

- Đặc trưng thứ nhất, du lịch homestay phát triển dựa trên những giá trị hấp dẫn của thiên nhiên và đặc biệt là văn hóa bản địa Bản sắc văn hóa của mỗi một vùng đất luôn là những ẩn số hấp dẫn, trở thành động cơ để khách du lịch đến tìm hiểu, khám phá Đó là những nét văn hóa độc đáo của các tộc người như phương thức sản xuất, kiến trúc nhà ở, trang phục, lễ hội, lối sống, phong tục tập quán, tính cách…

- Đặc trưng thứ hai, du lịch homestay chia sẻ lợi ích từ du lịch với CĐĐP, đảm bảo sự phân chia công bằng cho các bên tham gia, đóng góp cho những nỗ lực bảo tồn các giá trị tài nguyên và phát triển cộng đồng

- Đặc trưng thứ ba, du lịch homestay được tổ chức theo phương thức “ba cùng”: cùng ăn - cùng ở - cùng sinh hoạt Khách du lịch đến sinh sống tạm thời, được coi như một thành viên chính thức và tham gia trực tiếp vào một số hoạt động hàng ngày của gia đình người dân bản địa Đây chính là đặc trưng nổi bật nhất của loại hình du lịch homestay Khách du lịch được ở cùng gia đình người dân bản địa để thông qua đó tìm hiểu, khám phá văn hóa bản địa

2.1.4 So sánh giữa du lịch homestay với các loại hình du lịch khác

2.1.4.1 Du lịch homestay và du lịch sinh thái

- Khái niệm về du lịch sinh thái: Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương (Hội thảo về du lịch sinh thái ở Việt Nam, 1999)

Trang 21

Bảng 2.1 Bảng so sánh giữa du lịch homestay và du lịch sinh thái

Tài nguyên Chủ yếu dựa vào TNDL văn hóa Chủ yếu dựa vào TNDL tự nhiên

Mục tiêu Nhấn mạnh khai thác và bảo tồn

các giá trị văn hóa bản địa

Nhấn mạnh khai thác và bảo tồn các giá trị sinh thái

Đối tượng

tham quan Văn hóa bản địa Khu vực sinh thái tự nhiên

Hướng dẫn

viên

Chủ nhà có vai trò như một HDV không chuyên

Vai trò của HDV đặc biệt quan trọng

Lợi ích Chủ nhà và một phần lợi ích cộng

đồng

Lợi ích môi trường sinh thái và lợi ích toàn bộ cộng đồng (Nguồn: Lê Thị Hiền Thanh, 2008)

2.1.4.2 Du lịch homestay và du lịch cộng đồng

- Khái niệm du lịch cộng đồng: Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch phát triển dựa vào những giá trị tự nhiên và nhân văn của CĐĐP với sự tham gia tích cực và chủ động của người dân nhằm đem lại lợi ích cho chính cộng đồng

Bảng 2.2 Bảng so sánh giữa du lịch homestay và du lịch cộng đồng

Tài nguyên Chủ yếu dựa vào TNDL văn hóa Dựa vào TNDL tự nhiên và

TNDL văn hóa

Mục tiêu Nhấn mạnh khai thác và bảo tồn

các giá trị văn hóa bản địa

Khai thác và bảo tồn các giá trị

tự nhiên và văn hóa bản địa Đối tượng

tham quan

Nhà dân và một phần TNDL tự nhiên và văn hóa của điểm đến

TNDL tự nhiên và văn hóa của điểm đến

HDV Chủ nhà là HDV không chuyên Vai trò của HDV rất quan trọng

Lợi ích Chủ nhà, một phần lợi ích cộng

(Nguồn: Lê Thị Hiền Thanh, 2008)

Trang 22

2.1.4.3 Du lịch homestay và du lịch nông thôn

- Khái niệm: Du lịch nông thôn là loại hình du lịch diễn ra trên địa bàn nông thôn và khai thác các TNDL tự nhiên hoặc văn hóa ở vùng nông thôn

Bảng 2.3 Bảng so sánh giữa du lịch homestay và du lịch nông thôn

Tài nguyên Chủ yếu dựa vào TNDL văn hóa Dựa vào TNDL tự nhiên và/hoặc

TNDL văn hóa

Mục tiêu Nhấn mạnh khai thác và bảo tồn

các giá trị văn hóa bản địa

Khai thác và bảo tồn các giá trị

tự nhiên và/hoặc văn hóa Địa điểm

tham quan Nông thôn, thành thị Nông thôn

Lợi ích Chủ nhà và một phần lợi ích cộng

đồng

Lợi ích dành cho tất cả các chủ thể tham gia

(Nguồn: Lê Thị Hiền Thanh, 2008.)

2.1.5 Vai trò của du lịch homestay

2.1.5.1 Góp phần đa dạng hóa các loại hình du lịch

Du lịch homestay ra đời và phát triển đã góp phần đa dạng hóa các loại hình du lịch, góp phần tạo ra những sản phẩm du lịch đặc thù cho địa phương hông chỉ dừng lại ở đó, homestay còn là một loại hình du lịch hấp dẫn đông đảo khách du lịch Theo

số liệu điều tra của Tổ chức Du lịch thế giới, ngày nay có trên 80% số khách đi du lịch nhằm mục đích hưởng thụ các giá trị tự nhiên đa dạng và giá trị văn hóa độc đáo, khác biệt với nền văn hóa của dân tộc họ

2.1.5.2 Giáo dục hiệu qủa ý thức bảo tồn tài nguyên du lịch

Du lịch homestay là loại hình du lịch tạo ra công ăn việc làm và nguồn thu nhập cho CĐĐP nên để thu lợi từ du lịch homestay họ phải hạn chế những hoạt động kinh tế cùng khai thác một loại tài nguyên Bên cạnh đó, du lịch homestay phát triển tác động đến nhận thức của chính quyền và CĐĐP về việc bảo tồn TNDL vì yếu tố hấp dẫn khách du lịch không phải là những tiện nghi hiện đại mà chính là môi trường tự nhiên trong lành, môi trường văn hóa đậm đà bản sắc truyền thống Những lợi ích cụ thể và thiết thực mà du lịch đem lại đã thúc đẩy người dân địa phương bảo vệ, gìn giữ những

Trang 23

việc khai thác hay tôn tạo các TNDL vì nó sẽ mang lại lợi ích trước hết cho chính bản thân họ

Đối với khách du lịch thì việc cùng ăn - cùng ở - cùng sinh hoạt với gia đình người dân bản địa giúp họ cảm nhận sâu sắc những giá trị của tài nguyên Khách du lịch không còn là khách thể mà đã trở thành chủ thể của môi trường tự nhiên và môi trường văn hóa - xã hội của nơi đến Đó là con đường ngắn nhất và đơn giản nhất để khách du lịch tìm ra chìa khóa giải mã các nền văn hóa mới lạ của những vùng đất họ

đã đến và đã qua Những hiểu biết đó sẽ giúp khách du lịch trân trọng và bảo tồn các giá trị tài nguyên

2.1.5.3 Chia sẻ lợi ích từ du lịch với cộng đồng địa phương

Du lịch đã và đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia và nhiều địa phương Theo nguyên tắc, lợi ích từ du lịch phải được phân chia công bằng cho các bên tham gia là nhà cung ứng du lịch, chính quyền địa phương và dân cư địa phương Tuy nhiên, trên thực tế, lợi nhuận chủ yếu thuộc về nhà cung ứng du lịch và một phần thuộc về chính quyền địa phương Còn dân cư địa phương lại nhận được không nhiều từ du lịch, nếu có thì cũng chỉ là những chiếu cố không đáng kể Nhìn chung, cuộc sống sản xuất, sinh hoạt và thu nhập của họ không có nhiều thay đổi khi

du lịch phát triển

Du lịch homestay với đặc trưng loại hình đã khắc phục được hạn chế đó, đặc biệt là đối với những gia đình chấp nhận khách lưu trú Du lịch homestay tạo cơ hội cho cộng đồng trực tiếp tham gia vào hoạt động du lịch và trực tiếp hưởng lợi từ hoạt động du lịch, trở thành chủ thể của hoạt động du lịch Khách du lịch ăn nghỉ tại nhà dân, tiêu dùng những sản phẩm dịch vụ do chủ nhà cung ứng, tham gia trải nghiệm một số hoạt động hàng ngày để qua đó khám phá về một nét văn hóa mới Và chủ nhà

là đối tượng được nhận thù lao cho những dịch vụ đó Việc chi trả này mang tính kinh

tế vì nó đem lại một khoản thu đáng kể cho chủ nhà mà nếu không có khách du lịch thì không có khoản thu này Nhưng nó cũng mang tính nhân văn vì nó góp phần bảo vệ bản sắc văn hóa và là sự thể hiện lòng cảm kích về tấm lòng và cách ứng xử của gia chủ đối với họ

Du lịch homestay không chỉ tạo ra công ăn việc làm và thu nhập cho chủ nhà

mà còn đem lại doanh thu cho những người dân khác với những dịch vụ bổ sung phục

Trang 24

vụ khách du lịch Bên cạnh đó, CĐĐP cũng được hưởng lợi từ những dự án bảo vệ môi trường, bảo tồn TNDL và xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động du lịch và hơn hết là phục vụ cuộc sống của cộng đồng Vì vậy, lợi ích từ du lịch homestay không chỉ dành cho chủ nhà mà một phần cho cả cộng đồng

2.1.5.4 Tăng cường giao lưu văn hóa, nâng cao nhận thức cho người dân địa

phương

Du lịch homestay gắn kết những con người với những nền văn hóa khác biệt thành một sự thống nhất trong đa dạng Trong quá trình giao lưu, chủ và khách cùng thể hiện những nét bản sắc mang đặc trưng văn hóa tộc người, từ đó, mỗi bên lại học hỏi được những nét văn hóa khác của các tộc người khác nhằm làm phong phú thêm vốn văn hóa truyền thống

CĐĐP trong quá trình tiếp xúc với khách du lịch không chỉ giao lưu về văn hóa

mà còn tiếp cận được cuộc sống văn minh, học hỏi được những kinh nghiệm từ khách

du lịch Bên cạnh đó, cộng đồng cũng tranh thủ và kế thừa được lợi ích và tri thức từ những chương trình hỗ trợ nhằm phát triển du lịch homestay của các tổ chức chính phủ

và phi chính phủ về môi trường, vệ sinh, kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ, chuyên môn nghiệp vụ Nhận thức của CĐĐP được cải thiện và nâng cao

2.1.6 Điều kiện phát triển du lịch homestay

2.1.6.1 Điều kiện về chính sách, pháp luật

Chính trị có ảnh hưởng lớn đến hoạt động du lịch nói chung và du lịch homestay nói riêng Bất cứ một sự xáo trộn chính trị nào, dù lớn hay nhỏ cũng là vấn

đề rất nhạy cảm đối với hoạt động du lịch Một quốc gia hay một vùng muốn phát triển

du lịch homestay thì trước hết phải chứng minh và khẳng định sự ổn định về chính trị,

an toàn về xã hội mới có thể thu hút được khách du lịch

Hệ thống chủ trương, chính sách tạo nên những tiền đề vững chắc để định hướng sự phát triển bền vững của du lịch homestay Ngay cả giai đoạn đầu khi du lịch homestay mới chỉ dừng lại ở những hoạt động mang tính riêng lẻ, tự phát hay giai đoạn sau khi du lịch homestay đã được định hình rõ nét thì một chính sách phát triển phù hợp sẽ tạo động lực mạnh mẽ để du lịch homestay phát triển đúng hướng, đem lại những hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường bền vững cho CĐĐP và các chủ thể

Trang 25

triển theo hướng thúc đẩy những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực, khai thác tối ưu các TNDL và đem lại lợi nhuận tối ưu cho tất cả các chủ thể tham gia

Hệ thống pháp luật là yếu tố quan trọng để phát triển du lịch nói chung và du lịch homestay nói riêng tạo thuận lợi cho các chủ thể tham gia vào hoạt động này Để hoạt động du lịch homestay đạt hiệu quả cao về nhiều mặt cần một hệ thống pháp luật kiểm soát và hỗ trợ phát triển Du lịch homestsay do đặc thù riêng nên mối quan hệ giữa khách du lịch và CĐĐP khá gần gũi Vì vậy, việc xây dựng hệ thống pháp luật để duy trì an ninh, an toàn trong du lịch homestay là một yêu cầu cần thiết nhằm tạo ra những chuẩn mực hành vi để các bên tham gia tự điều chỉnh cho phù hợp với khuôn phép đảm bảo một sự phát triển bền vững

2.1.6.2 Điều kiện về không gian

 Không gian vùng

- Trước hết, vùng phải là môi trường sống an toàn, không tiềm tàng các nguy cơ,

sự cố thiên tai như lũ quét, nhiễm xạ… Bên cạnh đó, không khí trong lành cũng là một trong những điều kiện quy định cho không gian vùng Môi trường sống phải đảm bảo yếu tố vệ sinh môi trường thể hiện ở nguồn nước sạch, chuồng trại gia súc xa nhà…

- Thứ hai, cảnh quan sạch đẹp, mang đậm sắc thái vùng

- Thứ ba, vùng phải có hệ thống cơ sở hạ tầng thuận tiện cho việc đi lại của

khách du lịch: giao thông trong vùng và giao thông từ vùng này đến vùng khác

- Thứ tư, vùng phải chứa đựng TNDL tự nhiên và nhân văn phong phú, độc đáo, hấp

dẫn khách du lịch

 Không gian nhà

- Trước hết đó phải là những ngôi nhà mang nét đặc trưng của vùng về cảnh

quan, kiến trúc Cảnh quan và kiến trúc của ngôi nhà phải mang đậm tính văn hóa truyền thống của cộng đồng và là hình ảnh đại diện của vùng

- Thứ hai, ngôi nhà phải đảm bảo yếu tố an ninh và vệ sinh Yếu tố độc đáo trong

kiến trúc, xây dựng phải được bổ sung bởi yếu tố an toàn, thuận tiện cho khách du lịch trong ăn ở, sinh hoạt

Trang 26

- Thứ ba, không gian nhà phải mang đậm nét văn hóa bản địa Văn hóa bản địa

được thể hiện từ nội thất, cách bài trí, ẩm thực đến trang phục, cách ứng xử, sinh hoạt hàng ngày của các thành viên trong gia đình

- Thứ tư, không gian nhà nên có những khoảng không riêng biệt dành cho khách

du lịch

2.1.6.3 Điều kiện về chủ thể tham gia

 Cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức phi chính phủ

Cơ quan quản lý nhà nước bên cạnh việc ban hành hệ thống luật pháp và chủ trương chính sách cần có những hành động cụ thể nhằm hỗ trợ và kiểm soát hoạt động

du lịch homestay hướng tới sự phát triển bền vững Cơ quan quản lý nhà nước cần có những hoạt động kiểm tra, phân cấp các cơ sở lưu trú nhà dân theo những tiêu chuẩn, thứ hạng cụ thể; phải có những hoạt động giám sát thực trạng của hoạt động du lịch này nhằm kịp thời đưa ra những điều chỉnh phù hợp với thực tiễn Các cơ quan quản lý cũng phải có sự hợp tác với các tổ chức phi chính phủ để học hỏi kinh nghiệm, tiếp cận công nghệ và tranh thủ vốn đầu tư để đem lại nguồn lợi tối ưu cho các chủ thể tham gia Bên cạnh đó, cơ quan quản lý nhà nước cũng cần hợp tác với các chủ thể khác để nghiên cứu thị trường nguồn khách nhằm mục đích giới thiệu, quảng bá hiệu quả sản phẩm du lịch homestay

 Chính quyền địa phương

Chính quyền địa phương phải xây dựng những chủ trương, chính sách phù hợp tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch homestay phát triển

Bên cạnh đó, chính quyền địa phương phải thúc đẩy, phát huy các nguồn lực sẵn có của vùng nhằm phục vụ hoạt động du lịch homestay Cần và phải tổ chức các hoạt động bổ trợ như lễ hội, các buổi sinh hoạt văn hóa, biểu diễn văn nghệ dân gian vùng luôn có sức cuốn hút đối với khách du lịch tham gia du lịch homestay

Với chức năng quản lý nhà nước, chính quyền địa phương cũng phải kiểm tra, giám sát hoạt động du lịch homestay tại từng hộ gia đình và đại diện cho các hộ tham gia kinh doanh đề đạt nguyện vọng, ý kiến với các ban ngành có liên quan

Chính quyền địa phương nên hợp tác với các tổ chức để tranh thủ nguồn lợi từ bên ngoài trong việc khai thác hiệu quả các nguồn TNDL, xây dựng và cải tạo cơ sở hạ

Trang 27

tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, nâng cao trình độ hiểu biết và nghiệp vụ cho các

hộ dân tham gia kinh doanh du lịch homestay…

 Công ty du lịch

Công ty du lịch phải nhận thức vai trò của mình là đồng lợi ích với cộng đồng trong hoạt động du lịch nói chung và hoạt động du lịch homestay nói riêng Lợi ích của cộng đồng là lợi ích của công ty và ngược lại Công ty có chức năng sản xuất, kinh doanh các sản phẩm du lịch homestay phục vụ nhu cầu của khách du lịch Bên cạnh

đó, công ty du lịch còn đảm nhiệm thêm chức năng kích thích nhu cầu của khách du lịch và quảng bá các sản phẩm du lịch homestay đến đông đảo khách du lịch Với vai trò là cầu nối giữa khách du lịch và chủ nhà, công ty du lịch phải tư vấn cho chủ nhà

để nâng cao chất lượng phục vụ khách du lịch và cùng với các cơ quan, tổ chức và chính quyền địa phương tập huấn, truyền đạt những kỹ năng, nghiệp vụ cho người dân tham gia kinh doanh du lịch homestay

 Chủ nhà

Trong du lịch homestay, chủ nhà đóng vai trò đặc biệt Nếu không có sự ưng thuận và hợp tác của chủ nhà thì loại hình du lịch này không thể tổ chức thực hiện

- Trước hết, họ cần phải thể hiện là những chủ nhà hiếu khách Sự tiếp đãi của

chủ nhà, truyền thống, lối sống hay không khí, nề nếp gia đình ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng chương trình du lịch và tâm lý khách du lịch

- Thứ hai, chủ nhà phải là một HDV nghiệp dư nhưng đầy tâm huyết cho chuyến

du lịch của khách du lịch

 Khách du lịch

Trong du lịch homestay thì khách du lịch phải là những khách du lịch có trình

độ nhận thức nhất định, ưa tìm kiếm những nét văn hóa độc đáo, thú vị từ những cuộc sống khác Họ không ngừng đến những vùng đất mới lạ để khám phá những điều mới

lạ, đó chính là cái đích hướng đến của họ trong các chuyến du lịch Khách du lịch phải

là người có ý thức tôn trọng môi trường và các nền văn hóa bản địa Khách du lịch khi tham gia du lịch homestay bên cạnh việc tuân thủ luật pháp thì họ còn phải tôn trọng các tập tục của nơi đến Những thói quen sinh hoạt nếu khác biệt hoặc mâu thuẫn với nơi đến thì phải có sự chấp thuận của chủ nhà Nếu có những cấm kỵ thì chủ nhà sẽ giải thích, hướng dẫn cho khách du lịch để tránh những hiểu lầm đáng tiếc về sau

Trang 28

2.1.7 Kinh nghiệm phát triển du lịch homestay của một số quốc gia và khu vực 2.1.7.1 Kinh nghiệm phát triển du lịch homestsay của vùng Wallonie - Bỉ

Vùng Wallonie - Bỉ là một trong những vùng tổ chức du lịch homestay nổi tiếng ở châu Âu Từ lý do đó, Tổng cục Du lịch Việt Nam đã hợp tác cùng Tổng cục

Du lịch vùng Wallonie - Bỉ tổ chức mô hình du lịch homestay thí điểm tại Huế từ năm

2004 - 2006 Vì vậy, kinh nghiệm phát triển du lịch homestay của vùng là những cơ sở hữu ích để Việt Nam tìm hiểu và học hỏi Những kinh nghiệm đó thể hiện ở các mặt:

- Chính sách quản lý phù hợp

- Quy hoạch du lịch homestay cụ thể

- Phân loại cơ sở lưu trú rõ ràng

- Đào tạo nguồn nhân lực chuyên sâu

2.1.7.2 Kinh nghiệm phát triển du lịch homestay của Malaysia

Malaysia là đất nước nằm ở khu vực Đông Nam Á có những điều kiện phát triển du lịch homestay tương đồng với Việt Nam Malaysia đang là một điểm đến của

du lịch homestay trong khu vực Những chính sách và phương thức tổ chức du lịch homestay của Malaysia sẽ là kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình phát triển Một số kinh nghiệm của Malaysia mà chúng ta cần học hỏi là:

- Chính sách quản lý

- Cơ sở lưu trú

- Hoạt động quảng bá sản phẩm du lịch homestay

- Đào tạo nguồn nhân lực tập trung

2.1.8 Một số điểm du lịch homesta nổi tiếng tr n thế giới

 Dãy Himalayas

Nằm chênh vênh trên cao gần biên giới Tây Tạng, thung lũng Spiti của Ấn Độ

lô nhô với những tu viện bên sườn núi Nhà trọ ở đây là những phòng đơn nằm trong những ngôi nhà hai tầng bằng bùn và gạch Du khách có thể được thưởng thức một thực đơn độc đáo với bánh mì, chapatis (bánh mì dẹt) và momos - bánh bột mì hình cầu có thịt dê hoặc thịt cừu băm nhỏ Thức ăn được phục vụ cùng với trà

Trang 29

Du khách có thể tham gia một tour đi bộ thú vị, được học nấu ăn và đi săn bò Tây Tạng Cơ sở Mahindra Homestays có phòng cho thuê, một HDV người địa phương và phục vụ tất cả các bữa ăn

Hai vị chủ nhà này đã được khen ngợi hết lời trong các giải thưởng của tổ chức

du lịch Responsible Tourism gần đây Họ sẽ cho bạn làm quen với cuộc sống ở Isaan,

từ việc đi mua sắm ở chợ đến ăn bữa trưa tại cánh đồng lúa

 Grenada

Grenada là một quốc gia ở vùng Caribe, nơi đây không chỉ có các bãi biển xinh đẹp mà còn có những con đường đi bộ dài trong những rừng mưa nhiệt đới, nhà máy sản xuất rượu ruhm và những bữa tiệc trên đường phố Ở đây có hàng chục cơ sở homestay cho du khách lựa chọn, từ các căn hộ ở thủ đô St George’s đến phòng trọ ở gần bãi biển Grand Anse

Du khách sẽ được thưởng thức những món ăn nấu theo phương pháp bản địa, có thể bao gồm dầu, món hầm với dừa, mì và thịt lợn hoặc cá chó nhồi với vôi và các gia

Trang 30

vị địa phương Đặc biệt là tất cả các món, thậm chí cả cocktail đều có hạt nhục đậu khấu và quế, chính vì vậy mà nơi đây được gọi là “hòn đảo gia vị”

 Guatemala

Thành phố Antigua của Guatemala - điểm di sản văn hóa thế giới UNESCO có các con đường rải sỏi, các quán cà phê vỉa hè và quán bar Salsa, đằng sau là những núi lửa đang âm ỉ Có rất nhiều lựa chọn homestay, hầu hết đều là cơ sở của các gia đình

đa thế hệ trong những ngôi nhà kiểu thuộc địa

Du khách có thể tham gia vào các hoạt động trong nhà, từ việc đi mua sắm đến giặt giũ và trong thực đơn bạn sẽ thấy món frijoles (đậu đen rán), buñue-los (món rán

từ bột nhão) và picado de rabano, một loại salad củ cải nhiều gia vị Ngoài ra, còn có chuyến thăm di sản thế giới - thành phố đổ nát Tikal của người Maya và thăm hồ Atitlan Một tuần lưu trú du khách được phục vụ đầy đủ các dịch vụ, bao gồm năm ngày học tiếng Tây Ban Nha (bốn tiếng/ngày)

xe ôtô 4WD Du khách cũng có thể đi các tour tới những khu vực thổ dân gần đó Fargher sẽ là HDV riêng của bạn

 Miền Nam Ấn Độ

Dịch vụ lưu trú gia đình thường được bao gồm trong một hành trình du lịch xuyên tỉnh Kerala, nơi đi tiên phong trong loại hình du lịch homestay ở Ấn Độ, với những bãi biển nguyên sơ và những con đường thủy đẹp một cách bí hiểm Có rất nhiều lựa chọn, chẳng hạn như du khách có thể lưu trú ở Olavipe Homestay (gần thành phố Cochin), một trang trại do gia đình Thar-akan làm chủ từ 13 đời nay và gần đây

Trang 31

Du khách cũng có thể đi săn ở công viên quốc gia Periyar, đi thăm các đồn điền trồng nghệ, vani và cao su

Các hoạt động có thể bao gồm như đi thăm di sản Varikatt, một biệt thự mang phong cách phương Đông ở thành phố Trivan-drum, và hai đồn điền gia vị anjirapally Estate và Vanilla County Sau cùng, du khách được học về nghệ thuật nấu

ăn Các món ăn ở khắp mọi nơi đều đặc biệt, du khách sẽ được nếm món cá và tôm từ sông lạch ở cơ sở Olavipe rồi ăn càri dứa, dhal (một món đậu) và gạo mịn ở đồn điền Vanilla County

2.1.9 Khái quát về du lịch homestay ở Việt Nam

2.1.9.1 Quá trình hình thành và phát triển của du lịch homestay ở Việt Nam

Người Việt Nam biết đến hình thức homestay qua hành trình thường niên của con tàu Thanh niên Đông Nam Á (SSEAYP), cập cảng lần đầu tiên ở thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1995 Tuy nhiên, sự hình thành của du lịch homestay ở Việt Nam không phải xuất phát từ ý tưởng của các công ty lữ hành mà từ nhu cầu và sự thâm nhập của những khách du lịch “Tây ba lô” Nhiều khách du lịch khi đến Việt Nam đã nhờ môi giới, HDV hoặc tự liên hệ để được nghỉ homestay ở những gia đình người Việt thân thiện với mục đích tìm hiểu, khám phá những nét văn hóa bản địa

Những công ty lữ hành như Saigontourist, Handspan Adventure Travel… nhận thấy đây là một loại hình du lịch mới hứa hẹn những sản phẩm du lịch thú vị, hấp dẫn khách du lịch nên họ bắt tay vào việc thiết kế, xây dựng, quảng bá, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch homestay

Du lịch homestay đã bước đầu phát triển ở một số nơi như: Sa Pa, Mai Châu,

Ba Bể, Hội An, Huế, Sài Gòn, đồng bằng sông Cửu Long… Như vậy, du lịch homestay đã được triển khai tại các địa bàn ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam và cả đô thị, nông thôn, đồng bằng, miền núi…

Trang 32

2.1.9.2 Điều kiện phát triển du lịch homestay ở Việt Nam

Bảng 2.4 Bảng phân tích SWOT đối với du lịch homestay ở Việt Nam

Chính sách mở cửa, hội nhập tạo điều kiện cho du lịch phát triển

Sự cạnh tranh của các nước trong khu vực

Xu hướng phát triển

du lịch homestay tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương

Tác động về

trường, kinh

tế, văn hóa, xã hội của du lịch homestay tới địa phương

bổ trợ chưa phong phú, hoạt động xúc tiến còn thiếu chuyên nghiệp

Tổ chức Du lịch thế giới đang tập trung triển khai dự án phát triển du lịch gắn với xoá đói giảm nghèo tại Việt Nam

du lịch homestay

Là loại hình du lịch mới nên có sức hấp dẫn đối với khách du lịch

Trang 33

xa còn hạn chế

Nhiều hộ dân quan tâm đầu tư phát triển loại hình du lịch homestay

(Nguồn: [3, tr.91])

Để phát triển du lịch homestay, Việt Nam có một số điểm mạnh đó là sự thuận lợi về cơ chế chính sách, điều kiện phát triển du lịch homestay khá phong phú với những giá trị văn hóa bản địa đặc sắc Việt Nam lại là điểm đến an toàn trong khu vực, tạo nên một hình ảnh du lịch hấp dẫn đối với khách du lịch Khả năng huy động vốn cho du lịch homestay ở cả tầm vĩ mô và vi mô đều tăng Công tác xúc tiến quảng bá được chú trọng đầu tư Nguồn nhân lực có phẩm chất hiếu khách, chất phác

Bên cạnh những điểm mạnh, du lịch homestay ở Việt Nam cũng có những điểm yếu cần phải khắc phục Khuôn khổ pháp lý riêng nhằm hỗ trợ phát triển du lịch homestay chưa hoàn chỉnh Đầu tư của nhà nước vào du lịch homestay còn nhỏ giọt, chưa có cơ chế chính sách nhằm khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư Hệ thống quản

lý còn lỏng lẻo, chưa có cơ chế phân chia lợi ích rõ ràng, chưa có Hiệp hội riêng cho

du lịch homestay Bên cạnh đó, sản phẩm du lịch homestay còn đơn điệu, các hoạt động bổ trợ chưa phong phú Hoạt động xúc tiến còn thiếu chuyên nghiệp Vấn đề đào tạo nhân lực còn thiếu và yếu, đặc biệt là ngoại ngữ Trình độ dân trí ở vùng sâu, vùng

xa, những địa phương có tiềm năng phát triển du lịch homestay còn nhiều hạn chế

Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển du lịch homestay Chính sách mở cửa và hội nhập của nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch nói chung và du lịch homestay nói riêng phát triển Xu hướng phát triển du lịch homestay tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương là cơ hội để du lịch homestay Việt Nam khẳng định và phát huy thế mạnh của mình Là loại hình du lịch mới nên du lịch homestay có sức hấp dẫn đối với đông đảo khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế Vì vậy, nhu cầu của du khách về loại hình du lịch này ngày càng tăng Bên cạnh đó, Tổ chức Du lịch thế giới đang tập trung triển khai dự án phát triển du lịch gắn

Trang 34

với xóa đói giảm nghèo ở một số địa phương như Huế, Sa Pa… Tại một số địa phương

có tiềm năng phát triển du lịch homestay, nhiều hộ dân đã chủ động đầu tư kinh doanh loại hình du lịch này

Tuy nhiên, du lịch homestay ở Việt Nam cũng gặp phải một số thách thức như

sự cạnh tranh mạnh mẽ của các nước trong khu vực và một số tác động của du lịch homestay đối với địa phương về môi trường, kinh tế, xã hội, văn hóa

2.1.9.3 Một số điểm du lịch homesta nổi tiếng ở Việt Nam

 Hà Giang

Khí hậu bốn mùa không phải là tất cả, nhưng để có một trải nghiệm thực tế trọn vẹn về đời sống của người dân tộc, du khách hãy đến ở một vài ngày cùng đồng bào dân tộc Tày ở Hà Giang, một tỉnh thuộc vùng đông bắc Việt Nam

Những người chủ nhà dễ mến sẽ lôi cuốn bạn hòa mình vào cuộc sống bản làng, như đi bộ và đạp xe qua những nương lúa bậc thang và vườn chè và có thể nghỉ chân ở những bản dân tộc gần đó như Dao đỏ,

 Mai Châu – Hòa Bình

Mai Châu thuộc tỉnh Hòa Bình ở phía Bắc, cách Hà Nội khoảng 135 km và cách Hòa Bình khoảng 60 km Từ đỉnh núi Cun, bạn có thể nhìn toàn cảnh Mai Châu được bao phủ bởi những thung lũng xanh ngắt và những ngôi nhà sàn của người dân tộc thiểu số mờ ảo trong sương mù Nhà sàn của người dân tộc thiểu số khá rộng, mái nhà lợp bằng cây cọ, sàn nhà làm bằng gỗ tre bóng láng Điều thú vị là bạn sẽ được bố trí ở vào một trong số các ngôi nhà đó Ở Mai Châu, bạn còn có thể thực hiện những tour đi bộ vòng quanh làng, giao lưu với các dân tộc thiểu số qua các lễ hội bằng những điệu nhảy truyền thống và âm nhạc cồng chiêng

Đến Mai Châu bạn sẽ được thỏa sức tham quan và mua sắm tại khu chợ người Mường với hàng chục lán tre nứa lợp tranh Chợ họp từ tờ mờ sáng, đến chiều tà thì tan Chợ bán đủ loại thực phẩm - chữa bệnh như như rau dớn, rau sắn nấu ăn giải nhiệt, nghệ đen ăn kèm mật ong chữa bệnh đau dạ dày, dứa dại làm thuốc chữa sỏi thận Rồi cam rừng, măng, bí, chuối giá rất rẻ, lại có ngô luộc nóng, cơm lam Chợ còn bán cả bò con, bò mẹ dùng làm sức kéo Ngoài ra người chơi phong lan, địa lan, tóc tiên hay tìm đến đây bởi những giò lan rừng đúng hiệu…

Trang 35

 Sa Pa

Tại thôn nhỏ Tả Van Giáy nằm lưng chừng thung lũng Mường Hoa, với 40 hộ dân thì tất cả đều lấy nhà mình “làm du lịch”, theo mô hình “homestay” (khách nghỉ lại qua đêm, ăn uống, thưởng thức các đặc sản văn hoá địa phương…) Những ngôi nhà ở đây là kiểu nhà truyền thống của dân tộc Giáy, trước đây gia đình sinh sống nhưng khi khách có nhu cầu thì gia đình đón họ vào ăn ở cùng

Ở Sapa mô hình Homestay còn hấp dẫn khách du lịch hơn bởi những ngôi nhà làm bằng gỗ pơ mu quý hiếm mọc lên giữa núi rừng hay khung cảnh bình yên của

thung lũng Mường Hoa thơ mộng và đại ngàn Hoàng Liên xanh thẳm

Ngoài món ăn thôn bản mà du khách được thưởng thức, ban đêm chủ nhà cũng

tổ chức đốt lửa, thực hiện các màn múa quạt, nhảy sạp, thổi kèn phục vụ du khách hi đến đây du khách sẽ được khám phá phong tục văn hoá, hoà mình vào cuộc sống cộng đồng, được tắm lá thuốc, thưởng thức ẩm thực truyền thống của người bản địa

 Tam Bình – Vĩnh Long

Nằm cách TP.HCM khoảng 130 km, tại ấp Tường Lẽ, xã Tường Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long phát triển loại hình du lịch homestay rất thành công Nếu đến vào ban ngày, bạn sẽ được chủ nhà mang ghe ra đón và tận hưởng cảm giác lang thang sông nước dưới ánh hoàng hôn, hai bên bờ cây cối xanh mượt, lãng đãng dưới những gầm cầu dừa lắc lẻo, nghe tiếng hò của người lái đò đi ngược trên sông, hoặc có thể chọn cách chạy xe máy dọc sông trên con đường nhỏ để đến nhà hi đến nơi du khách sẽ cảm nhận được không khí như đang trở về nhà của chính mình sau bao nhiêu năm xa cách, tất cả mọi người trong nhà điều ra đón khách như những người thân trong gia đình sau bao ngày không gặp

Đến đây, bạn có thể bắt đom đóm làm đèn buổi tối, xắn quần xắn áo xuống tát mương bắt cá, xiên lươn hoặc đi làm vườn Vườn cây trái vào mùa rất phong phú cho

du khách lựa chọn, có dừa nước, bưởi ngọt, mít na, chuối tiêu, ổi, lựu… và đặc biệt là cam sành Tam Bình nổi tiếng

Cách Tam Bình 13 km về phía Nam có chợ nổi Trà Ôn đang vội vã vào phiên Chợ nổi Trà Ôn họp phía bên kia của dòng sông, dễ đến hàng trăm con đò, ghe lớn, ghe bé, vỏ lãi, tàu thuyền qua lại nườm nượp trên sông Sản vật chủ yếu ở chợ nổi là

trái cây, có dừa xiêm, chuối tiêu, ổi, dứa, mít, na, bưởi, cóc, cam sành…

Trang 36

2.2 TỔNG QUAN VỀ ẤP THẠNH HẢI, HUYỆN BA TRI, TỈNH BẾN TRE 2.2.1 h i qu t về tỉnh ến Tre

Bến Tre là một trong 13 tỉnh của đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích tự nhiên là: 2.315 km2, được hình thành bởi cù lao An Hoá, cù lao Bảo, cù lao Minh và

do phù sa của 4 nhánh sông Cửu Long bồi tụ mà thành (gồm sông Tiền dài 83 km, sông Ba Lai 59 km, sông Hàm Luông 71 km, sông Cổ Chiên 82 km)

Bến Tre có 8 huyện (Ba Tri, Bình Đại, Châu Thành, Chợ Lách, Giồng Trôm,

Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam, Thạnh Phú) và 1 thành phố là Thành phố Bến Tre Điểm cực bắc của Bến Tre nằm trên vĩ độ 9048' bắc, điểm cực nam nằm trên vĩ độ 10020' bắc, điểm cực đông nằm trên kinh độ 106048' đông, điểm cực tây nằm trên kinh độ

105057' đông

Khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, các tháng còn lại

là mùa khô Nhiệt độ trung bình năm từ 26 - 27oC Lượng mưa trung bình năm từ

1.250 - 1.500 mm

Địa hình của Bến Tre bằng phẳng, rải rác những giồng cát xen kẽ với ruộng vườn, không có rừng cây lớn, chỉ có một số rừng chồi và những dải rừng ngập mặn ở ven biển và các cửa sông

Từ Bến Tre, tàu bè có thể đến TP.HCM và các tỉnh miền Tây Ngược lại, tàu bè

từ TP.HCM về các tỉnh miền Tây đều phải qua Bến Tre Song song với giao thông

thủy, ở Bến Tre, hệ thống giao thông đường bộ cũng có một vị trí rất đặc biệt

2.2.2 h i qu t về hu ện a Tri

Nằm ở phía Đông cù lao Bảo, phía Bắc và Đông Bắc Ba Tri giáp với huyện Bình Đại, có chung ranh giới con sông Ba Lai, phía Nam giáp huyện Thạnh Phú, có chung ranh giới con sông Hàm Luông, phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông (với chiều dài bờ biển gần 10 km), phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Giồng Trôm

Là huyện ven biển có cửa sông lớn Hàm Luông, Ba Tri có mối quan hệ giao lưu buôn bán với bên ngoài khá sớm Chính đó cũng là điều kiện để con người ở đây có thể tiếp nhận những kinh nghiệm sản xuất, tổ chức đời sống cùng những phong trào chính trị, văn hóa từ những nơi khác đưa lại Cho nên không phải ngẫu nhiên mà hơn một trăm năm trước, Nguyễn Đình Chiểu đã chọn nơi này để “tị địa”, dạy học, bốc

Trang 37

thuốc chữa bệnh cho dân, sáng tác văn thơ kháng Pháp và làm điểm hẹn gặp gỡ của những bạn bè yêu nước trong điều kiện đôi mắt bị mù lòa

Về phương diện văn hóa, Ba Tri cũng là nơi có một trữ lượng ca dao, dân ca phong phú, từ hò, lý, vè, nói thơ, hát bội đến điệu hát sắc bùa còn lưu giữ được ở xã Phú Lễ Những cuộc khảo sát điền dã của Viện Khoa học xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh còn cho biết thêm Ba Tri có một trữ lượng sách Hán Nôm đáng kể nằm rải rác trong dân, mặc dù đã trải qua hai cuộc chiến tranh tàn phá khốc liệt Những nhân vật tiêu biểu như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Thanh Giản - người tiến sĩ đầu tiên của đất Gia Định, Sương Nguyệt Anh - người phụ nữ Việt Nam đầu tiên làm chủ bút một tờ báo(tờ Nữ giới chung) không chỉ là những gương mặt văn hóa của địa phương mà là chung cho cả nước Có lẽ cũng cần nhắc đến một gương mặt văn hóa khác tuy không phải là dân Ba Tri, nhưng đã được đông đảo sĩ phu Nam ỳ kính trọng, đó là vị túc nho, người thầy giáo nổi tiếng Võ Trường Toản, mà hài cốt đã được các học trò của ông di dời về đất Bảo Thạnh, trong phong trào “tị địa”, lúc ấy (1862) vẫn còn là vùng

tự do

Đất đai Ba Tri chủ yếu là ruộng và giồng, không có vườn tược trù phú như các huyện phía tây Ngoài nghề trồng lúa và nghề làm giồng, làm muối, đánh bắt hải sản, nhân dân ở đây, trước năm 1945, còn có nghề ươm tơ, dệt lụa Lụa Ba Tri đã từng nổi tiếng trên thị trường Nam Kỳ Do chiến tranh, nghề này đã bị mai một dần và cho đến nay chưa đủ điều kiện để phục hồi

Thế mạnh thứ hai của Ba Tri là thủy sản Nếu năm 1976, toàn huyện chỉ có 300 tàu thuyền, phần lớn là loại nhỏ chỉ đánh bắt ven bờ, thì đến năm 2000, có 1.074 chiếc, với công suất 50.825 CV, trong đó có 115 chiếc có công suất từ 90 CV trở lên, có thể đánh bắt xa bờ Nếu những năm đầu sau giải phóng đạt trên dưới 3.000 tấn/năm, thì đến năm 2000, tổng sản lượng hải sản đánh bắt đạt 22.300 tấn, tăng hơn 7 lần

Trước đây hầu như trong huyện không có tập quán nuôi trồng thủy, hải sản, thì nay có 1.873 ha nuôi tôm cá và 872 ha nuôi nghêu sò Sản lượng thu: 300 tấn tôm, 1.608 tấn cá và 28.400 tấn nghêu sò mỗi năm Sản lượng muối năm 1999 đạt 32.000 tấn Thu nhập bình quân đầu người năm 1999 là 3.731.000 đồng Số hộ nghèo trong huyện là 6.280, chiếm 15,22% số hộ trong huyện

Trang 38

Về giao thông, tổng chiều dài đường bộ là 174 km (không kể đường xóm ấp) Ô-tô có thể đến trung tâm 23/23 xã trong huyện

Điện lưới quốc gia phủ khắp 23/23 xã, thị trấn, có 25.918 hộ sử dụng điện, chiếm 65,27% số hộ trong huyện Tổng số máy điện thoại trong huyện là 2.726 máy, bình quân 100 người dân có 1,41 máy điện thoại

Về y tế, huyện có một bệnh viện với 70 giường, các tuyến xã và khu vực có 130 giường; có 29 bác sĩ, 90 y sĩ, 6 dược sĩ và 46 điều dưỡng viên trung cấp; bình quân 1,5 bác sĩ trên 1 vạn dân

Một số điểm du lịch trong Huyện: Đình Phú Lễ, mộ Nguyễn Đình Chiểu, Võ Trường Toản, Phan Thanh Giãn, sân chim Vàm Hồ, Lạc Địa, Cồn Nhàn, Cồn Hố…

2.2.3 h i qu t về ảo Thuận

Bảo Thuận là 1 trong 4 xã biên giới biển của huyện Ba Tri nằm về hướng đông, cách trung tâm thị trấn Ba Tri 12 km Phía Bắc giáp xã Bảo Thạnh, phía Nam giáp xã Tân Thủy, phía Tây giáp xã Phú Ngãi và Vĩnh Hòa, phía Đông giáp biển đông

Diện tích đất tự nhiên toàn xã là 3240 ha, trong đó: Nuôi trồng thủy sản 1696,97 ha; trồng lúa 300 ha; diêm nghiệp 189 ha; trồng màu 120 ha; trồng cây lâu năm 300,65 ha; lâm nghiệp 536,73 ha; đất ở 49,40 ha; đất mục đích sử dụng công cộng 11,93 ha; đất nghĩa địa 6,12 ha; đất rồng cỏ 10 ha và đất khác 19,2 ha

Địa hình tương đối bằng phẳng, có xu hướng thấp dần từ phía Tây Bắc xuống Đông, có độ cao 0,75 đến 1m Địa hình tự nhiên chia thành 3 vùng chính : Vùng trũng ven biển và dọc theo sông Ba Lai là đất mặn thích hợp làm muối và nuôi trồng thủy sản; Vùng có địa hình cao trung bình được phân bố dọc theo chiều dài của xã, vùng này ít nhiễm mặn nhưng bị nhiễm phèn, được cải tạo nên thích hợp cho trồng lúa; Vùng có địa hình tương đối cao là đất giồng cát là nơi tập trung dân cư thích hợp cho trồng màu và cây ăn trái

Là khu vực nhiệt đới gió mùa, lượng mưa trung bình hằng năm 1.371,5 mm, tập trung vào tháng 5 đến tháng 11, độ ẩm trung bình khoảng 79%, khí hậu trong năm chia thành 2 mùa rõ rệt ( mùa mưa và mùa khô ) Nguồn nước chủ yếu được khai thác từ sông ngòi, ao, hồ và từ sông Ba Lai, sông Hàm Luông, kênh rạch trong nội đồng

Toàn xã có 02 tôn giáo (Cao Đài và Phật giáo với 217 tín đồ), 2 miếu, 1 Đình

Trang 39

Quốc phòng được đảm bảo, được công nhận vững mạnh nhiều năm liền, an ninh được đảm bảo nhiều năm liền không xảy ra trọng án

2.2.4 h i qu t về ấp Thạnh Hải

Ấp Thạnh Hải thuộc ấp vùng ven, nằm về hướng Đông xã Bảo Thuận, diện tích đất tự nhiên 1060ha Thạnh Hải xưa là một cồn đất nổi lên giữa biển, đến năm 2004 quyết định thành lập và lấy tên là Thạnh Hải hi chưa thành lập người dân ở các ấp khác xã Bảo Thuận (Thạnh Ninh, Thạnh khương) ra sinh sống và canh tác Khi thành lập ấp họ bắt đầu chuyển hộ khẩu về Thạnh Hải

Ấp có 96 hộ, với 382 nhân khẩu được chia làm 7 tổ nhân dân tự quản, mỗi tổ có

từ 9 đến 25 hộ Có 15 hộ có nhà kiên cố tỷ lệ 15,63%, nhà bán kiên cố 40 hộ tỷ lệ 41,67%, nhà trung bình 41 hộ tỷ lệ 42,71%, không còn nhà tạm bợ, dột nát

Cơ sở hạ tầng: ấp có 7,480m đường liên ấp, trong đó có 3000m đường được trãi

đá, tỷ lệ 40% Hiện tại xã đang nâng cấp các tuyến đường giao thông trong ấp nhằm phụ vụ nhu cầu cho người dân địa phương và khách du lịch

Hình 2.1 Bản đồ Thạnh Hải – Bảo Thuận – Ba Tri – Bến Tre

Trang 40

Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 THU THẬP VÀ XỬ LÝ DỮ LIỆU THỨ CẤP

Thu thập các thông tin, dữ liệu cơ bản từ các nguồn nghiên cứu chính thống trước đó về loại hình du lịch homestay trên thế giới và Việt Nam Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, … Những thông tin này được thu thập từ năm 2005 đến hết tháng 7/2011 và là dữ liệu phục vụ cho việc tổng hợp chương 2 và là tiền đề để viết chương 4

Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn:

- Sách, giáo trình

- Công trình khoa học như báo cáo, luận văn…

- Báo cáo của chính quyền địa phương và cơ quan quản lý nhà nước ở xã Bảo

Thuận, huyện Ba Tri

- Các thông tin, bài báo trên internet

Ngày đăng: 11/06/2018, 16:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Thị Hiền Thanh, 2008. Luận văn Thạc sĩ ngành Du lịch học – Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch homestay ở Sa Pa (Lào Cai). Trường Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học quốc gia Hà Nội, 169 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch homestay ở Sa Pa (Lào Cai)
3. Tổng cục Du lịch, 2006. Nghiên cứu vận dụng kinh nghiệm của nước ngoài trong việc quản lý phát triển loại hình lưu trú cho khách du lịch ở nhà dân, Đề tài nghiên cứu cấp bộ, trang 10, 19 - 20 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng cục Du lịch, 2006. "Nghiên cứu vận dụng kinh nghiệm của nước ngoài trong việc quản lý phát triển loại hình lưu trú cho khách du lịch ở nhà dân, Đề tài nghiên cứu cấp bộ
4. Ủy ban nhân dân xã Bảo Thuận, 2010. Báo cáo đánh giá tình hình thực trạng nông thôn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ủy ban nhân dân xã Bảo Thuận, 2010
5. Ủy ban nhân dân xã Bảo Thuận, 2010. Báo cáo kết quả nâng cao chất lượng ấp văn hóa Thạnh Hải năm 2010.TÀI LIỆU INTERNET Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ủy ban nhân dân xã Bảo Thuận, 2010."Báo cáo kết quả nâng cao chất lượng ấp văn hóa Thạnh Hải năm 2010
8. Theo tạp chí du lịch giải trí, 2010. Mới lạ homestay. Truy cập ngày 10 tháng 03 năm 2011.<http://dulichgiaitri.com.vn/chitiettin/moi-la-homestay-519.html &gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mới lạ homestay
9. Theo Tổng cục du lịch Việt Nam. Sân chim Vàm Hồ. Truy cập ngày 05 tháng 02 năm 2011.<http://www.web-du-lich.com/dich-vu/news_san-chim-vam-ho_10_128_1126.html&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sân chim Vàm Hồ
10. Theo Tuổi trẻ, 2006. Du lịch kiểu homestay. Truy cập ngày 10 tháng 03 năm 2011.<http://vietbao.vn/Du-lich/Du-lich-kieu-homestay/40150426/254/ &gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch kiểu homestay
11. Theo Tuổi trẻ/Times Online, 2008. 8 điểm du lịch homestay tốt nhất thế giới. Truy cập ngày 10 tháng 03 năm 2011.<http://giadinh.net.vn/20081226015957755p0c1023/8-diem-du-lich-homestay-tot-nhat-the-gioi.htm&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: 8 điểm du lịch homestay tốt nhất thế giới
12. Theo lenduong.vn, 2008. Du lịch Homestay ở bản Lác – Mai Châu. Truy cập ngày 10 tháng 03 năm 2011<http://www.travelatvietnam.com/forum/showthread.php?t=741 &gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch Homestay ở bản Lác – Mai Châu
13. Thủy Trần, 2006. Du lịch Homestay: Ấn tượng Tam Bình. Truy cập ngày 10 tháng 03 năm 2011.<http://dulich.tuoitre.vn/Index.aspx?ArticleID=175245&ChannelID=219 &gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch Homestay: Ấn tượng Tam Bình
14. Ủy ban nhân dân tỉnh bến tre – Trang thông tin kinh tế xã hội. Di tích nghệ thuật Đình Phú Lễ. Truy cập ngày 05 tháng 02 năm 2011.<http://www.bentre.gov.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=444&Itemid=47&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di tích nghệ thuật Đình Phú Lễ
15. Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre - Trang thông tin kinh tế xã hội, 2011. Giới thiệu chung tỉnh Bến Tre. Truy cập ngày 05 tháng 02 năm 2011.<http://www.bentre.gov.vn/index.php?option=com_content&task=section&id=6&Itemid=46 &gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giới thiệu chung tỉnh Bến Tre
16. Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre - Trang thông tin kinh tế xã hội, 2011. Huyện Ba Tri. Truy cập ngày 05 tháng 02 năm 2011.<http://www.bentre.gov.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=35&Itemid=35&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Huyện Ba Tri
17. Vietbao (Theo: queviet.pl), 2009. Về Bến Tre thăm quê hương cụ Đồ Chiểu. Truy cập ngày 05 tháng 02 năm 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về Bến Tre thăm quê hương cụ Đồ Chiểu
2. Phòng Văn hóa thông tin hu ện Ba Tri, 2010. Các điểm di tích và du lịch trong Huyện Ba Tri Khác
6. Du lịch Việt Nam – wikipedia. Truy cập ngày 05 tháng 02 năm 2011. <http://vi.wikipedia.org/wiki/Du_l%E1%BB%8Bch_Vi%E1%BB%87t_Nam &gt Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w