TÓM TẮT Đề tài “Nghiên cứu vai trò hoạt động du lịch sinh thái đối với công tác bảo tồn vườn quốc gia Lò Gò Xa Mát, Huyện Tân biên, Tỉnh Tây Ninh” được thực hiện tại VQG Lò Gò Xa Mát h
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU VAI TRÒ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI
ĐỐI VỚI CÔNG TÁC BẢO TỒN VƯỜN QUỐC GIA LÒ GÒ
XA MÁT, HUYỆN TÂN BIÊN, TỈNH TÂY NINH
Họ và tên sinh viên: TRƯƠNG VĂN THẠCH
Niên khóa: 2008 - 2012
Tháng 06/2012
Trang 2Khóa luận được đề trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành
Quản lý môi trường và du lịch sinh thái
Giáo viên hướng dẫn Thạc sĩ Nguyễn Anh Tuấn
Tháng 06/2012
Trang 3BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TPHCM
KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN
PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Khoa: Môi trường và Tài nguyên
Ngành: Quản lý Môi trường
Chuyên ngành: Quản lý Môi trường và Du lịch Sinh thái
Họ và tên SV: Tương Văn Thạch Mã số SV: 08146124
Khoá học : 2008 – 2012 Lớp : DH08DL
1 Tên đề tài: Nghiên cứu vai trò hoạt động du lịch sinh thái đối với công tác
bảo tồn Vườn Quốc Gia Lò Gò Xa Mát huyện Tân Biên tỉnh Tây Ninh
2 Nội dung khóa luận tốt nghiệp:
Khảo sát hiện trạng hoạt động DLST VQG Lò Gò Xa Mát
Đánh giá vai trò của hoạt động du lịch sinh thái đối với công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại VQG Lò Gò Xa Mát
Phát phiếu phỏng vấn điều tra đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với hoạt động DLST nơi đây và hiệu quả của hoạt động lồng ghép giáo dục môi trường cho du khách
Phát phiếu phỏng vấn điều tra mức độ mong muốn tham gia vào hoạt động DLST của cộng đồng dân cư sống xung quanh vườn
3 Thời gian thực hiện: Bắt đầu: tháng 03/2012 Kết thúc: tháng 06/2012
4 Họ tên GVHD : Th.S Nguyễn Anh Tuấn
Nội dung và yêu cầu của KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn
2012 Ban Chủ nhiệm Khoa Giáo viên hướng dẫn
Th.S Nguyễn Anh Tuấn
Trang 4iv
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Th.S Nguyễn Anh Tuấn, người thầy đã tận tâm dìu dắt, động viên, hổ trợ và đóng góp những ý kiến quý báu cho tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Môi Trường và Tài Nguyên, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã hết lòng dạy dỗ, truyền đạt kiến thức cho tôi, giúp tôi có được nền tảng cơ bản cho khóa luận
Tôi xin chân thành cảm ơn các chú, anh, chị đang công tác tại trung tâm Giáo Dục và Dịch Vụ Môi Trường Rừng Vườn Quốc Gia Lò Gò Xa Mát, các anh đang công tác tại trạm bảo vệ rừng đã tạo điều kiện và giúp đở tôi trong quá trình khảo sát thực địa củng như cung cấp các số liệu cần thiết để tôi thực hiện đề tài
Cuối cùng, xin cảm ơn bạn bè và đặc biệt là gia đình đã dành cho tôi những tình cảm chân thành, động viên giúp đở để tôi hoàn thành tốt khóa luận này
Sinh viên thực hiện
Trương Văn Thạch
Trang 5TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu vai trò hoạt động du lịch sinh thái đối với công tác bảo tồn
vườn quốc gia Lò Gò Xa Mát, Huyện Tân biên, Tỉnh Tây Ninh” được thực hiện tại
VQG Lò Gò Xa Mát huyện Tân Biên tỉnh Tây Ninh từ tháng 03/2012 đến tháng 06/2012 với các nội dung sau:
Khảo sát hiện trạng hoạt động DLST VQG Lò Gò Xa Mát
Đánh giá vai trò của hoạt động du lịch sinh thái đối với công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại VQG Lò Gò Xa Mát
Phát phiếu phỏng vấn điều tra đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với hoạt động DLST nơi đây và hiệu quả của hoạt động lồng ghép giáo dục môi trường cho du khách
Phát phiếu phỏng vấn điều tra mức độ mong muốn tham gia vào hoạt động DLST của cộng đồng dân cư sống xung quanh vườn
Qua kết quả điều tra cho thấy mức độ mong muốn tham gia vào DLST của cộng đồng dân cư rất cao
Đề xuất được các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động DLST và giúp cho vai trò của hoạt động này trở nên thiết thực hơn
Trang 6vi
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
TÓM TẮT v
MỤC LỤC vi
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ix
DANH MỤC CÁC HÌNH x
DANH MỤC CÁC BẢNG xi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ xii
DANH MỤC PHỤ LỤC xiii
Chương 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu của đề tài 2
1.3 Đối tượng nghiên cứu 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu 2
Chương 2 TỔNG QUAN 3
2.1 Các khái niệm có liên quan 3
2.1.1 Du lịch sinh thái 3
2.1.2 Các nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái 4
2.1.3 Những yêu cầu cơ bản để phát triển du lịch sinh thái 4
2.1.4 Du lịch sinh thái bền vững 5
2.1.5 Lợi ích do hoạt động du lịch mang lại 5
2.1.6 Vai trò của DLST tại các khu BTTN 6
2.2 Phân tích bối cảnh phát triển của DLST 6
2.2.1 Tình hình phát triển DLST trong nước 6
2.2.2 Hiện trạng và tiềm năng phát triển DLST tại tỉnh Tây Ninh 7
2.3 Tổng quan về vườn quốc gia Lò Gò Xa Mát 8
2.3.1 Lịch sử hình thành 8
2.3.2 Vị trí địa lý 9
2.3.3 Điều kiện tự nhiên 9
2.3.3.1 Địa hình, địa mạo 9
2.3.3.2 Địa chất 9
2.3.3.3 Thổ nhưỡng 10
Trang 72.3.3.4 Khí hậu – Thuỷ văn 11
2.3.4 Điều kiện nhân sinh kinh tế - xã hội 12
2.3.4.1 Dân số, phân bố dân cư và lao động 12
2.3.4.2 Tình hình giáo dục – y tế 12
2.3.4.3 Giao thông, thông tin liên lạc, hệ thống điện nước 13
2.3.5 Mục tiêu nhiệm vụ của VQG Lò Gò Xa Mát 14
2.3.6 Diện tích và các phân khu chức năng 15
2.3.7 Cơ cấu tổ chức của VQG Lò Gò Xa Mát 16
2.3.8 Giá trị tài nguyên thiên nhiên và nhân văn 16
2.3.8.1 Giá trị về tài nguyên thực vật 16
2.3.8.2 Giá trị về tài nguyên động vật 17
2.3.8.3 Giá trị về tài nguyên nhân văn 18
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
3.1 Nội dung nghiên cứu 20
3.2 Phương pháp nghiên cứu 20
3.2.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu 20
3.2.2 Phương pháp khảo sát thực địa 20
3.2.3 Phương pháp điều tra xã hội học 21
3.2.4 Phương pháp phân tích SWOT 21
3.2.5 Phương pháp phỏng vấn chuyên gia 22
Chương 4 KẾT QUẢ - THẢO LUẬN 23
4.1 Hiện trạng DLST tại VQG Lò Gò Xa Mát 23
4.1.1 Cơ sở pháp lý hoạt động DLST VQG Lò Gò Xa Mát 23
4.1.2 Trung tâm giáo dục và dịch vụ môi trường rừng 23
4.1.2.1 Nhiệm vụ và chức năng 23
4.1.2.2 Cơ cấu tổ chức 25
4.1.3 Hiện trạng DLST tại VQG Lò Gò Xa Mát 25
4.1.3.1 Cơ sở vật chất 25
4.1.3.2 Hệ thống điện nước giao thông thông tin liên lạc 27
4.1.3.3 Hệ thống quản lý chất thải rắn, nước thải, sức chứa: 27
4.1.3.4 Nguồn nhân lực để phục vụ du lịch sinh thái 28
4.1.3.5 Lượng khách du lịch đến với VQG 29
4.1.3.6 Doanh thu từ hoạt động du lịch 30
4.1.3.7 Đối tượng khách 31
4.1.3.8 Mục đích đi du lịch 31
Trang 8viii
4.1.3.9 Công tác quản lý du lịch 32
4.1.3.10 Giáo dục môi trường 33
4.1.3.11 Các sản phẩm DLST tại VQG 34
4.1.3.12 Các tuyến DLST tại VQG 35
4.1.3.13 Tiếp thị du lịch 36
4.2 Đánh giá vai trò hoạt động DLST đối với công tác bảo tồn tại VQG Lò Gò Xa Mát 37
4.2.1 Cơ chế tạo lợi tức cho VQG 37
4.2.2 Sự tham gia của cộng đồng dân cư vào DLST 38
4.2.2.1 Đời sống kinh tế xã hội cộng đồng dân cư quanh VQG 38
4.2.2.2 Mức độ quan tâm của cộng đồng dân cư đối vơi hoạt động DLST 39
4.2.2.3 Lợi ích của du lịch sinh thái mang đến cho người dân 40
4.2.3 Lồng ghép giáo dục môi trường 40
4.3 Đề xuất giải pháp nâng cao vai trò của DLST trong công tác bảo tồn 42
4.3.1 Giải pháp chính sách quản lý 42
4.3.2 Giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 43
4.3.3 Giải pháp cơ sở hạ tầng 44
4.3.4 Giải pháp vận chuyển 45
4.3.5 Giải pháp cơ chế tạo lợi tức 45
4.3.6 Giải pháp chính sách cộng đồng dân cư 47
4.3.7 Giải pháp cho giáo dục môi trường 48
4.3.8 Giải pháp tiếp thị 49
Chương 5 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 50
5.1 Kết luận 50
5.2 Kiến nghị 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO 52
PHỤ LỤC 1: BẢN ĐỒ VQG LÒ GÒ XA MÁT VÀ MỘT SỐ HÌNH ẢNH 53
PHỤ LỤC 2: SỐ LIỆU THỐNG KÊ CÁC LOÀI ĐỘNG THỰC VẬT VQG LÒ GÒ XA MÁT 62
PHỤ LỤC 3: PHIẾU ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC 81
PHỤ LỤC 4: CÁC TUYẾN DU LỊCH SINH THÁI TAI VQG LÒ GÒ XA MÁT 91
Trang 9IUCN Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới
WTO Hiệp hội Du lịch sinh thái quốc tế
ESCAP Ủy ban kinh tế và xã hội châu Á- Thái Bình Dương KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên
GD & DVMTR Giáo dục và dịch vụ môi trường rừng
Trang 10x
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2 1 Cơ cấu tổ chức của VQG thời điểm tháng 12 năm 2011 16 Hình 4 1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức trung tâm giáo dục và dịch vụ môi trường rừng 25
Trang 11DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2 1 Dân số các xã xung quanh VQG Lò Gò Xa Mát phân chia theo giàu nghèo
12
Bảng 4 1 Mức độ hài lòng của du khách thu thập được qua quá trình điều tra 29
Bảng 4 2 Lượng khách đến với VQG 29
Bảng 4 3 Bảng phân tích SWOT cơ chế tạo lợi tức 46
Trang 12xii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4 1 Đối tượng khách đến với VQG Lò Gò Xa Mát 31
Biểu đồ 4 2 Mục đích khách du lịch đến với VQG Lò Gò Xa Mát 31
Biểu đồ 4 3 Số lần khách đến với VQG Lò Gò Xa Mát 32
Biểu đồ 4 4 Khả năng quay trở lại của khách du lịch 32
Biểu đồ 4 5 Sản phẩm du lịch thu hút khách du lịch đến với VQG 35
Biểu đồ 4 6 Cảm nhận của du khách về VQG Lò Gò Xa Mát 36
Biểu đồ 4 7 Các hình thức du khách biết đến VQG Lò Gò Xa Mát 36
Biểu đồ 4 8 Kinh tế xã hội cộng đồng dân cư quanh VQG 38
Biểu đồ 4 9 Sự hỗ trợ phát triển kinh tế cho cộng đồng địa phương 39
Biểu đồ 4 10 Các hoạt động kinh tế người dân muốn tham gia vào 40
Biểu đồ 4 11 Lợi ích DLST mang đến cho người dân 40
Biểu đồ 4 12 Nhận thức du khách về bảo vệ môi trường 41
Biểu đồ 4 13 Sự quan tâm đóng góp cho công tác bảo tồn VQG 41
Trang 13DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bản đồ VQG Lò Gò Xa Mát và một số hình ảnh 53
Phụ lục 2: Số liệu thống kê các loài động thực vật VQG Lò Gò Xa Mát 61
Phụ lục 3: Phiếu điều tra xã hội học 81
Phụ lục 4: Các tuyến du lịch sinh thái tai VQG Lò Gò Xa Mát 91
Trang 141
Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Hiện nay, Việt Nam có khoảng 11 Vườn Quốc Gia Phần lớn các vườn quốc gia
có vai trò kép, một mặt đây là khu vực cung cấp nơi cư trú cho sự sống hoang dã, mặt khác nó lại phục vụ như là nơi du lịch phổ biến cho quần chúng Việc quản lý các mâu thuẫn tiềm ẩn giữa hai mục đích này có thể là một vấn đề, cụ thể là du khách sẽ đem lại thu nhập cho vườn quốc gia và vườn quốc gia sử dụng nguồn thu nhập này để duy trì và phát triển các dự án bảo tồn Các vườn quốc gia cũng là nguồn cung cấp các tài nguyên thiên nhiên có giá trị, chẳng hạn như gỗ, khoáng sản và các loại tài nguyên có giá trị khác
Tuy nhiên, hiện nay tình trạng xâm chiếm đất rừng, khai thác gỗ trái phép và săn bắt động vật hoang dã là những nguy cơ lớn nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến sự đa dạng sinh học của VQG mà đến nay chưa thể giải quyết được
Một trong những biện pháp được áp dụng để làm giảm áp lực trên đó là phát triển Du lịch sinh thái Dựa trên sự hấp dẫn về đa dạng sinh học và các giá trị về văn hoá cộng đồng địa phương và nguồn vốn để cải thiện và phục hồi lại các giá trị đa dạng sinh học đã và đang thất thoát do bàn tay con người
Hoạt động du lịch cũng có hai mặt, bên cạnh lợi ích kinh tế xã hội mang lại, hoạt động du lịch cũng ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường tự nhiên cũng như nhân văn trong khu vực nếu không có các biện pháp quản lý tốt Do đó cần có các giải pháp quản lý hiệu quả hoạt động du lịch sinh thái tại các VQG, nâng cao vai trò hoạt động
du lịch sinh thái trong công tác bảo tồn
Với diện tích 18.765 ha, VQG Lò Gò Xa Mát là khu rừng có độ che phủ lớn nhất tại Tây Ninh Nơi đây có hệ động thực vật phong phú, đặc biệt là hệ chim nước quý hiếm, nằm ở phía Tây vùng đất thấp miền Đông Nam Bộ, chủ yếu là rừng nguyên sinh với địa hình khá bằng phẳng Nhận thức được vai trò quan trọng của hoạt động du lịch sinh thái trong công tác bảo tồn, VQG đã mở cửa cho khách tham quan Tuy
Trang 15nhiên, vai trò mà DLST đối với mục tiêu bảo tồn của VQG thật sự có mang lại hiệu quả hay không vẫn chưa có những nghiên cứu cụ thể
Từ những cơ sở lý luận trên, tôi chọn đề tài “Nghiên cứu vai trò hoạt động du
lịch sinh thái đối với công tác bảo tồn Vườn Quốc Gia Lò Gò Xa Mát huyện Tân Biên tỉnh Tây Ninh” để làm luận văn tốt nghiệp
1.2 Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu của đề tài là áp dụng các phương pháp nghiên cứu nhằm:
Khảo sát hiện trạng hoạt động du lịch sinh thái tại VQG Lò Gò Xa Mát
Đánh giá hiệu quả vai tò của của hoạt động DLST đối với công tác bảo tồn, tìm hiểu những điểm mạnh, điểm yếu trong công tác bảo tồn
Từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động DLST đối với công tác bảo tồn
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu gồm:
Tài nguyên du lịch sinh thái tại VQG
Hiện trạng hoạt động du lịch sinh thái
Cộng đồng dân cư sống sung quanh VQG, cán bộ nhân viên quan lí VQG, khách du lịch đến với VQG
Trang 16Một số người quan niệm DLST là du lịch thiên nhiên, đã xuất hiện từ 1800 (Ashton, 1993), mọi hoạt động du lịch có liên quan đến thiên nhiên như leo núi, tắm biển… đều được hiểu là DLST
Có quan niệm DLST là loại hình du lịch có lợi cho sinh thái, ít có những tác động tiêu cực đến sự tồn tại và phát triển của các hệ sinh thái Có ý kiến cho rằng DLST đồng nghĩa với du lịch đạo lý, du lịch có trách nhiệm, du lịch xanh có lợi cho môi trường hay có tính bền vững
Do vậy, cho đến nay khái niệm về DLST vẫn còn được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau, với những tên gọi khác nhau
Theo Hector Ceballoss – lascurain đưa ra năm 1987: “Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên còn ít bị thay đổi, với những mục đích đặc biệt: nghiên cứu, tham quan với ý thức trân trọng thế giới hoang dã và những giá trị văn hóa được khám phá”
Hiệp hội Du lịch sinh thái quốc tế (WTO): “Du lịch sinh thái là việc đi lại có trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và cải thiện phúc lợi cho người dân địa phương”
Sau đó, tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) đã đưa ra định nghĩa khác khá đầy đủ hơn: “DLST là tham quan và du lịch có trách nhiệm với môi trường tại các điểm tự nhiên không bị tàn phá để thưởng thức thiên nhiên và các đặc điểm văn hóa đã tồn tại trong quá khứ hoặc đang hiện hành, qua đó khuyến khích hoạt động bảo vệ hạn
Trang 17chế những tác động tiêu cực do khách tham quan gây ra, và tạo ra lợi ích cho những người dân địa phương tham gia tích cực
Gần đây, định nghĩa chích xác và hoàn chỉnh nhất là định nghĩa của Honey (1999): “DLST là du lịch tới những khu vực nhạy cảm và nguyên sinh thường được bảo vệ với mục đích nhằm gây ra tác hại và với quy mô nhỏ nhất Nó giúp giáo dục du khách, tạo quỹ để bảo vệ môi trường, nó trực tiếp đem lại nguồn lợi kinh tế và sự tự quản lý cho người dân địa phương và nó khuyến khích tôn trọng các giá trị văn hóa và quyền con người”
Còn rất nhiều định nghĩa khác về du lịch sinh thái, nhưng để có được sự thống nhất về khái niệm làm cơ sở cho công tác nghiên cứu và hoạt động thực tiễn phát triển DLST Năm 1999, Tổng cục Du Lịch Việt Nam, ESCAP, WWF, IUCN đã đưa ra định nghĩa về DLST: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”
2.1.2 Các nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái
Có hoạt động giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết về môi trường, qua
đó tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn
Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái
Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng
Tạo cơ hội có việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương
2.1.3 Những yêu cầu cơ bản để phát triển du lịch sinh thái
Theo Drumm, 2002, những yếu tố đóng vai trò thiết yếu đối với việc tổ chức DLST thành công
Ít gây ảnh hưởng tới tài nguyên thiên nhiên của KBTTN
Thu hút sự tham gia của các cá nhân, cộng đồng, khách DLST, các nhà điều hành tour và các cơ quan tổ chức của chính phủ
Tôn trọng văn hóa và truyền thống địa phương
Tạo thu nhập lâu dài và bình đẳng cho cộng đồng địa phương và cho các bên tham gia khác, bao gồm cả những nhà điều hành tour tư nhân
Tạo nguồn tài chính cho công tác bảo tồn của KBTTN
Giáo dục những người tham gia về vai trò của họ trong công tác bảo tồn
Trang 185
Sẽ không thể có DLST nếu không có thiên nhiên (được bảo vệ tốt) và sự hấp dẫn của thiên nhiên để có thể thưởng thức
2.1.4 Du lịch sinh thái bền vững
Theo các nhà khoa học về du lịch, du lịch PTBV cần dựa vào các yếu tố:
Thị trường thế giới về những điểm du lịch mới và các sản phẩm du lịch ngày càng tăng
Phát triển phải coi trọng bảo tồn tài nguyên thiên nhiên
Du lịch trực tiếp mang lại nhiều lợi ích về kinh tế và cải thiện phúc lợi cho cộng động
Khái niệm DLST bền vững:
DLST bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi đó vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên và phát triển du lịch trong tương lai
Phát triển DLST bền vững cần có sự cân bằng giữa các mục tiêu kinh tế, xã hội
và môi trường trong khuôn khổ các nguyên tắc và các giá trị đạo đức
2.1.5 Lợi ích do hoạt động du lịch mang lại
DLST ra đời không chỉ xuất phát từ nhu cầu du lịch tiếp cận thiên nhiên ngày càng tăng mà còn từ những tác dụng tích cực của nó như một công cụ bảo tồn và đem lại những lợi ích như sau cho các khu BTTN:
DLST đòi hỏi rằng việc bảo tồn ở một số khu vực nhất định và các hoạt động bảo tồn phải có hiệu quả để thu hút du khách tới tham quan
DLST đem lại lợi ích cho đất nước, cho khu vực, cộng đồng địa phương và đặc biệt là khu BTTN và đây sẽ là nguồn chính phục vụ bảo tồn
DLST có thể đem lại nhiều lợi ích hơn cho các khu BTTN, do đó sẽ khuyến khích chính phủ và các đơn vị tư nhân đầu tư thành lập các khu BTTN tương tự
DLST có thể đóng góp cho bảo tồn nếu nó được sử dụng như một công cụ giáo dục môi trường (GDMT)
DLST sẽ tạo công ăn việc làm mới cho cộng đồng địa phương để họ không tham gia vào các hoạt động phá hủy hệ sinh thái và đe dọa đến các nguồn tài nguyên thiên nhiên
Trang 192.1.6 Vai trò của DLST tại các khu BTTN
Có thể thấy vai trò của DLST tại các khu BTTN:
DLST một yếu tố có tác động tích cực đến bảo tồn thiên nhiên nên cần hướng các hoạt động này nhằm phục vụ mục đích bảo vệ tài nguyên, sử dụng tài nguyên bền vững
DLST có thể là phương cách đem lại nguồn thu nhập cho KBTTN và cộng đồng địa phương
2.2 Phân tích bối cảnh phát triển của DLST
2.2.1 Tình hình phát triển DLST trong nước
Việt Nam là một quốc gia có nguồn tài nguyên phong phú và tính đa dạng sinh học cao, được xếp là một trong 16 nước có tính đa dạng sinh học cao nhất thế giới Theo những số liệu mới công bố nhiều năm trở lại đây, nhiều loài động thực vật mới được phát hiện và mô tả ở các vùng lãnh thổ khác nhau ở Việt Nam
Tuy có tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên hết sức to lớn, nhưng DLST ở các khu bảo tồn Việt Nam còn ở giai đoạn đầu của sự phát triển, hoạt động du lịch ở các VQG thuộc loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên có định hướng DLST, các hoạt động
đa số mang tính tự phát, chưa có sản phẩm và đối tượng phục vụ rõ ràng, chưa có đầu
tư cho việc quảng bá, nghiên cứu thị trường và công nghệ phục vụ DLST và chưa có
sự quan tâm thích đáng tới việc đào tạo về DLST (Pham Trung Lương và Nguyễn Tài Chung, 1988) Với hiện trạng trên, ta có thể nhận thấy rằng:
Mặc dù có những tuyến du lịch mang tính chất DLST nhưng trên thực tế chỉ là
du lịch thiên nhiên hay du lịch liên quan đến thiên nhiên
Khách đến VQG chỉ tiếp cận được với hệ sinh thái rừng, các loài thực vật, một
số loài côn trùng, rất hiếm bắt gặp thú rừng
Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch không đáp ứng nhu cầu du khách và yêu cầu của DLST phát triển theo hướng bền vững của khu bảo tồn
Hoạt động giáo dục môi trường, một yếu tố rất cơ bản chưa được triển khai nhiều do chưa được quan tâm đúng mức và thiếu cán bộ về lĩnh vực mới mẻ này Hầu hết hướng dẫn viên chỉ là những người dẫn đường, không thấy được nhiệm vụ quan trọng chủ yếu nhất của mình là giáo dục, diễn giải môi trường
Trang 207
Việc kết hợp văn hóa bản địa vào hoạt động này chưa được linh hoạt Lợi ích từ hoạt động du lịch còn ít, chưa hỗ trợ nhiều cho công tác bảo tồn và phát triển cộng đồng, chưa thu hút được sự tham gia của người dân địa phương
Một trong nguyên nhân chủ yếu kìm hãm sự phát triển DLST ở các khu bảo tồn Việt Nam là thiếu sự liên kết giữa các cơ quan, ban ngành, các cấp trong việc xây dựng các chính sách phát triển và quy hoạch du lịch sinh thái Bên cạnh đó trình độ, kiến thức về DLST còn thiếu, trong khi đó công tác đào tạo chưa được quan tâm đúng mức
2.2.2 Hiện trạng và tiềm năng phát triển DLST tại tỉnh Tây Ninh
Hiện trạng phát triển du lịch của tỉnh Tây Ninh
Tây Ninh là tỉnh có vị trí thuận lợi, cách thành phố Hồ Chí Minh 99 km, cách thành phố du lịch Vũng Tàu khoảng 200 km Tây Ninh còn nối với các tỉnh miền Tây Nam Bộ và thành phố Hồ Chí Minh bằng đường thủy, trên sông Sài Gòn và sông Vàm
Cỏ Đông Mặt khác, Tây Ninh cách Thủ đô Phnom Pênh, nơi có nhiều cảnh quan du lịch nổi tiếng của Campuchia không xa, khoảng 180 km Con đường xuyên Á hoàn thành, việc thông thương theo tuyến này có nhiều thuận lợi hơn và là cơ hội để phát triển du lịch
Tiềm năng du lịch sinh thái của tỉnh Tây Ninh
Các khu du lịch chính phục vụ cho du lịch sinh thái gồm:
- Hồ Dầu Tiếng: với 27.000 ha mặt nước, 4560 ha đất bán ngập, dung tích 1,5 tỷ
m3 nước, cách thị xã Tây Ninh hơn 25km về phía Đông - Bắc Đây là một địa điểm du lịch đầy tiềm năng, phong phú tuyệt vời và đang cần sự đầu tư để trở thành khu nghỉ dưỡng, giải trí, thể thao, công viên, sân golf, công viên rừng, khu săn bắn, câu cá, bãi tắm, du thuyền, các môn thể thao trên nước…
- Núi Bà Đen: với những di tích lịch sử văn hóa, chùa chiền, các hang động hoang sơ, cùng hệ thống cáp treo máng trượt thu hút hàng năm hơn 1.5 tiệu khách tham quan
- Các khu Di tích lịch sử cách mạng: Đã được xếp hạng như: Trung Ương Cục Miền Nam, Căn cứ Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam,
Trang 21Căn cứ Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam… Đã được tái hiện và trùng
tu, tôn tạo
- Vườn Quốc gia Lò Gò - Xa Mát: Với hệ thống rừng mang tính nguyên sinh hiện có là địa điểm lý tưởng để khách tham quan, du lịch, cắm trại, nghiên cứu hệ sinh thái của rừng, đặc trưng là vùng đầm nước mênh mông xen lẫn với các trảng cây họ Dầu rụng lá vào mùa khô tạo nên vùng đất gập nước theo mùa khá độc đáo Là nơi cư trú của nhiều loài chim nước, đặc biệt có 6 loài chim quý hiếm được ghi vào sách đỏ
Việt Nam tiêu biểu như: Gà lôi hông tía (Lophura diardi), Già đẫy Java (Leptoptilos
javanicus)…
- Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh: Cách trung tâm thị xã khoảng 5km về phía Đông, diện tích 1km2, đây là một công trình kiến trúc nghệ thuật nổi tiếng độc đáo được xây dựng năm 1936 Hàng năm nơi đây đón hàng triệu khách du lịch tham quan
và tín đồ về dự lễ hội
Ngoài các điểm du lịch chủ yếu trên, tiềm năng du lịch của Tây Ninh còn rất lớn, cần tiếp tục khai thác như:
- Du lịch sinh thái trên tuyến sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông
- Du lịch về nguồn ở các di tích lịch sử như: Căn cứ Bời Lời, Địa đạo An Thới ,
Địa đạo Lợi Thuận , Chiến khu Dương Minh Châu
- Tháp cổ Bình Thạnh, di tích của nền văn hóa Óc Eo cách đây hơn 10 thế kỷ
2.3 Tổng quan về vườn quốc gia Lò Gò Xa Mát
2.3.1 Lịch sử hình thành
Quyết định số 194/CT Ngày 09/8/1986 của Chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã đưa khu rừng Lò Gò- Xa Mát vào danh lục các vùng bảo tồn thiên nhiên với diện tích ban đầu là 10.000 ha
Theo công văn số 842NN/PTLN/CN của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngày 16/7/1997 UBND tỉnh Tây Ninh ra quyết định số 261A/QĐ-UB thành lập Rừng đặc dụng lịch sử Lò Gò – Xa Mát trực thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh
Trang 22 Phía Bắc và Tây giáp Campuchia, phía tây giới hạn bằng sông Vàm Cỏ Đông
Phía Đông giáp vùng nông nghiệp thuộc xã Tân Lập-Tân Bình
Phía Nam giáp vùng nông nghiệp Hòa Hiệp
Tọa độ địa lý của VQGLGXM được xác định như sau:
11o 30’ 4.97 - 11o 40’ 38.96 vĩ độ Bắc
105o 48’ 2.27 - 105o 58’ 20.47 kinh độ Đông
Tổng diện tích của VQG, kể cả vùng đệm là 18.806 ha
2.3.3 Điều kiện tự nhiên
2.3.3.1 Địa hình, địa mạo
VQG Lò Gò - Xa Mát có địa hình gần như bằng phẳng, thay đổi trong khoảng 5 – 20m, rải rác có những gò cao với độ cao không vượt quá 25m so với mực nước biển
Cả vùng có độ dốc trung bình 1o - 5 o do vậy VQG có địa hình gần như bằng phẳng như kiểu của bậc thềm sông Vàm Cỏ Đông Có thể phân chia địa hình cho khu vực Lò Gò -
Xa Mát thành các kiểu phụ tiểu địa hình là bằng phẳng, trũng và gò, hình thành các trảng và bàu ngập nước trong mùa mưa
Nhìn chung VQG Lò Gò - Xa Mát nằm trên thềm sông cổ, có hoạt động nội sinh ổn định nên địa hình địa mạo cũng đơn giản, không có nhiều thay đổi phức tạp
Trang 23Phân tích chi tiết hơn thì nền địa chất tại khu vực VQG Lò Gò - Xa Mát có thuộc trầm tích đệ tứ có tuổi Pleistocene thuộc hệ tầng Mộc Hóa và Holocene thuộc Holocene thượng và hạ, trầm tích sông và đầm lầy, không có trầm tích trung thuộc trầm tích biển tại khu vực này
Các hoạt động kiến tạo tại khu vực này đã diễn ra từ thời cổ xưa và đã ổn định Các đứt gãy địa chất có thể xác định trong khu vực VQG tương ứng là đứt gãy Vàm
Cỏ Đông, Xa Mát – sông Sài Gòn
Các thành tạo địa chất thuộc trầm tích Đệ Tứ trong khu vực Lò Gò - Xa Mát như sau (từ tuổi cổ đến trẻ):
- Trầm tích Pleistocene thượng, tầng trên: trầm tích sông với các thành phần sỏi, cát, bột, sét chiếm phần lớn diện tích của VQG
- Trầm tích Holocene hạ-trung: thuộc trầm tích sông với các thành phần cuội sỏi, cát, bột sét Phân bố chủ yếu dọc lưu vực sông Vàm Cỏ
- Trầm tích Holocene thượng phần dưới: thuộc trầm tích sông - đầm lầy, thành phần vật liệu bột, sét, di tích thực vật, than bùn Phân bố tại tại các địa hình thấp trũng hoặc các trũng đầm lầy hóa có độ cao địa hình tại chỗ chênh lệch 0,5 – 1m Với thành phần chủ yếu là bùn nhão mềm bở, sét chiếm ưu thế
- Trầm tích Holocene thượng phần trên: thành phần cát sét, bột sét, di tích thực vật ở khu vực thuộc trầm tích sông Phân bố dọc lưu vực các suối nhỏ như Da Ha
2.3.3.3 Thổ nhưỡng
Trên cơ sở nền địa chất trầm tích dày, phong hóa mạnh tạo thành các khối laterit vững chắc, với các loại đất phù sa cổ phát triển cùng với các quá trình địa mạo san bằng và bào mòn tạo nên các lớp đất cát trên bề mặt, thấy xuất hiện rải rác trong VQG và đặc biệt là phần phía Bắc có địa hình thấp trũng lôi kéo cát trong thềm cổ Việc xuất hiện các khối laterit lớn, mà nhiều nơi lộ ra trên bề mặt do kết quả tích tụ oxyt sắt - nhôm Phân bố của các khối laterit này thấy xuất hiện tại các trảng, bàu có địa hình bằng phẳng tạo điều kiện nước không thấm xuống dưới được, gây ngập một khoảng thời gian trong mùa mưa
Trang 24Nền nhiệt độ trong khu vực ổn định trong khoảng 25-27 oC, nhiệt độ trung bình năm xấp xỉ 27 oC và biên độ nhiệt giữa các tháng không cao
Lượng bốc hơi nước trung bình xấp xỉ bằng hoặc thấp hơn tổng lượng mưa năm, tuy nhiên lượng bốc hơi thay đổi rõ rệt theo mùa Trong mùa mưa lượng bốc hơi thường thấp hơn lượng mưa, nhưng trong các tháng mùa khô thì lượng bốc hơi tăng cao hơn lượng mưa Số tháng có lượng bốc hơi nước trên 100mm kéo dài 5-6 tháng (tháng 12, 1, 2, 3 và 4)
Các đặc trưng khí hậu:
Lượng mưa trung bình/ năm: 1.800mm
Nhiệt độ trung bình/ năm: 26.9oC
Bốc hơi nước trung bình/ năm: 1.100-1.200mm
Thủy văn:
Sông Vàm Cỏ Đông: xuất phát nguồn từ Campuchia chảy qua phía Tây khu rừng và là ranh giới quốc gia Việt Nam- Campuchia Đoạn chảy qua khu rừng dài khoảng 20 km, lòng sông rộng 10-20m, có nơi mở rộng đến 50m, chảy uốn lượn và cắt vào thềm phù sa cổ
Suối Đa Ha- Xa Mát: cũng xuất phát nguồn từ Campuchia chảy qua phía Đông Bắc - Tây Nam chảy vào khu trung tâm khu vực VQG rồi hợp với các suối Mẹt Nu, Sa Nghe, Tà Nốt thành suối Sa Mát chảy ra sông Vàm Cỏ Đông Suối có nước quanh năm, lòng suối nhỏ, chảy ngoằn ngoèo
Ngoài ra còn có một số suối nhỏ nằm trong khu rừng như: suối Mẹc Nu, suối Sa Nghe, Suối Tà Nốt, suối Thị Hằng
Nước ngầm trong khu vực khá phong phú và gần mặt đất, ở độ sâu 4 - 5 m ở các khu vực gần sông suối có thể cung cấp nước sinh hoạt, và ở độ sâu > 20 m cho
Trang 25nước phục vụ sản xuất ( 140 - 240 m3/ ngày)
2.3.4 Điều kiện nhân sinh kinh tế - xã hội
2.3.4.1 Dân số, phân bố dân cư và lao động
Số lượng khu dân cư giáp ranh với VQG Lò Gò - Xa Mát nằm trên địa bàn hành chính của 4 xã: Tân Bình, Tân Lập, Hoà Hiệp và Thạnh Tây thuộc huyện Tân Biên tỉnh Tây Ninh Tổng dân số của 4 xã là 31.331 người với 8.131 hộ Trong đó 21% là hộ nghèo, 44% hộ trung bình và 35% là hộ giàu
Dân tộc chủ yếu ở khu vực là người Kinh với 7.806 hộ chiếm 97,0%; Khơmer
202 hộ chiếm 2,6%; các dân tộc khác (Tày, Mường, Hoa) là 25 hộ chiếm 0,4%
Nông nghiệp là ngành sản xuất chính của nhân dân các xã, có khoảng từ 95% người dân sống bằng nghề nông, chăn nuôi quy mô nhỏ và làm thuê theo mùa vụ Một bộ phận dân cư vẫn còn sống lệ thuộc vào đất rừng và các lâm sản ngoài gỗ, tạo
80-áp lực lớn cho công tác quản lý bảo vệ rừng của VQG Nhìn chung đời sống đại đa số người dân xung quanh VQG còn gặp nhiều khó khăn
Bảng 2 1 Dân số các xã xung quanh VQG Lò Gò Xa Mát phân chia theo giàu nghèo
hộ
Hộ nghèo
% hộ nghèo
Hộ TB % hộ
trung bình
Hộ giàu % số
hộ giàu
Số người Số hộ người Số Số hộ người Số Số hộ Tân
Bình 5.179 1.338 0,7 1.515 303 22,65 592 148 11,06 3072 887 66,29 Tân
Lập 8.942 2.343 3,55 1.612 403 17,20 3.864 966 41,23 3466 974 41,57 Thạnh
Tây 9.873 2.561 2,03 1.480 370 14,45 4.980 1.245 48,61 3413 946 36,94 Hòa
Trang 2613
- Xã Tân Bình: Mẫu giáo 1 trường, tiểu học 2 trường, trung học cơ sở 1 trường
- Xã Tân Lập: Mẫu giáo 1 trường, tiểu học 1 trường, trung học cơ sở 1 trường
- Xã Hòa Hiệp: Mẫu giáo 1 trường, tiểu học 3 trường, trung học cơ sở 1 trường
Do nhân dân chủ yếu là sản xuất nông nghiệp nên con em được đến trường, nhưng tỷ lệ học hết cấp 2 rồi nghỉ học là tương đối cao
Các xã biên giới những năm gần đây được nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc dạy và học là tương đối đầy đủ
Y tế:
Mỗi xã đều có 1 trạm xá để khám và chữa bệnh cho nhân dân, tuy nhiên cán bộ
y tế cấp xã còn phải kiêm nhiệm nhiều công việc chuyên môn và phải thực hiện cùng một lúc nhiều chương trình trên địa bàn như truyền thông, dân số, tiêm chủng mở rộng, phòng chống rốt rét, bệnh lao, các bệnh xã hội khác … Do cơ sở vật chất còn khó khăn nên chưa đáp ứng được điều kiện khám và chữa bệnh cho nhân dân cũng như thu hút được nhân tài trong ngành y về công tác tại cơ sở
2.3.4.3 Giao thông, thông tin liên lạc, hệ thống điện nước
Giao thông:
Những năm gần đây cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn của vùng đã được cải thiện nhờ sự hỗ trợ của chương trình 134, 135
Các trục đường chính trong khu vực gồm:
- Đường 791 là đường an ninh quốc phòng chạy tiếp giáp với Vườn quốc gia
- Đường 783 dài 13km xuất phát từ Quốc lộ 22B đến đường 791 (tại ngã ba Lò Gò) đường nay đã được rải nhựa từ đầu năm 2003
- Đường dân sinh Hòa Hiệp xuất phát từ Quốc lộ 22B đến đường 791 tại trung tâm xã, đường nay đã được rải nhựa
Ngoài ra, các đường liên ấp liên xã đều đã được rải đá cấp phối Nhìn chung về giao thông trong khu vực đi lại thuận tiện, dễ dàng
Trang 27Thông tin liên lạc:
Hệ thống thông tin liên lạc của vùng đã có toàn bộ, hầu hết các tuyến điện thoại
và những trung tâm phát sóng của một số mạng điện thoại di động đều đi qua các xã vùng đệm Internet cũng được sử dụng nhưng chưa thực sự rộng rãi
Hệ thống điện:
Cơ bản đường điện trung thế đã được đầu tư xây dựng đến trung tâm của mỗi
xã và dọc theo các trục lộ chính Nhưng do dân cư phân bố không tập trung, nhiều cụm dân cư sống xa đường lộ chính điện chưa tới Ngoài ra, có một lưới điện nằm phía bên đất VQG và dân cư tập trung ở đây phần nào ảnh hưởng đến công tác bảo tồn của Vườn quốc gia
Trong 03 xã chỉ có xã Tân Bình có 02 trạm nước cung cấp nước sạch cho nhân dân nhưng cũng chỉ đáp ứng được nhu cầu sử dụng cho nhân dân sống cặp theo 2 bên đường 783 Còn lại các xã nhân dân đều sử dụng nước từ giếng khoan hoặc giếng đào
2.3.5 Mục tiêu nhiệm vụ của VQG Lò Gò Xa Mát
Bảo tồn mẫu chuẩn về hệ sinh thái rừng dày bán ẩm, sự đa dạng sinh học đặc trưng của vùng rừng chuyển tiếp giữa Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long (là rừng tiêu biểu ở Việt Nam có hệ sinh thái này)
Tiếp tục điều tra phát hiện bổ sung và bảo tồn các loài động, thực vật đặc hữu quý hiếm hiện có trong khu vực vườn quốc gia
Góp phần bảo tồn và tôn tạo các di tích lịch sử cấp quốc gia như: căn cứ của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam, Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ
Làm cơ sở triển khai các hoạt động hợp tác trong việc bảo tồn thiên nhiên Vùng biên giới Việt Nam – Campuchia và bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học giữa các nước Đông Dương
Góp phần duy trì sự cân bằng sinh thái và gia tăng độ che phủ của rừng, bảo đảm an ninh môi trường và sự phát triển bền vững của vùng sinh thái chuyển tiếp giữa Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời phát huy các giá trị của hệ sinh thái rừng chuyển tiếp, bán ẩm phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, tham quan
và du lịch sinh thái
Trang 2815
2.3.6 Diện tích và các phân khu chức năng
Kết quả rà soát quy hoạch ba loại rừng theo Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã được UBND tỉnh Tây Ninh phê duyệt tại Quyết định
số 17/2007/QĐ-UBND ngày 06 tháng 8 năm 2007, diện tích của VQG Lò Gò - Xa Mát sau rà soát là 18.803 ha, gồm 16 tiểu khu và phân thành 3 phân khu chức năng:
- Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 8.669,6 ha
- Phân khu phục hồi sinh thái: 10.008,4 ha
- Phân khu hành chính dịch vụ: 125,0 ha
Phân khu phục hồi sinh thái có diện tích 10.008,4 ha là nơi tập trung chủ yếu để xây dựng các tuyến du lịch khám phá thiên nhiên trong VQG
Phân khu hành chính dịch vụ diện tích 125,0 ha là khu vực bố trí trụ sở ban quản lý VQG, là trung tâm chỉ đạo các hoạt động bảo tồn, nghiên cứu khoa học, tổ chức dịch vụ du lịch, các hoạt động hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội và tuyên truyền giáo dục bảo vệ tài nguyên rừng và môi trường trong khu vực
Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt có diện tích 8.669,6 ha được lựa chọn những nơi
ít bị ảnh hưởng bởi các hoạt động du lịch đối với môi trường sống của các loài động, thực vật nhạy cảm với biến đổi môi trường, đặc biệt trong đó các loài có nguy cơ tiệt chủng cao, để xây dựng một số tuyến tham quan cho khách tìm hiểu và các hoạt động nghiên cứu của các nhà khoa học
Ngoài ra, vùng điệm của VQG có diện tích 18.600 ha nằm trên địa bàn 4 xã: Tân Bình, Tân Lập, Hòa Hiệp, Thạnh Tây Có chức năng ngăn chặn hoặc giảm nhẹ những hoạt động sâm phạm bất hợp pháp vào VQG, là nơi xây dựng các kiểu canh tác Nông – Lâm – Ngư Nghiệp có hiệu quả kinh tế góp phần ổn định và từng bước nâng cao thu nhập của cộng đồng dân cư địa phương, đồng thời đây cũng là nơi phát triển các loại hình du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng
Trang 292.3.7 Cơ cấu tổ chức của VQG Lò Gò Xa Mát
Như vậy, cơ cấu tổ chức của VQG Lò Gò - Xa Mát gồm Ban Giám đốc 04 người (01 Giám đốc và 03 Phó Giám đốc), 5 phòng chức năng và 01 Ban trực thuộc (Ban quản lý Dự án cơ sở trồng mới 5 triệu ha rừng tại Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát) Ban quản lý Dự án cơ sở trồng mới 5 triệu ha rừng tại Vườn quốc gia Lò Gò –
Xa Mát quản lý trực tiếp 04 Đội Quản lý Bảo vệ rừng bao gồm các chốt trạm: Trạm BVR Tà Nốt, trạm BVR Tân Bình, trạm BVR Hòa Hiệp, trạm BVR Đa Ha, trạm BVR
Lò Gò; các chốt bảo vệ rừng: Cua Lớn, Thông Tấn xã, Tà Nốt, Đập Đất, Tân Lập, Bà Điếc, Tiểu khu 4, Chốt Du kích
2.3.8 Giá trị tài nguyên thiên nhiên và nhân văn
2.3.8.1 Giá trị về tài nguyên thực vật
Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát là khu vực có rừng che phủ lớn nhất tại tỉnh Tây Ninh, chiếm 26% tổng diện tích che phủ rừng tự nhiên của tỉnh VQG có các kiểu thảm thực vật rừng chính như: rừng nguyên sinh và thứ sinh thường xanh cây lá rộng theo mùa; kiểu rừng sao dầu thứ sinh trên đất ngập nước theo mùa; kiểu rừng khô thưa
thứ sinh ngập nước theo mùa trên đất ngập nước ưu thế họ sao dầu (Dipterocarpaceae)
và tràm (Melaleuca); kiểu rừng khô ngập nước theo mùa ưu thế tràm và cây bụi gai
Hình 2 1 Cơ cấu tổ chức của VQG thời điểm tháng 12 năm 2011
BAN GIÁM ĐỐC
Trung tâm GD
& DVMTR
Đội BVR Tân Lập
Phòng Kế hoạch – Tài chính
Đội BVR Biên Giới
Đội BVR
Hòa Hiệp Trung Tâm Đội BVR
Phòng
Kỹ thuật
Trang 3017
Randia; trảng cỏ ngập nước theo mùa; rừng thứ sinh cây bụi trảng cỏ ngập nước ven
sông, lòng suối Gần biên giới với Campuchia là các dải rộng đồng cỏ đất lầy với các thảm cói lác
Hệ thực vật của VQG hiện đã được biết khoảng 694 loài, thuộc 5 ngành thực vật, 60 bộ, 115 họ và 395 chi Trong đó có 158 loài cây có khả năng làm thuốc hoặc đã được sử dụng làm thuốc nam truyền thống địa phương; 58 loài cây cho gỗ; 21 loài cây làm cảnh; 10 loài cây thực phẩm; 7 loài cây dùng làm rau xanh Đặc biệt có một số
loài cây như cây Nắp ấm (Nepenthes mirabilis) - là một loài cây ăn thịt và cây Nhân trần - Artemisia capillaris Thund, trên đất Tây Ninh hiện chỉ còn tìm thấy ở hệ sinh
thái đất ngập nước của VQG Và mới đây Lò Gò - Xa Mát còn đóng góp cho thế giới 1
loài lan mới được phát hiện và được đặt tên Dendrobium minusculum Aver (do Giáo
sư, Tiến sĩ: Averyanov L, Phan Kế Lộc và các cộng sự phát hiện ngày 26.12.2008)
Các loài cây phổ biến tại Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát có vên vên
(Anisoptera costata), dầu nước (Dipterocarpus alatus), dầu cát (D costatus), dầu chai (D intricatus), dầu song nàng (D dyeri), sao đen (Hopea odorata), sến mủ (Shorea
roxburghii), căm xe (Xylia xylocarpa), gõ cà te (Afzelia xylocarpa), gõ mật (Sindora siamensis), xoay (Dialium cochinchinensis), cẩm lai (Dalbergia sp.), giáng hương
(Pterocarpus macrocarpus), bằng lăng (Lagerstroemia sp.) và sến cát (Shorea
cochinchinensis) Có một vài khu vực rừng thuần (đơn loài) của các loài cây trong họ
Dầu (Dipterocarpaceae), như Dipterocarpus costatus và D intricatus Rừng tại vườn
quốc gia này có một loạt các loài có tên trong sách đỏ Việt Nam, như gõ cà te, giáng
hương và mạc nưa (Diospyros mollis)
2.3.8.2 Giá trị về tài nguyên động vật
Khu hệ thú: Đã ghi nhận được 29 loài thú của 7 bộ: bộ ăn sâu bọ (Insectivora),
bộ Dơi (Chiroptera), bộ Linh trưởng (Primates), bộ móng guốc chẵn (Arctiodactyla),
Bộ ăn thịt (Carnivora), bộ gặm nhấm (Rodentia), bộ Thỏ (Lagomorpha)
Khu hệ chim: Tổng số các loài chim đã quan sát được tại VQG Lò Gò-Xa Mát
là 195 loài Trong 149 loài chim ghi nhận được, có nhiều loài quí hiếm ghi nhận trong
sách đỏ Việt Nam và thế giới: Gà lôi hông tía (Lophura diardi), Già đẫy Java (Leptoptilos javanicus), Hạc cổ trắng (Ciconia episcopus), Sếu cổ trụi (Sếu đầu đỏ) (Grus antigone) và Cò nhạn (Anastomus oscitans)
Trang 31Lớp bò sát: Lớp Bò sát có 56 loài, thuộc về 2 bộ Trong đó có 18 loài bò sát quý
hiếm, có 9 loài nguy cấp và loài rắn hổ mang chúa (Ophiophagus hannah) đang là loài
Khu hệ Cá: Mang tính đặc trưng của vùng trung lưu và hạ lưu sông Mê Kông với 88 loài cá thuộc 26 họ và 10 bộ, bằng 70,4% khu hệ cá Đồng Tháp Mười Có 77/88 loài cá có giá trị kinh tế Khu hệ cá VQG Lò Gò - Xa Mát vừa có tính di cư vừa mang tính địa phương (tại chỗ) Những loài cá di cư nổi tiếng nhất là Cá lăng nha, cá linh rìa, cá ngựa Nam
2.3.8.3 Giá trị về tài nguyên nhân văn
Về tài nguyên du lịch nhân văn, bên cạnh những giá trị về đa dạng sinh học, VQG còn là nơi chứa đựng nhiều di tích lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của cả dân tộc như: Căn cứ Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam - trong kháng chiến chống Mỹ, cơ quan này cùng với căn cứ Mặt trận dân tộc giải phóng và Trung ương Cục miền Nam hợp thành trung tâm đầu não quan trọng của cách mạng miền Nam; các căn cứ của các cơ quan thuộc Trung ương Cục miền Nam như: Thông tấn xã Giải phóng, Nhà máy in Giải phóng, Đài phát thanh Giải phóng, Hãng phim Giải phóng, Bệnh viện liên cơ, Ban Tuyên huấn, Trung ương Cục miền Nam , là nơi thuận lợi cho khách du lịch về nguồn, giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ trẻ mai sau Ngoài ra, còn có truyền thống văn hoá của các dân tộc khác nhau cùng sống trên địa bàn vùng đệm xung quanh VQG, trong đó phải kể
Trang 3219
đến các giá trị văn hoá đặc sắc của lễ hội đồng bào Khmer ở xã Hoà Hiệp và ven biên giới Việt Nam - Campuchia, như lễ hội: Tết Chô- chơ- nam Thơ mây, Tết rước nước , cũng như các ngành nghề thủ công truyền thống của các đồng bào dân tộc thiểu số, có thể tạo ra các sản phẩm du lịch phi gỗ thu hút sự chú ý của du khách như các sản phẩm đan lát được sản xuất từ mây, tre, lá và thuốc nam
Trang 33Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu
Tìm hiểu hiện trạng du lịch sinh thái
Đánh giá vai trò của hoạt động du lịch sinh thái đối với công tác bảo tồn tại VQG
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Nghiên cứu tài liệu là phương pháp cơ bản và được áp dụng thường xuyên nhất trong quá trình thực hiện đề tài Các thông tin để làm đề tài được ban quản lý VQG cung cấp là nguồn tài liệu quan trọng trong để xác định đa dạng sinh học, đặc điểm tự nhiên, cơ sở hạ tầng, hiện trạng quản lý…
Ngoài ra, việc nghiên cứu tài liệu cũng làm nền để xác định cơ sở lý luận cùng quan điểm về vấn đề bảo tồn và phát triển bền vững
Các lý thuyết về bảo tồn đa dạng sinh học, khái niệm về khu BTTN (trong đó
có VQG) và DLST, xây dựng bền vững thu nhập từ kinh nghiện của nhiều tổ chức và các chuyên gia trong lĩnh vực bảo tồn tài nguyên
Các chương trình DLST được triển khai tại các VQG, khu BTTN khác tại Việt Nam và trên thế giới cũng là nguồn tham khảo quan trọng để có thể đưa ra đề xuất cuối cùng cho đề tài
Nghiên cứu và thu thập các tài liệu từ sách, báo, internet, tài liệu giảng dạy của thầy cô và các luận văn trên thư viện trường Đại Học Nông Lâm TPHCM
3.2.2 Phương pháp khảo sát thực địa
Đây là phương pháp tiếp cận thực tế nhất, khảo sát thực tế để biết rõ hơn về tài nguyên thiên nhiên và tình hình hoạt động du lịch ở nơi đó, từ đó so sánh với tài liệu
mà ta thu thập được nhằm đưa ra đề xuất phù hợp
Trang 3421
Phương pháp quan sát thực địa giúp chúng ta nhận biết một cách thực tế sinh động về hiện trạng các hệ sinh thái, môi trường và những tác động của con người thông qua các hoạt động đó
Được sự giúp đỡ của nhân viên vườn tiến hành khảo sát địa hình ngoài vườn, các trục đường chính xung quanh VQG, ghi nhận trực tiếp việc xâm nhập trái phép vào VQG đồng thời khảo sát cuộc sống người dân cùng tập quán sinh sống
Khảo sát các tuyến tham quan trong vườn, các hệ sinh thái hiện hữu
Việc khảo sát thực tế cần chia đợt để đi khảo sát
3.2.3 Phương pháp điều tra xã hội học
Trong phương pháp điều tra xã hội học tiến hành điều tra các đối tượng như khách du lịch đến với VQG, cộng đồng dân cư sống xung quanh VQG, tổng số phiếu phát ra là 120 phiếu bao gồm cả CĐĐP và khách du lịch Từ kết quả thu thập được từ các đối tượng có thể đánh giá được hoạt động DLST ở VQG một cách khách quan
Mục đích đánh giá nhận thức của du khách về vấn đề bảo tồn, môi trường thông qua chuyến đi Từ đó nhận định được hiệu quả công tác giáo dục môi trường thông qua hoạt động DLST Xác định mức độ mong mốn tham gia vào DLST của cộng đồng dân cư Giúp thu thập các ý kiến khách quan từ dân cư để tìm hiểu những nguyên nhân tác động đến công tác bảo tồn, mức độ chia sẻ lợi ích từ hoạt động DLST
Phương pháp điều tra xã hội học có thể phân ra như sau Đầu tiên xác định được đối tượng điều tra, thành lập phiếu điều tra, trong đó có những câu hỏi cần để thực hiện đề tài, tiến hành điều tra bằng cách phát phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp, cuối cùng tổng kết lại kết quả thu được từ việc điều tra
3.2.4 Phương pháp phân tích SWOT
Dùng phương pháp SWOT trong đề tài cho phép nghiên cứu có thệ thống các điều kiện của SWOT để cho việc lựa chọn các chiến lược và chiến thuật để nâng cao vai trò của hoạt động DLST trong công tác bảo tồn
Ma trận SWOT được xây dựng gồm 4 nhóm yếu tố sau: các điểm mạnh (S = Strengths), các điểm yếu (W = Weaknesses), các cơ hội (O = Opportunities), các thách thức (T = Threats)
Trang 35Phân tích SWOT Yếu tố bên trong(Intrenal factors)
3.2.5 Phương pháp phỏng vấn chuyên gia
Phỏng vấn chuyên gia nhằm đưa ra kết quả có tính chính xác cao, để đề xuất phải pháp cho đề tài có giá trị thực tiển hơn
Tiến hành phỏng vấn ban quản lý và các nhân viên làm việc tại trung tâm Giáo Dục và Dịch Vụ Môi Trường Rừng để kiểm tra độ chính xác và bổ sung, chỉnh lý những thông tin đã thu thập được Phỏng vấn các giảng viên trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM
Trang 36Quyết định số 1520/QĐ-UBND ngày 16 tháng 8 năm 2010 của UBND tỉnh Tây Ninh về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều Quyết định số 2674/QĐ-UBND ngày 14 tháng 11 năm 2008 của UBND tỉnh Tây Ninh về việc phê duyệt dự án Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát
4.1.2 Trung tâm giáo dục và dịch vụ môi trường rừng
4.1.2.1 Nhiệm vụ và chức năng
Nhiệm vụ:
Tham mưu cho Giám đốc Vườn trong việc xây dựng quy hoạch, lập kế hoạch phát triển du lịch sinh thái, giáo dục môi trường trong Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát
Liên doanh, liên kết với các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh
du lịch sinh thái và dịch vụ của Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát
Tổ chức các hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái và một số dịch vụ trong Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát
Thực hiện các dịch vụ tư vấn cho các cá nhân, tổ chức kinh doanh du lịch, dịch
Trang 37Tổ chức quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, tài chính, tài sản được giao theo quy định hiện hành của Nhà nước
Phối hợp các phòng, ban đơn vị trực thuộc thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy chế hoạt động của Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Vườn giao
Các bộ phận trực thuộc Trung tâm Giáo dục và Dịch vụ môi trường rừng hỗ trợ nhau thực hiện nhiệm vụ chung của trung tâm
Chức năng:
Trung tâm Giáo dục và Dịch vụ môi trường rừng có chức năng kết hợp sử dụng môi trường rừng đặc dụng, để tổ chức các hoạt động dịch vụ, du lịch sinh thái và giáo dục môi trường ở Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát Giúp lãnh đạo Vườn quốc gia quản
lý nghiệp vụ tất cả các nội dung hoạt động liên quan đến Du lịch Sinh thái & GDMT
Trung tâm là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng để hoạt động trong phạm vi chức năng và nhiệm vụ được giao Là đơn vị
có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên, phần còn lại được ngân sách nhà nước cấp
Trang 38Phó Giám đốc Trung tâm là người giúp việc cho Giám đốc Trung tâm, đảm nhiệm một số mặt công tác và chịu trách nhiệm trước Giám đốc trung tâm và pháp luật
về phần việc được phân công, ủy quyền
Các chuyên viên phụ trách công tác Du lịch sinh thái, bộ phận truyền thông GDMT và bộ phân kế toán có trách nhiệm tham mưu cho ban giám đốc trung tâm, thực hiện sự chỉ đạo của Ban Giám đốc Trung tâm và chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc Trung tâm
Trang 39dựng lên để phục vụ cho hoạt động DLST, bên trong có phòng trưng bày các tiêu bản
về động thực vật của rừng và phòng truyền thông giới thiệu cho du khách những thông tin cở bản về vườn
Nhà nghỉ:
Tại trung tâm hành chính có nhà nghỉ cho khách lưu trú lại qua đêm, hiện tại có 12 phòng, sức chứa 24 khách Ngoài ra, bên ngoài VQG trên địa bàn các xã Tân Bình, Tân Lập, Hòa Hiệp cũng có một số nhà nghỉ được các hộ dân xây dựng, du khách có thể lưu trú qua đêm ở đây Số lượng nhà nghi tại trung tâm hành chính chỉ thích hợp cho đoàn khách nhỏ, nếu đoàn khách với số lượng lớn muốn nghỉ lại tại
trung tâm hành chính thì trung tâm sẽ giới thiệu ra bên ngoài nghỉ
Phương tiện vận chuyển khách:
Trung tâm hành chính là nơi khách du lịch đến đầu tiên khi đến thăm VQG và trung tâm hành chính được xây đựng bên ngoài VQG, khoảng cách từ trung tâm hành chính vào bên trong vườn khá xa Để thuận lợi cho khách du lịch đến và đi vào bên trong, vườn đã đầu tư phương tiện vận chuyển khách vào bên trong vườn
Honda của trung tâm: nếu là đoàn khách đến VQG với số lượng nhỏ thì trung tâm đưa khách vào bên trong VQG bằng Honda
Nếu là khách đoàn đi với số lượng lớn thì phương tiện tự túc, thường là
xe du lich của khách
Thuyền độc mộc để khách chèo thuyền tham quan: có 6 chiếc sức chứa 2 khách/thuyền
Trang 4027
Phương tiện Honda mà VQG đã đầu tư để vận chuyển khách vào bên trong vườn là không thích hợp và thuận tiện đối với đoàn khách lớn vì mất thời gian khi vận chuyển, không đảm bảo được an toàn cho du khách
Nhà ăn:
VQG chưa xây dựng nhà hàng phục vụ cho du khách Chỉ có nhà ăn phục vụ ăn uống cho du khách ở trung tâm hành chính, thực đơn số lượng như thế nào thì tùy vào khách, khi khách đặt trước thì trung tâm mới đi mua đồ và kết hợp với đặc sản của vườn chế biến phục vụ cho khách Bên trong vườn, tại các trạm quản lý chưa xây dựng nhà ăn Nếu du khách có nhu cầu ăn uống bên trong vườn, vườn sẽ mượn tạm bếp ở trạm quản lý để nấu phục vụ du khách, các bếp ở trạm quản lý chưa được đầu tư hoàn chỉnh nên rất khó nếu khách đi với số lượng lớn, thiếu thốn đồ dùng để nấu và tổ chức cho du khách
4.1.3.2 Hệ thống điện nước giao thông thông tin liên lạc
Điện: hệ thống điện trong khu vực hành chính, và các chốt bảo vệ đều sử dụng
mạng lưới điện quốc gia
Nước: Nước được sử dụng để phục vụ cho khách du lịch tại khu vực hành
chính và các trạm bảo vệ đều sử dụng từ nước giếng được bơm lên bằng máy bơm
Hệ thống giao thông: hệ thống giao thông phục vụ du lịch sinh thái tương đối
thuận lợi, bề rộng đường vừa đủ cho xe du lịch chạy vào Đường mòn bên trong các tuyến du lịch được dọn dẹp thuận lợi cho khách du lịch tham quan các tuyến du lịch và vẫn giữ được bản chất tự nhiên của du lịch sinh thái nhằm hạn chế tối đa tác động đến
tự nhiên
Hệ thống thông tin liên lạc: hệ thống điện thoại đã được lắp đặt ở các phòng
ban và các trạm bảo vệ Vườn có website chính giới thiệu tổng quan về vườn Khu vực biên giới bên trong vườn có mạng viettel và bộ đàm
4.1.3.3 Hệ thống quản lý chất thải rắn, nước thải, sức chứa:
Nước thải: nước thải sinh hoạt là chủ yếu, nước thải chưa có hệ thống xử lý,
nước tải sinh hoạt được thải trực tiếp ra tự nhiên
Chất thải: Vấn đề chất thải, cụ thể như rác thải của khách du lịch chưa được
quan tâm, dọc theo các tuyến tham quan không có đặt các thùng rác, tại các trạm dừng