Đa dạng hệ sinh thái

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật tới hệ sinh thái nông nghiệp và sức khỏe cộng đồng tại huyện thường tín, hà nội và đề xuất giải pháp giảm thiểu (Trang 43)

Qua điều tra khảo sát thực tế, khu vực nghiên cứu tƣơng đối đa dạng về các dạng hệ sinh thái trong đó điển hình là các hệ sinh thái thủy vực, hệ sinh thái ruộng lúa, hệ sinh thái bờ ruộng…

3.2.3.1. Hệ sinh thái thủy vực

* Hệ thống kênh mƣơng nội đồng

Là hệ sinh thái nhân sinh, phục vụ canh tác nông nghiệp, cấu trúc không liên tục, ngập nƣớc theo mùa hoặc phụ thuộc vào hệ thống thủy lợi. Đa phần thƣờng có dạng thẳng tạo dòng chảy tốt và hạn chế mực nƣớc chết. Lƣợng nƣớc khá dồi dào trong mùa mƣa dù đƣợc cung cấp nƣớc hay không, vào mùa khô khi bƣớc vào vụ đông xuân với cây trồng cạn hàng năm, mƣơng thƣờng khô ở nhiều đoạn.

Các mƣơng nội đồng là nơi sống của nhiều loại thực vật ƣa ẩm hoặc chịu ngập mọc hai bên bờ, chủ yếu là cỏ, các cây bụi và đôi chỗ là các cây gỗ đƣợc trồng phân tán, nơi đây còn là chỗ trú ẩn cho nhiều loài côn trùng và các loài động vật khác. Thủy vực trong mƣơng là nơi sinh sống của nhiều loài cá nhỏ, các loài trai ốc và thƣờng phổ biến nhất là các loài ngoại lai hại lúa nhƣ ốc biêu vàng. Xét về khía cạnh sinh thái nông nghiệp, các dòng mƣơng là thành phần khá đặc trƣng của hệ sinh thái nông nghiệp có mức độ đa dạng khá cao, là mối liên kết giữa ruộng lúa và các sinh cảnh, các hệ sinh thái.

Tại khu vực nghiên cứu mƣơng nội đồng là nguồn tích trữ đa dạng sinh học quan trọng ở hệ sinh thái nông nghiệp, là nơi cƣ trú của các loài động thực vật, loài thụ phấn, săn mồi và ký sinh, có tác dụng làm mối liên kết giữa những thủy vực lớn và đồng ruộng. Dọc các tuyến điều tra, mƣơng là nơi bắt gặp nhiều nhất loài động vật nhỏ nhƣ cá, ếch, các loài nhuyễn thể, các loài thiên địch có ích…Bên cạnh đó mƣơng nội đồng tại khu vực nghiên cứu cũng là nơi cƣ trú của ốc biêu vàng. Mật độ

xuất hiện của ốc biêu vàng và trứng của chúng so cao hơn hẳn so với các loài động vật khác. Mƣơng nội đồng có vai trò quan trọng trong tƣới tiêu cho đồng ruộng. Vì vậy chính quyền hai xã Hà Hồi và Thƣ Phú rất chú trọng đầu tƣ cải tạo và kiên cố hóa kênh mƣơng.

Khác với quy mô của mƣơng, kênh là những đƣờng dẫn nƣớc, tạo dòng nƣớc chảy qua hay chứa nƣớc quanh năm và thƣờng đƣợc xây dựng kiên cố phục vụ cho mục đích tƣới tiêu. Các con kênh cung cấp môi trƣờng sống cho các loài thủy sinh quan trọng nhƣ: cá, lƣơn, các loài thân mềm…Tùy theo con kênh đã đƣợc xây bằng bê tông hay không mà nó còn có thể có các loài cỏ, cây bụi và các loài thực vật thân gỗ khác phân bố hai bên. Đây còn là nơi cƣ ngụ cho các loài côn trùng, các loài động vật sống ở ven sông nhƣ các loài chim, các loài bò sát, ếch nhái, các loài động vật có vú…Loài ốc biêu vàng cũng thƣờng gặp ở trong và trên các dòng kênh. Bèo tây, bèo cái và các loài ngoại lai cũng là loài thƣờng phân bố phổ biến trên mặt kênh. Bên cạnh đó hai bên bờ kênh còn thấy xuất hiện mai dƣơng là loài thực vật xâm lấn, gây hại phổ biến. Do các con kênh nối giữa dòng sông và các cánh đồng, chúng thƣờng có các loài vật sống ở cả hai môi trƣờng này, có thể coi đây là hệ sinh thái chuyển tiếp hoặc pha trộn của hai môi trƣờng sống trên.

Kết quả điều tra thực địa cho thấy, việc sử dụng rộng rãi các hóa chất dùng trong nông nghiệp đã tác động đến hệ thống kênh mƣơng nội đồng. Bắt đầu là mƣơng và sau đó ảnh hƣởng đến các kênh, mặc dù với mức độ nhỏ hơn do kênh có lƣợng nƣớc lớn giúp pha loãng nồng độ hóa chất. Nhiều nông dân thƣờng đổ vỏ trai, vỏ bao hóa chất bảo vệ thực vật ra đất ruộng gần những đƣờng nƣớc nhƣ kênh rạch hoặc đổ trực tiếp xuống kênh mƣơng khiến cho một số kênh bị ô nhiễm. Vì vậy, hiện nay đa dạng sinh học của hệ sinh thái kênh mƣơng đang bị suy giảm nghiêm trọng.

Tại huyện Thƣờng Tín hiện nay, hệ thống kênh mƣơng nội đồng phần lớn đã đƣợc kiên cố hóa. Nhận xét trên quan điểm bảo tồn đa dạng sinh học đồng ruộng, điều kiện hệ thống kênh mƣơng hiện nay tại khu vực nghiên cứu không thuận lợi cho triển khai bảo tồn đa dạng sinh học đồng ruộng. Trên địa bàn hai xã Hà Hồi và Thƣ Phú vẫn còn một số mƣơng đất nhỏ dẫn nƣớc vào đồng ruộng tuy nhiên việc

giữ nguyên hiện trạng hệ thống kênh mƣơng nhằm mục đích bảo tồn đa dạng sinh học lại mẫu thuẫn với định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội ở địa phƣơng. Cụ thể là nhƣ cần kiên cố hóa toàn bộ hệ thống kênh mƣơng phục vụ phát triển nông nghiệp.

Hình 3.7: Hệ thống kênh mƣơng nội đồng * Ao, hồ

Ao hồ là nơi còn ngƣời đào để dự trữ nƣớc cho tƣới tiêu, nƣớc uống cho gia súc nhƣ trâu bò, nuôi trồng thủy sản. Ao, hồ thƣờng nằm gần các khu dân cƣ, các lều canh ở ven ruộng. Ao, hồ là môi trƣờng sống với rất nhiều loài động vật thủy sinh, lƣỡng cƣ hay những loài có một phần vòng đời sống dƣới nƣớc. Nông dân thƣờng trồng rau ngay trên mặt nƣớc, cũng nhƣ bờ ao, hồ và thƣờng nuôi các loài cá, tôm trong hồ.

Các vùng bờ ao, hồ thƣờng có cây cỏ mọc quanh năm, tạo môi trƣờng thuận lợi cho các loài sinh vật sinh sống, và là nguồn thực phẩm cho con ngƣời cũng nhƣ các loài gia súc, gia cầm.

Phần lớn ao, hồ đƣợc kết hợp với các hệ sinh thái nƣớc khác và liền kề với các đồng ruộng. Chúng phải chịu tác động không thể tránh đƣợc của việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu ngày càng tăng. Các ao trong hệ thống vƣờn, ao, chuồng thƣờng nhận đƣợc rác thải, phân gia súc do ngƣời nông dân đƣa xuống nuôi cá. Lƣợng thức ăn dƣ thừa cũng nhƣ các loại hóa chất, kháng sinh dùng trong nuôi cá thâm canh cũng làm cho môi trƣờng nƣớc bị ô nhiễm. Gần đây với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng tại Thƣờng Tín cũng nhƣ dƣới áp lực tăng dân số nhiều ao hồ đã bị

chuyển đổi mục đích sử dụng thành đất ở hay đất cho các khu công nghiệp hoặc chất lƣợng môi trƣờng nƣớc ao bị suy giảm nghiêm trọng.

* Hệ sinh thái đất ngập nƣớc

Đất ngập nƣớc là vùng đầm lầy nƣớc ngọt có than bùn hoặc không, nơi mà đất bị bão hòa về nƣớc. Đất ngập nƣớc có thể có diện tích rất khác nhau từ vài chục m2 cho tới vài km2. Hầu hết đất ngập nƣớc thƣờng ít đƣợc quan tâm sử dụng do cấu trúc bờ của chúng còn chƣa đƣợc quản lý tốt nên nguồn lợi thủy sản khó quản lý. Vì vậy đất ngập nƣớc không đƣợc nông dân cho là quan trọng và ít đƣợc quan tâm quản lý đúng mức.

Đất ngập nƣớc là môi trƣờng sống cực kỳ quan trọng mặc dù chúng đang chịu áp lực từ hoạt động nông nghiệp và đô thị hóa. Nhiều vùng đất ngập nƣớc đã là những bãi đẻ trứng quan trọng của cá và khu vực làm tổ của chim. Chúng cũng là nhân tố quan trọng trong chu trình dinh dƣỡng và trong việc loại bỏ dƣ lƣợng thuốc bảo vệ thực vật.

Hầu hết các vùng đất ngập nƣớc có liên quan chặt chẽ đến cánh đồng xung quanh hay đƣợc bao bọc bởi những cánh đồng. Việc phun và sử dụng các loại hóa chất nông nghiệp có ảnh hƣởng không thể tránh khỏi đối với những vùng đất ngập nƣớc. Tuy nhiên cũng có nhiều loại cây sống trong vùng đất ngập nƣớc có khả năng loại bỏ các chất độc nhƣ hóa chất bảo vệ thực vật hay các chất ô nhiễm khác. Do vậy chúng có chức năng nhƣ bộ lọc hóa chất nông nghiệp để loại bỏ hay pha loãng các hóa chất nông nghiệp trƣớc khi chúng hòa vào hệ sinh thái nƣớc khác. Mặc dù chức năng lọc này có tính tích cực đối với đa dạng sinh học ở cuối dòng, nhƣng dƣờng nhƣ nó có vẻ sẽ dẫn đến hiệu ứng tích lũy có hại đối với bản thân đa dạng sinh học trong vùng đất ngập nƣớc, điều này có liên quan trực tiếp đến hệ sinh thái nông nghiệp ở địa phƣơng. Việc sử dụng các hóa chất trong nông nghiệp và việc thu hẹp dần các vùng đất ngập nƣớc xuất hiện các nguy cơ các vùng đất ngập nƣớc sẽ tích tụ đầy các hóa chất độc cùng các chất dinh dƣỡng. Tiềm năng sử dụng các loài thực vật có khả năng giảm thiểu chất độc hại trong thủy vực ở nơi đây chƣa đƣợc khai thác mạnh. Nhiều loài thực vật có khả năng này chƣa đƣợc chú ý khai thác đúng mức.

Nhiều vùng đất ngập nƣớc đang chịu áp lực bị chuyển đổi thành đất nông nghiệp và đô thị hóa dẫn đến những tổn thất đáng kể về mặt đa dạng sinh học. Những sự chuyển đổi không có quy hoạch này sẽ dẫn đến việc các vùng đất bị chia cắt cản trở việc di chuyển của các loài giữa các vùng.

3.2.3.2. Hệ sinh thái ruộng lúa

Lúa là loài cây bản địa phù hợp một cách hoàn hảo với điều kiện khí hậu vùng nghiên cứu. Việt Nam có hệ sinh thái đất ngập nƣớc đƣợc phát triển qua hàng triệu năm, nếu không sử dụng hóa chất BVTV liên tục thì các cánh đồng lúa sẽ cung cấp một môi trƣờng sống thủy sinh đa dạng và phong phú.

Lúa là loài cây điển hình nhất trên các cánh đồng lúa. Các giống lúa thƣờng ít có ảnh hƣởng đến hệ sinh thái chung của ruộng lúa do mọi giống lúa đều có chức năng sinh thái giống nhau. Tuy nhiên mực nƣớc trong ruộng lúa lại có lại có tác động rõ ràng đến quần thể các loài sinh vật nhất là những loài cần có mực nƣớc sâu và ổn định nhƣ cá, tôm.

Các ruộng lúa có nƣớc ngập sâu là ngôi nhà cƣ ngụ của nhiều loài nhuyễn thể. Một số loài là những món ăn ngon của ngƣời nông dân. Một số loại khác nhu ốc biêu vàng lại là loài có hại vì chúng ăn lúa và sinh sản rất nhanh.

Ruộng lúa cũng là nơi ẩn náu của nhiều loài côn trùng. Phần lớn các loài côn trùng trong ruộng lúa đều không có hại hay có lơi trực tiếp đối với việc sản xuất lúa. Chúng chỉ đóng vai trò quan trọng theo góc độ hỗ trợ cho hệ sinh thái tổng thể của ruộng lúa. Dù vậy nông dân có thể coi nhiều loài côn trùng là món ăn có giá trị. Tuy là loài thụ phấn nhờ gió nhƣng các chủng lúa lại là nơi sinh trƣởng và nguồn dinh dƣỡng cho các côn trùng gây hại và do quá trình thụ phấn ít chịu ảnh hƣởng của côn trùng nên thƣờng là nơi lạm dụng thuốc BVTV và do đó đây cũng là một trong các hệ sinh thái dễ nhiễm thuốc BVTV trong các hệ sinh thái nông nghiệp.

Tại khu vực nghiên cứu, việc sử dụng thuốc BVTV tràn lan là nguy cơ quan trọng nhất gây ảnh hƣờng đến đa dạng sinh học trên các ruộng lúa. Thói quen đốt rơm rạ trên các ruộng lúa của ngƣời dân làm giảm đáng kể các chất hữu cơ trong đất

mà nhiều loài sinh vật sống nhờ vào đó. Ngoài ra việc đốt rơm cùng làm lửa lan tới cả bờ ruộng là nơi cƣ ngụ của một số loại côn trùng có ích.

Huyện Thƣờng Tín hiện đang có tốc độ đô thị hóa rất nhanh làm cho diện tích đất lúa ngày càng bị thu hẹp nghiêm trọng do chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đất công nghiệp và dịch vụ. Đây là nguyên nhân đáng kể gây nên sự suy giảm đa dạng sinh học đồng ruộng.

3.2.3.3. Hệ sinh thái các bờ ruộng

Các bờ ruộng là ranh giới giữa các cánh đồng và thửa ruộng, cũng là ranh giới giữa các cánh đồng với các đối tƣợng nhƣ đƣờng xá, hào, mƣơng…Các bờ ruộng là nơi có tính đa dạng sinh học cao trong các hệ sinh thái nông nghiệp. Bờ ruộng là môi trƣờng sống của nhiều loài động, thực vật nhƣ cỏ, cây bụi, côn trùng, ếch nhái…Một số nông dân cũng trồng cả cây hoa màu, cây thuốc hay các cây ăn quả trên các bờ ruộng để cung cấp nguyên liệu, thực phẩm hay để bán mang lại thu nhập cho ngƣời dân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cách thức quản lý bờ ruộng của ngƣời nông dân tại khu vực nghiên cứu cũng rất khác nhau thƣờng thuộc ba trƣờng hợp sau:

- Không quản lý: Khi ngƣời nông dân không coi trọng bờ ruộng và để mặc cho phát triển tự nhiên.

- Quản lý làm giảm đa dạng sinh học: Ngƣời dân đốt rơm ra, phun thuốc, làm cỏ để làm giảm bớt các loài cỏ dại và các sinh vật sống trong cỏ. Dùng các loại thuốc, bả để diệt các loài gậm nhấm hay chặt, phát quang làm thay đổi sinh cảnh.

- Quản lý có xu hƣớng làm tăng đa dạng sinh học: Ngƣời nông dân bảo vệ hay trồng cây tại khu vực bờ, ven đƣờng để lấy sản phẩm tiêu dùng, làm thuốc hay để tại sinh cảnh cho những loài quan trọng.

Nhìn chung nông dân tại hai xã Hà Hồi và Thu Phú ít chú trọng đến đa dạng sinh học bờ ruộng. Họ thƣờng không quan tâm đến bờ ruộng hoặc quản lý bờ ruộng theo hƣớng làm giảm đa dạng sinh học. Chính vì vậy số loài động, thực vật dùng bờ ruộng làm nơi cƣ trú ngày càng ít bắt gặp đặc biệt là các loài thiên địch, các loài thụ phấn và các loài lƣỡng cƣ.

3.2.3.4. Các cây thân gỗ đơn lẻ và các khoảnh trồng cây gỗ tập trung

Thành phần cây gỗ đơn lẻ và khoảnh trồng cây gỗ rất đa dạng và thƣờng phụ thuộc nhiều vào tập quán địa phƣơng. Ngƣời nông dân trồng cây gỗ để lấy bóng mát và tạo sinh cảnh. Cây gỗ là môi trƣờng sống của nhiều loài động thực vật nhƣ chim, động vật có vú, cây ƣa bóng, côn trùng, nấm, tảo, các loài vi sinh vật…Vì vậy nơi đây cũng tạo ra quần xã sinh vật rất đa dạng.

Tại khu vực nghiên cứu, tỉ lệ cây thân gỗ so với các dạng sống khác nhƣ cây bụi, dây leo tƣơng đối thấp đồng thời việc chặt cây gỗ bên bờ ruộng hoặc trong vƣờn nhà có xu hƣớng gia tăng làm thay đổi các thành phần trong hệ sinh thái nông nghiệp. Việc mất các loại cây này làm cho hệ sinh thái bờ ruộng trở nên chia cắt, phân mảnh và làm mất dần các hành lang sinh học giúp kết nối các sinh cảnh, làm giảm đa dạng sinh học bờ ruộng. Các loài chim và các loài côn trùng có ích mất dần nơi cứ trú dẫn đến số lƣợng và chủng loại bị suy giảm nghiêm trọng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật tới hệ sinh thái nông nghiệp và sức khỏe cộng đồng tại huyện thường tín, hà nội và đề xuất giải pháp giảm thiểu (Trang 43)