1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHẢO SÁT TÍNH ĐA DẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO TỒN NHÓM CHIM TẠI SÂN CHIM VÀM HỒ HUYỆN BA TRI – TỈNH BẾN TRE, PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI

129 256 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 129
Dung lượng 11,52 MB

Nội dung

KHẢO SÁT TÍNH ĐA DẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO TỒN NHÓM CHIM TẠI SÂN CHIM VÀM HỒ HUYỆN BA TRI TỈNH BẾN TRE, PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI Tác giả NGUYỄN THỊ NGỌC BÍCH Khóa luận đượ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT TÍNH ĐA DẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO TỒN NHÓM CHIM TẠI SÂN CHIM VÀM HỒ HUYỆN

BA TRI – TỈNH BẾN TRE, PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG

DU LỊCH SINH THÁI

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ NGỌC BÍCH

Ngành (chuyên ngành): QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI Niên khóa: 2009 – 2013

Tháng 2/2013

Trang 3

KHẢO SÁT TÍNH ĐA DẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO TỒN NHÓM CHIM TẠI SÂN CHIM VÀM HỒ HUYỆN BA TRI TỈNH BẾN TRE, PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI

Tác giả

NGUYỄN THỊ NGỌC BÍCH

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu

cấp bằng kỹ sư ngành quản lý môi trường và du lịch sinh thái

Giáo viên hướng dẫn Th.S Nguyễn Anh Tuấn

Tháng 01/ 2013

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn đến Th.S Nguyễn Anh Tuấn, giảng viên khoa Môi trường và Tài nguyên tại trường Đại Học Nông Lâm – TP HCM, người đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành bài khóa luận này

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô khoa Môi trường và Tài nguyên – trường đại học Nông Lâm TP.HCM đã truyền dạy tôi những kiến thức quý báu suốt 4 năm trên giảng đường đại học

Tôi xin cảm ơn Th.S Phạm Văn Luân, thầy Nguyễn Văn Bon, cô Huỳnh thị Kim Tuyến hiện đang công tác tại trường cao đẳng Bến Tre đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua

Xin cảm ơn Ban quản lý, ông Nguyễn Văn Hiếu – Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân

xã Tân Mỹ, chú 2 Duyên và các anh chị cán bộ công tác tại Ủy Ban Nhân Dân xã Tân

Mỹ - huyện Ba Tri, tỉnh Bến tre, nơi đang thực hiện công tác quản lý trực tiếp sân chim Vàm Hồ

Xin cảm ơn ba mẹ và các bạn đã luôn bên cạnh và động viên tôi hoàn thành nôi dung khóa luận này

Trang 5

TÓM TẮT

Đề tài: “Khảo sát tính đa dạng và đề xuất giải pháp bảo tồn nhóm chim tại

sân chim Vàm Hồ huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre, phục vụ hoạt động du lịch sinh thái”,

được thực hiện tại xã Tân Mỹ, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, từ tháng 08/2012 đến tháng 02/2013 Với mục tiêu khảo sát sự đa dạng nhóm chim, tìm hiểu nhận thức người dân sống xung quanh sân chim về công tác bảo tồn Từ đó, đề xuất giải pháp bảo tồn nhằm góp phần phát triển bền vữngdu lịch sinh thái tại đây Đề tài đã triển khai và thực hiện các nội dung sau:

 Khảo sát tính đa dạng của nhóm chim

 Xác định các loài quý hiếm hiện đang tồn tại ở sân chim

 Những loại thức ăn mà chúng ăn

 Tìm hiểu về tập tính của nhóm chim

 Tìm hiểu về nhận thức của người dân trong việc bảo tồn sân chim và những mong muốn của họ

 Đánh giá hiện trạng bảo tồn chim tại sân chim Vàm Hồ

 Đề xuất giải pháp bảo tồn góp phần phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững

Có 5 phương pháp được sử dụng trong đề tài: phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp khảo sát thực địa, phương pháp phỏng vấn – bảng câu hỏi, phương pháp phân tích SWOT, phương pháp phỏng vấn chuyên gia Các kết quả đạt được bao gồm: 1) Ghi nhận và mô tả đặc điểm hình thái và tập tính, xác định mức độ xuất hiện của 19 loài chim trên tuyến khảo sát chim rừng và 28 loài chim trên tuyến khảo sát chim nước

2) Cảnh quan giữ vai trò rất quan trọng, là nơi nhóm chim trú ngụ và sinh sản, tạo

mỹ quan Tuy nhiên cần trồng thêm cây để tạo nơi cư trú đáp ứng lượng chim

về càng đông qua các năm

Trang 6

3) Sân chim Vàm Hồ rất có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái:

 Có nhiều vết tích căn cứ kháng chiến

 Gần với nhiều khu di tích lịch sử tại huyện Ba Tri 4) Hiện trạng công tác quản lý bảo tồn tại sân chim Vàm Hồ còn khá mờ nhạt chỉ thể hiện qua việc tuyên truyền công tác bảo vệ sân chim Chính quyền địa phương còn thiếu sót rất nhiều trong các chính sách chia sẻ lợi ích cho cộng đồng và đóng góp cho công tác bảo tồn khá hạn chế

5) Khảo sát về hoạt động du lịch sinh thái đã được khai thác tại sân chim Vàm Hồ Sân chim Vàm Hồ hội tụ đầy đủ các tìm năng để phát triển thành khu du lịch sinh thái Tuy nhiên, công tác quy hoạch chưa hoàn chỉnh nên hoạt động du lịch

ở sân chim vẫn chưa phát triển được

6) Từ những thực trạng ghi nhận được, chúng tôi đã thực hiện đánh giá triển vọng

và đề xuất giải pháp thiết thực bảo tồn nhằm phục vụ hoạt động du lịch sinh thái tại sân chim Vàm Hồ

Trang 7

MỤC LỤC

TRANG TỰA iii

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iii

DANH MỤC CÁC BẢNG x

DANH MỤC CÁC HÌNH x

Chương 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

1.2 GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

2.1 NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI CHIM 4

2.1.1 Chim trên thế giới 4

2.2 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH THÁI VÀ TẬP TÍNH 6

2.2.1 Nhịp điệu hoạt động ngày đêm của chim 6

2.3 DU LỊCH SINH THÁI VÀ DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG 7

2.3.1 Khái niệm về du lịch sinh thái 7

2.3.2 Các nguyên tắc và yêu cầu cơ bản của du lịch sinh thái 7

2.3.3 Phát triển du lịch sinh thái bền vững 8

2.3.4 Các văn bản pháp lý liên quan về việc triển khai, thực hiện dự án bảo tồn sân chim Vàm Hồ 9

2.4.2 Lý do bảo tồn đa dạng sinh học 12

2.5.TỔNG QUAN VỀ SÂN CHIM VÀM HỒ 13

2.5.1 Lịch sử hình thành 13

2.5.2 Vị trí địa lý 14

2.5.4 Khí hậu 14

2.5.5 Thủy văn 15

Trang 8

2.5.6 Thổ nhưỡng 16

2.5.7.Điều kiện nhân sinh – kinh tế xã hội 16

2.5.7.1 Dân số, phân bố dân cư và lao động 16

2.5.7.2 Tình hình giáo dục - y tế 17

2.5.7.3 Giao thông- thông tin liên lạc- hệ thống điện- nước 17

2.5.6 Đặc điểm nhân văn 18

2.5.7 Tài nguyên thiên nhiên tại sân chim Vàm Hồ 19

2.5.7.1 Thực vật 19

2.5.7.2 Động vật 20

2.5.7.3 Tài nguyên thủy sản 21

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22

3.1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 22

3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22

3.2.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu 22

3.2.2 Phương pháp khảo sát thực địa 23

3.2.2.1 Phương pháp quan sát các loài chim trong khu vực nghiên cứu 23

3.2.2.2 Phương pháp khảo sát theo tuyến 24

3.2.4 Phương pháp phân tích SWOT 25

3.2.5 Phương pháp phỏng vấn chuyên gia 27

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 28

4.1 KẾT QUẢ KHẢO SÁT THÀNH PHẦN VÀ MỨC ĐỘ XUẤT HIỆN CỦA NHÓM CHIM TRÊN TUYẾN KHẢO SÁT CHIM RỪNG VÀ TUYẾN CHIM NƯỚC TẠI SÂN CHIM VÀM HỒ 28

4.1.1 Kết quả khảo sát thành phần và mức độ xuất hiện của nhóm chim trên tuyến khảo sát chim rừng 28

4.1.2 Kết quả khảo sát thành phần và mức độ xuất hiện của nhóm chim trên tuyến khảo sát chim nước 30

4.1.3 Danh sách các loài chim có tên trong Sách đỏ Việt Nam và/ hoặc trong Sách đỏ Thế giới 32

4.2 ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ TẬP TÍNH CỦA MỘT SỐ LOÀI CHIM TRÊN TUYẾN KHẢO SÁT CHIM RỪNG VÀ TUYẾN CHIM NƯỚC 33

Trang 9

4.2.1 Đặc điểm hình thái và tập tính của một số loài chim trên tuyến khảo sát

chim rừng 33

4.2.2 Đặc điểm hình thái và tập tính của một số loài chim trên tuyến khảo sát tuyến chim nước 38

4.3 ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CẢNH QUAN HIỆN TẠI CỦA SÂN CHIM VÀM HỒ 46

4.4 TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI SÂN CHIM VÀM HỒ 48

4.4.1 Những đặc điểm nổi bật của sân chim Vàm Hồ 48

4.4.2 Các loại hình du lịch có thể khai thác ở sân chim Vàm Hồ 49

4.5 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC 49

4.5.1 Những tác động của người dân đến tài nguyên thiên nhiên 50

4.5.2 Nhận thức của người dân về sân chim Vàm Hồ 50

4.5.3 Mong muốn của người dân khi du lịch sinh thái phát triển tại sân chim Vàm Hồ 53

4.6 HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO TỒN TẠI SÂN CHIM VÀM HỒ 56 4.6.1 Chương trình bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh 56

4.6.2 Tình hình phòng cháy chữa cháy rừng 57

4.6.3 Công tác nghiên cứu khoa học 57

4.7 ĐÁNH GIÁ TRIỂN VỌNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO TỒN BẰNG PHƯƠNG PHÁP SWOT NHẰM PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI TẠI SÂN CHIM VÀM HỒ 59

4.7.1 Đánh giá triển vọng bằng phương pháp SWOT 60

4.7.2 Giải pháp cho công tác bảo tồn góp phần phục vụ phát triển du lịch sinh thái 62 4.7.2.1 Giải pháp phát huy điểm mạnh để tận dụng thời cơ (S/O) 62

4.7.2.2 Giải pháp không để điểm yếu làm mất cơ hội (W/O) 63

4.7.2.3 Giải pháp phát huy điểm mạnh để vượt qua thử thách (S/T) 64

4.7.2.4 Giải pháp không để thử thách làm bộc lộ điểm yếu (W/T) 66

4.7.3 Tích hợp các giải pháp 69

4.7.4 Đề xuất biện pháp bảo tồn 70

4.7.4.1 Giải pháp cơ chế chính sách 70

4.7.4.2 Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực 72

Trang 10

4.7.4.3 Giải pháp phát triển thị trường (tiếp thị) 72

4.7.4.4 Giải pháp xã hội 74

4.7.4.5 Giải pháp cơ sở hạ tầng 75

Chương 5 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 79

5.1 KẾT LUẬN 79

5.2 KIẾN NGHỊ 81

5.2.1 Đối với chính quyền 81

5.2.2 Đối với cơ quan chuyên ngành 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO 83

PHỤ LỤC 84

PHỤ LỤC 1 DANH MỤC CÁC LOÀI CHIM TẠI SÂN CHIM VÀM HỒ 84

PHỤ LỤC 2 DANH MỤC CÁC LOÀI CÂY TẠI SÂN CHIM VÀM HỒ 88

PHỤ LỤC 3 DANH SÁCH CÁC LOÀI THÚ TẠI SÂN CHIM VÀM HỒ 89

PHỤ LỤC 4 DANH SÁCH CÁC LOÀI BÒ SÁT TẠI SÂN CHIM VÀM HỒ 89

PHỤ LỤC 5 BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT CỘNG ĐỒNG XUNG QUANH KHU VỰC SÂN CHIM VÀM HỒ 91

PHỤ LỤC 6 MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH KHẢO SÁT THỰC ĐỊA 98

Trang 11

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CITES Convention On International Trade In Endangered Species Of Wild

Fauna And Flora (công ước về buôn bán quốc tế những loài động thực vật hoang dã nguy cấp)

Trang 12

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1 Minh họa bảng phân tích ma trận SWOT 26

Bảng 4.1 Thành phần và mức độ xuất hiện nhóm chim trên tuyến khảo sát chim rừng 28 Bảng 4.2 Thành phần và mức độ xuất hiện nhóm chim trên tuyến khảo sát chim nước 30 Bảng 4.3 Danh sách các loài chim có tên trong Sách đỏ Việt Nam và/ hoặc trong Sách

đỏ Thế giới 32 Bảng 4.4 Thống kê lượng khách du lịch đến sân chim Vàm Hồ từ năm 1999 – 199 32Bảng 4.5 Sơ đồ SWOT về hoạt động du lịch sinh thái tại sân chim Vàm Hồ 60 Bảng 4.6 Tóm tắt các giải pháp bảo tồn nhằm phục vụ cho phát triển du lịch sinh thái tại sân chim Vàm Hồ 67

Trang 13

DANH MỤC CÁC HÌNH

Biểu đồ 4.1 Những tác động của người dân đến sân chim 50

Biểu đồ 4.2 Nhận thức của người dân về lợi ích của sân chim Vàm Hồ 51

Biểu đồ 4.3 Lợi ích sân chim Vàm Hồ đem lại cho người dân 52

Biểu đồ 4.4 Những vấn đề có ảnh hưởng lớn đến sân chim Vàm Hồ 53

Biểu đồ 4.5 Các hoạt động mà cộng đồng mong muốn tham gia 54

Biểu đồ 4.6 Lợi ích của du lịch sinh thái mang đến cho cộng đồng địa phương 55

Trang 15

Chương 1

MỞ ĐẦU

Hiện nay trên thế giới, hàng triệu người đang sống dựa vào các khu đất ngập nước để đảm bảo lương thực và sinh kế cho bản thân, vì mục đích kinh tế việc chặt phá rừng và mua bán động vật hoang dã trái phép đã làm cho nhiều loài động vật quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng, trong đó phải kể đến các loài chim

Chim có vai trò rất quan trọng đối với đời sống con người, vì những giá trị không thể thay thế, chim có khả năng phát tán hạt giống góp phần tạo nên tính đa dạng sinh học, mang lại giá trị kinh tế, có giá trị thẩm mỹ và giá trị giải trí thu hút khách tham quan du lịch…

Hiện nay, số lượng các loài chim đang suy giảm đáng kể, đặc biệt là các loài chim nước Nguyên nhân chính là do sự phát triển kinh tế và nông nghiệp đã làm thu hẹp diện tích đất ngập nước Người ta chặt phá các khu rừng ngập mặn, rừng tràm để nuôi tôm, cá và diện tích đất mặt nước ngày càng thu hẹp để xây dựng các khu công nghiệp và khu nghỉ mát

Do vậy, cần phải nhanh chóng nghiên cứu lập ra kế hoạch, đề xuất và có những hành động cụ thể để bảo vệ chúng Một trong những biện pháp được áp dụng để làm giảm áp lực trên đó là du lịch sinh thái tại các vùng đất ngập nước, dựa trên sự hấp dẫn

đa dạng sinh học và giá trị văn hóa cộng đồng, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân địa phương và là nguồn vốn để cải thiện và phục hồi lại các giá trị đa dạng sinh học đang và đã thất thoát do những hoạt động con người

Sân chim Vàm Hồ là vùng đất ngập nước với diện tích khá khiêm tốn với 67,667 ha nhưng có số lượng thành phần loài và số lượng quần thể thực vật đa dạng

Trang 16

phong phú, phân bố trên một hệ thống kênh rạch chằng chịt, tạo điều kiện sinh cảnh thích hợp cho việc trú ngụ của hàng trăm loài chim, đặc biệt là các loài chim nước cò, vạc, diệc lửa, cổ rắn và nhiều loại sinh vật khác

Năm 2002, Công ty du lịch Bến Tre đầu tư sân chim Vàm Hồ thành nơi du lịch, mỗi năm đón hàng ngàn lượt khách trong và ngoài nước đến Tuy nhiên, với cách khai thác du lịch không lường trước được tác động môi trường… Quá trình khai thác du lịch đã làm thành phần và số lượng chim sụt giảm đáng kể Năm 2007, Công ty du lịch ngưng đón khách, trả lại khu rừng cho sân chim Vàm Hồ Để bảo vệ sân chim, Ủy ban Nhân dân huyện Ba Tri giao sân chim cho xã Tân Mỹ quản lý, bảo tồn Xã đóng cửa rừng, thuê lao động canh giữ, mọi việc ra vào khu rừng bảo tồn đều hạn chế, sân chim ngưng khai thác du lịch.Khu rừng trở nên yên tĩnh, mùa mưa đàn chim, cò về làm tổ sinh sản, mỗi năm một nhiều hơn.Tuy nhiên, những động thái tích cực này vẫn chưa vực dậy tiềm năng to lớn của vùng “đất lành chim đậu”; người ta dường như đã lãng quên sân chim Vàm Hồ sau khi Công ty Du lịch Bến Tre rút đi…Vì thế, khảo sát tính

đa dạngnhóm chim, tìm hiểu tập tính sống của chúngtừ đó đề xuất giải pháp bảo tồn sân chim theo hướng bền vững là rất cần thiết Qua đó, nhằm quảng bá hình ảnh sân chim, góp phần phát triển du lịch sinh thái địa phương, nhằm vực dậy tìm năng quý giá

của sân chim.Đây cũng là lý do cơ bản để thực hiện đề tài: “Khảo sát tính đa dạng và

đề xuất giải pháp bảo tồn nhóm chimtại sân chim Vàm Hồ huyện Ba Tri - tỉnh Bến Tre, phục vụ hoạt độngdu lịch sinh thái”

1.1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

 Khảo sát tính đa dạng nhóm chim

 Tìm hiểu nhận thức cộng đồng

 Tìm ra giải pháp bảo tồn sân chim, phục vụ DLST

1.2 GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu:

Sân chim Vàm Hồ

 Cảnh quan tạo nên sân chim

 Nhóm chim tại sân chim Vàm Hồ

 Cộng đồng dân cư xung quanh sân chim

Giới hạn:

Trang 17

Vì đề tài được thực hiện trong thời gian ngắn (từ tháng 09 năm 2012 đến tháng

02 năm 2013) nên đề tài chỉ tiến hành khảo sát nhóm chim bắt gặp thường xuyên tại sân chim Vàm Hồ, chim là loài di cư nên khó có thể ghi nhận được tất cả các loài trong thời điểm khảo sát Đồng thời dựa vào các phiếu điều tra xã hội học, tìm hiểu ý thức và mong muốn của người dân sống xung quanh khu vực sân chim trong việc bảo tồn và tham gia hoạt động du lịch sinh thái của cộng đồng địa phương, từ đó đề xuất giải pháp bảo tồn góp phần phát triển du lịch sinh thái bền vững

Phạm vi nghiên cứu:

 Không gian: khảo sát nhóm chim và cộng đồng dân cư địa phương tại khu vực sân chim Vàm Hồ, huyện Ba Tri-Tỉnh Bến Tre

 Thời gian: 09/2012 đến tháng 02/2013

Trang 18

Chương 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI CHIM

2.1.1 Chim trên thế giới

Trên thế giới có 10.000 loài chim đã được mô tả Danh sách các bộ chim trong phân lớp chim hiện nay có 27 bộ như sau

Trang 19

2.1.2 Thành phần loài chim ở Việt Nam

Việt Nam là nước có số lượng về các loài chim đặc hữu lớn nhất lục địa Đông Nam Á Nhiều loài chim đặc hữu đang bị đe dọa chưa được bảo vệ đúng mức trong hệ thống các khu bảo vệ hiện tại

Các loài chim Việt Nam gồm 19 bộ, 81 họ và 866 loài (bảng 2.1)

Bảng 2.1 Thành phần các loài chim ở Việt Nam

Trang 20

Nhiều Vườn Quốc Gia ở nước ta rất phong phú về thành phần loài chim như:

Vườn Quốc Gia Phong Nha-Kẻ Bàng có 338 loài chim (Phong Nha-Kẻ Bàng National

Park, 2010), Vườn Quốc Gia Cát Tiên có 340 loài chim (Cát Tiên park, 2008)

Ở sân chim Vàm Hồ có 84 loài, tuy không nhiều bằng Vườn Quốc Gia Phong

Nha- Kẻ Bàng và Vườn Quốc Gia Cát Tiên nhưng có rất nhiều loài chim có giá trị cao

và nhiều loài chim nước với trữ lượng loài lớn

2.2 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH THÁI VÀ TẬP TÍNH

2.2.1 Nhịp điệu hoạt động ngày đêm của chim

Đa số các loài chim chuẩn bị đi kiếm ăn vào sáng sớm và chiều mát, chim bắt

đầu về trước khi hoàng hôn đến Chỉ có một số ít đi ăn đêm như vạc, cú mèo… trong

khoảng thời gian từ 18 giờ đến 19 giờ và trở về vào lúc hừng sáng Thông thường,

những loài chim kiếm ăn vào ban ngày sẽ đi kiếm ăn thường từ 4 giờ đến 5 giờ sáng và

về từ 17 giờ đến 19 giờ Những ngày mưa hay thời tiết thay đổi thất thường, chim đi

ăn muộn hơn và về sớm hơn Trong mùa sinh sản, chim bay đi và về thường xuyên

hơn, chúng tha rác làm tổ hoặc kiếm mồi cho chim non Vào các tháng mùa khô những

sân chim sẽ trở nên vắng vẻ hơn.(Nguyễn Cử và ctv, 2000)

2.2.2 Hiện tượng di cư của chim

Khác với các loài định cư, có các nhóm loài di trú Nhóm này sinh trưởng ở các

vùng ôn đới hay hàn đới như Mông Cổ, Bắc Trung Quốc…đến cuối mùa thu chúng rời

khỏi các vùng quê hương giá lạnh đến các vùng ấm áp hơn như Việt Nam, Malaisia,

Châu úc…để trú ngụ, vào đầu xuân chúng lại bay về phương Bắc làm tổ

Trang 21

Để nghiên cứu sự di cư của chim, ngày nay người ta có nhiều phương pháp như đeo vòng và sử dụng máy định vị là phương pháp không cần đánh bắt vẫn biết được sự xuất hiện của chim.Hiện nay, trên thế giới có hàng triệu chim đã được đeo vòng Các loài di cư với quãng đường dài ngắn khác nhau, độ cao và tốc độ khác nhau, ban ngày hay ban đêm và bay theo đội hình khác nhau Ngỗng vịt bay với tốc độ 80 – 90 km.h

và ở độ cao 200 – 1300m, sếu bay cao 800 – 2400m (Nguyễn Cử và ctv, 2000)

2.3 DU LỊCH SINH THÁI VÀ DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG

2.3.1 Khái niệm về du lịch sinh thái

Theo tổng cục du lịch Việt Nam, ESCAP, WWF, IUCN đã đưa ra định nghĩa về

du lịch sinh thái ở Việt Nam: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên

và văn hóa bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nổ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”

Trong luật du lịch Việt Nam (2005) cũng đã nêu rõ: “du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững”

2.3.2 Các nguyên tắc và yêu cầu cơ bản của du lịch sinh thái

a Các nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái

 Có hoạt động giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết về môi trường qua

đó tạo ý thức tham gia vào nổ lực bảo tồn

 Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái

 Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng

 Tạo cơ hội việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương

b Những yêu cầu cơ bản để phát triển du lịch sinh thái

Những yêu cầu cơ bản có thể tổ chức được du lịch sinh thái bao gồm (theo Drumm, 2002):

 Ít gây ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên khu bảo tồn

 Thu hút sự tham gia của các cá nhân, cộng đồng, khách du lịch sinh thái, các nhà điều hành tour và các cơ quan tổ chức của chính phủ

 Tôn trọng văn hóa và truyền thống địa phương

Trang 22

 Tạo thu nhập lâu dài và bình đẳng cho cộng đồng địa phương và cho các tham gia khác, bao gồm những nhà điều hành tour tư nhân

 Tạo nguồn tài chính cho công tác bảo tồn của khu bảo tồn

 Giáo dục những người tham gia về vai trò của họ trong công tác bảo tồn

 Sẽ không thể có du lịch sinh thái nếu như không có thiên nhiên (được bảo vệ tốt) hấp dẫn của thiên nhiên để có thể thưởng thức

 Nhà nước có chính sách bảo vệ, tôn tạo khai thác hợp lý tài nguyên du lịch Du lịch sinh thái giúp gây quỹ cho công tác bảo tồn thiên nhiên, nghiên cứu và giáo dục thông qua phí vào cửa công viên hay khu bảo tồn…và những đóng góp từ

thiện.(Ngô An, bài giảng DLST, 2010)

2.3.3 Phát triển du lịch sinh thái bền vững

“Du lịch sinh thái bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi đó vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên và phát triển du lịch trong tương lai”

a Mục tiêu du lịch sinh thái bền vững

 Phát triển gia tăng đóng góp du lịch vào kinh tế và môi trường

 Cải thiện tính công bằng xã hội trong phát triển

 Cải thiện chất lương cuộc sống người dân bản địa

 Đáp ứng cao độ nhu cầu của du khách

 Duy trì chất lượng môi trường

b Những nguyên tắc của du lịch sinh thái bền vững

Theo tiến sĩ Vũ Đình Hòe có các nguyên tắc sau:

 Sử dụng tài nguyên một cách bền vững: bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên, xã hội và văn hóa

 Giảm thiểu xả thải nhằm giảm các chi phí khôi phục suy thoái môi trường đồng thời nâng cao chất lượng du lịch

 Duy trì tính đa dạng: duy trì và phát triển tính đa dạng của tự nhiên, xã hội và văn hóa là rất quan trọng đối với du lịch bền vững tạo ra sức bật cho ngành du lịch

 Lồng ghép du lịch vào quy hoạch địa phương và quốc gia

Trang 23

 Hỗ trợ nền kinh tế địa phương

 Thu hút sự tham gia cộng đồng địa phương

 Sự tư vấn của các nhóm quyền lợi và công chúng, đảm bảo cho sự hợp tác lâu dài cũng như giải quyết các xung đột có thể nảy sinh

 Đào tạo cán bộ kinh doanh du lịch nhằm thực thi các sáng kiến và giải pháp du lịch bền vững, nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm du lịch

 Maketing du lịch một cách có trách nhiệm, phải cung cấp cho du khách những thông tin đầy đủ nhằm nâng cao sự tôn trọng của du khách đến môi trường tự nhiên, xã hội và văn hóa khu du lịch

 Triển khai nghiên cứu nhằm hổ trợ giải quyết các vấn đề mang lại các lợi ích cho khu du lịch, cho nhà khinh doanh du lịch và cho du khách

(Ngô An - Bài giảng DLST,2010)

2.3.4 Các văn bản pháp lý liên quan về việc triển khai, thực hiện dự án bảo tồn sân chim Vàm Hồ

* Luật và văn bản:

1 Luật đa dạng sinh học: theo Luật số 20/2008/ QH12

2 Công ước Đa dạng sinh học được cụ thể hoá như sau (Văn bản trích dẫn)

Các nội dung cơ bản của Công ước Đa dạng sinh học trong Hội nghị thượng

đỉnh về môi trường và phát triển bền vững năm 1992 được tổ chức tại Rio de Janeiro,

đã được luật hóa trong Luật Đa dạng sinh học, cụ thể:

Quy định rõ và đầy đủ về nội dung và trình tự, thủ tục lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học cấp cả nước và cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; mục tiêu và tiêu chí chủ yếu để phân cấp và thành lập khu bảo tồn; trình tự, thủ tục lập, thẩm định dự án và quyết định thành lập khu bảo tồn; chế độ quản

lý và bảo vệ, các chính sách đầu tư đối với các phân khu chức năng và vùng đệm; trách nhiệm và quyền lợi của các bên liên quan, đặc biệt là đối với cộng đồng dân cư sinh sống trong và xung quanh các khu bảo tồn Khu bảo tồn được phân thành 4 loại, bao gồm vườn quốc gia; khu dự trữ thiên nhiên; khu bảo tồn loài - sinh cảnh; và khu bảo vệ cảnh quan Căn cứ vào mức độ đa dạng sinh học, giá trị đa dạng sinh học, quy

mô diện tích, khu bảo tồn được phân thành khu bảo tồn cấp quốc gia và cấp tỉnh để có chính sách quản lý, đầu tư phù hợp Ngoài ra, Luật quy định về điều tra, đánh giá và

Trang 24

xác lập chế độ phát triển bền vững đối với các hệ sinh thái tự nhiên trên biển, các vùng đất ngập nước tự nhiên, vùng núi đá vôi, vùng đất chưa sử dụng nhằm phục hồi và bảo

vệ các hệ sinh thái tự nhiên, môi trường sống tự nhiên

Quy định rõ và đầy đủ về bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật, bao gồm bảo vệ loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ và phát triển bền vững các loài sinh vật Căn cứ vào tiêu chí, các loài hoang dã có giá trị đang

bị đe dọa tuyệt chủng hoặc nguy cấp ở mức cao được đưa vào Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ và có chế độ quản lý, bảo vệ Khu vực có loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa được điều tra, đánh giá để lập dự án thành lập khu bảo tồn Quản lý và cơ chế, chính sách, thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học nhằm mục đích nuôi, trồng loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; cứu hộ loài hoang dã; và lưu giữ giống cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu, nguy cấp, quý, hiếm có giá trị Ngoài ra, Luật còn quy định cụ thể về việc khai thác các loài hoang dã; nuôi, trồng; trao đổi, xuất khẩu, nhập khẩu, mua, bán, tặng cho, lưu giữ, vận chuyển; cứu hộ loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; bảo vệ cây trồng và vật nuôi đặc hữu hoặc có giá trị đang bị đe dọa tuyệt chủng; bảo vệ loài vi sinh vật và nấm đặc hữu hoặc có giá trị

3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005

4 Quyết định số 2409/QĐ-UB ngày 29 tháng 12 năm 1977 UBND của tỉnh Bến Tre “V/v bảo tồn sân chim Vàm Hồ, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre”

5 “Báo cáo nghiên cứu xây dựng dự án khả thi đầu tư xây dựng khu bảo tồn sân chim Vàm Hồ” – sở KHCN & MT tỉnh Bến Tre, tháng 7 năm 1998 Với 3 văn bản pháp lý để xây dựng dự án:

 Biên bản họp các ngành liên quan xác định ranh giới sân chim Vàm Hồngày 12

tháng 9 năm 1997; xác định vị trí địa lý vùng dự án 67,657 ha, bao gồm 2 khu; khu I: 447.829 m2 thuộc xã Mỹ Hòa; khu II 228.749 m2 thuộc xã Tân Xuân, huyện Ba Tri

 Biên bản họp góp ý đề cương “Nghiên cứu xây dựng dự án khả thi đầu tư xây dựng khu bảo tồn sân chim Vàm Hồ” ngày 10 tháng 12 năm 1997

Trang 25

 Ngày 2 tháng 1 năm 1998 UBND tỉnh Bến Tre ra Quyết định số 06/UB-D phê

duyệt đề cương “Báo cáo nghiên cứu xây dựng dự án khả thi đầu tư xây dựng khu bảo tồn sân chim Vàm Hồ”

6 Thỏa thuận giữa nhóm Sáng tạo Trẻ và nhóm Cabaret ký ngày 9 tháng 11 năm

2011 tại Tp Hồ Chí Minh

7 Công văn số 4809/ UBND-VHXH do phó chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Cao Văn

Trọng ký ngày 25 tháng 11 năm 2010 V/v triển khai dự án “Sổ tay bảo vệ sân chim Vàm Hồ”

8 Công văn số 3943/ UBND-TCĐT do chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Nguyễn Văn

Hiếu ký ngày 09 tháng 9 năm 2011 “V/v phê duyệt chủ trương lập dự án bảo tồn sân chim Vàm Hồ, huyện Ba Tri”

(Chi cục Bảo Vệ Môi Trường Bến Tre, 2010)

2.4.BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC

2.4.1 Khái niệm về bảo tồn đa dạng sinh học

Bảo tồn và quản lý đa dạng sinh học là sự cố gắng của loài người trong việc hoạch địch và thực thi một số mục tiêu sau:

Gìn giữ và sử dụng hợp lý đa dạng sinh học, tài nguyên sinh học và đảm bảo sự phân chia một cách công bằng lợi ích thu được từ các nguồn tài nguyên sinh vật

Phát triển khả năng con người, nguồn tài chính, cơ sở hạ tầng và thể chế để thực hiện phát triển bền vững đa dạng sinh học

Tạo lập được các thể chế phù hợp để thúc đẩy sự cộng tác cần thiết giữa các chính phủ, kinh doanh và các cá nhân có hưởng lợi từ các nguồn tài nguyên sinh vật Như vậy, bảo tồn đa dạng sinh học là nói đến các hoạt động nhằm giữ gìn được đa dạng sinh học về các mặt: cung cấp nguyên vật liệu cần thiết cho 10 người, các giá trị

về văn hóa, xã hội và các dịch vụ về sinh thái Bảo tồn đa dạng sinh học cũng bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến các loài, nguồn gen trong mỗi loài và các sinh cảnh, cảnh quan, thông qua bảo tồn hệ sinh thái và việc khai thác hợp lý các cây, con và cả các nguồn tài nguyên vi sinh vật để phục vụ cho cuộc sống con người, cho đến việc

sản xuất và phân phối các lợi nhuận có được từ các tài nguyên sinh vật (Trương Quang Học và ctv, 2005)

Trang 26

2.4.2 Lý do bảo tồn đa dạng sinh học

Các lý do của việc bảo tồn đa dạng sinh học được đặt ra với nhiều góc độkhác nhau và tùy thuộc vào các yếu tố văn hóa và kinh tế Rất nhiều lý do của việc bảo tồn

đa dạng sinh học đã được đưa ra và có xu hướng trở nên khó nắm bắt Các mục tiêu bảo tồn khác nhau có các đối tượng và quy mô được bảo tồn khác nhau, trong số những mục tiêu đó có thể kể đến:

Phục vụ cho mục đích sử dụng trong hiện tại và tương lai các nhân tố của đa dạng sinh học như các nguồn tài nguyên sinh học

Phục vụ cho việc duy trì sinh quyển trong trạng thái có thể hỗ trợ cho cuộc sống con người

Phục vụ bảo tồn bản thân đa dạng sinh học không vì một mục đích nào khác,

đặc biệt tất cả các loài đang sống hiện nay.(Trương Quang Học và ctv, 2005)

2.4.3 Những hình thức bảo tồn đa dạng sinh học

Bảo tồn đa dạng sinh học ở mọi mức độ về cơ bản là duy trì các quần thể loài đang tồn tại và phát triển.Công việc này có thể được tiến hành bên trong hoặc bên ngoài nơi sống tự nhiên.Một số chương trình quản lý tổng hợp đã bắt đầu liên kết các hướng tiếp cận cơ bản khác nhau này

Bảo tồn nội vi (In situ): là hình thức bảo tồn các hệ sinh thái và những nơi cư trú tự nhiên, duy trì và phục hồi các quần thể loài đang tồn tại trong điều kiện tự nhiên của chúng Trong trường hợp các loài được thuần hóa và canh tác, công việc này được tiến hành tại khu vực mà các giống vật nuôi, cây trồng đó hình thành nên đặc tính của mình

Hiện nay, đối với một bộ phận lớn của đa dạng sinh học trên trái đất, công tác bảo tồn chỉ khả thi khi các loài đó được duy trì trong phạm vi phân bố cũng như ở trạng thái tự nhiên của chúng Điều này còn có nhiều ý nghĩa khác nhau như cho phép loài tiếp tục quá trình thích nghi trong tiến hóa và về nguyên tắc đảm bảo cho việc tiếp tục sử dụng các loài

Bảo tồn ngoại vi (Ex situ): là hình thức bảo tồn các thành phần của đa dạng sinh học bên ngoài những nơi cư trú tự nhiên của chúng Các quần thể đang tồn tại của nhiều sinh vật có thể được duy trì trong canh tác hoặc nuôi giữ Thực vật có thể được bảo tồn trong ngân hàng hạt giống và các bộ sưu tập mô, các kỹ thuật tương tự cũng

Trang 27

như được bảo tồn trong ngân hàng hạt giống và các bộ sưu tập mô, các kỹ thuật tương

tự cũng được phát triển cho động vật (lưu giữ phôi, trứng, tinh trùng), nhưng khó giải

quyết hôn nhiều.(Trương Quang Học và ctv,2005)

2.5.TỔNG QUAN VỀ SÂN CHIM VÀM HỒ

2.5.1 Lịch sử hình thành

Từ thời chiến tranh chống Mỹ, đã có hàng vạn con chim tìm đến trú ngụ tại khu rừng ven sông Ba Lai của xã Châu Bình, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre Do đạn bom ác liệt, chim, cò bay sang cánh rừng cù lao Đất, xã An Hiệp, huyện Ba Tri lưu trú Rừng

bị dân khai phá lấy đất trồng lúa nên chim nơi đây không còn nơi trú ngụ thích hợp

Tuy nhiên, sát mé sông Ba Lai thuộc đất của Nông trường Quyết Thắng quản lý (cơ quan quản lý rừng của huyện Ba Tri trước đây), vẫn giữ 20 ha rừng vốn là căn cứ thời chống Mỹ của Huyện ủy Ba Tri làm di tích lịch sử, đã trở thành ngôi nhà đáng tin cậy cho đàn chim có nơi đậu và sinh sản Nhận thấy nơi đây là một vùng ẩn chứa tài nguyên thiên nhiên quý hiếm cần phải bảo vệ, lãnh đạo tỉnh Bến Tre giao cho Nông trường Quyết Thắng khoanh nuôi và mở rộng rừng lấy chỗ cho chim ở Năm 1986, nông trường cử 3 nhân viên trồng thêm Chà Là Gai, Tre gai mở rộng rừng và bảo vệ chim

Ngày 29-12-1997, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bến Tre ra Quyết định số

2409/QĐ-UB thành lập Khu bảo tồn sân chim Vàm Hồ với tổng diện tích (khu I và II) 47,6 ha Ngày 21-12-1998, tỉnh ra Quyết định 2179/QĐ-UB, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng

“khu bảo tồn sân chim Vàm Hồ”

Năm 2002, Công ty du lịch Bến Tre đầu tư sân chim Vàm Hồ thành nơi du lịch, mỗi năm đón hàng ngàn lượt khách trong và ngoài nước đến Tuy nhiên, cách khai thác này của ngành du lịch không lường trước được tác động môi trường… Quá trình khai thác du lịch đã làm lượng chim sụt giảm

Năm 2007, Công ty du lịch ngưng đón khách, trả lại khu rừng cho sân chim Vàm Hồ Để bảo vệ sân chim, Ủy ban Nhân dân huyện Ba Tri giao sân chim cho xã Tân Mỹ quản lý, bảo tồn Sân chim ngưng khai thác du lịch, xã đóng cửa rừng, thuê lao động canh giữ, mọi việc ra vào khu rừng bảo tồn đều hạn chế Khu rừng trở nên yên tĩnh, mùa mưa đàn chim, cò về làm tổ sinh sản, mỗi năm một nhiều hơn.Ước tính, mỗi m2 có khoảng 15 con

Trang 28

Tháng 8 năm 2009, tỉnh Bến Tre thực hiện dự án mở rộng sân chim Vàm Hồ thêm 20 ha, nâng diện tích khu bảo tồn sân chim lên 67,6 ha, nhằm đáp ứng nhu cầu sinh nở cho lượng chim, cò về ngày một nhiều Hiện tại sân chim Vàm Hồ đang được chính quyền tỉnh quan tâm đầu tư cho công tác bảo tồn, mở rộng phạm vi ranh giới và quy mô diện tích và thu hút sự quan tâm của của nhiều nhà khoa học trong nước và

quốc tế đến nghiên cứu sân chim (Ban quản lý SCVH)

2.5.2 Vị trí địa lý

Vị trí khu đất: Sân chim Vàm Hồ thuộc địa phận xã Tân Mỹ, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre; cách Thành Phố Bến Tre 55km, cách Thành Phố Hồ Chí Minh 120 km đường

bộ, 100km đường thủy

 Phía Đông giáp sông Ba Lai

 Phía Tây giáp cống Vàm Hồ (sông Sao)

 Phía Nam giáp lộ Tân Mỹ– Châu Bình – Giồng Trôm (đường đê sông Ba Lai)

 Phía Bắc giáp với trụ sở Ủy ban nhân dân xã Tân Mỹ.(Ban quản lý SCVH)

tế không cao (cây Dương, Chà Là, cây Tra lưới…)

Với độ cao trung bình khoảng 1,2m so với mặt nước biển, Vàm Hồ là địa điểm

lý tưởng cho các loài thực vật phát triển tạo thành một dãy rừng ngập mặn rộng hàng chục ha xuôi theo dòng Ba Lai

Ðịa hình vàm gần sông, thức ăn dồi dào nên số lượng chim, cò ngày một gia tăng Chim, cò làm tổ trên ngọn cây Chà Là; Cây Đước là chỗ đậu, sau khi chim kiếm

ăn về.(Ban quản lý SCVH)

2.5.4 Khí hậu

Nằm trong khu vực khí hậu của vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, sân chim Vàm Hồ có khí hậu nhiệt đới hải dương, hiếm có bão lụt

 Nhiệt độ bình quân: 27,1oC

Trang 29

(Nguồn: http://www bentre.gov.vn)

2.5.5 Thủy văn

Chịu ảnh hưởng bởi chế độ nước sông Ba Lai.Vùng có hệ thống rạch nhỏ và mương len lỏi bên trong sân chim với lượng nước dồi dào.Trước khi có công trình cống đập Ba Lai ngăn mặn, vùng thường xuyên bị xâm mặn.Hiện tại, nguồn nước trong sân chim chủ yếu là nước lợ

Chế độ triều: là vùng ven biển, khu I sân chim Vàm Hồ chịu ảnh hưởng của chế

độ bán nhật triều, ngày có 2 lần con nước lên và 2 lần con nước xuống, trong tháng có

2 lần triều cường (ngày 3 và ngày 17 âm lịch) và 2 lần nước kém (ngày 10 và ngày 23

âm lịch), biên độ triều trong ngày dao động từ 1,5 – 2.5m

Trang 30

Về diễn biến mặn: Khi cống Ba Lai mở, hướng xâm mặn từ biển Đông theo sông Ba Lai qua các con rạch và mương tự nhiên vào vùng khảo sát Theo số liệu đo được về độ mặn sông Ba Lai ngày 20/10/2012: độ mặn thượng nguồn 6‰, độ mặn hạ nguồn (gần cửa biển) 24‰

Khí hậu - thủy văn nơi đây là điều kiện thích hợp cho nhiều loại cây sinh trưởng

và phát triển, nơi có nhiều loài chim, thú tập trung sinh sống.Bên cạnh những thuận lợi thì cũng không ít vấn đề khó khăn cần giải quyết.Việc xây dựng cống đập Ba Lai để kiểm soát sự nhiễm mặn trên sông này là một thuận lợi rất lớn trong việc bảo tồn và đa dạng sinh học nơi đây.Tuy nhiên, tình trạng nhiễm mặn ở đây vẫn chưa được quan tâm đúng mức để đảm môi trường sinh thái, từ đó, có thể mở ra một bước phát triển tốt nhất cho du lịch sinh thái

(Nguồn: http://www bentre.gov.vn)

2.5.6 Thổ nhưỡng

Đất vùng khảo sát thuộc nhóm đất tương đối mặn, nhiễm phèn tương đối (trước khi có cống đập Ba Lai, thuộc dự án ngọt hóa Bắc Bến Tre (hay là dự án ngọt hóa Ba Lai, khánh thành ngày 30/04/2002) thì đất vùng này nhiễm mặn và phèn với tỉ lệ cao

(Nguồn: http://www bentre.gov.vn)

2.5.7.Điều kiện nhân sinh – kinh tế xã hội

2.5.7.1 Dân số, phân bố dân cư và lao động

Sân chim Vàm Hồ thuộc địa phận 3 xã: Tân Mỹ, Tân Xuân, Mỹ Hòa Theo số liệu từ phòng thống kê huyện Ba Tri thì tổng số hộ dân thuộc 3 xã là 4.705 hộ, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên 0,4%, 20.235 khẩu (12,6% hộ nghèo, 48,3% hộ trung bình, 39,1%

hộ khá, giàu)

Dân cư: toàn bộ là người kinh Tất cả họ điều sinh sống ở đây từ lâu, đời sống chủ yếu là các nghề như làm nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi bò, buôn bán, làm thuê…

Theo số liệu thống kê 9 tháng đầu năm 2012:

Diện tích trồng lúa 1607,5 ha/vụ với năng suất bình quân 60 tạ/ha, sản lượng thu hoạch 9.045 tấn (vụ đông xuân) Diện tích trồng mía 445,8 ha, năng suất bình quân

80 tấn/ha, sản lượng 35.664 tấn Diện tích trồng dừa 424,05 ha, diện tích cây màu các loại 120 ha chủ yếu trồng gừng, bắp, dưa lấy hạt…

Trang 31

Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển;gia cầm hiện có 17.328 con, gia súc 3.780 con.Nuôi trồng và đánh bắt thủy sản cũng rất phát triển: 2.073 ha nuôi tôm

cá và 972 ha nuôi nghêu sò Sản lượng thu: 490 tấn tôm, 2.068 tấn cá và 30.650 tấn nghêu sò mỗi năm Sản lượng muối năm 2010 đạt 42.000 tấn.Thu nhập bình quân đầu người/ năm 2010 là 9.874.000 đồng.Số hộ nghèo trong huyện giảm đáng kể

Từ những số liệu trên cho thấy tỉ lệ gia tăng dân số ở đây khá cao, ảnh hưởng lớn đến kinh tế chung cả vùng và ảnh hưởng trực tiếp, là nguyên nhân tác động xấu đến sân chim Vàm Hồ

Nguồn: phòng thống kê huyện Ba Tri

2.5.7.2 Tình hình giáo dục - y tế

Huyện Ba Tri đã hoàn thành việc phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở.Công tác dạy và học ổn định, học sinh đi học đều, không có trường hợp học sinh bỏ học Năm học 2011-2012 đã huy động học sinh đến lớp 100% theo kế hoạch đề ra

Kết quả tổng kết năm học 2011 -2012 của 3 xã như sau: học sinh giỏi đạt 45,5%, khá 33.9%, trung bình 20,4%, yếu 0,3% Qua đây, ta thấy vấn đề giáo dục ở đây được chăm lo, tất cả hộ gia đình có con em trong độ tuổi đi học đều được đưa đến trường Đâylà điều kiện tốt để tác động đến ý thức người dân dễ dàng hơn về công tác bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên.y

Về y tế, huyện có một bệnh viện với 85 giường, các tuyến xã và khu vực có 135 giường; có 38 bác sĩ, 100 y sĩ, 8 dược sĩ và 56 điều dưỡng viên trung cấp; bình quân 1,7 bác sĩ trên 1 vạn dân

Do điều kiện kinh tế phát triển tương đối nhanh, bộ mặt nông thôn đã trở nên khang trang, sạch đẹp hơn, nhà cửa được xây dựng mới, không hiếm những nhà xây hiện đại, phương tiện nghe nhìn, đi lại gần như phổ biến đều khắp Bình quân cứ 3 người dân thì có một người đi học Phong trào thể dục thể thao phát triển khá mạnh ở thị trấn cũng như ở nhiều xã

Nguồn: phòng thống kê huyện Ba Tri

2.5.7.3 Giao thông- thông tin liên lạc- hệ thống điện- nước

1) Giao thông

Tổng chiều dài đường bộ là 174 km (không kể đường xóm ấp).Ô-tô có thể đến trung tâm 23/23 xã trong huyện.Tuy nhiên, đường đất và đường bờ bao các mương

Trang 32

rạch, thường ngập úng cục bộ ảnh hưởng đến môi trường và kết cấu đường bê tông khu vực

Hiện tại trong phạm vi khu đất thuộc sân chim Vàm Hồ đã có một tuyến đường nhựa ở giữa chạy dọc theo khu đất từ lộ Tân Mỹ chạy dọc theo chiều dài khu đất đến sông Ba Lai Tuy nhiên hệ thống một số cây cầu trên tuyến đường chưa được đầu tư đúng tiêu chuẩn, còn thô sơ và trong quá trình thi công lại

2) Thông tin liên lạc

Hệ thống thông tin liên lạc ở khu vực sân chim Vàm Hồ đã được phủ sóng toàn

bộ, hầu hết các tuyến điện thoại và những trung tâm phát sóng của một số mạng điện thoại di động đều đi qua các huyện xã xung quanh sân chim.Tổng số máy điện thoại trong huyện là 4.726 máy, bình quân 100 người dân có 3,57 máy điện thoại Internet chỉ được sử dụng ở một vài đối tượng

Nguồn: Phòng thống kê huyện Ba Tri

2.5.6 Đặc điểm nhân văn

Toàn dân trong vùng có 5 đạo giáo chủ yếu Phật giáo chiếm 26,5%, Thiên chúa giáo chiếm 9,2%, Hòa Hảo chiếm 10,7%, Cao Đài chiếm 7,9%, Tin Lành chiếm 1%, 44,7% không theo tôn giáo nào cả chỉ thờ ông bà tổ tiên Vào mỗi nhà trong vùng này,

ta có thể nhìn thấy những thủ tục thờ tín ngưỡng riêng khác nhau nhưng đều hướng tới tính cách đặc trưng của người Nam Bộ sống chất phát, gần gũi, tình làng nghĩa xóm rất sâu đậm và hiếu khách

Sân chim Vàm Hồ cũng từng là căn cứ địa của tỉnh ủy Bến Tre và lực lượng vũ trang trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ Lịch sử còn in đậm những chiến công bất khuất anh hùng của các chiến sĩ cách mạng và nhân dân trong địa bàn tỉnh Việc bảo tồn sân chim Vàm Hồ không chỉ nhằm bảo tồn đa dạng sinh học tại sân chim

mà cũng là giữ gìn một di tích cách mạng quan trong trong lịch sử dân tộc, nhằm giáo dục cho các thế hệ mai sau về cội nguồn của đất nước, về các thế hệ cha anh đã không

Trang 33

tiếc xương máu để chiến đấu cho độc lập tự do của dân tộc, để các thế hệ trẻ tăng cường quyết tâm phấn đấu góp phần tích cực xây dựng và phát triển tỉnh nhà và đất nước xứng đáng là người con của Bến Tre, quê hương Đồng Khởi

Nguồn:Phòng thống kê huyện Ba Tri

2.5.7 Tài nguyên thiên nhiên tại sân chim Vàm Hồ

Trước đây, sân chim Vàm Hồ chưa thực sự nghiên cứu đầy đủ về các giá trị đa dạng sinh học Hiện nay trong phạm vị của dự án “Sổ tay bảo vệ sân chim Vàm Hồ” được nhóm Cabaret thông qua Trung tâm hỗ trợ và phát triển cộng đồng - LIN tài trợ ngân sách thực hiện cho chi cục bảo vệ môi trường và nhóm sáng tạo trẻ trường cao đẳng Bến Tre thực hiện (2010-2011) nghiên cứu và đánh giá những giá trị thực sự của nơi này.Số liệu về tài nguyên thực vật và tài nguyên động vật được mô tả tóm tắt như sau:

Toàn bộ sinh cảnh của sân chim Vàm Hồ là sự kết hợp giữa rừng ngập nước và rừng nhiệt đới Hệ sinh thái đặc sắc, tiêu biểu cho rừng ngập mặn ven biển ở cửa sông Cửu Long, đây là vùng đất ngập mặn theo mùa, có giá trị sinh học cao và tiềm năng phát triển du lịch sinh thái Với độ cao trung bình khoảng 1,2m so với mặt nước biển, Vàm Hồ là địa điểm lý tưởng cho các loài thực vật phát triển tạo thành một dãy rừng ngập mặn rộng hàng chục ha xuôi theo dòng Ba Lai

Những loài thực vật tại đây tuy có giá trị kinh tế không cao nhưng có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu và là ngôi nhà lý tưởng cho những loài chim, tạo môi trường sống hài hòa giữa thiên nhiên và con người trên đất cù lao

2.5.7.1 Thực vật

Dọc hai bên bờ sông, đường dẫn đến cống Vàm Hồ, xã Tân Mỹ gồm có:Một số

cây trồng như: Ổi (Psidium guajava L.), Mận (Syzigium semarangense), So đũa (Sesbania grandiflora Pers.), Lúa (Oryza sativa), Chuối (Musa paradisiaea), Khuynh diệp (Eucalytus sp.), Me (Tamarindus indica L.), Khoai mì (Manihot esculenta Crants.), Tràm bông vàng (Acacia auriculiformis Cunn.), Bưởi (Citrus grandis L Osb), Mía (Saccharum offcinarum Retz.),…thực vật chiếm đa số là Dừa nước (Nipa fruticans Wurmb.)

Cây hoang dại gồm: Lức (Phyla nodifolia), Giá (Excoecaria agallocha L.), Sậy (Phragmites karka ex trin St), Ô rô (Aancanthus ebrateatus Vahl.), Nhãn lồng (Passiflora

Trang 34

foetida), Quao nước (Dolichandrone spathacea (L.F) K.Sch), Chà Là (Phoenix paludosa

Roxb)…

Ở khu vực sân chim, các cây ưu thế như : Dừa nước (Nipa fruticans Wurmb), Me (Tamarindus indica L.), So đũa (Sesbania grandiflora Pers.), Tràm bông vàng (Acacia auriculiformis Cunn.), Đước đôi (Rhizophora apiculatta Blume.), Chà Là (Phoenix paludosa Roxb.), Mắm (Avicenia marina), Bụp tra (Hibiscus tiliaceus L.) Thực vật tầng thấp hơn có Ô rô (Ancanthus ebrateatus Vahl.), Lức (Phyla nodifolia), Cỏ lào (Eupatorium odoratum L.)… Ngoài ra các loài thực vật thủy sinh như Bèo tai chuột (Salvinia cucullata), Bèo cám (Lemna minor L), Súng trắng (Nymphea lorus), Rau nhúc (Neprunia oleracea), Thủy thảo (Hydrilla verticillata)…cũng là nguồn thức ăn

bổ sung của nhóm chim nước Đây là sinh cảnh rất phù hợp cho rất nhiều loài chim, cò, vạc… làm tổ và sinh sản

2.5.7.2 Động vật

Sân chim Vàm Hồ bao gồm quần thể chim, cò tại chỗ và khu vực lân cận tập trung tạo nên.Kết quả điều tra năm 2010 ghi nhận tại đây gồm 85 loài chim thuộc 33họ và 8 bộ.Tại sân chim Vàm Hồ hiện nay có đến gần hơn 900.000 cá thể chim, cò Nhưng chiếm

đa số là Cò Trắng (Agretta garzetta), Cò Ngàngnhỏ (Egretta intermedia inter), cò Ruồi (Ardeola ibis coromandus), Vạc (Nycticorax nycticorax), Quắm trắng (Eudocimus albus), Diệc xám (Ardea cinerea), Cổ rắn (Anhinga melanogaster)…chính các quần thể chim

này đã tạo nên cụm từ “sân chim ”, “vườn cò”, “vườn chim” mà từ lâu người ta vẫn hay gọi, sẽ có giá trị kinh tế cao nếu biết khai thác hợp lý

Trong các bụi cây gần khu vực có nước còn xuất hiện các loài như Cuốc ngực

trắng (Amauurornis phoenicurus chinensis), Trích (Porphyrio porphyrio), Cúm núm (Gallicrex cinerea), Chàng nghịch (Gallirallus striatus), Bìm bịp lớn (Centropus sinensis), Bìm bịp nhỏ (Centropus bengalensis), Thằng chài (Grus antigone), Chích chòe (Saxicola caprata)…

Thú hoang dại gồm có Các loài thú có giá trị khoa học là Cầy giông (Viverre zibetha), Cầy hương (Viverre zibetha), Rái cá (Lutra lutra), Mèo Ri(Felis chaus), Chồn cáo mèo (Felis viverina) Bò sát gồm có Rắn hổ (Naja naja), Trăn (Python molurus), Kỳ đà (Varanus salvator), các loài rùa…Theo lời kể của dân địa phương,

Trang 35

trước kháng chiến nơi đây còn có sự xuất hiện của cá sấu nước lợ (Crocodylus porosus).

Dưới đây là bảng thống kê về số lượng chim ở sân chim Vàm Hồ Những số liệu dưới đây dựa vào nguồn các báo cáo, đề tài nghiên cứu khoa học của SV trong và ngoài tỉnh tại sân chim Vàm Hồ, riêng 2 năm 2010 và 2011 có sự đối chiếu với kết quả quan sát của 56 nông dân trong các sổ tay nhật ký sân chim do Dự án Vàm Hồ thực hiện

Bảng 2.7 Số lượng các loài chim qua các năm 2007 – 2011

Năm Số lượng chim (con)

bò sát thuộc 15 họ trong 3 bộ, trong đó lượng cá thể chiếm cao nhất là rắn

Đặc biệt trong năm 2010, trong quá trình khảo sát đã phát hiện thấy loài rắn Hổ

mang chúa (Ophiophagus Hannah) tại sân chim Vàm Hồ, đây là loài rắn vô cùng quý

hiếm của nước ta nói chung và khu vực đồng bằng sông Cửu Long

2.5.7.3 Tài nguyên thủy sản

Bên trong sân chim là hệ thống mương rạch chằng chịt nên tôm cá rất nhiềutheo kết quả điều tra của trung tâm nuôi trồng thủy sản Bến Tre (2010) có 14 loài cá thuộc

8 họ trong đó chiếm số lương cao nhất là cá Sặc rằn (Trichogaster pectoralis),cá Kèo (Psendopocrytes borneensis), cua biển (Scylla serrata),cá lóc (Ophiocephalus strialus)

và cá Rô đồng (Anabas testudineus).Đặc biệt nơi đây còn xuất hiện loài cá Lóc bông (Channa micropeltes) đây là loài hiếm đã ghi vào sách đỏ Việt Nam trước đây, nhưng

số lượng rất hiếm.(Nguồn: kỷ yếu dự án SCVH)

Trang 36

Chương 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

 Khảo sát tính đa dạng của các nhóm chim tại sân chim Vàm Hồ

 Xác định tần suất xuất hiện của một số loài phổ biến

 Xác định những loài nào thuộc loài quý hiếm

 Tìm hiểu đặc điểm sinh học, sinh thái học, nguồn thức ăn chính, tập tính của một số loài chim ghi nhận được tại sân chim Vàm Hồ

 Đánh giá cảnh quan tự nhiên tại sân chim Vàm Hồ

 Tìm hiểu hiện trạng quản lý, bảo tồn chim

 Tìm hiểu nhận thức người dân về giá trị của sân chim đem lại, sự phụ thuộc của cộng đồng dân cư xung quanh sân chim Vàm Hồ vào nguồn tài nguyên

tự nhiên, tác động của họ đến sân chim trong công tác bảo tồn

 Ý thức bảo vệ sân chim của cộng đồng

 Những mong muốn của người dân địa phương khi tham gia và hoạt động du lịch khi du lịch sinh thái phát triển tại sân chim Vàm Hồ

 Đề xuất giải pháp bảo tồn góp phần phát triển bền vững du lich sinh thái tại sân chim Vàm Hồ

3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Việc thu thập và nghiên cứu tài liệu từ nhiều nguồn:

Trang 37

 Thu thập dữ liệu tổng quan về sân chim tại UBND xã Tân Mỹ nơi quản lý trực tiếp sân chim Vàm Hồ

 Các số liệu tình hình phát triển kinh tế văn hóa của cộng đồng dân cư xung quanh sân chim tại phòng thống kê huyện Ba Tri

 Thu thập tài liệu trên sách báo, internet, các báo cáo khoa học và báo chí liên quan

 Các số liệu này được thu thập trong thời gianthực hiện đề tài

 Các tài liệu từ ban quản lý sân chim cung cấp là nguồn tham khảo quan trọng để xác định sự đa dạng sinh học các loài chim, đặc điểm tự nhiên, tập tính của chim, hiện trạng công tác quản lý…

Ngoài ra việc nghiên cứu tài liệu cũng làm nền để xác định cơ sở lý luận cùng quan điểm về vấn đề bảo tồn và phát triển bền vững

Các lý thuyết về bảo tồn đa dạng sinh học, du lịch sinh thái bền vững, thu thập kinh nghiệm của nhiều tổ chức và các chuyên gia trong lĩnh vực bảo tồn tài nguyên

Sử dụng các bản đồ phân bố diện tích sân chim, bản đồ quy hoạch sân chim Vàm Hồ…

Mục đích

Phản ánh các đăc điểm không gian phân bố các tài nguyên, các điểm mấu chốt

mà các loài chim thường xuất hiện, các điểm nhạy cảm về hệ sinh thái, nhạy cảm đối với loài chim, nguy cơ cháy rừng…

Là cơ sở để phân tích và phát hiện quy luật, các hoạt động phân bố dân cư, sinh thái…trên cơ sở đó để đánh giá các nguyên nhân gây tác động dến sân chim, đề xuất giải pháp bảo tồn góp phần phát triển bền vững du lịch sinh thái trong tương lai

3.2.2 Phương pháp khảo sát thực địa

Đây là phương pháp nghiên cứu truyền thống có hiệu quả rất lớn trong việc thu thập trực tiếp số liệu thông tin ban đầu với độ tin cậy và chính xác cao trong địa bàn nghiên cứu

3.2.2.1 Phương pháp quan sát các loài chim trong khu vực nghiên cứu

Điều tra ngoài thực địa, dùng mắt thường và ống nhòm để quan sát tất cả những loài chim xuất hiện trong khu vực nghiên cứu bằng cách quan sát đặc điểm hình thái bên ngoài của các loài chim như: kích thước, hình dạng, màu lông…

Trang 38

Một số loài khó quan sát vì chúng sống ở nơi rậm rạp, ít xuất hiện như tu hú, bìm bịp, chích chòe…ta áp dụng phương pháp nghe tiếng kêu để nhận biết chúng

Phân biệt đực cái để cung cấp thêm thông tin về cấu trúc quần thể.Cùng một loài thì con đực thường có kích thước lớn hơn con cái, có màu lông sặc sỡ đẹp hơn con cái

Định danh các loài chủ yếu theo sách hướng dẫn các loài chim Việt Nam

Xác định tần suất bắt gặp (%) = số lần bắt gặp * 100/ tổng số lần quan sát

3.2.2.2 Phương pháp khảo sát theo tuyến

Chọn tuyến điều tra đi qua nhiều sinh cảnh và có sự xuất hiện của đa số các loài chim trong vùng Khi điều tra đi bộ nhẹ nhàng đi chậm, vừa đi vừa quan sát bằng mắt thường và ống nhòm, kết hợp với nghe tiếng kêu của chúng

Trong vườn chim ngoài vạc đi ăn đêm thì đa số các loài chim khác thường đi kiếm ăn vào sáng sớm khoảng 5 giờ đến 8 giờ sáng và về vào chiều khoảng 15 giờ đến

18 giờ 30 phút Đã tiến hành khảo sát mức độ xuất hiện nhóm chim theo tuyến chim nước và tuyến chim rừng vào thời gian đó, ghi nhận các loài chim quan sát được

Tiến hành khảo sát theo 2 tuyến:

 Tuyến chim rừng: khảo sát theo con đường mòn, sinh cảnh có các loại cây Chà là gai, Tra lưới, Tràm bông vàng, Dừa và một số loài cây bụi Tuyến có chiều dài 600 đến 700m Chim rừng số lượng ít, bay rãi rác, rất nhát

 Tuyến chim nước: đi thẳng vào cổng chính vào sân chim 100m, đi sang trái về phía hồ nước khoảng 200m Tuyến này có nhiều loài cây như Tra lâm vồ, Chà là gai, Sậy…tuyến có chiều dài khoảng 600m Chim rất nhiều, nhưng khi nghe tiếng chân người đến thì chúng bay đi rất nhanh Xác định tần suất bắt gặp (%) = số lần bắt gặp * 100/ tổng số lần quan sát

3.2.3 Phương pháp phỏng vấn- bảng câu hỏi

Trang 39

 Giúp thu được các ý kiến khách quan từ dân cư để có thể tìm hiểu những

nguyên nhân tác động đến công tác bảo tồn

Cách tiến hành

Phương pháp điều tra xã hội học được thực hiện thông qua 3 bước: xác định đối

tượng điều tra và xây dựng phiếu điều tra, tiến hành điều tra thông qua phát phiếu điều

tra Xây dựng phiếu điều tra dựa vào mục đích điều tra và đối tượng điều tra

Đối tượng điều tra

Công đồng dân cư sống xung quanh sân chim Vàm Hồ (120 người) thuộc địa

bàn 3 xã ( Tân Mỹ, Mỹ Hòa, Tân Xuân)

Mục đích

 Tìm hiểu các thông tin cộng đồng và những hiểu biết của họ về sân chim

Vàm Hồ

 Điều tra nhận thức của cộng đồng trong công tác bảo tồn và những mong

muốn của họ khi phát triển du lịch sinh thái

Cách thức thực hiện

Phát phiếu điều tra phỏng vấn trực tiếp, mỗi phiếu có 11 câu hỏi, mỗi câu hỏi

điều có đáp án trả lời, một câu hỏi có thể chọn nhiều đáp án trả lời hoặc có thể đưa ra ý

kiến nếu không chọn đáp án nào, tổng số phiếu phát ra bằng tổng số phiếu thu vào

Tổng số phiếu phát ra là 120 phiếu, tác giả chọn ngẫu nhiên 120 hộ dân trong

khoảng hơn 4000 hộ dân sống xung quanh sân chim Vàm Hồ làm đại diện để phát

phiếu điều tra Việc lựa chọn khu vực, đường đi trong quá trình phỏng vấn cũng được

sự giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình của các anh chị trong ban quản lý sân chim

Tổng hợp phân tích kết quả điều tra

Sử dụng bảng tính excel để tổng hợp, vì một câu có thể chọn nhiều đáp án nên

phần trăm được tính theo số đáp đáp án được trả lời chứ không tính theo số người

được phỏng vấn

3.2.4 Phương pháp phân tích SWOT

Ma trận SWOT được xây dựng với 4 nhóm yếu tố đặc trưng: các điểm mạnh (Strengths), các điểm yếu (Weaknesses), các cơ hội (Opportunities), các thách thức (Threats)

Trang 40

Phương pháp ma trận SWOT được áp dụng để phân tích khả năng phát triển du

lịch sinh thái và tiềm năng tài nguyên thiên nhiên cũng như tài nguyên văn hóa bản địa

của khu bảo tồn sân chim Vàm Hồ đối với sự phát triển du lịch sinh thái.Phân tích

những cơ hội và thách thức trong công tác bảo tồn các loài chim.Từ đó làm cơ sở cho

định hướng phát triển bằng cách tiếp cận những cơ hội và loại trừ các thách thức đề

xuất giải pháp bảo tồn và phát triển du lịch sinh thái bền vững

Để thực hiện SWOT có 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1:Phân tích SWOT: phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách

thức của hệ thống

Giai đoạn 2: Vạch ra các chiến lược phát huy điểm mạnh để tận dụng cơ hội

(S/O), chiến lược để không để điểm yếu làm mất cơ hội (W/O), chiến lược phát huy

điểm mạnh để vượt qua thử thách (S/T), chiến lược không đề thử thách làm bộc lộ

(O – W) Không để điểm yếu làm mất thời cơ

T

(S – T) Phát huy điểm mạnh để vượt qua thử thách

(W – T) Không để thử thách làm phát triển điểm yếu

Giai đoạn 3: Tích hợp các chiến lược: sau khi đã vạch ra các chiến lược ở thì ta

cần xếp thứ tự ưu tiên các chiến lược theo nguyên tắc sau:

 Các chiến lược có đi sự lặp đi lặp lại nhiều nhất là chiến lược ưu tiên nhất

 Chiến lược không chứa đựng mâu thuẫn mục tiêu có ưu tiên tiếp theo

 Chiến lược chỉ chứa một xung đột, mâu thuẫn nhưng khi thực hiện thì sự tổn

hại đến mục tiêu là không nghiêm trọng và có thể khắc phục được

Ngày đăng: 27/02/2019, 10:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5) Phạm Văn Luân, Huỳnh Thị Kim Tuyến và ctv,2011. Kỉ yếu dự án “ sổ tay bảo vệ sân chim Vàm Hồ” , xã Tân Mỹ - huyện Ba Tri – tỉnh Bến Tre Sách, tạp chí
Tiêu đề: sổ tay bảo vệ sân chim Vàm Hồ
11) “Thông báo khí tượng thủy văn”, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bến Tre, trang thông tin kinh tế - xã hội, Bến Tre, tháng 10/2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông báo khí tượng thủy văn
1) Ngô An, 2010. Bài giảng môn học Du lịch sinh thái. Khoa môi trường và tài nguyên – đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh Khác
2) Lê Huy Bá, Thái Lê Nguyên, 2006. Du lịch sinh thái, nhà xuất bản Khoa học và Kĩ thuật Khác
3) Nguyễn Cử, Lê Trọng khải, Karen Philipins, 2000. Chim Việt Nam. Nhà xuất bản lao động Khác
4) Trương Quang Học và ctv, 2005. Bộ TN & MT. Đa dạng sinh học và bảo tồn. Bộ TNMT Khác
6) Danh Tỉnh, 2010, Điều tra thành phần loài chim tại vườn chim Bạc Liêu, luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành lâm nghiệp, trường Đại học Nông Lâm, Tp. HCM Khác
7) Sở Giáo Dục và Đào tạo tỉnh Bến Tre, 1998. Báo cáo nghiên cứu xây dựng khả thi đầu tư xây dựng khu bảo tồn sân chim Vàm Hồ Khác
8) Sở Giáo Dục và Đào Tạo tỉnh Bến Tre, 2002. Địa lý Bến Tre – tập 1 Khác
9) Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bến Tre, 2007. Báo cáo kết quả rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng tỉnh Bến Tre Khác
13) Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bến Tre. Quyết định số 145/QĐ – UBND ngày 22/01/2008 V/v quy hoạch sân chim Vàm Hồ, Ba Tri – Bến Tre thành rừng phòng hộ bảo vệ môi trường Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w