Thực trạng sử dụng thuốc BVTV tại vùng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật tới hệ sinh thái nông nghiệp và sức khỏe cộng đồng tại huyện thường tín, hà nội và đề xuất giải pháp giảm thiểu (Trang 49)

Thƣờng Tín là huyện nằm phía nam thủ đô Hà Nội với 28 xã và một thị trấn. Cơ cấu diện tích cây trồng vụ mùa năm 2014 của huyện là 6.343,618 ha trong đó diện tích trồng lúa 5.800 ha; ngô 45 ha; diện tích rau 410,14 ha và diện tích trồng hoa cây cảnh 88,478 ha. Ngoài phần lớn diện tích trồng lúa thì trên địa bàn huyện từ lâu đã hình thành các khu sản xuất rau chuyên canh phục vụ cho thị trƣờng Hà Nội nhƣ tại xã Hà Hồi, Thƣ Phú, Vân Tảo…nên việc sử dụng hóa chất BVTV với số lƣợng lớn và thƣờng xuyên đã trở nên phổ biến.

Tiến hành điều tra phỏng vấn 110 hộ nông dân thuộc hai xã Hà Hồi và Thƣ Phú tại huyện Thƣờng Tín về trực trạng sử dụng thuốc BVTV của ngƣời dân nơi đây thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

* Chủng loại thuốc BVTV đƣợc sử dụng

Theo kết quả điều tra, khi đƣợc hỏi về các loại thuốc BVTV mà gia đình thƣờng sử dụng trong sản xuất nông nghiệp thì hầu hết các hộ đều trả lời là không nhớ chính xác tên loại thuốc. Chỉ nhớ ký hiệu hoặc một vài từ trên bao bì. Khi thấy

sâu bệnh hại xuất hiện ngƣời nông dân đến gặp khuyến nông xã hoặc các cửa hàng bán thuốc BVTV, nói biểu hiện của bệnh, dựa vào đó để mua thuốc về phun hoặc phun thuốc theo kinh nghiệm, theo thói quen. Một trong những lý do làm cho ngƣời nông dân khó nhớ tên thuốc đó là do thuốc bảo vệ thực vật có quá nhiều chủng loại, nhiều nguồn gốc và tên thƣơng mại đều là tên nƣớc ngoài và trình độ nhận thức của nông dân về thuốc BVTV còn nhiều hạn chế.

Tại khu vực nghiên cứu hiện có 48 tên thƣơng phẩm thuốc BVTV đƣợc nông dân sử dụng phổ biến. Các loại thuốc BVTV đƣợc sử dụng nhiều nhƣ Damycine 5 WP, Nimaxon 20 SL, Bestox 5 EC, Sunset 300WG…để trừ các đối tƣợng sâu bệnh và cỏ trên cây lúa và hoa màu. Trong 48 loại thuốc BVTV đƣợc sử dụng phổ biến tại khu vực nghiên cứu vẫn còn một số loại không nằm trong danh mục thuốc BVTV đƣợc phép sử dụng tại Việt Nam. Các loại này chủ yếu có nguồn gốc từ Trung Quốc nhƣ “Mã lục”. Đây là loại thuốc có độ độc cao (độ độc cấp I) đƣợc ngƣời dân sử dụng để trừ sâu trên rau.

Ngoài ra trên địa bàn nghiên cứu còn sử dụng một số loại thuốc kích thích sinh trƣởng, kích thích đậu quả trên cây ngô, đậu và rau xanh. Một số loại kích thích sinh trƣởng đƣợc ngƣời dân sử dụng nhƣ C sủi 502, C sủi 702, N3M, Boom đƣợc dùng nhiều để phun kích thích cho hành, tỏi và rau mầm.

Một trong những điểm đáng chú ý của kết quả phỏng vấn là tác động lan tỏa đối với những kinh nghiệm sử dụng thuốc từ những nông hộ canh tác hiệu quả cả trong việc lựa chọn thƣơng phẩm cũng nhƣ kỹ thuật sử dụng thuốc. Điều này thể hiện thông qua tỉ lệ ngƣời dân không tìm đến các cơ quan chức năng để giải đáp thắc mắc về thuốc bảo vệ thực vật mà chủ yếu tìm giải pháp thông qua trao đổi kinh nghiệm với các nông hộ khác (với tổng số 45/110 ngƣời đƣợc khảo sát chiếm 41%). Bên cạnh đó cuộc khảo sát cũng cho thấy trình độ khuyến nông tại khu vực nghiên cứu tƣơng đối tốt. Hầu hết các xã, thị trấn đều có cán bộ chuyên trách có trình độ cao đẳng trở lên đƣợc đào tạo bài bản về thuốc bảo vệ thực vật.

Tuy nhiên, ngoài những dấu hiệu tích cực trong việc lựa chọn tên thƣơng phẩm thuốc BVTV để sử dụng thì quá trình sử dụng thuốc BVTV của nông dân trên địa bàn nghiên cứu còn nhiều bất cập.

* Cách thức sử dụng thuốc BVTV trên cây trồng

Theo cán bộ khuyến nông các xã, lịch phun thuốc BVTV, chủng loại thuốc sử dụng và khuyến cáo sử dụng theo nguyên tắc 4 đúng cho cây trồng đƣợc xã thông báo theo chỉ thỉ của trạm BVTV huyện và yêu cầu ngƣời dân phun đồng loạt. Nhƣng thời gian và số lần phun thuốc của ngƣời dân không hoàn toàn trùng với lịch phun của xã. Có hộ phun nhiều hơn nhƣng cũng có hộ phun ít hơn so với khuyến cáo. Các loại thuốc sử dụng tại các hộ gia đình có tính tƣơng đồng cao nhƣng liều lƣợng và nồng độ phun có sự khác nhau ở từng hộ, các hộ nông dân thƣờng không tuân theo nguyên tắc 4 đúng khi sử dụng thốc BVTV. Họ quan niệm hộ nào bị nặng hơn thì tăng lƣợng thuốc cao hơn so với hộ bị nhẹ. Theo kết quả khảo sát trên 110 nông hộ thể hiện tại biểu đồ hình 3.8, việc sử dụng quá liều thuốc BVTV là nội dung quan tâm nhất vì có đến 61% (chiếm 67/110 hộ nông dân đƣợc khảo sát) thừa nhận có sử dụng thuốc BVTV quá liều lƣợng khuyến cáo. Số hộ phun đúng liều lƣợng theo quy định chỉ chiếm 28% (31/110 hộ đƣợc khảo sát). Ngoài ra có 12/110 hộ nông dân đƣợc khảo sát không quan tâm đến liều lƣợng chiếm 11 %.

Bảng 3.7: Thống kê việc sử dụng hỗn hợp các loại thuốc

Số lƣợng thuốc sử dụng Số hộ %

Một loại 14 12,7%

Hai loại 67 60,9%

Hỗn hợp trên 2 loại 29 26,4%

Bên cạnh việc sử dụng thuốc BVTV không đúng liều lƣợng đƣợc khuyến cáo thì số hộ áp dụng phƣơng pháp hỗn hợp từ hai loại hóa chất trở lên để phun cho cây trồng chiếm số lƣợng lớn (87,3%). Hầu hết các hộ nông dân thƣờng đổ các loại thuốc vào chung một bình sau đó đem sử dụng với suy nghĩ dùng hỗn hợp nhiều loại thuốc cho một lần phun sẽ diệt đƣợc nhiều sâu bệnh hơn và đỡ tốn công lao động. Đây là điều không đƣợc phép trong kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV, việc phun nhiều loại thuốc nhƣ vậy có thể gây kỵ thuốc, làm giảm hoặc mất hiệu lực của thuốc, tạo điều kiện cho các loài dịch hại hình thành tính kháng thuốc, dƣ lƣợng thuốc tồn dƣ trên nông sản phẩm ảnh hƣớng đến sức khỏe của con ngƣời và vật nuôi, gây ô nhiễm môi trƣờng, gây ảnh hƣởng đến các loài sinh vật khác và gây lãng phí thuốc.

* Số lần phun thuốc trên cây trồng

Bảng 3.8: Số lần phun thuốc trên cây trồng của các hộ tại xã Hà Hồi và Thƣ Phú

Cây trồng Số lần phun thuốc/vụ

2-3 3-4 5-7 >7 % số hộ điều tra Lúa 16,4% 72,7% 10,9% 0% Ngô 68,2% 26,4% 5,4% 0% Lạc 70,9% 29,1% 0% 0% Các loại rau 17,3% 25,5% 54,5% 2,7%

Đối với cây lúa số lần phun thuốc BVTV trong vụ mùa thƣờng cao hơn vụ xuân do vụ mùa điều kiện khí hậu rất thích hợp cho các loài sâu bệnh hại phát sinh phát triển. Theo kết quả điều tra có tới 72,7% số hộ phun từ 3 – 4 lần/ vụ đối với

cây lúa trong khi tỷ lệ này đối với ngô và lạc thấp hơn nhiều lần lƣợt là 26,4% và 25,5%. Nguyên nhân là do cây lúa có thời gian sinh trƣởng dài hơn, là cây trồng truyền thống với diện tích lớn đồng thời diễn biến sâu bệnh hại trên cây lúa thƣờng phong phú và có quy luật phát sinh gây hại rất phức tạp so với các loại cây trồng nhƣ ngô và lạc. Tuy vậy, rau cũng là cây trồng ngắn ngày nhƣng theo kết quả điều tra có đến 54,5% số nông hộ đƣợc khảo sát phun từ 5-7 lần/ vụ rau. Cá biệt có những hộ phun trên 7 lần trong một vụ rau (3/110 hộ khảo sát chiếm 2,7%). Những hộ phun nhiều lần trong một vụ rau thƣờng rơi vào các hộ trồng rau trái vụ. Bên cạnh đó, khi phun thuốc nếu thấy sâu bệnh không giảm ngƣời dân có thói quen tăng tần suất phun, tăng liều lƣợng hoặc đổi các loại thuốc khác. Kết quả điều tra cũng cho thấy có 25/110 ngƣời đƣợc hỏi (chiếm 23%) sẽ tăng tần suất phun khi thấy sâu bệnh không giảm; 56/110 ngƣời đƣợc hỏi (chiếm 51%) sẽ tăng liều lƣợng thuốc lên 2 – 3 lần; 27/110 ngƣời đƣợc hỏi (chiếm 24%) đổi thuốc khác và số còn lại sử dụng cả 3 phƣơng án trên.

* Thời gian cách ly khi phun thuốc

Thông thƣờng thời gian cách ly sau khi thu hoạch đối với mỗi loại thuốc BVTV là khác nhau, thƣờng từ 7 – 15 ngày đối với thuốc BVTV có nguồn gốc hóa học, 1 – 3 ngày đối với thuốc BVTV nguồn gốc sinh học, thảo mộc. Tuy nhiên theo kết quả điều tra cho thấy đa số ngƣời dân không đảm bảo về thời gian cách ly đặc biệt là các loại rau ăn lá nhƣ rau cải, rau muống, mồng tơi, hành…hoặc nông sản có thời gian thu hoạch gối nhau nhƣ cà chua, đậu trạch, dƣa chuột…Thời gian cách ly phụ thuộc chủ yếu vào thị trƣờng, nếu nhu cầu mua cao thì ngƣời nông dân sẵn sàng bán mà không để ý đến thời gian cách ly.

* Xử lý bao bì, vỏ thuốc, dụng cụ

Bên cạnh sự thiếu quan tâm trong việc đảm bảo an toàn sử dụng thuốc, nông dân tại địa phƣơng cũng chƣa có ý thức bảo vệ môi trƣờng sau khi sử dụng thuốc. Nông dân thƣờng xuyên súc rửa dụng cụ phun thuốc và đổ nƣớc thải ngay tại ruộng lúa (chiếm 71%); và thải bỏ bao bì của các loại thuốc tại ruộng (47%)… Những thói quen trên là tác nhân gây ô nhiễm môi trƣờng rất nặng nề nhƣ: ô nhiễm nguồn

nƣớc, ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất… làm ảnh hƣởng đến sức khỏe của chính những ngƣời tham gia canh tác.

Bảng 3.9: Cách thức xử lý thuốc còn dƣ và dụng cụ sau khi sử dụng thuốc BVTV của nông dân

Nội dung khảo sát Cách xử lý của nông dân Tỉ lệ lựa chọn

Cách xử lý thuốc còn dƣ

Phun tiếp đến hết thuốc 77%

Để lại lần sau 23%

Nơi bảo quản thuốc Có khu vực bảo quản, cách ly 49% Không có khu vực bảo quản, cách ly 51%

Cách xử lý dụng cụ Không súc rửa 29%

Súc rửa ngay sau khi phun (nƣớc sau khi súc đƣợc xả ra ruộng

71% Cách xử lý bao bì,

(chai, lọ)

Thu gom 53%

Bỏ lại tại ruộng 47%

* Các cơ sở kinh doanh thuốc BVTV

Để đánh giá trình độ chuyên môn về kinh doanh buôn bán thuốc BVTV trên địa bàn chúng tôi đã tiến hành điều tra toàn bộ các của hàng tham gia buôn bán thuốc trên địa bàn huyện Thƣờng Tín thông qua các màng lƣới viên BVTV của 29 xã, thị trấn. Kết quả đƣợc trình bày chi tiết ở phụ lục 10. Theo điều tra, hiện nay trên địa bàn huyện Thƣờng Tín có 98 cửa hàng kinh doanh thuốc Bảo vệ thực vật trong đó chỉ có 18 cửa hàng có đủ giấy phép kinh doanh và chứng chỉ hành nghề bán thuốc BVTV; 21 cửa hàng chỉ có giấy phép kinh doanh; 30 cửa hàng chỉ có chứng chỉ hành nghề và 64 cửa hàng không có chuyên môn theo quy định của hiện hành của Nhà nƣớc.

- Nhiều cá nhân tham gia kinh doanh trên địa bàn huyện không đảm bảo các điều kiện kinh doanh nhƣ:

+ Ngƣời bán thuốc BVTV không có bảo hộ lao động và các phƣơng tiện phòng chống cháy nổ. Trong quy định về kinh doanh thuốc BVTV không hạn chế

tuổi do vậy vẫn còn trƣờng hợp tồn tại ngƣời già vẫn tham gia kinh doanh thuốc BVTV.

+ Không có kho, cửa hàng bán thuốc BVTV riêng biệt mà bán thuốc BVTV ngay tại nhà ở, chợ.

+ Bán thuốc BVTV liền kề với các mặt hàng lƣơng thực, thực phẩm khác

- Nhiều loại thuốc BVTV không đƣợc phép kinh doanh nhƣ: Thuốc BVTV hết hạn sử dụng, thuốc cấm, ngoài danh mục, thuốc không rõ nguồn gốc…bằng nhiều con đƣờng nhập lậu vào nƣớc ta vẫn đƣợc buôn bán lén lút và công khai trên địa bàn huyện.

- Các loại thuốc BVTV cấm, thuốc BVTV ngoài danh mục, thuốc không rõ nguồn gốc vẫn đƣợc tiêu thụ do vì lợi nhuận và sự nhận thức về thuốc BVTV của nông dân còn nhiều hạn chế.

- Bên cạnh đó chƣa có điều kiện kiểm tra chất lƣợng thuốc BVTV bán trên thị trƣờng của các công ty một cách thƣờng xuyên nên khó đảm bảo thuốc đến tay ngƣời tiêu dùng có chất lƣợng đúng nhƣ công ty đăng ký khảo nghiệm: về hoạt chất, chất phụ gia, tạp chất…(tình trạng chung của cả nƣớc). Điều này ảnh hƣởng không những đến hiệu quả phòng trừ dịch hại mà còn cả đến dƣ lƣợng thuốc trong nông sản, nhất là các chế phẩm đƣợc sản xuất từ các nƣớc hoặc các công ty có công nghệ thấp.

- Không ít các công ty khuyến cáo quá mức hiệu quả các loại thuốc mà mình kinh doanh (ghi trên nhãn hoặc hội thảo không đúng với đăng ký) dẫn đến việc kích thích nông dân dùng thuốc quá mức, gây lãng phí để lại tồn dƣ cho nông sản và ô nhiễm môi trƣờng.

3.3.2. Ảnh hƣởng của việc sử dụng thuốc BVTV đến hệ sinh thái nông nghiệp vùng nghiên cứu.

Đặc tính của thuốc BVTV là sử dụng tính độc để gây chết các loài sinh vật. Khi sử dụng thuốc BVTV ngoài việc tiêu diệt các đối tƣợng dịch hại thì thuốc còn có những tác động xấu đến môi trƣờng, các loài sinh vật có ích, các loài sinh vật

không có hại, ảnh hƣởng đến sức khỏe của con ngƣời và vật nuôi…. Hay nói cách khác thuốc BVTV có ảnh hƣởng lớn đến môi trƣờng và hệ sinh thái.

Để đánh giá ảnh hƣởng của việc sử dụng thuốc BVTV đến hệ sinh thái nông nghiệp tại vùng nghiên cứu, chúng tôi tiến hành điều tra thành phần các loài sâu hại và thiên địch trên một số cây trồng tại vùng nghiên cứu trƣớc và sau khi phun thuốc để đánh giá sự suy giảm về số lƣợng quần thể và cá thể của các loài sâu hại và thiên địch của chúng.

Trong quần thể côn trùng của một hệ sinh thái nông nghiệp nào đó thì những loài côn trùng mà chúng ta gọi chúng là các đối tƣợng sâu hại chỉ chiếm 10%. Còn khoảng 90% các loài côn trùng khác là những loài thiên địch (kẻ thù tự nhiên) lấy sâu hại làm thức ăn và các loài không có hại cùng tồn tại trong một hệ sinh thái với một trạng thái cân bằng nào đó và chúng đóng vai trò quan trọng, hữu ích, góp phần tạo nên sự bền vững của hệ sinh thái. Khi hệ sinh thái ở trạng thái cân bằng thì các loài cùng tồn tại trong đó, các loài có vai trò ràng buộc nhau trong các chuỗi thức ăn và lƣới thức ăn ổn định.

Khi thuốc BVTV đƣợc sử dụng, bằng tính độc chúng tiêu diệt các loài sâu hại một cách nhanh chóng và gọn nhẹ. Tuy nhiên dƣới tác động của thuốc BVTV không chỉ có các loài sâu hại bị tiêu dệt mà ngay cả các loài thiên địch và các loài không có hại khác cũng bị ảnh hƣởng rất lớn và số lƣợng của chúng cũng bị suy giảm rất nhiều. Bên cạnh đó việc sử dụng, xử lý thuốc BVTV cũng làm ô nhiễm môi trƣơng, dƣ lƣợng tồn tại trong nông sản làm ảnh hƣởng đến sức khỏe của con ngƣờn và vật nuôi… Hậu quả là sau khi sử dụng thuốc BVTV thì trạng thái cân bằng của hệ sinh thái bị phá vỡ, một thời gian ngắn sau khi sử dụng thuốc các loài sâu hại có điều kiện rất thuận lợi về thời tiết khí hậu, thức ăn và các loài kẻ thù tự nhiên chƣa kịp phục hồi nên chúng quay trở lại và gia tăng số lƣợng rất nhanh bùng phát thành các đợt dịch.

Tiến hành điều tra thành phần loài và thiên địch trên cây trồng theo phƣơng pháp điều tra tự do, ngẫu nhiên, trƣớc và sau khi phun thuốc BVTV hoặc từ khi trồng đến khi thu hoạch. Kết quả đƣợc thể hiện trong bảng 3.10.

Bảng 3.10: Thành phần các loài sâu hại và thiên địch chính trên cây lúa TT Tên khoa học Trƣớc khi phun thuốc Sau khi phun thuốc Sâu hại

1 Sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphalocrocis medinalis Guenee) +++ + 2 Sâu cuốn lá lớn (Ampittia maro Fabricius) ++ - 3 Sâu đục thân hai chấm (Scirpophaga incertulas Walk) +++ + 4 Sâu đục thân năm vạch đầu nâu (Chilo suppressalis Walker) + - 5 Sâu đục thân 5 vạch đầu đen (Sesamia inferens Walker) + -

6 Rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal) +++ ++

7 Rầy nâu nhỏ (Nesosteles sp) + -

8 Bọ xít dài (Leptocorisa acuta Thunberg) +++ +

9 Bọ xít xanh (Nezara viridula Linnaeus) + -

10 Bọ xít đen (Scotinophora lurida Burmeister) ++ +

11 Châu chấu (Oxya chinensis Thunberg) +++ +

12 Bọ trĩ (Stenchaetothrip biformis Bagnall) + -

13 Bọ trĩ (Thrips oryzae Williams) + -

14 Sâu gai (Dicladispa armigera Olivier) ++ -

15 Ốc bƣơu vàng (Pomacace caniculata) +++ +

Thiên địch

1 Bọ xít mù xanh (Cytorbinus lividipennis) +++ +

2 Bọ rùa (nhiều loài) +++ +

3 Bọ xít nƣớc ăn thịt (Microvelia douglasi) ++ -

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật tới hệ sinh thái nông nghiệp và sức khỏe cộng đồng tại huyện thường tín, hà nội và đề xuất giải pháp giảm thiểu (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)