Đánh giá hiện trạng hệ sinh thái nông nghiệp của vùng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật tới hệ sinh thái nông nghiệp và sức khỏe cộng đồng tại huyện thường tín, hà nội và đề xuất giải pháp giảm thiểu (Trang 33)

3.2.1. Đa dạng sinh học thực vật

Trong quá trình nghiên cứu, khảo sát thực địa, thu thập mẫu thực vật tại khu vực nghiên cứu (nghiên cứu điểm tại xã Hà Hồi và Thƣ Phú) đã thống kê đƣợc hệ thực vật tại đây phân phối trong cấu trúc hệ thống ở bảng 3.2.

Qua bảng số liệu và biểu đồ so sánh sự phân bố của các taxon thực vật tại khu vực nghiên cứu cho thấy thành phần thực vật ở khu vực nghiên cứu khá phong phú và đa dạng với 244 loài thực vật bậc cao có mạch phân bố trong 187 chi, 82 họ và 4 ngành. Trong đó ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) có số họ, chi, loài phong

phú nhất với 227 loài (93,03% tổng số loài toàn hệ). Tiếp đến là ngành Dƣơng xỉ

(Polypodiophyta) với 6 họ (7,32%), 7 chi (3,74%), 13 loài (5,33%). Các ngành còn

lại chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong tổng số loài thực vật toàn hệ. Mặc dù diện tích vùng nghiên cứu tƣơng đối nhỏ chỉ hơn 1% so với diện tích chuẩn của một hệ thực vật cụ thể nhƣng số liệu này thể hiên tính quy luật đối với hệ thực vật nhiệt đới và thuộc hệ thực vật Việt Nam khi chứng tỏ rằng vai trò của thực vật hạt kín luôn giữ vị trí hàng đầu và không phụ thuộc diện tích các hệ thực vật đƣợc nghiên cứu trong một khu hệ thực vật.

Bảng 3.2. Đa dạng các bậc taxon của hệ thực vật tại xã Hà Hồi, Thƣ Phú TT Tên khoa học Tên Việt

Nam Họ Chi Loài Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % I Lycopodiophyta Ngành Thông đất 1 1,22 1 0,53 2 0,82 II Polypodiophyta Ngành Dƣơng xỉ 6 7,32 7 3,74 13 5,33 III Pinophyta Ngành Thông 1 1,22 1 0,53 2 0,82 IV Magnoliophyta Ngành Ngọc lan 74 90,24 178 95,19 227 93,03 IV.1 Magnoliopsida Lớp Ngọc Lan 54 65,85 129 68,98 169 69,26 IV.2 Liliopsida Lớp Ngọc lan 20 24,39 49 26,20 58 23,77 Tổng số: 4 ngành 82 100 187 100 244 100

Hệ thực vật khu vực nghiên cứu có hệ số chi là 1,3; hệ số họ là 2,3 và trung bình 3,0 loài/ 1 họ. Qua đây nhận thấy diện tích khu vực nghiên cứu quá nhỏ chƣa đặc trƣng cho hệ thực vật cụ thể, các hệ số thực vật tại khu vực nghiên cứu có chỉ số khá thấp, phù hợp với quy luật chung là diện tích của một hệ thực vật tăng lên các taxon cũng tăng lên. Theo quy luật này hệ thực vật Việt Nam là khu vực có diện tích lớn hơn nên các hệ số chi, hệ số họ và số loài trung bình trong một họ lớn hơn, điều này thể hiện rõ trong bảng sau:

Bảng 3.3: So sánh hệ số chi, hệ số họ và số loài trung bình của một họ của các hệ thực vật của xã Hà Hồi, Thƣ Phú với hệ thực vật Việt Nam

Hệ thực vật Chỉ tiêu Hệ số chi Hệ số họ Số loài trung bình trong họ Xã Thƣ Phú, Hà Hồi 1,3 2,3 3,0 Hệ thực vật Bắc Việt Nam [13] 3,4 6,9 23,4 Hệ thực vật Việt Nam [13] 4,4 8,4 37,9

Hệ thực vật khu vực nghiên cứu là một trong những hệ thực vật bị tác động chủ yếu của con ngƣời, do đó nó có đặc điểm riêng biệt so với hệ thực vật Việt Nam. Tiến hành so sánh thành phần loài để làm rõ điều này tôi thu đƣợc kết quả:

Bảng 3.4: So sánh hệ thực vật xã Hà Hồi, Thƣ Phú và hệ thực vật Việt Nam

Ngành Khƣ vực nghiên cứu Việt Nam

Số loài Tỷ lệ (%) Số loài Tỷ lệ (%) Psilotophyta 0 0 2 0,02 Equisetophyta 0 0 57 0,54 Lycopodiophyta 1 0,82 2 0,02 Polypodiophyta 13 5,33 644 6,08 Pinophyta 1 0,82 63 0,60 Magnoliophyta 227 93,03 9.812 92,74

Hình 3.3: So sánh tỉ lệ % của các ngành hệ thực vật khu vực nghiên cứu và hệ thực vật Việt Nam

Các số liệu trình bày trong bảng 3.4 và biểu đồ hình 3.3 cho thấy hệ thực vật khu vực nghiên cứu có 4 trong tổng số 6 ngành thực vật bậc cao có mạch của phân giới thực vật bậc cao, các ngành có mặt mang đầy đủ đặc trƣng của thực vật Việt Nam với ƣu thế tuyệt đối của ngành Ngọc lan, các ngành còn lại chiếm tỉ lệ thấp thể hiện sự biến đổi mạnh mẽ của hệ thực vật do tác động của con ngƣời. Loài thực vật chiếm ƣu thế ở đây là lúa (O.sativa L.), một số loài rau thuộc họ Thập tự, họ Bầu bí và một số cây ăn quả thuộc họ Cam, Chuối chiếm đa số thể hiện đặc thù của hệ sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng.

Theo danh lục thành phần và cấu trúc hệ thực vật cho thấy tƣơng quan só loài trong hai lớp của ngành Ngọc Lan, lớp Ngọc lan – Magnoliopsida và lớp Hành – Liliopsida của hệ thực vật khu vực nghiên cứu thì cứ 2,9 loài thuộc lớp Ngọc lan thì có 1 loài thuộc lớp Hành thấp hơn tỉ lệ của hệ thực vật Việt Nam (3,2/1) tuy vậy chỉ số này vẫn thể hiện tính vƣợt trội về số loài của lớp Ngọc lan và vẫn phù hợp với nhận định của De Candolle: “Tỉ lệ lớp một lá mầm giảm xuống khi đi từ vùng bắc cực đến vùng xích đạo” và điều này khẳng định bản chất sinh thái của hệ thực vật nhiệt đới khu vực nghiên cứu dù đã bị tác động mạnh bởi các loài cây trồng của nông nghiệp.

Về số lƣợng các họ giàu loài và tỉ lệ của các họ giàu loài trong hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu thống kê đƣợc 14 họ có số loài từ 5 loài trở lên đƣợc coi là các họ giàu loài. Trong đó có 4 họ giàu loài nhất là Họ Cúc (Asteraceae) 20 loài; Họ Đậu (Fabaceae) 14 loài; Họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) 12 loài và Họ Hòa thảo (Poaceae) 12 loài. Những họ còn lại dao động từ 5 - 8 loài.

Bảng 3.5: Tỷ lệ % của họ giàu loài nhất thuộc ngành hạt kín của hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu

STT Họ Số loài % so với loài

trong ngành % so với tổng loài Magnoliophyta 93 40,97 38,11 1 Họ Dền (Amaranthaceae) 7 3,08 2,87 2 Họ Hoa tán (Apiaceae) 7 3,08 2,87 3 Họ Trúc đào (Apocynaceae) 6 2,64 2,46 4 Họ Cúc (Asteraceae) 20 8,81 8,20 5 Họ Thập tự (Brassicaceae) 6 2,64 2,46 6 Họ Bí (Cucurbitaceae) 8 3,52 3,28

7 Họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) 12 5,29 4,92

8 Họ Đậu (Fabaceae) 14 6,17 5,74 9 Họ Bạc hà (Lamiaceae) 5 2,20 2,05 10 Họ Dâu tằm (Moraceae) 8 3,52 3,28 Liliopsida 30 13,22 12,30 11 Họ Ráy (Araceae) 6 2,64 2,46 12 Họ Câu (Arecaceae) 7 3,08 2,87

13 Họ Hòa thảo (Poaceae) 12 5,29 4,92

14 Họ Gừng (Zingiberaceae) 5 2,20 2,05

Tổng số 123 54,19 50,41

Hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu đã và đang chịu tác động mạnh mẽ từ hoạt động sản xuất nông nghiệp của nông dân tại khu vực nghiên cứu thể hiện ở chỗ các họ giàu loài thƣờng là các họ có giá trị kinh tế và là cây trồng trong sản xuất nông nghiệp nhƣ họ Dền, họ Bí, họ Cúc, họ Đậu... Tổng số loài trong 14 họ giàu

loài chiếm tỉ lệ khá cao 50,41% tổng số loài thực vật toàn hệ. Điều này thể hiện sự tác động mạnh mẽ của con ngƣời đến hệ thực vật khu vực nghiên cứu.

* Dạng sống

Theo cách phân chia của Raunkier (1935), dạng sống hệ thực vật khu vực nghiên cứu không điển hình cho hệ thực vật tự nhiên nhiệt đới do tỉ lệ cây gỗ thấp. Tuy vậy tỉ lệ cây trồi trên vẫn chiếm ƣu thế gồm cây bụi cao (17,62%), dây leo (13,52%) và cây gỗ (13,11%). Tỷ lệ cây hàng năm tái sinh bằng hạt cũng tƣơng đối cao tập trung vào một số cây nông nghiệp nhƣ lúa, ngô, lạc, các loài trong họ bầu bí, họ đậu, họ hoa thập tự. Điều đó hợp lý với điều kiện canh tác của hệ sinh thái nông nghiệp địa phƣơng, với đặc thù của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng.

* Nơi sống

Thực vật phân bố khắp các sinh cảnh khác nhau. Trong đó sinh cảnh có nhiều loài phân bố nhất là khu vực vƣờn nhà với 55,7% tổng số loài. Tiếp theo là đồng ruộng chiếm 13,1% tổng số loài. Kế đến là bờ ruộng và đê bao chiếm 11,1%; vệ đƣờng (chiếm 9,4%); kênh mƣơng (chiếm 7,8%) và ao hồ chiếm 2,9%. Điều này cho thấy thực vật khu vực nghiên cứu chịu tác động mạnh mẽ của con ngƣời khi hầu hết các loài thực vật sống ở nơi chịu nhiều tác động của con ngƣời nhƣ vƣờn nhà, đồng ruộng còn những nơi sống tự nhiên ít chịu tác động của con ngƣời nhƣ bờ vệ đƣờng, kênh mƣơng và ao hồ tƣơng đối thấp.

* Đa dạng giá trị sử dụng

Ở khu vực nghiên cứu có 196 loài có giá trị sử dụng, chiếm tỉ lệ xấp xỉ 80,33 % tổng số loài thực vật với các công dụng chủ yếu làm thực phẩm, làm thuốc, thức ăn cho gia súc và một số công dụng khác nhƣ lấy gỗ, củi…Cụ thể, một số loài đƣợc trồng làm lƣơng thực, thực phẩm nhƣ lúa, ngô, lạc, cải bắp, xu hào, cà chua, hành…; một số loài khác đƣợc trồng làm cây ăn quả nhƣ chuối, vải, nhãn, cam, hồng xiêm…Chi tiết trong 196 loài đƣợc sử dụng, số loài đƣợc dùng làm lƣơng thực, thực phẩm chiếm 46,4%; số loài đƣợc dùng làm thuốc chiếm 13,9%; số loài đƣợc dùng làm cảnh chiếm 20,4%; số loài đƣợc dùng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm chiếm 7,7%, số loài đƣợc dùng để lấy gỗ, củi chiếm 6,6%; số loài có công dụng khác chiếm 5,1%.

Thực vật tại khu vực nghiên cứu đặc trƣng cho hệ thực vật chịu tác động chọn lọc mạnh mẽ của con ngƣời thể hiện ở số lƣợng các loài thực vật có giá trị sử dụng chiếm ƣu thế hơn hẳn các loài thực vật không có giá trị sử dụng. Sự chọn lọc các loài thực vật cũng thể hiện qua tỉ lệ các nhóm công dụng của các loài thực vật nơi đây khi tỉ lệ nhóm cây ăn đƣợc, nhóm cây làm cảnh và cây làm thuốc chiếm phần trăm cao phù hợp với nhu cầu đảm bảo cuộc sống của con ngƣời.

3.2.2. Đa dạng sinh học động vật

Qua điều tra, thống kê tại khu vực nghiên cứu, kết hợp với việc tra cứu tên các loài động vật đã phân loại đƣợc các nhóm động vật nhƣ bảng 3.6.

Qua số liệu thống kê, ta thấy tổng số loài động vật ở khƣ vực nghiên cứu là là 247 loài, trong đó lớp côn trùng có số loài nhiều nhất (chiếm 67,1% tổng số loài động vật) với 166 loài trong 67 họ của 10 bộ. Sau đó đến các loài cá, chiếm 11,3% tổng số loài động vật với 28 loài trong 12 họ. Kế đến là lƣỡng cƣ, có 15 loài trong 5 họ (chiếm 6,1% tổng số loài); Động vật đáy có 15 loài (6,1% tổng số loài); Bò sát có 11 loài trong 6 họ (chiếm 4,9%). Thấp nhất là chim chỉ có 12 loài 7 họ, chiếm 4,5% tổng số loài.

Trong tổng số 166 loài côn trùng tại khu vực nghiên cứu, những loài xuất hiện với mật độ tƣơng đối dày lại chủ yếu là các loài sâu bệnh hại nhƣ Châu chấu lúa (Oxya Velox Fabricius), Cào cào vàng (Acrida turita Linnaeus), Rầy nâu

(Nilaparvata lugen Stal), các loại sâu đục thân, đục quả, rệp hại lúa, rau màu và cây

ăn quả. Các loài thiên địch nhƣ Ong vò vẽ (Vespa spp), Ong xanh ăn trứng

(Tetrastichus schoenobii Ferriere), các loài bọ rùa, Muồm muỗm (Conocephalus sp1), các loài nhện ăn thịt…cũng đƣợc ghi nhận tại khu vực nghiên cứu tuy nhiên

mật độ không cao đặc biệt là sau những đợt phun thuốc BVTV của nông dân. Đồng thời họ giàu loài trong lớp côn trùng tại khu vực nghiên cứu thƣờng là các họ gây hại cho sản xuất nông nghiệp nhƣ họ Châu chấu (Acridinae) có 11 loài; Họ Bọ xít

năm cạnh (Pentatomiadae) có 9 loài; Họ Bọ xít dài (Coreidae) có 9 loài; Họ Rầy xanh (Cicadellidae) có 6 loài; Họ Ngài sáng (Piralididae) có 7 loài; Họ Ngài đêm

(Noctuidae) có 6 loài. Các họ có các loài thiên địch của dịch hại thƣờng chỉ có 1 – 3

loài nhƣ họ Ong kén nhỏ (Branconidae) 3 loài; Họ Ong mắt đỏ (Trichogrammatidae) 2 loài; Họ Ong vàng (Vespisdae) 2 loài.

Cá chiếm 11,3% tổng số loài động vật tại khu vực nghiên cứu, trong đó chủ yếu là các loài đƣợc ngƣời dân thả nuôi để sử dụng làm thực phẩm nhƣ: Cá mè

(Cyprinus carpio)…Ngoài ra còn một số loài cá sống trong tự nhiên nhƣng tần suất bắt

gặp không cao nhƣ cá bã trầu (Trichopsis vittata), cá săn sắt (Macropodus opercularis).

Bảng 3.6. Thành phần các loài động vật tại khu vực nghiên cứu TT Nhóm Tên khoa học Tên Việt Nam Số

họ Số loài % số loài/tổng loài 1 Côn trùng Orthoptera Bộ cánh thẳng 4 16 67,1% Hemiptera Bộ cánh nửa 5 22 Coleoptera Bộ cánh cứng 11 34 Diptera Bộ hai cánh 8 12 Thysanoptera Bộ cánh tơ 2 4 Homoptera Bộ cánh đều 7 16 Lepidoptera Bộ cánh vảy 16 36 Hymenoptera Bộ cánh màng 12 20

Odonata Bộ chuồn chuồn 3 5

Mantodae Bộ bọ ngựa 1 1

2 Cá Cypriniformes Bộ cá chép 1 12 11,3%

Siluriformes Bộ cá nheo 2 3

Synbranchiformes Bộ mang liền 2 2

Perciformes Bộ cá vƣợc 6 10

Characiformes Bộ cá chim trắng 1 1 3 Lƣỡng

Anura Bộ không đuôi 5 15 6,1%

4 Bò sát Squamata Bộ có vảy 6 11 4,5% 5 Chim Ciconiiformes Bộ cò 1 1 4,9% Columbidae Bộ bồ câu 1 2 Passeriformes Bộ sẻ 5 9 6 Động vật đáy Hirudinidae Lớp đỉa 1 1 6,1% Gastropoda Lớp chân bụng 5 6 Bivalvia Lớp hai mảnh 2 2 Crustacea Lớp giáp xác 1 5

Hình 3.6: Tỉ lệ % các loài động vật tại khu vực nghiên cứu

Số loài lƣỡng cƣ tại khu vực nghiên cứu có 15 loài phân bố trong 5 họ 1 bộ. Bò sát có 11 loài phân bố trong 6 họ 1 bộ. Trong khi đó tại Việt Nam ghi nhận đƣợc 80 loài lƣỡng cƣ thuộc 9 họ 3 bộ và 270 loài bò sát thuộc 23 họ 4 bộ [29]. Nhƣ vậy, tại khu vực nghiên cứu số loài lƣỡng cƣ và bò sát tƣơng đối thấp nếu đem so sánh với tổng số loài lƣỡng cƣ và bò sát đƣợc ghi nhận tại Việt Nam. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với một khu vực nghiên cứu có diện tích nhỏ và hệ sinh thái đã bị tác động nhiều của con ngƣời.

Chim chiếm 4,9% tổng số loài động vật tại khu vực nghiên cứu với 12 loài phân bố trong 7 họ và 3 bộ. Trong đó có nhiều loài đƣợc con ngƣời nuôi để làm cảnh hoặc thực phẩm nhƣ: Chào mào (Pycnonotus jocosus), Vành khuyên (Zosterops japonica), Bồ câu (Columba livia domestica)…Một số loài trong tự

nhiên nhƣ Cò bợ (Ardeola bacchus), Chích bông (Orthotomus atrogularis) có tần

suất bắt gặp tƣơng đối thấp. Sự đa dạng sinh học về các loài chim tại khu vực nghiên cứu thấp hơn nhiều so sánh với tổng số loài đƣợc ghi nhận tài Việt Nam (833 loài thuộc 60 họ 19 bộ).

Nói chung, hệ động vật tại khu vực nghiên cứu đã và đang chịu tác động mạnh mẽ từ các hoạt động của con ngƣời nhƣ nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ dẫn đến môi trƣờng sống của nhiều loài bị thay đổi. Những loài có giá trị về kinh tế

đƣợc thả nuôi nhiều hơn, những loài sống trong môi trƣờng tự nhiên càng ngày càng ít và tấn suất bắt gặp cũng thấp. Điều này cho thấy hệ động vật tại khu vực nghiên cứu mang những đặc điểm đặc trƣng cho hệ động vật sống trong môi trƣờng sống và sản xuất của con ngƣời.

3.2.3. Đa dạng hệ sinh thái

Qua điều tra khảo sát thực tế, khu vực nghiên cứu tƣơng đối đa dạng về các dạng hệ sinh thái trong đó điển hình là các hệ sinh thái thủy vực, hệ sinh thái ruộng lúa, hệ sinh thái bờ ruộng…

3.2.3.1. Hệ sinh thái thủy vực

* Hệ thống kênh mƣơng nội đồng

Là hệ sinh thái nhân sinh, phục vụ canh tác nông nghiệp, cấu trúc không liên tục, ngập nƣớc theo mùa hoặc phụ thuộc vào hệ thống thủy lợi. Đa phần thƣờng có dạng thẳng tạo dòng chảy tốt và hạn chế mực nƣớc chết. Lƣợng nƣớc khá dồi dào trong mùa mƣa dù đƣợc cung cấp nƣớc hay không, vào mùa khô khi bƣớc vào vụ đông xuân với cây trồng cạn hàng năm, mƣơng thƣờng khô ở nhiều đoạn.

Các mƣơng nội đồng là nơi sống của nhiều loại thực vật ƣa ẩm hoặc chịu ngập mọc hai bên bờ, chủ yếu là cỏ, các cây bụi và đôi chỗ là các cây gỗ đƣợc trồng phân tán, nơi đây còn là chỗ trú ẩn cho nhiều loài côn trùng và các loài động vật khác. Thủy vực trong mƣơng là nơi sinh sống của nhiều loài cá nhỏ, các loài trai ốc và thƣờng phổ biến nhất là các loài ngoại lai hại lúa nhƣ ốc biêu vàng. Xét về khía cạnh sinh thái nông nghiệp, các dòng mƣơng là thành phần khá đặc trƣng của hệ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật tới hệ sinh thái nông nghiệp và sức khỏe cộng đồng tại huyện thường tín, hà nội và đề xuất giải pháp giảm thiểu (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)