Giải pháp quản lý sử dụng thuốc BVTV trên đồng ruộng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật tới hệ sinh thái nông nghiệp và sức khỏe cộng đồng tại huyện thường tín, hà nội và đề xuất giải pháp giảm thiểu (Trang 68)

- Tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho nông dân về sử dụng thuốc BVTV khi phòng trừ dich hại bảo vệ cây trồng cần phải đảm bảo nguyên tắc 4 đúng:

+ Chọn thuốc BVTV đúng với từng loại sâu bệnh; + Chọn thời gian phun thuốc hợp lý;

+ Pha, phun thuốc đúng nồng độ, liều lƣợng, thuốc phun phải tơi, bám đều trên mặt lá và các bộ phận khác của cây trồng;

+ Đảm bảo thời gian cách ly (tính từ lần phun cuối cùng đến khi thu hái sản phẩm) đối với từng loại thuốc BVTV. Thời gian thu hái sản phẩm là yếu tố quan trọng để đảm bảo dƣ lƣợng thuốc BVTV trong nông sản thấp hơn dƣ lƣợng tối đa cho phép.

- Hƣớng dẫn nông dân không sử dụng thuốc BVTV cấm, thuốc BVTV ngoài danh mục, thuốc BVTV kém chất lƣợng, thuốc BVTV quá hạn sử dụng…để phun cho cây trồng. Chú trọng hƣớng dẫn bà con nông dân sử dụng các loại thuốc sinh học, thảo mộc, thuốc BVTV thế hệ mới ít độc, phân giải nhanh.

- Thực hiện rộng rãi các mô hình, điểm trình diễn về quản lý sử dụng thuốc BVTV, chƣơng trình quản lý dịch hại tổng hợp trên cây rau nhằm mục đích hạn chế sử dụng thuốc BVTV, sử dụng thuốc BVTV đúng kỹ thuật, không để dƣ lƣợng thuốc BVTV trong nông sản vƣợt quá dƣ lƣợng tối đa cho phép, từ những kết quả đạt đƣợc nhân ra diện rộng để nông dân tự giác áp dụng thực hiện trên thửa ruộng của họ.

- Tập huấn, hƣớng dẫn nông dân đa dạng hoá các biện pháp canh tác nhƣ luân canh hợp lý, xen canh đa dạng nhiều loại cây trồng khác họ trên cánh đồng nhằm hạn chế sự tích luỹ, phát sinh của dịch hại. Mở rộng mô hình trồng cây trong nhà lƣới toàn phần hoặc che lƣới trong giai đoạn cuối (giai đoạn thu sản phẩm) để ngăn chặn sự phát sinh gây hại của dịch hại, nhƣ vậy sẽ hạn chế dƣợc việc sử dụng thuốc BVTV của nông dân ngay trên đồng ruộng.

- Thực hiện các mô hình sản xuất đi liền với tiêu thụ sản phẩm nông sản an toàn trên thị trƣờng nhằm nâng cao thu nhập của ngƣời nông dân sản xuất ra sản phẩm an toàn, trong đó có an toàn về thuốc BVTV, đi đôi với việc hoàn thiện hệ thống kiểm tra nhanh dƣ lƣợng thuốc BVTV trên thị trƣờng là biện pháp hữu hiệu trong quản lý sử dụng thuốc BVTV.

- Các địa phƣơng, các cơ quan chuyển giao kỹ thuật cho nông dân cần tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát nhằm làm giảm việc sử dụng thuốc BVTV tuỳ tiện, giảm nguy cơ dƣ lƣợng thuốc BVTV cao trong nông sản.

- Ngƣời nông dân chỉ chú trọng lâu dài đến sản xuất rau an toàn khi sản phẩm của họ đƣợc đánh giá, tin cậy và bán đƣợc với giá hợp lý. Ngƣời tiêu thụ mua nhiều rau an toàn chỉ khi họ có đủ độ tin cậy. Do vậy, nên tạo điều kiện cho việc ra đời các công ty sản xuất rau an toàn (có đội ngũ kỹ thuật tốt, có vùng trồng rau an toàn, có sự ràng buộc chặt chẽ và kiểm soát với ngƣời trồng rau, có sự giám định dƣ

lƣợng thuốc BVTV, kim loại nặng và các sinh vật gây bệnh trong sản phẩm của cơ quan nhà nƣơc có thẩm quyền…) Hiện các công ty chè đã và đang bƣớc đầu làm đƣợc việc này.

Hiện nay chƣa có một chiến lƣợc hoàn hảo đơn giản cho phép phòng trừ sâu bệnh và cỏ dại đạt hiệu quả lý tƣởng. Hóa chất BVTV hiện đang bị chỉ trích vì những nguy hiểm và hậu quả chúng gây ra đối với môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời. Hóa chất dùng trong nông nghiệp làm giảm đa dạng sinh học, mất các loài sinh vật có lợi. Việc sử dụng lặp đi lặp lại một loại thuốc đã làm xuất hiện một số loại sâu bệnh kháng thuốc, tái phát dịch bệnh, gây ô nhiễm nƣớc, làm biến đổi tính chất vật lý, hóa học của đất. Hóa chất dùng trong nông nghiệp đã làm thay đổi cấu trúc đất và địa hình, xói mòn, giảm khả năng thẩm thấu của đất, đơn giản hóa hệ sinh thái. Vì vậy, mục tiêu chiến lƣợc đúng đắn hiện nay là sử dụng hợp lý hóa chất bảo vệ thực vật bằng cách tăng cƣờng áp dụng biện pháp sinh học, biện pháp quản lý tổng hợp dịch hại cây trồng IPM, khuyến khích sử dụng phân bón hữu cơ, đẩy mạnh nghiên cứu áp dụng các biên pháp khác nhằm hƣớng tới nông nghiệp sạch bễn vững.

Trên quan điểm phát triển nông nghiệp sạch bền vững chúng ta nên áp dụng các biện sau để hạn chế ô nhiễm môi trƣờng do hóa chất dùng trong nông nghiệp sau: 1. Chỉ nên sản xuất, nhập khẩu, lƣu thông, sử dụng các hóa chất BVTV đạt hiệu quả cao nhƣng ít gây ô nhiễm và ít tồn lƣu trong môi trƣờng, ít độc hại đến các loài sinh vật có ích, ít tác hại đến sức khỏe của con ngƣời.

2. Tăng cƣờng bảo vệ tính đa dạng sinh học và phát triển các loài sinh vật có ích (thiên địch của sâu bệnh). Tăng cƣờng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM), sử dụng các sinh vật có ích.

3. Tăng cƣờng nghiên cứu, khuyến khích và sử dụng các loại hóa chất có nguồn gốc sinh học nhƣ các loại bả protein, các loại thuốc trừ sâu thảo mộc.

4. Tăng cƣờng thanh, kiểm tra khâu sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV, khâu ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới. Củng cố và nâng cao quyền lực của hệ thống thanh tra chuyên ngành về BVTV, môi trƣờng và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đặc biệt, xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm của chính quyền cấp xã, phƣờng trong quản lý, giám sát, kiểm tra việc sử dụng thuốc BVTV. Xây dựng và củng cố về tổ chức và chính sách, nội dung hoạt động của mạng lƣới dịch vụ bảo vệ thực vật - khuyến nông cơ sở.

5. Tập huấn cho ngƣời dân về kỹ thuật dùng thuốc BVTV đúng chỗ, đúng lúc, đúng liều lƣợng.

Có thể áp dụng các mô hình trong canh tác nông nghiệp bền vững nhƣ sau:

1. Mô hình IPM

IPM (Intergrated Pest Managerment): Quản lý dịch hại tổng hợp là một hệ thống điều khiển dịch hại bằng cách sử dụng hài hoà những biện pháp kỹ thuật một cách thích hợp trên cơ sở phân tích hệ sinh thái đồng ruộng một cách hợp lý để giữ cho chủng quần dịch hại luôn ở dƣới ngƣỡng gây hại kinh tế.

IPM hoạt động theo 4 nguyên tắc:

- Trồng cây khỏe: Chọn giống tốt,bón phân cân đối và chăm sóc hợp lý nhằm tạo tiền đề cho cây trồng sinh trƣởng khỏe, có khả năng cho năng suất cao và đền bù lại những mất mát (lá, thân) do sâu hại hay tác nhân khác gây ra.

- Bảo vệ, sử dụng các loài thiên địch: Thiên địch là côn trùng có ích, sử dụng nguồn thức ăn chính là sâu hại do đó có tác dụng kìm hãm mật độ sâu hại một cách đáng kể. Thiên địch đã có sẵn trong tự nhiên và đƣợc bảo vệ bằng cách không phun thuốc BVTV lên đồng ruộng.

- Thƣờng xuyên thăm đồng hàng tuần: Quan sát sự sinh trƣởng của cây trồng để có biện pháp tác động thích hợp (nƣớc, phân...) giúp cây trồng phát triển tốt. Điều tra mật độ sâu hại và thiên địch để đánh giá mức độ cân bằng của chúng nhằm giúp đề ra quyết định xử lý thích hợp.

- Nông dân trở thành chuyên gia: Chuyên gia nghĩa là tinh thông trong lĩnh vực nào đó. Huấn luyện nông dân trở thành chuyên gia tức là nông dân đã am tƣờng về canh tác lúa và quản lý tổng hợp dịch hại. Họ có khả năng ứng dụng thành công IPM trên ruộng nhà và hƣớng dẫn cho nhiều nông dân khác cùng làm theo IPM. Nguyên tắc này mang tính xã hội và tính cộng đồng.

Có 5 biện pháp cơ bản trong IPM

- Biện pháp canh tác kỹ thuật: Sử dụng thực tiễn canh tác có liên quan tới sản xuất cây trồng, hạn chế tối đa môi trƣờng sống và sinh sản của các loài dịch hại, đồng thời tạo môi trƣờng thuận lợi cho cây trồng phát triển khỏe, có sức chống dịch hại cao.

- Biện pháp sử dụng giống: Sử dụng các loại giống có khả năng chống chịu dâu bệnh đề khi dịch hại tấn công thƣờng ít hay không gây ảnh hƣởng thiệt hại về mặt kinh tế.

- Ðấu tranh sinh học và cách phòng trừ sinh học: Trong hệ sinh thái luôn cómối quan hệ dinh dƣỡng, các thành phần trong chuỗi dinh dƣỡng luôn khống chế lẫn nhau để chúng hài hòa về số lƣợng, đó là sự đấu tranh sinh học trong tự nhiên. Trong sản xuất nên lợi dụng đặc tính này để hạn chế sự can thiệp của con ngƣời.

- Biện pháp điều hòa: Tổ chức việc kiểm dịch, khử trùng nhằm ngăn chặn dịch hại.

- Biện pháp sử dụng hóa chất khi cần thiết và hợp lý: Ðây là biện pháp cuối cùng sau khi áp dụng các biện pháp trên không có hiệu quả, khi mật độ dịch hại phát triển đến ngƣỡng gây thiệt hại về kinh tế.

2. Mô hình ruộng lúa bờ hoa

Mô hình nên đƣợc áp dụng với điều kiện thuận lợi là phần lớn các bờ ruộng đều có hoa xuyến chi (Bidens bipinnata) có đặc điểm thu hút, dẫn dụ thiên địch tới cánh đồng.

Với sự thí điểm hiệu quả tại một số nơi với tên gọi mô hình “Cộng đồng sử dụng công nghệ sinh thái quản lý rầy nâu và bệnh virus trên lúa” đƣợc gọi tắt là “ruộng lúa bờ hoa” đã mang lại hiệu quả tích cực trong việc phòng chống rầy nâu, vàng lùn – lùn xoắn lá. Các loại hoa đƣợc sử dụng trên bờ ruộng là các loại hoa có màu sắc, hƣơng thơm phù hợp, có nhiều mật, dễ trồng, ít chăm sóc, trổ hoa quanh năm nhƣ: cúc gót, xuyến chi, đậu bắp…

Theo các nhà khoa học, khi trồng các loại hoa này trên ruộng lúa có tác dụng làm nơi cƣ trú cho các loài côn trùng bắt mồi. Hoa còn là nguồn thức ăn bổ sung cho các loài thiên địch trong mùa sinh sản nhƣ các loài ong ký sinh. Sau khi ăn phấn

hoa, mật hoa giàu protein, ong ký sinh sẽ tìm đến trứng và ấu trùng của rầy nâu để đẻ trứng. Sâu non của ong ký sinh sau khi nở sẽ dùng trứng hoặc ấu trùng rầy nâu làm thức ăn để lớn lên. Do vậy, đây là biện pháp kiểm soát rầy nâu ít tốn kém, mang lại hiệu quả kinh tế cao từ việc hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, bảo vệ sức khỏe con ngƣời cũng nhƣ môi trƣờng sinh thái.

Trên hầu hết các sinh cảnh đồng ruộng tại khu vực nghiên cứu đều có sự có mặt của hoa xuyến chi, với đặc thù sinh trƣởng và phát triển tốt trong điều kiện chăm sóc kém sẽ giúp mô hình có khả năng triển khai, nhân rộng tại địa phƣơng. Bên cạnh đó, trong hoạt động canh tác của nông dân cũng áp dụng một số biện pháp canh tác phòng trừ nhƣ luân canh, xen canh, bón phân hợp lý, điều chỉnh thời vụ gieo trồng và thu hoạch phù hợp, vệ sinh đồng ruộng sau thu hoạch, chọn giống chống sâu bệnh và có biện pháp kiểm dịch thực vật.

3. Mô hình VietGAP

VietGAP trồng trọt là phƣơng thức canh tác hiện đại, đảm bảo an toàn cho ngƣời trồng cũng nhƣ sản phẩm và không gây ô nhiễm môi trƣờng, tiết kiệm phân bón, thuốc BVTV. Ngoài những hiệu quả lâu dài, sản xuất theo mô hình VietGAP góp phần tự chuyển biến tích cực cả về nhận thức, tƣ tƣởng, hành động của ngƣời nông dân, giúp ngƣời nông dân hiểu đƣợc rằng trong sản xuất, kinh doanh, chất lƣợng sản phẩm mới là điều kiện tiên quyết và sống còn để duy trì và phát triển. Đồng thời, áp dụng VietGAP trồng trọt trong sản xuất còn thúc đẩy sự kết nối giữa sản xuất với thị trƣờng, từng bƣớc xây dựng thƣơng hiệu cho ngành trồng trọt, góp phần bảo vệ sức khỏe ngƣời tiêu dùng trong nƣớc.

Khu vực nghiên cứu có diện tích đất canh tác nông nghiệp tƣơng đối lớn, lại đang có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng mạnh mẽ sang hƣớng tập trung chuyên canh rau, cung cấp nông sản cho thị trƣờng Hà Nội. Vì vậy, áp dụng mô hình VietGAP tại khu vực nghiên cứu sẽ là hƣớng phát triển bền vững cho nông nghiệp nơi đây.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

1. Thƣờng Tín là một huyện ngoại thành Hà Nội đang có tốc độ phát triển kinh tế rất nhanh. Điều này đã tác động mạnh mẽ đến hệ sinh thái nông nghiệp và đa dạng sinh học nông nghiệp tại nơi đây. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu tại hai xã Hà Hồi và Thƣ Phú cho thấy hệ thực vật nơi đây khá phong phú, đã ghi nhận 244 loài thực vật bậc cao có mạnh thuộc 188 chi và 82 họ 4 ngành. Dạng sống của hệ thực vật bị biến động mạnh do tác động của con ngƣời. Nơi sống rộng nhƣng đa dạng và phong phú hơn cả là sinh cảnh vƣờn gia đình, bờ ruộng, mƣơng nội đồng và ao. Hệ động vật khá đa dạng và phân bố không đồng đều trong các bậc phân loài: tổng số loài động vật ở khu vực nghiên cứu đã ghi nhận đƣợc là 247 loài, trong đó lớp côn trùng có số loài nhiều nhất (chiếm 67,1% tổng số loài động vật) với 166 loài trong 67 họ và 10 bộ. Tiếp đó là cá chiếm 11,3% tổng số loài động vật với 28 loài phân bố trong 10 họ. Lƣỡng cƣ có 15 loài trong 5 họ (chiếm 6,1% tổng số loài). Chim có 12 loài, 7 họ chiếm 4,9% tổng số loài. Thấp nhất là lớp bò sát chỉ có 11 loài trong 6 họ, chiếm 4,5% tổng số loài động vật tại khu vực nghiên cứu.

2. Thực trạng sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật tại khu vực nghiên cứu còn nhiều bất cập. Đại bộ phần ngƣời nông dân chƣa tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lƣợng – nồng độ, đúng cách) khi sử dụng thuốc BVTV trên cây trồng. Cụ thể:

- Ngƣời nông dân vẫn sử dụng thuốc BVTV ngoài danh mục cho phép của bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để phun cho cây trồng đặc biệt là các loại thuốc trừ sâu, thuốc kích thích sinh trƣởng có nguồn gốc Trung Quốc.

- 61% ngƣời nông dân đƣợc khảo sát sử dụng thuốc BVTV quá liều lƣợng theo hƣớng dẫn đƣợc ghi trên bao bì hoặc theo chỉ dẫn của cán bộ kỹ thuật địa phƣơng.

- 87,28% ngƣời nông dân sử dụng nhiều loại thuốc BVTV (trên 2 loại) cùng một lúc để phun cho cây trồng trong một lần phun. Đồng thời ngƣời nông dân có xu hƣớng sử dụng thuốc BVTV nhiều lần trong một vụ đặc biệt là trên rau.

- Thời gian cách ly khi phun thuốc BVTV còn chƣa đƣợc đảm bảo đặc biệt là các loại rau ăn lá nhƣ rau cải, rau muống, mồng tơi, hành…hoặc nông sản có thời gian thu hoạch gối nhau nhƣ cà chua, đậu trạch, dƣa chuột…Thời gian cách ly còn phụ thuộc nhiều vào thị trƣờng.

- Ý thức của ngƣời nông dân trong việc xử lý bao bì, vỏ thuốc, dụng cụ khi sử dụng thuốc BVTV còn chƣa cao. Thói quen súc rửa dụng cụ và thải bỏ bao bì ngay tại bờ ruông, kênh mƣơng còn phổ biến gây ô nhiễm môi trƣờng, ảnh hƣởng đến sức khỏe cộng đồng.

- Các cửa hàng kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn huyện vẫn còn nhiều ngƣời không có chuyên môn, ngƣời già hết tuổi lao động vẫn tham gia kinh doanh, buôn bán thuốc BVTV.

3. Việc sử dụng thuốc BVTV đã gây nhiều tác động bất lợi đến hệ sinh thái và đa dạng sinh học nông nghiệp tại địa phƣơng. Nhiều loài động vật có ích nhƣ các loài thiên địch của dịch hại, chim, cua, cá, các loài lƣỡng cƣ dần suy giảm về số lƣợng. Nguy cơ tái bùng phát dịch hại và hình thành loài kháng thuốc tăng cao.

4. Sử dụng thuốc BVTV đã và đang gây nhiều ảnh hƣởng xấu đến sức khỏe ngƣời nông dân tại khu vực nghiên cứu:

- Ý thức tự bảo vệ sức khỏe của ngƣời nông dân còn thấp, đa số nông dân chƣa sử dụng đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động khi phun thuốc. Nhiều nông dân còn chƣa biết chọn thời tiết mát, đi giật lùi và phun xuôi chiều gió khi sử dụng thuốc BVTV.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật tới hệ sinh thái nông nghiệp và sức khỏe cộng đồng tại huyện thường tín, hà nội và đề xuất giải pháp giảm thiểu (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)